17/4/12

Bởi vì ta thuộc về nhau (P3-5)

Phần 3

Việt đưa tay dụi mắt, ngước nhìn đồng hồ, rồi vội vàng mò dậy. Đã 19h rồi cơ đấy. Công cuộc kháng chiến của cả một hệ tiêu hóa đòi hỏi anh phải bật dậy để tìm cách đàm phán ngừng chiến. Cuộc đi chơi tối qua kết thúc lúc 3h sáng, và anh tự cho phép mình ngủ một giấc dài mà không thèm quan tâm tới việc thường thì giữa trưa, anh bạn dạ dày cần có cái gì đó để nhấm nháp, để còn lấy sức mà ngủ cùng anh. Ấy vậy mà đã gần một ngày trời anh bỏ mặc nó, khiến anh bạn khốn khổ của anh đang kêu réo lên, biểu tình dữ dội. Việt vò đầu, nhìn quanh ngôi nhà bừa bộn như một cái tổ Cú của mình rồi lắc đầu, "thật là ngớ ngẩn khi mình nghĩ trong ngôi nhà này có gì đó để bỏ vào bụng" � anh nghĩ thầm. Việt uể oải đứng dậy, đi vào nhà tắm làm vệ sinh cá nhân rồi vội vàng phóng xe ra đường, đâu đấy gần đây có một nhà hàng cơm văn phòng thì phải?

"Cuộc sống của những anh chàng độc thân chưa vợ, quan trọng nhất là phải kiếm được một quán cơm bụi phù hợp và thuận tiện". Không biết ai đó đã nói với Việt như vậy? Và chưa bao giờ anh lại thấy câu nói đó chuẩn xác như lúc này.
° ° °
Phan mở cửa nhà khi chiếc đồng hồ treo tường gõ "boong boong" mười tiếng, và khi hai người bước ra từ phòng tắm, kim đồng hồ đã chỉ tới con số 11h30. Tắm chung gần như là "nghi lễ" hàng ngày trong cuộc sống mà cả hai đều không muốn bỏ lỡ. Vì sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, họ lại dành thời gian đó để ngâm mình thư giãn và truyện trò tâm sự với nhau về những chuyện xảy ra trong ngày.

Phan bước vào phòng ngủ, bật đèn đọc sách, còn Thảo, sau khi sấy khô tóc thì tháo chiếc khăn quấn quanh người ra rồi chui vào chăn. Cả hai cùng có chung thói quen thích để mình "thoải mái" nhất khi ngủ. Phan mở cuốn tiểu thuyết đang đọc dở, Thảo nằm gối đầu lên tay Phan, vòng tay qua ngực và ôm lấy anh. Thi thoảng, khi Phan đọc tới những tình tiết thú vị thì Thảo lại khúc khích cười, và rồi cô ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Phan với tay tìm remote điều chỉnh nhiệt độ điều hoà rồi tắt đèn đi ngủ, nhưng chỉ một giây sau (hoặc là anh nghĩ như vậy), tiếng điện thoại vang lên khiến anh thức giấc. Phan làu bàu ngồi dậy, cố nhẹ nhàng không làm Thảo thức giấc, rồi lần ra phòng khách bật đèn và nhấc máy. Giờ này mà còn gọi điện, chắc chỉ có ông bạn vàng Thái Việt chứ không có ai khác. Phan nhấc máy, rồi không đợi bên kia lên tiếng, anh cáu bẳn:

- Tôi đang hân hạnh được tiếp chuyện ai đây?

- Cậu biết thừa là tớ mà. - giọng Việt có vẻ hơi mất bình tĩnh. Cũng đúng thôi, nếu là Phan thì chắc anh sẽ phải áy náy lắm khi đánh thức người khác giữa đêm khuya như vậy. � Tớ xin lỗi, tớ không đánh thức cậu dậy đấy chứ?

- Không, không! Bạn thân mến ạ, KH�"NG! Bây giờ mới ... � Phan ngưng lại một chút để nhìn đồng hồ - giờ mới chỉ hơn 1h30 sáng thôi mà. Ai_mà_dám đi ngủ sớm như vậy được, nhất là khi kẻ đó lại là bạn của cậu.

- Tớ xin lỗi, vì tớ có việc gấp quá, cậu đến nhà tớ ngay nhé.

- Nào nào, bạn thân mến, hãy tưởng tưởng � Phan nói với giọng điệu có tiết tấu hơi cao - tưởng tượng mà xem, trong một đêm mưa gió, trời rất lạnh. Cậu đang ngủ trong vòng tay ấm áp của một người mà cậu sẽ rất hân hạnh giới thiệu với bạn bè rằng đó là vợ tương lại của cậu. Và rồi nhiên có một gã "trời ơi đất hỡi" nào đó kêu cậu thức dậy, và bắt cậu phóng như điên trên đường để tới nhà hắn, cậu sẽ làm gì nào?

- Thứ nhất, có lẽ cậu có vấn đề với khả năng dùng từ. Khi cậu nói về tớ, cậu phải dùng những thể loại từ nào dễ thương một chút. Ví dụ như là "cậu bạn thân đáng yêu của tớ" hoặc cái gì đó đại loại, chứ không phải là "một gã trời ơi đất hỡi", được chứ? Thứ hai, nếu là tớ thì tớ sẽ đến, cậu biết mà.

Phan vung nắm tay đấm vào không khí, anh quên mất là Việt không thế nào nhìn thấy được.

- Nhưng tớ không là cậu � Phan gần như hét lên � thế nên, tớ sẽ không đến đâu, "cậu bạn thân đáng yêu của tớ" ạ.

- Cái đó tuỳ cậu thôi.

Việt cúp máy và mỉm cười, nếu có điều gì mà anh có thể tự tin nhất, thì hẳn đó là việc anh hiểu rất rõ về Phan. 15 phút nữa thôi, Phan sẽ có mặt, anh tin vậy.

Phan vừa làu bàu rên rỉ vừa đi tới chỗ móc quần áo, anh mặc vào chiếc áo thun dài tay và chiếc quần Jean màu xanh cổ điển. Khi anh quay trở lại phòng khách để lấy chìa khoá xe, thì Thảo đã đứng ở cửa, tay cầm chiếc áo khoác mỏng. Anh quên mất, lúc nãy anh hét lên như vậy, thì người chết cũng bật dậy chứ đừng nói gì đến Thảo. Anh xin lỗi cô vẻ áy náy, và Thảo cho anh biết vì sao cô lại thức dậy: "Anh mặc vào kẻo đêm mưa lạnh lắm, nhớ đi đứng cẩn thận, anh nhé".

Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều thật nhỏ nhoi.
° ° °
Trời chỉ mưa lâm thâm, nhưng đủ lạnh để khiến Phan rên lên xuý soa, và khi anh tới cổng nhà Việt thì chiếc áo khoác bên ngoài đã thấm ướt. Chiếc Lexus vẫn đậu trước cửa nhà, có vẻ như Việt chẳng bận tâm tới việc đưa nó vào Garage.
° ° °
Bên trong, đèn phòng khách vẫn sáng. Việt ở một mình trong căn biệt thự bốn tầng của ông ngoại anh để lại, căn nhà mà chẳng mấy khi anh bước lên đến tầng ba của nó. Mọi việc chăm sóc căn nhà được anh uỷ thác hoàn toàn cho bà hàng xóm kiêm người giúp việc của mình. Việt "không được hợp" với ba anh lắm, vậy nên anh dọn ra ở riêng ngay khi được thừa kế ngôi nhà cùng với 40% cổ phần của công ty gia đình từ ông ngoại mình. Một người ngoài việc là bố vợ, còn từng là đồng nghiệp và là cấp trên của ba anh. Và rồi khi một luật mới ra đời, quy định rằng những quan chức ngành y đang tại vị không được tham gia vào việc điều hành hay mở phòng khám tư, thì ba anh buộc phải trao chức giám đốc điều hành cho đứa con trai duy nhất của mình. Nhưng ông vẫn giữa quyền quyết định bằng việc nắm giữ 60% cổ phần công ty. Thông qua sự đứng tên của mẹ anh, môt hình mẫu người phụ nữ Việt Nam thế hệ cũ tiêu biểu, nhẫn nhục, cam chịu và biết thờ chồng và chăm con.

Phan bước tới mở cửa, cả hai có chìa khoá nhà của nhau, như Việt nói, là để thuận tiện mỗi khi cần đến. Và khi anh cố lách được cái đống bừa bộn chắn hết lối đi ở cửa để bước vào trong thì anh thấy Việt ngồi đó, mặt đầy vẻ lo lắng và bối rối. Khi thấy Phan bước vào, anh thấy Việt mỉm cười, nhưng nụ cười trông mới thiểu não làm sao?

- Tớ biết là dù trời có sập thì tớ vẫn có thể tin tưởng vào cậu mà, và tớ chẳng bao giờ lầm lẫn cả.

- Hừ! Nếu trời sập, thì cậu đã "dẹp lép như con Tép", lúc đấy thì chẳng còn gì để mà tin vào ai đâu. Nhưng bây giờ, nếu cậu không cho tớ một lý do thật thoả đáng, để ngăn tớ không đấm vào mõm cậu vì đã thức tớ dậy lúc nửa đêm. Thì tớ thề với cậu là tớ sẽ khiến cậu cảm thấy còn tệ hơn trời sập nhiều.

Việt khẽ nhún vai, cười nửa miệng ra dáng kiểu như cậu_muốn_thế_nào_cũng_được rồi bước vào phòng ngủ. Khi Phan đi theo vào trong, anh thấy trên giường có một cô gái đang nằm, trông cô không quá xinh đẹp nhưng ưa nhìn và phúc hậu. Gương mặt trắng trẻo của cô còn dính những vệt máu, và cô đang ngủ, hoặc dĩ nhiên, là bất tỉnh.

- "Cô ta lao vào xe tớ - Việt bắt đầu, không đợi Phan hỏi - tớ không hiểu lắm lý do, nhưng tớ đoán là cô ta tự tử". Việt nói là "đoán" nhưng Phan có thể đọc được trong mắt anh, sự khẳng định tuyệt đối. Chẳng ai lại lao vào xe người khác trong đêm khuya vắng vẻ chỉ vì sự bất cẩn cả. Nhất là trông cô gái này chẳng có vẻ gì là có vấn đề về thần kinh. Thậm chí trông cô ta còn có vẻ rất thông minh nữa.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 3

Nhưng Phan chưa kịp nói điều gì thì cô gái tỉnh dậy, vẻ mặt ngơ ngác trong 2 giây, đến giây thứ 3 thì ý thức được tình trạng của mình, và ôm mặt khóc. Việt nhìn Phan như thể muốn nói rằng anh đã đoán được điều này sẽ xẩy ra, và vì thế, anh mới phải gọi bạn giữa đêm khuya.

Dù sao thì một ông bác sỹ tâm lý (dù chỉ là bác sỹ tâm lý nửa mùa như Phan) vẫn tốt hơn một ông bác sỹ ngoại trong trường hợp này, phải không nào? Phan ngồi xuống giường, cô gái vẫn đang khóc, bờ vai cô rung lên không ngớt, hai tay cô ôm lấy mặt mình, dáng điệu đau khổ đến cùng cực.

Hai người im lặng, cách tốt nhất lúc này là để cô gái tiếp tục khóc. Nhưng mãi rồi Việt không chịu được nữa, nhược điểm lớn nhất của anh (hoặc của mọi gã đàn ông) là sợ con gái khóc. Người mẹ nhu nhược và cam chịu của anh vẫn thường âm thầm khóc một mình trong đêm, những giọt nước mắt đó đã ám ảnh mãi trong tuổi thơ của Việt.

Và vì thế, anh sẵn sàng đánh đổi tất cả để cái tiếng sụt sùi não nề kia tắt hẳn trong ngôi nhà của mình. Nhưng anh vừa cất tiếng "này", thì cô đã ngẩng mặt lên, rồi tự nhiên hốt hoảng khi thấy tay mình dính chút máu từ trên mặt. Cô hỏi cả hai, giật giọng:

- Ai đã cứu tôi, hả? Ai đã cứu tôi, không ai bị dây máu của tôi đấy chứ?

- Thưa cô, chẳng ai muốn cứu cô cả - Việt gần như quát lên, hẳn là anh phải kiềm chế lắm mới không quát thẳng vào mặt cô gái � Đấy là cái thằng tôi đây phải tự cứu lấy bản thân mình đấy chứ. Cô có biết vô ý gây tai nạn chết người có thể bị đi tù tới năm năm không? Cô muốn chết? Okie! cứ việc. Có nhiều cách chết, nhưng xin cô đừng chọn cách đâm vào xe của tôi, được chứ?

Việt sổ luôn một tràng không kịp dừng lại để thở. Anh đã khám qua cho cô gái và biết là cô không sao, may mà anh chạy không nhanh và phản xạ dẫm phanh kịp thời. Nhưng bây giờ, khi mà sự lo lắng đã qua và nhanh chóng trở thành nỗi tức giận, trông mặt anh thật khủng khiếp. "Trông Việt cứ như thể là gã quái thú đang đứng trước người đẹp trong "Người đẹp và quái vật"", Phan hài hước nghĩ thầm.

- Với cả, anh ta còn yêu đời lắm, lại chưa có vợ, và đã... biết gì đâu?

Phan chen ngang, buông một câu đùa mà tự anh cũng biết là vô duyên nhưng cần thiết để cố gắng "hạ nhiệt" trong phòng xuống. Nhưng có lẽ anh đã cố gắng vô ích. Bởi cô gái không mảy may tỏ ra lo sợ, áy náy. Dường như cô sợ hãi một điều gì đó mơ hồ hơn. Cô vẫn nhắc lại câu hỏi của mình một cách đầy kiên nhẫn "không ai dính máu của tôi đấy chứ"?

Có lẽ sự tức giận đã lấn át mọi giác quan của Việt nên anh không thèm để ý mà trả lời. Nhưng Phan thì khác, anh túm lấy Việt và thẳng tay đẩy anh ra ngoài. Mặc cho Việt ngơ ngác, chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra? Việt cự nự rằng đây là nhà của anh, chứ không phải nhà của Phan, và hơn nữa, đó chính là phòng ngủ của anh cơ mà? Sao lại vô lý như thế chứ? Phan hứa một cách trang trọng rằng qua đêm nay thôi, anh, à không, cô gái kia sẽ trả lại phòng cho Việt. Vì thế, xin anh đừng có mà hét toáng lên như vậy nữa, anh không hét lên thì hàng xóm cũng đã có đủ ồn ào để thức dậy rồi.

Phan bỏ mặc Việt lẫn những câu càu nhàu của anh ở phòng khách rồi trở lại phòng ngủ. Cô gái vẫn ngồi trên giường, cô nhìn thẳng vào mắt Phan khi anh ngồi đối diện với cô trên chiếc gế bành nhỏ. Nước mắt vẫn thấm đẫm trên mặt, và trán vẫn dính một ít máu. Phan bắt đầu, không cần rào đón:

- Vậy, chắc là cô v ừa nhận được kết quả xét nghiệm của mình? Nó dương tính, tôi đoán không sai chứ?

- Sao... anh....???

Cô gái hốt hoảng như một kẻ vừa làm điều gì đó thật mờ ám và bị phát giác. Đôi mắt cô dại đi, hàm răng trắng đều cắn chặt vào bờ môi đang run lên. Gương mặt bắt đầu giật giật và tay cô nắm chặt lại, có cảm giác như những chiếc móng tay đang bấm vào tay cô tứa máu...

- Tôi là bác sỹ tư vấn về HIV, tôi đã đoán ra điều đó khi cô tự tố cáo chính mình bằng cách hỏi xem có ai dính máu của cô không? Và bây giờ thì tôi đã có thể khẳng định, nhưng cô đừng lo, tôi là một bác sỹ, và tôi có trách nhiệm phải bảo vệ bí mật cho cô.

- Anh là bác sỹ? � Cô gái thốt lên với vẻ lo lắng nhiều hơn là kinh ngạc.

- Có vấn đề gì sao? Cô đừng lo, tôi sẽ giữ bí mật cho cô, đó là bổn phận và trách nhiệm của một bác sỹ.

- Tôi hiểu điều đó, tôi cũng đã từng thề lời thề Hippocrates mà. � Cô gái thở dài,

- Cô cũng là bác sỹ?

Phan thảng thốt, anh đã nhìn kỹ cô hơn khi anh đoán là cô bị HIV. Nhưng anh đã không tìm ra được một điểm nào để củng cố cho giả thuyết của mình, ngoài sự suy đoán khi cô lo lắng về việc người khác có thể bị dính máu của cô. Nhưng trông cô không có vẻ gì giống một kẻ nghiện ngập, chơi bời, hư hỏng, hay thậm chí, là gái bán hoa.

Có thể hơi chủ quan, nhưng đôi môi đỏ tươi, làn da trắng mịn, đôi mắt thông minh, kiên nghị và luôn nhìn thẳng về phía trước dù đang thấm đẫm nước mắt của cô đã chứng tỏ điều đó. Ý của Phan là với dáng vẻ như thế, trông cô giống một công chức có học vấn đàng hoàng và là môt người hiền lành tử tế, hơn là kẻ thuộc về nhóm những người mà anh gọi là "bệnh nhân AIDS tiềm năng". Vậy thì sao cô lại có thể? Và quan trọng hơn, Phan thường tin vào linh tính và sự đánh giá của mắt mình, dù điều đó đôi khi thật trừu tượng, và khó tin. Nhưng anh tin là cô không giống những người bệnh mà anh đã từng gặp. Dù vậy, anh vẫn thấy một chút thảng thốt, bỡ ngỡ và ngạc nhiên khi biết cô cũng là một bác sỹ. Vậy, rốt cuộc thì điều gì đã xảy ra với cô?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 5

Bác sỹ Minh Hạnh, bác sỹ chính của khoa Cai nghiện, viện châm cứu Trung Ương đang nhìn đồng hồ, rồi quay lại với phác đồ điều trị mà cô cầm trên tay. Còn khoảng hơn 1h đồng hồ nữa là bệnh nhân này tới "cữ", và cô cần châm cứu để giúp anh ta cắt cơm thèm thuốc.

Rất cẩn thận, cô rút những chiếc kim bạc dùng để châm cứu ra sát trùng, rồi kiểm tra lại máy điện châm. Công việc của cô là giúp cho những kẻ lầm lỡ này thoát khỏi con đường đi tới địa ngục của sự nghiện ngập và trở lại làm người. Những kẻ như chàng trai đang nằm trên giường kia, gương mặt trắng trẻo, thông minh và hiền lành đó không ngờ lại là một kẻ hư hỏng, và nghiện ngập. Cuối cùng thì người khổ cực nhất, lại là những bậc cha mẹ, những người đã sinh ra và nuôi họ lớn khôn.

Cô nhìn người đàn bà đứng tuổi, dáng vẻ phốp pháp, sang trọng nhưng đau khổ và tuyệt vọng đang thủ thỉ khuyên nhủ cậu con với ánh mắt thông cảm và thương xót. Người nhà nào của bệnh nhân mà cô từng gặp cũng mang dáng vẻ đó, nhẫn nhịn và đau khổ, tuyệt vọng. Cô chỉnh lại các nút xung "bổ", "tả" trong máy điện châm để không gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, vỗ về an ủi người đàn bà khốn khổ một chút rồi bước ra ngoài. Việc điện châm có thể kéo dài khoảng 25 � 30 phút, và cô tế nhị dành căn phòng cho người mẹ với nỗ lực khuyên răn cậu con một cách vô vọng, bằng những thứ đồ đắt tiền mà bà sẽ mua cho cậu nếu cậu chịu cai nghiện một cách tử tế và nghiêm túc.
° ° °
Cậu ta tên là Nhân, cái cậu bệnh nhân ấy, một cái tên gắn biết bao sự kỳ vọng của ba mẹ cậu, nhưng từ khi cậu tới đây, chưa lần nào cô thấy Ba cậu có mặt. Nghe đâu ông là một quan chức cao cấp, vì thế thật dễ hiểu khi ông luôn tránh lộ mặt ở cái phòng được thuê riêng cho cậu con với cái giá mỗi ngày bằng cả tháng lương của Hạnh. Cái chốn chẳng lấy gì làm hay ho đối với danh tiếng và uy tín của ông.

Mọi việc chăm sóc cậu con trai được uỷ quyền cho bà mẹ lo hết. Cũng bình thường như việc ông đi suốt ngày với dự án này, hội nghị kia. Và biết đâu, như bà mẹ từng tâm sự với cô, lại chẳng phải là du lịch với một cô thư ký trẻ tuổi xinh xắn nào đó? Căn biệt thự to đùng, sang trọng lúc nào cũng chỉ còn hai mẹ con với nhau. Và dĩ nhiên, để giải sầu, bà dành hết thời gian cho bói toán, lễ lạt chùa chiền, cho việc tham dự những cuộc tiệc tùng, bài bạc cùng những bà mệnh phụ giống mình. Nghe người ta đồn, bà còn dành tiền "trợ giúp việc học hành" cho một anh sinh viên trẻ tuổi, đẹp trai nhưng nghèo rớt mùng tơi chỉ bằng tuổi con trai mình. Và cuối cùng, sợi dây liên kết còn lại giữa gia đình, là những đồng lương người chồng đưa về cho vợ, là những đồng tiền thoả sức tiêu pha của bà mẹ dành cho con.
° ° °
Nhưng, theo như Hạnh nghĩ, việc đó đối với Nhân là cả một sự thất vọng và bất mãn to lớn. Cái cậu cần, theo như cô hiểu, thì chỉ là sự quan tâm, chia sẻ và mái ấm gia đình, chứ không phải là một đống tiền lạnh lẽo.

Cô vừa chuẩn bị thuốc thuỷ châm vừa lắc đầu thở dài, trong phòng vang lên tiếng bà mẹ khóc nức nở, và tiếng Nhân vùng vằng lớn tiếng. Cậu la hét rằng ba mẹ cậu chỉ lo kiếm được thật nhiều tiền, chỉ biết lo cho mình chứ có cần gì tới cậu đâu? Vậy thì việc gì cứ phải ngày đêm vờ lo lắng, chăm sóc cậu? Sao không để cậu chết đi cho rồi?
° ° °
Hạnh đẩy cửa bước vào phòng, bà mẹ đang gục xuống giường và khóc nức nở, cậu con trai vẫn ngồi tựa lưng vào tường, vẻ mặt cau có, tức giận. Cô cố gắng khuyên cả hai bình tĩnh rồi bắt đầu tiêm, hai nhanh một chậm, cô đâm kim thật nhanh, chậm rãi đẩy thuốc và nhanh chóng rút kim ra để không gây đau đớn cho bệnh nhân của mình. Nhân vẫn chưa hết tức giận, hét toáng lên kêu đau rồi giật mạnh tay khi cô rút kim ra.

"Phụp" chiếc Syringe rơi xuống và đâm vào chân cô ...

...

Bên ngoài, Việt thở dài thương cảm, quên mất là mình đang nghe lén. Mà cũng không phải, đêm khuya yên tĩnh như vậy, tiếng nói chuyện của hai người trong phòng dù nhỏ nhưng cũng khiến cho anh nghe chẳng sót một lời nào.

Chợt Hạnh hạ giọng, cô nấc lên, lẫn trong tiếng nức nở nghẹn ứ trong cổ họng và tiếng an ủi của Phan là tiếng mưa chợt rơi nặng hạt làm Việt không còn nghe thấy cô nói gì nữa. Dường như cô đang kể đến chuyện gì đó khiến cô cảm thấy khổ tâm và khó nói lắm? Rồi căn phòng chợt lặng im, như một khoảng lặng trước cơn bão. Bởi tiếp ngay sau là tiếng quát lớn của Phan, át cả tiếng nghẹn ngào của cô gái lẫn tiếng gào thét của cơn mưa.
° ° °
Phan bỏ về, đúng nghĩa hơn là Phan bỏ mặc Việt với cái rắc rối kỳ lạ mà anh đang phải gánh chịu. Việt nghe Phan to tiếng quát mắng cô gái trong phòng một lúc rồi bỏ ra ngoài, anh không hiểu tại sao Phan lại làm vậy? Với Việt thì quát mắng một cô gái, nhất là khi cô ta đang đau khổ, yếu đuối, là một cái gì đó thật tàn nhẫn và độc ác, một hành động không thể chấp nhận được.

Việt bối rối, anh không biết phải làm gì trong tình trạng này, không biết phải nói gì, không biết phải đối xử thế nào với cô gái? Cuối cùng, anh gạt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, gạt bỏ sự bối rối và gạt bỏ cô gái bằng cách với tay tìm kiếm chiếc điều khiển, bấm nút Play cho máy chạy một chiếc đĩa nhạc bất kỳ nào đó ở trong ổ đĩa. Căn phòng tràn ngập giai điệu của Chopin, bản Nocturne cung đô thăng thứ với âm lượng hơi lớn. Nocturne là bản nhạc anh yêu thích, nhưng trong hoàn cảnh này, sao anh chỉ thấy nó nghe thật nhạt nhẽo và vô duyên?

Việt thở dài và trở vào phòng, đằng nào thì cũng không tránh được, thà cứ đối mặt còn hơn. Cô gái đã thôi khóc, chỉ còn tiếng sụt sùi trong cổ họng, Việt bối rối.

- Tôi xin lỗi, bạn tôi có lẽ hơi điên, lẽ ra anh ta không nên quát mắng cô như vậy.

- Ồ không � cô gái ngẩng mặt lên, đưa tay nhận lấy tờ khăn giấy Việt vừa đưa và lau nước mắt � Anh ta nói đúng, tôi thật là tệ, nghề nghiệp của tôi là phải chiến đấu không ngừng với thần chết để mang lại niềm vui, sức sống và hạnh phúc cho người khác. Cái công việc có thật nhiều ý nghĩa vì nhờ nó, tôi là niềm hi vọng của biết bao người trong cuộc chiến giành lại sự sống cho họ, vậy mà trong cuộc chiến của chính mình, tôi lại đầu hàng. Anh ta đã giúp tôi tự cân bằng chính mình, tôi nên phải cảm ơn anh ta mới đúng. Tệ thật, anh không dính phải máu của tôi chứ?

Rồi cô hơi ngưng lại, thở mạnh như để lấy can đảm và đối diện với sự thật

- Chắc anh đã đoán được, tôi bị nhiễm HIV.

- Ừm ...

Việt tính nói một lời an ủi, nhưng anh không biết phải nói thế nào? Việt chửi thầm, gã Phan chết tiệt sao lại quát mắng om sòm rồi bỏ mặc anh với cái đống rắc rối khó xử này chứ? Cuối cùng, anh cũng tìm được một điều gì đó để mà nói.

- Đừng lo về chuyện lây nhiễm, tôi cũng là một bác sỹ mà, tôi tự lo cho mình được.

- Dĩ nhiên � Hạnh tỏ ra bối rối � Tôi đã lo là anh có thể bị dính máu của tôi.

- Thật ra, nếu dính vào da bình thường thì cũng đâu có sao? Chỉ đừng để dính vào niêm mạc hay vết thương hở thôi. Cô biết mà.

- Đúng vậy, nhưng lo lắng vẫn không bao giờ là thừa cả mà.

- Không sao, cô đừng lo, tôi đã mang găng tay khi khám sơ qua cho cô, thật may là trong nhà tôi luôn có sẵn, tôi là một ông bác sỹ luôn ám ảnh bởi những con vi trùng, bệnh nghề nghiệp ấy mà.

Việt mỉm cười và chỉnh cặp kính cận bằng đốt cuối của ngón tay trỏ rồi nhìn thẳng vào mắt cô gái. Đôi mắt cô bây giờ cứ như một mặt hồ lúc hoàng hôn mùa đông, bình lặng một cách đáng sợ. Sự bình lặng có phần gượng ép của một kẻ đang cố chấp nhận sự thực, dù sự thật đó chẳng dễ chấp nhận chút nào. Sự bình lặng giả tạo của mặt hồ, chỉ cần một viên sỏi nhỏ rơi xuống tạo thành những vòng sóng nước, rồi cộng hưởng thành những cơn sóng lớn, dồn dập, dồn dập như một cơn bão. Việt cố đùa cho bớt căng thẳng dù có hơi chút vô duyên:

- Hơn nữa, giờ thì tôi biết tại sao ông bạn tôi có thể mắng kẻ khác xơi xơi mà vẫn kiếm được tiền rồi.

- Phải, bạn anh là một bác sỹ tâm lý cừ � cô bật cười, gương mặt đã đỡ nhợt nhạt hơn khi tinh thần của cô đã khá hơn � và tôi cũng nhớ câu trêu đùa về những người mặc Blouse như chúng ta, "bác sỹ thì nhìn đâu cũng thấy vi trùng". Chắc hai người thân nhau lắm?

- Thân? Tụi tôi nợ lẫn nhau � Việt bắt đầu biết đùa, sau khi những rắc rối đã qua, người ta có lẽ cũng nên tự thưởng cho mình một chút hài hước - Tụi tôi nợ lẫn nhau nhiều thứ, nếu như anh ta thiếu nợ cô điều gì, kể cả mạng sống, cứ tới tìm tôi, tôi sẽ trả giúp anh ấy, bất cứ thứ gì. Và ...

Việt lại mỉm cười, như một thói quen, mỗi khi nói tới Phan, anh đều mỉm cười. Việt nói to, dõng dạc.

- Và ngược lại.

- Hai người thật may mắn � Cô gái khẽ thở dài, không biết cô ta thở dài vì điều gì? � Thật hạnh phúc khi có người bạn tri kỷ.

- Tôi xin lỗi - Việt chuyển đề tài, thú nhận � tôi đã nghe lén chuyện giữa cô với bạn tôi, cô đừng quá bi quan, dù thế nào đi nữa, cuộc sống của cô có ý nghĩa với rất nhiều người. Rất, rất nhiều người còn cần đến cô.

- Nhưng chẳng có chút ý nghĩa gì với anh ta nữa, anh ta không cần mình.

Hạnh lẩm bẩm trong miệng không để cho Việt kịp nghe thấy, rồi cô nhìn Việt, hơi lúng túng.

- Anh có gì ăn không? Tôi đói quá, có cảm tưởng như tôi có thể ăn hết một con Bò to.

Hoá ra nơi xa lạ nhất với Việt lại chính là nhà của mình, bởi anh chỉ về đây để ngủ sau những ngày làm việc mệt nhọc và những cuộc chơi bời tới gần sáng. Anh không muốn về nhà, anh sợ cảm giác cô đơn lủi thủi trong ngôi nhà của chính mình. Công việc chăm sóc ngôi nhà đã có bà giúp việc lo, việc duy nhất anh phải lo, là trả lương đúng hạn cho người chăm sóc nó. Mà việc ấy, thì cũng chả giúp được gì cho anh trong hoàn cảnh này. Bởi sau khi dỡ tung cả phòng bếp, cả hai chẳng kiếm được chút gì để ru ngủ cái dạ dày đang nhảy Hip hop của mình. "Đành vậy, hi vọng giờ này vẫn còn một quán ăn nào đó còn mở cửa" - Việt quyết định, sau khi chợt nhận ra rằng anh cũng trở nên đói cồn cào. Tất cả năng lượng của anh, có lẽ đã tiêu hóa hết vào sự lo lắng rồi.