17/4/12

Bởi vì ta thuộc về nhau (P31-33)

Phần 31

Phan chạy xe hướng về phía cầu Đồng Minh, anh cố đuổi theo Vũ. Chính Phan cũng không hiểu vì sao mình lại làm thế? Anh đuổi theo Vũ để làm gì? Để xin lỗi ư? Những câu xin lỗi sẽ xoáy thêm vào nỗi đau, sự khó xử của Vũ và cả của anh nữa? Hay để phân trần? Để giải thích? Hoặc để làm một điều gì đó khác hơn? Vô ích, anh biết rằng tất cả những gì anh có thể làm lúc này, là để cho Vũ một mình và suy nghĩ. Vậy thì anh đuổi theo Vũ để làm gì? Để nói gì? Anh không biết!!!

Vặn mạnh tay ga, Phan rùng mình run lên vì gió lạnh và những hạt mưa bụi bay bay quất vào mặt anh lạnh buốt. Hai bàn tay anh tê cóng, không còn cảm giác vì gió luốn qua đôi găng tay len buốt giá. Ánh đèn pha vạch vào màn đêm đặc quánh những lát cắt sắc lẹm. Không hề nao núng, khi lưỡi gươm ánh sáng vừa qua đi, thì màn đêm lại quay lại, tối tăm và dày đặc hơn. Hai bên đường, gió thổi rất mạnh khiến những cành Xoan cổ thụ trụi lá trông như những cánh tay dài ma quái vươn ra, bay lòa xòa trong đêm tối. Những cánh tay dài cứ vung vẩy, quăng quật mạnh khiến bầy Dơi hốt hoảng thả mình bay xuống, đập mạnh đôi cánh mỏng phát ra những tiếng rào rào. Bản hòa tấu của đêm còn có cả tiếng chim Lợn thi thoảng rúc vang lên khiến cho Phan phải rợn tóc gáy, át cả tiếng gió đang tạt vù vù bên tai anh. Vùng này có một truyền thuyết kể rằng mỗi khi chim Lợn cất tiếng kêu, thì sẽ có một ai đó sắp phải từ bỏ cõi đời. Lắc mạnh đầu để xua đi ý nghĩ quái gở của mình, Phan vặn mạnh tay ga hơn.

Mưa bắt đầu nặng hạt, mà tiếng chim Lợn càng lúc càng kêu to.



Xe của Vũ đã khuất sau khúc cua vòng qua sườn đồi phía bên kia cầu, anh biến mất cứ như là đã bị màn đêm nuốt gọn. Phan sốt ruột tiếp tục vặn mạnh tay ga hơn, chợt anh lạng gấp vào lề đường bởi ánh đèn pha vừa lóe lên của một chiếc xe tải vừa bất chợt xuất hiện từ khúc ngoặt phía sau sườn đồi. Chiếc xe phóng tới ầm ầm như thể nó đang chạy trên đường cao tốc chứ không phải đang chạy trên cầu để lại phía sau một tiếng động vang lên rất lạ. Phan tự nhiên bật ra tiếng chửi đổng, có lẽ tâm trạng của anh đang rối bời quá. Chiếc xe máy vòng qua sườn đồi, Phan hốt hoảng, ngay phía trước mặt, một chiếc xe máy đang nằm bẹp dúm bên lề đường. Một người thanh niên trẻ đang nằm thoi thóp cách đó không xa, người anh bê bết máu.

Cú đấm cực mạnh phá tan dòng hồi tưởng của Phan, và khiến anh ngã vật xuống nhà. Gã thanh niên mặt choắt đang đứng trước mặt anh, cánh tay vung lên vẫn còn chưa kịp hạ xuống. Được cổ vũ bởi hành động bộc phát của gã thanh niên, đám đông cũng ùa lên. Phương hốt hoảng, mặt tái mét như không còn một hạt máu. Nhưng có lẽ vì cô đã có bản năng của một người mẹ từ khi mới hơn mười tuổi, khi ba mẹ của cả hai mất đi. Vậy nên cô vội vã xông ra đứng chắn ngang trước mặt Phan, vung tay đẩy gã mặt choắt ra xa, ánh mắt quắc lên giận dữ.

Đám đông đang ào lên bỗng vội lùi lại khi chạm phải ánh mắt đe dọa có phần dữ tợn của cô. Phan lồm cồm đứng dậy, máu chảy mằn mặn trong miệng anh. Phan đặt tay lên vai Phương, mỉm cười và lắc đầu để cô biết anh vẫn ổn. Phan đã nhận ra gã mặt choắt, bởi đó là đứa em họ ở, gần nhà và chơi rất thân với Vũ mà anh đã từng gặp mấy lần khi còn ở nhà. Anh lặng lẽ ngắm nhìn đám đông, không hỏi họ lý do vì sao họ kéo đến nhà anh, cũng không hề giải thích lấy một lời. Chính thái độ có phần xấc xược, không coi ai ra gì của anh khiến đám đông lại bừng lên giận dữ. Những cánh tay cầm dao, cầm gậy lại vung lên, có vẻ như sau cú đấm thăm dò của gã mặt choắt, sự im lặng của Phan khiến họ càng nghĩ rằng anh đang run sợ vì mặc cảm có tội. Phương hốt hoảng rướn người muốn lao ra phía trước để ngăn cản đám đông và che chở cho Phan nhưng anh đã ôm lấy cô để cản lại.

Bất chợt, tiếng quát đanh gọn của ai đó vang lên phía sau làm tất cả chững cả lại.

Hùng xuất hiện ở cổng, quần áo xộc xệch, tóc rối bù và hồng hộc thở như thể anh vừa mới trở về sau một cuộc chạy thi Marathon. Chiếc áo khoác màu vàng, đồng phục Công An của anh lại còn bị cài lệch cúc, khiến cho anh có phần trông nhếc nhác, mất hẳn đi sự oai vệ và uy nghiêm thường thấy. Nhưng dường như Hùng không có thời gian để quan tâm tới những điều giờ đây đã trở thành quá nhỏ nhặt đó. Anh nhanh chóng chen vào giữa cuộc chiến, khiến gã thanh niên mặt choắt lại lùi xa thêm một bước nữa như thể gã sợ anh tấn công mình. Đám đông cũng hơi lùi lại, dù sao sự xuất hiện của đại diện pháp luật cũng khiến cho những cái đầu nóng hạ nhiệt đi đôi chút. Gã thanh niên mặt choắt chỉ hơi lùi lại một chút rồi tiếp tục tiến tới, ngực ưỡn ra, không hề kiêng nể.

- Các ông là công an mà làm ăn chậm chạp thế à? Thằng chó này vừa gây tai nạn, giết chết cho anh họ tôi. Các ông phải bắt nó đi chứ? Không lỡ nó trốn mất thì sao?

- Tôi đề nghị anh ăn nói cho cẩn thận, khoan vội đổ tội cho ai khi anh chưa có đủ chứng cứ. Và nữa, đừng có lúc nào cũng chăm chăm mắng chửi người khác. Chúng tôi không cần anh nhắc nhở hay dạy dỗ chúng tôi phải làm gì? Anh hiểu chứ?

- Tưởng công an thì là ngon lắm sao? Công an thì mau bắt lấy nó đi? Sao còn đứng đó? Hay là các ông bao che cho tội phạm?

- Tiếc thật, nhà nước không trả lương để tôi nghe theo lệnh của anh. � Hùng mai mỉa với giọng tự tin và lạnh lùng � Nhưng anh có tin là tôi sẽ bắt anh trước không? Với tội vu khống, xúc phạm và chống lại người thi hành công vụ. Từng đó tội đủ cho anh bóc lịch dài dài, tôi hứa sẽ cố không để anh thất vọng đâu.

Hùng nhìn sâu vào mắt gã mặt choắt, ánh mắt lạnh lẽo và nghiêm khắc của anh khiến gã bối rối cúi đầu nhìn xuống đất. Anh nhìn quanh một vòng, những cái đầu nóng hình như đã mất hết lửa, kẻ nào cũng cúi đầu im lặng. Phan vẫn đứng tựa vào cửa, hình như tâm trí của anh vẫn đang ở đâu đó xa lắm, có lẽ anh không biết trước mặt anh đang xảy ra chuyện gì? Hùng vẫn đang nhìn xoáy vào mắt gã mặt choắt:

- Nếu anh muốn đánh nhau đến vậy, thì tôi luôn sẵn sàng dành cho anh một phòng VIP trong trại tạm giam của chúng tôi. Và ngay sau khi chúng tôi chứng minh được anh bạn này � Hùng chỉ tay vào Phan � thực sự có tội, tôi sẽ gửi anh ta tới phòng của anh. Lúc đó anh sẽ có dịp đánh đấm thoải mái. Nhưng tôi nói thật, nếu anh ta bực mình lên, thì một chứ hai người như anh cũng bé như con Tép. Hiểu chứ?

Không có tiếng trả lời, không gian tự nhiên trở nên yên tĩnh lạ lùng, chỉ có gió lạnh thổi vun vút làm những hạt sương muối đọng trên những cánh hoa Hồng trong vườn rơi xuống đất.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 32

Bình minh đang lên, ánh mặt trời buổi sáng mùa đông lặng lẽ nhô lên khỏi mặt biển. Tuy không thật rạng rỡ, lung linh nhưng cũng đủ ấm áp để xua đi sự lạnh lẽo đang ngự trị trên bãi biển. Sóng biển nhẹ nhàng tràn lên bờ cát, khiến những chiếc thuyền thúng tròn vo cứ dập dềnh trên mặt nước. Sự yên tĩnh của buổi sớm mai càng làm cho bản tình ca rì rào của sóng biển thêm phần du dương, êm ái. Hạnh ngồi trên bãi cát, ánh nắng sớm đang mơn man trên tóc, trên mặt cô, tặng cho cô một chút hơi ấm hiếm hoi của buổi sáng mùa đông. Mặt trời dần nhô lên khỏi mặt biển, nhưng chiếc cầu ánh sáng lung linh của nó vẫn nhảy múa trên sóng biển, chiếu thẳng vào mắt Hạnh. Những tia nắng nhuộm vàng lên cánh rừng Phi Lao đang xào xạc phía sau lưng cô. Đúng như Phan đã từng nói, Biển mùa đông thật đẹp. Nhưng sao với Hạnh, vẻ đẹp đó mới lạnh lẽo, buồn bã và đơn côi làm sao?

Tiếng cười đùa lao xao phá tan sự yên tĩnh mong manh buổi sớm mai. Những đưa trẻ làng chài ra biển sớm để đón những chiếc tàu đánh cá nhỏ không đủ sức ra khơi xa, đành phải đánh bắt gần bờ. Bọn trẻ ở vùng này phải làm việc từ rất sớm, cho dù chúng mới chỉ khoảng 12, 13 tuổi. Đứa nào cũng ăn mặc phong phanh, gầy gò, đôi môi tím tái lại vì lạnh và da đen trũi, tóc cháy nắng vàng hoe. Dấu ấn của mùa hè gay gắt nắng cháy không dễ gì phai nhạt cho dù mùa đông đã đi đến cuối chặng đường ngự trị của mình. Hạnh uể oải đứng dậy, sự bình yên hiếm hoi của cô đã vừa trôi qua, cô cần phải trở về để giúp người mẹ nuôi bày biện quán nước bé nhỏ của bà, chuẩn bị cho một ngày khám bệnh vất vả và đến thăm đứa nhỏ. Đã hai hôm rồi cô không đến thăm, nhưng chắc là nó đã ổn. Nghĩ tới đứa nhỏ, cô mỉm cười, nụ cười đã chạy trốn cô từ lâu nay đã theo những hạt nắng sớm để quay trở lại. Bởi giờ cô đã là "bác sỹ riêng" của cả một xóm chài nghèo, dù chỉ là khám bệnh miễn phí, nhưng với cô đó còn hơn là một niềm hạnh phúc. Ước mơ được chăm sóc những đứa trẻ đã quay trở lại với cô, như một giấc mơ và bằng một cách mà cô không ngờ tới nhất.

Bị đánh thức trong đêm bởi tiếng kêu khóc từ bên nhà hàng xóm, trong khi đàn ông trong xóm đã ra biển hết cả. Hai mẹ con Hạnh hốt hoảng bật dậy, vội vàng chạy qua. Trong nhà, người hàng xóm đang ngồi sụp bên cạnh đứa bé đang nằm phủ phục trên giường, kêu khóc thảm thiết. Người mẹ trẻ cũng sụt sùi khóc, không dám động vào con bởi đứa bé cứ khóc thét lên vì quặn đau nếu thay đổi tư thế. Rất nhanh, Hạnh lao tới đứa bé, chẩn đoán ban đầu là có thể đứa bé bị Giun chui ống mật hoặc viêm tụy cấp. Bởi nó đang nằm chổng mông lên cao, hai tay cứ ôm lấy thượng vị, và bên cạnh, một vài vũng thức ăn bị nôn ra còn lẫn dịch màu vàng. Hạnh gạt người mẹ ra, ôm lấy đứa bé, rồi thét lên nhờ người dẫn đường tới trung tâm y tế của thị xã ngay gần đó. Phải nhanh lên mới kịp.

Trung tâm y tế của thị xã là một dãy nhà cấp bốn được xây dựng từ những năm tám mươi của thế kỷ trước. Những bức tường sơn vàng đã bong gần hết sơn và phủ đầy rêu mốc. Một dãy dài những chiếc bóng đèn sợi đốt tỏa xuống hành lang thứ ánh sáng mờ mờ, leo lét. Nữ y tá Thu Trang đang nằm trong phòng trực, trời lạnh quá, nhưng may mắn là chiếc chăn dày mà cô quấn quanh mình như một chiếc kén đang giúp cô có một giấc ngủ say. Bỗng có tiếng kêu cứu bên ngoài đánh bật cô ra khỏi mùa xuân ấm áp trong chiếc kén của mình. Vội vàng khoác thêm áo vì ngoài trời đang rất lạnh, và còn có cả mưa. Cô lao ra phía cửa, không một tiếng phàn nàn, hay tỏ vẻ phật ý khi cô gái trẻ đang ôm đứa bé cứ quát sa sả vào mặt cô đòi cô phải nhanh nhanh mở cửa phòng cấp cứu. Mười năm trong nghề y tá dạy cho cô sự kiên nhẫn và cảm thông sâu sắc. Tuy nhiên cô không thể không phật ý khi cô gái với giọng nói rõ ràng không phải người vùng này, cứ lên giọng dạy cô phải làm gì. "Cô ta làm như cô ta là sếp của mình không bằng? Hay cô ta nghĩ cô ta là bác sỹ còn mình chỉ là sinh viên thực tập?". Nhưng rồi cô nhanh chóng hạ nhiệt khi cô gái chứng tỏ bản lĩnh của mình dù vẫn nói như ra lệnh:

- Chẩn đoán ban đầu của tôi, có thể là viêm tụy cấp hoặc giun chui ống mật, nhưng tôi nghiêng nhiều hơn về viêm tụy cấp. Làm xét nghiệm Amylase và lipase để xác định chính xác hơn.

Hạnh dứt lời, cô nhìn người y tá vẫn đứng sững giữa phòng, định quát lên hỏi sao cô ta vẫn đứng đó nhưng rồi chợt nhớ ra mình đang ở đâu thì kịp ngưng ngay lại, bối rối xin lỗi vì mình đã quá lo lắng mà tỏ ra quá đáng. Nhưng người y tá không có tâm trí nào để quan tâm tới chuyện đó, cô ta cũng đang bối rối vì trung tâm y tế quá neo người và đang là nửa đêm, lấy đâu ra người để làm xét nghiệm Amylase hay Lipase? Mà cái loại xét nghiệm quái quỷ đó, thề có trời là cô không hề biết làm dù chỉ là một công đoạn bất kỳ. Hạnh nhanh chóng đọc được ý nghĩ của cô y tá:

- Đưa tôi đến phòng xét nghiệm, tôi có thể làm được. Bây giờ mà đợi cô gọi bác sỹ hay đưa lên tuyến trên thì muộn mất.

- Nhưng ...

- Xin đừng chần chờ nữa. Tôi là bác sỹ, làm ơn tin tôi đi. Trong khi tôi làm xét nghiệm, giúp tôi theo dõi và ghi lại các triệu chứng của bệnh nhân, được chứ?

Không còn cách nào khác, cô y tá đành chỉ cho Hạnh căn phòng nằm im lìm ở cuối hành lang tối tăm. Hạnh lắc đầu ngao ngán, căn phòng xét nghiệm tồi tàn chỉ vẻn vẹn có một chiếc máy sinh hóa máu bán tự động Screen Master cũ kỹ của Ý, một chiếc kính hiển vi hai mắt để đếm công thức máu thay cho máy huyết học. Một chiếc máy xét nghiệm nước tiểu Clinitek 50 cũ kỹ đến nỗi cô tưởng nó được lấy ra từ một viện bảo tàng nào đó. Cô thở dài, chỉ cầu trời cho chiếc máy sinh hóa không dở chứng giữa chừng.

Cuối cùng, cô cũng có kết quả xét nghiệm sau cả tiếng đồng hồ vật lộn với chiếc máy Screen Master cổ lỗ sỹ nhưng đỏng đảnh quá mức. Vội vã chạy trên hành lang leo lét ánh đèn để trở về phòng cấp cứu, cô nói trong tiếng thở hổn hển:

- Giúp tôi đặt ống sond thông mũi � dạ dày, chúng ta cần làm ngay mới được. Cho tôi một liều Somatostatin. Đề phòng bội nhiễm, không loại trừ khả năng có thể đề nghị dùng thêm Ampicillin kết hợp với Amikacine và Metronidazole. Tôi sẽ đọc và cô sẽ giúp tôi kê toa, được chứ? Chúng ta cần theo dõi thêm, rồi có thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên làm thủ thuật siêu âm hoặc chụp cắt lớp để phân loại Balthazar. Kìa, cô đặt ống sond ngay đi, còn chờ đợi gì nữa?

"Chẳng lẽ điều mình yêu cầu là một đòi hỏi quá đáng?", cô bực bội nghĩ thầm khi thấy cô y tá vẫn đứng sững như một bức tượng. Nhưng hóa ra Hạnh đang đòi hỏi những điều thực sự là quá đáng thật. Bởi người y tá có thừa sự tận tâm và nhiệt thành, nhưng chuyên môn thì không đủ để có thể làm thủ thuật đặt ông thông mũi � dạ dày. Mà giữa đêm khuya, làm sao có thể đợi bác sỹ tới kịp? Quá sốt ruột vì tiếng kêu khóc của đứa trẻ và cả mẹ nó, Hạnh xin một đôi găng tay khác và nhanh chóng bắt tay vào công việc.

Chiếc đồng hồ trên tường vừa boong boong lên tiếng than vãn rằng bây giờ đã là hai giờ sáng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 33

- Nào, uống đi � Hùng đưa chén lên � Quên chuyện lúc nãy đi.

- Không phải cậu đến để bắt tớ sao? Sao lại rủ tớ đi ăn sáng? � Phan ngồi yên trên ghế, bát cháo lòng của anh vẫn còn nguyên.

- Đừng có dở hơi thế. Tối qua khi ông về rồi, bọn tôi đã đến bệnh viện ngay khi nhận được tin có tai nạn. Ngày xưa khi tụi mình học cùng lớp, tôi vẫn thường tranh cãi với Vũ, nhưng tôi vẫn rất quý cậu ấy. Ai ngờ ... - Hùng thở dài � Rạng sáng nay khi tôi vừa về tới nhà, chưa kịp chợp mắt thì có điện thoại báo của hàng xóm nhà ông. Tôi vội chạy đến chỗ ông luôn. Cũng may là còn kịp ...

- Chỉ là mấy cậu thanh niên choai choai, có gì đáng lo đâu?

- Bọn choai choai mới đáng lo đấy ông ạ. Bọn đấy mới liều lĩnh và lỗ mãng. Nhưng sao bọn chúng lại nói là ông đã giết Vũ nhỉ? Mọi nhân chứng mà bọn tôi có đều nói rằng đó chỉ là một tai nạn, và chứng cứ trên đường cũng cho thấy điều đó.

- Có lẽ họ nghĩ tớ đã gây ra tai nạn cho Vũ � Phan tư lự, rồi tự lẩm bẩm một mình � Nhưng chính vì mình mà Vũ mới bị như vậy, vì mình hết.

- �"ng đang lảm nhảm cái gì đấy? Đáng ra tôi phải mời ông lên đồn, đừng hiểu nhầm, chỉ là mời ông lên để hợp tác điều tra thôi. Liệu ông... ông còn nhớ gì về chiếc xe đã gây ra tai nạn không? Bọn tôi cần thêm thông tin để điều tra.

Người thanh niên đã không còn sức để rên rỉ nữa, anh đang lịm dần đi. Phan hốt hoảng bỏ mặc chiếc xe của mình đổ ầm xuống đường, anh lao tới khi nhận ra đó chính là Vũ. Mặt Vũ bê bết máu, ánh mắt đã dại đi, anh chỉ còn thoi thóp. Hoảng loạn, Phan nhìn quanh, con đường vắng tanh, cũng chẳng hi vọng gì còn có ai chạy xe trên đường giữa đêm khuya lạnh lẽo trong thị trấn miền núi thưa người này. Bệnh viện huyện chỉ cách đây khoảng hơn một cây số, vẫn biết sẽ rất nguy hiểm cho Vũ nếu cứ vác anh chạy trên đường bởi có thể sẽ làm cho những vết gãy xương của anh càng thêm trầm trọng. Nhưng không thể đợi cho đến khi có ai đó giúp đỡ, tình trạng của Vũ đã quá nguy kịch rồi. Phan bế xốc Vũ lên bằng một sức mạnh đến chính anh cũng không thể ngờ tới. Vừa hùng hục chạy trong đêm, Phan vừa gào lên thảm thiết, cầu mong Vũ đừng đầu hàng, anh thề sẽ làm mọi cách có thể để cứu giúp Vũ, và ông trời cũng sẽ đứng về phía anh, anh biết điều đó mà. "Cố lên, anh không được phép bỏ cuộc, nghe em nói gì không? Anh phải cố lên, rồi anh sẽ không sao đâu" � Phan gào lên trong tiếng mưa rơi, tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng ra rích, và tiếng gọi hồn của con chim Lợn � Anh cố lên, Vũ ơi"!

Đêm mưa nuốt chửng lấy tiếng kêu gào của Phan. Tiếng con chim Lợn kêu lên đắc thắng.

Phan đạp tung cánh cửa cổng đang khép của bệnh viện, sồng sộc ôm Vũ chạy hướng về phòng cấp cứu trong khi ông bảo vệ già bấm số gọi bác sỹ trực ban. Người thanh niên đang bất tỉnh vừa được đưa vào có cái gì đó rất quen thuộc, dường như ông đã gặp anh ta rất nhiều lần rồi thì phải? Người đã bế anh vào chạy nhanh quá, ông không nhận được ra anh ta là ai? Nhưng ông thấy quen lắm, là ai ấy nhỉ?

Rất nhanh chóng, bác sỹ trực đã có mặt ở phòng cấp cứu, ông hoảng hốt khi nhận ra đó là Vũ, con trai của Giám đốc bệnh viện. Tình trạng của Vũ rất nguy kịch, người thanh niên lạ mặt đưa Vũ vào đang bóp bóng Ambu để trợ thở với vẻ rất thuần thục. Anh ta đang gào lên những lời động viên Vũ, với vẻ rất đau khổ và lo lắng. Nhưng ông vẫn phải yêu cầu anh ra ngoài thôi, vì cô y tá cũng vừa tới và quy định của phòng cấp cứu không cho phép sự có mặt của người lạ. Phan vặc lại phản đối, anh gọi tên người bác sỹ để ông nhận ra anh là em họ của Vũ, và anh cũng là bác sỹ. Trong lúc đang nước sôi lửa bỏng thế này, biết đâu anh sẽ giúp được một điều gì đó? Không có thời gian để tranh luận, ông bác sỹ già đành mặc kệ Phan ở đó cùng với sự bướng bỉnh của anh, ông đang bận chú tâm vào người thanh niên đang nằm bất tỉnh trước mặt mình. Trong khi đó, người y tá đã hoàn tất việc đặt nội khí quản và đính các điện cực của Monitor theo dõi bệnh nhân lên người Vũ. Có thể cô đã quên, vẫn chưa bật công tắc hoạt động máy, vì các chỉ số của máy vẫn nằm ở các "điểm chết", còn sóng điện tim thì chỉ như là một sợi chỉ ai đó vắt ngang trên màn hình.

Hai mươi phút trôi qua trong im lặng, ông bác sỹ hối hả sử dụng mọi cách để níu kéo Vũ ở lại với cuộc sống. Thi thoảng, chỉ có tiếng ra lệnh của ông cho cô y tá vang lên phá tan sự tĩnh lặng và áp lực khủng khiếp trong phòng. Nhưng rồi, ông thở dài, chiếc ống nghe lạnh lùng rơi xuống ngực, hai cánh tay ông buông thõng xuống, ánh mắt thất vọng, đau đớn và bất lực của ông còn tàn độc hơi bất kỳ một lời kết án tử hình nào khác của tòa án. Chưa thể tin được những điều vừa đọc được trong mắt ông, Phan giật lấy chiếc tai nghe, tự mình khám cho Vũ. Phải có một sự nhầm lẫn nào đó, gã lang băm chó chết này phải bị đuổi về hưu sớm mới phải chứ? Nhất định là ông ta đã nhầm lẫn rồi.

- Tôi xin lỗi, nhưng chúng ta không thể làm gì hơn. � Giọng ông bác sỹ hẫng xuống, buồn bã và bất lực � Anh ấy đã đi rồi.

- Không thể nào � Phan hét lên, nắm lấy cổ áo Blouse của ông mà lắc mạnh � ông đã làm gì đâu? �"ng phải làm gì đi chứ? Hãy mổ cho anh ấy, hãy dùng máy sốc tim, hãy làm bất cứ điều gì ông có thể, tôi van ông. Anh ấy chưa chết, hoặc chỉ là chết lâm sàng thôi. Đôi khi máy móc cũng nhầm lẫn mà, ông phải làm cái gì đó đi. �"ng làm đi !!!

- Anh nghe tôi này, tim anh ấy đã ngừng đập, đồng tử giãn, và không còn mạch. Anh ấy đã mất qúa nhiều máu, anh ấy có thể còn bị chấn thương sọ não, và não của anh ấy đã chết. Tôi rất tiếc.

- �"ng tiếc thì làm được gì? Không! �"ng vừa nói là có thể thôi mà? Vậy là còn hi vọng. �"ng chưa hết sức, phải mổ, phải hút máu đọng trong não, làm quái quỷ gì cũng được, ông làm đi. Xin ông, nếu ông không làm, tôi sẽ làm.

- Anh phải nghe tôi, anh ấy đã đi rồi, và chúng ta không thể mổ một xác chết, chúng ta không được phép, hãy để cho anh ấy yên. Điều cuối cùng chúng ta có thể làm, là hãy gọi điện báo cho bố mẹ anh ấy. Họ cần phải biết chuyện này ngay.

- Vứt mẹ nó cái quy tắc của các ông vào sọt rác � Phan thét vào mặt ông bác sỹ - hoặc nếu các ông sợ, cứ viết giấy đi, tôi sẽ ký, tôi sẽ chịu hết trách nhiệm.

- Muộn rồi, tôi rất tiếc. Tôi hiểu là anh rất đau lòng, cả chúng tôi cũng vậy, nhưng chúng ta không làm được gì khác, xin hãy để cho anh ấy được yên.

- �"ng kệ mẹ tôi, tôi sẽ thức anh ấy dậy, tôi sẽ làm được. Máy sốc tim, đưa tôi máy sốc tim.

- Nhưng không có một chút tín hiệu của sự rung thất nào cả? � Cô y tá rụt rè đưa ra ý kiến � Thậm chí chúng ta không có một tín hiệu nào để đưa ra một tiên lượng lạc quan cho tình trạng của anh ấy.

- Cứ làm như anh ấy nói � �"ng bác sỹ lưỡng lự một chút rồi ra lệnh cho cô y tá trong tiếng thở dài � tất cả mọi điều.

Dòng điện khiến 350mA nhấc bổng người Vũ lên không trung rồi thả bịch xuống giường, chiếc Monitor vẫn bướng bỉnh không đưa ra một chỉ số nào chứng tỏ những điện cực của chúng được gắn lên một cơ thể sống. Không nản lòng, Phan hét lên gần như lạc cả giọng để ra lệnh cho cô y tá phải nhanh chóng nạp điện. "360, nạp". Một cú giật, không ăn thua. "Không, mẹ kiếp, 380, khoan, cho tôi 400". Lại một cú giật nữa, nhưng vẫn không có gì mới. Phan lại hét lên, cô y tá lặng lẽ làm theo lệnh, không quên làu bàu trọng miệng, "anh điên rồi". Phan xoa xoa hai điện cực vào nhau, áp vào ngực Vũ, thêm một cú giật mạnh nữa khiến anh lại nẩy người lên rồi tiếp tục rơi xuống. Màn hình Monitor vẫn ngoan cố bảo vệ chính kiến của mình, chỗ thể hiện sóng nhịp tim chỉ là một đường thẳng nằm ngang lạnh lẽo. Phan đổ gục xuống, hai tay anh đấm bùm bụp xuống người Vũ, khiến ông bác sỹ và cô y tá phải vất vả lắm mới cản lại được. Một lúc sau thì ông bác sỹ bỏ ra ngoài để gọi điện cho ông Hiếu. Lúc sau nữa thì ông vẫy cô ý tá, lúc đó vẫn đang an ủi Phan trong phòng, hỏi cô có biết số máy bàn nhà ông Hiếu không, vì ông đã tắt máy di động của mình.

Còn lại một mình với Vũ, Phan nấc lên, anh muốn khóc nhưng những giọt nước mắt không chịu trào ra, mà cứ chảy ngược vào trong. Phan gào lên gọi tên Vũ nhưng anh không thể gọi thành tiếng, dù chỉ là hai tiếng "Vũ ơi".

Im lặng, chỉ có tiếng đáp lại từ phía những con chim Lợn...