Ở phía đông thị trấn nhà vùng ngoại ô thành phố, có một ngôi chùa bỏ hoang đã khá lâu. Nghe nói ngày xưa chùa cũng khá đông khách thập phương tới lui, nhưng từ khi xảy ra một tai nạn chết người trong chùa thì chùa lâm vào cảnh hoang vắng. Sư trụ trì chẳng hiểu lý do gì đã bỏ đi mất, rồi sau đó là các tăng ni khác cũng rời chùa.
Từ ấy, chùa Phước Duyên chẳng còn duyên nữa. Việc xảy ra đã hơn mười năm mà chẳng thấy ai tới trùng tu để cho hoạt động lại. Do vậy mà một đồn mười, mười đồn trăm, đến nay mỗi khi nghe nhắc tới chùa thì người chung quanh đều lắc đầu ngao ngán:
- Đừng bao giờ bước tới đó, chùa nhiều sư sãi mà còn ở không được, huống hồ gì chúng ta...
Vậy mà có một người không hề sợ. Đó là một anh học trò nghèo từ tỉnh xa tới, do bức bách chỗ trọ học, nên anh ta chẳng cần hỏi thăm ai, đã một mình xách giỏ quần áo tới đó, dọn dẹp một phòng nhỏ phía sau chùa rồi ngủ nghỉ ở đó luôn. Với anh ta thì tìm được một nơi như thế đã là quý lắm rồi!
Sẵn bếp núc, lu vại nhà chùa còn nguyên vẹn, anh chàng học trò nghèo tên Trần Lưu này tận dụng. Còn chăn màn thì anh ta còn trẻ nên không cần thiết lắm, mà hình như lũ muỗi mòng cũng chừa anh ta ra, giúp anh ta ngon giấc đã hai đêm liền. Qua đêm thứ ba, do trời hơi oi bức, nên anh chàng Lưu lần ra phía sau chùa để tìm chút hơi gió mát. Và anh ta phát hiện phía sau ấy là một nghĩa địa cây cối mọc um tùm.
- Nghĩa địa cũng bỏ hoang, tốt đấy, mình sẽ không ai bị quấy rầy!
Vốn tính liều mạng, lại đang cảnh nghèo, nên Lưu không nghĩ ngợi lo sợ gì, anh cứ ra ngồi trên các ngôi mộ đá mà hóng gió. Với Lưu như thế đã là phong lưu lắm rồi! May mắn, đêm đó lại là một đêm trăng rất sáng. Bởi vậy, Lưu ước ao phải chi có đem theo sách thì anh có thể ngồi đó mà học bài thì thú vị biết mấy!
Gió mát, trăng thanh, quên đây là nghĩa địa, Lưu ngồi một lúc rồi ngả lưng trên mộ đá như muốn tìm một giấc ngủ. Mà quả anh ta ngủ thật. Có lẽ do suốt ngày bận rộn việc học, nên sau khi nằm chưa được bao lâu thì Lưu đã đi vào giấc ngủ, chẳng khác gì đang nằm trong nệm ấm chăn êm!
Lưu nằm ngủ chẳng biết bao lâu... cho đến lúc anh nghe như có người gọi mình và rồi lay chân anh nữa.
Choàng mắt dậy Lưu giật mình khi thấy trước mặt là một cô gái thật đẹp, đang quắc mắt nhìn và tru tréo:
- Sao vô cớ chiếm nhà người ta vậy?
Vía của Lưu lúc đó còn đang lơ mơ thì cô nàng lại tiếp tục xỉa xói chanh chua:
- Nếu không mau rời đi thì chớ trách người ta mạnh tay đó!
Lưu có muốn ngồi dậy cũng không tài nào ngồi được, bởi mình anh nặng như đeo chì. Anh cố nói, nhưng miệng của anh không thốt nên lời được.
- Lì lợm quá, chớ có trách nhé!
Vừa dứt lời thì nàng ta vung mạnh chân đá một phát!
Lưu cảm giác như thân thể mình bị tung lên cao. Anh chưa kịp phản ứng gì thì đã nghe phịch một cái. Dụi mắt nhìn lại thì lúc ấy anh đang ở trong gian phòng nhỏ sau chùa!
- Sao... sao... thế này?
Vừa hoàn hồn thì chợt nhìn thấy ai đó đang ngồi sẵn trong phòng. Do không có đèn, chỉ nhờ vào ánh trăng rọi vào từ ô cửa sổ, nên Lưu chỉ thấy lờ mờ người kia. Tuy nhiên, anh đã nhận ra ngay:
- Cô… cô còn muốn gì nữa!
Thì ra người đang ngồi đó chính là cô gái vừa đá cho Lưu một phát ở ngoài nghĩa địa. Cô nàng bấy giờ không còn hung hăng như lúc nãy nữa, mà lại nhẹ giọng:
- Em xin lỗi, vừa rồi em có hơi quá.
Lưu gắt lên:
- Mạnh tay quá đi chớ hơi gì! Làm mấy cái xương sườn của người ta gãy đến nơi rồi.
Cô gái phát lên tiếng cười trong trẻo:
- Không ngờ nam tử hán mà cũng biết giá họa cho người khác nữa! Đâu, xương gãy mấy cái, đằng này bồi thường cho!
Cô nàng cười nói rất tự nhiên, như đã quen thân với Lưu từ bao giờ. Khiến cho anh chàng phải lúng túng:
- Cô là...
- Là người quen! Đã từng gặp nhau tức là quen phải không? Vậy lúc nãy tôi và anh vừa gặp nhau, lại còn…
Nói tới đó nàng lại cười khúc khích, vô tư như trẻ con!
Lưu đánh bạo nghiêm giọng hỏi:
- Cô nương nhà ở gần đây?
Nàng gật:
- Rất gần!
- Sao lúc nãy trước khi đá tôi, cô nói nhà mình ở... nghĩa địa đó?
Nàng cũng không vừa:
- Thế tại sao anh lấy mồ mả làm nhà?
Lưu bật cười. Nhờ vậy hai người gần nhau hơn, thân thiết một cách tự nhiên. Nàng bảo:
- Anh không sợ sao dám ở đây?
Lưu cười to:
- Bị đá bay cả trăm thước mà còn không sợ
- Vậy có Ma chẳng hạn?
Lưu nhìn kỹ nàng, đùa:
- Được gặp ma cỡ như cô nương đây thì cũng nên gặp lắm.
Nàng nghiêm giọng:
- Đó là anh nói đó nhé? Nam tử hán đã nói là giữ lời, một khi gặp ma thật thì đừng có trách!
Lưu cười ha hả:
- Nếu đã sợ thì không vào đây trú ngụ! Cô nương có biết cái đáng sợ nhất của lũ học trò nghèo chúng tôi là gì không? Chính là không có nơi ở trọ, không có cơm ăn no để học hành. Chớ còn ma thì chẳng qua cũng là con người. Cũng có tâm hồn, cũng có tình yêu thương...
Những câu nói của Lưu chẳng ngờ lại được cô nàng đặc biệt quan tâm, lắng nghe rất kỹ, để rồi sau cùng có vẻ cảm động:
- Đúng là học trò, có học nó khác hơn người bình thường. Em đã không lầm khi theo anh vào đây.
Lạ một điều là Lưu không hề hỏi thêm về nhân thân của nàng ta. Anh chỉ chú ý tới những bước đi nhẹ nhàng, hơi thở thơm tho của nàng ta. Cho đến khi nàng tự nói ra tên mình:
- Đúng là người vô tâm, đến tên của người ta cũng không cần hỏi. Em tên là Huệ Hương, người ta còn quen gọi em là Huệ Nương nữa.
- Chào Huệ Nương. Còn tôi là Trần Lưu. Học trò nghèo từ Thẩm Dương tới.
Nàng lại cười:
- Khỏi giới thiệu thêm cũng biết là nghèo rồi. Nghèo đến nỗi không có chiếc ghế mời khách!
Lúc này Lưu mới nhớ ra, anh lúng túng:
- Đúng là không có ghế. Mà thật ra, ngay chủ nhà cũng còn phải đứng...
Nàng ngồi xuống giường một cách tự nhiên:
- Ngồi trên giường có vẻ... bà chủ hơn!
Lưu không ngờ nàng dám nói đùa cỡ đó, nên cũng đâm ra bạo dạn hơn, anh nói:
- Kẻ nghèo này mơ đến vợ con còn chưa dám, nói gì có thật.
Bất chợt nàng bảo:
- Bây giờ có thật rồi đây.
Rồi nhanh như cắt, nàng nhào tới ôm chầm lấy Trần Lưu, khiến anh chàng ngượng đỏ mặt:
- Cô… cô…
Nàng có vẻ giận:
- Cứ cô này cô nọ hoài, gọi người ta một tiếng em không được sao?
- Tôi... tôi...
Lại bất ngờ hơn khi nàng đặt nhanh một nụ hôn lên môi của Lưu, suýt nữa anh chàng đã ngộp thở!
- Cô à mà... em. Em...
Nàng buông tay ra, cười phá lên:
- Như vậy có phải được không!
Lưu còn đang chưa hết lúng túng thì nàng rất tự nhiên rúc đầu vào ngực anh. Giọng rất tha thiết:
- Hãy cho em một chỗ dựa. Em cần lắm...
Lưu không cưỡng lại được, anh vòng tay ôm nàng, nhưng còn nhớ hoàn cảnh của mình, nên nói:
- Dựa vào người thì được, chớ dựa để mong sự chở che, giúp đỡ thì e... em sẽ thất vọng. Bởi anh....
Nàng chặn ngang lời:
- Biết rồi, nói mãi. Học trò nghèo thì vẫn có cái hay của học trò chớ. Người ta cần tình chớ ai đòi tiền bạc, danh vọng gì ở anh đâu mà sợ!
Đêm đã khuya lắm. Trong phòng lại không có đèn, nên việc hai người ôm nhau dẫu có người đứng gần vài thước cũng không thể nhìn thấy. Và phải chăng hoàn cảnh ấy đã khiến hai người bạo dạn hơn, liều lĩnh hơn? Bởi vậy chỉ một lát sau thì chuyện gì đến đã đến...
Một lúc sau, Lưu hỏi nhà nàng ở đâu thì nàng chỉ tay về phía xóm trên, nói ngắn gọn:
- Cách đây không xa.
Lưu lần đầu được biết thế nào là tình ái, cho nên sau khi lên đỉnh non tiên, anh cảm thấy người rã rời, đê mê và cứ muốn nhắm mắt ngủ một giấc. Mà anh ta ngủ thật, ngủ ngon lành, trong lúc nàng nằm bên cạnh còn mở mắt, tỉnh táo.
Nếu Lưu còn thức chắc sẽ ngạc nhiên lắm, bởi nàng đứng lên và thoắt cái đã không còn thấy bóng đâu.
° ° °
>Qua hai đêm không thấy nàng trở lại, Lưu đứng ngồi không yên.
Mỗi lần đem sách ra học, vừa dán mắt vào trang sách thì y như là thấy hình ảnh nàng hiện lên! Biết như thế là không tốt cho một học trò đang ôn thi, nhưng Lưu chẳng còn biết phải làm sao?
Đêm nào Lưu cũng chờ đến khuya trong phòng. Chờ mòn mỏi anh lại đi ra ngoài nghĩa trang, tới ngồi đúng ngôi mộ hôm trước. Nhưng chẳng thấy bóng dáng nàng ở đâu.
Không lạ gì trai tân mà gặp được gái trẻ dâng hiến cho, rồi đột ngột biến mất như thế, Lưu thầm nghĩ: Hay là đêm hôm đó mình vội quá chăng? Nàng lỡ không kiềm chế được nên giờ đây thẹn và không dám gặp mặt mình?
Nghĩ đủ cách mà vẫn không tự lý giải được sự biệt tăm của nàng, cuối cùng Lưu lại giống như hôm trước, nằm dài trên mộ và thiếp đi...
Trong giấc mơ, thay vì gặp nàng, Lưu lại gặp một ông lão râu tóc bạc phơ, nhìn anh rồi nghiêm giọng nói:
- Sắp gặp nạn rồi đó, sao còn nằm nhởn nhơ thế kia?
Lưu cau mày nhìn ông ta và gắt lên:
- Sao ông vô duyên vậy! Có để cho người ta nghỉ ngơi không...
Ông lão ngửa mắt lên nói như rên:
- Có mấy ai không u mê trong chốn tình trường đâu! Tôi cảnh báo mà cậu không nghe thì sau đừng có hỏi?
Ông ta nói tới đó thì móc trong tay áo ra một chiếc lá màu xanh, đưa cho Lưu:
- Nếu không nghe ta thì cũng phải giữ vật này. Nó còn thì cậu còn, nó mất cậu sẽ mất theo.
Nói dứt lời ông bước đi ngay. Lúc này Lưu mới nhìn kỹ chiếc lá, và hơi ngạc nhiên khi thấy trên mặt lá viết chi chít những chữ gì đó đọc không được. Lại nhảm nhí nữa!
Thuận tay Lưu tính vứt chiếc lá đi, nhưng khi ném ra vô tình nó lại bay ngược và chui tọt vào trong túi áo của anh. Lưu không hề hay biết việc đó. Mãi đến khi ông già đi khuất rồi Lưu mới nói một mình mà như phân trần:
- Ông già cũng kỳ, mới gặp mặt mình đã nói điều xúi quẩy rồi!
Lưu lại ngả lưng xuống định ngủ tiếp, nhưng lạ quá ngôi mộ mà anh vừa ngả lưng là một ngôi mộ đất, chớ không phải mộ đá như trước đây!
- Kỳ vậy?
Lưu phải tìm một lúc thì mới thấy ngôi mộ cũ, nó cách đó khá xa.
Tìm hoài cũng không gặp ông lão...
Từ ấy, chùa Phước Duyên chẳng còn duyên nữa. Việc xảy ra đã hơn mười năm mà chẳng thấy ai tới trùng tu để cho hoạt động lại. Do vậy mà một đồn mười, mười đồn trăm, đến nay mỗi khi nghe nhắc tới chùa thì người chung quanh đều lắc đầu ngao ngán:
- Đừng bao giờ bước tới đó, chùa nhiều sư sãi mà còn ở không được, huống hồ gì chúng ta...
Vậy mà có một người không hề sợ. Đó là một anh học trò nghèo từ tỉnh xa tới, do bức bách chỗ trọ học, nên anh ta chẳng cần hỏi thăm ai, đã một mình xách giỏ quần áo tới đó, dọn dẹp một phòng nhỏ phía sau chùa rồi ngủ nghỉ ở đó luôn. Với anh ta thì tìm được một nơi như thế đã là quý lắm rồi!
Sẵn bếp núc, lu vại nhà chùa còn nguyên vẹn, anh chàng học trò nghèo tên Trần Lưu này tận dụng. Còn chăn màn thì anh ta còn trẻ nên không cần thiết lắm, mà hình như lũ muỗi mòng cũng chừa anh ta ra, giúp anh ta ngon giấc đã hai đêm liền. Qua đêm thứ ba, do trời hơi oi bức, nên anh chàng Lưu lần ra phía sau chùa để tìm chút hơi gió mát. Và anh ta phát hiện phía sau ấy là một nghĩa địa cây cối mọc um tùm.
- Nghĩa địa cũng bỏ hoang, tốt đấy, mình sẽ không ai bị quấy rầy!
Vốn tính liều mạng, lại đang cảnh nghèo, nên Lưu không nghĩ ngợi lo sợ gì, anh cứ ra ngồi trên các ngôi mộ đá mà hóng gió. Với Lưu như thế đã là phong lưu lắm rồi! May mắn, đêm đó lại là một đêm trăng rất sáng. Bởi vậy, Lưu ước ao phải chi có đem theo sách thì anh có thể ngồi đó mà học bài thì thú vị biết mấy!
Gió mát, trăng thanh, quên đây là nghĩa địa, Lưu ngồi một lúc rồi ngả lưng trên mộ đá như muốn tìm một giấc ngủ. Mà quả anh ta ngủ thật. Có lẽ do suốt ngày bận rộn việc học, nên sau khi nằm chưa được bao lâu thì Lưu đã đi vào giấc ngủ, chẳng khác gì đang nằm trong nệm ấm chăn êm!
Lưu nằm ngủ chẳng biết bao lâu... cho đến lúc anh nghe như có người gọi mình và rồi lay chân anh nữa.
Choàng mắt dậy Lưu giật mình khi thấy trước mặt là một cô gái thật đẹp, đang quắc mắt nhìn và tru tréo:
- Sao vô cớ chiếm nhà người ta vậy?
Vía của Lưu lúc đó còn đang lơ mơ thì cô nàng lại tiếp tục xỉa xói chanh chua:
- Nếu không mau rời đi thì chớ trách người ta mạnh tay đó!
Lưu có muốn ngồi dậy cũng không tài nào ngồi được, bởi mình anh nặng như đeo chì. Anh cố nói, nhưng miệng của anh không thốt nên lời được.
- Lì lợm quá, chớ có trách nhé!
Vừa dứt lời thì nàng ta vung mạnh chân đá một phát!
Lưu cảm giác như thân thể mình bị tung lên cao. Anh chưa kịp phản ứng gì thì đã nghe phịch một cái. Dụi mắt nhìn lại thì lúc ấy anh đang ở trong gian phòng nhỏ sau chùa!
- Sao... sao... thế này?
Vừa hoàn hồn thì chợt nhìn thấy ai đó đang ngồi sẵn trong phòng. Do không có đèn, chỉ nhờ vào ánh trăng rọi vào từ ô cửa sổ, nên Lưu chỉ thấy lờ mờ người kia. Tuy nhiên, anh đã nhận ra ngay:
- Cô… cô còn muốn gì nữa!
Thì ra người đang ngồi đó chính là cô gái vừa đá cho Lưu một phát ở ngoài nghĩa địa. Cô nàng bấy giờ không còn hung hăng như lúc nãy nữa, mà lại nhẹ giọng:
- Em xin lỗi, vừa rồi em có hơi quá.
Lưu gắt lên:
- Mạnh tay quá đi chớ hơi gì! Làm mấy cái xương sườn của người ta gãy đến nơi rồi.
Cô gái phát lên tiếng cười trong trẻo:
- Không ngờ nam tử hán mà cũng biết giá họa cho người khác nữa! Đâu, xương gãy mấy cái, đằng này bồi thường cho!
Cô nàng cười nói rất tự nhiên, như đã quen thân với Lưu từ bao giờ. Khiến cho anh chàng phải lúng túng:
- Cô là...
- Là người quen! Đã từng gặp nhau tức là quen phải không? Vậy lúc nãy tôi và anh vừa gặp nhau, lại còn…
Nói tới đó nàng lại cười khúc khích, vô tư như trẻ con!
Lưu đánh bạo nghiêm giọng hỏi:
- Cô nương nhà ở gần đây?
Nàng gật:
- Rất gần!
- Sao lúc nãy trước khi đá tôi, cô nói nhà mình ở... nghĩa địa đó?
Nàng cũng không vừa:
- Thế tại sao anh lấy mồ mả làm nhà?
Lưu bật cười. Nhờ vậy hai người gần nhau hơn, thân thiết một cách tự nhiên. Nàng bảo:
- Anh không sợ sao dám ở đây?
Lưu cười to:
- Bị đá bay cả trăm thước mà còn không sợ
- Vậy có Ma chẳng hạn?
Lưu nhìn kỹ nàng, đùa:
- Được gặp ma cỡ như cô nương đây thì cũng nên gặp lắm.
Nàng nghiêm giọng:
- Đó là anh nói đó nhé? Nam tử hán đã nói là giữ lời, một khi gặp ma thật thì đừng có trách!
Lưu cười ha hả:
- Nếu đã sợ thì không vào đây trú ngụ! Cô nương có biết cái đáng sợ nhất của lũ học trò nghèo chúng tôi là gì không? Chính là không có nơi ở trọ, không có cơm ăn no để học hành. Chớ còn ma thì chẳng qua cũng là con người. Cũng có tâm hồn, cũng có tình yêu thương...
Những câu nói của Lưu chẳng ngờ lại được cô nàng đặc biệt quan tâm, lắng nghe rất kỹ, để rồi sau cùng có vẻ cảm động:
- Đúng là học trò, có học nó khác hơn người bình thường. Em đã không lầm khi theo anh vào đây.
Lạ một điều là Lưu không hề hỏi thêm về nhân thân của nàng ta. Anh chỉ chú ý tới những bước đi nhẹ nhàng, hơi thở thơm tho của nàng ta. Cho đến khi nàng tự nói ra tên mình:
- Đúng là người vô tâm, đến tên của người ta cũng không cần hỏi. Em tên là Huệ Hương, người ta còn quen gọi em là Huệ Nương nữa.
- Chào Huệ Nương. Còn tôi là Trần Lưu. Học trò nghèo từ Thẩm Dương tới.
Nàng lại cười:
- Khỏi giới thiệu thêm cũng biết là nghèo rồi. Nghèo đến nỗi không có chiếc ghế mời khách!
Lúc này Lưu mới nhớ ra, anh lúng túng:
- Đúng là không có ghế. Mà thật ra, ngay chủ nhà cũng còn phải đứng...
Nàng ngồi xuống giường một cách tự nhiên:
- Ngồi trên giường có vẻ... bà chủ hơn!
Lưu không ngờ nàng dám nói đùa cỡ đó, nên cũng đâm ra bạo dạn hơn, anh nói:
- Kẻ nghèo này mơ đến vợ con còn chưa dám, nói gì có thật.
Bất chợt nàng bảo:
- Bây giờ có thật rồi đây.
Rồi nhanh như cắt, nàng nhào tới ôm chầm lấy Trần Lưu, khiến anh chàng ngượng đỏ mặt:
- Cô… cô…
Nàng có vẻ giận:
- Cứ cô này cô nọ hoài, gọi người ta một tiếng em không được sao?
- Tôi... tôi...
Lại bất ngờ hơn khi nàng đặt nhanh một nụ hôn lên môi của Lưu, suýt nữa anh chàng đã ngộp thở!
- Cô à mà... em. Em...
Nàng buông tay ra, cười phá lên:
- Như vậy có phải được không!
Lưu còn đang chưa hết lúng túng thì nàng rất tự nhiên rúc đầu vào ngực anh. Giọng rất tha thiết:
- Hãy cho em một chỗ dựa. Em cần lắm...
Lưu không cưỡng lại được, anh vòng tay ôm nàng, nhưng còn nhớ hoàn cảnh của mình, nên nói:
- Dựa vào người thì được, chớ dựa để mong sự chở che, giúp đỡ thì e... em sẽ thất vọng. Bởi anh....
Nàng chặn ngang lời:
- Biết rồi, nói mãi. Học trò nghèo thì vẫn có cái hay của học trò chớ. Người ta cần tình chớ ai đòi tiền bạc, danh vọng gì ở anh đâu mà sợ!
Đêm đã khuya lắm. Trong phòng lại không có đèn, nên việc hai người ôm nhau dẫu có người đứng gần vài thước cũng không thể nhìn thấy. Và phải chăng hoàn cảnh ấy đã khiến hai người bạo dạn hơn, liều lĩnh hơn? Bởi vậy chỉ một lát sau thì chuyện gì đến đã đến...
Một lúc sau, Lưu hỏi nhà nàng ở đâu thì nàng chỉ tay về phía xóm trên, nói ngắn gọn:
- Cách đây không xa.
Lưu lần đầu được biết thế nào là tình ái, cho nên sau khi lên đỉnh non tiên, anh cảm thấy người rã rời, đê mê và cứ muốn nhắm mắt ngủ một giấc. Mà anh ta ngủ thật, ngủ ngon lành, trong lúc nàng nằm bên cạnh còn mở mắt, tỉnh táo.
Nếu Lưu còn thức chắc sẽ ngạc nhiên lắm, bởi nàng đứng lên và thoắt cái đã không còn thấy bóng đâu.
° ° °
>Qua hai đêm không thấy nàng trở lại, Lưu đứng ngồi không yên.
Mỗi lần đem sách ra học, vừa dán mắt vào trang sách thì y như là thấy hình ảnh nàng hiện lên! Biết như thế là không tốt cho một học trò đang ôn thi, nhưng Lưu chẳng còn biết phải làm sao?
Đêm nào Lưu cũng chờ đến khuya trong phòng. Chờ mòn mỏi anh lại đi ra ngoài nghĩa trang, tới ngồi đúng ngôi mộ hôm trước. Nhưng chẳng thấy bóng dáng nàng ở đâu.
Không lạ gì trai tân mà gặp được gái trẻ dâng hiến cho, rồi đột ngột biến mất như thế, Lưu thầm nghĩ: Hay là đêm hôm đó mình vội quá chăng? Nàng lỡ không kiềm chế được nên giờ đây thẹn và không dám gặp mặt mình?
Nghĩ đủ cách mà vẫn không tự lý giải được sự biệt tăm của nàng, cuối cùng Lưu lại giống như hôm trước, nằm dài trên mộ và thiếp đi...
Trong giấc mơ, thay vì gặp nàng, Lưu lại gặp một ông lão râu tóc bạc phơ, nhìn anh rồi nghiêm giọng nói:
- Sắp gặp nạn rồi đó, sao còn nằm nhởn nhơ thế kia?
Lưu cau mày nhìn ông ta và gắt lên:
- Sao ông vô duyên vậy! Có để cho người ta nghỉ ngơi không...
Ông lão ngửa mắt lên nói như rên:
- Có mấy ai không u mê trong chốn tình trường đâu! Tôi cảnh báo mà cậu không nghe thì sau đừng có hỏi?
Ông ta nói tới đó thì móc trong tay áo ra một chiếc lá màu xanh, đưa cho Lưu:
- Nếu không nghe ta thì cũng phải giữ vật này. Nó còn thì cậu còn, nó mất cậu sẽ mất theo.
Nói dứt lời ông bước đi ngay. Lúc này Lưu mới nhìn kỹ chiếc lá, và hơi ngạc nhiên khi thấy trên mặt lá viết chi chít những chữ gì đó đọc không được. Lại nhảm nhí nữa!
Thuận tay Lưu tính vứt chiếc lá đi, nhưng khi ném ra vô tình nó lại bay ngược và chui tọt vào trong túi áo của anh. Lưu không hề hay biết việc đó. Mãi đến khi ông già đi khuất rồi Lưu mới nói một mình mà như phân trần:
- Ông già cũng kỳ, mới gặp mặt mình đã nói điều xúi quẩy rồi!
Lưu lại ngả lưng xuống định ngủ tiếp, nhưng lạ quá ngôi mộ mà anh vừa ngả lưng là một ngôi mộ đất, chớ không phải mộ đá như trước đây!
- Kỳ vậy?
Lưu phải tìm một lúc thì mới thấy ngôi mộ cũ, nó cách đó khá xa.
Tìm hoài cũng không gặp ông lão...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 2: Huệ Hương nàng ở đâu?
Mới tờ mờ sáng, Lưu đã tìm về hướng mà hôm trước Huệ Hương đã chỉ. Anh hỏi ngay một người đi chợ sớm:
- Ở đây dì có biết cô gái nào tên Huệ Hương không? Cỡ tuổi mười tám đôi mươi...
Người đàn bà lắc đầu:
- Ở đây không ai tên đó.
Lưu không nản, anh tìm đến một người khác, cô gái trạc tuổi với Hương:
- Cô có biết ai tên Huệ Hương, hay Huệ Nương không?
Lần này thì Lưu gặp may, cô gái trả lời ngay:
- Có nhà con Hương ở gần đây thôi. Đó, anh đi tới chỗ cây cổ thụ, nhìn sang trái có căn nhà hai gian duy nhất ở chỗ đó là nhà nó.
Lưu cám ơn ríu rít rồi đi nhanh tới đó. Nhìn vào nhà không thấy ai, Lưu định lên tiếng gọi thì chợt có ai đó hỏi phía sau.
- Cậu tìm nhà ai?
Nhìn thấy một bà đã lớn tuổi, Lưu thưa:
- Dạ, cháu muốn tìm nhà cô Huệ Hương?
Bà cụ nhìn trân trối vào Lưu rồi lắc đầu nói cộc lốc:
- Không có!
Lưu vẫn kiên nhẫn:
- Dạ, có người chỉ cháu rõ ràng là ở đây. Cháu là bạn cô ấy, cháu tên Lưu.
Bà già chẳng những không nói chuyện thêm mà còn bước nhanh vào nhà rồi đóng ngay cửa lại. Lưu không thể chịu thua, nên anh đã nhanh hơn, bước trước bà ta vào trong sân, vừa năn nỉ:
- Cháu xin lỗi bác, cho cháu gặp Hương một chút thôi. Cháu là học trò, cháu không làm gì bậy bạ cả. Cháu xin...
Bà ta bỗng nói to lên:
- Cậu này lạ chưa, đã nói là không mà!
Vừa khi ấy có một bóng người xuất hiện ở nhà trong, vừa trông thấy Lưu đã reo lên:
- Huệ Hương!
Nhưng cô gái tỉnh bơ như không. Cô chỉ nhìn bà cụ:
- Chuyện gì vậy nội?
Bà lão chỉ sang Lưu, bảo:
- Cái đứa vô duyên này cứ xông đại vào nhà rồi nói muốn tìm con Huệ Hương nào đó?
Cô gái hầu như không quen biết gì với Lưu, cô nói với bà lão:
- Nội cứ đuổi anh ta ra đi, còn cho ở đó làm gì! Hay là để con xịt chó ra...
Nàng ta vừa dứt lời thì đã thấy hai con chó mực, to gần bằng con bê xông ra. Nó nhe nanh hướng về phía Lưu, gầm gừ...
Lưu sợ quá đành phải lùi ra ngoài cổng, nhưng mắt anh vẫn cứ dán vào cô gái. Anh lại gọi lần nữa:
- Huệ Hương, anh đây.
Lần này cả hai con chó đều chồm lên một lượt, như sắp phóng qua rào để tấn công. Hoảng quá, Lưu đành phải co chân chạy. Nhưng chạy được một quãng, anh lại dừng và ấm ức cứ muốn quay trở lại.
- Nhát như thỏ đế mà cũng hiên ngang xông vào nhà người ta!
Lưu vừa quay lại thì quá đỗi ngạc nhiên khi thấy Huệ Hương đứng đó, cười rất tươi.
- Cô…
Nàng xịu ngay nét mặt:
- Lại còn cô nữa!
Lưu chữa lại:
- Em!... Lúc nãy anh...
- Biết rồi, anh vừa xông đại vào nhà, bị chó đuổi nên chạy vắt giò lên cổ chớ gì!
Lưu reo lên:
- Như vậy đúng là em rồi! Có phải người lúc nãy là em không? Vậy mà bà già ó đâm đó...
Nàng trừng mắt nhìn anh ta:
- Ăn nói với bà nội vợ như vậy đó sao!
Lưu ấp úng:
- Anh... anh chỉ...
Có lẽ sợ người ngoài nhìn thấy, Huệ Hương kéo Lưu lùi vào một nơi khuất vắng, nàng có vẻ nghiêm trọng:
- Cha mẹ em mất sớm, em phải sống với ông bà nội. Bà là người rất nghiêm khắc, nếu biết em có quan hệ với con trai thì sẽ giết chết! Bởi vậy lúc nãy em mới giả vờ.
Lưu thở phào nhẹ nhõm:
- Vậy mà làm người ta cứ tưởng…
- Tưởng gì, đồ thấy ghét!
Lưu không nhịn được, ôm đại lấy và hôn tới tấp, khiến cô nàng phải đẩy nhanh ra:
- Có muốn em bị đánh chết hay không mà làm thế này!
Nói xong nàng vội chạy thật nhanh, nhưng cũng kịp nói với lại.
- Cứ ở trong chùa hoang đó đi, tối em ghé lại!
Lưu tiếc lắm, nhưng được hẹn nên cũng phấn khởi quay về.
Nhưng về tới nơi thì Lưu vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy có mấy người đang đứng trước sân ngôi chùa hoang. Họ là ai vậy?
Lưu dè dặt bước vào, anh nghe một ông lớn tuổi hỏi:
- Cậu có phải là người ở gần đây không?
Lưu thành thật:
- Dạ, cháu ở ngay đây. Trong chùa này.
Ông già có vẻ ngạc nhiên:
- Trong chùa hoang này?
Ông như muốn hỏi nữa, nhưng lúc đó người cùng đi với ông, đang nằm bệt dưới đất rên lên mấy tiếng, khiến ông phải cúi xuống vỗ về:
- Ráng chút nữa đi con. Mình đã tới nơi rồi, chờ ba hỏi thăm rồi cúng cho con.
Ông ngẩng lên hỏi Lưu:
- Cậu nói là ở đây, vậy có biết mấy ngôi mộ hoang phía sau chùa này không?
Lưu ngạc nhiên:
- Bác hỏi chi vậy?
Chỉ thằng con mình, ông nói:
- Chẳng giấu gì cậu, thằng con bác cách đây mấy tháng có đi ngang qua đây vào một đêm tối trời, nó bị một cơn mưa lớn khiến không đi tiếp được, phải ghé vào đây trú tạm. Rồi nó lên cơn sốt đột ngột, nên nằm ngoài hiên chùa hoang này mê man đi... Đến khi tỉnh giấc, nó thấy mình đang nằm trên gò mả ngoài kia!
Lưu nghe kể hơi giống trường hợp của mình nên sốt ruột lắng nghe. Ông già kể tiếp:
- Trong lúc nó còn đang hoang mang lo sợ, thì bỗng có một cô gái xuất hiện! Cô ta xưng tên là Kim Hương và tỏ ra thân thiện, chăm sóc giúp cho con bác. Nhờ vậy mà nó qua cơn bệnh. Nhưng hết bệnh này, thằng nhỏ lại vướng vào căn bệnh khác, nguy hiểm hơn!
- Anh ấy bị bệnh gì vậy bác?
Ông già thở dài:
- Bệnh gì chẳng biết, mà càng ngày da càng xanh xao, người mất hết sinh lực. Và còn nguy hiểm hơn, cứ nhắm mắt lại là nó cứ kêu tên cô Kim Hương đó và đòi gặp! Tôi đã rước thầy thuốc chữa trị cho nó đủ thứ, vậy mà bệnh tình ngày càng nặng thêm. Vừa rồi tôi nằm mơ thấy thần linh mách bảo là phải đưa nó tới đây, cho nó lạy trước mộ ngoài kia, xin ai đó buông tha. Nhưng nó đang mê man, đâu có nhớ ngôi mộ nào ngoài đó là của cô Kim Hương, nên tui muốn cậu chỉ giúp cho!
Lưu rùng mình mấy cái, anh ấp úng:
- Dạ cháu... cháu cũng chỉ mới tới đây... Mà cháu thấy mộ ngoài đó đâu có cái nào có mộ bia, như vậy đâu làm sao…
Ông già thất vọng, lắc đầu:
- Chỉ còn cách bắt nó lạy khắp nghĩa địa thôi! Mà nghĩa trang này có nhiều mồ mả không cậu?
- Cháu áng chừng có hơn chục mả.
Ông già mừng rỡ:
- Chỉ hơn chục cái thì không sao!
Rồi ông cúi xuống nói với con:
- Mình làm được con à. Để cha cõng con ra ngoài đó!
Ông cúi xuống ráng sức xốc con mình lên vai, nhưng chàng trai nặng hơn trọng lượng của ông, nên việc cõng vô cùng khó khăn. Thấy vậy, Lưu tình nguyện:
- Bác để cháu giúp cho.
Anh kê vai vào cõng bệnh nhân kỳ lạ kia. Tuy nhiên, chỉ bước được vài chục bước thì Lưu cảm thấy đuối sức. Anh tự hỏi: Không lẽ mình yếu như thế này sao?
Quả thật, Lưu đã yếu sức thấy rõ. Nếu có ai quen biết trước với Lưu sẽ nhận ra sắc mặt anh đã có nhiều thay đổi xanh xao và giảm thần khí vốn có của một anh học trò đang sức trai tráng...
Cuối cùng dù có mệt, nhưng Lưu cũng đưa được bệnh nhân ra tới nghĩa địa. Liếc nhìn ngôi mộ mình từng ngủ trên đó, tự dưng Lưu lo sợ những điều ông già nói ứng với ngôi mộ này. Do đó, Lưu tìm cách đặt chàng trai kia xuống trên một ngôi mộ khác.
Ông già không để mất thời giờ, vội xốc thằng con dậy, giục:
- Lạy đi con. Lạy bất cứ ngôi mộ nào, chắc thế nào cũng trúng!
Lưu ngập ngừng hỏi:
- Ai bảo lạy? Giữa chuyện anh ấy bệnh và các ngôi mộ này có gì liên quan sao?
- Có chớ! Thần linh mách với bác rằng cô gái tên Kim Hương kia là một hồn ma. Chính cô ta đã hút hết sinh lực của nó, cho nên nó mới ra nông nổi này. Bây giờ phải van xin cô ấy buông tha... Lạy đi con!
Ông tiếp con, cầm tay anh chàng vái lạy, vừa khấn rất thành khẩn. Lưu quay mặt đi chỗ khác, nói một mình:
- Là một hồn ma... Chẳng lẽ...
Anh vội xua ngay một ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu! Và để không bị tác động bởi việc cha con ông già đang làm, Lưu quay bước bỏ đi. Nhưng vừa lúc đó, anh bỗng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ từ xa đi lại. Ông lão này...
Lưu chưa kịp nghĩ gì thêm thì ông ta đã tiến đến rất nhanh, và thoáng cái đã đứng ngay trước mặt anh.
- Ông đây là…
Lưu kêu lên bởi anh đã nhận ra, ông ta chính là người anh thấy trong giấc mơ. Chính ông ta đã cảnh báo Lưu về mối họa sẽ tới...
- Chào chàng trai liều mạng!
Lưu lúng túng:
- Dạ, cháu chào ông. Chính ông là...
Ông lão cười khà khà:
- Có duyên thì còn gặp nữa. Mà kể cũng lạ, sao hai cậu trai này lại gặp nhau cùng một nơi như thế này!
Ông đẩy lưng Lưu đi về phía hai cha con ông già đang lạy vừa tiếp lời:
- Cậu cũng phải lạy giống như vậy!
Lưu còn chưa hiểu ý ông thì lúc đó ông già đang lạy bỗng reo lên:
- Thần linh kia rồi!
Ông lão đầu bạc nhìn hai cha con người bệnh với sự lo ngại:
- Ta đã dặn rồi, tại sao bây giờ mới tới?
Ông già phân trần:
- Do thằng con yếu quá không đi được, phải đợi...
- Đợi uống thêm bùa phép phải không? Cãi lời ta uống những thứ đó, bây giờ hết thuốc chữa rồi! Cha con ông có lạy sói trán cũng chẳng có kết quả gì đâu.
Ông già năn nỉ:
- Xin ngài ban ơn, chẳng qua tôi muốn cứu con mình thôi. Trên đường đi, nó đã ói ra hết những thứ bùa chú đã uống, trong bụng đâu còn gì!
Lão đầu bạc có vẻ dịu giọng:
- Cũng may là như vậy. Bùa chú là thứ mà các oan hồn rất ghét. Cỡ như những đứa này mà dùng bùa chú ấy nào có kết quả gì, chắc hại thêm mà thôi! Lần này ta tha, nhớ là đừng bao giờ lặp lại chuyện ấy lần nữa. Hãy mau lột hết quần áo nó ra, đặt cho nằm dưới đất phía trước ngôi mộ bên tay trái, còn ông thì tránh ra xa, để mặc thằng con ở đó.
Ông già lo lắng:
- Con tôi đang quá yếu, tôi muốn được ở bên chăm sóc.
Lão đầu bạc quát lớn:
- Ông không liên can thì ở đó làm gì? Bộ muốn bị chúng nó bắt hồn đi luôn hay sao?
Nghe vậy ông già mới lui ra xa đứng nhìn. Bấy giờ Lưu nghĩ mình cũng nên rút lui, nhưng khi anh định cất bước thì lão đầu bạc đã quay sang nói:
- Cậu cũng không thoát đâu. Bây giờ ta nói rõ cho mà nghe, cậu cũng giống như cậu trai này, cả hai người đã ham hố chuyện trăng hoa, đã ăn nằm với người cõi âm, nên giờ đây hồn phách sắp tiêu dần... mạng sống không còn bao lâu nữa, nếu không được cứu.
Lưu ngơ ngác:
- Cháu ăn nằm với ma lúc nào? Ai là ma?
Lão đầu bạc thở dài:
- Chết đến nơi rồi mà chưa hay. Thử xem lại bên ngực trái của cậu xem, có phải quả tim gần như thôi đập đúng không?
Lưu hốt hoảng đưa tay sờ lên ngực trái của mình, và kêu lên:
- Tim tôi!
- Nó không còn ở đó nữa, mà hiện nay con Huệ Hương đang nắm trong tay! Huệ Hương, nàng ấy…
- Là một oan hồn! Ta nói cho mà biết, Huệ Hương và Kim Hương là hai chị em ruột. Chúng nó bị một nhóm người trẻ tuổi trên đường ra kinh ứng thí đã bắt cóc hãm hiếp rồi hại chết tại khu nghĩa trang này. Trong số thủ phạm, có một nhà sư trẻ tham gia, bởi vậy sau khi chuyện xảy ra, các sư trong chùa phần phẫn nộ phần sĩ diện đã đồng loạt bỏ chùa ra đi, nhà sư trẻ cũng ăn năn nên sau đó đã tự tử. Nhưng hồn phách hai cô gái đã không nguôi hận, họ thành ma và ở nơi đây chờ, hễ thấy con trai cỡ tuổi các cậu, nhất là học trò, thì nó tìm mọi cách trả thù! Cậu này bị oan, bởi cậu ta không phải là kẻ sĩ, chỉ vì có (??)
Lưu lẩm bẩm:
- Huệ Nương không thể là ma...
Ông lão nhẹ lắc đầu:
- Cậu còn bị nặng hơn cậu trai này nhiều, bệnh chưa phát mà thôi.
Ông chỉ tay về hướng đông thị trấn, bảo:
- Cậu thì cầu xin cứu mạng kiểu khác. Huệ Hương đã xin đầu thai vào nhà vợ chồng Vương lão nhà bên gốc cổ thụ. Nhà đó có cô con gái giống Huệ Hương như hai giọt nước, vốn vắn số, còn không lâu nữa thì chết, nếu cậu đủ lòng thành và sự kiên nhẫn để quỳ trước nhà đó cầu xin đúng một trăm ngày, thì may ra số cậu sẽ được bảo toàn.
Ông nói xong thoắt cái đã biến mất, mặc cho Lưu hốt hoảng gọi theo.
- Ông ơi, giúp con…
Anh chàng đang nằm thoi thóp, bỗng ngồi bật dậy, tỉnh rồi, gọi cha mình:
- Con hết bệnh rồi cha ơi!
Ông già mừng quá ôm con rồi sụp xuống, hướng về phía ông lão đầu bạc vừa đi, lạy lấy lạy để.
Lưu chần chừ một lúc rồi nhắm hướng đông mà đi...
Đến trước cổng nhà, dù sợ chó, nhưng nghĩ là có Huệ Hương trong đó, nên Lưu mạnh dạn gọi lớn:
- Huệ Hương ơi!
Vẫn bà già hôm trước bước ra, vừa trông thấy Lưu, bà đã xua đuổi như đuổi tà.
- Đi đi, đồ quỷ ám.
Cô gái xuất hiện, Lưu mừng quá kêu lớn:
- Huệ Hương, cho anh nói chuyện này một chút!
Nhưng cũng giống như lần trước, cô ta giương mắt nhìn Lưu rồi lắc đầu:
- Tôi không quen anh. Huệ Hương nào đó thì anh đi chỗ khác mà gọi!
Nói xong, nàng quay ngoắt đi. Lưu cố gọi lần nữa:
- Huệ Hương!
Bỗng hai con chó bữa trước xuất hiện, nó chồm lên, đầu ló ra khỏi rào, khiến cho Lưu phải chạy lùi đến cả chục bước. Anh nhớ lần trước, nên sau đó đi thẳng đến nơi khuất đứng đợi.
Quả nhiên, chỉ nửa khắc sau thì Huệ Hương tới. Nàng tỏ vẻ lo lắng:
- Lần này, anh đã biết hết rồi thì em không giấu nữa. Em là một oan hồn, nhưng số em còn nặng nợ trần gian, nên đang chờ nhập xác con gái nhà đó để sống lại. Anh cũng không chắc được nên duyên với em đâu, nếu không chứng tỏ được lòng thành và tính kiên nhẫn.
Lưu nói mau:
- Anh có thừa những thứ đó, miễn sao em giữ lời, đừng bỏ anh là được!
- Vậy hãy làm như những gì phán quan dặn đi!
- Ông già đầu bạc là phán quan?
Nàng không đáp, thoắt cái đã biến mất! Lưu bàng hoàng nhìn theo. Nhưng rồi cũng đành phải lững thững quay về.
Trong lòng đã quyết, từ hôm đó cứ mỗi sáng sớm, anh tới đứng ngay trước cửa ngôi nhà có hai con chó dữ, đứng im lặng, giống như các nhà sư đi khất thực. Đứng tới khi nắng lên thì về nhà lo học bài. Để rồi đến chiều, anh lại tới đứng cho đến khuya mới về nhà ngủ. Cứ như thế kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng...
Cô con gái giống Huệ Hương như hai giọt nước kia thỉnh thoảng vẫn xuất hiện, nhưng dửng dưng như không, dù thỉnh thoảng có nhìn thấy Lưu. Thời gian trôi qua thật chậm, rồi cuối cùng cũng tới một trăm ngày...
Hôm đó, Lưu cũng tới thật sớm. Nhưng vừa tới nơi thì anh giật mình khi nghe trong nhà có nhiều tiếng khóc.
- Bớ làng xóm ơi, ai cứu giùm cháu gái tôi!
Người ta bâu lại hỏi thăm thì bà kể chuyện:
- Mới hồi đêm còn sống, nhưng sáng nay tôi kêu nó dậy để đi chợ thì nó không còn thở nữa! Tội nghiệp cháu tôi, nó mới có mười tám tuổi mà, đâu phải đứa vắn số hay đau bệnh gì đâu.
Ai cũng xót thương cho số phận cô gái, họ vào nhà định tiếp một tay lo đám cho cô gái. Tuy nhiên vừa lúc đó, cô gái bật ngồi dậy rồi nói tỉnh như không:
- Tôi chỉ ngủ quên thôi mà, có sao đâu!
Cô chờ cho mọi người đi về hết rồi mới nghiêm giọng nói với bà cụ.
- Nội đừng xua đuổi anh chàng đứng ngoài kia nữa, chính anh ta đã cứu con sống lại đó. Con và anh ta có duyên phận với nhau, nếu không tác hợp thì con sẽ chết ngay lập tức!
Nói xong, cô ra mở cổng và đưa Lưu vào nhà. Hai con chó cũng thật lạ, lúc này nó lại vẫy đuôi mừng, chớ không gầm gừ hay sủa như trước.
Bà lão cũng không nói gì, bà tin lời cháu mình. Chỉ có sau đó, khi vắng người, nàng mới kề tai Lưu nói rất khẽ.
- Em là Huệ Hương đây. Em đã được nhập vào xác cô gái nhà này vừa chết. Từ nay, anh đủ tư cách dọn về đây.
- Ở đây dì có biết cô gái nào tên Huệ Hương không? Cỡ tuổi mười tám đôi mươi...
Người đàn bà lắc đầu:
- Ở đây không ai tên đó.
Lưu không nản, anh tìm đến một người khác, cô gái trạc tuổi với Hương:
- Cô có biết ai tên Huệ Hương, hay Huệ Nương không?
Lần này thì Lưu gặp may, cô gái trả lời ngay:
- Có nhà con Hương ở gần đây thôi. Đó, anh đi tới chỗ cây cổ thụ, nhìn sang trái có căn nhà hai gian duy nhất ở chỗ đó là nhà nó.
Lưu cám ơn ríu rít rồi đi nhanh tới đó. Nhìn vào nhà không thấy ai, Lưu định lên tiếng gọi thì chợt có ai đó hỏi phía sau.
- Cậu tìm nhà ai?
Nhìn thấy một bà đã lớn tuổi, Lưu thưa:
- Dạ, cháu muốn tìm nhà cô Huệ Hương?
Bà cụ nhìn trân trối vào Lưu rồi lắc đầu nói cộc lốc:
- Không có!
Lưu vẫn kiên nhẫn:
- Dạ, có người chỉ cháu rõ ràng là ở đây. Cháu là bạn cô ấy, cháu tên Lưu.
Bà già chẳng những không nói chuyện thêm mà còn bước nhanh vào nhà rồi đóng ngay cửa lại. Lưu không thể chịu thua, nên anh đã nhanh hơn, bước trước bà ta vào trong sân, vừa năn nỉ:
- Cháu xin lỗi bác, cho cháu gặp Hương một chút thôi. Cháu là học trò, cháu không làm gì bậy bạ cả. Cháu xin...
Bà ta bỗng nói to lên:
- Cậu này lạ chưa, đã nói là không mà!
Vừa khi ấy có một bóng người xuất hiện ở nhà trong, vừa trông thấy Lưu đã reo lên:
- Huệ Hương!
Nhưng cô gái tỉnh bơ như không. Cô chỉ nhìn bà cụ:
- Chuyện gì vậy nội?
Bà lão chỉ sang Lưu, bảo:
- Cái đứa vô duyên này cứ xông đại vào nhà rồi nói muốn tìm con Huệ Hương nào đó?
Cô gái hầu như không quen biết gì với Lưu, cô nói với bà lão:
- Nội cứ đuổi anh ta ra đi, còn cho ở đó làm gì! Hay là để con xịt chó ra...
Nàng ta vừa dứt lời thì đã thấy hai con chó mực, to gần bằng con bê xông ra. Nó nhe nanh hướng về phía Lưu, gầm gừ...
Lưu sợ quá đành phải lùi ra ngoài cổng, nhưng mắt anh vẫn cứ dán vào cô gái. Anh lại gọi lần nữa:
- Huệ Hương, anh đây.
Lần này cả hai con chó đều chồm lên một lượt, như sắp phóng qua rào để tấn công. Hoảng quá, Lưu đành phải co chân chạy. Nhưng chạy được một quãng, anh lại dừng và ấm ức cứ muốn quay trở lại.
- Nhát như thỏ đế mà cũng hiên ngang xông vào nhà người ta!
Lưu vừa quay lại thì quá đỗi ngạc nhiên khi thấy Huệ Hương đứng đó, cười rất tươi.
- Cô…
Nàng xịu ngay nét mặt:
- Lại còn cô nữa!
Lưu chữa lại:
- Em!... Lúc nãy anh...
- Biết rồi, anh vừa xông đại vào nhà, bị chó đuổi nên chạy vắt giò lên cổ chớ gì!
Lưu reo lên:
- Như vậy đúng là em rồi! Có phải người lúc nãy là em không? Vậy mà bà già ó đâm đó...
Nàng trừng mắt nhìn anh ta:
- Ăn nói với bà nội vợ như vậy đó sao!
Lưu ấp úng:
- Anh... anh chỉ...
Có lẽ sợ người ngoài nhìn thấy, Huệ Hương kéo Lưu lùi vào một nơi khuất vắng, nàng có vẻ nghiêm trọng:
- Cha mẹ em mất sớm, em phải sống với ông bà nội. Bà là người rất nghiêm khắc, nếu biết em có quan hệ với con trai thì sẽ giết chết! Bởi vậy lúc nãy em mới giả vờ.
Lưu thở phào nhẹ nhõm:
- Vậy mà làm người ta cứ tưởng…
- Tưởng gì, đồ thấy ghét!
Lưu không nhịn được, ôm đại lấy và hôn tới tấp, khiến cô nàng phải đẩy nhanh ra:
- Có muốn em bị đánh chết hay không mà làm thế này!
Nói xong nàng vội chạy thật nhanh, nhưng cũng kịp nói với lại.
- Cứ ở trong chùa hoang đó đi, tối em ghé lại!
Lưu tiếc lắm, nhưng được hẹn nên cũng phấn khởi quay về.
Nhưng về tới nơi thì Lưu vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy có mấy người đang đứng trước sân ngôi chùa hoang. Họ là ai vậy?
Lưu dè dặt bước vào, anh nghe một ông lớn tuổi hỏi:
- Cậu có phải là người ở gần đây không?
Lưu thành thật:
- Dạ, cháu ở ngay đây. Trong chùa này.
Ông già có vẻ ngạc nhiên:
- Trong chùa hoang này?
Ông như muốn hỏi nữa, nhưng lúc đó người cùng đi với ông, đang nằm bệt dưới đất rên lên mấy tiếng, khiến ông phải cúi xuống vỗ về:
- Ráng chút nữa đi con. Mình đã tới nơi rồi, chờ ba hỏi thăm rồi cúng cho con.
Ông ngẩng lên hỏi Lưu:
- Cậu nói là ở đây, vậy có biết mấy ngôi mộ hoang phía sau chùa này không?
Lưu ngạc nhiên:
- Bác hỏi chi vậy?
Chỉ thằng con mình, ông nói:
- Chẳng giấu gì cậu, thằng con bác cách đây mấy tháng có đi ngang qua đây vào một đêm tối trời, nó bị một cơn mưa lớn khiến không đi tiếp được, phải ghé vào đây trú tạm. Rồi nó lên cơn sốt đột ngột, nên nằm ngoài hiên chùa hoang này mê man đi... Đến khi tỉnh giấc, nó thấy mình đang nằm trên gò mả ngoài kia!
Lưu nghe kể hơi giống trường hợp của mình nên sốt ruột lắng nghe. Ông già kể tiếp:
- Trong lúc nó còn đang hoang mang lo sợ, thì bỗng có một cô gái xuất hiện! Cô ta xưng tên là Kim Hương và tỏ ra thân thiện, chăm sóc giúp cho con bác. Nhờ vậy mà nó qua cơn bệnh. Nhưng hết bệnh này, thằng nhỏ lại vướng vào căn bệnh khác, nguy hiểm hơn!
- Anh ấy bị bệnh gì vậy bác?
Ông già thở dài:
- Bệnh gì chẳng biết, mà càng ngày da càng xanh xao, người mất hết sinh lực. Và còn nguy hiểm hơn, cứ nhắm mắt lại là nó cứ kêu tên cô Kim Hương đó và đòi gặp! Tôi đã rước thầy thuốc chữa trị cho nó đủ thứ, vậy mà bệnh tình ngày càng nặng thêm. Vừa rồi tôi nằm mơ thấy thần linh mách bảo là phải đưa nó tới đây, cho nó lạy trước mộ ngoài kia, xin ai đó buông tha. Nhưng nó đang mê man, đâu có nhớ ngôi mộ nào ngoài đó là của cô Kim Hương, nên tui muốn cậu chỉ giúp cho!
Lưu rùng mình mấy cái, anh ấp úng:
- Dạ cháu... cháu cũng chỉ mới tới đây... Mà cháu thấy mộ ngoài đó đâu có cái nào có mộ bia, như vậy đâu làm sao…
Ông già thất vọng, lắc đầu:
- Chỉ còn cách bắt nó lạy khắp nghĩa địa thôi! Mà nghĩa trang này có nhiều mồ mả không cậu?
- Cháu áng chừng có hơn chục mả.
Ông già mừng rỡ:
- Chỉ hơn chục cái thì không sao!
Rồi ông cúi xuống nói với con:
- Mình làm được con à. Để cha cõng con ra ngoài đó!
Ông cúi xuống ráng sức xốc con mình lên vai, nhưng chàng trai nặng hơn trọng lượng của ông, nên việc cõng vô cùng khó khăn. Thấy vậy, Lưu tình nguyện:
- Bác để cháu giúp cho.
Anh kê vai vào cõng bệnh nhân kỳ lạ kia. Tuy nhiên, chỉ bước được vài chục bước thì Lưu cảm thấy đuối sức. Anh tự hỏi: Không lẽ mình yếu như thế này sao?
Quả thật, Lưu đã yếu sức thấy rõ. Nếu có ai quen biết trước với Lưu sẽ nhận ra sắc mặt anh đã có nhiều thay đổi xanh xao và giảm thần khí vốn có của một anh học trò đang sức trai tráng...
Cuối cùng dù có mệt, nhưng Lưu cũng đưa được bệnh nhân ra tới nghĩa địa. Liếc nhìn ngôi mộ mình từng ngủ trên đó, tự dưng Lưu lo sợ những điều ông già nói ứng với ngôi mộ này. Do đó, Lưu tìm cách đặt chàng trai kia xuống trên một ngôi mộ khác.
Ông già không để mất thời giờ, vội xốc thằng con dậy, giục:
- Lạy đi con. Lạy bất cứ ngôi mộ nào, chắc thế nào cũng trúng!
Lưu ngập ngừng hỏi:
- Ai bảo lạy? Giữa chuyện anh ấy bệnh và các ngôi mộ này có gì liên quan sao?
- Có chớ! Thần linh mách với bác rằng cô gái tên Kim Hương kia là một hồn ma. Chính cô ta đã hút hết sinh lực của nó, cho nên nó mới ra nông nổi này. Bây giờ phải van xin cô ấy buông tha... Lạy đi con!
Ông tiếp con, cầm tay anh chàng vái lạy, vừa khấn rất thành khẩn. Lưu quay mặt đi chỗ khác, nói một mình:
- Là một hồn ma... Chẳng lẽ...
Anh vội xua ngay một ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu! Và để không bị tác động bởi việc cha con ông già đang làm, Lưu quay bước bỏ đi. Nhưng vừa lúc đó, anh bỗng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ từ xa đi lại. Ông lão này...
Lưu chưa kịp nghĩ gì thêm thì ông ta đã tiến đến rất nhanh, và thoáng cái đã đứng ngay trước mặt anh.
- Ông đây là…
Lưu kêu lên bởi anh đã nhận ra, ông ta chính là người anh thấy trong giấc mơ. Chính ông ta đã cảnh báo Lưu về mối họa sẽ tới...
- Chào chàng trai liều mạng!
Lưu lúng túng:
- Dạ, cháu chào ông. Chính ông là...
Ông lão cười khà khà:
- Có duyên thì còn gặp nữa. Mà kể cũng lạ, sao hai cậu trai này lại gặp nhau cùng một nơi như thế này!
Ông đẩy lưng Lưu đi về phía hai cha con ông già đang lạy vừa tiếp lời:
- Cậu cũng phải lạy giống như vậy!
Lưu còn chưa hiểu ý ông thì lúc đó ông già đang lạy bỗng reo lên:
- Thần linh kia rồi!
Ông lão đầu bạc nhìn hai cha con người bệnh với sự lo ngại:
- Ta đã dặn rồi, tại sao bây giờ mới tới?
Ông già phân trần:
- Do thằng con yếu quá không đi được, phải đợi...
- Đợi uống thêm bùa phép phải không? Cãi lời ta uống những thứ đó, bây giờ hết thuốc chữa rồi! Cha con ông có lạy sói trán cũng chẳng có kết quả gì đâu.
Ông già năn nỉ:
- Xin ngài ban ơn, chẳng qua tôi muốn cứu con mình thôi. Trên đường đi, nó đã ói ra hết những thứ bùa chú đã uống, trong bụng đâu còn gì!
Lão đầu bạc có vẻ dịu giọng:
- Cũng may là như vậy. Bùa chú là thứ mà các oan hồn rất ghét. Cỡ như những đứa này mà dùng bùa chú ấy nào có kết quả gì, chắc hại thêm mà thôi! Lần này ta tha, nhớ là đừng bao giờ lặp lại chuyện ấy lần nữa. Hãy mau lột hết quần áo nó ra, đặt cho nằm dưới đất phía trước ngôi mộ bên tay trái, còn ông thì tránh ra xa, để mặc thằng con ở đó.
Ông già lo lắng:
- Con tôi đang quá yếu, tôi muốn được ở bên chăm sóc.
Lão đầu bạc quát lớn:
- Ông không liên can thì ở đó làm gì? Bộ muốn bị chúng nó bắt hồn đi luôn hay sao?
Nghe vậy ông già mới lui ra xa đứng nhìn. Bấy giờ Lưu nghĩ mình cũng nên rút lui, nhưng khi anh định cất bước thì lão đầu bạc đã quay sang nói:
- Cậu cũng không thoát đâu. Bây giờ ta nói rõ cho mà nghe, cậu cũng giống như cậu trai này, cả hai người đã ham hố chuyện trăng hoa, đã ăn nằm với người cõi âm, nên giờ đây hồn phách sắp tiêu dần... mạng sống không còn bao lâu nữa, nếu không được cứu.
Lưu ngơ ngác:
- Cháu ăn nằm với ma lúc nào? Ai là ma?
Lão đầu bạc thở dài:
- Chết đến nơi rồi mà chưa hay. Thử xem lại bên ngực trái của cậu xem, có phải quả tim gần như thôi đập đúng không?
Lưu hốt hoảng đưa tay sờ lên ngực trái của mình, và kêu lên:
- Tim tôi!
- Nó không còn ở đó nữa, mà hiện nay con Huệ Hương đang nắm trong tay! Huệ Hương, nàng ấy…
- Là một oan hồn! Ta nói cho mà biết, Huệ Hương và Kim Hương là hai chị em ruột. Chúng nó bị một nhóm người trẻ tuổi trên đường ra kinh ứng thí đã bắt cóc hãm hiếp rồi hại chết tại khu nghĩa trang này. Trong số thủ phạm, có một nhà sư trẻ tham gia, bởi vậy sau khi chuyện xảy ra, các sư trong chùa phần phẫn nộ phần sĩ diện đã đồng loạt bỏ chùa ra đi, nhà sư trẻ cũng ăn năn nên sau đó đã tự tử. Nhưng hồn phách hai cô gái đã không nguôi hận, họ thành ma và ở nơi đây chờ, hễ thấy con trai cỡ tuổi các cậu, nhất là học trò, thì nó tìm mọi cách trả thù! Cậu này bị oan, bởi cậu ta không phải là kẻ sĩ, chỉ vì có (??)
Lưu lẩm bẩm:
- Huệ Nương không thể là ma...
Ông lão nhẹ lắc đầu:
- Cậu còn bị nặng hơn cậu trai này nhiều, bệnh chưa phát mà thôi.
Ông chỉ tay về hướng đông thị trấn, bảo:
- Cậu thì cầu xin cứu mạng kiểu khác. Huệ Hương đã xin đầu thai vào nhà vợ chồng Vương lão nhà bên gốc cổ thụ. Nhà đó có cô con gái giống Huệ Hương như hai giọt nước, vốn vắn số, còn không lâu nữa thì chết, nếu cậu đủ lòng thành và sự kiên nhẫn để quỳ trước nhà đó cầu xin đúng một trăm ngày, thì may ra số cậu sẽ được bảo toàn.
Ông nói xong thoắt cái đã biến mất, mặc cho Lưu hốt hoảng gọi theo.
- Ông ơi, giúp con…
Anh chàng đang nằm thoi thóp, bỗng ngồi bật dậy, tỉnh rồi, gọi cha mình:
- Con hết bệnh rồi cha ơi!
Ông già mừng quá ôm con rồi sụp xuống, hướng về phía ông lão đầu bạc vừa đi, lạy lấy lạy để.
Lưu chần chừ một lúc rồi nhắm hướng đông mà đi...
Đến trước cổng nhà, dù sợ chó, nhưng nghĩ là có Huệ Hương trong đó, nên Lưu mạnh dạn gọi lớn:
- Huệ Hương ơi!
Vẫn bà già hôm trước bước ra, vừa trông thấy Lưu, bà đã xua đuổi như đuổi tà.
- Đi đi, đồ quỷ ám.
Cô gái xuất hiện, Lưu mừng quá kêu lớn:
- Huệ Hương, cho anh nói chuyện này một chút!
Nhưng cũng giống như lần trước, cô ta giương mắt nhìn Lưu rồi lắc đầu:
- Tôi không quen anh. Huệ Hương nào đó thì anh đi chỗ khác mà gọi!
Nói xong, nàng quay ngoắt đi. Lưu cố gọi lần nữa:
- Huệ Hương!
Bỗng hai con chó bữa trước xuất hiện, nó chồm lên, đầu ló ra khỏi rào, khiến cho Lưu phải chạy lùi đến cả chục bước. Anh nhớ lần trước, nên sau đó đi thẳng đến nơi khuất đứng đợi.
Quả nhiên, chỉ nửa khắc sau thì Huệ Hương tới. Nàng tỏ vẻ lo lắng:
- Lần này, anh đã biết hết rồi thì em không giấu nữa. Em là một oan hồn, nhưng số em còn nặng nợ trần gian, nên đang chờ nhập xác con gái nhà đó để sống lại. Anh cũng không chắc được nên duyên với em đâu, nếu không chứng tỏ được lòng thành và tính kiên nhẫn.
Lưu nói mau:
- Anh có thừa những thứ đó, miễn sao em giữ lời, đừng bỏ anh là được!
- Vậy hãy làm như những gì phán quan dặn đi!
- Ông già đầu bạc là phán quan?
Nàng không đáp, thoắt cái đã biến mất! Lưu bàng hoàng nhìn theo. Nhưng rồi cũng đành phải lững thững quay về.
Trong lòng đã quyết, từ hôm đó cứ mỗi sáng sớm, anh tới đứng ngay trước cửa ngôi nhà có hai con chó dữ, đứng im lặng, giống như các nhà sư đi khất thực. Đứng tới khi nắng lên thì về nhà lo học bài. Để rồi đến chiều, anh lại tới đứng cho đến khuya mới về nhà ngủ. Cứ như thế kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng...
Cô con gái giống Huệ Hương như hai giọt nước kia thỉnh thoảng vẫn xuất hiện, nhưng dửng dưng như không, dù thỉnh thoảng có nhìn thấy Lưu. Thời gian trôi qua thật chậm, rồi cuối cùng cũng tới một trăm ngày...
Hôm đó, Lưu cũng tới thật sớm. Nhưng vừa tới nơi thì anh giật mình khi nghe trong nhà có nhiều tiếng khóc.
- Bớ làng xóm ơi, ai cứu giùm cháu gái tôi!
Người ta bâu lại hỏi thăm thì bà kể chuyện:
- Mới hồi đêm còn sống, nhưng sáng nay tôi kêu nó dậy để đi chợ thì nó không còn thở nữa! Tội nghiệp cháu tôi, nó mới có mười tám tuổi mà, đâu phải đứa vắn số hay đau bệnh gì đâu.
Ai cũng xót thương cho số phận cô gái, họ vào nhà định tiếp một tay lo đám cho cô gái. Tuy nhiên vừa lúc đó, cô gái bật ngồi dậy rồi nói tỉnh như không:
- Tôi chỉ ngủ quên thôi mà, có sao đâu!
Cô chờ cho mọi người đi về hết rồi mới nghiêm giọng nói với bà cụ.
- Nội đừng xua đuổi anh chàng đứng ngoài kia nữa, chính anh ta đã cứu con sống lại đó. Con và anh ta có duyên phận với nhau, nếu không tác hợp thì con sẽ chết ngay lập tức!
Nói xong, cô ra mở cổng và đưa Lưu vào nhà. Hai con chó cũng thật lạ, lúc này nó lại vẫy đuôi mừng, chớ không gầm gừ hay sủa như trước.
Bà lão cũng không nói gì, bà tin lời cháu mình. Chỉ có sau đó, khi vắng người, nàng mới kề tai Lưu nói rất khẽ.
- Em là Huệ Hương đây. Em đã được nhập vào xác cô gái nhà này vừa chết. Từ nay, anh đủ tư cách dọn về đây.
(Tác giả Người Khăn Trắng , nguồn vnthuquan.org)