8/3/12

Nuốt ruồi trên xác người yêu - Tình ma duyên tục

Đoạn đường từ Rạch Giá về Hà Tiên không xa, chưa đầy một tăm cây số, nhưng đường sá vào năm 1945 còn quá hẹp và xấu, nên đù cố gắng tăng tốc mà chiếc Traction phải mất ba tiếng đồng hồ Hiệp mới tới Kiên Lương. Nhìn đồng hồ tay, Hiệp hơi sốt ruột, đã hơn 6 giờ chiều. Đến chợ Hà Tiên còn ngót ba chục cây số nữa mà trời tối thì liệu có kịp không?

Không có hẹn với ai ở đó, nhưng Hiệp lại ngại lái xe đường lạ trong đêm tối. Vả lại trời đang chuyển mưa nữa mà. Lúc này Hiệp mới thấy hối hận khi không nghe lời khuyên của bạn bè rằng anh không nên đi, bởi lúc khởi hành đã hơn hai giờ chiều. Hiệp vốn tính bướng bỉnh, lại muốn sáng ngày mai khi tới trình diện nhà cha mẹ vợ tương lai ở gần Mũi Nai thì anh phải tươi tỉnh, chững chạc như hình ảnh một thầy ký tòa án Lê Hữu Hiệp vốn có dưới mắt của Nguyệt và gia đình cô.

Việc Hiệp bỏ ngang công việc tòa án, đi về Hà Tiên vào những ngày giữa tuần cũng chỉ vì anh lỡ hứa với Nguyệt rằng anh sẽ có mặt tại nhà cô và dự đám giỗ, để nhân dịp có sự có mặt đông đủ thân nhân Nguyệt, sẽ là một dịp tốt nhất cho anh ra mắt bên vợ, những người vốn giàu có và trọng hình thức. Ông già của Nguyệt tuy không phải là quan chức, nhưng là một nghiệp chủ giàu nhất nhì Hà Tiên thời đó, chính ông là người đã âm thầm giúp đỡ cho Hiệp ăn học và khi ra trường với bằng Tú tài toàn phần, ông đã vận động để đưa anh chàng vào ngành tòa án, giữ ngay vai thư ký tòa, một địa vị mà không phải người trẻ mới ra trường nào cũng có được. Và để đền ơn người đã giúp đở mình, Hiệp đã long trọng hứa sẽ làm rể nhà nghiệp chủ Ma Đại Nhơn.

Tuy gọi là trả ơn, nhưng cũng may cho Hiệp, vì Nguyệt - cô con gái của nghiệp chủ Nhơn lại là một mỹ nhân đúng nghĩa. Cô ta từng được mệnh danh là hoa khôi của vùng Tô Châu - Thạch Động. Khi hai ngưới gặp nhau lần đầu tiên ở Rạch Giá, nơi Minh Nguyệt trọ học, thì cả hai đã ngỡ ngàng nhìn nhau sau vài giây, tự dưng họ đâm ra mến nhau, hợp nhãn nhau liền!

Bởi vậy, chính Nguyệt đã từng nói với Hiệp rằng duyên của họ đúng là duyên tiền định! Cô nàng hầu như muốn giữ chặt lấy người tình, giục Hiệp

nhanh chóng tiến hành hôn lễ, bằng cách thúc hối cha mua ngay cho hai người một căn phố lầu ở chợ Rạch Giá, và nội tháng 8 phải làm lễ thành hôn, mặc dù cô còn đang học dở dang lớp chuẩn bị thi bằng Thành chung. Ông Nhơn chiều ý con, nên đã yêu cầu Hiệp phải có mặt nhân ngày giỗ ông ngoại của Nguyệt. Hiệp về Hà Tiên với lý do như vậy. Dù đã đi về thị xã Hà Tiên mấy lần rồi, nhưng khi chạy ngang một ngã ba bên tay trái, nhìn thấy tấm bảng đề mấy chữ "82 km là Hòn Chông", Hiệp hơi ngạc nhiên:

- Thì ra đường đó đi về Hòn Chông, một địa danh có thắng cảnh Chùa Hang, Hòn Phụ Tử!

Anh rà xe chậm lại nhìn kỹ con đường, định bụng lượt về thế nào cũng rẽ vào đó xem cho biết Hòn Phụ Tử đẹp như thế nào. Vừa khi ấy chợt trời đổ mưa. Cơn mưa đã được bào trước, nhưng Hiệp không ngờ nó lại tới nhanh và lớn đến như vậy!

Xe hơi thì có thể đi trong mưa dễ dàng, tuy nhiên chỉ với một người chưa quen lắm với đoạn đường quanh co trên lộ trình đến thị xã, nên Hiệp có nới ngại. Anh nhìn thấy một ngôi nhà gần lộ, giống như cái quán ven đường nên không kịp nghĩ ngợi, đã lái xe thẳng vào khoảng sân hẹp, đậu lại định chờ cho bớt mưa.

Hơn mười phút qua, ngồi trong xe đóng kín cửa cảm thấy bí, Hiệp quay kiếng xuống nhìn vào quán, vừa lúc mắt anh dừng lại chỗ một cô gái ngồi co ro trong quán. Toàn quán không có ai khác, ngoài cô gái là khách duy nhất. Cô ta đúng là khách, bởi ngay dưới chân cô, Hiệp nhìn thấy một túi xách của một người đi xa. Chỉ hơi ngạc nhiên bởi ở chỗ vắng vẻ này lại có một cô gái ngồi trong một quán ven đường, trong buổi chiều tối như thế này. Hiệp thôi không nhìn nữa, quay kiếng xe lên, định cứ ngồi trong xe như thế cho đến hết cơn mưa. Nhưng mưa càng lúc càng thêm nặng hạt mà không khí trong xe càng thêm bức bối, nên Hiệp quyết định mở cửa xe, chạy vụt vào trong quán với ý nghĩ rằng mình cũng nên trú mưa trong quán cho thoáng mát hơn.

Có lẽ chủ quán đã thấy Hiệp đậu xe và ngồi trong đó khá lâu, nên khi anh vừa vào đã nghe lời chào hỏi:

- Quý khách cần uống nóng hay lạnh. Lạnh thì hôm nay có nước đá mới chở từ Rạch Giá về.

- Dạ, cho tôi một cà phê nóng.

Hiệp đáp và nhìn lên, anh giật mình, bởi người hỏi anh không phải là chủ quán, mà lại là cô gái anh thấy ngồi co ro nãy giờ!

- Tôi... tôi tưởng...

Có giọng nói từ phía trong vang lên, lần này hình như đúng là của chủ quán thật:

- Thầy Hai uống gì gọi nó cũng được, đó là đứa cháu của tôi, nó đang chờ xe, chớ không phải người ngoài.

Lúc này Hiệp mới chợt giật mình khi nhìn kỹ cô gái!

- Cô nàng đẹp khác hẳn con gái ở xứ này mà lâu nay anh vẫn thấy. Cô ta lại ra vẻ là một người của thị thành với kiểu ăn mặc tuy giản dị mà đúng cách. Bộ đồ bà ba, quần lĩnh đen, áo màu hoa cà, hợp với làn da trắng muốt, khiến người nhìn phải sững sờ!

Ly cà phê nóng được bưng ra, mùi thơm lừng chẳng khiến cho Hiệp bị quyến rũ bằng đôi bàn tay nõn nà, đang nhẹ nhàng đặt ly xuống và cất tiếng mời như rót mật vào tai:

- Dạ, mời... anh!

Rồi cô nàng quay trở lại chỗ ngồi cũ, vẫn co ro như lúc đầu, mắt nhìn ra ngoài như chẳng để ý tới ai chung quanh. Hiệp uống chưa hết ly cà phê thì trời đột ngột ngừng mưa. Bất ngờ như lúc bắt đầu, cơn mưa lại khiến cho Hiệp vừa ngạc nhiên vừa hài lòng. Anh nhìn đồng hồ đã hơn 7 giờ, anh nhẩm tính:

- Phải cỡ chín giờ thì mới tớí nơi được.

Hiệp vừa đứng lên kêu tính tiền thì bà chủ quán xuất hiện, bà hỏi thẳng vị khách trẻ:

- Cậu có về Hòn Chông không?

Rồi không đợi anh trả lời, bà ta nói luôn:

- Con nhỏ cháu đi Sài Gòn về, tới đây thì trễ giờ nên hết xe lam về nhà nó ở nửa đường đi Hòn Chông. Nếu cậu có về qua đó thì làm ơn...

Bỗng cô nàng lên tiếng:

- Dì hỏi mất công. Người ta về Hà Tiên mà. Thôi, tạnh mưa rồi để con đi bộ từ từ về nhà cũng được. Sáu bảy cây số thôi mà.

Hiệp ngước nhìn cô nàng đang đứng dậy, tay xách giỏ chuẩn bị đi, anh vụt nói:

- Để tôi đưa cô về!

Bà chủ quán reo lên:

- Gặp được người tốt bụng như cậu quả là trời thương cháu tôi rồi!

Hiệp ra mở cửa xe phía trước cho cô gái lên ngồi, anh giải thích:

- Tôi không rành đường, cô ngồi trước chỉ đường cho.

- Dạ, cám ơn anh.

Cô nàng ngồi gần, phả hương thơm rất lạ vào mũi Hiệp, khiến anh thích thú. Mặc dù không ưa phụ nữ xức nước hoa, nhưng hương thơm từ cô gái không phải do nước hoa, nên ngay giây đầu tiên Hiệp đã có thiện cảm và thầm nghĩ, nước hoa đâu có gì mà không ưa!

- Anh không phải là người xứ Hà Tiên này?

- Sao cô biết?

Thấy cách anh dò đường. Người gốc Hà Tiên thì không ai là không biết đường vào Chùa Hang, Hòn Phụ Tử.

- Thú thật, tôi từ Rạch Giá qua đây.

- Đi chơi thì không đúng rồi, vì không ai đi tham quan, du ngoạn mà đi một mình. Còn thăm bà con thì chắc cũng không đúng, bởi thăm viếng thì phải có quà cáp.

- Vậy theo cô thì tôi đi đâu?

- Đi coi mắt vợ phải không?

- Câu hỏi khiến Hiệp giật mình, ngơ ngác:

- Cô... cô lại biết...

Cô gái phá lên cười, giọng cười giòn tan rồi không nói gì thêm, đưa mắt nhìn ra ngoài. Hiệp biết mình hố nên nói chữa:

- Tôi... tôi chỉ có ý...

Cô nàng quay lại, cười nhẹ:

- Tôi chỉ cười suông thôi chớ có ý gì đâu. Vả lại, chuyện anh đi coi mắt vợ hay đi đâu đó là chuyện riêng của anh có mắc mớ gì đến tôi đâu.

Xe chạy được mười phút, Hiệp bớt tốc độ và hỏi:

- Đã sắp tới chưa?

Cô nàng không cần nhìn đã nói ngay:

- Dạ chưa, phải hơn cây số nữa. Khi nào thấy ngôi nhà bên trái có giàn hoa giấy chạy hoài theo bờ rào, đó là nhà... em.

Nàng đổi cách xưng hô một cách đột ngột, khiến Hiệp phải lúng túng:

- Cô... cô...

- Em là Mỹ Dung.

- Còn tôi.. là Hiệp.

- Thấy nàng dạn dĩ, Hiệp nói đùa.

- Tên cô giống với tên một co gái trong truyền thuyết của xứ Hà Tiên này quá. Nàng Phù...

Cô nàng Mỹ Dung cũng đùa:

- Nàng ta khác chữ lót. Mỹ Dung là nhan sắn đẹp, còn Phù Dung là loài hoa mau tàn.

- À, tôi không để ý. Mà tôi cũng sơ suất nữa, ai lại ví tên cô với một cô gái trong truyền thuyết đã ra người thiên cổ từ lâu rồi. Người hiện tại mới đáng nói hơn phải không?

Tưởng mình nịnh một câu như vậy sẽ được hưởng ứng nào ngờ Hiệp lại nhận được câu nói:

- Chắc gì thực tại hay hơn cái đã mất! Theo em...

Nàng kịp ngừng lại điều đang muốn nói ra. Hiệp hơi ngạc nhiên:

- Cô định nói gì?

Nàng lắc đầu nhanh:

- Dạ không. Kìa anh cho em xuống đây.

Quả là có một ngôi nhà ngói xưa nằm khuất sau hàng rào dài vớt nhiều hoa giấy che phủ. Hiệp cho xe ngừng lại và lịch sự bước xuống mở cửa cho nàng. Anh không quên nói nịnh một câu nữa:

- Nhờ có cô mà tôi biết thêm đường vào Hòn Chông. Lượt về thế nào tôi cũng ghé qua thắng cảnh này, cô sẵn sàng mời tôi ghé nhà chớ?

Nàng cười rất tươi:

- Đâu đợi gì ngày mai, nếu bây giờ em mời thì anh có ghé không?

Hiệp lúng túng:

- Tôi... tôi còn phải về Hà Tiên. Trời quá tối rồi.

- Vậy cám ơn anh. Anh đi cẩn thận.

Hiệp vẫy tay chào rồi leo lên xe ngay. Mở máy như thường lệ, nhưng sao máy xe lại không chịu nổ. Kỳ vậy, mới chạy ngon đây mà...

Thử đề lại lần nữa, tiếng è è phát ra rồi tắt ngấm. Hiệp coi lại xăng, vẫn còn hơn nửa bình, cũng không phải hết bình điện, vậy tại sao không khởi động được máy. Loay hoay làm một mình đến gần mấy phút, chợt anh nghe từ phía sau lưng mình, giọng lo lắng của cô nàng:

- Xe anh bị sao vậy?

Hiệp hơi ngượng:

- Cũng hẳng hiểu sao. Có lẽ... tại vì...

Anh muốn tìm một lý do để nói, nhưng vốn không rành về chiếc xe mới mua này lắm, nên cuối cùng anh chỉ biết lắc đầu:

- Chịu thua.

Và đúng là Hiệp chịu thua thật, bởi sau gần hai mươi phút thì hục mà vẫn không sao thay đổi được tình hình. Trời lại đổ mưa trở lại. Cô nàng Mỹ Dung đề nghị:

- Anh phải nghỉ tạm lại nhà em thôi. Rồi sáng mai về bên đó sớm, như thế tiện hơn.

Hiệp áy náy:

- Như vậy e không tiện...

Cô nàng trấn an:

- Anh không phải lo, ba má em hôm nay đi qua Hòn Me, nên nhà chỉ còn mỗi mình em. Người sợ chính là em, nhưng mà...

Hiệp lại càng ngại hơn:

- Như thế lại càng không nên.

Anh còn đang phân vân thì trời mưa thật lớn, Mỹ Dung nói như ra lệnh:

- Anh cứ để xe đó đi, vào nhà đi!

Không còn cách nào khác, Hiệp đành phải nghe theo. Khi vào nhà rồi anh chàng mới yên tâm phần nào. Nhà rộng và khang trang, Mỹ Dung lại không có vẻ gì là ngại sự có mặt của khách lạ. Cô giục Hiệp:

- Dù gì anh cũng phải ngủ ở đây tối nay rồi, vậy lấy dù của em ra ngoài xe lấy đồ đạc vào, tắm rửa rồi em làm cơm cho ăn. Vừa ăn ta vừa nói cnuyện. Em cũng cần một người bạn để hàn huyên trong khi nhà vắng thế này.

Phải đợi nàng giục lần thứ hai Hiệp mới làm theo. Khi trở vào anh đã thấy một mâm thức ăn nóng nấu sẵn, cô nàng thân mật nói:

- Trong lúc anh tắm thì em nấu cơm. Nhà con thức ăn tươi và ngon. Có lẽ má em đoán em sẽ về hôm nay!

Hiệp thấy nàng tự nhiên thì cũng đở phải e ngại. Anh tắm xong thì đã thấy một mâm cơm dọn sẵn. Anh tự hỏi sao cô ta có thể nấu thức ăn nhanh như vậy. Tuy nhicn, Hiệp cũng không còn thời gian suy nghĩ, nàng đã giục cầm đũa:

- Anh ăn đi, như thế mới không chê cơm nhà nghèo chứ!

Mỹ Dung vừa ăn vừa tiếp thức ăn cho khách, nàng còn nói huyên thuyên đủ thứ chuyện, khiến cho bữa cơm qua nhanh và Hiếp ăn rất ngon! Ăn vừa xong thì chẳng hiểu sao, anh lại cảm giác như mình buồn ngủ từ thuở nào vậy, mắt nhướn không lên:

- Tôi... tôi...

- Dậy! Dậy nhanh đi anh, má em về tới!

Tiếng giục của cô nàng khiến dù đang say ngủ, Hiệp cũng phải bật dậy ngay. Anh hỏi:

- Mấy giờ rồi?

- Chắc là gần sáng. Má em đột ngột về mà không báo trước, may mà vừa rồi có người đưa đồ đạc về trước, nói khỏang vài chục phút nữa má về tới.

Hiệp nhớ lại những gì xảy ra đêm qua, anh ái ngại:

- Tối qua bỗng dưng tôi buồn ngủ quá, chắc cô không trách chớ!

Mỹ Dung càng hối thúc:

- Anh thay đồ nhanh rồi đi đi. Bữa về ghé lạl em, em sẽ nói với mà anh là bạn học từ Rạch Giá về chơi. Còn bây giờ...

Hiệp thay đồ xong anh chợt nhớ ra:

- Ờ còn chiếc xe nữa không biết khởi động nó có được không?

Anh ra xe, chuẩn bị tinh thần là sẽ đẩy hay nhờ người đi rước thợ tới sữa. Tuy nhiên, vừa đề lần thứ nhất máy xe đã nổ giòn tan, êm ru. Hiệp ngơ ngác:

- Chiếc xe này điên chắc!

Lái xe đi được một quàng. Hiệp quay lại nhìn, anh ngỡ mắt mình bị hoa, bởi đi xa lắm. Nhưng chẳng hiểu sao nhìn lại đã không còn thấy ngôi nhà đâu? Chỉ toàn là ruộng và xa xa là rừng...

Hiệp muốn quay xe lại để xác minh, nhưng thấy mặt trời vừa ló dạng, sợ chạm mặt bà mẹ của Mỹ Dung. Nên anh nhấn ga, xe vọt tới với nguyên nỗi thắc mắc trong lòng.

Ra tới ngã ba Kiên Lương, cố nhìn nhưng Hiệp cũng không thấy cái quán lá ven đường hôm qua đâu. Anh nghĩ có thể mình lộn chỗ, nhưng rõ ràng hôm qua nó nằm ngay ngã ba này mà?

Mải lo nhìn tìm, suýt nữa xe của Hiệp chạm phải một xe khác chạy trờ tới. Anh hú vía vội rồ ga thẳng về Hà Tiên. Trời sáng mát mẻ, nên Hiệp chạy rất nhanh, chỉ khoảng nửa giờ sau là anh đã vào thị xã.

Nhờ ngủ được một giấc đầy, lại mới thay quần áo sạch, nên Hiệp mạnh dạn chạy thẳng tới nhà vợ tương lai. Vừa đậu xe ngay cổng, Hiệp đã thấy một người đàn bà lớn tuổi từ trong bước ra, trên tay bà ta ôm khư khư cái khung ảnh mới. Khi bà ta đi ngang rất gần với mình, Hiệp chợt nhìn vào tấm ảnh lộng trong khung, và thảng thốt kêu lên:

- Kìa, sao lại như vậy?

Khuôn mặt người trong ảnh đập vào mắt Hiệp, anh tưởng chừng như mình đang mơ ngủ, phải nhướng đến lần thứ hai anh mới lại kêu lên lần nữa:

- Mỹ Dung!

Nghe anh gọi, người phụ nữ kia khựng lại và hỏi:

- Cậu gọi ai?

- Mỹ Dung! Phải đây là.. là My Dung?

Thật bất ngờ, bà ta đáp ngay:

- Đúng. Nó là Mỹ Dung, con gái tôi!

Bước ngay xuống xe và không cần giữ ý. Hiệp chụp ngay cái khung ảnh, hỏi lại người phụ nữ:

- Cô gái trong ảnh này đúng là Mỹ Dung, nhà ở đường ra Hòn Chông?

Kinh ngạc trước thái độ của Hiệp, bà ta nhíu mày hỏi:

- Cậu biết con gái tôi?

Vừa khi ấy, có tiếng oang oang từ trong nhà:

- Hiệp về tới phải không con? Ra đón anh Hiệp, Nguyệt ơi!

Họ ùa ra, khiến cho câu chuyện giữa Hiệp vừa người đàn bà kia phải gián đoạn. Bà ta vụt đi thật nhanh, phút chốc đã khuất ở góc đường.

Thấy Hiệp nói chuyện với bà ta, ông Nhơn hỏi:

- Con bị bà ý làm gì vậy?

Hiệp hỏi luôn:

- Bà ta là ai vậy và cái khung hình trên tay bà ấy?

Ông Nhơn tặc lưỡi:

- Oan gia đấy mà! Chị ta gây rối, khùng điên. Bữa nay biết con sẽ về nên ba không đuổi chị ta đi, chớ gặp bữa khác thì...

Minh Nguyệt kịp bước ra, đã vội lên tiếng:

- Anh để ý làm gì chuyện tầm phào đó. Ối, xứ này họ thấy nhà em giàu nên hễ có bất cứ chuyện nhỏ chuyện to gì họ cũng kéo tới. Bà này có đứa con bị xe nhà mình gây tai nạn, nên mới...

Cô ta nói tới đó thì cũng ngừng ngang, Ông Nhơn phá tan không khí mà ông cảm thấy khó chịu đó:

- Thôi, vào nhà đi con. Để xe đo chút nữa tụi tài xế đem rửa.

Minh Nguyệt tự nhiên như Tây, cặp tay Hiệp đi sóng đôi với cha mình vừa hỏi huyên thuyên:

- Bộ đi vào nửa đêm sao giờ này đã về tới đây rồi?

Biết không thể bịa chuyện hoàn toàn được, nên Hiệp tìm cách nói khéo:

- Anh về quá trễ, lại quên đường vào nhà, nên phải ghé hotel ở tạm.

Minh Nguyệt ré lên:

- Sao một mình mà dám ngủ ở khách sạn! Hay là đã ngủ với...

Ông Nhơn phải nói đở cho con rể tương lai:

- Nó làm vậy là đúng đó. Bộ con nghĩ ai ngủ khách sạn cũng đều ngủ với ai đó hay sao!

Nguyệt nhéo chồng tương lai một cái đau điếng:

- Được cha vợ bênh, sướng há!

Hiệp bước theo họ mà đầu óc cứ nghĩ về chuyện bức ảnh lúc nãy. Khi đã vào nhà rồi, nhân lúc Minh Nguyệt ra nhà sau pha trà. Hiệp mới hỏi ông bố vợ:

- Hồi nãy ba nói người đàn bà ôm khuôn hình đó tới đây phá, mà phá cái gì vậy?

Hơi ngạc nhiên về sự quan tâm của con rể, nhưng ông Nhơn văn đáp:

- Số là anh của con Nguyệt, thằng RôBe lỡ vụng trộm với một cô gì mà ba không chấp nhận, ba ngăn không cho chúng nó lấy nhau. Không ngờ một bữa kia nghe tin con nhỏ nhảy sông tự tử! Chuyện này làm sao ba ngăn được, và ba cũng đâu co xúi giục hay nhúng tay vào cái chết của con nhỏ đâu. Vậy mà năm nào cũng vậy, hễ tới ngày giỗ con nhỏ đó thì mụ ta lại cầm tấm hình tới đây làm trận làm thượng. Mà thằng RôBe thì đã đi lấy vợ từ lâu rồi, ở xa lắc xa lơ.

- Nhưng... có phải nhà cô ấy ở trên đường vào Hòn Chông không?

Ông Nhơn ngạc nhiên:

- Sao con biết?

- Nhưng con nói là có phải cô ấy ở đường đi Hòn Chông không? Mà nhà cô ấy có mấy chị em? Còn có ai cỡ tuổi nàng không?

Trước một loạt câu hỏi như tra vấn của Hiệp, ông Nhơn phải hỏi lại:

- Con sao vậy, Hiệp. Chuyện của họ thì mắc mớ gì đến con?

Hiệp chợt giật mình, anh ấp úng:

- Dạ con... con...

Minh Nguyệt đem trà lên, chỉ nghe loáng thoáng nên hỏi lại:

- Chuyện gì vậy?

Ông Nhơn hình như cũng không muốn con gái mình bàn sâu thêm câu chuyện giữa ông và Hiệp đang bàn, nên vội nói:

- Ba hỏi nó chuyện chuẩn bị lễ cưới mà.

Minh Nguyệt sà xuống bên cạnh Hiệp, chẩu môi ra nũng nịu:

- Em muốn phải có hai phù dâu, hai phù rể hà! Anh kiếm đâu đủ hai người đi. Còn em kiếm phù dâu.

Để cho qua chuyện, Hiệp gật đại:

- Thì có gì khó đâu. Anh sẽ lo.

Suốt trong bữa cơm trưa hôm ấy, hầu như Hiệp chỉ ậm ừ cho qua, ai nói gì anh cũng gật. Đến nỗi Minh Nguyệt phải cảnh cáo:

- Anh tơ tưởng đến ai mà đầu óc như kẻ mộng du vậy? Coi chừng em đó nghen!

Hiệp lại phải xuống nước:

- Anh muốn cảm mà. Có lẽ tại toi qua không quen chỗ lạ nên mất ngủ.

Ăn cơm xong, thay vì phải ở lại chơi một ngày nữa như đã hứa, nhưng Hiệp viện lẽ:

- Sáng sớm mai con phải nộp và báo cáo với cơ quan biện lý về một vụ án lớn, nên tối nay con phải về để nghiên cứu tài Iiệu. Con xin phép ba con về.

Anh quay sang trấn an Nguyệt:

- Đầu tuần này, tức ba bữa nữa anh sẽ trở lên và chở em đi may áo cưới.

Nguyệt cười híp mắt:

- Em sẽ ra ngoài Rạch Giá bắt anh chở đi Sài Gòn mua đồ, chớ không thèm sắm đồ ở Rạch Giá đâu!

- Cũng được. Vậy anh về nhé!

Đưa Hiệp ra tận xe, cô nàng dặn đi dặn lại:

- Đi mà ghé chỗ này chỗ nọ sẽ hiết tay tôi! Tôi có mật thám đó nghe!

Hiệp một phần đã quen đường, phần nữa là do quá nôn nóng, nên chỉ vài chục phút sau đã nuốt gọn quãng đường mấy chục cây số. Lần này vào ban ngày sáng rõ, anh quan sát kỹ lại chỗ cái quán bên đường. Đúng là không hề có. Chỉ

có một mái lá tạm bợ của một người ngồi vá vỏ xe. Khi Hiệp hỏi về cái quán thì người đàn ông trung niên tỏ ra ngạc nhiên:

- Ở đây Iàm gì có quán xá nào.

Hiệp biết chắc là không có, bởi vài cây số quanh đó là đồng không mông quạnh, không làm sao có một cái quán mà đã biến mất chỉ trong một đêm. Anh tần ngần một lúc rồi quyết định chạy thẳng vào chỗ ngôi nhà nàng Mỹ Dung. Sự hồi hộp âu lo của Hiệp đã có ngay kết quả sau đó. Chẳng hề có ngôi nào với giàn hoa giấy trước cổng như anh từng thấy!

Hỏi một vài người qua đường thì có ngườt biết, người không. Ngời biết thì nói:

- Nguyên cả đoạn đường này trước kia chỉ có duy nhất ngôi nhà của một người làm nghề đi biển. Nhưng vào mùa bão lớn ông ta đi mãi không về, ở nhà vợ con chờ đợi mỏi mòn, rồi lần lượt bỏ đi tìm phương sinh sống.

Một người con lớn thì đi làm xa lâu ngày cũng không người nào trở lại. Riêng bà mẹ và cô con gái thì đi ở đợ cho một nhà giàu trên thị trấn Hà Tiên, nhưng sau nghc nói có chuyện gì đó mà họ trở về không đủ hai người.

Nói tới đây, ngưới ấy chỉ khẽ lắc đấu rồi đạp xe tới. Hiệp cố chạy thco năn nỉ lắm thì ông ta mới chỉ tay vào trong cánh đồng và nói:

- Tôi chỉ biết có vậy. Còn muốn hiểu thêm thì cậu nên đi vào chỗ cánh đồng kia, nó có một nghĩa trang...

Ông ta nhất quyết không nói gì thêm, đạp xe đạp thật nhanh rồi chỉ thoắt cái đã không còn thấy đâu.

Hiệp lưỡng lự, bởi chỗ anh đang đậu xe muốn đi vào cánh đồng kia thì chỉ có cách duy nhất: xắn quần lội bộ qua một đoạn ruộng đồng mà anh biết chắc là sình lầy nhiều hơn là đất liền.

Nhưng cuối cùng Hiệp cũng phải đi. Quả đúng như anh tiên liệu, phải hơn nửa tiếng đồng hồ sau anh mới tới được khu nghĩa địa chỉ có hơn chục nấm mồ, mà người muốn đem xác đi chôn chắc chắn là phải di chuyển bằng ghe xuồng, chớ không thể đi bộ được.

Và Hiệp đã tìm ra điều không mong tìm, đó là một ngôi mộ mà trên mộ bia có lồng bức ảnh chân dung một người con gái đẹp:

- Mỹ Dung.

Bức chân dung ấy giống hệt như khung hình mà người đàn bà kia ôm trong lòng ngày hôm qua!

- Trời đất ơi, Mỹ Dung sao?

Hiệp lặng người đi rất lâu. Nhớ lại khỏang khắc ngồi chung xe với cô nàng, rồi một đêm ngủ lại nhà cô nữa. Hiệp bắt rùng mình. Anh đứng giữa khu nghĩa địa hoang vắng đó rất lâu với bao thắc mắc hoang mang ngổn ngang trong lòng.

Trở ra xe, thay vì chạy đi ngay, Hiệp quyết định đậu lại đó chờ. Nếu hỏi anh chờ gì thì tức thời Hiệp sẽ chẳng trả lời cụ thể được, bởi có thể anh chờ xem may ra có thể gặp Mỹ Dung. Mà cũng có thể anh hy vọng sẽ chạm mặt lần nữa với người đàn bà ôm bức ảnh.

Cuối cùng, Hiệp đành thất vọng. Bởi gần một buổi chiều chờ đợi như vậy, anh chỉ thêm bối rối và đành phải lủi thủi ra đi.

Lúc Hiệp chạy xa rồi thì ở quãng đường anh vừa đậu xe có một cô gái đầu đội nón lá che khuất cả mặt xuất hiện, đứng nép vào một thân cây và gục xuống, đôi vai run run. Hình như cô ta khóc!

Vừa ở tòa án bước ra, Hiệp đã thoáng thấy một người đàn bà hai tay ôm trước bụng vật gì đó, bước đi rất nhanh như đang chạy trốn. Anh thảng thốt gọi ngay:

- Bà ơi!

Hiệp chạy bộ qua đường rất nhanh, nhưng cũng không làm sao bắt kịp người kia, bà ta đi nhanh đến nỗi Hiệp cũng phải ngạc nhiên. Anh chỉ có nước gọi to hơn:

- Bà ơi!

Lần này Hiệp mừng rỡ bởi ngườt đàn bà đã quay lại nhìn. Hiệp reo lên khẽ:

- Chính là bà ấy!

Bà ấy mà Hiệp nói ở dây chính là người ôm khung hình hôm trước, tức là bà mẹ của Mỹ Dung!

- Bác, chờ con với!

Hiệp không ngại có nhiều người đang nhìn mình, anh chạy nhanh thêm và cuối cùng bắt kịp người nọ. Anh thấy trên tay bà ta vẫn khư khư giữ bức ảnh như bữa trước:

- Bác đi đâu ra tận đây? Cháu mời bác vào quán nước kia, cháu cần hỏi điều này một chút.

Ngần ngừ chớ không từ chối, cuối cùng bà ta theo chân Hiệp bước vào một quán vầng gần đó. Vừa ngồi xuống, bỗng người phụ nữ lên tiếng:

- Tôi đi tìm cậu đây!

Hiệp ngạc nhiên:

- Sao bác biết cháu ở ngoài này mà đi tìm? Mà tại sao...

Bà ta đặt bức ảnh xuống bàn, hỏi đột ngột:

- Cậu còn nhớ nó không?

Hiệp không giấu nổi xúc động, đáp ngay:

- Cô Mỹ Dung đây mà, sao cháu lại không nhớ!

Bà ta nhẹ gật đầu:

- Nó đó. Vậy cậu có sẵn lòng giúp ón không?

Hiệp hơi bất ngờ, nhưng cũng kịp đáp:

- Dạ, sao lại không! Nhưng cháu phải làm gì?

- Báo thù!

- Báo thù cho ai? - Hiệp trợn tròn đôi mắt, hỏi lại.

- Cho Mỹ Dung mà cậu quen. - Giọng bà ta đanh lại.

Không thể nào ngờ được, Hiệp lúng túng thấy rõ:

- Cháu, cháu làm sao có thể... ý cháu muốn nói, cháu chỉ...

Không để ý tới thái độ của Hiệp, bà vẫn tiếp tục nói:

- Người ta đã vùi dập một đời con gái của nó, rồi khi nó có thai, họ lại nhẫn tâm bảo nó phá thai. Nó không chịu phá thì họ bắt ép, cho nó uống thuốc trục thai ra và nó đã chết do hành động đó của họ! Con tôt chết oan ức, tức tưởi như vậy mà họ nào có đoái hoài thương tiếc gì, còn phũ phàng đuổi mẹ nó ra khỏi nhà, nơi hai mẹ con tôi ở đợ kiếm miếng cơm từ lâu...

Bà nói đến đó rồi quá xúc động, nghẹn lời không còn nói tiếp được nữa. Hiệp hiểu tất cả, anh lặng người đi một lúc rồi hỏi:

- Có phải tác giả vụ này là tên RôBe không?

Bà mẹ Mỹ Dung lắc đầu:

- Không phải. Mà chính là... lão Nhơn.

Câu tiết lộ khiến cho Hiệp như bị sét đánh ngang tai, anh run giọng hỏi:

- Có đúng vậy không?

Bà không đáp, vụt đứng dậy và nói gọn một câu:

- Mỹ Dung nó kỳ vọng ở cậu nhiều Iắm. Nó bảo, chính nó mới có duyên nợ vớt cậu, vậy cậu làm sao đó thì làm.

Bà bước đi nhanh, để lại đó khung ảnh. Hiệp định chạy theo thì bà ấy đã nói với lại:

- Cậu hãy mang khuôn ảnh đó tới giao cho cô vợ chưa cưới của cậu, ắt mọt việc sẽ như ý!

Bà ta đi khuất bóng rồi mà Hiệp vẫn chưa biết phải làm sao. Cuối cùng phải đành cầm bức ảnh đứng dậy vừa đi vừa tránh để mọi người nhìn...

Cái khó nhất của Hiệp là làm sao dám đưa ảnh này cho Minh Nguyệt xem, như lời người đàn bà dặn? Mà không làm thì anh lại ngại vô cùng, nhất là sau khi nghe cả ông Nhơn nói về bà già này, như có điều gì đó khúc mắc, đáng thương cho cô gái tên Mỹ Dung...

Đang đi băng qua đường, chợt có tiếng gọi to:

- Anh Hiệp!

Nhìn lại thấy Minh Nguyệt đứng đó, đang vẫy tay gọi. Hiệp điếng hồn. Anh còn lạ gì tính ghen khủng khiếp của cô vợ chưa cưới này!

- Qua đây. Em đợi nãy giờ. Anh đi đâu vậy, em vào tòa án kiếm, người ta nói anh đi về sớm, hẹn với cô nào phải không?

Bức ảnh trên tay Hiệp lúc này phải chi nó biến đi đâu được cho anh nhờ! Hiệp run thấy rõ, khiến cho Minh Nguyệt khi tiến lại gần đã vụt hỏi:

- Anh bị bệnh hay so vậy? Coi mặt màv anh tái xanh, còn tay chân sao run dữ vậy?

Cô nhìn xuống tay Hiệp, thấy anh cứ ôm khư khư khuôn ảnh, liền định giằng lấy và hỏi:

- Cái gì vậy?

Hiệp như kẻ phạm tội bị bắt quả tang, luống cuống suýt làm rơi khuôn hình xuống đất!

- À ảnh... ảnh của.. của người bà con.

Minh Nguyệt giằng mạnh và cầm được khuôn ảnh trong tay. Cô vừa trông thấy người trong ảnh thìhá hốc mồm, rồi tay chân như rụng rời, để rơi khung ảnh xuống đường, vỡ toang!

- Nguyệt! Em sao vậy?

Minh Nguyệt ngất xỉu ngay sau đó khiến cả Hiệp và nhiều người đi đường hoảng hốt đở cô dậy. Hiệp khó khăn lắm mới vừa cứu người yêu vừa nhặt khung ảnh bể lên. Anh tự trách:

- Phải chi mình giấu kịp.

Vừa khi ấy Minh Nguyệt tỉnh lại. Hiệp chờ đợi một cơn bão táp ập tới, nhưng hơi lạ, cô nàng đưa mắt nhìn Hiệp rồi nhẹ mỉm cười:

- Cám ơn anh đã giúp cho em.

Trong đời Hiệp có lẽ đây là điều bất ngờ nhất. Vợ sắp cưới của anh mà hiền dịu như vậy chắc mặt trời sắp mọc hướng tây đây!

- Em...

Không đợi Hiệp nói hết. Minh Nguyệt đã chủ động ngồi dậy, rồi thật bất ngớ, tự tay cô gom hết các mảnh vở của khuôn ảnh và nhẹ nhàng nói với Hiệp:

- Mình về nhà anh, em đi đường hơi mệt, trưa nay anh có dẫn em đi ăn tiệm được không?

Lại chuyện lạ đây! Thay vì xưa nay toàn là những lời ra lệnh và những câu nói bướng bỉnh, sao bây giờ Minh Nguyệt của mình lại thay đổi như vậy? Hiệp không tin vào mắt và tai mình, nên hỏi lại:

- Em thật sự không sao chớ?

Nàng lại cười và đáp nhẹ nhàng:

- Dạ, em không sao.

Rồi nàng kéo tay Htệp đi, âu yếm như nhiều cặp tình nhân khác mà lâu nay Hiệp thèm muốn.

- Em...

Nàng giục anh:

- Về nhà đi, em nói chuyện này cho nghe!

Hiệp bước đi mà cảm giác như mình đang nằm mơ. Anh bước vào nhà trọ mà quên cả đáp lại lời chào củ bà chủ nhà. Bà phải lên tiếng lần nữa:

- Cậu Hiệp bữa nay có vợ sắp cưới đi bên cạnh rồi quên hết mọi người há!

Lúc ấy, chính Minh Nguyệt phải nói đở cho anh:

- Xin lỗi dì Hai, tại ảnh đang bị bệnh. Con đưa ảnh về cạo gió.

Nàng nói xong kéo nhanh Hiệp vào nhà và đóng cửa phòng lại. Bấy giờ Hiệp mới hoàn hồn, anh ngẩn ngơ hỏi:

- Em... thay đổi tính, tuyệt vời vậy.

Lần đầu tiên là ngày được ông Nhơn hứa gã tới nay, Hiệp mới bế cô nàng lên quay một vòng, vừa reo lên sung sướng:

- Tính em như vậy anh khoái quá!

Minh Nguyệr ghé sát vào tai Hiệp, nói rất khẽ nhưng đủ nghe:

- Em là Mỹ Dung đây!

Hiệp buông nàng ta xuống, suýt làm nàng ngã nhào, Minh Nguyệt kêu lên:

- Anh làm sao vậy?

Hiệp lắp bắp:

- Em... em vừa nói... nói...

- Em là Mỹ Dung đây!

Xưa nay Minh Nguyệt ít khi đùa nên Hiệp còn chưa tin. Cho đến khi cô nàng lại sà vào lòng Hiệp lần nữa và nói thật rành rọt:

- Cám ơn anh vừa rồi đã giúp má em mang khuôn hình đưa cho... Minh Nguyệt, và nhờ vậy mà hồn em đã nhập được vào cô ấy. Để từ nay trong xác Minh Nguyệt là hồn của em. Anh có thương em không?

Hiệp thừ người ra, chưa biết nói thế nào cho phải. Nói không thì anh không nói được, mà nói có ngay tức khắc làm sao anh có thể...

- Thôi, gần em đi, rồi anh sẽ hiểu.

Đám cưới giữa Hiệp và Minh Nguyệt vẫn tiến hành y như dự tính. Trước ngày cưới mt hôm, bỗng Minh Nguyệt nói nghiêm túc với cha:

- Con muốn ba dựng lại ngôi nhà cho bà Hai Lễ ngoài Hồn Chông.

Ông Nhơn trố mắt nhìn con và hỏi trong sự kinh ngạc:

- Xây nhà cho má con Mỹ Dung? Bộ con không nhớ chuyện bà ấy luôn phá rối nhà mình. Đã tố giác ba ra quan trên, nếu không nhờ nhà mình có thế lực, chi nhiều tiền nên mới yên ổn tới ngày nay sao?

- Nhưng con muốn trước khi lấy chồng. Ba không chiều con được sao? - Minh Nguyệt vẫn dịu gịong.

- Ừ, thì được rồi...

Đám cưới con gái rượu của nghiệp chủ Nhơn làm rầm rộ chưa từng thấy. Hầu như cả Hà Tiên thời đó chưa có đám gả con nào lại rình rang đến như thế. Do bắt rể, nên nhà trai từ Rạch Giá đưa chú rể lên Hà Tiên rồi khi về thì về mà không có Hiệp cùng đi theo. Ngay đêm cưới, Hiệp đã khiến mọi người ngạc nhiên khi cùng với Minh Nguyệt xuất hiện giữa mọi người và tuyên bố:

- Sau khi chúng tôi cưới nhau thì sẽ hiến hết tài sản này cho công việc bác ái, từ thiện, cúng chùa. Chúng tôi giử lại một số vốn nhỏ để làm ăn. Và cũng xin cáo biệt mọi người thân quen ở thị xã này, vợ chồng chúng tôi sẽ chuyển về Hòn Chông để ở.

Ai nấy ngạc nhiên chưa hiết thực hư ra sao thì lúc đó ông Nhơn sắc diện tiều tụy, bước ra nói:

- Tôi đồng ý cho con và rể làm chuyện đó, từ nay cái tên Đạt Nhơn chỉ xin mọi người đừng nhắc tới nữa.

Ông nói xong thì biến mất vào nhà trong. Suốt buổi tiệc không ai nhìn thấy ông ở đâu nữa. Sáng hôm sau, mọi người bàng hoàng khi nghe tin ông Nhơn tự lái xe lao xuống biển ở gần ngã ba sông Dương Thành. Những biến cố đến dập đó khiến mọi người sửng sốt, không hiểu tại sao lại co những chuyện lạ lùng ấy xảy ra. Chỉ có Hiệp và Minh Nguyệt là bình tĩnh. Họ tuy đứng ra lo toan mọi việc hậu sự cho ông Nhơn chu đáo, nhưng không hề thấy họ đau buồn thái quá... Mà cũng đúng thôi. Người mang xác thân là Minh Nguyệt kia lại là người bị con ngưới vừa nằm xuống hại tan nát cuộc đời. Làm sao cô nàng có thể nhỏ lệ khóc thương được.

Ngay khi chôn cất xong cho ông Nhơn, đôi vợ chồng trẻ rời bỏ ngay ngôi nhà và ra đi, chẳng biết là đi đâu. Bởi ngôi nhà mà họ có ý xây lại ở đường đi ra Hòn Chông cũng chỉ là dự tính mà thôi.

Chẳng còn ai nhìn thấy họ xuất hiện nữa...

(Tác giả Người khăn Trắng, nguồn diendanbaclieu.net)