Những tia nắng cuối cùng trong ngày như một chiếc lưới rộng giăng đầy một góc trời. Con suối vẫn róc rách tiếng nhạc muôn thuở. Và những con suối, nhìn buổi chiều vàng cam biến dần trong đêm tối, lòng buồn bã. Một nỗi buồn vô cớ, chầm chậm từ ngọn cây cao rơi xuống, vây chặt và không giải thích được. Tôi thường như vậy đó. Cảnh đẹp, câu chuyện hấp dẫn, một đóa hoa, một áng mây, một hòn sỏi nhỏ đều có thể mang lại cho tôi sự buồn phiền vẩn vơ kia, một cái gì chua chát nhè nhẹ, pha lẫn một chút ưu sầu, mơ mộng để cảm thấy rằng mình đang sống, đang hiện hữu.
Tất cả những việc xảy ra ban chiều, cái giận dữ đột ngột của Tú, cái giận hờn của Phong và mối tình của Diễm Chi không còn vương vấn trong đầu tôi nữa, vì tất cả tư tưởng trong đầu tôi đều được bầu không khí trong lành rửa sạch.
Nàng lại đến? Tôi nghe có tiếng chân trần đi trong nước, tôi biết chắc là nàng, người con gái yêu tinh, nữ chúa rừng xanh đang từ bên kia suối đi tới. Nàng vẫn đẹp như lúc tôi gặp ở bờ hồ Lụy Tình. Mái tóc dài phủ vai, áo thun đỏ bỏ nút ngực, để lộ màu da đồng trông thật khêu gợi, thật hấp dẫn. Nước bắn lên theo những bước chân, tạt lên đùi làm ướt cả chiếc váy ngắn. Tiếp theo đó, tôi biết rằng không phải chỉ có một mình Sao Ly, mà phía sau nàng còn có một người đàn ông đang đuổi theo.
Người đàn ông càng lúc càng đến gần hơn. Giọng nói như van xin như cầu khẩn:
- Sao Ly! Sao Ly!
Chăm chú nhìn tôi lục lọi trong ký ức. Sao Lỵ Vậy thì chiếc bóng lẩn khuất trong đám cây rừng xưa quả thật là Sao Ly và người đàn ông đuổi bắt hôm trước không phải là Phong, mà là người đàn ông này: - Tú.
Điều phát giác đó khiến cho tôi kinh ngạc. Họ chưa nhìn thấy tôi trong khi mắt tôi vẫn không rời họ. Cành lá rậm rạp với bóng tối nhá nhem của chiều tà thật lý tưởng để tôi thỏa tính tò mò. Tiếng Tú vẫn vang đều:
- Sao Ly! Sao Ly!
Sao Ly đứng lại:
- Muốn gì? Anh muốn cái gì?
Tú bước tới, nắm tay Sao Ly:
- Em tàn nhẫn lắm, đứng lại cho anh nói vài lời đi!
Sao Ly cười to, tiếng cười rộn rã, khêu gợi:
- Anh không cần phải nói gì cả, vì anh nói tôi cũng không hiểu. Nếu muốn hôn tôi thì cứ hôn đi, chứ nói yêu? Yêu là cái gì? Tôi không biết đâu?
Tú không hôn Sao Ly, trái lại giọng chàng thiểu não làm sao:
- Em không biết thật sao, Sao Lỷ Anh yêm em thật mà, anh không muốn đùa giỡn với ái tình, anh muốn tạo cho em cái nhà, em hiểu không?
Sao Ly bĩu môi:
- Nhà à? Anh muốn tôi về nhà làm tôi tớ như con Hương đó phải không?
- Em biết mà em cứ giả vờ hoài. Anh yêu em thật mà, anh muốn cưới em làm vợ, sao em cứ bóp méo câu nói của anh như vậy?
Sao Ly tàn nhẫn:
- Hứ, anh mà cưới tôi? Anh không bao giờ muốn cưới tôi, tôi biết, cha anh mỗi lần trông thấy tôi là làm như thấy rắn không bằng, anh tưởng tôi không biết à? Anh cũng như bao nhiêu người đàn ông khác, thấy tôi là chỉ muốn chiếm đoạt, xé áo, xé quần tôi!
Tú cắt ngang:
- Sao Ly! Em không hiểu anh, đời này vẫn còn có những mối tình cao thượng chớ đâu phải toàn là vì vật chất không đâu? Sao Ly, Em phải hiểu cho anh...
Sao Ly bực bội:
- Tôi không hiểu gì cả, anh yêu tôi tại sao anh không hôn tôi? Anh yêu tôi chỗ nào? Mặt tôi? Phải không? Tôi đứng đây này, tại sao anh chẳng dám đụng tới chứ?
Tú xúc động:
- Sao Ly, em đã bị bọn đàn ông kia làm sợ hãi, anh không phải thuộc hạng người đó, anh yêu em vì em thành thật, tự nhiên, không kiểu cách. Tình cảm của anh dành cho em là tình cảm tinh khiết, cao thượng chứ không phải là thứ nhục dục thấp hèn, em hiểu không hở Sao Lỷ
Sao Ly lắc đầu:
- Tôi không hiểu gì hết, anh đừng giảng đạo bằng mồm mãi nghe chán lắm.
- Sao Ly học mấy năm với thầy Bạch mà bảo là không hiểu gì cả thì không tin được.
Sao Ly vẫn lắc đầu nắng chiều tạo những hình bóng nhạt nhòa trên mặt nước như những ảo ảnh xa vời.
- Thầy Bạch cũng như anh, lúc nào cũng nói những điều khó hiểu, lúc nào cũng nói triết lý. Triết lý? Triết lý là gì tôi không hiểu gì cả. Tôi chỉ biết sống là sống, yêu là yêu, giận thì giận. Cần gì phải lải nhải lôi thôi như vậy? Thầy Bạch có lúc đã bảo tôi: "Sao Ly, em hãy sống đời sống của em, làm những cái em thấy vui, thì cũng tốt lắm rồi." Từ đó tôi không còn đến trường, học hành là một việc ép xác, không hiểu tại sao người ta lại thích làm khổ mình như vậy.
Tú say sưa:
- Đó chính là những điểm mà anh yêu em. Sao Ly! Em thật thà như một khu rừng hoang, như một tảng đá. Đẹp, đẹp hơn cả trời hoàng hôn, hơn cả bình minh sau cơn bão.
Sao Ly hít mạnh khí trời vào lồng ngực, cánh tay trần của nàng đã thoát khỏi tay Tú:
- Anh nói hết chưa để tôi còn đỉ Tôi phải đi ngay, tôi không trở về nhà đâu, ông già tôi bắt được chắc tôi chết với ông ấy.
Tú quýnh lên:
- Khoan đã Sao Ly! Anh muốn hỏi em có yêu anh không? Có muốn làm vợ anh không? Chỉ cần em gật đầu là anh bỏ tất cả để sống với em.
Sao Ly lắc đầu, nói ngay không cần suy nghĩ:
- Không, tôi không muốn làm vợ anh, tôi không muốn sống trong nhà anh. Tôi ghét lắm, ai cũng thích nhốt tôi trong nhà, tôi sống không nổi, tôi chết mất.
Tú vội vàng đính chính:
- Đâu có Sao Ly, không có ai nhốt em trong nhà cả.
Sao Ly dợm chân định bỏ chạy:
- Nhưng tôi không thích anh, cha mẹ anh ghét tôi, cha anh bảo tôi là ma, là quỷ...
Tú tuyệt vọng:
- Sao Ly, nhưng em cho anh biết, Sao Ly có yêu anh chút nào không?
Sao Ly lại cười, tiếng cười ròn tan quyến rũ, đôi tay trần tắm trong nắng chiều nhuộm màu đỏ nâu, tấm thân uốn éo uyển chuyển như thân rắn.
- Tôi... Tôi cũng không biết nữa.
- Em phải biết!
- Tôi không biết thật mà!
Sao Ly lại cười, giọng cười hồn nhiên:
- Anh Tú, tôi sẵn sàng làm bạn anh miễn anh đừng lải nhải lộn xộn, nhất là đừng hỏi tôi yêu hay không yêu anh, chịu không?
Tú vẫn nuôi hy vọng cuối cùng.
- Nhưng...Nhưng em chỉ làm bạn với một mình anh thôi nhé?
- Tôi không thích tình yêu, cũng như không thích làm bạn riêng của ai hết.
Quay người lại, đôi chân trần của người con gái lại rảo nhanh trên bờ suối. Tiếng nàng vọng lại:
- Ngày mai, sáng mai tại khu rừng đằng kia nhé.
Tú hét:
- Sao Ly, đợi anh Sao Ly!
Sao Ly đã chạy mất, chỉ còn tiếng cười của nàng. Còn văng vẳng lại. Tú đứng tần ngần bên bờ suôi, thẫn thờ nhìn theo. Một lúc khá lâu chàng chọn phiến đá to gần đấy ngồi xuống ôm đầu khổ sở. Tú ngồi như thế cho đến khi màn đêm ụp xuống Tú mới thở dài đứng dậy bỏ đi, bóng dáng cao lớn của chàng khuất dần trong không khí buồn tẻ ảm đạm.
Tôi đứng đó chứng kiến một cảnh bất ngờ, đôi lúc tôi có cảm tưởng như đang được xem một màn kịch mà trong đó Tú là vai chính. Mốt tình của một thiếu nữ miền Thượng? Người con gái không hề biết yêu? Nữ chúa rừng xanh? Nghĩ ngợi thật lâu, lòng bâng khuâng lạ lùng.
Màu nước trong sáng trong lòng suối đã biến mất Tôi đứng lên, phủi bụi bám trên vai, trở về khu nhà trầm mặc. Những câu chuyện xảy ra làm tôi xúc động, nhưng đến khi vừa bước tới trước cổng vào nhà, thì bao nhiêu bâng khuâng kia lại biến mất. Không khí trong nhà là lạ.
Trước cổng là ông Hiệu trưởng Bạch.
- Chào ông!
Tôi nói, ông Bạch gật đầu chào lại.
- Chào cô Thu, cô đi đâu mới về à?
- Vâng, tôi ra suối chơi mới về, còn ông. ông đi đâu đây?
- Ghé thăm nông trại.
Tôi nói nhanh:
- Mấy hôm rồi không thấy ông đến chơi?
- Thế à?
ông Bạch trả lời một cách lơ đãng. ông đang nghĩ gì? ông vẫn còn đủ can đảm đến đây sao? Khẽ liếc ông Bạch, đôi chân mày rậm vẫn đầy vẻ đăm chiêu. Hình như có một tâm sự gì đè nặng trên vai người đàn ông tuổi đã về chiều này. Chúng tôi sánh vai nhau bước vào khu nhà trầm mặc. Bác Chương đang nổi trận lôi đình. Tú ngồi cạnh bàn, Phong tựa người bên song cửa, giọng bác Châu nhỏ nhẹ:
- Thôi mà anh, chúng nó cũng có cuộc sống riêng tư của tuổi trẻ, ta đâu có thể lấy quyền cha mẹ mà can thiệp vào đời tư của chúng.
Bác Chương giận dữ:
- Bà còn nói như vậy được sao? Thằng Tú mà hư cũng tại bà, nó có phải là con bà đâu mà bà nuông chiều, che chở cho nó như vậy?
Thì ra bác Chương đang mắng Tú. Tại sao? Anh chàng suốt một ngày quần quật nơi cánh đồng trong nắng thiêu mà lại bảo là được nuông chiều, che chở Thế còn Phong? Bất giác tôi nhìn về phía Phong. Anh chàng đứng yên lặng mặt mày rầu rĩ. Sự xuất hiện của chúng tôi làm loãng hẳn cái không khí nặng nề trong phòng. Phong sung sướng nói to:
- Thôi bỏ qua đi cha ạ, có khách kìa...
ông Bạch lên tiếng:
- Có chuyện gì đấy?
Bác Châu lập tức lên tiếng cắt ngang:
- à, cũng chẳng có gì, cha con gặp nhau là vậy đó, chỉ tội cho thằng Tú...
Bác Chương vẫn chưa hả cơn giận:
- Còn trút tội cho tôi nữa sao? Bà có thấy cử chỉ của nó lúc ăn cơm trưa không? Cơm tối cũng bỏ. Tôi biết mà, tôi chắc 100 phần trăm là nó đi lang thang tìm con quỷ đó chớ chẳng phải đi đâu hết.
Tú tái mặt, lên tiếng:
- Cha! Con đâu có phải tôi tớ đâu, mà tối ngày cứ bắt con làm việc hoài thế?
Bác Chương hét to:
- Thế còn tao, tao là tôi tớ nhà này à? Việc nhà không lo làm, tối ngày cứ đi theo con quỷ đó làm gì?
Tú nghẹn họng:
- Cha, con mong là cha đừng nặng lời với người con yêu!
Bác Chương hét to:
- Cái gì? Người yêu của mày à? Mày có thể dùng tiếng đó cho con người Thượng đó à? Đó, đó, mọi người có nghe không?
Gương mặt Tú đỏ gaỵ Từ lúc đến nông trại đến giờ tôi chưa hề thấy Tú bị xúc động mạnh đến thế. Đôi môi sám ngoét run rẩy nhưng chẳng thốt được một lời nào cả. Bác Châu thấy tình hình không ổn, bác bước ngăn chồng:
- Anh Chương, nếu anh thấy chưa hiểu được con thì tốt nhất anh đừng để nó bị tổn thương như vậy, chuyện không có gì cả mà anh! Quay sang Tú, bác an ủi: - Tú, con đi đi, cha con chưa hiểu được con, con cũng đừng buồn.
- Bà dạy con như vậy đó hở Bà nói thế là thế nào?
- Nó đã lớn rồi, nó có quyền làm chủ đời sống nó, ông đừng kềm chế nó mãi, ông phải để cho nó tự do quyết định cuốc sống riêng của nó chứ.
- Không, không được! Nó còn là con tôi thì tôi có quyền!
Phong đã rời khung cửa, đến gần cha nói nhỏ nhẹ:
- Thưa cha! Cha định để cho ông Hiệu trưởng mỗi lần đến nhà chúng ta đều phải chứng kiến cảnh bất hòa như thế này hoài sao?
ông Bạch bước tối, đặt tay lên vai Tú, nhưng lại ngước mắt về phía bác Chương.
- Anh Chương, anh đã có được thằng con trai ngoan ngoãn thế này, anh cũng nên hiểu nó đừng bắt buộc nó phải chọn con đường thoát lỵ Nó đã trưởng thành, nó đã là chủ nhân ông của cuộc đời nó.
Bác Chương vẫn không chịu thua:
- Tại sao mọi người cứ bênh vực nó mãi vậy? Không lẽ người tôi chọn cho nó không xứng đáng sao?
Đưa mắt đảo quanh phòng tìm kiếm, vừa nhìn thấy tôi, bác Chương ngoắc tay lại:
- Lại đây, Lệ Thu!
Tôi ngạc nhiên, chưa hiểu ông ấy muốn nói gì, thắc mắc hỏi:
- Thưa bác gọi cháu? Có việc chi vậy, thưa bác?
Kéo tôi tới trước mặt, bác nói như quát:
- Mọi người nhìn xem, không lẽ con Lệ Thu lại thua kém con quỷ kia sao? Hơn gấp trăm, gắp vạn lần mà nó không biết! Quay sang tôi, ông hỏi: - Sao Lệ Thu, cháu có chịu lấy thằng Tú không?
Cả đời tôi, tôi chưa hề gặp chuyện gì nham nhở như chuyện này, tôi kinh ngạc đến độ há hốc miệng, máu chảy rân tràn lan khắp cơ thể. Tôi thấy nhục nhã cùng cực. Tú còn ngỡ ngàng hơn tôi, hắn đứng vụt dậy, nói lớn:
- Cha! Sao cha nói gì kỳ vậy?
Nói xong, hắn quay lưng đi luôn ra cửa, bác Chương vẫn không buông tha:
- Tú, mày đứng lại đó, Lệ Thu có chỗ nào không vừa ý mày, mày nói ra cho tao nghe coi, hử?
Bác Châu bước tới, kéo tôi vào lòng người, nói với bác Chương:
- Anh Chương, sao anh làm khổ con thế? Anh làm tùm lum ra thế này, Lệ Thu nó làm sao ở đây được nữa. Anh đừng nên bức bách con, tội nghiệp nó! Quay sang tôi, bác năn nỉ: - Lệ Thu, con đừng có để ý cũng vậy, muốn nói gì là nói ngay chứ chẳng chịu suy nghĩ. Bây giờ con vào nhà bảo con Hương là lo liệu cơm nước, mời ông Hiệu trưởng cùng ăn cơm đó!
Tôi hiểu ý bác Châu muốn tôi tránh cái không khí ngỡ ngàng này, tôi gật đầu bỏ đi vào trong. ông Bạch nhìn quanh, có lẽ ông cảm thấy cái không khí này không phải là không khí thích hợp cho việc ở lại dùng cơm, nên lên tiếng:
- Tôi thấy tốt nhất là tôi...
ông Bạch chưa dứt lời thì bác Châu đã ngắt ngang:
- Anh Bạch.
Tiếng nói của bác Châu thật linh nghiệm, ông Bạch không nói gì nữa. Ra khỏi phòng khách, tôi gặp ngay Diễm Chi, nàng đang đứng trong vườn, hai tay nâng niu chiếc khăn hoa. Trông thấy tôi, nàng hỏi:
- Có phải thầy Hiệu trưởng đến chơi không hở chị?
- Tôi cũng không biết.
Tôi đáp, lòng buồn bã, cái cảm giác của người bị ức hiếp, tất cả cảm xúc ban nãy chưa xóa mờ thì làm sao cho vui cho được Bỏ Diễm Chi đứng đấy, tôi bước về phía nhà bếp.
Bữa cơm tối hôm ấy là một bữa cơm nhạt nhẽo hơn bao giờ hết. Mỗi người trên bàn ăn đều có một tâm sự riêng. Tôi chỉ nuốt vội được nửa chén cơm là rời bàn ăn đi xuống. Bác Châu hình như chẳng nuốt được miếng nào, ông Bạch cũng ăn rất ít. Chỉ có bác Chương giận thì mặc giận, vẫn ăn uống ngon lành như thường.
Tôi về phòng thật sớm, đêm trăng thật đẹp. Trăng của ngày mười sáu tháng bảy âm lịch tròn như một chiếc đĩa trên bàn ăn. Đứng trước cửa sổ một lúc, tôi nghe có tiếng gõ nhẹ mở cửa ra thấy Phong đứng đấy.
- Thu còn giận tôi à? Phong hỏi.
Tôi lắc đầu.
- Đừng giận cha tôi nhé Thu!
Tôi gật đầu, anh chàng đưa tay ra cầu hòa:
- Chúng ta làm hòa nhau nhé, từ rày về sau mình sẽ không bao giờ cãi nhau nữa nhé Thủ
Tôi do dự, Phong giục:
- Sao? Bắt tay đi chứ?
Tôi đưa tay cho hắn bắt, chúng tôi nắm tay nhau yên lặng, nụ cười nở nhẹ trên gương mặt tinh nghịch đáng...yêu của hắn. Phong đề nghị:
- Trăng đẹp quá, chúng mình đi dạo một lúc nhé?
Vâng, trăng đẹp thật. Chúng tôi thả dài ra bờ ruộng. Những hạt sương đêm bắt đầu đẫm ướt cỏ cây. ánh trăng tạo cho cảnh vật một sắc thái mơ mộng, thật yên lặng. Chỉ có bản hợp tấu của loài giun dế.
Khi trở về nhà, đèn phòng khách vẫn còn mở sáng, ông Bạch chưa về, bóng ông in rõ trên khung cửa sổ.