25/12/12

Bảy ngôi làng ma (C7I-IV)

Chương 7: Ngôi làng thứ bảy (I)

Tầng thứ năm trong căn hầm dưới đất của tập đoàn phần mềm máy tính họ Trần rốt cục ẩn giấu thứ gì?
Lòng hiếu kỳ của Đào Tử tăng dần lên khi cánh cửa cầu thang điện mở ra. Đôi chân cứ bước ra khỏi cầu thang như có một sức mạnh nào cuốn hút cô, cô phát hiện mình đang đi vào đại dương mênh mông của một sự sắp đặt có thứ tự. Đó là hệ thống tổ hợp của một chiếc máy chủ đồ sộ! Trên mấy trăm chiếc giá đầy ắp những bộ phận xử lý với các công năng khác nhau.
“Có thấy lạ không?”. Tạ Phi đang đi sau lưng bỗng hỏi tôi. 
“Tất cả ở đây bao gồm các seri trò game, đều là tâm huyết của anh ấy đấy”.
“Anh ấy” chính là Tần Ca - người lập trình viên đã mất tích mười năm trước đây, đôi mắt Đào Tử bỗng như sâu thêm, cô nghĩ như vậy và tự nhủ, hỏi như vậy không phải là không có căn cứ, mà cô hỏi là để khẳng định thêm cho mình. Không đợi Tạ Phi trả lời cô nói tiếp: “Tôi đã nghiên cứu kỹ càng bối cảnh xuất thân của anh. Chín năm trước, tức vào năm thứ hai sau khi Tần Ca mất tích, có một người mang họ Tần thi đỗ vào khoa tin học trường Bách khoa, sau khi tốt nghiệp anh ta lại đến Tỉnh Ma để học tiếp lên thạc sĩ”.
Lúc đó, Tạ Phi vẫn bình tĩnh im lặng, cậu giống như một bậc vương giả nhìn xuyên suốt toàn cục. Anh ta điềm đạm nói: “Với kiến giải của cô thì cô cho rằng họ có quan hệ gì?”.
“Về tuổi tác thì họ là hai anh em ruột. Tôi cũng đoán ra rằng, anh chính là em của Tần Ca, nhưng tôi không hiểu tại sao anh lại mang họ Tạ”.
Câu nói của tôi không làm Tạ Phi giật mình mà ngược lại, anh ta còn cười ngặt ngẽo và nói: “Ngay cả thân phận còn không thật thì tên có ăn thua gì?”
Mấy năm nay, để tìm tung tích anh Cả, hắn vùi đầu vào học, mai danh ẩn tích… tất cả những gian nan vất vả đó giờ đã tìm ra tên đầu sỏ gây án, nên sau cơn kinh hãi thoáng hiện trên mặt là niềm vui được giải phóng.
“Anh ruột tôi đâu phải mất tích, anh ấy đang ở đây!”
Câu nói đột ngột của Tạ Phi làm Đào Tử giật mình, cô đảo mắt nhìn quanh chỉ thấy ngoài hai người là cô và Tạ Phi ra chẳng thấy gì ngoài những cỗ máy đồ sộ nằm im bất động.
“Anh trai tôi là một thiên tài lập trình, chính anh ấy đã viết phần mềm mẫu cho seri trò chơi “Bảy ngôi làng ma”.
Trong khi kể về sự thật về anh trai mình mặt Tạ Phi bỗng sa sầm xuống, giống như bị quỷ ám. “Nhưng cô biết không? Tên tiểu nhân Trần Hoa đã dùng thủ đoạn đê tiện để cướp đoạt thành quả đó. Công ty phần mềm cái quái gì, nếu không có seri trò chơi của anh trai tôi thì chúng có giàu có như bây giờ không? Còn tên Trịnh Dung Tân nữa, hắn rõ ràng biết chuyện nhưng không dám lên tiếng mà im như thóc, thật hắn quả là đồ bỏ đi”.
Chân tướng sự việc đã bắt đầu được hé mở, cố ghìm nén sự kích động trong lòng Đào Tử lặng im nghe Tạ Phi nói tiếp.
“Cô có biết, khi một người thanh niên khắc khổ học tập, làm việc, kinh doanh nhưng lại bị kẻ khác chiếm đoạt cả tiền tài lẫn danh tiếng, sẽ có cảm giác thế nào không? Anh trai tôi lẽ ra có thể từ chức, từ bỏ thế giới game, nhưng anh ấy đã vì tôi, vì tôi vẫn còn trong cái ngôi làng cắn đất mà ra sắt, chó ăn đá gà ăn sỏi đó mà ở lại công ty. Anh ấy muốn cho tôi một cuộc sống khá hơn, nên đành phải im hơi lặng tiếng. Tên Trần Hoa đe dọa, nếu không làm việc tại công ty hắn thì đừng hòng làm việc được ở đâu, dù đến chân trời góc biển hắn cũng truy lùng để giết chết”.
“Nhưng rốt cục hắn đã nhẫn tâm giết anh trai anh còn gì?”
Đào Tử hỏi nhưng thấy Tạ Phi dường như không nghe thấy gì, hình như hắn đang trầm ngâm trong ký ức đau khổ đó.
“Tôi nghĩ, anh ấy ý thức được cái chết sẽ đến với mình nên đã ôm tất cả nỗi hận đó ném vào trong seri trò chơi “Bảy ngôi làng ma”. Năm thứ hai sau khi trà trộn thành công vào trong công ty Trần Hoa, thì tôi phát hiện ra bí mật đó. Tôi đã viết lại trò chơi, đã phong kín hơn mười năm đó, để nó có thể thích ứng với trào lưu thời đại và hệ thống vi tính hiện đại, hoàn thành ý niệm báo thù của anh trai tôi.
Đào Tử không hỏi gì thêm, bây giờ, điều hoài nghi lớn nhất trong đầu cô là: “Làm sao mà Tạ Phi biết được những bí mật liên quan tới Tần Ca? Chẳng lẽ người ta có thể nói chuyện được với người đã chết?”
Dường như đọc được những suy nghĩ của cô, Tạ Phi lấy một bản vẽ từ trong hộp tin ra bảo: “Chính những bức họa này đã nói cho tôi biết tất cả! Trong tầng hầm này, tôi có thể vẽ lên linh hồn của anh tôi, anh ấy đang ở đây”. Nói xong, Tạ Phi tiêu hủy hết đống bản thảo đó.
Những tấm vẽ phác thảo lập tức bay lả tả trong không trung, giống như những bông hoa tuyết cực lớn. Đại bộ phận những bản phác thảo đó mô tả câu chuyện cuối cùng trong “Bảy ngôi làng ma”, câu chuyện của chính người đã thiết kế ra nó, tức là những chuyện mà Tần Ca đã trải qua trong trò chơi.
Cũng giống như số mệnh của người trải qua trong trò chơi, nó có cái tên mang tính khái quát là “Hy sinh”.

Chương 7: Ngôi làng thứ bảy (II)

Mấy năm trước, tôi có ăn phở ở một thị trấn của huyện nhỏ, không ngờ, bát phở đó đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi.
Ông chủ gánh phở rong đi chiếc xe đạp, sau yên xe có đèo thêm chiếc sọt đan bằng cành liễu, cả thức ăn toàn bộ gia sản đều nằm trong chiếc chén nhỏ bằng sứ xanh rồi mang cho tôi. Bát phở đó tôi đã ì à ì ạch ăn trong hơn nửa giờ, ăn xong tôi bắt chuyện với ông lão, rồi tôi đã mua cái bát xanh bằng sứ đó với giá hơn hai mươi đồng.
Ngay hôm đó, tôi không có thời gian để tiếp tục công việc kiếm tiền mà tôi đang thực hiện nữa, lập tức bắt xe trở về. Trong suốt quãng đường đi, tim tôi cứ đập liên hồi. Tuy chưa được xác nhận chính xác, nhưng tôi tin rằng, bảo bối tôi có được đó là cái chén được làm từ đời Nguyên. Chiếc bát đó không những quý vì nó là cổ vật mà nguyên liệu làm ra nó cũng rất hiếm, công dụng chủ yếu là để cúng tế, rất hiếm trong dân gian. Không biết mộ tổ nhà tôi có phải đã mọc cỏ cảo không mà khiến tôi có được chiếc bát này.
Chiếc bát nhỏ đó đã bán với giá tám mươi vạn nhân dân tệ, đó là món thu nhập lớn nhất kể từ khi tôi buôn bán đến nay! Nửa năm sau, khi đọc một tin trên mạng, tôi được biết cũng chiếc bát đó đã được bán với giá hơn hai triệu.
Từ đó, tôi bắt đầu theo định kỳ đi đến các vùng hẻo lánh và những ngôi làng ma, mua lấy những cổ vật vô giá mà người dân ở đó thường xem như đồ bỏ đi. Quả thực, tôi đã trở thành người buôn đồ cổ. Khi bước vào nghề tôi chỉ đặt ra mục tiêu là kiếm tiền, lừa đảo những người nghèo nàn thiếu học, thiếu hiểu biết. Nhưng về sau, tôi đã nghiện cái nghề này. Trước khi hành nghề tôi là một nhà thơ, mấy năm liền trước đó nó khiến tôi không còn lòng dạ nào kinh doanh nữa, đã không kiếm được tiền mà người tôi xem ra bốc lên toàn mùi đồng và mùi đồ cổ. Sau khi trở thành người buôn đồ cổ, tôi đã đi du lịch khắp đó đây trên thế giới, điều đó đã thỏa trí nguyện ngao du sơn thủy, khi tìm được báu vật trong đống đổ nát hoang phế, tôi bỗng thấy tự hào hơn cả Cô_Lôm_Bô khi phát hiện ra châu lục mới.
Hiện nay, trong một năm phải có hơn tám, chín tháng ròng tôi ở trong những ngôi làng hẻo lánh để truy tìm cổ vật. Tuy rằng có lúc suốt cả mấy tháng liền tôi chẳng kiếm được món đồ cổ nào, nhưng trong lòng tôi luôn kiên định niềm tin sẽ có ngày kiếm được bảo bối. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng trên đời này còn có nhiều đồ cổ vật đang khuất lấp sau lớp bụi nhơ bẩn chờ bàn tay tôi mang chúng trở lại trong ánh hào quang của tiền bạc. Mùa hè năm nay, tôi đã ngồi trên xe suốt hơn bốn mươi giờ, đi đến các ngôi làng hẻo lánh vùng Tây Nam Trung Quốc.
Trong huyện lỵ nhỏ bé hẻo lánh nghèo nàn đó, mưa lâm râm suốt ngày suốt tháng, bốn bên đều có núi cao vây chắn, đây quả là một ngôi làng khép kín điển hình. Con đường nhỏ trong huyện sạch bóng sau cơn mưa, những ngôi nhà gỗ và mặt đường lát đá xanh đẹp như tranh thủy mặc.
Ngày ngày, ngoài thời gian đi loanh quanh các con phố, ngõ hẻm ra tôi ngâm mình vào trong một quán trà nhỏ duy nhất trong huyện.
Khách chính trong quán trừ một vài ông lão trong làng ra thì đều là khách vùng khác đến. Người vùng khác rất hiếm khi đến vùng này, người muốn đến quán nhỏ này uống trà càng ít. Trong quán ngoài tôi ra, chỉ còn có hai người trạc tuổi tôi - khoảng hơn ba mươi, thế là tự nhiên chúng tôi ngồi lại với nhau, bàn tán dăm điều ba chuyện mua cười! Trái đất quả là tròn, hóa ra hai người đó cũng là đồng nghiệp với tôi, họ vốn là những người ở thành phố đã quen sống sung túc, được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ. Nay phải chịu thiệt thòi, phải chôn mình nơi vùng chó ăn đá gà ăn sỏi này để mong chờ có ngày tìm được báu vật đồ cổ.
Tối hôm đó, chúng tôi ngồi lại với nhau uống rượu.
Lúc đó, tôi mới biết tên đầu trọc là Vương Lỗi, trông hắn vai u thịt bắp, từng lăn lộn trong chốn giang hồ, có lần bị chém phải nằm viện hơn nửa năm, sau khi xuất viện gan hắn bỗng trở thành gan thỏ, không dám cầm dao nữa chứ đừng nói chuyện chém nhau giết người. Ông nội hắn trước từng buôn đồ cổ, ông ta có chút hiểu biết về món chơi này, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, đứa cháu đã kế nghiệp tổ truyền, cũng đi buôn đồ cổ.
Tên nói chuyện cứ lắp ba lắp bắp là Đàm Xuyên, lớn tuổi hơn Vương Lỗi, nhỏ hơn tôi vài tuổi, tên này ít nói, thoạt nhìn cứ tưởng hắn là người mưu sâu kế hiểm, nhưng tiếp xúc lâu thấy hắn là người thật thà. Trước đây hắn ở Cục di sản vì đánh cắp cổ vật nên bị đuổi khỏi cơ quan, từ đó hắn danh chính ngôn thuận trở thành người buôn bán đồ cổ.
Hai tên này đến trước tôi mấy hôm, nhưng công việc làm ăm trong huyện nhỏ nghèo kiệt xác này không ra gì. Ở vùng này tuy là xa xôi hẻo lánh nhưng mỗi năm có đến mấy mươi lượt người đến hỏi mua đồ cổ nên đồ quý giá đã bị họ quét sạch sành sanh.
“Qua mấy hôm nữa, các vùng lân cận và trong vùng này sẽ có buổi chợ phiên ở đây”. - tên Đàm Xuyên nói. Đây cũng là lý do chính khiến chúng tôi ở lại đây.
Nói thực, trong vùng nhỏ tẹo này mà lại đụng hàng thì tôi không thích chút nào và cảm thấy có chút áp lực nào đó! Đồ tốt đã không nhiều lại nhiều người mua, kiểu san sẻ này quả là bất tiện. Nhưng thiết nghĩ. Cái nghề này ngoài vận may ra thì trình độ nghề nghiệp cũng rất quan trọng nên dù nhiều hay ít cũng không thành vấn đề. Nếu thiếu bản lĩnh, thì bảo vật nằm trước mắt cũng không biết.
Trong ngày trời nhiều mây có mưa, cái huyện nhỏ này như ngâm mình trong nước, đâu cũng ẩm thấp, chăn đệm trong quán dường như lúc nào cũng có thể ra nước. Là người bôn ba đã nhiều như tôi vẫn thấy không chịu được, may mà chợ phiên chỉ còn 3 ngày nữa là họp.
Nhiều vùng nông thôn cho đến giờ vẫn còn tiếp tục chợ phiên, mỗi chợ phiên cách nhau càng lâu thì hàng hóa mang ra mua bán càng phong phú. Trong cái huyện này đến nửa năm mới họp một lần nên nhộn nhịp hết sức, quả tôi không ngờ đến. Hơn nữa, hình như trời cũng biết chiều theo lòng người, hơn nửa tháng nay trời hanh ráo, có hôm còn có cả ánh mặt trời. Tôi dạo bước trên đường vào chợ, vừa đi vừa tắm mình trong nắng, vừa phơi “tâm hồn” mình luôn. Đôi mắt cũng như ốc sên ngủ đông, đến hôm trời nắng cứ thế mà bổ lung tung. Chợ tại vùng nông thôn hẻo lánh thông thường người ta chỉ bán những nhu yếu phẩm hàng ngày, thỉnh thoảng các vùng lân cận mang theo những đặc sản của vùng mình. Chợ kéo dài suốt mấy dặm, dường như nó chiếm cả hai con đường giao thông chủ yếu của huyện lỵ này. Nếu nơi đây vẫn còn là một nhà thờ như ngày xưa, thì tôi đã ngất ngây trong cái không khí mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng miền này rồi, nhưng giờ tôi đã là một người buôn đồ cổ, mục tiêu của tôi là mua rẻ mạt những bảo bối bị sự ngu dốt thiếu hiểu biết của người dân che lấp rồi mang chúng lên các thành phố hiện đại để bán kiếm món tiền hời cho nên phiên chợ này, ngược lại tôi thấy mệt lả, chán chường, thất vọng, lưu lại hơn một tuần, tiền trong túi đã hết, hàng cũng không có, chuyến này đành phải gióng trống thu quân, treo cờ trắng thôi!
Quá trưa, tôi ăn qua loa vài miếng cho đỡ đói rồi tiếp tục săn tìm bảo bối. Thời gian đã không phụ lòng người có tâm, chẳng mấy chốc, tôi phát hiện ra một lọ gốm.
“Lọ ngũ Liên”.
Tim tôi như nhảy vọt lên theo đôi mắt, tôi vội quay đầu nhìn dáo dác bốn bể, không phát hiện thấy hai ông bạn “đáng quý” đồng nghiệp kia. Thật hú hồn hú vía! Người xưa nói quả là không sai chút nào: đồng nghiệp tương khắc mà! Lúc đó tôi mới nhìn chàng trai bán lọ kia.
Hắn trạc bốn mươi tuổi, khuôn mặt đen như cột nhà cháy, thô tháp như vẻ ngoài dầm sương dãi nắng đã nhiều. Bây giờ, những người như hắn đi chợ rất nhiều, tuổi thực của họ trẻ hơn nhiều so với hình vóc họ. Họ không nói năng hay chào hàng gì mà cứ ngồi bất động sau sạp hàng chờ người đến hỏi mua đồ. Tôi ngồi xổm trước mặt anh ta, thỉnh thoảng đưa tay hươ hươ mấy chân nấm rừng đã khô trong chiếc sọt tre.
“Món này của anh được đấy, mua về thết bạn bè thì tuyệt đấy!” tôi giả giọng tiếng phổ thông chập chọe để bắt chuyện với anh ta.
Anh ta chẳng nói chẳng rằng, nhưng nhìn vào đôi mắt đầy hy vọng của tôi. Tôi luống cuống hươ mấy cây nấm khô và hỏi: “Bao nhiêu chỗ này?”.
Trên khuôn mặt hắn tỏ ra nét cười gượng gạo. Anh ta vừa ra giá tôi đã biết anh ta là người chất phác nên tôi không trả giá gì cả, cứ thế nhét vào túi đựng. Anh ta đếm một cách cẩn thận, lấy ra tờ năm mươi đồng trả lại, tuy không nói gì nhưng tôi biết đó là số tiền thừa khi mua hàng này nên anh ta trả lại cho tôi. Tôi không cầm tiền mà cầm chiếc lọ lên nói: “Anh cứ cầm đi, tôi mua chiếc bình này nhé?”.
Anh ta cũng không nói gì chỉ ngẩn người nhìn tôi. Tôi cười, trong bụng như hoa xuân đang nở, đoán biết những người trong vùng hẻo lánh này chắc khó lòng cưỡng lại được sức cuốn hút của năm mươi đồng! Ở vùng này giá cả vật dụng rất rẻ, chỉ cần năm mươi đồng đủ mua được khối thứ. Nhưng tôi đã nhầm, anh ta đưa tay giật lấy chiếc lọ trong tay tôi. Lúc đó, trên mặt anh ta nở một nụ cười kỳ quái. Khi bạn thấy trên khuôn mặt chất phác ai đó bỗng nở nụ cười đầy âm mưu, thì bạn sẽ có cảm giác của tôi bây giờ.
“Tiền này trả lại cho anh đấy, vật này không thể cho anh được!” Gã mặt đen nói.
Tôi lấy trong túi ra mấy tờ tiền giấy như kiểu đánh bạc đưa anh ta và bảo: “Thôi thế thì tôi thêm cho anh mấy đồng vậy”.
Gã mặt đen không nói năng gì chỉ cười, bây giờ nụ cười anh ta càng có vẻ quỷ quyệt hơn. Lúc đó, tôi chợt nhớ lại câu chuyện “Bà già mua mèo” rất nổi tiếng. Bà lão lấy cái bát đồ cổ thật quý để cho mèo ăn, trong khi bà ta mang mèo ra chợ bán, chẳng lẽ gã này cũng dùng chiêu mang cái lọ gốm cổ này để chào hàng mong họ mua nấm khô của mình cũng nên.
Nhìn nụ cười trên khuôn mặt của gã mặt đen, tôi thấy mình không thông minh như mình nghĩ.



Chương 7: Ngôi làng thứ bảy (III)

Chiếc lọ đó kể cả hoa văn trên lọ là năm cái liền nhau nên gọi là lọ Ngũ Liên, loại lọ này chuyên đựng hồn người. Sao lại gọi là lọ đựng hồn người? Nói tóm lại, lọ Ngũ Liên là loại lọ chuyên dùng để đựng thức ăn cho người chết, là vật dụng hàng ngày của người âm. Đến nay, vẫn còn rất nhiều vùng biên giới còn tin là linh hồn bất tử, cho rằng, khi có người chết chẳng qua là cái chết của thân xác bằng xương thịt chứ linh hồn vẫn còn tồn tại nhưng lúc này đã tồn tại trong một thế giới khác. Ở thế giới đó, họ cũng sinh hoạt hệt như khi còn sống. Vì thế loại lọ này, ngoài việc cúng tế cho hồn người chết ra, nó còn là nhà ở cho người chết, họ tin rằng, hồn người chết trú ngụ trong chiếc lọ đó, nên chiếc lọ này là cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới bên kia.
Thoạt nhìn, tôi đã nhận ra ngay đó là chiếc lọ cổ, có nghĩa là ít nhất nó cũng được vài ba trăm tuổi, có thể ông tổ tiên anh ta truyền lại. Chiếc lọ này nếu được mang ra các thành phố lớn để bán, thì nó thuộc hàng độc, không biết bao nhiêu tiền, ít ai nói trước được. Nếu mua được chiếc lọ xem như chuyến này đã thành công. Trên chiếc lọ này nếu nhìn kỹ, sẽ thấy những hoa văn mờ nhạt, tôi đưa tay sờ sờ mới biết những hoa văn đó đã được vẽ trước khi đem nung.
Có hình vẽ trang trí cũng là bình thường, không có gì đáng nói, điều mà nó hấp dẫn tôi là ý nghĩa của những hoa văn đó.
Trong hình vẽ trang trí, họ đã chấm phá vài đường nét hình mặt người rất đơn giản, rất trừu tượng, nhưng bất kỳ ai chỉ cần nhìn kỹ là sẽ thấy đó là hình mặt người. Cuối hình mặt người có kẻ một đường sâu xuống đáy lọ, xuống gần đáy lại có hình tam giác ngược, trong hình tam giác lại có thêm mấy đường giống như cỏ vậy.
Trước nay tôi chưa thấy kiểu trang trí nào như thế cả, nhưng cũng có thể nhận thấy đó là phong cách trang trí thời tiền sử. Nếu may mắn chiếc lọ này chắc cũng có hơn vài nghìn năm tuổi, như thế, nếu mang ra thành phố hiện đại thì cái giá của nó phải lên đến con số ngoài sức tưởng tượng của tôi. Càng nghĩ tôi càng thấy trong lòng khoan khoái nao nức, càng nao nức thì càng không thể bỏ qua cơ hội này. Nhưng bất luận nói gì, gã mặt đen kia vẫn lắc đầu, vẫn cứ cười nụ cười bí hiểm đó.
Sao mình lại có thể thất bại dưới tay một kẻ ngu dốt mọi rợ này được!
Thế mà tôi lại bó tay hết cách trước gã mặt đen quê mùa dốt nát này. Tôi nghĩ hay phải tìm cách khác?
Thế là sau khi tan chợ tôi ngầm theo bước gã mặt đen kia.
Tôi nghĩ, chiếc lọ này không thể cất giữ riêng biệt, có lẽ trong làng này còn có nhiều thứ khác tương tự. Chỉ cần theo chân gã, đi đến ngôi làng mà gã đang sống chắc còn nhiều thứ đồ cổ quý giá khác, không chừng tôi sẽ phát hiện được hàng loạt bảo bối như thế hoặc tương tự như thế. Đến lúc đó ta có thể mặc sức mua vài kiểu, tha hồ kiếm lãi!
Gã mặt đen đến cuối chiều tan chợ mới về, vì tôi đã chuẩn bị trước, nên mang theo vài thứ cần thiết, tôi lẽo đẽo bám theo anh ta. Gã đi bộ, tuy lưng cõng một cái sọt to đùng nhưng vẫn lao như tên bay trên con đường sườn núi về nhà. Thật khổ cho tôi, tôi chưa bao giờ phải chịu như vậy, vừa bò vừa trườn bám theo anh ta không để lạc mất, lại vừa phải cố gắng không cho anh ta biết. Trời càng lúc càng tối, màn đêm vây bủa xuống núi rừng, cứ nhấp nhem những thứ gì không rõ lắm, chúng giống như những quái thú ẩn trong đêm. Những con chim lạ cứ kêu hoài không thôi, các động vật rắn rết không nhìn rõ lắm cứ lấp la lấp loáng. Tôi thấy hai chân nặng như mang chì, vừa đi vừa run, không phải tôi là thằng nhát gan, nếu là người khác thì cũng khiếp vía giống tôi thôi.
Sau đó, tôi đi như cái máy, động lực giúp tôi tiếp tục đi được là chiếc bóng của gã mặt đen trước mắt, vì thế nếu để lạc mất anh ta thì tôi sẽ rơi vào thảm cảnh nếu không bám theo anh ta, thực tình tôi không biết sẽ phải đi về đâu, bốn bề là rừng rậm bao la, dãy núi trước mắt chỉ còn sót lại vài chiếc bỗng thưa thớt, cứ dật dờ không nhìn rõ ra được. May mà khi trời tối anh ta đã thắp đuốc lên, tôi cứ thế bám theo ngọn đuốc, không biết đã đi được bao lâu, bỗng tôi hẫng người như đi vào khoảng trống, ngã lăn nhào lộn tròn mấy vòng… Khi dừng lại, trên vai đau buốt như bị ai đâm, nhưng cũng may là không bị bong gân trật khớp gì.
Ngẩng đầu lên, tôi không thấy ánh đuốc nữa. Tôi ngẩn người một lát, rồi nhanh chóng nhận ra ngay hậu quả của việc không tìm ra ánh đuốc. Tôi đã mất phương hướng trong cánh rừng bạt ngàn giữa đêm đen, nếu may mắn, tôi chỉ sống sót như một người rừng. Tôi dần thấy sợ, nỗi sợ và lạnh đã ngấm vào tôi, đục khoét tôi. Đột nhiên tôi chạy về phía trước, tôi phải tìm ra gã mặt đen trước khi anh ta đi khuất quá xa. Lúc đó, tôi không còn thời giờ để giấu mình nữa, tìm ra một người bạn trong lúc này còn quý hơn cả vàng bạc.
Gã mặt đen thực sự mất dấu, tầm mắt tôi nhìn ra đâu cũng chỉ thấy một màu đen kịt của đêm trong núi rừng.
Trước mắt có cái đuốc thấp thoáng, tôi bò lên, thở phào nhẹ nhõm.
Trước dốc là một bức tường đứt đoạn, tôi đang trên bức tường bị đứt đó. Gió từ xa thổi lại, chiếc áo ướt đẫm mồ hôi dính sát vào người lạnh tanh, tự nhiên tôi thấy sảng khoái. Điều khiến tôi vui mừng hơn đó là trước bức tường đứt, có mấy điểm sáng của ánh đèn lấp loáng như sao rụng. Hơn nữa mấy điểm sáng đó cứ tiến lại gần nhau hơn. Chùm sáng di động chắc là ánh đuốc của gã mặt đen, còn mấy điểm sáng đó chắc là làng mạc…
Lúc đó, niềm vui cuối cùng đã làm chùng dây thần kinh của tôi, cái mệt nhọc bọc lấy tôi như màn đêm đang bủa vây lấy núi rừng, vũ trụ vậy. Tôi ngồi bệt trên mặt đất thở hổn hển…
Lúc đó, tôi nghe sau lưng có tiếng gì như tiếng dế, quay phắt cả lại nhìn về phía phát ra tiếng kêu, tôi chẳng thấy gì cả! Nhưng tiếng dế kia vẫn còn. Tôi rùng rợn hết cả người, động vật kỳ quái, không biết giờ nào là giờ kiếm ăn của chúng, không chừng tôi lại trở thành mồi ngon trong miệng chúng. Tôi cẩn thận đứng dậy, nhìn quanh bốn phía không thấy vật gì làm vũ khí. Tiếng kêu đó ngày càng to, lúc đó, trong tiếng dế tôi còn nghe thấy cả tiếng bước chân người. Tôi theo gót gã mặt đen đã lâu, ngoài hai chúng tôi không thể có người nào khác. Lúc đó đã hơn nửa đêm, lại còn ai ở đây làm gì nữa chứ?
Sau lưng tôi là vực sâu muôn trượng, không thể rút lui, tôi đành đứng yên bất động đợi tiếng bước chân càng lúc càng gần. Cuối cùng tôi thấy hai bóng người xuất hiện dưới ánh trăng, tuy không nhìn rõ hình dáng họ, nhưng tôi nhận ra chúng, tên đầu trọc Vương Lỗi và Đàm Xuyên.
Không phải chúng đang ở lại trong chợ để mua đồ cổ sao, sao chúng lại xuất hiện ở đây. Tôi nghĩ mãi mới suy đoán rằng, chắc chắn chúng cũng đã nhìn thấy chiếc lọ của gã mặt đen. Chúng cũng như tôi, không thể dùng mánh khóe nghề nghiệp để mua chiếc lọ kia được, nên mới bám gót tên mặt đen này rồi đến đây. Bây giờ, cả Vương Lỗi và Đàm Xuyên thấy tôi, chúng gọi tên tôi, hớn hở cười cười nói nói lại gần tôi. Tôi đứng sững người nhìn họ với ánh mắt trìu mến. Tôi không giận vì họ đã tranh giành với tôi và đã bám gót tôi, từ hồi chiều chúng đã theo tôi, suốt chặng đường chúng không gọi tôi cũng không để tôi phát hiện ra. Đây gọi là bọ ngựa bắt ve sầu không ngờ chim sẻ đứng sau lưng, rõ ràng chúng đã tính trước tôi, trên con đường này mà gặp được bạn thì còn quý hơn vàng, có bạn không những khiến cho mình gan dạ hơn mà còn có thể giải quyết được khá nhiều việc.
Tôi nhặt hai viên đá nhỏ ném về phía chúng. Chúng cùng cười rộ lên sảng khoái, tên đầu trọc Vương Lỗi nói: “Anh quả là gan dạ thật, một mình đi xa thế, anh em chúng tôi khâm phục anh rồi đó!”


Chương 7: Ngôi làng thứ bảy (IIV)

Dưới chân núi là ruộng lúa mênh mông. Lúa đang thì trổ bông, từng cơn gió thoảng qua làm những đám lúa có mấy hình nộm, dưới ánh trăng mờ tuy không nhìn thấy được vẻ hung tợn của nó. Tôi cùng tên Vương Lỗi, Đàm Xuyên, cả ba người, đang băng mình trên đường bờ ruộng, nhắm thẳng về phía ngôi làng trước mặt. Đêm đã về khuya, mấy ngọn đèn thấp thoáng trên núi giờ đã tắt, chỉ còn lại lưa thưa vài ánh sáng yếu ớt. Vì chúng tôi gồm có ba người cùng đi chung lên cũng khá bạo gan, vừa đi vừa kể chuyện cười…
Tâm lý của chúng cũng giống tôi, cũng muốn vào làng này kiếm được vài thứ đồ cổ mang về. Nhưng không ai dám chắc được kết quả ra sao.
Vào làng, chỉ thấy mấy ngôi nhà xây bằng gạch đá, chắc chắn những ngôi nhà đó cũng đã có tuổi! Trong các kẽ hở giữa bức tường đá, mọc đầy những cây hoang cỏ dại. Đường làng tiếp nối với các bờ ruộng nhỏ ngoài đồng, chúng tôi chung bước trên con đường nhỏ, cứ dáo dác nhìn quanh bốn phía, nhưng cả ngôi làng vẫn đang chìm trong im ắng, đâu đâu cũng lặng ngắt như tờ, cả tiếng chó cũng chẳng nghe thấy. Ánh trăng lạnh lùng rải xuống ngôi làng và núi rừng hoang dại. Lúc đó, cả ba chúng tôi đều cảm thấy lạnh người, ngôi làng ngập chìm trong hơi sương lạnh buốt.
“Hay là chúng ta tìm chỗ dừng chân tá túc trước đã?” tên trọc đầu Vương Lỗi nói.
Chúng tôi đã đi hết cả một buổi chiều, lại tiếp thêm leo núi từ chập tối đến hơn nửa đêm, người hết chịu nổi. Bây giờ mà có được bữa cơm no rồi lăn đùng ra chiếc giường sạch sẽ thì đó là thiên đường của chúng tôi bây giờ.
Nhưng ngôi làng lặng ngắt không một tiếng động, ngay cả bóng ma cũng chẳng tìm thấy, nhà cửa đóng then cài lấy đâu ra nơi cho chúng tôi tá túc? Tôi muốn đến sườn núi, nơi có ánh đèn chưa tắt, chắc họ cũng chưa đi ngủ… Thế là việc kế tiếp của chúng tôi là phải tìm ra ngôi nhà nào có đèn còn sáng gần chúng tôi nhất.
Những nhà như thế cũng đang chờ chúng tôi đến tìm ngủ trọ!
Chúng tôi đứng trước cổng một ngôi nhà đèn đang sáng nhìn nhau rồi tôi đi lên gõ cửa.
“Cốc cốc cốc”. Tiếng gõ cửa trong đêm vắng nghe rất chối tai.
Một lát sau, bên trong nghe có tiếng bước chân, rồi lách cách mấy tiếng, cánh cổng mở ra… Cả ba chúng tôi thụt lùi mấy bước, người ra mở cổng lộ vẻ đầy hoài nghi.
Trong cánh cửa có cô bé khoảng mười tuổi, tóc dài quần trắng. Mái tóc buông xuống phủ kín hai má, đôi mắt lấp lánh sau mái tóc đen óng, đờ đẫn nhìn ba chúng tôi. Tôi tin rằng, cô bé này không cần phải trang điểm, nếu cứ thế mà đóng phim kinh dị thì rất đúng vai, còn phải trang điểm gì!
Nửa đêm canh ba, bất chợt trông thấy cô bé như thế thì dù gan có to đến mấy cũng phải run chân đứng không vững.
Tôi đánh bạo tiến lên mấy bước chần chừ hỏi: “Cô bé, cho hỏi ở trong làng này có nơi nào có thể nghỉ qua đêm không?”. Vốn là muốn xin tá túc trong nhà này nhưng trông cô bé hình thù quái dị, nên chúng tôi đành đánh trống lảng, không dám xin nghỉ trọ nữa.
Cô bé không đáp, không có cử chỉ nào biểu hiện phản ứng sau khi nghe tôi hỏi. Đôi mắt như ánh lửa chớp chớp, rồi nó cúi mình sang một bên. Ánh đèn từ sau lưng cô bé rọi tới, chúng tôi nhờ thế bạo dạn hơn, lúc đó, có giọng nói đàn ông từ trong nhà vọng lại: “Có phải là ba người ngoài làng đúng không?”.
Tôi cả kinh, người trong kia không ra sao lại biết ba người chúng tôi từ ngoài làng đến? Đợi đến khi người kia xuất hiện sau tấm cửa, chúng tôi mới thở phào nhẹ người. Không ai khác mà đó chính là người đã dẫn chúng tôi tới đây.
“Sao các anh phải khổ thế? Tội tình gì chứ?”. Gã mặt đen tiến tới trước mặt chúng tôi, khuôn mặt tỏ ra tiếc nuối.
“Nếu anh bán cho tôi cái lọ NGŨ LIÊN đó thì việc gì chúng tôi phải khổ sở lặn lội đường xa đến đây”. Tôi đáp.
“Ư hừ… được rồi, các anh đã đến thì trước tiên hãy vào nhà tôi nghỉ lại một đêm đã, sáng mai tôi sẽ đưa các anh về”.
Tên đầu trọc Vương Lỗi và Đàm Xuyên hình như muốn tiến lên nói gì đó nhưng thấy tôi đưa mắt ra hiệu là cả hai thôi không nói nữa. Gã mặt đen dẫn chúng tôi đến một căn phòng, trong phòng chỉ có một cái giường và một cái cửa sổ mở ra phía con đường lúc nãy chúng tôi đi đến đây. Mở cửa ra, cả ba chúng tôi ngồi trên giường sáu mắt nhìn nhau. Trong vùng cực kỳ hoang vắng hẻo lánh này, chỉ cần có chiếc giường là được rồi, cả ba chúng tôi người to như con tượng, không thể nằm chung trên một chiếc giường nhỏ này được, nhưng có giường để ngồi tựa mà ngủ cũng là lý tưởng!
“Ngày mai, ngày mai các cậu thực sự dự định quay về chứ?” Tên nói năng ấp úng hỏi chúng tôi.
“Qua đêm nay hẵng hay”. Tên đầu trọc không chút lo âu gì nói: “Đến sáng sớm mai, chúng ta đi dạo trong vùng này xem sao, các ông mày đã đến đây rồi chẳng lẽ lại về không!”.
“Thế thì chúng ta cứ thế mà làm, sáng sớm mai, ai đi đường nấy, tìm được cái gì thì được, điều đó còn trông vào vận may của mỗi người, cả ba chúng ta cùng nghề nhưng chỉ cần không ai chơi đểu ai là được”. Tôi nói với hai gã kia.
Cả hai tên kia cũng gật đầu đồng ý, đã nói rõ rồi là không ai được làm chuyện lợi mình hại người đâu đấy.
“Anh nghe kìa, tiếng gì vậy?”
Vương Lỗi bỗng chau mày vểnh tai nghe!
Hắn không nói tôi cũng nghe thấy âm thanh đó, âm thanh như thực như hư, hình như có người đang khóc, nghe lại như có ai đang hát. Bạn có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó, nhưng bạn định thần để nghe kỹ thì âm thanh đó lại như tan biến vào không gian… khiến bạn không thể nào phân biệt đó là tiếng gì…
Tôi đứng dậy đi đến bên cửa sổ, âm thanh đó hình như nghe rõ hơn dưới ánh trăng. Bỗng mắt tôi như căng lên, tôi dường như không tin vào mắt mình nữa, cô bé vừa rồi mở cửa cho chúng tôi đang ngồi dưới ánh trăng cầm chiếc lọ NGŨ LIÊN thì thầm điều gì như đang nói chuyện với chiếc lọ vậy. Không nghe rõ nó nói gì nhưng trông rất rõ dáng vẻ của nó, nó nói chuyện và đối đãi với chiếc bình như là trong đó có người vậy. Âm thanh lúc thực lúc hư vừa rồi đích xác là do cô bé nói.
“Cô bé này làm cái quái gì thế nhỉ?” . Tôi hỏi mình với tâm trạng đầy nghi ngờ.
Hai cậu bạn kia chạy đến cửa sổ, lúc đó, cả gã mặt đen cũng đến bên cô bé kia. Hắn lặng lẽ ngồi sau lưng nó, một lúc lâu mới đến gần vỗ vai nó. Cô bé ngúng nguẩy đẩy tay gã mặt đen ra, hình như họ giận nhau điều gì.
Gã mặt đen trầm ngâm một hồi, không vỗ vai cô bé nữa, quay mình trở lại phòng.
“Các cậu đã trông thấy rõ ràng cả rồi chứ?”
Cửa phòng chúng tôi tự nhiên mở toang ra, gã mặt đen không biết đến cửa phòng từ lúc nào, mặt gã ủ rũ nhìn chúng tôi bảo: “Các cậu cứ ngủ đi, trời sắp sáng rồi đó, ngày mai các cậu còn phải đi một chặng đường dài nữa đó”.
“Cô bé kia là ai? Có phải con gái anh không? Hình như nó đang giận anh thì phải”. Vương Lỗi cười hỏi bắt chuyện.
“Nó là con gái tôi, người trong làng đều gọi nó là Tiểu Cúc. Ba năm trước, mẹ nó lên núi hái thuốc, bị ngã chết, sau cú sốc nặng nề đó, tâm lý nó đã thay đổi hẳn, nó không thèm nói chuyện với ai nữa, trừ chiếc lọ đựng hồn kia”. Gã mặt đen đáp.
“Có phải vì thế mà anh không chịu bán chiếc lọ đó cho chúng tôi?” Tôi hỏi.
Gã mặt đen gật đầu đáp:
“Tiểu Cúc suốt ngày mê mẩn chiếc lọ đó, nên tôi cứ đi đâu thì thường mang theo chiếc lọ, như thế thì Tiểu Cúc mới chơi đùa như những đứa trẻ khác. Nhưng hễ cứ thấy chiếc lọ, nó liền nói chuyện với linh hồn mẹ nó, làm như thể có người trong đó mà chỉ nó mới nhìn thấy.”
Gã mặt đen nói với giọng sa sầm, mới nghe tôi đã sởn hết cả gai ốc, bên kia, hai anh em cũng không hề động đậy. Gã mặt đen do dự chốc lát, hình như hắn đang nghĩ điều đó, nhưng hắn không nói gì thêm, quay đầu đi thẳng.
Hai tên kia ngồi trên giường, lưng tựa vào vách, chốc chốc lại ngáy khò khò. Tôi cũng buồn ngủ không kém nhưng không thể nào ngủ được. Không biết bao lâu sau tôi mới nhổm dậy tìm thuốc hút, vô tình đến bên cửa sổ, không thấy cô bé ngoài kia nữa, chỉ còn chiếc lọ nằm ngoài sân.
Tôi thoáng nghĩ, có chút căng thẳng và ngoái đầu lại nhìn hai tên kia, một tên ngủ chảy cả nước dãi, tên còn lại cứ chép chép mồm liên tục, chắc hắn mơ đang ăn thứ gì đó! Tôi khẽ khàng mở cửa, nhẹ như con mèo rình mồi, lách ra khỏi cửa, cúi xuống nhặt chiếc lọ lên.
Nhịp tim tôi bỗng tăng nhanh, nhưng hơi thở có lúc như ngừng lại. Cầm chiếc lọ đựng hồn trong tay, kinh nghiệm bản thân cho biết chắc chắn đó là chiếc bình cổ, nhưng tạm thời tôi vẫn chưa xác định được niên đại của nó. Tôi lật đi lật lại xem từng chi tiết trên chiếc bình, quên cả đề phòng có hai bóng người từ từ đi đến.
Tôi đột ngột phát hiện liền quay người định lẩn đi. Bỗng khắp mình lạnh toát, tôi không thể đứng vững được nữa, cả chiếc lọ trong tay cũng rơi xuống đất từ lúc nào không hay.
Sau lưng tôi có hai người nữ, cô nhỏ là Tiểu Cúc, còn bên cô bé là một phụ nữ trung niên, mái tóc rất dài, rối tung như tơ vò phủ lên chiếc hộp sọ, mình mặc chiếc áo dài đỏ, trong chiếc làn trên tay bà ta hình như có nước, không phải! Không biết thứ gì nhưng đó là một chất lỏng màu đỏ thẫm đang rỉ từng giọt xuống nền đất.
Người phụ nữ trung niên đó cầm tay cô bé, hai người hình như rất thân thiện với nhau. Cả hai đều đứng sau lưng tôi, sắc mặt không có chút biểu lộ gì cả, giống như hai pho tượng. Bỗng tôi nghe cô bé gọi hai tiếng, đầu tôi như vỡ ra. Quả thực tôi nghe cô bé gọi “ma ma”. Người phụ nữ đó nắm chặt tay cô bé, cô bé mặc chiếc váy trắng, bỗng chốc dính đầy máu đỏ, lúc đó không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn trên mình người phụ nữ trung niên kia đang chảy máu. Đầu tôi cứ kêu lên ong ong, trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, tôi đã bị sốc - không ai có thể chịu đựng sự kích thích như thế - nửa đêm canh ba bỗng xuất hiện trước mặt một thi thể phụ nữ đầy máu, hơn nữa người phụ nữ đó lại là mẹ cô bé kia! Nhớ lại lúc nãy gã mặt đen bảo, ba tháng trước, vợ hắn đã chết vì bị ngã khi lên núi hái thuốc. Sau đó, cô bé chỉ nói chuyện với chiếc bình, nó xác định là mẹ nó đang ở trong chiếc bình kia. Không biết thực hay mơ, tôi cũng không xác định được liệu gã mặt đen kia có nói thật với tôi về chuyện này hay không. Nhưng quả thực đây là một pha sốc lớn nhất trong đời tôi. Khi chưa xác định được hư thực thế nào thì dù sao sự xuất hiện của phụ nữ nhuốm máu đó cũng làm tôi khiếp hãi đến vỡ mật.
Chiếc áo dấy máu đó chắc phải nhuộm máu mới như thế. Nếu là máu thực thì từ đâu ra? Sao phải làm thế?
Tôi không đủ can đảm để suy luận việc này, nhưng trong lúc sợ hãi đến tột đỉnh người ta thường có những phản ứng mà chính bản thân mình cũng không biết. Đối diện với hai người kỳ lạ đó, tôi đã có một quyết định mà tôi nghĩ mười người thì hết mười một người sẽ làm như tôi, đó là tháo chạy như điên theo những con đường nhỏ trong làng. Ký ức cuối cùng là tôi đã ngã lăn nhào, đầu bị đập xuống đất, sau đó tôi không còn nhớ gì nữa.

Nguồn: docsach.mobi