Bà chủ ngôi biệt thự Xuân Lan nhờ Trọng giúp một tay thì mới đẩy được cánh cổng sắt vô. Bà giải thích như sợ anh chàng ngại:
- Mùa này trời mưa thường xuyên và độ ẩm cao, nên cổng sắt bị rỉ sét, chớ thật ra nhà này không có người chỉ chưa đầy hai năm.
Nhưng Trọng lại có vẻ thích điều ấy, anh vui vẻ nói:
- Cháu lại khoái ở những nơi lâu lắm không có ai như vậy mọi hơi hám của người khác sẽ không còn chút gì...
Nghe cách nói lạ của anh chàng khá điển trai và có chút phong trần, bà chủ nhà tuy tuổi đã gần sáu mươi cũng phải liếc nhìn. Và chẳng hiểu nghĩ sao, bà chỉ nhẹ mỉm cười...
Dẫn khách đi xem qua một lượt khắp nơi, đến các căn phòng đóng kín cửa, bà Xuân Lan mở từng phòng, phòng nào cũng đầy đủ tiện nghi, trang bị hiện đại, nên chắc chắn là rất thích hợp với những người trẻ tuổi.
Trọng cười:
- Tuy trong bụi vậy chớ cháu chỉ mới ba mươi, còn có thể gọi là trẻ sao?
- Cỡ như tôi đây mới đúng là già, phải không cậu!
Hình như mình vô tình đã chạm vào điều cấm kỵ của một phụ nữ lớn tuổi, nên Trọng chữa lại ngay:
- Trẻ nghĩa thông thường chỉ những người tuổi dưới ba mươi, còn hiểu rộng ra thì ở tuổi sáu mươi trở xuống vẫn còn được gọi là trẻ. Bởi một công chức phải tuổi sáu mươi mới bị cho nghỉ hưu kia mà!
Mãi lo nói chuyện Trọng quên nhìn kỹ một căn phòng có cách trang trí lạ hơn các phòng khác, đến khi bà chủ sắp đóng cửa phòng lại, anh mới kêu lên:
- Bà cho tôi xem lại căn phòng này.
Cửa mở ra, Trọng lại suýt xoa:
- Như vầy không công bằng. Tại sao chỉ riêng có phòng này là toàn bộ đều màu hồng, nổi bật hơn tất cả các phòng kia?
Biết Trọng hỏi đùa, nhưng bà chủ vẫn vui vẻ trả lời:
- Đây là căn phòng riêng mà mới tháng trước tôi cho trang trí, sơn phết lại đúng theo ý người tới thuê. Tiếc là giờ chót cô ấy bỏ cả sáu tháng tiền đặt cọc, vì một lý do bất khả kháng, cô ấy kẹt ở nước ngoài không về được.
- À, ra thế...
Trọng có vẻ thích thú trước việc có một cô gái nào đó cũng có ý định thuê một biệt thự ở xa thành phố giống như mình. Như vậy ít ra anh cũng không phải là người duy nhất có ý tưởng khác người, chỉ thích những nơi thật ít người, sống biệt lập.
- Như vậy lỡ khi cháu vào ở rồi mà cô ấy về đột ngột thì sao?
Bà chủ Xuân Lan cười:
- Có đuổi là tôi đuổi, nhưng với một người hoạt bát, hiểu biết nhiều như cậu thì tôi đâu đủ sức làm càn, đuổi đi khi hợp đồng còn hiệu lực!
Trọng cũng đùa:
- Nhưng nếu cô ta về, bà không đuổi tôi đi!
- Cô nào?
- Thì cô gì bà vừa nói, đã đặt tiền cọc mà bỏ, không ở.
Bà Xuân Lan cười thành tiếng:
- Cậu này nịnh đầm thuộc loại dữ đây!
- Chẳng qua do tôi sợ phụ nữ thôi. Nơi nào có phụ nữ là tôi tránh xa.
- Thiệt hông?
- Bằng chứng là tôi chỉ thích ở một mình nơi nào thật vắng vẻ. Và đó là lý do tôi chấp nhận thuê một ngôi nhà rộng đến tám phòng, giá thật cao, chỉ để ôm gối ôm mà ngủ.
Bà Xuân Lan lại nhìn khách như dò xét:
- Điều này chắc là phải chờ thời gian trả lời. Bởi trong điều khoản thuê nhà, đâu có điều nào quy định người thuê chỉ ở một mình?
Thấy bà chủ cũng vui tính, nên sau khi xem xong nhà, nhận chìa khóa. Trọng đã vui vẻ nói nửa đùa nửa thật:
- Nói vậy chớ nếu cần, bà có thể báo trước vài tuần là tôi có thể hủy hợp đồng. Với điều kiện là chỉ nhường lại nhà cho cô nào đó đã lỡ hạn hợp đồng trước đây thôi.
Trước khi ra về, bà chủ nhà còn nói vói lại:
- Chiều nay tôi sẽ giới thiệu cho cậu một người giúp việc rất tốt. Trước đây chị ta từng làm ở nhà này.
Trong chỉ định sau khi xem nhà xong sẽ ra về, và đợi khi nào nhờ người dọn dẹp xong mới dọn đến ở, tuy nhiên chẳng hiểu sao anh lại tò mò, muốn xem lại cho kỹ căn phòng màu hồng lúc nãy.
Dẫu sao thì giờ đây ngôi nhà này cũng đã thuộc về mình, tại sao không xem những gì mình muốn? Nghĩ vậy nên Trọng bước trở lại căn phòng lúc nãy. Sau vài giây lưỡng lự, Trọng bước thẳng vào bên trong. Chỉ còn lại một mình nên Trọng có thì giờ xem tỉ mỉ hơn, lúc này anh mới thầm phục óc thẩm mỹ của người trang trí căn phòng, bởi từng chi tiết nhỏ nhặt, cũng được thực hiện một cách hoàn hảo, chứng tỏ giữa người có ý tưởng và người thực hiện có sự đồng cảm sâu sắc.
Đi một lượt khắp phòng, điều làm cho Trọng ngạc nhiên hơn cả là sự sạch sẽ đến tuyệt đối ở mọi nơi, còn hơn những căn phòng đang có người ở. Trong lúc bà chủ nhà nói là cô ấy từ ngày đặt cọc trên một năm nay rồi chưa hề đặt chân đến đây lần nào...
Càng ngạc nhiên hơn khi ở dưới chiếc gối còn thẳng nếp, có một mảnh giấy nhỏ với dòng chữ rất đẹp, nắn nót: Nơi hò hẹn của chúng ta.
Cầm tờ giấy trên tay Tlọng không khỏi băn khoăn. Không phải nội dung của nó, mà là bởi hương thơm mà nó đang toát ra. Dù cho là loại dầu thơm nhân tạo đắt tiền cỡ nào, hay bông hoa thiên nhiên cực hiếm thế nào, thì cũng không thể lưu giữ hương lâu qua vài tháng. Đằng này đã hơn một năm, như lời bà chủ nhà nói...
Trong đầu Trọng hình dung ra một cuộc hò hẹn vụng trộm nào đó của một đôi nam nữ mà căn phòng lý tưởng này là địa điểm họ dùng gặp mặt thường xuyên, trong lúc gia chủ vô tình không hay biết. Mà họ cũng khéo chọn một nơi tiện nghi và đẹp nhất như thế này, chứng tỏ họ cũng không phải hạng phàm phu tục tử.
Thuận tay, Trọng vò mạnh giấy và vứt vào thùng rác đặt ở chân giường ngủ, vừa lẩm bẩm:
- Trước khi dọn về mình phải cho thay hết tấm trải giường...
Bước vào phòng vệ sinh, Trọng khá hài lòng về sự tươm tất của nơi này, anh nghĩ chắc mình không phải sửa đổi gì khi vào ở.
Trở ra, vừa tính ngồi xuống chiếc ghế ở bàn trang điểm, chợt Trọng giật nãy mình khi nhìn thấy tờ giấy mình vò nhỏ và vất vào sọt rác, giờ lại nằm ngay ngắn trên gối như lúc đầu!
Không tin vào mắt mình, Trọng bước lại cầm tờ giấy lên, thì nhận ra đúng là tờ giấy lúc nãy, không sai một chi tiết nào. Nhìn trong thùng rác thì... chẳng còn gì.
- Cái này...
Một cảm giác là lạ xâm chiếm thần kinh Trọng, nhưng vốn là con người bướng bỉnh, ít khi sợ hãi bất cứ chuyện linh tinh nào, nên Trọng lại một lần nữa vò nát tờ giấy, mà lần này chẳng những vò, anh còn xé nó nát ra từng mảnh, không vất thùng rác như lúc nãy, mà cho luôn vào túi quần. Xong, anh bước ra ngoài, đóng cửa phòng lại.
Tuy nhiên, đó chỉ là động tác giả, chỉ sau vài phút, Trọng bất thần mở cửa phòng ra và... lần này thì Trọng thật sự sửng sốt, khi... tờ giấy giống hệt lại nằm y chang.
Thọc tay vào túi quần, Trọng kêu lên khẽ:
- Lạ thiệt!
Bởi trong túi Trọng chẳng hề còn mảnh giấy vụn nào!
Nếu là người khác có lẽ họ đã phát hoảng. Còn Trọng, sau vài giây lặng đi, anh nhẹ nhàng khép cửa lại và đi ra. Việc đầu tiên Trọng làm sau đó là lái xe thẳng vào Chợ Lớn, tìm ông thầy Tướng số mà đã từ lâu có người bạn đã giới thiệu rằng ông ta là bậc thầy của thế giới cõi âm.
Trọng vốn không tin, nhưng hôm nay anh lại muốn kiểm tra lại điều nghi vấn đang gặp phải.
Dò tìm khá lâu Trọng mới mò ra được nơi trú ngụ của lão FengXiao. Lão ngụ trong một ngôi nhà xưa ở một con đường nhỏ, mà chung quanh toàn là người Hoa. Khi Trọng vừa xuất hiện ở cửa phòng, thì lão Feng đã từ trong nói vọng ra:
- Anh hãy lấy tờ giấy trong túi ra trước khi bước vào đây!
Trọng theo phản xạ tự nhiên vội cho tay vào túi quần, chạm phải mảnh giấy nhỏ, anh rút ra ngay và... tái mặt khi thấy đó chính là mảnh giấy lúc nãy! Chưa biết phải làm gì, thì thật bất ngờ mảnh giấy như bị ai đó thổi bay ra khỏi tay và biến mất trong nháy mắt.
Lúc này từ trong nhà một ông lão tuổi khá cao nhưng trông còn rất tráng kiện, nhẹ bước đi ra. Không nhìn Trọng, lão lên tiếng:
- Cậu tìm tôi về chuyện ngôi nhà mới vừa mướn?
Tlọng ngơngác:
- Ông biết chuyện ấy?
Rất điềm tĩnh, lão Feng mời Trọng ngồi, rồi châm trà mời khách:
- Cậu không tìm tới đây thì nội nhật này tôi cũng đi tìm cậu. Chỉ vì mảnh giấy lúc nãy.
Trọng càng ngạc nhiên hơn:
- Ông cũng biết?
- Nếu không biết thì chính cậu là người đem tai họa đến cho tôi vừa mới rồi đó!
Câu nói lạ của ông lão làm cho Trọng thắc mắc:
- Ông nói thế, nghĩa là...?
- Do đâu cậu biết đây mà tới? Chắc có người chỉ hay do... mảnh giấy đó khiến cậu tìm đến chính xác nơi mà họ muốn?
- Họ là ai, ông nói gì cháu không biết? Quả đúng là có người bạn đã chỉ cho cháu địa chỉ này.
- Người đó chỉ cậu sau khi cậu có ý định thuê ngôi nhà?
Nhớ lại khi người bạn mách cho mình địa chỉ này, đúng lúc Trọng vừa đọc báo xong, đang có ý định tìm ngôi nhà cho thuê. Trọng gật đầu:
- Đúng là như vậy.
Ông lão gục gật đầu:
- Họ muốn phá tôi đó.
Trọng cau mày:
- Sao lại phá ông và có liên quan gì tới ngôi nhà tôi đang thuê?
Lão Feng càng làm cho Trọng ngạc nhiên hơn:
- Vì tôi chính là người đã ếm ngôi nhà đó!
- Ông nói...?
- Cậu đã từng nghe người ta nói về việc những ngôi nhà mới xây bị ếm, không thể ở được chưa?
- Có! Nhưng không lẽ...
Giọng ông ta trở nên nghiêm trọng hơn:
- Không ai thuê tôi làm chuyện ấy. Mà đơn giản chỉ vì tôi phải làm. Đúng ra tôi giữ kín chuyện này, nhưng hôm nay cậu đã tới đây thì dù tôi có giữ cũng không được. Tôi đã ếm ngôi nhà nên từ lúc xây xong đến nay không ai có thể vào ở được. Người chủ của nó phải trả giá cho những gì bà ta đã gây ra cho tôi.
Trọng quan sát thật kỹ lão già đang ngồi trước mặt. Anh không hoàn toàn tin lời một người chưa gì đã khai toạc ra hết mọi chuyện như vậy. Tuy nhiên đến khi lão ta lấy ra một cuộn giấy nhỏ mà trên đó có những chữ viết thoạt trông Trọng đã giật mình. Dòng chữ viết tháo, nhưng đọc được dễ dàng: Không ai được ở, cho đến khi nó trở thành nhà hoang...
Lão đột nhiên hỏi:
- Cậu có biết ai đã viết những chữ này không?
Trọng chưa kịp đáp thì lão đã trả lời thay:
- Chính người chồng của bà chủ nhà. Bà Xuân Lan, cậu biết rồi chớ?
- Chồng bà ấy đã chết? Vậy thì... người nào đang ở nhà bà ta? Chính tôi...
Lão Feng ngửa mặt lên trời cười một tràng cười rất khó hiểu, giọng ông ta trở nên bí hiểm hơn:
- Chẳng riêng gì cậu, mà hầu như ai tới liên hệ thuê nhà đều được bà chủ nhà giới thiệu là chồng bà ta đã chết. Bàn thờ và di ảnh người đàn ông mà cậu nhìn thấy đó là...
Lão ngừng nói, đứng lên đi vào trong rồi mãi hơn mười phút sau vẫn không trở ra. Trọng chờ mãi không được, anh phải gọi lớn:
- Tôi về đây, ông thầy ơi!
Vẫn không có tiếng trả lời. Trọng đành phải bước hơi sâu vào trong nhà và rất đỗi ngạc nhiên, bởi ngoài ông Feng ra thì hầu như chẳng có bóng người nào khác.
Mà kể cả lão Feng, giờ này lão cũng biến đi đâu mất, trong khi Trọng tìm kỹ vẫn không thấy một lối ra nào khác, ngoài lối vào như anh đã tới. Lão ta đi đâu? Nửa giờ sau, không tiện ở lâu, Trọng bước ra ngoài và lần này anh lại một phen kinh dị, khi gặp một người hàng xóm, anh ta hỏỉ:
- Ông tìm ai trong ngôi nhà hoang đó?
Trọng ngơ ngác:
- Đây là nhà hoang?
Người đàn ông tỏ ra rành rẽ:
- Từ hơn năm năm nay chẳng có người nào ở, không gọi là nhà hoang thì gọi là gì?
Trọng lẩm bẩm:
- Vậy ai mới vừa rồi?
Người kia nghe câu nói của Trọng:
- Anh gặp một ông lão người Hoa phải không?
Không đợi Trọng trả lời, anh ta nói ngay:
- Nhiều người đã từng gặp lão như anh vậy. Ma đó!
Sau câu nói, anh ta bỏ đi luôn, nên dù có muốn hỏi gì thêm, Trọng cũng đành phải chịu. Nhìn lại ngôi nhà một lúc, Trọng càng thêm tò mò, anh tìm thêm vài người hàng xóm nữa để hỏi, nhưng chẳng một ai biết gì. Có một chị lớn tuổi, sau khi nghe Trọng hỏi, đã hỏi lại anh:
- Nếu có ai đó hỏi nhà anh có phải là nhà hoang không, thì anh nghĩ gì?
Hình như họ không muốn vây vào chuyện của ngôi nhà đó...
° ° °
Trọng ngồi đợi khá lâu thì bà Xuân Lan mới về tới. Nhìn sắc mặt căng thẳng của Trọng, bà ta ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện gì vậy, cậu Trọng?
Trọng cố giữ bình tĩnh, nhưng vẫn khó giấu cảm xúc:
- Có lẽ tôi sẽ không thể tiếp tục thuê ngôi nhà...
Bà Xuân Lan nhìn khách, dò hỏi:
- Có chuyện gì phải không? Hay là cậu không hài lòng về điểm nào trong ngôi nha?
- Đơn giản chỉ bởi...
Trọng đưa trả lại chìa khóa nhà:
- Bà có thể trừ ba tháng tiền nhà do tôi phá vỡ hợp đồng, số còn lại tôi lấy lúc nào cũng được, không nhất thiết phải là bây giờ.
Trọng đứng dậy ngay, chợt bà Xuân Lan hỏi:
- Có phải cậu nghe ai nói nói gì về ngôi nhà? Chuyện ma chẳng hạn...
Thấy bà ta đã đề cập thẳng, Trọng ngồi lại và hỏi không rào đón:
- Bà biết trong nhà bà có ma?
Bà chủ nhà vẫn rất bình tĩnh:
- Tôi đoán ra ngay mà. Có phải một ông gọi là FengXiao?
- Bà biết ông ta?
Bà Xuân Lan không trả lời ngay, mà ra dấu cho khách chờ, bà bước vào phòng riêng, lát sau trở ra, đưa cho Trọng một gói giấy nhỏ:
- Cậu nhìn xem, cái này có phải là vật người ta thường hay ếm khi xây nhà?
Không rành lắm chuyện thư ếm, nhưng nhìn tờ giấy màu vàng, trên đó có nhiều chữ viết theo dạng tượng hình ngoằn ngoèo, Trọng nghi nghi:
- Có vẻ như vậy...
Bà Xuân Lan chậm rãi kể:
- Khi tôi vừa ăn tân gia ngôi nhà đó thì tình cờ phát hiện tờ giấy bùa này được ai đó đặt trong tường bên trên cửa ra vào. Địa điểm đặt không dễ phát hiện, nếu hôm đó tôi không có một giấc mơ kỳ lạ và nghe một người nào đó
mách rằng nhà tôi bị ếm, do có ai tư thù.. Tôi không tin chuyện mê tín, nhưng một buổi chiều khi từ ngôi nhà mới đi ra, tôi gặp một lão già người Hoa...
Trọng chen ngang:
- Lão Feng Xiao!
- Chắc cậu cũng đã gặp lão ta. Lúc đầu tôi cũng chưa biết lão ta là ai, cứ tưởng đó là người hàng xóm, nhưng sau mấy câu chào hỏi thông thường, lão ta đã nói thẳng rằng lão ta sẽ ngăn không cho bất cứ ai vào ở ngôi nhà mới của tôi! Hỏi lý do thì lão cũng không giấu giếm bảo rằng ngôi nhà đã bị thư ếm mà lão ta là tác giả. Nói xong lão ta đi mất. Tuy không tin lắm, nhưng tôi vẫn cho người đi dò hỏi thì phát hiện là ở Chợ Lớn quả có một ông thầy như vậy, lão ta tên Feng Xiao.
- Bà đã gặp lão ta?
Bà Xuân Lan lầc đầu:
- Tôi chưa gặp nhưng nghe người ta kể rành mạch rằng có một ông thầy tướng số chuyên làm việc đó. Hình như lão ta được ai đó thuê mướn để phá tôi.
Trọng trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Lão ta không phải là người hiện hữu trên đời này.
Câu nói của Trọng thật sự làm cho bà chủ nhà kinh ngạc:
- Sao cậu biết?
- Tôi đã gặp ông ta. Và...
Sau một lúc đắn đo, Trọng thuật lại chuyện mình gặp lão tướng số người Hoa. Cuối cùng anh hỏi:
- Có phải từ chuyện đó mà ngôi nhà mới của bà không một ai ở được không?
Chừng như muốn giấu, nhưng nghĩ là Trọng đã biết hết, nên bà Xuân Lan gật đầu:
- Gần như vậy. Tuy nhiên, đó là trước khi tôi tìm ra vật ếm này.
Bà kể:
- Tôi phải sang tận Hồng Kông, tốn khá nhiều tiền để rước ông thầy này. Ông ta sau khi lấy được vật giấu trong tường ra, đã quả quyết là coi như yên ổn. Do vậy tôi mới dám cho cậu thuê.
Sau khi nói mọi điều, bà Xuân Lan tỏ ra là không bắt ép người thuê, bà hỏi lại Trọng:
- Bây giờ cậu còn có ý trả lại nhà không? Nếu cậu trả thì tôi sẽ gởi lại đủ tiền cậu ứng trước, không trừ một xu nào, bởi đơn giản là cậu chưa ở ngày nào.
Trọng có chút áy náy, nên sau một lúc suy nghĩ, anh cương quyết:
- Nếu thế thì tôi sẽ tiếp tục thuê. Xưa nay tôi chưa từng sợ bất cứ gì liên quan đến thế giới tâm linh.
- Tôi không ép, như cậu thấy đó, tôt rất kén người thuê, nếu cậu không hội đủ những điều kiện thì tôi đã chẳng đồng ý.
Trọng nhớ, hôm tới hỏi thuê nhà, bà ta đã hạch hỏi đủ điều, sau khi anh trả lời xuôi mọi điều khoản chủ nhà mới cho thuê và còn dặn:
- Khi đã thuê, thì trong suốt thời gian hợp đồng, cậu là chủ toàn quyền ngôi nhà thuê đó. Kể cả chủ nhà cũng không được quyền can thiệp vào những chuyện xảy ra trong nhà đó.
Trọng lấy lại xâu chìa khóa, anh đứng lên cáo từ bằng quyết tâm:
- Tôi sẽ ở cho đến khi nào bà đuổi mới đi.Với điều kiện là bà đừng tăng tiền thuê theo kiều mỗi tháng thột lần.
Bà Xuân Lan cũng nổi hứng:
- Tôi thích tính cách của cậu, nên xin miễn cho cậu sáu tháng tiền nhà đầu tiên. Có nghĩa là, thay vì ở một năm, nay cậu có quyền ở đến mười tám tháng luôn!
Trọng cười:
- Xin cám ơn lòng tốt của bà. Tuy nhiên xưa nay tôi không thích nhận những ân huệ như vậy. Thay vào đó, tôi muốn bà lắp một đường điện thoại nữa vào tận phòng riêng với chức năng gọi được cả ra nước ngoài.
- Ồ, cậu quên là phòng dành cho cậu, tôi đã cho kéo đường đây riêng sẵn rồi.
- Tôi muốn lắp thêm ở căn phòng sơn màu hồng phấn kia. Phòng của...
Bà Xuân Lan ngạc nhiên:
- Cậu thích ở căn phòng của cô gái thuê hụt đó hả? Nó đâu rộng bằng phòng ở phía ngoài. Vả lại phòng ấy thiết kế riêng cho nữ mà...
Trọng cười nhẹ:
- Tôi lại thích phong cách ấy...
- Thôi được, tôi sẽ cho thực hiện ngay. Mong là cậu sẽ không mau chán.
Trọng chào bà chủ nhà, nhưng khi vừa bước ra tới ngoài anh chợt nhớ đến chuyện mảnh giấy trên gối, nên quay lại vừa móc trong túi quần ra mẩu giấy gấp tư, hỏi:
- Bà có nhớ tuồng chữ này không?
Vừa nhìn vào bà Xuân Lan nói ngay:
- Chữ của cô Dạ Hương, người ký hợp đồng thuê nhà mà không ở. Tôi còn mẫu chữ của cô ấy đây.
Bà bước ngay vào phòng, lấy ra tờ hợp đồng đưa cho Trọng. Vừa thoạt nhìn Trọng đã kêu lên:
- Đúng rồi!
Hai mẫu chữ giống nhau như đúc, mà bất cứ ai nhìn vào cũng đều không thể nhầm lẫn được.
Mà mảnh giấy trong túi của Trọng lúc này là mảnh thứ tư anh nhặt được mới đây thôi...
° ° °
Ba đêm liền Trọng ngủ yên giấc, không mộng mị, cũng không điều gì xảy ra trong căn phòng màu hồng phấn. Điều đó khiến Trọng không tin cũng không được khi nhớ lại câu anh đọc được một cách tình cờ trong quyển sách mới mua: "Muốn ngủ yên giấc, bạn nên đặt cạnh gối mình một đóa hoa mà bạn ưa thích. Trọng đã chọn hoa trà mi là loại hoa mà từ khi đọc tác phẩm Trà Hoa Nữ anh đã đâm ra yêu mến. Nhất là từ khi có cái tên Trà My trong cuộc đời chàng sinh viên nghèo tên Hoàng Trọng.
Thì ra yếu tố tâm lý rất quan trọng. Nó giúp thần kinh bớt dao động, từ đó con người có thể vượt qua được những điều mà bình thường họ thấy khó vượt qua. Như trường hợp này, Trọng tin rằng hoa trà mi chính là yếu tố giúp củng cố tinh thần và đẩy lùi mọi suy nghĩ viễn vông để đưa anh vào giấc ngủ ngon lành...
Từ niềm tin đó, tự dưng Trọng ao ước mình có được một cây trà mi ngay trong nhà. Và anh quyết định tìm ở những nơi bán hoa kiểng. Cái khó của Trọng là việc anh chưa từng biết hình dáng cây trà mi là như thế nào, chỉ ngẫu nhiên anh được người bạn tặng cho đóa trà mi đã hái sẵn, không cành không lá, nên việc tự đi tìm có lẽ sẽ khó. Dẫu vậy Trọng vẫn không muốn hỏi chủ vườn hoa, mà anh thử tự tìm và tin chắc là mình sẽ nhận ra cây hoa lạ này qua hoa của nó.
Tuy nhiên, đã đi hai vòng trong vườn kiểng mà Trọng vẫn không thể tìm ra. Bởi ngoài những loại hoa phổ biến như hồng, cúc, mẫu đơn, lan, thược dược đang nở, còn phản nhiều loài hoa khác thì chỉ ở dạng nụ, thậm chí có nhiều cây chưa có nụ. Cuối cùng Trọng dừng chân trước một lùm cây xanh tốt, định sẽ chờ người trong vườn tới và nhờ họ tìm hộ.
- Ông cần lấy chậu trà mi lớn đó phải không?
Trọng giật mình nhìn lại thì thấy người phụ nữ đứng tuổi ra dáng chủ vườn, đang nhìn khách mỉm cười.
- Dạ, đây là... trà mi?
- Đúng là trà mi, giống này của Pháp nên rất hiếm. Vườn tôi chỉ còn đúng hai cây loại đó. Nhưng đã được người mua và con gởi lại.
Trọng nhìn thật kỹ hai cây trước mặt mình, anh không ngờ ngẫu nhiên mình lại chọn đúng nơi có cây hoa mình đang cần để đứng nhìn. Anh tiếc rẻ:
- Bà không còn cây nào khác?
Bà chủ vườn tươi cười:
- Nếu có thì cũng phải mất một tháng nữa thì vườn ươm của tôi trên Dalat mới kịp mang về. Tuy nhiên...
Bà quay lại gọi một công nhân.
- Em bưng một trong hai chậu trà mi này ra đây coi.
Chậu trà mi được bê ra đặt ngay trước mặt Trọng. Bà chủ vườn bảo:
- Đây có lẽ là một cơ may hiếm gặp, nó lại rơi đúng vào ông!
Trong lúc Trọng chưa hiểu ý bà ta nói gì thì bà chủ vườn đã tiếp lời:
- Hôm qua tôi đã được người ta trả tiền mua hai chậu trà mi này và họ có dặn, họ chỉ lấy một chậu, còn chậu còn lại thì tặng cho bất cứ ai tìm mua. Tôi thắc mắc nhưng không tiện hỏi, nên từ sáng đến giờ có ý trông xem ai là người tới mua. Không ngờ là ông...
Trọng vô cùng ngạc nhiên:
- Người mua là ai vậy?
Bà chủ lắc đầu:
- Tôi không gặp mặt. Chỉ thấy một anh đạp xích lô tới nói có người đưa tiền nhờ anh ta mua và dặn như vậy.
Trọng chép miệng:
- Tiếc quá, phải chi tôi tới sớm hơn. Tôi đang rất cần chậu trà mi như vầy...
- Ông cần mua cả hai chậu?
Trọng lắc đầu:
- Dạ không, chỉ một cây là đủ.
- Vậy thì cây trà mi này đã là của ông rồi.
Trọng lẳng lặng bỏ đi, khiến bà chủ vườn phải gọi :
- Nè ông, người ta đã có nhã ý tặng cho bất cứ ai yêu hoa trà mi mà!
Trọng vẫn không quay lại. Với Trọng, anh rất ngại chuyện nhận không của ai bất cứ cái gì, mặc dù lúc này anh tiếc rẻ vô cùng chậu hoa trà mi đó...
Anh tới bốn điểm hoa kiểng khác, nhưng không nơi nào có hoa trà mi, chủ vườn rất ngạc nhiên hỏi với Trọng:
- Hôm qua có người đã tới mua hết số chậu trà mi mà chúng tôi có. Loại này kén khách nên chúng tôi ươm rất ít, phải vài tuần nữa mới có.
Cho là chuyện ngẫu nhiên nên Trọng thất vọng ra về, tự an ủi khoảng vài tuần nữa sẽ trở lại mua.
Nhưng lúc vừa về đến cổng nhà Trọng đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy chậu hoa trà mi ai đã đặt ngay trước cổng. Nhìn quanh không thấy ai, Trọng ngẩn người ra khá lâu trước khi quyết định gọi xích lô chở trở lại vườn hoa kiểng lúc nãy. Vừa trông thấy anh, bà chủ vườn nói ngay:
- Ông vừa đi vài phút thì người mua đã tới chở cả hai chậu hoa đi. Tôi đâu biết là họ biết chỗ của ông...
Trọng yêu cầu được trả lại chậu hoa, anh nói:
- Tôi sẽ không nhận cái gì không phải của mình.
Nhưng bà chủ vườn đã nghiêm giọng:
- Ở đây một khi hàng đã chở ra khỏi nơi bán thì không nhận lại. Nhất là chậu hoa này không hề có một khuyết điểm nào.
Bà bỏ đi vào trong có lẽ sợ Trọng nói lôi thôi thêm.
Sau vài phút lúng túng, cuối cùng Trọng đành phải đưa chậu hoa về nhà với nỗi thắc mắc đang lớn dần trong đầu. Anh tự hỏi:
- Ai chơi trò cắc cớ như thế này?
Dẫu vậy Trọng cũng tìm chỗ để đặt chậu hoa. Ngôi biệt thự đã được trồng khá nhiều loại hoa khác và mọi nơi hầu như đều đã có sự sắp xếp hài hòa, khó tìm một nơi để chen thêm vào. Nên cuối cùng Trọng chọn bên ngoài cửa sổ của căn phòng màu hồng phấn. Anh tự hài lòng, bởi ở đó bất cứ lúc nào hễ mở của sổ ra, hoặc nằm trong phòng là anh cũng có thể nhìn thấy hoặc ngửi được hương thơm của hoa.
Hôm đó, buổi tối cuối tuần...
Đã từ lâu lắm rồi, Trọng hầu như quên hắn cái thú tiêu khiển đêm bên ngoài, đặc biệt là những cuộc hẹn hò nhảy nhót ở một vũ trường nào đó với người yêu, để rồi khi tàn cuộc, nắm tay nhau ra khỏi vũ trường thì trời đã gần sáng. Những cuộc hò hẹn như vậy hầu như mất hẳn với Trọng, kể từ khi người con gái mang tên loài hoa mà anh đang thích, Trà My biến mất khỏi cuộc đời anh mà không một lời giải thích. Trọng thích cô đơn và chọn lối sống khép kín là bởi đó...
Nhưng hôm nay tự dưng Trọng nghĩ khác. Chẳng hiểu sao anh lại muốn ra ngoài, đi đâu đó một vòng, tìm chỗ nào đó uống vài ly rượu chẳng hạn, có thể là
do tâm trạng bớt căng thẳng sau khi ổn định được chỗ ở, hay do... tìm được chậu hoa trà mi?
Trọng không thích liên tưởng chuyện này sang chuyện kia, chỉ đơn giản là hiện tại anh có nhu cầu muốn thư giãn. Tuy nhiên, lúc Trọng vừa thay quần áo xong thì chợt chuông điện thoại reo. Không nghĩ là khách của mình, bởi từ khi dọn về nhà mới Trọng chưa hề cho ai số điện thoại ngôi nhà này, mà thậm chí anh còn chưa thuộc số nữa là...
- A lô!
Trọng chỉ nghe từ đầu dây bên kia lên tiếng có bấy nhiêu đó, rồi lặng im, không nói thêm gì, mặc dù Trọng đã hỏi lại đến lần thứ ba.
- Ai vậy?
Hỏi lại lần thứ tư, bên kia vẫn không đáp, Trọng bắt đầu bực, muốn gắt lên, nhưng bởi người bên kia đầu dây là một phụ nữ, nên Trọng khẽ lắc đầu rồi định đặt máy xuống.
- Trọng phải không?
Lúc này bên kia mới chịu lên tiếng. Mà sao giọng nói nghe như...
- Ai vậy? Phải chăng...
Trọng suýt rú lên bởi giọng nói như từ trong giấc mơ vọng về!
- Trọng hả?
- Trà My, anh đây!
Trọng mừng đến quính lên, tay chân run rẩy đến nỗi làm rơi chiếc ống nghe. Đến khi nhặt lên thì chỉ còn nghe bên kia nói nhanh:
- Ở đó, em sẽ tới!
Mọi chuyện đúng là như một giấc mơ. Trọng đã mất Trà My từ hơn sáu năm nay. Buổi chiều cuối năm ấy Trà My lên xe đó về quê ở một tỉnh miền Trung rồi không bao giờ trở lại. Trọng đợi chờ trong vô vọng đến ba tháng sau và đã về tận quê của nàng để tìm, nhưng ngoài đó người ta bảo Trà My không về quê, cũng không có tin tức gì!
Ban đầu Trọng nghĩ là nàng phản bội anh, đi theo tiếng gọi của một mối tình khác, bởi thời điểm đó Trọng đang thất nghiệp, túng bấn... Nhưng sau một thời gian, tình cờ Trọng đọc lại một tờ báo cũ, anh chết điếng khi đọc tin một vụ lật xe ở đèo Cả, làm chết gần chục người, trong số đó có tên Trà My!
Vậy mà...
Nhìn đồng hồ, lúc ấy mới hơn chín giờ, Trọng hồi hộp như chàng trai mới lớn lần đầu hẹn hò với người yêu. Anh hết ra rồi lại vào, dọn cái này, dẹp cái kia cố để cho khi Trà My tới nàng thấy mọi thứ đều tươm tất, đẹp như ngôi nhà hạnh phúc mà ngày xưa khi bắt đầu yêu nhau hai người thường mơ ước...
Mười giờ...
Vẫn chưa nghe tiếng gọi cổng. Có lẽ nàng còn phải đi tìm nhà...
Mười một giờ...
Lúc này Trọng như tỉnh giấc mơ, anh bình tâm lại và tự hỏi:
- Có đúng nàng là Trà My? Giọng thì không sai rồi. Nhưng...
Bao nhiêu thắc mắc trong đầu, nhưng niềm náo nức thì vẫn không vơi theo kim đồng hồ...
Mười một giờ rưỡi
Điện nhà tự dưng tắt phụp. Mà hình như cả khu phố đều mất điện. Trọng lúng túng chẳng biết làm sao, bởi mới dọn về, nên anh không hề chuẩn bị đèn dầu hay nến dự phòng. Lỡ nàng tới thì làm sao?
Không do dự, Trọng bước ra mở khóa cổng, chỉ khép hờ, phòng khi Trà My tới không bấm được chuông cổng thì cũng có thể vào được nhà. Hồi hộp trở vào ngồi đợi thêm.
Mười hai giờ...
Chẳng hiểu do chờ đợi lâu quá mệt mỏi, hay do ly rượu thuốc uống sau giờ ăn chiều, mà Trọng đã gục ngủ ngay tại salon, nơi anh đang ngồi đợi. Cho đến khi...
- Đợi khách mà như thế này sao!
Nghe tiếng, Trọng choàng tỉnh dậy, anh ngơ ngác nhìn quanh. Toàn một màu tối đen.
- Trà My phải không? Em đâu...?
Trọng như kẻ mộng du, bật dậy và đưa tay quờ quạng vào khoảng không. Anh chạm phải đôi tay của người con gái.
- Em đây mà!
Ngủ mà không khóa cổng, lỡ không phải em vào thì sao...
Nàng ôm chầm lấy người yêu và nụ hôn của họ đã thay bao nhiều lời nói mà đáng lẽ lúc ấy họ đã phải nói với nhau.
Giọng nàng nồng nàn:
- Anh đừng hỏi gì hết lúc này. Em chỉ muốn tận hưởng... Em chỉ muốn mãi mãi trong vòng tay anh như thế này... Đừng rời em ra, em... chết mất. Siết chặt em đi... ôm em nữa đi...
Nàng chủ động đẩy Trọng lùi dần vào phòng ngủ và đôi môi không rời ra khỏi môi anh chàng. Họ quấn lấy nhau, lúc ấy chỉ còn hơi thở gấp là còn có thể nghe trong màn đêm...
Khá lâu sau...
- Em nói cho anh nghe xem, chuyện gì đã xảy ra gần sáu năm trước?
- Chuyện em xa anh đột ngột?
- Cả chuyện báo đăng...
Giọng nàng cười rút rít trong bóng tối, hồn nhiên và dễ thương như ngày nào...
- Cho rằng em chết nên anh... mừng phải không? Thảo nào không lo đi tìm người ta...
- Sao lại không tìm. Anh về quê em hai lần, đi khắp nơi quen biết để hỏi nữa. Nhưng không nơi nào...
- Tại sao không lên am Cô Ba, anh không nghĩ em ở đó sao?
- Am Cô Ba! Thảo nào...
- Em bị bệnh hiểm nghèo, chán nản, em không muốn cho anh biết nên trốn lên đó. Nghĩ là trước sau gì anh cũng tìm ra em. Vậy mà...
Nàng lại ghì lấy Trọng như để bù đắp thời gian xa nhau quá lâu. Giọng nàng qua hơi thở:
- Đến khi em biết chắc mình không còn bệnh nữa mới dám đi tìm anh.
Chừng như lúc này Trọng cũng không quá quan tâm đến những lời giải thích. Với anh điều quan trọng nhất là một Trà My bằng xương bằng thịt đã trở về.
- Anh không hỏi làm sao em biết được nơi anh ở? Anh cũng không hỏi tại sao em có tên trong danh sách người tử nạn trên chuyến xe đò rơi xuống vực mà vẫn còn sống?
- Rồi mình sẽ nói sau...
- Nếu anh không hỏi bây giờ thì sau này đừng bắt em trả lời. Nhớ đấy...
- Ừ...
Đúng là Trọng không còn biết gì khác. Đã quá lâu rồi, cái cảm giác như lúc này thiếu vắng nơi một chàng trai đang độ sung sức, nên Trọng có quên hết mọi thứ trên đời cũng là điều dễ hiểu. Và việc mất điện kéo dài hình như ngẫu nhiên mà vô cùng hữu lý, nó hỗ trợ cho cuộc trùng phùng kỳ lạ trở nên tuyệt vời, vô tận...
- Mùa này trời mưa thường xuyên và độ ẩm cao, nên cổng sắt bị rỉ sét, chớ thật ra nhà này không có người chỉ chưa đầy hai năm.
Nhưng Trọng lại có vẻ thích điều ấy, anh vui vẻ nói:
- Cháu lại khoái ở những nơi lâu lắm không có ai như vậy mọi hơi hám của người khác sẽ không còn chút gì...
Nghe cách nói lạ của anh chàng khá điển trai và có chút phong trần, bà chủ nhà tuy tuổi đã gần sáu mươi cũng phải liếc nhìn. Và chẳng hiểu nghĩ sao, bà chỉ nhẹ mỉm cười...
Dẫn khách đi xem qua một lượt khắp nơi, đến các căn phòng đóng kín cửa, bà Xuân Lan mở từng phòng, phòng nào cũng đầy đủ tiện nghi, trang bị hiện đại, nên chắc chắn là rất thích hợp với những người trẻ tuổi.
Trọng cười:
- Tuy trong bụi vậy chớ cháu chỉ mới ba mươi, còn có thể gọi là trẻ sao?
- Cỡ như tôi đây mới đúng là già, phải không cậu!
Hình như mình vô tình đã chạm vào điều cấm kỵ của một phụ nữ lớn tuổi, nên Trọng chữa lại ngay:
- Trẻ nghĩa thông thường chỉ những người tuổi dưới ba mươi, còn hiểu rộng ra thì ở tuổi sáu mươi trở xuống vẫn còn được gọi là trẻ. Bởi một công chức phải tuổi sáu mươi mới bị cho nghỉ hưu kia mà!
Mãi lo nói chuyện Trọng quên nhìn kỹ một căn phòng có cách trang trí lạ hơn các phòng khác, đến khi bà chủ sắp đóng cửa phòng lại, anh mới kêu lên:
- Bà cho tôi xem lại căn phòng này.
Cửa mở ra, Trọng lại suýt xoa:
- Như vầy không công bằng. Tại sao chỉ riêng có phòng này là toàn bộ đều màu hồng, nổi bật hơn tất cả các phòng kia?
Biết Trọng hỏi đùa, nhưng bà chủ vẫn vui vẻ trả lời:
- Đây là căn phòng riêng mà mới tháng trước tôi cho trang trí, sơn phết lại đúng theo ý người tới thuê. Tiếc là giờ chót cô ấy bỏ cả sáu tháng tiền đặt cọc, vì một lý do bất khả kháng, cô ấy kẹt ở nước ngoài không về được.
- À, ra thế...
Trọng có vẻ thích thú trước việc có một cô gái nào đó cũng có ý định thuê một biệt thự ở xa thành phố giống như mình. Như vậy ít ra anh cũng không phải là người duy nhất có ý tưởng khác người, chỉ thích những nơi thật ít người, sống biệt lập.
- Như vậy lỡ khi cháu vào ở rồi mà cô ấy về đột ngột thì sao?
Bà chủ Xuân Lan cười:
- Có đuổi là tôi đuổi, nhưng với một người hoạt bát, hiểu biết nhiều như cậu thì tôi đâu đủ sức làm càn, đuổi đi khi hợp đồng còn hiệu lực!
Trọng cũng đùa:
- Nhưng nếu cô ta về, bà không đuổi tôi đi!
- Cô nào?
- Thì cô gì bà vừa nói, đã đặt tiền cọc mà bỏ, không ở.
Bà Xuân Lan cười thành tiếng:
- Cậu này nịnh đầm thuộc loại dữ đây!
- Chẳng qua do tôi sợ phụ nữ thôi. Nơi nào có phụ nữ là tôi tránh xa.
- Thiệt hông?
- Bằng chứng là tôi chỉ thích ở một mình nơi nào thật vắng vẻ. Và đó là lý do tôi chấp nhận thuê một ngôi nhà rộng đến tám phòng, giá thật cao, chỉ để ôm gối ôm mà ngủ.
Bà Xuân Lan lại nhìn khách như dò xét:
- Điều này chắc là phải chờ thời gian trả lời. Bởi trong điều khoản thuê nhà, đâu có điều nào quy định người thuê chỉ ở một mình?
Thấy bà chủ cũng vui tính, nên sau khi xem xong nhà, nhận chìa khóa. Trọng đã vui vẻ nói nửa đùa nửa thật:
- Nói vậy chớ nếu cần, bà có thể báo trước vài tuần là tôi có thể hủy hợp đồng. Với điều kiện là chỉ nhường lại nhà cho cô nào đó đã lỡ hạn hợp đồng trước đây thôi.
Trước khi ra về, bà chủ nhà còn nói vói lại:
- Chiều nay tôi sẽ giới thiệu cho cậu một người giúp việc rất tốt. Trước đây chị ta từng làm ở nhà này.
Trong chỉ định sau khi xem nhà xong sẽ ra về, và đợi khi nào nhờ người dọn dẹp xong mới dọn đến ở, tuy nhiên chẳng hiểu sao anh lại tò mò, muốn xem lại cho kỹ căn phòng màu hồng lúc nãy.
Dẫu sao thì giờ đây ngôi nhà này cũng đã thuộc về mình, tại sao không xem những gì mình muốn? Nghĩ vậy nên Trọng bước trở lại căn phòng lúc nãy. Sau vài giây lưỡng lự, Trọng bước thẳng vào bên trong. Chỉ còn lại một mình nên Trọng có thì giờ xem tỉ mỉ hơn, lúc này anh mới thầm phục óc thẩm mỹ của người trang trí căn phòng, bởi từng chi tiết nhỏ nhặt, cũng được thực hiện một cách hoàn hảo, chứng tỏ giữa người có ý tưởng và người thực hiện có sự đồng cảm sâu sắc.
Đi một lượt khắp phòng, điều làm cho Trọng ngạc nhiên hơn cả là sự sạch sẽ đến tuyệt đối ở mọi nơi, còn hơn những căn phòng đang có người ở. Trong lúc bà chủ nhà nói là cô ấy từ ngày đặt cọc trên một năm nay rồi chưa hề đặt chân đến đây lần nào...
Càng ngạc nhiên hơn khi ở dưới chiếc gối còn thẳng nếp, có một mảnh giấy nhỏ với dòng chữ rất đẹp, nắn nót: Nơi hò hẹn của chúng ta.
Cầm tờ giấy trên tay Tlọng không khỏi băn khoăn. Không phải nội dung của nó, mà là bởi hương thơm mà nó đang toát ra. Dù cho là loại dầu thơm nhân tạo đắt tiền cỡ nào, hay bông hoa thiên nhiên cực hiếm thế nào, thì cũng không thể lưu giữ hương lâu qua vài tháng. Đằng này đã hơn một năm, như lời bà chủ nhà nói...
Trong đầu Trọng hình dung ra một cuộc hò hẹn vụng trộm nào đó của một đôi nam nữ mà căn phòng lý tưởng này là địa điểm họ dùng gặp mặt thường xuyên, trong lúc gia chủ vô tình không hay biết. Mà họ cũng khéo chọn một nơi tiện nghi và đẹp nhất như thế này, chứng tỏ họ cũng không phải hạng phàm phu tục tử.
Thuận tay, Trọng vò mạnh giấy và vứt vào thùng rác đặt ở chân giường ngủ, vừa lẩm bẩm:
- Trước khi dọn về mình phải cho thay hết tấm trải giường...
Bước vào phòng vệ sinh, Trọng khá hài lòng về sự tươm tất của nơi này, anh nghĩ chắc mình không phải sửa đổi gì khi vào ở.
Trở ra, vừa tính ngồi xuống chiếc ghế ở bàn trang điểm, chợt Trọng giật nãy mình khi nhìn thấy tờ giấy mình vò nhỏ và vất vào sọt rác, giờ lại nằm ngay ngắn trên gối như lúc đầu!
Không tin vào mắt mình, Trọng bước lại cầm tờ giấy lên, thì nhận ra đúng là tờ giấy lúc nãy, không sai một chi tiết nào. Nhìn trong thùng rác thì... chẳng còn gì.
- Cái này...
Một cảm giác là lạ xâm chiếm thần kinh Trọng, nhưng vốn là con người bướng bỉnh, ít khi sợ hãi bất cứ chuyện linh tinh nào, nên Trọng lại một lần nữa vò nát tờ giấy, mà lần này chẳng những vò, anh còn xé nó nát ra từng mảnh, không vất thùng rác như lúc nãy, mà cho luôn vào túi quần. Xong, anh bước ra ngoài, đóng cửa phòng lại.
Tuy nhiên, đó chỉ là động tác giả, chỉ sau vài phút, Trọng bất thần mở cửa phòng ra và... lần này thì Trọng thật sự sửng sốt, khi... tờ giấy giống hệt lại nằm y chang.
Thọc tay vào túi quần, Trọng kêu lên khẽ:
- Lạ thiệt!
Bởi trong túi Trọng chẳng hề còn mảnh giấy vụn nào!
Nếu là người khác có lẽ họ đã phát hoảng. Còn Trọng, sau vài giây lặng đi, anh nhẹ nhàng khép cửa lại và đi ra. Việc đầu tiên Trọng làm sau đó là lái xe thẳng vào Chợ Lớn, tìm ông thầy Tướng số mà đã từ lâu có người bạn đã giới thiệu rằng ông ta là bậc thầy của thế giới cõi âm.
Trọng vốn không tin, nhưng hôm nay anh lại muốn kiểm tra lại điều nghi vấn đang gặp phải.
Dò tìm khá lâu Trọng mới mò ra được nơi trú ngụ của lão FengXiao. Lão ngụ trong một ngôi nhà xưa ở một con đường nhỏ, mà chung quanh toàn là người Hoa. Khi Trọng vừa xuất hiện ở cửa phòng, thì lão Feng đã từ trong nói vọng ra:
- Anh hãy lấy tờ giấy trong túi ra trước khi bước vào đây!
Trọng theo phản xạ tự nhiên vội cho tay vào túi quần, chạm phải mảnh giấy nhỏ, anh rút ra ngay và... tái mặt khi thấy đó chính là mảnh giấy lúc nãy! Chưa biết phải làm gì, thì thật bất ngờ mảnh giấy như bị ai đó thổi bay ra khỏi tay và biến mất trong nháy mắt.
Lúc này từ trong nhà một ông lão tuổi khá cao nhưng trông còn rất tráng kiện, nhẹ bước đi ra. Không nhìn Trọng, lão lên tiếng:
- Cậu tìm tôi về chuyện ngôi nhà mới vừa mướn?
Tlọng ngơngác:
- Ông biết chuyện ấy?
Rất điềm tĩnh, lão Feng mời Trọng ngồi, rồi châm trà mời khách:
- Cậu không tìm tới đây thì nội nhật này tôi cũng đi tìm cậu. Chỉ vì mảnh giấy lúc nãy.
Trọng càng ngạc nhiên hơn:
- Ông cũng biết?
- Nếu không biết thì chính cậu là người đem tai họa đến cho tôi vừa mới rồi đó!
Câu nói lạ của ông lão làm cho Trọng thắc mắc:
- Ông nói thế, nghĩa là...?
- Do đâu cậu biết đây mà tới? Chắc có người chỉ hay do... mảnh giấy đó khiến cậu tìm đến chính xác nơi mà họ muốn?
- Họ là ai, ông nói gì cháu không biết? Quả đúng là có người bạn đã chỉ cho cháu địa chỉ này.
- Người đó chỉ cậu sau khi cậu có ý định thuê ngôi nhà?
Nhớ lại khi người bạn mách cho mình địa chỉ này, đúng lúc Trọng vừa đọc báo xong, đang có ý định tìm ngôi nhà cho thuê. Trọng gật đầu:
- Đúng là như vậy.
Ông lão gục gật đầu:
- Họ muốn phá tôi đó.
Trọng cau mày:
- Sao lại phá ông và có liên quan gì tới ngôi nhà tôi đang thuê?
Lão Feng càng làm cho Trọng ngạc nhiên hơn:
- Vì tôi chính là người đã ếm ngôi nhà đó!
- Ông nói...?
- Cậu đã từng nghe người ta nói về việc những ngôi nhà mới xây bị ếm, không thể ở được chưa?
- Có! Nhưng không lẽ...
Giọng ông ta trở nên nghiêm trọng hơn:
- Không ai thuê tôi làm chuyện ấy. Mà đơn giản chỉ vì tôi phải làm. Đúng ra tôi giữ kín chuyện này, nhưng hôm nay cậu đã tới đây thì dù tôi có giữ cũng không được. Tôi đã ếm ngôi nhà nên từ lúc xây xong đến nay không ai có thể vào ở được. Người chủ của nó phải trả giá cho những gì bà ta đã gây ra cho tôi.
Trọng quan sát thật kỹ lão già đang ngồi trước mặt. Anh không hoàn toàn tin lời một người chưa gì đã khai toạc ra hết mọi chuyện như vậy. Tuy nhiên đến khi lão ta lấy ra một cuộn giấy nhỏ mà trên đó có những chữ viết thoạt trông Trọng đã giật mình. Dòng chữ viết tháo, nhưng đọc được dễ dàng: Không ai được ở, cho đến khi nó trở thành nhà hoang...
Lão đột nhiên hỏi:
- Cậu có biết ai đã viết những chữ này không?
Trọng chưa kịp đáp thì lão đã trả lời thay:
- Chính người chồng của bà chủ nhà. Bà Xuân Lan, cậu biết rồi chớ?
- Chồng bà ấy đã chết? Vậy thì... người nào đang ở nhà bà ta? Chính tôi...
Lão Feng ngửa mặt lên trời cười một tràng cười rất khó hiểu, giọng ông ta trở nên bí hiểm hơn:
- Chẳng riêng gì cậu, mà hầu như ai tới liên hệ thuê nhà đều được bà chủ nhà giới thiệu là chồng bà ta đã chết. Bàn thờ và di ảnh người đàn ông mà cậu nhìn thấy đó là...
Lão ngừng nói, đứng lên đi vào trong rồi mãi hơn mười phút sau vẫn không trở ra. Trọng chờ mãi không được, anh phải gọi lớn:
- Tôi về đây, ông thầy ơi!
Vẫn không có tiếng trả lời. Trọng đành phải bước hơi sâu vào trong nhà và rất đỗi ngạc nhiên, bởi ngoài ông Feng ra thì hầu như chẳng có bóng người nào khác.
Mà kể cả lão Feng, giờ này lão cũng biến đi đâu mất, trong khi Trọng tìm kỹ vẫn không thấy một lối ra nào khác, ngoài lối vào như anh đã tới. Lão ta đi đâu? Nửa giờ sau, không tiện ở lâu, Trọng bước ra ngoài và lần này anh lại một phen kinh dị, khi gặp một người hàng xóm, anh ta hỏỉ:
- Ông tìm ai trong ngôi nhà hoang đó?
Trọng ngơ ngác:
- Đây là nhà hoang?
Người đàn ông tỏ ra rành rẽ:
- Từ hơn năm năm nay chẳng có người nào ở, không gọi là nhà hoang thì gọi là gì?
Trọng lẩm bẩm:
- Vậy ai mới vừa rồi?
Người kia nghe câu nói của Trọng:
- Anh gặp một ông lão người Hoa phải không?
Không đợi Trọng trả lời, anh ta nói ngay:
- Nhiều người đã từng gặp lão như anh vậy. Ma đó!
Sau câu nói, anh ta bỏ đi luôn, nên dù có muốn hỏi gì thêm, Trọng cũng đành phải chịu. Nhìn lại ngôi nhà một lúc, Trọng càng thêm tò mò, anh tìm thêm vài người hàng xóm nữa để hỏi, nhưng chẳng một ai biết gì. Có một chị lớn tuổi, sau khi nghe Trọng hỏi, đã hỏi lại anh:
- Nếu có ai đó hỏi nhà anh có phải là nhà hoang không, thì anh nghĩ gì?
Hình như họ không muốn vây vào chuyện của ngôi nhà đó...
° ° °
Trọng ngồi đợi khá lâu thì bà Xuân Lan mới về tới. Nhìn sắc mặt căng thẳng của Trọng, bà ta ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện gì vậy, cậu Trọng?
Trọng cố giữ bình tĩnh, nhưng vẫn khó giấu cảm xúc:
- Có lẽ tôi sẽ không thể tiếp tục thuê ngôi nhà...
Bà Xuân Lan nhìn khách, dò hỏi:
- Có chuyện gì phải không? Hay là cậu không hài lòng về điểm nào trong ngôi nha?
- Đơn giản chỉ bởi...
Trọng đưa trả lại chìa khóa nhà:
- Bà có thể trừ ba tháng tiền nhà do tôi phá vỡ hợp đồng, số còn lại tôi lấy lúc nào cũng được, không nhất thiết phải là bây giờ.
Trọng đứng dậy ngay, chợt bà Xuân Lan hỏi:
- Có phải cậu nghe ai nói nói gì về ngôi nhà? Chuyện ma chẳng hạn...
Thấy bà ta đã đề cập thẳng, Trọng ngồi lại và hỏi không rào đón:
- Bà biết trong nhà bà có ma?
Bà chủ nhà vẫn rất bình tĩnh:
- Tôi đoán ra ngay mà. Có phải một ông gọi là FengXiao?
- Bà biết ông ta?
Bà Xuân Lan không trả lời ngay, mà ra dấu cho khách chờ, bà bước vào phòng riêng, lát sau trở ra, đưa cho Trọng một gói giấy nhỏ:
- Cậu nhìn xem, cái này có phải là vật người ta thường hay ếm khi xây nhà?
Không rành lắm chuyện thư ếm, nhưng nhìn tờ giấy màu vàng, trên đó có nhiều chữ viết theo dạng tượng hình ngoằn ngoèo, Trọng nghi nghi:
- Có vẻ như vậy...
Bà Xuân Lan chậm rãi kể:
- Khi tôi vừa ăn tân gia ngôi nhà đó thì tình cờ phát hiện tờ giấy bùa này được ai đó đặt trong tường bên trên cửa ra vào. Địa điểm đặt không dễ phát hiện, nếu hôm đó tôi không có một giấc mơ kỳ lạ và nghe một người nào đó
mách rằng nhà tôi bị ếm, do có ai tư thù.. Tôi không tin chuyện mê tín, nhưng một buổi chiều khi từ ngôi nhà mới đi ra, tôi gặp một lão già người Hoa...
Trọng chen ngang:
- Lão Feng Xiao!
- Chắc cậu cũng đã gặp lão ta. Lúc đầu tôi cũng chưa biết lão ta là ai, cứ tưởng đó là người hàng xóm, nhưng sau mấy câu chào hỏi thông thường, lão ta đã nói thẳng rằng lão ta sẽ ngăn không cho bất cứ ai vào ở ngôi nhà mới của tôi! Hỏi lý do thì lão cũng không giấu giếm bảo rằng ngôi nhà đã bị thư ếm mà lão ta là tác giả. Nói xong lão ta đi mất. Tuy không tin lắm, nhưng tôi vẫn cho người đi dò hỏi thì phát hiện là ở Chợ Lớn quả có một ông thầy như vậy, lão ta tên Feng Xiao.
- Bà đã gặp lão ta?
Bà Xuân Lan lầc đầu:
- Tôi chưa gặp nhưng nghe người ta kể rành mạch rằng có một ông thầy tướng số chuyên làm việc đó. Hình như lão ta được ai đó thuê mướn để phá tôi.
Trọng trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Lão ta không phải là người hiện hữu trên đời này.
Câu nói của Trọng thật sự làm cho bà chủ nhà kinh ngạc:
- Sao cậu biết?
- Tôi đã gặp ông ta. Và...
Sau một lúc đắn đo, Trọng thuật lại chuyện mình gặp lão tướng số người Hoa. Cuối cùng anh hỏi:
- Có phải từ chuyện đó mà ngôi nhà mới của bà không một ai ở được không?
Chừng như muốn giấu, nhưng nghĩ là Trọng đã biết hết, nên bà Xuân Lan gật đầu:
- Gần như vậy. Tuy nhiên, đó là trước khi tôi tìm ra vật ếm này.
Bà kể:
- Tôi phải sang tận Hồng Kông, tốn khá nhiều tiền để rước ông thầy này. Ông ta sau khi lấy được vật giấu trong tường ra, đã quả quyết là coi như yên ổn. Do vậy tôi mới dám cho cậu thuê.
Sau khi nói mọi điều, bà Xuân Lan tỏ ra là không bắt ép người thuê, bà hỏi lại Trọng:
- Bây giờ cậu còn có ý trả lại nhà không? Nếu cậu trả thì tôi sẽ gởi lại đủ tiền cậu ứng trước, không trừ một xu nào, bởi đơn giản là cậu chưa ở ngày nào.
Trọng có chút áy náy, nên sau một lúc suy nghĩ, anh cương quyết:
- Nếu thế thì tôi sẽ tiếp tục thuê. Xưa nay tôi chưa từng sợ bất cứ gì liên quan đến thế giới tâm linh.
- Tôi không ép, như cậu thấy đó, tôt rất kén người thuê, nếu cậu không hội đủ những điều kiện thì tôi đã chẳng đồng ý.
Trọng nhớ, hôm tới hỏi thuê nhà, bà ta đã hạch hỏi đủ điều, sau khi anh trả lời xuôi mọi điều khoản chủ nhà mới cho thuê và còn dặn:
- Khi đã thuê, thì trong suốt thời gian hợp đồng, cậu là chủ toàn quyền ngôi nhà thuê đó. Kể cả chủ nhà cũng không được quyền can thiệp vào những chuyện xảy ra trong nhà đó.
Trọng lấy lại xâu chìa khóa, anh đứng lên cáo từ bằng quyết tâm:
- Tôi sẽ ở cho đến khi nào bà đuổi mới đi.Với điều kiện là bà đừng tăng tiền thuê theo kiều mỗi tháng thột lần.
Bà Xuân Lan cũng nổi hứng:
- Tôi thích tính cách của cậu, nên xin miễn cho cậu sáu tháng tiền nhà đầu tiên. Có nghĩa là, thay vì ở một năm, nay cậu có quyền ở đến mười tám tháng luôn!
Trọng cười:
- Xin cám ơn lòng tốt của bà. Tuy nhiên xưa nay tôi không thích nhận những ân huệ như vậy. Thay vào đó, tôi muốn bà lắp một đường điện thoại nữa vào tận phòng riêng với chức năng gọi được cả ra nước ngoài.
- Ồ, cậu quên là phòng dành cho cậu, tôi đã cho kéo đường đây riêng sẵn rồi.
- Tôi muốn lắp thêm ở căn phòng sơn màu hồng phấn kia. Phòng của...
Bà Xuân Lan ngạc nhiên:
- Cậu thích ở căn phòng của cô gái thuê hụt đó hả? Nó đâu rộng bằng phòng ở phía ngoài. Vả lại phòng ấy thiết kế riêng cho nữ mà...
Trọng cười nhẹ:
- Tôi lại thích phong cách ấy...
- Thôi được, tôi sẽ cho thực hiện ngay. Mong là cậu sẽ không mau chán.
Trọng chào bà chủ nhà, nhưng khi vừa bước ra tới ngoài anh chợt nhớ đến chuyện mảnh giấy trên gối, nên quay lại vừa móc trong túi quần ra mẩu giấy gấp tư, hỏi:
- Bà có nhớ tuồng chữ này không?
Vừa nhìn vào bà Xuân Lan nói ngay:
- Chữ của cô Dạ Hương, người ký hợp đồng thuê nhà mà không ở. Tôi còn mẫu chữ của cô ấy đây.
Bà bước ngay vào phòng, lấy ra tờ hợp đồng đưa cho Trọng. Vừa thoạt nhìn Trọng đã kêu lên:
- Đúng rồi!
Hai mẫu chữ giống nhau như đúc, mà bất cứ ai nhìn vào cũng đều không thể nhầm lẫn được.
Mà mảnh giấy trong túi của Trọng lúc này là mảnh thứ tư anh nhặt được mới đây thôi...
° ° °
Ba đêm liền Trọng ngủ yên giấc, không mộng mị, cũng không điều gì xảy ra trong căn phòng màu hồng phấn. Điều đó khiến Trọng không tin cũng không được khi nhớ lại câu anh đọc được một cách tình cờ trong quyển sách mới mua: "Muốn ngủ yên giấc, bạn nên đặt cạnh gối mình một đóa hoa mà bạn ưa thích. Trọng đã chọn hoa trà mi là loại hoa mà từ khi đọc tác phẩm Trà Hoa Nữ anh đã đâm ra yêu mến. Nhất là từ khi có cái tên Trà My trong cuộc đời chàng sinh viên nghèo tên Hoàng Trọng.
Thì ra yếu tố tâm lý rất quan trọng. Nó giúp thần kinh bớt dao động, từ đó con người có thể vượt qua được những điều mà bình thường họ thấy khó vượt qua. Như trường hợp này, Trọng tin rằng hoa trà mi chính là yếu tố giúp củng cố tinh thần và đẩy lùi mọi suy nghĩ viễn vông để đưa anh vào giấc ngủ ngon lành...
Từ niềm tin đó, tự dưng Trọng ao ước mình có được một cây trà mi ngay trong nhà. Và anh quyết định tìm ở những nơi bán hoa kiểng. Cái khó của Trọng là việc anh chưa từng biết hình dáng cây trà mi là như thế nào, chỉ ngẫu nhiên anh được người bạn tặng cho đóa trà mi đã hái sẵn, không cành không lá, nên việc tự đi tìm có lẽ sẽ khó. Dẫu vậy Trọng vẫn không muốn hỏi chủ vườn hoa, mà anh thử tự tìm và tin chắc là mình sẽ nhận ra cây hoa lạ này qua hoa của nó.
Tuy nhiên, đã đi hai vòng trong vườn kiểng mà Trọng vẫn không thể tìm ra. Bởi ngoài những loại hoa phổ biến như hồng, cúc, mẫu đơn, lan, thược dược đang nở, còn phản nhiều loài hoa khác thì chỉ ở dạng nụ, thậm chí có nhiều cây chưa có nụ. Cuối cùng Trọng dừng chân trước một lùm cây xanh tốt, định sẽ chờ người trong vườn tới và nhờ họ tìm hộ.
- Ông cần lấy chậu trà mi lớn đó phải không?
Trọng giật mình nhìn lại thì thấy người phụ nữ đứng tuổi ra dáng chủ vườn, đang nhìn khách mỉm cười.
- Dạ, đây là... trà mi?
- Đúng là trà mi, giống này của Pháp nên rất hiếm. Vườn tôi chỉ còn đúng hai cây loại đó. Nhưng đã được người mua và con gởi lại.
Trọng nhìn thật kỹ hai cây trước mặt mình, anh không ngờ ngẫu nhiên mình lại chọn đúng nơi có cây hoa mình đang cần để đứng nhìn. Anh tiếc rẻ:
- Bà không còn cây nào khác?
Bà chủ vườn tươi cười:
- Nếu có thì cũng phải mất một tháng nữa thì vườn ươm của tôi trên Dalat mới kịp mang về. Tuy nhiên...
Bà quay lại gọi một công nhân.
- Em bưng một trong hai chậu trà mi này ra đây coi.
Chậu trà mi được bê ra đặt ngay trước mặt Trọng. Bà chủ vườn bảo:
- Đây có lẽ là một cơ may hiếm gặp, nó lại rơi đúng vào ông!
Trong lúc Trọng chưa hiểu ý bà ta nói gì thì bà chủ vườn đã tiếp lời:
- Hôm qua tôi đã được người ta trả tiền mua hai chậu trà mi này và họ có dặn, họ chỉ lấy một chậu, còn chậu còn lại thì tặng cho bất cứ ai tìm mua. Tôi thắc mắc nhưng không tiện hỏi, nên từ sáng đến giờ có ý trông xem ai là người tới mua. Không ngờ là ông...
Trọng vô cùng ngạc nhiên:
- Người mua là ai vậy?
Bà chủ lắc đầu:
- Tôi không gặp mặt. Chỉ thấy một anh đạp xích lô tới nói có người đưa tiền nhờ anh ta mua và dặn như vậy.
Trọng chép miệng:
- Tiếc quá, phải chi tôi tới sớm hơn. Tôi đang rất cần chậu trà mi như vầy...
- Ông cần mua cả hai chậu?
Trọng lắc đầu:
- Dạ không, chỉ một cây là đủ.
- Vậy thì cây trà mi này đã là của ông rồi.
Trọng lẳng lặng bỏ đi, khiến bà chủ vườn phải gọi :
- Nè ông, người ta đã có nhã ý tặng cho bất cứ ai yêu hoa trà mi mà!
Trọng vẫn không quay lại. Với Trọng, anh rất ngại chuyện nhận không của ai bất cứ cái gì, mặc dù lúc này anh tiếc rẻ vô cùng chậu hoa trà mi đó...
Anh tới bốn điểm hoa kiểng khác, nhưng không nơi nào có hoa trà mi, chủ vườn rất ngạc nhiên hỏi với Trọng:
- Hôm qua có người đã tới mua hết số chậu trà mi mà chúng tôi có. Loại này kén khách nên chúng tôi ươm rất ít, phải vài tuần nữa mới có.
Cho là chuyện ngẫu nhiên nên Trọng thất vọng ra về, tự an ủi khoảng vài tuần nữa sẽ trở lại mua.
Nhưng lúc vừa về đến cổng nhà Trọng đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy chậu hoa trà mi ai đã đặt ngay trước cổng. Nhìn quanh không thấy ai, Trọng ngẩn người ra khá lâu trước khi quyết định gọi xích lô chở trở lại vườn hoa kiểng lúc nãy. Vừa trông thấy anh, bà chủ vườn nói ngay:
- Ông vừa đi vài phút thì người mua đã tới chở cả hai chậu hoa đi. Tôi đâu biết là họ biết chỗ của ông...
Trọng yêu cầu được trả lại chậu hoa, anh nói:
- Tôi sẽ không nhận cái gì không phải của mình.
Nhưng bà chủ vườn đã nghiêm giọng:
- Ở đây một khi hàng đã chở ra khỏi nơi bán thì không nhận lại. Nhất là chậu hoa này không hề có một khuyết điểm nào.
Bà bỏ đi vào trong có lẽ sợ Trọng nói lôi thôi thêm.
Sau vài phút lúng túng, cuối cùng Trọng đành phải đưa chậu hoa về nhà với nỗi thắc mắc đang lớn dần trong đầu. Anh tự hỏi:
- Ai chơi trò cắc cớ như thế này?
Dẫu vậy Trọng cũng tìm chỗ để đặt chậu hoa. Ngôi biệt thự đã được trồng khá nhiều loại hoa khác và mọi nơi hầu như đều đã có sự sắp xếp hài hòa, khó tìm một nơi để chen thêm vào. Nên cuối cùng Trọng chọn bên ngoài cửa sổ của căn phòng màu hồng phấn. Anh tự hài lòng, bởi ở đó bất cứ lúc nào hễ mở của sổ ra, hoặc nằm trong phòng là anh cũng có thể nhìn thấy hoặc ngửi được hương thơm của hoa.
Hôm đó, buổi tối cuối tuần...
Đã từ lâu lắm rồi, Trọng hầu như quên hắn cái thú tiêu khiển đêm bên ngoài, đặc biệt là những cuộc hẹn hò nhảy nhót ở một vũ trường nào đó với người yêu, để rồi khi tàn cuộc, nắm tay nhau ra khỏi vũ trường thì trời đã gần sáng. Những cuộc hò hẹn như vậy hầu như mất hẳn với Trọng, kể từ khi người con gái mang tên loài hoa mà anh đang thích, Trà My biến mất khỏi cuộc đời anh mà không một lời giải thích. Trọng thích cô đơn và chọn lối sống khép kín là bởi đó...
Nhưng hôm nay tự dưng Trọng nghĩ khác. Chẳng hiểu sao anh lại muốn ra ngoài, đi đâu đó một vòng, tìm chỗ nào đó uống vài ly rượu chẳng hạn, có thể là
do tâm trạng bớt căng thẳng sau khi ổn định được chỗ ở, hay do... tìm được chậu hoa trà mi?
Trọng không thích liên tưởng chuyện này sang chuyện kia, chỉ đơn giản là hiện tại anh có nhu cầu muốn thư giãn. Tuy nhiên, lúc Trọng vừa thay quần áo xong thì chợt chuông điện thoại reo. Không nghĩ là khách của mình, bởi từ khi dọn về nhà mới Trọng chưa hề cho ai số điện thoại ngôi nhà này, mà thậm chí anh còn chưa thuộc số nữa là...
- A lô!
Trọng chỉ nghe từ đầu dây bên kia lên tiếng có bấy nhiêu đó, rồi lặng im, không nói thêm gì, mặc dù Trọng đã hỏi lại đến lần thứ ba.
- Ai vậy?
Hỏi lại lần thứ tư, bên kia vẫn không đáp, Trọng bắt đầu bực, muốn gắt lên, nhưng bởi người bên kia đầu dây là một phụ nữ, nên Trọng khẽ lắc đầu rồi định đặt máy xuống.
- Trọng phải không?
Lúc này bên kia mới chịu lên tiếng. Mà sao giọng nói nghe như...
- Ai vậy? Phải chăng...
Trọng suýt rú lên bởi giọng nói như từ trong giấc mơ vọng về!
- Trọng hả?
- Trà My, anh đây!
Trọng mừng đến quính lên, tay chân run rẩy đến nỗi làm rơi chiếc ống nghe. Đến khi nhặt lên thì chỉ còn nghe bên kia nói nhanh:
- Ở đó, em sẽ tới!
Mọi chuyện đúng là như một giấc mơ. Trọng đã mất Trà My từ hơn sáu năm nay. Buổi chiều cuối năm ấy Trà My lên xe đó về quê ở một tỉnh miền Trung rồi không bao giờ trở lại. Trọng đợi chờ trong vô vọng đến ba tháng sau và đã về tận quê của nàng để tìm, nhưng ngoài đó người ta bảo Trà My không về quê, cũng không có tin tức gì!
Ban đầu Trọng nghĩ là nàng phản bội anh, đi theo tiếng gọi của một mối tình khác, bởi thời điểm đó Trọng đang thất nghiệp, túng bấn... Nhưng sau một thời gian, tình cờ Trọng đọc lại một tờ báo cũ, anh chết điếng khi đọc tin một vụ lật xe ở đèo Cả, làm chết gần chục người, trong số đó có tên Trà My!
Vậy mà...
Nhìn đồng hồ, lúc ấy mới hơn chín giờ, Trọng hồi hộp như chàng trai mới lớn lần đầu hẹn hò với người yêu. Anh hết ra rồi lại vào, dọn cái này, dẹp cái kia cố để cho khi Trà My tới nàng thấy mọi thứ đều tươm tất, đẹp như ngôi nhà hạnh phúc mà ngày xưa khi bắt đầu yêu nhau hai người thường mơ ước...
Mười giờ...
Vẫn chưa nghe tiếng gọi cổng. Có lẽ nàng còn phải đi tìm nhà...
Mười một giờ...
Lúc này Trọng như tỉnh giấc mơ, anh bình tâm lại và tự hỏi:
- Có đúng nàng là Trà My? Giọng thì không sai rồi. Nhưng...
Bao nhiêu thắc mắc trong đầu, nhưng niềm náo nức thì vẫn không vơi theo kim đồng hồ...
Mười một giờ rưỡi
Điện nhà tự dưng tắt phụp. Mà hình như cả khu phố đều mất điện. Trọng lúng túng chẳng biết làm sao, bởi mới dọn về, nên anh không hề chuẩn bị đèn dầu hay nến dự phòng. Lỡ nàng tới thì làm sao?
Không do dự, Trọng bước ra mở khóa cổng, chỉ khép hờ, phòng khi Trà My tới không bấm được chuông cổng thì cũng có thể vào được nhà. Hồi hộp trở vào ngồi đợi thêm.
Mười hai giờ...
Chẳng hiểu do chờ đợi lâu quá mệt mỏi, hay do ly rượu thuốc uống sau giờ ăn chiều, mà Trọng đã gục ngủ ngay tại salon, nơi anh đang ngồi đợi. Cho đến khi...
- Đợi khách mà như thế này sao!
Nghe tiếng, Trọng choàng tỉnh dậy, anh ngơ ngác nhìn quanh. Toàn một màu tối đen.
- Trà My phải không? Em đâu...?
Trọng như kẻ mộng du, bật dậy và đưa tay quờ quạng vào khoảng không. Anh chạm phải đôi tay của người con gái.
- Em đây mà!
Ngủ mà không khóa cổng, lỡ không phải em vào thì sao...
Nàng ôm chầm lấy người yêu và nụ hôn của họ đã thay bao nhiều lời nói mà đáng lẽ lúc ấy họ đã phải nói với nhau.
Giọng nàng nồng nàn:
- Anh đừng hỏi gì hết lúc này. Em chỉ muốn tận hưởng... Em chỉ muốn mãi mãi trong vòng tay anh như thế này... Đừng rời em ra, em... chết mất. Siết chặt em đi... ôm em nữa đi...
Nàng chủ động đẩy Trọng lùi dần vào phòng ngủ và đôi môi không rời ra khỏi môi anh chàng. Họ quấn lấy nhau, lúc ấy chỉ còn hơi thở gấp là còn có thể nghe trong màn đêm...
Khá lâu sau...
- Em nói cho anh nghe xem, chuyện gì đã xảy ra gần sáu năm trước?
- Chuyện em xa anh đột ngột?
- Cả chuyện báo đăng...
Giọng nàng cười rút rít trong bóng tối, hồn nhiên và dễ thương như ngày nào...
- Cho rằng em chết nên anh... mừng phải không? Thảo nào không lo đi tìm người ta...
- Sao lại không tìm. Anh về quê em hai lần, đi khắp nơi quen biết để hỏi nữa. Nhưng không nơi nào...
- Tại sao không lên am Cô Ba, anh không nghĩ em ở đó sao?
- Am Cô Ba! Thảo nào...
- Em bị bệnh hiểm nghèo, chán nản, em không muốn cho anh biết nên trốn lên đó. Nghĩ là trước sau gì anh cũng tìm ra em. Vậy mà...
Nàng lại ghì lấy Trọng như để bù đắp thời gian xa nhau quá lâu. Giọng nàng qua hơi thở:
- Đến khi em biết chắc mình không còn bệnh nữa mới dám đi tìm anh.
Chừng như lúc này Trọng cũng không quá quan tâm đến những lời giải thích. Với anh điều quan trọng nhất là một Trà My bằng xương bằng thịt đã trở về.
- Anh không hỏi làm sao em biết được nơi anh ở? Anh cũng không hỏi tại sao em có tên trong danh sách người tử nạn trên chuyến xe đò rơi xuống vực mà vẫn còn sống?
- Rồi mình sẽ nói sau...
- Nếu anh không hỏi bây giờ thì sau này đừng bắt em trả lời. Nhớ đấy...
- Ừ...
Đúng là Trọng không còn biết gì khác. Đã quá lâu rồi, cái cảm giác như lúc này thiếu vắng nơi một chàng trai đang độ sung sức, nên Trọng có quên hết mọi thứ trên đời cũng là điều dễ hiểu. Và việc mất điện kéo dài hình như ngẫu nhiên mà vô cùng hữu lý, nó hỗ trợ cho cuộc trùng phùng kỳ lạ trở nên tuyệt vời, vô tận...
Nhưng rồi việc gì cũng đến hồi kết thúc. Trọng trong trạng thái ngụp lặn sâu vào thế giới như mơ như thực, đã phải choàng tỉnh lại khi ánh mặt trời từ cửa sổ xuyên thẳng vào giường ngủ. Vừa mở mắt ra Trọng đã chạm vào một thân thể bên cạnh. Nhớ lại chuvện vừa qua, Trọng bật dậy ngay, và việc đầu tiên của anh là ôm choàng lấy cô gái đang ngồi ủ rủ với mái tócdài phủ kín khuôn mặt...
- Trà My! Anh muốn nhìn lại em...
Nàng ngẩng lên và lần đầu tiên Trọng nhìn rõ mặt.
- Cô là...
Trọng trợn tròn mắt, buông nàng ta ra và hấp tấp tìm cách bước xuống giường, suýt nữa đã vấp té. Trước mặt Trọng là một cô gái hoàn toàn xa lạ, chớ không phải là Trà My!
- Sao lại như thế này?
Cô gái oà lên khóc, giọng nghẹn ngào, nhưng vẫn còn nghe rất rõ:
- Em biết rồi sẽ có giây phút này mà. Đời con gái nó phủ phàng giống nhau cả, trao thân cho người ta để rồi...
Lạ làm sao, giọng nói ấy đúng là của Trà My! Dẫu đã cách xa nhau bao nhiêu năm, nhưng làm sao Trọng quên được cái âm điệu từng đã khắc sâu vào tâm trí anh.
- Cô là...?
Cô nàng không đáp, vụt bước khỏi giường và vồ lấy quần áo đang vươn vãi dưới sàn nhà, chạy biến ra khỏi phòng, mà tiếng khóc nức nở vẫn còn vọng lại.
Sau vài giây sững sờ, Trọng chạy theo. Nhưng khi ấy anh chàng phát hiện là mình trong tình trạng gần như chẳng có gì che thân, nên khựng lại. Đến khi mặc lại quần áo, Trọng ra tới ngoài thì chẳng còn thấy cô nàng đâu.
Ở ngay cửa ra vào có một vật gì đó rơi nằm ngay tầm mắt, Trọng cúi xuống nhặt và kêu lên:
- Trà My!
Miếng ngọc bội bằng cẩm chạch này là của mẹ Trọng, chính tay anh đã đeo vào cổ Trà My gần mười năm trước, nó không thể lẩn vào với thứ nào khác, bởi nó là của gia bảo nhà Trọng, truyền từ đời bà cố, đến bà ngoại, rồi mẹ anh và chính bà trước khi mất đã tin tưởng giao cho Trọng, dặn là chỉ trao lại cho người con gái sẽ là dâu bà.
- Trà My!
Trọng lặng người đi, đầu óc đang quay cuồng với những gì diễn ra đêm qua...
Vừa lúc ấy có tiếng chuông điện thoại reo vang. Trọng đợi chuông reo đến lần thứ ba anh mới bước tới nghe. Nhưng đôi chân của anh hầu như không thể cất lên được. Nó như bị ai đó ghì kéo lại...
Chuông đổ liên hồi...
° ° °
Bà Xuân Lan ái ngại hỏi cô y tá:
- Tình trạng cậu ấy ra sao rồi cô?
Cô y tá rút cây đo nhiệt độ ra, vừa lắc đầu:
- Không khả quan hơn chút nào. Sáng nay khi chúng tôi nhận bệnh nhân vào thì ông ấy đã trong tình trạng này rồi. Bác sĩ đã khám, cho thuốc, đích thân tôi đã chích hai lần nhưng ông ấy vẫn không tỉnh lại và nhiệt độ thì vẫn rất cao. Hình như người nhà chở vào quá chậm...
Bà Xuân Lan thở dài:
- Tôi gọi điện thoại tới nhà cậu ấy rất lâu mà không nghe trả lời, lúc đầu tôi cứ tưởng là cậu ấy ngủ quên, nên phải một giờ sau tôi mới gọi lại, lần này có người nhấc ống nghe lên, nhưng không trả lời, rồi tôi nghe có vật gì đó đổ vỡ mạnh. Tôi bảo tài xế chạy tới thì phát hiện cậu ta nằm ngất đi ở cạnh điện thoại nhấc lên mà không kịp nghe...
Vừa lúc ấy vị bác sĩ điều trị bước vô, ông hỏi liền:
- Bà là gì của anh này?
- Tôi là chủ nhà, cậu ấy là người thuê.
- Nghe bà nói thì anh ấy ở một mình lúc xảy ra chuyện?
Bà Xuân Lan gật đầu:
- Cậu ấy một mình mướn nguyên ngôi biệt thự của tôi. Cậu ấy độc thân. Vị bác sĩ nghiêm giọng:
- Một người đàn ông độc thân không đồng nghĩa với việc họ có quan hệ nam nữ. Trong trường hợp này, tôi có thể kết luận, anh ấy đã... quá tải chuyện tế nhị...
Tuy là lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm, nhưng bà Xuân Lan vẫn không hiểu hết ý của bác sĩ, bà hỏi lại:
- Bác sĩ nói thế nghĩa là sao?
Vị bác sĩ giờ mới cười:
- Nói cho dễ hiểu, anh này bị lâm vào tình trạng kiệt lực do quan hệ nam nữ quá độ, cộng thêm cơ thể đang yếu. May cho anh ta đã vào đây kịp, nếu không thì...
Trước khi bước ra khỏi phòng bệnh, vị bác sĩ trấn an:
- Đã qua hiểm nguy rồi. Tôi sẽ cho truyền dịch với đạm và thuốc bổ liều cao, chỉ sau một ngày nữa là anh ấy có thể về nhà. Nhưng tôi dặn riêng bà, phải ngăn cấm anh ấy tránh xa chuyện kia. Nếu không...
Bà Xuân Lan lúng túng:
- Thưa bác sĩ, tôi chỉ là...
Cô y tá che miệng cười vừa bước nhanh ra ngoài như chạy trốn... trong lúc ấy bỗng Trọng cử động nhẹ mi mắt và từ từ mở mắt ra. Anh ta vừa hồi tỉnh...
- Trà My!
Bà Xuân Lan ngạc nhiên.
- Tôi đây mà. Cậu vừa gọi ai vậy, cậu Trọng?
Nhận ra người trước mắt mình, Trọng muốn gượng dậy mà không được, anh nói rất khẽ:
- Nàng đâu rồi, tìm nàng ta giúp tôi...
Tằng hắng một tiếng lớn, bà Xuân Lan nghiêm giọng:
- Bác sĩ vừa cảnh cáo, nếu cậu không biết giữ mình thì... chết không kịp hối đó!
Trọng ngơ ngác:
- Tôi làm gì?
- Làm gì thì cậu biết! Đúng là đàn ông, người nào cũng y như nhau. Vậy mà cậu nói với tôi, cậu sợ đàn bà, ghét phụ nữ, chỉ muốn sống độc thân.
- Thì tôi...
Bà Xuân Lan không muốn chạm vào điều tế nhị mà chính bà cũng đang cố quên nó. Bà nhẹ bước ra ngoài, khiến Trọng phải kêu lên:
- Kìa, bà chủ. Tôi cần nhờ bà...
Chợt nhớ ra, bà Xuân Lan quay lại dặn:
- Nghe tài xế tôi kể lại, lúc nó tới cứu cậu thì thấy cửa trong, cửa ngoài cổng gì cũng mở toang hoác ra hết trong lúc cậu ngủ. Bộ cậu tưởng đây là chốn thiên đàng sao chớ?
Trọng định nói rõ, nhưng lại thôi. Đợi khi bà Xuân Lan đi rồi, anh nhắm mắt lại cố xua hết những hình ảnh đang rối tung trong đầu ra, thậm chí là tìm một giấc ngủ dài... Tuy nhiên, chỉ nửa phút sau Trọng đã nghe ai đó càu nhàu:
- Lại ngủ nữa rồi...
Trọng mở mắt ra và gặp ngay cô y tá. Anh chưa kịp hỏi gì thì cô đã đặt lên bàn một bó hoa hồng vàng tươi thắm vừa nói:
- Có người gởi cho anh. Đào hoa quá, thảo nào...
Trọng vừa nhìn thấy bó hoa, anh đã kêu lên:
- Trà My!
- Kìa, anh làm sút dây truyền dịch ra rồi!
Trong lúc phản ứng tức thời sau khi nhìn thấy bó hoa, Trọng đã bật dậy, tính nhảy xuống khỏi giường bệnh.
- Tôi xin lỗi...
Thấy anh lảo đảo, cô y tá phải làm nhiệm vụ, đỡ một bên, nhưng càu nhàu lần nữa:
- Anh quên là đang kiệt sức hay sao chớ. Người gì mà...
Chợt thấy mình quá lời, cô ta nín ngang, nhưng vẫn không quên liếc xéo một cái. Cũng may là Trọng không nhìn thấy:
- Ai gởi cho tôi bó hoa này?
Cô y tá đáp và nhìn Trọng với anh mắt là lạ:
- Hình như chung quanh anh chỉ toàn những người như thế?
- Người nào?
- Các cô gái đẹp!
Cô ta nói dứt lời đã bước nhanh ra ngoài, khiến Trọng phải kêu lên:
- Kìa cô! Người nào đã gởi...
Cô ta đi khuất rồi. Trọng thắc mắc trong đầu, đợi cô ta trở lại hỏi cho ra xem ai gởi. Nhưng cho đến hơn một giờ sau vẫn chẳng thấy bóng dáng cô ta đâu.
Đến giữa trưa thì một cô y tá khác, trẻ hơn đến thay ca. Trọng hỏi ngay:
- Ai đã gởi cho tôi bó hoa này?
Cô y tá mới ngơ ngác:
- Tôi mới tới thay ca, đâu biết gì.
Chỉ có Trà My là biết sở thích của Trọng. Ưa trà mi trong chậu, nhưng lại thích hoa hồng vàng cắm trong lọ. Ngày xưa, mỗi khi sinh nhật Trọng, Trà My đều tặng số hoa theo tuổi của anh và chỉ cần nhìn bó hoa cắm trong lọ mà không cần nhìn thấy người tặng, Trọng cũng hiểu ngay đó là nàng.
- Cô có thể giúp tháo ống truyền dịch ra, tôi cần ra ngoài một chút, được không?
Cô y tá lắc đầu ngay:
- Bác sĩ có ghi trong bệnh án của anh như thế này: Không để bệnh nhân này ra khỏi giường khi nào chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Như vậy làm sao tôi dám.
Trọng bực bội:
- Tôi có bệnh gì đâu mà phải nằm đây cho tốn thì giờ!
- Cô y tá nhìn vào bệnh án rồi nói ngay:
- Bệnh kiệt sức cấp hai thì đâu phải là nhẹ. Bộ anh lao lực nặng mà thiếu dinh dưỡng hay sao vậy?
Trọng đang cáu, nên vừa nghe hỏi đã gắt lên:
- Đúng là mấy ông thầy thuốc khám ai cũng ra bệnh cả! Sức tôi bẻ cổ voi còn được, sao lại suy dinh dưỡng?
Cô y tá nhìn Trọng rồi lắc đầu:
- Mặt mày anh xanh rờn thế kia, không phải bác sĩ cũng đoán ra bệnh! Chắc là anh chưa nhìn vô gương hả.
Cô ta bước ra khỏi phòng, lúc ấy Trọng mới vào phòng vệ sinh và nhìn vào gương soi. Anh giật mình cúi sát mặt vào, vừa lẩm bẩm:
- Sao... sao lại thế này?
Trong gương, sắc mặt Trọng xanh dờn, hốc hác thấy rõ. Chính anh cũng không thể ngờ.
- Thế nào, anh còn đủ sức bẻ cổ voi chớ?
Cô y tá trở lại với vị bác sĩ lúc sáng. Ông nhìn Trọng với nụ cười:
- Anh lúc này chỉ đủ sức bẻ cổ voi trên giấy thôi! Nếu anh muốn xuất viện lúc này cũng có thể được, với điều kiện là khi trở lại đây sẽ không được nằm phòng săn sóc riêng.
Trọng vẫn cãi:
- Tôi đâu có bệnh gì, thưa bác sĩ?
- Nếu tôi không lầm thì trước đây anh rất phong độ, hồng hào, tráng kiện?
Trọng đáp ngay:
- Tôi cao 1,72 mét, nặng 72 ký, ít khi đau bệnh gì.
Vị bác sĩ lại cười:
- Để tôi bảo cô Yến đây đi lấy cân bàn tới, anh cân thử xem bây giờ còn mấy ký.
- Yến, cô y tá chạy đi ngay, vài phút sau đã trở lại với chiếc cân bàn đặt ngay dưới chân Trọng. Anh chàng bước lên ngay bàn cân và kêu lên:
- Sao kỳ vậy? Tôi mới cân cách đây mấy ngày mà!
Cô y tá Yến đọc to lên:
- 56 ký!
Không tin, Trọng cúi sát xuống nhìn và con số 56 lạnh lùng hiện ra trước mắt, khiến cho anh sững sờ. Chỉ mới qua một đêm mà đã như thế...
Vị bác sĩ hỏi rất khẽ, để tránh cho Trọng sự ngại ngùng:
- Anh trác táng hay phung phí sức vào việc gì mà mau xuống vậy? Lúc anh 72 ký là khi nào.
- Mới hôm qua đây thôi!
Ngay như bác sĩ cũng không tin:
- Con người ta chỉ xuống sức, mất cân khi trải qua năm ba ngày, thậm chí là cả tháng mới như vậy. Còn anh...
Ông ngừng lại nhìn Trọng, rồi nhìn sang bó hoa hồng, rồi nói như một kết luận:
- Những nhan sắc như thế, thảo nào....
Trọng nhìn ông, hỏi lại:
- Bác sĩ nói gì?
Vừa bắt tay Trọng, bác sĩ vừa đáp:
- Sáng nay tôi đã nhìn thấy cô gái đẹp như hoa hậu đến gởi cho anh bó hoa này. Anh có diễm phúc, nhưng cũng...
Có lẽ sợ nói ra điều không đúng chức năng một bác sĩ, nên ông ngừng lại, nheo mắt với Trọng rồi bước ra.
Nhưng Trọng thì đời nào chịu tin:
- Bác sĩ nhìn thấy cô gái đó ra sao? Cô ấy...
- Một cô gái rất trẻ, mặc chiếc áo lụa màu vàng giống như màu những đóa hồng kia. Còn là ai thì làm sao tôi biết được, hả ông đào hoa!
Ông ta đi khỏi rồi, cô y tá Yến nói chen vô:
- Hồi sáng, lúc tôi vào thay ca, tôi có thấy cô gái ấy cầm bó hoa đưa cho chị Hạnh, y tá trực ca trước. Cô ấy đẹp mê hồn luôn! Tôi tưởng khách nào, ai dè là... là...của anh.
Trọng không còn kiên nhẫn nữa, anh thay ngay bộ đồ bệnh viện ra, mặc lại quần áo của mình và nói với cô y tá:
- Cô đi làm thủ tục xuất viện giùm tôi rồi lát nữa tôi trở lại lấy.
Trọng để lại một số tiền vượt quá tiền viện phí, rồi chạy ngay ra ngoài. Cái bóng áo vàng ám ảnh Trọng, khiến cho ai xuất hiện trước mặt anh cũng đều có sắc vàng. Suốt hơn nửa giờ tìm kiếm khắp nơi trong bệnh viện, cuối cùng Trọng đành tiu nghỉu bước ra khỏi bệnh viện, như một kẻ mất hồn...
Trọng quên là chưa làm thủ tục xuất viện, giấy tờ, tiền bạc vẫn còn trong đó. Anh gọi xe taxi và bảo:
- Cho tôi ra bến xe đò đi Bảo Lộc.
Không phải nhất thời ngẫu hứng, mà bằng sự tính toán, Trọng tìm về Bảo Lộc, nơi mà anh và Trà My đều biết: Am Cô Ba!
Nhưng tại sao lại là nơi này? Trọng còn nhớ, đêm vừa gặp lại nhau, chính Trà My đã nhắc cho anh nhớ nơi này. Đó không phải là quê hương bản quán gì của cả hai, mà chính là một cái am thờ vong hồn ba cô gái bị tai nạn chết đã lâu đời, mà một lần khi đi chơi Đà Lạt về, hai người đã buột miệng nói đùa một câu: "Khi nào một trong hai đứa bị đứa kia phụ thì sẽ tìm về ẩn cư nơi này". Gần sáu năm xa cách phải chăng Trà My đã về đây như nàng nói đem hôm ấy! Lạy trời đúng là như vậy...
Trọng đi chuyến xe khá trễ, nên khi tới ngang am Ba Cô (thay vì là Am Ba Cô, Trọng lại gọi là am Cô Ba) thì đã gần nhá nhem tối. Thấy anh bảo cho xuống ở đó, người tài xế ái ngại:
- Nơi này chỉ có mấy cái miếu, rồi làm sao ông đón được xe đi tiếp hay trở về vào giờ này?
Trọng chỉ khẽ mỉm cười rồi bước thẳng lên núi.
Chưa từng đặt chân tới đây bao giờ, nên Trọng hơi dè dặt bước từng bậc đá, nhắm nơi có ánh đèn dầu leo lét mà lần tới. Một hồi chuông ngân nga, vang ra từ trong ngôi miếu, khiến Trọng dừng lại trong giây lát, trước khi bước tiếp. Anh yên tâm, vì trong am có người.
Vừa bước tới thềm am, bỗng Trọng nghe có người hỏi:
- Ngài viếng am muộn quá!
Trọng quay lại và hơi ngạc nhiên khi thấy một sư cô khá trẻ.
- Dạ, do trễ xe...
Sư cô nói vọng vào trong:
- Giờ này vẫn có người viếng am, thầy ạ.
Tiếng chuông trong am cũng vừa dứt. Một sư cô lớn tuổi hơn nhẹ bước ra. Vừa nhìn thấy Trọng bà nói ngay:
- Mô Phật, cửa thiền, cửa am luôn rộng mở cho mọi người. Nhưng chắc tín hữu không chỉ viếng am?
Trọng lúng túng:
- Dạ, con có việc...
Ni cô trẻ lịch sự mời khách:
- Dạ, mời ngài vào.
Vị sư cô nhìn qua Trọng một lượt rồi bỗng lên tiếng:
- Chắc là về chuyện gần sáu năm trước!
Trọng ngơ ngác:
- Dạ, sư cô nói...
- Gần sáu năm trước, một hôm có người mang tới tận am này một gói đồ....
Sư cô ra dấu cho ni cô trẻ đi lấy một chiếc ba lô nhỏ mang tới.
- Vật này đây...
Vừa trông thấy Trọng đã kêu lên:
- Của Trà My!
- Đúng là người mà chúng tôi đợi rồi!
Đặt chiếc ba lô trước mặt khách, sư cô nhẹ giọng:
- Người mang chiếc ba lô này tới chỉ nói rằng, ông ta cùng đi chung trên chuyến xe đò qua Đèo Cả, ngồi chung băng ghế với chủ chiếc ba lô này. Khi xe bị nạn rơi xuống vực thì cô gái còn sống, cô ấy biết mình không thể qua được nên đã đưa ba lô này cho người ngồi bên cạnh may mắn sống sót và dặn hãy giúp mang nó đến am ba cô, gởi ở đó, chờ đến khi nào có người tên là Trọng đến thì đưa... Tôi đã giữ nó từ ấy đến nay mà chưa thấy người nào tới tìm. Bởi am này ít khách, nên lúc nãy khi nhìn thấy ông, tôi đã nghĩ ngay tới người tên là Trọng...
Trọng run run giọng:
- Dạ, chính tôi là Trọng. Chiếc ba lô này đúng là của Trà My, người tôi yêu đã mất tích gần sáu năm rồi.Vừa rồi...
Trọng không tiện nói ra chuyện mấy hôm trước. Tuy nhiên vị sư cô đã nói: - Cách đây hai hôm, tôi nằm mơ thấy có một cô gái mặt mày đầy máu me, vừa khóc vừa nói rằng cô ấy cám ơn tôi lâu nay đã giữ giùm những kỷ vật và nhờ vậy mà ngày nay cô ấy sắp được gặp lại người yêu. Nhưng có điều này hơi lạ, mà hai hôm nay tôi cứ nghĩ ngợi mãi không ra.
Bà ngừng nói một lúc rồi kể tiếp:
- Trong giấc mơ ấy tôi thấy cô gái mặt đầy máu lại đi chung với một cô gái khác rất đẹp, mà vài tuần trước đã từng ghé am này...
Bà lại ngừng kể, quay sang nicô trẻ:
- Diệu Thiện sẽ kể cho ông nghe chuyện ấy...
Ni cô được gọi là Diệu Thiện thật thà kể:
- Cách đây hơn hai tuần, có một cô gái đẹp, ăn mặc sang trọng ghé am này. Lúc ấy sư cô đi hái thuốc sau núi nên tôi đã tiếp. Trong lúc nói chuyện cô ấy nói mình gốc Sài Gòn, đi xa mới về, nhân đi chơi Đà Lạt về ghé qua viếng am, nơi mà cô ấy chưa hề biết, nếu không có giấc mơ lạ, mà trong giấc mơ ai đó đã khuyên cô nên ghé qua am này. Bởi tò mò nên sau khi hỏi thăm đường cô ấy mới ghé được nơi đây. Nghe nói thế tôi nghĩ tới chiếc ba lô mà lâu nay sư cô vẫn chờ chủ tới lấy, nên vội đem nó ra, kể qua chuyện lai lịch chiếc ba lô. Cô gái ấy muốn xem những thứ bên trong ba lô, mà thú thật từ nào đến giờ tôi chưa hề xem qua. Thấy yêu cầu không có gì quá đáng nên tôi đã đánh bạo mở ba lô ra. Bên trong chỉ có vài bộ quần áo, một số sách, tập vở và một album ảnh, gồm toàn ảnh chụp một đôi trai gái và chân dung riêng của một cô gái, chừng như đó là của chủ nhân chiếc ba lô này. Chẳng hiểu sao khi vừa nhìn thấy ảnh trong album ấy bỗng dưng cô gái đẹp kia sững sờ nhìn trân trối rồi sau chừng nửa phút bỗng ôm đầu kêu chóng mặt rồi ngã vật ra chỗ này, cho tới lúc sư cô về tới.
Sư cô tiếp ngay:
- Tôi không hài lòng chuyện Diệu Hiền cho người khác xem ba lô, nhưng khi ấy thấy tình trạng vị khách kia tôi hơi hoảng nên giục lấy dầu bôi để cứu chữa. Cũng may nữ thí chủ ấy đã tỉnh lại. Vừa tỉnh cô ấy đã kiếu đi ngay. Đến khi cô ấy đi hồi lâu Diệu Hiền mới phát hiện là cô ấy cầm theo luôn cuốn album ảnh.
Trọng chép miệng:
- Tiếc quá, đó là ảnh của tôi và Trà My.
Trọng xin phép xem lại những vật trong ba lô. Anh bồi hồi khi nhìn quyển nhật ký đang viết dở dang của nàng, bên cạnh còn có hai quyển sách mà chính Trọng đã mua và đề tặng mấy hôm trước khi xảy ra tai nạn.
Anh thắc mắc:
- Tại sao cô gái lạ kia lại lấy quyển album? Cô ta không lẽ là người nhà của Trà My ư?
Ni cô Diệu Hiền nhận xét:
- Trước lúc mở ba lô ra tôi không thấy cô ấy có biểu hiện gì quan tâm lắm, cho đến khi nhìn thấy quyển album với những bức ảnh. Lúc ấy tôi nghe không rõ lắm, nhưng hình như cô ấy có kêu lên khẽ trong miệng như là đúng cô ấy đây mà... rồi nhìn sửng sốt.
Trọng lúc này mới chợt nhớ ra, anh hỏi:
- Cô ấy có nói là người ở đâu không?
- Không nói, mà chúng tôi cũng chưa kịp hỏi. Nhưng hình như là Việt kiều ở nước ngoài. Qua cách ăn mặc và qua giọng nói.
Đóng ba lô lại, Trọng hỏi:
- Sư cô có thể cho tôi nhận vật này được không ạ?
Sợ bị từ chối, Trọng móc túi lấy ra giấy tờ tùy thân:
- Tôi đúng là Trọng.
Sư cô cười hiền hòa:
- Cậu đúng là người mà chủ nhân ba lô đã phó thác thì cứ nhận, chúng tôi giữ làm gì, chỉ tiếc là quyển album, đó là sơ xuất của chúng tôi...
- Dạ, không có gì. Chắc là người đó trong lúc bị bấn loạn sao đó nên quên. Hy vọng lúc nào đó họ sẽ đem trả lại đây, tôi xin để lại địa chỉ, nếu họ gởi trả quyển album thì phiền sư cô báo tin giùm.
Trọng ghi vội địa chỉ rồi xin phép cáo từ. Sư cô ngăn lại ngay:
- Giờ này quá tối, mà đường đèo ở đây lại không có xe đi vào giờ này. Ngoại trừ cậu có xe riêng...
Trong đành phải nói cho qua chuyện:
- Dạ không sao, tôi có quen trạm kiểm lâm trên đèo. Tôi sẽ...
Anh đi nhanh xuống đèo. Lúc ấy đồng hồ tay đã chỉ chín giờ...
Đúng là Trọng quá liều. Vào giờ này không mấy ai dám đi bộ trên đèo vắng này. Bởi sự hoang vắng đến rợn người của nó, mà còn có sự nguy hiểm đang chực chờ đi trong bóng đêm dày đặt như thế này. Nhũng chiếc xe chở gỗ, xe tải nặng lên đèo thường ép sát vách núi và là mối đe dọa mạng sống người đi bộ như Trọng.
Tuy nhiên lúc ấy Trọng quên hết mọi hiểm nguy, anh cứ cắm đầu đi xuống dốc, hướng về phía Sài Gòn.
Cho đến lúc bất chợt mắt Trọng mờ đi, một phần vì sương đêm xuống nhanh, một phần có lẽ do quá mệt. Trong mơ hồ, Trọng thấy hình như có một chiếc xe dừng bên cạnh và anh chỉ kịp đưa tay chạm vào thành xe...
° ° °
Phần 3
Sau chuyến đi Bảo Lộc về Trọng ngã bệnh nằm liệt giường đến ba bốn ngày liền. Sáng nay khi vừa cảm thấy trong người sảng khoái hơn thì nhà anh có khách. Nghe tiếng chuông gọi cổng Trọng hấp tấp chạy ra với một hy vọng. Nhưng khi nhìn thấy một lão già đợi ở ngoài, Trọng thất vọng. Người anh đợi đã không tới.
- Cậu không mở cửa mời khách sao?
Câu hỏi đó làm cho Trọng giật mình. Anh còn chưa kịp hỏi thì người đàn ông đang đứng đợi ngẩng mặt lên, nhìn thẳng vào Trọng.
- Ông... ông là...
Vị khách cười nhẹ:
- Là ông thầy tướng số mà cậu đã từng tìm tới nhà!
Trọng còn tròn xoe mắt nhìn, thì ông ta đã tự động đưa tay về phía Trọng:
- Nếu cậu còn yếu không mở cổng được thì đưa chìa khóa đây, tôi mở cho.
Trọng còn chưa định thần kịp thì như bị sai khiến, anh đưa ngay xâu chìa khóa cho lão ta, rồi bước vào nhà như kẻ mất hồn.
Lão già bước theo rất nhanh, giọng lão nghe khỏe và bình tĩnh:
- Tôi đợi cậu hai ngày rồi. Hôm nay là ngày cuối cùng, nếu không gặp được thì cậu sẽ là người hối hận.
Trọng quay lại nhìn lão để xác định xem lão ta là người hay là... ma. Trọng nhớ lại hôm lão biến mất trong ngôi nhà hoang.
- Thật sự ông là ai?
Lão tướng số hình như hiểu ý của Trọng:
- Cậu nghĩ tôi là ma cũng được. Nhưng bữa nay tôi tới đây không phải với tư cách một... âm hồn. Mà là người sẽ cứu cậu thoát khỏi một tai ách.
Lão ta tự nhiên ngồi xuống ghế, lấy từ trong túi ra một gói giấy nhỏ, mở ra trước mặt Trọng:
- Cậu đã từng nhìn thấy vật này?
Trọng trố mắt:
- Lá... bùa ếm của ông?
Trọng đã nhìn thấy lá bùa này một lần do bà Xuân Lan đưa cho xem, nên nhận ra ngay. Tuy nhiên lão tướng sổ lắc đầu bảo:
- Cái này không phải của tôi, mà là của bà chủ nhà cậu đang mướn!
Nghĩ là Trọng không hiểu, lão ta giải thích thêm:
- Đúng là trước đây tôi có ếm ngôi nhà này, nhưng không phải phá hay trù cho chủ nhà tàn mạt, mà chỉ nhằm mục đích ngăn cản không cho người khác thuê. Tôi không muốn...
Trọng chợt nhớ:
- Thảo nào đã từng có người đặt cọc cả năm tiền thuê rồi mà phải bỏ!
Lão ta trầm ngâm một lúc rồi thở dài:
Điều đó trái lại mới đúng. Người duy nhất tôi muốn cho vào thuê ngôi nhà này chính là người phải bỏ tiền cọc đó!
Trọng càng lúc càng rối:
- Vậy ông ếm để làm gì?
- Là ngăn không cho ai khác được thuê, kể cả cậu!
Nhớ lại những mảnh giấy để trên gối, Trọng hỏi:
- Có phải ông là tác giả những mảnh giấy đó?
Lão ta nhìn Trọng một lúc rồi lắc đầu:
- Không phải tôi, mà chính do lá bùa này.
Lão ta lấy ra thêm một mảnh giấy nữa, đưa cho Trọng xem:
- Cậu nhìn kỹ xem, đây có phải là chữ viết của bà chủ nhà Xuân Lan không?
Đã từng thấy bút tích của bà chủ nhà trong tờ hợp đồng, nên Trọng nhận ra ngay:
- Đúng là chữ của bà ấy.
- Còn chữ ở đây, có phải cũng là của cùng một người không?
Lão ta đưa thêm một tờ giấy khác có nhiều chữ hơn. Vẫn là tuồng chữ của bà Xuân Lan và có cả ký tên và ghi đầy đủ họ tên của bà nữa. Trọng ngạc nhiên khi đọc thấy nội dung tờ giấy: Tờ thuận tình ly hôn.
- Cậu đọc xem, có phải bà ấy và tôi đã ly hôn cách đây ba năm không?
Đúng là nội dung tờ giấy đề cập chuyện ly hôn giữa bà Xuân Lan và FengXiao, lỗi thuộc về người chồng, nên bà vợ được quyền hưởng trọn số tài sản ở Việt Nam!
Thì ra ông và bà Xuân Lan...
- Chúng tôi là vợ chồng. Từ Hồng Kông chúng tôi sang đây làm ăn lúc còn hàn vi. Đến khi phất lên thì bà ấy tìm cách tống cổ tôi ra khỏi nhà. Tờ thuận tình ly hôn này là do bà ấy ép tôi phải ký, chỉ vì tôi phạm phải một lỗi lầm do hớ hênh. Ngôi nhà này do tôi đứng ra xây, khi gần xong thì chuyện ly hôn xảy ra,
tôi không còn cách nào khác hơn là tự mình làm lá bùa ếm, để bà ấy không bán hoặc cho ai khác thuê, ngoại trừ đứa con riêng của tôi. Vậy mà...
Lão ta lại cầm lá bùa trên tay:
- Bà ta cao tay hơn tôi. Khi biết được tôi ếm ngôi nhà, bà ta đã về tận Hồng Kông nhờ một lão thầy số giỏi hơn tôi, làm đạo bùa này về và phá tác dụng đạo bùa tôi làm. Chính đạo bùa của bà ta đã ngăn không cho đứa con gái riêng của tôi, khiến nó phải bỏ ngang số tiền cọc khá lớn!
Trọng ngạc nhiên:
- Người bỏ tiền cọc thuê nhà kia là con gái của ông?
- Nó là con riêng đời vợ trước của tôi. Tôi đưa nó về đây là nhằm tính kế lấy lại số tài sản đã mất về tay người đàn bà quá quắt mà cậu vẫn gọi là bà chủ Xuân Lan! Bà ta đã lừa, lấy hết sản nghiệp của tôi như cậu vừa nghe đó.
Trọng đã dần hiểu ra sự việc, lúc này anh mới đánh bạo hỏi:
- Ông là người vẫn còn.. sống?
Không trả lời Trọng ngay, lão ta đứng dậy bước ra cửa mới nói:
- Giờ thì tôi đã làm được điều mình muốn. Tôi đã gỡ được lá bùa của bà ta gài trong căn phòng màu hồng mà cậu vẫn ngủ. Từ nay con gái tôi có thể trở về và sẽ là chủ nhân của ngôi nhà này. Điều này cũng có nghĩa là cậu phải dọn đi ngay, nếu không muốn nguy đến sinh mạng. Bởi thú thật với cậu, tôi đã lở ếm bùa hơi nặng tay, người ngăn cản con gái tôi tất sẽ bị nguy hiểm mà không có cách nào cứu được!
Lão ta bước luôn ra cổng sau khi buông ra những lời lẽ đầy hăm dọa đó. Trọng không quên nhìn theo bước chân lão đi, xem có gì khác thường như thiên hạ lâu nay vẫn nói ma luôn đi lướt trên mặt đất. Tuy nhiên Trọng đã không kịp nhìn kỹ thì lão già đã biến rất nhanh, chẳng thể nào kết luận được.
Trọng tính khóa cổng lại rồi chẳng tiếp khách nào nữa, cho tới lúc khỏe lại hoàn toàn. Anh viết một mảnh giấy dán lên cổng với dòng chữ: "Chủ nhà đi vắng", đang tìm cách dán lên thì có chiếc xe hơi ngừng lại.
- Cậu Trọng lại tính đi nữa à?
Bà Xuân Lan bước xuống xe, nhìn Trọng với cặp mắt dò xét. Trọng đành phải phịa chuyện:
- Tôi có chút việc phải đi...
Chợt lúc ấy có người lên tiếng từ trong xe:
- Vậy thì sẵn xe, mời đi luôn!
Một cô gái rất trẻ bước xuống. Vừa trông thấy Trọng đã trố mắt nhìn!
- Sao... sao lại là..
Trọng làm sao quên được cô gái mà anh tưởng lầm là Trà My đêm hôm trước. Cô gái này đang đứng trước mặt anh.
- Hai người đã quen nhau rồi sao? Vậy mà cô Dạ Hương đây cứ đòi tôi dẫn tới gặp cho được người chủ mới của ngôi nhà mà đáng lý ra là của cô. Tôi làm phiền cậu một ít phút, được chớ cậu Trọng?
Không để Trọng nói, cô gái đã tiếp:
- Anh đã nhớ lại lúc nửa đêm ở đèo Bảo Lộc anh về đây bằng gì chưa?
Trọng như người bừng tỉnh từ giấc mơ:
- Cô là...
Anh nhìn chiếc xe hơi, đầu óc đang lộn xộn của Trọng từ từ nhớ lại...
- Cô đã chở tôi về?
Cô gái mỉm cười:
- Nếu tối đó tôi không tình cờ từ Đà Lạt về ngang đó giờ ấy thì có lẽ...
Trọng bỗng rùng mình, cảm giác lạnh lan cả toàn thân. Cả một chuỗi sự việc rời rạc giờ đây hình như đang được xâu chuổi lại và trong đầu Trọng đang lờ mờ hiện ra tất cả...
- Anh không mời chúng tôi vào nhà sao?
Trọng còn đang lúng túng thì bà Xuân Lan đã nói đỡ:
- Cô Dạ Hương này chỉ muốn nói với cậu một chút chuyện gì đó rồi đi ngay, không phiền cậu lâu đâu.
Lúc ấy Trọng mới mời khách vào nhà. Càng nhìn cô gái này Trọng càng khẳng định cô nàng chính là người đã cùng với anh. Nhưng chỉ có giọng nói thì không có chút âm hưởng nào của Trà My như đêm hôm đó.
Cô gái chợt nói, làm cho Trọng ngơ ngác:
- Trước mặt bà chủ nhà đây có lẽ anh Trọng không dám thú thật là đã từng tiếp tôi trong nhà này cách nay không lâu. Tiếp vào ban đêm nữa...
Cả bà Xuân Lan cũng tròn mắt nhìn hai người. Trọng thì như con gà mắc tóc:
- Tôi... tôi...
Nàng lại tiếp:
- Đàn ông mau quên, chớ phụ nữ chúng tôi thì nhớ dai và cũng thù dai nữa!
Những câu nói không đầu đuôi của cô ta khiến bà Xuân Lan càng lúc càng mù tịt, bà quay sang Trọng định hỏi, thì chợt cô gái lấy từ rong túi xách ra một vật mà vừa nhìn thấy Trọng đã kêu lên:
- Quyển album!
Đúng là quyển album của anh và người yêu quá cố.
Tôi vô tình cầm nhầm ở am Ba Cô, nay hoàn lại cho anh. Cũng nhờ có nó...
Nàng ta không nói hết câu, thái độ hơi lạ... Tuy nhiên vì lúc này Trọng chỉ để ý đến quyển album, nên anh chụp lấy ngay và giở liền ra xem. Ở ngay trang đầu tiên, bức ảnh chân dung của Trà My đang cười rất tươi, sống động đến nỗi Trọng có cảm giác như nàng đang muốn nói gì đó với mình!
Trong ảnh Trà My mặc chiếc áo dài tựa màu vàng anh mà ngày xưa lúc nào hẹn hò cùng nhau, lúc nào nàng cũng mặc màu áo này.
- Anh không cám ơn tôi về việc có lại tập ảnh này?
Lúc này Trọng mới nhớ ra, anh hỏi:
- Chính cô là người tới am và lấy đi. Tại sao cô biết chốn đó?
Câu hỏi thật đúng lúc. Lúc này cô gái mới hết vẻ thách thức như nãy giờ:
- Tôi làm theo lệnh của con tim mách bảo. Tôi cũng không biết tại sao nữa.
Bà Xuân Lan không còn đủ kiên nhẫn:
- Giữa hai người đã có chuyện gì? Này cô Dạ Hương, cô nói với tôi là chỉ muốn gặp người chủ mới của ngôi nhà để dặn một chút về căn phòng sơn màu hồng phấn mà cô đã cố công bỏ tiền ra cho thợ thực hiện trước kia. Chớ đâu có nói việc hai người từng qua lại với nhau. Bây giờ...
Hầu như không để ý đến sự có mặt của bà chủ nhà, Trọng cố hỏi cho ra lẽ câu nói còn bỏ lửng của cô gái:
- Cô nói con tim mách bảo việc gì? Tại sao cô ghé am chỉ để nghe kể về cái ba lô của Trà My và bị kích động khi xem thấy ảnh của chúng tôi trong album?
Trước những câu hỏi dồn dập của Trọng, rõ ràng cô gái không còn tự chủ nữa, cô hấp tấp đứng lên và bước thẳng về phía căn phòng, vừa nói như lời xin phép:
- Anh có thể cho tôi vào phòng riêng một chút, tôi cần...
Trọng nói đại, theo trực giác của mình:
- Có phải cô đi tìm vật người ta ếm trong phòng đó không? Nếu thế thì đã có người lấy đi rồi. Cha cô đã lấy!
Cô gái đứng khựng lại, trong lúc bà Xuân Lan thì hoảng hốt:
- Cậu nói ai lấy vật gì trong phòng kia?
- Lão Feng Xiao!
Vừa nghe tới tên con người này thì bà Xuân Lan tái mặt, bà run run giọng:
- Lão ta... tới... tới đây?
- Đúng. Lão ấy vừa ra khỏi đây thì bà tới. Lão đã lấy đi vật mà bà đã giấu trong căn phòng màu hồng. Lão ta đã nói vật đó do chính bà đem về từ Hồng Kông với mục đích để...
Không muốn Trọng nói hết ý, bà Xuân Lan chận ngang:
- Cậu có biết là đã rước họa vào thân không! Lão ấy là người... đã chết!
- Bà nói....
Không để bà ta trả lời, cô gái đã chen vô:
- Một người chết, một hồn ma không hại ai, chỉ muốn đòi sự công bằng cho con gái mình thôi! Người con gái đó là chính tôi đây, bà Xảo Lan!
Nghe cô ta gọi đúng tên tộc của mình, bà Xuân Lan giật nảy mình:
- Cô là... là XiangWa?
- Bà cứ gọi tôi là Giáng Hương như lâu nay cho dễ. Chắc bà còn nhớ lúc tôi tới làm hợp đồng thuê nhà một năm trước chớ? Lúc ấy bà có nói là sẽ chỉ cho người nào thích sơn phòng ngủ với màu hồng phấn và sau khi tôi nói ra ý của mình là tôi chỉ thích màu đó thì bà lại nhờ thầy tướng số ếm căn phòng đó, nhằm không để cho tôi thực hiện việc thuê nhà. Thì ra bà đã biết là ba tôi có cô con gái riêng sống ở nước ngoài, người đó cũng là một hồn ma từ mấy năm trước do tự tử sau khi nghe tin cha mình bị mất cả sản nghiệp về tay bà vợ kế nhiều mưu mẹo như bà! Hồn tôi đã hiển hiện về đôi lần dọa sẽ trở về báo thù khi nào tôi lọt được vô nhà, sống trong căn phòng sơn màu hồng phấn. Biết được điều đó nên bà đã ra tay trước, rước thầy về làm phép, khiến tôi đành phải rút lui, bỏ cả số tiền đặt cọc lớn. Nhưng trời còn thương cha con tôi, nhờ người con trai tên Trọng này, mà ở cõi âm tình cờ tôi gặp được ngưới yêu chết oan của anh ta và chúng tôi đã hứa giúp nhau...
Cô ta quay sang Trọng, nhẹ giọng:
- Tôi cám ơn anh nhiều lắm. Qua một đêm thử thách, tôi đã biết được lòng dạ anh. Biết rằng anh xứng đáng được tôi trả ơn và anh cũng rất xứng đáng để trùng phùng với người yêu, cô Trà My!
Cô nàng nói xong bước thẳng vào phòng. Ở trong đó khá lâu, trong lúc bà Xuân Lan đứng im bên ngoài như người bị thôi miên, chẳng nói lời nào, cũng chẳng cử động.
Trọng thì không bị gì, nhưng anh cũng nhẫn nại chờ...
Lát sau cô nàng trở ra, trên tay cầm chiếc áo lụa màu vàng anh đưa cho Trọng:
- Anh nhận ra chiếc áo này chứ?
Trọng kêu lên:
- Áo của Trà My!
- Đúng như vậy. Lúc tới am ngoài quyển album tôi còn lấy đi chiếc áo này. Mục đích của tôi là hóa thân thành Trà My, để qua anh sẽ thâm nhập được vào nhà này. Nhưng bà ta quá cao tay, đã phát hiện dược ý đồ ấy qua mách nước của tay tướng số từ Hồng Kông, mụ ta đã nhờ lão ấy đánh cắp chiếc áo này và đem nó đặt bên trong gối của anh, nhằm một lần nữa ngăn không cho anh đón tôi vô phòng. Cũng may, từ nay chủ thật sự của chiếc áo này có thể về với anh.
Trọng quá đỗi ngạc nhiên:
- Trà My?
- Anh cứ bình tĩnh, việc gì tới rồt nó sẽ tới.
Nhưng Trọng làm sao không sốt tuột:
- Tôi muốn biết, Trà My giờ ở đâu?
- Bà này sẽ cho anh biết lúc nào thì anh gặp được cô ấy. Nói gặp thì cũng chưa chính xác, phải nói là sẽ mãi mãi ở bên anh!
Trọng nhìn sang bà Xuân Lan hỏi:
- Thế nào, bà chủ?
Trái với thái độ kẻ cả lúc trước, giờ bà ta nói, giọng yếu xìu:
- Cậu muốn làm gì cũng được.
Nhưng cô nàng đã gắt lên:
- Bà phải lấy hết giấy tờ nhà ra đây, ký tên vào tờ "đoạn mãi" như bà từng làm với ba tôi ngày xưa. Bà làm ngay đi, như thế tôi còn để cho bà con đường sống, bằng không...
Vừa nói, cô nàng vừa lấy ra một tờ giấy nhỏ màu vàng, chữ viết đen, đưa ngay trước mặt bà Xuân Lan:
- Bà nhìn ra vật này rồi phải không Chính bà đã thuê tên tướng số ở Hồng Kông làm để hại cha con tôi bấy lâu nay linh hồn không siêu thoát được, nhưng giờ đây tôi sẽ dùng nó để đốt và rắc lên đầu bà, bà biết tác dụng của nó như thế nào rồi chứ!
Bà Xuân Lan tái mặt, run lẩy bẩy:
- Xin... tha... tha cho tôi. Tôi sẽ làm, sẽ làm...
Cô nàng rười rít lên, giọng cười lạnh như băng:
- Bà rõ hơn ai hết, nếu giờ đây tôi đốt tờ giấy này thì bà sẽ ngã lăn ra chết tức khắc! Bà hãy chọn đi, trả lại những gì lấy của chúng tôi hay là chết?
- Dạ... dạ... tôi xin nghe. Đây, toàn bộ giấy tờ nhà và đây, cô cứ đọc đi, tôi sẽ viết tờ đoạn mãi.
Mọi việc được làm rất nhanh. Xong xuôi, cô nàng cầm cả số giấy tờ đó đưa cho Trọng:
- Anh giữ lấy. Bởi chỉ có anh mới giữ được chúng.
Trọng xua tay:
- Sao được! Những thứ này là của cô mà.
- Nãy giờ tôi nói hết rồi mà anh vẫn chưa hiểu sao? Tôi, cha tôi đã là người của cõi âm thì làm sao sở hữu tài sản của dương thế được! Chúng tôi đòi lại của là vì sự công bằng, chớ đâu để hưởng.
- Nhưng tôi thì...
- Anh hãy nghe lời, rồi anh sẽ hiểu và chắc chắn là không hối hận. Cứ tin tôi đi.
Bà Xuân Lan sau khi làm theo lời cô gái, đã lầm lũi bước ra cổng, đi như cái xác không hồn...
° ° °
Ngày hôm sau...
Có một câu chuyện mà ngoài cô gái tên Dạ Hương, Trọng và bà Xuân Lan ra, thì chẳng một ai nữa biết. Nhưng bà Xuân Lan thì từ lúc ấy đã trở thành một người bị tâm thần nặng, hầu như không nhớ chuyện gì hết, còn Trọng và cô nàng thì đã như hai mà một: Từ phút ấy họ chính thức sống với nhau như đôi vợ chồng vô cùng hạnh phúc. Trọng luôn gọi nàng là Trà My và nàng thì hầu như không còn nhớ đến tên mình là Dạ Hương nữa.
Trọng biết rất rõ, hồn Trà My đã nhập vào xác của Dạ Hương và mãi mãi sống bên người yêu, không biến đi nữa. Trọng hỏi thì cô nàng giải thích:
- Do khi chết ở bên nước ngoài xác của Dạ Hương được ướp lạnh theo phương pháp cấp đông nên sau hơn một năm xác vẫn còn nguyên và nhờ vậy hồn Trà My mới may mắn nhập được vào đó, sống lại. Tuy nhiên, chuyện này chỉ hai người mình biết thôi, nếu để người ngoài biết thì tức khắc hồn người cõi âm sẽ tan biến vào hư vô ngay!
- Trà My! Anh muốn nhìn lại em...
Nàng ngẩng lên và lần đầu tiên Trọng nhìn rõ mặt.
- Cô là...
Trọng trợn tròn mắt, buông nàng ta ra và hấp tấp tìm cách bước xuống giường, suýt nữa đã vấp té. Trước mặt Trọng là một cô gái hoàn toàn xa lạ, chớ không phải là Trà My!
- Sao lại như thế này?
Cô gái oà lên khóc, giọng nghẹn ngào, nhưng vẫn còn nghe rất rõ:
- Em biết rồi sẽ có giây phút này mà. Đời con gái nó phủ phàng giống nhau cả, trao thân cho người ta để rồi...
Lạ làm sao, giọng nói ấy đúng là của Trà My! Dẫu đã cách xa nhau bao nhiêu năm, nhưng làm sao Trọng quên được cái âm điệu từng đã khắc sâu vào tâm trí anh.
- Cô là...?
Cô nàng không đáp, vụt bước khỏi giường và vồ lấy quần áo đang vươn vãi dưới sàn nhà, chạy biến ra khỏi phòng, mà tiếng khóc nức nở vẫn còn vọng lại.
Sau vài giây sững sờ, Trọng chạy theo. Nhưng khi ấy anh chàng phát hiện là mình trong tình trạng gần như chẳng có gì che thân, nên khựng lại. Đến khi mặc lại quần áo, Trọng ra tới ngoài thì chẳng còn thấy cô nàng đâu.
Ở ngay cửa ra vào có một vật gì đó rơi nằm ngay tầm mắt, Trọng cúi xuống nhặt và kêu lên:
- Trà My!
Miếng ngọc bội bằng cẩm chạch này là của mẹ Trọng, chính tay anh đã đeo vào cổ Trà My gần mười năm trước, nó không thể lẩn vào với thứ nào khác, bởi nó là của gia bảo nhà Trọng, truyền từ đời bà cố, đến bà ngoại, rồi mẹ anh và chính bà trước khi mất đã tin tưởng giao cho Trọng, dặn là chỉ trao lại cho người con gái sẽ là dâu bà.
- Trà My!
Trọng lặng người đi, đầu óc đang quay cuồng với những gì diễn ra đêm qua...
Vừa lúc ấy có tiếng chuông điện thoại reo vang. Trọng đợi chuông reo đến lần thứ ba anh mới bước tới nghe. Nhưng đôi chân của anh hầu như không thể cất lên được. Nó như bị ai đó ghì kéo lại...
Chuông đổ liên hồi...
° ° °
Bà Xuân Lan ái ngại hỏi cô y tá:
- Tình trạng cậu ấy ra sao rồi cô?
Cô y tá rút cây đo nhiệt độ ra, vừa lắc đầu:
- Không khả quan hơn chút nào. Sáng nay khi chúng tôi nhận bệnh nhân vào thì ông ấy đã trong tình trạng này rồi. Bác sĩ đã khám, cho thuốc, đích thân tôi đã chích hai lần nhưng ông ấy vẫn không tỉnh lại và nhiệt độ thì vẫn rất cao. Hình như người nhà chở vào quá chậm...
Bà Xuân Lan thở dài:
- Tôi gọi điện thoại tới nhà cậu ấy rất lâu mà không nghe trả lời, lúc đầu tôi cứ tưởng là cậu ấy ngủ quên, nên phải một giờ sau tôi mới gọi lại, lần này có người nhấc ống nghe lên, nhưng không trả lời, rồi tôi nghe có vật gì đó đổ vỡ mạnh. Tôi bảo tài xế chạy tới thì phát hiện cậu ta nằm ngất đi ở cạnh điện thoại nhấc lên mà không kịp nghe...
Vừa lúc ấy vị bác sĩ điều trị bước vô, ông hỏi liền:
- Bà là gì của anh này?
- Tôi là chủ nhà, cậu ấy là người thuê.
- Nghe bà nói thì anh ấy ở một mình lúc xảy ra chuyện?
Bà Xuân Lan gật đầu:
- Cậu ấy một mình mướn nguyên ngôi biệt thự của tôi. Cậu ấy độc thân. Vị bác sĩ nghiêm giọng:
- Một người đàn ông độc thân không đồng nghĩa với việc họ có quan hệ nam nữ. Trong trường hợp này, tôi có thể kết luận, anh ấy đã... quá tải chuyện tế nhị...
Tuy là lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm, nhưng bà Xuân Lan vẫn không hiểu hết ý của bác sĩ, bà hỏi lại:
- Bác sĩ nói thế nghĩa là sao?
Vị bác sĩ giờ mới cười:
- Nói cho dễ hiểu, anh này bị lâm vào tình trạng kiệt lực do quan hệ nam nữ quá độ, cộng thêm cơ thể đang yếu. May cho anh ta đã vào đây kịp, nếu không thì...
Trước khi bước ra khỏi phòng bệnh, vị bác sĩ trấn an:
- Đã qua hiểm nguy rồi. Tôi sẽ cho truyền dịch với đạm và thuốc bổ liều cao, chỉ sau một ngày nữa là anh ấy có thể về nhà. Nhưng tôi dặn riêng bà, phải ngăn cấm anh ấy tránh xa chuyện kia. Nếu không...
Bà Xuân Lan lúng túng:
- Thưa bác sĩ, tôi chỉ là...
Cô y tá che miệng cười vừa bước nhanh ra ngoài như chạy trốn... trong lúc ấy bỗng Trọng cử động nhẹ mi mắt và từ từ mở mắt ra. Anh ta vừa hồi tỉnh...
- Trà My!
Bà Xuân Lan ngạc nhiên.
- Tôi đây mà. Cậu vừa gọi ai vậy, cậu Trọng?
Nhận ra người trước mắt mình, Trọng muốn gượng dậy mà không được, anh nói rất khẽ:
- Nàng đâu rồi, tìm nàng ta giúp tôi...
Tằng hắng một tiếng lớn, bà Xuân Lan nghiêm giọng:
- Bác sĩ vừa cảnh cáo, nếu cậu không biết giữ mình thì... chết không kịp hối đó!
Trọng ngơ ngác:
- Tôi làm gì?
- Làm gì thì cậu biết! Đúng là đàn ông, người nào cũng y như nhau. Vậy mà cậu nói với tôi, cậu sợ đàn bà, ghét phụ nữ, chỉ muốn sống độc thân.
- Thì tôi...
Bà Xuân Lan không muốn chạm vào điều tế nhị mà chính bà cũng đang cố quên nó. Bà nhẹ bước ra ngoài, khiến Trọng phải kêu lên:
- Kìa, bà chủ. Tôi cần nhờ bà...
Chợt nhớ ra, bà Xuân Lan quay lại dặn:
- Nghe tài xế tôi kể lại, lúc nó tới cứu cậu thì thấy cửa trong, cửa ngoài cổng gì cũng mở toang hoác ra hết trong lúc cậu ngủ. Bộ cậu tưởng đây là chốn thiên đàng sao chớ?
Trọng định nói rõ, nhưng lại thôi. Đợi khi bà Xuân Lan đi rồi, anh nhắm mắt lại cố xua hết những hình ảnh đang rối tung trong đầu ra, thậm chí là tìm một giấc ngủ dài... Tuy nhiên, chỉ nửa phút sau Trọng đã nghe ai đó càu nhàu:
- Lại ngủ nữa rồi...
Trọng mở mắt ra và gặp ngay cô y tá. Anh chưa kịp hỏi gì thì cô đã đặt lên bàn một bó hoa hồng vàng tươi thắm vừa nói:
- Có người gởi cho anh. Đào hoa quá, thảo nào...
Trọng vừa nhìn thấy bó hoa, anh đã kêu lên:
- Trà My!
- Kìa, anh làm sút dây truyền dịch ra rồi!
Trong lúc phản ứng tức thời sau khi nhìn thấy bó hoa, Trọng đã bật dậy, tính nhảy xuống khỏi giường bệnh.
- Tôi xin lỗi...
Thấy anh lảo đảo, cô y tá phải làm nhiệm vụ, đỡ một bên, nhưng càu nhàu lần nữa:
- Anh quên là đang kiệt sức hay sao chớ. Người gì mà...
Chợt thấy mình quá lời, cô ta nín ngang, nhưng vẫn không quên liếc xéo một cái. Cũng may là Trọng không nhìn thấy:
- Ai gởi cho tôi bó hoa này?
Cô y tá đáp và nhìn Trọng với anh mắt là lạ:
- Hình như chung quanh anh chỉ toàn những người như thế?
- Người nào?
- Các cô gái đẹp!
Cô ta nói dứt lời đã bước nhanh ra ngoài, khiến Trọng phải kêu lên:
- Kìa cô! Người nào đã gởi...
Cô ta đi khuất rồi. Trọng thắc mắc trong đầu, đợi cô ta trở lại hỏi cho ra xem ai gởi. Nhưng cho đến hơn một giờ sau vẫn chẳng thấy bóng dáng cô ta đâu.
Đến giữa trưa thì một cô y tá khác, trẻ hơn đến thay ca. Trọng hỏi ngay:
- Ai đã gởi cho tôi bó hoa này?
Cô y tá mới ngơ ngác:
- Tôi mới tới thay ca, đâu biết gì.
Chỉ có Trà My là biết sở thích của Trọng. Ưa trà mi trong chậu, nhưng lại thích hoa hồng vàng cắm trong lọ. Ngày xưa, mỗi khi sinh nhật Trọng, Trà My đều tặng số hoa theo tuổi của anh và chỉ cần nhìn bó hoa cắm trong lọ mà không cần nhìn thấy người tặng, Trọng cũng hiểu ngay đó là nàng.
- Cô có thể giúp tháo ống truyền dịch ra, tôi cần ra ngoài một chút, được không?
Cô y tá lắc đầu ngay:
- Bác sĩ có ghi trong bệnh án của anh như thế này: Không để bệnh nhân này ra khỏi giường khi nào chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Như vậy làm sao tôi dám.
Trọng bực bội:
- Tôi có bệnh gì đâu mà phải nằm đây cho tốn thì giờ!
- Cô y tá nhìn vào bệnh án rồi nói ngay:
- Bệnh kiệt sức cấp hai thì đâu phải là nhẹ. Bộ anh lao lực nặng mà thiếu dinh dưỡng hay sao vậy?
Trọng đang cáu, nên vừa nghe hỏi đã gắt lên:
- Đúng là mấy ông thầy thuốc khám ai cũng ra bệnh cả! Sức tôi bẻ cổ voi còn được, sao lại suy dinh dưỡng?
Cô y tá nhìn Trọng rồi lắc đầu:
- Mặt mày anh xanh rờn thế kia, không phải bác sĩ cũng đoán ra bệnh! Chắc là anh chưa nhìn vô gương hả.
Cô ta bước ra khỏi phòng, lúc ấy Trọng mới vào phòng vệ sinh và nhìn vào gương soi. Anh giật mình cúi sát mặt vào, vừa lẩm bẩm:
- Sao... sao lại thế này?
Trong gương, sắc mặt Trọng xanh dờn, hốc hác thấy rõ. Chính anh cũng không thể ngờ.
- Thế nào, anh còn đủ sức bẻ cổ voi chớ?
Cô y tá trở lại với vị bác sĩ lúc sáng. Ông nhìn Trọng với nụ cười:
- Anh lúc này chỉ đủ sức bẻ cổ voi trên giấy thôi! Nếu anh muốn xuất viện lúc này cũng có thể được, với điều kiện là khi trở lại đây sẽ không được nằm phòng săn sóc riêng.
Trọng vẫn cãi:
- Tôi đâu có bệnh gì, thưa bác sĩ?
- Nếu tôi không lầm thì trước đây anh rất phong độ, hồng hào, tráng kiện?
Trọng đáp ngay:
- Tôi cao 1,72 mét, nặng 72 ký, ít khi đau bệnh gì.
Vị bác sĩ lại cười:
- Để tôi bảo cô Yến đây đi lấy cân bàn tới, anh cân thử xem bây giờ còn mấy ký.
- Yến, cô y tá chạy đi ngay, vài phút sau đã trở lại với chiếc cân bàn đặt ngay dưới chân Trọng. Anh chàng bước lên ngay bàn cân và kêu lên:
- Sao kỳ vậy? Tôi mới cân cách đây mấy ngày mà!
Cô y tá Yến đọc to lên:
- 56 ký!
Không tin, Trọng cúi sát xuống nhìn và con số 56 lạnh lùng hiện ra trước mắt, khiến cho anh sững sờ. Chỉ mới qua một đêm mà đã như thế...
Vị bác sĩ hỏi rất khẽ, để tránh cho Trọng sự ngại ngùng:
- Anh trác táng hay phung phí sức vào việc gì mà mau xuống vậy? Lúc anh 72 ký là khi nào.
- Mới hôm qua đây thôi!
Ngay như bác sĩ cũng không tin:
- Con người ta chỉ xuống sức, mất cân khi trải qua năm ba ngày, thậm chí là cả tháng mới như vậy. Còn anh...
Ông ngừng lại nhìn Trọng, rồi nhìn sang bó hoa hồng, rồi nói như một kết luận:
- Những nhan sắc như thế, thảo nào....
Trọng nhìn ông, hỏi lại:
- Bác sĩ nói gì?
Vừa bắt tay Trọng, bác sĩ vừa đáp:
- Sáng nay tôi đã nhìn thấy cô gái đẹp như hoa hậu đến gởi cho anh bó hoa này. Anh có diễm phúc, nhưng cũng...
Có lẽ sợ nói ra điều không đúng chức năng một bác sĩ, nên ông ngừng lại, nheo mắt với Trọng rồi bước ra.
Nhưng Trọng thì đời nào chịu tin:
- Bác sĩ nhìn thấy cô gái đó ra sao? Cô ấy...
- Một cô gái rất trẻ, mặc chiếc áo lụa màu vàng giống như màu những đóa hồng kia. Còn là ai thì làm sao tôi biết được, hả ông đào hoa!
Ông ta đi khỏi rồi, cô y tá Yến nói chen vô:
- Hồi sáng, lúc tôi vào thay ca, tôi có thấy cô gái ấy cầm bó hoa đưa cho chị Hạnh, y tá trực ca trước. Cô ấy đẹp mê hồn luôn! Tôi tưởng khách nào, ai dè là... là...của anh.
Trọng không còn kiên nhẫn nữa, anh thay ngay bộ đồ bệnh viện ra, mặc lại quần áo của mình và nói với cô y tá:
- Cô đi làm thủ tục xuất viện giùm tôi rồi lát nữa tôi trở lại lấy.
Trọng để lại một số tiền vượt quá tiền viện phí, rồi chạy ngay ra ngoài. Cái bóng áo vàng ám ảnh Trọng, khiến cho ai xuất hiện trước mặt anh cũng đều có sắc vàng. Suốt hơn nửa giờ tìm kiếm khắp nơi trong bệnh viện, cuối cùng Trọng đành tiu nghỉu bước ra khỏi bệnh viện, như một kẻ mất hồn...
Trọng quên là chưa làm thủ tục xuất viện, giấy tờ, tiền bạc vẫn còn trong đó. Anh gọi xe taxi và bảo:
- Cho tôi ra bến xe đò đi Bảo Lộc.
Không phải nhất thời ngẫu hứng, mà bằng sự tính toán, Trọng tìm về Bảo Lộc, nơi mà anh và Trà My đều biết: Am Cô Ba!
Nhưng tại sao lại là nơi này? Trọng còn nhớ, đêm vừa gặp lại nhau, chính Trà My đã nhắc cho anh nhớ nơi này. Đó không phải là quê hương bản quán gì của cả hai, mà chính là một cái am thờ vong hồn ba cô gái bị tai nạn chết đã lâu đời, mà một lần khi đi chơi Đà Lạt về, hai người đã buột miệng nói đùa một câu: "Khi nào một trong hai đứa bị đứa kia phụ thì sẽ tìm về ẩn cư nơi này". Gần sáu năm xa cách phải chăng Trà My đã về đây như nàng nói đem hôm ấy! Lạy trời đúng là như vậy...
Trọng đi chuyến xe khá trễ, nên khi tới ngang am Ba Cô (thay vì là Am Ba Cô, Trọng lại gọi là am Cô Ba) thì đã gần nhá nhem tối. Thấy anh bảo cho xuống ở đó, người tài xế ái ngại:
- Nơi này chỉ có mấy cái miếu, rồi làm sao ông đón được xe đi tiếp hay trở về vào giờ này?
Trọng chỉ khẽ mỉm cười rồi bước thẳng lên núi.
Chưa từng đặt chân tới đây bao giờ, nên Trọng hơi dè dặt bước từng bậc đá, nhắm nơi có ánh đèn dầu leo lét mà lần tới. Một hồi chuông ngân nga, vang ra từ trong ngôi miếu, khiến Trọng dừng lại trong giây lát, trước khi bước tiếp. Anh yên tâm, vì trong am có người.
Vừa bước tới thềm am, bỗng Trọng nghe có người hỏi:
- Ngài viếng am muộn quá!
Trọng quay lại và hơi ngạc nhiên khi thấy một sư cô khá trẻ.
- Dạ, do trễ xe...
Sư cô nói vọng vào trong:
- Giờ này vẫn có người viếng am, thầy ạ.
Tiếng chuông trong am cũng vừa dứt. Một sư cô lớn tuổi hơn nhẹ bước ra. Vừa nhìn thấy Trọng bà nói ngay:
- Mô Phật, cửa thiền, cửa am luôn rộng mở cho mọi người. Nhưng chắc tín hữu không chỉ viếng am?
Trọng lúng túng:
- Dạ, con có việc...
Ni cô trẻ lịch sự mời khách:
- Dạ, mời ngài vào.
Vị sư cô nhìn qua Trọng một lượt rồi bỗng lên tiếng:
- Chắc là về chuyện gần sáu năm trước!
Trọng ngơ ngác:
- Dạ, sư cô nói...
- Gần sáu năm trước, một hôm có người mang tới tận am này một gói đồ....
Sư cô ra dấu cho ni cô trẻ đi lấy một chiếc ba lô nhỏ mang tới.
- Vật này đây...
Vừa trông thấy Trọng đã kêu lên:
- Của Trà My!
- Đúng là người mà chúng tôi đợi rồi!
Đặt chiếc ba lô trước mặt khách, sư cô nhẹ giọng:
- Người mang chiếc ba lô này tới chỉ nói rằng, ông ta cùng đi chung trên chuyến xe đò qua Đèo Cả, ngồi chung băng ghế với chủ chiếc ba lô này. Khi xe bị nạn rơi xuống vực thì cô gái còn sống, cô ấy biết mình không thể qua được nên đã đưa ba lô này cho người ngồi bên cạnh may mắn sống sót và dặn hãy giúp mang nó đến am ba cô, gởi ở đó, chờ đến khi nào có người tên là Trọng đến thì đưa... Tôi đã giữ nó từ ấy đến nay mà chưa thấy người nào tới tìm. Bởi am này ít khách, nên lúc nãy khi nhìn thấy ông, tôi đã nghĩ ngay tới người tên là Trọng...
Trọng run run giọng:
- Dạ, chính tôi là Trọng. Chiếc ba lô này đúng là của Trà My, người tôi yêu đã mất tích gần sáu năm rồi.Vừa rồi...
Trọng không tiện nói ra chuyện mấy hôm trước. Tuy nhiên vị sư cô đã nói: - Cách đây hai hôm, tôi nằm mơ thấy có một cô gái mặt mày đầy máu me, vừa khóc vừa nói rằng cô ấy cám ơn tôi lâu nay đã giữ giùm những kỷ vật và nhờ vậy mà ngày nay cô ấy sắp được gặp lại người yêu. Nhưng có điều này hơi lạ, mà hai hôm nay tôi cứ nghĩ ngợi mãi không ra.
Bà ngừng nói một lúc rồi kể tiếp:
- Trong giấc mơ ấy tôi thấy cô gái mặt đầy máu lại đi chung với một cô gái khác rất đẹp, mà vài tuần trước đã từng ghé am này...
Bà lại ngừng kể, quay sang nicô trẻ:
- Diệu Thiện sẽ kể cho ông nghe chuyện ấy...
Ni cô được gọi là Diệu Thiện thật thà kể:
- Cách đây hơn hai tuần, có một cô gái đẹp, ăn mặc sang trọng ghé am này. Lúc ấy sư cô đi hái thuốc sau núi nên tôi đã tiếp. Trong lúc nói chuyện cô ấy nói mình gốc Sài Gòn, đi xa mới về, nhân đi chơi Đà Lạt về ghé qua viếng am, nơi mà cô ấy chưa hề biết, nếu không có giấc mơ lạ, mà trong giấc mơ ai đó đã khuyên cô nên ghé qua am này. Bởi tò mò nên sau khi hỏi thăm đường cô ấy mới ghé được nơi đây. Nghe nói thế tôi nghĩ tới chiếc ba lô mà lâu nay sư cô vẫn chờ chủ tới lấy, nên vội đem nó ra, kể qua chuyện lai lịch chiếc ba lô. Cô gái ấy muốn xem những thứ bên trong ba lô, mà thú thật từ nào đến giờ tôi chưa hề xem qua. Thấy yêu cầu không có gì quá đáng nên tôi đã đánh bạo mở ba lô ra. Bên trong chỉ có vài bộ quần áo, một số sách, tập vở và một album ảnh, gồm toàn ảnh chụp một đôi trai gái và chân dung riêng của một cô gái, chừng như đó là của chủ nhân chiếc ba lô này. Chẳng hiểu sao khi vừa nhìn thấy ảnh trong album ấy bỗng dưng cô gái đẹp kia sững sờ nhìn trân trối rồi sau chừng nửa phút bỗng ôm đầu kêu chóng mặt rồi ngã vật ra chỗ này, cho tới lúc sư cô về tới.
Sư cô tiếp ngay:
- Tôi không hài lòng chuyện Diệu Hiền cho người khác xem ba lô, nhưng khi ấy thấy tình trạng vị khách kia tôi hơi hoảng nên giục lấy dầu bôi để cứu chữa. Cũng may nữ thí chủ ấy đã tỉnh lại. Vừa tỉnh cô ấy đã kiếu đi ngay. Đến khi cô ấy đi hồi lâu Diệu Hiền mới phát hiện là cô ấy cầm theo luôn cuốn album ảnh.
Trọng chép miệng:
- Tiếc quá, đó là ảnh của tôi và Trà My.
Trọng xin phép xem lại những vật trong ba lô. Anh bồi hồi khi nhìn quyển nhật ký đang viết dở dang của nàng, bên cạnh còn có hai quyển sách mà chính Trọng đã mua và đề tặng mấy hôm trước khi xảy ra tai nạn.
Anh thắc mắc:
- Tại sao cô gái lạ kia lại lấy quyển album? Cô ta không lẽ là người nhà của Trà My ư?
Ni cô Diệu Hiền nhận xét:
- Trước lúc mở ba lô ra tôi không thấy cô ấy có biểu hiện gì quan tâm lắm, cho đến khi nhìn thấy quyển album với những bức ảnh. Lúc ấy tôi nghe không rõ lắm, nhưng hình như cô ấy có kêu lên khẽ trong miệng như là đúng cô ấy đây mà... rồi nhìn sửng sốt.
Trọng lúc này mới chợt nhớ ra, anh hỏi:
- Cô ấy có nói là người ở đâu không?
- Không nói, mà chúng tôi cũng chưa kịp hỏi. Nhưng hình như là Việt kiều ở nước ngoài. Qua cách ăn mặc và qua giọng nói.
Đóng ba lô lại, Trọng hỏi:
- Sư cô có thể cho tôi nhận vật này được không ạ?
Sợ bị từ chối, Trọng móc túi lấy ra giấy tờ tùy thân:
- Tôi đúng là Trọng.
Sư cô cười hiền hòa:
- Cậu đúng là người mà chủ nhân ba lô đã phó thác thì cứ nhận, chúng tôi giữ làm gì, chỉ tiếc là quyển album, đó là sơ xuất của chúng tôi...
- Dạ, không có gì. Chắc là người đó trong lúc bị bấn loạn sao đó nên quên. Hy vọng lúc nào đó họ sẽ đem trả lại đây, tôi xin để lại địa chỉ, nếu họ gởi trả quyển album thì phiền sư cô báo tin giùm.
Trọng ghi vội địa chỉ rồi xin phép cáo từ. Sư cô ngăn lại ngay:
- Giờ này quá tối, mà đường đèo ở đây lại không có xe đi vào giờ này. Ngoại trừ cậu có xe riêng...
Trong đành phải nói cho qua chuyện:
- Dạ không sao, tôi có quen trạm kiểm lâm trên đèo. Tôi sẽ...
Anh đi nhanh xuống đèo. Lúc ấy đồng hồ tay đã chỉ chín giờ...
Đúng là Trọng quá liều. Vào giờ này không mấy ai dám đi bộ trên đèo vắng này. Bởi sự hoang vắng đến rợn người của nó, mà còn có sự nguy hiểm đang chực chờ đi trong bóng đêm dày đặt như thế này. Nhũng chiếc xe chở gỗ, xe tải nặng lên đèo thường ép sát vách núi và là mối đe dọa mạng sống người đi bộ như Trọng.
Tuy nhiên lúc ấy Trọng quên hết mọi hiểm nguy, anh cứ cắm đầu đi xuống dốc, hướng về phía Sài Gòn.
Cho đến lúc bất chợt mắt Trọng mờ đi, một phần vì sương đêm xuống nhanh, một phần có lẽ do quá mệt. Trong mơ hồ, Trọng thấy hình như có một chiếc xe dừng bên cạnh và anh chỉ kịp đưa tay chạm vào thành xe...
° ° °
Phần 3
Sau chuyến đi Bảo Lộc về Trọng ngã bệnh nằm liệt giường đến ba bốn ngày liền. Sáng nay khi vừa cảm thấy trong người sảng khoái hơn thì nhà anh có khách. Nghe tiếng chuông gọi cổng Trọng hấp tấp chạy ra với một hy vọng. Nhưng khi nhìn thấy một lão già đợi ở ngoài, Trọng thất vọng. Người anh đợi đã không tới.
- Cậu không mở cửa mời khách sao?
Câu hỏi đó làm cho Trọng giật mình. Anh còn chưa kịp hỏi thì người đàn ông đang đứng đợi ngẩng mặt lên, nhìn thẳng vào Trọng.
- Ông... ông là...
Vị khách cười nhẹ:
- Là ông thầy tướng số mà cậu đã từng tìm tới nhà!
Trọng còn tròn xoe mắt nhìn, thì ông ta đã tự động đưa tay về phía Trọng:
- Nếu cậu còn yếu không mở cổng được thì đưa chìa khóa đây, tôi mở cho.
Trọng còn chưa định thần kịp thì như bị sai khiến, anh đưa ngay xâu chìa khóa cho lão ta, rồi bước vào nhà như kẻ mất hồn.
Lão già bước theo rất nhanh, giọng lão nghe khỏe và bình tĩnh:
- Tôi đợi cậu hai ngày rồi. Hôm nay là ngày cuối cùng, nếu không gặp được thì cậu sẽ là người hối hận.
Trọng quay lại nhìn lão để xác định xem lão ta là người hay là... ma. Trọng nhớ lại hôm lão biến mất trong ngôi nhà hoang.
- Thật sự ông là ai?
Lão tướng số hình như hiểu ý của Trọng:
- Cậu nghĩ tôi là ma cũng được. Nhưng bữa nay tôi tới đây không phải với tư cách một... âm hồn. Mà là người sẽ cứu cậu thoát khỏi một tai ách.
Lão ta tự nhiên ngồi xuống ghế, lấy từ trong túi ra một gói giấy nhỏ, mở ra trước mặt Trọng:
- Cậu đã từng nhìn thấy vật này?
Trọng trố mắt:
- Lá... bùa ếm của ông?
Trọng đã nhìn thấy lá bùa này một lần do bà Xuân Lan đưa cho xem, nên nhận ra ngay. Tuy nhiên lão tướng sổ lắc đầu bảo:
- Cái này không phải của tôi, mà là của bà chủ nhà cậu đang mướn!
Nghĩ là Trọng không hiểu, lão ta giải thích thêm:
- Đúng là trước đây tôi có ếm ngôi nhà này, nhưng không phải phá hay trù cho chủ nhà tàn mạt, mà chỉ nhằm mục đích ngăn cản không cho người khác thuê. Tôi không muốn...
Trọng chợt nhớ:
- Thảo nào đã từng có người đặt cọc cả năm tiền thuê rồi mà phải bỏ!
Lão ta trầm ngâm một lúc rồi thở dài:
Điều đó trái lại mới đúng. Người duy nhất tôi muốn cho vào thuê ngôi nhà này chính là người phải bỏ tiền cọc đó!
Trọng càng lúc càng rối:
- Vậy ông ếm để làm gì?
- Là ngăn không cho ai khác được thuê, kể cả cậu!
Nhớ lại những mảnh giấy để trên gối, Trọng hỏi:
- Có phải ông là tác giả những mảnh giấy đó?
Lão ta nhìn Trọng một lúc rồi lắc đầu:
- Không phải tôi, mà chính do lá bùa này.
Lão ta lấy ra thêm một mảnh giấy nữa, đưa cho Trọng xem:
- Cậu nhìn kỹ xem, đây có phải là chữ viết của bà chủ nhà Xuân Lan không?
Đã từng thấy bút tích của bà chủ nhà trong tờ hợp đồng, nên Trọng nhận ra ngay:
- Đúng là chữ của bà ấy.
- Còn chữ ở đây, có phải cũng là của cùng một người không?
Lão ta đưa thêm một tờ giấy khác có nhiều chữ hơn. Vẫn là tuồng chữ của bà Xuân Lan và có cả ký tên và ghi đầy đủ họ tên của bà nữa. Trọng ngạc nhiên khi đọc thấy nội dung tờ giấy: Tờ thuận tình ly hôn.
- Cậu đọc xem, có phải bà ấy và tôi đã ly hôn cách đây ba năm không?
Đúng là nội dung tờ giấy đề cập chuyện ly hôn giữa bà Xuân Lan và FengXiao, lỗi thuộc về người chồng, nên bà vợ được quyền hưởng trọn số tài sản ở Việt Nam!
Thì ra ông và bà Xuân Lan...
- Chúng tôi là vợ chồng. Từ Hồng Kông chúng tôi sang đây làm ăn lúc còn hàn vi. Đến khi phất lên thì bà ấy tìm cách tống cổ tôi ra khỏi nhà. Tờ thuận tình ly hôn này là do bà ấy ép tôi phải ký, chỉ vì tôi phạm phải một lỗi lầm do hớ hênh. Ngôi nhà này do tôi đứng ra xây, khi gần xong thì chuyện ly hôn xảy ra,
tôi không còn cách nào khác hơn là tự mình làm lá bùa ếm, để bà ấy không bán hoặc cho ai khác thuê, ngoại trừ đứa con riêng của tôi. Vậy mà...
Lão ta lại cầm lá bùa trên tay:
- Bà ta cao tay hơn tôi. Khi biết được tôi ếm ngôi nhà, bà ta đã về tận Hồng Kông nhờ một lão thầy số giỏi hơn tôi, làm đạo bùa này về và phá tác dụng đạo bùa tôi làm. Chính đạo bùa của bà ta đã ngăn không cho đứa con gái riêng của tôi, khiến nó phải bỏ ngang số tiền cọc khá lớn!
Trọng ngạc nhiên:
- Người bỏ tiền cọc thuê nhà kia là con gái của ông?
- Nó là con riêng đời vợ trước của tôi. Tôi đưa nó về đây là nhằm tính kế lấy lại số tài sản đã mất về tay người đàn bà quá quắt mà cậu vẫn gọi là bà chủ Xuân Lan! Bà ta đã lừa, lấy hết sản nghiệp của tôi như cậu vừa nghe đó.
Trọng đã dần hiểu ra sự việc, lúc này anh mới đánh bạo hỏi:
- Ông là người vẫn còn.. sống?
Không trả lời Trọng ngay, lão ta đứng dậy bước ra cửa mới nói:
- Giờ thì tôi đã làm được điều mình muốn. Tôi đã gỡ được lá bùa của bà ta gài trong căn phòng màu hồng mà cậu vẫn ngủ. Từ nay con gái tôi có thể trở về và sẽ là chủ nhân của ngôi nhà này. Điều này cũng có nghĩa là cậu phải dọn đi ngay, nếu không muốn nguy đến sinh mạng. Bởi thú thật với cậu, tôi đã lở ếm bùa hơi nặng tay, người ngăn cản con gái tôi tất sẽ bị nguy hiểm mà không có cách nào cứu được!
Lão ta bước luôn ra cổng sau khi buông ra những lời lẽ đầy hăm dọa đó. Trọng không quên nhìn theo bước chân lão đi, xem có gì khác thường như thiên hạ lâu nay vẫn nói ma luôn đi lướt trên mặt đất. Tuy nhiên Trọng đã không kịp nhìn kỹ thì lão già đã biến rất nhanh, chẳng thể nào kết luận được.
Trọng tính khóa cổng lại rồi chẳng tiếp khách nào nữa, cho tới lúc khỏe lại hoàn toàn. Anh viết một mảnh giấy dán lên cổng với dòng chữ: "Chủ nhà đi vắng", đang tìm cách dán lên thì có chiếc xe hơi ngừng lại.
- Cậu Trọng lại tính đi nữa à?
Bà Xuân Lan bước xuống xe, nhìn Trọng với cặp mắt dò xét. Trọng đành phải phịa chuyện:
- Tôi có chút việc phải đi...
Chợt lúc ấy có người lên tiếng từ trong xe:
- Vậy thì sẵn xe, mời đi luôn!
Một cô gái rất trẻ bước xuống. Vừa trông thấy Trọng đã trố mắt nhìn!
- Sao... sao lại là..
Trọng làm sao quên được cô gái mà anh tưởng lầm là Trà My đêm hôm trước. Cô gái này đang đứng trước mặt anh.
- Hai người đã quen nhau rồi sao? Vậy mà cô Dạ Hương đây cứ đòi tôi dẫn tới gặp cho được người chủ mới của ngôi nhà mà đáng lý ra là của cô. Tôi làm phiền cậu một ít phút, được chớ cậu Trọng?
Không để Trọng nói, cô gái đã tiếp:
- Anh đã nhớ lại lúc nửa đêm ở đèo Bảo Lộc anh về đây bằng gì chưa?
Trọng như người bừng tỉnh từ giấc mơ:
- Cô là...
Anh nhìn chiếc xe hơi, đầu óc đang lộn xộn của Trọng từ từ nhớ lại...
- Cô đã chở tôi về?
Cô gái mỉm cười:
- Nếu tối đó tôi không tình cờ từ Đà Lạt về ngang đó giờ ấy thì có lẽ...
Trọng bỗng rùng mình, cảm giác lạnh lan cả toàn thân. Cả một chuỗi sự việc rời rạc giờ đây hình như đang được xâu chuổi lại và trong đầu Trọng đang lờ mờ hiện ra tất cả...
- Anh không mời chúng tôi vào nhà sao?
Trọng còn đang lúng túng thì bà Xuân Lan đã nói đỡ:
- Cô Dạ Hương này chỉ muốn nói với cậu một chút chuyện gì đó rồi đi ngay, không phiền cậu lâu đâu.
Lúc ấy Trọng mới mời khách vào nhà. Càng nhìn cô gái này Trọng càng khẳng định cô nàng chính là người đã cùng với anh. Nhưng chỉ có giọng nói thì không có chút âm hưởng nào của Trà My như đêm hôm đó.
Cô gái chợt nói, làm cho Trọng ngơ ngác:
- Trước mặt bà chủ nhà đây có lẽ anh Trọng không dám thú thật là đã từng tiếp tôi trong nhà này cách nay không lâu. Tiếp vào ban đêm nữa...
Cả bà Xuân Lan cũng tròn mắt nhìn hai người. Trọng thì như con gà mắc tóc:
- Tôi... tôi...
Nàng lại tiếp:
- Đàn ông mau quên, chớ phụ nữ chúng tôi thì nhớ dai và cũng thù dai nữa!
Những câu nói không đầu đuôi của cô ta khiến bà Xuân Lan càng lúc càng mù tịt, bà quay sang Trọng định hỏi, thì chợt cô gái lấy từ rong túi xách ra một vật mà vừa nhìn thấy Trọng đã kêu lên:
- Quyển album!
Đúng là quyển album của anh và người yêu quá cố.
Tôi vô tình cầm nhầm ở am Ba Cô, nay hoàn lại cho anh. Cũng nhờ có nó...
Nàng ta không nói hết câu, thái độ hơi lạ... Tuy nhiên vì lúc này Trọng chỉ để ý đến quyển album, nên anh chụp lấy ngay và giở liền ra xem. Ở ngay trang đầu tiên, bức ảnh chân dung của Trà My đang cười rất tươi, sống động đến nỗi Trọng có cảm giác như nàng đang muốn nói gì đó với mình!
Trong ảnh Trà My mặc chiếc áo dài tựa màu vàng anh mà ngày xưa lúc nào hẹn hò cùng nhau, lúc nào nàng cũng mặc màu áo này.
- Anh không cám ơn tôi về việc có lại tập ảnh này?
Lúc này Trọng mới nhớ ra, anh hỏi:
- Chính cô là người tới am và lấy đi. Tại sao cô biết chốn đó?
Câu hỏi thật đúng lúc. Lúc này cô gái mới hết vẻ thách thức như nãy giờ:
- Tôi làm theo lệnh của con tim mách bảo. Tôi cũng không biết tại sao nữa.
Bà Xuân Lan không còn đủ kiên nhẫn:
- Giữa hai người đã có chuyện gì? Này cô Dạ Hương, cô nói với tôi là chỉ muốn gặp người chủ mới của ngôi nhà để dặn một chút về căn phòng sơn màu hồng phấn mà cô đã cố công bỏ tiền ra cho thợ thực hiện trước kia. Chớ đâu có nói việc hai người từng qua lại với nhau. Bây giờ...
Hầu như không để ý đến sự có mặt của bà chủ nhà, Trọng cố hỏi cho ra lẽ câu nói còn bỏ lửng của cô gái:
- Cô nói con tim mách bảo việc gì? Tại sao cô ghé am chỉ để nghe kể về cái ba lô của Trà My và bị kích động khi xem thấy ảnh của chúng tôi trong album?
Trước những câu hỏi dồn dập của Trọng, rõ ràng cô gái không còn tự chủ nữa, cô hấp tấp đứng lên và bước thẳng về phía căn phòng, vừa nói như lời xin phép:
- Anh có thể cho tôi vào phòng riêng một chút, tôi cần...
Trọng nói đại, theo trực giác của mình:
- Có phải cô đi tìm vật người ta ếm trong phòng đó không? Nếu thế thì đã có người lấy đi rồi. Cha cô đã lấy!
Cô gái đứng khựng lại, trong lúc bà Xuân Lan thì hoảng hốt:
- Cậu nói ai lấy vật gì trong phòng kia?
- Lão Feng Xiao!
Vừa nghe tới tên con người này thì bà Xuân Lan tái mặt, bà run run giọng:
- Lão ta... tới... tới đây?
- Đúng. Lão ấy vừa ra khỏi đây thì bà tới. Lão đã lấy đi vật mà bà đã giấu trong căn phòng màu hồng. Lão ta đã nói vật đó do chính bà đem về từ Hồng Kông với mục đích để...
Không muốn Trọng nói hết ý, bà Xuân Lan chận ngang:
- Cậu có biết là đã rước họa vào thân không! Lão ấy là người... đã chết!
- Bà nói....
Không để bà ta trả lời, cô gái đã chen vô:
- Một người chết, một hồn ma không hại ai, chỉ muốn đòi sự công bằng cho con gái mình thôi! Người con gái đó là chính tôi đây, bà Xảo Lan!
Nghe cô ta gọi đúng tên tộc của mình, bà Xuân Lan giật nảy mình:
- Cô là... là XiangWa?
- Bà cứ gọi tôi là Giáng Hương như lâu nay cho dễ. Chắc bà còn nhớ lúc tôi tới làm hợp đồng thuê nhà một năm trước chớ? Lúc ấy bà có nói là sẽ chỉ cho người nào thích sơn phòng ngủ với màu hồng phấn và sau khi tôi nói ra ý của mình là tôi chỉ thích màu đó thì bà lại nhờ thầy tướng số ếm căn phòng đó, nhằm không để cho tôi thực hiện việc thuê nhà. Thì ra bà đã biết là ba tôi có cô con gái riêng sống ở nước ngoài, người đó cũng là một hồn ma từ mấy năm trước do tự tử sau khi nghe tin cha mình bị mất cả sản nghiệp về tay bà vợ kế nhiều mưu mẹo như bà! Hồn tôi đã hiển hiện về đôi lần dọa sẽ trở về báo thù khi nào tôi lọt được vô nhà, sống trong căn phòng sơn màu hồng phấn. Biết được điều đó nên bà đã ra tay trước, rước thầy về làm phép, khiến tôi đành phải rút lui, bỏ cả số tiền đặt cọc lớn. Nhưng trời còn thương cha con tôi, nhờ người con trai tên Trọng này, mà ở cõi âm tình cờ tôi gặp được ngưới yêu chết oan của anh ta và chúng tôi đã hứa giúp nhau...
Cô ta quay sang Trọng, nhẹ giọng:
- Tôi cám ơn anh nhiều lắm. Qua một đêm thử thách, tôi đã biết được lòng dạ anh. Biết rằng anh xứng đáng được tôi trả ơn và anh cũng rất xứng đáng để trùng phùng với người yêu, cô Trà My!
Cô nàng nói xong bước thẳng vào phòng. Ở trong đó khá lâu, trong lúc bà Xuân Lan đứng im bên ngoài như người bị thôi miên, chẳng nói lời nào, cũng chẳng cử động.
Trọng thì không bị gì, nhưng anh cũng nhẫn nại chờ...
Lát sau cô nàng trở ra, trên tay cầm chiếc áo lụa màu vàng anh đưa cho Trọng:
- Anh nhận ra chiếc áo này chứ?
Trọng kêu lên:
- Áo của Trà My!
- Đúng như vậy. Lúc tới am ngoài quyển album tôi còn lấy đi chiếc áo này. Mục đích của tôi là hóa thân thành Trà My, để qua anh sẽ thâm nhập được vào nhà này. Nhưng bà ta quá cao tay, đã phát hiện dược ý đồ ấy qua mách nước của tay tướng số từ Hồng Kông, mụ ta đã nhờ lão ấy đánh cắp chiếc áo này và đem nó đặt bên trong gối của anh, nhằm một lần nữa ngăn không cho anh đón tôi vô phòng. Cũng may, từ nay chủ thật sự của chiếc áo này có thể về với anh.
Trọng quá đỗi ngạc nhiên:
- Trà My?
- Anh cứ bình tĩnh, việc gì tới rồt nó sẽ tới.
Nhưng Trọng làm sao không sốt tuột:
- Tôi muốn biết, Trà My giờ ở đâu?
- Bà này sẽ cho anh biết lúc nào thì anh gặp được cô ấy. Nói gặp thì cũng chưa chính xác, phải nói là sẽ mãi mãi ở bên anh!
Trọng nhìn sang bà Xuân Lan hỏi:
- Thế nào, bà chủ?
Trái với thái độ kẻ cả lúc trước, giờ bà ta nói, giọng yếu xìu:
- Cậu muốn làm gì cũng được.
Nhưng cô nàng đã gắt lên:
- Bà phải lấy hết giấy tờ nhà ra đây, ký tên vào tờ "đoạn mãi" như bà từng làm với ba tôi ngày xưa. Bà làm ngay đi, như thế tôi còn để cho bà con đường sống, bằng không...
Vừa nói, cô nàng vừa lấy ra một tờ giấy nhỏ màu vàng, chữ viết đen, đưa ngay trước mặt bà Xuân Lan:
- Bà nhìn ra vật này rồi phải không Chính bà đã thuê tên tướng số ở Hồng Kông làm để hại cha con tôi bấy lâu nay linh hồn không siêu thoát được, nhưng giờ đây tôi sẽ dùng nó để đốt và rắc lên đầu bà, bà biết tác dụng của nó như thế nào rồi chứ!
Bà Xuân Lan tái mặt, run lẩy bẩy:
- Xin... tha... tha cho tôi. Tôi sẽ làm, sẽ làm...
Cô nàng rười rít lên, giọng cười lạnh như băng:
- Bà rõ hơn ai hết, nếu giờ đây tôi đốt tờ giấy này thì bà sẽ ngã lăn ra chết tức khắc! Bà hãy chọn đi, trả lại những gì lấy của chúng tôi hay là chết?
- Dạ... dạ... tôi xin nghe. Đây, toàn bộ giấy tờ nhà và đây, cô cứ đọc đi, tôi sẽ viết tờ đoạn mãi.
Mọi việc được làm rất nhanh. Xong xuôi, cô nàng cầm cả số giấy tờ đó đưa cho Trọng:
- Anh giữ lấy. Bởi chỉ có anh mới giữ được chúng.
Trọng xua tay:
- Sao được! Những thứ này là của cô mà.
- Nãy giờ tôi nói hết rồi mà anh vẫn chưa hiểu sao? Tôi, cha tôi đã là người của cõi âm thì làm sao sở hữu tài sản của dương thế được! Chúng tôi đòi lại của là vì sự công bằng, chớ đâu để hưởng.
- Nhưng tôi thì...
- Anh hãy nghe lời, rồi anh sẽ hiểu và chắc chắn là không hối hận. Cứ tin tôi đi.
Bà Xuân Lan sau khi làm theo lời cô gái, đã lầm lũi bước ra cổng, đi như cái xác không hồn...
° ° °
Ngày hôm sau...
Có một câu chuyện mà ngoài cô gái tên Dạ Hương, Trọng và bà Xuân Lan ra, thì chẳng một ai nữa biết. Nhưng bà Xuân Lan thì từ lúc ấy đã trở thành một người bị tâm thần nặng, hầu như không nhớ chuyện gì hết, còn Trọng và cô nàng thì đã như hai mà một: Từ phút ấy họ chính thức sống với nhau như đôi vợ chồng vô cùng hạnh phúc. Trọng luôn gọi nàng là Trà My và nàng thì hầu như không còn nhớ đến tên mình là Dạ Hương nữa.
Trọng biết rất rõ, hồn Trà My đã nhập vào xác của Dạ Hương và mãi mãi sống bên người yêu, không biến đi nữa. Trọng hỏi thì cô nàng giải thích:
- Do khi chết ở bên nước ngoài xác của Dạ Hương được ướp lạnh theo phương pháp cấp đông nên sau hơn một năm xác vẫn còn nguyên và nhờ vậy hồn Trà My mới may mắn nhập được vào đó, sống lại. Tuy nhiên, chuyện này chỉ hai người mình biết thôi, nếu để người ngoài biết thì tức khắc hồn người cõi âm sẽ tan biến vào hư vô ngay!
(Tác giả Người
Khăn Trắng , nguồn vnthuquan.org)