Hôm đó tôi bắt đầu chuyến đi điên cuồng cùng cô ấy. Hoàng Lạc Lâu, cây cầu lớn ở Trường Giang, đường Hán Chính, Đông Hồ, xem ra tất cả nơi nào đi được đều đã đi rồi, bốn khu vườn lớn quế, đào, phong, mai của Đại học Vũ Hán cũng đều được chúng tôi ghé qua. Chúng tôi thét lên: “muốn bước lên những dấu chân chúng ta đã từng đi qua”, “ muốn ăn hết những món ăn vặt mà bọn mình đã ăn”, cung may Quý Ngân Xuyên không ở đây, nếu không cậu ta sẽ đề xuất “ muốn theo từng cô gái mà tôi đã từng theo đuổi: xem cũng đủ chết mệt rồi bởi tôi nhớ những cô gái mà Ngân Xuyên đã từng theo đuổi phải đến hàng tá, bây giờ đang ở bốn phương, thậm chí cũng có người đã ra nước ngoài rồi.
Hôm nay phần lớn các bạn đều đã về nhà, ngày mai tôi cũng phải về luôn để đi làm, tôi muốn mua vé, Ngô Vũ Phi nói: “Tớ mua cho cậu từ lâu rồi, hơn thế còn biết cậu thích đi tàu nên không mua vé máy bay”.
Đúng là tôi muốn ngồi tàu về bởi tôi cảm thấy hình dang con tàu khá giống với cỗ máy thời gian trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi nghĩ mình trở lại Đại học Vũ Hán thời điểm ba năm trước bằng cỗ máy thời gian thì cũng phải quay về bằng cỗ máy này, nếu không thì thảm rồi…
Buổi tối, chúng tôi đi xem phim ở rạp mà ba đứa tôi từng thích nhất. Đúng rồi, chính là cái rạp mà Quý Ngân Xuyên thường hay trêu chọc Ngô Vũ Phi. Cậu ta thường nhắm lúc bộ phim chiếu được một nửa thì nói với cô ấy tên của hung thủ, khi chiếu được một phần ba bộ phim tình cảm thì đã nói ai với ai chắc chắn thành đôi…
Bộ phim hôm nay là những thước phim trừu tượng, về tuổi trẻ có tên “ Hoa nở năm đó”, tôi rất thích bài hát và diễn viên Phác Thụ trong phom. Còn nhớ cứ mỗi độ cánh hoa lất phất bay, lá thu rơi xào xạc, Ngân Xuyên lại ngồi một mình bên cửa sổ, vừa đàn vừa ngâm nga bài hát “ Những bông hoa đó” của Phác Thụ, khuôn mặt thật thánh thiện.
Có ba nhân vật chính trong bộ phim, cũng là một nhóm ba người giống tôi, Quý Ngân Xuyên và Ngô Vũ Phi; cũng hai chàng trai và một cô gái, dù hơi trừu tượng nhưng tôi vẫn thấy mình khá tinh tế, luôn hiểu thấu được những hiện tượng mà bề ngoài khá phức tạp rắc rối, rồi đạt tới bản chất linh hồn của nó. Một chuyện tình cảm, dù có bao nhiêu người tham gia, dù cho họ có thay đổi thế nào nhưng rồi cũng chỉ có mấy khả năng phối hợp mà thôi;
Khả năng thứ nhất là một trong hai chàng trai thành đôi với cô gái, người kia mỉm cười bước đi, kết thúc có hậu; khả năng thứ hai một trong hai chàng trai kết đôi với cô gái đó, nhưng người kia đau khổ ra đi, một kết thúc buồn. Hai khả năng đó khá bình thường. Cách thứ ba thì có khác hơn: hai chàng trai bên nhau, cô gái vui vẻ hay ôm nỗi sầu bỏ đi. Cách này khá là thời thượng, phản ánh hiện tượng đồng tính luyến ái ngày càng phổ biến hiện nay; khả năng thứ tư là không ai muốn rời xa ai, cuối cùng đều tự sát. Quả nhiên bộ phim hôm nay kết thúc với khả năng thứ tư.
Suy nghĩ miên man rồi tôi lại lỡ đãng, lại nhớ ra chuyện chúng tôi cùng nhau quay một bộ phim lúc sắp tốt nghiệp.
Mấy ngày sau chuyến du lịch cuối khóa, Quý Ngân Xuyên thường nói: “Cuộc sống sao chẳng có chút khí thế nào cả”. Rồi còn xuyên tạc ra một câu: “Tuổi trẻ như thứ tài khoản vãng lai, mẹ kiếp”.
Để thay đổi cuộc sống như thứ tài khoản vãng lai này, tôi và Ngô Vũ Phi liền bắt tay vào một chương trình mới, đó chính là dạ hội mừng tốt nghiệp. Ngô Vũ Phi đã nhận được chỉ thị nội bộ, do ần trước đảm đương tốt vai trò trong buổi dạ hội cuối năm, cô ấy lại tiếp tục được đảm nhiệm vai trò MC của dạ hội tốt nghiệp.
Thế là ba đứa tôi lại bắt đầu vắt óc nghĩ đủ biện pháp để tạo ra một buổi dạ hội đầy xúc động, để sinh viên tốt nghiệp của cả hội trường đều rơi lệ.
Lúc đầu chúng tôi định chụp những kiểu ảnh đen trắng hoài cổ.
Để đạt được mục đích đó, tôi bảo Quý Ngân Xuyên viết những ca từ bóng bẩy, rồi đến những nơi phong cảnh tuyệt đẹp, bắt Quý Ngân Xuyên tạo dáng như Từ Chí Ma, đeo thêm một cặp kính (lẽ ra còn định quấn khăn quàng cổ, nhưng sau sợ cả đoàn làm phim phản đối nên thôi). Ngô Vũ Phi thì mặc đồng phục nữ sinh – đây là chủ kiến của Quý Ngân Xuyên, bởi gần đây cậu ấy thường trốn trong phòng xem AV Nhật Bản, trong đó các cô gái không hóa trang thành nữ sinh thì là y tá. Bởi thể khi cậu ta chỉ đạo Ngô Vũ Phi tạo các tư thế thuần khiết, tôi dán mắt nhìn cậu ta, xem ra tố chất tâm lý của hắn rất tốt, mặt không hề đỏ chút nào, trịnh trọng như đạo diễn của Tam Quốc diễn nghĩa.
Có một hôm trong lúc giải lao, chúng tôi nói chuyện về phim truyền hình, Ngô Vũ Phi cũng thích xem tivi giống mẹ tôi, xem ra lúc nhỏ lại cái kiểu cứ đi học về là ngồi dính chặt trên ghế sofa có đánh cũng không rời, bởi thế việc học khá chểnh mảng, trong đầu chỉ đầy những tư tưởng ấu trĩ, ngày ngày mơ mộng theo con đường nghệ thuật, cả đơi muốn trở thành ngôi sao điện ảnh.
Nói đến phim truyền hình, cô ấy lại ca cẩm rằng các bộ phim trong nước chẳng hay chút nào, đều là những phim nhà quê; phim võ thuật Hồng Kông thì phim trường quá nhỏ, mỗi lần nói “hai nước khai chiến” chỉ thấy hơn mười người ở đó đánh đánh chém chém, không có chút hấp dẫn nào cả. Quý Ngân Xuyên nghe thấy thì thích thú hưởng ứng: “Thế đã là gì, lần trước tớ xem phim võ thuật trong nước sản xuất, nam diễn viên chính trong phim còn đi giày thể thao, hiệu Huili nữa đấy”.
Hôm đó chúng tôi cứ thế bàn tán sôi nổi về nhữ cảnh phim trong nước, càng nói càng thấy bất mãn, nói đến khi mặt trời lặn. Trời tối mà chúng tôi thì ngày càng bị kích động hơn, cuối cùng quyết định tự quay một bộ phim để đời mang dấu ấn của mình.