9/11/12

Anh linh thần võ tộc Việt (H33)

Trưa hôm đó sứ đoàn tới động Giáp. Động Giáp là thủ đô của Bắc-biên. Từ thời Thuận-Thiên (1010-1028) Bắc-biên được coi như một nước nhỏ thuộc Đại-Việt, thống lĩnh các khê động Bắc-cương. Sang thời Thiên-Thành (1028) thì bốn động Phong-châu, Thượng-oai, Trường-sinh, Lạng-châu tiến quân lên phía Bắc, thu được một số khê động đã mất, trở về với bản đồ Đại-Việt, mà dần thành rộng lớn; cũng được coi như những tiểu quốc. Thành ra Bắc-biên vừa trực tiếp thống lĩnh một số châu, trang, động, lại vừa thống trị bốn tiểu quốc.
Thường-Kiệt tuy chưa có chức tước gì, lại còn trẻ tuổi, nhưng chàng hiện là sứ thần; nên khi chàng tới động Giáp, thì một đoàn người ngựa uy nghiêm dàn ra đón chàng. Đi đầu là vua bà Bình-Dương, phò mã Thân Thiệu-Thái; Lạng-châu công Thân Thiệu-Cực cùng phu nhân là Ôn-Thuận công chúa Thanh-Trúc; Phong-châu hầu Lê Thuận-Tông, công chúa Kim-Thành; Thượng-oai hầu Hà Thiện-Lãm, công chúa Trường-Ninh. Lại có cả trưởng công chúa Thân Bảo-Hòa cùng hầu hết các động chủ, châu chủ 207 khê động hiện diện. Tất cả đều im lặng, viên quan tại toà Trung-thư lệnh đi trước tay bưng chiếu chỉ, Thường-Kiệt đi sau, rồi tới sứ đoàn với hai xe chở linh cữu cha con Nùng hầu.
Chiêng trống, cùng đội nhạc cử lên.
Hai xe chở linh cữu cha con Nùng hầu đưa vào Tây-vu đường, đặt ở giữa. Viên quan văn ở tòa Trung-thư lệnh hỏi:
- Tấu vua bà, không biết thế tử Nùng Trí-Cao đã tới chưa?
Vua Bà phán:
- Xin các vị chờ, Trí-Cao sắp tới bây giờ đấy.
Mặc dầu cha con Nùng hầu chết đã hai ngày, nhưng chưa làm lễ phát tang. Theo luật thời Lý, phải đợi tang chủ là Nùng Trí-Cao hiện diện, làm lễ cử ai trước linh cữu, thọ lĩnh chiếu triều đình thay cha, rồi mới phát tang.
Lâu ngày, bây giờ Tôn Đản mới gặp vua bà Bình-Dương, cùng Thuận-Tông, Thiện-Lãm. Chuyện cũ lại được nhắc lại. Tất cả xoay quanh việc giải đoán tung tích thầy đồ, nhưng không ai đoán ra. Vì theo Thường-Kiệt thuật lại, thì thầy xử dụng võ công Sài-sơn thực, nhưng rõ ràng nội lực khi thì Mê-linh, khi thì Đông-a. Vậy thầy thuộc phái nào?
Trong khi mọi người bàn tán, phân vân, thì Thiệu-Cực ôm gối ngồi cười một mình. Phò mã Thiệu-Thái hỏi:
- Cú rừng, dường như cú rừng đoán ra tung tích thầy đồ rồi thì phải?
- Đúng thế. Ngay từ ngày đầu, nghe thuật chuyện em đã đoán ra. Lợn dở quá, có thế mà chịu thua.
- Ai?
- Lợn thông minh thế mà cũng không đoán ra ư? Em biết rõ thầy đồ là ai, tại sao lại che dấu thân phận như vậy. Nhưng em không dám tiết lộ.
- Cú nói lạ. Trên đời này oai nhất là phụ hoàng, cậu hai, cú còn chẳng sợ, không lẽ cú sợ thầy đồ đó?
- Hoàng thượng, cậu hai thì dễ biện luận. Nhưng thầy đồ hành sự ẩn hiện chắc có ý riêng. Võ công ông ấy cao như vậy, mà em nói toẹt ra ông ấy là ai, thì ông ấy dí một ngón tay, ắt em ngỏm củ tỏi, vì vậy em không nói. Nhưng nếu lợn chắp tay ạ em mười lần, em sẽ có cách bắt ông ấy xuất hiện ngay. Dễ mà.
Công-chúa Bảo-Hòa đưa đôi mắt sắc như dao cau nhìn anh:
- Cú định bao giờ bắt thầy đồ xuất hiện?
- Trong vòng một tháng.
- Điều kiện?
- Dễ! Điều tiên quyết là vua Bà phải nhường để mỗ hỏi vợ cho Thường-Kiệt. Mỗ không đặt điều kiện với Bảo-Hòa. Vì nếu thầy đồ mà xuất hiện thì người sướng nhất là cậu hai, người sướng thứ nhì là Tiên cô nhà mình. Tiên cô phải chịu một món ân tình nặng hơn là đứng ra khuyên ông Tạ Sơn với Thuần-Khanh chịu cho Thường-Kiệt lấy người mà nó yêu.
Bảo-Hòa cau mặt:
- Thường-Kiệt đã có Thuần-Khanh rồi.
- Vì vậy anh mới đặt điều kiện. Chứ bình thường thì anh đâu cần đến tiên cô? Tiên cô nhớ chứ, hồi trước chúng mình nhờ cậu hai mà được yêu, rồi lấy người yêu. Tại sao nay chúng mình lại bắt trẻ con nó lấy người mà nó không yêu?
Vua Bà Bình-Dương nghĩ thầm:
"Ngày trước Thiệu-Thái cũng được song thân hỏi Vi Huệ-Chân cho, rồi sau khi tới trấn Thanh-hóa gặp mình mà thành vợ chồng. Không lẽ nay Thường-Kiệt cũng gặp người khác, và tình yêu nảy nở rồi chăng? Cậu em chồng này mưu kế thần sầu quỷ khốc, chắc cậu biết rõ rồi đây".
Công-chúa Bảo-Hòa gật đầu:
- Em chịu điều kiện của anh hai. Nhưng nếu trong một tháng mà thầy
đồ không xuất hiện?
- Bấy giờ tiên cô đừng gọi anh là cú rừng mà gọi là con chồn hôi.
Mọi người cười ầm lên.
Có tiếng tù và thổi ba hồi dài. Một lễ quan cung tay:
- Tấu vua Bà, đội quân của Trường-sinh đến đón linh cữu Nùng hầu.
Trái với ước đoán của mọi người rằng thế nào Nùng Trí-Cao cũng mang đại quân theo, để biểu dương lực lượng. Không ngờ Trí-Cao chỉ đem đội quân chưa quá trăm người, mười thớt voi, mười cặp ngựa.
Nguyên khi Nùng Tồn-Phúc cùng Nùng Trí-Thông chuẩn bị lên đường về kinh, thì các quan triều đình Trường-sinh kẻ thì bàn không nên về, người thì bàn cứ về. Cuối cùng Tồn-Phúc tổ chức buổi họp tất cả các động chủ, châu trưởng thuộc Trường-sinh để xin quyết định. Các động chủ đều cho rằng thế lực Trường-sinh rất lớn, mà Tồn-Phúc không phạm tội gì, thì không thể có việc nguy hiểm. Bằng gian thần lộng hành, Trường-sinh sẽ kéo cờ độc lập thành một nước riêng. Chắc chắn triều đình không thể đánh nổi. Bởi đánh thì phải dùng lực lượng của Lạng-châu, Phong-châu, Thượng-oai. Mà lực lượng này không bao giờ trở giáo tàn sát huynh đệ. Mà dù họ có trở giáo, thì với địa thế hiểm trở, ngoài ta kết thân với Tống, thì triều Lý cũng bó tay.
Cuối cùng triều đình Trường-sinh quyết định để cha con Nùng Tồn-Phúc về Thăng-long, trong khi toàn thể lãnh thổ Trường-sinh đặt trong tình trạng báo động. Cha con Tồn-Phúc đi được hai ngày, thì năm viên tùy thuộc phi ngựa về Trường-sinh báo cho Nùng Trí-Cao biết hung tin. Lập tức triều đình Trường-sinh cho kéo cờ Báo cừu tuyết hận, thế thiên hành đạo rồi huy động quân mã để chuẩn bị đối phó.
Riêng Hoàng-Giang cư sĩ, ông không tin, yêu cầu các động chủ hãy khoan khởi binh báo thù, đợi ông cho người về liên lạc với sư huynh là thái phó Dương Bình đã. Uy tín Hoàng-Giang cư sĩ cực lớn, nên các châu, động trưởng đều phải nín nhịn.
Hôm sau có tin báo cho biết triều đình Đại-Việt truyền cả nước để tang Tồn-Phúc, lại treo thưởng tam-ân cho ai tìm ra thủ phạm. Hơn nữa còn cử Thường-Kiệt, một người bạn mới, có ơn với Trí-Cao làm chánh sứ theo linh cữu Tồn-Phúc về Trường-sinh. Cũng tin tức cho biết Thường-Kiệt còn xin đem theo hai người có đại ơn với Trường-sinh là tiên cô Bảo-Hòa với vợ chồng đại hiệp Tôn Đản. Triều đình bắt Dương Hồng-Hạc lên tạ lỗi với Trí-Cao. Do vậy chủ trương tách Trường-sinh khỏi Đại-Việt bị rút lại.
Nhưng xưa nay, sứ Đại-Việt phong chức tước cho bất cứ quan chức nào của Trường-sinh, thì quan chức đó phải đến động Giáp, thủ đô Bắc-biên bái nhận. Bây giờ triều đình cử sứ đem linh cữu Tồn-Phúc, Trí-Thông về, còn phong chức tước cho Trí-Cao kế nhiệm làm thủ lĩnh Trường-sinh. Triều đình Trường-sinh lại bàn nên đi hay ở? Nếu đi, có mang trọng binh theo hay không? Giữa lúc đó, quân hầu mang vào một hộp nhỏ nói rằng do chim ưng mang tới; tặng cho công tử Nùng Trí-Cao. Trí-Cao mở ra, thì bên trong có mũi tên bằng vàng trên khắc hình chim ưng bay qua núi, với hàng chữ nhỏ : Cứ đi với mấy quân hầu. Ta ở cạnh cháu. Không ai có thể đụng tới sợi tóc của cháu .
Uy tín của Tần-vương Tự-Mai cùng công chúa Huệ-Nhu trong những ngày vương cùng công chúa tổng trấn Nam-thùy Tống cực kỳ lớn. Khắp biên giới Hoa-Việt, Hoa-Lý, Việt-Lý các quan, tướng sĩ đều biết rằng chỉ cần để cho thuộc quyền, binh sĩ gây hấn với lân bang, hoặc ức chế dân; thì tính mệnh bản thân cùng gia đình có trốn đâu cũng không thoát khỏi vạ sát thân. Bọn đạo tặc, gian thương càng kinh sợ hơn nữa. Trong gần mười năm trấn Nam-thùy Tống, vương tạo cho dân chúng ba nước sống những ngày thanh bình chưa từng có. Thanh bình đến độ những gian hàng bán tại chợ, khi đêm về, không phải dọn đi, chỉ việc đậy sơ sài, mà không sợ trộm cắp. Cho nên nay thấy chim ưng mang mũi tên vàng của vương gửi cho, Trí-Cao yên tâm, cùng thân mẫu đi đón linh cữu phụ, huynh.
Triều đình Bắc-biên nào có biết những gì đã xẩy ra ở Trường-sinh. Họ thấy Trí-Cao thay đổi thái độ quá mau chóng, thì đều kinh ngạc vô cùng.
Mọi người hướng mắt quan sát. Khi sắp tới nơi, Thuần-Anh, Trí-Cao trong tang phục đã xuống voi đi bộ. Lễ quan của triều đình Bắc-biên là một lão bà tiến ra chắp tay:
- Kính thỉnh Nùng phu nhân cùng công tử vào triều yết vua bà, rồi rước linh cữu Nùng hầu.
Bà đi trước, Thuần-Anh, Trí-Cao theo sau. Quan Điện-tiền lễ nghi học sĩ hô:
- Phu nhân Nùng hầu cùng công tử Nùng Trí-Cao bái yết vua Bà.
Vua Bà bước xuống ngai, tiến ra nâng Thuần-Anh dậy:
- Sư bá không nên đa lễ.
Bà để cho Trí-Cao hành lễ, rồi nói:
- Chúng ta chuẩn bị tiếp giá.
Lễ quan hô:
- Tất cả quỳ xuống nghe chiếu chỉ.
Mọi người quỳ gối. Viên quan toà Trung-thư lệnh bước ra trước long án, đối diện với linh cữu cha con họ Nùng rồi mở cuộn giấy đọc:
Thừa thiên hưng vận, Đại-Việt hoàng đế chiếu viết.
Kể từ khi vua Kinh-Dương truyền trăm hoàng tử đi khắp nơi qui dân, lập ấp, thành lập trăm họ, tộc Việt ta trở thành Bách-việt. Cho đến nay dấu tích Bách-Việt chỉ tại 207 lạc ấp vùng Bắc-cương là còn giữ được như xưa.
Khi đức Thái-tổ khải-vận, lập cực, thần văn, thánh võ, duệ mdu, minh triết, nguyên hiếu hoàng đế tiếp nhận ngôi trời, thì các lạc ấp, động chủ, châu trưởng hoặc phiêu bạt, hoặc bị Bắc-xâm mà xa vời với cố quốc...trước sau trở về với chính thống. Riêng tộc Nùng, từ trước đến nay vốn cần mẫn, vũ dũng, lại nhất thiết sống hợp quần, nên suốt nghìn năm Bắc-thuộc vẫn giữ được Việt tính. Lạc hầu Nùng Dân-Phú qui tụ được năm động chủ, đem về bản triều, đức Thái-tổ lao tưởng, đã phong tước tới hầu, hàm tới Thái-bảo.
Kế tiếp Nùng Tồn-Phúc, văn võ song toàn, đức trải rộng khiến toàn thể sắc dân Nùng bị Bắc xâm đều hướng đầu qui phục, nên trẫm đã thành lập nước Trường-sinh và trao cho cha truyền con nối. Mấy năm qua, khắp Trường-sinh, mưa thuận gió hòa, mùa màng trúng liên tiếp. Trường sinh hầu cùng các quan triều đình Trường-sinh lại biết khuyến khích chăn nuôi, dạy trẻ giúp già, đức vang thiên hạ. Trẫm ở Thăng-long, cùng triều thần bao phen ban chiếu khen ngợi.
Nhưng hỡi ơi, vừa rồi hầu từ Trường-sinh về Thăng-long đem phương vật dâng cho trẫm, chẳng may bị kẻ gian ám hại, trẫm đau đớn trong lòng, truyền cả nước để tang. Trẫm đã hứa ai tìm ra hoặc bắt được hung thủ sẽ được thưởng tam-ân của triều đình. Nay trẫm ban chỉ truy phong cho hầu:
Kiểm hiệu thái phó
Đồng trung thư môn hạ bình chương sự
Quảng nguyên tiết độ sứ
Tả kim ngô lãnh vệ thượng tướng quân
Trường-sinh công
Phong cho phu nhân là Thuần-Anh làm Đoan-trang, ôn-thục, minh-văn, công chúa.
Phong cho Nùng Trí-Thông
Uy-viễn thượng tướng quân
Quảng nguyên bá
Phong cho Nùng Trí-Cao
Thái-tử thiếu bảo
Binh bộ tham tri
Trấn-viễn đại tướng quân
Trường-sinh hầu
Khâm thử.
Thuần-Anh cùng Trí-Cao quỳ gối tạ ơn.
Bấy giờ mới chính thức làm lễ cáo ai. Trên từ vua Bà Bình-Dương cho tới các động chủ, châu trưởng đều đến trước linh cữu cha con Nùng công phúng điếu.
Trí-Cao cực kỳ kính trọng tiên-cô Bảo-Hòa, vì vậy y tiến tới trước công chúa, rồi quỳ gối rập đầu binh binh ba lần:
- Tiên-cô, đệ tử Nùng Trí-Cao ra mắt tiên cô.
Nói rồi chàng móc trong bọc ra một hộp bằng ngà voi cung cung kính kính dâng lên Bảo-Hòa:
- Đệ tử ao ước diện kiến tiên cô từ lâu để dâng lễ vật, nay được thỏa nguyện xin dâng tiên cô.
Bảo-Hòa đỡ Trí-Cao dậy, bà truyền Thường-Kiệt lấy ghế cho Trí-Cao ngồi bên cạnh, tay vuốt tóc chàng:
- Cô cũng mong có dịp gặp con. Hôm trước Thường-Kiệt thuật lại cái chí của con khi nói với thầy đồ ở Bắc-ngạn. Cô mừng lắm, ý định đón con lên Tản-viên chơi ít ngày. Bây giờ gặp con đây thực may.
Bà hỏi Hoàng-Giang cư sĩ:
- Sư huynh. Muội muốn sư huynh cho phép muội tặng cháu Trí-Cao món quà không biết sư huynh có cho phép không?
Nguyên cổ lệ Đại-Việt định rằng, khi một đứa trẻ đã có sư phụ, mà người khác muốn dạy dỗ y điều gì thì phải đó sự đồng ý của sư phụ đứa trẻ đó. Vì vậy công chúa Bảo-Hòa mới hỏi Hoàng-Giang cư sĩ.
Hoàng-Giang cư sĩ cung tay xá công chúa, rồi bảo đệ tử:
- Trí-Cao, con tạ ơn tiên cô đi.
Trí-Cao quỳ gối lạy đủ tám lạy:
- Sư phụ.
Rồi chắp tay bái Thường-Kiệt:
- Sư huynh.
Tiên cô mở hộp ngà của Trí-Cao dâng cho ra xem, bất giác mặt bà tươi lên, vì trong đó có gần trăm tượng quốc huy: con rồng uốn khúc, con chim âu tung cánh trong ánh bình minh. Bà trao cho nữ đệ tử cất, rồi bảo Thường-Kiệt:
- Con là sư huynh của Trí-Cao. Vậy hôm nay con tặng cho Trí-Cao món gì nào?
Thường-Kiệt nắm tay Trí-Cao:
- Sư đệ, huynh không mang theo món gì tặng sư đệ. Nhưng huynh có món quà tặng cho cả nước Trường-sinh.
Vua bà Bình-Dương cười:
- Chà, cháu tôi tặng cả nước kia đấy. Món quà hẳn lớn lắm.
- Dạ, quý vô giá.
Nói rồi chàng vẫy tay bảo thị vệ:
- Đem quà tặng vào đây.
Thị vệ giải ba người, đầu trùm khăn kín mít vào trong. Thường-Kiệt nắm tay Trí-Cao:
- Cái phẫn hận của Trường-sinh cũng như sư đệ là không biết ai đã sát hại Nùng-huynh, Nùng-bá. Trên đường rước linh cữu Nùng-bá lên đây, huynh khấn người phù hộ cho huynh bắt được thủ phạm sát hại người; thì ngay đêm qua, thủ phạm đột nhập doanh trại, chính huynh bắt được chúng, nay xin tặng cho toàn thể tộc Nùng.
Trí-Cao tiến lại mở khăn trùm đầu ba tên sát nhân. Mọi người cùng bật lên những tiếng kinh ngạc, không ngờ sát nhân lại là hai viên đô thống đội thị vệ thường theo hầu Dương tể tướng.
Riêng các động chủ, châu trưởng còn kinh ngạc hơn nữa, khi thấy viên trưởng ty Tế-tác Quảng-Tây lộ Trần Thự là người cầm đầu.
Thường-Kiệt bắt Trần Thự đọc tờ cung khai. Theo Thự thì năm người chủ trương sát hại cha con họ Nùng là Vương Duy-Chính, Dương Điền, Tôn Miễn, Tiêu Chú, Ky Mân. Nguyên do rất sâu sa: năm người này cho rằng Tống triều chịu nhục ở Nam-thùy quá đáng. (1)
Nghe Trần Thự khai, các động chủ, châu trưởng cùng nghiến răng căm hận bọn Vương Duy-Chính. Họ muốn đem quân vượt biên đánh thẳng sang Quảng-Tây lộ. Vua bà Bình-Dương vẫy tay:
- Các vị bầy một lòng thương xót Nùng-công, Nùng-bá như vậy đủ tỏ rằng chúng ta người người nhất trí . Tuy nhiên, việc trước mắt là chúng ta hãy làm lễ an táng cho người quá cố đã. Về ba tên gian tế, chúng ta phải đợi chỉ dụ từ Thăng-long. Khi Kiệt nhi thẩm vấn y xong, đã có bản tấu chương gửi về triều rồi.
Linh cữu Tồn-Phúc, Trí-Thông được rước về Trường-sinh. Dân chúng ba mươi sáu động Nùng cùng để tang Tồn-Phúc. Các động chủ họp lại bái yết tân thủ lĩnh. Trí-Cao tuy còn nhỏ tuổi, nhưng chí khí lại lớn vô cùng. Y im lặng tổ chức lễ an táng cho cha, anh, không nói gì đến việc báo thù cả.
Tang lễ vừa xong, thì có tin báo vua bà Bình-Dương cùng ba vị thủ lĩnh Bắc-biên là Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm, Thân Thiệu-Cực cùng trưởng công chúa Bảo-Hòa giá lâm. Y vội mời thân mẫu ra cổng động đón. Lễ tất, Thuần-Anh chắp tay hỏi:
- Không biết vua Bà cùng chư vị giá lâm có điều chi dạy bảo?
Vua Bà nắm tay Thuần-Anh:
- Đại sư bá! Xin đại sư bá chờ một lát , vì sẽ có nhiều quý khách tới đây bàn chuyện quốc sự.
- Thưa có những ai?
- Các chưởng môn nhân sáu đại môn phái. Quốc-sư Huệ-Sinh phái Tiêu-sơn; quan thái phó Dương Bình phái Sài-Sơn; đại hiệp Trần Phụ-Quốc (Vương-Văn) phái Đông-a, song thân tôi phái Tây-vu.
Bà vừa dứt lời thì quân canh cung tay trước Trí-Cao:
- Trình quân hầu có một nho sinh dẫn theo mấy người xin vào yết kiến.
Mọi người ngơ ngác, không hiểu nho sinh là ai. Vua Bà bật cười:
- Là chưởng môn phái Đông-a Trần Phụ-Quốc đấy. Hồi lưu lạc sang Tống làm quan, anh ấy là thi nhân nổi tiếng với tên hiệu Vương-Văn. Sau làm tới Tiết-độ sứ, Tả-vệ thượng tướng quân tước phong hầu. Năm trước đây anh xin về hưu để giữ chức chưởng môn phái Đông-a. Muốn giữ kỷ niệm cũ, anh ấy thường mặc như nho sinh.
Trí-Cao vội ra ngoài đón. Lát sau y trở vào với ba người đàn ông và một phụ nữ sắc nước hương trời. Vua bà Bình-Dương đứng dậy chào:
- Không ngờ Côi-sơn tam anh đều giá lâm. Kìa Khấu sư tỷ, từ sau trận Trường-yên đến nay mới gặp lại sư tỷ. Khiếp, thời gian qua mau thực, đã hơn mười năm rồi.
Bà giới thiệu Phụ-Quốc, Bảo-Dân, Trung-Đạo và Khấu- Kim-An với mọi người. Bảo-Dân nhìn Thiệu-Thái, rồi cười lớn:
- Ôi, có ai ngờ ông ỉn ụt ịt như con lợn, mà nay lại đẹp như cây ngọc trước gió thế kia? Tôi đang cùng cô vợ xấu xí ngao du sơn thủy thì có thư đại sư huynh gọi về khẩn cấp. Chắc lại muốn đánh nhau với Tống hả? Đánh nhau làm quái gì cho dân khổ. Để tôi sang Biện-kinh, đột nhập cấm thành chặt đầu hết bọn vua quan Tống là êm chuyện.
-----------------------------------
Ghi chú
(1)Các sự kiện dưới đây chép trong Tống sử, Tục Tư-trị thông giám trường biên, Ung-châu kỷ sự:
Trước đây trong 207 khê-động, thì đến trên trăm khê động theo về Trung-quốc từ lâu. Đến triều Tống, dù Hầu Nhân-Bảo, Tôn Toàn-Hưng bị bại ở Chi-lăng, Bạch-đằng, mà Tống vẫn không mất một khê động. Ngược lại thỉnh thoảng vẫn có một khê động bỏ Việt theo Tống. Nhưng từ khi triều Lý phong cho công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa làm vua bà Bắc-biên, thì không có khê động nào bỏ Việt theo Tống nữa. Nhục nhã nhất là niên hiệu Thiên-Thánh thứ sáu (Tống Nhân-Tông, Mậu-Thìn 1028) bên Đại-Việt là Thiên-Thành nguyên niên, Tống cử Lý Tự trấn châu Thất-nguyên. Phò-mã Thân Thừa-Quý mang quân vượt biên bắt Lý Tự chặt đầu, rồi chiếm châu này luôn. Khi sứ Tống sang hỏi lý do hành động như vậy, thì phò-mã Thân Thừa-Quý nói rằng hồi mấy năm trước Lý Tự đến trấn Thanh-hóa mưu sát công chúa Bình-Dương trong ngày tế Lệ-hải bà vương. Nay công chúa thấy Lý Tự thì nổi giận, bắt giết, đó là chuyện thù oán cá nhân. Thế mà triều Tống truyền lệnh xuống bắt giảng hòa.
Niên hiệu Cảnh-hựu nguyên niên ( Tống Nhân-Tông, Giáp-Tuất 1034 ) bên Đại-Việt là niên hiệu Thông-Thụy nguyên niên (Lý Thái-Tông), vua Bà Bình-Dương cùng phò mã Thân Thiệu-Thái đem quân vượt biên bắt một động chủ tên Trần Công-Vĩnh với hơn sáu trăm người, rồi chiếm trại luôn, không trả về. Thế mà triều đình Tống vẫn bàn hòa.
Trầm trọng nhất là biến cố Cảnh-hựu năm thứ ba, tức bên Đại-Việt là niên hiệu Thông-Thụy thứ 3 ( Bính-Tý, 1036 ) vua Bà Bình-Dương, phò mã Thân Thiệu-Thái tổng chỉ huy, đem đại binh đánh sang chiếm tất cả các khê động vùng Tả-giang, Hữu-giang. Quân chia làm bốn cánh. Cánh Trường-sinh do Nùng Tồn-Phúc chỉ huy chiếm hết ba mươi động Nùng. Cánh phía Tây do phò mã Hà Thiện-Lãm, công chúa Trường-Ninh đánh chiếm các vùng Tư-lăng, Bằng-tường, giết chết tướng trấn thủ là Đặng-Uyển. Cánh phía Đông do phò mã Lê Thuận-Tông, công chúa Kim-Thành; chiếm các vùng Lạng-châu, Môn-châu, Tô-mậu, Quảng-nguyên. Cánh giữa do phò mã Thân Thiệu-Cực, cùng công chúa Ôn-Thuận ( Thanh-Trúc ) chiếm các động Đại-phát, Đô-kim, Thường-tân, Bình-nguyên. Từ đấy tất cả 207 khê động thuộc Đại-Việt. Thành ra Tống mất hẳn cái thế dùng khê động làm hàng rào che cho Lưỡng-Quảng. Nếu như Đại-Việt dùng các khê động Nùng từ Tây tràn sang Đông, rồi đem quân từ Nam vượt biên, thì Lưỡng-Quảng không giữ nổi.
Vì vậy năm đại thần Nam-thùy, nhân thấy phò mã Tự-Mai đang bận đánh nhau với Tây-hạ, bèn tìm cách chiếm lại các khê động. Nhưng họ sợ binh lực Lý hùng mạnh. Họ bầy mưu sao chia rẽ giữa khê động với triều đình. Mặt khác, họ đem vàng bạc đút lót cho các đại thần Chiêm, để chúng xui vua Chiêm đánh Đại-Việt ở mặt Nam. Về việc chia rẽ, trong bốn nước nhỏ Lạng-châu, Phong-châu, Thượng-oai, Trường-sinh, thì ba châu đều do phò mã, công chúa trấn nhậm, nên khó xen vào. Họ bỏ ra thực nhiều vàng bạc mua chuộc những người thân tín của Trường-sinh, của Đại-Việt, nhưng chưa có dịp nào thực hành. May đâu vụ án Bắc-ngạn xẩy ra, chính Vương Duy-Chính sai Trần Thự sang cùng với Phùng Lộc, Đinh Luật ám sát cha con họ Nùng, mặt khác truyền lệnh cho những người bị mua chuộc quanh Trí-Cao, xui Trí-Cao bỏ Đại-Việt theo về Tống. Bọn Dư Tĩnh nhân đó tấu về triều phong chức tước cho Trí-Cao, như vậy Đại-Việt không dám đem quân đánh Trí-Cao. Ví dù Đại-Việt có đánh Trí-Cao, thì binh lực hao tổn, hơn nữa trọn sắc dân Nùng sẽ nghiêng về Tống, thì trước sau gì ba mươi sáu động Nùng cũng bỏ Đại-Việt.
Thường-Kiệt vội đến trước ba sư bá hành lễ. Bảo-Dân đỡ Thường-Kiệt dậy:
- Ngũ sư đệ ta hay thực. Y đẻ được đứa con đẹp thế này đây. Này cháu, đừng làm quan nữa, chán lắm, hãy theo sư bá sang Trung-quốc, bác cháu ta vào hoàng cung bắt ra mấy cô công chúa cho cháu làm vợ.
Thình lình ông kéo tai Thường-Kiệt:
- Nghe nói trên bến Bắc-ngạn, cháu điểm huyệt con gái họ Dương rồi đụng phải cái đó của nó, khiến người nhà nó trói lại phải không? Con mẹ nó, nó tưởng là cháu tể tướng thì l. bằng vàng, đít bằng ngọc hẳn. Mẹ kiếp, họ Dương đã là cái đéo gì. Con gái họ Dương được cháu sờ tí beo là phúc bẩy mươi đời rồi mà con làm bộ. Để sư bá bắt hết con gái họ Dương làm tỳ thiếp cho cháu.
Bảo-Dân còn định nói nữa, thì Trí-Cao đã đón Dương Bình, cùng Thân Thừa-Quý vào. Chào hỏi, cười đùa giữa những đại cao thủ với nhau làm sảnh đường thực vui vẻ, không khí tang tóc biến đi đâu mất.
Lát sau có tin báo đại sư Huệ-Sinh tới. Ngài là sư phụ, cũng là bản sư của vua Bà, hiện là Quốc-sư, vì vậy mọi người đều ra đón. Đại sư Huệ-Sinh đi với hai đệ tử tuổi còn trẻ, nhưng râu quai nón trông thực khó coi. Vua Bà cung tay:
- Đệ tử vấn an sư phụ. Đệ tử thấy dường như sư phụ có gì vui lắm thì phải, nên sắc tướng lão nhân gia thực tươi hơn bao giờ hết.
Đại sư Huệ-Sinh chắp tay chào mọi người:
- Bần tăng vui mừng vì thấy anh linh tộc Việt thực thịnh không thể tưởng tượng được, nên xui khiến Thường-Kiệt bắt được ba gian nhân, bằng không thì e sẽ có cuộc tương tàn.
Trà nước, an vị xong, Trí-Cao cung tay nói:
- Thực hân hạnh cho sắc dân Nùng hôm nay được đón tất cả các vị thần võ tộc Việt tại đây. Không biết...
Một thân binh từ ngoài chạy bổ vào, y thở hồng hộc, nói với Trí-Cao:
- Thưa quân hầu... tên... tên.
Trí-Cao hỏi:
- Người cứ chậm chậm mà nói. Tên nào?
- Thưa tên tù Trần Thự được người nào đó phá gông cứu y mang đi mất rồi. Hai tên Đinh, Phùng thì còn nguyên.
Mọi người đều theo Trí-Cao đến nhà tù xem xét: cánh cửa nhà tù bị phá tung ra, bên trong, gông cũng bị phá vỡ. Trần Phụ-Quốc với Huệ-Sinh quan sát rồi lắc đầu không nói gì. Phụ-Quốc hỏi Trung-Đạo:
- Chú ba, chú nghĩ sao?
Trung-Đạo cầm miếng gông vỡ quan sát rồi lắc đầu:
- Người cứu Trần Thự đã dùng chưởng âm nhu phá vỡ cánh cửa. Cánh cửa nhà tù bằng gỗ lim chắc thế này, mà y chỉ dùng có một chiêu khiến then gẫy, thì công lực thực hiếm có. Còn gông quá lớn, bằng gỗ trắc, thế mà y cũng chỉ phát có một chiêu thôi, gông gẫy ngay như vết chém đứt ngọt vậy.
Phụ-Quốc nói với Bảo-Hòa:
- Tiên cô đã luyện Phục-ngưu thần chưởng âm nhu, tiên cô thử phát một chưởng xem nào?
Bảo-Hòa hít hơi vận âm kình phát chiêu Ác-ngưu nan độ hướng cái gông. Bộp một tiếng, cái gông đứt đôi như dùng dao chém đứt ngọt vậy. Huệ-Sinh lắc đầu:
- Chưởng của người này ngang với tiên cô. Bần tăng nghĩ trên thế gian hiện chỉ có ba người nữa làm được mà thôi.
Kim-An hỏi chồng:
- Những ai vậy anh?
Bảo-Dân đáp:
- Người thứ nhất là sư phụ, người thứ nhì là Hồng-Sơn đại phu. Người thứ ba là sư đệ Thông-Mai. Sư phụ, Hồng-Sơn đại phu tuyệt tích đã lâu. Còn sư đệ thì có lẽ y chết rồi. Nhưng, cả ba người ấy không giết tên Trần Thự thì thôi chứ đâu có cứu y?
Thường-Kiệt bàn:
- Hay sư thúc Tự-Mai?
Bảo-Dân cười:
- Nếu tiểu sư đệ ở đây, thì cả nhà năm tên Vương Duy-Chính, Dương Điền, Tôn Miễn, Tiê Chú, Ky Mân từ bố mẹ cho đến vợ con, tôi tớ, chó mèo, trâu bò, gà vịt e không còn một mống sống sót, chứ đừng nói y cứu tên Trần Thự.
Thường-Kiệt nói với Trí-Cao:
- Này sư đệ, kẻ cứu Trần Thự võ công cao không biết đâu mà lường, vậy sư đệ đừng bắt tội bọn giữ ngục e oan uổng.
Trí-Cao cung tay:
- Đa tạ sư huynh chỉ dạy.
Mọi người trở về sảnh đường. Lạng-châu công Thân Thiệu-Cực hỏi Trí-Cao:
- Nùng hầu! Các đại tôn sư cùng các vị thủ lĩnh Bắc-cương họp nhau tại đây để bàn về việc Tống sai Trần Thự sang sát hại người bên ta. Vậy xin Nùng hầu cho giữ an ninh cẩn thận để tránh tai mắt giặc.
Trí-Cao nói với giọng tự tin:
- Xin sư bá yên tâm, cháu sẽ cho bầy sói một trăm con, đàn chim ưng ba trăm con canh phòng. Dù con kiến cũng không lọt vào được.
Trí-Cao chạy ra ngoài bố trí một lúc rồi trở vào. Y đưa mắt nhìn hai tùy tùng của đại sư Huệ-Sinh rồi ngập ngừng hỏi:
- Bạch đại sư, đây là cuộc họp tối mật, vậy hai vị nhân huynh đây...
Ý Trí-Cao muốn nói: hai vị nhân huynh đây nên lui ra. Thiệu-Cực bảo Trí-Cao:
- Cháu thử nhìn kỹ hai vị đây xem có gì lạ không?
Trí-Cao quan sát một lát rồi nói:
- Dường như hai vị này hóa trang, vì mầu da không đều nhau. Râu lớn hơn tóc.
Hai người bật cười, rồi lột râu, xoa mặt. Cử tọa đều bật lên tiếng ái chà vì một người là Khai-Quốc vương; một người là Tạ Đức-Sơn, quản Khu-mật viện. Khai-Quốc vương xoa hai tay vào nhau:
- Xin các vị miễn lễ nghi. Chúng ta vào việc ngay. Mục đích của chúng ta là kiểm điểm tình hình, rồi hãy hành động. Trước hết sư huynh Trung-Đạo. Xin sư huynh cho biết tình hình bên Tống.
Trần Trung-Đạo đứng lên nói:
- Tình hình bên Tống đang trải qua thời kỳ rối loạn. Lý thái hậu mới băng hà. Còn Yên-vương Triệu Nguyên-Nghiễm cùng với vương phi Thiếu-Mai cáo quan, ngao du sơn thủy. Triều thần xúm vào bài xích Tần-vương Tự-Mai với công chúa Huệ-Nhu. Nhưng niên hiệu Khang-Định nguyên niên (Canh-Thìn, 1040) Hạ đem ba mươi vạn binh vào Tống. Tần-vương Tự-Mai chỉ đánh có một trận, phá tan quân Hạ. Thừa thắng, vương cho quân đuổi theo, đến kinh đô Linh-châu, bao vây cực kỳ nghiêm mật. Hạ xin giảng hòa, triều cống. Vương không cho, nhất định diệt Hạ. Hạ vương sai người đem vàng bạc đút lót cho quần thần nhà Tống. Vì thế bọn này xúm vào can vua rằng: binh đao là hung khí, thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng. Hạ phạm cảnh, nay đem quân trừng phạt, nó xin tiến cống, thì nên tha cho nó theo gương Nghiêu, Thuấn. Nhà vua nghe theo phong cho Hạ vương là Nguyên-Hạo làm Hạ quốc vương, rồi ban chỉ cho Tần-vương lui binh. Bọn văn thần còn nói: nay Hạ qui thuận, thì nên rút quân về, bãi bỏ Chinh Tây tổng hành doanh. Tần-vương Tự-Mai không chịu lui binh, lấy lý là nhổ cỏ nên nhổ cả rễ.
Khai-Quốc vương lắc đầu:
- Chú em tôi còn trẻ, nên hiếu thắng mà hóa ra dại. Y làm quan với Tống là giả, là tạm thời, thì y phải tỏ ra ngoan ngoãn lui binh. Vì khi y lui binh, thì Hạ mới ngóc đầu dậy được. Hạ ngóc đầu dậy, thì là mối lo cho Tống ở Tây-thùy. Như vậy Nam-thùy ta mới có lợi.
Trung-Đạo tiếp:
- Trong quân Tần-vương có một nữ quân sư. Không ai biết mặt, tên nữ quân sư ra sao. Nhưng nữ quân sư khuyên vương lui binh. Không những vương lui ngay, mà còn trả tất cả tù binh, lừa ngựa bắt được của Hạ. Hiện Hạ đang chỉnh đốn lại binh mã.
Trí-Cao hỏi:
- Nữ quân sư đó là người nước nào vậy?
- Tôi không rõ nữa. Tần-vương với công chúa về tới kinh, thì sứ thần nước Liêu lại sang đòi Tống cắt đất. Tống triều sai Phú Bật sang giảng giải, nhưng họ không chịu. Liêu mang ba mươi vạn binh đánh Tống. Triều đình xin cử Tần-vương Bắc chinh. Tần-vương với Liêu đánh nhau năm trận, khi thắng, khi bại. Triều Tống phải đem quân từ Nam-thùy về trợ chiến. Vì vậy hiện Nam-thùy, từ Trường-sa trở xuống, Tống không còn một đạo quân nào cả.
Công chúa Kim-Thành phát biểu:
- Thưa thúc phụ, cháu nghĩ ta nên cho mật sứ nói với Tần-vương cứ dùng dằng khi thắng, khi bại, để Tống hao binh tổn tướng. Trong khi đó ta âm thầm chỉnh bị binh mã, tiến lên đòi lại vùng đất phía Nam Ngũ-lĩnh.
Khai-Quốc vương gật đầu:
- Đúng vậy, việc này phi nhị sư huynh Bảo-Dân không ai làm được. Tuyệt đối không nên dùng chim ưng, vì dùng chim ưng có thể bị lộ. Nhị sư huynh nghĩ sao?
Bảo-Dân chỉ vào Khấu Kim-An:
- Được, tôi xin đi cùng với cô vợ xấu xí này.
Ai cũng phì cười vì Bảo-Dân gọi Kim-An là cô vợ xấu xí, trong khi nàng đẹp sắc nước hương trời. Đúng là gái Hoa, chồng đùa vậy mà vẫn cười.
Khai-Quốc vương đưa mắt nhìn công chúa Bảo-Hòa:
- Cháu nghĩ sao?
- Việc ám sát Nùng hầu không do triều Tống, mà do bọn biên thần hung hăng đa sự. Nếu bây giờ ta cho người giết bọn chúng, Tống sẽ cử bọn khác thay thế. Bọn này thấy gương bọn trước bị giết, ắt không dám gây sự nữa. Ta cũng chẳng nên cho quân vượt biên trả thù. Khi quân ta vượt biên thì Tống sẽ giảng hòa với Liêu, mà mang quân về Nam, vô tình ta bị lĩnh mũi dùi lớn. Trong khi đó Chiêm đang dí dao vào lưng ta ở phía Nam. Bây giờ cháu đề nghị thế này: quân tử trả thù mười năm chưa muộn. Một mặt bốn nước thuộc Bắc-biên cứ chuẩn bị, thao luyện sĩ tốt. Một mặt ta sai sứ sang hậu lễ cống Tống, và tố cáo bọn biên thần gây sự. Như vậy Tống cho rằng ta sợ họ, họ yên tâm mà không đụng đến bọn quan Nam-thùy. Trong khi đó, thình lình ta đem quân đánh Chiêm. Chiêm bại rồi, ta mới quay lên Bắc.
Tôn Đản đứng lên bàn:
- Kế của trưởng công chúa khá vẹn toàn. Về việc đánh Tống, tôi có ý kiến là Lạng-châu, Thượng-oai, Phong-châu không ra mặt, chỉ để mình Trường-sinh kéo cờ báo phụ cừu. Quân Trường-sinh tiến lên phía Bắc, đánh chiếm Ngũ-lĩnh. Tống cho rằng cuộc tiến quân là do biên thần hai bên đụng chạm nhau mà không can thiệp ngay. Trong khi đó ta tiến quân thực thần tốc. Vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây vốn không có trọng binh, nay Ngũ-lĩnh bị chiếm, họ bị cô lập, các quan Tống kinh sợ. Bấy giờ bất thần quân Thượng-oai, Phong-châu, Lạng-châu vượt biên đánh từ Nam lên. Như thế chỉ một trận ta đòi được cố thổ thời Văn-lang.
Công chúa Bảo-Hòa xoa tay vào nhau:
- Được rồi, ta tạm thời lưu mạng cho bọn Vương Duy-Chính, Trần-Thự sống thêm một thời gian nữa. Trí-Cao, con có thể vì việc nước, mà chịu nhẫn nhục không?
- Thưa sư phụ con xin tuân lệnh sư phụ.
Khai-Quốc vương hài lòng. Vương ban chỉ dụ:
- Mặt trận phía Bắc ta giao cho Bảo-Hòa. Mặt trận phía Nam ta giao cho Tôn Đản. Trước hết Đản cho sư huynh biết rõ kế hoạch.
Tôn Đản đứng lên nói:
- Hồi sinh tiền, đức Thái-tổ đã nhắc nhớ nhiều lần rằng: thời vua Hùng, lĩnh địa tộc Việt gồm Đại-Việt ta với Đại-lý, Quảng-Đông, Quảng-Tây, Lão-qua, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la. Nay Đại-lý thành một nước hùng mạnh. Lưỡng-Quảng thì gần như bị Hán hóa. Xiêm-la ở hẳn về miền Tây. Ta tạm chấp nhận sự mất mát đó. Nhưng Lão-qua, Chiêm-thành, Chân-lạp ta chỉ có thể chấp nhận họ thành nước nhỏ như Lạng-châu, Thượng-oai, Phong-châu, nếu họ cùng ta mưu cầu hạnh phúc cho dân. Còn nếu như họ cứ chân trong chân ngoài, nay đem quân quấy nhiễu, mai theo Trung-quốc đánh sau lưng ta, thì ta không thể để nguyên, mà dùng sức mạnh đem họ về với tộc Việt.
Ông ngừng một lúc rồi tiếp:
- Trước kia vùng Nam Bố-chánh ta vẫn để cho Chiêm tự trị. Thời Thập-nhị sứ quân, Ngô Nhật-Khánh sang mượn quân Chiêm về đánh Đại-Việt, hạm đội bị diệt ở của Đại-an. Thời Lê, vua Lê sai hai vị sứ giả Từ Mục, Ngô Tử-Canh sang phủ dụ, Chiêm nghe Tống xúi dục, giữ sứ lại (982). Vua Lê mang quân vào đánh kinh đô Chiêm, phá tông miếu. Từ đấy họ chịu thần phục. Đến đời đức Thái-tổ nhà ta, niên hiệu Thuận-Thiên thứ nhì (Tân-Hợi, 1011) họ sai sứ sang cống sư tử. Đức Thái-tổ thấy dân Chiêm đang bị đói, ngài ban chiếu chở sang cho hai vạn thùng gạo (1 thùng=10kg), mấy vạn cân cá khô cùng vạn đấu thóc giống. Niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười một (Canh-Thân, 1020) họ lại mang quân vào cướp của, bắt gia súc mang về. Đức Thái-tổ gửi sứ vào thống trách, họ còn bắt giam sứ. Vì vậy ngài sai Khai-Thiên vương cùng Đào Thạc-Phụ vào đánh Bố-chánh. Từ ngày ấy họ chịu tiến cống.
Ông đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương:
- Hồi đại hội Thăng-long, chính Khai-Quốc vương đã phá tan âm mưu cướp ngôi, nội loạn trong nước Chiêm. Vua Chiêm thâm cảm, luôn sai sứ sang tu cống. Nhưng khi vua Chiêm băng hà, các hoàng tử tranh nhau, cuối cùng Xạ-Đẩu thắng anh em lên làm vua. Y không tiến cống thì chớ, lại sai mật sứ sang Tống xin Tống đánh phía trước, y sẽ đánh phía sau. Chính vì lẽ đó đám Vương Duy-Chính mới dám sai người gây rối chia rẽ giữa triều đình với Trường-sinh.
Ông hỏi Khai-Quốc vương:
- Xin sư huynh cho chỉ dụ tổng quát, để đệ còn thiết kế.
- Ta đánh Chiêm là tự vệ. Vì vậy không nên diệt nước họ. Cần tránh giết hại dân, vì dân Chiêm cũng thuộc tộc Việt. Ta tiến quân để bắt quốc vương Xạ-Đẩu, rồi trả ngôi vua cho người trong hoàng tộc nào có nhân đức.
Tôn Đản cung tay:
- Xin tuân chỉ đại ca.
Ông nói với Trần Phụ-Quốc:
- Phái Đông-a có nhiều liên hệ với phải Phật-thệ. Hiện các tôn sư phái Phật-thệ đang bị Xạ-Đẩu truy lùng. Xin đại ca gửi sang Chiêm mấy đoàn cao thủ, hợp với các tôn sư Phật-thệ chờ đợi. Khi quân Đại-Việt tới, thì cùng dân chúng nổi dậy, mở cửa thành đón vào. Không biết ý đại ca thế nào?
Phụ-Quốc gật đầu:
- Chúng tôi sẵn sàng.
Ông nói với Huệ-Sinh:
- Thưa Quốc-sư, Phật-giáo là quốc giáo ở Chiêm. Nhưng Xạ-Đẩu lại tàn ác hơn quỷ dữ. Y bắt giết tăng lữ, đốt chùa, khiến toàn dân nổi dậy. Có hàng nghìn tăng ni chạy sang Đại-Việt ta lánh nạn. Con nghĩ Quốc-sư nên gửi mấy ngàn cao thủ Tiêu-sơn hộ tống tăng ni Chiêm về nước. Nhờ các vị ấy giải thích cho Phật-tử hiểu rằng Chiêm-Việt vốn cùng một tổ. Tại sao Chiêm lại đi nghe lời Tống mà gây chiến với Đại-Việt? Đại-Việt mang quân sang chỉ với mục đích bắt hôn quân Xạ-Đẩu mà thôi.
Huệ-Sinh cung tay:
- Bần tăng xin tuân lệnh thiếu hiệp.
Tôn Đản tiếp:
- Về đường tiến quân. Ta tiến làm hai. Lực lượng chính tiến theo đường bộ gồm đạo Ngự-long, Bổng-nhật, Đằng-hải và đạo kị binh Phù-đổng làm chính binh. Ta mang rất ít thủy quân để họ không đề phòng. Chiêm tất đem đại quân nghinh chiến ở Bố-chánh. Trong khi hai bên giao chiến tại Bố-chánh, thì hạm đội Âu-cơ, Động-đình chở theo đạo Quảng-thánh, Quảng-vũ, Vũ-thắng, Long-dực, Thần-điện bất thần đổ lên cửa Thi-nại. Chiếm Thi-nại, ta cho đạo Thần-điện trấn đường lui binh của tiền quân Chiêm tại Bố-chánh. Còn lại ta tiến thực nhanh chiếm kinh thành Chà-bàn.
Tạ Đức-Sơn hỏi:
- Chiến lược là như vậy, còn chi tiết ra sao, xin sư đệ ban lệnh cho rõ hơn.
- Kinh nghiệm vụ Khai-Quốc vương vắng nhà khiến chư vương nổi loạn chưa xa. Đệ đề nghị trước đây hoàng thượng đã đánh Chiêm một lần, người có nhiều kinh nghiêm, nay thỉnh người thân chinh chỉ huy đạo bộ binh đánh Bố-chánh với Vũ-vệ đại tướng quân Lê Phụng-Hiểu, Hổ-uy đại tướng quân Lý Nhân-Nghĩa. Khai-Quốc vương với Thái-tử Nhật-Tông trấn tại Thăng-long tổng chỉ huy mặt trận nóng bên Chiêm và mặt trận lạnh phía Bắc.
Khai-Quốc vương hài lòng:
- Về tướng lĩnh, đệ mang theo những ai?
- Đô đốc hạm đội Động-đình là đại ca Đoàn Thông, đô-đốc hạm đội Âu-cơ là đại ca Vũ Minh đương nhiên theo quân rồi. Về tướng bộ, xin cho Trấn Bắc đại tướng quân Tôn Mạnh cùng phu nhân là Côi-sơn công chúa Thanh-Nguyên; Bình Nam đại tướng quân Tôn Trọng, Trấn-võ đại tướng quân Tôn Quý, Bình Tây đại tướng quân Trần Anh cùng phu nhân là quận chúa Tĩnh-Ninh.
Khai-Quốc vương đứng dậy bảo Thường-Kiệt:
- Lý Thường-Kiệt quỳ xuống tiếp chỉ.
Thường-Kiệt vội quỳ gối. Khai-Quốc vương mở trục giấy ra đọc:
Thừa thiên hưng vận, Đại-Việt hoàng đế chiếu viết:
Lý Thường-Kiệt vốn là con của đại thần Ngô-an-Ngữ, nổi tiếng trung lương thời tiên đế . An-Ngữ suốt bao năm tổng trấn Trường-yên, công lao không nhỏ. Khi chư vương làm loạn, lại lập công đầu dẹp loan, chẳng may tuẫn quốc, vì vậy triều đình ban cho Thường-Kiệt mang quốc tính.
Nay tuổi tuy còn nhỏ, mà đã lập công lớn, đi sứ Trường-sinh làm tròn sứ mạng quân phụ trao phó. Đi sứ lần thứ nhì, bắt được gian nhân, khiến mưu gian của giặc không vô hiệu. Nay sắc phong cho làm: Thái-tử mật -thư tỉnh-sự.
Khâm thử.
Thường-Kiệt bái lạy.
Ghi chú
Chức Mật-thư tỉnh-sự phủ Thái-tử là chức quan nửa võ nửa văn, ngang với Tham-tri (thứ trưởng), tuy không lớn, nhưng là chức vụ tín cẩn, luôn ở cạnh Thái- tử (tương đương với ngày nay là đổng lý văn phòng).
Mọi người đều mừng cho Thường-Kiệt. Khai-Quốc vương nói:
- Từ hồi thơ ấu Thái-tử với con thân nhau như bóng với hình. Thái-tử ở vai chú của con. Vì thua cuộc con phải gọi Thái-tử là bố nuôi, như vậy thực đại phúc cho xã-tắc. Ta để con cạnh Thái-tử, hầu làm việc với nhau. Con đã giảng hòa được giữa Dương gia với Nùng gia như vậy thực tốt đẹp vô cùng.
Vương nói với Bảo-Hòa:
- Bây giờ tới mặt trận phía Bắc. Mặt trận phía Bắc quan trọng vô cùng. Ngoài cháu ra, không đi đảm nhiệm nổi. Một là dân chúng lưỡng Quảng, Đại-lý, Bắc-biên đều biết rằng cháu là tiên cô giáng trần. Cháu lại làm chưởng môn phái Tản-viên, mà đệ tử Tản-viên hiện đa số ở trong quân Tống lưỡng Quảng và Bắc-biên. Cái uy của cháu ở vùng này thực không ai sánh nổi.
Mọi người đều gật đầu công nhận vương phân tích không sai. Vương tiếp:
- Hai là phụ thân cháu hiện làm chưởng môn phái Tây-vu. Ảnh hưởng phái Tây-vu bao trùm 207 trang, động. Vì vậy cháu có thêm uy để điều động đệ tử Tây-vu tham chiến, cùng dàn xếp những xung đột giữa các trang, động.
Từ đầu đến cuối, phò mã Thân Thừa-Qúy và công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa ngồi im không nói. Bây giờ ông mới lên tiếng:
- Cậu hai à, vợ chồng anh bây giờ gìa rồi, hạc nội mây ngàn. Hôm qua anh đã trao chức chưởng môn cho Thiệu-Thái, nên chưa kịp báo với cậu.
Khai-Quốc vương nói với Bảo-Hòa:
- Càng tốt. Ba là, Bắc-biên do Bình-Dương làm vua. Bình-Dương, Thiệu-Thái thì đức nhân có thừa, trí lự khó ai bì kịp, nhưng thiếu mưu và dũng. Đánh giặc cần trị quân cho nghiêm. Trong bốn vùng Lạng-châu, Thượng-oai, Phong-châu, Trường-sinh, chỉ cháu mới đó đủ uy trị quân, quản tướng. Vì vậy cậu để cháu điều khiển mặt trận phía Bắc. Cháu hãy cho cậu biết qua kế hoạch đôi chút.
Không suy nghĩ, công chúa Bảo-Hòa nói ngay:
- Triều Tống muốn Tần-vương Tự-Mai cầm cự với Liêu. Nhưng vương lại tung hết quân quyết tử, đánh những trận lớn. Đánh nhau nhiều phải có tổn thất. Từ mấy chục năm nay Tống bị cái nhục phải cắt đất cầu hòa, tiến cống rất nặng cho Liêu, sĩ dân đều căm hận. Nay Tần-vương cầm quân, khi thắng, khi bại, như vậy cũng làm hả lòng dân Tống. Triều Tống phải dồn hết quân tinh nhuệ, cùng tài lực lên tiếp viện cho vương. Còn mặt Nam, ta hậu lễ, dùng lời nhũn nhặn tiến cống, khiến họ không để ý, cùng trễ nải.
Công chúa ngừng lại nhìn vua bà Bình-Dương:
- Các vùng Trường-sinh, Lạng-châu, Thượng-oai, Phong-châu chỉnh bị binh mã, biên thần Tống đâu có ngu gì mà không biết? Chúng biết tất tâu về triều Tống; vậy ta cũng nên gửi một ít lương thực giúp Tần-vương Tự-Mai, và xin sẵn sàng mang quân sang cùng họ đánh Liêu. Tống triều tất họp bàn vụ này. Ta dùng vàng bạc đút lót cho mấy lão hủ nho, để mấy lão bàn rằng: nếu để Nam man đem quân giúp thì nhục quốc thể. Thế là ta cứ việc thao luyện quân sĩ, mà Tống yên tâm. Tất cả phần kế hoạch này do vua Bà đảm trách.
Vua Bà gật đầu tỏ ý hiểu.
- Về thời gian. Thời gian tiến quân, phải đợi hoàn tất việc bình Chiêm. Sau khi bình Chiêm, ta cũng bị tổn thất, cùng hao tổn lương thực. Nhưng đó là lương thực của Đại-Việt, chứ tài nguyên Bắc-biên đâu có đụng đến. Đợi khi bình Chiêm khải hoàn, bấy giờ ta mới kiếm cớ gây sự. Cớ thì có rồi: Trí-Cao cho sứ sang đòi Vương Duy-Chính nộp đầu Trần Thự. Tất nhiên Chính không chịu. Triều đình nhân đó sai sứ sang Tống cáo việc Trần Thự ám sát Nùng hầu. Đúng lúc đó Trí-Cao đem quân Trường-sinh kéo cờ báo cừu tuyết hận, từ Tây sang Đông chiếm núi Ngũ-lĩnh, cắt lưỡng Quảng với Trường-sa. Một mặt ba đạo Lạng-châu, Thượng-oai, Phong-châu cùng vượt biên đánh lên. Các biên thần Tống có cáo về triều, tất vua Tống cho rằng đó là chuyện xích mích nhỏ, rồi ban chỉ bắt phải tìm cách giảng hòa.
Thượng-oai hầu, phò mã Hà Thiện-Lãm hỏi:
- Tôi sợ khi quân Trí-Cao tiến tới Ngũ-lĩnh, thì Trung-nguyên rúng động, Tống triều ắt phản ứng ngay, chứ đâu có chịu cho ta tung hoành?
- Sư đệ đã đi sứ Tống mà quên mất tổ chức Tống triều rồi ư? Tống có hệ thống thông tin bằng lưu-tinh tức ngựa chạy trạm. Nhưng hệ thống này chỉ đặt ra khi có chiến tranh. Còn vùng không có chiến tranh thì chuyển thư bằng ngựa. Khi có chuyện biên sự, việc đầu tiên các châu gửi tờ cáo về Kinh-lược an-vũ sứ Quế-châu là Vương Duy-Chính. Nếu đi bằng ngựa, thì mất hai hay ba ngày. Nếu đi bộ, mất từ tám đến mười ngày. Khi ta khởi sự tấn công, thì đoàn cao thủ Tây-vu, Tản-viên dàn ra khắp các nẻo đường biên giới tới Quế-châu, bất cứ ai đi ngựa cũng bị bắt hay khám hết. Thế thì chỉ có người chuyển thư đường bộ mà thôi. Do đó ta tiến quân mười ngày, Chính mới biết. Trong mười ngày đó, ta đã tiến tới nửa đường đi Đại-dữu, và có thể uy hiếp Quế-châu rồi.
Cử tọa vỗ tay hoan hô.
- Duy-Chính nhận được cấp báo, viết biểu tâu về triều. Từ Quế-châu đến Biện-kinh phải mất từ ba mươi đến bốn mươi lăm ngày. Triều đình họp, bàn định mất hai hay ba ngày, rồi sau đó mới có chỉ dụ gửi xuống. Chỉ dụ đến Quế-châu mất thêm ba chục ngày nữa. Tổng cộng ta có hai tháng rưỡi để hành động. Trong hai tháng rưỡi, ta tấn công vào toàn cõi lưỡng Quảng, họ chỉ có thổ binh, làm sao giữ nổi? Khi mà Tống triều biết rõ thực sự, thì ta đã tiến đến Trường-sa, làm chủ phần đất cũ thời Văn-lang!
Trần Trung-Đạo tiếp:
- Tống hiện không còn quân trừ bị. Bấy giờ họ mộ thêm quân, huấn luyện để tái chiếm, thì thời gian phải hơn năm. Ta cũng nên dự trù khi họ chịu nhường đất cho Liêu, để đem quân từ Bắc xuống Nam. Trường hợp này ta không sợ, quân đi như vậy phải mất từ bốn đến sáu tháng. Bấy giờ ta ta đã chỉnh bị quân mã xong rồi.
Bảo-Hòa tiếp:
- Trong việc Bắc tiến, ta chỉ dùng quân của Bắc-cương. Nếu lỡ Tống mạnh quá, ta đổ cho biên thần, rồi giảng hòa. Nhưng điều đó khó xẩy ra. Ví dù có xẩy ra, ta cũng không sợ, bởi hiện phò mã Lê Văn giữ chúc Thái-úy thống lĩnh binh mã Xiêm-la, trong tay nắm hơn mười vạn quân. Tại Đại-lý, Trấn-Nam vương Đoàn Trí-Minh hiện lĩnh chức Phụ-quốc thái-úy lúc nào cũng có thể mang quân viện trợ cho ta. Tôi chỉ sợ một điều, khi ta tiến lên Bắc thì có nhiều điều không may cho Tần-vương Tự-Mai mà thôi.
Khai-Quốc vương cười:
- Tôi nghĩ rằng không. Tự-Mai là phò mã, là nghĩa đệ của nhà vua Tống, lại lập được nhiều công lao, bọn mặt dơi tai chuột có nói ra nói vào thì bất quá họ thu binh quyền của y là cùng.
- Xin hồng huynh nói rõ hơn.
- Trấn-viễn đại tướng quân, Thái-tử thiếu bảo, Trường-sinh hầu Nùng Tồn-Phúc làm phản rồi. Y cho truyền hịch khắp nơi trong kinh thành. Ta đã sai Lại-bộ tham tri Dương Đức-Uy đem thị vệ đi bắt. Y chống lại, giết chết Đức-Uy cùng đội thị vệ, rồi trốn về Bắc-biên. Ta đã sai thiết kị đuổi theo bắt lại, khơng biết có kịp không?
Nhà vua nói xong đưa mắt nhìn Nhật-Tông cùng quần thần, mặt người nào cũng ngơ ngác ngác. Nhà vua hỏi Khai-Quốc vương:
- Nhị đệ, cái gì đã xẩy ra?
Vương chỉ Bảo-Hòa:
- Cháu tâu hết mọi sự lên hoàng thượng.
Bảo-Hòa tâu trình chi tiết từ đầu đến cuối những gì đã xẩy ra ở Bắc-ngạn, và diễn biến từ sáng đến giờ. Nhà vua kinh hãi:
- Như vậy thì ra trái hẳn với những điều Hồng- hậu tâu lên trẫm sao? Khuya hôm qua, Hồng-hậu tâu rằng: Nùng Tồn-Phúc, con là Nùng Trí-Cao, cĩ Hồng-Giang cư sĩ theo giúp, đến Bắc-ngạn họp cùng với bọn du thủ du thực bàn chuyện tạo phản. Rất may giữa lúc đĩ gia sư Dương phủ là Đinh Kiếm-Thương cùng Dương Hồng-Hạc, Dương Đức-Khai với hai đơ thống Phùng Luật, Đinh Lộc khám phá ra. Đức-Khai lập tức ra lệnh bao vây bắt bọn phản tặc. Sau một hồi giao đấu kịch liệt, đã bắt được hai thiếu niên võ công rất cao cường, còn lại
chúng bỏ chạy mất. Đức-Khai tuẫn quốc.
Nhà vua đưa ra một bản văn. Khai-Quốc vương trao cho Thái-tử thị độc học sĩ Lý Đạo-Thành:
- Phiền đại học sĩ đọc lên cho bách quan cùng nghe.
Lý Đạo-Thành tiếp tờ giấy đọc lớn lên:
Quan thái-úy, lĩnh Thượng-thư lệnh kiêm Trung-thư lệnh nhà Đại-Lê là Nùng Tồn-Phúc, truyền hịch đến trăm họ Đại-Việt rằng:
Kể từ khi đức Thái-tổ lập cực, thần văn, thánh võ, duệ mưu, nguyên hiếu nhà Lê thuận thiên tiếp ngơi trời, giữa lúc đĩ phía Bắc, Tống mang 30 vạn quân cùng năm mươi vạn dân phu sang đánh Đại-Việt. Nhờ thần võ, anh linh Nam-thiên, chỉ một trận Chi-lăng, xác giặc phơi khắp đồng nội, núi rừng. Sơng Bạch-đằng xác lấp tới biển. Oai trời trợ giúp, ngài lại phá Chiêm. Huy hồng biết bao, hùng tráng biết bao! Từ đấy bản triều gây dựng giềng mối, dĩ đức trị dân, trăm họ trải qua những ngày Nghiêu, tháng Thuấn.
Hay đâu khi Cảnh-Thụy hồng đế băng hà, bọn cường thần Lý Cơng-Uẩn, Đàm Can, Thân Thiệu-Anh, Đào Cam-Mộc cướp ngơi, thí ấu quân. Nhưng anh linh tiên vương phù hộ, Thái-hậu cùng ấu quân chạy lên Bắc-biên. Phụ thân ta nằm gai nếm mật gìn giữ ấu chúa từ ngày ấy đến đến giờ. Nay ấu quân đã trưởng thành, văn võ tồn tài, truyền cho bản chức lĩnh mệnh khởi binh trung hưng đại nghiệp.
Bản soái biết mình tài thô, trí thiển, một mình khó có thể làm nổi đại sự, nên đã kết hợp được với các đại thần, cùng anh hùng võ lâm, khởi binh tru diệt bọn phản tặc Lý Đức-Chính, Lý Long-Bồ lập lại nền chính thống. Vậy hịch này đến đâu, bách quan, chư tướng, chư quân nhất nhất phải quay giáo chống Lý, thì khi bản triều trung hưng, chức tước cũ không những giữ nguyên, mà còn được thăng lên cao. Kẻ nào chống cự lại, sẽ bị tru diệt toàn gia.
Nhà vua hỏi Tạ Sơn:
- Tạ sư đệ, Khu-mật viện có biết việc này không?
Tạ Sơn tâu:
- Tâu bệ hạ, không những Khu-mật viện biết, mà còn rõ hết mọi chi tiết. Nhưng những chính phạm, tòng phạm trong vụ này đa số thuộc loại bát nghị, vì vậy thần chưa thể câu lưu. Tuy nhiên thần đã khải hết với Thái-sư rồi.
Khai-Quốc vương thở dài:
- Sáng nay, Tạ sư đệ đến phủ Khai-Quốc khải hết mọi sự. Vì vậy đệ phải đến đây ngay để cứu hơn nghìn người trong Dương phủ, tồn gia Đinh, Phùng đô thống, bằng chậm trễ e Ưng-sơn sẽ giết sạch như vụ Vũ-Đức vương ngày trước.
Vương quay lại Nhật-Tông:
- Cháu là Thái-tử, là trừ quân, cháu thử giải đoán, rồi tâu trình phụ hoàng vụ này.
Nhật-Tông tâu:
- Khởi đầu chỉ vì anh em họ Dương bang bạnh, cậy thế cô là Hồng-hậu, ông là Tả-bộc-xạ, cha là Tham-tri lên mặt hách dịch với Nùng Trí-Cao, rồi định giết y. Thần nhi với Thường-Kiệt với tinh thần võ đạo, nhảy vào can thiệp cứu Trí-Cao, vì y vô tội. Anh em họ Dương đấu không lại, gọi Đinh Kiếm-Thương, Phùng, Đinh đô thống bắt trói thần nhi với Thường-Kiệt. Đúng ra đến đây, nếu họ giải thần nhi tới quan phủ Long-thành thì thần nhi cũng phát tâm Bồ-đề ân xá cho anh em chúng. Nhưng Đinh Kiếm-Thương thấy thần xử dụng võ công giống võ công Đông-a, nên y muốn giết thần nhi trả thù, vì vậy thầy đồ mới ra tay trừng trị.
Bảo-Hòa gật đầu:
- Em ngoan lắm, đức nhẫn của em không thua gì thái cô Tịnh-Huyền, quốc sư Huệ-Sinh với chị Bình-Dương. Thân là vương, là Thái-tử, mà chịu để cho tên ma đầu Đinh Kiếm-Thương bắt trói. Khi bị giải đến Dương phủ, chịu ngồi tù một đêm... cho tới lúc đến đây. Rồi, em tiếp đi.
- Thần nhi biết rằng người của Ưng-sơn để dấu hiệu lại, khiến cho Dương tả-bộc-xạ sợ hãi. Nhưng nếu không trả thù cho cháu, thì Dương gia còn chi uy tín? Vì vậy người phải di hoa tiếp mộc, muốn trao thần với Kiệt cho Thái-tử xử tử. Muốn kết án tử hình thần với Kiệt, người phải làm sao cho hai cháu có chính nghĩa. Người bịa ra, vu oan việc họ Nùng, thầy đồ, họp với thần nhi, cùng Thường-Kiệt mưu phản. Mà tất cả đang ở Thăng-long. Như vậy cũng chưa đủ, người bịa ra bài hịch trên, rồi ngầm viết thư cho Hồng-hậu. Truyện tạo phản là truyện như lửa cháy, đang đêm ắt Hồng-hậu phải tâu lên phụ hồng. Thông thường việc xử dụng binh, Phụ-hồng để Thái-sư hay ít nhất Long-thành tiết độ sứ, hoặc giản dị thì cũng do Khu-mật viện sứ điều động thị vệ. Nhưng Phụ-hồng đã cầm quân lâu ngày, khi Phụ-hồng tiếp bản hịch này, cùng với lời tấu của Hồng-hậu, Phụ-hồng vội vã trực tiếp điều binh. Hồng-hậu ở cạnh Phụ-hồng, người sẽ xin cho Dương Đức-Uy đem thị vệ đi bắt cha con họ Nùng cùng bọn phản tặc. Mặt khác, quan Tả-bộc-xạ nghĩ rằng nếu để cha con Tồn-Phúc bị bắt vào triều, ắt mưu cơ bại lộ, người sai kẻ thân tín báo cho cha con họ Nùng biết rằng triều đình bắt chúng giết, vì chúng tạo phản. Cho nên khi Dương Đức-Uy cùng thị vệ tới, cha con họ Nùng chống lại, đưa đến Đức-Uy bị giết.
Dương Đức-Thành quỳ gối tâu:
- Tâu bệ hạ, Thái-tử dự đoán về thần hoàn toàn sai. Thần công nhận Đinh Kiếm-Thương có phạm lỗi bắt trói Thái-tử với Thường-Kiệt, nhưng cha con họ Nùng quả tình có làm phản. Hịch này chính cha con y dán khắp kinh thành Thăng-long.
Tạ Sơn tâu:
- Tâu bệ hạ, đêm qua Khu-mật viện có bắt được sáu người đi dán hịch này ở kinh thành. Thần thẩm vấn sơ sài, họ đều thú nhận là nhận lệnh của Tể- tướng sai đi.