Mỹ-Linh nhanh nhẹn, giả vờ bị bệnh nằm dài trên tảng đá.Thân Thiệu-Thái lại ôm gối ủ rũ nhìn trời. Nguyên-Hạnh không thấy Sùng Phạm đâu y hỏi Bố Đại hòa thượng:
- Sư phụ. Sư bá đâu rồi.
Bố Đại cười hềnh hệch:
- Vẫn còn đâu đó.
Cao Thạch-Phụng nghe nói bực mình:
- Thôi đi anh. Em không muốn nhìn cái thằng bụng bự này chút nào cả.
Nguyên-Hạnh lấy chìa khóa mở cửa sắt. Y vào trong hang đá tìm kiếm vết tích Sùng-Phạm. Tìm một lúc y hỏi Thạch-Phụng:
- Các song sắt vẫn y nguyên. Không lẽ y có phép tàng hình.
Nói rồi y kiểm sóat lại các phòng giam. Không thấy mất người nào, y yên tâm hỏi lại Thạch-Phụng:
- Em có thả y ra không?
Thạch-Phụng nhăn mặt:
- Em cũng đang định hỏi anh câu đó.
Nguyên-Hạnh chạy sang cửa giam Thiệu-Thái:
- Thân thế tử. Người có thấy nhà sư gầy ở bên cạnh không?
Thiệu-Thái gật đầu:
- Có. Tôi thấy ông ngồi Kiết-gìa, rồi người cứ nhỏ dần lại. Cuối cùng ông chui qua song cửa, đi mất.
Thạch-Phụng hơi tin:
- Có thể y luyện thành phép co xương cũng nên.
Nguyên-Hạnh liếc nhìn vào trong hang hỏi:
- Thế nào Thân thế tử, người vẫn bình thường chứ? Trong mấy tháng qua người là khách qúi của bản tự. Thế mà đêm ngày người cứ tưởng nhớ cô công chúa thiên kim Bình-dương. Bây giờ bần tăng cho người sống chung với công chúa, chắc người vui lòng lắm?
Cao Thạch-Phụng nhìn Thiệu-Thái, lòng đầy thù hận:
- Mi sướng nhé. Hãy cùng con nha đầu hưởng thú Vu-sơn đi, rồi ta sẽ cho tụi bay về bên kia thế giới. Đúng ra mi là cháu nội của một đệ nhất cao thủ võ lâm Thân Thiệu-Anh, con của vua Bà 207 khê động Bắc-biên. Chúng ta không dại gì mà gây hấn với họ. Nhưng mi biết hết bí mật của chúng ta. Chúng ta phải giết mi để phi tang.
Y thị chỉ Mỹ-Linh:
- Huống hồ con nha đầu kia là cháu yêu của Lý Công-Uẩn. Hai đứa bọn mi đẹp thế này mà giết đi thực uổng.
Hai người bàn truyện một lúc rồi sóng vai ra đi. Đỗ Lệ-Thanh bảo Thiệu-Thái:
- Thế tử. Xin thế tử cứu tôi ra khỏi đây. Tôi nguyện sẽ đem hết tất cả những bí mật của cách trị cùng xử dụng Nhật-hồ độc chưởng truyền cho thế tử.
Thiệu-Thái lắc đầu:
- Tại hạ không thích học độc chưởng, mà chỉ muốn học cách chữa mà thôi. Đỗ phu nhân, tại hạ hứa cứu phu nhân ra khỏi đây.
Đỗ Lệ-Thanh mừng rú:
- Thế tử. Bây giờ chúng ta phải hành động như thế này. Nếu thế tử bẻ song sắt, chúng ta thoát ra. Nguyên-Hạnh biết đại sự bị lộ, ắt y trốn biệt. Vậy ngay đêm nay thế tử ra ngoài kiếm lấy bốn người đem vào đây. Chúng ta giam họ vào các hang động, rồi chất củi đốt. Khi Nguyên-Hạnh hay tự sự, tới nơi quan sát. Y cho rằng Thạch-Phụng thiêu chúng ta. Y yên tâm. Trong khi đó chúng ta trốn ra ngoài, công chúa đem đại binh đến bắt hết đồ đảng của chúng.
Thiệu-Thái định lắc đầu từ chối mưu kế này, vì chàng không muốn giết người. Nhưng Mỹ-Linh đã gật đầu:
- Mưu kế của phu nhân hay thực. Bây giờ chúng tôi cần dò thám tình hình của Nguyên-Hạnh đã.
Trời đã tối hẳn. Thiệu-Thái vận khí bẻ cong song sắt. Chàng với Mỹ-Linh chuồn ra ngòai. Hai người hướng chỗ có ánh sáng lần tới. Thiệu-Thái vừa nhảy một cái, người chàng vọt lên cao, súyt nữa chạm vào cành cây, rồi từ từ rơi xuống như chiếc lá. Chàng kinh ngạc, dừng lại tự hỏi: - Tự nhiên sao ta lại nhảy cao thế này? Ta chết rồi thành ma chăng?
Chàng hít hơi nhảy cái nữa. Lần này người chàng vút lên trên không. Chàng đáp vào cành cây nhẹ như con chim. Chàng hỏi Mỹ-Linh:
- Mỹ-Linh, cái gì vậy?
Mỹ-Linh vẫy chàng nhảy xuống rồi nói:
- Anh quên mất rằng trong người anh có 100 năm công lực của sư tổ Sùng Phạm à?
Thiệu-Thái chợt hiểu. Hai anh em dắt nhau hướng dãy nhà có ánh sáng lần tới. Đây là ngôi nhà lợp ngói, tường gạch rất đẹp. Trong có nhiều tiếng nhã nhạc vang lừng. Hai người khẽ nhún chân một cái, đáp nhẹ nhàng trên mái ngói. Thiệu-Thái vận sức vào ngón tay, từ từ chọc thủng hai lỗ cho chàng với Mỹ-Linh nhìn xuống.
Trong phòng, hơn mười cái bàn. Cái nào cũng đầy các món ăn trân qúi. Sau mỗi bàn một cắp trai gái ôm nhau. Liếc qua,Thiệu-Thái thấy có Nguyên-Hạnh với bọn Triệu Thành. Còn bọn Chiêm-thành, Lão-qua không có mặt. Chàng đưa mắt tìm, không thấy Minh-Thiên đâu.
Ngoài trừ Nguyên-Hạnh ôm Cao Thạch-Phụng. Còn bọn Triệu Thành, đều ôm gái trong lòng. Mỗi người còn có một thiếu nữ đứng cạnh rót rượu hầu. Đối diện với dãy bàn, có khoảng hai mươi thiếu nữ đang tấu đủ các thứ nhạc khí. Mỹ-Linh nhìn cảnh đó, nàng chửi thầm:
- Bọn Tống đáng chết thực. Chúng mưu tính kế họach lâu dài, gửi vợ chồng Nguyên-Hạnh sang đây lập nghiệp trước. Chúng đội lốt cao tăng, còn ai dám đụng đến chúng nữa. Thế lực Hồng-hương, Sơn-tĩnh của chúng thực không nhỏ. Nếu ta có tố cáo, chưa chác ông nội đã tin. Mà dù có tin, khó mà người dám thẳng tay với chúng.
Tay cầm chung rượu uống, tay ôm thiếu nữ Hồng-hương trong lòng, Triệu Thành hỏi Nguyên-Hạnh:
- Này Long-biên quốc công. Người thử nghĩ coi, lúc ra đi ta đâu có ngờ thành công đến độ này. Ta mang theo hơn trăm nén vàng, tiêu vung vãi, chỉ hết có mười nén. Trong khi bọn Chiêm, bọn Lão dâng ta không biết bao nhiêu ngọc ngà. Chỉ nguyên mặt này ta lời gấp ngàn lần. Nhà Đại-Tống ta mất có mấy tờ giấy, lập tức khiến cho bọn Lào đánh bọn Lào. Bọn Chiêm đánh bọn Chiêm. Bọn Việt đánh bọn Việt. Đợi cho chúng chém giết nhau chán, ta tung mẻ lưới, ba nước trở thành quận huyện Đại-Tống.
Nguyên-Hạnh cười nhe hàm răng cải mả ra:
- Hôm rồi vương gia gỉa phong cho tiểu nhân làm Thông-huyền bồ-tát và phong cho Thạch-Phụng làm Túc không quan-âm bọn chúng tưởng tiểu nhân thành Bồ-tát, Túc-không thành Quan-âm thực.
Đông-Sơn lão nhân gật đầu:
- Trong khi chức tước thực của đại nhân là Long-biên quốc công, Đô nguyên soái. Giao-chỉ kinh lược sứ.
Địch Thanh hướng vào Nguyên-Hạnh:
- Đô nguyên-soái. Khi mới sang, tiểu tướng nghe nói đô nguyên-sóai học được thuật Liên-thành kỵ mã và Nga môn khoái lạc. Xin Nguyên-soái đừng tiếc công chỉ dạy.
Triệu Thành phụ họa:
- Phải đấy hôm nay ghi ngày thành công, Nguyên-soái bầy cho chúng ta chơi một bữa thực thỏa thích.
Nguyên-Hạnh cười nhe hàm răng vổ ra trông thực khả ố:
- Được, được, tiểu tướng đã chuẩn bị sẵn rồi.
Y ngừng lại uống một chung rượu rồi tiếp:
- Trước hết xin nói về Nga-môn khoái lạc. Nga tức là con vịt hay con ngỗng. Nga môn là dùng hậu môn con vịt, hay con ngỗng làm chỗ giao-hoan.
Vương Duy-Chính ngẩn người ra:
- Giao hoan với ngỗng?
- Đúng. Khi một người đàn ông, một vì cao niên, hai vì sức kiệt, truyện phòng sự ngày một yếu, phải dùng pháp này mà trị. Ngoài ra người khỏe mạnh dùng pháp này ắt khoái lạc không thể tưởng được. Trước hết mua con vịt hoặc ngan, họăc ngỗng thực lớn, về tắm rửa sạch sẽ. Sau đó để cho thực đói. Lúc sắp giao hoan đem ra đổ rượu thực đầy bụng vịt. Cuối cùng, cần hai người. Mỗi người đứng một bên bàn giữ một chân, một cánh cho vịt không dãy được. Người muốn giao hoan đem đương vật nhét vào đít vịt. Một người cầm dao nhắm đầu vịt chặt một nhát sao cho đầu vịt đứt thực ngọt. Con vịt bị đứt đầu, nhưng vẫn chưa chết. Nó dãy dụa một lúc lâu sau mới ngừng. Khi nó dãy dụa, con người giao hoan sướng không thể nào tả siết.
Triệu Anh hỏi:
- Thế những người đàn ông lệ chảy chứa chan ngoài quan ải thì làm sao hưởng được thú này?
Nguyên-Hạnh ngơ ngác:
- Cái gì mà Lệ chảy chứa chan ngoài quan ải?
Cả bọn Triệu Thành cười ồ lên. Triệu Huy giảng:
- Tức bọn chưa đến chùa đã đọc kinh.
Nguyên-Hạnh vẫn lắc đầu không hiểu:
- Chưa đến chùa đã đọc kinh à? Thiếu gì người đọc kinh ngoài đường.
Triệu Huy nói nhỏ:
- Ý tôi muốn nói những người bị bệnh gà?
Nguyên-Hạnh cau mày:
- Ho gà à?
Biết Nguyên-Hạnh dốt nát, Triệu Huy giảng:
- Khi người đàn ông nhậy cảm, chưa chui đầu vào hang đã xuất tinh, được gọi là khóc ngoài quan ải, hoặc chưa đến chùa đã đọc kinh. Hoặc như con gà trống đạp mái, nhảy lên lưng con mái, rồi xuống ngay. Vì vậy tôi mới hỏi: lỡ ra khi con vịt vừa dẫy mấy cái, tinh xuất ra, còn ích lợi gì nữa?
Nguyên-Hạnh cười:
- Dĩ nhiên, nó dẫy mấy cái tinh xuất. Sau khi tinh xuất dương vật chúng ta bị teo lại. Thế nhưng đít vịt cũng khép chặt. Dương vật vẫn bị giữ chặt. Con vịt dãy dụa, chỉ mấy cái dương vật lại cử lên. Lần này mới thú tuyệt, phải lâu lắm tinh mới xuất ra. Trong khi đó, con vịt rung rung, cảm giác đến tuyệt vời.
Nguyên-Hạnh hỏi:
- Có vị nào muốn thưởng thức Nga môn khoái lạc trước?
Dư Tĩnh đứng lên:
- Xin nguyên soái cho tiểu tướng thưởng thức trước.
Nguyên-Hạnh vẫy tay một cái, từ trong nhà, bốn thiếu nữ Hồng-hương thướt tha bước ra. Hai người mặc quần áo đỏ chói. Một người xách con ngỗng, một người xách con dao với cái thớt. Hai người nữa mặc quần áo xanh. Dường như quen thuộc với lối hành lạc này. Các thiếu nữ hầu rượu cũng như các thiếu nữ nằm trong tay đàn ông...đều dửng dưng đưa con mắt nhìn. Một thiếu nữ áo xanh kéo ra cái bàn với cái ghế thấp. Nàng kính cẩn tới trước Dư Tĩnh cúi rạp người xuống:
- Kính thỉnh đại nhân lên đỉnh Vu-sơn.
Nàng hướng dẫn Dư Tĩnh đến ngồi trên chiếc ghế, khoan thai cởi quần, áo y ra, rồi hất hàm ra lệnh. Lập tức hai thiếu nữ áo hồng nhanh nhẹn để con ngỗng nằm sấp. Hai nàng chia nhau, mỗi người cầm cánh và chân con ngỗng, giữ chắc. Con ngỗng kêu lên mấy tiếng lớn. Nó nào có hiểu số phận đen tối của nó!
Một thiếu nữ áo xanh hai tay căng miệng con ngỗng ra. Một nàng khác cầm chung rượu đổ vào miệng nó. Sau khi đổ hết một bình rượu rồi, lui lại. Một thiếu nữ áo đỏ hướng vào Dư Tĩnh:
- Kính thỉnh đại nhân.
Dư Tĩnh cầm qui đầu nhét vào đít con ngỗng. Một thiếu nữ áo xanh nhanh nhẹn đè cỗ con ngỗng xuống, rồi vung dao. Bộp một tiếng đầu con ngỗng đứt rời. Thân nó dẫy lên đành đạch. Nhưng hai thiếu nữ áo đỏ gĩư chặt quá nó vẫn không bị văng khỏi vị trí.
Dư Tĩnh ngả người trên ghế. Y nghiến răng thực chặt. Hai mắt lim dim như đưa hồn vào giấc mộng. Khoảng ăn xong bữa cơm, con ngỗng không còn dãy dụa nữa. Dư Tĩnh đứng dậy. Bọn Tống nhao nhao hỏi:
- Thế nào? Cứ nhìn đôi mắt lim dim, chúng ta cũng biết khoái lạc đến cực điểm.
Dư Tĩnh mỉm cười:
- Tuyệt! Tuyệt! Không thể tưởng tượng nổi.
Y lết chân trở về chỗ ngồi.
Nguyên-Hạnh đứng lên, cầm hũ rượu mầu nâu rót đầy vào một chung lớn. Y bưng đến trước mặt Dư Tĩnh:
- Nào mời kinh lược sứ cạn chung này.
Dư Tĩnh bưng chung rượu uống cạn. Y thở ra thực mạnh:
- Chà rượu ngon quá.
Nguyên-Hạnh cười:
- Sau khi hưởng Nga môn khoái lạc xong, phải uống rượu tắc-kè, sức lực mới mau bình phục. Bình rượu này tôi ngâm bằng 36 con tắc kè vùng núi Nga-sơn đấy. Các vị nên biết tắc kè bổ dương cực kỳ mạnh. Phàm lão ông bẩy tám chục tuổi, chỉ cần ăn ba con tắc kè vẫn có thể nghênh chiến với mấy cô thanh nữ liền. Trong con tắc kè quan trọng nhất là cái đuôi, để mất cái đuôi, coi như...mất phân nửa hiệu qủa. Trong bình rượu này tôi còn ngâm thêm Sà sàng tử nữa. Sà-sàng-tử vừa bổ thận vừa thanh não, khiến tinh thần minh mẫn.
Triệu Thành gật đầu:
- Hay tuyệt. Thế còn thuật Liên-thành kỵ mã thế nào?
Nguyên-Hạnh kính cẩn đứng lên:
- Thuật này còn có tên là Thất tinh liên thành kỵ mã. Trên thượng giới có bẩy ngôi sao, kết thành chòm Bắc-đẩu. Dưới đất chúng ta có núi, sông, hồ, cây, thú, nước, lửa. Hợp trên với dưới là ứng với thiên tượng. Phép hành lạc này cần tới bẩy cô trinh nữ. Nếu không đủ bẩy trinh nữ thay bằng bẩy thiếu nữ cũng được. Các thiếu nữ phải không bệnh tật. Trước khi hành lạc cho ăn uống toàn những thứ bổ âm như yến-sào, thục-địa, kỷ-tử nấu với lươn, hay cá trê. Sau khi ăn trong bẩy ngày, bắt đầu hành lạc.
Đông-Sơn lão-nhân hỏi:
- Trường hợp không có đủ bẩy thiếu nữ, cũng không có đủ các vị thuốc nuôi thiếu nữ thì sao?
- Cũng được. Song chỉ khoái lạc, mà sức khỏe cũng như trường sinh bất lão không đạt được.
Nguyên-Hạnh vẫy tay. Từ bên trong, bẩy thiếu nữ tuổi còn rất trẻ, mặc quần lụa đen, áo mầu vàng lợt, cúi đầu bước ra, đứng giữa nhà. Y chỉ bẩy thiếu nữ:
- Bẩy tiểu cô nương này, tôi đã đem về đây từ hơn tháng nay, nuôi toàn bằng các vị bổ, để đợi vương gia cùng các vị từ Chiêm-quốc cùng nhau ...hưởng. Ngày nào tôi cũng cho tắm nước suối, đi dạo trong vườn đầy hoa, để hấp mùi hương. Bây giờ bắt đầu. Chúng ta cũng phải bẩy người. Ở đây có tới tám người. Tôi đã hưởng nhiều rồi, xin để lúc khác. Mỗi vị chọn lấy một cô nương. Sau đó chúng ta làm thành vòng tròn. Cứ một vị cô nương, một vị xen vào. Nào mời.
Triệu Thành chọn trước, rồi tới Đông-Sơn lão nhân. Người cuối cùng không được chọn, phải nhận thiếu nữ còn lại là Triệu Huy. Nguyên-Hạnh cho cô gái của Triệu Thành đứng đầu. Triệu Thành đứng sau cô. Kế tiếp cô của Đông-sơn lão nhân, rồi tới lão. Cứ như thế cuối cùng Triệu Huy đứng trước cô gái của Triệu Thành. Vòng tròn Thiên-cương đã thành.
Nguyên-Hạnh vẫy tay. Các cô gái hầu rượu bưng rượu, rót ra chung đưa tận miệng cho bẩy gã đàn ông uống. Rượu cạn, Nguyên-Hạnh vỗ tay:
- Tất cả ngồi xuống.
Vòng tròn Bắc-đẩu đang từ vị thế đứng, hóa ra vị thế ngồi. Nguyên-Hạnh hô:
- Thoát y.
Bẩy thiếu nữ áo xanh chạy ra cởi quần áo cho bẩy gã đàn ông.
Nguyên-Hạnh nói:
- Mỗi vị hãy cho miệng vào âm-khẩu thiếu nữ của mình. Hai tay vòng ra ôm lấy đùi họ.
Trong khi bọn đàn ông làm theo lệnh Nguyên-Hạnh, bẩy thiếu nữ hé miệng trái đào ngậm vào qui đầu của người ngồi trước mình.
Thế là 14 người, cứ một nam, lại một nữ hút khí của nhau. Trong khi đó, cuối phòng gần hai chục thiếu nữ tấu nhạc. Nguyên-Hạnh đắc chí đưa mắt nhìn Cao Thạch-Phụng. Mặt y thị trông thực khó coi, mắt lườm lừơm nhìn Nguyên-Hạnh.
Thời gian trôi qua, khoảng gần nửa giờ (giờ cổ bằng hai giờ ngày nay). Cái vòng Bắc-đẩu đứt ra làm bẩy khúc. Các cô gái đã buông bẩy gã đàn ông ra. Chỉ còn bẩy gã bám các nàng mà hút.
Nguyên-Hạnh hô:
- Ngừng.
Y bưng rượu mời bẩy gã đàn ông uống:
- Chắc các vị đã được đàn bà mút qui đầu. Sau khi họ mút xong, các vị mệt nhừ. Nhưng hôm nay, ngược lại các vị cảm thấy khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái phải không. Đó là sự khác biệt giữa hành lạc thông thường với Thất tinh liên thành kỵ mã. Tối nay, mỗi vị ôm cô gái của mình mà giao hoan.
Thiệu-Thái định rủ Mỹ-Linh dò thám chỗ khác, thì không thấy nàng đâu. Nguyên Mỹ-Linh là công chúa, cành vàng lá ngọc, từ bé nàng sống đạo đức trong cung cấm, không được gặp đàn ông. Những người đàn ông nàng gặp toàn thái-giám hoặc anh em ruột. Từ khi theo Khai-quốc vương đi ra ngoài, tuy có gặp đàn ông nhưng cũng chưa từng nghe người nào nói tục. Nay phải chứng kiến cảnh dâm đãng cùng cực. Nàng bỏ ra đầu mái nhà ngồi.
Thiệu-Thái vẫy Mỹ-Linh, bỏ dãy nhà này, hướng dẫy nhà phía sau lần tới. Bên trong có nhiều tiếng nói vọng ra. Hai người núp sau cửa sổ dòm vào. Có tiếng người nói rì rầm. Trong phòng, có hơn mười cái giừơng, trên giừơng đều có người nằm, trùm mền kín mít rên rỉ. Thiệu-Thái tự hỏi:
- Không biết đây là chỗ Nguyên-Hạnh diễn trò ma trò qủi gì mà lại có những người bị thương tích thế này.
Một người đàn ông mở cửa bước vào. Y đi khắp các giường bắt mạch từng người một, rồi đến cái bàn, mở bình lấy thuốc, cậy miệng từng người một bỏ vào. Thiệu-Thái đoán đó là thầy lang trị bệnh. Lát sau Cao Thạch-Phụng vào. Y thị hỏi:
- Thế nào. Bao nhiêu người chết rồi?
- Chín người chết. Còn lại mười một người này e cũng khó qua khỏi.
Cao Thạch-Phụng hừ một tiếng, rồi nói:
- Hôm qua, ta sai hai mươi thiếu niên Hồng-hương theo dõi bọn khách bán thuốc rong suốt một ngày. Chiều họ trở về còn khỏe mạnh. Không hiểu sao sáng nay, khám phá ra chín người chết, mười một người bị thương đang trong tình trạng hấp hối.
Thầy lang chỉ vào những người bệnh:
- Thưa Quan-âm, những người này người đều đỏ như son, mũi, mồm, mắt ứa máu ra không ngừng. Tiểu nhân không biết họ đã trúng phải chưởng lực gì kỳ lạ. Chưởng này chưa từng xuất hiện ở Đại-Việt, nên tiểu nhân đành bó tay.
Có tiếng chân người đi tới. Nguyên-Hạnh bước vào. Y hỏi:
- Sự thể ra sao?
Cao Thạch-Phụng lắc đầu:
- Hai đội Hồng-hương thiếu niên được lệnh theo dõi bọn khách bán thuốc dạo. Chiều về còn khỏe mạnh. Đến sang nay khám phá ra chín người chết, mười một người trong tình trạnh nửa sống nửa chết.
Nguyên-Hạnh lật mấy người bị thương lên coi. Mặt hắn tái đi, lùi lại:
- Nhật-hồ chu-sa độc chưởng.
Cao Thạch-Phụng cau mày:
- Chưởng này ra sao, em chưa từng nghe qua.
Nguyên-Hạnh ra lệnh cho thầy lang ra khỏi phòng, rồi nói:
- Chưởng này nguyên của bang Nhật-hồ do họ Đỗ ở Trường-bạch độc bá biết luyện. Năm xưa bang trưởng Đỗ Ngạn-Tiêu danh trấn Trung-nguyên với 18 chưởng độc. Đỗ Ngạn-Tiêu là cha của mụ đó.
Thạch-Phụng run run:
- Không lẽ bang-trưởng Nhật-hồ biết truyện sai người sang đây trả thù cho mụ?
- Khó mà đoán được nguyên ủy vụ này. Người của bang Nhật-hồ thường sống bằng nghề bán thuốc dạo, nay đây, mai đó. Ta đoán chừng hôm qua đám trẻ theo dõi họ, đã xẩy ra đụng chạm gì đó. Họ là khách đến Đại-Việt, không dám đối đầu ban ngày, nên nhẫn nại, đến đêm tìm vào trả thù.
Thạch-Phụng hơi có vẻ tin tưởng:
- Trước đây anh với mụ cùng là sư huynh, sư đệ đồng môn. Anh biết xử dụng chưởng này, hẳn biết cách chữa trị chứ?
- Không. Chưởng luyện rất khó. Khi đánh trúng người ta, mặt mũi đỏ như gấc. Sốt ly bì. Sau ba ngày hết sốt. Từ đấy cứ mỗi ngày lên cơn một lần. Khi lên cơn người đau nhức như muôn nghìn mũi kim đâm vào, muốn chết không được, muốn sống không xong. Phải có thuốc giải của bang Nhật-hồ mới trị được. Ta chỉ biết xử dụng. Còn mụ biết chế thuốc giải. Vì vậy ta mới giam mụ, để tra hỏi phép chế thuốc giải độc.
Mỹ-Linh ôn lại kỷ niệm cũ, nàng thấy Nguyên-Hạnh nói sai .Vì vương mẫu của nàng bị trúng Chu-sa độc chưởng, mà sao mặt bà không đỏ gay như y nói. Vậy có thể bà bị trúng chưởng độc, hoặc độc chất khác cũng nên.
Nguyên-Hạnh vung tay, vỗ vào đầu mười một người bệnh, mỗi người một chướng. Những người này rung động một cái, đầu bẹp đi, mắt lồi ra. Máu me tràn ra miệng. Thạch-Phụng kinh ngạc:
- Tai sao anh lại giết những người này?
Nguyên-Hạnh thở dài:
- Đằng nào họ cũng chết. Chi bằng để họ chết sớm như vậy còn hơn họ sống trong đau đớn. Thôi chúng ta đi.
Hai người sóng vai ra ngòai.
Mỹ-Linh ghé vào tai Thiệu-Thái:
- Chúng ta đem năm cái xác này, bỏ vào thạch động, chất củi đốt đi, rồi thả Bố Đại hòa thượng với Đỗ Lệ-Thanh ra. Như vậy, Nguyên-Hạnh tưởng tất cả mọi người chết cháy. Không chừng y còn tưởng đó là thủ đọan của bang Nhật-hồ cũng nên.
Thiệu-Thái gật đầu đồng ý. Hai người vọt vào nhà, lấy chăn cuộn năm xác chết lại đem về hang. Bố Đại thấy hai người về, ông bẹo tai Mỹ-Linh:
- Mưu với mẹo. Mi mang đi năm xác chết, ắt Nguyên-Hạnh phải điều tra, như vậy mưu này cũng như không.
Thiệu-Thái sợ sệt:
- Sư thúc, người lại xuất hồn theo đệ tử rồi.
Bố Đại hít hơi, vận sức, ông bẻ cong cửa sắt, nhảy ra ngoài. Đỗ Lệ-Thanh kinh ngạc:
- Bồ-tát, người thừa sức thoát khỏi nơi đây mà người không muốn.
Bố Đại vỗ bụng:
- Vì ta mắc nghiệp với Nguyên-Hạnh, nên phải chịu cho đủ thời gian. Bởi vậy ta mới nói: Ta tự đến chứ Nguyên-Hạnh đâu có giam ta.
Ông quay lại bảo Thiệu-Thái:
- Mi có tiền duyên với Đỗ phu nhân, mau cứu người, gây nhân tốt.
Thiệu-Thái vâng dạ, tiến lên đứng trước song nói vọng vào:
- Đỗ phu nhân. Vâng lệnh đại sư, tại hạ cứu phu nhân đây.
Nói rồi chàng hít hơi, vận sức, bẻ cong song sắt. Đỗ Lệ-Thanh nhảy ra ngoài. Bà xụp xuống đất lạy Bố Đại:
- Nam-mô Di-lặc tôn phật.
Bà quay lạy Thiệu-Thái. Thiệu-Thái phẩy tay một cái, kình lực nhu hòa đỡ bà dậy, chàng nhũn nhặn nói:
- Đỗ phu nhân, đại sư Bố-Đại nói, phu-nhân với tại hạ có tiền duyên mà. Đã có tiền duyên thì đâu cần lễ nghi, ơn nghĩa?
Đỗ Lệ-Thanh ứa nước mắt nói:
- Thế tử. Suốt bao năm bị giam trong hầm đá, nhục nhằn, khốn khổ vô cùng. Trong khi bị giam, tiểu nữ đã nguyện rằng sau này ai cứu tiểu nữ thóat khỏi cảnh giam cầm này, trọn đời xin làm nô bộc hầu hạ. Vì vậy tiểu nữ mong thế tử thu nạp cho.
Thiệu-Thái lắc đầu:
- Tại hạ... tại hạ làm sao mà dám thu nhận phu nhân làm nô bộc?
Bố Đại kéo tai Thiệu-Thái:
- Con lợn ơi. Vua cũng thế, quan cũng vậy. Chủ với tớ chẳng qua là cái tiếng gọi. Chứ mi với Đỗ phu nhân có duyên từ bao kiếp. Đã là duyên mà chối e mất hết cái may mắn sau này.
Thiệu-Thái tỉnh ngộ, chàng nắm tay Đỗ Lệ-Thanh:
- Anh em tại hạ được Đỗ phu nhân theo giúp còn gì hay bằng.
Mỹ-Linh hỏi Đỗ Lệ-Thanh:
- Đỗ phu nhân. Có thể nào người trúng Chu-sa độc chưởng mặt không đỏ, mà vẫn lên cơn đau đớn rồi chết chăng?
- Không. Thưa công chúa, Chu-sa chưởng mà. Chu là đỏ. Trúng chưởng người phải đỏ lên chứ! Công chúa đã từng nghe nói về chưởng này rồi ư?
Mỹ-Linh tường thuật về cái chết của vương mẫu nàng với cái chết của Hồng-Sơn phu nhân cùng tương tự, rồi hỏi:
- Có thể nào vương mẫu của tại hạ cũng như Hồng-Sơn phu nhân bị Nguyên-Hạnh đả thương không?
Đỗ Lệ-Thanh nói:
- Tiểu tỳ bị giam trong này chín năm rồi. Biến chuyển bên ngoài hòan toàn mù tịt. Vương-mẫu cũng như Hồng-Sơn phu nhân bị nạn cùng trong một năm, có thể do cùng một người hại. Còn người đó có phải Nguyên-Hạnh hay không tiểu tỳ không biết. Có một điều tiểu tỳ cam kết đúng là y không biết chế thuốc giải. Vì vậy không có việc y khống chế hai vị. Vì muốn khống chế phải có thuốc giải.
Ám ảnh vương mẫu bị Nguyên-Hạnh hại, lại biến mất trong đầu óc Mỹ-Linh.
Đỗ Lệ-Thanh chỉ năm cái thây:
- Nào chúng ta cho thây vào từng phòng một.
Miệng nói, bà đem thây bỏ vào phòng mình, phòng Sùng Phạm, phòng Bố Đại, còn hai cái bỏ ở ngoài. Bà bảo Thiệu-Thái:
- Ân công. Chúng ta ra ngoài lấy củi chất vào phòng.
Bốn người ra ngoài. Trước hang có hai đống củi lớn. Mỹ-Linh vui vẻ:
- Đúng là duyên. Chứ không tại sao họ chặt củi để sẵn đây?
Sau khi chất củi xong. Đỗ Lệ-Thanh nói với Thiệu-Thái:
- Xin ân công vận sức bẻ song sắt lại như cũ. Như vậy Nguyên-Hạnh mới không nghi ngờ.
Thiệu-Thái đánh lửa, chất cỏ châm vào củi. Trong khi Mỹ-Linh đọc kinh vãng sinh. Phút chốc ngọn lửa cháy bùng lên. Đỗ Lệ-Thanh vận khí hướng vào ngọn lửa. Chưởng phong nhè nhẹ phát ra gió. Ngọn lửa bốc cháy xanh lè, hơi nóng mạnh vô cùng. Năm tử thi cháy khét lẹt. Mỹ-Linh thấy ngọn lửa nóng khác thường, nàng biết trong chưởng của Đổ-lệ-Thanh có gì khác lạ:
- Đỗ phu nhân. Phải chăng chưởng của phu nhân là Nhật-hồ chu-sa độc-chưởng?
- Đúng đó. Trong chưởng có độc tố. Vì vậy ngọn lửa nóng gấp một trăm lần ngọn lửa thường. Công chúa! Bây giờ chúng ta phải đi đốt mấy căn nhà để xác bọn thiếu-niên Hồng-hương. Bằng không chúng thấy thiếu năm xác chết sinh nghi ngờ, mưu cơ mất linh diệu.
Thiệu-Thái phục Đỗ-lệ-Thanh kinh lịch hơn chàng nhiều. Chàng hướng phía căn nhà chứa xác chết phóng hỏa, rồi dùng chưởng phát nhè nhẹ cho cháy thực mau.
Ngọn lửa bốc cao làm bọn thiếu-niên hồng hương thức giấc, chúng đánh trống báo động, kéo nhau đi cứu hỏa.
Đỗ Lệ-Thanh chỉ con đường mòn lên đỉnh núi:
- Đây là con đường mật. Chúng ta phải theo lối này thoát ra phía trước chùa, rồi về trấn Thanh-hóa.
Đỗ Lệ-Thanh đi trước, Thiệu-Thái, Mỹ-Linh theo sau. Bố Đại hòa thượng cười khềnh khệch thủng thẳng bước đi. Tới đỉnh cao nhất, Đỗ Lệ-Thanh ngừng lại chỉ xuống dưới sườn núi:
- Kia là chùa Sơn-tĩnh. Dường như trong chùa có sự, nên đánh chuông họp tăng chúng. Thân thế-tử, chúng ta trở về trấn hay trở về chùa?
Mỹ-Linh chợt nhớ đến Thanh-Mai, Bảo-Hòa chờ ở bên bờ hồ, không biết sự thể ra sao. Bất giác nàng ngửa mặt lên trời tìm tông tích chim ưng, nhưng không thấy. Đỗ Lệ-Thanh bàn:
- Bây giờ trong đầu óc Nguyên-Hạnh tưởng chúng ta chết cháy cả rồi. Chi bằng trở về trấn Thanh-hóa. Công-chúa đem đại binh đến vây chùa Sơn-tĩnh bắt hết dư đảng Hồng-hương thực hay hơn hết. Nhưng thôi, chúng ta tạm nghỉ dưỡng thần đã. Mệt lắm rồi.
Mỗi người kiếm một hốc đá, nhắm mắt dưỡng thần.
Tiếng chim rừng hót líu lo, làm Thiệu-Thái tỉnh giấc trước. Không thấy Bố Đại đâu, chàng lên tiếng gọi:
- Đại sư! Đại sư!
Không có tiếng đáp lại. Chàng đến chỗ ông nằm, chỉ thấy chiếc lá cây lớn, trên viết mấy chữ :
Con lợn, con nhí. Hãy cố gắng lo cho Đỗ phu nhân. Mau trở về Thăng-long. Có nhiều người mong. Ta đi.
Cạnh đó vẽ một ông già bụng phệ, miệng cười toe toét.
Đỗ Lệ-Thanh đã thức giấc từ bao giờ. Bà tiếp chiếc lá cây trên tay Thiệu-Thái, ngơ ngẩn xuất thần:
- Di-lặc bồ-tát lại ra đi rồi. Không biết bao giờ mới gặp người.
Thiệu-Thái ngơ ngác hỏi:
- Phu nhân. Tại sao phu nhân lại gọi người là Di-lặc bồ-tát?
Đỗ Lệ-Thanh ngậm ngùi đáp:
- Thế tử không đọc kinh Phật nên không biết đấy thôi. Bất cứ vị Bồ-tát nào cũng phân thân ra muôn vàn vị khác nhau độ cho chúng sinh. Bố Đại hòa thượng nguyện kiếp này và những kiếp sau đầu thai làm người Việt, giúp cho nước thoát khỏi cảnh bị Bắc-phương cai trị, đó là Phật tính. Phật tính thuộc về đức Di-Lặc. Thế thì ngài hiện thân của Di-Lặc bồ-tát rồi còn gì nữa?
Thiệu-Thái ngơ ngác nhìn Mỹ-Linh cầu cứu. Vì hơn ai hết Mỹ-Linh quy y từ thửa thơ ấu, lại là đệ tử của Huệ-Sinh, nổi tiếng bác học đương thời. Mỹ-Linh gật đầu:
—Đỗ phu nhân kiến giải như vậy tỏ ra ngộ đạo rồi đó. Để em nói cho anh nghe về Di-Lặc bồ-tát. Anh có biết đương thời đức Thích-ca Mâu-ni có bao nhiêu đệ tử không? Những đệ tử đó là ai?
Thiệu-Thái tỉnh ngộ:
- Anh nhớ rồi, đức Thích-ca có tám đại đệ tử đều thành Bồ-tát là:
1. Văn-thù-sư-lỵ.
2. Quán-thế âm.
3. Đắc-đại-thế.
4. Vô-tận-ý.
5. Bảo-đàn-hoa.
6. Dược-bương.
7. Dược-thượng.
8. Di-Lặc.
Anh biết tên ngài Di-Lặc. Nhưng sao ngài Di-Lặc lại là sư thúc?
Mỹ-Linh nhìn người yêu, lòng thương xót:
—Danh hiệu Di-Lặc dịch sang tiếng Hán-Việt thành Từ hay Từ thị. Ngài còn có tên A-dật-đa dịch sang Hán-Việt thành Vô-năng-thắng. Bồ-tát Ma-ha-tát sẽ đắc đạo thành Phật sau đức Thích-ca Mâu-ni. Đương thời đức Thích-Ca thuyết pháp, ngài Di-Lặc dự thính theo hàng đệ tử .Khi đức Thích-Ca thuyết giảng về kinh Diệu-pháp liên hoa chỉ cho chúng đệ tử biết đường tu luyện thành Phật, ngài Di-Lặc có tham dự. Đức Thích-ca không ngớt lời ca tụng công đức, hạnh từ muôn vàn kiếp trước của ngài Di-Lặc. Đức Thích-Ca cũng cho hay về sau ngài Di-Lặc sẽ đắc đạo thành Phật hiệu Di-Lặc từ-tôn. Tuy ngài là Bồ-Tát, nhưng Phật tử thường gọi ngài bằng danh xưng Di-Lặc Tôn-Phật.
Đỗ Lệ-Thanh nghe Mỹ-Linh giảng, bà gật đầu khoan khoái. Bởi chính bà gọi Bố Đại bằng Di-Lặc Tôn-Phật, mà không rõ tại sao.
Mỹ-Linh tiếp:
- Cách đây năm trăm năm, hai anh em ngài Vô-Trứ, Thiên-Thân, ngồi tham thiền, xuất hồn tới cung đức Di-Lặc, được ngài đem lẽ huyền vi của kinh Đại-thừa giảng cho. Lại cách đây ba trăm năm, ngài Trần Huyền-Trang đời Đường trong khi du hành qua Thiên-trúc, thường niệm danh hiệu Di-Lặc, được ngài độ cho khỏi tai nạn.
Thiệu-Thái cũng như một số đông Phật-tử, tin Phật, lên chùa lễ Phật, song không hiểu được huyền vi của Phật pháp. Chàng ngắt lời Mỹ-Linh:
- Mạ mạ thường nói rằng khi người ta sắp chết, muốn qua thế giới Tây-phương Cực-lạc thì niệm Phật A-Di-Đà. Tại sao vậy?
Mỹ-Linh vỗ tay vào vai Thiệu-Thái:
- Bây giờ anh là đệ tử của ngài Sùng-Phạm, địa vị không nhỏ. Phải học kinh điển đi nghe. Điều cô dạy anh đó, có nói đến trong kinh Dược sư. Kinh Dược-sư dạy rằng người theo Phật, nghe chính pháp mà chẳng định được trí, lúc chết muốn thác sinh cõi Tây-phương Cực-lạc thì niệm danh hiệu ngài Di-Lặc. Ngài sẽ hiện đến hướng dẫn đường về. Đức Di-Lặc luôn phân thân độ chúng sinh, cho đến khi ngài thành Phật.
- Bao giờ ngài thành Phật?
- Kể từ đức Thích-Ca cho đến khi đức Di-Lặc thành Phật là tám triệu, mười vạn, tám ngàn (8.108.000) năm. Đức Phật Di-Lặc đắc đạo rồi sẽ thuyết pháp ba kỳ dưới gốc cây Long-hoa. Cây này hình như con rồng, mà trổ hoa. Còn thái sư thúc tổ Bố-Đại, có hành trạng đâu khác gì Bồ-tát Di-Lặc.
Đỗ Lệ-Thanh quay lại nói với Thiệu-Thái:
- Thân thế tử. Tôi bị giam trong hang đá, nhưng được gần hai vị Bồ-tát mà mình không biết. Khi biết, duyên may qua rồi. Phật Di-Lặc đã dạy thế-tử phải về Thăng-long, ắt người xuất hồn, biết việc ở đấy, thôi mình về Thăng-long đi.
Ba người dùng khinh công hướng trấn Thanh-Hóa. Lúc sắp tới nơi, Đỗ Lệ-Thanh dặn Mỹ-Linh:
- Công chúa. Khi về trấn công chúa làm như không có gì xẩy ra. Chúng ta chờ gặp Khai-Quốc vương rồi hãy hành sự. Người ắt có cao kiến hơn.
Khi trấn Thanh-Hóa đã hiện ra trước mắt, Mỹ-Linh vẫy Thiệu-Thái, Đỗ Lệ-Thanh đi chậm lại. Nàng nói:
- Phải kiếm chỗ nào cho em rửa mặt, chỉnh đốn lại y phục. Chứ người em thế này, vào trấn sao được?
Vừa tới gần đầu một thôn trang, Thiệu-Thái thấy phía trước có một quán ăn. Chàng nói:
- Chúng ta vào đó kiếm cái gì ăn đi.
Chủ quán là một cô gái tuổi khoảng mười bẩy, mười tám. Cô thấy một bà gìa đầu tóc bù xù như dã nhân, một thiếu niên hùng tráng, một thiếu nữ đẹp tuyệt thế. Cả ba quần áo dơ bẩn, cô mở to mắt ra nhìn. Sợ khách không có tiền trả, cô định lên tiếng hỏi, chợt cô nhìn thấy Mỹ-Linh đeo vàng ngọc đầy người. Cô đổi thái độ lễ phép hơn:
- Mời bà với cậu mợ vào ăn sáng.
Thấy cô hàng đang chụm củi đun một nồi bún ốc. Thiệu-Thái nói:
- Cô cho chúng tôi ăn bún ốc được rồi.
Mỹ-Linh, Thiệu-Thái trải qua một đêm hoạt động, bụng đói meo. Hai người ăn thực ngon lành. Còn Đỗ Lệ-Thanh bị giam trên mười năm, bây giờ mới được ăn miếng ngon. Bà ta ăn hết bát này đến bát khác.
Một toán ba người, lưng đeo tay nải bước vào quán. Mỹ-Linh để ý, thấy họ mặc quần áo theo lối khách trú. Trong ba người, một người đàn ông đã già, tướng mạo phương phi. Còn lại là đôi thiếu niên tuổi khoảng hai mươi. Một người to lớn, một người nhỏ bé. Trông thấy anh em Thiệu-Thái, thiếu niên nhỏ người mỉm cười gật đầu chào. Cả bọn ngồi xuống. Họ không ăn bún riêu, mà xin ăn bánh lá khúc. Trong khi ăn họ nói truyện với nhau bằng tiếng Quảng. Mỹ-Linh đưa mắt cho Thiệu-Thái, Đỗ Lệ-Thanh, ngụ ý bảo cứ lờ đi như không biết, không hiểu. Trong câu truyện họ toàn nói về ăn uống, thuốc men, tuyệt không có truyện gì khác. Mỹ-Linh để ý thấy hai lần họ nhắc đến việc đi Thiên-trường.
Trông người đàn ông, cũng như nghe tiếng nói, Mỹ-Linh thấy quen thuộc vô cùng, dường như nàng đã gặp ở đâu rồi. Nàng cố moi óc, xem đã thấy ông ở đâu, mà nghĩ không ra. Cô gái bán hàng dường như quen với ba người khách bán thuốc. Cô hỏi:
- Ông Xồi, mấy hôm nay phát tài không?
Người đàn ông to lớn lắc đầu.
Thiếu niên nhỏ người đáp:
- Mấy hôm nay ế hàng quá. Chú tôi muốn rời Thanh-hóa đi Thiên-trường ngay ngày mai.
Cô gái chỉ thanh niên to lớn:
- Chú Khôi này, sao hôm nay như người buồn ngủ vậy? Mọi ngày chú tía lia lắm kia mà.
Thanh niên to lớn tên Khôi bưng bát nước chè xanh uống cạn:
- Mấy hôm nay chẳng bán được đồng nào, không buồn sao được. Này cô hàng, cô có thể mua dùm tôi chiếc xe ngựa không. Từ đây đi Thiên-trường, đường xa diệu vợi, mà đi bộ thì cậu em tôi đi không nổi đâu.
Cô hàng nhìn thiếu niên nhỏ người:
- Ừ, chú Việt nhỏ người như con gái, đi bộ sao được. Phải có xe chứ. Cô hàng chỉ về hướng Tây:
—Hôm nay có phiên chợ Sơn-tĩnh. Chú đến đấy mà mua xe ngựa, thiếu gì. Ngựa Cửu-chân có tiếng leo núi giỏi nhất Đại-Việt đấy.
Ba người trả tiền, rồi lên đường. Đỗ Lệ-Thanh hỏi cô hàng:
- Này cháu. Cháu quen biết ba người bán thuốc dạo đó lâu chưa?
- Thưa bà cháu mới quen họ trong khỏang ba tháng nay. Họ từ bên Tầu sang đây buôn thuốc dạo. Họ chỉ bán có ba thứ thuốc. Một là thuốc bong gân, cầm máu trị thương. Hai là thuốc trị trúng độc. Bất cứ ong đốt, rắn cắn, nhọt độc nào, chỉ uống thuốc của họ ba ngày thì hết. Thứ ba là thuốc thương phong cảm mạo.
Mỹ-Linh nhìn theo, quan sát dáng di của chú Xồi, nàng chợt á lên một tiếng. Nàng đã tìm ra chú Xồi.
Trong lần bị Đàm An-Hòa bắt đến đền thờ Tương-Liệt đại vương. Giữa lúc Tung-sơn tam-kiệt tìm di thư thời Lĩnh-Nam. Tôn Trung-Từ đưa cuốn sách giả cho Triệu Thành, trên mái nhà có người nhảy xuống đọat sách. Võ công người này rất cao. Một mình thắng Tung-sơn tam-kiệt. Sau người đó bắt Triệu Thành đem đi. Từ ngày ấy Mỹ-Linh không biết người ấy là ai. Hôm nay nàng đã tìm ra manh mối. Thì ra tên Xồi cũng là người Hán sang Đại-Việt mưu truyện gì đây. Có điều người y không cùng bọn với bọn Triệu Thành, tức không phải triều đình nhà Tống.
Mỹ-Linh thúc Thiệu-Thái trả tiền rồi lên đường. Ra khỏi quán, nàng tường thuật mọi sự. Thiệu-Thái chỉ biết nghe, mà không có ý kiến gì. Đỗ Lệ-Thanh nói:
- Không chừng bọn này người Đại-lý hoặc Tây-hạ, Liêu, Kim. Cũng có thể người của bang hội nào bên Trung-quốc. Thôi chúng ta về trấn Thanh-hóa đã.
Còn khoảng mười dặm, tới trấn Thanh-hóa, Mỹ-Linh cảm thấy mỏi chân, mồ hôi vã ra, chợt thấy bên đường có chiếc xe ngựa. Người đánh xe chính đứa trẻ tên Ngô Tuấn. Mỹ-Linh vẫy tay:
- Tuấn. Con có nhận ra cô không?
Ngô Tuấn xuống ngựa cúi đầu hành lễ:
- Khải tấu công chúa, con đón công chúa ở đây từ sáng hôm nay.
Nói rồi nó đưa cho nàng phong thư. Mỹ-Linh cầm lấy xem. Thấy nét bút của chú hai, nàng vội vàng chỉnh đốn y phục lại, mở ra đọc. Trong thư Khai-quốc vương dặn nàng phải lên đường về Thăng-long khẩn cấp, nhất thiết không về qua trấn Thanh-hóa.
Đỗ Lệ-Thanh hỏi:
- Thế nào? Sắc chỉ của hoàng đế hay lệnh của Khai-quốc vương? Chắc của Khai-quốc vương.
Mỹ-Linh kinh ngạc:
- Sao phu nhân biết?
- Công chúa ơi. Công chúa chưa kinh lịch, mà đi ra ngoài, e dễ bị lộ. Có gì đâu mà không hiểu. Hiện trên thế gian chỉ có hoàng-thượng, Khai-quốc vương họăc đại-sư Huệ-Sinh mới khiến cho công chúa chỉnh đốn y phục, rồi đọc thư. Hoàng-thượng đâu có biết công chúa ở đây? Đại-sư Huệ-Sinh chẳng có gì khẩn cấp cần truyền lệnh cho công chúa cả. Vậy thư đó chắc của Khai-quốc vương.
Mỹ-Linh nói:
- Chú hai tôi biết hết mọi truyện ở Sơn-tĩnh. Chú khen ngợi chúng ta hành động khôn khéo. Chú ra lệnh chúng ta phải về Thăng-long ngay. Chú dặn tôi phải giả trai. Mọi người lên đường trước rồi.
Ngô Tuấn đưa ra ba gói hành lý:
- Công chúa, đây là hành lý của công-chúa với thế-tử. Còn đây là quần áo của Đỗ phu nhân.
Đỗ Lệ-Thanh mở bọc quần áo ra.Bất giác gai ốc bà nổi lên.Vì quần áo trong bọc đúng là quần áo của bà mười năm về trước, khi chưa bị Nguyên-Hạnh giam. Nhất là trong đó có bẩy bình thuốc khác nhău mà bà thường dùng. Bà kinh ngạc:
- Ta nghe Thiệu-Thái, Mỹ-Linh ca tụng Khai-quốc vương mưu kế trùm thiên hạ, thần-sầu qủi khốc, không biết đâu mà lường, ta không tin. Nay cứ thấy việc này thì đủ rõ. Quần áo cũ của ta, để trong một căn nhà trong khe núi Hồng-hương, cùng với những bình thuốc này. Đến Nguyên-Hạnh cũng không biết. Thế mà ta vừa mới ra tù, ông biết đã đành. Ông còn cho người lấy quần áo với thuốc cho ta, mới thực là thần sầu.
Ba người kiếm bụi cây thay quần áo. Lần này Mỹ-Linh biến thành một cô gái quê, mặt mũi lem luốc. Thiệu-Thái cũng giả trang thành một thanh niên quê mùa, da mặt vàng vọt. Đỗ Lệ-Thanh vẫn giữ nguyên thân hình một bà gìa, nhưng mụ hóa trang gần như thành một người khác.
Ngô Tuấn nhìn mọi người gỉa trang, nó cười:
- Cháu cũng giả làm đứa trẻ nhà quê.
Nói rồi nó thay quần áo. Đỗ Lệ-Thanh bàn:
- Bây giờ thế này, Thân thế tử với công chúa là anh em cô cậu. Tôi vẫn giữ vị thế theo hầu. Còn cháu bé là cháu gọi công chúa bằng cô. Có như vậy mới qua mặt tai mắt bọn Tống được.
Xe đi trên con đường cái quan, hướng Bắc thẳng tiến. Khi qua núi Thầøn-đầu, chợt một chiếc xe ngựa từ phía sau vượt qua, lên trước. Mỹ-Linh đưa mắt cho Đỗ phu nhân. Vì trên xe chở lão Xồi và anh em Khôi, Việt. Đợi cho xe bọn khách bán thuốc qua rồi, Đỗ Lệ-Thanh nói:
- Lão Xồi là một võ lâm cao thủ. Không biết thằng Khôi có biết võ hay không. Còn đứa con gái tên Việt.
Thiệu-Thái ngạc nhiên:
- Thằng Việt là con gái sao?
- Đúng, gái giả trai. Thế tử không thấy sao, lưng nó tròn, ngực nở, vai tròn. Nó thoa nước hồ cho mặt đen, trong khi đánh xe, nó dơ tay quất ngựa, cổ tay lộ ra trắng ngần. Khi xe gặp chỗ gồ ghề, nếu người thường, thế nào cũng nhảy lên. Thế mà nó vẫn ngồi bất động. Con nhỏ đó võ công không tầm thường đâu. Chúng ta mau đuổi theo. Cẩn thận e không lộ tung tích, phiền lắm.
Ngô Tuấn cho xe chạy thực mau. Phút chốc đã theo kịp xe trước. Nó nói vọng sang với Việt:
- Này anh. Anh đi đâu đây. Không biết có cùng đường với bọn tôi không?
Cô gái giả trai tên Việt mỉm cười:
- Chúng tôi đi Thiên-trường. Nhưng đường lại không biết. Còn chú, chú đi đâu?
Ngô Tuấn chỉ người trên xe mình giới thiệu:
- Đây cô tôi. Còn đây chú hai tôi. Bà này vú nuôi của cô tôi. Chúng tôi đi Thiên-trường, rồi về Thăng-long ăn cưới. Thế thì chúng ta đi cùng đường rồi.
Đến đó, hai cái xe đi chậm lại. Phía trước có mười người, áo nâu quần đen, cổ choàng khăn đỏ, đứng chặn ngang qua đường.
Hai chiếc xe ngừng lai. Một thiếu niên choàng khăn đỏ nói với Thiệu-Thái:
- Mi có phải đồng bọn với tụi Nhật-hồ không?
Mỹ-Linh lắc đầu:
__ Tôi không biết Nhật-hồ với Nguyệt-hồ gì cả.
Một thiếu niên khác phất tay:
—Bất kể chúng nó khai gì. Hễ đi cùng nhau, chúng ta cần bắt giải về chùa cho phương-trượng phát lạc.
Đỗ Lệ-Thanh nói nhỏ:
- Chúng ta là người qua đường, các vị này muốn bắt, cứ để cho họ bắt.
Mụ quay lại nói với đám thiếu niên Hồng-hương:
- Được, chúng tôi theo các vị.
Người cầm đầu đám thiếu niên Hồng-hương nói với lão Xồi:
- Ta muốn biết vì cớ gì người hạ độc thủ giết 20 anh em ta, rồi đốt Hồng-hương-cốc. Bọn người phải nói thực.