Chương 1
Nắng chiều soi nghiêng lên thành cửa sổ tróc sơn cũ kỹ. Nắng xuyên qua cả tấm
màn cửa màu to bạc màu. Nó tạo cho khung cảnh bên trong nhà một vẻ huyền ảo, mờ
nhạt. Một bức tranh mông lung không thật, khá lạnh lẽo.
Bà Phương Trúc ngồi cắn lấy tẩy trên cây bút chì. Mắt lơ đễnh nhìn ra bầu
trời gần sụp tối bên ngoài rồi cút đầu xuống quyển sổ chi tiêu trong gia đình.
Bà đang lên kế hoạch cho chuyện sử dụng những đồng lương ít ỏi của chồng: gạo,
dầu, thịt cá, bột ngọt, tiền điện nước, quà vặt, tiền thuốc men, tiền học phí
cho con, phần giải trí... Tất cả những tiết mục này không có một mục nào là
không cần thiết... những con số lớn. Bà không hiểu sao cái con số kia mỗi tháng
lại như phồng to lên. Trong khi tiền lương của chồng lại cứ nằm yên một chỗ. Bà
cắn lấy đầu bút ngẩn ngợ Phải làm sao đây? Phải thế nào cho thu chi cân bằng?
Một bài toán thật hiểm hóc. Đóng vai trò nội trợ gần hai mươi năm bà vẫn không
sao giải quyết được vấn đề ổn thỏa mà khỏi căng đầu. Đã ngồi thế này suốt một
buổi chiều, cắn răng với bao nhiêu suy nghĩ. Gạch bỏ mục du hí chăng? Bà vừa
đưa tay lên thì thoáng hiện cái dáng dấp của Hiểu Bạch, thằng con trai bé bỏng
có đôi mắt to đang chìa tay:
- Mẹ Ơi! Đội bóng rổ Khả
Lâm cừ lắm đấy!
Thế còn Hiểu Đan thì sao? Đứa con gái ngoan hiền an phận không dám đòi hỏi cha
mẹ quá nhiều. Nó muốn cái gì cùng chỉ rụt rè:
- Mẹ Ơi! Bạn
Nguyện Đức Mỹ mời con đi xem phim
hôm nay.
Tất cả những thứ đó có thể phớt lờ không? Nếu không thì phải làm sao đây? Giả
sử như xáo đi mục giải trí ngân sách thu chi vẫn chưa cân bằng được. Bà Phương
Trúc suy nghĩ rồi định viết lại những con số ở phần xài vặt. Nhưng khi đọc lại
không còn chỗ nào có thể cắt xén được nữa. Ngoại trừ hạ thấp tiêu chuẩn bữa ăn.
Nhưng như thế là không được. Bà hiểu rất rõ chuyện không thể nào hạ thấp chất
lượng bữa ăn. Con Hiểu Đan lúc này gầy quá, nó có triệu chứng của bệnh thiếu
máu. Ông Minh Viễn - Chồng bà thì lúc này sức khỏe cũng kém thấy rõ. Còn thằng
Hiểu Bạch con trai bà thì nó đang ở tuổi sung sức, ở cái tuổi phát triển mạnh,
một năm nó cao thêm một tấc. Nó đang cần nhiều thức ăn đủ chất dinh dưỡng. Tóm
lại, tính tới tính lui, chỉ có thể kết luận: Có tính thế nào thì tiền lương của
chồng mang về cũng không đủ chi phí cho gia đình.
Nắng đã sụp tắt. Bóng tối bắt đầu tràn lan. Bà Phương Trúc nhớ ra giật mình
đứng dậy. Chiếc đồng hồ reo cũ kỹ trên bàn đang chỉ quá số năm một chút. Nhanh
thật, mới đấy mà đã trên năm giờ. Minh Viễn và đám con trẻ sắp quay về nhà. Cái
thằng Hiểu Bạch ấy vừa xông vào cửa là đã gào lên đòi cơm, than đói. Bà Phương
Trúc vội vã thu xếp sổ sách cho vào hộc bàn rồi quay xuống bếp.
Nhà bếp là một chiếc phòng nhỏ đến độ không thể nhỏ hơn được. Vừa bước vào là
phải sặc sụa vì mùi gaz. Đúng ra thì nó không phải là cái phòng gì cả, Nó chỉ
là một cái chái được che tạm. Cái nhà của nhà nước cấp mà. Chồng làm ở cơ quan,
được nhà nước cấp cho một cái nhà nhỏ hai phòng sáu thước vuông. Phía sau có
cầu xí và nhà tắm, luôn cả bếp. Lúc đầu vì hai con còn nhỏ, nên vợ chồng bà ở
phòng trước. Còn phòng sau dành chung cho hai đứa. Nhưng rồi theo thời gian,
trẻ con đã lớn rất nhanh, không lẽ để cho hai chị em chúng không con chị mười
tám tuổi, còn đứa em trai mười bảy lại ở chung một phòng? Thế là... đành bóp
bụng bỏ ra tí tiền biến nhà bếp thành một chiếc phòng riêng cho Hiểu Bạch. Còn nhà
bếp? Cơi thêm cái mái nhà đẩy ra sau hơn.
Vừa vo gạo xong đắt lên bếp gaz, bà Phương Trúc nghe có tiếng động ở cửa. Để
khỏi phải chạy tới chạy lui mở cửa, bà đã làm cho cả nhà bốn chiếc chìa khóa.
Bà đứng ở sau lắng nghe. Đây là một thú vui nhẹ nhàng không biết tự bao giờ, bà
lại yêu thích cái trò đó. Nghe tiếng động, tiếng bước chân rồi đoán thử ai đang
bước vào. Một sự vui thích bí mật. Cả một cuộc đời, gần như tình yêu của bà đều
đặt hết lên những con người kia. Bất kỳ tiếng bước chân đó là của ai đều mang
đến cho bà một niềm vui thầm lặng.
Người bước vào cửa có bước chân nhẹ nhàng. Cánh cửa mở với tiếng động nhỏ.
Tiếng đặt ví da lên bàn rồi những bàn chân rón rén. Bà Phương Trúc đã đoán ra
là ai. Và quả đúng như vậy. Một khuôn mặt thanh tú sáng sủa thò vào nhà bếp,
đôi mắt to đen nổi bật trên khuôn mặt trắng xanh. Một nụ cười hiền lành an
phận.
- Mẹ Ơi! Con có chuyện muốn thưa với mẹ.
- Thì vào đây đã nào? Bà Phương Trúc đưa mắt trìu mến nhìn con. Đứa con gái nhỏ
nhắn. Vị khách đầu tiên về nhà - Con phụ mẹ lặt bó rau muống này nhé?
Không hiểu vì sao lúc gần đây, bà lại mong mỏi và thích thú được gần con gái vô
cùng. Không còn gì để nói, chỉ cần ngồi cạnh nó, nhìn nó là đủ. Con đã lớn,
càng ngày nó càng có vẻ sáng sủa, có vẻ trưởng thành. Bà yên lặng ngắm con. Có
một đứa con gái đẹp là một sự kiêu hãnh cửa người làm mẹ. Dù Hiểu Đan không đẹp
lắm. Nó gầy quá, an phận, không sôi nổi. Cái hiền lành thái quá kia làm cho nó
như chìm hẳn giữa bạn bè. Nhưng mà trong mắt bà mẹ, thì dù thế nào con mình vẫn
đẹp hơn.
Hiểu Đan bước vào mang rổ rau ra trước cửa bếp ngồi trên chiếc ghế nhỏ để nhặt.
Nhà bếp chật quá, không đủ chỗ chứa hai người. Bà Phương Trúc trộm nhìn con
gái. Đôi mày con như cau lại, đôi môi mỏng mim mím. Nhìn những cử chỉ quen
thuộc đó, bà đã đoán biết được sự việc, chắc chắn là con nó đang có cái gì phân
vân.
- Hiểu Đan này! Ban nãy con bảo là con có chuyện gì muốn nói với mẹ, phải
không?
Hiểu Đan ngẩng lên, nhìn mẹ, thăm dò, rồi cúi xuống rổ rau muống.
- Mẹ Ơi, mẹ biết Nguyện Đức Mỹ mà?
- Ờ. Mẹ làm sao không biết. Nó là bạn rất thân của con mẹ mà.
- Dạ đúng rồi - Hiểu Đan nói - Mẹ biết không đến thứ bảy này là sinh nhật thứ
18 của nó. Hôm ấy sẽ có một bữa tiệc nhỏ. Nó cứ bắt con phải tham dự.
Bà Phương Trúc nhìn Hiểu Đan. Bà đã đoán biết phần nào ý nghĩ của Đan. Bạn thân
tổ chức tiệc sinh nhật thì đương nhiên được mời không thể khước từ. Con gái dù
gì cũng mười tám tuổi rồi, chuyện giao tiếp xã hội là cần thiết... nhưng mà...
bà yên lặng một chút nói:
- Có phải là con lo... không có áo đẹp để mặc trong buổi tiệc đó, phải không?
- Không phải chỉ vậy. Mà là... con muốn phải có một cái gì để mừng bạn. Chẳng
hạn như tặng một ổ bánh sinh nhật cho Mỹ hoặc một cái gì đó...
Bà Phương Trúc nhớ lại phần dự toán thu chi ban nãy, lòng chợt bối rối. Bà
không muốn con gái thất vọng. Hiểu Đan xưa đến giờ không phải là đứa con gái
thích đòi hỏi se suạ Nó là đứa hiểu biết. Nó hiểu biết hoàn cảnh khó khăn của
gia đình, nên không bao giờ dám mơ ước cái gì ngoài tầm tay với. Mỗi lần cần
cái gì Đan thường hay quanh co dài dòng thăm dò. Nhưng khi gia đình không đáp
ứng được nó cũng không hề tỏ ra buồn phiền.
Nhưng mà... lần này thì khác... lần này có liên hệ đến thể diện của một đứa con
gái. Bà Phương Trúc nghĩ - con gái mình không còn là một đứa bé con. Nó đã
trưởng thành. Nó phải giữ mặt giữ mày trước bạn bè. Nhưng mà... nhưng mà... thể
diện... Sao lúc này lại gay thế? Phải làm sao? Phải thế nào mới đủ cho nó đây?
Bất giác bà thở dài.
- Mẹ Ơi! Hiểu Đan nhìn mẹ rụt rè nói - con nghĩ là... chuyện ăn mặc thế nầy
cũng được, có điều quà thì cần thiết... con thấy phải có cái gì cho bạn.
Bà Phương Trúc lúng túng:
- à, mà này. Hình như Nguyện Đức Mỹ nhà khá giả lắm phải không con?
- Vâng, nhà nó giàu lắm mẹ - Hiểu Đan nói không nghĩ suy:
- Mẹ đến đấy mà xem. Nhà nó thật to, đủ tiện nghi: Máy hát, đàn piano, tivi,
cassette đủ thứ, cái gì cũng có. Tại sao mẹ biết không? Cha nó là Quản đốc Xí
Nghiệp dệt Thái An mà.
- à.
Bà Phương Trúc chỉ “à” một tiếng rồi yên lặng. Chỉ có tiếng dao xắt cải trên
thớt. Làm bạn với con nhà giàu trong khi hoàn cảnh mình kém xa quả là một khổ
tâm, bà nghĩ. Hiểu Đan thấy mẹ yên lặng hỏi:
- Mẹ Ơi đang nghĩ gì đấy?
- Ồ không có gì cả.
Bà Trúc nói. Có tiếng lục cục bên nồi cơm. Thế này là cơm đã sôi. Bà Trúc bước
đến bên bếp, vặn nhỏ hơi gaz xuống, rồi quay lại nhìn trộm con gái.
Hiểu Đan đang cắm cúi nhặt rau, một phần tóc ngắn lòa xòa trước trán. Từ xa
nhìn lại chỉ trông thấy hàng mi dài cong vút và chiếc mũi nhỏ. Có một cái gì
lao xao trong lòng. Tình yêu con như nhưng cơn sóng lăn tăn trong tim. Bà
Phương Trúc ngưng lại nói:
- Hiểu Đan, chuyện đó con khỏi phải lo, để mẹ tính, nhưng mà không nên cho cha
con biết nhé.
Hiểu Đan ngẩng lên nhìn mẹ với một nụ cười. Một nụ cười rạng rỡ. Cô bé đứng dậy
mang rổ rau muống vừa nhặt xong đến vòi nước máy rửa sạch. Cô bé sung sướng vì
hiểu rằng khi mẹ bảo “Để mẹ tính” có nghĩa là đã đồng ý chấp nhận yêu cầu. Và
thế nào rồi mẹ cùng sẽ tìm được cách giải quyết.
Bà Trúc nhìn con, thấy nó vui mà lòng càng bối rối. Bây giờ phải làm sao đây?
Không có một cách nào khác. Phải chi... phải chi có một quyển sách ước như
trong chuyện thần thoại thì hay biết chừng nào.
Lại có tiếng động ở cửa. Tiếng đóng cửa thật mạnh, rồi những tiếng bước chân
rầm rầm. Tiếng cặp táp quăng lên ghế. Tiếng quả bóng rổ ném mạnh vào tường. Và
rồi... Hiểu Bạch thò đầu vào bếp, người đẫm ướt mồ hôi. Chiếc áo Pull trắng dán
chặt trên người nó. Ngay cả cái lai quần kaki cũng ướt sũng với mồ hôi. Bạch
bước nhanh vào bếp vừa cố lách qua mẹ vừa nói:
- Ối trời, nóng gì mà nóng quá. Con phải ngâm nước mới được.
Và nó đi thẳng đến bên vòi nước, chúi đầu vào chậu, mở vòi thật tọ Nước chảy
tràn từ đầu xuống mặt xuống cổ. Sau đó Bạch còn kê mồm vào vòi nước uống một
hơi dài. Bà Phương Trúc hét to:
- Hiểu Bạch! Mẹ đã bảo con bao nhiều lần rồi, đừng có uống nước vòi thế này,
thật là không hợp vệ sinh. Tại sao nước lọc ở nhà trên lại không uống, đau bụng
chết.
Hiểu Bạch ngẩng đầu lên. Khuôn mặt đỏ gấc vì nắng cháy. Nước chảy từ đầu tóc
xuống làm nó không mở mắt ra được. Nó vừa cười vừa vỗ ngực nói:
- Con là người khỏe nhất nhà, mẹ biết nhờ cái gì không? Nhờ uống nước vòi đấy.
- Chỉ tổ nói nhảm! - Bà Phương Trúc nói và liếc nhanh thằng con trai đã con hơn
mình lấy một cái đầu - Con làm gì mà cả người đẫm ướt mồ hôi thế này?
- Dạ đánh banh - Hiểu Bạch đáp - Mẹ biết không học kỳ hai con sẽ được chọn vào
đội tuyển bóng rổ của trường đấy.
- Đánh banh à? - Bà Phương Trúc có vẻ không hài lòng- Lúc nào cũng nghe con nói
chuyện đánh banh chứ không nghe đến học.
Hiểu Đan đứng ngoài cửa bếp, ném chiếc khăn vào cho Bạch.
- Em lau nhanh rồi bước ra khỏi đây ngaỵ Rau muống vừa rửa xong bị em ngâm nước
lại hỏng cả.
Hiểu Bạch chụp lấy khăn, vừa đi vừa lau mạnh mái tóc. Bà Phương Trúc phải hét
lên:
- Đi! Đi nhanh! Nước nôi tràn đầy trên cổ văng tùm lum vô chảo rau nữa nầy.
Người gì mà đến đâu cũng để bị rầy la cả.
Hiểu Bạch đã ra đến ngoài bếp quay đầu lại nhìn rổ rau nói:
- Trời đất! Sao cứ ăn rau muống hoài vậy? Ngày nào cũng chỉ có bao thứ này.
- Thế con định ăn gì bây giờ? - Bà Phương Trúc hỏi giọng trách móc - Nếu con
chịu khó học hành đàng hoàng một chút thi đậu được vào trường công thì mẹ đã
không phải tốn tiền đóng học phí cho con học trường tự Cái tiền dôi ra đó mua
thịt mua cá hay hơn không? Đã không biết thân còn đòi hỏi, còn chê rau muống.
Thôi làm ơn ra ngoài đi. Chỗ này không phải chỗ con đứng. Vả lại hình như mẹ
nghe thấy có tiếng động ngoài cửa, chắc cha con mới về tới đấy!
- Đuổi thì con đi. Hiểu Bạch nhún vai nói. Nó liếc qua Hiểu Đan làm một cái trề
môi, cười nói - Lúc nào con cũng làm xốn mắt mọi người. Thôi để con đi xem màn
“Đại chiến bọn ma quái vậy”.
Bà Phương Trúc không hiểu con trai nói gì, quay qua Hiểu Đan.
- Nó nói cái gì vậy con?
Hiểu Đan châu mày.
- Con cũng không rõ, chắc nói nói tiếng lóng như... đi làm toán đại số chẳng
hạn.
- Hử, đi làm toán? Nó siêng được như vậy à?
Bà Phương Trúc châu mày - Sang năm đã lớp 12. Tiếp đó thi đại học Không biết
rồi nó lấy cái gì đi thi đây nữa. Bà Phương Trúc vừa đảo cải vừa nói - Nếu nó
mà chăm chỉ như con thì mẹ đỡ biết chừng nào. Con trai gì đã lớn tồng ngồng cái
đầu mà chỉ lo ăn với chơi thôi. Cha con lúc nào lại cũng chiều, không biết lo
cho con, cứ để mặc nó...
Hiểu Đan yên lặng, vớ lấy rau bỏ vào rá, rồi đặt qua chiếc bàn cạnh bếp. Nàng
còn khá nhiều việc: lau chén đũa, dọn bàn ăn. Yên lặng nhưng không có nghĩa là
đồng ý. Nàng lúc nào cũng bất mãn mẹ một chút. Mẹ lúc nào cũng vậy. Hiểu Bạch
nó vừa về tới nhà là mẹ mắng. Thật ra thì nó cũng đâu đến nỗi nào. Ham chơi một
chút thôi, nhưng mà... Đó nào có phải là khuyết điểm lớn? Chuyện thi vào trường
cấp III nổi tiếng trong tỉnh, rớt đã hơn một năm rồi. Vậy mà mẹ cứ nhắc lại
hoài. Mà mỗi lần nhắc lại đay nghiến. May mà tính của Bạch không ngang bướng,
phản kháng, Chứ nếu là nàng, chắc không chịu nổi đâu.
Không khí ở nhà bếp vừa ngột ngạt vừa nóng. Có lẽ vì bếp lò vì mùi dầu ăn. Hai
mẹ con đứng chẳng bao lâu mà mồ hôi đã vã ra như tắm. Bà Phương Trúc nhìn con
gái nói
- Thôi con lên nhà trên trước đi, chuyện còn lại để mẹ lo chọ à... nhớ pha cho
cha con một ly trà nhé.
Ở nhà trên Hiểu Bạch ở trần trùng trục, đang nằm trên bộ ván gõ với quyển tiểu
thuyết kiếm hiệp trên taỵ Nó đang ngấu nghiến đọc Hiểu Đan bước tới nói nhỏ:
- Coi chừng mẹ trông thấy lại bị chửi nữa bây giờ.
- Suỵt! Hiểu Bạch đưa tay lên môi! - Chị Đan, chị xem thử đi nào. Tiểu thuyết
thế này mới là tiểu thuyết. So với loại chị đọc như trà hoa nữ, Người đàn bà
yếu đuối, Ngộ nhận và Tham vọng... hay hơn gấp nhiều lần. Em bảo đảm với chị là
chỉ cần ghé mắt qua đọc vài trang là chị sẽ mê tít, bỏ ăn bỏ ngủ. Chị biết
không, Bá độc ma đầu đang quyết đấu với công chúa có quả tim bằng sắt. Đây là
đoạn sôi nổi nhất. Em phải theo dõi kỹ đoạn này, xem thử thắng bại về ai.
- Có cả ma đầu yêu quái và công chúa nữa ư? Em đọc gì mà giống trong truyện
thần thoại vậy? Đọc truyện nhi đồng à?
- Khỉ thật! Em thế nầy mà đọc truyện nhi đồng à? Hiểu Bạch trừng mắt nhìn chị,
nó có vẻ bị đụng chạm tự ái. - Cho chị biết tay Bá Độc Nhân Ma nầy là một tay
chuyên môn sử dụng độc dược. Hắn còn có thuật sai khiến rắn, hắn nuôi một loại
rắn cực độc có tên là Nhất Tuyến Vương trong tay áo khi nào cần thì tập trung
ra để sát hại kẻ thù. Chị biết không có một lần hắn đụng phải tay Lạp Tháp thư
sinh...
- Cái gì thư sinh?
- Thì Lạp Tháp thư sinh, anh chàng này cũng là một tay ma đầu giỏi võ công, lại
biết cả thi phú. Hắn có thể đứng xa ba bốn trượng phun đờm dãi hại người...
- Mày nói phun cái gì?
- Thì đờm nhớt đấy. Hắn chỉ cần nhổ toẹt một cái đờm nhớt bay ra sẽ xuyên qua
ngũ tạng kẻ đich đập vỡ cả xương. Bị trúng món đòn này của hắn chỉ có nước chết
thôi. Còn bị chạm ít thì cũng trọng thương liệt giường...
Hiểu Đang nghe Bạch nói phải phì cười:
- Chị chưa hề đọc qua những cuốn sách đó. Nhưng chuyện độc ác như vậy có gì hay
đâu mà xem?
- Hừ, tại chị chưa xem, chứ xem rồi mới thấy nó cũng có những cái hay lắm.
Bạch biện minh. Ngay lúc đó có tiếng động ở cửa. Lần này chắc chắn là ông Minh
Viễn về. Hiểu Bạch vội ngồi ngay ngắn lại nhét quyển tiểu thuyết kiếm hiệp vô
cặp táp, rồi móc một quyển bài tập Anh văn ra giả vờ như đang học. Trong khi
Hiểu Đan thì bước tới bàn, rót sẵn ly trà nóng, món giải khát không thể thiếu
của cha.
ông Minh Viễn đã vào nhà, bước lên bậc thềm không để ý lắm đến mọi người. Hình
như ông đang có điều gì suy nghĩ. Ông đi một mạch đến chiếc ghế mây cố hữu ngồi
xuống. Hiểu Bạch vội vã đứng dậy, chạy đến xun xoe.
- Cha ơi, thầy thể dục của con nói muốn đưa con vào đội tuyển bóng rổ của
trường.
- à.
ông Minh Viễn nhìn Bạch à một tiếng rồi thôi. Hiểu Đan đã mang trà đến. Nhìn
sắc mặt cha, nàng hiểu cha đang nghĩ ngợi, nên rụt rè đặt tách trà xuống bà,
thưa nhỏ:
- Mời cha dùng trà.
- à.
ông Minh Viễn lại à một tiếng mà không nhìn Đan. Ông yên lặng thật lâu rồi như
nhớ ra điều gì hỏi:
- Hiểu Bạch, mẹ con đâu rồi?
- Dạ, mẹ đang ở trong bếp.
- Cơm còn chưa chín sao?
- Dạ chín rồi. Hiểu Đan nói - Con đang phụ mẹ dọn cơm đây.
Hiểu Đan vội vã bước vào bếp, bà Phương Trúc đã xào nấu thức ăn xong. Hiểu Đan
vừa phụ mẹ xúc ra dĩa vừa nói nhỏ:
- Cha đã về rôi, nhưng hình như cha làm sao đấy mẹ ạ.
- Thế à!
Bà Phương Trúc lo lắng, Đan tiếp:
- Cha có vẻ nghĩ ngợi chuyện gì đấy?
Bà Trúc nhìn Đan, rồi chia đũa ra bàn ăn, gọi Đan ra mời cha vào dùng cơm. Ông
Minh Viễn bước vào ngồi xuống ghế, ông bưng chén cơm lên mà như nghĩ cái gì,
ông nhìn về phía vợ. Bà Phương Trúc chờ đợi. Bà hiểu ý chồng. Sớm muộn gì rồi
ông ấy cũng sẽ nói ra. Bà thăm dò trên khuôn mặt khắc khổ kia không có gì là
sầu não. Trái lại nó có vẻ như rạng rỡ hơn. Chuyện vui hay buồn đây? Chắc không
phải là chuyện buồn. Thăng cấp, tăng lương hay một cái gì đó? Chưa hẳn, nhưng
cũng có thể. Cuối cùng bà không chịu được, lên tiếng hỏi:
- Sao đấy ông? Chuyện gì thế?
- Có một chuyện mà hẳn em không ngờ được đâu. Ông Minh Viễn nhìn vợ thăm dò rồi
tiếp. Hôm nay anh gặp lại một người bạn ở trạm xe buýt.
- Ai vậy?
Bà Phương Trúc có vẻ căng thẳng hỏi chồng:
- Vương Hiếu Thành.
- Ai? Bà Phương Trúc có vẻ giật mình. Vương Hiếu Thành cũng đến xứ Đài Loan
này? Thật ư?
- Sao lại không? ông Minh Viễn đáp - Dáng dấp hắn không thay đổi. Có điều mập
hơn, chắc có lẽ hơn ngày trước cả chục ký. Thật anh không ngờ lại gặp hắn. Bọn
anh nói chuyện khá lâu, mới biết hắn ở Hồng Kông sang đây từ năm 1952. Ngoài ra
còn một chuyện nữa mà em chưa biết.
- Chuyện gì?
- Em có nghe ai nói đến cái tên Mặc Phi bao giờ chưa?
- Mặc Phi à? Bà Phương Trúc suy nghĩ. Hình như đấy là bút hiệu của một họa sĩ
thì phải
- Đúng vậy. Ông Minh Viễn gật gù. Đó là một họa sĩ. Mà là một họa sĩ rất nổi
tiếng. Đấy là bút hiệu của Vương Hiếu Thành đấy.
- Sao? Bà Phương Trúc như không tin Vương Hiếu Thành là Mặc Phi.
- Đúng vậy! ông Minh Viễn đáp - Em không ngờ phải không? Em có còn nhớ cái thời
mà chúng ta con ở Trùng Khánh không? Lúc đó lũ mới lớn chúng ta chỉ biết đàn ca
hát xướng, sống vô tư buông thả... Bấy giờ anh đã nói với mọi người là anh ước
mơ sau này sẽ trở thành một nhà nghệ thuật. Còn hắn, mỗi lần nghe như vậy, hắn
chỉ nhún vai dè bỉu “Làm nghệ thuật ư? Cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Tại sao
không chịu chọn nghề thương nghiệp. Cậu Viễn, cậu thử nghĩ xem nào. Hội họa,
chỉ học để tiêu khiển chứ ích lợi gì”. Vậy mà bây giờ hắn đã là một họa sĩ nổi
tiếng, còn anh?
ông Minh Viễn đưa mắt nhìn lên bàn cơm. Trên bàn chỉ có một đĩa rau luộc, một
đĩa đậu phụ xào thịt băm. Tất cả chưa đủ khẩu phần cho một mình Hiểu Bạch chứ
đừng nói... Ông chợt cắn nhẹ môi thất vọng với nụ cười buồn.
- Quả thật định mệnh là một thứ gì trớ trêu.
Bà Phương Trúc hiểu rất rõ cái câu nói “Định mệnh là một cái gì trớ trêu” của
chồng. Bà yên lặng với bao tình cảm bàng hoàng trong tim. Vương Hiếu Thành! Bà
làm sao quên được cái dáng dấp bình thản... bình thản đến độ như bất cần đời
của hắn. Một thứ gàn gàn, dở dở, ương ương. Lúc nào cũng cười được. Ngày nào
cũng kéo Minh Viễn đi chơi... vậy mà... Ờ... Không biết bây giờ hắn có như ngày
xưa không nhỉ? Phương Trúc không làm sao quên được cái triết lý về tình yêu của
hắn “Phải cưới hết mấy cô gái đẹp trên cõi đời này. Bằng không ở giá hay hơn”
Bà Phương Trúc chợt liếc nhanh nhìn chồng. Bà đã nhận thấy có cái gì không vui
nơi chồng. Bao giờ cũng vậy khi gặp chuyện bất mãn, buồn đời, đôi mày của chồng
như châu lại, đôi mắt như lạc lõng.
Bà Phương Trúc muốn phá tan cái không khí đó, bà rụt rè hỏi:
- Anh ấy đã lập gia đình chưa anh?
- Rồi. Ông Minh Viễn đáp. Hắn mới lấy vợ chưa được bao lâu. Một cô gái bản xứ.
Hiếu Thành quả là một tay thông minh. Bao giờ có sự nghiệp vững chắc mới cưới
vợ. Bây giờ cái gì cũng tốt đẹp cả. Sáng nay gặp hắn ở trạm xe buýt, vì bận rộn
quá, hắn có chuyện đi gấp nữa, nên vội vã chia tay chưa nói gì được nhiều.
Nhưng mà anh cùng kịp mời hắn và bà xã, thứ bảy này đến nhà chúng ta dùng cơm
Bà Phương Trúc buột miệng kêu lên. Hình như có cái gì làm bà sợ hãi. Đưa mắt
nhìn quanh nhà ngoài, trang bị cũ kỹ, vách cửa mục nát thấm nước hoen ố chỉ cho
người ta thấy những cái nghèo nàn xơ xác của chủ nhà. Đã lâu rồi, hình như mấy
năm liền căn nhà này không hề đón khách đến dùng cơm. Vương Hiếu Thành một
người bạn cũ thân thiết. Nhưng mà... bây giờ anh ấy đã là một họa sĩ nổi danh.
Hẳn phải khá giả và như thế... Chắc chắn là khó có thể thích ứng với cái nghèo
khổ của gia đình này. Đó là chưa nói đến cái cô vợ mới cưới của anh ta.
- Ồ! Thật tình anh không ngờ. - Ông Minh Viễn có vẻ không quan tâm lắm đến cái
bơ phờ của vợ nói tiếp - Nhanh thật! Mới đấy mà đã 20 năm. Cái tình bạn cũ kỹ
kia cần trân trọng. Có nhiều thứ để ôn lại. Lúc trước anh còn nhớ. Anh và hắn
khăng khít như đôi sam. Hẳn em còn nhớ chứ? Vui đùa có nhau! Ồ! Nếu lúc đó anh
không say mê hội họa, có lẽ...
ông Minh Viễn đang nói nửa chừng chợt ngưng lại. Giọng như tắt nghẹn khi ánh
mắt ông dừng lại trên mâm cơm. Bà Phương Trúc liếc nhanh chồng. Một cảm giác
nặng nề căng cứng trong lòng. Bà hiểu được cái thất ý của chồng. Bạn bè ngày cũ
nay đã thành công. Còn chàng? Chỉ có đôi bàn tay trắng. Cái thất ý đó như một
thứ bệnh truyền nhiễm. Bà Phương Trúc đưa mắt nhìn mâm cơm, chợt nhiên không
còn thấy đói chút nào.
- Tối thứ bảy, anh mời họ đến dùng cơm tối. Em cố làm thêm một vài món ăn.
ông Minh Viễn kết thúc câu chuyện bằng một lời khẳng khái không nghĩ ngợi làm
bà Phương Trúc lúng túng.
- Em cảm thấy là... cái chuyện mời cơm... mình như là... anh biết đấy chuyện
chi tiêu trong gia đình phải dè xẻn lắm mới tạm đủ. Mời một bữa cơm khách ít ra
cũng tốn trên trăm bạc, em sợ là...
- Thì em phải có biện pháp, du di cái mục khác không cần sang.
- Biện pháp? Làm gì có biện pháp? Trừ trường hợp có quyển sách ước ra, nếu
không? Còn cách nào nữa đâu. Một đồng tiền không thể chẻ hai được. Mua gạo thì
nhịn than và ngược lại thôi.
Sau bữa cơm, ông Minh Viễn đi về phòng khách, ngồi tựa trên ghế mây, cầm tờ báo
trên tay rất lâu mà không lật trang. Có nghĩa là ông ấy chưa hẳn để tâm trên tờ
báo. Sao vậy? Phải chăng vì sự xuất hiện của Hiếu Thành? Một người bạn cũ thôi
nhưng mà... người bạn cũ đó đã mang đến bao nhiêu ký ức đẹp ngày xưa. Phương
Trúc mãi bây giờ vẫn không làm sao quên được cái giọng nói rổn rảng của hắn.
- Thế nào? Qúy vị quyết định lấy nhau à? Tôi từ xưa đến giờ là kẻ chủ trương
phản đối hôn nhân. Vì hôn nhân là ràng buộc là gông tù. Nhưng nếu quý vị đã
quyết lấy nhau thì tôi đành phải đóng vai người chứng thôi.
Và quả thật như vậy. Thành đã là người chứng cho cuộc hôn nhân của hai người.
Không phải chỉ một cương vị đó, mà Thành còn bao cả mọi thứ. Đúng là một người
bạn tốt.
Và bây giờ... kẻ chủ trương phản đối hôn nhân kia cũng đã lập gia đình. Vâng!
Hôn nhân là gông cùm, là tù ngục nhưng mà gần như con người, đến một lúc nào đó
đều tự nguyện mang chiếc gông cùm kia vào.
Trong lúc bà Phương Trúc đứng lặng suy nghĩ, thì Hiểu Đan đã nhẹ nhàng bước tới
kề tai bà nói nhỏ:
- Mẹ Ơi, mẹ nhớ đừng quên cách tháo gỡ thế bí giúp con nhé.
Bà Phương Trúc bàng hoàng. Thực tế quay trở lại. Cách tháo gỡ? Vâng, phải giúp
con. Con gái đã lớn cần phải giao tiếp, không thể để nó mất mặt. Còn chồng muốn
tiếp đãi bạn bè cũ. Cũng không thể không có. Phải tìm biện pháp. Bà Phương Trúc
đứng thẳng người, lòng đầy rối rắm.
Hiểu Đan cúi đầu đi qua trước mặt ông Minh Viễn. Nó kéo cánh cửa mỏng vào phòng
riêng. Trước khi đi bước vào trong còn quay lại nhìn mẹ đầy tin tưởng kèm với
một nụ cười. Ông Minh Viễn thì đang xem báo, chợt bỏ xuống chau mày nói:
- Cái con Hiểu Đan nói làm gì mà rón rén vậy hử?
- Ờ... Ờ nào có gì đâu anh?
Bà Phương Trúc ngẩn ra nhìn về phía của phòng của Hiểu Đan và nói. Quần áo con
gái đã cũ. Một chiếc áo mới không biết khoảng bao nhiêu tiền. Chắc con số không
nhỏ? Đã lâu lắm rồi, bà không hề ghé qua mấy cửa hàng vải sổ may mặc. Phải chi
có tiền... cũng nên sắm cho Đan một chiếc áo dài trắng. Một chiếc áo màu trắng
thôi, thêu thêm một tí hoa ở mép. Đột nhiên bà Phương Trúc đứng bật dậy. Chiếc
áo dạ hội trắng viền hoa bên mép? Hình như... hình như trong ký ức bà nhớ là ở
đâu đây? Niềm vui thoáng nhẹ, và vội vã chạy vội vào tủ áo, kéo chiếc va ly cũ
kỹ nặng trĩu ra. Ông Minh Viễn ngạc nhiên quay qua nhìn vợ.
- Em làm gì thế?
- Da... dạ không có gì cả. Bà Phương Trúc liếc nhanh về phía chồng nói - Em...
em chỉ định tìm một món đồ.
Sau đấy bà mở va ly, cẩn thận lấy mấy xắp áo ở trên ra. Cuối cùng rồi cũng tìm
thấy đồ vật cần tìm. Một chiếc robe màu trắng, trên có điểm những hạt kim tuyến
nhỏ. Bà lấy ra rồi khóa kỹ va ly lại. Vừa định mang ngay vào phòng Hiểu Đan.
Nhưng vừa ngẩng lên đã thấy chồng chăm chú nhìn. Bà lúng túng giải thích:
- Em định... mang cho Hiểu Đan nó sửa mặc.
- à.
ông Minh Viễn vẫn không rời mắt. Ông nhìn vợ với cái nhìn suy nghĩ càng khiến
bà Phương Trúc lúng túng hơn. Bà không hiểu nghĩ sao không muốn đi vào phòng
riêng của con gái nữa mà chỉ gọi lớn vào trong.
- Hiểu Đan!
Hiểu Đan nghe mẹ gọi bước ra, bà Phương Trúc đưa chiếc áo mới tìm cho Đan nói:
- Con xem thử chiếc áo này có thể sửa lại mặc không? Nếu được mẹ sẽ sửa cho
con.
Hiểu Đan đỡ lấy chiếc áo mở ra xem. Chiếc áo bằng tơ mịn mềm như suối. Những
hạt kim tuyến lấp lánh, cô bé tròn mắt có vẻ thích thú:
- Mẹ Ơi, áo này là của mẹ phải không? Tại sao con không biết vậy? Thế mà con cứ
tưởng lúc trước mẹ chỉ mặc áo dài thôi. Ồ, áo còn mới quá phải không mẹ? Con
mặc hẳn sang quá đấy?
- Thì cứ mang vào trong mặc thử cho mẹ xem nào?
Hiểu Đan ôm lấy chiếc áo đi thẳng vào trong có vẻ vui thích. Bà Phương Trúc
nhìn theo một cách cảm động. Lúc quay lại bà chợt bắt gặp ánh mắt của chồng.
Đôi mắt nghiêm khắc làm bà phải phân bua:
- Con nó không có lấy một cái áo đẹp để mặc mà nó thì đã khôn lớn. Em đã nghĩ
hết cách mà không còn cách nào khác hơn.
- Phải vậy thôi. Ông Minh Viễn chua chát - Chứ em để dành làm gì?
Bà Phương Trúc cảm thấy bứt rứt:
- Con gái nay cũng đã mười tám tuổi. Nó cần phải mặc áo đẹp. Chứ tối ngày cứ
mặc đồng phục mãi cũng không được
- Ai bảo nó xui xẻo chui vào cái gia đình này làm chị Ông Minh Viễn sa sầm nét
mặt - Con gái đẹp đẽ mà cha mẹ lại quá nghèo...
- Anh Minh Viễn! Sao anh lại nói những điều như vậy. Anh nói thế với ý nghĩ gì?
ông Minh Viễn chưa kịp lên tiếng thì Hiểu Đan đã bước ra. Không khí căng thẳng
giữa hai người tạm lắng. Đan đã mặc chiếc robe trắng của mẹ. Nó bước chậm rãi
cố tình cho mẹ ngắm. Đan đẹp như một nàng tiên, trên môi điểm nụ cười nhẹ.
- Mẹ thấy con thế nào?
Bà Phương Trúc ngẩn ra ngắm con. Mắt bà chợt nhòa đi. Con bé đẹp một cách thanh
tao thoát tục. Nó giống như một cách hạc trắng. Một cô gái đã trưởng thành. Bà
Phương Trúc cố nén xúc động đang dâng cao trong lòng, bước tới mân mê vạt áo
của con. Chiếc áo có vẻ hơi rộng một chút. Bà nhận xét.
- Con gầy hơn mẹ lúc trẻ nhiều. Phần eo phải thắt vào một chút. Còn cái nơ trên
cổ hơi xưa đấy, bây giờ nên mở rộng cổ áo hơn.
- Khỏi cần mẹ ạ. Hiểu Đan nói - Con thích kiểu cổ áo này, con cũng thích những
đóa hoa nhỏ thêu bên biên áo. Ồ mẹ thấy không? Chiếc áo này đẹp quá.
Hiểu Đan xoay người một vòng, Sự vui thích làm cô bé quên cả sự hiện diện của
chạ Cha là một người đàn ông khá nghiêm khắc. Tới chừng nó nhớ sực ra. Nó mới
đứng yên lại thẹn thùng hỏi:
- Cha ơi, cha thấy con thế nào?
ông Minh Viễn châu mày nhìn Đan. Hình như ông định nói đều gì đó lại thôi. Ông
quay sang nhìn bà Phương Trúc, ánh mắt nhịn nhục của vợ làm ông không đành
lòng.
- Ồ, coi cũng được. Ông nói - Đẹp lắm!
Bà Phương Trúc đẩy con vào trong:
- Con cởi ra đi, đưa lại để mẹ sửa một chút!
- Mẹ Ơi, tuyệt vô cùng.
Hiểu Đan nói một cách xúc động, nó ôm lấy mẹ siết nhẹ, rồi mới chịu bỏ đi về
phòng riêng.
Còn lại bà Phương Trúc và chồng nhìn nhau. Hai người như có tâm sự gì đó. Không
khí có chút căng thẳng. Thật lâu bà Phương Trúc mới khẽ ho một tiếng, rồi cười
gượng nói:
- Thôi được, dù gì chiếc áo này bây giờ cũng là của con rồi. Anh Minh Viễn, anh
hiểu chọ Con nó cần áo mặc, bất đắc dĩ em phải làm thế.
- Anh có nói gì đâu. Ông Minh Viễn có vẻ lúng túng - Có điều đó là một bất
ngờ... Anh không biết là em đã giữ chiếc áo kia bao nhiêu năm nay.
- Mình vải đẹp như vậy, bỏ thì tiếc.
- Nếu không phải chỉ là mình vải, chưa hẳn em đã vứt đi được.
ông Minh Viễn tiếp với một thái độ lạ. Bà Phương Trúc chợt bâng khuâng:
- Anh Minh Viễn, anh nói như vậy là sao?
- Không có gì cả!
ông Minh Viễn quay người lại, nhặt tờ báo lên như chăm chú xem, nhưng giọng nói
sau tờ báo vang ra thật xa lạ.
- Thì nó là con gái của em, em muốn diện cho nó thế nào tùy em chứ.
Bà Phương Trúc sững sờ nhìn chồng. Giữa bà và ông Minh Viễn như bị ngăn cách
bởi trang báo. Chợt nhiên bà rùng mình. Bà cảm thấy trang giấy báo mỏng manh
kia chợt biến ra to dần, nó dầy hẳn lên và trở thành một bức tường lớn ngăn
cách giữa hai người.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2
Buổi sáng Ngụy Như Phong thức dậy, nhìn vào đồng hồ đã tám giờ ba mươi.
Tối qua vì bản đồ án tăng gia sản phẩm, anh đã bận rộn mãi đến nửa khuya.
Còn bị Sương Sương từ đâu xông vào quấy rầy một chập. Ngủ trễ dậy muộn, Phong vươn
vai ngồi bật dậy trên giường. Vừa ngồi ngay người là đã phát hiện ra cánh thư
xếp làm tư đặt bên gối.
Phong mở thư ra xem:
“ông anh!
Thấy anh ngủ ngon quá, không đành lòng đánh thức anh dậy. Thôi thì em đi học
đây. Nhưng mà hôm nay là sinh nhật của bạn Nguyện Đức Mỹ. Vì vậy làm phiền ông
anh họ của tôi, hãy chọn cho tội một món quà đặc biệt (nhưng không được lấy sản
phẩm trong xưởng nhé!). Tối nay tại nhà cô bạn ấy sẽ có mở Ball đấy. Anh phải
hộ tống em không được kiếm cớ chối từ. Riêng quà sinh nhật nếu anh chọn cẩu thả
thì coi chừng em đấy. Biết tay đấy.
Ký tên.
Sương Sương
Ngụy Như Phong thấy buồn cười xếp mảnh giấy ném lại trên giường. Chàng đi vào
toilet làm vệ sinh. Xong thay quần áo xuống lầu vào phòng ăn. Vừa bước vào đã
thấy ông dượng là Hà Mộc Thiên đang ngồi bên bàn. Tay cầm báo với điếu thuốc
trên miệng. Bát đĩa ăn dở còn đây chứng tỏ dượng chàng đã dùng xong điểm tâm.
Như Phong lên tiếng:
- Thưa dượng.
ông Mộc Thiên đặt tờ báo xuống, cười với Phong:
- Ồ, hôm nay con lại dậy muộn.
- Dạ tại tối hôm qua lo bản kế hoạch tăng sản nên ngủ trễ.
- Thế làm xong chưa?
- Dạ phác thảo xong rồi, để con mang ra cho dượng xem nhé?
Phong nói và định quay người trở về phòng.
- Thôi được rồi, Như Phong. Ông Mộc Thiên ngăn lại - Con dùng điểm tâm trước
đi, dùng xong sẽ tính sau.
Ngụy Như Phong quay lại ngồi xuống. Cô tớ Kim đã mang phần điểm tâm của Phong
vào. Gia đình này chỉ có ba người, những mỗi người lại ý thích khác nhau. Ông
Mộc Thiên thì thích dùng theo kiểu Tàu. Điểm tâm là cháo trắng cải chua, trứng
đậu, lạp xưởng, cá mặn. Mỗi bữa bốn món. Còn con gái ông là Sương Sương thì
thích ăn theo Tây: một cốc sữa, trứng ốp la, bơ, bánh mì nướng... Mới trông
tưởng là đơn giản nhưng thật phức tạp cầu kỳ. Bánh phải nướng vừa vàng không
khét, trứng phải vừa chín tới thôi. Sữa phải đủ ấm không được nguội lắm. Còn
Như Phong thì nửa Tây nửa Tàu: một cốc sữa ba cái giò chéo quảy, bốn cái bánh
chiên tôm... Mấy thứ này coi vậy mà đơn giản, chỉ cần xách tiền ra đầu ngõ là
có ngaỵ Phong cũng dễ dãi. Nóng hay nguội một chút cũng chẳng nhằm nhò gì. Thức
ăn điểm tâm đã mang vào, Phong vừa ăn vừa nói chuyện với ông Mộc Thiên.
- Con đã suy nghĩ kỹ rồi. Hiện nay thị trường ở nước ngoài đòi hỏi khá lớn.
Chúng ta nên mở thêm một cửa hàng chi nhánh tại Hồng Kông...
- Như Phong này. Ông Mộc Thiên cắt ngang - Con cứ ăn no đi, ăn nhanh kẻo nguội
lạnh rồi có hại sức khỏe, chuyện làm ăn tính sau.
Như Phong nhìn ông Mộc Thiên, rồi đành bỏ lửng câu chuyện. Đối với ông Mộc
Thiên, Phong có một tình cảm đặc biệt. Đó không hẳn vì ông là người đã mang
chàng từ quê sang đây mà còn vì cá tính của ông tạ Ông Mộc Thiên không có cái
dáng dấp gì là một nhà doanh thương cả, mà ông giống như một học giả. Con người
hòa nhã, lúc nào cũng ung dung. Nhưng cái mà Phong thích nhất ở ông Thiên là
bản tính yêu người. Đó là một yếu tố mà Phong rất ít khi gặp ở những thương gia
khác. Nhiều lúc Phong cảm thấy sự thành công của ông trên thương trường gần như
là do vận maỵ Bởi vì làm thương mại mà ông không hề có chút gì là “xảo quyệt,
cứng chắc, đòn độc” để hạ địch thủ. Vậy mà không hiểu sao công việc làm ăn của
ông Thiên lại cứ thuận buồm xuôi gió. Ngành dệt là cái nghành đang làm ăn phát
đạt ở xứ Đài Loan. Một cái nghề cạnh tranh khá khốc liệt. Và muốn có một cơ
ngơi cỡ như của ông Thiên hiện giờ quả là không phải dễ.
- Như Phong này. Ông Mộc Thiên vừa thở khói vừa nói - Hôm qua hình như Sương
Sương nó lại quấy rầy con phải không?
- Dạ, Như Phong cười nói - Bài vở anh văn của em con kém lắm. Nó làm bài không
được nên dễ đổ quạu.
- Nếu có thì giờ con cũng nên kèm cặp cho nó, chứ dượng thấy thì, cái con nhỏ
đó tánh cũng hoang đàng thích chơi hơn là học. Dượng hiểu con của dượng, Dương
sợ là... sau khi tốt nghiệp phổ thông xong, nó không đủ khả năng thi vào đại
học đâu. Vì vậy... nghĩ đến tương lai của nó, dượng đã tính kỹ, dượng thấy là
chỉ có nước...
- Gả nó đi!
Như Phong chợt buột miệng vuốt đuôi.
- Hử! ông Mộc Thiên quay qua nhìn Phong - Gả đi à? Nhưng ai có thể chịu nổi cái
tính bướng bỉnh của nó. Không đơn giản đâu.
Đúng như thế. Ngụy Như Phong nghĩ tới cái bản chất ngang ngạnh và kiêu hãnh của
Sương Sương. Ông chồng tương lai của cô ấy sẽ khó mà chịu được. Nhưng nếu truy
cứu trách nhiệm thì chàng lại thấy những khuyết điểm kia của Sương Sương phần
lớn cũng là do lỗi ông dượng mình gây ra. Ông ấy đã quá nuông chiều, không lưu
tâm dạy dỗ kèm cặp... Nếu không, bây giờ đã đỡ khổ biết chừng nào. Nhưng mà...
Phải chi... Phong nhìn ông Mộc Thiên chợt thắc mắc. Một người có tiền của danh
vọng to lớn như dượng ấy đâu có ế? Tại sao không bước thêm bước nữa. Đó là chưa
nói, ômg ấy nào có xấu trai? Đẹp trai nữa là đàng khác. Tuổi tác và cuộc sống bận
rộn không làm ông béo phì. Dáng dấp vẫn dong dỏng vững chãi. Khuôn mặc căng
bóng không cho thấy cái số trên bốn mươi lăm. Với những người đàn ông như vậy
cộng thêm cái thu hút của tuổi trung niên... Như Phong biết là ngay trong xí
nghiệp đã có hàng tá nữ nhân viên lăm le quyến rũ, mơ ước được nâng khăn sửa
túi cho ông dượng. Vậy mà không hiểu sao ông Mộc Thiên vẫn bình thản một cách
phớt lờ.
Khi Ngụy Như Phong yên lặng suy nghĩ, thì ông Mộc Thiên cũng đang đánh giá
người thanh niên trước mặt. Ngụy Như Phong không phải thuộc típ người đẹp trai,
nhưng là một con người ít nói, năng nổ. Ông Thiên thích nhất cái bản tính này.
Trẻ tuổi cần có một cái gì đặc sắc. Đó là một cá tính haỵ Ông còn nhớ khi mang
nó từ quê lên. Lúc đó Phong mới khoảng mười hai mười ba tuổi. Vậy mà... thời
gian nhanh thật. Mới đấy mà đã trưởng thành, không những chỉ tốt nghiệp đại học
mà còn trở thành một cáh tay đắc lực cho ông. Nếu cái cách suy nghĩ của ông
không hẹp hòi lắm thì trong thâm tâm sâu kín lúc nào ông cũng mỏi một đều, đấy
là Phong sẽ yêu. Ông mong mỏi là gữa Phong và Sương Sương sẽ có một tình yêu
nảy sinh... Mặc dù ông biết Sương Sương không xứng lắm với Như Phong. Sương Sương
“hoang” quá, ương nghạnh quá, lì quá... Nhưng dù sao Sương Sương cũng là con
gái của ông. Đứa con duy nhất. Khuyết điểm của Sương Sương có đấy nhưng bên
cạnh đó nó cũng còn một vài ưu điểm. Một là đẹp, hai là dưới cái thái độ bướng
bỉnh bên ngoài, nó còn có cả một trái tim lương thiện, yêu người. Những thứ đó
cộng thêm cái tài sản khổng lồ của ông. Chắc cũng không đến nỗi thiệt thòi cho
Ngụy Như Phong lắm.
Sau buổi điểm tâm như thường lệ. Phong uống một tách trà nóng. Ông Hà Mộc Thiên
đứng dậy nói:
- Như Phong nầy. Buổi hội nghị tối nay chắc con phải tham gia đấy.
Như Phong có vẻ suy nghĩ:
- Vâng, nhưng mà!
- Nhưng mà làm sao? Có chuyện gì à?
- Dạ cũng không. Chuyện nhỏ nhặt thôi. Sương Sương muốn con đưa nó đi dự sinh
nhật của con gái nhà họ Nguyện.
- à! Sinh nhật của con gái Nguyện Chính phải không? Vậy thì con cũng phải chọn
hộ cho dượng một món quà cho nó - Ông Mộc Thiên vừa cười vừa nói tiếp:
- Nếu thế thì tối nay con cứ đưa Sương Sương đi dự vũ sinh nhật bạn nó đi, bằng
không khó mà chịu được cái cằn nhằn của nó.
Như Phong cười, chàng hiểu được cái tính nuông chiều đến độ buông thả của ông
Mộc Thiên đối với con gái. Đứng dậy vừa định lên lầu lấy bản dự toán tăng sản
lượng thì chuông điện thoại chợt reo vang. Tiếp đó cô Kim từ phòng khách thò
đầu vào.
- Cậu có điện thoại.
Như Phong vội đi vào phòng khách. Vừa nhắc máy lên, chàng đã nghe một giọng nữ
nũng nịu.
- Anh Như Phong đấy ư! Anh đoán xem em là ai nào?
Như Phong chau mày. Cần gì đoán chàng đã biết là ai!
- Đỗ Ni, phải không?
- Ồ, vậy là tốt, em đã tưởng là anh quên em rồi chứ? Sao anh bận không? Tối nay
đến với em nhé! Được không?
- Tối nay không được, anh bận.
- Vậy thì tối mai vậy. Em cấm anh không được nói bận nữa nhé.
Như Phong ngần ngừ nhìn vào máy. Một chút suy nghĩ. Đi hay không? Nhưng rồi
chàng nói:
- Được rồi. Mai sẽ đến.
Đặt máy xuống, chàng quay lại vừa bắt gặp ông dượng đang ngồi ngả lưng trên
salon hút thuốc. Hình như có cái gì đó không tự nhiên. Phong bước tới cố làm ra
vẻ như không có gì, hỏi:
- Mình đi chứ?
- Ừ, thì đi.
ông Mộc Thiên thẳng lưng dậy, dụi tàn thuốc nhưng mắt vẫn không rời Phong.
Ra khỏi phòng khách, đã thấy bác tài họ Lưu đánh xe đợi ngoài cổng. Bác Lưu là
người Sơn Đông đã theo ông Thiên lâu năm. Một người làm thân tín. Bộc trực,
nóng tính, bác rất được ông Thiên tin dùng. Phong và ông Thiên bước vào xe.
Trên đường cả hai chỉ ngồi yên lặng. Ông Thiên đang nghĩ về Đỗ Nị Con người Đỗ
Ni thế nào? ông nào có xa lạ. Và ông ngắm nghía Phong. Ông nghĩ Phong là một
con người lý trí và cứng cỏi, không dễ gì bị rung động dễ dàng. Nhất là đối với
hạng gái ở dưới anh đèn màu như Đỗ Ni.
Phong đưa mắt nhìn ra ngoài khung cửa kính. Đường phố Đài Bắc lúc nào cũng nhộn
nhịp. Nhưng đầu chàng lai đang nghĩ về cũng một đề tài như ông Thiên - Đỗ Nị
Chàng không thích thú lắm với cái hẹn ngày mai, nhưng phải đi. Coi như một tiêu
khiển qua đường? Phong chợt mỉm cười khi nghĩ đến ba vòng eo: Ba mươi sáu, hai
mươi bốn, ba mươi sáu.