16/4/12

Hoa dại (C11-12)

Chương 11

Cân số hải sản tanh nồng của cô bán hàng một lần nữa để ghi sổ, Trinh cố gắng ghi tăng thêm 1KG và đánh giá chất lượng hàng tốt hơn mức bình thường một chút để có giá cao hơn. Trinh thương những người mang hàng giao cho nhà lắm, luôn bị mẹ chèn ép quá đáng, đánh tụt cân, chê hàng tươi và dập nát để ép giá.
Bởi vì mẹ Trinh quá hiểu cái nghề cá như thế nào, nếu không bán được cho nhà Trinh, mang sang các cửa hàng khác họ chỉ chọn hàng ngon còn vứt lại phần ươn đơn giản là họ không đông khách để lấy tất như nhà Trinh, còn ôm ra chợ thì phải ngồi giữa chợ cả ngày bạc mặt khản cổ mời chào mà chưa chắc đã bán được hết có khi còn phải ôm về nhà ăn thay cơm. Cô bán hàng gương mặt già nua đen đúa, cánh tay khẳng khiu run run cầm tờ giấy Trinh ghi để ra ngòai nhận tiền trong ánh mắt đầy cảm kích. Những lời nói cảm ơn còn đang mấp máy sau bờ môi khô cằn nứt nẻ thì mẹ Trinh bước vào. Bà giật lấy tờ giấy đọc kỹ rồi nhìn vào chậu tôm cá dưới nền nhà giọng hoạnh họe: - Sao hàng thế này mà mày đánh giá hàng loại 2 hả Trinh, mày có mắt nhìn không đấy?
Bới tay vào đống tôm cá bà the thé cái giọng:
- Toàn dập nát thế này mà loại 2 ah, đổ cho lợn chưa chắc nó ăn ấy chứ, cái này được loại 3 là tốt lắm rồi. Mà sao còn nhiều nước thế này Trinh! Mày làm cho nhà này hay mày đi làm thuê thế vào lấy cái rổ ra đây! Đổ vào vẩy hết nước đi rồi cân lại cho tao xem nào! Toàn cái lũ ăn hại chả được việc gì!
Cô giao hàng đưa đôi mắt như van lơn nhìn mẹ Trinh:
- Chị ah! Hàng này sao loại 3 được chị cũng từng làm nghề chị biết mà, chỉ có một ít bị dập do vận chuyển từ xa về, mùa này sóng lớn tránh làm sao được cá nó bị dập trong khoang 1 ít. Chị nhìn lại giúp em với! nhà em đợt này cần tiền quá thằng con trai mới bị gẫy chân.
Mẹ Trinh chẳng buồn nhìn lại lấy một cái lạnh giọng:
- Nhà này cũng chạy ăn từng bữa chẳng phải đi làm từ thiện, hợp tình thì mua không thì mang đi chỗ khác. Mà báo trước đã mang đi thì đừng bao giờ mang lại cái nhà này nhé! Đây không thiếu gì chỗ mua đâu.
Trinh nhìn người đàn bà giao hàng cúi đầu bên chậu hải sản tanh ngòm trả lời “vâng” run run dưới cái nhìn đầy thỏa mãn và hả hê của mẹ mà uất ức. Không chịu nổi Trinh cao giọng bênh vực:
- Mẹ vừa phải thôi! Người ta khó khăn mới nhờ đến mẹ! Nhà mình bán hàng tốt nhập cao cho người ta một tí có sao đâu! Trước mẹ cũng phải chạy chợ từng ngày mẹ hiểu mà!
Trợn tròn mắt một lúc rồi mẹ Trinh gào lên:
- Mày bị điên hả con! Học nhiều quá lú lẫn rồi ah? Tiền ăn học của mày lấy từ đâu ra biết không, mày có giỏi thì cút đi theo nó mà sống được không?
Tiếng ồn ào vọng ra ngòai khiến dượng Trinh chạy vào:
- Sao? Có chuyện gì mà ồn ào thế?
Mẹ đưa mắt nhìn Trinh giọng rít lên:
- Cái con nhiều chữ kia nó đang bắt tôi phải trả thêm tiền mồ hôi xương máu cho người ngòai kia kìa, anh cứ bênh cho nó học nhiều bây giờ thì hậu quả đấy.
Dượng nhìn Trinh và mẹ rồi giọng cười nói làm không khí căng thẳng giãn ra:
- Ôi giời tưởng có chuyện gì mà mẹ con cãi nhau, bà ra tính tiền cho khách đi để đấy tôi lo, hôm nay mồng 1 mà cãi cọ nhau mất vui.
Không chờ mẹ phản ứng thêm dượng đẩy mẹ ra ngòai hàng rồi đóng cửa lại đưa đôi mắt trìu mền nhìn Trinh:
- Con lên nhà học đi để đấy dượng lo cho!
Quay sang bà hàng cá giọng dượng nhỏ nhẹ:
- Tiền cứ theo phiếu cũ Trinh nó ghi tôi trả cho chị, đây chị cầm lấy
Người phụ nữ lập cập cầm vội những đồng bạc từ bàn tay dượng lí nhí cám ơn trong đôi mắt biết ơn nhìn vào Trinh rồi đi ra. Trinh thấy nhẹ nhõm cả người và thấy cảm kích dượng vô cùng. Hơn một năm nay lúc nào dượng cũng luôn bênh Trinh như vậy, không những thế còn thuê nhiều người hơn để Trinh chẳng phải làm việc nhiều thi thoảng lén mẹ dúi tiền cho Trinh để “mua sắm lặt vặt và chơi bạn bè” như dượng nói
Tiến đến sát Trinh, dượng đưa bàn tay vuốt nhẹ gò má trắng trẻo:
- Thôi lên nhà tắm rửa rồi học bài đi, việc dưới này có người làm với dượng lo rồi
Bàn tay dượng vuốt má trượt xuống cổ và vai làm Trinh hơi gai người, vội vàng lách mình khỏi Trinh nhỏ nhẹ “vâng” rồi tung tăng lên gác. Không ngoái nhìn lại nhưng Trinh vẫn có cảm giác nóng bừng sau gáy như có ai đang nhìn xóay vào cơ thể mình.
Cài chặt cửa phòng tắm Trinh để dòng nước mát lạnh từ chiếc vòi hoa sen mơn trớn trên cơ thể mình. Từng tia nước mát xa nhè nhẹ lên cơ thể nõn nà khiến Trinh cảm thấy vô cùng thư thái.. Đang thả mình theo cảm giác đê mê thì tiếng mẹ réo rắt dưới nhà khiến Trinh bừng tỉnh:
- Con Trinh đâu rồi! Xuống đây giúp một tay nào! Nghỉ hè rồi còn chết dí trên phòng làm cái gì! Nhanh lên!
Khẩn trương lau người mặc quần áo, Trinh bám vào cái lan can gỗ chạy dọc theo từng bậc cầu thang lát đá hoa xuống nhà:
- Mẹ bảo gì ạ? Con vừa tắm xong
Mẹ Trinh dúi vội vào tay Trinh xấp tiền:
- Sang nhà bác Nghị thanh tóan tiền mấy két bia với lại bảo bác chuyển thêm cho 10 két nữa! Nhớ đếm đủ đấy!
Cầm xấp tiền Trinh lách cửa ngách tránh khỏi ánh mắt như muốn đốt cháy quần áo và những câu trêu đùa sàm sỡ của đám thực khác để đi bộ sang cái đại lí bia rượu bánh kẹo nằm bên kia đường. Đứng dưới gốc bàng râm mát trong ánh nắng gay gắt trưa hè Trinh cất giọng gọi vượt qua đám bánh kẹo lổn nhổn xếp trước cửa hàng:
- Bác Nghị ơi!
Không có tiếng trả lời khiến Trinh phải gọi to thêm vài lần nữa mới thấy bóng người đi ra. Một anh chàng mặc chiếc quần bò và áo phông đi ra cất giọng lạ lẫm hỏi:
- Em mua gì! Bác Nghị đi vắng rồi lát mới về
Trinh định thần nhìn lại người vừa đáp lời mình, một anh chàng có dáng vẻ thư sinh, gương mặt sáng sủa thông minh, làn da trắng trẻo nụ cười có vẻ hơi gượng gạo nhưng cũng đủ để khoe ra hàm răng trắng tinh nằm phía trong đôi môi đỏ hồng như con gái. Trinh chưa gặp anh chàng này bao giờ dù sang đây lấy hàng không biết bao lần, chắc chắn không phải dân vùng này bởi cái nước da và dáng vẻ thư sinh không chút cháy nắng cơ bắp như dân vùng biển. Hơi rụt rè Trinh lên tiếng:
- Dạ em ở hàng ăn Thái Tuấn bên kia đường sang thanh tóan tiền hàng đợt trước và lấy thêm ạ
Anh chàng ra vẻ khổ sở gãi đầu gãi tai ấp úng:
- Nh..ưng bác anh chưa về! mà anh chẳng biết em là ai cả và giá bán thế nào, hay em chờ một lúc bác anh về được không?
Ngập ngừng 1 lát rồi Trinh cũng đồng ‎y:
- Vâng thế cũng được vậy e đợi bác một lúc ạ!
Anh chàng thư sinh cao ráo trắng trẻo đẹp trai mời Trinh vào nhà ngồi đợi, sau một vài câu xã giao bỡ ngỡ Trinh cũng biết anh chàng đó tên Phong, vừa học hết năm 1 đại học trên HN, hè năm nay về thăm bác tiện thể nghỉ mát luôn. Lần đầu được gặp một sinh viên đại học, Trinh tỏ ra vô cùng háo hức, đôi má ửng hồng đầy phấn khích hỏi Phong liên tục về thủ đô, về cuộc sống của một sinh viên về những khó khăn gặp phải. Phong cũng không hề dấu diếm kể cho Trinh nghe mọi thứ vui buồn của sinh viên năm 1, cái giọng điềm đạm từ tốn thi thoảng pha trò làm Trinh cứ rúc rich cười mà không để y đến ánh mắt Phong cũng dần nhìn Trinh say đắm. Hai người mải miết trò truyện mãi đến khi bác Nghị về mới giật mình dứt ra. Thanh tóan tiền hàng cũ và đưa bác số hàng mới mẹ cần lấy chiều nay Trinh chào bác và Phong ra về. Nụ cười kèm câu chào nhỏ nhẹ của Phong làm Trinh thấy vui vui và quên hết việc bị mẹ mắng sáng ngày.
Từ buổi đó vào những lúc chiều muộn vắng khách, Trinh thường bắt gặp Phong ngồi một mình ở chiếc bàn kê tít ngòai vỉa hẻ của cửa hàng. Đôi mắt thông minh đằng sau cặp kính trắng luôn sáng ngời mỗi khi thấy bóng dáng yêu kiều thướt tha của Trinh đi ra, sau vài lần chỉ biết đỏ bừng đôi gò má lí nhí chào Phong rồi vào nhà, dần dà Trinh cũng mạnh dạn ngồi lại nói chuyện với Phong. Hai người trở nên thân mật hơn từ lúc nào ko rõ chỉ biết rằng đôi mắt buồn ươn uớt sau hàng mi cong vút của Trinh luôn ngóng chờ bóng dáng Phong ở góc bàn ấy, mỗi khi không thấy cái bóng dáng ấy Trinh lại thẫn thờ cả chiều và tối về ngồi trong phòng thẫn thờ bên đống sách vở học chẳng vào được vì tâm hồn còn để đâu đó ngòai kia.
Nhưng rồi những buổi thân mật cười đùa trước hiên nhà Trinh không còn được thoải mái như xưa nữa, dượng Trinh luôn tìm cách sai Trinh đi đâu đó hoặc bắt lên nhà học, ánh mắt luôn khó chịu khi Phong bước vào quán khiến Phong cũng ái ngại còn Trinh thì ấm ức bởi thái độ kỳ lạ của dượng. Có thắc mắc thì dượng cũng chỉ qua loa giải thích “nó không phải người vùng này cần đề phòng hơn con ạ! Với lại sang năm lên lớp 12 rồi con tập trung mà học”. Dượng Trinh có thể cấm cản trước mặt chứ làm sao ngăn được 2 con tim rung động lén lút gặp nhau. Hai người thường hẹn nhau ở đầu con dốc cách nhà 1 đoạn vào những buổi chiều tàn để đi dạo bên nhau. Cái kiểu gặp gỡ dấu diếm như này làm cho Trinh vừa cảm thấy hồi hộp vừa phấn khích, mặc dù chỉ là đi dạo bên nhau chuyện trò về bạn bè, gia đình, triết lí cuộc sống hay đôi khi Phong cất tiếng hát những bài hát tiếng anh ấm áp. Nhiều lúc Trinh cảm thấy tim mình như ngừng đập khi ánh mắt của Phong xóay vào đôi mắt buồn của Trinh cùng giai điệu ngọt ngào của bài Hello “Hello! Is this me you’re loking for! I can see it in your eyes…”.
Tháng hè của Phong nhanh chóng kết thúc, chàng thư sinh Hải Phòng đã đến lúc phải từ biệt Trinh để lên đường về Hà Nội. Một ngày trước khi đi Phong muốn Trinh dẫn mình đi thăm biển, dù anh biết Trinh không hề muốn ra đó bởi những nỗi đau anh đã được Trinh chia sẻ. Nhưng Phong vẫn nhất định muốn ra làm thái độ cương quyết từ chối của Trinh phải mềm lòng trước anh. Hai bóng người im lặng giữ một khoảng cách nhất định đi dạo trên bờ cát trong nắng chiều đang dần tàn phía chân trời. Từng cơn sóng biển vẫn nhè nhẹ vỗ vào hai đôi chân trần đang in dấu chân trên cát. Mỗi đợt sóng đến Trinh lại thấy mình run rẩy sợ hãi, bước đi của Trinh hướng dần về phía bờ kè chắn sóng để không phải chạm vào nước biển mặn chát. Phong như hiểu được tâm trạng bèn kéo Trinh ngồi lền bờ kè đá, nhìn vào đôi mắt long lanh của Trinh anh thấy một nỗi buồn vô hạn trong đấy nó còn sâu thẳm hơn biển cả ngòai kia khiến lòng anh chơi vơi. Cất giọng xóa tan bầu không khí u buồn:
- Em biết sóng biển từ đâu mà có không?
Im lặng hồi lâu Trinh khe khẽ đáp lời:
- Từ gió anh ạ!
- Vậy những cơn sóng lớn chôn vùi thuyền bè có từ đâu?
Trinh cắn môi đáp lời:
- Từ những cơn bão ạ
Phong vẫn đều đều cái giọng:
- Thế còn những hố cát kia là do ai tạo ra?
Trinh ngỡ ngàng quay sang nhìn Phong, ánh mắt buồn bã đã có phần chuyển sang phẫn nộ, nhưng Phong không màng đến anh tự đáp lời mình:
- Là do con người tạo ra em ạ! Ngay cả những vết hà xé ngang dọc bàn chân người cũng không phải của biển. Sóng là do gió, biển động là do bão, biển chỉ có mang lại sự ấm no hạnh phúc bằng những của ngon vật lạ trong lòng nó. Thế nên em đừng giận biển nữa, đừng oán trách nữa.
Rồi mặc Trinh ngồi trên bờ kè tóc xõa bay dài trong gió Phong nhảy xuống bờ cát cầm một chiếc que. Anh vạch chi chit những đường ngang dọc lên bờ cát rồi hướng lên bờ kè nói tiếp:
- Em nhìn xem, nếu a rạch lên bờ cát những đường ngang dọc này thì biển cũng dịu dàng tìm đến hàn gắn lại cho nó như chưa từng bị rạch, em là người con của biển, hãy bao dung như biển em nhé! Hãy thứ tha cho những ngọn gió vô tình, hãy như biển để xoa dịu những vết thương lòng của chính em và người thân nữa.
Những câu nói đầy tình cảm và chân thành của Phong làm Trinh xúc động, như cảm thấy mình được cởi bỏ niềm óan hận từ bấy lâu, nụ cười Trinh nở dần như đóa hoa lan rừng trên gương mặt thanh tú, đôi mắt nhòe lệ nhìn Phong đang nô đùa với biển. Không chờ hơn nữa, Trinh thả thân hình thon thả của mình xuống bờ cát, Trinh chạy, cười, té nước vào Phong, Trinh đã trở về với cô bé ngày xưa, vô tư, không hận thù, không oán trách. Tiếng cười trong sáng liên tục hòa với sóng biển rì rào tạo nên khúc hòa tấu cùa tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa chớm nở và Trinh đã biết đến tình yêu đầu đời khi người con trai ấy ôm Trinh vào lòng đặt lên má Trinh một nụ hôn khi dòng nước mắt vẫn còn vương trên khuôn mặt…..

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 12

Sau buổi chiều hôm ấy Phong đã đi về HN mang theo lời hẹn ước của Trinh “Em sẽ đỗ đại học để đến với anh! Anh chờ em nhé”. Trinh ở lại với phố phường quen thuộc mà thấy trong lòng nỗi nhớ phong cồn cào, đi đâu Trinh cũng tưởng tượng ra được bên canh Phong cười nói và Trinh dồn nỗi nhớ ấy vào những dòng thư tay gửi đi liên tục. Trinh chỉ mong cho mùa hè mau hết để Trinh lao vào học, rồi sẽ thi đại học và được bên Phong cả ngày. Những cơn mộng mị của Trinh luôn có hình bóng Phong trong đấy, anh cầm tay dẫn Trinh đi khắp các con phố HN trong tiếng cười hạnh phúc của cả hai. Thấm thoát mấy tháng hè cũng trôi đi, Trinh lại cắp sách đến trường với quyết tâm học còn cao hơn cả năm trước khi bây giờ còn có thêm tình yêu chấp cánh cho ước mơ. Năm cuối cấp bài vở nhiều cộng thêm việc ôn luyện kiến thức ngoài chương trình chưa kể còn phải tham gia đội tuyển học sinh giỏi khiến Trinh bận túi bụi không có thời gian phụ giúp mẹ và dượng nữa. Nhưng dượng Trinh hòan toàn ủng hộ đôi khi còn quát cả mẹ để Trinh không phải làm việc vặt trong nhà tòan tâm tòan y học hành khiến Trinh vô cùng biết ơn dượng. Tuy nhiên Trinh cũng có cảm giác đôi mắt dượng nhìn Trinh ngày một khác, nó không còn ấm áp quan tâm như ngày Trinh mới đến mà có cái gì đấy thèm khát như những đôi mắt của những kẻ sàm sỡ Trinh vẫn hay gặp. Tự cho là mình hay tưởng tượng vớ vẩn nên rồi Trinh cũng gạt bỏ đi những suy nghĩ không hay về dượng mình để tập trung học.
Vào một buổi tối muộn, khi trời đã về khuya, Trinh vẫn miệt mài bên chiếc đèn bàn nơi góc phòng kệ cho Ngọc đã cuộn tròn mình trong chiếc vỏ chăn ngủ ngon lành. Tiết trời mùa thu mát mẻ làm cho đôi mắt Trinh cả ngày chưa ngủ cứ chực sụp xuống, cố gắng giải xong bài toán thì Trinh cũng không chịu được nữa mà thiếp luôn đi trên chiếc bàn học của mình. Trong cơn mộng mị của mình Trinh mơ mình chạy tung tăng như chú chim sẻ non ra khỏi lớp hướng về phía cổng trường đại học nơi Phong đang mỉm cười dang tay đón Trinh. Anh ôm Trinh vào lòng vuốt ve mái tóc mượt mà đen nhánh, rồi thơm lên đôi má bầu bĩnh của Trinh trong khi tay còn lại xiết chặt chiếc eo tròn lẳn để cả bộ ngực nảy nở của Trinh áp vào ngực anh hòa chung nhịp đập con tim. Bất ngờ anh đưa tay luồn cổ áo lách chiếc áo lót trắng hồng của Trinh mân mê lên đôi gò bồng đào xinh xắn làm Trinh hốt hoảng. Trinh cố cựa ra khỏi tay anh nhưng anh không cho thoát, bàn tay anh tham lam mân mê vày vò bộ ngực thiếu nữ mặc kệ tiếng phản đối của Trinh. . Trinh hoảng sợ cứ ú ớ không lên lời, cơ thể cứ cứng đờ lại, rồi như không chịu đựơc Trinh dãy mạnh người choàng tỉnh giấc. Đôi mắt chưa kịp mở Trinh đã cảm thấy cái gì đó vừa vội vã chạy khỏi chiếc quần chun như một tia chớp, vẫn còn gục trên bàn nên bầu ngực no tròn của Trinh nằm trong chiếc áo con xộc xệch đập ngay vào đôi mắt vừa mở.
Vừa ngóc đầu lên Trinh đã giật mình bởi tiếng dượng với cái giọng khàn khàn khác hẳn ngày thường:
- Con thức khuya vừa thôi! Dượng mang nước cam cho con này
Tỉnh hẳn ngủ Trinh đưa dưa tay lên kéo vội lại cái cổ áo xộc xệch ngỡ ngàng hỏi:
- Sao dượng chưa ngủ còn sang đây làm gì ạ?
Câu trả lời ậm ừ có phần lấp liếm làm Trinh hơi nghi ngờ:
- À.. ừ thì dượng vừa đi wc thấy phòng con vẫn để đèn tưởng quên tắt, bước vào lại thấy con ngủ quên trên bàn nên dượng xuống pha nước mang lên cho con
Câu nói vừa dứt dượng đưa đôi tay nung núc thịt lên vuốt vào mái tóc mượt mà khiến Trinh gai người:
- Thôi con học tiếp đi! Dượng về phòng ngủ tiếp đây
Và bước vội vã ra khỏi phòng Trinh
Ngồi lại một mình đưa đôi mắt vào cốc nước cam để trên bàn Trinh cảm thấy có gì đó ngờ ngợ, cúi xuống nhìn vào chiếc quần thun đang mặc Trinh thấy mép quần lót trắng lộ hẳn ra phía bên ngoài, đưa vội tay xuống chỉnh lại quần Trinh thầm nghĩ “Rõ ràng lúc nãy có cảm giác như ai đó sờ soạng cơ thể mình! Chẳng lẽ là dượng, nhưng mình cũng mơ là bị anh sàm sỡ mà?” mông lung giữa hai dòng suy nghĩ Trinh cũng thấy đau đầu nên thôi không ngồi võ đóan nữa. Với tay tắt chiếc đèn bàn để căn phòng chìm trong bóng tối, Trinh lò dò về giường vén màn chui vào nằm cạnh Ngọc để cái cơ thể mệt mỏi chìm vào giấc ngủ.
Sau hôm đấy Trinh chỉ hơi nghi ngờ dượng nhưng rồi dượng vẫn tỏ ra bình thường nên Trinh chẳng để ‎y’ gì đến nữa lại vui vẻ và thân mật như mọi lần. Cho đến một hôm vào lúc nửa đêm khi Trinh vừa mới gục mặt xuống bàn cho bớt mỏi cổ và nhắm đôi mắt lại thư dãn một lúc thì đột ngột cánh cửa phòng két nhẹ một tiếng rồi có ai đó bước vào. Hé đôi mắt nhìn xuống sàn thấy đôi dép nam bước từng bước nhẹ nhàng trên cái nền gạch hoa làm Trinh chắc chắn đấy là dượng. Cái thái độ rón rén của dượng làm mối nghi ngờ bấy lâu nay tưởng đã nằm im lại bùng lên trong tâm trí của Trinh. Vẫn ra vẻ đang ngủ, Trinh để mặc dượng đến gần, tiếng cạch khô khan đập vào tai khi dượng để cốc nước lên bàn kèm hơi thở gấp gáp của dượng làm Trinh sợ hãi, phải cố gắng lắm mới không run người lên dù gai ốc đã nổi đầy. Dượng đứng bên một lúc rồi vuốt nhẹ lên mái tóc dài óng ả của Trinh sau đó hơi lay nhẹ vào bờ vai thon thả như để thăm dò. Thấy Trinh không có phản ứng gì, đôi bàn tay dượng bắt đầu luồn vào chiếc cổ trắng ngần của Trinh rồi bò vào ngực như một con rắn độc trườn đi, mỗi lần nhích xuống là mỗi lần Trinh bàng hoàng, ghê tởm, cái kẻ Trinh yêu qúy vẫn hàng ngày tỏ thái độ quan tâm hóa ra lại là một tên bệnh hoạn. Làm sao Trinh để đôi bàn tay nhơ nhớp ấy chạm vào bầu ngực trinh nguyên của mình được, Trinh giả vờ cựa mình ú ớ khiến cái tay thô ráp nhơ bẩn ấy rút vội về chuẩn bị lặp lại màn kịch “mang nước cho con” đêm hôm trước. Trinh cũng cố nén cơn giận dữ để tham gia cái vở kịch dượng đang đóng cho yên chuyện, nhưng cố ném theo một câu lạnh lùng khi dượng rời khỏi phòng:
- Lần sau dượng cứ kệ con! Không cần phải vào tận phòng như này đâu ạ !
Đó cõ lẽ là câu gọi “dượng” xưng “con” cuối cùng vì Trinh chẳng còn tí tôn trọng con người bệnh hoạn đấy từ khi phát hiện ra bộ mặt thật. Trinh tránh mọi cuộc tiếp xúc riêng chỉ có 2 người, ăn cơm thì ừ hứ chẳng nói gì, hỏi chỉ vâng dạ lấy lệ, buổi tối học Trinh khóa thật chặt cửa phòng lại mặc cho Ngọc ngơ ngác:
- Chị khóa làm gì cho bí phòng!
Với Trinh bây giờ mỗi lời ngọt ngào quan tâm của lão chẳng bằng những câu trêu ghẹo sỗ sàng của đám thanh niên mất nết thi thoảng Trinh gặp. Trinh thấy lợm giọng khi phải vâng dạ với cái kẻ dâm dục như lão. Trinh chỉ mong sao mình mau mau kết thúc năm học để rời khỏi cái mảnh đất này lên trường ĐH. Trinh sẽ tự vừa học vừa làm như anh Phong vẫn kể để nuôi sống bản thân chứ không thèm đồng nào của lão nữa. Nhưng Trinh không biết rằng cuộc sống chẳng có gì là theo mong muốn của Trinh cả, dù đã bao lần ông trời chứng minh điều đó cho Trinh. Và có lẽ trời cao lại muốn chứng minh thêm một lần nữa về cái gọi là số phận nghiệt ngã.