28/10/12

Lục mạch thần kiếm (H44)

Tiêu Phong bước lại gần thêm bước nữa, bổng nhiên giật mình, vì thấy người A Tử ngập tuyết đầy đến mấy tấc. Tuyết đóng lại tứ là tình trạng y ngyên không tan rữa. Theo lẽ thường thi nhiệt khí trong người A Tử nằm bấy lâu tống ra tuyết bên mình nàng phải tan thành nước rồi mới phải, thế mà hiện tại không tan chút nào, hay là nàng chết thật? Tiêu Phong sợ quá đưa tay sờ vào mặt A Tử, nhưng tay sờ chỗ nào cũng giá lạnh. Ông đặt tay lên mũi, cũng thấy ngừng thở rồi.

Tiêu Phong nhớ lại A Tử chết để lừa gạt cả song thân nàng, biết nàng đã học được thuật "Quy tức công" của phái Tinh Tú, có thể bế tắc hô hấp, nên ông không hoang mang nữa. Ông đưa ngón tay trỏ điểm huyệt dưới nách. Nội lực ở trong người ông chuyển vào A Tử. A Tử ú ớ rồi từ từ mở mắt ra. Nàng vừa nhìn thấy Tiêu Phong đột nhiên hé miệng phun ra một mũi châm rất nhỏ nhằm bắn vào mí mắt Tiêu Phong. Tiêu Phong chỉ cách A Tử chừng hơn một thước. Ông không thể ngờ đến nàng đột nhiên hạ độc thủ. Mũi độc châm bay ra rất nhanh. Trong lúc bất ngờ lại ở gần gang tấc thì dù võ công ông cao cường đến đâu muốn né tránh cũng không kịp.

Tiêu Phong nghĩ ngay đến môn ám khí hiểm độc vô song của phái Tinh Tú, ai đã trúng phải thì tính mẹng khó mà hy vọng sống được, ông giơ tay phải lên phóng ra một chưởng, luồng chưởng phong đầy cực kỳ hùng hậu. Tiêu Phong ngưng tụ hết công lực phóng ra để tự cứu mình, mũi nóc châm phóng ra nhanh như chớp lại chỉ cách đích có hơn một thước bị luồng chưởng phong hất đi mất tiêu. Mũi ông còn thoáng ngửi lấy mùi tanh sặc do mũi độc châm tiết ra bay xít qua mặt ông cách đầy một tất, thật là một trường hợp nguy hiểm vô cùng. Giữa lúc ấy, A Tử bị luồng chưởng phong quá mãnh liệt đánh bật hất ra ngoài mười trượng. Người nàng rớt xuống đất rồi còn trượt thêm mấy trượng nữa vì mặt tuyết phủ trơn như mỡ.

Tiêu Phong thoán được tai nạn chỉ còn khe chừng sợ tóc, bất giác âm thầm:

- Thật là hú vía!

Lúc đầu ông nguyền rủa cô gái yêu tinh lòng dạ hiểm sâu đã ngấm ngầm hạ độc thủ mình một cách tối độc ác! Nhưng nhìn đến A Tử luồng chưởng phong của mình đánh hất ra ngoài mười trượng thì giật mình la lên:

- Trời ơi! Thôi chết rồi! Làm sao cô ta chịu nổi chưởng đó? Trông chừng mình đánh chết cô ta rồi cũng nên?

Ông nhẩy phốc đến bên A Tử thấy nàng hai mắt nhắm nghiền. Hai khóe mắt đang rỉ máu tươi ra, sắc mặt lợt lạt, phen này thì nàng tắt thở thật rồi.

Tiêu Phong đứng thộn mặt ra lẩm bẩm:

- Mình đã đánh chết A Châu, lại đánh chết cả cô em Nàng... nàng.... lúc lâm chung còn dặn mình trông nôm cho em mình, thế mà... thế mà... mình lại đánh chết cô ta.

Tiêu Phong mới ngớ ngẩn mà tâm thần ông man, tựa hồ như trãi qua một thời gian rất lâu. Ông lắc đầu vội đưa tay đặt vào lưng A Tử, hút chân khí mình truyền vào người nàng. Hồi lâu A Tử mới hơi nhúc nhích được.

Tiêu Phong cả mừng gọi rối rít:

- A Tử! A Tử! Em đừng chết. Ta đã biểu bất luận gặp trường hợp nào vẫn cứu gỡ sinh mạng cho em.

Xong A Tử chỉ khẽ cử động một chút rồi lại nằm trơ ra đó, không nhút nhích. Tiêu Phong lại càng bồn chồn trong dạ, nhưng có điều ông từng trãi sóng gió đã nhiều, nên gặp tình thế càng nguy cấp bao nhiêu ông càng cố trấn tĩnh bấy nhiêu. Ông ngồi sếp bằng xuống đất, khẽ lưng A Tử dậy, đặt vào trước mặt mình, hai tay đón lấy lưng nàng phóng nội lực từ từ chuyển vào người A Tử. Tiêu Phong biết A Tử bị thương rất nặng, hiện giờ còn cách gĩư cho nàng đừng tắc thở để khỏi chết ngay lập tức, rồi sẽ từ từ cứu vãng. Vì thế ông cần phải đem chân khí mình chuyển vào thân nàng. Trong khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm, trên đầu ông tiết ra những tia độc khí, tỏ ra rằng ông đã đem toàn lực vận nội công một cách liên tục không gián đoạn để cứu vãng tình thế. Cuộc vận công kéo dài thêm một giờ nữa, người A Tử đã hơi nhúc nhích được một chút thì nàng phiều phào gọi:

- Tỉ phu!

Tiêu Phong cả mừng, tiếp tục vận công lực chứ không nói gì rồi thấy người nàng dần dần ấm lại một chút, không gía lạnh như trước nữa, mũi nàng cũng thấy thoi thóp thở.

Tiêu Phong chỉ sợ mình ngừng vận nội công một chút là nàng sẽ tắt thở ngay, nên không dám ngừng lại giây phút nào. Ðến giữa trưa thì hơi thở A Tử đã đều đều, Tiêu Phong mới ẵm nàng đứng dậy ra đi, xong mặt nàng vẫn trắng bệt không một chút huyết sắc. Tiêu Phong rão bước đi nhanh và gĩư cho tật im để A Tử trong lòng mình không bị sốc chút nào. Ông vừa đi vừa đặt tay trái vào lưng A Tử để truyền chân khí luôn luôn vào người nàng. Ði được chừng một giờ thì đến một thị trấn nhỏ. Song thị trấn này không có phạn điếm. Tiêu Phong lại quay về hướng Bắc mà đi, chừng hai mươi dặm mới gặp một quán cơm tồi tàn. Trong quán này không có tiểu nhị. Chính chủ quán ra mời khách. Tiêu Phong vội xin chủ quán lấy một bát nước nóng, dùng canh múc đỗ vào miệng A Tử.

Xong chỉ nàng chỉ nuốt ba thìa rồi lại trào ra hết. Nước nóng nôn ra có lẫn máu đen. Tiêu Phong trong dạ bồn chồn và cảm thấy A Tử bị thương chuyến này khó lòng chữa khỏi được... Diêm vương Ðịch Tiết Thần Y không biết hiện giờ ông ở đâu. Mà dù lão có ở ngay bên cạnh, vị tuất đã chữa nổi chứng nội thương trầm trọng do trưởng lực của ông gây nên. Tiêu Phong lại nghĩ lại A Châu trước kia bị chưởng môn phương trượng chùa thiếu lâm phóng chưởng làm nàng bị thương, nhưng không phải người nàng hứng lấy chưởng lực, tình trạng nhẹ hơn nhiều nên Tiết Thần Y mới chữa khỏi. Tuy ông biết rõ không thể cứu sống được A Tử nhưng còn nước còn tát cho đến hơi sức cuối cùng mới thôi.

Ông nghĩ bụng:

- Mình đây hết lòng hết sức, dù cho chân khí cùng nghị lực kiệt quệ, cũng phải chống đỡ đến kỳ cùng không phải là để cứu A Tử mà thật ra là để khỏi phụ lời phó thác của A Châu.

Kể ra thì A Tử động thủ ám toán Tiêu Phong trước, khiến ông lâm vào tình trạng không phóng chưởng ra hất mũi độc châm đi tức bị mất hướng về tay nàng. Ông là người võ công cao cường thì lúc gặp cảnh nguy cấp, không còn kịp suy nghĩ gì nữa, cách phản ứng tự nhiên là triển phương pháp có hiệu lực nhất để tự cứu giải cho mình.

Ông làm cho A Tử bị thương đây là ở trong trường hợp bất đắt dĩ. Dù cho A Châu có mặt trong trường hợp này, quyết nhiên nàng cũng không có căm lời oán trách, vì chính tại A Tử tự rước vạ vào mình, chứ có quan hệ gì đến người khác. Chỉ vì A Châu không biết, nên Tiêu Phong cảm thấy rất ân hận với nàng. Suốt đêm hôm ấy, Tiêu Phong không chợp mắt, cả ngày hôm sau chàng cũng không lúc nào ngớt phóng chân khí và người A Tử để duy trì cứu mạng cho nàng.

Ngày trước, A Châu bị thương, chỉ có những lúc hơi thở nàng hạn hắt quá, Tiêu Phong mới phải ra tay truyền nội lực. Còn lần này, không lúc nào ông dám rờ bàn tay ra khỏi người A Tử, vì chỉ nhấc tay ra một cái là nàng tắt thở ngay lập tức. Qua ngày thứ hai cho mãi đến đêm Tiêu Phong vẫn giữ nguyên tình trạng đó. Tuy công lực ông rất thâm hậu xong hai ngày hai đêm liền phải dồn nội lực cho A Tư thì tránh sao khỏi mệt nhoài. Trong quán cơm này chỉ có cất hai hủ rượu, Tiêu Phong uống sạch không còn một giọt, ông muốn sai chủ quán đi mua chỗ khác, nhưng trong mình không giắt sẳn tiền. Nguyên Tiêu Phong là người nghiện rượu.

Trong một ngày không ăn cơm còn nhịn được, chứ không có rượu uống thì thật là khó chịu, nhất là tâm thần cũng như sức lực đều bãi hoải, lại càng cần uống rượu để phấn khởi tinh thần.

Tiêu Phong nghĩ bụng:

- Chắc trong mình A Tử có giắt tiền bây giờ đang cần, mình đành dùng tiền của cô, rồi sẽ liệu!

Nghĩ vậy ông liền cởi bộc áo của nàng ra, quả nhiên có thầy ba đỉnh vàng nhỏ. Ông liền lấy ra một đỉnh rồi gói lại cẩn thận để sang một bên. Lúc sách bộc áo lên, bổng nhìn thấy một dãi lụa tía, một đầu buột vào bộc áo, còn một đầu buộc vào sau.

Tiêu Phong lẩm bẩm:

- Cô bé này thế mà rất cẩn thận, cô sơ có người rút mất bộc áo, nên mới buộc một đầu dây vào vật gì trong mình. Thế này kể cũng khó chịu cho cô.

Nghĩ vậy ông đưa tay ra cởi dải buộc ở trên lưng. Dải này có thắt nút chặt qua, rất khó cởi. Tiêu Phong hí hoáy hồi lâu mới cởi ra được. Lúc ông kéo dải ra thì đầu dây kia có buộc một vật gì nặng chĩu, mà vật đó lại bỏ vào trong quần không chìa ra ngoài chút nào. Tiêu Phong buông dây ra thì vật đó đánh xuống đất đánh "Cạch" một cái. Ông rút ra coi thì vật đó màu xanh biết, sáng bóng nhìn ra thì là cái đỉnh ngọc bé nhỏ. Tiêu Phong thở dài cuối xuống nhặt để trên bàn. Ðỉnh ngọc này trạm trỗ rất tinh vi. Trong nền ngọc xanh biết có hiện lên những văn hồng, trong càng tăng thêm vẽ đẹp. Trước nay Tiêu Phong không thích đồ chơi. Dưới mắt thì dù châu báu, bảo vật quí hơn nữa, ông chỉ coi như hòn gạch, hòn ngói.

Ông nhìn một lát rồi không nghĩ tới nữa, chỉ lẩm bẩm:

- Cô bé A Tử này thật là gião quyệt, mồm năm miệng mười bảo với bọn đệ Tinh Tú Hải là Bích Ngọc Vương Ðỉnh giao cho mình rồi. Ai ngờ buộc nó vào trong quần. Bọn đồng môn với cô một là Tinh Ðỉnh Ngọc mình dắt trong người, hai là không tiện xục tìm trong quần cô, chúng không phát giác ra được. Hởi ơi! Nay tính mạng cô còn mà giữ được thì vật này để làm gì?

Tiêu Phong gọi chủ quán lại đưa cho gã một đồng tiền vàng bảo mua rượu, mua thịt cho mình về ăn uống. Một mặt ông vẫn tiếp tục nhã nội lực để duy trì tính mạng cho A Tử. Ở trong tiểu điếm đã được bốn ngày. Tiêu Phong không thể chống lại với sự mệt mõi, ông đành hai tay nắm lấy hai tay A Tử và đưa nàng vào lòng để tựa lưng vào ngực mình, truyền chân khí qua bàn tay vào trong thân thể nàng.

Sau một lúc, hai mắt ông nhích lại không mở ra được, gật gưỡng một lúc rồi thiếp đi. Nhưng trong lòng ông vẫn khoắc khoải về sự sống chết của A Tử, nên mới ngủ được một lúc, đã giật mình tỉnh giấc. May mà trong lúc ông ngũ đi, chân khí vẫn không ngừng lưu động. Nếu ông rời tay ra một chút là nàng tắt thở liền. Tình trạng này lại kéo dài hai ngày nữa. Tiêu Phong thấy A Tử tuy đã chết, xong thương thế không chuyển chút nào. Nếu cứ nằm trong tiểu điếm này thì biết bao giờ cho ngã ngũ. A Tử ngẫu nhiên mở mắt ra, xong mắt vẫn lờ đờ rõ ràng không biết trời biết đất gì nữa mà cũng không nói được. Tiêu Phong lại uống hết hai hũ rượu lớn mà không nghĩ ra được điều gì.

Sau đó ông quyết định:

- Ta đành ẵm nàng lên đường vừa đi vừa vận chân khí, chứ cứ ở lại trong tiểu điếm này thì rốt cục vô kế khả thi.

Nghĩ vậy tay trái ông bồng A Tử, tay phải cầm bộc áo nhét vào trong bụng. Lúc trông đến cái Bích Ngọc Vương Ðỉnh vẫn để trên bàn, ông nghĩ bụng"Cái vật hại người này, đập tan quách đi cho rồi."

Nhưng cầm đỉnh lên ông lại nghĩ :

- A Tử trăm cay ngàn đắng mới lấy cắp được vật này. Xem thương thế nàng không thể khỏi được. Trước lúc lâm chung, hoặc giả thần chí cô có tỉnh lại, tức hỏi đến đỉnh này, mình sẽ đưa cho cô coi để cô yên tâm mà chết, không còn ân hận điều gì.

Nghĩ vậy ông cầm lấy đỉnh ngọc vào tay thì cảm thấy trong đỉnh hình như có vật gì ngó ngoái. Ông rất lấy làm kỵ, để ý nhìn kỷ thì ra mé đỉnh có năm lỗ nhỏ. Nhìn kỷ thêm thì ở cổ đỉnh có một đường rất nhỏ, tựa hồ như đỉnh chia làm hai nữa. Tiêu Phong lấy ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn cặp chặt lấy cái đỉnh, còn ngón tay giữa và ngón tay cái giử lấy nữa trên khẽ xoay về bên tả. quả nhiên thấy đỉnh xoay đi.

Ông xoay luôn mấy vòng thì mở được nắp ra. Ông nhìn vào trong đỉnh, bất giác cả kinh và nôn mữa. Nguyên trong đỉnh này có hai con trùng độc đang cắn nhau, một con rết và một con bò cạp. Hai con đang cắn nhau vật lộn rất kịch liệt. Tiêu Phong là người kiến văn rộng rãi, biết là phái Tinh Tú dùng những trùng độc này luyện một môn tà pháp quái đản. Ông liền dốc đỉnh ngọc cho rết cùng bò cạp rới xuống đất rồi dẫm lên cho rớt đi. Ðoạn ông lại đậy nắp cẩn thận bỏ vào trong bọc áo. Tiêu Phong tính trả tiền hàng, ẵm A Tử gội gió dầm mưa tiết đi về phía bắc. Ông tự biết mình đã mắt tội với bọn hào kiệt Trung Nguyên lại không muốn thay đổi hình dạng, cứ để vậy nhắm hướng Bắc mà đi. Tiêu Phong đi như vậy được mấy trăm dặm vẫn bình yên vô sự.

Một hôm đến một thị trấn lớn, thấy có tiệm bán thuốc trên biễn đề: "Tiệm thuốc gia truyền của Vương Thông Trị" ông nghĩ bụng:

- Ở địa phương tầm thường này làm gì có bậc danh y, nhưng ta cứ vào thử xem cũng chẳng hề chi.

Ông liền ăm A Tử vào tiệm xin chữa thuốc.

Gã nho y là vương thông trị vừa cầm mạch A Tử vừa nhìn Tiêu Phong.

Gã đã thấy mạch A Tử đã tắt, liền đưa mắt nhìn Tiêu Phong thấy vẻ mặt ông ngơ ngát quái lạ.

Thốt nhiên lão đưa tay ra cầm mạch tay ông.

Tiêu Phong tức mình hỏi:

- Tiên sinh? Tôi đến xin tiên sinh chữa bệnh cho em tôi, chớ có đến chữa bệnh cho tui đâu.

Vương Thông Trị lắc đầu nói:

- Tôi coi lão huynh có bịnh, thần chí mê hoảng mất rồi cần phải chữa kẻo nguy đó:

Tiêu Phong hỏi:

- Sao tiên sinh bảo thần trí tôi mê loạn?

Vương Thông Trị đáp:

- Cô nương đây mạch đã tắt ngấm chềt tự bao giờ. Có điều người cô chưa cứng đờ mà thôi. Thế thì lão huynh còn đến cầu thầy chữa cái gì? Chẳng phải thần trí lão huynh đã mê loạn là gì? Lão huynh ơi! Người ta đã chết không thể sống lại được nữa. Lão huynh chẳng nên thương tâm quá độ, đem thi thể lịnh Muội mai táng đi, để người chết được yên phần xác.

Tiêu Phong khóc giỡ miếu giỡ, nhưng ông cũng biết rằng lời y không phải hoàn toàn vô lý. Thật ra A Tử đã chết đã lâu rồi chỉ còn nhờ vào chân khí của mình mà cầm được chút hơi tàn. Như vậy thì thầy lang tầm thường chữa thế nào được? Nghĩ vậy Tiêu Phong đứng dậy trở gót đi ra.

Bỗng thấy một người ăn mặc ra lối quản gia ở đâu hấp tấp chạy đến tiệm thuốc hốt hoãng la lên:

- Phải đi tìm cho mau một lão sơn Nhân Sâm thật tốt. Lão gia nhà tôi trúng phong sắp tắt thở, thế mà nhờ có nhân sâm cứu sống được đó.

Gã trưởng qũy trong tiệm thuốc vội nói:

- Phải rồi! Phải rồi ở đây có lão Sơn Nhân.

Tiêu Phong lẩm bẩm:

- Phải có lão Sơn Nhân Sâm mới cứu sống được.

Một người bịnh sắp tắt thở, nếu quả uống vài hớp sâm thang mà giữ hơi thở sống thêm chốc lát để xem người chết có di ngôn gì để lại không, thì trường hợp này Tiêu Phong cũng đã biết rồi, chứ dùng lão Sơn Nhân Sâm để cứu mạng cho A Tử có ăn thua gì! Nhưng ông nghe lão quản gia nói, lại thấy lão chưởng qũy lấy ra một hộp gỗ đỏ, trân trọng mở nắp ra bên trong có đựng ba con nhân sâm bằng ngón tay.

Trước kia Tiêu Phong đã nghe nói nhân sâm lớn chừng nào thì tốt chừng nấy. Ngoài da vàng dăn deo xù xì càng qúi. Thứ nhân sâm lớn giống như hình người, đủ cả đầu lẫn tay chân là thượng hảo hạn sống đã lâu năm. Ba con sâm này toàn là vật tầm thường chẳng có chi đặt biệt. Gả quan gia chọn hộ một con rồi hấp tấp đi ngay.

Tiêu Phong lấy một đỉnh vàng mua luôn cả ba con. Trong tiệm thuốc có đủ đồ dùng sắc thuốc cho khách hàng. Chỉ một lát sắc lên thành nước sâm thang, từ từ đổ cho A Tử uống mấy thìa. Lần này nàng uống sâm thang vào rồi không nôn ra, nên ông lại đổ thêm cho uống mấy thìa nữa. Tiêu Phong thấy mạch cô đã hơi chuyển động hơi thở cũng khá hơn, bất giác mừng thầm trong bụng.

Gã nhờ Y Vương Thông Trị đứng bên vẫn lắc đầu quầy quậy nói:

- Lão huynh ơi! Nhân sâm không phải là thứ dễ tìm, dùng một cách phí phạm thì thật là đáng tiếc. Nó không phải là tiên đan. Nếu có cứu được người chết cho sống lại thì ra người giàu tiền vĩnh viễn không bao giờ chết.

Tiêu Phong mấy ngày liền không dám rời A Tử, trong lòng bực bội đã lâu.

Ông nghe Vương Thông Trị đứng bên nói lải nhải, bất giác điên tiếc lên, xoay tay lại toan phóng chưởng ra đánh.

Nhưng tay vừa dơ lên, ông lẩm bẩm:

- Tiêu Phong hỡi Tiêu Phong! Ngươi đánh cả người không biết võ công thì đâu phải là anh hùng hảo hán?

Nghĩ vậy liền dừng tay lại bồng A Tử lên chạy ra khỏi tiệm thuốc ông còn nghe văng vẳng tiếng Vương Thông Trị vừa cười vừa nói:

- Thằng cha này thật là hồ đồ, gã ôm một cái tử thi chạy lui chạy tới xem chừng chính gã cũng chẳn sống được mấy nỗi nữa.

Hắn còn biết đâu rằng vừa rồi suýt nữa hắn đã phải xuống chầu am vương.

Tiêu Phong mà không nén được cơn tức giận phóng chưởng đánh ra, thì đến mười gã Vương Thống Trị cũng đi đời. Tiêu Phong ra khỏi tiệm thuốc nghĩ thầm:

- Mình nghe nói thứ lão Sơn Nhân sản xuất nhiều ở núi Trường Bạch trên một dãy đất cực kỳ rét lạnh. Chi bằng mình về phía Ðông Bắc để thử xem công thứ sâm đó có thể bồi dưỡng nguyên khí cho A Tử được không? Mình xem ra không còn cách gì cứu sống được cô ta, nhưng nếu cứu cho cô tĩnh lại ở nhân gian một ngày thì đối với A Châu mình cũng bớt được đôi chút ân hận.

Nghĩ vậy, ông theo ngã Ðông Bắc mà tiến. Dọc đường thì gặp tiệm thuốc, Tiêu Phong lại vào hỏi mua nhân sâm. Sau này tiền xài hết rồi ông chẳng nể nang gì nữa, cứ thò tay ra lấy liền. Mấy tên làm ăn trong tiệm chống thế nào nổi. A Tử sau khi uống nhiều nhơn sâm, thương thế quả nhiên khá nhiều, có lúc nàng đã mở mắt ra khẽ gọi: "Tỉ Phu." Ban đêm Tiêu Phong ngủ đi có lúc rời tay ra không tiếp chân khí cho A Tử mà nàng vẫn còn thoi thóp thở. Càng ngược lên mạn Ðông Bắc đường càng vắng teo. Tiêu Phong trông thấy mấy khi gặp người qua lại. Về sau thì chỉ thấy cỏ hoang mờ mịt tuyết đọng thành gò đốn.

Tiêu Phong có khi suốt ngày không gặp một ai, bất giác ông nản chí than thầm:

- Hỏng bét! Thật là hỏng bét! giả tỷ gặp chỗ có sâm, nhưng tuyết ngập cao thế này thì làm sao mà đào được? Mình đành trở lại thấy chỗ nào có sâm, có tiền thì mua, không tiền thì cướp.

Nghĩ vậy, ông bồng A Tử quay về.

Gặp chính tiết đại hàn, mặt đất tuyết đọng dầy đến mấy thước, đi lại rất khó khăn. Nếu ông không phải là tay võ công trác tuyệt, lại đèo theo một người, thì chẳng bị chết cóng, chân cũng bị sa lầy không rút lên được, và không tài nào thoát chết. Ðến ngày thứ ba, chiều trời thảm đạm, xem chừng sắp có gió to, mưa tuyết, Tiêu Phong buông tầm mắt nhìn ra thì trước sau toàn một màu tuyết phủ, không một vết chân người. Ông cảm thấy mình cô độc khác nào con thuyền lạc lõng giữa biển khơi, bên tai chỉ nghe gió rít từng hồi.

Tiêu Phong biết mình lạc đường mất rồi, mấy lần nhẩy lên cây cao trong ra bốn mặt, chỉ thấy biển tuyết bát ngát che phủ hết cả những khu rừng rậm rạp một mầu trắng xóa, chẳng còn phân biệt đâu là đông tây, nam, bắc nữa. Ông sợ A Tử rét cóng, đành cởi áo trường bào ra quấn cho nàng. Tuy ông là người chẳng biết chẳng sợ trời sợ đất, nhưng lúc này ông ở giữa bầu vũ trụ mênh mông, tựa hồ trong khoảng trời đất bao la chỉ còn sót lại một mình ông, lòng ông không khỏi hoang mang sợ sệt. Nếu chỉ có một mình ông thôi thì còn khá, dù biển tuyết bao la vô bờ bến, cũng không vây hãm nổi ông được, nhưng đằng nầy ông lại ôm trong lòng một người mê man sống dở là cô bé A Tử.

Tiêu Phong luôn ba ngày chưa được ăn cơm.

Ở trong bể tuyết bát ngát này, muốn kiếm một con gà rừng hay con thỏ nội cũng chẳng thấy bóng.

Ông nghĩ thầm:

- Hiện giờ bốn phương mờ mịt muốn tìm đường ra cũng được, đành nghĩ lại trong rừng một đêm, chờ ngớt mưa tuyết có mặt trời hoặc có trăng sao mới biết đường mà tìm phương hướng.

Nghĩ vậy, Tiêu Phong liềm tìm đến một chỗ kín gió và bẻ mấy cành khô đốt lửa lên. Lửa cháy mỗi lúc một to, ông cảm thấy trong mình ấm áp nhưng bụng đói như cào. Tiêu Phong nhìn gốc cây thấy mấy gốc cỏ úa, màu xám xịt, xem chừng không độc, liền nhổ lên mấy cây nướng vào bên đống lửa cho tái đi, để ăn cho đở đói. Ăn mười mấy cây cỏ, tinh thần đã hơi phấn khởi. Tiêu Phong bồng A Tử lên để tựa vào ngực mình ngồi trước đống lửa sưởi ấm. Tiêu Phong định chợp mắt ngủ đi, bất thình lình vang lên một tiếng gầm rùng rợn, đúng là tiếng cọp rừng, từ góc Ðông Bắc vọng lại.

Ông cả mừng lẩm bẩm:

- Có cọp đến đây, mình lại có thịt ăn.

- Tiêu Phong để ý lắng tai nghe thì ra một đôi lão hổ đang chạy đất đầy tuyết.

Ông lại văng vẳng nghe có tiếng quát tháo, dường như có người đương rượt theo lão hổ.Tiêu Phong nghe thấy tiếng người thì lại càng mừng rỡ, rồi rõ ràng tiếng chân hai con cọp đang chạy về phía Tây. Ông liền thi triển khinh công chạy ra đón đường. Lúc này tuyết xuống càng mạnh, gió bắt rít lên từng cơn cuốn trong mãnh tuyết trắng phau thổi bạt đi. Tiêu Phong mới chạy được hơn mười trượng thì trước mặt hiện lên một cánh thung lũng rộng rải bát ngát. Hai con mãnh hổ vẫn gầm thét chạy đến. Phía sau là một Ðại Hán khoác áo da, tay cầm đinh ba rất lớn đuổi theo.Tiêu Phong thấy cặp mãnh hổ này thân hình cao lớn, trông mà không khiếp. Người đi săn chỉ có một mình dám cả gan đuổi hổ, thật dạng vào hạng hiến có. Hai con mãnh hổ chạy một lúc, bổng một con quay lại gầm lên, nhìn người đi săn nhẩy sổ tới. Ðại Hán giơ đinh ba lên chằm cổ họng mãnh hổ đâm tới.Con hổ này cử động cực kỳ mau lẹ.

Nó nghiêng đầu đi một cái là tránh khỏi mũi đinh ba. Con hổ thứ hai lại xông tới. Người đi săn chân tay cũng mau lẹ dị thường. Gã trở cây đinh ba đánh chát một tiếng. Cán cây đinh ba đập trúng vào đầu hổ. Con hổ bị đau gầm lên một tiếng, cúp đuôi cúi đầu chạy thẳng. Con hổ kia cũng không ham đánh nữa, bỏ chạy ngay. Tiêu Phong thấy chân tay người đi săn mau lẹ, sức mạnh vô cùng, nhưng dường như chẳng hiểu võ công là gì cả. Có điều gì gã đã quen tính dã thú. Lúc lão hổ chưa nhảy tới gã đã cầm đinh ba để chờ sẳn đặng phóng trúng đầu. Ðó là lối liệu địch của gã. Song đâm chết hai con mãnh hổ không phải là việc dễ.

Tiêu Phong lớn tiếng gọi:

- Lão huynh! Tôi đến giúp lão huynh đánh hổ đây.

Ông lạng mình xông ra đón đầu hai con mãnh hổ. Người đi săn thấy Tiêu Phong xông ra một cách đột ngột thì giật mình kinh sợ la lên, giọng nói líu lo. Tiêu Phong nghe âm thanh không phải là người Hán, và chẳng hiểu gã nói gì. Ông đành bỏ mặc không nói nữa, giơ tay lên nhắm đúng đầu hổ đánh ra một chưởng đến "Huỵch" một tiếng. Con hổ bị trúng chưởng té lăn đi mây vòng. Nó điên tiết lên, nhằm Tiêu Phong nhảy xổ lại.Tiêu Phong phóng chưởng đến bảy thành công lực, nếu là người thì dù võ công cao cường đến đâu cũng phải nát óc. Song mãnh hổ đầu rắn xương to, nên đòn chưởng vừa rồi có thể đập vỡ đá tan bia trúng vào đầu nó mà nó chỉ bị ngã lăn long lóc, rồi chồm dậy được ngay.

Tiêu Phong buột miệng khen:

- Con thú này giỏi thực! Ông né mình đi một cái để tránh. Tay trái vung lên đánh chéo xuống.

Một tiếng chát vang lên, Tiêu Phong đã phạt trúng lưng mãnh hổ. Ðòn này ông đã tăng thêm phần công lực. Mãnh hổ xông về phía trước mấy bước. Trông chân nó loạng choạng thì biết ngay rằng nó bị đau quá và tìm đường chạy trốn. Tiêu Phong khi nào chịu bỏ, nhảy lên hai bước, đưa tay phải ra chụp lấy đuôi hổ. Ông quát to lên một tiếng, tay trái cũng nắm lấy phía trên khấu đuôi, phấn khởi thần lực, cả hai tay kéo mạnh một cái. Con mãnh hổ đang ra sức chạy trốn, đột nhiên bị người kéo lại, hai luồng kình lực hất mạnh, tung con hổ lên không. Người săn cầm đinh ba đang cùng con hổ kia tranh đấu chợt thấy Tiêu Phong xách mãnh hổ kia tung lên thì kinh hãi vô cùng. Con hổ đang lơ lững trên không, há miệng, nhe nanh, giơ vuốt ra, Tiêu Phong chồm xuống. Tiêu Phong lại quát lên một tiếng, vung hai chưởng ra đánh mạnh vào bụng hổ. Bụng hổ là chỗ mềm nhũn bị chiêu"bài vân song chưởng", chiêu thức mà Tiêu Phong đắc ý nhất, đánh trúng.

Con cọp bự lập tức tan nát phủ tạng lăn lộn mấy cái rồi nằm chết dăng cẳng trong đống tuyết. Người đi săn thấy Tiêu Phong tay không đánh chết hổ trong lòng kính phụ vọ cùng, nghĩ thầm: Trong tay mình cầm đinh ba mà không đánh chết được hổ chẳng hóa ra để họ coi thường mình ư? Gã liền hết sức bình sinh phóng cây đinh ba đâm chết bên tả sang bên hữu, nhát dao cũng trúng vào mình cọp. Con mãnh hổ bị trúng đinh ba hăng tiết lên, nhe bộ răng trắng ởn cắn người đi săn.

Thấy mãnh hổ hết chồm lại vồ, người đi săn né mình tránh khỏi, tung caây đinh ba đâm tạt ngang, đánh"sột"một tiếng. Cây đinh ba trúng vào cổ mãnh hổ. Người đi săn đưa cả hai tay hết sức đâm thật mạnh chênh chếch. Mãnh hổ gầm lên rùng rợn rồi té vật xuống đất. Người đi săn ấn mạnh cây đinh ba như người đóng đanh con ác thú xuống đất. Bỗng nghe "roạc" một tiếng, tấm da thú gã khoác vào người để làm áo bị rách toạc một đường dài để hở cả sống lưng ra, trong rõ những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, coi rất hùng vỉ.

Tiêu Phong ngó thấy, bấc giác buột miệng khen thầm:

- Thật là một trang bảo hán!

Con mãnh hổ nằm kềnh dưới đất, bụng ngữa lên trời, nhưng đã bị đinh ba đóng chặt xuống không lăn lộn được. Nó giơ bốn vó lên giảy giụa hồi lâu rồi nằm yên không nhúc nhích được nữa. Bây giờ Ðại Hán mới rút đinh ba lên, buông một tràng cười ha hả ra chiều đắc chí. Gã xoay mình lại nhìn Tiêu Phong, giơ thẳng hai ngón tay cái lên nói bi bô mấy câu. Tiêu Phong không hiểu gã nói gì, nhưng trông vẻ mặt cũng biết đại khái là gã tán dương mình là bậc đáng kính.

Ông cũng bắt chước kiểu gã giơ thẳng hai ngón tay cái lên cất tiếng nói:

- Anh hùng...! Hảo hán...!

Chừng Ðại Hán cũng hiểu là Tiêu Phong tán dương gã.

Gã ra vẻ thích trí, trỏ tay lên sóng mũi nói líu lo:

- Hoàn Nhan A Cốt Ðã!

Tiêu Phong đoán chừng gã tự giới thiệu danh tánh mình, liền cũng trỏ tay lên sống mũi đáp:

- Tiêu Phong!

Ðại Hán hỏi:

- Tiêu Phong? ... Khất Ðan? ...

Tiêu Phong gật đầu rồi hỏi lại:

- Tôi Khất Ðan! Còn hảo hán!

Ông vừa hỏi vừa trỏ tay vào gã để gã hiểu ý.

Ðại Hán đáp:

- Hoàn Nhan A Cốt Ðả! Nử Chân!...

Tiêu Phong đã được nghe ở về phía đông nước liêu, phía bắc nước Cao Ly, có một bộ lạc tên gọi Nữ Chân. Người bộ lạc này rấ khỏe mạnh thiện chiến. Nguyên Hoàn A Cốt Ðả này là người bộ lạc Nử Chân. Tiêu Phong tuy không hiểu tiếng nói, nhưng ở giữa "bể tuyết" hẻo lánh này gặp một người đồng bạn, thì ông cũng hoan hỉ vô cùng. Tiêu Phong giơ hai ngón tay lên trỏ ra hiệu cho Ðại Hán biết mình còn có một người đồng bạn nữa.

A Cốt Ðả gật đầu có ý hiểu rồi. Ðoạn gã đưa tay ra nhắc con cọp mà gã vừa đâm chết lên. Tiêu Phong cũng xách con cọp của mình lên trở lại chổ A Tử nằm, hất A Cốt Ðã theo sau ông. A Tử tuy không mở mắt ra nhưng còn nuốt được huyết cọp đến mười hớp. Tiêu Phong cả mừng ông xé lấy hai đùi cọp để vào đống lửa nướng. A Cốt Ðả thấy Tiêu Phong không cần đao, lấy tay không xé đứt cọp sống như xé thịt gà chín thì ghê cho sức mạnh của ông. Chẳng những gã mắt chưa được nhìn, mà tai cũng chưa được nghe ai đến chuyện hi hữu này. Gã thộn mặt ra nhìn hai tay Tiêu Phong xét một hồi, rồi đưa bàn tay ra khẽ vuốt ve cổ tay ông với vẻ mặt rất trọng kính. Thịt cọp chín rồi, Tiêu Phong cùng A Cốt Ðả ăn một bữa no. A Cốt Ðả giơ tay ra hiệu hỏi Tiêu Phong đến đây có việc gì?

Tiêu Phong cũng dùng hai tay ra hiệu móc đất lấy nhân sâm để chữa bịnh cho A Tử rồi bị lạc đường. A Cốt Ðả cười ha hả một hồi ra hiệu cho Tiêu Phong rằng, nhân sâm dễ lắm cứ theo gã rồi muốn lấy bao nhiêu cũng có. Tiêu Phong cả mừng liền đứng dậy, tay trái ẵm A Tử tay phải xách một con cọp lên. A Cốt Ðả lại chìa ngón tay lên ra hiệu khâm phục chân lực của Tiêu Phong vô cùng. A Cốt Ðả thuộc kỷ đường lối dãy đất này. Dù gặp trời bão tuyết mặt đất trắng xóa không rõ lối nào đi mà gã cũng không lạc đường. Hai người đi cho đến lúc trời tối thì vào trong rừng ngũ đỡ.

Trời sáng lại ra đi. Hai người cứ nhắm về hướng Tây mà đi trong hai ngày liền từ sáng đến tối. Ðến trưa hôm thứ ba, Tiêu Phong nhìn thấy nhiều vết chân người trên tuyết liền đưa mắt hỏi A Cốt Ðả. A Cốt Ðả giơ tay ra hiệu cho hiểu đây đã gần đến bộ lạc gã ở. quả nhiên đi hết hai khu thung lũng, thấy trên sườn núi phía đông xám xịt lộ ra mấy doanh trại quây bằng da các giống thú sắc trắng. A Cốt Ðả chũm môi lên như một hồi còi, lát sau có người chạy ra đón. Tiêu Phong theo A Cốt Ðả lại gần, thì thấy phía trước trại nào cũng đốt một đống lửa.

Xung quanh đống lửa có vô số đàn bà con gái ngồi hoặc khâu da thú rừng hoặc ướp thịt dã thú. A Cốt Ðả dẫn Tiêu Phong đến trước trại lớn nhất, vén màn bước vào. Tiêu Phong cũng theo A Cốt Ðả đi vào thấy trong trại có mười mấy người ngồi quanh quẩn đang uống rượu. Mọi người nhìn thấy A Cốt Ðả lớn tiếng reo mừng. A Cốt Ðả trỏ Tiêu Phong nói liến thoắng một hồi. Tiêu Phong coi bộ dạng biết rằng gã đang thuật lại chuyện mình tay không đánh chết hổ. Cả bọn xúm đến quanh mình Tiêu Phong, chỉ thẳng ngón tay cái lên trầm trồ khen ngợi. Ðang lúc câu chuyện náo nhiệt bỗng có một người Hán ăn mặc ra kiểu mãi võ từ ngoài chạy vào.

Gã nhìn Tiêu Phong hỏi:

- Lão gia biết tiếng Hán không?

Tiêu Phong mừng như bắt được của đáp ngay:

- Biết chứ! Biết chứ!

Rồi ông hỏi đến lai lịch bộ này, thì rằng:

- Ðây là trại vị tù trưởng bộc lạc Nữ Chân. Lão râu đen ngồi giữa là tù trưởng tên gọi Hòa Lý Bố.

Lão có 11 người con mà toàn là những tay anh hùng hảo hán. A Cốt Ðả là con thứ lão. Người Hán vừa vào đã tự giới thiệu với Tiêu Phong tên gọi Hứa Trác Thành. Hàng năm cứ đến mùa đông là lại tới mua nhân sâm cùng lông da thú rừng và ở đây cho đến sang xuân mới về. Hứa Trác Thành hiểu tiếng Nữ Chân. Lúc này Tiêu Phong nhớ làm thông ngôn cho mình. Người Nữ Chân rất kính phục những bậc anh hùng hảo hán. Gã Hoàn nhân Cốt Ðả là người thông minh nhanh nhẹn, được phụ thân gã rất mến yêu. Người trong bô lạc ai cũng ưa chuộng gã. Gã khen Tiêu Phong nứt lưỡi, nên mọi người đối đãi với ông như một bậc thượng khách, cự kỳ cung kính.