Y - Vôn (Yvone) ngỡ ngàng trước cảnh vật nơi cô vừa đặt chân tới. Đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation Terre Rouge) mà từ lâu cô chỉ nghe nói đến qua những lá thư mà Béc-na (Bernard) gửi về. Béc-na, chồng Y- vôn từ Pháp sang đây làm việc đã được ba năm, chỉ về xứ mỗi năm vài lần, nên tuy cưới nhau gần bốn năm mà họ chỉ có với nhau một đứa con.
Y-vôn sợ cái xứ sở mà cô nghe mô tả như là một nơi hoang dã kém văn minh, đời sống lạc hậu và thiếu thốn đủ điều. Vì vậy, được nhiều bạn bè khuyên, nhưng cô vẫn không chịu cùng theo chồng. Một người bạn thân đã doạ Y-vôn:
- Mày coi chừng mấy cô gái bản xứ, họ tuy không đẹp nhưng có sự quyến rũ khó lường, nhiều người đã mất chồng vì bọn đó!
Y-vôn vốn tự tin. Tuy nhiên, hai tháng trước đây cô nhận được một mẩu tin cắt ra từ một tờ báo địa phương, nơi Béc-na làm việc, trong đó thuật lại những vụ cưỡng bức phụ nữ dẫn đến cái chết của hai cô gái, mà thủ phạm lại có dính dáng đến chồng. Y-vôn viết thư hỏi chuyện thì Béc-na phủ nhận, cho rằng các tờ báo này đăng không chính xác.
Mà ai đã gửi mẩu tin trên tới Y-vôn, trong khi từ đồn điền cao su xứ sở Viễn Đông tới địa chỉ của cô vợ tội nghiệp cách hơn nữa vòng trái đất? Trong thư chỉ ghi là "một người quan tâm đến gia đình anh chị". Thế thôi...
Chưa có dự tính làm cuộc phiêu lưu xa vạn dặm, chợt có một cơ may. Một người chú của Y-vôn đến nhận nhiệm sở ở một tỉnh gần đồn điền của Béc-na, ông hỏi cô nếu muốn đi theo thì ông sẽ đưa đến tận nơi Béc-na đang làm việc.
Thế là cô vợ trẻ ra đi một mình, gửi con lại cho ông bà ngoại ở ngoại ô Paris chăm sóc.
Xe ô tô đưa Y-vôn đến tận đồn điền Te-Rui (Terre Rouge) rồi bàn giao cho Béc-na, ông chú đã đi ngay về Sài Gòn. Mặc dù không phấn khởi lắm với sự xuất hiện của vợ, nhưng Béc-na vẫn tỏ ra săn đón, đưa ngay Y-vôn về biệt mà đồn điền đã dành cho những người có vai vế trong ban giám đốc. Béc-na giữ vai trò là một đốc công phụ trách kỹ thuật bởi anh là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại Học Canh Nông ở Pháp.
Y-vôn được chồng dẫn đi xem một vòng đồn điền rộng lớn vào bậc nhất ở vùng này. Những công nhân bản xứ nhìn xe Béc-na đi qua đều đứng nép vào hai bên đường, cũng có thể là do sợ hãi, nhưng hình như cũng có phần nào vì không ưa con người này. Y-vôn rất tinh tế, cô hỏi ngay:
- Những người kia có vẻ không hào hứng lắm khi thấy anh?
Béc-na nhún vai:
- Có gì đâu, bởi họ là tôi tớ còn mình là chủ. Tớ có bao giờ ưa chủ đâu, mà là chủ Tây nữa!
Y-vôn muốn góp một câu với ý: "kiểu thế này thì anh bỏ quách nơi này về xứ đi, thiếu gì công việc!", nhưng kịp nghĩ lại, nên cô giữ im lặng suốt quãng đường.
Chỉ những dòng suối chảy qua khu đất thấp, Y-vôn thích thú reo lên:
- Ồ, đẹp quá! Mình có thể ra đó tắm được không anh?
Béc-na không hồ hởi:
- Được nhưng còn thiếu gì chỗ tắm khác, ở trong nhà mình có xây hẳn một bể bơi đấy.
Y-vôn lắc đầu:
- Tắm trong hồ bơi giữa khu rừng thơ mộng như thế này thì có gì là thú vị. Được rồi, sáng mai anh đưa em ra đó...
Nàng bỏ lửng câu nói, xoay qua chỉ ray về phía xa, nơi có những căn nhà lá nằm khuất trong rừng cao su:
- Nhà của ai trong ấy vậy?
Béc-na xua tay:
- Nhà của công nhân đồn điền. Nhưng tuyệt đối không được tới đó, nghe chưa!
- Sao vậy?
Anh chàng lộ vẻ không thích thú:
- Thì đã nói là không nên mà. Ở đó...
Không tìm được câu nói thích hợp, Béc-na vội quay đầu xe lại, chạy nhanh hơn lúc nãy, anh ta vừa lặp lại câu nói:
- Em không nên tới khu đó suốt những ngày ở đây. Mà nè, em định bao giờ thì trở lại bên ấy?
Bất mãn với thái độ của chồng. Y-vôn nhìn thẳng vào anh ta:
- Anh không muốn em ở lại, tại sao?
Béc-na chống chế.
- Thì... thì tại... sợ em không quen với nơi heo hút này. Vả lại, ai ở đây cũng đều dễ bị sốt rét, nguy hiểm lắm!
Y- vôn không còn kiên nhẫn được, cô gắt lên:
- Hay là anh sợ em ở đây rồi khám phá ra đủ thứ chuyện về anh! Được rồi, em sẽ về ngay bây giờ, cho em xuống xe.
Thấy nguy, Béc- na dịu giọng:
- Anh nói không khéo, chẳng qua vì lo cho em thôi chớ còn như anh, đã bao năm nay anh chịu đựng quen rồi...
Không khí căng thẳng giữa họ cũng qua khi xe về đến nhà. Y-vôn giận dỗi bỏ về phòng, đóng ầm cửa lại và gom hết quần áo cho vào vali.
Béc-na gõ cửa mãi không được, quay sang dặn người giúp việc:
- Nếu cô ấy có hỏi cách về Sài Gòn thì bảo là phải sáng mai mới có chuyến xe.
Anh chàng bỏ sang nhà người bạn đồng hương gần đó.
Nửa giờ sao Y-vôn hỏi chị giúp việc hiểu được chút tiếng Pháp:
- Có cách nào liên lạc được với Sài Gòn?
Chị giúp việc bảo:
- Có, nhưng phải sang văn phòng, nơi đó có tổng đài điện thoại gọi thẳng về dưới.
- Văn phòng ở đâu?
Chỉ về toà nhà phía bên kia, chị ta đáp:
- Ở đó, cách vài trăm mét, nhưng giờ này không ai mở cửa, vả lại...
- Vả lại thế nào? Có phải Béc-na đã cấm chị không được giúp tôi chớ gì?
- Dạ, dạ không. Tôi phục tùng bà, thưa bà Béc-na Thấy thái độ của chị ta. Y-vôn cũng nguôi cơn giận.
Cô dịu dàng hỏi:
- Chị làm ở đây được bao lâu rồi?
- Dạ, gần hai năm.
- Còn trước kia?
- Dạ, làm công nhân cạo mủ.
Một ý hay, loé lên trong đầu, Y-vôn hỏi tới:
- Nhà chị ở đâu?
Chỉ tay ra màn đêm, chị ta đáp:
- Dạ, phía bên kia, chỗ ban ngày bà nhìn thấy nhiều nhà lá lụp xụp đó.
- Ngày mai chị dẫn tôi sang đó được không?
- Dạ, được chớ.
Đáp xong chị ta lại tỏ vẻ hoảng hốt:
- Mà chắc không được đâu. Ông Béc-na mà biết chắc ổng giết tôi mất!
Y-vôn nhíu mày:
- Sao vậy? Đi qua đó cho biết sinh hoạt của công nhân thì có gì mà sợ. Bộ Béc-na cấm chị phải không?
- Dạ... dạ...
Thấy chị ta ấp úng mãi, Y-vôn phải trấn an:
- Thôi được, sáng mai chị cứ dẫn đường rồi tôi sẽ tự đi. Mà hay là chị xem có ai biết nói tiếng Pháp, nói họ giúp tôi cũng được. Tôi chỉ muốn trước khi về Pháp, biết được đời sống công nhân ở đây mà thôi, tôi cần báo lại cho bố tôi biết, để có cải thiện, giúp cho đời sống họ khá hơn.
Nghe xong, thái độ của chị người làm đổi khác ngay:
- Thôi được rồi, sẵn sáng mai tôi được ông Béc-na cho nghỉ nữa ngày, tôi sẽ dẫn bà về nhà chơi cho biết. Nhưng bà nhớ là đừng cho ông biết, tôi không muốn...
Vỗ vai chị ta, Y-vôn thân thiện:
- Chị khỏi phải lo, tôi sẽ giấu.
Trước khi Y-vôn quay về phòng riêng, chị người làm còn dặn:
- Ban đêm bà đừng mở cửa sổ, ở đây muỗi mòng và...
Chị ta ái ngại điều gì đó và nên ngừng lại không nói tiếp. Đến khi Y-vôn sắp đóng cửa phòng, chị căn dặn với theo:
- Tôi ngủ ngay nhà bếp, nếu bà có cần gì thì ấn chuông gọi, tôi sẽ tới ngay. Bà đừng mở cửa ra ngoài...
Tự dưng chị ta thấy có cảm tình với người phụ nữ trẻ đẹp này, người mà đáng lẽ ra chị ta phải sợ sệt, như đã và đang sợ ông chủ Béc-na trong nhà này.
° ° °
Y-vôn đã thay đổi ý định, cô muốn ở lại thêm vài ngày để ít ra cũng có thể hiểu thêm về nơi chốn này. Cô nghĩ, có lẽ mình nên làm dịu với chồng, mặc cho thái độ kỳ quặc của anh ta... Mà cụ thể là ngay đêm nay, cô sẽ thể hiện vai trò người vợ trẻ xa chồng quá lâu, gặp lại và cống hiến đến tối đa những rạo rực trong cơ thể đang căng tràn sinh lực...
Vậy mà đến quá nửa đêm Béc-na vẫn chưa về. Lát sau người làm công bên nhà người đồng hương sang báo là do uống quá chén nên phải sáng mai Béc-na mới về nhà được.
Cơn giận lên đến đỉnh điểm, nhưng Y-vôn chỉ còn biết ôm mặt khóc rấm rứt một mình, giá mà cô có thể thét lên thật to, hét cho đến bao giờ cơn uất trào hạ xuống...
Đêm càng khuya thì không khí càng lạnh, không gian càng u tịch lạ thường. Những con chim rừng kêu lên tha thiết. Và thỉnh thoảng có những âm thanh gì đó rất lạ, lúc đầu còn xa, nhưng càng lúc dường như càng gần hơn. Đến lúc Y-vốn nghe như ngay ngoài cửa sổ. Cũng may là cửa sổ đã được đóng kín từ lúc chiều...
- Béc-na! Béc-na! Mày ở đâu, hãy ra dây. Hãy ra đây mà nhận lấy con của mày.
Đang nằm, Y-vôn bật ngay dậy. Rõ ràng câu nói của ai đó đang chỏ vào cửa sổ.
- Người ta gọi Bec-na?
Cô đầm trẻ lần đầu tiên trong đời gặp tình huống này, nên nhất thời chưa biết phản ứng ra sao, thì giọng ngoài kia càng nghe rùng rợn hơn:
- Béc-na! Mày định trốn tránh đến bao giờ, liệu có trốn mãi được không... Hãy ra đây mau, không thì tao vào phòng mày!
Đến lúc này thì Y-vôn không chịu đựng nổi, cô quên cả lời dặn của chị người làm Sao-leng, tung cửa chạy ra ngoài, gọi to:
- Chị gì ơi! Chị ơi!
Cũng may vừa lúc Sao-leng từ bếp chạy ra, chị đẩy vội cô chủ trở vô phòng lại, vừa trấn an:
- Không sao đâu! Để tôi đuổi chúng đi.
Chị hướng ra cửa sổ nói một tràng tiếng dân tộc, chẳng hiểu nội dung ra sao, nhưng đã thấy hiệu quả. Ngoài kia im bặt...
Y-vôn hai tay ôm lấy ngực, hơi thở gấp gáp như sắp ngất đi. Thấy vậy, Sao-leng vội đỡ cô nằm xuống giường vừa trấn an lần nữa:
- Không có gì đâu, chẳng qua là... là
Chị ta cũng không biết giải thích như thế nào. Cũng may là Y-vôn đã yên, cô ôm chầm lấy người làm của mình như một cứu cánh trong lúc này.
Thấy cô chủ có vẻ yên, đôi mắt nhắm nghiền như đi vào giấc ngủ, Sao- leng lấy mền đắp lên cho cô, vừa định bước ra, thì đã nghe Y-vôn gọi giật lại:
- Chị đừng đi, hãy ở lại với tôi đêm nay. Béc-na không về chị biết rồi đó.
Chị Sao-leng đành phải ngồi lại với sự áy náy. Bởi từ khi vào làm ở nhà này, một trong những nghiêm lệnh là tuyệt đối không được bước vô phòng chủ. Vi phạm, ngoài việc bị đuổi lại còn bị bắt đưa ra ngoài chợ, nhốt mục xương luôn. Nhưng bây giờ còn làm gì khác hơn...
Y-vôn định thần lại, cô ngồi lên đối diện với Sao-leng, giọng khẩn thiết:
- Tôi xin chị, hãy nói cho tôi nghe vừa rồi là chuyện gì? Có phải đó là ma hay không?
Sao-leng lặng thinh hồi lâu, đến khi Y-vôn nhắc lại lần nữa, chị mới đáp:
- Tôi cũng không biết nữa chỉ có điều...
- Đó là ai vậy?
- Sao-ly...
Vừa đáp xong, thấy lỡ lời, chị Sao-leng ngưng ngay lại, đưa mắt nhìn cô chủ đầy vẻ sợ hãi. Y-vôn hỏi dồn:
- Sao-ly là ai vậy? Và tại sao...
Sao-leng vốn chất phát của phụ nữ dân tộc thiểu số, chỉ ấp úng:
- Đó là... đó là...
Rồi chị ta ôm mặt oà lên khóc như một đứa trẻ. Ngơ ngác không hiểu chuyện gì, Y-vôn đưa tay vịn vai chị, an ủi:
- Không sao đâu, chị cứ nói, tôi hứa là chỉ mình tôi biết thôi, Tôi van chị...
- Không dám đâu! Nếu Sao-leng này nói ra thì chỉ có nước chết mà thôi. Ông chủ mà biết thì chẳng riêng mình tôi, mà cả dòng họ cũng không toàn thây. Tôi sợ lắm...
Chị ta bất ngờ sụp xuống lạy Yvôn trước sự lúng túng của cô chủ người Pháp.
- Này, chị đừng làm thế! Tôi không phải là Béc-na, tôi là vợ anh ấy và tôi hứa sẽ ủng hộ chị, bảo vệ chị, chị cứ nói ra đi, rối nếu cần tôi sẽ cho chị một số tiền đủ để đi nơi khác sống mà không phải sợ ai quấy rầy cả, giúp tôi đi chị.
Ngẩng lên nhìn Y-vôn một lúc, Sao-leng dường như mạnh dạn hơn, chị đáp rất khẽ:
- Nó là cháu gái của tôi...
- Nó còn sống?
- Không, đã chết rồi!
Y-vôn nghe lạnh cả người. Cô hỏi, giọng run run:
- Là hồn ma? Là...
Sao-leng nhẹ lắc đầu:
- Tôi cũng không biết, ở đây người ta gọi nó là ma rừng!
- Ma rừng? Nhưng tại sao cháu của chị bị chết? Và tại sao cô ấy lại gọi tên chồng tôi?
Trước những câu hỏi dồn dập, Sao-leng càng bối rối và cuối cùng chị lại một lần nữa quỳ lạy cô chủ:
- Xin cô đừng hỏi nữa. Tôi lạy cô, nếu cô muốn tôi còn sống...
Trước tình hình đó Y-vôn đành không hỏi nữa. Nhưng chỉ được một lúc, cô chợt nhớ và lấy ra mẩu báo cũ còn lưu giữ, đưa ra trước mặt người giúp việc của mình:
- Chị biết chuyện này?
Tất nhiên là chị ta hông biết, bởi báo viết bằng tiến Pháp. Y-vôn phải đọc và nói lại bằng thứ tiếng Pháp đơn giản như nãy giờ cô nói, lúc này Sao-leng mới gật đầu:
- Đúng, có chuyện đó.
- Phải chăng một trong hai nạn nhân là cô gái cháu của chị?
Chỉ một cái gật đầu nhẹ, rồi Sao-leng lại im lặng, bần thần. Chị chợt bước ra cửa phòng như chạy trốn. Y-vôn phải van lơn:
- Chị cứ ở lại đây với tôi, tôi sẽ không hỏi gì nữa vì tôi đã đoán biết được một phần rồi...
Sao-leng chẳng đặng đừng phải lưu lại, nhưng xem ra chị tỏ ra khá mỏi mệt, kiệt sức. Y-vôn lấy chăn gối cho chị ta nằm ngủ cạnh mình, tuy nhiên Sao-leng lại từ chối quyết liệt:
- Cô cho tôi ngủ ở dưới gạch được rồi, chỉ cần trải chiếc chiếu.
Chị ta ra ngoài lấy chiếu và trở vào với một chiếc lá khô có lẽ đã được cất giữ lâu ngày, đưa cho Y-vôn:
- Người dân tộc chúng tôi dùng loại lá này để cho ma rừng tránh xa. Bà thử để dưới gối rồi bà sẽ ngủ ngon.
Nhìn chiếc lá mà chẳng biết là lá gì, nhưng Y-vôn cũng chiều lòng, nhét ngay dưới gối. Cô tắt bớt đèn để dễ ngủ, vừa nói:
- Chị cứ ngủ yên, Béc-na sẽ không trở về lúc nửa đêm đâu đừng lo.
Lúc ấy có lẽ cũng đã hai giờ sáng. Y-vôn mệt mỏi bởi cuộc hành trình, sắp đi vào giấc ngủ... chợt cô bật dậy lần nữa bởi tiếng khóc của ai đó từ ngoài màn đêm vọng vào.
- Chị Sao... Sao-leng, ai khóc ngoài kia vậy?
Sao-leng chưa ngủ, chị cũng thút thít:
- Tội nghiệp, con nhỏ lạnh lẽo nên đêm nào cũng khóc.
- Cháu chị hả, Sao-ly hả?
Không đáp ngay câu hỏi, chị ta nói khẽ, hướng về phía phát ra tiếng khóc:
- Đi đi Sao-ly ơi, đùng làm khổ mình nữa. Đi đi...
Lạ làm sao, tuy tiếng nói của chị ta không lớn, ở ngoài kia không thể nghe, nhưng lời chị vừa dứt thì tiếng khóc cũng im bặt theo.
Sao-leng thở dài nghe não ruột:
- Tội nghiệp con nhỏ, cứ đi lang thang rồi khóc suốt như vậy thì ai mà chịu cho nổi. Bà chủ ơi...
Y-vôn xuống đất nằm cùng chị, giọng cô xúc động.
- Ngày mai chị hãy nói cho tôi biết, tôi phải làm sao để cô gái ấy không kêu khóc nữa. Có cách nào không chị?
Giọng thành khẩn của bà chủ đã làm cho Sao-leng bình tâm lại. chị đáp khẽ:
- Dạ.
Chị nhắm mắt lại cố ngủ nhưng chỉ được một lát, chị lại mở mắt ra, bắt gặp Y-vôn đang nhìn mình. Ngồi bật dậy, giọng chị thân thiện:
- Để tôi kể cho bà nghe chuyện những con ma rừng.
Mừng quá, Y-vôn ôm chầm lấy chị, giục:
- Kể đi chị!
Giọng Sao-leng đều đều:
- Trong bộ tộc chúng tôi, hễ phụ nữ đang mang thai con so mà bị chết thảm thì thế nào cũng thành ma rừng. Tức những con ma chỉ xuất hiện về đêm. Còn các cô gái còn trinh nguyên mà chết thì sẽ trở thành ma xó, chuyên ẩn núp ở bụi, bờ, khe suối hay ngay cả trong nhà để nhát đàn ông chưa vợ. Ma của người chúng tôi không ác, khi nào uất hận lắm họ mới hung hãn và độc ác. Nhất là những con ma rừng bị cưỡng bức.
Chị kể đến đó thì ngừng lại, làm cho Y-vôn lạnh cả người. Cô nhớ lại tiếng kêu thảm thiết, đầy uất hận của cô Sao-ly nào đó lúc nãy, nỗi sợ làm lân khắp cơ thể...
Biết mình đã lỡ lời, Sao-leng trấn an:
- Có tôi ở đây thì chẳng có việc gì cả. Tôi hứa với bà...
Chi tiết vừa rồi có lẽ là giọt nước làm tràn ly. Nỗi sợ hãi và sức chịu đựng của một người phụ nữ từ bao giờ chưa hề biết đến những chuyện kinh khủng như thế này có hạn. Bất thần Y-vôn ngoẹo cổ sang một bên và ngất đi, toàn thân lạnh ngắt.
Quá hoảng sợ, chị Sao-leng ra khỏi phòng tìm vật gì đó để báo động, cuối cùng chị ta vừa dùng hai chiếc nồi sắt khua vào nhau vừa thét lên ầm ĩ!
Chỉ lát sau thì đám bảo vệ, gia nhân ngủ ở các ngôi nhà gần đó chạy sang đông nghẹt, bế xốc bà chủ lên chiếc xe Xi-trô-en hai ngựa, hối chị Sao-leng:
- Chị theo xe để tôi chở tới trạm y tế đồn điền, nhanh!
Một vài người chạy đi báo cho Béc-na.
Đêm rừng như thâm u và lạnh lẽo thêm...
- Mày coi chừng mấy cô gái bản xứ, họ tuy không đẹp nhưng có sự quyến rũ khó lường, nhiều người đã mất chồng vì bọn đó!
Y-vôn vốn tự tin. Tuy nhiên, hai tháng trước đây cô nhận được một mẩu tin cắt ra từ một tờ báo địa phương, nơi Béc-na làm việc, trong đó thuật lại những vụ cưỡng bức phụ nữ dẫn đến cái chết của hai cô gái, mà thủ phạm lại có dính dáng đến chồng. Y-vôn viết thư hỏi chuyện thì Béc-na phủ nhận, cho rằng các tờ báo này đăng không chính xác.
Mà ai đã gửi mẩu tin trên tới Y-vôn, trong khi từ đồn điền cao su xứ sở Viễn Đông tới địa chỉ của cô vợ tội nghiệp cách hơn nữa vòng trái đất? Trong thư chỉ ghi là "một người quan tâm đến gia đình anh chị". Thế thôi...
Chưa có dự tính làm cuộc phiêu lưu xa vạn dặm, chợt có một cơ may. Một người chú của Y-vôn đến nhận nhiệm sở ở một tỉnh gần đồn điền của Béc-na, ông hỏi cô nếu muốn đi theo thì ông sẽ đưa đến tận nơi Béc-na đang làm việc.
Thế là cô vợ trẻ ra đi một mình, gửi con lại cho ông bà ngoại ở ngoại ô Paris chăm sóc.
Xe ô tô đưa Y-vôn đến tận đồn điền Te-Rui (Terre Rouge) rồi bàn giao cho Béc-na, ông chú đã đi ngay về Sài Gòn. Mặc dù không phấn khởi lắm với sự xuất hiện của vợ, nhưng Béc-na vẫn tỏ ra săn đón, đưa ngay Y-vôn về biệt mà đồn điền đã dành cho những người có vai vế trong ban giám đốc. Béc-na giữ vai trò là một đốc công phụ trách kỹ thuật bởi anh là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại Học Canh Nông ở Pháp.
Y-vôn được chồng dẫn đi xem một vòng đồn điền rộng lớn vào bậc nhất ở vùng này. Những công nhân bản xứ nhìn xe Béc-na đi qua đều đứng nép vào hai bên đường, cũng có thể là do sợ hãi, nhưng hình như cũng có phần nào vì không ưa con người này. Y-vôn rất tinh tế, cô hỏi ngay:
- Những người kia có vẻ không hào hứng lắm khi thấy anh?
Béc-na nhún vai:
- Có gì đâu, bởi họ là tôi tớ còn mình là chủ. Tớ có bao giờ ưa chủ đâu, mà là chủ Tây nữa!
Y-vôn muốn góp một câu với ý: "kiểu thế này thì anh bỏ quách nơi này về xứ đi, thiếu gì công việc!", nhưng kịp nghĩ lại, nên cô giữ im lặng suốt quãng đường.
Chỉ những dòng suối chảy qua khu đất thấp, Y-vôn thích thú reo lên:
- Ồ, đẹp quá! Mình có thể ra đó tắm được không anh?
Béc-na không hồ hởi:
- Được nhưng còn thiếu gì chỗ tắm khác, ở trong nhà mình có xây hẳn một bể bơi đấy.
Y-vôn lắc đầu:
- Tắm trong hồ bơi giữa khu rừng thơ mộng như thế này thì có gì là thú vị. Được rồi, sáng mai anh đưa em ra đó...
Nàng bỏ lửng câu nói, xoay qua chỉ ray về phía xa, nơi có những căn nhà lá nằm khuất trong rừng cao su:
- Nhà của ai trong ấy vậy?
Béc-na xua tay:
- Nhà của công nhân đồn điền. Nhưng tuyệt đối không được tới đó, nghe chưa!
- Sao vậy?
Anh chàng lộ vẻ không thích thú:
- Thì đã nói là không nên mà. Ở đó...
Không tìm được câu nói thích hợp, Béc-na vội quay đầu xe lại, chạy nhanh hơn lúc nãy, anh ta vừa lặp lại câu nói:
- Em không nên tới khu đó suốt những ngày ở đây. Mà nè, em định bao giờ thì trở lại bên ấy?
Bất mãn với thái độ của chồng. Y-vôn nhìn thẳng vào anh ta:
- Anh không muốn em ở lại, tại sao?
Béc-na chống chế.
- Thì... thì tại... sợ em không quen với nơi heo hút này. Vả lại, ai ở đây cũng đều dễ bị sốt rét, nguy hiểm lắm!
Y- vôn không còn kiên nhẫn được, cô gắt lên:
- Hay là anh sợ em ở đây rồi khám phá ra đủ thứ chuyện về anh! Được rồi, em sẽ về ngay bây giờ, cho em xuống xe.
Thấy nguy, Béc- na dịu giọng:
- Anh nói không khéo, chẳng qua vì lo cho em thôi chớ còn như anh, đã bao năm nay anh chịu đựng quen rồi...
Không khí căng thẳng giữa họ cũng qua khi xe về đến nhà. Y-vôn giận dỗi bỏ về phòng, đóng ầm cửa lại và gom hết quần áo cho vào vali.
Béc-na gõ cửa mãi không được, quay sang dặn người giúp việc:
- Nếu cô ấy có hỏi cách về Sài Gòn thì bảo là phải sáng mai mới có chuyến xe.
Anh chàng bỏ sang nhà người bạn đồng hương gần đó.
Nửa giờ sao Y-vôn hỏi chị giúp việc hiểu được chút tiếng Pháp:
- Có cách nào liên lạc được với Sài Gòn?
Chị giúp việc bảo:
- Có, nhưng phải sang văn phòng, nơi đó có tổng đài điện thoại gọi thẳng về dưới.
- Văn phòng ở đâu?
Chỉ về toà nhà phía bên kia, chị ta đáp:
- Ở đó, cách vài trăm mét, nhưng giờ này không ai mở cửa, vả lại...
- Vả lại thế nào? Có phải Béc-na đã cấm chị không được giúp tôi chớ gì?
- Dạ, dạ không. Tôi phục tùng bà, thưa bà Béc-na Thấy thái độ của chị ta. Y-vôn cũng nguôi cơn giận.
Cô dịu dàng hỏi:
- Chị làm ở đây được bao lâu rồi?
- Dạ, gần hai năm.
- Còn trước kia?
- Dạ, làm công nhân cạo mủ.
Một ý hay, loé lên trong đầu, Y-vôn hỏi tới:
- Nhà chị ở đâu?
Chỉ tay ra màn đêm, chị ta đáp:
- Dạ, phía bên kia, chỗ ban ngày bà nhìn thấy nhiều nhà lá lụp xụp đó.
- Ngày mai chị dẫn tôi sang đó được không?
- Dạ, được chớ.
Đáp xong chị ta lại tỏ vẻ hoảng hốt:
- Mà chắc không được đâu. Ông Béc-na mà biết chắc ổng giết tôi mất!
Y-vôn nhíu mày:
- Sao vậy? Đi qua đó cho biết sinh hoạt của công nhân thì có gì mà sợ. Bộ Béc-na cấm chị phải không?
- Dạ... dạ...
Thấy chị ta ấp úng mãi, Y-vôn phải trấn an:
- Thôi được, sáng mai chị cứ dẫn đường rồi tôi sẽ tự đi. Mà hay là chị xem có ai biết nói tiếng Pháp, nói họ giúp tôi cũng được. Tôi chỉ muốn trước khi về Pháp, biết được đời sống công nhân ở đây mà thôi, tôi cần báo lại cho bố tôi biết, để có cải thiện, giúp cho đời sống họ khá hơn.
Nghe xong, thái độ của chị người làm đổi khác ngay:
- Thôi được rồi, sẵn sáng mai tôi được ông Béc-na cho nghỉ nữa ngày, tôi sẽ dẫn bà về nhà chơi cho biết. Nhưng bà nhớ là đừng cho ông biết, tôi không muốn...
Vỗ vai chị ta, Y-vôn thân thiện:
- Chị khỏi phải lo, tôi sẽ giấu.
Trước khi Y-vôn quay về phòng riêng, chị người làm còn dặn:
- Ban đêm bà đừng mở cửa sổ, ở đây muỗi mòng và...
Chị ta ái ngại điều gì đó và nên ngừng lại không nói tiếp. Đến khi Y-vôn sắp đóng cửa phòng, chị căn dặn với theo:
- Tôi ngủ ngay nhà bếp, nếu bà có cần gì thì ấn chuông gọi, tôi sẽ tới ngay. Bà đừng mở cửa ra ngoài...
Tự dưng chị ta thấy có cảm tình với người phụ nữ trẻ đẹp này, người mà đáng lẽ ra chị ta phải sợ sệt, như đã và đang sợ ông chủ Béc-na trong nhà này.
° ° °
Y-vôn đã thay đổi ý định, cô muốn ở lại thêm vài ngày để ít ra cũng có thể hiểu thêm về nơi chốn này. Cô nghĩ, có lẽ mình nên làm dịu với chồng, mặc cho thái độ kỳ quặc của anh ta... Mà cụ thể là ngay đêm nay, cô sẽ thể hiện vai trò người vợ trẻ xa chồng quá lâu, gặp lại và cống hiến đến tối đa những rạo rực trong cơ thể đang căng tràn sinh lực...
Vậy mà đến quá nửa đêm Béc-na vẫn chưa về. Lát sau người làm công bên nhà người đồng hương sang báo là do uống quá chén nên phải sáng mai Béc-na mới về nhà được.
Cơn giận lên đến đỉnh điểm, nhưng Y-vôn chỉ còn biết ôm mặt khóc rấm rứt một mình, giá mà cô có thể thét lên thật to, hét cho đến bao giờ cơn uất trào hạ xuống...
Đêm càng khuya thì không khí càng lạnh, không gian càng u tịch lạ thường. Những con chim rừng kêu lên tha thiết. Và thỉnh thoảng có những âm thanh gì đó rất lạ, lúc đầu còn xa, nhưng càng lúc dường như càng gần hơn. Đến lúc Y-vốn nghe như ngay ngoài cửa sổ. Cũng may là cửa sổ đã được đóng kín từ lúc chiều...
- Béc-na! Béc-na! Mày ở đâu, hãy ra dây. Hãy ra đây mà nhận lấy con của mày.
Đang nằm, Y-vôn bật ngay dậy. Rõ ràng câu nói của ai đó đang chỏ vào cửa sổ.
- Người ta gọi Bec-na?
Cô đầm trẻ lần đầu tiên trong đời gặp tình huống này, nên nhất thời chưa biết phản ứng ra sao, thì giọng ngoài kia càng nghe rùng rợn hơn:
- Béc-na! Mày định trốn tránh đến bao giờ, liệu có trốn mãi được không... Hãy ra đây mau, không thì tao vào phòng mày!
Đến lúc này thì Y-vôn không chịu đựng nổi, cô quên cả lời dặn của chị người làm Sao-leng, tung cửa chạy ra ngoài, gọi to:
- Chị gì ơi! Chị ơi!
Cũng may vừa lúc Sao-leng từ bếp chạy ra, chị đẩy vội cô chủ trở vô phòng lại, vừa trấn an:
- Không sao đâu! Để tôi đuổi chúng đi.
Chị hướng ra cửa sổ nói một tràng tiếng dân tộc, chẳng hiểu nội dung ra sao, nhưng đã thấy hiệu quả. Ngoài kia im bặt...
Y-vôn hai tay ôm lấy ngực, hơi thở gấp gáp như sắp ngất đi. Thấy vậy, Sao-leng vội đỡ cô nằm xuống giường vừa trấn an lần nữa:
- Không có gì đâu, chẳng qua là... là
Chị ta cũng không biết giải thích như thế nào. Cũng may là Y-vôn đã yên, cô ôm chầm lấy người làm của mình như một cứu cánh trong lúc này.
Thấy cô chủ có vẻ yên, đôi mắt nhắm nghiền như đi vào giấc ngủ, Sao- leng lấy mền đắp lên cho cô, vừa định bước ra, thì đã nghe Y-vôn gọi giật lại:
- Chị đừng đi, hãy ở lại với tôi đêm nay. Béc-na không về chị biết rồi đó.
Chị Sao-leng đành phải ngồi lại với sự áy náy. Bởi từ khi vào làm ở nhà này, một trong những nghiêm lệnh là tuyệt đối không được bước vô phòng chủ. Vi phạm, ngoài việc bị đuổi lại còn bị bắt đưa ra ngoài chợ, nhốt mục xương luôn. Nhưng bây giờ còn làm gì khác hơn...
Y-vôn định thần lại, cô ngồi lên đối diện với Sao-leng, giọng khẩn thiết:
- Tôi xin chị, hãy nói cho tôi nghe vừa rồi là chuyện gì? Có phải đó là ma hay không?
Sao-leng lặng thinh hồi lâu, đến khi Y-vôn nhắc lại lần nữa, chị mới đáp:
- Tôi cũng không biết nữa chỉ có điều...
- Đó là ai vậy?
- Sao-ly...
Vừa đáp xong, thấy lỡ lời, chị Sao-leng ngưng ngay lại, đưa mắt nhìn cô chủ đầy vẻ sợ hãi. Y-vôn hỏi dồn:
- Sao-ly là ai vậy? Và tại sao...
Sao-leng vốn chất phát của phụ nữ dân tộc thiểu số, chỉ ấp úng:
- Đó là... đó là...
Rồi chị ta ôm mặt oà lên khóc như một đứa trẻ. Ngơ ngác không hiểu chuyện gì, Y-vôn đưa tay vịn vai chị, an ủi:
- Không sao đâu, chị cứ nói, tôi hứa là chỉ mình tôi biết thôi, Tôi van chị...
- Không dám đâu! Nếu Sao-leng này nói ra thì chỉ có nước chết mà thôi. Ông chủ mà biết thì chẳng riêng mình tôi, mà cả dòng họ cũng không toàn thây. Tôi sợ lắm...
Chị ta bất ngờ sụp xuống lạy Yvôn trước sự lúng túng của cô chủ người Pháp.
- Này, chị đừng làm thế! Tôi không phải là Béc-na, tôi là vợ anh ấy và tôi hứa sẽ ủng hộ chị, bảo vệ chị, chị cứ nói ra đi, rối nếu cần tôi sẽ cho chị một số tiền đủ để đi nơi khác sống mà không phải sợ ai quấy rầy cả, giúp tôi đi chị.
Ngẩng lên nhìn Y-vôn một lúc, Sao-leng dường như mạnh dạn hơn, chị đáp rất khẽ:
- Nó là cháu gái của tôi...
- Nó còn sống?
- Không, đã chết rồi!
Y-vôn nghe lạnh cả người. Cô hỏi, giọng run run:
- Là hồn ma? Là...
Sao-leng nhẹ lắc đầu:
- Tôi cũng không biết, ở đây người ta gọi nó là ma rừng!
- Ma rừng? Nhưng tại sao cháu của chị bị chết? Và tại sao cô ấy lại gọi tên chồng tôi?
Trước những câu hỏi dồn dập, Sao-leng càng bối rối và cuối cùng chị lại một lần nữa quỳ lạy cô chủ:
- Xin cô đừng hỏi nữa. Tôi lạy cô, nếu cô muốn tôi còn sống...
Trước tình hình đó Y-vôn đành không hỏi nữa. Nhưng chỉ được một lúc, cô chợt nhớ và lấy ra mẩu báo cũ còn lưu giữ, đưa ra trước mặt người giúp việc của mình:
- Chị biết chuyện này?
Tất nhiên là chị ta hông biết, bởi báo viết bằng tiến Pháp. Y-vôn phải đọc và nói lại bằng thứ tiếng Pháp đơn giản như nãy giờ cô nói, lúc này Sao-leng mới gật đầu:
- Đúng, có chuyện đó.
- Phải chăng một trong hai nạn nhân là cô gái cháu của chị?
Chỉ một cái gật đầu nhẹ, rồi Sao-leng lại im lặng, bần thần. Chị chợt bước ra cửa phòng như chạy trốn. Y-vôn phải van lơn:
- Chị cứ ở lại đây với tôi, tôi sẽ không hỏi gì nữa vì tôi đã đoán biết được một phần rồi...
Sao-leng chẳng đặng đừng phải lưu lại, nhưng xem ra chị tỏ ra khá mỏi mệt, kiệt sức. Y-vôn lấy chăn gối cho chị ta nằm ngủ cạnh mình, tuy nhiên Sao-leng lại từ chối quyết liệt:
- Cô cho tôi ngủ ở dưới gạch được rồi, chỉ cần trải chiếc chiếu.
Chị ta ra ngoài lấy chiếu và trở vào với một chiếc lá khô có lẽ đã được cất giữ lâu ngày, đưa cho Y-vôn:
- Người dân tộc chúng tôi dùng loại lá này để cho ma rừng tránh xa. Bà thử để dưới gối rồi bà sẽ ngủ ngon.
Nhìn chiếc lá mà chẳng biết là lá gì, nhưng Y-vôn cũng chiều lòng, nhét ngay dưới gối. Cô tắt bớt đèn để dễ ngủ, vừa nói:
- Chị cứ ngủ yên, Béc-na sẽ không trở về lúc nửa đêm đâu đừng lo.
Lúc ấy có lẽ cũng đã hai giờ sáng. Y-vôn mệt mỏi bởi cuộc hành trình, sắp đi vào giấc ngủ... chợt cô bật dậy lần nữa bởi tiếng khóc của ai đó từ ngoài màn đêm vọng vào.
- Chị Sao... Sao-leng, ai khóc ngoài kia vậy?
Sao-leng chưa ngủ, chị cũng thút thít:
- Tội nghiệp, con nhỏ lạnh lẽo nên đêm nào cũng khóc.
- Cháu chị hả, Sao-ly hả?
Không đáp ngay câu hỏi, chị ta nói khẽ, hướng về phía phát ra tiếng khóc:
- Đi đi Sao-ly ơi, đùng làm khổ mình nữa. Đi đi...
Lạ làm sao, tuy tiếng nói của chị ta không lớn, ở ngoài kia không thể nghe, nhưng lời chị vừa dứt thì tiếng khóc cũng im bặt theo.
Sao-leng thở dài nghe não ruột:
- Tội nghiệp con nhỏ, cứ đi lang thang rồi khóc suốt như vậy thì ai mà chịu cho nổi. Bà chủ ơi...
Y-vôn xuống đất nằm cùng chị, giọng cô xúc động.
- Ngày mai chị hãy nói cho tôi biết, tôi phải làm sao để cô gái ấy không kêu khóc nữa. Có cách nào không chị?
Giọng thành khẩn của bà chủ đã làm cho Sao-leng bình tâm lại. chị đáp khẽ:
- Dạ.
Chị nhắm mắt lại cố ngủ nhưng chỉ được một lát, chị lại mở mắt ra, bắt gặp Y-vôn đang nhìn mình. Ngồi bật dậy, giọng chị thân thiện:
- Để tôi kể cho bà nghe chuyện những con ma rừng.
Mừng quá, Y-vôn ôm chầm lấy chị, giục:
- Kể đi chị!
Giọng Sao-leng đều đều:
- Trong bộ tộc chúng tôi, hễ phụ nữ đang mang thai con so mà bị chết thảm thì thế nào cũng thành ma rừng. Tức những con ma chỉ xuất hiện về đêm. Còn các cô gái còn trinh nguyên mà chết thì sẽ trở thành ma xó, chuyên ẩn núp ở bụi, bờ, khe suối hay ngay cả trong nhà để nhát đàn ông chưa vợ. Ma của người chúng tôi không ác, khi nào uất hận lắm họ mới hung hãn và độc ác. Nhất là những con ma rừng bị cưỡng bức.
Chị kể đến đó thì ngừng lại, làm cho Y-vôn lạnh cả người. Cô nhớ lại tiếng kêu thảm thiết, đầy uất hận của cô Sao-ly nào đó lúc nãy, nỗi sợ làm lân khắp cơ thể...
Biết mình đã lỡ lời, Sao-leng trấn an:
- Có tôi ở đây thì chẳng có việc gì cả. Tôi hứa với bà...
Chi tiết vừa rồi có lẽ là giọt nước làm tràn ly. Nỗi sợ hãi và sức chịu đựng của một người phụ nữ từ bao giờ chưa hề biết đến những chuyện kinh khủng như thế này có hạn. Bất thần Y-vôn ngoẹo cổ sang một bên và ngất đi, toàn thân lạnh ngắt.
Quá hoảng sợ, chị Sao-leng ra khỏi phòng tìm vật gì đó để báo động, cuối cùng chị ta vừa dùng hai chiếc nồi sắt khua vào nhau vừa thét lên ầm ĩ!
Chỉ lát sau thì đám bảo vệ, gia nhân ngủ ở các ngôi nhà gần đó chạy sang đông nghẹt, bế xốc bà chủ lên chiếc xe Xi-trô-en hai ngựa, hối chị Sao-leng:
- Chị theo xe để tôi chở tới trạm y tế đồn điền, nhanh!
Một vài người chạy đi báo cho Béc-na.
Đêm rừng như thâm u và lạnh lẽo thêm...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 2: Tội ác
Trong cơn mê sảng. Y-vôn cứ luôn miệng gọi tên Sao-ly. Làm cho Béc-na kinh hãi. Anh ta gặng hỏi chị người làm:
- Ai nói cho cô ấy biết chuyện ở đây?
Sao-leng sợ hãi:
- Đâu ai nói gì... chỉ có hồi khuya có tiếng kêu la rên xiết của con ấy bên ngoài cửa sổ. Có lẽ vì vậy bà ấy sợ, nên...
Béc-na gầm lên:
- Tôi cấm. Cấm không ai được nói.
Nhưng nhận ra mình vô lý, nên anh chàng hầm hầm bỏ ra khỏi phòng bệnh. Ra ngoài, hắn gọi người tài xế và dặn:
- Mày đi tìm thêm thằng cai Thạnh và vài người nữa tới đốt ngay xóm nhà ở gần đồn điền. Nhớ làm cho gọn và sạch, không chừa nhà nào. Sau đó bảo văn phòng cho hết thảy tụi phu thuộc xóm đó nghỉ việc hết, nói là lệnh của tao!
Tài xế Bá chần chừ chưa muốn đi thì Béc-na đã gầm lên:
- Tao đuổi và bỏ tù cả mày nữa, nếu mày không tuân lệnh!
Bá lái xe đi mà lòng dạ rối bời. Anh còn lạ gì tính khí hung bạo như quỷ của tên đốc công kiêm giám đốc kỹ thuật này. Hắn một khi đã muốn thì có trời cản. Cả đồn điền này không ai ưa hắn, nhưng chỉ vì quyền lực của hắn lớn, lại là chỗ thân thiết với các quan chức ở Phủ Toàn quyền, nên mọi người chưa dám làm gì...
Cai Thạnh là người tâm phúc của Béc-na, là cánh tay đắc lực chuyên thực hiện các mệnh lệnh tàn ác của tên thực dân kia, nhưng khi vừa nghe nói lệnh của Béc-na, hắn đã xua tay lia lịa:
- Làm sao hành động tàn ác như thế được. Họ là dân phu chủ chốt ở đây, đã bao đời sống ở nơi đó, họ nghèo rớt mồng tơi, vậy đốt nhà thì họ sống ở đâu?
Nghe tên đại ác thứ nhì nói chuyện nhân nghĩa, tài xế Bá cũng nực cười, tuy nhiên cái oai của Béc-na đây làm sao không thi hành? Bá nói xuôi:
- Hay là ta báo cho họ biết trước...
Cai Thạnh suy nghĩ khá lâu, cuối cùng hắn bảo:
- Cử lệnh cho mấy thằng thuộc toán trật tự Tư Hổ nó làm,có gì nó chịu trách nhiệm.
Tài xế Bá ậm ừ cho qua, nhưng một mặt anh ta lẻn đi vô làng một mình...
Trưa hôm đó, đứng từ sân bệnh viện Béc-na nhìn thấy một đám khói bốc cao từ bên kia cái rừng, anh ta nghiến răng độc ác:
- Cho tụi bây không còn đất sống!
Hắn ra xe trở về văn phòng thì nhận được tin dữ:
- Một phần đồn điền phía đông bị cháy dữ dội, đội cứu hoả chữa không xuể!
Lồng lên như con mãnh thú, hắn lệnh cho bốn tay bảo vệ cùng lên xe, chạy thẳng vào chỗ đám cháy. Từ trong đó tài xế Bá đang hộc tốc chạy trở ra cùng cai Thạnh, cả hai vừa thấy Béc-na đã gào lên:
- Ông đừng vào trong đó, tụi nó giết ông chết mất!
- Tụi nào?
Cai Thạnh thuật chuyện:
- Tụi này vào thi hành lệnh của ông, đốt nhà con Sao-ly trước tiên, nhưng lửa vừa ùng lên thì bất ngờ thổi dạt ra, lùa thẳng vào hướng đồn điền! Tụi tui cho người đốt ở phía đầu làng, chỗ cách xa đồn điền nhất, nhưng chẳng hiểu sao ngọn lửa cũng chỉ lùa thẳng vào các dãy cao su. Bây giờ thì hết phương cứu chữa rồi!
Béc-na xô dạt hai tay thuộc hạ của mình ra, hung hăng chạy thẳng tới trước, trên tay lăm lăm khẩu súng nai nòng. Tuy nhiên xe hắn đang chạy băng băng bỗng có một tiếng nổ lớn, bánh xe sau bị bể, xe lảo ảo và cuối cùng đâm hẳn vô gốc cây cao su.
Chiếc xe bẹp dúm ở phần đầu, Béc-na gục xuống trên ray lái.
Trong lúc cai Thạnh lay hoay tìm cách kéo chủ ra, thì tài xế Bá lại một lần nữa chạy vào làng.
Nửa giờ sau ngọn lửa hung hãn bất ngờ hạ xuống và tắt dần. Chính những dân phu làng dân tộc đã dập tắt được ngọn lửa.
Đồn điền chỉ bị cháy vài dãy cao su già. Và thật lạ làm sao hầu như chẳng một mái nhà lá nào của dân phu bị lửa bén tới.
Khi cai Thạnh chở Béc-na đi bệnh viện thì hắn vẫn còn tỉnh, hắn nói tiếng được tiếng mất:
- Đốt... hết... nhà... tụi... nó... chưa?
Những bạn đồng nghiệp, cũng là đồng hương của tên thực dân khi nghe giọng điệu của hắn, cũng lắc đầu ngao ngán. Họ bảo cai Thạnh:
- Mày đừng nghe lời anh ta mà đuổi vệc bọn phu đó không có chúng thì bữa nay cả đồn điền này ra tro hết rồi!
Người hài lòng nhất và đứng cười một mình là tài xế Bá.
Anh ta ngầm bảo:
- Lạy trời, trời còn thương họ!
Anh ta không vào phòng bệnh thăm Bec-na, mà lại vào phòng của Y-vôn. Anh nói cho đủ một mình Sao-leng nghe:
- Mọi chuyện đều tốt đẹp cả.
Tội nghiệp, suốt từ khi nghe tin bản Làng bị cháy Sao-leng lo cho gia đình mình thì ít, mà lại lo lắng nhiều cho ngôi nhà hoang đang thờ đứa cháu gái Sao-ly. Ngôi nhà đó kể từ khi Sao-ly chết thì đóng cửa bỏ đó, nhưng còn nó là như còn cô cháu gái tội nghiệp. Người dân tộc xem cái gì đó còn lại của người chết là vật thiêng, còn cần phải gìn giữ hơn là khi họ còn sống. Phong tục của người dân tộc là không cúng mả, nhưng đặt một di vật của người chết tại nhà và cúng vái họ ở đó thay cho cúng mồ mả. Đã hai mùa mưa, Sao-ly được cúng tại ngôi nhà ấy...
Tài xế Bá vừa định bước ra thì Y-vôn chợt tỉnh sau một giấc ngủ dài. Nhận ra người lái xe cho chồng, cô hỏi ngay:
- Chuyện gì đã xảy ra?
Biết có thuật chuyện Béc-na bị thương thì chỉ làm rối thêm, nên Bá chỉ đáp:
- Dạ, không có chuyện gì. Tôi vào thăm bà, mừng bà đã khoẻ lại.
Y-vôn vốn có cảm tình với người lái xe này ngay khi lần đầu tiên gặp mặt, lại thấy anh có vẻ thân với Sao-leng, nên cô mạnh dạn nhờ:
- Anh có thể đưa tôi vào làng được không?
- Thưa bà, bà vẫn còn chưa khoẻ hẳn...
Hiểu ý, Sao-leng nhẹ gật đầu với Bá:
- Anh đưa bà chủ đi đi, bà ấy tốt bụng, không làm hại ai đâu. Tôi cũng cùng đi theo nữa.
Trong quãng thời gian Béc-na dưỡng thương, chắc cũng chẳng cần đi đâu, nên Bá cũng rảnh rang, anh bảo:
- Nhưng nếu có gì bà bảo lãnh cho chúng tôi, chớ nếu ông Béc-na mà hay chuyện thì tụi tui chẳng những bị cho thôi việc mà còn nguy đến mạng sống nữa.
Việc một cô đầm đi vào bản làng, nhất là sau vụ hoả hoạn vừa rồi là một điều gây sửng sốt cho dân phu. Họ nhìn bằng những cặp mắt thiếu thiện cảm, có người hằn học ra mặt, cứ muốn xông tới ăn thua đủ với kẻ gây ra khổ cho họ.
Sao-leng và Bá phải giải thích bằng tiếng dân bản cho họ nghe, chẳng hiểu họ ca ngợi Y-vôn thế nào mà sau đó họ lại tỏ thái độ thân thiện và sẵn sàng bắt chuyện với cô.
Vừa mới khoẻ, nhưng trước sự đón tiếp thân tình đó, Y-vôn nghe nhẹ cả người, cô bước xuống xe đi vào nhà một người phụ nữ đang quây quần bên bốn đứa con nhỏ. Nở nụ cười, cô chào và hỏi thăm sức khoẻ, Sao-leng dịch lại và thật bất ngờ, người phụ nữ kia đứng lên chỉ sang ngôi nhà đóng kín cửa phía bên kia, nói mấy câu gì đó có vẻ căng thẳng lắm.
Thấy Y-vôn lo lắng, tài xế Bá liền thông dịch:
- Bà ấy nói nên dẫn bà qua thăm căn nhà đó và lạy tạ lỗi với họ.
Y-vôn ngơ ngác:
- Tạ lỗi với ai, về việc gì?
Sao-leng biết không thể nào giấu nữa được, phải lên tiếng:
- Đó là nhà của Sao-ly, cháu tôi.
Y-vôn không cần hướng dẫn, đã một mình đi nhanh sang đó. Cả Sao-leng và Bá đều chạy theo, ngăn lại:
- Bà không nên vào đó vì là nhà hoang, chỉ có...
Sao-leng không nó hết câu, nhưng chẳng hiểu sao Y-vôn lại hiểu:
- Chỉ có oan hồn trong ấy chứ gì! Mà oan hồn thì có giết người được không?
Biết người Tây họ không tin chuyện hoang đường, Bá nói khẽ với Sao-leng:
- Hãy cứ để bà ấy vô nhà, họ không tin thì ắt chẳng thể gặp ma.
Sao-leng biết có ngăn cản cũng chẳng được, chị bước nhanh tới đẩy cánh cửa tre vào nhà. Ngôi nhà trống không, chỉ có duy nhất một chiếc gùi mà các phụ nữ dân tộc mỗi khi đi rừng đều mang trên lưng, được đặt ở giữa nhà. Không khói hương, không bàn thờ...
Trong lúc Y-vôn còn đang nhìn quanh nhà, chưa kịp hỏi gì, thì chị phụ nữ lúc nãy đã chạy theo, chị ta xỉa xói vào Sao-leng nói gì đó giọng đầy giận dữ. Sao-leng có vẻ sợ Y-vôn nghe hiểu được những lời đó nên có vẻ sợ sệt lúng túng. Chợt Bá lên tiếng, dịch nguyên văn cho Y-vôn nghe:
- Bà ấy chửi chị sao Sao-leng là sợ, nhát gan không dám tố cáo chuyện ông Béc-na đón đường cô Sao-ly dùng uy lực để cưỡng bức cô ấy. Chính chiếc gùi này nó đã chứng kiến từ đầu câu chuyện, bởi khi việc xảy ra thì Sao-ly đang cùng với một cô bạn nữa, cô Krờ-Lin, là con gái của chính chị này, đang đi rừng hái măng.
Sững sờ, ngượng chín cả người. Y-vôn chỉ lắp bắp mấy câu:
- Tôi... tôi đâu ngờ... tôi hoàn toàn không...
Tài xế Bá tốt bụng, anh dịch lại nguyên văn và còn nói thêm với chị kia:
- Đây tuy là vợ của tay Béc-na, nhưng bà ấy tốt bụng, không ác như chồng. Bà ấy tới đây để xin lỗi...
Chị nọ vẫn cáu gắt:
- Biểu nó quỳ xuống lạy tạ lỗi với Sao-ly đi, rồi sang nhà tôi lạy con Krờ-Lin nữa. Nếu không...
Vừa nghe Bá dịch xong, Y-vôn mặc dầu rất lúng túng, nhưng cũng vội quỳ xuống lạy mấy lạy.
Sang nhà Krờ-Lin cô cũng làm như vậy và tỏ ý muốn ghe chị kia kể lại đầu đuôi câu chuyện. Tuy nhiên Bá góp ý:
- Chị ta không nói hẳn để bà hiểu được, nên có lẽ bà nói chuyện với Sao-leng đây ắt rõ ngọn nguồn...
Bá đưa họ trở lại nhà của Sao-ly, riêng anh thì ra xe ngồi, muốn tạo điều kiện để Sao-leng nói hết những điều không dám nói lâu nay bởi sợ uy quyền của Béc-na.
Quả nhiên sao đó Sao-leng cởi mở hơn, chị bắt đầu kể đầu đuôi:
- Con Sao-ly và Krờ-Lin khi mới mười bảy tuổi, tuy là con gái làng quê chân đất nhưng trời phú cho hai đứa nó có nhan sắc mặn mà. Chúng nó đều là dân phu trong đồn điền, đã nhiều lần bị ông Béc-na trêu ghẹo, tán tỉnh, nhưng đứa nào cũng sợ sệt, né tránh. Cho đến chiều hôm đó cả nhà hai đứa đang đợi chúng đi hái măng về cho bữa ăn chiều thì xảy ra chuyện! Khi chúng vừa qua khỏi con suối lớn ở cánh rừng bên kia thì gặp Béc-na cầm súng đứng đón đường. Hình như đó là chủ ý của ông ta. Quá sợ hãi, cả hai chỉ còn biết ôm nhau, vừa khóc lóc, van xin, vừa tìm cách thoát thân, Nhưng vô ích, Béc-na chĩa súng và doạ:
- Đứa nào chống cự là ta bắn.
Sao-ly sụp xuống lạy, Krờ-Lin cũng làm theo, cố ý vừa lạy vừa lùi dần ra sát suối. Có lẽ đoán biết được ý định đó, nên Béc-na lao tới rất nhanh, chụp lấy Sao-ly, còn chân thì đạp và đè lên Krờ-Lin. hơi thở dồn của anh ta toàn mùi rượu, chỉ trong thoáng chốc toàn thân Sao-ly đã trần truồng dưới bàn tay thô bạo của tên ác quỷ, Sao-ly gần như bất động, không còn khả năng chống cự nữa. Béc-na dùng dây rừng trói tay Krờ-Lin lại, để nằm đó, đồng thời kéo lê Sao-ly vào bụi cây...
Ngừng kể, Sao-leng nấc nghẹn như sắp tàn hơi. Y-vôn cũng nghe nghẹn ở tim và đau nhói. Cô nghe người ta kể lại tội ác của chồng mà như là chuyện của một con dã thú đội lốt người nào đó...
Trong lúc tưởng chừng Sao-leng không còn khả năng kể tiếp, thì chợt chị lại tiếp:
- Con Sao-ly sau đó bò lê lết về nhà với thân tàn ma dại. Nó ngất đi, nhưng khi tỉnh lại thì nó cứ la hét thất thanh! Mãi ngày hôm sau nó mới nói được mấy câu, bảo rằng bị Béc-na hiếp, còn Krờ-Lin thì cố vùng vẫy để cởi trói đã bị lăn xuống dòng suối đang chảy xiết.
Cả làng đi tìm tung tích Krờ-Lin nhưng không thấy đâu. Vài ngày sau đó thì Sao-ly phát cuồng, nó băng rừng chạy mất dạng, cũng chẳng ai tìm gặp.
Gần một năm sau có người đi rừng bảo rằng họ gặp một cô gái ăn mặc rách rưới, bụng mang bầu gần ngày sanh, cô ta đi lang thang vừa kêu khóc và hễ gặp người lạ là chạy mất bóng. Vài tháng sau nữa có người kể lại rằng họ gặp một phụ nữ trẻ ôm đứa con trên tay cứ chờ đêm đến là khóc gào thảm thiết!
Nhưng cũng có người bảo rằng Sao-ly đã chết cùng Krờ-Lin và những gì thiên hạ thấy chín là hồn ma bóng quế của họ...
° ° °
Vết thương do đụng xe của Béc-na không nặng, nhưng chẳng hiểu sao anh ta đã mê man suốt hai ngày đêm rồi vẫn chưa tỉnh lại.
Y-vôn ở cạnh chồng, tuy nhiên cứ mỗi lần nhìn vô khuôn mặt mà cô từng yêu thương khi mới lấy nhau thì trong lòng người vợ trẻ này lại đau nhói. Càng thấm thía những điều nghe thấy từ trong làng, nhất là lời kể của người phụ nữ mẹ của Krờ-Lin và Sao-leng thì Y-vôn hiểu rằng giữa mình và Béc-na có một hố ngăn cách xa biết chừng nào...
Ở bệnh viện đến nửa đêm. Y-vôn nhờ tài xế Bá đưa về nhà. Sao-leng lo lắng:
- Bà không nên về, e rằng những chuyện như hôm trước lại xảy ra.
Nhưng Y-vôn vẫn cương quyết:
- Giờ tôi chẳng còn gì để mà sợ. Vậy chị cứ ở lại đây săn sóc giúp ông ấy, tôi cần về ngủ một giấc.
Y-vôn về nhà và làm ngược lại những gì Béc-na quy định.
- Cô mở tung cửa sổ phòng ngủ và để vậy ánh một giấc thật ngon lành...
- Béc-na! Hãy đền mạng cho tao!
Vẫn cái giọng lanh lảnh đó vang lên trong đêm vắng. Lúc đầu có lẽ do đang ngủ say nên Y-vôn không nghe. Cho đến khi lặp lại lần thứ ba thì Y-vôn bật dậy. Cô nhìn qua cửa sổ và... bắt gặp một người quần áo tả tơi, khuôn mặt xanh xao với mớ tóc xoã dài, đang đứng sát cửa sổ và nhìn chằm chặp vào phòng!
Nếu như lần đầu tiên thì Y-vôn đã ngã lăn đùng ra vì sợ. Nhưng chẳng hiểu sao lần này cô thấy bình tĩnh lạ thường, miệng tự nhiên thốt lên:
- Sao-ly!
- Đừng! Đừng! Hãy tha cho tôi!
Đó là tiếng la thất thanh của con người kỳ dị đứng ngoài cửa sổ, sau khi nghe Y-vôn kêu hai tiếng Sao-ly!
Thoáng cái đã không còn thấy bóng dáng cô ấy đâu. Chính Y-vôn cũng không tin vào mắt mình, cô cất tiếng gọi với theo:
- Cô Sao-ly!
Đáp lại lời cô là tiếng vọng lại của rừng già.
Y-vôn thẫn thờ ngồi xuống giường, mắt vẫn dõi ra ngoài bóng tối, như chờ đợi sự trở lại của cô gái đáng thương kia...
- Bà chủ! Bà chủ.
Những tiếng gọi hoảng hốt từ bên ngoài. Có lẽ các gia nhân vừa nghe thấy tiếng kêu lớn từ trong phòng nên sợ có điều chẳng lành. Y-vôn mở cửa ra thì thấy tài xế Bá và vài người nữa đang tỏ ra lo lắng:
- Có chuyện gì vậy bà chủ?
Y-vôn gượng cười:
- Không có gì, có lẽ ngủ quá say và quá mệt nên tôi gặp ác mộng, la hoảng vậy thôi. Cám ơn các anh.
Thái độ dịu dàng, thân thiện của Y-vôn càng làm cho đám gia nhân cảm mến hơn, Tài xế Bá lễ phép:
- Chúng tôi ngủ ngay ở nhà xe bên cạnh, nếu có việc gì bà cứ kêu lớn là chúng tôi vào ngay. Xin chúc bà ngủ ngon.
Đợi họ đi rồi Y-vôn đóng cửa phòng và lại tiếp tục nhìn ra ngoài cửa sổ có ý đợi Sao-ly...
Tự dưng trong lòng Y-vôn như không còn sợ hãi Sao-ly nữa. Giữa cô và cô gái làng đáng thương kia như có một mối ràng buộc vô hình nào đó, bắt đầu cột chặt lại...
- Ai nói cho cô ấy biết chuyện ở đây?
Sao-leng sợ hãi:
- Đâu ai nói gì... chỉ có hồi khuya có tiếng kêu la rên xiết của con ấy bên ngoài cửa sổ. Có lẽ vì vậy bà ấy sợ, nên...
Béc-na gầm lên:
- Tôi cấm. Cấm không ai được nói.
Nhưng nhận ra mình vô lý, nên anh chàng hầm hầm bỏ ra khỏi phòng bệnh. Ra ngoài, hắn gọi người tài xế và dặn:
- Mày đi tìm thêm thằng cai Thạnh và vài người nữa tới đốt ngay xóm nhà ở gần đồn điền. Nhớ làm cho gọn và sạch, không chừa nhà nào. Sau đó bảo văn phòng cho hết thảy tụi phu thuộc xóm đó nghỉ việc hết, nói là lệnh của tao!
Tài xế Bá chần chừ chưa muốn đi thì Béc-na đã gầm lên:
- Tao đuổi và bỏ tù cả mày nữa, nếu mày không tuân lệnh!
Bá lái xe đi mà lòng dạ rối bời. Anh còn lạ gì tính khí hung bạo như quỷ của tên đốc công kiêm giám đốc kỹ thuật này. Hắn một khi đã muốn thì có trời cản. Cả đồn điền này không ai ưa hắn, nhưng chỉ vì quyền lực của hắn lớn, lại là chỗ thân thiết với các quan chức ở Phủ Toàn quyền, nên mọi người chưa dám làm gì...
Cai Thạnh là người tâm phúc của Béc-na, là cánh tay đắc lực chuyên thực hiện các mệnh lệnh tàn ác của tên thực dân kia, nhưng khi vừa nghe nói lệnh của Béc-na, hắn đã xua tay lia lịa:
- Làm sao hành động tàn ác như thế được. Họ là dân phu chủ chốt ở đây, đã bao đời sống ở nơi đó, họ nghèo rớt mồng tơi, vậy đốt nhà thì họ sống ở đâu?
Nghe tên đại ác thứ nhì nói chuyện nhân nghĩa, tài xế Bá cũng nực cười, tuy nhiên cái oai của Béc-na đây làm sao không thi hành? Bá nói xuôi:
- Hay là ta báo cho họ biết trước...
Cai Thạnh suy nghĩ khá lâu, cuối cùng hắn bảo:
- Cử lệnh cho mấy thằng thuộc toán trật tự Tư Hổ nó làm,có gì nó chịu trách nhiệm.
Tài xế Bá ậm ừ cho qua, nhưng một mặt anh ta lẻn đi vô làng một mình...
Trưa hôm đó, đứng từ sân bệnh viện Béc-na nhìn thấy một đám khói bốc cao từ bên kia cái rừng, anh ta nghiến răng độc ác:
- Cho tụi bây không còn đất sống!
Hắn ra xe trở về văn phòng thì nhận được tin dữ:
- Một phần đồn điền phía đông bị cháy dữ dội, đội cứu hoả chữa không xuể!
Lồng lên như con mãnh thú, hắn lệnh cho bốn tay bảo vệ cùng lên xe, chạy thẳng vào chỗ đám cháy. Từ trong đó tài xế Bá đang hộc tốc chạy trở ra cùng cai Thạnh, cả hai vừa thấy Béc-na đã gào lên:
- Ông đừng vào trong đó, tụi nó giết ông chết mất!
- Tụi nào?
Cai Thạnh thuật chuyện:
- Tụi này vào thi hành lệnh của ông, đốt nhà con Sao-ly trước tiên, nhưng lửa vừa ùng lên thì bất ngờ thổi dạt ra, lùa thẳng vào hướng đồn điền! Tụi tui cho người đốt ở phía đầu làng, chỗ cách xa đồn điền nhất, nhưng chẳng hiểu sao ngọn lửa cũng chỉ lùa thẳng vào các dãy cao su. Bây giờ thì hết phương cứu chữa rồi!
Béc-na xô dạt hai tay thuộc hạ của mình ra, hung hăng chạy thẳng tới trước, trên tay lăm lăm khẩu súng nai nòng. Tuy nhiên xe hắn đang chạy băng băng bỗng có một tiếng nổ lớn, bánh xe sau bị bể, xe lảo ảo và cuối cùng đâm hẳn vô gốc cây cao su.
Chiếc xe bẹp dúm ở phần đầu, Béc-na gục xuống trên ray lái.
Trong lúc cai Thạnh lay hoay tìm cách kéo chủ ra, thì tài xế Bá lại một lần nữa chạy vào làng.
Nửa giờ sau ngọn lửa hung hãn bất ngờ hạ xuống và tắt dần. Chính những dân phu làng dân tộc đã dập tắt được ngọn lửa.
Đồn điền chỉ bị cháy vài dãy cao su già. Và thật lạ làm sao hầu như chẳng một mái nhà lá nào của dân phu bị lửa bén tới.
Khi cai Thạnh chở Béc-na đi bệnh viện thì hắn vẫn còn tỉnh, hắn nói tiếng được tiếng mất:
- Đốt... hết... nhà... tụi... nó... chưa?
Những bạn đồng nghiệp, cũng là đồng hương của tên thực dân khi nghe giọng điệu của hắn, cũng lắc đầu ngao ngán. Họ bảo cai Thạnh:
- Mày đừng nghe lời anh ta mà đuổi vệc bọn phu đó không có chúng thì bữa nay cả đồn điền này ra tro hết rồi!
Người hài lòng nhất và đứng cười một mình là tài xế Bá.
Anh ta ngầm bảo:
- Lạy trời, trời còn thương họ!
Anh ta không vào phòng bệnh thăm Bec-na, mà lại vào phòng của Y-vôn. Anh nói cho đủ một mình Sao-leng nghe:
- Mọi chuyện đều tốt đẹp cả.
Tội nghiệp, suốt từ khi nghe tin bản Làng bị cháy Sao-leng lo cho gia đình mình thì ít, mà lại lo lắng nhiều cho ngôi nhà hoang đang thờ đứa cháu gái Sao-ly. Ngôi nhà đó kể từ khi Sao-ly chết thì đóng cửa bỏ đó, nhưng còn nó là như còn cô cháu gái tội nghiệp. Người dân tộc xem cái gì đó còn lại của người chết là vật thiêng, còn cần phải gìn giữ hơn là khi họ còn sống. Phong tục của người dân tộc là không cúng mả, nhưng đặt một di vật của người chết tại nhà và cúng vái họ ở đó thay cho cúng mồ mả. Đã hai mùa mưa, Sao-ly được cúng tại ngôi nhà ấy...
Tài xế Bá vừa định bước ra thì Y-vôn chợt tỉnh sau một giấc ngủ dài. Nhận ra người lái xe cho chồng, cô hỏi ngay:
- Chuyện gì đã xảy ra?
Biết có thuật chuyện Béc-na bị thương thì chỉ làm rối thêm, nên Bá chỉ đáp:
- Dạ, không có chuyện gì. Tôi vào thăm bà, mừng bà đã khoẻ lại.
Y-vôn vốn có cảm tình với người lái xe này ngay khi lần đầu tiên gặp mặt, lại thấy anh có vẻ thân với Sao-leng, nên cô mạnh dạn nhờ:
- Anh có thể đưa tôi vào làng được không?
- Thưa bà, bà vẫn còn chưa khoẻ hẳn...
Hiểu ý, Sao-leng nhẹ gật đầu với Bá:
- Anh đưa bà chủ đi đi, bà ấy tốt bụng, không làm hại ai đâu. Tôi cũng cùng đi theo nữa.
Trong quãng thời gian Béc-na dưỡng thương, chắc cũng chẳng cần đi đâu, nên Bá cũng rảnh rang, anh bảo:
- Nhưng nếu có gì bà bảo lãnh cho chúng tôi, chớ nếu ông Béc-na mà hay chuyện thì tụi tui chẳng những bị cho thôi việc mà còn nguy đến mạng sống nữa.
Việc một cô đầm đi vào bản làng, nhất là sau vụ hoả hoạn vừa rồi là một điều gây sửng sốt cho dân phu. Họ nhìn bằng những cặp mắt thiếu thiện cảm, có người hằn học ra mặt, cứ muốn xông tới ăn thua đủ với kẻ gây ra khổ cho họ.
Sao-leng và Bá phải giải thích bằng tiếng dân bản cho họ nghe, chẳng hiểu họ ca ngợi Y-vôn thế nào mà sau đó họ lại tỏ thái độ thân thiện và sẵn sàng bắt chuyện với cô.
Vừa mới khoẻ, nhưng trước sự đón tiếp thân tình đó, Y-vôn nghe nhẹ cả người, cô bước xuống xe đi vào nhà một người phụ nữ đang quây quần bên bốn đứa con nhỏ. Nở nụ cười, cô chào và hỏi thăm sức khoẻ, Sao-leng dịch lại và thật bất ngờ, người phụ nữ kia đứng lên chỉ sang ngôi nhà đóng kín cửa phía bên kia, nói mấy câu gì đó có vẻ căng thẳng lắm.
Thấy Y-vôn lo lắng, tài xế Bá liền thông dịch:
- Bà ấy nói nên dẫn bà qua thăm căn nhà đó và lạy tạ lỗi với họ.
Y-vôn ngơ ngác:
- Tạ lỗi với ai, về việc gì?
Sao-leng biết không thể nào giấu nữa được, phải lên tiếng:
- Đó là nhà của Sao-ly, cháu tôi.
Y-vôn không cần hướng dẫn, đã một mình đi nhanh sang đó. Cả Sao-leng và Bá đều chạy theo, ngăn lại:
- Bà không nên vào đó vì là nhà hoang, chỉ có...
Sao-leng không nó hết câu, nhưng chẳng hiểu sao Y-vôn lại hiểu:
- Chỉ có oan hồn trong ấy chứ gì! Mà oan hồn thì có giết người được không?
Biết người Tây họ không tin chuyện hoang đường, Bá nói khẽ với Sao-leng:
- Hãy cứ để bà ấy vô nhà, họ không tin thì ắt chẳng thể gặp ma.
Sao-leng biết có ngăn cản cũng chẳng được, chị bước nhanh tới đẩy cánh cửa tre vào nhà. Ngôi nhà trống không, chỉ có duy nhất một chiếc gùi mà các phụ nữ dân tộc mỗi khi đi rừng đều mang trên lưng, được đặt ở giữa nhà. Không khói hương, không bàn thờ...
Trong lúc Y-vôn còn đang nhìn quanh nhà, chưa kịp hỏi gì, thì chị phụ nữ lúc nãy đã chạy theo, chị ta xỉa xói vào Sao-leng nói gì đó giọng đầy giận dữ. Sao-leng có vẻ sợ Y-vôn nghe hiểu được những lời đó nên có vẻ sợ sệt lúng túng. Chợt Bá lên tiếng, dịch nguyên văn cho Y-vôn nghe:
- Bà ấy chửi chị sao Sao-leng là sợ, nhát gan không dám tố cáo chuyện ông Béc-na đón đường cô Sao-ly dùng uy lực để cưỡng bức cô ấy. Chính chiếc gùi này nó đã chứng kiến từ đầu câu chuyện, bởi khi việc xảy ra thì Sao-ly đang cùng với một cô bạn nữa, cô Krờ-Lin, là con gái của chính chị này, đang đi rừng hái măng.
Sững sờ, ngượng chín cả người. Y-vôn chỉ lắp bắp mấy câu:
- Tôi... tôi đâu ngờ... tôi hoàn toàn không...
Tài xế Bá tốt bụng, anh dịch lại nguyên văn và còn nói thêm với chị kia:
- Đây tuy là vợ của tay Béc-na, nhưng bà ấy tốt bụng, không ác như chồng. Bà ấy tới đây để xin lỗi...
Chị nọ vẫn cáu gắt:
- Biểu nó quỳ xuống lạy tạ lỗi với Sao-ly đi, rồi sang nhà tôi lạy con Krờ-Lin nữa. Nếu không...
Vừa nghe Bá dịch xong, Y-vôn mặc dầu rất lúng túng, nhưng cũng vội quỳ xuống lạy mấy lạy.
Sang nhà Krờ-Lin cô cũng làm như vậy và tỏ ý muốn ghe chị kia kể lại đầu đuôi câu chuyện. Tuy nhiên Bá góp ý:
- Chị ta không nói hẳn để bà hiểu được, nên có lẽ bà nói chuyện với Sao-leng đây ắt rõ ngọn nguồn...
Bá đưa họ trở lại nhà của Sao-ly, riêng anh thì ra xe ngồi, muốn tạo điều kiện để Sao-leng nói hết những điều không dám nói lâu nay bởi sợ uy quyền của Béc-na.
Quả nhiên sao đó Sao-leng cởi mở hơn, chị bắt đầu kể đầu đuôi:
- Con Sao-ly và Krờ-Lin khi mới mười bảy tuổi, tuy là con gái làng quê chân đất nhưng trời phú cho hai đứa nó có nhan sắc mặn mà. Chúng nó đều là dân phu trong đồn điền, đã nhiều lần bị ông Béc-na trêu ghẹo, tán tỉnh, nhưng đứa nào cũng sợ sệt, né tránh. Cho đến chiều hôm đó cả nhà hai đứa đang đợi chúng đi hái măng về cho bữa ăn chiều thì xảy ra chuyện! Khi chúng vừa qua khỏi con suối lớn ở cánh rừng bên kia thì gặp Béc-na cầm súng đứng đón đường. Hình như đó là chủ ý của ông ta. Quá sợ hãi, cả hai chỉ còn biết ôm nhau, vừa khóc lóc, van xin, vừa tìm cách thoát thân, Nhưng vô ích, Béc-na chĩa súng và doạ:
- Đứa nào chống cự là ta bắn.
Sao-ly sụp xuống lạy, Krờ-Lin cũng làm theo, cố ý vừa lạy vừa lùi dần ra sát suối. Có lẽ đoán biết được ý định đó, nên Béc-na lao tới rất nhanh, chụp lấy Sao-ly, còn chân thì đạp và đè lên Krờ-Lin. hơi thở dồn của anh ta toàn mùi rượu, chỉ trong thoáng chốc toàn thân Sao-ly đã trần truồng dưới bàn tay thô bạo của tên ác quỷ, Sao-ly gần như bất động, không còn khả năng chống cự nữa. Béc-na dùng dây rừng trói tay Krờ-Lin lại, để nằm đó, đồng thời kéo lê Sao-ly vào bụi cây...
Ngừng kể, Sao-leng nấc nghẹn như sắp tàn hơi. Y-vôn cũng nghe nghẹn ở tim và đau nhói. Cô nghe người ta kể lại tội ác của chồng mà như là chuyện của một con dã thú đội lốt người nào đó...
Trong lúc tưởng chừng Sao-leng không còn khả năng kể tiếp, thì chợt chị lại tiếp:
- Con Sao-ly sau đó bò lê lết về nhà với thân tàn ma dại. Nó ngất đi, nhưng khi tỉnh lại thì nó cứ la hét thất thanh! Mãi ngày hôm sau nó mới nói được mấy câu, bảo rằng bị Béc-na hiếp, còn Krờ-Lin thì cố vùng vẫy để cởi trói đã bị lăn xuống dòng suối đang chảy xiết.
Cả làng đi tìm tung tích Krờ-Lin nhưng không thấy đâu. Vài ngày sau đó thì Sao-ly phát cuồng, nó băng rừng chạy mất dạng, cũng chẳng ai tìm gặp.
Gần một năm sau có người đi rừng bảo rằng họ gặp một cô gái ăn mặc rách rưới, bụng mang bầu gần ngày sanh, cô ta đi lang thang vừa kêu khóc và hễ gặp người lạ là chạy mất bóng. Vài tháng sau nữa có người kể lại rằng họ gặp một phụ nữ trẻ ôm đứa con trên tay cứ chờ đêm đến là khóc gào thảm thiết!
Nhưng cũng có người bảo rằng Sao-ly đã chết cùng Krờ-Lin và những gì thiên hạ thấy chín là hồn ma bóng quế của họ...
° ° °
Vết thương do đụng xe của Béc-na không nặng, nhưng chẳng hiểu sao anh ta đã mê man suốt hai ngày đêm rồi vẫn chưa tỉnh lại.
Y-vôn ở cạnh chồng, tuy nhiên cứ mỗi lần nhìn vô khuôn mặt mà cô từng yêu thương khi mới lấy nhau thì trong lòng người vợ trẻ này lại đau nhói. Càng thấm thía những điều nghe thấy từ trong làng, nhất là lời kể của người phụ nữ mẹ của Krờ-Lin và Sao-leng thì Y-vôn hiểu rằng giữa mình và Béc-na có một hố ngăn cách xa biết chừng nào...
Ở bệnh viện đến nửa đêm. Y-vôn nhờ tài xế Bá đưa về nhà. Sao-leng lo lắng:
- Bà không nên về, e rằng những chuyện như hôm trước lại xảy ra.
Nhưng Y-vôn vẫn cương quyết:
- Giờ tôi chẳng còn gì để mà sợ. Vậy chị cứ ở lại đây săn sóc giúp ông ấy, tôi cần về ngủ một giấc.
Y-vôn về nhà và làm ngược lại những gì Béc-na quy định.
- Cô mở tung cửa sổ phòng ngủ và để vậy ánh một giấc thật ngon lành...
- Béc-na! Hãy đền mạng cho tao!
Vẫn cái giọng lanh lảnh đó vang lên trong đêm vắng. Lúc đầu có lẽ do đang ngủ say nên Y-vôn không nghe. Cho đến khi lặp lại lần thứ ba thì Y-vôn bật dậy. Cô nhìn qua cửa sổ và... bắt gặp một người quần áo tả tơi, khuôn mặt xanh xao với mớ tóc xoã dài, đang đứng sát cửa sổ và nhìn chằm chặp vào phòng!
Nếu như lần đầu tiên thì Y-vôn đã ngã lăn đùng ra vì sợ. Nhưng chẳng hiểu sao lần này cô thấy bình tĩnh lạ thường, miệng tự nhiên thốt lên:
- Sao-ly!
- Đừng! Đừng! Hãy tha cho tôi!
Đó là tiếng la thất thanh của con người kỳ dị đứng ngoài cửa sổ, sau khi nghe Y-vôn kêu hai tiếng Sao-ly!
Thoáng cái đã không còn thấy bóng dáng cô ấy đâu. Chính Y-vôn cũng không tin vào mắt mình, cô cất tiếng gọi với theo:
- Cô Sao-ly!
Đáp lại lời cô là tiếng vọng lại của rừng già.
Y-vôn thẫn thờ ngồi xuống giường, mắt vẫn dõi ra ngoài bóng tối, như chờ đợi sự trở lại của cô gái đáng thương kia...
- Bà chủ! Bà chủ.
Những tiếng gọi hoảng hốt từ bên ngoài. Có lẽ các gia nhân vừa nghe thấy tiếng kêu lớn từ trong phòng nên sợ có điều chẳng lành. Y-vôn mở cửa ra thì thấy tài xế Bá và vài người nữa đang tỏ ra lo lắng:
- Có chuyện gì vậy bà chủ?
Y-vôn gượng cười:
- Không có gì, có lẽ ngủ quá say và quá mệt nên tôi gặp ác mộng, la hoảng vậy thôi. Cám ơn các anh.
Thái độ dịu dàng, thân thiện của Y-vôn càng làm cho đám gia nhân cảm mến hơn, Tài xế Bá lễ phép:
- Chúng tôi ngủ ngay ở nhà xe bên cạnh, nếu có việc gì bà cứ kêu lớn là chúng tôi vào ngay. Xin chúc bà ngủ ngon.
Đợi họ đi rồi Y-vôn đóng cửa phòng và lại tiếp tục nhìn ra ngoài cửa sổ có ý đợi Sao-ly...
Tự dưng trong lòng Y-vôn như không còn sợ hãi Sao-ly nữa. Giữa cô và cô gái làng đáng thương kia như có một mối ràng buộc vô hình nào đó, bắt đầu cột chặt lại...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 3: Đi tìm Sao-ly
Sang đến ngày thứ tư thì Béc-na hồi tỉnh. Một bác sĩ người Pháp phụ trách bệnh xá nói riêng với Y-vôn:
- Bệnh của ông nhà có yếu tố tâm thần, nên tốt hơn là cho về nhà điều trị. Cũng không nặng lắm, nhưng cũng còn tuỳ tác động của chung quanh. Ông ấy bị tổn thương ở não nên sẽ dễ bị kích động hơn, tính khí sẽ thất thường dễ nóng giận. Chỉ có sự dịu dàng của một người vợ mới giúp ông ấy chóng lành bệnh. Mong bà lưu ý nhiều...
Từ khi tỉnh lại cứ mỗi khi nhìn vào mắt vợ thì hình như Béc-na thấy bối rối, do đó anh ta luôn tránh đối diện và chỉ nói chuyện nhát gừng với Sao-leng và tài xế Bá:
- Cho tôi về nhà.
Về đến phòng riêng, anh ta có cảm giác bất an khi thấy cửa sổ mở toang:
- Ai cho phép mở cửa?
Y-vôn phải lên tiếng:
- Chính em.
Hắn quát ầm ĩ:
- Tại sao lại mở! Đóng lại ngay, tôi không chịu được!
Y-vôn vẫn không vừa:
- Nhưng đóng lại thì em sẽ ngột ngạt đến chết mất.
Không muốn tranh cãi vớ vợ, Béc-na trút tất cả lên Sao-leng:
- Sao chưa đóng nó lại, tôi bắn chết hết mấy người bây giờ!
Sao-leng run bắn cả người, định bước tới đóng cửa thì gặp phải sự kiến quyết của Y-vôn:
- Từ bây giờ mọi việc trong nhà này để tôi lo. Tôi còn ở đây thì nhất định cửa sổ phải mở, không việc gì phải đóng.
Cô đẩy chị Sao-leng ra ra ngoài:
- Từ hôm nay chị tạm thời ở dưới nhà bếp, khi nào cần tôi sẽ xuống đó gặp, hoặc nếu muốn thì chị cứ tạm thời nghỉ phép, tôi cho chị nghỉ một tháng vẫn hưởng lương.
Béc-na gầm lên:
- Tôi không cho phép ai đi đâu hết, cãi hả...
Anh ta định chạy đi tìm súng, nhưng Y-vôn đã chụp nó cầm trên tay:
- Anh có giỏi thì cứ bắn vào tôi, những người kia họ vô tội. Tôi không để anh gây thêm tội ác giống như với cô Sao-ly và Krờ-Lin đâu.
Nghe nhắc tới Sao-ly, tự dưng Béc-na sững người, mặt nhợt nhạt như người chết. Đó là điểm yếu mà bất chợt Y-vôn nhìn thấy, cô tấn công thêm:
- Em nói cho anh biết chín đêm qua Sao-ly đã về đây vào phòng này và đòi mạng anh đấy!
Thân hình cao to vạm vỡ của Béc-na tự dưng nhũn ra và ngã lăn trên sàn nhà.
Sao-leng hốt hoảng:
- Bà chủ, ông ấy.
Y-vôn xua tay:
- Không sao đâu, vị bác sĩ bệnh xá đã nói rõ với tôi rồi, tôi hiểu bệnh anh ta. Chị cứ yên tâm làm việc.
Sao-leng nán ngại:
- Nhưng tính khí ông ấy như mãnh thú thì làm sao tôi còn dám ở đây...
- Chị không ngại lắm, từ nay tôi sẽ giấu hết mọi thứ vũ khí trong nhà này. Khi nào còn có tôi ông ta không làm gì chị và mọi người nữa đâu.
- Nhưng ít bữa nữa bà chủ về bên kia rồi.
Y-vôn vịn vai chi ta trấn an:
- Tô sẽ ở lại. Tôi đã đánh điện về cho ba tôi, chỉ ít ngày nữa ông sẽ sang đây cùng với con tôi. Tôi sẽ ở đây lâu dài.
Khi Sao-leng ra ngoài rồi, Y-vôn đỡ chồng lên giường, nhúng khăn nóng lau mặt và ngồi bên cạnh như một tá chăm sóc bệnh nhân. Cô chỉ cầu mong cho người này cứ ngủ yên như thế để mọi việc không rắc rối lên là mọi người trong nhà này không sốt vó, thót tim với con người như quỷ dữ này.
- Sao-ly!
Bỗng nhiên Béc-na vùng bật dậy, định chạy đi. Chợt nhìn thấy vợ, anh ta lùi ra xa tới mép giường bên kia, vừa chắp hai tay vừa lạy van luôn mồm:
- Sao-ly! Hãy tha cho tôi. Tôi không muốn làm thế đâu... chỉ vì... chỉ vì...
Mắt thì nhìn thẳng vào vợ, nhưng miệng anh ta luôn gọi Sao-ly rồi van lạy. Y-vôn ngồi yên, định không nói gì cứ để cho anh ta như vậy. Tuy nhiên chợt cô nghĩ ra một điều, thấy rất cần làm, nên chờ cho chồng kêu gào lạy van một lúc, cô bèn lên tiếng:
-Lúc cưỡng hiếp tôi thì ông đâu có van lạy như thế này!
Béc-na càng hoảng loạn hơn:
- Xin... xin đừng giết tôi! Xin tha cho tôi...
Y-vôn gằn giọng:
- Có phải tôi cũng đã từng van xin ông như thế này không? Mà nào ông có tha. Ông dày vò tôi, hành hạ tôi thế nào, tôi muốn chính miệng ông kể rõ lạ lúc này.
Béc-na sụp xuống lạy rồi cứ quỳ mọp như thế, không ngẩng lên, giọng thì run rẩy:
- Tôi chỉ thèm muốn nhất thời nên làm càn mà thôi. Thật ra tôi thương Sao-ly mà, Sao-ly có bết không? Tôi muốn Sao-ly cho tôi một đứa con, vậy em mang nó đi đâu?
Hắn hỏi và chợt ngẩng đầu lên nhìn như chờ câu trả lời. Y-vôn đau như cắt ruột, nhưng cô vẫn cố chịu đựng, đóng nốt vai người hỏi cung:
Ông nói thương đứa con trong bụng tôi vậy mà sao còn cho người đi săn lùng để giết mẹ con tôi, trong lúc đời tôi đã chấm dứt dưới bàn tay vấy máu của ông rồi. Ông đâu có còn là một con người...
Y-vôn khóc thật sự và điều này càng làm cho Béc-na sợ hãi hơn, hắn gào lên:
- Tôi đâu có nhẫn tâm. Tôi chỉ... tôi chỉ...
- Còn con Krờ-Lin nữa, nó tội tình gì, sao ông cũng giết?
Béc-na xua tay lia lịa:
- Không, không! Tôi không giết Krờ-Lin! Cô ấy trôi xuống dòng suối là do cô ấy tự lăn xuống.
Y-vôn gắt to:
- Ông còn chối tội thì để tôi gọi cả hai người họ vào! Krờ-Lin!
Như tử tội sắp bị treo cổ, Béc-na gào lên:
- Tôi... cũng là tôi... tôi giết...
Nói đến đó, anh ta như đã kiệt sức, gục luôn xuống giường và mê man. Hai bàn tay vẫn đang chắp lại trước ngực như tiếp tục van lơn...
Thờ thẫn, Y-vôn lấy gối, mền ra sa lông nằm ngủ. Không dễ dỗ giấc trong lúc này, nhưng do quá mệt nên cô thiếp đi.
° ° °
Choàng tỉnh nhìn cửa phòng mở tung, Y-vôn hơi lo. Cô bước lại nhìn vào giường thì không còn thấy Béc-na nằm trên đó. Tìm trong toa-let cũng chẳng thấy. Hỏi Sao-leng thì chị ta hoàn toàn không biết, bởi lo sợ nên đêm rồi chị ta đã chốt cửa ngang xuống nhà bếp.
Hỏi tài xế Bá ngủ ở dãy nhà ngang, anh cũng ngạc nhiên:
- Lúc khuya có nghe tiếng ông ấy la hét trong phòng, nhưng sau đó thì chẳng nghe thấy gì nữa! Hay là...
Anh ra xem lại lấy chiếc xe, thấy chẳng thiếu chiếc nào, như vậy chứng tỏ Béc-na không đâu xa.
Biết Béc-na còn đang bệnh, có thể gặp nguy hiểm, hay đúng hơn họ sợ anh chàng có máu điên ấy có thể gây nguy hiểm cho người khác, đặc biệt cho dân phu. Bá nói:
- Hay là ta chạy vô làng xem. Coi chừng...
Trời chưa sáng hẳn, nhưng Y-vôn cũng mặc áo khoác rồi theo mọi người cầm đuốc đi vào làng.
Cuộc tìm kiếm gần thư khuấy tung cả một vạt rừng lớn, nhưng vân chẳng hề thấy Béc-na ở đâu.
Đến khi mặt trời lên thì có một người dân bản nhặt được chiếc áo mà Béc-na thường mặc, anh ta bảo:
- Tôi thấy nó bên bờ suối.
Y-vôn hoảng hốt:
- Dòng suối sâu, coi chừng!
Họ tuôn chạy ta đó. Nhìn dòng suối gần đầu nguồn chảy xiết, Y-vôn chợt nghĩ tới cái chết của Krin-Lin cô hơi bâng quơ:
- Té xuống đó liệu có chết không?
Một ai đó đáp lại:
- Sao không chết. Như con Krờ-Lin đó...
Y-vôn buột miệng:
- Béc-na, anh ấy...
Mọi người hiểu ý, động viên nhau chạy xuôi xuống dòng suối tìm kiếm. Y-vôn không quen lùng sục trong rừng rậm, nên cùng Sao-leng ngồi lại chỗ bên bờ suối.
Chợt Sao-leng chỉ vào lùm cây, kêu lên:
- Bà xem cái gì kìa.
Nhìn theo, Y-vôn nhận ra ngay:
- Béc-na.
Đúng là Béc-na đang nằm đó, thân thể loã lồ, tay chân bị trói gò lại, miệng thì bị nhét đầy đất dẻo.
- Ông ấy còn sống!
Sao-leng kêu lên. Trong lúc Y-vôn cởi áo khoác trùm lại cho chồng, thì người phụ nữ mẹ của Krờ-Lin xuất hiện, chị ta nhìn kẻ thù với ánh mắt cay nghiệt:
- Nó bị báo oán đó! Chính nó cũng hành động y như vậy với con Sao-ly và Krờ-Lin, vậy hãy để cho nó đền mạng...
Nói xong chị ta quay lưng bỏ đi. Y-vôn không hề trách cứ chị ta bởi cô hiểu, sự hận thù nào cũng dữ dội và đau đớn như thế...
Nhờ vài người khiêng Béc-na về, nhưng ai cũng tìm cách lánh xa. Cũng may lúc ấy có tài xế Bá và Cai Thạnh vào tới, họ lặng lẽ đưa Béc-na đi ngay...
° ° °
Các bác sĩ ở bệnh viện xem rất kỹ các thương tích trên người của Béc-na. Cuối cùng họ đều khá ngạc nhiên và đều có nhận xét:
- Đây không phải là vết thương do con người gây ra.
Một bác sĩ chỉ vào một thương tích gần cổ của nạn nhân:
- Đây không phải là dấu của hung khí hay dùng tay gây ra. Vết bầm rất rộng, vừa giống dấu răng nhưng lại không phải. Còn đây nữa, nó giống như bàn tay trẻ con lên hai đặt vào, nhưng sức một đứa trẻ thì làm sao gây được vết thương như thế.
Y-vôn ngồi im không nói gì, nhưng hình như cô đã hiểu, bởi ngay từ lúc đưa Béc-na vào đây, cô là người đầu tiên lấy được một nhúm tóc khá nhiều, nó rối và dài mà vừa thoạt nhìn cô đã nhận ra ngay đó là tóc của Sao-ly. Cô không thể nhầm lẫn được, bởi hai lần nhìn thấy bóng ma vất vưởng của Sao-ly ngoài cửa sổ, cùng với đầu tóc dài, rối tung, bay bay theo mỗi bước chân cô ấy đi...
Lại một nhóm bác sĩ khác đến khám, bởi với họ trường hợp của Béc-na là hơi hiếm khi gặp: Bệnh nhân không tỏ ra đau đớn với các vết bầm tím khắp thân thể người, thay vì sốt cao thì lại lạnh khác thường.
Cuối cùng họ đề nghị chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Tuy nhiên Y-vôn đã không tán thành:
- Tôi biết anh ấy sẽ tỉnh lại, vậy cứ chờ xem rồi tính sau.
Quả không sai, chỉ hơn nửa giờ sau thì Béc-na tỉnh lại như chưa có chuyện gì xảy ra. Anh nhìn xung quanh, nhìn vợ mà như một người hoàn toàn xa lạ, vô cảm. Y-vôn cũng chẳng buồn về chuyện đó, bởi cô nghĩ thà như thế còn hơn...
Béc-na được chuyển sang phòng săn sóc đặc biệt, phòng riêng chỉ một giường. Đêm đó Y-vôn bảo tài xế Bá ngủ lại trông chừng thay. Cô về nhà trong trạng thái như một người mất hồn...
Sáng hôm sau, vừa dậy là Y-vôn đã nhờ Cai Thạnh đưa nga ra bệnh viện. Trên lộ trình năm mươi cây số cô cứ giục mãi:
- Anh lái xe nhanh chút nữa, tôi sốt ruột lắm!
Cai Thạnh vốn lái xe không cứng lắm nên ngại:
- Đường sáng sớm còn nhiều sương mù ẩm ướt, ta nên...
Y-vôn đòi giành tay lái:
- Hay anh để tôi lái, tôi gấp lắm.
Cai Thạnh không nghe, trước thái độ bất an của bà chủ, anh ta biết nếu để cô ấy lái xe khi chưa rành đường thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Anh tăng tốc và cũng may, lát sau họ đã đến nơi an toàn.
Tuy nhiên, khi xe họ vừa đỗ thì cũng là lúc một xe cấp cứu từ trong sân chạy nhanh ra, hú còi inh ỏi. Tài xế Bá đang đứng chờ ở bậc tam cấp, anh ta mừng rơn khi gặp Y-vôn:
- Người ta chở ông Béc-na về Sài Gòn rồi, ông ấy trở bệnh nặng.
Vừa nói, anh ta giành tay lái thay Cai Thạnh, phóng như bay theo chiếc xe cấp cứu. Trên đường đi Y-vôn hỏi dồn:
- Có chuyện gì vậy?
Bá trả lời vẻ mất bình tĩnh:
- Tại mẹ con cô Sao-ly!
- Sao-ly Làm sao? Cô ấy làm gì?
Bá tập trung lái xe, nhưng cố kể khá chi tiết:
- Hồ khuya, lúc Bà vừa về khoảng hơn một tiếng, tôi kéo ghế bố nằm ngủ ngay cửa ra vào đề phòng khi ông chủ có gọi. Đang mơ màng thì chợt tôi thấy dường như có ai đó nhảy ngang qua tôi, Mắt tôi nhìn thấy rõ ràng có người vô phòng, trên tay bế đứa con nhỏ, còn đầu tóc thì rối tung tối bời, quần áo rách tả tơi.
Y-vôn không kiềm chế được, cô thốt lên:
- Sao-ly!
- Đúng là Sao-ly! Dù giờ đây nó biến đổi khá nhiều trong hình hài ma quái đó, nhưng tôi vẫn nhận ra, bởi thưa bà... hồi trước...
Bá ngập ngừng hơi khác thường, làm cho Y-vôn phải nhìn thẳng vào anh ta.
- Kìa anh Bá, anh... khóc?
Bá đang khóc, nước mắt đầm đìa khiến câu nói của anh bị ngắt quảng.
Y-vôn nghĩ chắc anh ta xót thương cô gái xấu số, nên an ủi:
- Tôi cũng thương cô ấy.
Nhưng bất chợt Bá cho xe tấp vào lề, ngừng hẳn lại và gục đầu vào tay lái, khóc nức nở.
Quá đổi kinh ngạc, Y-vôn lay vai anh ta:
- Ann Bá anh làm sao vậy?
Mãi một lúc Bá mới ngẩng lên và đột ngột hỏi:
- Bà có biết Sao-ly là gì của tôi không?
Câu hỏi quả làm cho Y-vôn lúng túng:
- Tôi... tôi không biết.
Mỗi lời nói của Bá như một lưỡi dao xuyên vào tim cô đầm trẻ:
- Cô ấy là vợ sắp cưới của tôi trước khi Béc-na cưỡng bức chết cô ấy!
Và sợ người nghe không nghe rõ, anh ta lại hỏi:
- Bà nghe rõ chưa, bà Y-vôn?
Y-vôn cắn chặt môi, bởi cô biết, nếu mở miệng ra là cô sẽ khóc như Bá. Cô chết lặng hồi lâu...
Cuối cùng cô chỉ nói được mấy tiếng:
- Xin lỗi... tôi xin lỗi...
Lúc bấy giờ Y-vôn mới khóc nức nở, như chưa bao giờ được khóc...
Bá cho xe tiếp tục chạy. Khi gần bắt kịp chiếc xe cứu thương anh mới lên tiếng:
- Ông ta bị sốc nặng lắm rồi tự đập đầu vào tường thương tích trầm trọng.
Y-vôn muốn hỏi thêm chi tiết, nhưng ngại chạm đến vết thương lòng của Bá, nên ngập ngừng mãi. Bá dường như hiểu được, anh ta quay lại nói:
- Sao-ly đặt đứa con oan nghiệt ngay bên cạnh chỗ nằm của Béc-na, vừa lúc đó Béc-na cũng vừa tỉnh lại. Vừa nhát thấy Sao-ly anh ta đã bật dậy, lùi vào sát tường, làm đứa bé suýt ngã xuống sàn. Sao-ly hung hãn nhảy bổ lên giường một tay chụp con, một tay định vồ lấy Béc-na như con mãnh hổ vồ mồi. Thấy nguy nên tôi thét lớn:
- Sao-ly!
Nghe tiếng tôi và có lẽ nhận ra âm thanh quen thuộc nên cô ấy bước lùi lại, vừa đưa mắt nhìn tôi rồi lại quay sang Béc-na. Đứa bé trên tay cô ấy khóc thét lên làm náo động cả bệnh viện giữa khuya. Vụt nhanh như khi cô ấy vào, Sao Ly phóng qua ghế bố của tôi, chạy biến vào màn đêm.
Ngừng kể và cũng không còn nước mắt nữa. Mãi khi gần đến nơi, khi qua một đoạn đường vắng có nhiều cây cối, Bá chợt hỏi:
- Bà có sợ tôi trả thù không bà Y-vôn?
Y-vôn giật nẩy người, tuy nhiên cô rất tự tin đáp:
- Không. Tôi không hề sợ.
- Tại sao? Trong khi tôi đã bị chồng bà cướp mất người vợ gần ngày cưới...
Lúc này Y-vôn mới quay sang nhìn anh ta, giọng cô vẫn hiền hoà, tự tin:
- Tôi tin anh, bởi vì anh tuy sống và lớn lên ở rừng núi nhưng anh không có dòng máu của một con dã thú. Anh là một con người.
Bá không đáp nhưng ánh mắt của anh lúc ấy hiền và nhân hậu làm sao...!!!
Chỉ nghe anh nói rất khẽ, như một tiếng than bi thiết:
- Tội nghiệp Sao-ly...
- Bệnh của ông nhà có yếu tố tâm thần, nên tốt hơn là cho về nhà điều trị. Cũng không nặng lắm, nhưng cũng còn tuỳ tác động của chung quanh. Ông ấy bị tổn thương ở não nên sẽ dễ bị kích động hơn, tính khí sẽ thất thường dễ nóng giận. Chỉ có sự dịu dàng của một người vợ mới giúp ông ấy chóng lành bệnh. Mong bà lưu ý nhiều...
Từ khi tỉnh lại cứ mỗi khi nhìn vào mắt vợ thì hình như Béc-na thấy bối rối, do đó anh ta luôn tránh đối diện và chỉ nói chuyện nhát gừng với Sao-leng và tài xế Bá:
- Cho tôi về nhà.
Về đến phòng riêng, anh ta có cảm giác bất an khi thấy cửa sổ mở toang:
- Ai cho phép mở cửa?
Y-vôn phải lên tiếng:
- Chính em.
Hắn quát ầm ĩ:
- Tại sao lại mở! Đóng lại ngay, tôi không chịu được!
Y-vôn vẫn không vừa:
- Nhưng đóng lại thì em sẽ ngột ngạt đến chết mất.
Không muốn tranh cãi vớ vợ, Béc-na trút tất cả lên Sao-leng:
- Sao chưa đóng nó lại, tôi bắn chết hết mấy người bây giờ!
Sao-leng run bắn cả người, định bước tới đóng cửa thì gặp phải sự kiến quyết của Y-vôn:
- Từ bây giờ mọi việc trong nhà này để tôi lo. Tôi còn ở đây thì nhất định cửa sổ phải mở, không việc gì phải đóng.
Cô đẩy chị Sao-leng ra ra ngoài:
- Từ hôm nay chị tạm thời ở dưới nhà bếp, khi nào cần tôi sẽ xuống đó gặp, hoặc nếu muốn thì chị cứ tạm thời nghỉ phép, tôi cho chị nghỉ một tháng vẫn hưởng lương.
Béc-na gầm lên:
- Tôi không cho phép ai đi đâu hết, cãi hả...
Anh ta định chạy đi tìm súng, nhưng Y-vôn đã chụp nó cầm trên tay:
- Anh có giỏi thì cứ bắn vào tôi, những người kia họ vô tội. Tôi không để anh gây thêm tội ác giống như với cô Sao-ly và Krờ-Lin đâu.
Nghe nhắc tới Sao-ly, tự dưng Béc-na sững người, mặt nhợt nhạt như người chết. Đó là điểm yếu mà bất chợt Y-vôn nhìn thấy, cô tấn công thêm:
- Em nói cho anh biết chín đêm qua Sao-ly đã về đây vào phòng này và đòi mạng anh đấy!
Thân hình cao to vạm vỡ của Béc-na tự dưng nhũn ra và ngã lăn trên sàn nhà.
Sao-leng hốt hoảng:
- Bà chủ, ông ấy.
Y-vôn xua tay:
- Không sao đâu, vị bác sĩ bệnh xá đã nói rõ với tôi rồi, tôi hiểu bệnh anh ta. Chị cứ yên tâm làm việc.
Sao-leng nán ngại:
- Nhưng tính khí ông ấy như mãnh thú thì làm sao tôi còn dám ở đây...
- Chị không ngại lắm, từ nay tôi sẽ giấu hết mọi thứ vũ khí trong nhà này. Khi nào còn có tôi ông ta không làm gì chị và mọi người nữa đâu.
- Nhưng ít bữa nữa bà chủ về bên kia rồi.
Y-vôn vịn vai chi ta trấn an:
- Tô sẽ ở lại. Tôi đã đánh điện về cho ba tôi, chỉ ít ngày nữa ông sẽ sang đây cùng với con tôi. Tôi sẽ ở đây lâu dài.
Khi Sao-leng ra ngoài rồi, Y-vôn đỡ chồng lên giường, nhúng khăn nóng lau mặt và ngồi bên cạnh như một tá chăm sóc bệnh nhân. Cô chỉ cầu mong cho người này cứ ngủ yên như thế để mọi việc không rắc rối lên là mọi người trong nhà này không sốt vó, thót tim với con người như quỷ dữ này.
- Sao-ly!
Bỗng nhiên Béc-na vùng bật dậy, định chạy đi. Chợt nhìn thấy vợ, anh ta lùi ra xa tới mép giường bên kia, vừa chắp hai tay vừa lạy van luôn mồm:
- Sao-ly! Hãy tha cho tôi. Tôi không muốn làm thế đâu... chỉ vì... chỉ vì...
Mắt thì nhìn thẳng vào vợ, nhưng miệng anh ta luôn gọi Sao-ly rồi van lạy. Y-vôn ngồi yên, định không nói gì cứ để cho anh ta như vậy. Tuy nhiên chợt cô nghĩ ra một điều, thấy rất cần làm, nên chờ cho chồng kêu gào lạy van một lúc, cô bèn lên tiếng:
-Lúc cưỡng hiếp tôi thì ông đâu có van lạy như thế này!
Béc-na càng hoảng loạn hơn:
- Xin... xin đừng giết tôi! Xin tha cho tôi...
Y-vôn gằn giọng:
- Có phải tôi cũng đã từng van xin ông như thế này không? Mà nào ông có tha. Ông dày vò tôi, hành hạ tôi thế nào, tôi muốn chính miệng ông kể rõ lạ lúc này.
Béc-na sụp xuống lạy rồi cứ quỳ mọp như thế, không ngẩng lên, giọng thì run rẩy:
- Tôi chỉ thèm muốn nhất thời nên làm càn mà thôi. Thật ra tôi thương Sao-ly mà, Sao-ly có bết không? Tôi muốn Sao-ly cho tôi một đứa con, vậy em mang nó đi đâu?
Hắn hỏi và chợt ngẩng đầu lên nhìn như chờ câu trả lời. Y-vôn đau như cắt ruột, nhưng cô vẫn cố chịu đựng, đóng nốt vai người hỏi cung:
Ông nói thương đứa con trong bụng tôi vậy mà sao còn cho người đi săn lùng để giết mẹ con tôi, trong lúc đời tôi đã chấm dứt dưới bàn tay vấy máu của ông rồi. Ông đâu có còn là một con người...
Y-vôn khóc thật sự và điều này càng làm cho Béc-na sợ hãi hơn, hắn gào lên:
- Tôi đâu có nhẫn tâm. Tôi chỉ... tôi chỉ...
- Còn con Krờ-Lin nữa, nó tội tình gì, sao ông cũng giết?
Béc-na xua tay lia lịa:
- Không, không! Tôi không giết Krờ-Lin! Cô ấy trôi xuống dòng suối là do cô ấy tự lăn xuống.
Y-vôn gắt to:
- Ông còn chối tội thì để tôi gọi cả hai người họ vào! Krờ-Lin!
Như tử tội sắp bị treo cổ, Béc-na gào lên:
- Tôi... cũng là tôi... tôi giết...
Nói đến đó, anh ta như đã kiệt sức, gục luôn xuống giường và mê man. Hai bàn tay vẫn đang chắp lại trước ngực như tiếp tục van lơn...
Thờ thẫn, Y-vôn lấy gối, mền ra sa lông nằm ngủ. Không dễ dỗ giấc trong lúc này, nhưng do quá mệt nên cô thiếp đi.
° ° °
Choàng tỉnh nhìn cửa phòng mở tung, Y-vôn hơi lo. Cô bước lại nhìn vào giường thì không còn thấy Béc-na nằm trên đó. Tìm trong toa-let cũng chẳng thấy. Hỏi Sao-leng thì chị ta hoàn toàn không biết, bởi lo sợ nên đêm rồi chị ta đã chốt cửa ngang xuống nhà bếp.
Hỏi tài xế Bá ngủ ở dãy nhà ngang, anh cũng ngạc nhiên:
- Lúc khuya có nghe tiếng ông ấy la hét trong phòng, nhưng sau đó thì chẳng nghe thấy gì nữa! Hay là...
Anh ra xem lại lấy chiếc xe, thấy chẳng thiếu chiếc nào, như vậy chứng tỏ Béc-na không đâu xa.
Biết Béc-na còn đang bệnh, có thể gặp nguy hiểm, hay đúng hơn họ sợ anh chàng có máu điên ấy có thể gây nguy hiểm cho người khác, đặc biệt cho dân phu. Bá nói:
- Hay là ta chạy vô làng xem. Coi chừng...
Trời chưa sáng hẳn, nhưng Y-vôn cũng mặc áo khoác rồi theo mọi người cầm đuốc đi vào làng.
Cuộc tìm kiếm gần thư khuấy tung cả một vạt rừng lớn, nhưng vân chẳng hề thấy Béc-na ở đâu.
Đến khi mặt trời lên thì có một người dân bản nhặt được chiếc áo mà Béc-na thường mặc, anh ta bảo:
- Tôi thấy nó bên bờ suối.
Y-vôn hoảng hốt:
- Dòng suối sâu, coi chừng!
Họ tuôn chạy ta đó. Nhìn dòng suối gần đầu nguồn chảy xiết, Y-vôn chợt nghĩ tới cái chết của Krin-Lin cô hơi bâng quơ:
- Té xuống đó liệu có chết không?
Một ai đó đáp lại:
- Sao không chết. Như con Krờ-Lin đó...
Y-vôn buột miệng:
- Béc-na, anh ấy...
Mọi người hiểu ý, động viên nhau chạy xuôi xuống dòng suối tìm kiếm. Y-vôn không quen lùng sục trong rừng rậm, nên cùng Sao-leng ngồi lại chỗ bên bờ suối.
Chợt Sao-leng chỉ vào lùm cây, kêu lên:
- Bà xem cái gì kìa.
Nhìn theo, Y-vôn nhận ra ngay:
- Béc-na.
Đúng là Béc-na đang nằm đó, thân thể loã lồ, tay chân bị trói gò lại, miệng thì bị nhét đầy đất dẻo.
- Ông ấy còn sống!
Sao-leng kêu lên. Trong lúc Y-vôn cởi áo khoác trùm lại cho chồng, thì người phụ nữ mẹ của Krờ-Lin xuất hiện, chị ta nhìn kẻ thù với ánh mắt cay nghiệt:
- Nó bị báo oán đó! Chính nó cũng hành động y như vậy với con Sao-ly và Krờ-Lin, vậy hãy để cho nó đền mạng...
Nói xong chị ta quay lưng bỏ đi. Y-vôn không hề trách cứ chị ta bởi cô hiểu, sự hận thù nào cũng dữ dội và đau đớn như thế...
Nhờ vài người khiêng Béc-na về, nhưng ai cũng tìm cách lánh xa. Cũng may lúc ấy có tài xế Bá và Cai Thạnh vào tới, họ lặng lẽ đưa Béc-na đi ngay...
° ° °
Các bác sĩ ở bệnh viện xem rất kỹ các thương tích trên người của Béc-na. Cuối cùng họ đều khá ngạc nhiên và đều có nhận xét:
- Đây không phải là vết thương do con người gây ra.
Một bác sĩ chỉ vào một thương tích gần cổ của nạn nhân:
- Đây không phải là dấu của hung khí hay dùng tay gây ra. Vết bầm rất rộng, vừa giống dấu răng nhưng lại không phải. Còn đây nữa, nó giống như bàn tay trẻ con lên hai đặt vào, nhưng sức một đứa trẻ thì làm sao gây được vết thương như thế.
Y-vôn ngồi im không nói gì, nhưng hình như cô đã hiểu, bởi ngay từ lúc đưa Béc-na vào đây, cô là người đầu tiên lấy được một nhúm tóc khá nhiều, nó rối và dài mà vừa thoạt nhìn cô đã nhận ra ngay đó là tóc của Sao-ly. Cô không thể nhầm lẫn được, bởi hai lần nhìn thấy bóng ma vất vưởng của Sao-ly ngoài cửa sổ, cùng với đầu tóc dài, rối tung, bay bay theo mỗi bước chân cô ấy đi...
Lại một nhóm bác sĩ khác đến khám, bởi với họ trường hợp của Béc-na là hơi hiếm khi gặp: Bệnh nhân không tỏ ra đau đớn với các vết bầm tím khắp thân thể người, thay vì sốt cao thì lại lạnh khác thường.
Cuối cùng họ đề nghị chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Tuy nhiên Y-vôn đã không tán thành:
- Tôi biết anh ấy sẽ tỉnh lại, vậy cứ chờ xem rồi tính sau.
Quả không sai, chỉ hơn nửa giờ sau thì Béc-na tỉnh lại như chưa có chuyện gì xảy ra. Anh nhìn xung quanh, nhìn vợ mà như một người hoàn toàn xa lạ, vô cảm. Y-vôn cũng chẳng buồn về chuyện đó, bởi cô nghĩ thà như thế còn hơn...
Béc-na được chuyển sang phòng săn sóc đặc biệt, phòng riêng chỉ một giường. Đêm đó Y-vôn bảo tài xế Bá ngủ lại trông chừng thay. Cô về nhà trong trạng thái như một người mất hồn...
Sáng hôm sau, vừa dậy là Y-vôn đã nhờ Cai Thạnh đưa nga ra bệnh viện. Trên lộ trình năm mươi cây số cô cứ giục mãi:
- Anh lái xe nhanh chút nữa, tôi sốt ruột lắm!
Cai Thạnh vốn lái xe không cứng lắm nên ngại:
- Đường sáng sớm còn nhiều sương mù ẩm ướt, ta nên...
Y-vôn đòi giành tay lái:
- Hay anh để tôi lái, tôi gấp lắm.
Cai Thạnh không nghe, trước thái độ bất an của bà chủ, anh ta biết nếu để cô ấy lái xe khi chưa rành đường thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Anh tăng tốc và cũng may, lát sau họ đã đến nơi an toàn.
Tuy nhiên, khi xe họ vừa đỗ thì cũng là lúc một xe cấp cứu từ trong sân chạy nhanh ra, hú còi inh ỏi. Tài xế Bá đang đứng chờ ở bậc tam cấp, anh ta mừng rơn khi gặp Y-vôn:
- Người ta chở ông Béc-na về Sài Gòn rồi, ông ấy trở bệnh nặng.
Vừa nói, anh ta giành tay lái thay Cai Thạnh, phóng như bay theo chiếc xe cấp cứu. Trên đường đi Y-vôn hỏi dồn:
- Có chuyện gì vậy?
Bá trả lời vẻ mất bình tĩnh:
- Tại mẹ con cô Sao-ly!
- Sao-ly Làm sao? Cô ấy làm gì?
Bá tập trung lái xe, nhưng cố kể khá chi tiết:
- Hồ khuya, lúc Bà vừa về khoảng hơn một tiếng, tôi kéo ghế bố nằm ngủ ngay cửa ra vào đề phòng khi ông chủ có gọi. Đang mơ màng thì chợt tôi thấy dường như có ai đó nhảy ngang qua tôi, Mắt tôi nhìn thấy rõ ràng có người vô phòng, trên tay bế đứa con nhỏ, còn đầu tóc thì rối tung tối bời, quần áo rách tả tơi.
Y-vôn không kiềm chế được, cô thốt lên:
- Sao-ly!
- Đúng là Sao-ly! Dù giờ đây nó biến đổi khá nhiều trong hình hài ma quái đó, nhưng tôi vẫn nhận ra, bởi thưa bà... hồi trước...
Bá ngập ngừng hơi khác thường, làm cho Y-vôn phải nhìn thẳng vào anh ta.
- Kìa anh Bá, anh... khóc?
Bá đang khóc, nước mắt đầm đìa khiến câu nói của anh bị ngắt quảng.
Y-vôn nghĩ chắc anh ta xót thương cô gái xấu số, nên an ủi:
- Tôi cũng thương cô ấy.
Nhưng bất chợt Bá cho xe tấp vào lề, ngừng hẳn lại và gục đầu vào tay lái, khóc nức nở.
Quá đổi kinh ngạc, Y-vôn lay vai anh ta:
- Ann Bá anh làm sao vậy?
Mãi một lúc Bá mới ngẩng lên và đột ngột hỏi:
- Bà có biết Sao-ly là gì của tôi không?
Câu hỏi quả làm cho Y-vôn lúng túng:
- Tôi... tôi không biết.
Mỗi lời nói của Bá như một lưỡi dao xuyên vào tim cô đầm trẻ:
- Cô ấy là vợ sắp cưới của tôi trước khi Béc-na cưỡng bức chết cô ấy!
Và sợ người nghe không nghe rõ, anh ta lại hỏi:
- Bà nghe rõ chưa, bà Y-vôn?
Y-vôn cắn chặt môi, bởi cô biết, nếu mở miệng ra là cô sẽ khóc như Bá. Cô chết lặng hồi lâu...
Cuối cùng cô chỉ nói được mấy tiếng:
- Xin lỗi... tôi xin lỗi...
Lúc bấy giờ Y-vôn mới khóc nức nở, như chưa bao giờ được khóc...
Bá cho xe tiếp tục chạy. Khi gần bắt kịp chiếc xe cứu thương anh mới lên tiếng:
- Ông ta bị sốc nặng lắm rồi tự đập đầu vào tường thương tích trầm trọng.
Y-vôn muốn hỏi thêm chi tiết, nhưng ngại chạm đến vết thương lòng của Bá, nên ngập ngừng mãi. Bá dường như hiểu được, anh ta quay lại nói:
- Sao-ly đặt đứa con oan nghiệt ngay bên cạnh chỗ nằm của Béc-na, vừa lúc đó Béc-na cũng vừa tỉnh lại. Vừa nhát thấy Sao-ly anh ta đã bật dậy, lùi vào sát tường, làm đứa bé suýt ngã xuống sàn. Sao-ly hung hãn nhảy bổ lên giường một tay chụp con, một tay định vồ lấy Béc-na như con mãnh hổ vồ mồi. Thấy nguy nên tôi thét lớn:
- Sao-ly!
Nghe tiếng tôi và có lẽ nhận ra âm thanh quen thuộc nên cô ấy bước lùi lại, vừa đưa mắt nhìn tôi rồi lại quay sang Béc-na. Đứa bé trên tay cô ấy khóc thét lên làm náo động cả bệnh viện giữa khuya. Vụt nhanh như khi cô ấy vào, Sao Ly phóng qua ghế bố của tôi, chạy biến vào màn đêm.
Ngừng kể và cũng không còn nước mắt nữa. Mãi khi gần đến nơi, khi qua một đoạn đường vắng có nhiều cây cối, Bá chợt hỏi:
- Bà có sợ tôi trả thù không bà Y-vôn?
Y-vôn giật nẩy người, tuy nhiên cô rất tự tin đáp:
- Không. Tôi không hề sợ.
- Tại sao? Trong khi tôi đã bị chồng bà cướp mất người vợ gần ngày cưới...
Lúc này Y-vôn mới quay sang nhìn anh ta, giọng cô vẫn hiền hoà, tự tin:
- Tôi tin anh, bởi vì anh tuy sống và lớn lên ở rừng núi nhưng anh không có dòng máu của một con dã thú. Anh là một con người.
Bá không đáp nhưng ánh mắt của anh lúc ấy hiền và nhân hậu làm sao...!!!
Chỉ nghe anh nói rất khẽ, như một tiếng than bi thiết:
- Tội nghiệp Sao-ly...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 4: Những con ma lai
Họ gồm bốn người trong một chuyến đi săn nai cuối tuần, một trong những người đó là người Pháp, từng có thời gian mấy năm làm tại đồn điền cao su Đất Đỏ nên khá quen thuộc vùng này. Mi-Sen là tên anh ta, là người năng động, hướng dẫn các bạn còn lại rất tỉ mỉ:
- Vùng này có cả hổ nhưng ít khi xuất hiện ban ngày, đáng ngại nhất là lợn lòi.
Một người Ấn lai tên Tầm Bi cười bảo:
- Anh quên nhắc, còn có thứ đáng sợ hơn ở đây, nghe nói đó là những con ma rừng, ma xó gì đó!
Một người nữa hơi bị chột dạ:
- Nghe nói còn có ma trành, ma lai ghê khiếp hơn cả ma cà rồng bên Trời Tây. Theo tôi, mình bỏ chuyến đi săn này, đi thẳng lên Đà Lạt chơi còn lý thú hơn.
Cả bọn cười vang chế nhạo:
- Thằng cha Mạnh mà chẳng mạnh chút nào, mới nghe đến ma là đã xém... trong quần rồi!
Họ tuy cười nói có vẻ hăng như vậy, nhưng khi vào đến rừng họ đã có vẻ mất hứng khi anh chàng người Thượng dẫn đường cảnh báo:
- Có ma thật đó mấy ông! Ở đây vừa xảy ra chuyện một tay xếp đồn điền bị ma làm cho phát điên phát cuồng, đang nằm ở bệnh viện Sài Gòn.
Anh ta thuật lại chuyện của Béc-na. Vừa nghe tới tên Béc-na tức thì Mi-Sen kêu lên:
- Đó là con quỷ râu xanh đã từng làm việc với tôi!
Câu chuyện xoay quanh những gì về Béc-na đã làm cho mọi người quên đi mỏi chân, trời gần đứng bóng thì họ đã tới phía đầu nguồn dòng suối. Mi-Sen hỏi:
- Giờ này mới tới đây thì liệu xế chiều chúng ta có vào tới chân núi kia không?
Y-Blen, người dẫn đường quả quyết:
- Dư sức tới. Ngoại trừ...
- Còn ngoại trừ gì nữa?
Anh ta chỉ lên phía chân trời:
- Ngoại trừ đám mây đen kia đừng đổ xuống bất thường.
Tỏ ra rành thiên văn, anh chàng Tầm Bi bảo:
- Mây như vậy thì đến tối cũng chưa mưa, đừng lo.
Y-Blen lắc đầu:
- Ông trời của núi rừng khó nói lắm. Nhiều khi không chuyển chút nào mà cũng mưa xối xả. Thôi, cứ nghỉ chân và ăn trưa đi, xong ta đi tiếp.
Họ bày thức ăn nguội ra và ăn một cách ngon lành vì bụng đói. Ăn xong, nhìn đồng hồ tay, Mi-Sen ra lệnh:
- Bây giờ đã 12 giờ 30, chúng ta đi ngay cho kịp đến trại của người bạn tôi ở chân núi. Đêm nay ta sẽ ngủ lại ở đó và đi săn đêm, đây là cái thú mà trên đời này không có thú nào bằng.
Họ chưa kịp cuốn gói thì sấm chớp liên hồi, mây đen giăng kín cả rừng. Y-Blen lắc đầu ngao ngán:
- Đã nói rồi, trời ở đây là như vậy đó. Cơn mưa này không nhỏ đâu.
Mọi người che vội tấm bạt lên ở một gốc cây và rút vào đó trú tạm. MiSen làu bàu:
- Kiểu này làm sao mà tới đó cho kịp trời tối.
Y-Blen cũng phụ hoạ:
- Mưa này nước trên thác đổ xuống mạnh lắm không qua nổi đâu, phải chờ lâu lắm...
Vượt ngoài dự kiến của họ, cơn mưa đột ngột nhưng kéo dài ngót hai giờ. Khi mưa bắt đầu ngớt hạt thì đồng hồ tay của họ đã chỉ sang số 3. Mi-Sen giục:
- Ta đi cho nhanh lên nào.
Nhưng Y-Blen xua tay:
- Không đi ngay được đâu. Ngay phía trước cách chúng ta vài trăm bước chân là đầu nguồn suối nước chảy xiết sẵn sàng cuốn trôi bất cứ vật gì.
Mi-Sen lệnh:
- Thì đi vòng sang hướng khác!
Nhưng anh ta đã lắc đầu:
- Phải vòng đến nửa đêm mới qua được bởi bên đó là một con sông lớn, dưới đó đầy cá sấu.
Mấy người kia thất vọng thở dài. Mi-Sen than:
- Không lẽ đêm nay ngủ ở đây!
Với kinh nghiệm sinh ra và lớn lên ở rừng núi. Y-Blen gật đầu:
- Đành vậy thôi. Cũng mai, đây là gò cao, chớ không nước cũng sẽ cuốn chúng ta đi mất.
Trời tối dần...
Cuối cùng chẳng có cách nào hơn, Mi-Sen đành bảo mọi người:
- Mắc lều và võng lên, ta ngủ đỡ ở đây.
Y-Blen đùa:
- Ở đây không chừng săn nai còn nhiều hơn trên núi!
Cuộc hạ trại bất đắc dĩ cuối cùng cũng ổn. Mấy anh chàng nhát gan thì rút chung vào một lều, Mi-Sen lều riêng. Y-Blen chỉ mắc võng giữa hai thân cây rồi nằm vắt vẻo trên đó, chẳng cần lều bạt gì cả.
Mi-Sen dặn:
- Mọi người cứ ngủ một giấc khi nào có trăng lên thì tôi sẽ gọi, chúng ta làm cuộc đi săn đêm ở đây.
Có lẽ do trời mới mưa mát và do mệt, nên chỉ lát sau mọi người đã ngủ say, ngoại trừ Y-Blen. Chính cái âm thanh kỳ lạ mà anh ta nghe vọng lại từ xa, đã làm cho Y-Blen trằn trọc mãi. Hồi lâu anh ta lẩm bẩm:
- Không lẽ lại là nó?
Nó ở đây là ai thì lúc đó Mi-Sen cũng đã phát hiện, anh ta đến bên Y-Blen hỏi khẽ:
- Con gì kêu vậy, hổ chăng?
Y-Blen lắc đầu:
- Hổ không kêu the thé như tiếng lên tiếng khóc như vậy...
- Vậy là con gì?
Giọng Y-Blen nghe sắc lạnh:
- Không phải con gì mà là người!
- Người? Mà ai vậy?
- Là Ma?
Mi-Sen không bao giờ tin chuyện ma quỷ, anh ta cười khẩy:
- Doạ mấy thằng kia, chứ doạ tao sao được thằng mọi!
Y-Blen nghiêm giọng:
- Tôi nói thiệt, tin hay không là tuỳ ông. Đêm nay ta không may rồi, bây giờ tuỳ theo con đó có tới đây không mà thôi.
Mi-Sen vẫn tự tin:
- Hãy gọi mấy người kia dậy, ta đi săn.
Y-Blen ngăn lại:
- Tôi nói thiệt, ông đi giờ này là gặp nguy. Nó sẽ sẽ...
Mi-Sen gắt lên:
- Nó làm gì tao?
Giọng Y- Blen có vẻ run:
- Ông không sợ nhưng tôi thì sợ. Cả bản Làng của tôi ở dưới hạ nguồn suối, nay đã bị con ma lai này mà phải đốt nương rẫy chuyển đi hết chỗ này đến chỗ khác. Nó... nó sẽ...
Mi-Sen vẫn nạt ngang:
- Con ma lai gì của mày nói, nó sẽ... sẽ... ăn phân của tao là cùng. Đừng hù nữa, hãy dậy đi săn tụi bây!
Mọi người giờ mới giật mình chui ra khỏi lều. Vừa nghe câu chuyện họ đã hoảng hốt thật sự:
- Đừng đi săn Mi-Sen. Ta chờ sáng rồi rời khỏi đây ngay đi!
Y-Blen với vẻ mặt nghiêm trọng, sợ hãi:
- Những con ma lai sẽ đi ăn phân của các ông thải ra hồi đêm và như vậy là ruột các ông sẽ bị rút ra hết. Các ông không nghe chuyện ma lai rút ruột à?
Trong lúc Mi-Sen không tin, nhưng mấy người kia thì hoàn toàn tin lời Y-Blen nói. Anh chàng Tầm Bi hoảng hốt chạy ra gốc cây gần đó. Vài người nữa cũng chạy theo, Mi-Sen chẳng biết họ làm gì... lát sau khi trở lại họ thở phào nói:
- May mà đống phân đi lúc đầu hôm vẫn còn, để mình kịp đào đất chôn đi.
Một tiếng khóc ghê tợn vọng lại rất gần làm vài người giật bắn lên, ôm chầm lấy nhau. Y- Blen bảo:
- Chính là nó, con ma chết trôi ở dòng suối trôi về bản của tôi, chính nó.
Ba người kia kéo theo Y- Blen vào lều, để mặc Mi-Sen đứng lại bên ngoài.
Anh chàng nhát gan nhất vừa run lẩy bẩy vừa van lơn:
- Anh Y-Blen hãy kể cho tụi tôi nghe chuyện con ma lai đó đi. Nó có tới đây không?
Trầm ngâm một lúc Y-Blen kể:
- Cách đây hơn hai năm, một hôm dân bản của tôi ra suối lấy nước thì bắt gặp một xác người chết trôi, tay chân bị trói gô lại. Đó là một cô gái người dân tộc... Dân làng tới vớt xác lên định đem chôn thì già làng ngăn lại, nói rằng những cô gái chết oan, chết yểu như vậy không thể chôn trong bản chừng nào tốt chừng nấy. Do vậy xác cô gái đó được mai táng ở phía sâu trong rừng phía bên kia.
Xác chôn được hai ngày thì có người đi rừng phát hiện mộ đã bị đào xới, xác bị xé vụng, ruột gan mất hết. Thế là cả bản tôi sợ hãi tột độ, họ kháo nhau rằng, đó là điềm chẳng lành, xác cô gái đã bị ma lai, ma trành rút ruột ăn, rồi thế nào cô ấy cũng về báo oán!
Dừng lại như để nén sự sợ hãi xuống. Y-Blen kể tiếp:
- Quả nhiên dân làng tôi liên tiếp có bốn, năm người chết lúc đi rừng, ruột gan bị móc sạch mà chẳng biết nguyên do. Từ đó cả bản phải tản đi những nơi thật xa, vậy mà mãi đến hôm nay vẫn còn sợ bị báo ứng.
Anh chàng nhát cáy không còn đủ sức nghe tiếp câu chuyện, anh ta đã ngất xỉu lúc nào rồi. Y-Blen và mọi người xúm lại đánh gió, xoa dầu để cứu chữa. Khi anh ta tỉnh lại thì cứ luôn mồm kêu gào phải nhổ lều đi về ngay!
Nhưng thật lạ lùng, khi mọi người chui ra khỏi lều thì không còn thấy Mi-Sen đâu?
Chiếc đèn pin và cây súng săn, vật phòng thân của Mi-Sen vẫn còn rơi lại ngay chỗ anh ta đứng lúc nãy.
Y-Blen hốt hoảng:
- Không xong rồi!
Một giọng cười ma quái ở cách đó không xa...
Cuộc tìm kiếm đã diễn ra gần hết đêm mà chẳng có kết quả. Sáng sớm, khi mọi người đã mệt mỏi, chán nản thì có một già làng xuất hiện ở cuối bìa rừng tre. Ông cụ vừa bước đi vừa khua chiêng và đọc ê a gì đó rất khó nghe.
Y-Blen và nhóm người đi tìm kiếm chạy vội đến đó. Không thấy dấu vết gì của Mi-Sen mà chỉ thấy xác một con chồn nằm chết, máu me còn be bét. Đặc biệt là phần bụng của nó vỡ toang, trống hoác...
Y-Blen nhìn cảnh tượng đó, chép miệng:
- Chính là con ma đó. Nó hành động như vậy với cả, người và loài vật.
Lo lắng cho mạng sống của Mi-Sen, nên quên cả mệt nhọc, họ lại chia nhau đi lùng sục khắp nơi.
Ở ba nơi nữa, họ lại gặp ba con vật khác mà cái chết cũng đều giống như nhau.
Trong lúc quá tuyệt vọng thì họ gặp lại già làng. Lần này cụ cầm trên tay không phải là cái chiêng mà là một bộ xương khô, còn cả sọ củ một con khỉ đột. Ai hỏi gì cụ cũng không nói mà chỉ trỏ tay vào bộ xương rồi lẳng lặng bỏ đi.
Chẳng ai hiểu ý cụ muốn nói gì. Chỉ có Y-Blen, sau mấy giây suy nghĩ, anh ta kéo mọi người đi, vừa nói:
- Ta vượt qua cánh rừng bên kia.
Và anh ta giải thích thêm:
- Già làng muốn ám chỉ đến khu rừng sọ khỉ, nơi dân bản tôi đã chôn xác cô gái chết trôi và sau đó trở thành ma lai.
Nhiều người tỏ ý sợ muốn lùi bước khi nghe nói tới chỗ chôn ma lai. Tuy nhiên Y-Blen đã động viên họ:
- Ma lai không xuất hiện ban ngày nên ta không sợ. Theo chỉ dẫn của già làng thì có thể Mi-Sen đang ở đó.
Quãng đường khá xa nên mọi người tới đó thì mặt trời đã lên khá cao. Y-Blen tìm ngay được ngôi mộ đất chôn đã được mấy năm.
Khi mọi người còn đứng ở xa, hông dám lại gần, thì Y-Blen thấy có gì đó khác lạ, anh bước lại và kêu lên khi thấy có một đầu người ló ra từ mộ đất:
- Mọi người tới đây tiếp tôi với. Mi-Sen ở đây!
Khi mấy người cố sức cùng với Y-Blen bới đất kéo được Mi-Sen ra thì anh ta đã chết. Xem xét khắp thân thể chẳng phát hiện được vết thương tích gì, một người trong nhóm vốn là bác sĩ đã tạm kết luận: Mi-Sen chết do quá sợ hãi!
Riêng dân trong bản thì quả quyết:
- Anh ta chết dưới bàn tay của ma rừng! Mà cũng đáng đời, đã gây ra bao tội ác thì giờ đây phải trả thôi.
Nhưng một người khác sau khi nhìn rõ mặt Mi-Sen đã thốt lên:
- Thằng này đâu phải là Béc-na!
Thì ra có thể Mi-Sen bị chết là do bị lầm tưởng hắn là tay cường dâm đại ác Béc-na ở đồn điền! Nhưng ai đã ra tay?
Y-Blen kêu lên khẽ cái tên mà suốt đêm qua đến giờ anh ta mới nhớ lại: "Krờ-Lin!".
- Vùng này có cả hổ nhưng ít khi xuất hiện ban ngày, đáng ngại nhất là lợn lòi.
Một người Ấn lai tên Tầm Bi cười bảo:
- Anh quên nhắc, còn có thứ đáng sợ hơn ở đây, nghe nói đó là những con ma rừng, ma xó gì đó!
Một người nữa hơi bị chột dạ:
- Nghe nói còn có ma trành, ma lai ghê khiếp hơn cả ma cà rồng bên Trời Tây. Theo tôi, mình bỏ chuyến đi săn này, đi thẳng lên Đà Lạt chơi còn lý thú hơn.
Cả bọn cười vang chế nhạo:
- Thằng cha Mạnh mà chẳng mạnh chút nào, mới nghe đến ma là đã xém... trong quần rồi!
Họ tuy cười nói có vẻ hăng như vậy, nhưng khi vào đến rừng họ đã có vẻ mất hứng khi anh chàng người Thượng dẫn đường cảnh báo:
- Có ma thật đó mấy ông! Ở đây vừa xảy ra chuyện một tay xếp đồn điền bị ma làm cho phát điên phát cuồng, đang nằm ở bệnh viện Sài Gòn.
Anh ta thuật lại chuyện của Béc-na. Vừa nghe tới tên Béc-na tức thì Mi-Sen kêu lên:
- Đó là con quỷ râu xanh đã từng làm việc với tôi!
Câu chuyện xoay quanh những gì về Béc-na đã làm cho mọi người quên đi mỏi chân, trời gần đứng bóng thì họ đã tới phía đầu nguồn dòng suối. Mi-Sen hỏi:
- Giờ này mới tới đây thì liệu xế chiều chúng ta có vào tới chân núi kia không?
Y-Blen, người dẫn đường quả quyết:
- Dư sức tới. Ngoại trừ...
- Còn ngoại trừ gì nữa?
Anh ta chỉ lên phía chân trời:
- Ngoại trừ đám mây đen kia đừng đổ xuống bất thường.
Tỏ ra rành thiên văn, anh chàng Tầm Bi bảo:
- Mây như vậy thì đến tối cũng chưa mưa, đừng lo.
Y-Blen lắc đầu:
- Ông trời của núi rừng khó nói lắm. Nhiều khi không chuyển chút nào mà cũng mưa xối xả. Thôi, cứ nghỉ chân và ăn trưa đi, xong ta đi tiếp.
Họ bày thức ăn nguội ra và ăn một cách ngon lành vì bụng đói. Ăn xong, nhìn đồng hồ tay, Mi-Sen ra lệnh:
- Bây giờ đã 12 giờ 30, chúng ta đi ngay cho kịp đến trại của người bạn tôi ở chân núi. Đêm nay ta sẽ ngủ lại ở đó và đi săn đêm, đây là cái thú mà trên đời này không có thú nào bằng.
Họ chưa kịp cuốn gói thì sấm chớp liên hồi, mây đen giăng kín cả rừng. Y-Blen lắc đầu ngao ngán:
- Đã nói rồi, trời ở đây là như vậy đó. Cơn mưa này không nhỏ đâu.
Mọi người che vội tấm bạt lên ở một gốc cây và rút vào đó trú tạm. MiSen làu bàu:
- Kiểu này làm sao mà tới đó cho kịp trời tối.
Y-Blen cũng phụ hoạ:
- Mưa này nước trên thác đổ xuống mạnh lắm không qua nổi đâu, phải chờ lâu lắm...
Vượt ngoài dự kiến của họ, cơn mưa đột ngột nhưng kéo dài ngót hai giờ. Khi mưa bắt đầu ngớt hạt thì đồng hồ tay của họ đã chỉ sang số 3. Mi-Sen giục:
- Ta đi cho nhanh lên nào.
Nhưng Y-Blen xua tay:
- Không đi ngay được đâu. Ngay phía trước cách chúng ta vài trăm bước chân là đầu nguồn suối nước chảy xiết sẵn sàng cuốn trôi bất cứ vật gì.
Mi-Sen lệnh:
- Thì đi vòng sang hướng khác!
Nhưng anh ta đã lắc đầu:
- Phải vòng đến nửa đêm mới qua được bởi bên đó là một con sông lớn, dưới đó đầy cá sấu.
Mấy người kia thất vọng thở dài. Mi-Sen than:
- Không lẽ đêm nay ngủ ở đây!
Với kinh nghiệm sinh ra và lớn lên ở rừng núi. Y-Blen gật đầu:
- Đành vậy thôi. Cũng mai, đây là gò cao, chớ không nước cũng sẽ cuốn chúng ta đi mất.
Trời tối dần...
Cuối cùng chẳng có cách nào hơn, Mi-Sen đành bảo mọi người:
- Mắc lều và võng lên, ta ngủ đỡ ở đây.
Y-Blen đùa:
- Ở đây không chừng săn nai còn nhiều hơn trên núi!
Cuộc hạ trại bất đắc dĩ cuối cùng cũng ổn. Mấy anh chàng nhát gan thì rút chung vào một lều, Mi-Sen lều riêng. Y-Blen chỉ mắc võng giữa hai thân cây rồi nằm vắt vẻo trên đó, chẳng cần lều bạt gì cả.
Mi-Sen dặn:
- Mọi người cứ ngủ một giấc khi nào có trăng lên thì tôi sẽ gọi, chúng ta làm cuộc đi săn đêm ở đây.
Có lẽ do trời mới mưa mát và do mệt, nên chỉ lát sau mọi người đã ngủ say, ngoại trừ Y-Blen. Chính cái âm thanh kỳ lạ mà anh ta nghe vọng lại từ xa, đã làm cho Y-Blen trằn trọc mãi. Hồi lâu anh ta lẩm bẩm:
- Không lẽ lại là nó?
Nó ở đây là ai thì lúc đó Mi-Sen cũng đã phát hiện, anh ta đến bên Y-Blen hỏi khẽ:
- Con gì kêu vậy, hổ chăng?
Y-Blen lắc đầu:
- Hổ không kêu the thé như tiếng lên tiếng khóc như vậy...
- Vậy là con gì?
Giọng Y-Blen nghe sắc lạnh:
- Không phải con gì mà là người!
- Người? Mà ai vậy?
- Là Ma?
Mi-Sen không bao giờ tin chuyện ma quỷ, anh ta cười khẩy:
- Doạ mấy thằng kia, chứ doạ tao sao được thằng mọi!
Y-Blen nghiêm giọng:
- Tôi nói thiệt, tin hay không là tuỳ ông. Đêm nay ta không may rồi, bây giờ tuỳ theo con đó có tới đây không mà thôi.
Mi-Sen vẫn tự tin:
- Hãy gọi mấy người kia dậy, ta đi săn.
Y-Blen ngăn lại:
- Tôi nói thiệt, ông đi giờ này là gặp nguy. Nó sẽ sẽ...
Mi-Sen gắt lên:
- Nó làm gì tao?
Giọng Y- Blen có vẻ run:
- Ông không sợ nhưng tôi thì sợ. Cả bản Làng của tôi ở dưới hạ nguồn suối, nay đã bị con ma lai này mà phải đốt nương rẫy chuyển đi hết chỗ này đến chỗ khác. Nó... nó sẽ...
Mi-Sen vẫn nạt ngang:
- Con ma lai gì của mày nói, nó sẽ... sẽ... ăn phân của tao là cùng. Đừng hù nữa, hãy dậy đi săn tụi bây!
Mọi người giờ mới giật mình chui ra khỏi lều. Vừa nghe câu chuyện họ đã hoảng hốt thật sự:
- Đừng đi săn Mi-Sen. Ta chờ sáng rồi rời khỏi đây ngay đi!
Y-Blen với vẻ mặt nghiêm trọng, sợ hãi:
- Những con ma lai sẽ đi ăn phân của các ông thải ra hồi đêm và như vậy là ruột các ông sẽ bị rút ra hết. Các ông không nghe chuyện ma lai rút ruột à?
Trong lúc Mi-Sen không tin, nhưng mấy người kia thì hoàn toàn tin lời Y-Blen nói. Anh chàng Tầm Bi hoảng hốt chạy ra gốc cây gần đó. Vài người nữa cũng chạy theo, Mi-Sen chẳng biết họ làm gì... lát sau khi trở lại họ thở phào nói:
- May mà đống phân đi lúc đầu hôm vẫn còn, để mình kịp đào đất chôn đi.
Một tiếng khóc ghê tợn vọng lại rất gần làm vài người giật bắn lên, ôm chầm lấy nhau. Y- Blen bảo:
- Chính là nó, con ma chết trôi ở dòng suối trôi về bản của tôi, chính nó.
Ba người kia kéo theo Y- Blen vào lều, để mặc Mi-Sen đứng lại bên ngoài.
Anh chàng nhát gan nhất vừa run lẩy bẩy vừa van lơn:
- Anh Y-Blen hãy kể cho tụi tôi nghe chuyện con ma lai đó đi. Nó có tới đây không?
Trầm ngâm một lúc Y-Blen kể:
- Cách đây hơn hai năm, một hôm dân bản của tôi ra suối lấy nước thì bắt gặp một xác người chết trôi, tay chân bị trói gô lại. Đó là một cô gái người dân tộc... Dân làng tới vớt xác lên định đem chôn thì già làng ngăn lại, nói rằng những cô gái chết oan, chết yểu như vậy không thể chôn trong bản chừng nào tốt chừng nấy. Do vậy xác cô gái đó được mai táng ở phía sâu trong rừng phía bên kia.
Xác chôn được hai ngày thì có người đi rừng phát hiện mộ đã bị đào xới, xác bị xé vụng, ruột gan mất hết. Thế là cả bản tôi sợ hãi tột độ, họ kháo nhau rằng, đó là điềm chẳng lành, xác cô gái đã bị ma lai, ma trành rút ruột ăn, rồi thế nào cô ấy cũng về báo oán!
Dừng lại như để nén sự sợ hãi xuống. Y-Blen kể tiếp:
- Quả nhiên dân làng tôi liên tiếp có bốn, năm người chết lúc đi rừng, ruột gan bị móc sạch mà chẳng biết nguyên do. Từ đó cả bản phải tản đi những nơi thật xa, vậy mà mãi đến hôm nay vẫn còn sợ bị báo ứng.
Anh chàng nhát cáy không còn đủ sức nghe tiếp câu chuyện, anh ta đã ngất xỉu lúc nào rồi. Y-Blen và mọi người xúm lại đánh gió, xoa dầu để cứu chữa. Khi anh ta tỉnh lại thì cứ luôn mồm kêu gào phải nhổ lều đi về ngay!
Nhưng thật lạ lùng, khi mọi người chui ra khỏi lều thì không còn thấy Mi-Sen đâu?
Chiếc đèn pin và cây súng săn, vật phòng thân của Mi-Sen vẫn còn rơi lại ngay chỗ anh ta đứng lúc nãy.
Y-Blen hốt hoảng:
- Không xong rồi!
Một giọng cười ma quái ở cách đó không xa...
Cuộc tìm kiếm đã diễn ra gần hết đêm mà chẳng có kết quả. Sáng sớm, khi mọi người đã mệt mỏi, chán nản thì có một già làng xuất hiện ở cuối bìa rừng tre. Ông cụ vừa bước đi vừa khua chiêng và đọc ê a gì đó rất khó nghe.
Y-Blen và nhóm người đi tìm kiếm chạy vội đến đó. Không thấy dấu vết gì của Mi-Sen mà chỉ thấy xác một con chồn nằm chết, máu me còn be bét. Đặc biệt là phần bụng của nó vỡ toang, trống hoác...
Y-Blen nhìn cảnh tượng đó, chép miệng:
- Chính là con ma đó. Nó hành động như vậy với cả, người và loài vật.
Lo lắng cho mạng sống của Mi-Sen, nên quên cả mệt nhọc, họ lại chia nhau đi lùng sục khắp nơi.
Ở ba nơi nữa, họ lại gặp ba con vật khác mà cái chết cũng đều giống như nhau.
Trong lúc quá tuyệt vọng thì họ gặp lại già làng. Lần này cụ cầm trên tay không phải là cái chiêng mà là một bộ xương khô, còn cả sọ củ một con khỉ đột. Ai hỏi gì cụ cũng không nói mà chỉ trỏ tay vào bộ xương rồi lẳng lặng bỏ đi.
Chẳng ai hiểu ý cụ muốn nói gì. Chỉ có Y-Blen, sau mấy giây suy nghĩ, anh ta kéo mọi người đi, vừa nói:
- Ta vượt qua cánh rừng bên kia.
Và anh ta giải thích thêm:
- Già làng muốn ám chỉ đến khu rừng sọ khỉ, nơi dân bản tôi đã chôn xác cô gái chết trôi và sau đó trở thành ma lai.
Nhiều người tỏ ý sợ muốn lùi bước khi nghe nói tới chỗ chôn ma lai. Tuy nhiên Y-Blen đã động viên họ:
- Ma lai không xuất hiện ban ngày nên ta không sợ. Theo chỉ dẫn của già làng thì có thể Mi-Sen đang ở đó.
Quãng đường khá xa nên mọi người tới đó thì mặt trời đã lên khá cao. Y-Blen tìm ngay được ngôi mộ đất chôn đã được mấy năm.
Khi mọi người còn đứng ở xa, hông dám lại gần, thì Y-Blen thấy có gì đó khác lạ, anh bước lại và kêu lên khi thấy có một đầu người ló ra từ mộ đất:
- Mọi người tới đây tiếp tôi với. Mi-Sen ở đây!
Khi mấy người cố sức cùng với Y-Blen bới đất kéo được Mi-Sen ra thì anh ta đã chết. Xem xét khắp thân thể chẳng phát hiện được vết thương tích gì, một người trong nhóm vốn là bác sĩ đã tạm kết luận: Mi-Sen chết do quá sợ hãi!
Riêng dân trong bản thì quả quyết:
- Anh ta chết dưới bàn tay của ma rừng! Mà cũng đáng đời, đã gây ra bao tội ác thì giờ đây phải trả thôi.
Nhưng một người khác sau khi nhìn rõ mặt Mi-Sen đã thốt lên:
- Thằng này đâu phải là Béc-na!
Thì ra có thể Mi-Sen bị chết là do bị lầm tưởng hắn là tay cường dâm đại ác Béc-na ở đồn điền! Nhưng ai đã ra tay?
Y-Blen kêu lên khẽ cái tên mà suốt đêm qua đến giờ anh ta mới nhớ lại: "Krờ-Lin!".
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 5: Người đàn bà điên
Y-Vôn đưa Béc-na trở lại đồn điền và sững sờ khi nghe dân phu kể chuyện về cái chết thương tâm của anh chàng Mi-Sen nào đó. Béc-na đã có biểu hiện hồi phục sức khoẻ khá tốt sau mấy lần dưỡng bệnh, nhưng vừa đến cánh rừng dẫn vào đồn điền là anh ta vội ôm mặt lại không dám nhìn.
Suy nghĩ mãi, cuối cùng Y-vôn điện về cho cha và quyết định đưa chồng về Pháp. Nhưng kỳ lạ vô cùng, khi mọi sự chuẩn bị xong xuôi thì Béc-na lại rơi vào tình trạng hôn mê! Việc cứu chữa có kết quả, tuy nhiên đã ba lần lặp lại, cứ mỗi khi vali đem ra xe thì y như rằng anh chàng lại lăn ra xùi bọt mép, hôn mê sâu.
Các bác sĩ thật giỏi được rước từ Sài Gòn lên cũng bó tay với chuyện kỳ lạ này. Họ chỉ bảo:
- Vấn đề tâm lý. Tốt nhất là cứ để ông ta lại đây và chăm sóc thật kỹ, tránh sốc về tinh thần.
Y-vôn lo lắng hỏi thăm các gia nhân:
- Từ hôm tôi vắng nhà có khi nào xảy ra chuyện gì không? Nhất là về đêm?
Hiểu ý cô muốn hỏi về Sao-ly với tiếng kêu khóc mỗi đêm ngoài rừng, mọi người đều đáp:
- Dạ, không hề có chuyện ấy.
Đêm đầu tiên, rồi thứ hai, thứ ba đúng là yên. Tuy nhiên để cho chắc ăn, Y-vôn cho đóng kín cửa sổ lại. Gọi chị Sao-leng lại, cô căn dặn:
- Bây giờ Béc-na là người bệnh không còn khả năng quậy phá gì nữa, vậy chỉ có cách nào khấn vái cô Sao-ly đừng làm cho anh ấy sợ nữa, được không?
Sao-leng gật đầu hứa:
- Tôi sẽ tìm cách. Bây giờ thấy ông ấy cũng tội nghiệp...
Trưa hôm đó Sao-leng xin phép về bản. Người đầu tiên mà chị gặp là Krờ-Nia, mẹ của Krờ-Lin, chị này thốt ra những lời cay độc:
- Lâu nay tôi không biết con Krờ-Lin chết mất xác phương nào, giờ mới hay nó đã thành ma rừng. Tội nghiệp con tôi.
Rồi chị ta rít lên:
- Tại sao nó không bắt hồn đúng thằng Béc-na mà lại lầm với người khác! Tối nay tôi sẽ qua bên rừng sọ khỉ kêu nó về đây tìm cho được thằng Béc-na!
Sao-leng hơi hoảng, chị tìm cách xoa dịu:
- Ông Béc-na giờ đây sắp chết rồi, ông ta đang nằm bệnh viện ở Sài Gòn chớ không có ở nhà. Tốt nhất là chị nên nguôi mối thù đó đi, để rồi tôi nói họ cho chị một số tiền, vài con trâu, một thửa ruộng lớn để mà an dưỡng tuổi già và hãy quên hận thù đi...
Trừng mắt nhìn vào kẻ đang khuyên bảo mình, Krờ-Nia quát lên:
- Mày đã ăn bả phân của nhà nó rồi, nên quên mối thù hại cháu Sao-ly của mày rồi sao? Mày có biết vì giận mày nên nó bỏ đi biệt từ hổm nay không!
Bị mắng nhưng Sao-leng lại mừng khi nghe tin Sao-ly không về bản nữa. Mà như vậy là nó sẽ không quấy phá nữa...
Biết có khuyên thêm thì cũng không có kết quả gì với một người cố chấp như Krờ-Nia, nên Sao-leng tìm cách đánh lạc hướng:
- Tôi nghe người ta nói con Krờ-Lin bám theo xác cái thằng Mi-Sen gì đó ngoài nhà xác tỉnh, nó quyết moi ruột thằng ấy đó.
Krờ-Nia reo lên:
- Phải làm như vậy!
Sao-leng lần về căn nhà bỏ hoang, nơi thờ Sao-ly. Vừa đẩy cửa bước vô chị đã vô cùng kinh ngạc khi thấy nguyên bộ đồ Kaki màu vàng của Béc-na thường mặc ở đồn điền. Tại sao nó lại ở đây?
Bước lại đưa tay nhặt lên thì không thể kéo lên được, bởi nó đã bị một cây rựa cấm sâu, dính chặt dưới đất.
- Ai làm chuyện này? Hay là.. Sao-ly?
Ngôi nhà này từ khi Sao-ly chết thì không ai dám bước vào nếu không đi cùng thân nhân của nó. Mà thân nhân duy nhất còn lại trên đời này của Sao-ly chính là Sao-leng...
Sao-leng nhớ ra rồi, bộ quần áo này hôm Béc-na bị trói ở bờ suối, hắn đã bị lột trần. Hôm ấy chẳng ai tìm thấy, không ngờ nó lại nằm ở đây.
Nghĩ tới sự hiển linh của cháu mình. Sao-leng chắp tay khấn vái:
- Mày sống khôn thác thiêng, nỗi oan ức của mày giờ đây cũng đã được trả. Thằng khốn đó giờ đã thân tàn ma dại thân xác đang bị hành hạ khổ đau còn gấp trăm lần cái chết, vậy mày hãy mở rộng lòng tha thứ, đừng hận thù nữa...
Sao-leng quỳ ở đó khá lâu, đến khi đứng lên thì vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy cây rựa vốn đã cắm rất sâu và chặt xuống đất, giờ chẳng hiểu sao lại đổ nghiêng?
Đưa tay kéo thử lấy bộ quần áo ra một cách dễ dàng. Nghĩ là lời khấn của mình linh ứng, Sao-leng mừng rỡ:
- Sao-ly ơi! Cháu đã nghe lời cô rồi! Cám ơn cháu, cám ơn cháu nhiều lắm...
Chị ôm bộ quần áo của Béc-na đi nhanh về nhà. Đặt nó trước mặt Y-vôn, Sao-leng thuật lại hết mọi việc, kể cả việc mẹ Krờ-Lin hăm doạ trả thù.
Suy nghĩ rất lâu, sau cùng Y-vôn đề nghị làm Sao-leng giật mình:
- Chị đưa tôi tới chỗ Krờ-Lin.
Sao-leng hốt hoảng:
- Không được đâu. Bà không nghe chuyện ông thợ săn chỉ vì hơi giống ông Béc-na mà bị giết chết thảm đó sao?
Nhưng Y-vôn vẫn cương quyết:
- Tôi không muốn để chuyện này kéo dài. Một là tôi chết chắc hắn họ không phải quá nhẫn tâm, hai là tôi cũng chết với họ!
- Không nên bà chủ ơi. Tôi đã van xin con Sao-ly không hận thù nữa, nó đã có vẻ xiêu lòng. Còn con Krờ-Lin thì ta sẽ tìm cách thuyết phục mẹ nó, tôi tin bà ta không phải không có tấm lòng.
Y-vôn không nói gì, nhưng giữa đêm hôm đó, đợi lúc Sao-leng đã ngủ say ở nhà sau, Y-vôn khoá cửa phòng bên ngoài, lẻn ra cửa trước đi một mình. Tuy nhiên chỉ một lúc sau đã thấy có tiếng chân bước nhanh ở phía sau, cùng tiếng gọi của Sao-leng:
- Bà chủ, tôi cùng đi với bà!
Y-vôn có vẻ tự tin hơn:
- Chị dẫn tôi về làng!
Khi tới ngôi nhà hoang của Sao-ly. Y-vôn bảo:
- Chị cùng vào và giúp tôi việc này.
Móc trong túi xách ra một bộ quần áo rách tả tơi và một bộ tóc giả rối bù, Y-vôn giục:
- Tôi muốn đi trong trang phục này và chị thì lén đi theo phía sau tôi, không được chường mặt ra. Chúng ta cùng ra bờ suối rồi chờ ở đó, tôi muốn thử xem khi chạm mặt tôi, cô Sao-ly và nếu có Krờ-Lin nữa càng tốt, sẽ phản ứng thế nào.
Sao-leng vừa giúp chủ hoá trang trong bộ cánh giống như Sao-ly, vừa run:
- Nguy hiểm lắm bà chủ ơi... có thể con Sao-ly sẽ không làm gì nhưng Krờ-Lin thì không thể lường trước được nó sẽ ra sao. Bà nhớ, nó là một loại ma lai, ma trành mà ở Làng bản này đều sợ hãi!
Y-vôn vẫn không nao núng:
- Tôi đã tuyệt vọng, cùng đường rồi, nên không sợ gì hiểm nguy đâu. Nào, chị xem tôi giống ai?
Qua lại mấy vòng, Y-vôn chợt nhớ:
- Còn cái mặt nữ chị giúp bôi xi đen lên khắp mặt tôi, để không còn ai có thể nhận ra được nữa.
Bôi xi xong, khi nhìn Sao-leng cũng phải kêu lên:
- Giống y như là... là...
- Giống ma phải không?
- Đúng rồi, giống như Sao-ly!
Không có gương soi, nhưng đã từng nhìn thấy Sao-ly qua cửa sổ. Y-vôn có thể hình dung giờ đây mình ra sao. Cô giục:
- Ta đi nhanh lên. Nghe nói những hồn ma chỉ xuất hiện trong đêm phải không, nhất là thường hiện ra ở nơi mình đã chết?
Từ bản ra suối không xa lắm, nhưng đường khó đi, nhất là ban đêm lại không dám dùng đèn soi đường. Là dân sinh ra và lớn lên nơi đây nhưng Sao-leng còn phải vất vả, đồng thời đang nghe lạnh sống lưng khi phải đối mặt với chuyện ma quỷ này.
Cuối cùng họ cũng tới nơi, Y-vôn lại giục:
- Chị núp kín ở chỗ bụi cây kia, đừng xuất hiện khi thấy có gì khác lạ, cũng đừng lên tiếng, tôi muốn tự mình giải quyết chuyện của mình.
Sao-leng thầm cảm phục sự gan lì của cô gái tóc vàng mắt xanh này và thương cô ấy vô cùng... chị tự nhủ, nếu có hiểm nguy gì thì chị có thể xả thân để bảo vệ...
Dòng suy nghĩ của Sao-leng bị cắt ngang, bởi vừa lúc đó chẳng biết từ đâu, đã thấy hai bóng người xuất hiện cùng lúc trước mặt Y-vôn! Một trong hai người bế trên tay một đứa trẻ, mà vừa thoạt trông, Sao-leng đã suýt kêu lên thành tiếng:
- Sao-ly!
Đúng là Sao-ly. Còn người kia cũng là một phụ nữ, tuy không nhìn rõ mặt vì trời tối, nhưng cũng không khó đoán:
- Krờ-Lin!
Cả hai ăn mặc rách rưới tả tơi, đầu tóc rối bù chẳng khác gì so với... Y-vôn. Họ đứng cách nhau chưa đầy mười bước chân và dừng lại im lặng nhìn nhau.
Trong lúc tim của Sao-leng đang muốn ngừng đập, thì chợt một tràng cười vang lên rùng rợn giữa đêm rừng âm u. Chắc chắn là chưa có một âm thanh nào quái dị đến như thế.
Và nếu Sao-leng không nhìn lầm thì tiếng cười đang phát ra từ nơi Y-vôn. Hai vai cô gái Tây này run lên liên hồi, đồng thời hai tay cô giơ cao, mặt ngửa lên trời...
Trước khi Sao-leng ngất xỉu, chị còn kịp nhìn thấy bóng hai cô gái rách rưới quay lưng bỏ chạy, hình như đôi chân họ lướt trên mặt cỏ...
° ° °
Cả đồn điền nhao nhao lên về huyện Y-vôn bị lên cơn động kinh, điên loạn.
Người ta đã tìm thấy Y-vôn và Sao-leng nằm ngất lịm trên bờ suối. Khi khiêng về nhà thì Sao-leng tỉnh lại bình thường, còn Y-vôn thì hôn mê đến nửa buổi mới hồi tỉnh, nhưng từ đó hầu như không nhận biết gì.
Hỏi Sao-leng chuyện gì đã xảy ra, chị chỉ lắc đầu làm như không nhớ gì. Nhưng mỗi khi nhìn Y-vôn nằm thiêm thiếp thì chị lại khóc. Chị nhớ lại và mỗi, đêm qua Y-vôn đã chịu đựng nỗi sợ hãi quá sức mình, cốt để chứng tỏ điều gì đó trước hai kẻ đang muốn giết hại chồng mình. Mặc dù từ khi tới nơi này, lúc nào chị cũng chống lại hành động của chồng, bực bội, đau khổ trước dã tâm của Béc-na, nhưng nếu thấu hiểu thì mới nhận ra Y-vôn còn rất yêu người bạn đời của mình.
Trận cười quái dị, ghê rợn đêm qua, ban đầu có thể là cố ý, để lấy can đảm, nhưng sau đó dường như đã trở nên tự phát, không còn kiềm chế bản thân được nữa. Y-vôn đã phát điên từ lúc đó.
Tài xế Bá tìm cách hỏi riêng Sao-leng:
- Phải chăng chị và bà Y-vôn tìm gặp Sao-ly
Không thể giấu Bá, nên Sao-leng tiết lộ vắn tắt:
- Phải, chúng tôi đã tìm gặp được.
Bá không hỏi thêm, anh trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Tôi biết bà Y-vôn vẫn không tin Sao-ly là ma. Bà ấy muốn nói chuyện trực tiếp với cô ấy. Nhưng có lẽ thực tế đã làm cho bà ấy phát hoảng. Tội nghiệp bà ta...
Bá ra ngoài. Lát sau mang vào một bộ quần áo phụ nữ, tôi nhặt bên ngoài cửa sổ lúc gần sáng.
Vừa nhìn thấy Sao-leng đã hiểu ngay đó là bộ đồ mà Y-vôn đã thay ra và bỏ lại ngôi nhà hoang hồi tối qua.
Bá còn đưa cho Sao-leng xem một vật:
- Chị nhớ cái này không?
- Cái vòng cổ. Cái vòng cầu hôn của Bá với Sao-ly, đã bị mất từ ngày nó chết.
Bá ngậm ngùi:
- Chính tay tôi đã làm chiếc vòng này cho Sao-ly, cô ấy vẫn đeo trên cổ từ ngày ấy và hình như vẫn đeo đến tận bây giờ. Đây chị xem, vòng vẫn còn bóng bởi hơi và mồ hôi người đeo.
- Tội nghiệp.
Sao-leng chỉ thốt lên mấy tiếng rồi ôm mặt khóc. Bá cũng khóc. Anh nhìn qua cửa phòng nơi Béc-na nằm bất động bằng cặp mắt căm thù, nhưng khi nhìn sang Y-vôn ở giường bên kia thì anh lại nghe xót xa trong lòng.
Lẳng lặng quay ra ngoài... lát sau Bá trở vào, trên tay cầm con dao đi rừng, anh đưa cho Sao-leng:
- Con dao này đã từ lâu tôi chuẩn bị sẵn, luôn mang theo xe, đợi lúc thuận tiện thì ra tay trả thù cho Sao-ly, nhưng chưa có dịp. Mạng thằng Béc-na còn lớn.
- Anh ta bỏ đi, Sao-leng gọi với theo:
- Nè, còn con dao?
Bá đáp mà không nhìn lại:
- Chị đem nó quăng xuống suối đi, tôi không muốn dùng nó nữa!
° ° °
Vừa lúc nửa đêm, người ngồi dậy và tỉnh táo là Béc-na. Hình như sau cơn mê dài, giờ đây trông anh ta có thần khí trở lại. Nhìn sang chiếc giường nhỏ mới kê ở trong phòng, anh ta chợt giật mình khi nhận ra người nằm bất động trên giường là Y-vôn. Như chiếc lò xo Béc-na nhảy vọt tới bên vợ. Việc đầu tiên là cất tiếng gọi khẽ:
- Y-vôn?
Gọi đến lần thứ ba vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Béc-na hơi hoảng, anh ta đưa tay lên mũi vợ thì nhận ra hơi thở vẫn còn, chỉ có tay chân mặt mày thì lạnh như băng.
Anh ta kêu toáng lên:
- Sao-leng? Sao-leng lên đây!
Nghe kêu, Sao-leng chạy lên ngay, nhưng vừa nhìn thấy Béc-na thì chị khựng lại không dám bước vào phòng.
- Chị vào đây xem Y-vôn sao vầy nè?
Ra dấu đặt tay Y-vôn nằm xuống, Sao-leng rụt rè bảo:
- Bà ấy đã bị hôn mê hai ngày rồi, bác sĩ đã khám và cho thuốc, bảo nằm nghỉ ngơi.
- Cô ấy bị sao?
Sao-leng khó nói mọi chuyện, chị chỉ vắn tắt:
- Vì muốn cứu mạng ông nên ra cớ sự.
Tra hỏi một lúc thấy không có kết quả gì, Béc-na chỉ còn biết gục xuống ôm vợ và khóc nức nở. Đây là lần đầu tiên Sao-leng nghe từ con người đi ác này buông ra tiếng khóc. Thì ra anh ta vẫn còn có nước mắt...
Thấy bất nhẫn, Sao-leng vừa định quay đi, thì chợt chị thoáng thấy bên ngoài cửa sổ xuất hiện một bóng người. Người đó đang nhìn không chớp mắt vào chỗ Y-vôn và Béc-na. Hẳn nhiên là người ấy đã mục kích rõ cơn xúc động thật sự và tiếng khóc của Béc-na.
Vụt biến mất như lúc hiện ra. Sao-leng vội gọi với theo:
- Sao-ly!
Tiếng kêu làm kinh động chẳng riêng Béc-na, mà ngay cả người đang nằm bất động cũng vụt bật dậy.
- Sao-ly đâu?
Câu hỏi của Y-vôn. Cô đã tỉnh lại, vừa đẩy Béc-na ra, vừa chạy đến bên cửa sổ gọi lớn:
- Sao-ly cô đừng đi!
Bước nhẹ tới bên vợ, Béc-na không còn hốt hoảng nữa, anh ta dịu dàng một cách đáng ngạc nhiên:
- Em nằm lại nghĩ đi, anh tin cô ấy sẽ không trở lại.
Đưa mắt nhìn chồng, Y-vôn càng ngạc nhiên hơn khi trong đôi mắt của anh ta không còn lộ hung quang và sát khí nữa. Một sự thay đổi đến kỳ lạ.
- Béc-na.
Mấy tiếng này Y-vôn thốt ra mà cũng chẳng tự chủ được. Và cuối cùng cô từ từ ngã vào lòng người mà cô rất muốn được chở che...
° ° °
Giọng rất chân tình. Y-vôn hỏi chồng:
- Em hỏi thật, anh có hối hận chuyện đã gây ra cho hai người phụ nữ đáng thương kia không?
Béc-na đáp không chút suy nghĩ:
- Hơn cả hối hận. Anh đã hôn mê nhiều ngày liền và trong những phút giây xa cuộc sống thực tại anh đã thấy mình đi về một thế giới cõi âm nào đó, anh thấy bị người ta hành hạ, bị phanh thây trăm mảnh, mà người đứng ra xử anh chẳng phải ai xa lạ, chính là Sao-ly và Krờ-Lin. Anh thấy họ hút máu anh, ném anh vào một nơi gọi là địa ngục và phán rằng tự anh đã đưa mình đến nơi đó.
Y-vôn xiết chặt tay chồng:
- Đó chỉ là một giấc mơ đã qua.
Béc-na vẫn tiếp, giọng khác hẳn thường lệ:
- Anh không nghĩ là giấc mơ. Mà với anh, tất cả đều là sự thật. Em biết anh đã thấy gì trước khi đã tỉnh dậy không? Anh đã được một người đưa tay kéo anh lên từ nơi gọi là địa ngục. Đó chính là Sao-ly! Cô ấy không còn Là người lúc nào cũng bám theo anh để trả thù nữa, mà lúc ấy chính là một thiên thần cứu rỗi, cho anh sự hồi sinh. Chính một cú đẩy thật mạnh của cô ấy đã giúp anh đột ngột tỉnh lại sau cơn mê dài. Cuộc hồi sinh này đã cho anh được nhìn lại được em. Em tha thứ cho anh chớ?
- Em không còn giận nữa khi tìm lại Béc-na của thuở mình mới yêu, của chồng em khi chưa đặt chân tới mảnh đất lạ lùng này. Em yêu anh như anh đã từng biết mà, Béc-na!
Đặt một nụ hôn lên môi vợ, Béc-na cảm thấy xúc động thật sự, điều mà từ lúc Y-vôn sang đây anh chưa hề cảm nhận.
Không muốn giấu, Y-vôn kể lại mọi chuyện:
- Chính vì sợ họ cứ theo trả thù anh, nên em đã làm liều đi vào rừng, tìm đúng nơi anh sát hại họ và đã gặp họ. Người ta nói nếu đúng là ma thì không có hình hài, nhưng em đã gặp cả hai cô ấy trong thể xác tàn tạ, ghớm ghiếc. Họ không là ác quỷ, không là ma lai, ma tranh như em từng nghe nói. Em đóng giả vai một con nữ khác, em cất tiếng cười như điên loạn và... họ đã bỏ chạy. Họ cũng biết sợ hãy như chúng ta. Và còn điều này nữa, em thấy cô Sao-ly bế trên tay một đứa bé èo uột, cỡ tuổi con chúng ta...
Câu nói bị chặn ngang, với sự kích động dữ dội của Béc-na:
- Đứa bé ư? Nó... nó...
Y-vôn xoa dịu:
- Nó ở bên Sao-ly, cô ấy không thể rời xa con, cũng như em không bao giờ rời xa con của chúng. Mà này, con chúng ta sắp sang đây ở cùng rồi đó.
Béc-na ôm mặt khóc rưng rức như một đứa trẻ:
- Đừng Y-vôn, em chớ nên cho con tới đây. Không nên đâu...
Anh ta vụt đứng lên, thái độ không dữ dằn như trước kia, nhưng rất dứt khoát, đi thẳng ra cửa. Y-vôn gọi theo:
- Đừng đi Béc-na, anh chưa khoẻ hẳn.
Nhưng anh ta vẫn đi nhanh ra chỗ nhà xe. Đám gia nhân, đặc biệt là tài xế Bá nhìn thấy bộ dạng đó của Béc-na hết thảy đều ngạc nhiên. Họ chưa kịp cất tiếng chào thì Béc-na đã lên tếng:
- Anh Bá đi với tôi.
Vốn sợ sự hung tợn của hắn từ lâu, nhưng dù trong lòng mang mối hận thù thâm sâu, nhưng Bá vẫn khúm núm:
- Dạ, ông sai gì ạ?
Bước lên chiếc xe "đơ-sơ-vô", Béc-na nói gọn:
- Đưa tôi đi đồn điền.
Thường khi với mệnh lệnh ấy thì Bá biết phải đi kiểm tra khắp một vòng đồn điền rộng lớn, kèm theo là những cơn thịnh nộ, đánh mắng đám dân phu của Béc-na, nhưng lần này thì Bá thấy hơi ngở ngàng, chưa biết ý định thật sự của tay ác ôn này là gì?
Hình như đoán biết ý nghĩ của Bá. Béc-na nói rõ và còn chỉ đường:
- Hướng phía làng, đi đường bìa rừng này.
Hơi ngạc nhiên, nghĩ tới chốc nữa đây dân phu trong làng mà nhìn thấy Béc-na xuất hiện đột ngột, chẳng biết phản ứng của họ sẽ ra sao. Nhưng nhiệm vụ thì phải thi hành...
Tuy nhiên, khi xe chạy vào sâu thì đột nhiên Béc-na bảo:
- Dừng ở đây một chút, anh Bá.
Trong giọng nó của hắn, Bá nhận thấy ôn hoà hơn nhiều so với trước đây, thái độ cũng nhã nhặn hơn hẳn...
Xe dừng, đột nhiên Béc-na quay sang Bá, hỏi:
- Anh Bá hận tôi lắm phải không?
Bất ngờ nhất trong đời Bá có lẽ là giây phút này, do vậy anh lúng túng:
- Dạ... dạ... đâu có gì...
Béc-na dịu giọng, mắt không nhìn Bá, mà nhìn sâu vào trong rừng:
- Anh có giấu thì tôi cũng đã rõ. Từ lâu người mà anh hận thù nhất chính là tôi. Tôi còn biết lúc nào anh cũng mang theo trên xe một con dao, anh sẵn sàng ra tay để rửa hận. Tôi đã nhiều lần nhìn thấy anh ngồi một mình ngoài sân gọi tên Sao-ly. Tôi là thằng khốn nạn, hèn mạt, kẻ đã cướp trên anh người vợ sắp cưới và còn...
Hắn dường như không dám nói ra mấy tiếng sát hại cô ấy, trước mặt Bá.
Bá như rơi từ cung trăng xuống. Anh không thể ngờ có giây phút chính từ miệng tên đại ác, đại thù này lại phát ra những tiếng nói của lương tri như thế này. Bá lột lần nữa lúng túng:
- Dạ... dạ...
Đưa hai tay lên cao như một người đầu hàng, Béc-na nghiêm giọng:
- Giờ anh có thể trả thù được rồi đó Bá. Hôm nay như anh thấy đó, tôi không hề mang súng hay bất cứ thứ phòng thân nào.
Hắn ngửa người ra, bất động, chờ đợi Bá ra tay...
Tuy nhiên. Bá chỉ nhẹ lắc đầu:
- Tôi đã bỏ con dao và đã dứt khoát trong lòng, từ giờ coi như mọi chuyện đã qua.
Béc-na biểu lộ sự ngạc nhiên bằng cách quay sang trợn tròn mắt, hỏi lại:
- Anh nói thật? Và tôi muốn biết tại sao?
Bá đưa tay lau ngay giọt lệ vừa tràn ra:
- Bởi tôi đã nhìn thấy Sao-ly bế đứa con của ông. Hình ảnh đó đã nói với tôi rằng, cô ly đã là của ông, mãi mãi thuộc về ông, dù cô ấy đã ra người thiên cổ, đã thành ma...
Sắc mặt Béc-na vụt biến đổi một cách nhanh chóng. Nó chuyển sang tái nhợt và giọng thì run rẩy:
Đứa con... nó là con tôi... nó mãi mãi là tội ác của tôi... Trời ơi! Kêu lên hai tiếng sau cùng rồi hắn ôm mặt gục về phía trước. Lát sau, bước nhanh, xuống xe, Béc-na ra lệnh:
- Anh hãy cho xe về và đừng nói với Y-vôn tôi đang ở đây. Tôi cần thư giãn một lúc...
- Nhưng. trời sắp tối rồi...
- Không sao. Các ngóc ngách chốn này như lòng bàn tay của tôi mà. Anh Bá về đi, thành thật cám ơn anh...
Biết không làm được gì hơn, Bá cho xe lùi lại. Nhưng trước khi chạy đi, anh còn nói với lại một câu:
- Nếu khi đó, lúc Sao-ly tới báo tin cô ấy mang thai với ông, ông đừng xua đuổi và đòi giết cô ấy thì cô ấy thì có lẽ...
Béc-na đưa hai tay bịt tai lại, xua Bá đi nhanh:
- Anh đừng nhắc chuyện ấy nữa. Tôi van anh...
Hắn cắm đầu bước nhanh. Trời đang tối dần...
Bá tần ngần một lúc lâu rồi mới chầm chậm cho xe đi ngược trở về. Anh lẩm bẩm:
- Dù sao cũng tội nghiệp hắn...
Qua một khúc quanh, Bá đang mải mê nghĩ đủ thứ chuyện nên không phát hiện có một phụ nữ tay bế con, đang lặng lẽ nhìn theo anh, rồi lại quay về phía sau nhìn cái bóng của Béc-na đang xiêu vẹo bước về phía làng...
Suy nghĩ mãi, cuối cùng Y-vôn điện về cho cha và quyết định đưa chồng về Pháp. Nhưng kỳ lạ vô cùng, khi mọi sự chuẩn bị xong xuôi thì Béc-na lại rơi vào tình trạng hôn mê! Việc cứu chữa có kết quả, tuy nhiên đã ba lần lặp lại, cứ mỗi khi vali đem ra xe thì y như rằng anh chàng lại lăn ra xùi bọt mép, hôn mê sâu.
Các bác sĩ thật giỏi được rước từ Sài Gòn lên cũng bó tay với chuyện kỳ lạ này. Họ chỉ bảo:
- Vấn đề tâm lý. Tốt nhất là cứ để ông ta lại đây và chăm sóc thật kỹ, tránh sốc về tinh thần.
Y-vôn lo lắng hỏi thăm các gia nhân:
- Từ hôm tôi vắng nhà có khi nào xảy ra chuyện gì không? Nhất là về đêm?
Hiểu ý cô muốn hỏi về Sao-ly với tiếng kêu khóc mỗi đêm ngoài rừng, mọi người đều đáp:
- Dạ, không hề có chuyện ấy.
Đêm đầu tiên, rồi thứ hai, thứ ba đúng là yên. Tuy nhiên để cho chắc ăn, Y-vôn cho đóng kín cửa sổ lại. Gọi chị Sao-leng lại, cô căn dặn:
- Bây giờ Béc-na là người bệnh không còn khả năng quậy phá gì nữa, vậy chỉ có cách nào khấn vái cô Sao-ly đừng làm cho anh ấy sợ nữa, được không?
Sao-leng gật đầu hứa:
- Tôi sẽ tìm cách. Bây giờ thấy ông ấy cũng tội nghiệp...
Trưa hôm đó Sao-leng xin phép về bản. Người đầu tiên mà chị gặp là Krờ-Nia, mẹ của Krờ-Lin, chị này thốt ra những lời cay độc:
- Lâu nay tôi không biết con Krờ-Lin chết mất xác phương nào, giờ mới hay nó đã thành ma rừng. Tội nghiệp con tôi.
Rồi chị ta rít lên:
- Tại sao nó không bắt hồn đúng thằng Béc-na mà lại lầm với người khác! Tối nay tôi sẽ qua bên rừng sọ khỉ kêu nó về đây tìm cho được thằng Béc-na!
Sao-leng hơi hoảng, chị tìm cách xoa dịu:
- Ông Béc-na giờ đây sắp chết rồi, ông ta đang nằm bệnh viện ở Sài Gòn chớ không có ở nhà. Tốt nhất là chị nên nguôi mối thù đó đi, để rồi tôi nói họ cho chị một số tiền, vài con trâu, một thửa ruộng lớn để mà an dưỡng tuổi già và hãy quên hận thù đi...
Trừng mắt nhìn vào kẻ đang khuyên bảo mình, Krờ-Nia quát lên:
- Mày đã ăn bả phân của nhà nó rồi, nên quên mối thù hại cháu Sao-ly của mày rồi sao? Mày có biết vì giận mày nên nó bỏ đi biệt từ hổm nay không!
Bị mắng nhưng Sao-leng lại mừng khi nghe tin Sao-ly không về bản nữa. Mà như vậy là nó sẽ không quấy phá nữa...
Biết có khuyên thêm thì cũng không có kết quả gì với một người cố chấp như Krờ-Nia, nên Sao-leng tìm cách đánh lạc hướng:
- Tôi nghe người ta nói con Krờ-Lin bám theo xác cái thằng Mi-Sen gì đó ngoài nhà xác tỉnh, nó quyết moi ruột thằng ấy đó.
Krờ-Nia reo lên:
- Phải làm như vậy!
Sao-leng lần về căn nhà bỏ hoang, nơi thờ Sao-ly. Vừa đẩy cửa bước vô chị đã vô cùng kinh ngạc khi thấy nguyên bộ đồ Kaki màu vàng của Béc-na thường mặc ở đồn điền. Tại sao nó lại ở đây?
Bước lại đưa tay nhặt lên thì không thể kéo lên được, bởi nó đã bị một cây rựa cấm sâu, dính chặt dưới đất.
- Ai làm chuyện này? Hay là.. Sao-ly?
Ngôi nhà này từ khi Sao-ly chết thì không ai dám bước vào nếu không đi cùng thân nhân của nó. Mà thân nhân duy nhất còn lại trên đời này của Sao-ly chính là Sao-leng...
Sao-leng nhớ ra rồi, bộ quần áo này hôm Béc-na bị trói ở bờ suối, hắn đã bị lột trần. Hôm ấy chẳng ai tìm thấy, không ngờ nó lại nằm ở đây.
Nghĩ tới sự hiển linh của cháu mình. Sao-leng chắp tay khấn vái:
- Mày sống khôn thác thiêng, nỗi oan ức của mày giờ đây cũng đã được trả. Thằng khốn đó giờ đã thân tàn ma dại thân xác đang bị hành hạ khổ đau còn gấp trăm lần cái chết, vậy mày hãy mở rộng lòng tha thứ, đừng hận thù nữa...
Sao-leng quỳ ở đó khá lâu, đến khi đứng lên thì vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy cây rựa vốn đã cắm rất sâu và chặt xuống đất, giờ chẳng hiểu sao lại đổ nghiêng?
Đưa tay kéo thử lấy bộ quần áo ra một cách dễ dàng. Nghĩ là lời khấn của mình linh ứng, Sao-leng mừng rỡ:
- Sao-ly ơi! Cháu đã nghe lời cô rồi! Cám ơn cháu, cám ơn cháu nhiều lắm...
Chị ôm bộ quần áo của Béc-na đi nhanh về nhà. Đặt nó trước mặt Y-vôn, Sao-leng thuật lại hết mọi việc, kể cả việc mẹ Krờ-Lin hăm doạ trả thù.
Suy nghĩ rất lâu, sau cùng Y-vôn đề nghị làm Sao-leng giật mình:
- Chị đưa tôi tới chỗ Krờ-Lin.
Sao-leng hốt hoảng:
- Không được đâu. Bà không nghe chuyện ông thợ săn chỉ vì hơi giống ông Béc-na mà bị giết chết thảm đó sao?
Nhưng Y-vôn vẫn cương quyết:
- Tôi không muốn để chuyện này kéo dài. Một là tôi chết chắc hắn họ không phải quá nhẫn tâm, hai là tôi cũng chết với họ!
- Không nên bà chủ ơi. Tôi đã van xin con Sao-ly không hận thù nữa, nó đã có vẻ xiêu lòng. Còn con Krờ-Lin thì ta sẽ tìm cách thuyết phục mẹ nó, tôi tin bà ta không phải không có tấm lòng.
Y-vôn không nói gì, nhưng giữa đêm hôm đó, đợi lúc Sao-leng đã ngủ say ở nhà sau, Y-vôn khoá cửa phòng bên ngoài, lẻn ra cửa trước đi một mình. Tuy nhiên chỉ một lúc sau đã thấy có tiếng chân bước nhanh ở phía sau, cùng tiếng gọi của Sao-leng:
- Bà chủ, tôi cùng đi với bà!
Y-vôn có vẻ tự tin hơn:
- Chị dẫn tôi về làng!
Khi tới ngôi nhà hoang của Sao-ly. Y-vôn bảo:
- Chị cùng vào và giúp tôi việc này.
Móc trong túi xách ra một bộ quần áo rách tả tơi và một bộ tóc giả rối bù, Y-vôn giục:
- Tôi muốn đi trong trang phục này và chị thì lén đi theo phía sau tôi, không được chường mặt ra. Chúng ta cùng ra bờ suối rồi chờ ở đó, tôi muốn thử xem khi chạm mặt tôi, cô Sao-ly và nếu có Krờ-Lin nữa càng tốt, sẽ phản ứng thế nào.
Sao-leng vừa giúp chủ hoá trang trong bộ cánh giống như Sao-ly, vừa run:
- Nguy hiểm lắm bà chủ ơi... có thể con Sao-ly sẽ không làm gì nhưng Krờ-Lin thì không thể lường trước được nó sẽ ra sao. Bà nhớ, nó là một loại ma lai, ma trành mà ở Làng bản này đều sợ hãi!
Y-vôn vẫn không nao núng:
- Tôi đã tuyệt vọng, cùng đường rồi, nên không sợ gì hiểm nguy đâu. Nào, chị xem tôi giống ai?
Qua lại mấy vòng, Y-vôn chợt nhớ:
- Còn cái mặt nữ chị giúp bôi xi đen lên khắp mặt tôi, để không còn ai có thể nhận ra được nữa.
Bôi xi xong, khi nhìn Sao-leng cũng phải kêu lên:
- Giống y như là... là...
- Giống ma phải không?
- Đúng rồi, giống như Sao-ly!
Không có gương soi, nhưng đã từng nhìn thấy Sao-ly qua cửa sổ. Y-vôn có thể hình dung giờ đây mình ra sao. Cô giục:
- Ta đi nhanh lên. Nghe nói những hồn ma chỉ xuất hiện trong đêm phải không, nhất là thường hiện ra ở nơi mình đã chết?
Từ bản ra suối không xa lắm, nhưng đường khó đi, nhất là ban đêm lại không dám dùng đèn soi đường. Là dân sinh ra và lớn lên nơi đây nhưng Sao-leng còn phải vất vả, đồng thời đang nghe lạnh sống lưng khi phải đối mặt với chuyện ma quỷ này.
Cuối cùng họ cũng tới nơi, Y-vôn lại giục:
- Chị núp kín ở chỗ bụi cây kia, đừng xuất hiện khi thấy có gì khác lạ, cũng đừng lên tiếng, tôi muốn tự mình giải quyết chuyện của mình.
Sao-leng thầm cảm phục sự gan lì của cô gái tóc vàng mắt xanh này và thương cô ấy vô cùng... chị tự nhủ, nếu có hiểm nguy gì thì chị có thể xả thân để bảo vệ...
Dòng suy nghĩ của Sao-leng bị cắt ngang, bởi vừa lúc đó chẳng biết từ đâu, đã thấy hai bóng người xuất hiện cùng lúc trước mặt Y-vôn! Một trong hai người bế trên tay một đứa trẻ, mà vừa thoạt trông, Sao-leng đã suýt kêu lên thành tiếng:
- Sao-ly!
Đúng là Sao-ly. Còn người kia cũng là một phụ nữ, tuy không nhìn rõ mặt vì trời tối, nhưng cũng không khó đoán:
- Krờ-Lin!
Cả hai ăn mặc rách rưới tả tơi, đầu tóc rối bù chẳng khác gì so với... Y-vôn. Họ đứng cách nhau chưa đầy mười bước chân và dừng lại im lặng nhìn nhau.
Trong lúc tim của Sao-leng đang muốn ngừng đập, thì chợt một tràng cười vang lên rùng rợn giữa đêm rừng âm u. Chắc chắn là chưa có một âm thanh nào quái dị đến như thế.
Và nếu Sao-leng không nhìn lầm thì tiếng cười đang phát ra từ nơi Y-vôn. Hai vai cô gái Tây này run lên liên hồi, đồng thời hai tay cô giơ cao, mặt ngửa lên trời...
Trước khi Sao-leng ngất xỉu, chị còn kịp nhìn thấy bóng hai cô gái rách rưới quay lưng bỏ chạy, hình như đôi chân họ lướt trên mặt cỏ...
° ° °
Cả đồn điền nhao nhao lên về huyện Y-vôn bị lên cơn động kinh, điên loạn.
Người ta đã tìm thấy Y-vôn và Sao-leng nằm ngất lịm trên bờ suối. Khi khiêng về nhà thì Sao-leng tỉnh lại bình thường, còn Y-vôn thì hôn mê đến nửa buổi mới hồi tỉnh, nhưng từ đó hầu như không nhận biết gì.
Hỏi Sao-leng chuyện gì đã xảy ra, chị chỉ lắc đầu làm như không nhớ gì. Nhưng mỗi khi nhìn Y-vôn nằm thiêm thiếp thì chị lại khóc. Chị nhớ lại và mỗi, đêm qua Y-vôn đã chịu đựng nỗi sợ hãi quá sức mình, cốt để chứng tỏ điều gì đó trước hai kẻ đang muốn giết hại chồng mình. Mặc dù từ khi tới nơi này, lúc nào chị cũng chống lại hành động của chồng, bực bội, đau khổ trước dã tâm của Béc-na, nhưng nếu thấu hiểu thì mới nhận ra Y-vôn còn rất yêu người bạn đời của mình.
Trận cười quái dị, ghê rợn đêm qua, ban đầu có thể là cố ý, để lấy can đảm, nhưng sau đó dường như đã trở nên tự phát, không còn kiềm chế bản thân được nữa. Y-vôn đã phát điên từ lúc đó.
Tài xế Bá tìm cách hỏi riêng Sao-leng:
- Phải chăng chị và bà Y-vôn tìm gặp Sao-ly
Không thể giấu Bá, nên Sao-leng tiết lộ vắn tắt:
- Phải, chúng tôi đã tìm gặp được.
Bá không hỏi thêm, anh trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Tôi biết bà Y-vôn vẫn không tin Sao-ly là ma. Bà ấy muốn nói chuyện trực tiếp với cô ấy. Nhưng có lẽ thực tế đã làm cho bà ấy phát hoảng. Tội nghiệp bà ta...
Bá ra ngoài. Lát sau mang vào một bộ quần áo phụ nữ, tôi nhặt bên ngoài cửa sổ lúc gần sáng.
Vừa nhìn thấy Sao-leng đã hiểu ngay đó là bộ đồ mà Y-vôn đã thay ra và bỏ lại ngôi nhà hoang hồi tối qua.
Bá còn đưa cho Sao-leng xem một vật:
- Chị nhớ cái này không?
- Cái vòng cổ. Cái vòng cầu hôn của Bá với Sao-ly, đã bị mất từ ngày nó chết.
Bá ngậm ngùi:
- Chính tay tôi đã làm chiếc vòng này cho Sao-ly, cô ấy vẫn đeo trên cổ từ ngày ấy và hình như vẫn đeo đến tận bây giờ. Đây chị xem, vòng vẫn còn bóng bởi hơi và mồ hôi người đeo.
- Tội nghiệp.
Sao-leng chỉ thốt lên mấy tiếng rồi ôm mặt khóc. Bá cũng khóc. Anh nhìn qua cửa phòng nơi Béc-na nằm bất động bằng cặp mắt căm thù, nhưng khi nhìn sang Y-vôn ở giường bên kia thì anh lại nghe xót xa trong lòng.
Lẳng lặng quay ra ngoài... lát sau Bá trở vào, trên tay cầm con dao đi rừng, anh đưa cho Sao-leng:
- Con dao này đã từ lâu tôi chuẩn bị sẵn, luôn mang theo xe, đợi lúc thuận tiện thì ra tay trả thù cho Sao-ly, nhưng chưa có dịp. Mạng thằng Béc-na còn lớn.
- Anh ta bỏ đi, Sao-leng gọi với theo:
- Nè, còn con dao?
Bá đáp mà không nhìn lại:
- Chị đem nó quăng xuống suối đi, tôi không muốn dùng nó nữa!
° ° °
Vừa lúc nửa đêm, người ngồi dậy và tỉnh táo là Béc-na. Hình như sau cơn mê dài, giờ đây trông anh ta có thần khí trở lại. Nhìn sang chiếc giường nhỏ mới kê ở trong phòng, anh ta chợt giật mình khi nhận ra người nằm bất động trên giường là Y-vôn. Như chiếc lò xo Béc-na nhảy vọt tới bên vợ. Việc đầu tiên là cất tiếng gọi khẽ:
- Y-vôn?
Gọi đến lần thứ ba vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Béc-na hơi hoảng, anh ta đưa tay lên mũi vợ thì nhận ra hơi thở vẫn còn, chỉ có tay chân mặt mày thì lạnh như băng.
Anh ta kêu toáng lên:
- Sao-leng? Sao-leng lên đây!
Nghe kêu, Sao-leng chạy lên ngay, nhưng vừa nhìn thấy Béc-na thì chị khựng lại không dám bước vào phòng.
- Chị vào đây xem Y-vôn sao vầy nè?
Ra dấu đặt tay Y-vôn nằm xuống, Sao-leng rụt rè bảo:
- Bà ấy đã bị hôn mê hai ngày rồi, bác sĩ đã khám và cho thuốc, bảo nằm nghỉ ngơi.
- Cô ấy bị sao?
Sao-leng khó nói mọi chuyện, chị chỉ vắn tắt:
- Vì muốn cứu mạng ông nên ra cớ sự.
Tra hỏi một lúc thấy không có kết quả gì, Béc-na chỉ còn biết gục xuống ôm vợ và khóc nức nở. Đây là lần đầu tiên Sao-leng nghe từ con người đi ác này buông ra tiếng khóc. Thì ra anh ta vẫn còn có nước mắt...
Thấy bất nhẫn, Sao-leng vừa định quay đi, thì chợt chị thoáng thấy bên ngoài cửa sổ xuất hiện một bóng người. Người đó đang nhìn không chớp mắt vào chỗ Y-vôn và Béc-na. Hẳn nhiên là người ấy đã mục kích rõ cơn xúc động thật sự và tiếng khóc của Béc-na.
Vụt biến mất như lúc hiện ra. Sao-leng vội gọi với theo:
- Sao-ly!
Tiếng kêu làm kinh động chẳng riêng Béc-na, mà ngay cả người đang nằm bất động cũng vụt bật dậy.
- Sao-ly đâu?
Câu hỏi của Y-vôn. Cô đã tỉnh lại, vừa đẩy Béc-na ra, vừa chạy đến bên cửa sổ gọi lớn:
- Sao-ly cô đừng đi!
Bước nhẹ tới bên vợ, Béc-na không còn hốt hoảng nữa, anh ta dịu dàng một cách đáng ngạc nhiên:
- Em nằm lại nghĩ đi, anh tin cô ấy sẽ không trở lại.
Đưa mắt nhìn chồng, Y-vôn càng ngạc nhiên hơn khi trong đôi mắt của anh ta không còn lộ hung quang và sát khí nữa. Một sự thay đổi đến kỳ lạ.
- Béc-na.
Mấy tiếng này Y-vôn thốt ra mà cũng chẳng tự chủ được. Và cuối cùng cô từ từ ngã vào lòng người mà cô rất muốn được chở che...
° ° °
Giọng rất chân tình. Y-vôn hỏi chồng:
- Em hỏi thật, anh có hối hận chuyện đã gây ra cho hai người phụ nữ đáng thương kia không?
Béc-na đáp không chút suy nghĩ:
- Hơn cả hối hận. Anh đã hôn mê nhiều ngày liền và trong những phút giây xa cuộc sống thực tại anh đã thấy mình đi về một thế giới cõi âm nào đó, anh thấy bị người ta hành hạ, bị phanh thây trăm mảnh, mà người đứng ra xử anh chẳng phải ai xa lạ, chính là Sao-ly và Krờ-Lin. Anh thấy họ hút máu anh, ném anh vào một nơi gọi là địa ngục và phán rằng tự anh đã đưa mình đến nơi đó.
Y-vôn xiết chặt tay chồng:
- Đó chỉ là một giấc mơ đã qua.
Béc-na vẫn tiếp, giọng khác hẳn thường lệ:
- Anh không nghĩ là giấc mơ. Mà với anh, tất cả đều là sự thật. Em biết anh đã thấy gì trước khi đã tỉnh dậy không? Anh đã được một người đưa tay kéo anh lên từ nơi gọi là địa ngục. Đó chính là Sao-ly! Cô ấy không còn Là người lúc nào cũng bám theo anh để trả thù nữa, mà lúc ấy chính là một thiên thần cứu rỗi, cho anh sự hồi sinh. Chính một cú đẩy thật mạnh của cô ấy đã giúp anh đột ngột tỉnh lại sau cơn mê dài. Cuộc hồi sinh này đã cho anh được nhìn lại được em. Em tha thứ cho anh chớ?
- Em không còn giận nữa khi tìm lại Béc-na của thuở mình mới yêu, của chồng em khi chưa đặt chân tới mảnh đất lạ lùng này. Em yêu anh như anh đã từng biết mà, Béc-na!
Đặt một nụ hôn lên môi vợ, Béc-na cảm thấy xúc động thật sự, điều mà từ lúc Y-vôn sang đây anh chưa hề cảm nhận.
Không muốn giấu, Y-vôn kể lại mọi chuyện:
- Chính vì sợ họ cứ theo trả thù anh, nên em đã làm liều đi vào rừng, tìm đúng nơi anh sát hại họ và đã gặp họ. Người ta nói nếu đúng là ma thì không có hình hài, nhưng em đã gặp cả hai cô ấy trong thể xác tàn tạ, ghớm ghiếc. Họ không là ác quỷ, không là ma lai, ma tranh như em từng nghe nói. Em đóng giả vai một con nữ khác, em cất tiếng cười như điên loạn và... họ đã bỏ chạy. Họ cũng biết sợ hãy như chúng ta. Và còn điều này nữa, em thấy cô Sao-ly bế trên tay một đứa bé èo uột, cỡ tuổi con chúng ta...
Câu nói bị chặn ngang, với sự kích động dữ dội của Béc-na:
- Đứa bé ư? Nó... nó...
Y-vôn xoa dịu:
- Nó ở bên Sao-ly, cô ấy không thể rời xa con, cũng như em không bao giờ rời xa con của chúng. Mà này, con chúng ta sắp sang đây ở cùng rồi đó.
Béc-na ôm mặt khóc rưng rức như một đứa trẻ:
- Đừng Y-vôn, em chớ nên cho con tới đây. Không nên đâu...
Anh ta vụt đứng lên, thái độ không dữ dằn như trước kia, nhưng rất dứt khoát, đi thẳng ra cửa. Y-vôn gọi theo:
- Đừng đi Béc-na, anh chưa khoẻ hẳn.
Nhưng anh ta vẫn đi nhanh ra chỗ nhà xe. Đám gia nhân, đặc biệt là tài xế Bá nhìn thấy bộ dạng đó của Béc-na hết thảy đều ngạc nhiên. Họ chưa kịp cất tiếng chào thì Béc-na đã lên tếng:
- Anh Bá đi với tôi.
Vốn sợ sự hung tợn của hắn từ lâu, nhưng dù trong lòng mang mối hận thù thâm sâu, nhưng Bá vẫn khúm núm:
- Dạ, ông sai gì ạ?
Bước lên chiếc xe "đơ-sơ-vô", Béc-na nói gọn:
- Đưa tôi đi đồn điền.
Thường khi với mệnh lệnh ấy thì Bá biết phải đi kiểm tra khắp một vòng đồn điền rộng lớn, kèm theo là những cơn thịnh nộ, đánh mắng đám dân phu của Béc-na, nhưng lần này thì Bá thấy hơi ngở ngàng, chưa biết ý định thật sự của tay ác ôn này là gì?
Hình như đoán biết ý nghĩ của Bá. Béc-na nói rõ và còn chỉ đường:
- Hướng phía làng, đi đường bìa rừng này.
Hơi ngạc nhiên, nghĩ tới chốc nữa đây dân phu trong làng mà nhìn thấy Béc-na xuất hiện đột ngột, chẳng biết phản ứng của họ sẽ ra sao. Nhưng nhiệm vụ thì phải thi hành...
Tuy nhiên, khi xe chạy vào sâu thì đột nhiên Béc-na bảo:
- Dừng ở đây một chút, anh Bá.
Trong giọng nó của hắn, Bá nhận thấy ôn hoà hơn nhiều so với trước đây, thái độ cũng nhã nhặn hơn hẳn...
Xe dừng, đột nhiên Béc-na quay sang Bá, hỏi:
- Anh Bá hận tôi lắm phải không?
Bất ngờ nhất trong đời Bá có lẽ là giây phút này, do vậy anh lúng túng:
- Dạ... dạ... đâu có gì...
Béc-na dịu giọng, mắt không nhìn Bá, mà nhìn sâu vào trong rừng:
- Anh có giấu thì tôi cũng đã rõ. Từ lâu người mà anh hận thù nhất chính là tôi. Tôi còn biết lúc nào anh cũng mang theo trên xe một con dao, anh sẵn sàng ra tay để rửa hận. Tôi đã nhiều lần nhìn thấy anh ngồi một mình ngoài sân gọi tên Sao-ly. Tôi là thằng khốn nạn, hèn mạt, kẻ đã cướp trên anh người vợ sắp cưới và còn...
Hắn dường như không dám nói ra mấy tiếng sát hại cô ấy, trước mặt Bá.
Bá như rơi từ cung trăng xuống. Anh không thể ngờ có giây phút chính từ miệng tên đại ác, đại thù này lại phát ra những tiếng nói của lương tri như thế này. Bá lột lần nữa lúng túng:
- Dạ... dạ...
Đưa hai tay lên cao như một người đầu hàng, Béc-na nghiêm giọng:
- Giờ anh có thể trả thù được rồi đó Bá. Hôm nay như anh thấy đó, tôi không hề mang súng hay bất cứ thứ phòng thân nào.
Hắn ngửa người ra, bất động, chờ đợi Bá ra tay...
Tuy nhiên. Bá chỉ nhẹ lắc đầu:
- Tôi đã bỏ con dao và đã dứt khoát trong lòng, từ giờ coi như mọi chuyện đã qua.
Béc-na biểu lộ sự ngạc nhiên bằng cách quay sang trợn tròn mắt, hỏi lại:
- Anh nói thật? Và tôi muốn biết tại sao?
Bá đưa tay lau ngay giọt lệ vừa tràn ra:
- Bởi tôi đã nhìn thấy Sao-ly bế đứa con của ông. Hình ảnh đó đã nói với tôi rằng, cô ly đã là của ông, mãi mãi thuộc về ông, dù cô ấy đã ra người thiên cổ, đã thành ma...
Sắc mặt Béc-na vụt biến đổi một cách nhanh chóng. Nó chuyển sang tái nhợt và giọng thì run rẩy:
Đứa con... nó là con tôi... nó mãi mãi là tội ác của tôi... Trời ơi! Kêu lên hai tiếng sau cùng rồi hắn ôm mặt gục về phía trước. Lát sau, bước nhanh, xuống xe, Béc-na ra lệnh:
- Anh hãy cho xe về và đừng nói với Y-vôn tôi đang ở đây. Tôi cần thư giãn một lúc...
- Nhưng. trời sắp tối rồi...
- Không sao. Các ngóc ngách chốn này như lòng bàn tay của tôi mà. Anh Bá về đi, thành thật cám ơn anh...
Biết không làm được gì hơn, Bá cho xe lùi lại. Nhưng trước khi chạy đi, anh còn nói với lại một câu:
- Nếu khi đó, lúc Sao-ly tới báo tin cô ấy mang thai với ông, ông đừng xua đuổi và đòi giết cô ấy thì cô ấy thì có lẽ...
Béc-na đưa hai tay bịt tai lại, xua Bá đi nhanh:
- Anh đừng nhắc chuyện ấy nữa. Tôi van anh...
Hắn cắm đầu bước nhanh. Trời đang tối dần...
Bá tần ngần một lúc lâu rồi mới chầm chậm cho xe đi ngược trở về. Anh lẩm bẩm:
- Dù sao cũng tội nghiệp hắn...
Qua một khúc quanh, Bá đang mải mê nghĩ đủ thứ chuyện nên không phát hiện có một phụ nữ tay bế con, đang lặng lẽ nhìn theo anh, rồi lại quay về phía sau nhìn cái bóng của Béc-na đang xiêu vẹo bước về phía làng...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đoạn kết:
Sao-leng dậy thật sớm, chuẩn bị sẵn mọi thứ, chỉ chờ bà chủ dậy là xin phép đi ngay. Hôm nay là ngày quan trọng mà từ hai năm qua không năm nào chị quên: Ngày giỗ của Sao-ly.
Những lần trước vì quá sợ sự hung tợn của Béc-na nên lần nào Sao-leng cũng lén trở về làng để cúng. Riêng năm nay, nhất là qua thái độ ôn hoà của Béc-na, nên chị tính đi sẽ thưa thật với Y-vôn và xin trở lại làng một ngày.
Gà rừng đã thôi gáy, trời đã sáng hẳn vậy mà chờ hoài vẫn không thấy bà chủ dậy. Sốt ruột quá, Sao-leng đôi lần đứng trước cửa phòng định gọi, rồi lại thôi vì ngại.
Sau cùng không còn cách nào hơn, bởi theo phong tục của người dân tộc thiểu số thì lễ cúng phải diễn ra trước khi mặt trời đứng bóng, Sao-leng gõ cửa nhè nhẹ mấy tiếng. Không động tĩnh gì, chị mạnh dạn gõ cửa lần nữa, lần này mạnh hơn. Vẫn im lặng.
- Bà Y-vôn! Bà Y-vôn!
Linh tính như báo điều gì chẳng lành, Sao-leng liền kêu một hơi cả chục tiếng và tiện tay xô cửa phòng. Cửa phòng chỉ khép chớ không khoá. Trong phòng Y-vôn nằm trên giường bất động.
- Bà Y-vôn!
Sao-leng không nhìn thấy Béc-na nên chạy tới bên giường sờ vào tay Y-vôn và hoảng hốt khi tay chân cô lạnh ngắt.
- Bà Y-vôn!
Gọi hơn chục tiếng Y-vôn mới hồi tỉnh. Cô ngạc nhiên nhìn ra cửa sổ và hỏi:
- Sao-ly đâu?
- Bà đã gặp Sao-ly?
- Đúng cô ấy đã tới đây, đứng ngay chỗ đó và... khóc.
Y-vôn cố trấn tĩnh và kể lại:
Béc-na đi chừng vài giờ thì tôi chợt nghe có tiếng động và nhìn ra, gặp Sao-ly đã đứng đó tự bao giờ rồi. Cô ấy bế trên tay đứa bé, tội nghiệp nó xanh và hốc hác quá. Tôi định hỏi thăm thì chợt Sao-ly bật khóc và vùng bỏ đi thật nhanh. Tôi vừa cất tiếng gọi thì cổ họng như nghẹn lại, mắt hoa đi và hông còn biết gì nữa...
Nhìn quanh Y- vôn hỏi:
- Béc-na đâu?
Sao-leng lắc đầu:
- Từ tối qua đến giờ tôi cứ tưởng ông ấy còn ở trong phòng.
Hốt hoảng Y-vôn gọi tài xế Bá. Mấy gia nhân khác bảo Bá cũng đi từ tối với Béc-na, chưa trở về.
Đi tìm cai Thạnh hỏi thì Thạnh cũng đi đâu vừa về tới, anh ta bảo:
- Bá lái xe bị tai nạn được chở ra bệnh viện tỉnh. Trong xe không có Béc-na.
Y-vôn thất thần, giục mọi người đưa ngay cô ra bệnh viện. Ở đó Bá hồi tỉnh, anh thuật lại chuyện:
- Tối qua ông Béc-na nhất quyết đòi đi vô làng và đi một mình. Tôi lái xe về ngang qua truông ông Mây thì bỗng có một bóng đen lao ra, tôi chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi đâm sầm vào đó.
Cai Thạnh bảo:
-Người ta đã tìm thấy nơi ấy có vết máu, nhưng không thấy ai cả.
Linh tính điều dữ với Béc-na, Y-vôn giục cai Thạnh.
- Anh đưa tôi về ngay làng.
Vừa tới bản, đã thấy nhiều người tụ tập rất đông trước nhà của mụ Krờ-Nia, mẹ của Krờ-Lin. Ngay cửa ra vào có hột đống quần áo rách dính đầy máu chớ chẳng thấy xác người. Nhưng trên tay của Krờ-Nia thì đang cầm chiếc vòng cổ đã cũ. Mụ ta đang bù lu bù loa:
- Cái này là của con Krờ-Lin. Chính tay tôi đã đeo cho nó từ lúc lên mười tuổi. Con tôi đây mà, con ơi!
Mụ ta khóc thảm thiết, rồi quỳ xuống ôm lấy đống áo quần như ôm chính con mình. Y-vôn không dám ở đó lâu cô một mình chạy ngay tới ngôi nhà hoang của Sao-ly.
Béc-na đang ở đó. Anh ta ngồi xếp bằng ngay giữa nhà, bên cạnh chiếc vùi của Sao-ly. Đôi mắt nhắm nghiền...
- Béc-na!
- Béc-na!
Mặc cho những tiếng gọi thất thanh của Y-vôn, Béc-na vẫn bất động. Bởi anh ta đã ngừng thở.
Khi Y-vôn chạm tay vào người thì Béc-na ngã nghiêng về một bên trong tư thế tay chân vẫn co quặp như vậy. Chứng tỏ là hắn đã chết từ khá lâu rồi.
Chẳng hiểu Béc-na chết bởi lý do gì, vì khắp thân thể hắn ta không hề có một dấu vết gì...
° ° °
Y-vôn thu xếp hành lý và rời khỏi khu đồn điền vào buổi chiều giống như ngày đầu tiên cô đến. Cả khu đồn điền thật im lặng. Xa xa, trong làng của dân phu những cột khói nhỏ cuộn nhè nhẹ lên trời. Họ đang lo bữa cơm chiều.
Y-vôn không khóc nữa, bởi hai hôm rồi những giọt nước mắt cuối cùng dường như đã chảy ra hết cho cái chết của chồng. Giờ đây cô như một người đã hoá đá.
Sắp ra khỏi rừng cao su, tài xế Bá mới lên tiếng:
- Tôi xin lỗi bà, lẽ ra tôi phải ngăn không cho ông ấy một mình đi vào đó. Như bà biết...
Y-vôn chỉ đưa tay như muốn bảo anh ta đừng nói thêm gì nữa. Cô muốn bỏ lại đằng sau tất cả.0 Có một điều Y-vôn rất muốn hỏi là tại sao từ ba hôm nay rồi, sau cái chết của Béc-na, chẳng hề thấy bóng dáng Sao-ly hoặc Krờ-Lin? Thậm chí cả tiếng kêu khóc vọng lại giữa khuya cũng không.
Nhưng chẳng hiểu sao Y-vôn vẫn nín lặng, không hỏi. Xe đưa cô về Sài Gòn, chuẩn bị xuống tàu ngay trong đêm để vĩnh viễn rời xa chốn mà lẽ ra cô và Béc-na không nên đến. Phần Béc-na thì thi thể đã được chuyển xuống tàu trước, nằm ở trong hầm kín...
Những lần trước vì quá sợ sự hung tợn của Béc-na nên lần nào Sao-leng cũng lén trở về làng để cúng. Riêng năm nay, nhất là qua thái độ ôn hoà của Béc-na, nên chị tính đi sẽ thưa thật với Y-vôn và xin trở lại làng một ngày.
Gà rừng đã thôi gáy, trời đã sáng hẳn vậy mà chờ hoài vẫn không thấy bà chủ dậy. Sốt ruột quá, Sao-leng đôi lần đứng trước cửa phòng định gọi, rồi lại thôi vì ngại.
Sau cùng không còn cách nào hơn, bởi theo phong tục của người dân tộc thiểu số thì lễ cúng phải diễn ra trước khi mặt trời đứng bóng, Sao-leng gõ cửa nhè nhẹ mấy tiếng. Không động tĩnh gì, chị mạnh dạn gõ cửa lần nữa, lần này mạnh hơn. Vẫn im lặng.
- Bà Y-vôn! Bà Y-vôn!
Linh tính như báo điều gì chẳng lành, Sao-leng liền kêu một hơi cả chục tiếng và tiện tay xô cửa phòng. Cửa phòng chỉ khép chớ không khoá. Trong phòng Y-vôn nằm trên giường bất động.
- Bà Y-vôn!
Sao-leng không nhìn thấy Béc-na nên chạy tới bên giường sờ vào tay Y-vôn và hoảng hốt khi tay chân cô lạnh ngắt.
- Bà Y-vôn!
Gọi hơn chục tiếng Y-vôn mới hồi tỉnh. Cô ngạc nhiên nhìn ra cửa sổ và hỏi:
- Sao-ly đâu?
- Bà đã gặp Sao-ly?
- Đúng cô ấy đã tới đây, đứng ngay chỗ đó và... khóc.
Y-vôn cố trấn tĩnh và kể lại:
Béc-na đi chừng vài giờ thì tôi chợt nghe có tiếng động và nhìn ra, gặp Sao-ly đã đứng đó tự bao giờ rồi. Cô ấy bế trên tay đứa bé, tội nghiệp nó xanh và hốc hác quá. Tôi định hỏi thăm thì chợt Sao-ly bật khóc và vùng bỏ đi thật nhanh. Tôi vừa cất tiếng gọi thì cổ họng như nghẹn lại, mắt hoa đi và hông còn biết gì nữa...
Nhìn quanh Y- vôn hỏi:
- Béc-na đâu?
Sao-leng lắc đầu:
- Từ tối qua đến giờ tôi cứ tưởng ông ấy còn ở trong phòng.
Hốt hoảng Y-vôn gọi tài xế Bá. Mấy gia nhân khác bảo Bá cũng đi từ tối với Béc-na, chưa trở về.
Đi tìm cai Thạnh hỏi thì Thạnh cũng đi đâu vừa về tới, anh ta bảo:
- Bá lái xe bị tai nạn được chở ra bệnh viện tỉnh. Trong xe không có Béc-na.
Y-vôn thất thần, giục mọi người đưa ngay cô ra bệnh viện. Ở đó Bá hồi tỉnh, anh thuật lại chuyện:
- Tối qua ông Béc-na nhất quyết đòi đi vô làng và đi một mình. Tôi lái xe về ngang qua truông ông Mây thì bỗng có một bóng đen lao ra, tôi chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi đâm sầm vào đó.
Cai Thạnh bảo:
-Người ta đã tìm thấy nơi ấy có vết máu, nhưng không thấy ai cả.
Linh tính điều dữ với Béc-na, Y-vôn giục cai Thạnh.
- Anh đưa tôi về ngay làng.
Vừa tới bản, đã thấy nhiều người tụ tập rất đông trước nhà của mụ Krờ-Nia, mẹ của Krờ-Lin. Ngay cửa ra vào có hột đống quần áo rách dính đầy máu chớ chẳng thấy xác người. Nhưng trên tay của Krờ-Nia thì đang cầm chiếc vòng cổ đã cũ. Mụ ta đang bù lu bù loa:
- Cái này là của con Krờ-Lin. Chính tay tôi đã đeo cho nó từ lúc lên mười tuổi. Con tôi đây mà, con ơi!
Mụ ta khóc thảm thiết, rồi quỳ xuống ôm lấy đống áo quần như ôm chính con mình. Y-vôn không dám ở đó lâu cô một mình chạy ngay tới ngôi nhà hoang của Sao-ly.
Béc-na đang ở đó. Anh ta ngồi xếp bằng ngay giữa nhà, bên cạnh chiếc vùi của Sao-ly. Đôi mắt nhắm nghiền...
- Béc-na!
- Béc-na!
Mặc cho những tiếng gọi thất thanh của Y-vôn, Béc-na vẫn bất động. Bởi anh ta đã ngừng thở.
Khi Y-vôn chạm tay vào người thì Béc-na ngã nghiêng về một bên trong tư thế tay chân vẫn co quặp như vậy. Chứng tỏ là hắn đã chết từ khá lâu rồi.
Chẳng hiểu Béc-na chết bởi lý do gì, vì khắp thân thể hắn ta không hề có một dấu vết gì...
° ° °
Y-vôn thu xếp hành lý và rời khỏi khu đồn điền vào buổi chiều giống như ngày đầu tiên cô đến. Cả khu đồn điền thật im lặng. Xa xa, trong làng của dân phu những cột khói nhỏ cuộn nhè nhẹ lên trời. Họ đang lo bữa cơm chiều.
Y-vôn không khóc nữa, bởi hai hôm rồi những giọt nước mắt cuối cùng dường như đã chảy ra hết cho cái chết của chồng. Giờ đây cô như một người đã hoá đá.
Sắp ra khỏi rừng cao su, tài xế Bá mới lên tiếng:
- Tôi xin lỗi bà, lẽ ra tôi phải ngăn không cho ông ấy một mình đi vào đó. Như bà biết...
Y-vôn chỉ đưa tay như muốn bảo anh ta đừng nói thêm gì nữa. Cô muốn bỏ lại đằng sau tất cả.0 Có một điều Y-vôn rất muốn hỏi là tại sao từ ba hôm nay rồi, sau cái chết của Béc-na, chẳng hề thấy bóng dáng Sao-ly hoặc Krờ-Lin? Thậm chí cả tiếng kêu khóc vọng lại giữa khuya cũng không.
Nhưng chẳng hiểu sao Y-vôn vẫn nín lặng, không hỏi. Xe đưa cô về Sài Gòn, chuẩn bị xuống tàu ngay trong đêm để vĩnh viễn rời xa chốn mà lẽ ra cô và Béc-na không nên đến. Phần Béc-na thì thi thể đã được chuyển xuống tàu trước, nằm ở trong hầm kín...
(Tác giả Người
Khăn Trắng , nguồn vnthuquan.org)