Không khí trong phòng vẽ rất yên tĩnh.
Kiều Thư Bồi đứng trước gía vẽ. Mắt chăm chú nhìn bức phát họa về dáng người. Rồi chàng ngẩng lên nhìn người mẫu đang đứng trên bục. Lòng không chủ tâm, đây đâu phải là lần đầu tiên. Bồi đã vẽ qua mấy lần cơ thể học. Vậy mà không hiểu sao đầu óc hôm nay lại bềnh bồng. Có lẽ, cái dư vị của tình yêu đêm qua. Vâng, chính đêm qua. Bồi bây giờ mới hiểu thế nào là sự kỳ diệu tuyệt vời của phụ nữ. Bồi cầm bút than lên, nguệch ngoạc vẽ. Nhưng trong đầu Bồi không phải là cô người mẫu trước mặt mà là khuôn mặt dịu dàng tình cảm của Thái Cần.
Trần Tiêu bước qua. Tiêu là bạn trọ cùng phòng trong ký túc xá với Bồi. Không những thế còn là bạn học cùng lớp, cùng ngành. Nói rõ hơn là bạn tri kỷ của Bồi.
Cha của Trần Tiêu làm việc ở xưởng lọc dầu. Gia đình khá sung túc. Có điều Tiêu là thanh niên thực tế. Chàng nghĩ là mình còn không những năm đứa em cần phải làm gương, nên Tiêu sống rất thanh bạch và chịu khó. Đứng trên phương diện suy nghĩ, Tiêu có vẻ trưởng thành hơn Bồi. Chân đạp đất, không mơ mộng, không ảo tưởng. Biết khả năng mình đến đâu và dựa vào đấy mà phát triển hướng đi riêng của mình.
Trần Tiêu đứng nhìn Thư Bồi vẽ, nhìn bức phác họa, một bức tranh gần như xa lạ với người mẫu.
-Mi đang vẽ ai thế?
Thư Bồi giật mình, nhìn kỹ tranh, chợt đỏ mặt. Chàng kéo tờ giấy xuống xé nát, rồi đặt giấy vẽ khác lên. Bồi quay sang nhìn Tiêu và trở về với thực tại:
Trần Tiêu, nghe nói mi có hai chỗ dạy kèm, phải không?
- Ừ!
- Vậy mi nhường một chỗ cho tao được không?
- Ủa, hình như mi đã đến trung tâm tìm việc làm đăng ký rồi cơ mà?
- Đăng ký là đăng ký chứ có hy vọng gì đâu? Ở đấy người ta nói, phụ huynh học sinh đòi thầy dạy kèm phải ở bên ngành toán lý hóa hoặc ngoại ngữ. Còn sinh viên ngành nghệ thuật như chúng ta không ăn khách. Vì vậy họ bảo tao đợi. Hy vọng quá mong manh, mà trong lúc này, tao lại cần có việc làm ngay.
- Hai ngày nay mầy làm gì có vẻ bận rộn thế? Dọn ra khỏi ký túc xá đi mượn tiền, rồi chạy kiếm việc làm...
- Hôm nào rảnh tao sẽ kể cho mầy nghe sau.
Trần Tiêu nhìn bạn.
- Cho tao hỏi ngắn một câu thôi. Chuyện này có liên hệ gì đến đàn bà không?
- Có.
Trần Tiêu suy nghĩ một chút, nói:
- Mầy có biết là hôm qua Tô Yến Thanh đã vào trường tìm mi suốt cả buổi chiều rồi không?
- À. Thư Bồi sực nhớ ra - Chết chửa, tao lại quên mất!
- Cái gì mà khiến mầy quên hết mọi chuyện vậy?
- Đúng ra hôm qua tao có hẹn với Yến Thanh.
- Có nghĩa là một cô gái khác làm mầy quên cái hẹn đó?
Trần Tiêu vừa vẽ vừa nói. Anh ta có vẻ bất bình. Phải thú nhận một điều là Tiêu cũng rất ái mộ Yến Thanh. Với Tiêu, Yến Thanh là một cô gái đáng quí trọng. Đẹp, có tài, có óc châm biếm sâu sắc. Thư Bồi hiểu bạn, biết bạn không hài lòng, đành thú nhận:
- Vâng.
Trần Tiêu không nói gì thêm. Giáo sư hội họa đang bước xuống, đi về phía hai người. Họ phải tập trung sự chú ý lên trang giấy.
Và suốt buổi học hôm ấy. Họ không trao đổi gì nữa. Mãi đến lúc tan giờ... Chuông reo. Một người sắp xếp giấy bút lần lượt đi ra. Trần Tiêu mới nắm lấy tay Bồi nói:
- Nào, lại đây, tao phải xử mầy mới được.
- Xử tao? Thư Bồi trợn mắt- Tao đã làm gì sai nào?
- Sai hay không, tao phải biết hết sự thật mới kết luận được.
Họ kéo nhau ra khỏi phòng vẽ. Chiều hôm ấy, nắng chói chang trong vườn trường. Nhưng vì là đầu hạ, nên cũng không nóng lắm. Có gió thổi nhe. Cả hai men theo con đường trải sỏi vừa đi vừa nói chuyện.
- Nào nói đi. Trần Tiêu lên tiếng - ở đâu rồi đột nhiên có một cô gái xuất hiện bất ngờ, cột chặt lấy mi. Tao thấy thì cô bé này hẳn bản lĩnh lắm.
Thư Bồi thở dài:
- Chưa gì mi đã có ấn tượng không tốt với người ta rồi. Phải biết hết nguồn lai câu chuyện rồi hãy phê phán chứ?
- Thì tao đang tìm hiểu đây. Trần Tiêu nói - Sao cô ấy học ở đâu? Cùng trường đại học với chúng ta không?
- Không, cô ấy chưa tốt nghiệp phổ thông, lấy đâu lên đại học.
- Ối giời! Trần Tiêu tròn mắt, rồi nói - Thôi được, sức học cũng không tiêu biểu được hết con người, thế cô ấy làm nghề gì?
- Cô ấy à? hoàn cảnh bi đát lắm. Thư Bồi không biết phải trình bày thế nào cho nhẹ chỉ nói - Cha cô ấy đang ở tù, còn mẹ thì mới tự tử tháng trước.
Thật ư? Trần Tiêu dừng lại dưới một tàn cây to, ngạc nhiên nhìn bạn - Mầy không nói giỡn chơi chứ Thư Bồi?
- Tao không thể nói đùa trong lúc này. Chuyện nầy nói đùa được ư?
- Mi bảo là cha cô ta đang ngồi tù?
- Ờ.
- Tội gì đấy?
- Một vụ án khá phức tạp. Tội buôn lậu, ký chi phiếu không tiền bảo chứng.
- Trời đất! thế làm sao mi quen được một cô gái có gia phả như vậy? Trần Tiêu kêu lên - Mi đã bị người ta lừa vào tròng rồi. Thư Bồi, mi đừng có bộp chộp vậy. Mi chưa có kinh nghiệm đời... Chưa "chích thuốc ngừa". Nhiệt tình và lòng thương người dễ bị lợi dụng lắm...
- Trần Tiêu! Thư Bồi bực dọc cắt ngang - Nếu mi mà còn phê phán Thái Cần cái kiểu đó nữa, thì ta cắt đức tình bạn với ngươi đấy.
- Ồ! Trần Tiêu tựa người vào thân cây, chăm chú nhìn bạn, rồi gật gù - Thế nầy, có nghĩa là mi đã suy nghĩ, đã quyết định?
- Sao lại không? Tao đã tính tới chuyện cưới Thái Cần làm vợ, dĩ nhiên phải suy nghĩ kỹ mới quyết định như thế chứ.
- Cưới làm vợ? Trần Tiêu tròn mắt - Thế bây giờ? Chưa cưới mà chúng bây đã ở chung?
- Vâng.
- Cô ta cũng dễ dàng chấp nhận sống chung trước khi cưới? Như vậy cô ta phải thuộc loại mô típ " Đợt sống mới" rồi?
Trần Tiêu hừ nhẹ trong mũi, rồi tiếp:
- Vậy mi có phải là người đầu tiên ăn ở với cô ta không?
- Tao xin phép không trả lời câu hỏi này của mầy. Thư Bồi đỏ mặt nhìn bạn nói, chàng có vẻ khó chịu - Mầy làm gì như quan tòa thẩm vấn bị can thế? Một cuộc thẩm vấn đầy ác ý không mấy thân thiện. Tao biết mầy không hiểu gì cả. Mầy không hiểu gì về chuyện của chúng tao.
Chúng tao quen nhau từ lúc tóc còn để chỏm. Chúng tao lớn lên cạnh nhau, học chung, vui đùa với nhau... Bây giờ, gia đình cô ấy tan nát, cô ta không nơi nương tựa, một tổ ấm... Bây giờ... Mầy làm ơn đừng hạch sách gì nữa. Chuyện đó là chuyện riêng của tao. Tao chỉ muốn hỏi mầy, mầy có chịu giúp đỡ tao không?
Trần Tiêu lặng lẽ nhìn Bồi.
- Mầy muốn tao giúp đỡ mà lại không muốn tao biết vì sao phải giúp đỡ thì làm sao nhiệt tình được.
- Tốt lắm. Thư Bồi quay người lại như định bỏ đi - Vậy để tao đi nhờ người khác.
Tiêu nắm tay bạn kéo lại.
- Nói vậy đã giận rồi ư? Thôi mà, đứng lại bàn thêm một tí xem nào?
Thư Bồi đứng lại, nghi ngờ nhìn bạn.
- Tao hiện có hai chỗ dạy kèm. Trần Tiêu nói - Một chỗ dạy kèm cho hai đứa con trai ở cấp hai môn Toán và Anh văn vào ba ngày hai, tư, sáu, một cho học sinh lớp mười hai, đang chuẩn bị thi vào đại học vào các ngày ba, năm, bảy. Mi muốn chọn chỗ nào?
- Thư Bồi suy nghĩ một chút nói.
- Tao thấy thì dạy cấp hai nhàn hơn...
- Được, hôm nay là thứ sáu, tối nay tao dẫn mầy đến đấy. Nhưng mà, mầy phải mua chiếc xe đạp, vì hai thằng bé này ở tận ngoại ô. Đạp xe một tiếng, dạy hai tiếng coi như mất ba tiếng. Giờ dạy từ bảy giờ ba mươi tới chín giờ ba mươi, lương tháng là một nghìn đồng. Tao nói trước là cực lắm đấy. Tối nay mầy phải đi với tao tới đấy xem người ta chịu nhận mầy không, nhắm kiên nhẫn được không? bằng không thì miễn đi.
- Dĩ nhiên là chịu khổ nổi tao mới tìm mầy chứ?
- Chuyện dạy kèm khổ tâm lắm chứ không ngon ăn đâu. Hai thằng nhóc đó ngang ngược, lại nghịch ngợm. Lúc nào cũng kiếm chuyện quấy rối. Còn cha mẹ chúng. Không cần lý lẽ thiệt hơn chỉ cần thấy chúng sụt hạng là trách móc, là đổ trút trách nhiệm cho người dạy, chớ con họ vô can. Đấy, cậu thấy sao? Chịu đựng được chứ?
Kiều Thư Bồi nhìn Trần Tiêu.
- Được.
- Vậy thì đi. Tiêu nói - Thú thật với mầy, tao cũng chịu mấy thằng nhóc này hết nổi rồi. Bây giờ bàn giao cho mầy để nhẹ người một chút...
Nhưng rồi suy nghĩ một chút Trần Tiêu lại nói:
- Thư Bồi nầy. Dù sao tao với mầy cũng là bạn bè thân thiết. Mầy có đồng ý không?
- Ồ.
- Vậy tao có thể khuyên mầy mấy câu được không?
Thư Bồi nhìn xuống đất mũi giày chàng ấn mạnh xuống đất.
- Tao biết mầy muốn nói gì. Có phải mầy định nói là tao đã bị gái lừa. Tao đang đi xuống dốc. Tao... Nhưng tao tha thứ cho mầy đấy... Vì mầy không hiểu được Thái Cần nên mới nói như vậy...
- Mầy tha thứ cho tao? Trần Tiêu có vẻ không hài lòng, nhưng không nói ra. Chàng chỉ nói - Tao nghĩ ít ra cô ta phải có một cái gì đặc biệt mới lôi cuốn được mầy. Cô ấy đẹp lắm ư?
- Đẹp hay không tuỳ theo cái nhìn của mọi người, với bạn đã có tiên kiến trước như vậy, chưa hẳn là thấy đẹp. Mà có khi còn cho là xấu?
- Ai xấu?
Đột nhiên có tiếng con gái từ phía sau hỏi. Làm cả hai giật mình quay lại. Yến Thanh với chồng vở trên tay và nụ cười thật tươi đang tiến tới. Sự xuất hiện bất ngờ của cô nàng làm Thư Bồi bối rối khôn cùng. Chàng muốn tìm cớ để chuồn êm, nhưng Yến Thanh đã nhìn thẳng vào mắt chàng.
- Cái ông hẹn lèo nầy. Sao không giữ lời hứa vậy ông?
- Xin lỗi. Thư Bồi vội cười gượng - Hôm qua vào phút cuối có chút công chuyện, nên tôi quên mất.
Yến Thanh soi mói nhìn Bồi:
- Nghe nói anh đã dọn ra khỏi ký túc xá sinh viên?
- Ờ.
- Sao vậy?
- À... À... Tại vì. Thư Bồi lúng túng - Ở ký túc xá đông quá. Tôi nghĩ, trong lúc tôi cần có một chỗ yên tĩnh. Tôi không quen với những chỗ quá đông người.
Bồi trả lời bằng một cách không đầu không đuôi. Lòng chàng lại thắc mắc. Sao đàn bà họ thích hỏi một cách cặn kẽ như vậy. Trong khi Trần Tiêu hết nhìn Bồi lại nhìn Yến Thanh cười. Thanh chợt quay lại hỏi.
- Anh Tiêu. Anh cười cái gì thế? Có ai làm hề đâu cho anh cười? Kỳ cục!
- Kỳ cục? Trần Tiêu ngạc nhiên - Vậy thì Yến Thanh có thấy Thư Bồi nó kỳ cục không? Hừ! Trên đời này sao lắm chuyện lạ thế? Khi không rồi giận cá chém thớt.
Và quay sang Thư Bồi Tiêu vỗ vai bạn nói:
- Cậu nói đúng đấy Bồi a. Cái đẹp cũng tùy theo cái nhìn của mỗi người khác nhau. Chưa gì, có người đã cho là tao kỳ cục. Vậy thì, để tao đi chỗ khác chơi vậy.
- À.À.Thư Bồi chợt quýnh lên - Mầy định đi đâu vậy?
- Trở về ký túc xá chứ đi đâu. Trần Tiêu quay người như muốn bỏ đi - Tối nay sáu giờ năm mươi phút, tao chờ mầy trước cổng ký túc xá đấy. Đừng quên nhé. Tao thấy mầy lúc này mắc thêm chứng bệnh "hay quên" nữa đấy.
Thư Bồi không giữ được Tiêu. Chàng bối rối quay lại. Yến Thanh có vẻ tò mò.
- Anh đang mưu đồ gì với Trần Tiêu đấy? Rủ nhau đi chọc gái à?
- Đừng có đoán mò. Thư Bồi vội giải thích - Tôi đang nhờ hắn tìm dùm cho một chỗ dạy kèm. Tối nay hắn sẽ đưa tôi đến nhà đó giới thiệu.
- À! Yến Thanh tròn mắt - Hình như chữ viết của anh đẹp lắm phải không?
Yến Thanh hỏi làm Bồi hơi ngạc nhiên.
- Ờ ờ... Cũng không xấu xí lắm.
- Vậy thì, như anh đã biết đấy, cha em đang biên tập một quyển sách có tựa đề là “Văn học sử Trung Quốc". Ông ấy cần một thư ký sắp xếp tài liệu và sao chép. Em nghĩ, anh có thể làm được việc đó. Công việc này dù gì cũng nhẹ hơn là đi dạy kèm.
Thư Bồi nhìn Yến Thanh suy nghĩ, rồi lắc đầu:
- Cám ơn, nhưng mà tôi thích đi dạy kèm hơn.
- Sao vậy?
- Tôi... Thư Bồi lưỡng lự một chút cười nói - Chữ tôi tạm tạm thôi, không đẹp lắm đâu.
- Hừ. Yến Thanh trề môi - Tôi hiểu tại sao anh lại từ chối không nhận việc rồi.
Thư Bồi kinh ngạc:
- Tại sao? Yến Thanh cho là vì sao chứ?
- Tại sao à? GIọng Thanh kéo dài - có gì lạ đâu, chẳng qua vì cái bản chất cao ngạo của anh. Anh muốn tự mình tìm lấy công việc làm không thích dựa hơi bạn gái. Thật tình, thì chuyện đó có quan hệ gì chứ? Hoàn cảnh gia đình anh thế nào, cả nhà em đều biết, cha em còn tỏ ra thán phục anh. Sao? Yến Thanh nhướng mày, tiếp - Rõ ràng là cha em đang cần người, mướn ai thì cũng đâu bằng nhờ anh?
- Tại sao không bằng nhờ tôi?
- Trời đất, vậy mà không biết. Yến Thanh đỏ mặt nói - Anh tối ngày chỉ biết hỏi khó để bắt người ta phải nói. Có phải là... Anh nghĩ là... Em muốn anh đến nhà em để... tình cảm mình thân mật hơn không?
Thư Bồi chợt thấy bối rối, phải nói là sợ hãi thì đúng hơn. Chàng đứng ngẩn ra trong khi Yến Thanh cười một cách đắc ý.
- Thôi được rồi. Thế này nhé. Yến Thanh lại tiếp - Ngày mai anh đến nhà em dùng cơm rồi tính sau. Mẹ em nói... Sao lâu quá không thấy anh đến chơi đấy.
- Ồ... Không được. Thư Bồi càng lúng túng - Yến Thanh ạ, mai tôi cũng có công chuyện... Có lẽ nếu xong chuyện, tôi phải dạy kèm.
- Sao kỳ vậy? Nói muốn khan cả cổ mà anh vẫn còn muốn đi dạy kèm. Yến Thanh châu mày - Cái con người anh quả là kỳ cục. Anh tưởng dạy kèm sung sướng lắm hả. Hôm trước, bạn em, Nhậm Vũ Lan đấy, nó cũng đi dạy kèm. Nó bị thằng bé chọc một trận phải khóc đấy. Ngay anh Cao Vỹ lắm mồm, lắm mép thế kia, mà còn bị mẹ của học trò chọc quê đến độ muốn độn thổ. Cho anh biết, nếu mấy đứa học trò mà dễ dạy thì chưa hẳn Trần Tiêu chịu nhường cho anh đâu.
- Trần Tiêu đã cảnh cáo anh là tụi nói rất mất dạy.
- Đấy anh thấy, đâu phải dễ ăn đâu? Yến Thanh đắc thắng nói - anh đừng nên nghĩ là vì biết anh cần việc làm rồi nói là cha em cần người. Cha em đang tìm người thật đấy. Đúng ra thì lúc đầu cha cũng định chọn một sinh viên văn khoa, nhưng sau đó người đó nói, trình độ văn học của anh cũng khá...
Yến Thanh chỉ nói đến đó, rồi lại đỏ mặt. Thư Bồi có cảm giác ngượng.
- Cám ơn Thanh, nhưng tôi nhận thấy tôi không đủ trình độ để đảm nhận việc đó. Sợ là... Cha Thanh rồi sẽ thất vọng. Thôi thì tốt nhất không nhận là hơn.
- À, Em hiểu rồi. Yến Thanh lại cười, nụ cười thật tươi - Em biết là anh sợ... Làm việc bên cha lâu ngày, cha sẽ thấy rõ tật xấu của anh chứ gì? Con người anh thật khó hiểu. Thôi được. Yến Thanh nhún vai - Không ai ép anh, anh cứ đi dạy kèm đi rồi biết.
Yến Thanh ôm tập bỏ đi, nhưng đi được hai bước cô ta lại quay lại nói.
- Sao? Anh chưa về ư?
- Chưa. Thư Bồi giả vờ quay đi - Tôi còn có chút việc.
Yến Thanh châu mày, lẩm bẩm cái gì đó trong miệng, rồi bỏ đi một nước ra cửa. Thư Bồi nhìn theo mãi đến lúc không còn nhìn thấy, mới quay lại thở phào. Nhìn vào đồng hồ, đã năm giờ rưỡi chiều, Thái Cần có lẽ đang chờ ở nhà. Chàng vội vã bước nhanh ra cổng.
Leo một hơi bốn tầng lầu, lên đến sân thượng. Vừa đến cửa, Thư Bồi đã gọi lớn.
- Thái Cần em!
Thái Cần lập tức như cơn gió lùa ra cửa, nhào đến ôm lấy chàng.
- Sao anh về trễ thế? Em nhớ anh muốn chết à!
Thư Bồi âu yếm cuối xuống, đặt nụ hôn lên môi vợ.
- Đừng, đừng anh. Anh không cạo râu làm em nhột quá.
Rồi Thư Bồi cũng buông Cần ra.
- Em ở nhà làm gì?
- Chờ anh. Thái Cần nói - Em chờ anh suốt ngày. Rồi kéo tay Bồi vào nhà, Cần nói:
- Nào, anh vào đây, vào đây xem!
Thư Bồi ngơ ngác đi theo Cần, không ngờ Cần kéo Bồi đến bên cửa sổ.
- Anh xem kìa!
Kiều Thư Bồi đứng trước gía vẽ. Mắt chăm chú nhìn bức phát họa về dáng người. Rồi chàng ngẩng lên nhìn người mẫu đang đứng trên bục. Lòng không chủ tâm, đây đâu phải là lần đầu tiên. Bồi đã vẽ qua mấy lần cơ thể học. Vậy mà không hiểu sao đầu óc hôm nay lại bềnh bồng. Có lẽ, cái dư vị của tình yêu đêm qua. Vâng, chính đêm qua. Bồi bây giờ mới hiểu thế nào là sự kỳ diệu tuyệt vời của phụ nữ. Bồi cầm bút than lên, nguệch ngoạc vẽ. Nhưng trong đầu Bồi không phải là cô người mẫu trước mặt mà là khuôn mặt dịu dàng tình cảm của Thái Cần.
Trần Tiêu bước qua. Tiêu là bạn trọ cùng phòng trong ký túc xá với Bồi. Không những thế còn là bạn học cùng lớp, cùng ngành. Nói rõ hơn là bạn tri kỷ của Bồi.
Cha của Trần Tiêu làm việc ở xưởng lọc dầu. Gia đình khá sung túc. Có điều Tiêu là thanh niên thực tế. Chàng nghĩ là mình còn không những năm đứa em cần phải làm gương, nên Tiêu sống rất thanh bạch và chịu khó. Đứng trên phương diện suy nghĩ, Tiêu có vẻ trưởng thành hơn Bồi. Chân đạp đất, không mơ mộng, không ảo tưởng. Biết khả năng mình đến đâu và dựa vào đấy mà phát triển hướng đi riêng của mình.
Trần Tiêu đứng nhìn Thư Bồi vẽ, nhìn bức phác họa, một bức tranh gần như xa lạ với người mẫu.
-Mi đang vẽ ai thế?
Thư Bồi giật mình, nhìn kỹ tranh, chợt đỏ mặt. Chàng kéo tờ giấy xuống xé nát, rồi đặt giấy vẽ khác lên. Bồi quay sang nhìn Tiêu và trở về với thực tại:
Trần Tiêu, nghe nói mi có hai chỗ dạy kèm, phải không?
- Ừ!
- Vậy mi nhường một chỗ cho tao được không?
- Ủa, hình như mi đã đến trung tâm tìm việc làm đăng ký rồi cơ mà?
- Đăng ký là đăng ký chứ có hy vọng gì đâu? Ở đấy người ta nói, phụ huynh học sinh đòi thầy dạy kèm phải ở bên ngành toán lý hóa hoặc ngoại ngữ. Còn sinh viên ngành nghệ thuật như chúng ta không ăn khách. Vì vậy họ bảo tao đợi. Hy vọng quá mong manh, mà trong lúc này, tao lại cần có việc làm ngay.
- Hai ngày nay mầy làm gì có vẻ bận rộn thế? Dọn ra khỏi ký túc xá đi mượn tiền, rồi chạy kiếm việc làm...
- Hôm nào rảnh tao sẽ kể cho mầy nghe sau.
Trần Tiêu nhìn bạn.
- Cho tao hỏi ngắn một câu thôi. Chuyện này có liên hệ gì đến đàn bà không?
- Có.
Trần Tiêu suy nghĩ một chút, nói:
- Mầy có biết là hôm qua Tô Yến Thanh đã vào trường tìm mi suốt cả buổi chiều rồi không?
- À. Thư Bồi sực nhớ ra - Chết chửa, tao lại quên mất!
- Cái gì mà khiến mầy quên hết mọi chuyện vậy?
- Đúng ra hôm qua tao có hẹn với Yến Thanh.
- Có nghĩa là một cô gái khác làm mầy quên cái hẹn đó?
Trần Tiêu vừa vẽ vừa nói. Anh ta có vẻ bất bình. Phải thú nhận một điều là Tiêu cũng rất ái mộ Yến Thanh. Với Tiêu, Yến Thanh là một cô gái đáng quí trọng. Đẹp, có tài, có óc châm biếm sâu sắc. Thư Bồi hiểu bạn, biết bạn không hài lòng, đành thú nhận:
- Vâng.
Trần Tiêu không nói gì thêm. Giáo sư hội họa đang bước xuống, đi về phía hai người. Họ phải tập trung sự chú ý lên trang giấy.
Và suốt buổi học hôm ấy. Họ không trao đổi gì nữa. Mãi đến lúc tan giờ... Chuông reo. Một người sắp xếp giấy bút lần lượt đi ra. Trần Tiêu mới nắm lấy tay Bồi nói:
- Nào, lại đây, tao phải xử mầy mới được.
- Xử tao? Thư Bồi trợn mắt- Tao đã làm gì sai nào?
- Sai hay không, tao phải biết hết sự thật mới kết luận được.
Họ kéo nhau ra khỏi phòng vẽ. Chiều hôm ấy, nắng chói chang trong vườn trường. Nhưng vì là đầu hạ, nên cũng không nóng lắm. Có gió thổi nhe. Cả hai men theo con đường trải sỏi vừa đi vừa nói chuyện.
- Nào nói đi. Trần Tiêu lên tiếng - ở đâu rồi đột nhiên có một cô gái xuất hiện bất ngờ, cột chặt lấy mi. Tao thấy thì cô bé này hẳn bản lĩnh lắm.
Thư Bồi thở dài:
- Chưa gì mi đã có ấn tượng không tốt với người ta rồi. Phải biết hết nguồn lai câu chuyện rồi hãy phê phán chứ?
- Thì tao đang tìm hiểu đây. Trần Tiêu nói - Sao cô ấy học ở đâu? Cùng trường đại học với chúng ta không?
- Không, cô ấy chưa tốt nghiệp phổ thông, lấy đâu lên đại học.
- Ối giời! Trần Tiêu tròn mắt, rồi nói - Thôi được, sức học cũng không tiêu biểu được hết con người, thế cô ấy làm nghề gì?
- Cô ấy à? hoàn cảnh bi đát lắm. Thư Bồi không biết phải trình bày thế nào cho nhẹ chỉ nói - Cha cô ấy đang ở tù, còn mẹ thì mới tự tử tháng trước.
Thật ư? Trần Tiêu dừng lại dưới một tàn cây to, ngạc nhiên nhìn bạn - Mầy không nói giỡn chơi chứ Thư Bồi?
- Tao không thể nói đùa trong lúc này. Chuyện nầy nói đùa được ư?
- Mi bảo là cha cô ta đang ngồi tù?
- Ờ.
- Tội gì đấy?
- Một vụ án khá phức tạp. Tội buôn lậu, ký chi phiếu không tiền bảo chứng.
- Trời đất! thế làm sao mi quen được một cô gái có gia phả như vậy? Trần Tiêu kêu lên - Mi đã bị người ta lừa vào tròng rồi. Thư Bồi, mi đừng có bộp chộp vậy. Mi chưa có kinh nghiệm đời... Chưa "chích thuốc ngừa". Nhiệt tình và lòng thương người dễ bị lợi dụng lắm...
- Trần Tiêu! Thư Bồi bực dọc cắt ngang - Nếu mi mà còn phê phán Thái Cần cái kiểu đó nữa, thì ta cắt đức tình bạn với ngươi đấy.
- Ồ! Trần Tiêu tựa người vào thân cây, chăm chú nhìn bạn, rồi gật gù - Thế nầy, có nghĩa là mi đã suy nghĩ, đã quyết định?
- Sao lại không? Tao đã tính tới chuyện cưới Thái Cần làm vợ, dĩ nhiên phải suy nghĩ kỹ mới quyết định như thế chứ.
- Cưới làm vợ? Trần Tiêu tròn mắt - Thế bây giờ? Chưa cưới mà chúng bây đã ở chung?
- Vâng.
- Cô ta cũng dễ dàng chấp nhận sống chung trước khi cưới? Như vậy cô ta phải thuộc loại mô típ " Đợt sống mới" rồi?
Trần Tiêu hừ nhẹ trong mũi, rồi tiếp:
- Vậy mi có phải là người đầu tiên ăn ở với cô ta không?
- Tao xin phép không trả lời câu hỏi này của mầy. Thư Bồi đỏ mặt nhìn bạn nói, chàng có vẻ khó chịu - Mầy làm gì như quan tòa thẩm vấn bị can thế? Một cuộc thẩm vấn đầy ác ý không mấy thân thiện. Tao biết mầy không hiểu gì cả. Mầy không hiểu gì về chuyện của chúng tao.
Chúng tao quen nhau từ lúc tóc còn để chỏm. Chúng tao lớn lên cạnh nhau, học chung, vui đùa với nhau... Bây giờ, gia đình cô ấy tan nát, cô ta không nơi nương tựa, một tổ ấm... Bây giờ... Mầy làm ơn đừng hạch sách gì nữa. Chuyện đó là chuyện riêng của tao. Tao chỉ muốn hỏi mầy, mầy có chịu giúp đỡ tao không?
Trần Tiêu lặng lẽ nhìn Bồi.
- Mầy muốn tao giúp đỡ mà lại không muốn tao biết vì sao phải giúp đỡ thì làm sao nhiệt tình được.
- Tốt lắm. Thư Bồi quay người lại như định bỏ đi - Vậy để tao đi nhờ người khác.
Tiêu nắm tay bạn kéo lại.
- Nói vậy đã giận rồi ư? Thôi mà, đứng lại bàn thêm một tí xem nào?
Thư Bồi đứng lại, nghi ngờ nhìn bạn.
- Tao hiện có hai chỗ dạy kèm. Trần Tiêu nói - Một chỗ dạy kèm cho hai đứa con trai ở cấp hai môn Toán và Anh văn vào ba ngày hai, tư, sáu, một cho học sinh lớp mười hai, đang chuẩn bị thi vào đại học vào các ngày ba, năm, bảy. Mi muốn chọn chỗ nào?
- Thư Bồi suy nghĩ một chút nói.
- Tao thấy thì dạy cấp hai nhàn hơn...
- Được, hôm nay là thứ sáu, tối nay tao dẫn mầy đến đấy. Nhưng mà, mầy phải mua chiếc xe đạp, vì hai thằng bé này ở tận ngoại ô. Đạp xe một tiếng, dạy hai tiếng coi như mất ba tiếng. Giờ dạy từ bảy giờ ba mươi tới chín giờ ba mươi, lương tháng là một nghìn đồng. Tao nói trước là cực lắm đấy. Tối nay mầy phải đi với tao tới đấy xem người ta chịu nhận mầy không, nhắm kiên nhẫn được không? bằng không thì miễn đi.
- Dĩ nhiên là chịu khổ nổi tao mới tìm mầy chứ?
- Chuyện dạy kèm khổ tâm lắm chứ không ngon ăn đâu. Hai thằng nhóc đó ngang ngược, lại nghịch ngợm. Lúc nào cũng kiếm chuyện quấy rối. Còn cha mẹ chúng. Không cần lý lẽ thiệt hơn chỉ cần thấy chúng sụt hạng là trách móc, là đổ trút trách nhiệm cho người dạy, chớ con họ vô can. Đấy, cậu thấy sao? Chịu đựng được chứ?
Kiều Thư Bồi nhìn Trần Tiêu.
- Được.
- Vậy thì đi. Tiêu nói - Thú thật với mầy, tao cũng chịu mấy thằng nhóc này hết nổi rồi. Bây giờ bàn giao cho mầy để nhẹ người một chút...
Nhưng rồi suy nghĩ một chút Trần Tiêu lại nói:
- Thư Bồi nầy. Dù sao tao với mầy cũng là bạn bè thân thiết. Mầy có đồng ý không?
- Ồ.
- Vậy tao có thể khuyên mầy mấy câu được không?
Thư Bồi nhìn xuống đất mũi giày chàng ấn mạnh xuống đất.
- Tao biết mầy muốn nói gì. Có phải mầy định nói là tao đã bị gái lừa. Tao đang đi xuống dốc. Tao... Nhưng tao tha thứ cho mầy đấy... Vì mầy không hiểu được Thái Cần nên mới nói như vậy...
- Mầy tha thứ cho tao? Trần Tiêu có vẻ không hài lòng, nhưng không nói ra. Chàng chỉ nói - Tao nghĩ ít ra cô ta phải có một cái gì đặc biệt mới lôi cuốn được mầy. Cô ấy đẹp lắm ư?
- Đẹp hay không tuỳ theo cái nhìn của mọi người, với bạn đã có tiên kiến trước như vậy, chưa hẳn là thấy đẹp. Mà có khi còn cho là xấu?
- Ai xấu?
Đột nhiên có tiếng con gái từ phía sau hỏi. Làm cả hai giật mình quay lại. Yến Thanh với chồng vở trên tay và nụ cười thật tươi đang tiến tới. Sự xuất hiện bất ngờ của cô nàng làm Thư Bồi bối rối khôn cùng. Chàng muốn tìm cớ để chuồn êm, nhưng Yến Thanh đã nhìn thẳng vào mắt chàng.
- Cái ông hẹn lèo nầy. Sao không giữ lời hứa vậy ông?
- Xin lỗi. Thư Bồi vội cười gượng - Hôm qua vào phút cuối có chút công chuyện, nên tôi quên mất.
Yến Thanh soi mói nhìn Bồi:
- Nghe nói anh đã dọn ra khỏi ký túc xá sinh viên?
- Ờ.
- Sao vậy?
- À... À... Tại vì. Thư Bồi lúng túng - Ở ký túc xá đông quá. Tôi nghĩ, trong lúc tôi cần có một chỗ yên tĩnh. Tôi không quen với những chỗ quá đông người.
Bồi trả lời bằng một cách không đầu không đuôi. Lòng chàng lại thắc mắc. Sao đàn bà họ thích hỏi một cách cặn kẽ như vậy. Trong khi Trần Tiêu hết nhìn Bồi lại nhìn Yến Thanh cười. Thanh chợt quay lại hỏi.
- Anh Tiêu. Anh cười cái gì thế? Có ai làm hề đâu cho anh cười? Kỳ cục!
- Kỳ cục? Trần Tiêu ngạc nhiên - Vậy thì Yến Thanh có thấy Thư Bồi nó kỳ cục không? Hừ! Trên đời này sao lắm chuyện lạ thế? Khi không rồi giận cá chém thớt.
Và quay sang Thư Bồi Tiêu vỗ vai bạn nói:
- Cậu nói đúng đấy Bồi a. Cái đẹp cũng tùy theo cái nhìn của mỗi người khác nhau. Chưa gì, có người đã cho là tao kỳ cục. Vậy thì, để tao đi chỗ khác chơi vậy.
- À.À.Thư Bồi chợt quýnh lên - Mầy định đi đâu vậy?
- Trở về ký túc xá chứ đi đâu. Trần Tiêu quay người như muốn bỏ đi - Tối nay sáu giờ năm mươi phút, tao chờ mầy trước cổng ký túc xá đấy. Đừng quên nhé. Tao thấy mầy lúc này mắc thêm chứng bệnh "hay quên" nữa đấy.
Thư Bồi không giữ được Tiêu. Chàng bối rối quay lại. Yến Thanh có vẻ tò mò.
- Anh đang mưu đồ gì với Trần Tiêu đấy? Rủ nhau đi chọc gái à?
- Đừng có đoán mò. Thư Bồi vội giải thích - Tôi đang nhờ hắn tìm dùm cho một chỗ dạy kèm. Tối nay hắn sẽ đưa tôi đến nhà đó giới thiệu.
- À! Yến Thanh tròn mắt - Hình như chữ viết của anh đẹp lắm phải không?
Yến Thanh hỏi làm Bồi hơi ngạc nhiên.
- Ờ ờ... Cũng không xấu xí lắm.
- Vậy thì, như anh đã biết đấy, cha em đang biên tập một quyển sách có tựa đề là “Văn học sử Trung Quốc". Ông ấy cần một thư ký sắp xếp tài liệu và sao chép. Em nghĩ, anh có thể làm được việc đó. Công việc này dù gì cũng nhẹ hơn là đi dạy kèm.
Thư Bồi nhìn Yến Thanh suy nghĩ, rồi lắc đầu:
- Cám ơn, nhưng mà tôi thích đi dạy kèm hơn.
- Sao vậy?
- Tôi... Thư Bồi lưỡng lự một chút cười nói - Chữ tôi tạm tạm thôi, không đẹp lắm đâu.
- Hừ. Yến Thanh trề môi - Tôi hiểu tại sao anh lại từ chối không nhận việc rồi.
Thư Bồi kinh ngạc:
- Tại sao? Yến Thanh cho là vì sao chứ?
- Tại sao à? GIọng Thanh kéo dài - có gì lạ đâu, chẳng qua vì cái bản chất cao ngạo của anh. Anh muốn tự mình tìm lấy công việc làm không thích dựa hơi bạn gái. Thật tình, thì chuyện đó có quan hệ gì chứ? Hoàn cảnh gia đình anh thế nào, cả nhà em đều biết, cha em còn tỏ ra thán phục anh. Sao? Yến Thanh nhướng mày, tiếp - Rõ ràng là cha em đang cần người, mướn ai thì cũng đâu bằng nhờ anh?
- Tại sao không bằng nhờ tôi?
- Trời đất, vậy mà không biết. Yến Thanh đỏ mặt nói - Anh tối ngày chỉ biết hỏi khó để bắt người ta phải nói. Có phải là... Anh nghĩ là... Em muốn anh đến nhà em để... tình cảm mình thân mật hơn không?
Thư Bồi chợt thấy bối rối, phải nói là sợ hãi thì đúng hơn. Chàng đứng ngẩn ra trong khi Yến Thanh cười một cách đắc ý.
- Thôi được rồi. Thế này nhé. Yến Thanh lại tiếp - Ngày mai anh đến nhà em dùng cơm rồi tính sau. Mẹ em nói... Sao lâu quá không thấy anh đến chơi đấy.
- Ồ... Không được. Thư Bồi càng lúng túng - Yến Thanh ạ, mai tôi cũng có công chuyện... Có lẽ nếu xong chuyện, tôi phải dạy kèm.
- Sao kỳ vậy? Nói muốn khan cả cổ mà anh vẫn còn muốn đi dạy kèm. Yến Thanh châu mày - Cái con người anh quả là kỳ cục. Anh tưởng dạy kèm sung sướng lắm hả. Hôm trước, bạn em, Nhậm Vũ Lan đấy, nó cũng đi dạy kèm. Nó bị thằng bé chọc một trận phải khóc đấy. Ngay anh Cao Vỹ lắm mồm, lắm mép thế kia, mà còn bị mẹ của học trò chọc quê đến độ muốn độn thổ. Cho anh biết, nếu mấy đứa học trò mà dễ dạy thì chưa hẳn Trần Tiêu chịu nhường cho anh đâu.
- Trần Tiêu đã cảnh cáo anh là tụi nói rất mất dạy.
- Đấy anh thấy, đâu phải dễ ăn đâu? Yến Thanh đắc thắng nói - anh đừng nên nghĩ là vì biết anh cần việc làm rồi nói là cha em cần người. Cha em đang tìm người thật đấy. Đúng ra thì lúc đầu cha cũng định chọn một sinh viên văn khoa, nhưng sau đó người đó nói, trình độ văn học của anh cũng khá...
Yến Thanh chỉ nói đến đó, rồi lại đỏ mặt. Thư Bồi có cảm giác ngượng.
- Cám ơn Thanh, nhưng tôi nhận thấy tôi không đủ trình độ để đảm nhận việc đó. Sợ là... Cha Thanh rồi sẽ thất vọng. Thôi thì tốt nhất không nhận là hơn.
- À, Em hiểu rồi. Yến Thanh lại cười, nụ cười thật tươi - Em biết là anh sợ... Làm việc bên cha lâu ngày, cha sẽ thấy rõ tật xấu của anh chứ gì? Con người anh thật khó hiểu. Thôi được. Yến Thanh nhún vai - Không ai ép anh, anh cứ đi dạy kèm đi rồi biết.
Yến Thanh ôm tập bỏ đi, nhưng đi được hai bước cô ta lại quay lại nói.
- Sao? Anh chưa về ư?
- Chưa. Thư Bồi giả vờ quay đi - Tôi còn có chút việc.
Yến Thanh châu mày, lẩm bẩm cái gì đó trong miệng, rồi bỏ đi một nước ra cửa. Thư Bồi nhìn theo mãi đến lúc không còn nhìn thấy, mới quay lại thở phào. Nhìn vào đồng hồ, đã năm giờ rưỡi chiều, Thái Cần có lẽ đang chờ ở nhà. Chàng vội vã bước nhanh ra cổng.
Leo một hơi bốn tầng lầu, lên đến sân thượng. Vừa đến cửa, Thư Bồi đã gọi lớn.
- Thái Cần em!
Thái Cần lập tức như cơn gió lùa ra cửa, nhào đến ôm lấy chàng.
- Sao anh về trễ thế? Em nhớ anh muốn chết à!
Thư Bồi âu yếm cuối xuống, đặt nụ hôn lên môi vợ.
- Đừng, đừng anh. Anh không cạo râu làm em nhột quá.
Rồi Thư Bồi cũng buông Cần ra.
- Em ở nhà làm gì?
- Chờ anh. Thái Cần nói - Em chờ anh suốt ngày. Rồi kéo tay Bồi vào nhà, Cần nói:
- Nào, anh vào đây, vào đây xem!
Thư Bồi ngơ ngác đi theo Cần, không ngờ Cần kéo Bồi đến bên cửa sổ.
- Anh xem kìa!
Thư Bồi nhìn ra ngoài khung cửa. Lập tức chàng như lặng người đi, thì ra cửa sổ của nhà hướng ra phía tây. Bây giờ mặt trời đang lặn, một quả cầu màu đỏ đang phơi mình cuối chân trời. Ráng hồng nhuộm đỏ cả không gian. Những sợi ráng hồng quen thuộc, bất giác, Bồi nhớ đến bờ bể lúc hoàng hôn. Cảnh đó, người đây. Bồi bước sụt lùi mấy bước, mê mẩn ngắm lấy khung cửa sổ. Bên ngoài cửa, ráng hồng đầy trời. Còn trong cửa Thái Cần đứng đấy, mái tóc dài đang lặng bay theo gió. Một cảnh đẹp tuyệt vời - Màu hồng đang nhuộm sắc áo nhuộm lấy mọi vật chung quanh. Ngay cả chậu hoa trên thềm cửa cũng bị nhuộm đỏ. Cảnh đẹp như tranh, như mộng.
Trong lúc đó, Thái Cần chợt nói:
- Anh có biết không? Ngày trước, bên bãi biển cũng có ráng hồng thế này. Bao nhiêu hoàng hôn chúng ta đã ngắm chung nhau. Không những thế, ở ngôi nhà trắng, cửa sổ nhà em lại hướng về phía tây. Vì vậy, ráng hồng như dính liền với đời em. Bấy giờ em đã từng thề với trời đất, với hoàng hôn, là mãi mãi sau này, có thế nào đi nữa, trái tim của em cũng là của anh.
Thư Bồi đứng lặng nhìn Cần, rồi như sực nhớ ra chàng nói:
- Đứng yên, em đứng yên đừng đi đâu nhé.
Trong lúc Cần chưa hiểu gì thì Thư Bồi đã chụp giá vẽ lên nói:
- Anh muốn ghi lại cảnh hoàng hôn hôm nay. Em đứng đấy bên khung cửa sổ, chậu hoa và cả sắc trời hồng của hoàng hôn nữa.
Thái Cần đứng yên, nàng không dám đánh tiếng để cho Thư Bồi dồn hết tân trí vào chuyện vẽ. Đây là lúc cảm hứng tuôn trào... Bồi cố ghi lại cái đẹp vĩnh cửu đó.
Nhưng chỉ một lúc sau, màn đêm đã ụp đến. Màu trời đã thay đổi. Không còn ráng chiều, chỉ có bóng đêm xám xịt. Thư Bồi thở dài, đặt bút xuống. Chàng chỉ bắt được một phần cái đẹp. Trong lúc Thái Cần bước tới nhìn vào bức tranh, cô nàng tròn mắt sung sướng:
- Ồ tuyệt quá! Đẹp quá! Anh Thư Bồi ơi, sao anh vẽ đẹp như vậy? Anh đúng là thiên tài. Anh! Anh đúng là họa sĩ tuyệt vời!
Trong lúc Thư Bồi tiếc rẻ:
- Trời tối nhanh quá. Nếu cho anh thêm hai mươi phút nữa thôi, thì còn đẹp hơn nhiều.
- Đừng lo. Ngày mai còn hoàng hôn nữa cơ mà. Thái Cần ngẩng mặt lên nhìn chồng nói - Ngày mai thế nào cũng có ráng chiều nữa, anh sẽ vẽ tiếp nhé?
Đúng rồi, mai vẫn còn... Thư Bồi xiết chặt Cần vào lòng với nụ cười.
- Có lẽ bây giờ anh đói rồi. Thái Cần nhìn Bồi dò xét - Để em làm cơm anh ăn nhé? Hơn sáu giờ rồi còn gì.
- Cái gì? Thư Bồi giật mình - Chết chửa, suýt tí anh đã quên. Không được rồi, Thái Cần ơi, anh không ăn cơm, anh có cái hẹn với Trần Tiêu, phải đến cái chỗ dạy kèm, hắn nhường cho anh một chỗ đấy.
- À. Nhưng mà... Thái Cần lo lắng - Phải đi ngay ư? Đến mấy giờ anh mới về?
- Có lẽ khuya lắm. Hay là em dùng cơm trước đi nhé.
Thái Cần lắc đầu.
- Không, em sẽ đợi anh về ăn chung à... À... Bây giờ để em tạm làm gói mì ăn liền cho anh nhé, nhanh lắm chỉ ít phút là xong. Đâu thể để bụng đói đi nhận việc được anh ạ.
- Không, không kịp đâu. Thư Bồi nhìn vào đồng hồ - Bây giờ là trễ rồi, Trần Tiêu hắn sẽ chửi anh chết.
- Đợi chút, anh phải khoác thêm áo chứ, kẻo khuya về lạnh.
Rồi Thái Cần chạy vào phòng trong, lấy chiếc áo gió ra, mặc nhanh cho Bồi với một nụ hôn:
- Cái anh Trần Tiêu đó tốt quá anh hử? Nếu một lát nữa, anh kéo được anh ấy đến đây, em sẽ làm thêm một phần ăn cho anh ấy, mời người tốt ăn chứ, được không?
Thư Bồi ngẩn ra, mặt chợt đanh lại:
- Không, không bao giờ anh mời hắn đến đây đâu.
Rồi Thư Bồi bước nhanh ra cửa. Thái Cần đứng nhìn theo. Nghĩ đến thái độ và lời nói của Thư Bồi lúc sắp ra cửa. Cần có phần nào hiểu. Có một sự khó khai thông giữa hai người, nhưng mặc. Cái chuyện không hiểu nhau đôi khi chỉ tạm thời.
Thái Cần bước vào nhà, đến bên bàn, ngắm lấy bức tranh. Rồi ngẩng lên nhìn ra khung cửa sổ, Màn đêm đã vây kín mọi vật từ lâu.
Trong lúc đó, Thái Cần chợt nói:
- Anh có biết không? Ngày trước, bên bãi biển cũng có ráng hồng thế này. Bao nhiêu hoàng hôn chúng ta đã ngắm chung nhau. Không những thế, ở ngôi nhà trắng, cửa sổ nhà em lại hướng về phía tây. Vì vậy, ráng hồng như dính liền với đời em. Bấy giờ em đã từng thề với trời đất, với hoàng hôn, là mãi mãi sau này, có thế nào đi nữa, trái tim của em cũng là của anh.
Thư Bồi đứng lặng nhìn Cần, rồi như sực nhớ ra chàng nói:
- Đứng yên, em đứng yên đừng đi đâu nhé.
Trong lúc Cần chưa hiểu gì thì Thư Bồi đã chụp giá vẽ lên nói:
- Anh muốn ghi lại cảnh hoàng hôn hôm nay. Em đứng đấy bên khung cửa sổ, chậu hoa và cả sắc trời hồng của hoàng hôn nữa.
Thái Cần đứng yên, nàng không dám đánh tiếng để cho Thư Bồi dồn hết tân trí vào chuyện vẽ. Đây là lúc cảm hứng tuôn trào... Bồi cố ghi lại cái đẹp vĩnh cửu đó.
Nhưng chỉ một lúc sau, màn đêm đã ụp đến. Màu trời đã thay đổi. Không còn ráng chiều, chỉ có bóng đêm xám xịt. Thư Bồi thở dài, đặt bút xuống. Chàng chỉ bắt được một phần cái đẹp. Trong lúc Thái Cần bước tới nhìn vào bức tranh, cô nàng tròn mắt sung sướng:
- Ồ tuyệt quá! Đẹp quá! Anh Thư Bồi ơi, sao anh vẽ đẹp như vậy? Anh đúng là thiên tài. Anh! Anh đúng là họa sĩ tuyệt vời!
Trong lúc Thư Bồi tiếc rẻ:
- Trời tối nhanh quá. Nếu cho anh thêm hai mươi phút nữa thôi, thì còn đẹp hơn nhiều.
- Đừng lo. Ngày mai còn hoàng hôn nữa cơ mà. Thái Cần ngẩng mặt lên nhìn chồng nói - Ngày mai thế nào cũng có ráng chiều nữa, anh sẽ vẽ tiếp nhé?
Đúng rồi, mai vẫn còn... Thư Bồi xiết chặt Cần vào lòng với nụ cười.
- Có lẽ bây giờ anh đói rồi. Thái Cần nhìn Bồi dò xét - Để em làm cơm anh ăn nhé? Hơn sáu giờ rồi còn gì.
- Cái gì? Thư Bồi giật mình - Chết chửa, suýt tí anh đã quên. Không được rồi, Thái Cần ơi, anh không ăn cơm, anh có cái hẹn với Trần Tiêu, phải đến cái chỗ dạy kèm, hắn nhường cho anh một chỗ đấy.
- À. Nhưng mà... Thái Cần lo lắng - Phải đi ngay ư? Đến mấy giờ anh mới về?
- Có lẽ khuya lắm. Hay là em dùng cơm trước đi nhé.
Thái Cần lắc đầu.
- Không, em sẽ đợi anh về ăn chung à... À... Bây giờ để em tạm làm gói mì ăn liền cho anh nhé, nhanh lắm chỉ ít phút là xong. Đâu thể để bụng đói đi nhận việc được anh ạ.
- Không, không kịp đâu. Thư Bồi nhìn vào đồng hồ - Bây giờ là trễ rồi, Trần Tiêu hắn sẽ chửi anh chết.
- Đợi chút, anh phải khoác thêm áo chứ, kẻo khuya về lạnh.
Rồi Thái Cần chạy vào phòng trong, lấy chiếc áo gió ra, mặc nhanh cho Bồi với một nụ hôn:
- Cái anh Trần Tiêu đó tốt quá anh hử? Nếu một lát nữa, anh kéo được anh ấy đến đây, em sẽ làm thêm một phần ăn cho anh ấy, mời người tốt ăn chứ, được không?
Thư Bồi ngẩn ra, mặt chợt đanh lại:
- Không, không bao giờ anh mời hắn đến đây đâu.
Rồi Thư Bồi bước nhanh ra cửa. Thái Cần đứng nhìn theo. Nghĩ đến thái độ và lời nói của Thư Bồi lúc sắp ra cửa. Cần có phần nào hiểu. Có một sự khó khai thông giữa hai người, nhưng mặc. Cái chuyện không hiểu nhau đôi khi chỉ tạm thời.
Thái Cần bước vào nhà, đến bên bàn, ngắm lấy bức tranh. Rồi ngẩng lên nhìn ra khung cửa sổ, Màn đêm đã vây kín mọi vật từ lâu.