17/4/12

Bởi vì ta thuộc về nhau (P27-28)

Phần 27

Việt rời khỏi nhà Hạnh với sự thất vọng tràn trề, hai lần đến nhà cô và hai lần trở về mà không tìm kiếm được tin tức gì mới. Cô không về nhà, vậy thì cô đi đâu? Việt đưa gói quà cho mẹ Hạnh, giải thích với bà rằng đây là một chuyến công tác ngắn ngày, anh đang rất bận vậy nên anh sẽ không ở chơi với bà được, anh phải về Hà Nội ngay, còn nhiều việc đang chờ. Người mẹ cảm ơn anh, nói rằng dù rất buồn vì Hạnh không thể đi cùng anh về thăm bà được, nhưng bà sẽ không trách cô, ừ thì công việc của Việt bận rộn mà. Nhưng bà muốn anh chuyển giúp bà cho Hạnh một lọ chí trương khá lớn. Hạnh rất thích ăn bánh đa đỏ, và bà e rằng cô sẽ không cảm thấy ngon miệng với món bánh đa đỏ Hà Nội nếu không có thứ gia vị đặc trưng của Hải Phòng này.

Buồn bã nhấn chân ga, Việt đánh tay lái đưa chiếc xe hướng về phía cầu Lạc Long để rời khỏi thành phố. Trên cao, ông trời thể hiện sự đồng cảm với Việt bằng một gương mặt xám xịt đầy mây đen và mưa đổ dầm dề từ lúc anh bước vào cửa nhà Hạnh cho tới lúc này, khi xe anh đang bon bon trên con đường men theo cảng Hải Phòng để trở về Hà Nội. Như một thói quen không thể bỏ, Việt với tay lên giàn CD và không gian lại ngập tràn những giai điệu của Chopin với sự thể hiện của Horowitz. Chiếc xe chạy dần tới địa phận Hải Dương, bỏ lại phía sau những làn nước bắn tung tóe khi nó chạy qua đoạn đường cao tốc ướt sũng nước.

Trời đã bắt đầu ngớt mưa, bầu trời vẫn mang một bộ mặt cau có, xám xịt nhưng mặt trời đã lại hiện ra đỏ sậm như một cái bánh mật lớn lửng lơ trên đỉnh đầu. Việt nhìn sang bên kia đường cao tốc, từ một cổng trường trung học, những nữ sinh vừa tan học về. Tiếng trêu đùa, tiếng cười nói râm ran vang lên không ngớt khi họ đạp xe dưới những tán phượng gầy khẳng khiu nhưng lủng lẳng đầy những quả dài còn ướt nước mưa. Ai nấy đều duyên dáng với những tà dài trắng bay bay trong gió, và áo len dày mặc ngoài. Chợt ánh mắt của Việt quay qua phải và dừng lại chỗ lọ chí trương mà anh vẫn còn để trên ghế ngồi trước. Rồi chính Việt cũng không biết vì sao? Anh đánh mạnh tay lái, chiếc Lexus hơi chồm lên rồi quay ngoặt lại, chạy về hướng thành phố biển.

Việt bỏ qua dãy quán "bánh đa da liễu" rất nổi tiếng nằm cạnh bệnh viện da liễu của Hải Phòng nhưng, "đã bị thương mại đến thảm hại" theo như lời Hạnh đã từng nói. Anh dừng xe trước một gánh hàng rong bên lề con phố ngắn nằm đối diện với ga tàu, con phố rất ngắn nhưng rộng rãi và sạch sẽ. Gánh hàng rong mà đã có lần Hạnh miêu tả với anh là "còn giữ được hương vị bánh đa đỏ Hải Phòng nhất". Khá khó khăn, anh mới nhìn thấy người thiếu phụ trẻ, chủ gánh hàng rong đang bị vây quanh bởi những cô cậu học trò trong những bộ đồng phục đang sì sụp thưởng thức món ăn dân dã nhưng đặc biệt nổi tiếng này. Việt đóng cửa xe, đến ngồi cạnh nồi nước dùng đang bốc lên những làn khói mỏng tang nhưng tỏa ra mùi thơm quyến rũ. Cô chủ ngước nhìn lên, quệt mồi hôi đang túa ra trên trán dù đang giữa mùa đông rồi mỉm cười xã giao với Việt. Anh yêu cầu một tô bánh đa đỏ có nhiều chí trương và rau cần, như lần đầu tiên Hạnh gọi món cho anh khi cả hai từ bệnh viện Việt Tiệp trở ra, vào lần anh đi đưa cô về thăm mẹ ốm.

"Đó là thứ gia vị rất cay, được làm chủ yếu từ ớt. Nó được chế biến theo cách của người Trung Quốc � những người có rất đông ở thành phố này hơn 20 năm trước. Món gia vị này không ngọt như tương ớt đóng chai nhưng cay và thơm hơn nhiều. Tên của nó cũng là một cái tên Trung Hoa, cái tên người Hải Phòng đã quen dùng và có thể chỉ dùng ở chính nơi này". Việt nhớ rằng Hạnh đã phá lên cười và giải thích cho anh nghe như vậy khi ngay thìa đầu tiên anh đã nhăn mặt lại vì cay. Thứ bánh đa đỏ ở xứ này có hương vị rất đặc biệt, khác hẳn với vị bánh mà anh đã từng ăn ở Hà Nội.

- Anh không biết em còn là một chuyên gia ẩm thực cơ đấy � Việt co hai đầu gối của mình lại, tựa cằm lên đấy, mắt chăm chú nhìn vào tô bánh toàn một màu nâu đỏ. � Có cần đọc lại thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng không?

- Trước hết, anh phải cắn một cọng rau cần, một tiếng gãy giòn tan sẽ đánh thức cái háu đói của anh. � Hạnh nói một cách say sưa � Sau đó anh đảo bát bánh, nhưng đừng đảo quá tay tránh cho những tảng gạch cua vỡ tan ra nhé. Anh có thể cho thêm chí trương nếu thấy nhạt. Hãy ăn bánh cùng với gạch cua và húp nước nữa chứ. Nước dùng của nó có nhiều vị hải sản lắm, mà anh thừa biết hải sản có lợi cho sức khỏe như thế nào.

- Không, anh không biết.

- Đừng có trêu em, ông giám đốc. Anh đang ở Hải Phòng đấy.

- Thì sao nào?

- Anh chưa biết hả? Con gái Hải Phòng nổi tiếng chua ngoa và đanh đá đấy.

- Và thông minh, sắc sảo, giỏi giang nữa chứ? Anh nói có nhầm không?

- Em ít khi cãi lại lời sếp lắm, - Hạnh nháy mắt - nên đành đồng ý với anh thôi.

- Vậy em chỉ là cô gái ba phần năm Hải Phòng thôi.

- Cô gái ba phần năm Hải Phòng á? � Hạnh cười to thú vị � anh dựa vào tiêu chuẩn nào vậy?

- Thì đó, con gái Hải Phòng, thông minh, sắc sảo, giỏi giang, chua ngoa, đanh đá. Em chỉ được ba cái đầu thôi.

- Anh đừng cho em đi tàu bay giấy nhé, - Hạnh cười rung cả người � em tự biết mình đâu có thông minh, giỏi giang? Sắc sảo lại càng không, cái đó phải là câu nói về chị Thùy chứ? Em cũng chỉ ước sao mình được một phần như chị ấy thôi. Nhưng dù sao cũng cảm ơn anh vì đã quá khen.

- Không có gì, anh chỉ nói sự thật thôi. Mỗi người có một mặt mạnh riêng. Trí tuệ là thứ không thể nào san sẻ hay mơ ước được, phải không?

- Phải � giọng Hạnh tự nhiên chùng xuống � nếu có thể làm vậy, em đã chia hết sự thông minh của mình cho em trai em. Anh biết ngày xưa em đã ước mơ gì không? Em chỉ ước sao mẹ em bớt khổ cực, và em trai em có một cuộc sống bình thường.

Cô chủ quán cắt ngang dòng suy nghĩ của Việt bằng cách đặt trước mặt anh một tô bánh đầy ú hụ, nhiều chí trương và rau cần. Anh cảm ơn cô vì khả năng nấu nướng tuyệt vời của cô, và vì món ăn ngon tuyệt mà anh sắp được thưởng thức. Rồi như để cho sự ngạc nhiên của cô được trọn vẹn, anh yêu cầu cô làm thêm cho anh một bát nữa, cũng giống y như bát của anh. Cô cứ để bên cạnh, lần này anh sẽ ăn hết cả hai bát, vì bạn của anh đang ở xa, và không thể thưởng thức món ăn tuyệt vời này được nên anh sẽ ăn thay cô ấy.

Thái Việt cho xe quay trở lại nhà của Hạnh, anh nói với mẹ Hạnh rằng anh quên mất chưa đưa cho bà tiền thưởng tết của Hạnh. Bà cảm ơn anh trong sự ngạc nhiêt tột độ, Hạnh đâu thực sự cần thiết phải gửi thêm tiền cho bà, nhất là khi vừa mới cách đây mấy ngày thôi, cô đã nhờ một cô bạn mang về cho bà số tiền rất lớn. Chưa bao giờ bà được thấy một số tiền lớn đến thế, lớn đến nỗi bà phải hỏi đi hỏi lại rằng cô gái rằng có thực sự chắc chắn là Hạnh gửi cho bà không? Để coi, cô bạn với dáng người cao ráo, gương mặt sắc sảo và chiếc răng khểnh rất xinh, nhưng vì bà đã quá bối rối mà sơ suất quên mất không hỏi tên ấy đã nói gì nhỉ? Hình như đó là tiền thưởng cuối năm của bệnh viện thì phải? Vậy thì số tiền của Việt đưa cho bà là tiền thưởng gì nữa đây? Chẳng lẽ mỗi năm bệnh viện thưởng cho nhân viên tới hai lần ư?

Dáng người cao ráo, gương mặt sắc sảo và chiếc răng khểnh ư? Việt tự hỏi, chẳng lẽ lại là Thùy?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 28

Phan bế cháu đi dạo quanh thị trấn, thị trấn thay đổi nhiều quá, cứ như là đã vài thế kỷ rồi anh mới trở lại vùng đất này, chứ không phải là chỉ mới sau năm năm trời. Thị trấn đẹp, giàu có và hiện đại hơn nhiều, nhưng Phan vẫn thấy tiếc nuối một điều gì đó rất mơ hồ mà anh không thể cắt nghĩa được. Phan ghé vào một cửa hàng tạp hoá trên phố vì đôi mắt của thằng bé bị thu hút bởi những thứ vỏ bánh kẹo xanh xanh đỏ đỏ được bày bán trong tủ kính. Bảo nhoài hẳn người về phía lọ kẹo, cánh tay nhỏ xíu, bụ bẫm cứ vung vẩy và cái miệng nhỏ xíu xinh xinh thì thỏ thẻ:

- Cậu ơi, Bảo biết ăn Bim Bim rồi đấy.

- Thế cậu mua cho Bảo nhé � Phan bật cười trước vẻ láu lỉnh dễ thương của thằng bé - Bảo muốn bánh gì nào?

- Mẹ bảo vòi kẹo là hư đấy.

- Tất nhiên là Bảo không hư, Bảo ngoan lắm mà. � Phan phá lên cười, bẹo má nó một cái rồi cất tiếng gọi người phụ nữa đang lúi húi phía sau tủ - Chị ơi, cho tôi mấy gói Bim Bim với.

- Úi chà, anh Phan - Người phụ nữ ngẩn mặt lên, rồi kêu lên vui vẻ - Anh về bao giờ thế? Ghé vào nhà em chơi đã nào, anh về lúc nào? Lâu lắm rồi mới gặp anh đấy nhỉ?

- Ủa? Thạch Thảo, ra là cửa hàng của nhà em đấy hả?

- Vâng, tụi em cưới nhau xong thì tách ra ở riêng luôn. Bên chồng em mua cho mảnh đất này, em mở cái cửa hàng tạp hoá nho nhỏ, kiếm sống qua ngày ấy mà anh. Mời anh vào trong này ạ. Để em gọi cho anh Hùng nhà em. Anh ấy biết anh đến chơi thì chắc là mừng lắm đấy.

- Cậu ... - Thằng bé thấy mình bị bỏ quên thì vội lên tiếng ngay, nắm chặt lấy cánh tay Phan mà lắc, sợ Phan quên mất mục đích chính khi ghé vào cửa hàng này, Phan phì cười:

- Cô phải phục vụ khách hàng nhí này đã chứ, khách VIP đấy.

- Vâng! - Thảo vui vẻ lấy mấy gói Bim Bim đưa cho Bảo, nựng thằng bé một cái khi nó vòng tay lại và nói "cảm ơn cô ạ", rồi tất tả đi vào trong nhà � Anh ngồi đợi một chút, chồng em về ngay bây giờ đấy ạ.

Phan nhìn quanh ngôi nhà cấp bốn mới xây còn thơm mùi vôi vữa. Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng được bày biện hết sức gọn gàng và ấm cúng. Hùng là bạn học phổ thông cùng Phan, còn Thảo thì học dưới anh mấy lớp, cùng lớp với Thạch Thảo, bạn gái của anh. Khi hai người cưới nhau, Phan có nhận được thiệp mời nhưng anh quá bận nên không về được. Khi Phan trở về, cũng muốn đến chỗ bạn chơi, nhưng anh tính là để ngày mai, không ngờ lại vô tình gặp ngay lúc này. Tiếng xe máy nổ giòn từ phía ngoài vang lên cắt đứt mạch suy nghĩ của Phan. Chưa vào tới nhà, nhưng giọng Hùng đã vang lên sang sảng:

- Xem ai đến chơi nào? Hôm nay Rồng đến nhà Tôm cơ đấy.

- Cậu tự đề cao bản thân quá đấy nhé. Bây giờ thì Tôm mới là của quý, đắt lắm, hàng hải sản xuất khẩu đấy, chứ Rồng thì có giá trị gì đâu?

- �"ng vẫn lẻo mép như ngày nào.

Hùng cười ha hả rồi vỗ vai Phan bồm bộp khiến Bảo khóc ré lên vì tưởng người ta đang đánh cậu nó. Phan vội bế cháu lên, vỗ về, dỗ dành nó rồi quay qua ngắm nghía bạn trong khi Hùng xoa đầu thằng bé.

- Thượng uý rồi cơ à? Cậu phát tài nhanh thế? Mới ra trường được ba, bốn năm gì chứ mấy nhỉ?

- �"i dào, "xứ mù thằng chột làm vua" ấy mà. �"ng để ý mà làm gì? Sao? Đợt này về lâu không? Gì thì gì cũng phải ở ăn bữa cơm, uống với tôi mấy ly rồi mới được đi đâu thì đi đấy nhé.

- Lo gì, tớ về luôn, được chứ hả ông Công An? Cho tớ nhập hộ khẩu lại nhé.

- Ý hay đấy, bác ông làm Giám đốc Bệnh Viện huyện cơ mà, lo gì không có việc? Nhưng mà, nói thật là ông về đây thì hơi phí, ở cái nơi "Khỉ ho Cò gáy" này, chẳng có đất cho ông "múa võ bán cao" đâu.

- Có vẻ như tớ chẳng được chào đón ở đây nhỉ? � Phan cười � Đùa đấy, tớ về có chút việc rồi đi ấy mà, làm sao mà tớ bỏ việc ở ngoài kia được?

- Đấy, tôi biết ngay mà, các ông thì chỉ ở nơi béo bở, chứ về cái xứ "Chó ăn đá, Gà ăn sỏi" này làm gì? Mà thôi, uống với tôi vài chén, chiều nay ở đây ăn cơm. Anh em mình hàn huyên tâm sự. Phạt ông về cái tội cưới tôi không về.

- Xin lỗi cậu nhé, - Phan áy náy � tớ bận quá nên không về được.

- Xời! Tôi đùa ông đấy, hiểu mà � Hùng phẩy tay, rồi gọi vọng ra ngoài cửa hàng � Em ơi, bán rẻ cho bọn anh chai rượu nào, với có gì nhắm thì đưa vào đây. Cái gì cây nhà lá vườn thôi, chứ anh Phan đây ăn toàn cao lương mỹ vị mãi rồi. Cho anh ấy ăn cái gì đồng quê một chút cho anh ấy thấy lạ miệng.

- Cậu thật khéo mỉa mai, nhưng tối nay tớ có hẹn mất rồi. Tiếc thật, đi làm vài ly với anh Vũ nhà tớ ấy mà. Có hẹn trước rồi mà. Hẹn cậu sau được không? Hứa đấy.

- Chán ông thật, nhưng thôi được, để lần sau, thiếu gì thời gian? Nhưng bây giờ ông không được đi đâu hết, ở đây nói chuyện với tôi cho đến khi nào tới giờ hẹn thì thôi. Bạn bè gì mà tệ như ông chứ?

- Vâng! Tôi xin hầu hạ quý ngài � Phan hài hước.

Bầu trời lúc hoàng hôn xám xịt một màu mây ngân ngấn nước. Phan ngắm nhìn những đôi chim Bồ Câu hối hả bay về chiếc tổ nhân tạo trông xa như ngôi nhà sàn chỉ có một cột của chúng. Dù mây xám đã che kín bầu trời nhưng ánh mặt trời vẫn nỗ lực thể hiện chút quyền lực yếu ớt của mình bằng một rạn mây màu hồng xám phía cuối đường chân trời. Nơi bầu trời dường như bị đâm thủng bởi một đỉnh núi nhọn hoắt nhô lên từ những rặng núi cao bao quanh thị trấn. Khi Phan rời khỏi nhà Hùng thì cũng đã gần đến giờ hẹn, dù anh nói thế nào thì Hùng vẫn cố ép anh uống vài ly rồi mới cho phép anh ra khỏi nhà. Anh hứa với Hùng rằng vài hôm nữa anh sẽ quay lại đây chịu tội, và thậm chí là anh sẽ đánh bại Hùng trên mâm rượu. Anh chàng vui vẻ nhận lời bằng cách phá lên cười to khi nghe thấy lời thách thức của Phan, "ông đừng có nằm mơ nhé".

Khi Phan gửi được Bảo trong nhà người quen rồi chạy xe tới quán rượu thịt Chó nằm cạnh chợ thì đã muộn giờ hẹn, Vũ đã ngồi đó đợi anh tự bao giờ. Trông thấy anh, Vũ cười thật tươi, vội đứng dậy rồi đi ra tận cửa đón. Trông Vũ thật khác ngày xưa, anh béo ra, dáng người thấp đậm và hàm râu cắt tỉa gọn gàng khiến trông anh thật chững chạc. Vũ vỗ vai Phan.

- Trông chú chẳng khác gì cả, gầy quá, ăn uống thế nào thế hả?

- Em thì lúc nào chẳng thế hả anh? Hai bác có khoẻ không ạ? �"ng bà và các cô, các chú thế nào rồi ạ? Lần trước anh Phong cưới vợ, em cũng nhận được tin nhưng không về được � Phan nói với vẻ có lỗi � Sáng nay em định sang bên ấy, nhưng có chút việc bận đột xuất nên cũng chưa sang thăm được.

- Hôm cưới mọi người cũng mong chú lắm. Mọi người vẫn bình thường, ông bà dạo này hơi yếu một chút, biết chú về chắc vui lắm. Mà thôi, vào đây uống vài chén đã. Lâu lắm anh em mình mới gặp nhau. Chú thì đi biền biệt, anh thì công việc bận rộn, cũng ít ra Hà Nội. Khéo anh em mình vài năm nữa gặp nhau ngoài đường lại đánh nhau sứt đầu mẻ trán rồi mới nhận ra nhau mất thôi.

- Vâng! Anh vẫn làm hội Chữ Thập Đỏ à? Trông anh phát tướng ra nhiều, dáng này đúng là dáng làm quan đấy nhé.

- Chú cứ trêu anh làm gì? Anh chuyển sang làm ở công ty Vật tư nông nghiệp huyện rồi. Anh học Nông Nghiệp mà! Ngày trước chờ cái chỉ tiêu biên chế nên ba anh mới xin vào làm tạm ở đấy thôi. Ai mà được như chú, ra trường cái là được nhận vào Viện làm luôn. Chả phải chạy chọt làm gì. Nói thật, anh nể chú lắm đấy.

- Thôi nào anh, có gì ghê gớm đâu ạ.

Phan cười xòa rồi ngồi xuống chiếu, sắp bát đũa và rót rượu ra ly. Rượu được nấu bằng loại gạo được trồng trên rẫy cao mà người vùng này gọi là "gạo tẻ nại" và ủ bằng thứ men có trộn lẫn lá rừng với những bí quyết riêng mà không phải ai cũng có thể biết. Rượu sóng sánh trong ly, trong vắt và có màu xanh mắt Mèo đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Phan mời Vũ rồi tự mình nhấp một ly, anh khà lên một tiếng sảng khoái, để rượu chảy từ từ xuống cổ họng. Rất lâu rồi anh mới lại được uống thứ rượu dân dã nhưng rất tuyệt vời này. Rượu uống hơi nồng, cay, đậm đà nhưng không làm đau đầu người uống và có mùi thơm rất dịu. Vũ thả ly rượu đã cạn xuống, nhón lấy mấy củ Sả, bóc vỏ ngoài cẩn thận rồi bỏ xuống mâm. Anh trầm ngâm:

- Cuộc sống không vất vả quá chứ hả?

- Thường thôi anh ạ, cũng không có gì đáng gọi là vất vả.

- Ừ! Cố lên, nếu vất vả quá thì về đây. Anh nói bác kiếm cho một chân trong bệnh viện huyện. Nói thật, giỏi như chú thì lo gì không kiếm được việc? Chú mà chịu về, khéo họ lại chẳng trải thảm đỏ chào mừng ấy chứ. Mà, chú cũng kiếm lấy một cô, người ta lo lắng cho, chứ đàn ông ở một mình, vất vả lắm.

- Vâng � Phan suýt phì cười, Vũ có kiểu quan tâm tới anh như một bà chị gái � Em cũng phải phấn đấu được như anh. Công việc ổn định, lại lắm cô theo đuổi. Nhất anh ...

- Chú cứ đùa anh! Mà chú về làm gì? Mấy tháng nữa anh mới cưới mà? Chú làm anh cảm động quá, uống không nổi đây này.

- Em có chút việc cần nói với anh. � Giọng Phan chợt hẫng xuống.

- Quan trọng đến nỗi không nói qua điện thoại được sao?

- Rất quan trọng ạ.

Vũ đặt ly rượu xuống mâm, anh nhìn thẳng vào mắt Phan, chờ đợi.

Bên ngoài, gió đã bắt đầu nổi lên, gió rất lạnh và ẩm ướt, có lẽ trời sẽ đổ mưa.