15/3/12

Công chúa Huyền Trân

Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?...
(Huyền Trân công chúa)
Người đẹp giúp mở mang bờ cõi nước Việt. Tình yêu vượt qua gươm giáo.

Mấy trăm năm trước nước Việt Nam chỉ rộng bằng nửa ngày nay. Miền trung là một nước khác gọi là Chiêm Thành. Còn miền nam là một nước thứ ba .

Vào thời đó vua của Việt Nam có một nàng công chúa rất đẹp. Tên nàng là Huyền Trân. Nàng yêu một chàng trai tên Trần Khắc Chung. Chung có địa vị cao trong quân đội. Chàng ta cũng yêu nàng tha thiết.

Chế Mân, vua xứ Chiêm Thành, nghe tin về nhan sắc nàng công chúa của vua Việt Nam, bèn cầu hôn xin cưới Huyền Trân. Ông ta hứa cho vua Việt Nam hai thị trấn trù phú gọi là: Châu Ô và châu Lý.

Huyền Trân rất buồn rầu khi nàng nghe tin cha nàng muốn gả nàng cho vua Chế Mân. Nàng vẫn yêu Khắc Chung tha thiết, nhưng nàng nghĩ rằng cha nàng và quốc gia nàng đang cần mở mang thêm bờ cõi nên nàng đành ưng thuận làm vợ Chế Mân. Trần Khắc Chung rất buồn rầu vì đã mất Huyền Trân.

Một ít năm sau Chế Mân chết. Theo luật pháp ở Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị thiêu sống để linh hồn đi theo nhà vua xuống lâu đài dưới cõi âm hầu hạ vua. Cho nên Huyền Trân bị ép buộc phải chết theo lối này.

Đêm trước khi Huyền Trân bị thiêu, Trần Khắc Chung nghe được tin dữ này, ông liền vội vàng cùng binh lính cỡi ngựa đến kinh đô nước Chiêm Thành. Ông ta đến kịp và cứu Huyền Trân khỏi chết thiêu. Quân lính của Chung đánh nhau với quân Chiêm Thành đã giải thoát cho Huyền Trân và đem nàng trở về Việt Nam.
Trần Khắc Chung cưới Huyền Trân và sống với nhau thật hạnh phúc.

(Nguồn Đoàn Xuân Hà)

* Huyền Trân (1287 - 1340), một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). 


Ngày Huyền Trân công chúa mất (ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn), dân chúng quanh vùng thương tiếc tôn nàng là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày giỗ hàng năm của nàng từ đấy cũng trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
(Nguồn wikipedia)