Chương 1
Kỳ sơn là ngôi làng nhỏ nằm lọt thỏm trong một khu vực núi rừng trùng điệp xen lẫn với thảo nguyên bát ngát. Dân ở đó hầu hết sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và săn bắn.Gia đình ông Thái Thuận từ mấy đời nay chuyên nghề nuôi ngựa để cung cấp cho những nơi có nhu cầu. Ngựa hoang ở vùng Kỳ Sơn nhiều vô kể.
Những người thợ săn bẫy ngựa và đem về bán cho ông. Có con đã trưởng thành với những bộ lông mượt mà ánh lên sắc vàng rực rở hoặc sắc đen óng chuốt,có con khi ông Thái Thuận mua về vẫn còn là ngựa non. Nhưng ngựa nào ông cũng nhận , miễn là cứng cáp , khỏe mạnh, bởi vì đàn ngựa càng nhiều thì người mua càng dễ lựa chọn hơn .Nhưng ngựa hoang cần người thuần hóa chúng trước khi được đang đi bán. Do đó ở Kỳ Sơn cũng có những người chuyên làm nghề này. Nhưng trong đám người kể trên ,ông Thế Nghi là người mà ông Thái Thuận tin tưởng nhất bởi vì kỹ năng thuần hóa ngựa hoang của ông rất cấp cao và từ bấy lâu nay hai người là bạn già thân thiết của nhau.Hoàn cảnh gia đình của ông Thế Nghi rất đáng thương. Con trai của ông bị chết thảm trong một cuộc đua ngựa tổ chức cách đây khá nhiều năm, con dâu sau đó buồn rầu cũng tạ thế theo chồng. Hai vợ chồng qua đời để lại một đứa con gái nhỏ. Lúc mẹ chết Minh Thư mới lên bốn tuổi và từ đó cô bé lớn lên dưới sự đùm bọc của ông mình. Sau khi con trai qua đời, ,ông Thế Nghi hầu như muốn bỏ luôn nghề thuần hóa ngựa nhưng vì còn một đứa cháu cần ông đùm bọc nên ông buộc phải tiếp tục làm việc này. Nhưng mỗi lần làng Kỳ Sơn tổ chức những cuộc đua sôi là ông lại khóc thầm và nhớ tới đứa con trai độc nhất của mình . Dân làng Kỳ Sơn cả nam lẫn nử, không ai là không thạo cưỡi ngựa . Nhưng khi Minh Thư lớn lên và bước vào trung học thì ông Thế Nghi cấm tiệt cháu mình không cho nó dấn sâu vào cái môn thể thao xem ra thích thú nhưng vô cùng nguy hiểm này . Nhưng rồi như được di truyền từ cha , cô gái lại say mê việc cưỡi ngưa , cô hào hứng theo dõi những cuộc đua tổ chức ở làng và tiếc rẻ khi thấy mình không được dự đua."Nội không cho con cưỡi ngựa , con sẽ không đi học nữa !" , đó là câu của Minh Thư nói với nội mình khi ông cấm không cho nàng leo lên lưng con ngựa có màu lông vàng hực mà ông Thái Thuận giao cho ông thuần hóa trong một tháng nay. Cô gái lúc đó mới vừa lên mười bảy tuổi nhưng đã cao lớn như một thiếu nữ hai mươi. Đôi mắt đen to tròn lúc nào cũng long lanh , sóng mũi thẳng và làn môi xinh xắn , nước da trắng hồng mịn màng , mái tóc huyền đen nhánh , ngay lúc đó cô đã là trung tâm điểm để mọi chàng trai ở làng Kỳ Sơn nhắm tới nhưng Minh Thư còn quá trẻ để nghĩ đến chuyện yêu đương ,tính cô lại cương quyết và rắn rỏi như con trai nên ít để ý đến những chuyện mà cho cô là "nữ nhi thường tình ". Không chàng trai nào ở làng Kỳ Sơn có thể chiếm lấy trái tim của người con gái ấy dù chàng trai đó có tài cách mấy. Minh Thư dồn hết thời gian của mình vào hai việc :học và cưỡi ngựa cho thực giỏi . Học bởi vì cô ý thức được gia đình cô rất nghèo , cô lại mồ côi cha mẹ nên nếu cô không có kiến thức vững vàng , cô dễ bị xã hội này chà đạp dưới chân ,nhưng còn việc thích cưỡi ngựa thì vì sao? Đó là cái gì thâm nhập vào máu ,truyền lại từ biết bao nhiêu thế hệ của gia đình ,cho nên khi ông nội của Minh Thư cấm cô cưỡi ngựa ,cô đã nghĩ một tuần không đến trường và còn làm áp lực bằng cách nhịn ăn ,thế là cuối tuần người ông phải giơ hai tay chào thua đứa cháu gái bướng bỉnh của mình .
- Con muốn con hoàng mã ,nội mua đó cho con đi !
Một hôm cô bé nói với ông mình như thế khi liếc nhìn con ngưa lông màu rực óng chuốt , bốn chân cao thon thả , đôi mắt thông minh và có chút tinh ranh.
- Bác Thái Thuận không bán nó đâu! Ông Thế Nghi nói với cháu - Nó là con ngựa mà bác ấy ưng ý nhất ,cũng là con ngựa mà nội phải thuần hóa trong thời gian lâu nhất. Ngựa giỏi thường là ngựa chứng ,người ta vẫn thường bảo như thế và điều này bao giờ cũng đúng. Dù bác Thái Thuận có bán , nội cũng không bao giờ để con cưỡi nó !
Ông Thế Nghi nói ,hồi tưởng đến cái chết đau xót của con mình.
Nhưng rồi Minh Thư đã khóc và tỉ tê với ông biết bao đêm.
- Từ đó đến giờ ,con không bao giờ đòi nội phải mua cho con thứ này ,thứ nọ như mấy đứa bạn cùng lớp của con .Vào dịp sinh nhật ,con củng không đòi nội phải mua quà cho con. Cho tới bây giờ lúc nào con cũng ngoan ngoãn và nghe lời nội , đây là lần đầu tiên con xin nội thứ mà con muốn cho nên nội đừng từ chối vì như thế con sẽ đau lòng lắm !
- Nội không tiếc gì với con cả !- Ông Thế Nghi nói với cháu - Và nếu nội năn nỉ thì bác Thái Thuận chắc chắn sẽ nể tình bạn lâu năm mà bán cho con hoàng mã cho nội ,nhưng mà nội sợ lắm con biết không.... nội đã mất đứa con trai ,bây giớ nội không muốn mất thêm cháu nội ruột cua mình
- Nhưng con sẽ cưỡi nó một cách cẩn thận !- Minh Thư thủ thỉ với ông Thế Nghi - Con sẽ không để cho nội phải lo lắng. Cưỡi ngựa là thú tiêu khiển mà con thích nhất. Vả lại con ngựa cũng như người bạn,có nó con sẽ đở buồn . Nội xem ,con chẳng có anh chị em gì cả, đôi lúc con cảm thấy cô đơn!
Cô bé nói rồi khóc khiến người ông không đành lòng.Lát sau ông bảo:
- Thôi được ,nội sẽ mua nó cho con nhưng con phải hứa với nội một điều.
- Điều gì hở nội?_ Cô bé vừa hỏi vừa mở to đôi mắt.
- Con phải học thật giỏi, lúc nào cũng phải nhất lớp, con có thể hứa với nội không? Nội hy vọng sau này con có thể vào đại học , tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng hơn. Kỳ Sơn của chúng ta là một nơi thơ mộng, một vùng kỳ tú nhưng nó không phải là nơi là con người có thể bon chen với cuộc đời. Nội không muốn con lớn lên rồi kết thúc tương lai của mình một cách đáng buồn như những người phụ nữ ở vùng này. Ở đây con gái giỏi lắm cũng là học hết trung học ,tìm một tấm chồng nào đó,không là thợ săn cũng là tá điền, sinh con để cái và rồi...chấm hết. Nội mong cháu gái thông minh của nộ có một tương lai đẹp đẻ hơn !
- Con sẽ làm như nội muốn !- Cô bé khẳng khái nói - Con sẽ học thật chăm, sẽ thi đỗ vào đại học cho nội vui lòng. Con sẽ cố gắng hế sức vì những điều nội nói cũng là những gì mà con muốn làm.
Ông Thế Nghi hở lòng,hở dạ khi nghe đứa cháu của mình hứa hẹn như thế. Ông sang nhà người bạn già và kể cho ông ta nghe ước nguyện của Minh Thư. Ông Thái Thuận không ngạc nhiên mà con cười ha hả rồi nói với ông Thế Nghi:
- Con bé Minh Thư tính tình quật cường như con trai, nó đã muốn gì là làm cho bằng được.Tôi thích những đứa có cá tính như vậy .Tôi đóan chắn với anh là mai này nó sẽ rất thành công trong cuộc đời.Tôi cũng thương Minh Thư như đứa cháu của mình nên tôi sẽ tặng không cho nó con ngựa này mặc dù mấy tay lái ngựa ở Đài Bắc đã trả tôi một cái giá cao ngất ngưởng để mua con hoàng mã . Đây là một con ngựa hay mà dân trong nghề thoạt thấy là nhìn ra ngay. Con bé Minh Thư nó cũng thông minh đáo để, nó đã tìm ra con ngựa kiệt sức nhất trong đàn ngựa của tôi!
Và rồi ông Thái Thuận đã tặng cho Minh Thư con hoàng mã của ông . Minh Thư mừng không tả xiết, ngay ngày ấy cô thoát lên ngựa và nằng nặc ông nội phải chỉ dẫn cho cô những kỹ năng mà một người kỵ mã phải có . Đầu óc cô bé thông minh tuyệt vời, lại được sự tận tụy của người ông nên vài tháng sau cô đã có thể thong dong trên lưng ngựa mà dạo chơi khắp vùng. Khi có mặt ông Thế Nghi, Minh Thư lúc nào cũng điều khiển hoàng mã một cách khoang hoàn nhưng khi đã xa tầm mắt của người ông mà cô rất thương mến này thì Minh Thư cho ngựa phóng nước đại trên khu thảo nguyên mênh mông,bát ngát .Tóc cô bé bay bay theo chiều gió ,một cảm giác tuyệt vời xam chiếm cô khi cô ngồi trên lưng ngựa đi thăm thú tất cả những cảnh đẹp của Kỳ Sơn.Từ đó ngoài những lúc bận học hành ,Minh Thư và con hoàng mã không bao giờ rời nhau.Ông Thế Nghi đã chỉ dẫn cho cháu gái tất cả những kinh nghiệm trong nghề cưỡi ngựa nhung cô bé còn bí mật học hỏc việc này ở người thầy thứ hai,đó là ông Thái Thuận
Ông rất yêu mến đứa con gái thông minh và quật cường mà ông xem như cháu ruột của mình nên khi Thư năn nỉ ôi thì ông không cẩm lòng được , đã chỉ dẫn cho Minh Thư nhũng kinh nghiệm trong cưỡi ngựa vượt qua chướng ngại vật , một kỹ năng mà bất cứ người kỵ mã nào cũng phải có nếu muốn tham dự những cuộc đua ngự chuyên nghiệp và có tầm cỡ. Minh Thư háo hức khi bắt đầu rèn luyện kỹ năng đó. Ngày đầu tiên tập luyện cho cô bé,hai bác cháu đã phải chọn lựa địa điểm khá xa nhà Minh Thư.
-Ông nội mà biết bác dạy cho cháu bí quyết này thì rầy rà lắm đó. Bởi vì cho tới bây giờ nội cháu vẫn còn bị ám ảnh bởi cái chết của ba cháu .
- Nhưng nội cháu có thích đua ngựa không?
- Sao lại không? Ông ấy đã từng là kỵ mã đại tài nhưng tiếc là chưa giật được giải nào trong những cuộc đua mà làng tổ chức.
-Tại sao vậy bác?
-Tại mình giỏi thì có người giỏi hơn. Người kỵ sĩ giỏi chưa đủ mà con ngựa cũng phải chạy bền và dai sức nữa!
- Thế ba con thì sao? Ba con cưỡi ngựa có giỏi không?
- Ba con ấy ư? Ba con cũng cưỡi ngựa giỏi như ông nội con nhưng tiếc thay trong cuộc thi, khi mọi người đều nghĩ là ba con sẽ thắng thì con vật lại không vượt qua được chướng ngại vật cuối cùng. Nhưng bác nghỉ không phải là kỹ năng của ba con còn yếu mà do con ngựa mà ba con cưỡi chưa hội đủ những điều kiện cho một cuộc đua đầy tính cạnh tranh như vậy.
- Lúc ấy nếu có một con ngựa hay như con hoàng mã thì ba con sẽ thắng chứ?
- Đương nhiên rồi !Lúc ấy ba con là một trong những người cưỡi ngựa giỏi nhất làng này.
- Còn bao lâu thì cuộc đua ngựa ở làng mình tổ chức hở bác?
-Còn những bốn tháng nữa !
- Ngoài việc đua đường trường còn phải vượt qua chướng ngại vật có phải không bác?
- Đương nhiên rồi!Cuộc đua chuyên nghiệp nào cùng đòi hỏi những kỷ thuật gắt gao.
- Chướng ngại vật trong cuộc đua thường cao bao nhiêu hở bác?
-Ở làng mình khoảng ba mét nhưng trong cuộc đua lớn hơn,có tầm cỡ hơn thì còn cao hơn nhiều.
-Từ một mét đến một mét rưỡi, khi con quen rồi thì có thể tự tập luyện để vượt qua những mất cao hơn. Nhưng con phải cẩn thận, bởi chướng ngại vật thì càng dể ngã mà những kỵ sĩ mà rơi xuống lưng ngựa từ những độ cao như thế cũng bị thương trầm trọng thì cũng sẽ tán mạng !
- Con biết chứ và con sẽ tập từ từ.
- Nhưng tại sao con lại thích học những kỹ năng này.
- Con muốn nói nghiệp ông ngoại con và ba con.Con muốn giật giải thưởng đua ngựa mà ông nội và ba con chưa giật được.
- Hả? Ông Thái Thuận thốt ra mà đôi mắt trợn tròn lên. - Con định sẽ tham gia cuộc đua ngựa của làng chúng ta trong vòng bốn tháng nữa?
- Thưa vâng !Nhưng tại sao bác lại ngạc nhiên đến thế ?
- Bởi vì từ trước đến nay chưa có người phụ nữ nào trong làng này tham gia cuộc đua ngựa cả.Tất cả kỵ sĩ đều là nam giới.
- Nhưng cháu đã đọc kỹ bản điều lệ của cuộc thi, không có một dòng chữ nào hàm ý cấm đoán đàn bà tham gia vào cuộc đua này cả.
- Đúng vậy ! -Ông thái Thuận xác nhận mà trán bắt đầu xuất hiện mồ hôi.Trước đây ông nghĩ Minh Thư muốn học hỏi việc cưỡi ngựa qua chướng ngại vật là vì lòng hiếu kỳ chứ ông không hề tưởng tượng cô gái này lại mang một cao vọng lớn lao đến thế.
- Bác Thái Thuận,cháu rất muốn tham gia cuộc đua,bác làm ơn giúp cháu đi.Theo cháu biết bác cũng là một thành viên trong ban tổ chứ mà !
- Nhưng bác khó lòng mà giúp cháu ,Minh Thư ạ.Tuy trong bản điều lệ không cấm đoán phụ nữ dự thi nhưng nếu một phụ nữ nào đó ghi tên tham gia thì chắc chắn họ sẽ bị ban tổ chứ từ chối.
- Tại sao chứ , thưa bác?
- Vì đó là một loại luật bất thành văn .Từ trước đến nay không ai nghĩ đến phụ nữ có thể sánh ngang hàng đàn ông trong lĩnh vực này .Mọi người trong làng đều quan niệm chổ của phụ nữ là trong gia đình của họ.
- Bất công quá ! - Minh Thư vừa nói vừa thở dài .-Bác không nghĩ ra cách nào giúp cháu đượ à?
- Dù bác có năn nỉ được hội đồng chấm thi cho cháu ghi danh tham gia cuộc đua thì ông nội cháu cũng sẽ không cho cháu tham dự đâu ! Đó là điều mà cháu cũng thừa biết .Nội cháu vẫn còn đau lòng vì cái chết đầy tang thương của ba cháu ngày trước .
- Nhưng lúc đó ba không có con hoàng mã trong tay , còn cháu thì có .
- Nhưng chúng ta nói đến việc này quá sớm thì bác vẫn còn chưa biết khả năng của cháu đến đâu trong việc cưỡi ngựa vượt qua chướng ngại vật này .
- Thì bác hướng dẫn cho cháu đi rồi bác sẽ biết người học trò của mình ra sao.Bác đã hứa sẽ dậy cho cháu hôm nay mà !
- Bác sẽ giữ lời hứa nhưng bác không có hẹn gì trong việc giúp cháu dự thi đâu nhé !Ông nội cháu mà biết được là bác chết chắc với ông ấy đấy !
- Cháu sẽ giữ bí mật và sẽ tìm ra một chỗ khuất mắt ông nội để tập luyện , bởi nếu ông nội mà biết thì không những rầy ra với nội mà cả cháu cũng không thoát đâu !Ông nội sẽ lột da cháu ra !
Câu này Minh Thư vừa nói vừa le lưỡi khiến ông Thái Thuận không nhận được cười.Trước mắt ông là một cô bé thông minh lanh lợi ham học hỏi và tràn đầy sức sống. Cặp mắt háo hức nhưng muốn khám phá cái thế giối bí ẩn của những người kỵ sĩ kia khiến ông không đành lòng và rồi ông bắt đầu dựng nhưng chướng ngại nho nhỏ ,nhưng rào cản với độ cao vừa phải.S uốt buổi chiều hôm đó ông Thái Thuận đã dùng mọi thời gian để dạy cho cô học trò nhỏ bé của mình . Minh Thư nắm bắt được những kỹ thuật đó nhanh đến mức ông Thái Thuận cũng không ngờ .
-"Con bé thông minh thật ..."" ,ông lẩm nhẩm , "... không phải chỉ thông minh mà còn thừa hưởng cả tài hoa của cha , ông mình nữa . Nếu nó dồn hết tâm sức tập luyện ,nó có thể bắt kịp tầm cỡ của những tay đua ngựa chuyên nghiệp trong làng này như chơi ".
Ông Thái Thuận hướng dẫn cho Minh Thư trong suốt ba giờ đồng hồ liền rồi vội vã trở về vì ông có mối mua bán quan trọng với một thương gia chuyên kinh doanh ngựa đua tại Đài Bắc ngay trong buổi chiều nay. Ông đi rồi , cô học trò nhỏ của ông vẫn ở lại tập luyện chuyên cần cho đến tối mịt mới trở về .Từ hôm đó ,Minh Thư thao thức không ngủ được . Bên tai cô văng vẳng lời của ông Thái Thuận : "Điều quan trọng nhất là làm cho chú ngựa mình cưỡi quen dần với chướng ngại vật đến lúc không còn sợ hãi nó và xem việc vượt qua chướng ngại trên đường đua gần như một phản xạ . Khi ngựa đã trải qua thử thách tâm lý đó thì bắt đầu cho nó vượt qua những chướng ngại từ thấp đến cao trong một khoảng thời gian dàn trải hợp lý bởi việc này không thể nào thực hiện một cách gấp gáp .Chướng ngại càng cao , con ngựa càng cần lấy đà từ xa và khi đã nắm được nguyên tắc giữa độ cao của chướng ngại vật và để quyết định cho ngựa lấy đà rồi thực hành nó một cách hợp lý thì xem như người kỵ mã đã có thể đạt được những thành công trong buổi đầu của họ "
Suốt những ngày sau đó sau giờ học là Minh Thư lại lao vào tập luyện .Ông Thế Nghi không hề biết cháu gái của mình đoan tính tham dự một cuộc đua trong quá khứ chưa từng có phụ nữ tham gia .Cô bé luôn thỏa lấp thành lập đội bóng rổ dành cho nữ sinh ,cô được chọn vì có chiều cao lý tưởng .Vì vài tháng nữa phải tranh tài với trường khác nên những thành viên trong đội ngày nào cũng phải luyện tập sau giờ học. Ông Thế Nghi tin lời cháu vì từ trước đến nay Minh Thư rất ngoan ngoãn và không hề làm ông phiền lòng bất cứ điều gì .Trong khi đó thì chiều nào Minh Thư cũng đến một chổ khá xa nhà để tập .Việc dựng lên những chướng ngại vật cô đã học được từ ông Thái Thuận nên khi thấy con hoàng mã đã vượt được độ cao ba mét một cách thành thục thì cô tự ấn định mục tiêu mới cho mình bằng càch vượt qua rào chắn với độ cao ba mét rưỡi.Đương nhiên lúc đầu cũng có chút trở ngại nhưng vì đã nắm được những bí quyết căn bản nhất nên Minh Thư không nản lòng trong việc luyện tập. Nhiều khi cô vuốt ve con hoàng mã và thì thầm vào tai nó " Ngựa cưng ,mày phải nhớ nhé ... khi phóng lên cao thì phải dùng hết sức và vượt qua rào chắn mày phải khéo léo co chân lại .Đụng vào chướng ngại vật là xem như thất bại mà còn có nguy cơ chủ tớ của mình đều sẽ ngả một cách đau lắm đấy !".
Minh Thư thừa biết những rào chắn mà nàng dựng lên rất sơ sài ,vừa chạm vào là có thể ngả ngay cho nên khi hoàng mã đụng vào chướng ngại vật đó , cả nàng và nó đều không bị nguy hiểm. Nhưng những trong chướng ngại vật dựng lên trong cuộc đua là những chướng ngại vật cố định ,được dựng lên một cách chắc chắn cho nên khi người và ngựa không vượt qua được chướng ngại vật đó thì chướng ngại đó không bị đổ mà người và ngựa sẽ bị ngã rất đau và còn bị nguy hiểm đến tính mạng .Trong một đoạn phim mà nàng. Mỗi lần tập cho hoàng mã phóng lên cao vượt qua chướng ngại trước mắt ,khi lấy đà nàng thì thầm vào tai nó Phair cố gắng hết sức nhé và người và ngựa sắp vượt qua độ cao đó thì nàng thủ thỉ vào tai nó Hoàng mã ,hoàng mã... ngoan lên nào ,co chân lại... đấy như thế ... đừng cho đụng vào rào chắn được xem trước đây về một cuộc đua ngựa quốc tế ,chính mắt nàng đã nhìn thấy một chú ngựa bị vướng chân vào rào chắn khi phóng lên cao. Hậu quả là chú ngựa bị ngả gẫy cổ và người chủ cũng cùng chung số phận . Con hoàng mã không biết có hiểu ý cô chủ của nó hay không ,chỉ thấy nó lúc lắc bờm và gục gặc đầu. Được rồi... mày thông minh lắm... chao ôi, hoàng mã... ráng mà chiến thắng trong cuộc đua sắp tới, ông nội sẽ ngạc nhiên và sẽ phục hai đứa mình sát đất".
Cứ như thế suốt mấy tháng trời, Minh Thư và Hoàng Mã âm thầm tập luyện, nước da trắng hồng của cô gái bây giờ đã rám nắng và đổi màu sang bánh mật, trong cô không yêu kiều như ngày trước nhưng nét đẹp của cô có vẻ khoẻ mạnh hơn. Hai tuần trước ngày thi, Minh Thư đưa ông Thái Thuận ra bãi tập của mình và biểu diễn cho ông xem thử. Người đàn ông nhiều năm lăn lộn trong nghề cung cấp ngựa đua mở tròn mắt ngạc nhiên khi thấy cô bé mảnh khảnh và con hoàng mã vượt qua chướng ngại vật cao ba thước rưỡi không chút khó khăn.
-Chao ôi, bác không thể ngờ... - Ông Thái Thuận nói một cách khâm phục -... Bác không ngờ là cháu có thể đạt được những tiến bộ vượt bậc như vậy trong một thời gian ngắn.
- Bây giờ thì bác yên lòng rồi chứ... Nếu cháu muốn tham dự cuộc đua?-
- Bác tin vào khả năng của cháu... Nhưng khổ cái , nếu bác nói có một cô gái muốn tham dự thì ban tổ chức cuộc đua sẽ lắc đầu ngay, chưa nói ông nội của cháu sẽ ngăn cản việc này ngay từ đầu.
-Thế cháu phải làm sao? -Minh Thư thất vọng nói - Mơ ước của cháu là dự cuộc đua dù chỉ một lần... để chứng tỏ cho nội biết rằng cháu của nội cũng làm được việc.
Ông Thái Thuận nhìn Minh Thư , khâm phục cái nhiệt tình của cô gái và khâm phục cả tài năng của cô nữa. Ông trầm ngâm một lúc rồi lát sau khẻ bảo :
- Chỉ còn cách này thôi...
- Cách nào hở bác? - Minh Thư hỏi một cách háo hức.
- Cháu dự thi với tên của một người khác !
- Tên của ai, thưa bác?- Minh Thư mở to mắt, vừa ngạc nhiên vừa hào hứng.
- Thăng Trọng con trai bác tuần sau sẽ đi Đài Bắc để lo một vụ giao dịch quan trọng. Không ai biết nó vắng mặt trong thời gian diễn ra cuộc đua. Ai cũng biết Trọng là một kỵ mã có hạng, nếu bác ghi danh cho nó tham gia cuộc đua thì cũng là chuyện binh thường thôi. Bác sẽ làm chuyện đó nhưng khi cuộc đua khởi sự thì người kỵ sĩ trên lưng ngựa không phải là nó mà chính là cháu.
- Nghĩa là cháu sẽ cãi trang thành anh Trọng?
- Đúng thế ! Cháu và thằng Trọng của bác có chiều cao suýt soát nhau. Cháu sẽ mặc đồ kỵ mã của nó , bới tóc lên và dấu mái tóc của mình trong chiếc nón kỵ mã. Các kỵ mã đều đội nón sụp xuống tận mắt , chắc chắn là sẽ không ai nhìn ra cháu đâu. Bởi vì khi cuộc đua khởi sự, cái duy nhất mà khán giả chú ý là con ngựa nào phi nhanh nhất thôi !
- Nhưng rồi bác sẽ phải qua nhà cháu để giả vờ mượn con Hoàng mã cho anh Trọng tham gia cuộc đua , phải không bác?
- Bác cũng định làm như thế , chắc nội của cháu sẽ đồng ý ngay.
- Nhưng bác ơi... Không biết tại sao cháu cảm thấy hồi hợp quá khi cuộc đua đã gần kề ! - Cô gái nhỏ thốt lên mà trái tim đập mạnh.
- Cháu phải bình tĩnh và tự tin, đó là những đức tính mà người kỵ mã phải có.
- Thưa bác, bác có nghĩ là cháu sẽ thắng cuộc hay không?
- Cháu rất có khả năng nhưng bác không thể nói trước vì các kỵ mã khác họ cũng có tài và cũng chuyên cần luyện tập không khác gì cháu.
- Nghĩa là cuộc đua sẽ rất căng thẳng?
- Đúng thế ! Cuộc đua nào mà chẳng căng thẳng hả cháu? Nhưng các kỵ mã , họ cũng yêu cái căng thẳng đó. Cạnh tranh để giành chiến thắng và đạt được những kỉ lục mới bao giờ cũng là tiêu chỉ của các môn thể thao.
- Nếu thắng cuộc đua này, người kỵ mã sẽ được thưởng phải không bác?
- Đúng thế ! Số tiền không lớn lắm vì đây chỉ là cuộc đua trong ngôi làng nhỏ bé của chúng ta. Nhưng cái vinh dự của giây phút chiến thắng mới là quan trọng.
- Bác biết vì sao cháu hỏi thế không? Thật là trùng hợp , sau ngày diễn ra cuộc đua chỉ một ngày, lại chính là ngày sinh nhật của nội cháu. Nếu cháu thắng , cháu sẽ mua cho nội một chiếc đồng hồ mới. Chiếc cũ của nội đã bị hỏng rồi.
- Cháu thật là đứa cháu có hiếu , Minh Thư ạ ! - Ông Thái Thuận nói và xoa đầu cô bé - Bác mong cháu sẽ thắng cuộc đua để ông nội cháu được vui lòng. Bác chưa từng thấy cô gái nào quật cường như cháu
Một tuần trước khi diễn ra cuộc đua , ông Thái Thuận sang nhà ông Thế Nghi để mượn con Hoàng mã.
- Anh biết không... - Ông Thái Thuận mở đầu câu chuyện -... Thằng Trọng nhà tôi mấy tháng nay đã tập luyện ráo riết để tham gia cuộc thi nhưng con ngựa ô mà nó cưỡi vẫn không thể nào sánh bằng con Hoàng mã mà tôi đã tặng cho cháu gái của anh. Nếu tôi mượn nó cho thằng Trọng tranh tài thì anh sẽ không phản đối chứ?
- Tôi làm sao lại phản đối? - Ông Thế Nghi nói và vỗ vai bạn - Anh tốt với ông cháu tôi như vậy , con Hoàng mã cũng là anh cho Minh Thư. Cô bé sẽ sẽ rất vui nếu con ngựa quý này có thể giúp thằng Trọng chiến thắng.
-Thế cho tôi mượn con Hoàng mã ngay hôm nay nhé. Không bao lâu cuộc đua sẽ diễn ra rồi.
- Được thôi , anh chứ dẫn con Hoàng mã về cho Trọng. Tôi mong con trai anh sẽ chiến thắng trong cuộc đua này.
Hai người bạn già ngồi tâm sự với nhau thêm vài câu nữa rồi ông Thái Thuận từ giã ông Thế Nghi ra về.
Ngày diễn ra cuộc đua đã tới. Trước đó vài ngày , ban tổ chức đã chuẩn bị đường đua trên sân vận động rộng mênh mông của làng Kỳ Sơn , cỏ xanh mịn trong thật đẹp mắt ,nhưng những chướng ngại vật mới được dựng lên mới là thử thách thật sự của các kỵ mã. Ở trung tâm sân vận động , tám chướng ngại vật sừng sửng đã dựng lên cách khoảng nhau ,nhưng vượt qua nó là giai đoạn chót .Trong giai đoạn đầu ,các kỵ mã phải đua đường trường , được quy định là hai mươi vòng để tính xem ai là người đến đích đầu tiên. Hai mươi vòng của một sân vận động rộng mênh mông cũng là một khoảng khá dài đủ để xác định ai là kỵ mã tài giỏi nhất của ngôi làng trong cuộc đua này . Nhưng được vậy chưa đủ để chiến thắng ! Sau đó người kỵ mã phải thi vượt rào với những chướng ngại vật cao khoảng ba mét ,được đặt liên tiếp tren đường đua nhưng bố trí với những khoảng cách hợp lý.Vượt qua cả hai giai đoạn này một cách xuất sắc mới được xem là người chiến thắng và tất cả dân làng, già trẻ , nam lẫn nữ , đều náo nức đổ về sân vận động hôm nay để theo dõi cuộc đua vì nghề kỵ mã đã trở thành truyền thống và cũng đã thấm sau vào huyết quản của những người dân của ngôi làng bé nhỏ nhưng đáng yêu này.Nhiều sinh hoạt hầu như dừng lại trong ngày cuộc đua diển ra.Ngay cả ngôi trường trung học duy nhất của làng cũng đã cho học sinh nghĩ một ngày.Đây là luật bất thành văn của làng Kỳ Sơn vì cuộc đua ngựa diển ra hàng năm đối với họ là một sự kiện trọng đại.
Hai bên con đường dẫn đến sân vận động những lá cờ đủ màu sắc trong thật vui mắt đang tung bay phấp phới.Người người lũ lượt kéo nhau ngồi đầy cả khán đài. Mười lăm kỵ mã trong mươi lăm màu áo khác nhau ,đầu đội mũ an toàn trên lưng ngựa . Những chú ngựa đua cao ,khoẻ ,lông mượt ,chân dài cũng căng thẳng không kém gì chủ nhân của chúng và khi tiếng súng lệnh đã phát ra từ ban tổ chức,mười lăm kỵ sĩ trên lưng ngựa phóng về phía trước bằng một tốc độ vô cùng dũng mãnh. Nổi bật lên trong đám là chú ngựa đen vạm vỡ đượ cưỡi bởi tuyển thủ mang áo số mươi hai.Kế đó là chú ngựa màu trắng bườm bay phấp phới ,cũng to không kém gì đối thủ ,ngươi trên lưng nó là kỵ mã mang số áo một.Hai chú ngựa này vượt lên trước ,bỏ lại phía sau mươi ba đối thủ của chúng. Hai kỵ mã cúi rạp trên lưng ngựa.Ô mã và bạch mã phi đến nỗi bốn vó của chúng hầu như không chạm đất.
Khán giả reo hò inh ỏi , cổ vũ cho những kẽ dẫn đầu. Mười ba tuyển thủ còn lại không chịu kém ,dứ roi vào mông ngựa thúc cho chúng chạy nhanh hơn để bắt kịp đối thủ.Vòng một của cuộc đua diễn ra rất sôi nổi ,ô mã và bạch mã vẫn giữ vị trí đầu tiên. Các kỵ sĩ còn lại gò người trên lưng ngựa ,cố gắng hết sức để vượt lên phía trước trong những vòng sau. Khi vòng hai kết thúc thì từ trong nhóm mười ba tuyển thủ còn lại , kỵ sĩ mặc áo trắng mang số mười lăm cưỡi con ngựa lông vàng rực đã làm một cú đột phá ngoại ngục , tách rời khỏi nhóm và bám sát hai đối thủ phía trước. Đám đông hò reo inh ỏi ,cuộc đua càng lúc càng trở nên sôi nổi khi con Hoàng mã phi nước đại với một tốc độ kinh hồn và thoáng chốc đã ngang tầm với hai con dẫn đầu.
- Cố lên ,cố lên !
- Hoàng mã ,cố lên nào !
Đám đông hò reo cổ vũ khi thấy kỵ mã áo trắng rạp sát người trên lưng ngựa và không ngừng thúc con Hoàng mã vượt lên hai đối thủ đáng gờm kia. Dân làng chưa từng thấy con ngựa đua nào đẹp đẽ và rực rỡ như con Hoàng mã ấy. Bốn chân cao thon thả ,thân hình săn chắc ,màu lông hực lên trong ánh nắng mặt trời như được dát vàng ,chiếc bờm dài tung bay theo gió ,con ngựa chiến của kỵ mã áo trắng trông không khác gì một con thần mã. Chủ nhân của nó cũng đặt biệt không kém. Nổi bật trong màu áo trắng ,thân hình thanh thoát của người kỵ mã tạo nên một hình ảnh phiêu diêu. Con Hoàng mã phi nhanh đến nổi tạo cho đôi mắt người xem một cảm giác kỳ ảo mỗi khi nó lướt qua. Và bằng một cố gắng phi thường ,Hoàng mã đã vượt lên vị trí hàng đầu ,bỏ rơi hai địch thủ của mình ở phía sau.Tuy vậy khi bước sang vòng bốn thì một sự việc ngoạn ngục đã xẩy ra.Từ phía sau một con Hồng mã lướt lên với kỵ sĩ mang áo số tám. Con Hồng mã như chạy dưỡng sức trong ba vòng đầu và bây giờ mới bắt đầu phát huy nội lực kinh hồn của mình.Hồng mã lần lượt vượt qua Ô mã lẫn Bạch mã và bám sát theo con ngựa vàng của kỵ mã áo số mười lăm.Cục diện đã có sự thay đổi đáng kể Ô mã và Bạch mã tụt lại vị trí thứ ba ,tư,trong khi con Hồng mã vượt lên vị trí thứ nhì. Kỵ mã mang áo số tám làm một cuộc biểu diển ngoạn ngục khi chàng điều khiển ngựa trên tay ,còn tay kia dở nón lên vẩy chào tất cả mọi người. Khi gương mặt người này lộ rõ ra trong ánh sáng rực rỡ của một ngày trời tháng bảy ,khán giả ngồi trên khán đài reo hò một cách điên cuồng ,những tiếng cổ vũ của anh chàng vang lên như sấm dậy :
- Ồ, chính là Minh Đạo !Cố lên nào!Cố vượt qua con Hoàng mã !
- Chao ôi ,anh chàng bảnh trai !Giành thêm một giải quán quân nữa đi ,mọi người đều ủng hộ anh !
Kỵ mã số tám chính là Minh Đạo ,anh chàng đẹp trai nhất làng đã đoạt giải nhất của cuộc đua năm ngoái . Đương nhiên tâm lý của khán giả là luôn luôn ủng hộ thần tượng của họ khi người này đã từng chạm tay vào giải thưởng rất đáng xem trọng này.Minh Đạo gửi đến mọi người một nụ hôn gió rất điệu đàng ,chàng trai đội mũ trở lại và rạp mình trên lưng con Hồng mã ,nhất quyết vượt qua đối thủ.
Có lẽ những tiếng reo hò ủng hộ cho Minh Đạo đã làm kỵ mã áo trắng bị áp đảo tinh thần nên đén vòng thứ sáu con Hồng mã đã vượt lên phía trước bằng một cú phi nước đại ngoạn ngục. Hoàng mã tuột lại vị trí thứ nhì nhưng kỵ mã áo trắng dường như không sờn lòng ,vẫn thúc ngựa về phía trước bằng một tốc độ vũ bão. Những vòng đua trôi qua chớp nhoáng , khán giả vẫn không ngớt vỗ tay reo hò và đến vòng thứ mười tám cục diện trên sân đã trở nên rõ nét. Hai con Hồng mã Hoàng mã vẫn vượt xa các đối thủ còn lại , quyết giành cho bằng được giải nhất trong cuộc đua sôi nổi năm nay. Minh Đạo vẫn dẫn đầu ,ung dung trên con con ngựa chiến của mình. Chàng kỵ mã này nắm trong tay quá nhiều kinh nghiệm trong các cuộc đua lần trước cùng các bí quyết để đạt đến thàn công. Chỉ còn hai vòng ngắn ngủi nữa thôi thì lịch sữ sẽ được lập lại , Minh Đạo chắc chắn sẽ giật được chiếc cúp danh dự lần nữa và các cô gái nhất của làng Kỳ Sơn đang nhấp nhổm trên khán đài và vòng hoa chiến thắng trên tay ,sẵn sàng quàng vào cổ của người hùng mà họ xem là thần tượng
Đã đến vòng thứ mươi chín và con Hoàng mã vẫn bám sát đối thủ của mình trong gang tấc.Trong đám khán giả ngồi trên khán đài ,có hai người đang theo dõi cuộc đua mà trái tim đập mạnh ,một người ủng hộ con Hoàng mã ,người kia ủng hộ kỵ sĩ áo trắng nhưng chỉ còn hai vòng ngắn ngủi nữa thôi , hy vọng của họ trở thành rất mong manh khi con Hoàng mã phải đối đầu với một địch thủ dẻo dai và bền sức còn kỵ sĩ áo trắng lại phải đối đầu với một đối thủ giỏi giang ,xuất sắc và đầy kinh nghiệm.
Tuy nhiên trong một khoảnh khắc không ai ngờ được ,kỵ sĩ áo trắng nhấc mình lên khỏi lưng ngựa ,người như chồm hẳn về phía trước ,hai chân thúc vào mông ngựa bằng một động tác ngoạn ngục ,nhưng không ai nghe thấy những lời ngọt ngào mà người kỵ sị này thì thầm vào tai con Hoàng mã. Hoàng mã ,nhanh lên !Hoàng mã ,cố lên nào ! Chúng ta đã khổ luyện trong bốn tháng trời ròng rã và chúng ta không được phép thất bại .Những lời thốt ra đầy cảm súc này của người kỵ sĩ nhưng có sức mạnh vạn năng ,con Hoàng mã giống như được chấp cánh ,nó sải về phía trước bằng một tốc độ kinh hồn bất chấp đối thủ của mình sừng sỏ đến đâu.
Minh Đạo bàng hoàng khi thấy cái bóng áo trắng lướt qua khỏi mặt mình giống như một ảo ảnh .Và trước khi chàng kịp nhận ra mình đã bị bỏ lại phía sau thì con Hoàng mã đã chạm chân vào cái đích cuối cùng của vòng thứ hai mươi kết thúc . Khán đài như lặng ra trong một giây rồi sau đó những tiếng vỗ tay , reo hò lên như sấm dậy. Cuối cùng người kỵ sĩ mang áo số mười lăm đã được tuyên bố chiến thắng trong cuộc đua đường trường . Theo quy định ,các kỵ sĩ không được nghĩ ngơi lấy một giây mà lao vào ngay cuộc đua vượt chướng ngại vật .Việc này cũng có lý do của nó !Ban tổ chức muốn người chiến thắng không những tài giỏi ,dũng cảm mà còn phải dẻo dai và bền sức nữa.Không giồng như cuộc đua đường trường ,cuộc đua vượt rào được thực hiện kẻ trước ,người sau theo sồ thứ tự mà kỵ sĩ mang trên áo. Người mang số áo một bắt đầu cho ngựa vượt qua những chướng ngại liên tiếp trên đường đua Con ngựa vượt qua rào chắn một cách ngoạn ngục khiến các khán giả vỗ tay hoan nghênh một cách nhiệt liệt. Nhưng khi đến rào chắn số sáu ,chú ngựa như kiệt sức nên đã không vượt qua nỗi chướng ngại này. Con ngựa bị ngã và quăng người kỵ sĩ xuống đám cỏ khá dày bên dưới , tuy nhiên không có tai nạn đáng tiếc xẩy ra vì hầu như kỵ mã nào của làng Kỳ Sơn cũng điều chuẩn bị sẳn sàng khi bước vào nghề đua ngựa , họ đã học được ở cha anh mình bí quyết để phòng thân khi bị ngã. Nói là nói thế chứ ở đời này không có gì là tuyệt đối. - Cho nên trong những cuộc đua nhiều năm về trước đôi khi cũng đã xảy ra tai nạn chết người . Những kỵ mã mang các số áo tiếp theo lần lượt ra sân nhưng người nào cũng phạm một sai lầm nào đó ,cái đó chưa hẳn vì họ bất tài mà vì họ căng thẳng sau hai mươi vòng đua mệt mỏi .Nhưng kỵ mã số tám không làm cho mọi người thất vọng ,chàng vượt qua tám chướng ngại vật một cách thành công và moọt lần nữa cái tên Minh Đạo lại được mọi người reo vang dậy !Trừ Minh Đạo ra , các kỵ mã khác đều mang tâm trạng hồi hộp cho nên việc vượt rào của họ không phạm phải sai lầm này cũng phạm vào sai lầm khác. Kỵ sĩ quan sát các đối thủ lần lượt ra sân mà tong lòng khẽ rung lên ,không phải vì sợ mình không vượt qua được các rào chắn này mà sợ trong một tâm trạng căng thẳng ,có khi mình phạm phải những lỗi sơ đẳng nhất. Điều này không khác gì tâm trạng của những cầu thủ được chỉ định đá quả phạt đền ,họ đều là danh thủ và mang nặng trách nhiệm trên vai khi quả sút của họ thành công hay thất bại cho đội tuyển chủa chính họ ,và một tâm trạng như vậy ,không hiếm gì danh thủ đá ra ngoài hoặc đá vào ngay tầm đoán của đối phương thay vì đá cho tung lưới. Kỵ sĩ áo trắng cũng đang ở tâm trạng nặng nề như vậy. Nhưng rồi một câu nói chợt tháng qua đầu người kỵ sĩ : Phải bình tĩnh và tự tin ,đó là đức tính của một người kỵ mã phải có. Nhung lời nhắn nhủ này khiến cho người kỵ sĩ mang só áo mười lăm được như trấn tĩnh lại và ngay khi đó loa phóng thanh vang lên ,nhắc nhở người cuối cùng chuẩn bị ra sân khi người mang áo số mười bốn đã thành công trong việc vượt qua cả bảy rào chắn một cách xuất sắc nhưng lại thất bại trong chướng ngại vật cuối cùng.
Hoang mã ơi,hoàng mã ! ,kỵ sĩ áo trắng cuối." Mày đừng có run sợ nhé ,cứ coi như đây là khu thảo nguyên mênh mông mà chúng ta đã từng tập.Cứ xem những người nhấp nhỗm đầy trên khán đài như không hiện diện. Chúng ta đã vượt qua những chướng ngại vật cao hơn ba mét rưỡi ,chúng ta không có lý do gì để thất bại với những rà chắn nhỏ nhoi này
Con Hoàng mã như nhập tâm những lời chủ nói ,nó đột nhiên hí vang lên một cách đầy dũng mãnh ,kỵ sĩ áo trắng rạp trên mình ngựa ,và khi tiếng pháo lệnh vang lên báo hiệu đến lúc phải xuất phát vá khi Hoàng mã tiến về phía trước một cách đầy tự tin và nhanh như chớp ,nó lần lượt vượt qua các rào chắn một cách nhẹ nhàng như bay bỗng trên mây.Mỗi lần Hoàng mã vượt qua được các chướng ngại vật ,những tràng pháo tay lại vang lên vang dội ,và khi nó hoàn thành động tác cuối cùng ,vượt qua rào chắn thứ tám một cách hoàn hảo thì hầu như các khán giả trên khán đàii đều đồng loạt đứng lên cổ vũ một cách điên cuồng cho người hùng lần này của họ.Trong không khí như có pha lẫn một thứ gì đó rạo rực khiến mọi người không phải ngồi yên tại chổ. Và khi loa phóng thanh tuyên bố kỵ sĩ mang áo số mươi lăm là ngươi chiến thắng tuyệt đối trong cuộc đua thì tất cả khán giả đều đứng dậy reo hò và đòi người kỵ sĩ bỏ mũ xuống cho họ có thể nhìn rõ mặt.
Tháng bảy ở Kỳ Sơn là lúc mặt trời rực rỡ hơn bao giờ hết ,người kỵ sĩ tháo chiếc mũ xuống, một mái tóc dài đen nhánh xõa ra và tung bay theo gió . Khuôn mặt xinh đẹp của Minh Thư lộ ra dưới ánh mặt trời , ánh nắng như dát vàng lên người cô gái cô lại ngự trên lưng của con ngựa vàng dũng mãnh nên trông giây phút này đây trông cô không khác nào một nữ thần. Khán đài lặng ra một lúc vì quá bất ngờ rồi sau đó nỗi lên những tiếng vang hô như vũ bão , những tiếng hoan hô này bắt đầu từ những phụ nữ đang hiện diện trên khán đài đang theo dõi cuộc đua bởi vì đây là lần đầu tiên ,tại làng Kỳ Sơn mới có một thiếu nữ giật giải vàng tong cuộc đua ngựa được xem là căng thẳng và rất gắt gao ,nhưng không bao lâu các khán giả nam cũng hành động tương tự và có phần còn cuồng nhiệt hơn vì họ đã nhận ra cô gái trên lưng ngựa giống như tượng nữ thần kia là người mà mỗi đêm các chàng trai làng Kỳ Sơn vẫn mơ thấy trong giấc mơ thật đẹp của mình .Minh Thư được tất cả khán giả nam lẫn nữ hoan hô nhiệt liệt và có một người trong bọn họ đã xúc động đến suýt ngất xỉu .Đó chính là cụ Thế Nghi ,ông nội của cô gái xinh đẹp đã giành lấy chiến thắng này .Ông Thế Nghi có nằm mơ cũng không mơ thấy nổi có một ngày một thành viên trong gia đình ông đã làm rạng mặt tổ tông . Giấc mơ mà con trai ông không thực hiện được bây giờ đã được hoàn thành bởi đứa cháu gái của ông .Trong giây phút này đây... trước mặt ông, Minh Thư trở nên một viên ngọc sáng ngời. Vâng đứa cháu gái ông là một viên minh châu bấy lâu ở cạnh bên ông mà ông không hề hay biết.
Học sinh của ngôi trường trung học duy nhất ở làng túa xuống từ khán đài , mang hoa đến tặng cho người bạn học đầy tài năng của họ .Nhưng tia flash từ những máy ảnh loé lên ghi nhận giây phút vinh quang và đầy hãnh diện của người nữ kỵ sĩ.