Gõ cửa phòng , Chí Tường không chờ đợi sự lên tiếng của ông Chí Tâm , anh đẩy cửa vào.
Đang trầm tư bên khói thuốc , ông Tâm ngẩng lên :
- Con tìm ba à ?
- Dạ.
Chí Tường kéo ghế ngồi đối diện với ông Chí Tâm:
- Ba đang bận rộn về chuyện của ông cụ , phải không ?
- Đau đầu thì đúng hơn.
- Gặp khó khăn hả ba ?
Ông Tâm lấy lá thư đưa cho con trai :
- Con xem đi.
Chí Tường cầm tờ giấy lên :
"Ngày... tháng... năm...
Anh Tâm !
Tôi định kể cho anh nghe câu chuyện của mười tám năm , nhưng không kịp nữa rồi , mà cũng không còn dịp nào khác . Số phận đã an bài , thôi thì hãy để câu chuyện đau lòng đó cho tôi chôn kín và mang theo xuống lòng đất lạnh , như thế vẫn tốt hơn . Tôi đã dằn vặt đời mình suốt quãng thời gian qua , bây giờ coi như là thanh thản . Nhưng còn một việc tôi không yên tâm , đó là Ức Mi . Không còn người thân bên cạnh , con bé sẽ bơ vơ và lạc lõng lắm.
Tôi ra đi là yên thân mình , là nợ dương trần đã dứt . Chỉ tội cho Ức Mi , con bé phải gánh chịu nỗi đau... Tôi lo sợ rằng con bé sẽ bị gục ngã trước nghịch cảnh của đời.
Anh Tâm ! Từ lâu , tôi đã xem anh như một người bạn tri âm . Vậy thì hãy vì một tình bạn mà tận tình giúp tôi . Toàn bộ tài sản của tôi mà tôi từng nhờ anh thống kê làm giấy . Trên pháp lý, người thừa hưởng là đứa cháu của tôi : Tô Ức Mi.
Còn việc thứ ahi là tìm kiếm giúp tôi người bạn năm xưa : Ái Bình . Ái Bình là dâu của dòng họ Từ , mà chúng tôi đã mất tin nhiều năm.
Anh Tâm ! Nếu tìm kiếm được họ , hãy mang lá thư tôi đã viết sẵn đến cho bà ấy . Hy vọng bà ấy sẽ giúp tôi chăm sóc Ức Mi.
Tôi biết bà Ái Bình còn một đứa cháu nội trai rất thông minh và tài giỏi . Anh hãy trao phần tài sản của Ức Mi cho cậu ta giữ hộ . Ý của tôi , anh hiểu rồi chứ ?
Cố gắng giúp tôi nhé , Chí Tâm . Tôi chỉ biết trông cậy vào anh thôi . Kiếp sau , tôi xin đền đáp.
À ! Tôi có chuyển vào lá thư của anh một phần quà nhỏ . Đó là tôi muốn giúp Du Chí Tường phát huy thêm tài năng của mình . Mong anh nhận cho.
Chào vĩnh biệt ."
Chí Tường bỏ lá thư xuống nhìn cha :
- Đọc lá thư như là ông cụ đang nói chuyện với ba vậy.
Anh thắc mắc :
- Ông cụ đã làm nên lỗi gì mà không thể tha thứ ?
Ông Tâm lắc đầu :
- Ba cũng không biết nữa . Nhưng ba nghĩ đó là câu chuyện của mười tám năm trước , mà ông cụ định kể cho ba nghe.
Chí Tường nhíu mày :
- Mười tám năm trước , dòng họ Tô có gây thù oán với ai đâu ? Chẳng lẽ chuyện ông cụ muốn nói là cái chết của ba mẹ Ức Mi ? Nhưng con nghe nói họ bị tai nạn mà ?
- Chúng ta không phải là người trong cuộc , không hiểu thì đừng suy đoán lung tung.
Chí Tường không bỏ qua :
- Ba à . Vú Nam là lão quản gia , là người lâu năm nhất trong biệt thự họ Tô . Có lẽ họ biết đó ba.
- Họ biết thì sao ? Mười năm rồi ba làm việc cho ông cụ , nhưng bà chẳng điều tra được gì . Trong cuộc sống , ông cụ là người giản dị . Với mọi người , ông cụ là người hòa đồng , dễ chịu . Không một điểm nào cho thấy ông cụ là người tàn nhẫn cả . Vú Năm và lão quản gia luôn kính trọng ông cụ.
- Biết đâu đó là thời gian con người ăn năn cho tội lỗi của mình làm ra . Cái chết của con trai và con dâu , ông cụ dễ bị nghi ngờ lắm.
- Con thấy sao mà nói nghi ngờ ?
- Bác trai , bác gái bị tai nạn , theo như địa vị của ông cụ của mười năm về trước thì làm sao tránh được giới báo chí xầm xì . Thế mà đám tang họ diễn ra trong lặng lẽ , không một ai biết.
- Có lẽ ông cụ không muốn là trung tâm . Con biết rồi đó , bao nhiêu phóng viên , bao nhiêu bài báo đăng lên với nhiều tin khác nhau cũng làm đau đầu.
Ông Tâm nhẹ giọng :
- Nhưng thôi , dù sao ông cụ cũng đã ra đi rồi . Hãy để tất cả vùi chôn theo ông , quên lãng đi . Đừng khai thác thêm sẽ làm đau lòng người ở lại.
- Ba có biết số tiền ông cụ chuyển vào tài khoản cho chúng ta không ?
Ông Tâm gật nhẹ :
- Biết.
- Bao nhiêu hả ba ?
- Hai trăm triệu.
- Con số không phải nhỏ . Ba có nhận không ?
Ông Tâm hỏi lại :
- Con nghĩ sao ?
- Đó là quyền quyết định của ba . Dù sao , đó là tấm lòng của ông cụ.
- Gia đình chúng ta bây giờ không còn thiếu thốn như xưa nữa , mà không nhận thì ông cụ sẽ rất buồn . Ba định làm thủ tục tặng cho cô nhi viện , nhưng sẽ lấy tên ông cụ.
Chí Tường sáng mắt :
- Một ý kiến hay ! Con nghĩ bên kia thế giới , ông cụ không nỡ buồn chúng ta.
- Vậy ba giao công việc này cho con nghe ?
- Không thành vấn đề . Nhưng còn một việc quan trọng khác , chúng ta cần phải làm . Đó là phải tìm kiếm bà Ái Bình.
- Đúng là không dễ chút nào.
- Phải chi chúng ta biết địa điểm của bà ta ở một tỉnh nào đó trong nước thì còn chờ người dò hỏi được . Đàng này phương hướng cũng không . Nhỡ như bà ta đang sống ở nước ngoài thì sao đây ? Cả đời ba cũng không hoàn thành nhiệm vụ.
- Mọi việc phải nhờ vào sự may mắn thôi.
- Con nghĩ nếu bà Ái Bình không còn trên cõi đời này nữa , thì ba liên lạc với ai ?
- Còn đứa cháu trai bà ta chi ?
- Thế ba có biết tên không ? Cho dù biết tên , thì cả nước này có bao cái tên như vậy ? Con thấy rắc rối cho ba thì đúng hơn.
Ông Tâm có vẻ suy nghĩ :
- Ba định đăng tin trên báo.
- Đó cũng là một cách giải quyết , nhưng ba có nghĩ đến vấn đề mạo nhận không ?
- Vậy...
Chí Tường đưa ra ý kiến :
- Hay là ba đăng tin ông cụ tìm một người bạn tên là Ái Bình đã nhiều năm không gặp.
- Chỉ vậy thôi sao ?
- Vâng . Xem có ai tìm đến không . Một mặt là như vậy . Mặt khác , con trở về thành phố nhờ bạn bè của mình dò la tin tức . Hy vọng bà Ái Bình cũng là một nhân vật nổi tiếng , để mọi việc đơn giản hơn.
Chí Tường trấn an :
- Mọi việc rồi cũng được giải quyết thôi , ba đừng căng thẳng quá làm cho mẹ thêm lo lắng.
Ông Tâm bóp trán :
- Mấy ngày nay , ba không có một cách giải quyết nào . Có con rồi , mọi việc nhanh chóng hơn.
Chí Tường cười :
- Ba có công nhận ba già chưa ?
- Chắc ba già thật rồi.
- Vậy thì xin nghỉ hưu ở nhà với mẹ đi.
- Đâu phải muốn nghỉ là nghỉ . Ít ra cũng phải hết năm nay.
- Ba cứ sắp xếp nghỉ càng sớm càng tốt . Tranh thủ thời gian đưa mẹ đi du lịch . Cả đời ba cống hiến bao nhiêu đó đủ rồi . - Chí Tường đùa . - Ba nhường chỗ cho tuổi trẻ chúng con với chứ . Chẳng lẽ ba không muốn thay đổi , văn minh hơn hiện đại hơn ?
- Ý con muốn nói mấy ông già như ba cổ hủ chứ gì ? Tiếp thu chậm chạp , phát huy chậm chạp không bằng tuổi trẻ hôm nay ?
Chí Tường xua tay :
- Không phải đâu.
- Cho con biết nhé ! Gừng càng già càng cay đó , đừng có khinh thường.
Chí Tường méo mó :
- Con chỉ muốn ba nghỉ ngơi co khỏe thôi mà.
- Hừ !
- Đừng giận con nghen ba . Còn mấy ngày nữa là con hết phép rồi . Thứ bảy này , con phải xuống Bảo Lộc.
Ông Tâm hỏi :
- Có công việc à ?
Chưa vội trả lời , Chí Tường hỏi lại :
- Ba còn nhớ Trung Nam không ?
- Chàng trai tài giỏi là giám đốc Công ty Xây dựng Trung Nam ấy à ?
- Dạ phải . Cuối tuần này , hắn về Bảo Lộc thăm bà nội , nên hắn rủ con xuống chơi , sẵn tiện bàn một số công việc luôn.
- Bà nội Trung Nam ở Bảo Lộc... vậy Trung Nam ở thành phố với ai ?
- Bác Hồng Hân , mẹ của Trung Nam . Bác ấy hiền và thương con như Trung Nam vậy . Những năm tháng đầu của đại học , con ở nhà Trung Nam ấy . Lúc ba lên thăm con , ba có gặp mẹ của Trung Nam một lần , ba không nhớ sao ?
Ông Tâm vỗ trán :
- Bảy năm rồi , lại thêm nhiều sự thay đổi , ba hình dung không ra.
- Bà nội của Trung Nam giàu có nhất ở Bảo Lộc , vì bà ấy đang cai quản tài sản của dòng họ Từ . Bà nội rất hiền và nhân hậu . Tiếp nối đời sau , mẹ của Trung Nam cũng giống bà nội vậy . Đàn ông dòng họ Từ ra đi sớm.
- Vậy ra Trung Nam mang họ Từ à ?
- Dạ phải.
Ông Tâm lẩm bẩm :
- Từ Trung Nam có liên quan gì đến dòng họ Từ mà ông cụ nhắc trong thư không ?
Chí Tường hỏi :
- Ba nói gì ạ ?
- Ông cụ có nhắc đến dòng họ Từ...
Chí Tường chợt nhớ :
- À , phải rồi ! Bà Ái Bình là dâu của dòng họ Từ . Chẳng lẽ...
- Thứ bảy này , con thu xếp xuống Bảo Lộc đi , mang theo bức thư mà ông cụ viết . Tìm hiểu xem bà nội của Trung Nam có phải là bà Ái Bình không ? Nếu đúng , thượng đế còn thương ông cụ và Ức Mi . Gởi gắm Ức Mi cho họ thật là tốt.
- Con hy vọng mọi việc sớm tốt đẹp để ba được nghỉ ngơi . Ức Mi có người chăm sóc dạy dỗ để trở thành người hữu dụng . Về sống với bác Hồng Hân , con nghĩ Ức Mi sẽ ngoan hơn.
Ông Tâm thở nhẹ :
- Mọi việc đều có hướng giải quyết . Con cố gắng giúp ba nghe , Chí Tường.
- Dạ , ba hãy yên tâm và chờ tin vui của con.
Ông Tâm vươn vai đứng dậy :
- Mấy ngày hôm nay vất vả , nay ba thấy mình nhẹ nhõm đi.
- Vì trong lòng không còn nặng nề và căng thẳng ?
- Ừ.
Chí Tường tiến về phía ông Tâm . Đột nhiên anh muốn tâm sự với cha , về đời người và cuộc sống . Vừa mở miệng thì chuông điện thoại trên phòng làm việc của ông Tâm reo . Chí Tường nhún vai :
- Thật là không đúng lúc . Nhưng ai gọi khuya thế này ? Có lẽ là Tô Ức Mi đã quậy phá gì nữa rồi.
Ông Tâm ra dấu cho con trai rồi nhấc ông nghe :
- Alô.
Đầu dây bên kia là một giọng con trai đầy khách sáo :
- Alô . Bác ơi , cháu xin lỗi đã làm phiền . Bác cho cháu gặp Chí Tường đi ạ.
- Cháu ở đâu gọi về đây ?
- Thưa bác , cháu ở thành phố.
- Vậy cháu nhờ máy nghe.
- Dạ.
Ông Tâm trao điện thoại cho con trai :
- Của con.
Chí Tường áp ống nghe vào tai :
- Alô.
- Thế Khiêm đây.
- Có chuyện gì mà mày gọi tao khuya thế ?
- Ngày mai , mày có thể về thành phố không ?
- Tao chưa hết phép mà . Với lại Trung Nam đã hẹn tao về Bảo Lộc thăm bà nội của hắn.
- Không về và cũng không đi đâu hết . Trung Nam bị tai nạn giao thông còn đang cấp cứu . Nghe đâu gãy chân gì đó.
Chí Tường kêu lên :
- Cái gì ? Trung Nam vừa gọi điện thoại cho tao lúc sáu giờ đây mà.
- Thì đó... Gọi xong , hắng ra ngoài là bị ngay . Bác Hân nhờ tao gọi cho mày , nhắn mày lên phụ Trung Nam.
Chí Tường chép miệng :
- Thật là xui xẻo hết sức . Thôi được rồi . Chiều mai tao có mặt.
Thế Khiêm dặn dò :
- Đừng cho bà nội Trung Nam hay nghe . Lỡ bà ấy lo lắng cho đứa cháu đích tôn , rồi tăng huyết áp lăn đùng ra đó thì nguy to.
- Tao biết rồi.
- Thôi nhé . Tao vào với bác Hân đây.
- Ừ.
Chí Tường gác máy, giọng uể oải :
- Ngày mai , con phải lên thành phố ngay , ba ạ.
- Công việc gặp trở ngại à ?
- Không . Thế Khiêm vừa gọi điện cho con, nói Trung Nam bị tai nạn , đang ở phòng cấp cứu.
- Nghiêm trọng lắm không ?
- Dạ , nghe nói bị gãy chân.
Ông Tâm chắc lưỡi :
- Đi đâu mà dữ thế ?
- Bị xe ép té.
- Tai nạn giao thông bây giờ làm ba thấy chóng mặt.
Ông Tâm nhìn đồng hồ :
- Thôi , không còn sớm nữa đâu . Con nghỉ đi để ngày mai lại lên đường.
Chí Tường ngập ngừng :
- Còn việc lá thư...
- Chuyện của Trung Nam gấp hơn.
Chí Tường đề nghị :
- Hay con dò hỏi thử Trung Nam nghe ba ?
- Cũng được.
- Nếu sự thật như chúng ta dự đoán , thì con gọi điện thoại về cho ba , rồi ba tìm cách liên lạc.
- Tính vậy đi.
Chí Tường đứng lên :
- Con đi nghỉ đây . Chúc ba ngủ ngon.
oOo Cộc... cộc... cộc...
- Ức Mi à ! Dậy đi con . Trưa lắm rồi.
-...
- Ức Mi ! Con còn giận vú sao ?
Vú Năm thở dài :
- Thật ra , vú đâu muốn con đi . Nhưng vì tương lai của con , vú đành phải nén lòng . Tuân lời ông cụ , con sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩ hơn và tương lai cũng không bấp bênh nữa.
-...
- Nói thì nói vậy , chứ còn lâu mà . Bao giờ luật sư Tâm tìm được người bạn năm xưa của nội con , thì con mới đi mà , phải không ?
-...
- Ức Mi ! Vú buồn thì có buồn . Nhưng vú nghĩ con rời khỏi nơi đã cho con nhiều niềm đau này , có lẽ sẽ tốt hơn đấy.
-...
- Ức Mi à ! Con có nghe vú nói gì không ? Mở cửa cho vú đi con.
Gọi hoài không thấy động tịnh gì, vú Năm đưa tay vặn cửa . Nhẹ nhàng , vú bước vào trong . Mền gối được xếp gọn gàng cho thấy Ức Mi đã dậy . Nhưng con bé đâu rồi nhỉ ?
Vú Năm đẩy cửa phòng tắm , thì phòng tắm cũng trống không.
Trở ra , vú Năm phát hiện ở bàn trang điểm của Ức Mi có mất một và món . Linh tính mách bảo có điều không ổn , vì căn phòng chẳng có hơi hám người.
Nhanh tay , vú Năm mở tung tủ quần áo . Sao thế này ? Quần áo giản dị của Ức Mi đã mất đi một phân nửa . Cả cái vali ở góc tủ cũng không còn.
- Con bé bỏ đi rồi ư ?
Vú Năm chạy xuống lầu , réo gọi :
- Lão quản gia ! Lão quản gia !
Tiếng gọi không được bình thường của vú Năm làm lão quản gia tất tả ở vườn cũng chạy vào.
- Chuyện gì thế bà ?
Vú Năm hổn hển :
- Không xong rồi , chuyện lớn rồi.
- Mà chuyện gì mới được ?
- Ức Mi...
Lão quản gia nhíu mày :
- Con bé làm sao ?
- Bỏ đi rồi.
- Hả !
- Ông không tin thì lên phòng con bé mà xem . Quần áo đã mang đi một nửa.
Lão quản gia cùng vú Năm lên lầu . Họ muốn xác định lại lần nữa.
Nhưng rồi nhìn thấy phong thư được dằn ở dưới bình hoa cho họ biết đó là sự thật.
Vú Năm cầm lá thư lên :
- Ông đọc cho tôi nghe với.
Lão quản gia tháo phong thư ra đọc :
"Ngày... tháng... năm...
Vú thương yêu ! Lão quản gia kính mến !
Sau nhiều đêm suy nghĩ , cuống cùng con cũng có quyết định riêng cho mình . Dù con không thấy được mặt cha mẹ mình , không có một tiếng gọi , nhưng con đã lơn lên trong vòng tay thương yêu của ông nội , vú và lão quản gia . Vú là người gần gũi nhất với con . Xa vú , con cũng rất là buồn , nhưng cũng đành chịu.
Con không thể giam mình trong căn biệt thư này trong nỗi ám ảnh nghi ngờ về cái chết của những người thân , vú có hiểu không ? Từ ngày con nhận thức được , thì con đã nghe rất nhiều lời đồn , nhưng con vẫn không tin . Vú ơi ! Sự thật làm con rất đau lòng . Từ một quyển nhật ký bí mật mà con hiểu hết...
Còn đau đớn nào hơn nữa , con phải làm sao đây ? Có nên ghét ông nội vì những chuyện ông đã làm không ? Con không thể làm điều đó được , cho nên con chọn một con đường là ra đi , phiêu lưu trong cuộc đời để lòng quên đi những đau buồn.
Tô Ức Mi , một tiểu thư đài các sẽ không còn mà thay vào đó một Tô Ức Mi với cuộc sống bình thường , lao động bằng đôi tay , khối óc để có được cuộc sống.
Xin lỗi vú và lão quản gia vì Ức Mi đã làm hai người thất vọng . Nhưng hãy cứ tin rằng , Ức Mi sẽ không bao giờ gục ngã trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ức Mi đi đây , hai người nhớ giữ gìn sức khỏe . Cho Ức Mi gởi lại di ảnh của những người thân . Đừng tìm kiếm Ức Mi làm gì.
Tạm biệt "
Vú Năm ngơ ngác:
-Thế này là thế nào?
-Giấy không gói được lửa. Cuối cùng, câu chuyện đau lòng ấy cũng bị Ức Mi biết.
-Nhưng làm sao con bé biết được.
-Thì trong thư nói do cuốn nhật ký của ông cụ. Mà như vậy lòng người bớt nặng nề hơn. Tôi và bà không còn ray rứt khi đối diện với Ức Mi.
-Con bé thiếu suy nghĩ quá. Bỏ đi như vậy biết đâu mà tìm chứ? Trời đất bao la, rồi cuộc sống của những ngày sắp tới...
Vú Năm níu tay lão quản gia:
-Chúng ta phải làm sao đây? Chẳng lẽ bỏ mặc Ức Mi hay sao đây?
Bà sụt sùi:
-Ông cụ đã gởi gấm con bé...
Lão quản gia thở dài:
-Ức Mi bỏ đi cũng có lý do riêng. Nếu như có tìm được, liệu con bé có chịu trở về đây không? Căn biệt thự này bỗng chốc như xa lạ, không còn là tổ ấm của ngày xưa một khi con bé đã biết ba mẹ chết trong tức tưởi và đau khổ. Thương Ức Mi, nhưng tôi và bà không có quyền oán trách ai, hay nói ai không đúng. Âu đó cũng bởi số phận của con người. Xem chúng ta đã trải qua một giấc mơ.
-Nhưng với Ức Mi thì không. Cái chết thương tâm của ba mẹ đã để lại trong lòng cô bé một vết thương. Dù được ông cụ bù đáp rất nhiều, nhưng vẫn không thay thế được tình thương của ba mẹ. Cuộc đời của Ức Mi quả là bất hạnh. Sống trong giàu sang tưởng đầy hạnh phúc, nhưng nào ngờ sự thật phơi bày tất cả, phút chốc như mây khói. Đau khổ và tuyệt vọng, tôi lo sợ Ức Mi nghĩ quẩn.
-Không có đâu. Ức Mi đã khôn lớn và biết nhận thức được. Với bản tính cứng rắn kiên cường. Ức Mi không ngu ngốc huỷ hoại mình và huỷ hoại cả tương lai. Đau khổ thôi mà, tôi nghĩ con bé đến một nơi nào đó cho nỗi đau lắng dịu.
Đù ông có trấn an tôi bao nhiêu cách, tôi cũng không yên tâm. Ức Mi đang ở địa vị và có cuộc sống của một tiểu thự Bây giờ ra ngoài bôn ba cực khổ... Tôi còn chưa nói đến thân con gái bị lường gạt. Ông đọc nhiều báo, coi nhiều tin cũng đã biết rồi chứ? Ông mau nghĩ cách tìm Ức Mi đi.
Lời của Vú Năm tác động lão quản gia.
Lão quản gia đi tới đi lui, mặt mày nhăn nhó nghĩ ngợi:
"Phải tìm con bé ở đâu? Nơi con bé đến cũng không biết là nơi nào. Nếu Ức Mi có xảy ra chuyện gì, thì người con sống đây sẽ ân hận không nguôi. Nói thì nói vậy, nhưng trong lòng ta có thua gì vú Năm đâu. Ức Mi bỏ nhà đi, đó là nỗi lo lắng lớn nhất của những người trong ngôi biệt thự này. Làm sao đây để kịp thời tìm kiếm Ức Mi trở về ?"
Vú Năm gấp rút:
-Không thể chần chừ thêm một phút nào nữa. Chúng ta gọi điện cho luật sư Tâm đi, xem ông ấy có giúp được gì không? Một khi Ức Mi đã có ý định bỏ đi, thì con bé không bao giờ quanh quẩn ở cái thành phố này cho chúng ta tìm thấy đâu.
-Ý của bà là...
- Con bé đã đi xa rồi. Cho nên chúng ta cần liên lạc ngay với luật sư Tâm để ông ấy giúp đỡ. Tuy ông ấy sống ở đây, nhưng quan hệ rộng rãi, thêm cậu con trai Chí Tường đang làm việc ở thành phố...
-Tôi hiểu ý bà rồi. Việc tìm kiếm Ức Mi sẽ nhanh chóng thôi. Tôi và bà xuống phòng khách đi.
Lão quản gia và vú Năm lật đật xuống lầu. Họ nôn nóng, căng thẳng. Ức Mi bây giờ như thế nào, trong lòng họ đầy nặng nề.
Xuống phòng khách, lão quản gia ra dấu:
- Bà gọi điện thoại cho luật sư Tâm đi.
Vú Năm nhìn đồng hồ:
- Đang giờ làm việc, biết có ông ấy ở nhà không?
-Thì gọi vào chỗ làm việc của ông ấy.
-Tôi... tôi không biết số. Chỉ có ông cụ là biết thôi. Nhưng...
-Sao mà rắc rối thế này? Không liên lạc được với luật sư ngay bây giờ, tôi e chúng ta không còn cơ hội gặp lại Ức Mi đâu.
-Ông nói sao nghe...
-Biết đâu bây giờ Ức Mi chưa đi xạ Vú gọi điện cho bà luật sư, nhờ bà ấy nhắn hộ.
Vú Năm sáng mắt:
-Ừ. Như vậy mà tôi nghĩ không ra.
Vú Năm bấm số. Sau vài hồi thì có người nhấc ống nghe.
-Chào bà luật sự Tôi là bà vú ở biệt thự Ông Tô Tịnh.
-Ồ! Tôi đã nhận ra bà rồi. Vú Năm phải không?
-Thưa vâng.
Bà Tâm vui vẻ:
-Chào bà. Bà vẫn khoẻ chứ?
-Cám ơn bà, tôi vẫn khoẻ. Xin lỗi bà, tôi muốn gặp luật sư Tâm ngay bây giờ, nhưng... tôi phải làm sao để liên lạc với luật sư Tâm đây?
Bà Tâm nhíu mày:
-Ở biệt thự đã xảy ra chuyện gì, phải không vú?
-Không giấu gì bà, Ức Mi đã bỏ nhà đi rồi.
-Bỏ nhà đi?
-Phải. Cho nên tôi cần gặp luật sư gấp, làm phiền bà.
- Được rồi. Vú gác máy đi. Tôi gọi cho anh ấy ngay.
-Cám ơn bà.
-Vú đừng bận tâm.
Vú Năm gác máy. Lão quản gia hỏi ngay:
-Sao hả?
-Bà luật sư sẽ giúp chúng ta liên lạc với luật sư Tâm.
Vú Năm chắp tay:
-Hy vọng mọi chuyện sẽ không đến nỗi nào. Ức Mi! Con đừng khờ. Nếu con muốn đi như vậy, thì nhất định phải có vú cùng đi theo để vú chăm sóc cho con từng miếng ăn giấc ngủ và khi thời tiết thay đổi.