11/3/12

Bên bờ quạnh hiu (Chương 18)

Mùa thu lặng lẽ đến. Buổi sáng thức dậy khi những chiếc lá diếc trổ màu đỏ ối, điểm tô cho cánh đồng rộng. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mùa thụ.

Trong rừng, lá vàng rụng đầy, những cánh lá nhỏ bay đầy trời theo từng cơn gió. Súng bên bờ suối bắt đầu nở hoa. Trên mặt hồ Mộng, sương mù dày đặc. Không khí phảng phất hơi thu làm cho lòng tôi ngây ngất. Những cây đậu hoa trong bờ liếp bắt đầu kết quả, thuốc trồng trên mảnh vườn thí nghiệm đã xanh um. Bắp khoai chỉ còn chờ gặt hái.

Tôi và Phong suốt ngày thơ thẩn trên cánh đồng, thu nhận cái hương vị của mùa thụ Kỳ nghỉ hè đã sắp kết thúc. Sau mùa hè này không còn một mùa hè nào khác nữa rồi, vì sang năm Phong đã phải đi thi hành quân sự, đâu còn dịp để nhởn nhơ như bây giờ.

Những ngày còn lại rất đáng quý, chúng tôi không thể bỏ trôi một cách hời hợt được, phải hưởng thụ. Niên học mới bắt đầu không có nghĩa là chúng tôi xa nhau mãi mãi, vì thỉnh thoảng Phong sẽ về, nhưng tôi vẫn không giấu được sự buồn bã.

Hôm ấy, chúng tôi đến bên bờ hồ Mộng (lúc gần đây, hình như lúc nào chúng tôi cũng ở bên bờ hồ thơ mộng này). Những đám hoa Tình Lụy nở quanh năm thoảng hương ngào ngạt. Mặt hồ vẫn xanh và trong như hồ thu, không còn tối om om nữa vì những chiếc lá vàng, lá đỏ đã xen cùng lá uá. Gió thổi nhẹ làm cho đám mù sương lay động, nhưng vẫn không gây nên một tiếng động nào. Một chiếc lá theo cơn gió cuốn rơi xuống mặt hồ làm sóng nước hơi gợn lên. Cảnh đẹp như mộng, làm lòng say như mơ, tôi còn tâm trí đâu để nghĩ đến cái gì hơn nữa chứ?

Chúng tôi ngồi trên bãi cỏ yên lặng nhìn nhau. Chỉ còn một tuần nữa là kỳ nghỉ hè của chàng chấm dứt.

Vuốt nhẹ mái tóc tôi, Phong nói:

- Lệ Thu, chúng mình đính hôn nhau em nhé?

- Đính hôn bằng cách nào?

- Để anh thưa với cha mẹ, rồi chúng mình mời ông Bạch làm chứng để cử hành lễ đính hôn thật đơn giản nhé em.

- Không lẽ chỉ thưa với cha mẹ anh, còn cha mẹ em thì không cần hay sao?

- Vậy thì em viết thư khẩn cho cha mẹ em hay đi, anh muốn làm lễ hỏi trước ngày anh đi!

- Viết thế nào chứ? Cha mẹ em không còn ở chung với nhau nữa, em cũng không biết ai sẽ được quyền giữ em.

Phong thương hại nắm tay tôi:

- Lệ Thu, anh thấy đâu cần sự đồng ý của cha em, em đã mười chín tuổi rồi, em có quyền làm chủ cuộc đời em chứ? Hay là em viết hai lá thư thông báo cho hai người biết là xong, được không em?

- Bắt buộc phải làm đàng hoàng sao?

- Em nói gì?

Tôi nhìn chàng:

- Em thấy không cần phải làm lễ đính hôn làm chi cho rắc rối. Nó chỉ là một hình thức thôi. Anh còn đi học, em cũng chưa trưởng thành, việc lấy nhau phải chờ đến mấy năm sau, ta đã hiểu nhau, đã yêu nhau thì đó cũng là một cách đính hôn rồi còn gì nữa?

- Lệ Thu, anh chỉ sợ em thay đổi.

- Anh không lo anh, lo cái tính đào hoa của anh kìa, tới đâu là giao tình yêu tới đó.

- Thu!

Tôi cắt ngang:

- Thôi đừng bào chữa gì hết, em biết anh còn có cả một lô mối tình chưa giải quyết. Làm sao sửa đổi được khi bản tính anh như thế, chỉ mong rằng...

- Thôi đừng nói nữa. Phong cắt ngang câu nói tôi bằng nụ hôn: - Chuyện đã kể như hết rồi!

Tôi nhắm mắt lại, môi chàng cọ nhẹ lên mặt tôi. Thời gian như ngưng đọng lại. Khi tôi mở mắt ra thì chỉ còn trông thấy đôi mắt đen trước mặt long lanh.

- Thu!

- Dạ!

- Chúng ta đã không cần hình thức thì làm lễ ngay tại đây nhé.

- Vâng.

- Nhưng anh không có nhẫn cho em.

- Có sẵn trong tim em rồi.

- Còn người chứng?

- Người chứng là trời, là đất, cây cỏ, hồ Mộng và hoa Tình Lụy.

- Lệ Thu, anh sẽ không bao giờ quên em.

Chàng lại hôn tôi, tất cả cảnh vật quay cuồng trong mắt. Khi Phong buông tôi ra thì tôi chỉ còn thấy một màu xanh ngắt trước mặt. Sương mù, trời cao, lá vàng đều như chiêm bao cả. Chúng tôi sống trong mộng chứ không phải thực.

Tôi đâu có ngờ rằng khi mùa thu đến, tôi và Phong cùng thề non hẹn biển bên bờ hồ này? Nhưng bây giờ Phong cũng sắp đi rồi. Tương lai là một khoảng trời đen tối. Chúng tôi có toại nguyện với lời thề chăng? Cũng bầu trời này, cũng khung cảnh này, nhưng có thể tin cậy được không chứ?

- Nghĩ gì thế?

- Muốn anh đừng đi.

- Em hãy ở lại đây nhé Thu, dù có theo cha hay theo mẹ, dù cho có gặp cảnh buo6`n nản ngỡ ngàng, em cũng đừng đi đâu hết. Hãy ở lại đây, bất cứ lúc nào có dịp là anh về với em ngay!

Tôi lắc đầu:

- Em không thể sống ở đây mãi được, em phải đi chứ?

Đỉ Nhưng đi đâu? Nơi nào sẽ là nhà của tôi? Nỗi buồn như cơn gió lốc thổi tới bao trùm hai đứa. Tại sao cuộc sống lại rắc rối thế này? Những ngày hè trôi nhanh như giấc mộng đêm xuân. Chàng sẽ ra đi, và tôi, tôi cũng sắp rời khỏi nơi này? Nỗi sầu đè nặng con tim khiến tôi bàng hoàng chua xót.

- Đừng buồn em, chúng ta còn những một tuần nữa mà.

Giọng của chàng sao buồn đến thế? Chúng tôi chỉ còn một tuần nữa thôi! Phong nâng mặt tôi lên nói:

- Thu, em đừng buồn nữa, em mà buồn thì ruột gan anh nó rối bời bời. Dù có xa nhau nhưng anh lúc nào cũng vẫn là của em. Thời gian và không gian xa cách không đáng kể, vì tình cảm của chúng mình vượt hẳn thời gian mà, em quên sao?

Nhưng câu nói kia chỉ là nói vậy thôi. Sống trên đời ai lại chẳng mong được kề cận bên nhau mãi? Tôi thở dài nhìn ra mặt hồ. Một chiếc lá vàng bị gió thổi chung quanh. Chiếc lá sẽ là một chiếc thuyền con phiêu lưu trên mặt hồ xanh ngắt, nó trôi dần, trôi dần về phía chúng tôi:

- Nó đến rồi kìa!

Tôi nói, Phong chẳng hiểu ý tôi nói gì, chàng hỏi:

- Cái gì?

Cúi người xuống, vớt chiếc lá lên, những giọt nước ven theo rìa lá trở về hồ, tôi nói:

- Đây là nước mắt của người xa người!

Phong tựa người vào tôi, chàng có vẻ xúc động mạnh. Nhìn cánh lá trên tay, chúng tôi có cảm tưởng như nó là con thuyền chở đầy những tình cảm mông lung, mở khăn tay ra, tôi lấy cây bút ở trên áo chàng, viết lên bài thơ cho mình yêu thích:

Lá buồn đỏ tợ lửa

Đẫm đầy lệ người yêu

Gió đi rồi lại đến

Bên hồ ai bâng khuâng

Cảnh thu vẫn hờ hững

Sóng thu vẫn buồn lan

Tình thu còn nơi đó

Mà lòng ai riêng mang

Sầu ai như lá mùa thu

Buồn như ngấn lệ bên bờ quạnh hiụ

Bài thơ viết đầy góc khăn, không nhòa nhạt Tôi trao lại cho Phong với nụ cười buồn:

- Hãy giữ kỹ nhé anh, cứ xem như món quà kỷ niệm ngày đính hôn của chúng mình vậy!

Phong trang trọng nâng chiếc khăn lên môi hôn, đoạn bỏ vào túi. Và như thế là trong một buổi sớm có gió lạnh đầu mùa, có hồ Mộng chứng giám, chúng tôi đã đính ước việc trăm năm. Chúng tôi kề vào nhau đi vào rừng. Con đường mòn tạo thành bởi vết chân của chúng tôi ngập đầy lá vàng. Những cánh lá chết buồn bã khẽ kêu lên khi bước chân chúng tôi giẫm lên. Tiếng ve vẫn ròn rã trên cành cao, nắng nhạt xuyên qua cành lá. Qua khỏi khu rừng, chậm rãi đi xuống núi. ánh nắng bắt đầu chói chang, tôi đội chiếc nón lụa xanh lên. Phong bảo tôi:

- Em biết không, á Nam đã chọn cho em một biệt hiệu là "cô gái nón xanh".

Tôi cười. Nhắc đến á Nam làm tôi nhớ đến Diễm Chị Đó có phải là một cuộc tình không? Có lẽ, biết đâu họ chẳng cao thượng hơn chúng tôi? Yêu để mà yêu chớ không phải đòi hỏi một cái gì cả, người nghệ sĩ đâu chuộng những cái tầm thượng phàm tục. Họ đâu cần cưới hỏi, xây dựng gia đình như chúng tôi? Đầu tôi rối lên với bao nhiêu hình ảnh.

Phong nói:

- Lúc em suy tư trông đẹp làm sao ấy, chỉ cần nhìn thấy ánh mắt tư lự của em là anh hiểu ngay đầu óc em đang quay cuồng!

Tôi cười. Đầu óc tôi quay cuồng chăng? Nhìn cánh đồng xanh trải mút chân trời, xa xa điểm một vài cây lá đỏ, tôi tưởng chừng như tư tưởng trong đầu mình đang theo làn gió thu thổi tận chân trời xa lắc.

Đến bờ suối, chúng tôi đụng ngay ông Bạch. Lưng tựa vào thân cây, ông Bạch đang thả câu, chiếc giỏ đựng cá được ngâm sâu dưới nước.

Chúng tôi tiến tới gần, ông Bạch ngước đôi mắt đầy suy tư lên nhìn chúng tôi, ánh mắt hiền hòa dễ thương của ông khiến tôi xúc động. Kể từ ngày biết được sự thực về mối tình của Diễm Chi, tôi càng thấy thông cảnh, nhưng thú thật càng mù mờ về con người thật của ông. Có lẽ vì tôi còn quá trẻ, không thể hiểu rõ được tình cảm của người đã quá lõi đời. Chiếc giỏ câu vẫn còn treo ở đó, tôi nhớ đến câu chuyện xưa. ông ấy đang câu gì đấy, níu kéo quá khứ trở về hay thử thời vận tương lai?

Phong chào ông Bạch:

- Chào ông hiệu trưởng, ông đang câu gì đấy?

ông Bạch cười:

- Câu ảo ảnh!

Tôi nhớ lại lần đến thăm ông ở trường. Mộng tưởng? Ảo ảnh? Đột nhiên tôi cảm thấy ông Bạch cô đơn thế nào đấy?

ông Bạch chăm chú nhìn chúng tôi:

- Thế có tìm thấy mơ ước gì chưa. Năm nay hồ Mộng có vẻ chứa nhiều bí mật lắm đấy.

Tôi nhìn ông Bạch, mắt ông hiện rõ nét thông minh. Không một tình cảm nào có thể che giấu ông được. ông Bạch là con người sống với nỗi vui buồn của người khác.

Phong hỏi:

- Sao ông không đến hồ Mộng câu? Biết đâu chẳng câu được lắm cái bất ngờ?

ông Bạch đáp:

- Nơi đó dành riêng cho người trẻ tuổi, tôi không có phần ở đấy.

Phong cười:

- ông nói chua cay thế làm gì? Mơ mộng đâu có phân biệt tuổi tác?

ông Bạch cười, chúng tôi ngồi xuống bên cạnh ông. Đốt một điếu thuốc, nhả làn khói xanh tựa sa mù, ông đột nhiên nói:

- Các em có biết chuyện ông Nam sắp đi không?

Tôi ngạc nhiên:

- ông Nam đi à? Thế ông ấy đi đâu?

ông Bạch lắc đầu:

- Tôi cũng không biết, có lẽ ông ấy trở về thành phố, đời sống ở chốn quê mùa này rốt cuộc rồi cũng khiến ông ấy chán.

- ông Nam đi luôn không về à?

Tôi nghĩ, thế còn Diễm Chi, Diễm Chi sẽ nghĩ sao?

- Có lẽ không về luôn, vì ông ấy đã xin thôi dạy. Dù sao, sống được ở đây những 3 năm, tôi thấy ông ấy cũng khá lắm rồi.

ông Bạch nói, Phong nhíu mày:

- Về thành phố à? Sao lúc trước tôi nghe nói những chiếc bánh xe ở thành phố đã cán nát nguồn cảm hứng của Nam cơ mà?

ông Bạch cười:

- Nhưng cảnh sông núi ở đây cũng không mang lại cảm hứng cho ông ấy. nam bảo là đã hoàn toàn đi lạc lối, không tìm ra cho mình một hướng đi cá biệt. Nhưng theo tôi hiểu, chẳng qua Nam chỉ mắc phải chứng bệnh của người trẻ tuổi đương thời. Một chứng bệnh bất trị và chỉ hết khi trưởng thành.

Tôi hỏi:

- Bệnh đó là bệnh gì thế?

- Đó là chứng bệnh của trào lưu. ông Bạch vừa nhả khói vừa nói, những tia nắng dịu dàng xuyên qua cành lá, rơi nhẹ trên người ông: - Bệnh chán nản, buồn nôn, cứ tưởng rằng mình đã đánh mất hướng đi. Tất cả những điều đó được sử dụng như một cái mốt. Sự chán chường được thể hiện qua âm nhạc, văn chương hiện đại. Nhưng tại sao lại chán? Tại sao lại buồn chán? Người trẻ tuổi bây giờ không hiểu gì cả. Họ chỉ biết buồn là buồn, chán là chán. Văn chương nghệ thuật trở thành một cái mối để tỏ bày. Kết quả chỉ có chính họ hiểu được những gì họ viết, có khi chính họ lại cũng không hiểu gì cả. ông Bạch nhìn tôi hỏi: - Lệ Thu, cô vẫn còn ý định viết lách đấy chứ?

- Vẫn còn.

Tôi đáp, ông Bạch thiết tha:

- Ráng đừng để ngòi bút bệnh hoạn nhé!

- Nếu có bệnh tôi sẽ đến tìm ông ngay, vì ông là thầy thuốc giỏi.

ông Bạch lắc đầu:

- Không được, tôi chỉ là người hiểu được bệnh lý, chứ chẳng phải là thầy thuốc giỏi, tôi không...

Phong cướp lời:

- ông không thể kê toa được, phải không?

Chúng tôi cùng cười, rồi trở lại đầu đề cũ:

- Bao giờ thì ông Nam đỉ

- Có lẽ một vài hôm nữa, ông ấy đang sắp xếp đồ nghề.

Tôi lải nhải:

- Để tìm nguồn hứng.

Phong quay sang tôi:

- Em nói gì thế?

- Không có gì cả.

Sau khi chia tay với ông Bạch, chúng tôi chỉ yên lặng đi bên nhau. Nghĩ đến mối tình của Diễm Chi với á Nam, tôi chợt nghe xót xạ Nó sẽ kết thúc ra sao đây? Nam phải làm sao để dàn xếp? Không lẽ thầm lặng bỏ đi được sao? Một con người chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc tình yêu của người dành cho mình, tôi không hiểu Diễm Chi có biết chuyện này chưa. Không rõ nàng sẽ xử trí ra sao?

- Thu! Đột nhiên Phong mở miệng nhìn tôi lạ lùng: - Sao em có vẻ quan tâm đến việc á Nam bỏ đi quá thế?

- Vâng!

- Hắn quan trọng lắm sao?

Tôi nhìn chàng, chợt hiểu, cười to:

- Anh lẩm cẩm thật.

Bước nhanh trở về khu nhà trầm mặc không kịp lau mồ hôi hay rửa mặt, tôi chạy vội đến phòng Diễm Chị Nàng đang vẽ một mẫu thêu mới. Cẩn thận gài cửa phòng lại, tôi nói:

- Chi có biết ông Nam sắp bỏ đi không?

Diễm Chi kinh ngạc, há hốc mồm:

- Cái gì? Chị nói ai? Anh Nam sắp đi rồi à?

- Vâng, chị vừa gặp ông Bạch, ông ấy bảo ông Nam vừa xin thôi dạy, xin trở về thành phố.

Gương mặt Diễm Chi trắng bệch:

- Em, em...không biết! Đã mấy hôm rồi em không gặp anh ấy.

Tôi giận dữ:

- Tôi biết mà, cứ tin tưởng Nam, tin tưởng tình yêu của hắn, tôi biết chắc là hắn định chuồn êm mà. Với một người như vậy tôi không hiểu sao Chi tin tưởng cho được.

Diễm Chi thẫn thờ ngồi xuống ghế, hai tay ôm đầu:

- Không... không thể có chuyện đó được, em không tin.

Bước đến đặt tay lên vai Chi, tôi nói:

- Đó là sự thật, ông Bạch không bao giờ nói dối cả, Diễm Chi ạ.

Diễm Chi lắc đầu, khổ sở:

- Chị Thu, em rối rắm quá chị đi ra đi để cho em được ngồi yên một mình.

- Thôi được. Nhưng Chi hứa với chị là không được buồn nữa nhé?

Diễm Chi gật đầu. Tôi lặng lẽ bước ra khỏi phòng trở về nằm dài trên giường, lòng bàng hoàng thương xót cho ai. Tình yêu là gì? Tại sao nó làm cho người ta sung sướng hạnh phúc, rồi lại làm cho người ta đau khổ Sao phức tạp như vậy?

Lúc dùng cơm, tôi lại gặp Diễm Chị Thật đáng phục, tuy gương mặt nàng vẫn còn nét rầu phảng phất, nhưng lại bình thản chi lạ. Ngồi vào bàn cơm, Diễm Chi yên lặng cắm cúi ăn. Không ai để ý đến sự khác thường của nàng, chỉ có bác Châu là nhận ra:

- Chi, hôm nay con có vẻ không khỏe hả?

Diễm Chi nhỏ nhẹ đáp:

- Dạ không có sao cả mẹ ạ.

Bác Châu chẳng hỏi thêm. Tôi ngạc nhiên không hiểu sao một người nhạy tính như bác vẫn không nhìn ra được nỗi buồn của cô con gái.

Sau bữa cơm, tôi hỏi khẽ Diễm Chi:

- Chi đã thấy rõ chưa?

- Em hiểu. Anh Nam đi như thế là đúng, chàng là một nghệ sĩ, chàng phải sống với thế giới nghệ thuật của chàng, chàng phải sống cuộc đời lang bạt của người nghệ sĩ.

- Lúc đi cũng không cần nói cho ai biết?

- Có cần gì phải có nước mắt, phải có thương nhớ mới là tình yêu đâu?

- Thế Chi vẫn cho rằng việc ra đi trong yên lặng của Nam là...

- Là đúng! Diễm Chi cắt ngang:

- Và em vẫn yêu anh ấy.

Tôi thở dài cho mối tình si dại.

Hôm sau, ông Bạch đến cho chúng tôi biết á Nam đã đi rồi. Hắn bỏ đi không một lời cáo biết với nông trại Lệ Thanh!