Chương 24 (A): CÁC CUỘC PHIÊU LƯU KỲ THÚ CỦA ABUNPHAUARI, BIỆT DANH NGƯỜI DU HÀNH VĨ ĐẠI – CHUYẾN ĐI THỨ HAI - NGÀY 180, 181, 182, 183, 184
CHUYẾN ĐI THỨ HAI.
Vậy là nàng Canzat thuộc về tôi. Hai chúng tôi quý yêu nhau, cuộc sống vô cùng hòa hợp. Chúng tôi không cầu xin gì hơn được kéo dài những ngày hạnh phúc trời cho chúng tôi hưởng. Nhưng than ôi! Người trần gian hay ngộ nhận, khi đã phong lưu những tưởng mình sẽ được phong lưu đời đời. Bình sinh cuộc sống chúng ta chen lẫn ngọt ngào và cay đắng, khi ta cảm thấy hạnh phúc lên đến đỉnh cao chính là lúc ta bắt đầu những bước vào những ngày hoạn nạn nhất.
Mấy tháng sau lễ thành hôn của tôi, thân sinh tôi qua đời. Tôi và em trai tôi chia nhau gia tài cụ để lại. Em trai tôi, tên là Hua, muốn phần gia tài mình được hưởng chóng sinh lợi, muốn làm nghề thương mại. Chú ấy tậu một con tàu, đem tất cả vốn liếng của mình mua nhiều loại hàng hóa xếp đầy cả một con tàu ấy, đưa sang bán tại vương quốc Malaba. Tuy nhiên công việc kinh doanh chẳng lấy gì may mắn, tàu chú ấy bị đắm gần thành phố Ocmu. Vốn liếng mất sạch, chỉ còn mình chú mau sao sống sót.
Chú trở về gần như trên người không còn manh áo, tình trạng thật khốn cùng. Thương hại, tôi cho chú về nhà, cấp vốn cho đủ mua các thứ hàng hóa khác. Nhưng chuyến đi nàng chẳng may mắn hơn lần trước. Chẳng những không bù đắp được mất mát trước đây, tàu lại đắm. Một lần nữa mất sạch, chỉ còn sót lại trơ mỗi cái thân chú. Chú lại tìm về Basra gặp tôi, thưa với anh tai họa lại ập lên đầu em lần nữa.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI.
Thông cảm với bất hạnh của em trai, tôi không từ nan bất cứ điều gì để có thể an ủi chú. Tôi bảo với chú:
- “Thôi, em trai à, em biết rồi đấy, trên đời này số ai giàu sang, số ai nghèo khó, tất cả đều do tiền định. Em buồn phiền phỏng được ích gì? Đáng ra em nên thâm tạ trời đất đã cho em được sống đến hôm nay. Thôi, hãy bỏ việc buôn bán ấy đi, em hãy về đây sống với anh, em chẳng lo thiếu thốn thứ gì.”
Chú thuận theo ý kiến của tôi. Chú chuyển về sống tại nhà tôi. Nhưng rồi nhàn cư vi bất thiện, ngày này qua ngày khác chú chỉ còn việc đi lang thang hoặc chơi bời đàn đúm cùng bè bạn. Về phần mình, tôi quá bận lo chăm bẵm nàng Canzat, tìm mọi cách bày ra cho nàng tiêu khiển. Tính tôi vốn thích tiêu pha, khoản lợi tức của tôi tuy khá lớn thật đấy song không sao đủ cung phụng cho lối sống quá phong lưu của hai vợ chồng. Sau mấy năm, tôi nhận ra gia sản mình đã vơi đi đáng kể. Sợ đến một lúc nào đó có thể trở nên quẫn bách, tôi tính cách phòng ngừa. Tôi quyết định liên doanh với một thương gia giàu có, cùng nhau sang buôn bán bên vương quốc Gôncông.
Thật khó khăn lắm mới thuyết phụ được vợ tôi cho tôi tiến hành một chuyến đi xa như vậy. Tuy nhiên, tôi nói mãi nàng cũng nghe ra, với hy vọng rồi đây khi tôi sẽ trở về Basra sẽ mang theo vô vàn của cải, lúc đó hai vợ chồng tha hồ hưởng những ngày còn lại chẳng có gì phải lo âu.
Vậy là tôi chung vốn làm ăn với một đồng nghiệp tôi biết là người trung hậu. Chúng tôi cất hàng hóa mang sang bán tại thành phố Xurat, định bụng sau đấy lại mua tiếp các đặc sản ở Xurat đưa sang đổi chác tại Gôncông. Ngày khởi hành, tôi gỡ vòng tay của nàng Canzat đầm đìa nước mắt, ôm hôm chú em trai và bảo:
- “Em trai của anh ơi, tạm biệt. Anh giao cho em việc chăm non gia đình và quản lý công việc của anh. Em hãy cố gắng giữ gìn uy tín, cũng như dè sẻn số tài sản anh để lại nhà. Trên tất cả mọi sự, anh nhờ em trông nom chị, chị là người đức hạnh, không phải lo chi về mặt ấy. Cái chính là chú ý để chị khỏi bị những kẻ sấu xưa nay vốn ghen ghét anh tìm cách làm hại. Tóm lại, anh ký thác chị dâu cho em, sao cho đến khi anh trở về, mọi sự đều nguyên lành tốt đẹp như ngày anh ra đi.”
Nghe lời dặn dò, chú Hua khoe khoang mình là người xử sự lúc nào cũng đàng hoàng, tinh tế, và hứa sẽ cố gắng là tốt mọi việc tôi giao phó. Chú còn nói thêm, do tình nghĩa, anh em ruột thịt, chú chăm nom việc nhà của anh trai như chăm lo công việc của chính mình. Tin vào lời hứa của chú em, tôi yên tâm lên đường cùng với người bạn kinh doanh.
Tàu giương buồm, lên đường đến thành phố Xurat bình yên vô sự. Chúng tôi bán mọi thứ hàng hóa mang theo trên tàu, rồi lại mua các sản phẩm khác có thể rất ăn khách ở Gôncông để sang đấy bán; rồi giương buồm ra khơi đi tiếp.
Tôi xin miễn không thuật lại những lần gặp gió to sóng lớn cũng như những ngày trời yên biển lặng trên đại dương; dù sao rốt cuộc cũng cặp được bến cảng Gôncông sớm hơn cả thời gian mong đợi. Chúng tôi bán hàng, thu đựơc một khoản lợi nhuận khá lớn. Ông bạn hàng của tôi là một người rất am tường các loại ngọc ngà châu báu, mà chúng tôi lại đang có mặt ở vươg quốc Gôncông xứ có những viên kim cương đẹp nhất trên đời, chúng tôi liền quyết định đưa phần lớn vốn liếng ra mua kim cương, với hy vọng về thành phố Batđa có thể bán lại với giá đắt gấp bốn lần giá mua vào. Hài lòng với số lãi đã thu được qua việc buôn bán các hàng hóa trước, và hy vọng với một khoản hời nữa thu được sau khi bán kim cương, chúng tôi chẳng có việc gì nấn ná lâu ở Gôncông. Vậy là chẳng bao lâu sau khi xong công việc, chúng tôi lên đường trở về Basra.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI MỐT.
Con tàu chạy hết tốc độ. Cũng như mọi hành khách trên tàu, chúng tôi hy vọng mau chóng trở về tới thành phố uớc mơ. Thế nhưng, một đêm, một cơn bão cực kỳ dữ dội nổi lên. Mặc cho hoa tiêu và các thủy thủ ra sức vật lộn, cuối cùng đành chịu thua gió bão, chúng tôi để mặc cho sóng dữ đẩy con tàu đi lạc khá xa hải trình. Cuối cùng, sau nhiều ngày bị gió dập sóng vùi, con tàu xô vào một mỏm đá và vỡ tan không xa bờ một hoang đảo.
Tất cả thủy thủ đoàn đều thiệt mạng, trừ có ông bạn hàng của tôi và tôi. Nhờ xuống kịp chiếc xuồng cứu nạn, chúng tôi thoát khỏi chết chìm. Nhưng hỡi ôi! Một nỗi hiểm nghèo ghê gớm chẳng khác nào bão tố đang chờ đợi chúng tôi.
Chiếc xuồng con cập bở, chúng tôi sắp lên đảo, chợt một con cá sấu to khủng khiếp lao đến chỗ chúng tôi. Con vật ghê sợ ấy chống lên hai chân trước, quẫy mạnh cái đuôi, đạp chiếc xuống cứu nạn ra hàng nghìn mảnh. Ông bạn tôi và tôi chưa kịp lên bờ, đều rơi tõm xuống nước. Ngay lúc ấy, con cá sấu há mỏm đớp. Chúng ngoạm được ông bạn tôi, trong khi nó mải bận nhai ngấu nghiên để nuốt cái mồi ấy, tôi thừa cơ bơi được vào bờ, ba chân bốn cẳng chạy sâu vào đảo trốn cá sấu.
Thoạt tiên tôi gặp một con suối, nước suối nhìn trắng tựa sữa. Tôi uống, thấy ngon tuyệt vời, tưởng như đang uống nước trái cây ép loại thượng hảo hạng. Tiếp đó tôi hái một ít lá cây cỏ mọc bên bờ suối ăn, và cảm thấy ngon như dùng sơn hào hải vị. Thiên nhiên ở đây thật phong phú, đa dạng làm sao, cho nên mới sản sinh ra nhiều loại kỳ thú đến thế, tôi nghĩ. Mặc dù lúc này đã tan gia bại sản hoàn toàn, tôi vẫn thầm cảm tạ trời đất đã cho tôi dạt lên một hoàn đảo không đến nỗi phải chết đói chết khát. Tuy nhiên, tôi rất sợ gặp thú dữ, bởi vậy mặc dù rất buồn ngủ, vẫn không dám chợp mắt, chỉ sợ sơ ý làm mồi cho chúng.
Tôi đi sâu vào một khu rừng. Trong rừng toàn cây gỗ lô hội hoặc trầm hương quý. Đi khoảng ba trăm bước, gặp một bãi cỏ non, có rất nhiều hoa tươi đủ màu tỏa hương thơm ngát. Chính giữa bãi cỏ non ấy, mọc lên một cây cổ thụ cao dễ đến cả trăm thước, vươn dài những cành cây vững chãi mang bộ lá um tùm, tạo nên một khoảng bóng râm rất rộng. Cạnh gốc cây, dưới một chiếc lều lợp bằng gấm thêu, một người đàn ông nằm có vẻ như đang ngủ trên một chiếc sập. Tay phải người đàn ông ấy đặt lên một cái hộp nhỏ bằng vàng. Bên cạnh ông, một con rồng lớn nằm canh, mõm nó ngậm một cọng cỏ thơm, thỉnh thoảng lại đưa ngọn cỏ thơm vào mũi người đang nghỉ.
Cảnh tượng ấy làm tôi khiếp đảm. Tôi tự bảo:
- “Có ích gì cho ta thoát khỏi hàm cá sấu, để rồi bị con rồng này chồm đến vồ ăn thịt?”
Không dám tiến đến gần chiếc lều nữa, tôi vội chạy lùi nấp sau bụi rậm, từ đấy quan sát người đàn ông nằm nghỉ và con quái vật. Một lát sau, tôi thấy con rồng ra khỏi cái lều, bay bổng lên bầu trời rồi nhanh chóng biến mất khỏi tầm mắt tôi.
Con rồng đi khỏi, tôi cảm thấy yên tâm. Rất hiếu kỳ muốn biết người nằm nghỉ kia là ai, tôi hồi hộp tiến đến thảm cỏ, rồi lần vào trong lều. Người nằm nghỉ ấy là một cụ già ước chừng một trăm hai mươi tuổi, trông hình dong tươi tốt tưởng như người vẫn còn sống, mặc dù cụ yên nghỉ đời đời nơi đây đã bao thế kỷ rồi. Tôi đứng yên ngắm dung nhan cụ hồi lâu, rồi gỡ bàn tay cụ để lấy chiếc hộp bằng vàng. Mở hộp ra, thấy bên trong xếp nhiều tấm thiếp ghi những dòng chữ như sau:
“Axep, con trai của Bakia, và là tể tướng của đại đế Xalomon, là cụ già nghỉ dưới cái lều này. Vị đại thần ấy, khi cảm thấy sắp phải từ giã cõi trần, đã chọn hòn đảo hoang này để cho quàn thi hài của mình. Ngài cho dựng lên cái lều chính giữa bãi cỏ tươi này, tự tay viết những dòng chữ ấy, cho vào cái hộp bằng vàng, sau đó nằm lên sạp và từ trần. Những người nào sau này đặt chân được tới đây cần phải biết, họ sẽ chẳng bao giờ còn nhìn lại được gia đình và cố quốc và rồi sẽ bỏ mạng nơi đây, trừ phi những người ấy có đủ dũng khí để trải qua những gian nan thử thách ghê gớm. Nếu những người ấy không biết sợ bất cứ điều gì, thì hãy mau mau đi về hướng tây. Đến chân một quả núi, họ sẽ nhìn thấy một cái hang. Hãy mạnh dạn đi sâu vào cái hang ấy, và chỉ dừng bước khi nào gặp một đồng cỏ non cực kỳ ngoạn mục. Chỉ có đi đến tận nơi ấy, họ mới sẽ đạt được cực đỉnh của ước mong.”.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI HAI.
Sau khi đọc những dòng chữ trên, tôi kính cẩn hôn lên các tấm thiếp của ngài cố tể tướng Axep, rồi quỳ xuống, ngước mắt lên trời cầu nguyện:
- “Lạy Thượng đế, Người không muốn cho con phải bỏ mạng ở hòn đảo chết chóc này, Người đã chỉ cho con nhìn thấy lối ra. Lạy Đấng tiên tri của những người Hồi giáo, nhờ có Ngài nên con mới được Thượng đế đoái thương, xin Ngài hãy tiếp tục phù hộ cho con. Ngài đã lôi con từ đấy cái giếng sâu của lão Hyzum lên, xin Ngài chớ từ bỏ con khi con dấn thân vào những hiểm nguy mới.”
Không để mất thời gian, tôi theo hướng tây bước tới. Chẳng bao lâu đến chân một quả núi. Tôi nhìn thấy quả có một miệng hang đen ngòm khiến bất kỳ ai trông thấy cũng không khỏi ngại ngần. Nhưng tôi quá tin vào các thiếp chữ của ngài Axep đến nỗi chẳng còn biết lo sợ là gì. Không ngần ngại, tôi mạnh dạn bước vào hang, nói là bước nhưng vừa đi vừa mò mẫm bởi trong hang tối đen như mực.
Lối đi trong hang theo chiều dốc đổ xuống, tôi cứ đi không nghỉ như vậy, sau chừng mườilăm, hai mươi tiếng đồng hồ cứ tục dốc hoài, tôi đồ chừng có lẽ mình đã đi sâu xuống tận âm phủ. Cuối cùng, bóng tối tan dần. Tôi lại nhìn thấy ánh sáng mà tôi ngỡ đã vĩnh viễn mất đi. Trước mắt tôi là một đồng cỏ non, trong đồng mọc muôn loài hoa thơm trái quý chưa từng được nhìn thấy bao giờ.
Tôi đến gần các cây ấy hái mấy quả ăn, rồi nằm xuống nghỉ trên thảm cỏ non. Tôi ngủ thiếp đi một giấc ngủ rất sâu. Khi tỉnh dậy, mở choàng mắt, tôi ngạc nhiên nhìn thấy chung quanh chó khoảng mười hai đến mười lăm vị hung thần đen đủi, thân xác gầy nhom, những đôi mắt đều nảy lửa. Tôi nhìn thấy mặt họ gần giống mặt người, nhưng một số vị chính giữa trán lại mọc lên một cái sừng và bên dưới có một cái đuôi giống đuôi chó, một số vị khác từ thắt lưng trở xuống lại nhìn giống như phần đuôi những con tắc kè. Một hung thần ồm ồm cất tiếng hỏi:
-Hỡi anh chàng con người trần thế kia, tại sao mày có mặt ở chốn âm ti này?
Tôi thuật cho họ nghe đầu đuôi câu chuyện. Một hung thần nói:
-Vậy mày hãy đến sống cùng bọn ta. Chúng ta chẳng làm hại mày đâu. Sau khi phục dịch chúng ta vài năm, để trả công, chúng ta sẽ mang mày đến bất kỳ nơi nào mày muốn đến.
Tôi vừa đáp tôi thuận tình, họ đã bảo luôn:
-Mày biết điều đầy. Mày không thuận tình, chúng ta cũng bắt mày phải đi theo.
Nói xong, các hung thần cắp tôi vào nách, bay lên không trung, vượt qua muôn ngàn núi rừng và biển cả mới đến được nơi nọ sống quây quần. Ở đây có vô số hang động. Cũng có những hung thần không sống trong hang mà chọn đầu ngọn suối hoặc dưới vực thẳm.
Tôi ở cả một năm trời cùng với các hung thần ấy, chỉ sống nhờ cây cỏ. Đối với các hung thần ấy, bữa ăn thường ngày là các khúc xương người ta đã ăn hết phần thịt: đấy là những món ăn tuyệt vời của họ. Tôi nhớ nhiều lần nghe họ vừa xuýt xoa thốt lên ngon quá, tuyệt quá. Các hung thần ấy còn chê bai loài người ngu dốt, sao lại thích ăn thịt hơn gặm xương. Để khỏi thiếu thực phẩm, một số trong bọn họ được giao việc chuyên đi mọi nơi lùng xục kiếm về cho đủ số xương dùng hằng ngày. Những thần này tìm kiếm xương từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt được ưa chuộng là xương ngựa xứ Tartari, món họ rất ham thưởng thức.
Sự ăn uống kham khổ, cũng như nổi buồn phải làm nô lệ cho lũ hung thần không làm tôi đau khổ bằng khi thấy bọn chúng tỏ ý khinh miệt Thánh kinh Coran của Đấng Mahomêt nhà tiên tri chúng ta. Chúng cấm tôi không được đọc kinh cầu nguyện cũng như thực hành các nghi lễ hằng ngày. Biết mình không tuân lệnh chúng sẽ nguy hiểm lắm đấy, tôi vẫn tìm được cách thực hành lễ tiết tôn giáo trong vòng bí mật.
Một hôm, đang ngồi trong một cái hang mà tôi có nhiệm vụ phục dịch, trong lúc tôi âm thầm đọc nhẩm một vài vần thơ trong Kinh Coran, chợt nghe trên không trung có nhiều lời ca và tiếng hát khá rõ ngợi khen Thượng đế tối cao. Ngạc nhiên sao có chuyện lạ lùng, tôi vội ra khỏi hang xem có điều gì đang xảy ra. Tôi nhìn thấy có nhiều vị thần mặc đồ trắng và khoác bên ngoài các tấm áo choàng giống như áo tu sĩ thần học. Những vị thần này to lớn béo tốt, chứ không còm nhom như các hung thần kia. Hóa ra các hảo thần áo trắng vừa đánh nhau với các hung thần màu đen. Các thần áo trắng toàn thắng, lên tiếng ngợi ca Thượng đế tôi thiêng liêng. Một số hung thần đen đủi bị bắt trói, một số khác vội vàng cao chạy xa bay.
Không chỉ bằng lòng ngắm cảnh tưởng ấy, tôi hòa lời ngợi ca của mình vào lời các hảo thần. Tôi cố gắng lấy hết hơi sức, gào thật to: “Trên đời này chẳng có thần linh nào ngoài Thượng đế, và Mahômêt là đấng tiên tri của Ngài.”
Một nhóm thần vừa chiến thắng nghe tôi xướng như vậy, liền xúm quanh lại:
- “Mày là ai?” Một thần hỏi. “Ai đã dạy cho mày lời ngợi ca ấy? Chúng ta không ngờ có một tín đồ Hồi giáo ở chốn này. Mày từ đâu đến, và làm sao mày đến được tận đây?”
Tôi đáp ứng sự hiếu kỳ của các vị thần ấy, họ dẫn tôi đến gặp vị có vẻ như là nhà vua của tất cả bọn họ. Vị thần này lại hỏi tôi những câu tương tự vừa rồi, tôi lại trả lời y chang như cũ. Thần hỏi tôi theo tôn giáo nào. Tôi vừa đáp tôi là người Hồi giáo, vị thần linh ấy đã thốt lên: “Hạnh phúc thay cho ai là tín đồ của Mahômêt.” Rồi thần lại hỏi tôi tên họ là chi. Sau đó, thần ấy bảo:
- “Anh Abunphuauri này, ta rất hài lòng đã giải thoát anh khỏi bàn tay hung thần vô đạo. Nếu không, một ngày nào đó bọn chúng sẽ hãm hại anh. Lúc này anh có thể tha hồ mừng vui, bởi anh đang được sống cùng các vị thần linh tất cả đều đã quy theo Hồi giáo, giống như anh.”
NGÀY MỘT TRĂM THỨ TÁM MƯƠI BA.
Nhà vua của các vị hảo thần ấy tự nhiên có cảm tình với tôi. Thấy tôi am hiểu tường tận nhiều điều thuộc về giáo lý, cả những việc cần làm cũng như những điều cấm kỵ trong đạo Hồi, vua lập tôi làm giáo chủ. Như vậy, tôi trở thành người chăm lo mọi công việc thuộc về tôn giáo cho các thần. Những ngày tôi nhịn ăn, các vị thần cùng nhịn như tôi. Hằng ngày, tôi đọc Kinh Coran cho họ nghe và thuyết giảng giáo lý cho họ. Dần dần tôi gây được lòng kính trọng của mọi thần, tôi có uy tín đến mức chẳng bao giờ họ làm việc gì không tham khảo ý kiến của tôi. Tất cả đều kính trọng các fatua (quyết định của giới tu sĩ. ND) tôi ban ra.
Một đêm, tôi nằm mơ thấy mình đang ở trong vườn thiêng razua ở thánh địa Mêđin, chợt nàng Canzat bước vào vườn. Bộ dạng nàng như người sắp chết đến nơi. Nàng tiến đến bên lăng mộ của đấng tiên tri và cất lời cầu nguyện như sau:
- “Hỡi Đấng tiên tri Mahômêt! Vì Người, con đã từ bỏ ma giáo của con để quy theo đạo của Người. Xin Người hãy rủ lòng thương một nữ tín đồ vốn thực hành đầy đủ mọi lời người răn dạy. Xin Người hãy trả về cho con người chồng của con, con không sao chịu đựng sự thiếu vắng quá lâu ngày của chàng. Xin Người hãy cho chồng con được trở về Basra để bảo vệ trái tim người vợ đã hiến dâng trọn vẹn cho chàng, và đang bị một kẻ tình địch rắp tâm chiếm đoạt.”
Những lời cầu nguyện ấy làm tôi choàng tỉnh giấc, lòng vô cùng băn khoăn. Tôi cảm thấy ở giấc mơ này một điềm chẳng lành. Tôi hình dung vợ tôi đang chống chọi trước một âm mưu buộc nàng phải mất tiết hạnh. Tôi không sao dứt khỏi đầu óc ý nghĩ ám ảnh ấy, và tự nhiên trở nên buồn rầu không thể nào tả xiết. Nhà vua các thần linh nhận thấy nỗi buồn lộ trên vẻ mặt tôi, liền hỏi:
- “Ngài giáo chủ, ngài có việc gì không vui? Từ nhiều ngày nay, ta nhìn thấy đôi mắt ngài đầy vẻ u sầu. Phải chăng ngài buồn chán phải ở lâu chốn này?”
- “Tâu đức vua vĩ đại,” tôi đáp, “tôi chịu ân huệ quá sâu của ngài. Tôi quá quý tình thân hữu các vị hảo thần tín đồ Hồi giáo dành cho tôi. Tôi không đến nỗi bất nghĩa để xin từ biệt ngài cùng các vị thần linh ấy. Nhưng tôi không dám giấu giếm ngài một nguyên nhân khác khiến cho cuộc sống của tôi không được bình yên.”
Tôi thuật lại nhà vua nghe giấc mơ, và thú thật đấy là nguyên nhân đích thực khiến tôi luôn ưu phiền. Nhà vua đáp:
- “Ta làm sao nỡ chê trách ngài về việc ngài có được một phu nhân ngài hằng quý yêu, hằng tưởng nhớ, hằng ước mong gần gũi. Ngài có biết từ đây về thành phố Basra quê hương của ngài mất bao nhiêu thời gian đi đường không? Chín mươi năm trời ròng rã, xin ngài hiểu cho. Nhưng Thượng đế đã cho phép chúng ta đủ phép thần thông coi những xứ sở xa xôi nhất cũng trở nên gần gũi. Bởi vậy, cho dù vô cùng xa ngái, ta sẽ giao cho một thần linh nhiệm vụ đưa ngài trở về thành phố sinh quán của ngài, và rồi ngài sẽ được nhìn thấy tận mắt trên thực tế nàng Canzat ngài đã nhìn thấy trong giấc mơ.”
Nói xong, nhà vua cầm tay dắt tôi đến bên bờ một biển, nước biển màu đỏ rực, chỉ cho tôi nhìn thấy một hòn đảo ngoài khơi, và hỏi:
- “Ngài có nhìn rõ hòn đảo, trên đó có một ngọn núi đá đỉnh cao chạm tới mây xanh?”
-Tâu bệ hạ, tôi có nhìn thấy.Tôi đáp.
-Ngọn núi cao giống hệt một pháo đài ấy, rỗng ở bên trong. Đó là nơi giam cầm các thần linh theo tà giáo sa vào tay ta, hoặc những kẻ nào không chịu khuất phục ý chí của ta.
Vua nhấc bổng tôi và bay đến hòn đảo ấy. Đến chân núi thấy một cửa dày bằng thép khóa chặc. Vua ra lệnh mở cửa. Tôi theo vua bước vào trong, nhìn hấy vô vàn hung thần đang bị xiềng bằng xích sắt, trong đó tôi nhận ra có cả tên từng bắt tôi làm nô lệ cho nó.
Trong số tù nhân, có một hung thần tà giáo hết sức cao lớn, bộ mặt xấu xí khủng khiếp. Y không mang xiềng sắt như những hung thần khác. Tay chân y bị những chiếc vòng thép níu chặt vào vách đá, khiến y không thể cử động chút nào. Nhà vua thần linh hỏi y:
-Tên khốn kiếp, mày có nhớ mày đội ơn tao bao nhiêu lần không?
-Tâu đức vua vĩ đại,”hung thần đáp, tôi không quên tôi đội ơn ngài nhiều lần lắm lắm. Tôi một nghìn lần đáng xử tội thật nặng nề thật đau đớn, thế nhưng ngài đều ân xá cho tôi.
- “Vậy lúc này đây, ta sẵn sàng cho mày được tự do lần nữa,” nhà vua nói.
- “Tâu bệ hạ, phúc đức của bệ hạ lần này không phải là lần đầu. Ngài đã nhiều lần cho kẻ này được tự do.”
- “Giờ ta cho mày được tự do lần nữa,” nhà vua nói, “nhưng với điều kiện. Trước hết mày phải quy theo đạo Hồi, hai nữa, mày đưa vị tín đồ Hồi giáo này đến thành phố Basra. Ta muốn mày làm việc ấy trong thời gian ngắn nhất.”
- “Tâu bệ hạ, tôi sẽ đưa vị ấy đến tận nơi nội trong ba tiếng đồng hồ,” hung thần đáp, “và tôi xin hứa sẽ nhất nhất tuân thủ mọi mệnh lệnh bệ hạ truyền.”
Nhà vua quay lại nói với tôi:
- “Ngài cần luôn luôn ghi nhớ trong lòng: hung thần này là một tên độc ác, xảo quyệt, phản trắc, đểu cáng. Ta không dám tin vào các lời hứa hẹn của nó. Ta lại sợ rồi đây nó sẽ dở trò ra với ngài. Bởi vậy, ta truyền cho ngài một câu thần chú, khi ngài cưỡi trên lưng lão hung thần ấy, ngài phải luôn miệng niệm thần chú, ngài có thể tin chắc nó không dám dở trò gì ra hãm hại ngài.”
Nói đến đây, nhà vua hạ giọng truyền cho tôi câu thần chú.
Sau khi tôi thuộc lòng câu thần chú, nhà vua ra lệnh tháo các vòng thép cho tên hung thần. Rồi tự tay nhà vua thần linh đặt tôi lên lưng nó, sau khi đã lấy vải bịt mắt tôi, bảo như vậy cho tôi đỡ sợ hãi khi sẽ nhìn thấy những gì trên đường đi. Tiếp đó, vua dặn dò tôi như sau:
- “Abunphauari, để ngài đền đáp những việc tôi đã làm cho ngài, tôi chỉ yêu cầu ngài có một việc. Sau khi đã gặp gỡ gia đình ngài ở thành phố Basra, nhờ ngài nhân danh ta đến yết kiến Đấng Thống lĩnh các tín đồ, hoàng đế Oma và Aly Ben Aly Talep, con rể của đức Mahômêt. Ngài hãy trình với các vị ấy, dưới âm ti cũng có một quốc gia gồm các tín đồ Hồi giáo. Họ không bao giờ quên không đọc kinh bismila trước mỗi bữa ăn, không quên làm lễ tắm gội cũng như đọc các kinh khác của mọi tín đồ; và họ đang ngày đêm chiến đấu chống lại các hung thần vốn bài xích đạo Hồi.”
Tôi thề sẽ thực hiện đầy đủ việc nhà vua thần linh yêu
cầu. Rồi tôi ra khỏi cái hang đá, chễm chệ trên lưng lão hung thần. Nhà vua gọi với dặn dò:
- Này chàng trai trẻ, chàng đừng chớ quên niệm câu thần chú. Tên hung thần này chỉ chịu phục chàng khi chàng niệm câu thần chú , nếu chàng quên không thực hiện lời ta dặn, thì ngài khắc gặp nguy cơ phải bỏ mình.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI TƯ.
Nhà vua thần linh dặn đi dặn lại tôi điều ấy không phải không có lý do. Chẳng bao lâu tôi đã nhận ra hệ quả. Khi tôi vừa ngừng câu niện thần thú trong chốc lát, tên hung thần liền gào lên những tiếng khủng khiếp, khi tôi niệm chú lão im ngày. Tôi nhận thấy hung thần khi khi bốc lên cao khi thì sà xuống thấp, miệng lầu bầu thốt ra những điều kinh khủng, tưởng như vậy sẽ làm cho tôi sợ hoặc ngã lộn nhào. Nhưng mặc cho lão làm gì thì làm, tôi vẫn ngồi vững chãi trên lưng lão.
Tuy nhiên dù luôn để tâm vào việc niệm thần chú nhằm đảm bảo an toàn cho mình, tôi vẫn không thể tự ngăn mình chú ý đến một mớ lời lẽ hỗn độn phát ra từ trên không trung. Hơn thế, tôi còn tháo tấm khăn bịt mắt để thỏa mãm tính hiếu kỳ. Nhìn thấy rất nhiều thần linh, mỗi vị mang một dáng vẻ đặc biệt, đánh nhau loạn xạ giữa trời. Mải nghe tiếng họ thét, mãi xem các đón họ choảng nhau, tôi quên không niệm chú, lão hung lợi dụng cơ hội ấy, hắt tung tôi xuống biển rồi xông vào tham gia cuộc chiến bát nháo với các thần linh kia.
May lúc ấy rơi gần bờ, và vốn giỏi bơi lội, tôi vào được trong đất liền. Tôi hôm vào mặt đất ở đấy nhiều lần, hết lòng tạ ơn trời đất đã cứu nạn cho. Tuy nhiên, nếu được cái vui không phải bỏ mạng trong sóng dữ, thì lại phải chịu cảnh một thân một mình giữa sa mạc; và đau đớn hơn tất thảy mọi điều, là không bao giờ con có hy vọng gặp lại người vợ thân yêu cùng quê hương xứ sở.
Trong khi đang âu sầu như vậy, tôi bắt đầu oán trách vị cố tể tướng của đại đế Xalomon, có lẽ tại những tấm thiếp của ông nên mình lâm vào cảnh ngộ này. Bỗng nhìn thấy từ ngoài biển một con chim nhỏ đang bay về phía tôi. Tôi chưa bao giờ thấy một con chim kì là như thế này: đầu máu xanh lam, đôi mắt đỏ, đôi cánh vàng và cái đuôi màu là cây. Con chim sải cánh bay đến tận miệng tôi, và ghe mỏ xinh xinh của nó nhả vào mồm tôi một thứ nước mát rượi và ngọt ngào. Tiếp đó con chim nói với tôi:
- Hỡi chàng tín đồ trẻ tuổi, chớ nên nản chí. Chàng được chọn để nêu gương cho nhưng người cùng theo đạo với chàng. Chàng phải sống để sau này còn kể lại cho họ nghe câu chuyện phiêu lưu của chàng để mọn người lấy đó làm bài học.
- Hỡi chim con xinh xắn,- tôi ngạc nhiên thốt lên- hỡi chim con xinh xắn mang lại điều tốt lành, làm sao biết nói tiếng như người?
- Tôi là con chim của đấng tiên tri Isaac(1) [Isaac: Một vị giáo trưởng trong Kinh Thánh. Ismeal cũng là nhân vật trong Kinh Thánh tưởng truyền ông là tổ tiên của người Arập Béđuin(PQ).]
; tôi được trao sứ mệnh trông nom vùng biển này hòng cứu giúp những người lâm nạn, đặc biệt các tín đồ Hồi giáo. Bởi vậy, xin ngài chớ nên phiền não, xin tự khuây nguôi, xin hãy tin chắc Đấng tối cao vào giờ phán xét bao giờ cũng có tính đến những trần luân mà người trần thế trung hậu phải chịu đựng trong cuộc sống của mình.
Sau khi nói xong nhưng lời ấy, con chim chỉ đường cho tôi quả quyết rằng cứ theo đường ấy đi tiếp chẳng lo gặp phải những rùi ro.
Tôi cứ theo đường chim chỉ mà đi. Điều kỳ diệu hơn cả là tôi đi ròng rã bốm mươi ngày trời không cần ăn không cần uống; hẳn nhờ có nước thần com chim nhả vào mồm giúp cho tôi không cảm thấy đói khát. Cuối cùng, tới đặt chân một ngọn núi nắm chính giữa sa mạc. Leo lên tận đỉnh, tôi nhìn thấy ở đây có một tòa lâu đài khá đẹp xây bằng đá hộc. Tòa lâu đài tuyệt nhiên không có cửa sổ, chỉ có môt cái cổng bằng đồng, lại bị khóa chặt.
Tôi ngồi xuống nghỉ hóng mát cách cánh cổng chứng hai bước chân, chợt tai tôi nghe một gióng nói ồm ồm:
- Này con người trần thế kia, anh tới đây lúc này thật đúng lúc cho anh và cả cho tôi đấy.
Tôi quay mình về phía có giọng nói, thấy một hung thần ma giáo đang nằm trên mặt đất. Tên này còn cao lớn hơn, di dạng hơn tên hung thần phản trắc đã hắt tôi xuống biển. Nó có một cái vòi dài tựa vòi voi, mắt phải đỏ như lửa, trong phi mắt trái xanh lè. Nó nói tiếp:
- Hãy đến bên cạnh ta và chớ nên sợ hại.
Tôi phải vận dụng tất cả can đảm trong người để không co giò chạy trốn trước con quỷ sử khủng khiếp. Tuy nhiên, cho dù bộ mặt của nó đáng tớm, tôi vẫn đủ bình tĩnh bước tời gần và nằm xuống bên cạnh. Nó tỏ vẻ mừng rỡ. Nó hỏi tôi:
- Này chàng trai kia, anh theo đạo nào?
- Đạo của đấng tiên tri Mahômêt- tôi đáp.
- Càng tốt- nó nói tiếp- Ta đang cần một người đúng như anh. Ta đanh tính toán một công trình rất lớn ta không thể thực hiện một minh. Với sự cộng tác của anh, hy vọng có thể thành đạt. Anh có thể tin chắc, nếu ta đạt được điều ước mong, ta sẽ ban cho anh vô vàn quang vinh và của cải. Khi ta đã làm bá chủ tất cả mọi vương quốc trên trần gian, để tỏ lòng cảm ơn, ta sẽ làm cho anh một nước để làm vua.
- Tôi đồng ý giúp ông,- tôi đáp.- Tôi không đòi hỏi phải có một nước để làm vua, tất cả những gì tôi đòi hỏi, là nhờ ông sau khi đấy đưa tôi về thành phố Basra. Ông có hứa với tôi vậy không?
- Nhất trí- hung thần đáp.- Ta xin thề trước tất cả những gì thiêng liêng nhất của đạo giáo ta:
- Vậy giờ đây ông chi cần bảo trước cho ta biết càn phải làm những gì, tôi sẽ cố gắng thực hiện sao cho tốt nhất,- tôi bảo lão.
Chương 24 (B): NGÀY 185, 186, 187, 188, 189, 190
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI LĂM.
Tên hung thần mừng rỡ nghe tôi đồng ý làm việc lão đang cần. Nhưng cảnh giác lão, sợ nó lại rở trò ma giáo gì chăng, tôi không quên lầm rầm niệm câu thần chú, Trong lúc ấy, hung thần rút từ trong túi cua nó ra một nắm viên đạn trì đặt nó vào bàn tay tôi , và bảo:
- Hãy cầm lấy những viên chì này. Anh chớ quên mỗi lần thấy ta ngã vật ra hay không biết trời đất gì nữa thì anh hãy ném cho ta một viên.
- Tôi sẽ làm tất cả những gì ông truyền bảo,- tôi đáp- ông có thể tin lời tôi.
Hung thần đứng lên tôi cũng đứng lên theo và hai chúng tôi tiến bước đến tòa lâu đài. Lão hung thần cũng cầm ở tay một nắm viên đạn chì một nắm viên đạn trì y như tôi. Y nén mạnh một viên vào cổng bằng đồng, cánh cử tự động mở ngay tức khắc. Chúng tôi bước vào một cái sân lát đá vân thạch. Có hai con sư tử nằm canh vứa trông thấy chúng tôi, chúng gầm lên. Lão hung thần ném cho mỗi con một viên đạn chì, chúng năm yên không động đậy. Chúng tôi lại đi tiếp và gặp một cánh cổng nữa bằng đồng, khóa bới một ống khóa bằng bạc. Một viên đạn vừa ném trúng cái khóa, nó đã rơi xuống và cánh cổng đồng lại tự động mở ra ngay tức khắc. Trước mặt chúng tôi hiện ra một cái hang hết sức rộng, chính giữa hang có một con sông lớn cuồn cuộn chảy dòng nước đen xì, hai bên bờ phục hai con rồng to lớn dị thường.
Vừa nhác thấy chúng tôi, hai cong rồng giương cánh, rít lên những tiếng dữ tợn, và bắt đầu há miệng phun ra những ngọn lứa rầm rập. Lão hung thần lại ném đạn vào, chúng nắm yên xuống đất và không gáo rít nữa.
Chúng tôi tiếp đến một cái sân rộng khác. Cái sân này lát bằng những tấm bạc khối, và chung quanh có tường rào hình như xây bằng những viên gạch vàng ròng, Chính giữa sân là một mái đình có vòm cao bằng gỗ trầm hương đỏ, do sáu cái cột đúc bằng thép Trung Hoa đỡ mái. Dưới mái hòm kê một chiếc sập bằng vàng khối. Trên sập đặt một cỗ quan tài bằng ngọc quý tỏa sáng long lanh làm tôi lóa cả mắt.
Chúng tôi vừa mon men đến gần, hai con quát vật thân giống hình sư tử song đầu và cánh giống đầu và cánh chim ưng đang nằm canh cái vòm, định xông tới xé xác chúng tôi ra. Nhưng các viên đạn chì buộc chúng thụt lùi. Nhờ vậy chúng tôi bước đến không gặp trở ngải, sát cỗ quan tài và nhìn vào bên trong.
Cỗ quan tài ngọc đựng thi hài một ông già đáng kính, có vẻ như cụ vẫn còn đang thở. Thần chết bao giờ cững làm biến dạng, khiến cho những con người khi đẹp nhất lúc sống trên trần gian trở thành những cái xác khủng khiếp sau khi qua đời, nhưng dường như có vẻ kiêng dè nhân vật đang yên nghỉ trước mắt chúng tôi.
Ngón tay cụ đeo nhiều chiếc nhẫn, có một chiếc rất lớn trên mặt có khắc đại danh Thượng đế tối cao(1) (Người Hồi giáo tin rằng Thượng đế có 101 tính danh, mỗi tính danh thể hiện một đức, như hiền từ, thành thiện, công minh… Đại danh của Thượng đế thể hiện đầy đủ mọi tính danh.) Lão hung thần định thò tay tháo chiếc nhẫn ấy, thì ngay lập tức sà xuống một con rắn thân dài có cánh, há miệng thổi vào lão hung thần, làm lão xuống bất tỉnh. Sực nhớ lời hung thần dặn, tôi ném một viên đạn vào người lão bừng tỉnh trong giây lát. Lão nói:
- Mày làm được việc lắm. Đấy là tất cả những gì ta đòi hỏi ở mày. Chớ quên mỗi lần ta cần lại ném cho ta một viên đạn trì như lúc nãy.
Nói xong, y lại thò tay cố ném chiếc nhẫn ra lần nữa. con rắn có cánh lại hà hơi, làm lão hung thần bất tỉnh, Với một viên trì nữa, tôi lại giúp cho lão hồi tỉnh. Lão kêu to, bảo tôi:
- Hỡi anh em tín đồ Hồi giáo ta hàm ơn anh biết bao nhiêu! Anh nên biết thi hài trong cỗ quan tài này là đấng tiên tri Xalomon. Ta muốn lấy được cái nhẫn của người. Lấy được ta sẽ làm bá chủ thế giới, và đến lúc ấy ta sẽ không quên công lao anh đã phò tá ta.
- Sao tự ông không dùng những viên đạn của ông để xua con rắn thần ấy đi?- Tôi hỏi lão.
- Những viên trì ấy chẳng có tác dụng gì đối với nó. Sau khi ta bất tỉnh, ta phải hồi sinh trở lại mới hay vọng thực hiện được ý đồ của ta.
- Nói đến đấy, hung thần lại cố gắng lần thứ ba, lão đã tháo chiếc nhẫn ra được một nữa đốt ngón tay của đấng tiên tri thi tối thiêng liêng, nhưng lần này cũng bị chính con rắn ấy thổi hơn khiến lão ấy ngất xỉu lần thứ ba.
Tôi định làm tiếp công việc của mình. Tây tôi đưa lên cao, sắp tung viên đạn cứu lão, thì con rắn cất lơi nói với tôi, với lời lẽ như sau:
- Hỡi chàng tín đồ Hồi giáo, xin chào chớ nên cứu vớt lão hung thần kia một lần nữa mà chi. Nó chính là một trong bảy tên hung thần ma giáo đã nổi loạn chống lại đức Xalomon, và đã bị ngài bắt nhốt vào tật sâu trong lòng đất để trừng phạt tội bất kính của chúng. Lão chỉ lăm le đoạt cho được chiếc nhẫn mà lão hiểu rõ quyền lực của nó. Lão nằm chờ không biết bao lâu rồi ở chân quả núi nơi chàng gặp nó vừa rồi, mong có ai đến giúp lão chiếm đoạt chiếu nhẫn. Nhưng lão chẳng sao đạt được ý đồ, bởi có ta đây chăm lo việc giữ gìn chiếu nhẫn. Ta là một thần linh trung thành với đấng tiên tri xalomon, do đó riêng một mình ta đã đủ sức mạnh đánh bại không chỉ tên hung thần ấy mà cả sáu tên bạn của lão hợp sức lại cùng. Vậy chàng hãy để yên cho lão nằm ở đây cho đến ngày tận thế. Chàng hãy mau đi đi ra khỏi nơi này . Chớ nên làm mất yên tĩnh chốn thiêng liêng. Nếu không nghe lời ta buộc phải tiêu diệt luôn cả chàng. Giá chàng không phải là tín đồ thuộc đạo đấng tiên chi Mahômêt, ta đã cho chàng mất mạng từ lâu rồi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI SÁU.
Tôi đáp lại yêu cầu của vị thần trung thành với đại đế Xalomon bằng cách tuân thủ. Tôi quay gót trở lại nơi chân núi, lần này chẳng cần dùng đến các viên đạn chì để xua con rồng và các con sư tử tránh xa. Các con vật hung dữ vẫn còn nằm yên trong trạng thái y như khi lão hung thần ném viên đạn vào nó.
Tôi theo một con đường mòn dẫn đến một cánh đồng. Trước khi vào cánh đồng ấy, phải đi qua một cái hang, từ miệng hang lửa và khói không ngừng tuôn ra dữ dội. Tai tôi chợt nghe thấy tiếng xiềng xích sắt loảng xoảng cùng với những tiếng kêu la , than khóc , rên xiết cực kỳ ảo não. Ở cửa hang ngự một con quái vật mà tôi không đủ lời lẽ nào để các vị hình dung nó xấu xí đến thế nào. Tôi đồ chừng đây là một vị hung thần ma giáo, bởi tôi trông nó giống hệt những hung thần tôi đã gặp. Tên này bị xiềng chặt vào khối đá bởi những sợi xích sắt rõ to.
Nó cất tiếng gọi tôi, nghe ầm ầm chẳng khác tiếng sấm rền:
- Hỡi chàng trai trẻ kia, hãy dừng chân và nghe ta bảo đây. Mày là người xứ nào?Mày theo đạo giáo nào?
Tôi đáp tôi là người thành phố Basra, đạo của tôi là đạo Hồi.
- Vậy tiên tri Mahômêt có còn sống trên đời chăng?- Y hỏi?
- Ngài đã đổi nơi sống rồi. Trong cuộc đời trần thế, Ngài đã làm tròn sứ mệnh tuyệt vời. Bởi vậy ngày bước ra khỏi thế giới trần tục để sang hưởng hạnh phúc vĩnh hằng trên chốn thiên đàng.
Y lại đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi khác nữa:
- Những người theo Hồi giáo ngày nay thường xuyên cầu nguyện hay không? Phong tục đạo đức của họ có được tinh khiết chăng?
- Họ cầu nguyện thường xuyên,- tôi đáp.- Nhưng than ôi tất cả mọi người đều ai cũng hết mực tuân theo những lời giáo huấn của đức Mahômết.
- Được như vậy càng tốt,- Vậy nước sông Zemzem vẫn chảy đều đều chứ?
- Nó vẫn chảy đều đều.- Tôi đáp.
- Rồi đây có một ngày nó sẽ cạn kiệt sự vô luân sẽ trờ thành phổ biến. Rồi mọi tội ác sẽ thao hồ tái diễn. Sự ngoại tình sẽ sảy ra khắp mọi nơi chốn, chẳng ai buồn giữ lời thề, rồi con người sẽ ăn thịt lợn, người ta sẽ uống rượi chè bê tha nơi công cộng , rồi người ta sẽ thấy phụ nữa cưỡi nhong nhong trên mình ngựa.
- Ồ, cái thời ấy đâu có xa xôi gì,-tôi đáp- ngày nay nhiều người vẫn sống theo cung cách ấy thôi.
Tôi để ý sau câu sau cùng này của tôi khiến lão hung thần vui mừng khôn xiết. Lão sôi nổi nói:
- Này, hỡi con người trần thế kia! Có thể nào con người nay phạm lắm tội lỗi đến thế? Mi mang lại cho ta tin tức quá tốt đấy. Đã đến lúc ta bỏ cảnh nô lệ tù đày để đến sống chung với con người trần thế. Này chàng trai trẻ ngươi biết ta đây là quỷ Đêtgin(1)(Dedgeal: Qủy chống lại Thượng đế, tương tự quỷ Xatăng đối với người theo đạo Thiên chúa). Ta sẽ mang lên trần thế để trút nỗi điên giận của ta vào loài người.
Nói đến đây, lão cố đập phá cái xiềng, cố bứt tung dây xích cuối cùng tự lao cũng thoát ra khỏi xiềng xích trói buộc. Nhưng mới đến đấy, lão chưa kịp làm gì thêm, đã có hai vị thần linh mặc áo xanh xuất hiện ngay tức khắc, bắt giữ lão lại. Một thần xiếng lão trở lại vào cối đá, thần kia cầm cây trùy thép đập vào đầu lão, và bảo:
- Hãy yên mày hãy ở yên đấy. Mày phá xiềng xích lúc này quá sớm. Mày hãy chờ cho đến lúc được người ta tha và cho lên trần thế. Giờ khắc đó chưa đến đâu.
Tôi lo âu nhìn cảnh tượng diễn ra trước mắt. Tôi vội xa lánh con quỷ càng xa càng tốt. Tôi đi vào bên trong cánh đồng, lòng hết sức hoang mang, rồi bước theo một con đường hai bên trồng những hàng cây lô hội đẹp như chưa từng thấy bao giờ. Con đường ấy dẫn đến tận hào sâu bao quanh một lâu đài nhìn thấy từ xa.
Tòa lâu đài ấy, tường xây bằng vàng các lỗ châu mai khảm ngọc. Muốn vào phải đi qua cổng bằng bạc, mà cái khóa bằng ngọc xanh. Sau khi ngắm nghía hồi lâu công trình tuyệt mỹ, tôi nảy ra lòng hiếu kỳ mạnh mẽ muốn nhìn thấy bên trong. Tôi tiến đến gần cổng hơn và đọc mấy dòng chữ sau bằng vàng:
Người nào sau này sẽ tới đây và muốn mớ cái cánh cửa này cần biết không có thìa khóa nào ngoài những lời sau: Trên đời không có thần thánh nào khác ngoài thượng đế, và Mahômêt là đấng tiên tri của thượng đế, và adam là người được thượng đế lựa chọn. Không có thần thành nào ngoài thượng đế, và Ismael nạn nhân của Thượng đế.
Quả nhiên tôi vừa đọc xong mấy câu trên thì cổng tự động mở ra. Tôi biết kể thế nào cho các vị nhỉ. Không có lời lẽ đử sức mô tả quang cảnh hiện ra trước mắt tôi lúc ấy. Các vị hãy vận dụng tất cả các trí tưởng tượng của mình để hình dung những gì sang trọng nhất, huy hoàng nhất, tráng lệ nhất: rồi các vị hãy nghĩ rằng hình dung ấy còn rất xa mới đạt được nhưng gì tôi trông thấy. Có một tòa lâu đài xây bằng một thứ kim loại màu xanh mà tôi chưa hề được biết. Nhưng dù chát liệu ấu có quý bao nhiêu, vẫn không thể sánh bằng sự tinh sảo do bàn tay chế tác xây dựng nên. Kiến trúc tạo lâu đài không giống với các công trình xây dựng của con người chúng ta, thoạt nhìn biết ngay không phải do con người làm nên. Các gian phòng bày biện nào ghế, sập bọc toàn bằng vải thếp vàng và lụa. trên tường có nhiều bức tranh thu hút rất lâu mắt tôi. Các bức tranh mô tả các cuộc chiến tranh mà Đâng tiên tri của chúng ta đã tiến hành nhằm thiết lập tôn giáo của Người, nhưng tất cả đều được sáng tạo với nghệ thuật cao siêu đến nỗi nhà văn họa many nổi tiếng thế giới với bàn tay vàng của ông chắc cũng phải thực lòng thú nhận ông không thế nào vẽ được gần đến như thế.
Tôi đã qua nhiều gian phòng, và ngạc nhiên chẳng hề gặp một ai. Tôi bước vào một khu vườn rộng mênh mông, mà muốn mô tả cũng gặp khó khăn như khi mô tả tòa lâu đài. Các lối đi trong vườn đều dài tít tắp, hai bên trồng đủ lại cây ăn trái, lại có những bồn hoa trồng nhiều loại hoa người đời chưa từng thấy bao giờ, còn hồ nước được xây bằng vàng khối chứa nước trong leo lẻo.
Tôi ngắn nhìn những thứ ấy không chán mắt. Trong khu vườn kìa diệu ấy có đủ loài chim chóc lông cánh màu sắc rực rỡ khác thường đưa nhau hát lứu lo vang không lừng không gian.
Tôi chợt nhận ra trên đường một kỵ sĩ không có râu cằm, trang phục đầy kim cương. Chiếc khăn đội đầu của người khảm nhiều viên hồng ngọc. Con ngựa cưỡi màu hồng tươi, và cứ mỗi bước chân đi qua lại mộc lên ngay tức khắc những đóa hoa dấu chân ấy. Dáng vóc người đẹp hơn mặt trăng, từ đôi mắt người tỏa ra lung linh ánh sáng.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI BẢY.
Nhìn trang phục và dáng vẻ của người kỵ sĩ tôi thoạt nghĩ đây là vị chủ nhân của tòa lâu đài. Tôi bắt đầu e ngại người sẽ trách tôi sao dám tự tiện vào trong khuôn viên lâu đài, thì khi đi ngang trước mặt tôi, người dừng ngựa và bảo:
- Hỡi chàng trai trẻ phải chăng anh là người thành phố Basra?
- Thưa vâng- tôi đáp.
- Xin hoan nghênh,- kỵ sĩ nói tiếp- Ta biết thế nào chàng cũng phải đến đây. Nhưng hãy nói cho ta biết, chàng đã ngắm cảnh vật chốn này, vậy chàng đã dùng nhưng món ăn thường ngày ở đây chưa?
- Tôi đã nhìn thấy bao nhiêu cảnh vật kỳ thú đáng ngạc nhiên,- tôi nói- nhưng thức ăn của quý vi, tôi chưa được biết nó ra thế nào.
- Vậy hãy tiếp tục bước đi, chàng khắc gặp một người dẫn đường- ông nói tiếp.- Rồi chàng sẽ đạt được đỉnh cao của ước vọng.
Tôi tiếp tục dạo bước đưa mắt nhìn tứ phía. Không có thế có gì làm chán mắt, cũng chẳng có lời nào thán phục cho cùng. Cuối cùng đến nơi đặt cái khám thờ, phía trên khám có ghi dòng chữ: Không có thần thành nào ngoài thượng đế, và và Mahômêt là đấng tiên tri của Người. trong khám có một người đàn ông đang quỳ. Đợi cho người ấy đọc kinh câu nguyện xong tôi vái chào. Người ấy đáp lẽ và nói
- Hỡi tín đồ Hồi giáo trẻ tuổi! Hẳn chàng được đấng Mahômêt quý yêu lắm cho nên mới tới được nơi đây. Chàng có biết chàng đang ở nơi đâu không? Chàng nên biết đây là nơi yên nghỉ dành cho bà con và bạn hữu của đâng tiên tri. Ở đây lạc thú vĩnh hằng chờ đón mọt người. Đã rất đông và con và bạn bè của đấng tiên tri ở đâu rồi, ta sẽ giới thiệu chàng với họ.
Thế là người đàn ông dẫn tôi đến một con sông chảy ngang qua khu vườn, nước sông nhìn giống sữa ngọt đang từ từ trôi. Hai bên bờ sông cơ man là người đang ngồi thưởng thức tiệp quanh những bàn xếp đầy các loại thức ăn. Họ là những scherifs, người thuộc dòng họ Mahômêt và các sahabas, bạn đương thời và môm đệ của đấng tiên tri.
Nhìn thấy tôi mọi người chào hỏi rất lịch sự:
- Mời chàng ngồi xuống kia hỡi chàng trai trẻ. Đấng tiên tri Mahômêt đã có nhã ý cho chàng được nhìn tận mắt nơi dành riêng cho các môn đệ và hậu duệ của Người, chàng hãy ngồi xuống đây cùng uống loại rượu của chúng ta, cùng ăn thức ăn của chúng ta.
Tôi ngồi xuống cạnh người dẫn đường. Ông ta đưa cho tôi một miếng bánh mì ngon tuyệt vời, rồi tiếp tôi một món cá, vừa nói «Chàng hãy nếm thứ món cá này, rồi cho tôi biết có bao giờ ăn loại cá ngon hơn thế này chưa». Quả là tôi chưa bao giờ được nếm món cá tuyệt với đến thế. Tiếp đó, ông múc nước dưới sông mời tôi uống, tôi cảm thấy nước sông có hương vị giống loại rượu nho kỳ thú nhất.
Sau bữa ăn, người dẫn đường đưa tôi đến một thảm cỏ nơi có hơn nghìn thiếu nữ đẹp tụ hội. Nhiều cô ca hát nhiều cô ngồi đàn, và nhiều cô ca khác nữa nắm tay nhau nhảy múa một vũ điệu vòng tròn. Trang phục các cô rất sang trọng, song nhan sắc các cô còn muôn vận lần vượt trội tất cả ngọc ngà trâu báu đeo trên người. Tôi thấy cô nào cũng xinh đẹp. Không thể chọn một cô nào sinh đẹp hơn các cô khác. Và tất cả các cô đều có vẻ thông minh trong ánh mắt của họ, tuyệt nhiên không hề gợn một thoáng ghen tị nào. Người hướng dẫn bảo tôi:
- Trước mắt chàng là các tiên nữ huaris. Đấy là những nàng tiên là nên hạnh phúc của scherifs và các sahabas. Chàng chỉ có thể ngắm nhìn họ từ xa không được phép tới gần, bởi chàng chưa được Tử thần đón ra khỏi nơi trần thế.
Tôi đã đưa mắt hồi lâu quang cảnh trên thảm có ấy, rồi theo người dẫn đường đến một cái động ở cuối khu vườn. Ông nói:
- Thông thường tôi sống ở đây, người kị sĩ không có dâu cằm chính là nhà tiên tri Êli. Vị ấy ở cuối vườn kia. Tôi là nhà tiên tri Khêđe. Động này là nhà tôi. Nếu chàng thích thì chàng có thể ở lại đây cùng với tôi. Chúng ta có thể cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức các lạc thú cõi vĩnh hằng, ở trái đất không thể sánh được. Nơi đây quanh năm thời tiết không thay đổi. Chỗ nào khí hậu cũng ôn hòa, mùa nào cũng là mua xuân vĩnh viễn. Nơi đây không có đêm tối, cảnh vật thường xuyên được rọi chiếu ánh sáng dịu mát và tinh khiết của ban ngày.
Nhận lời nhà tiên tri Khêđe, tôi ở lại làm bạn ông mấy năm. Nhưng cho dù nơi ấy vô vàn lạc thú, tôi vẫn chàn. Lòng vẫn tưởng nhớ khôn nguôi nàng Canzat, tôi hiểu ra mình còn nặng nợ trần gian. Đau đáu thương nhớ nàng, tôi không sao thanh thản. tôi dù có sở hữu tất cả tiên nữ sinh đẹp kia, vẫn chẳng bao giờ quên được nàng Canzat. Nhà tiên tri Khêđe nhận ra nỗi buồn của tôi. Ông bảo:
- Tôi thấy chàng muốn trở về Basra. bởi mọi thú lạc trong khu vườn này chưa đủ mạnh để giữ chân chàng lại, ta sẽ làm cho chàng được thỏa ước nguyện của chàng ngay trong chốc lát.
Vừa nói nhà tiên tri vừa ngước nhìnlên trời. Thấy một đám mây bay ngang qua, ông bảo mây dừng lại, hỏi mây bay về đâu. Đám mây, hay đúng hơn là một vị thần linh đang cưỡi mây, hỏi lại:
- Trình đấng tiên tri vĩ đại, tôi đang cưỡi mây bay sang Trung Quốc, ngày có lệnh gì muốn truyền bảo?
- Thần sang bên ấy làm việc tốt lành hay trừng phạt ai?- Nhà tiên tri lại hỏi.
- Thưa định làm việc tốt lành.
- Vậy thần hãy tiếp tục hành trình- nhà tiên tri Khêđe nói- ta chưa cần đến ông.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI TÁM.
Lát sau, một đám mây khác bay qua. Nhà tiên tri lại hỏi y như lần trước. Đám mây trả lời đang đi đến Batđa làm việc thiện. Nhà tiên tri bảo:
- Nếu vậy ta muốn thần giúp một việc. Thần hãy mang giúp tìn đố Hồi giáo này sang thành phố Basra, và hãy cho chàng xuống trước cổng nhà chàng.
Thần cưỡi mây đồng ý. Tôi cảm ơn nhà tiên tri Khêđe về tầm lòng phúc đức đối với mình, xin ông hãy luôn cầu nguyện cho, rồi cùng vị thần ấy cưỡi mây lên đường. Trước khi tôi khởi hành, nhà tiên tri còn dạy cho tôi câu thần chú, khuyên tôi luôn miệng niệm dọc đường. Câu nguyện này sẽ giúp tôi từ nay cho đến hết đời, ngăn không cho kẻ thù rắp ranh làm hại, tránh cơn thịnh nộ của đấng quân vương, cũng như phòng ngừa tất cả mọi tai họa hiểm nghèo.
Dọc đường tôi đọc một trăm lần câu thần chú, chỉ để thuộc lòng chứ không phải vì nghi ngại vị thần linh đang mang tôi đi. Ông ta là một hảo thần, tôi sẽ sai nếu nghi ngờ lòng tốt của ông. Chỉ trong vòng thời gian ba bốn tiếng đồng hồ, ông đã mang tôi về Basra, đến ngay trước cổng nhà tôi. Lúc này đang đêm. Tôi đập cửa một người cầm cây nến ra mở cổng. Nhìn thấy mặt tôi ông ta đóng sầm ngay cổng lại, hỏi tôi là ai, tôi có việc gì cần. Tôi bảo tôi là chủ ngôi nhà này, và lệnh cho anh hãy mau chóng mở cổng ra.
Nghe tôi bao vậy, anh gia nhân đi tìm vợ tôi báo cho biết, và chính nàng Canzat thân hành ra mở cổng. Nhưng trông thấy tôi nàng không hề biểu lộ sôi nổi mừng vui như người vợ gặp lại chồng đi xa lâu ngày trờ về, lại còn thét lên một tiếng kinh sợ rồi lật đật quay vào bên trong. Tôi liên lớn tiếng:
- Sao? Tại sao Canzat hoảng hốt khi nhìn thấy ta? Tại sao nàng không nhận ra ta? Ta thay đổi đến thế sao? Hãy mang chú Hua đến đây cho ta!- tôi quát- Ta muốn nói chuyện với chú ấy. Chú Hua xuất hiện ngay cùng với một chàng trai tôi không quen. Chú đên gần tôi, chăm chú nhìn hồi lâu rồi nói không nhận ra tôi. Chú còn thêm:
- Anh Abunphuari không giống ông chút nào. Anh ấy đẹp trai lắm, còn ông quá xấu xí. Anh ấy béo tốt còn ông gầy nhom chẳng khác một bộ xương, Thôi, ông chớ làm giả anh ấy nữa, ông không thể lừa dồi chúng tôi đâu. Mặc dù chúng tôi xa cách anh ấy bảy năm trời, chúng tôi làm sao quên được nét mặt anh ấy. Chúng tôi biết chắc anh ấy bỏ mình trong chuyến đi Gôncông.
Tôi khá ngạc nhiên khi nghe lời nói ấy. Tôi hiểu con người mình không thể không thay đổi, nhưng không thể thay đổi đến mức em trai không nhận ra mình. Tôi liền nói với vợ tôi- nàng yên tâm vì sự có mặt của chú Hua cùng người nô lệ đang đứng nghe chuyện, đã quay trở lại bên cổng:
- Thế nào, hỡi em Camzat, em không nhận ra Abinphauari, người chồng em từng yêu quý xiết bao? Người chồng mặc dù phải trải qua bao bất hạnh, vẫn luôn một lòng một dạ nhớ yêu em? Ôi số phận tôi mới đáng thương làm sao? Ta đâu ngơ được em đón tiếp ta như vậy ngày ta trở về? Ta còn sống trên trái đất này làm gì? Công lao ta nôn nóng chờ đợi xiết bao để nhìn lại xem, nay được trả công như thế này sao?
- Ông có giọng nói giống Abunphauari lắm,- nàng Canzat đầy xúc động bảo tôi, - Mặc dù nét mặt ông hoàn toàn không giống anh ấy, tôi vẫn không thể giọng ông nói mà không cảm thấy bồi hồi. Nhưng nếu quả thật ông là chông của tôi, hãy nói rõ tại sao ông thay đôi đến vậy so với ngày từ dã thành phố Basra? Mấy năm qua, ông lưu lạc nhưng nơi đâu, những gì đã xảy ra trong đời ông, khiền cho con người ông thay đổi đến mức này?
Vậy là tôi thuật lại cho họ chuyến đi của tôi, không bỏ qua chi tiết đặc biệt nào. Tôi kể xong chàng trai trẻ tuổi ấy nói với tôi:
- Ông là một kẻ gian dối, ông bịa ra câu chuyện lố bịch ấy để gây trở ngại cho hạnh phúc của tôi. Nhưng ông nhầm rồi, ông chớ có hi vọng đạt được mưu đồ. Bởi tôi vừa làm lễ cưới nàng Canzat hôm nay, tôi sẽ làm chồng của nàng.
Câu nói sau làm tôi giận điên lên. Tôi quắc mắt nhìn nàng Canzat và chú Hua. Hai người đếu có vẻ lo lắng, buồn rầu. Tôi kêu to: «Làm sao có chuyện như thế được nhỉ? Ta vẫn hằng tin nàng Canzat luôn luôn chung thủy như ta, làm sao nang Canzat có thế có người chồng nào khác ngoài ta?»
Tôi định nói tiếp nữa, song một nỗi xúc động đột ngột trào lên chạn nhang học, khiến tôi không thốt lên được lời nào nữa.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM TÁM MƯƠI CHÍN.
Suốt đêm hôm ấy, chàng trai trẻ kia và tôi tranh cãi với nhau. Tôi tìm cách chứng minh tôi là Abunphauari, anh chàng dừng như cang tin chắc hơn điều ngược lại. Về phần nàng Canzat và chú Hua, hai người chỉ lặng im đưa mắt nhin nhau, trong ánh mắt có họ không dấu được vẻ hổ thẹn. Trời vừa sáng cả bốn chúng tôi kéo
nhau đến dinh quan chánh án.
- Bẩm quan lớn – chàng trai trẻ nói – ngày hôm qua ngài vừa làm thủ tục cho tôi kết hôn cùng nàng Canzat, nhưng cuộc hôn nhân không thực hiện được, bởi bị một con người xa lạ đang đứng trước mặt ngài đây đến quấy phá. Ông ta cứ khăng khăng bảo mình là chồng bà này, tên ông ta là Abunphauari.
Viên chánh án lắc đầu, nói ai chứ ông Abunphauari thì ông có quen, người này không giống ông kia chút nào – Rồi hỏi nàng Canzat:
- Thưa bà, bà nghĩ sao về người này? Bà có tin đó là ông Abunphauari chồng của bà hay không?
- Bẩm quan lớn – nàng đáp – cứ như mắt tôi nhìn thì đây không phải là con người ông, cứ như giọng tôi nghe thì đây lại là giọng của ông ấy.
Tôi vội thưa với quan chánh án:
- Hỡi vị quan toà công minh của những người Hồi giáo, cúi xin ngài hãy chú ý nghe lời tôi thưa đây. Xin ngài chớ phán quyết vội vàng, e ngài có thể tuyên một bản án không công bằng. Nếu người tôi thay đổi, ấy có lẽ do hệ qủa những chuyện xảy ra với tôi gần đây nhất. Do một thời gian tôi sống dưới âm ti, cho nên mới có sự thay đổi dường này.
- Ông nói chi lạ lùng vậy? – Viên chánh án kêu lên – một người trần có thể sống dưới âm ti ư?
- Chắc chắn có – tôi đáp – Nếu ngài vui lòng nghe, tôi xin thuật lại hầu ngài những việc đã xảy ra.
Chàng trai trẻ nghe đến đây, vội chen vào thưa với viên chánh án:
- Bẩm quan lớn, ông này đã có sẵn trong đầu một câu chuyện hoang đường. Rồi ông ấy sẽ nói ra với ngài đủ điều kỳ diệu, ngài chẳng thể nào tin ông ta được đâu.
- Hãy im đi – Đến lượt viên chánh án ngắt lời y – ta muốn nghe. Ông hãy nói đi, ta nghe – ông quay sang bảo tôi – Bảo đảm ta sẽ xét xử công minh.
Tôi lại bắt đầu kể chuyện, từ khi từ giã thành phố Basra cho đến ngày trở về. Nghe xong, viên chánh án nhìn nàng Canzat, chú Hua và chàng trai trẻ:
- Ta thấy công việc này quá hệ trọng, ta không thể tự quyết định một mình. Những chuyện ông này kể quá khác thường, có thể cho ông ấy dối trá, song biết đâu ông nói đúng sự thật. Đó chính là điều cần làm rõ. Tất cả bốn người phải sang tận thánh địa Mêđin, thưa với Aly Ben Aly Talep, con rể vị tiên tri Môhamét, và hoàng đế Oma, đấng thống lĩnh các tín đồ. Việc này đáng trình để hai vị ấy biết, rồi tự các vị sẽ phán quyết gian ngay.
Quan chánh án quyết định vậy. Bốn chúng tôi: nàng Canzat, chú Hua, chàng trai trẻ và tôi, đành kéo nhau tới cung yết kiến Đấng thống lĩnh các tín đồ. Nghe tôi thuật xong câu chuyện, hoàng đế phán:
- Những điều ông vừa trình ta nghe quá ư đặc biệt, ta không thể nào tin. Ngay tức khắc chúng ta phải đến khu vườn của Đấng tiên tri, ta sẽ thân hành cùng đi với bốn người. Vị con rể của Đấng tiên tri sẽ phán quyết, chúng ta nên nghĩ sao về câu chuyện kì lạ này.
Cùng với hoàng đế Oma, chúng tôi sang vườn Rauzê. Lúc ấy, ngài Aly đang cầu nguyện bên cạnh ngôi mộ của Đấng tiên tri Môhamét, hoàng đế nói:
- Thưa ngài, ta đưa đến trình ngài một người vừa kể những chuyện hoang đường, khiến ta không biết thế nào tin.
Ngài Aly hỏi tôi tên gì. Vừa nghe đáp, tôi tên là Abunphauari, ngài đã sôi nổi thốt lên:
- Hỡi Đấng tiên tri của thượng đế! Thưa nhạc phụ Môhamét của tôi! Ngài dạy đúng. Tâu bệ hạ – ông quay sang nói với hoàng đế – xin ngài vui lòng cho phép tôi nghe hết câu chuyện của người này hẵng. Ông ta không phải là một người nói dối. Bởi Đức Môhamét đã báo tin cho tôi về người ấy từ lâu. Ngài còn cho biết sẽ có một người tên là Abunphauari một ngày kia sẽ đến tận vườn Rauzê và sẽ kể cho tôi nghe những câu chuyện rất chân thực mà rất lạ kỳ. Ngày ấy cuối cùng hôm nay đã đến, ông Abunphauari đây sắp đáp ứng hiếu kỳ của tôi.
Sau khi thốt lên như vậy, ngài xin Đấng thống lĩnh các tín đồ cho phép tôi được trình bày. Hoàng đế phán:
- Vậy hãy cho anh được kể hết ra, ta vui lòng nghe thêm lần nữa.
Thế là tôi bắt đầu kể về những ngày tôi sống dưới âm ti. Đặc biệt tôi nói nhiều về các vị thần linh theo Hồi giáo, và thưa lại lời vua các vị thần ấy nhờ tôi tâu với Đấng thống lĩnh các tín đồ và ngài con rể của Đấng tiên tri. Cả hai vị, hoàng đế Oman và ngài Aly đều thú vị về những điều tôi nói – hai vị ôm hôn tôi cho tôi là con người hạnh phúc nhất trong tất cả con người đang sống ở thế gian, bởi tôi chưa qua đời thế mà đã có thể nhìn thấy nơi yên nghỉ dành riêng cho các họ hàng và bè bạn của Đức Môhamét sau khi họ bước sang cõi vĩnh hằng.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM CHÍN MƯƠI.
Kết qủa chuyến đi của tôi đến thánh địa Mêđin là hoàng đế Oman tin chắc là tôi đúng là Abunphauari. Vua đuổi chàng trai trẻ về, và quyết định trả lại cho tôi nàng Canzát. Tiếp đó, ngài sai xuất trong kho của ngài ra hai nghìn đồng xơcanh vàng ban cho tôi, cùng với một trăm tên nô lệ và một trăm con lạc đà.
Tôi trở về thành phố Basra, tậu một dinh cơ tráng lệ. Tôi sống ở đấy với nàng Canzát như một người tình luôn luôn chung thủy. Tôi không hề trách nàng sao không đủ kiên nhẫn chờ đợi tôi mà vội đi lấy chồng. Đúng là nàng tỏ ra rất hối tiếc về chuyện ấy, và tình cảnh nàng được thể tất cho. Trong thời gian tôi vắng nhà, chú Hua không biết cách quản lý tài sản tôi để lại, hay đúng hơn, chú đã tiêu pha hết sạch sành sanh, thành ra muốn tránh trước cảnh quẫn bách, hơn nữa, cũng muốn tìm cho nàng Canzát một số phận êm đềm hơn, chú đã bày vẽ cho nàng việc nên nhận lời làm vợ một người bạn giàu có của chú ấy.
Tôi cũng chẳng xử sự khắt khe với chú ấy làm chi. Tôi quên đi những chuyện đã qua, và mọi người trong gia đình cùng nhau sống thương yêu đầm ấm. Ngoài những của cải hoàng đế Oman đã ban cho, đủ để sống cuộc sống phong lưu nhàn hạ, tôi còn may mắn phát hiện ra một kho tàng giấu trong dinh cơ tôi vừa tậu. Nhờ vậy, tôi có một khoản lợi tức rất lớn, cho dù sống xa hoa đến mấy cũng chẳng bao giờ lo tiêu pha hết.
Chương 25: CHUYỆN QUỐC VƯƠNG BÊRÊTĐIN – LÔLÔ, TỂ TƯỚNG VÀ HOÀNG THÂN - NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI.
Người du hành Abunphauari kể đến đấy ngừng lời. Quốc vương Bêrêtđin-Lôlô và hai người bạn đồng hành của vua đều nhất trí chưa bao giờ họ nghe những chuyện phiêu lưu kỳ thú đến vậy. Quốc vương còn nói thêm:
- Nhưng thưa ngài Abunphauari, sau bấy nhiêu gian nan và phiền não, giờ đây hẵn ngài hài lòng lắm, hẳn ngài được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Đã từ lâu, tôi tìm kiếm một con người thật sự cảm thấy mình hạnh phúc. Đến khi sắp tuyệt vọng không tìm đâu ra thì may mắn được gặp ngài, điều đó càng làm tôi thêm thú vị các câu chuyện của ngài. Hai ông bạn của tôi đây cứ một mực cho là, bất cứ người nào trên đời vẫn luôn luôn thấy thiếu một cái gì đó để có đầy đủ lý do tự lấy làm hài lòng về mình. Phần tôi, xưa nay tôi vẫn qủa quyết điều ngược lại. Tạ ơn trời đã chứng minh hai ông bạn của tôi nhầm. Bởi, sau tất cả những điều ngài vừa thuật lại cho nghe, hai ông bạn của tôi giờ đây chắc chắn không còn gì để nghi ngờ được nữa, ngài là một người rất hạnh phúc.
- Xin lỗi ngài – người du hành đáp – hai ông bạn của ngài nghi ngờ là đúng. Chính ngài mới là người nhầm lẫn, khi ngài ngỡ là một người hạnh phúc lắm lắm. Không đâu, có một chi tiết tôi cố tình không nhắc lại khi thuật chuyện hầu các vị, ngài nghe đây khắc rõ. Thật ra nàng Canzát phải lòng chàng trai trẻ vừa làm lễ kết hôn với nàng, tôi đã gặp ngày tôi trở về. Nói cho công bằng, nàng là người biết giữ trọn tiết hạnh, cho nên chẳng bao giờ tìm cách nói chuyện riêng với chàng trai. Tuy vậy, lòng nàng vẫn nặng mối tơ vương. Hơn một lần, tôi bất chợt nàng trong tâm trạng ấy và điều đó khiến tôi đau buốt tâm can như có một lưỡi dao nhọn thọc vào con tim. Bởi tôi vẫn yêu nàng tha thiết hơn bao giờ, mà đã yêu quý nhau thì phải tế nhị với nhau, các vị có thể hiểu tôi buồn bã đến thế nào khi thầm nhận ra mình không thật sự được nàng yêu quý, từ đó các vị có thể suy ra, đời tôi còn xa mới được coi là một cuộc đời có niềm vui hoàn hảo.
Quốc vương thành Đamat không biết đáp thế nào. Thái độ ấy khiến tể tướng và hoàng hậu hiểu, vậy là họ đúng khi dám qủa quyết trên đời chẳng bao giờ có người hưởng lạc thú hoàn hảo.
Sau nhiều ngày đường, đoàn lữ hành cuối cùng về tới thủ đô Batđa. Ngài Abunphauari có công việc ở đấy, thành ra quốc vương, tể tướng và hoàng thân xin chia tay ông ở đây để tiếp tục cuộc hành trình về kinh thành Đamat. Họ đến nơi bình yên vô sự.
Vị đại thần được giao phó nhiệm vụ trông nom công việc quốc gia trong thời gian nhà vua vắng mặt, đã làm rất tốt công việc trọng đại. Tuyệt nhiên chẳng có một lời ta thán về ông. Quốc vương trọng thưởng ông về đức trung thành và sự mẫn cán ấy. Tiếp đó, vua nói với hoàng hậu và tể tướng như sau:
- Xin hai vị hãy giữ lại những chức vụ của hai vị như ngày trước, khi chúng ta cùng nhau lên đường. Giờ đây, ta chia sẻ ý kiến với hai vị. Ta tin chắc không có người nào trên đời không có chuyện phiền lòng. Những người hạnh phúc nhất là những người có các chuyện phiền lòng dễ chịu đựng hơn. Từ nay, chúng ta hãy thanh thản về vấn đề ấy. Nếu ta chưa cảm thấy hoàn toàn sung sướng, hãy nhớ trên đời có những người khốn khổ hơn ta.
- Hoàn toàn đúng vậy, muôn tâu bệ hạ – Hoàng thân Sêyp-en-Muluc đáp – Chắn chắn trên đời có nhiều người khốn khổ hơn, cho nên chúng ta chẳng cần có lòng dũng cảm ghê gớm cho lắm mới chịu đựng được những bất hạnh thông thường trong đời người. Phần tôi, tôi sẽ cố khuây nguôi chuyện không lấy được làm vợ nàng Bêđy-an-Giêman xinh tươi thời thượng cổ. Và hoàng thượng cùng ngài tể tướng cũng vậy-hoàng thân mỉm cười nói tiếp – Hai ngài nên khuây khoả chuyện đã đánh mất đi những người yêu quý của mình. Hiện nay, sứ giả các nàng ấy còn sống, nhan sắc các nàng hẳn không còn gây nên thảm họa cho quan chánh án thành phố cũng như cho chú hầu trong nội cung.
Đến đây, bà nhũ mẫu Xutlumêmê kết thúc câu chuyện về quốc vương thành Đamat và vị tể tướng của ông. Các nàng hầu của công chúa, theo thường lệ, lại nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng. Mọi người ca ngợi lòng chung thủy của các đấng tinh quân trong các câu chuyện họ vừa nghe. Trong khi công chúa, theo thói quen của nàng lại tìm ra chỗ hở để chê bai lòng trung thành của các vị tinh quân.
Thái độ của nàng chẳng làm nản lòng bà nhũ mẫu. Bà xin phép được kể tiếp những câu chuyện khác. Công chúa chấp thuận, ngày hôm sau, bà nhũ mẫu bắt đầu kể một câu chuyện nữa như sau.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI.
Một hôm, hoàng đế Harun-an-Rasit đang ngồi với hoàng phi sủng ái nhất của người, nàng Xutanum, trong một căn phòng nhìn xuống sông Tigris. Từ đây có thể quan sát những người đi dạo trên bờ con sông ấy mà không để họ nhìn thấy mình. Vua và hoàng phi chợt để ý hai người bộ hành, một người khá trẻ, một cụ rất già. Vua và hoàng phi chăm chú quan sát người thanh niên và cụ già ấy, bởi không hiểu sao họ cứ cười ngặt nghẽo mãi không thôi. Bản tính hoàng đế vốn người rất hiếu kỳ, vua gọi một võ quan đến, giao nhiệm vụ mời ông già và chàng trai trẻ kia vào cùng gặp hoàng đế.
Viên võ quan tuân lệnh, mời hai người vào chầu vua. Hoàng đế hỏi căn cứ gì khiến hai người cười ngặt nghẽo mãi không thôi. Cụ già cất lời đáp:
- Muôn tâu bệ hạ, già đang đi dạo với chàng trai này. Chàng kể cho già nghe một câu chuyện thú vị. Đến lượt mình, già lại kể một chuyện vui, chàng thấy thích thú quá phá ra cười, và cái cười của chàng lây sang cái cười của già, cả hai người không sao nén được.
- Ta rất thích nghe các câu chuyện ấy – hoàng đế phán – và chắc phu nhân đây ý kiến cũng giống ta. Vậy cụ già hãy kể lại cho chúng ta nghe câu chuyện của cụ trước, sau đó đến lượt chàng trai.
Tuân lệnh vua, cụ già bắt đầu kể chuyện như sau:
Chương 26 (A): CHUYỆN HAI ANH EM THẦN LINH: AĐI VÀ ĐAHI.-NGÀY 961, 962, 963, 964, 965;
Tại vùng phụ cận thành phố Maxulipatan thuộc vương quốc Gôncông nằm trên bờ biển Coromanđen có một chị nông dân chăm lo làm lụng để nuôi nấng hai cô con gái khá xinh. Cô chị tên là Fatim vừa tròn mười bảy tuổi. Cô em tên là Cađi mới mười hai. Gia đình ấy sống trong một túp lều cách xa mọi xóm thôn và sống dựa vào bàn tay lao động. Nhà kề bên một ngọn suối, ba người trong gia đình dùng nguồn nước suối này giặt thuê quần áo cho một số người khá giả trong thành phố vốn quen đặt hàng cho họ. Thông thường, sau khi chị nông dân cùng hai cô con gái giặt giũ phơi phóng đâu vào đấy, họ còn chịu khó đi hái hoa tươi về ướp cho quần áo mới giặt càng thơm tho hơn.
Một hôm người mẹ vào một đồng cỏ hái hoa tươi. Mãi mê công việc, chị không chú ý một con rắn độc nấp trong bụi hoa. Chị vô tình khẽ chạm tay vào nó. Con rắn mổ ngay một nhát vào tay chị. Chị hoảng hốt kêu thét lên, hai cô con gái vội chạy tới, bàn tay người mẹ trong chốc lát đã sưng phù, nọc độc chỉ sau mười lăm phút đã theo các mạch máu chạy lên đầu và thấm vào lục phủ ngũ tạng của người đàn bà bất hạnh.
Người phụ nữ ấy, thấy mình đến lúc sắp phải lìa trần, không quên làm nhiệm vụ một bà mẹ hiền. Chị dặn dò các con gái như sau:
- Các con của mẹ ơi, mẹ rất buồn phải ra đi đúng giữa lúc các con đang cần có mẹ khuyên bảo đỡ đần. Mẹ sắp mất rồi. Điều an ủi mẹ phần nào là ơn trời, mẹ đã dạy dỗ các con thành những cô gái ngoan. Các con hãy luôn luôn giữ gìn đức hạnh, phải thực hiện đầy đủ mọi lời răn dạy của đấng tiên tri Mahômét. Quan trọng hơn cả, các con không bao giời rời bỏ tôn giáo của chúng ta mà đi theo những kẻ vô đạo. Thôi thì các con có gì sống nấy, cố làm lụng, kiệm chút ít để lần lữa qua ngày, như ba mẹ con ta vẫn làm từ trước tới nay, chớ nên làm việc xấu, hy vọng rồi trời đoái thương, sẽ có lúc nhìn lại. Mẹ căn dặn hai con phải luôn luôn hoà thuận với nhau, nếu có thể được, chớ nên bao giờ xa nhau, vì hạnh phúc của hai con là ở chỗ luôn luôn có chị có em. Quay sang đứa con gái út chị nói tiếp – Con Cađi yêu quý của mẹ, con còn bé, con hãy luôn vâng lời chị, bao giờ chị cũng chỉ khuyên con điều hay việc tốt mà thôi.
Trối trăng đến đấy, chị nông dân kiệt sức, cố gắng ôm hôn con và qua đời trong vòng tay của hai cô con gái.
Hai cô khóc như mưa, kêu la ầm ĩ cả cánh đồng. Hai chị em than khóc mẹ đến khô cả nước mắt, rồi mệt quá cùng nhau ngồi ủ rũ, cho đến lúc không thể không cố gắng đứng lên làm những việc cuối cùng cho mẹ. Hai chị em lấy hai cái thuổng vẫn dùng chăm chút mảnh vườn rau nhỏ sau nhà, cùng nhau hì hục đào một cái hố cách nhà chừng năm mười bước. Vất vả lắm hai cô mới mang được thi hài mẹ ra tới chỗ ấy, đặt xuống lấp đất và phủ hoa tươi lên mộ.
Sau đó, quay trở về nhà, hai cô chẳng thiết ăn uống gì nữa, vật xuống giường ngủ thiếp đi sau một ngày mệt nhọc và đau buồn.
Ngày hôm sau, cô chị là người hiểu biết hơn, nói với em không thể không làm công việc thường ngày để kiếm sống. Chị bảo em tìm hai cái giỏ, lấy quần áo mẹ và chị vừa giặt xong ngày hôm trước bỏ vào, rồi hai chị em mỗi người đội một giỏ quần áo trên đầu, đi vào thành pphố Maxulipatan định trả hàng giặt thuê cho các chủ.
Hai cô đi khỏi nhà chưa được một trăm bước, chợt gặp một ông già nhỏ bé thọt chân, ăn mặc khá sang trọng. Ông già chăm chăm ngắm hai cô. Ông có vẻ già đến trăm tuổi, tay chống gậy, nhờ có cái gậy ấy tuy tuổi rất cao, ông vẫn bước đi khá nhẹ nhàng.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI MỐT.
Ông già thấy hai cô gái bắt mắt. Ông cố dịu lời hỏi:
- Các cô đi đâu vậy, hỡi hai bé gái xinh tươi?
- Chúng cháu đi vào thành phố Maxulipatan – cô chị đáp.
- Tôi có thể hỏi, mong các cô chớ lấy thế phiền lòng, hai cô làm nghề nghiệp gì? Hai cô có gì cần được giúp đỡ hay không?
- Thưa ngài – Cô Fatim đáp – Hỡi ôi, chúng cháu chỉ là những người nhà quê và là những đứa con côi cút. Mẹ chúng cháu không may gặp nạn vừa mới mất hôm qua.
Cô nói mà không cầm được nước mắt. Ông già đáp:
- Ta tiếc không được gặp mẹ hai cô trước khi bà qua đời. Nếu gặp, ta đã bày cho bà một bài thuốc có thể chữa khỏi rắn cắn, hết nọc độc nội trong hai ngày. Các con ơi, ta rất xúc động trước nỗi buồn của hai con. Nếu hai con tin cậy vào ta, đồng ý để ta chăm nom cuộc đời cho các con, thì các con có thể coi ta như một người bố đẻ.
Ông chăm chăm nhìn cô Cađi và nói tiếp:
- Nhất là cô bé này. Không hiểu sao trong lòng ta cảm thấy thương yêu cô bé đến thế. Nếu hai cô đồng ý đi theo ta, ta hứa sẽ tạo cho các cô một cuộc sống giàu sang hơn thân phận các cô hiện nay nhiều. Rồi đây hai cô sẽ cảm tạ vận may đã xui khiến được gặp ta trên đường.
Nói xong, ông già lo lắng chờ đợi câu trả lời. Ông lo lắng là phải, bởi tuổi tác và bộ dạng lụ khụ của ông chẳng có gì hấp dẫn đối với hai cô gái trẻ, mong gì lời đề nghị của ông được chấp thuận. Tuy nhiên, cho dù cảm thấy không vui, cô Fatim đủ trí khôn để nhận ra, trong tình cảnh quẫn bách của hai chị em hiện nay, việc ông già nêu lên thật không đáng quan tâm lắm. Ông già nhận thấy cô gái có vẻ lo âu và lưỡng lự, liền nói tiếp:
- Con gái ơi, nếu con suy nghĩ kỹ về những hiểm nguy hai chị em sống thui thủi ở một nơi hẻo lánh xa dân cư thế này, hẳn con sẽ không còn lưỡng lự. Chẳng nơi nương tựa, các con nghĩ rồi đây các con thân cô thế cô có thể tránh được mọi cạm bẫy độc ác và tinh ranh bọn người xấu vẫn chăng ra để làm hại sự ngây thơ của các con sao? Cho dù các con đủ đức hạnh để không nghe những lời quyến rũ đường mật, làm sao các con có thể chống chọi mọi xúc phạmvà tội ác của bọn họ cơ chứ? Các con chẳng có gì phải lo sợ khi về sống với một người như ta. Tuổi tác ta già nua thế này, các con chẳng có gì phải ngại ngùng, mặt khác nhờ cao tuổi ta lại có kinh nghiệm giúp các con chống đỡ khi có người mưu đồ làm điều xằng. Các con hãy bỏ công việc nặng nhọc đang làm ấy đi, chẳng đủ sống qua ngày đâu. Về nhà với ta, không những có đủ mọi thứ cần thiết hằng ngày, hơn thế, tương lai các con sẽ sáng sủa. Ta có thể nói hạnh phúc cuộc đời các con tùy thuộc vào chỗ các con có nhận lời như ta đề nghị hay không. Chẳng có cách nào tốt hơn thế cho các con đâu. Nếu mẹ các con còn sống, hẳn bà đã tin ngay lời ta nói. Các con về ngôi nhà ta giao cho ở, sẽ an toàn hơn nơi các con đang sống hiện nay.
Ông già nói quá khéo, cô Fatim bắt đầu xiêu xiêu. Cô đáp:
- Thưa ngài, cháu thì cháu tin phần lớn lời ngài. Cháu sẵn sàng làm theo những điều phúc đức ngài định dành cho cháu và em gái cháu. Nhưng ngài vừa nói ngài đặc biệt có cảm tình với em, điều ấy liên quan nhiều đến em gái cháu, nên cháu muốn hỏi ý kiến em trước khi trả lờingài dứt khoát. Này, em Cađi ơi, em có sẵn sàng để ngài đây chăm lo cuộc sống cho em, em có đồng ý nhận ngài làm chồng? Chị tin ngài đây biết thế nào là điều phải, chẳng sợ ngài nỡ lạm dụng sự non nớt của hai đứa con gái côi cút như em và chị, những đứa rồi đây chỉ biết dựa vào tấm lòng phúc hậu của ngài để có được yên vui.
- Không đâu, chị Fatim – cô bé Cađi đỏ mặt và trả lời – ông ấy quá già và quá xấu.
Sự ngây thơ của em gái làm cho Fatim phiền lòng bởi viễn cảnh ông già vừa phác họa nên làm cho cô xiêu lòng trong dạ. Cô nói:
- Em gái ơi, đúng là em đang ở tuổi chưa biết suy nghĩ, cho nên em chưa biết cách đáp ứng lòng nhân hậu ngài đây vừa bày tỏ với em. Em không nên nói những lời khiếm nhã, ngược lại nên thấy, hạnh phúc của em là được vừa mắt ngài.
- Vâng, đúng vậy – cô bé vừa khóc vừa đáp – qủa đúng là phải cảm ơn tấm lòng nhân hậu của ngài, tuy nhiên, còn có nhận ra được thế là hạnh phúc hay không, em chẳng biết, em chỉ thấy làm sao thích thú được khi lúc nào cũng trông thấy một con người già nua, xấu xí thế này lù lù trước mắt.
- Em không nên nói năng cách ấy – Cô chị khuyên.
- Em chẳng biết nói năng cách nào khác – cô em cãi – nếu chị cho được ngài vừa lòng là một hạnh phúc, tại sao ngài không mê chị là người xinh đẹp hơn, hiểu biết hơn em? Ngài ấy hãy yêu chị đi, để xem chị có yêu ngài được hay không?
NGÀY THỨ MỘT TRĂM CHÍN MƯƠI HAI.
Những lời nói cộc cằn của cô bé làm ông già buồn. Ông thốt lên:
- Mọi người hãy nhìn xem số phận dành cho tôi. Mắt tôi từng trông thấy biết bao giai nhân tuyệt sắc nhất phương Đông, thế mà cho tới tuổi này, tim tôi chưa từng rung động trước một người đẹp nào, ấy vậy hôm nay không hiểu sao tự dưng tôi lại đem lòng yêu thương một cô gái đang ghét đang hận tôi dường ấy! Tôi nhìn rõ số phận đen đủi khủng khiếp đang chờ đợi mình. Thế nhưng số mệnh lại buộc tôi không thể không nghe theo tiếng lòng.
Mắt ông già đẫm lệ khi ông thốt ra những lời trên. Cô Fatim bản tính nhân hậu đem lòng thương hại. Cô nói với ông già:
- Thưa ngài, xin ngài chớ buồn, nỗi đau của ngài không phải không có thuốc thang chạy chữa. Xin ngài chớ vội lo âu trước những câu thốt ra đầu tiên từ miệng một đứa bé chưa biết cái gì thích hợp với mình. Với thời gian, rồi em sẽ khôn lớn lên. Qủa ngài không còn có ưu thế của tuổi trẻ, song cháu tin ngài là một con người trung hậu, tình yêu và sự chăm sóc của ngài cuối cùng sẽ làm em cháu xúc động. Hai chị em cháu muốn đi theo ngài, cháu xin hết lòng tận tụy giúp đỡ ngài.
- Nhưng, chị ơi – cô bé buồn rầu ngắt lời chị – nếu ngài cứ quấy rầy em và ép buộc em phải yêu ngài thì em bỏ trốn đi và em không chịu trách nhiệm về chuyện ấy đâu, chị Fatim nhé.
- Không đâu, bé Cađi xinh xắn à, Cađi sẽ chẳng bị quấy rầy đâu, ta xin thề như vậy với em trước tất cả những gì thiêng liêng nhất trên trái đất này – ông già nói – ta chẳng ép buộc gì em sất. Em sẽ là chủ nhân tuyệt đối của tất cả tài sản của ta. Nếu em muốn có một chiếc áo đẹp hoặc bất kỳ đồ trang sức bất kỳ, chỉ cần nói ra, em sẽ có ngay lập tức. Ta sẽ quan tâm thực hiện mọi ý muốn của em. Hơn nữa, nếu sự nhìn thấy ta khiến em phiền lòng, thì ta sẽ khuất mắt để em đỡ phải nhìn thấy ta, cho dù việc ấy làm cho ta đau lòng lắm lắm.
Lúc này, cô Fatim ngỏ lời nói với ông già:
- Cháu thấy, với những điều kiện ngài vừa bày tỏ, em gái cháu dường như đã sẵn sàng đi theo ngài. Vậy xin ngài vui lòng cho chị em cháu mang các thứ vừa giặt giũ này trả lại các nhà chủ, rồi chúng cháu sẽ quay trở lại đây ngay tìm ngài.
- Không – ông già kêu lên – xin cô chớ bắt em gái cô phải đi xa tôi, tôi van cô đấy. Có thể do lý trí, cũng có thể do linh tính, tôi tin nếu hai cô bỏ tôi mà đi, tôi sẽ không bao giờ gặp lại nữa, và rồi tôi sẽ chết vì buồn tiếc thôi. Cô vừa nói cô sẽ quay trở lại đây ngay. Vậy thì cô hãy để em gái cô lại đây với tôi. Cô sợ gì nào? Cô có thể tin…
- Không, không đâu – bé Cađi vội vã ngắt lời – tôi không muốn ở lại một mình với ông, tôi muốn đi theo chị tôi cơ.
- Tại sao, hỡi em Cađi? Tạo sao em không ở lại đây với ngài. Chị sẽ quay trở lại đây ngay chốc lát mà – cô Fatim muốn lấy lòng ông già. Em gái Cađi ơi, chị van em hãy chờ chị ở đây, em cần phải ở lại đây để an ủi ngài một chút, sau khi em thốt ra những lời không được lịch sự lắm về ngài như vừa rồi.
Cađi hết sức ngại ngùng không muốn ở lại một mình với ông già, nhưng không dám cưỡng lại ý chị gái mà cô coi như một người mẹ thứ hai. Vậy là cô Fatim đỡ luôn cả cái giỏ quần áo của em gái và tiếp tục mang hai cái giỏ đi ra thành phố, không quên dặn ông già hãy gượng nhẹ đầu óc ngây dại của em thơ.
Fatim không quay lại ngay như đã hứa, mà đợi suốt cả ngày hôm ấy vẫn không trông thấy cô chị không trở lại. Cađi lo âu không thể nào kể xiết. Đến khi trời sập tối, em mất hết kiên nhẫn, không tiếc lời trách móc ông già:
- Chính ngài là người mang tai họa đến cho nhà tôi. Giá không xui xẻo gặp ngài gặp ngài giữa đường, tôi đã đi cùng chị gái tôi ra thành phố. Nếu chẳng may có điều gì không hay xảy ra với chị đã có tôi đỡ đần chia sẻ còn hơn ở lại đây với ngài.
Lời nói làm ông già buồn rầu thêm. Ông không biết nên đáp thế nào, sợ nói ra càng làm cho cô bé vốn đang hận ghét ông càng thêm bực bội. Ông cố gắng tìm đủ lời lẽ trấn an cô, nhưng càng nói càng làm cho cô bé thêm lo âu và căm ghét. Cô bảo ông hãy im mồm đi, rằng cô muốn đi ra thành phố Maxulipatan ngay lúc này để kiếm chị Fatim mặc cho đêm tối đen như mực và một trận mưa rào vừa ập xuống. Như vậy vừa để không phải ở qua đêm với ông già, vừa muốn tìm rõ tin tức về chị gái. Tuy nhiên, ông cũng làm cho cô thay đổi ý kiến, nói chắc hẳn chị Fatim tạm trú ở một nơi nào đó, vì thời tiết quá xấu chị không kịp trở lại, chắc hẳn khi trời vừa sáng ra chị Fatim sẽ về đến đây ngay với em. Ông già còn khuyên cách hay nhất lúc này là nên trở về túp lều hai chị em, và đến sáng hôm sau, nếu chị Fatim vẫn chưa trở về, ông sẽ đi tìm chị khắp nơi khắp chốn.
Cho dù rất ghét ông già, những lý lẽ ấy Cađi nghe cũng phải, đành đồng ý. Hai người trở về túp lều, cùng dùng một bữa tối đạm bạc chỉ có mấy qủa chà là đun với nước trong, rồi quay trở lại cùng nhau lo lắng những điều không may xảy đến trong ngày. Cô gái bé suốt đêm chỉ kêu khóc làm náo động cả lên, người tình già của cô cũng chẳng vui vẻ gì hơn. Trời vừa hửng sáng, hai người ra khỏi túp lều, cùng nhau ra thành phố Maxulipatan. Đến hỏi những nhà cô gái vẫn giao trả quần áo, đều được trả lời hôm qua không thấy cô Fatim mang hàng tới trả. Không chỉ bằng lòng có vậy, hai người đi tìm cô chị ở từng đường phố một, hỏi thăm tin chị ở từng nhà một, nhưng mọi công sức của họ đều không đem lại câu trả lời.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI BA.
Hai người đều rất lo lắng không hiểu rõ số phận Fatim ra sao. Họ đều e có một việc bất thường nào đó xảy ra thêm nữa với cô gái đáng thương. Cô em Cađi cứ than van sao mình không đi theo cùng chị gái và trả lời hết sức cộc cằn mọi lời an ủi của ông già. Thâm tâm ông cũng đau đớn chẳng tìm được cách nào để cô bé bất kham ấy nghe ra lẽ phải.
Hai người dành đến bảy, tám ngày đi tìm hỏi khắp thành phố và các làng xóm vùng phụ cận. Trong vòng bán kính tám dặm, không một tòa dinh cơ hay ngôi nhà nhỏ nào không được ông già và cô bé đến hỏi thăm tin tức về chị Fatim, nhưng đều không thấy tăm hơi người chị gái. Cuối cùng, không biết làm cách gì khác, hai người buồn bã quay trở lại túp lều. Ông già thấy Cađi ngày càng âu sầu buồn bã, cũng đau lòng lắm. Ông tìm lời nói với cô, nước mắt lưng tròng:
- Em bé Cađi ơi, em hãy nghỉ ngơi một lúc, chớ nên âu sầu triền miên vậy. Ta xin nói em rõ, em còn phải lo toan những việc khác. Em cần nhớ, sau khi mẹ em qua đời và chị em mất tích, còn mình em sẽ không được an toàn trong nếp nhà này. Ta sợ vẻ xinh xắn của em rồi làm cho bọn trẻ sỗ sàng tìm cách xúc phạm. Làm sao ta già yếu thế này, có thể bảo vệ được em trước sự manh động của bọn thanh niên ấy? Hơn nữa, ở đây, em làm gì ra để ăn cho đủ bữa? Tuổi thơ non dại như em, bất kỳ ai cũng chưa thể kiếm sống một mình. Hơn nữa, số tiền ít ỏi, ta mang theo người đã tiêu gần hết mà ở đây cái gì cũng thiếu thốn. Em hãy suy nghĩ kỹ đi, em Cađi xinh tươi à, em hãy bằng lòng cho ta đưa em ra thành phố, ở đấy ta có ngôi nhà ta vẫn ở thường xuyên. Trong nhà ta, thứ gì cũng đầy đủ, em có thể là chủ nhân của tất cả những thứ ấy và cả số phận của ta nữa.
Cụ già nói xong, lo lắng chờ xem cô thiếu nữ sẽ trả lời thế nào và với cô bé cứng đầu ấy không phải không có lý do. Thấy Cađi vẫn im lặng, mãi nghĩ đến chuyện mất người chị gái nhiều hơn lo cho thân phận của mình, ông đành lựa lời nhắc lại lần nữa. Dễ ông phải năn nỉ đến hai chục lần, cô gái mới đồng ý đi theo ông, bảo tùy ông muốn đưa cô đến nơi nào cũng được.
Hai người rời túp lều lên đường. Trước khi đi, ông già còn cẩn thận lấy một hòn than ghi lên cửa nơi ông và em Cađi sẽ đến, để may ra chị Fatim quay lại nhà, sẽ biết chỗ để đi tìm hai người. Rồi khoá trái cửa lại, bỏ chìa khoá vào hốc một thân cây gần nhà, nơi ba mẹ con trước đây thường giấu chìa khóa.
Cái thành phố ông già định đưa Cađi đến chỉ cách chỗ này chừng ba ngày đường. Tuy nhiên một ông già một trăm tuổi và một cô gái mười hai tuổi làm sao đi một mạch được, thành ra hai người phải mất đến bảy ngày mới tới nơi. Hai người cùng kiệt sức vì mệt và đói. Việc đầu tiên là ông già – ông tên là Đahi – sai người ra phố mua những thức ăn ngon lành nhất và luôn miệng hối thúc người đi mua hãy nhanh nhanh lên. Sau khi ăn vào, cơn đói dịu đi, ông Đahi thân hành dẫn cô gái vào một căn phòng khá sạch sẽ để cô nghỉ lại đây, còn mình sang nghỉ tại một phòng khác.
Ngày hôm sau, ông già ra phố chọn mua những vải lụa đẹp nhất, nhờ người may mặc cho cô gái. Lại tậu cho cô một bà nô lệ già để đỡ đần công việc hằng ngày, bà này là người rất thành thạo trong việc trang điểm các thiếu nữ. Cô Cađi thú vị thấy cuộc sống của mình đã thay đổi, cô không lạ tình cảm ông già đối với mình, song vẫn ngạc nhiên không rõ mình có cái gì để có được quyền lực tuyệt đối đối với ông già như thế. Thỉnh thoảng cô nghĩ, phận mình được như thế này phải chịu ơn sâu của người ấy và trong thâm tâm cô rất biết ơn ông. Tuy nhiên những suy nghĩ ấy không làm cô bé cảm thấy giảm bớt ngại ngần, khó chịu khi phải đối mặt với ông già. Ngoài những áo quần và đồ trang sức, ông già giữ vẹn lời đã hứa với hai chị em ngày trước. Ông rất tôn trọng cô, điều khiến cô rất mực hài lòng, mặc dù không vì thế nhận thấy có chút rung động nào đối với sự quyến luyến cũng như hình hài của người đàn ông ấy.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI TƯ.
Phải ba tháng trôi qua, cô Cađi mới khuây nguôi được chừng nào. Nỗi ám ảnh về việc mất người chị là vị đắng cay trộn lẫn vị ngọt ngào do điều kiện sống của cô hiện tại mang lại. Cô luôn luôn tự trách khi nhớ đến lời bà mẹ trăng trối lúc lâm chung, hai chị em chớ nên bao giờ xa nhau. Tuy nhiên nỗi đau mỗi ngày vơi đi một chút, ấy là lẽ thường tình do tác động của thời gian.
Một hôm, hơi mệt sau một cuộc dạo chơi, Cađi đi nghỉ sớm hơn thường lệ. Cô ngủ thiếp đi một giấc ngủ rất sâu. Trong cơn mơ, Cađi thấy một chàng trai hiện lên rõ mồn một trước mặt, gây ấn tượng sâu sắc đến đầu óc cô gái. Chàng trai ấy ăn mặc rất sang trọng, nét mặt và nhất là mái tóc vàng làm Cađi rất thích. Trong khi cô đang chăm chú ngắm chàng, thì chàng ấy ngỏ lời:
- A, em Cađi của anh, em đang nghĩ gì vậy? Em đã quên mất chị Fatim rồi sao? Em nghĩ đã có nhiều bộ quần áo đẹp của ông Đahi may cho rồi, không cần tìm đến chị gái nữa ư? Chắc không phải vậy, ta báo em biết, em chỉ có thể có được hạnh phúc bằng cách sang đảo Xumatra tìm kiếm chị gái mà thôi. Hãy nhìn kỹ anh đây, anh là người định mệnh trao cho em lấy làm chồng.
Nói xong, chàng trai biến mất. Cađi bừng tỉnh giấc. Hình ảnh chàng trai vẫn rõ mồn một trong trí nhớ, làm cô nghĩ đây không phải là một giấc mơ mà là một sự hiện hình.
Những lời cái bóng ma đáng yêu ấy nói với cô trong mộng quá phù hợp với tình cảnh thực tế hằng ngày, khiến Cađi không thể không ngạc nhiên. Mặc dù cô đã khá lớn, đủ trí khôn để nghĩ trên đời không thể có một người giống hệt người cô thấy trong mộng, cô vẫn ghi nhớ mồn một nét mặt của chàng. Vậy là Cađi quyết định, để sau này đỡ phải hối tiếc, phải nói ra chuyện ấy với ông già và xin đi đến đảo Xumatra, và dứt khoát phải thổ lộ ngay không chậm trễ ý định ấy cho ông già rõ.
Ông già ngạc nhiên nghe Cađi kể lại, ông thấy giấc mơ kỳ lạ quá, không nên xem đấy chỉ là chuyện mộng mị bình thường. Ông nói với cô gái:
- Ta sẵn sàng dâng cả cuộc đời ta để làm hài lòng em. Ta đồng ý cùng em đi sang đảo Xumatra, cho dù có ít khả năng sang bên ấy sẽ biết rõ số phận chị gái em. Ta chịu tác động khi nghe kể về giấc mộng chẳng mấy khác em. Bởi vậy ta cùng em đi sang đảo ấy không chỉ nhằm vui lòng em, còn để đáp ứng mong muốn của chính ta nữa.
Vậy là quá đủ cho cô gái dứt khoát quyết định lên đường đi Xumatra. Cô nôn nóng đến mức gần như không để cho ông già kịp thời gian chuẩn bị. Cô sốt ruột muốn gặp lại chị gái, ít nhất cũng biết ít nhiều tin tức về chị. Hai người nhất trí, trước hết nên quay trở lại túp lều, xem thử chị Fatim đã về ở đấy chưa, biết đâu trong thời gian hai người đi vắng, chị lại trở về tìm em. Sau đấy mới đến thành phố Maxulipatan, rồi từ đấy đáp chuyến tàu thuỷ nào sẽ khởi hành đi sang đảo Xumatra sớm nhất.
Để dùng làm phương tiện đi đường, ông Đahi tìm mua ba con ngựa. Ông mang theo tất cả số tiền vàng có sẵn trong nhà, cùng một ít châu ngọc khâu vào lần vải bên trong chiếc thắt lưng ông vẫn thắt trên người.Tiền bạc còn lại, ông ký thác cho một người bạn già và nhờ ông bạn nói lại với Fatim, trong trường hợp cô gái đến đây, xin cô yên tâm chờ ở thành phố này cho đến khi hai người trở về.
Vậy là khởi hành, ông Đahi cưỡi con ngựa khỏe nhất, cho cô gái ngồi sau lưng mình, bà già giúp việc cưỡi con thứ hai, còn con thứ ba xếp tất cả hành lý của họ, do một người nô lệ da đen cầm cương dắt đi.
Với bộ sậu ấy, đoàn lữ hành bé nhỏ chỉ cần có hai ngày để trở lại nơi túp lều của hai chị em. Chìa khóa nhà vẫn còn nằm nguyên trong gốc cây nơi họ giấu, vào trong nhà, không thấy có sự thay đổi nào kể từ ngày họ ra đi, khiến có thể nghĩ chị Fatim chưa từng một lần trở lại. Quang cảnh ấy làm họ càng quyết tâm đi đảo Xumatra luôn. Ba người vội vã đến thành phố Maxulipatan. May sao biết tin có một chiếc tàu buôn từ cảng Đahem mang nhiều hàng hoá đến đây bán xong xuôi, chỉ sau hai ngày nữa tàu sẽ lại giương buồm trở về cảng ấy.
Ngay tức khắc, ông Đahi gặp chủ tàu thương lượng. Sau đấy ông trở về báo tin cho cô gái biết. Hai người chọn mang theo những thứ tiện lợi và cần dùng cho một chuyến đi lâu ngày để lên tàu. Ba con ngựa không còn cần thiết nữa, mang bán đi.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI LĂM.
Hai ngày sau, họ lên tàu. Thời tiết thuận lợi, tàu chạy khá nhanh. Cô gái trẻ ngạc nhiên chỉ nhìn thấy có trời và nước, nhưng mong ước gặp chị khiến cô không nao núng. Ông già tìm đủ mọi cách cho cô đỡ buồn. Khi ông kể chuyện vui, lúc khác ông lại nói những chuyện nghiêm túc trên đời, nhằm mục đích bồi bổ kiến thức cho cô gái.
Thấy cô rỗi rãi, ông nghĩ không nên để lâu hơn nữa không nói thật cho cô biết ông là ai, có gì đặc biệt xảy ra trong số phận ông. Cô gái cũng biết tình cảm của ông già đối với mình có cái gì đó khác thường, nhưng cô nghĩ đấy chẳng qua là tính chơi ngông của người già, hoặc do sự phù hợp tình cờ nào đó tạo nên. Bởi vậy cô khá ngạc nhiên, khi ông già mở đầu câu chuyện như sau:
- Em nên biết, nhìn tôi thằng già khằng và lọm khọm thế này, nhưng tôi là một con người bất tử, tôi không chết bao giờ.
Ông dừng lại, để chờ xem phản ứng trong tâm hồn cô gái ra sao sau khi nghe ông nói thật ra điều ấy. Ông dễ dàng nhận ra câu ông vừa nói khiến nàng có vẻ bối rối lắm. Thoạt tiên, cô cũng thoáng chút nghi ngờ, không biết ông có nói nghiêm túc không, những rõ tính ông già xưa nay chẳng bao giờ báng bổ ai hoặc bất cứ điều gì, cô tin ngay ông nói đúng sự thật. Cô liền bảo:
- Thưa ngài, em chịu ơn ngài rất nhiều. Nhờ có ngài em mới được sống sung túc thế này. Nhưng em nghĩ điều ngài vừa cho em rõ chẳng ích lợi gì mấy đối với ngài. Không biết em nói ra có làm ngài phật lòng hay không. Em nghĩ, già nua và tàn tật như ngài, sống cho lâu lắm phỏng được lợi ích gì?
- Cuộc sống đối với tôi quả là một gánh nặng – ông già nói tiếp – và có thể tôi đã trách ông trời sao không cho tôi được giống như mọi người trên trần thế, nếu như từ trước tới nay con người tôi vẫn giống thế này. Nhưng em Cađi à, tôi nói ra sẽ làm em ngạc nhiên nữa, đấy chỉ là một hình dạng tạm thời và lạ lẫm của tôi mà thôi. Xưa kia tôi cũng có những nét khả ái khiến cho những người thuộc phái đẹp ưa nhìn chứ không làm cho họ phát khiếp như nhìn tôi thế này, thêm vào những nét khả ái mà người đẹp quan tâm ấy, tôi lại có ưu thế là được hưởng một tuổi thanh xuân vĩnh viễn. Nước da tôi vốn trắng đẹp tựa sắc hoa nhài, nét mặt tôi luôn tươi tỉnh tựa đóa hoa hồng. Tóm lại, không chỉ trên khuôn mặt mà tất cả dáng vẻ người tôi, cái gì cũng toát ra những nét hấp dẫn.
- Vậy tại sao – cô bé Cađi sốt ruột ngắt lời – tại sao ngài không biến dạng và mang luôn hình dạng đáng yêu ấy? Thay đổi như thế, chỉ có lợi hơn cho ngài mà thôi.
- Than ôi! – ông Đahi thở dài – đấy chính là điều làm tôi đau khổ vì phải xuất hiện trước mắt em với khuôn mặt đáng kinh tởm này.
- Vậy điều bất hạnh ấy của ngài chẳng bao giờ chấm dứt hay sao?
- Chỉ tuỳ thuộc ở em để điều bất hạnh ấy chấm dứt – ông đáp – chỉ cần em yêu tôi thì điều bất hạnh ấy của tôi khắc chấm dứt ngay.
Cô gái ngây thơ đáp:
- Nếu chỉ cần có thế thì em sợ bộ dạng của ngài sẽ chẳng bao giờ thay đổi được. Nhưng thưa ngài – cô hỏi tiếp – làm sao em có thể tin những lời ngài vừa nói là đúng sự thật?
- Em chỉ cần nghe tôi kể tiếp sau đây, em thân yêu ạ – ông đáp – em sẽ chẳng còn chút nghi ngờ về những gì tôi vừa nói.
- Tất cả những điều tôi vừa nói với em – ông nói tiếp – để em dễ dàng hiểu ra tôi không phải là một con người trần thế, tôi là một thần linh. Xưa kia, tôi có một người anh sinh đôi, đều khôi ngô tuấn tú như nhau, đều thông thái và đầy quyền năng như nhau. Tôi tên là Đahi. Anh trai tôi là Ađi. Tuy nhiên, cho dù chúng tôi là những thần linh, chúng tôi vẫn không thể không bị phụ thuộc bởi bùa phép vào quyền lực một thầy tu theo đạo Bàlamôn ở thành phố Vixapua. Nhờ tu luyện lâu ngày, ông ta có đủ pháp thuật cao cường để khống chế và ngự trị các thần linh chúng tôi. Ông ấy quý hai anh em, anh Ađi và tôi lắm. Để tỏ lòng tin cậy, ông giao cho hai anh em tôi nhiệm vụ canh phòng người tình của ông mà ông không tin cậy lắm về đức chung thủy của bà.
Chương 26 ( B): NGÀY 966, 967, 968, 969, 970, - 972, 973, 974, 975, 976
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI SÁU
Chúng tôi được giao hầu hạ ông tu sĩ Bàlamôn với nhiệm vụ ấy. Người tình của ông tu sĩ luôn luôn có anh Ađi và tôi đi kèm. Trong một thời gian khá dài, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Giá bà ấy không đỏng đảnh và cứng đầu làm thay đổi tình hình thì hạnh phúc cho cả ba chúng tôi biết bao nhiêu! Bà luôn luôn giữ tiết hạnh người đàn bà có chồng, chúng tôi không hề nhận ra bà có ý tứ riêng tư đối với bất kỳ người đàn ông nào khác, thậm chí bà thường không thích trang điểm làm đẹp, chỉ thích sống sao cho thoải mái tự nhiên.
Thế rồi, một hôm bà trở nên mơ màng. Giữa những cuộc vui ông Canxu – ấy là tên vị tu sĩ Bàlamôn – bày ra để mua vui cho bà, bà cứ thở dài thườn thượt. Thỉnh thoảng bà lại đưa mắt nhìn anh Ađi và tôi, như thể thầm mong chúng tôi thương hại cho về một điều phiền muộn bí ẩn nào đấy trong lòng bà. Dung nhan bà ngày càng kém sút, sức khoẻ bà ngày càng gầy mòn. Anh Ađi và tôi đều ngạc nhiên trước sự thay đổi ấy. Chúng tôi nhìn nhau: “Quái! Bà ấy làm sao ấy nhỉ. Cái gì làm cho bà thay đổi không còn giống như con người xưa nay của bà?” Hỡi ôi, hồi ấy chúng tôi đâu có biết, chính hai chúng tôi là nguyên nhân gây nên nỗi buồn sâu lắng ấy ở bà và khiến chúng tôi lấy đó làm ngạc nhiên.
Hoá ra người đàn bà bất hạnh ấy, bởi luôn luôn nhìn thấy trước mắt hai chàng xinh trai, không thể không để ý đến, và sự quan tâm ấy rốt cuộc mang lại tai họa cho bà. Bà không thể tự ngăn lòng không yêu đương hai anh em chúng tôi. Và điều hấp dẫn nhất ở chúng tôi, theo như lời thú nhận sau này của bà, chính là mái tóc vàng xoăn thành nhiều lọn và rũ xuống trên bờ vai khoẻ mạnh của chúng tôi.
Nghe đến đây, Cađi nhớ lại giấc mộng, ngạc nhiên nhìn ông già. Cô bé bắt đầu quan tâm hơn đến câu chuyện ông đang kể, trước đây chưa bao giờ cô để ý đến lời ông nói.
- Anh trai tôi và tôi đều nhận thấy – ông Đahi kể tiếp – thời gian không những không làm khuây khỏa bớt nỗi buồn ở người đàn bà, ngược lại dường như càng làm cho nó mạnh mẽ hơn lên. Chúng tôi cố tìm cách để bà nói thật nỗi lòng. Một hôm, vào lúc viên tu sĩ Bàlamôn mãi bận chủ trì một cuộc họp các tiên nữ đâu ở tận cùng xứ Đại Tartari, chỉ còn có hai anh em chúng tôi bên cạnh bà. Anh tôi hỏi:
- Thưa phu nhân xinh đẹp, đã từ lâu anh em chúng tôi cũng nhận ra bà có một nỗi buồn bí ẩn, khiến bà không được thanh thản cho lắm. Chúng tôi cố tìm rõ nguyên nhân may ra có thể phần nào giúp đỡ bà khắc phục nỗi buồn ấy, song chúng tôi chưa thể biết. Xin bà chớ giấu chúng tôi, để nếu hai anh em có thể làm một chút gì đó giúp bà đỡ ưu phiền, xin bà cứ nói thật ra, bà hãy tin cậy ở sự mẫn cán của anh em chúng tôi lúc nào cũng muốn làm hài lòng bà.
Thật lòng, chúng tôi rất muốn bà thoát khỏi nỗi ưu phiền, được vậy chúng tôi hẳn hết sức vui, vì hai chúng tôi đều cảm thấy thân thiết với bà. Lời anh Ađi làm cho bà vô cùng bối rối. Tuy nhiên, hình như từ lâu bà chờ đợi một cơ hội để cởi mở lòng riêng, bà không để lỡ mất dịp tốt này. Bà buồn rầu đáp:
- Anh Ađi à, anh thật tốt bụng. Anh quan tâm nhiều đến một người đàn bà bất hạnh chẳng đáng để anh chăm sóc. Tôi van anh, xin anh hãy để yên cho tôi được ngầm ôm ấp một nỗi đau không phương cứu chữa.
- Bà nói chi vậy, thưa phu nhân! – Đến lượt tôi ngạc nhiên thốt lên – Nỗi đau của bà không phương cứu chữa ư? Nỗi đau gì vậy, thưa bà?
- Nỗi đau ấy chính là số phận khắc nghiệt của tôi – người đàn bà đáp – nếu có một phương thuốc có thể xoa dịu nó phần nào, ấy chính là tình thông cảm của hai anh em đối với tôi.
- Thông cảm ư? – tôi vội nói – chúng tôi sẵn sàng thông cảm hoàn toàn với bà. Nhưng đâu chỉ có thông cảm xuông thôi. Chúng tôi sẽ chẳng hài lòng, nếu những sự chăm sóc của chúng tôi chưa đủ sức làm tan đi nét phiền muộn ở bà. Nếu bà cảm thấy đang bị một chứng bệnh nào đấy, xin bà hãy vững tin, chúng tôi là những thần linh có đủ phép thần thông biến hoá, có thể am tường mọi bí quyết của trời đất, đủ sức chữa lành mọi chứng bệnh về cơ thể con người. Hoặc giả, nói thí dụ, nếu vị tu sĩ đã đối xử với bà theo cách nào đó chưa xứng đáng với mối tình nồng nhiệt của bà đối với ông, khiến bà phải phiền muộn, thì bà đâu có lạ gì, chúng tôi vốn ít nhiều được ông tin cậy. Vậy, thưa phu nhân khả ái, xin bà hãy nói thật ra đi, bà hãy tin cậy ở chúng tôi, bà hãy cho chúng tôi biết cách để sử dụng tất cả sự tận tụy của mình hòng làm sao cho bà được hoàn toàn hạnh phúc.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI BẢY.
Bà Fazana – đấy là tên bà ấy – liền đáp lời tôi như sau:
- Sức khoẻ tôi không hề giảm sút. Ông Canxu cũng chẳng làm gì khiến tôi phải phiền lòng. Thế nhưng tôi vẫn đau khổ lắm. Nếu anh biết rõ, anh Đahi đáng yêu ơi, dù anh vẫn nói anh tận tụy với tôi, nhưng nếu anh biết rõ, chưa chắc anh đã sẵn sàng làm nhẹ nỗi ưu phiền của tôi.
- Ôi thưa phu nhân! – ông anh tôi kêu lên – bà nói vậy không sợ xúc phạm tấm lòng của anh em chúng tôi sao! Bà cứ đưa chúng tôi ra thử thách đi, rồi bà sẽ đánh giá chúng tôi tốt đẹp hơn thế cho mà xem.
- Vậy nếu tôi nói – bà đỏ mặt đáp – hai anh chính là nguyên nhân gây nên cho tôi căn bệnh đau đớn mà các anh đòi chữa trị, thì sao nào?
- Ai? Tôi ư? – Tôi bối rối hỏi lại, bởi chưa thật rõ lắm hàm ý của người đàn bà – vậy ra chúng tôi có làm một việc gì đây đi ngược lại mong muốn đích thực của chúng tôi là luôn làm vui lòng bà?
- Tôi đã đi quá xa – bà ấy nói tiếp – để không thể không bộc bạch nốt cho hai anh rõ tất cả nỗi đau thầm kín của mình. Các anh đã ép tôi phải nói ra lời, thì xin biết cho, chính vẻ xinh trai của hai anh khiến cho tôi mất ăn mất ngủ. Tôi đã cố chống chọi chớ để cho tình yêu đối với hai anh ngày càng sâu đậm hơn. Bởi do phải tự nén lòng, cho nên đi đến chỗ người tôi trở nên âu sầu phiền não như hai anh thấy hôm nay.
Tiếp đó bà mô tả một cách sắc sảo và chân thành cuộc đấu tranh nội tâm ở bà quyết liệt như thế nào khi phải lòng chúng tôi, khiến hai chúng tôi đều ngạc nhiên và ít nhiều xúc động. Tôi nói:
- Có thể nào nói chăm lo giữ gìn hạnh phúc và yên vui, cũng như nghĩ đến tình nghĩa vị tu sĩ đối với bà, lại không đủ giúp bà vượt qua nỗi đam mê bà vừa bộc bạch? Bà có suy nghĩ đến hậu quả nếu bà cứ một mực lao vào cuộc tình ấy?
Cả hai người, anh trai tôi và tôi, cùng cố gắng thuyết phục bà hay vợ ông tu sĩ hãy tỉnh trí trở lại, hãy tỏ ra biết điều hơn ít nữa. Song muộn quá rồi, nỗi đau đã bén rễ quá sâu.
Bà Fazana im lặng nghe chúng tôi nói, không ngắt lời. Và sau lời tỏ tình với chúng tôi như thể vừa trút bớt được một gánh nặng, trông bà có vẻ đỡ âu sầu phiền não hơn thường ngày một chút. Chắc không phải tại bà thoáng có một hi vọng nhỏ nhoi nào trước thái độ hai anh em tôi khi nghe lời tỏ tình. Chẳng qua đấy là điều tự nhiên, khi ta đau khổ vì người yêu, ta muốn người yêu thấu hiểu nỗi đau của ta, và rồi nỗi đau ấy sẽ tạm vơi bớt phần nào nếu ta nắm bắt được cơ hội để trút ra mà giải toả nỗi lòng.
Bà cảm thấy hơi yên tâm, vì dù sao chúng tôi cũng có tỏ ra ít nhiều xúc động trước tình yêu âm thầm dai dẳng của bà. Hy vọng một cái gì đấy sẽ xảy ra làm bà đỡ rầu rĩ một thời gian. Nhưng rồi chờ đợi mãi, thấy vẫn chẳng đạt được điều thầm mong ước, bà càng khát khao hơn và càng trở nên trầm uất hơn. Tình cảnh của chúng tôi lúc này khá lúng túng. Bởi ông Canxu lệnh cho chúng tôi không một lúc được rời bà nửa bước. Vì vậy ngày nào chúng tôi cũng vẫn phải đưa thân ra chịu những trận trách móc hờn dỗi không nguôi của bà. Bà nói:
- Các anh đúng là những con người độc ác! Tại sao các anh cứ để cho tôi chết dần chết mòn một cách khốn nạn thế này, trong khi các anh hoàn toàn đủ khả năng làm cho tôi đang chán sống trở lại thành người yêu đời? Hoá ra lòng của các anh là sắt đá, các anh chẳng hề quan tâm giúp đỡ người đau khổ giảm nhẹ sầu tư. Hoá ra các anh thích thú làm cho tôi luôn phải đau khổ?
- Hỡi bà Fazana xinh tươi! – tôi đáp – Bà chờ đợi gì ở chúng tôi? Chúng tôi đâu có sung sướng gì trước một nỗi đau vô phương chạy chữa. Lẽ nào chúng tôi có thể phản bội vị tu sĩ đã ký thác bà cho chúng tôi trông nom? Lẽ nào bà có thể phản bội vị tu sĩ ấy sau tất cả những gì ông đã làm cho bà? Xưa kia, song thân bà đối xử với bà khá tàn nhẫn, ông tu sĩ ấy đã đến, và bà đã chấp nhận để ông giải thoát cho bà, rồi sau đấy chẳng mấy khó khăn bà đã làm nên hạnh phúc của ông ta? Bà hãy có đủ can đảm để cố gắng thoát khỏi một phút yếu đuối, nó đang làm cho bà chao đảo.
Người đàn bà đau đớn cố nghe tôi nói cho hết, rồi mới thốt lên:
- Vậy ra các anh cho việc ấy là một tội ác ghê gớm lắm hay sao? Khi người ta đem lòng thầm yêu trộm nhớ hai chàng trai tuấn tú chẳng người phụ nữ nào trông thấy mà không phải lòng, là người ta phạm tội? Đã biết thế, tại sao ngày nào các anh cũng cứ phô bộ mặt của các anh ra trước mắt tôi? Nào, các anh hãy cho tôi biết, trên thế giới này, có dân tộc coi sự yếu đuối của tôi mà các anh chê bai, là không thể dung thứ? Tại sao các anh cứ nghĩ tôi bằng lòng chung sống mãi với một ông già tôi không yêu nhưng đành chịu đựng chỉ vì hàm ơn ông quá nhiều?
- Nhưng, thưa bà – anh Ađi nói – giả sử sự yếu đuối của bà đáng được dung thứ phần nào và được đền đáp trở lại, có đáng trách không nếu bà để cho sự yếu đuối của mình đi quá xa? Sao bà bắt cả hai anh em chúng tôi phải cùng đền đáp sự yếu đuối của bà?
Bà Fazana đỏ mặt:
- Tôi thú thật, qủa có một cái gì đó không được bình thường trong tình yêu của tôi, nhưng nào tôi đâu có làm chủ được bản thân? Trước mắt tôi, cả hai anh Ađi và Đahi đều xinh trai như nhau, đều có nhiều đức tính ngang nhau tôi không sao chỉ yêu mỗi một người này mà bỏ phí người kia. Tôi chỉ có được sự thanh thản chừng nào cả hai anh cùng đền đáp tình yêu nỗi nhớ của tôi.
- Sao vậy, thưa bà? – tôi lại thốt lên – bà muốn cả hai chúng tôi đền đáp lại tình yêu của bà, thế bà nghĩ hai anh em tôi có thể quen dần một sự chia chác bỉ ổi vậy sao?
- Tại sao không? – Bà đáp – hai anh em vẫn hết sức thương yêu nhau, không thể xảy ra ghen tuông giữa hai người. Tóm lại – bà nói thêm – tôi đã nói rõ với hai anh em rồi, bởi tại duyên số cho nên tôi nghĩ mới làm như vậy. Thôi, hai anh em chớ cưỡng lại nữa. Nếu các anh không chịu đem lòng thương hại một người đàn bà đau khổ vì các anh, thì tôi chẳng thiết kéo lê cuộc sống tương tư gầy mòn này làm chi nữa, tôi sẽ chết cho mà xem.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI TÁM.
Lần nào bà chuyện trò với chúng tôi cũng nói năng theo cách ấy. Tình cảm của bà, tôi thú thật, cũng khá lạ lùng và tôi không thể không thương hại sự trái nết cứng đầu cứng cổ của người đàn bà.
Một tối, chỉ có mình tôi với bà. Nhìn thấy bà còn âu sầu hơn mọi bữa nhiều, tôi hỏi bà lại có chuyện chi nữa mới gây ra. Bà đáp:
- Anh là một con người độc ác! Anh lại còn hỏi tôi câu ấy lẽ còn có nguyên nhân nào khác nữa khiến tôi thân tàn ma dại thế này? Anh cứ trơ trơ như vậy không đủ làm tôi chết phiền ư?
- Thưa bà – tôi đáp – cả anh trai tôi và tôi đều có lỗi với bà, lẽ nào bà chỉ trách có mình tôi?
- Chớ lẫn ông anh của anh vào chuyện này – bà buồn rầu nói – anh ấy đã làm cho tôi thanh thản trở lại như tôi hằng chờ đợi rồi.
Thú thật tôi tưởng tai mình nghe không thủng. Tôi kêu lên:
- Bà nói anh Ađi đã đáp ứng yêu cầu của bà?
- Đúng – bà lạnh lùng đáp – có gì đâu, anh tỏ vẻ ngạc nhiên đến thế? Anh nghĩ tất cả mọi chàng trai trên đời đều có trái timsắt đá như anh sao? Anh Ađi đã xúc động trước những giọt nước mắt của tôi, anh đã đáp lại tình yêu của tôi, anh đang có cuộc đời đầy lạc thú, giờ anh chỉ tiếc mỗi một nỗi sao mình đã chần chừ lâu đến vậy mới quyết định nổi.
- Vậy mà bà vẫn chưa thỏa mãn sao? – Tôi hơi điên đầu – Bà vẫn muốn kéo cả tôi vào tròng nữa hay sao? Bà còn đòi chinh phục thêm một người khác? Dễ thường bà ngỡ tôi dễ bị cám dỗ như anh Ađi?
- Đúng vậy, anh Đahi thân yêu ơi – bà vừa nói vừa đong đưa đôi mắt rừng rực lửa tình – đúng, em còn phải chinh phục được anh nữa mới đạt được lạc thú trọn vẹn trên đời. Hỡi ôi, em đã đau khổ héo hon bao nhiêu ngày tháng vì anh, em không đáng để anh đem lòng thương hại hay sao?
- Bà Fazana ạ, sau những gì tôi vừa nghe, tôi nghĩ bà chưa thật yêu anh Ađi của tôi, bởi bà còn muốn kéo thêmđứa em trai tội nghiệp của anh ấy nữa – tôi nói.
- Tôi yêu anh Ađi tha thiết – bà đáp – tôi có thể một trăm lần đổi cuộc sống của tôi để làm hài lòng anh ấy. Và chính do tình yêu cùng cực của tôi đối với anh Ađi đã khiến cho tôi có thêm sức mạnh khi bày tỏ lòng yêu quý anh lúc này. Tôi đã có lần nói với hai anh: Hai anh quá giống nhau về tất cả mọi mặt, cho nên nhìn thấy anh nào tôi cũng đều thấy quyến rũ trong người y như nhau. Tình cảm của anh Ađi đối với tôi, cho dù sâu đậm thật đấy, vẫn chưa đủ làm nên hạnh phúc, nếu anh chưa cùng yêu tôi sâu đậm như anh ấy. Tóm lại anh Đahi yêu quý ơi, em sẽ chết đây nếu anh không yêu em y đúng như em yêu anh. Lẽ nào anh khó lay chuyển hơn anh Ađi? Nhẽ nào anh cảm thấy xấu hổ khi noi gương anh ấy? Thôi anh ơi, anh đừng cưỡng lại nữa mà chi. Nếu không, em sẽ tự cầm con dao thọc vào con tim bất hạnh này ngay trước mắt anh, con tim anh chưa thấy hết giá trị để muốn cho nó trở thành sở hữu của mình.
Nói xong, bà lại tuôn nước mắt như mưa. Bà còn quỳ xuống dưới chân tôi, khẩn cầu với thái độ cuồng nhiệt nhất. Đến nỗi tôi lo, nếu mình không đáp ứng, nếu mình cứ chống lại đòi hỏi của bà, dễ có thể làm cho bà đi đến hành động cực đoan rồi bỏ mình chăng. Khi một người đàn bà đẹp quỳ xuống trước mặt mình, khóc lóc van xin mình mỗi một điều ấy, làm sao mình cưỡng lại nỗi cơ chứ. Biết nói thế nào thêm với cô bây giờ nhỉ. Tôi cũng yếu đuối y như ông anh trai của tôi. Sau này anh mới cho tôi rõ, bà đã áp dụng cùng chiến thuật như từng áp dụng với tôi để làm anh xiêu lòng. Vì chưa giành được ở một ai trong chúng tôi ân huệ cuối cùng, bà biết tìm ra phương sách để lần lượt ép hai anh em cùng phải yêu đương bà.
Vượt qua được sự kháng cự của chúng tôi, bà phục hồi nhan sắc và sinh lực trước đây trong thời gian rất ngắn. Đôi mắt bà càng thêm long lanh. Trái tim thôi thổn thức đã mang lại sức khoẻ cho bà. Bà lấy lại vẻ hấp dẫn vốn có trong mọi hành động và cử chỉ thường ngày. Anh Ađi và tôi đều thú vị thấy bà chưa bao giờ đẹp đến vậy. Song cho dù bà xinh tươi, bà hoàn hảo thật đấy, chẳng vì vậy giữa hai anh em chúng tôi thoáng có chút ghen tuông. Trên thực tế, có thể người đàn bà ấy rồi đi đến chỗ phá tan sự thuận hoà giữa hai anh em tôi, nếu cuộc tình thầm vụng ấy không đi đến chỗ kết thúc một cách đáng buồn.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI CHÍN.
Việc chúng tôi phản bội ông tu sĩ Bàlamôn tuy không đi xa đến mức tận cùng, thỉnh thoảng vẫn làm cho chúng tôi hối hận. Tuy nhiên, người tình chung của hai chúng tôi vốn rất khéo trong nghệ thuật chiều người, nắm được bí quyết làm cho chúng tôi dần dần ít cảm thấy ngại ngùng hơn trước hành động sai trái của mình, để thoải mái dấn sâu hơn vào trò chơi tội lỗi. Thật ra, chúng tôi không chân thành yêu bà, chúng tôi chỉ bị bà kéo vào những cuộc chơi bời. Và vì quá tin người, chúng tôi lâm vào cái tai họa hiện đang làm cho em ngạc nhiên, em Cađi à.
Có một tên nô lệ da đen xấu khủng khiếp tên là Torgut vẫn hầu hạ tu sĩ. Công việc hằng ngày của y là chải bộ lông con ngựa nòi Tarta để cho bà Fazana cưỡi mỗi khi bà cần dạo chơi hoặc đi hóng gió mát ngoài trời. Tên nô lệ dị dạng ấy cả gan tới mức dám ước mơ chiếm luôn bà chủ của mình. Y tìm cách tỏ tình với bà. Vì chẳng ai ngờ vực tới y. Một hôm, nhân ông Canxu sai chúng tôi bận đi làm một việc khác, y đưa phu nhân đi dạo không có hai chúng tôi đi kèm. Bà ngồi trên mình ngựa, tên nô lệ đi sát bên cạnh. Trời bắt tên gia nhân ấy mang hình dạng xấu xí, ngược lại trời lại phú cho y trí thông minh hài hước. Y hay kể chuyện vui cho bà Fazana nghe, và bà cũng thích thú nghe các câu chuyện của y. Hôm ấy, y khoe với bà về các cô gái đẹp đã qua tay y. Bà cười:
- Vậy ra một người mặt mũi như anh vẫn có nhiều may mắn đến thế, hở anh Torgut?
- Tại sao không? – Y đáp – Tôi cũng là một người đàn ông giống như mọi người đàn ông khác. Hơn thế, về cái chuyện ấy, tôi còn bỏ xa những người khác. Bởi vậy, tôi tính cả bà vào số những người đẹp sẽ bị tôi chinh phục.
Bà Fazana nghe vậy phá ra cười, bà ngỡ tên nô lệ nói chỉ để cho vui tai. Bà nói:
- Anh còn nhìn lên đến cả ta nữa ư? Ta rất vui được anh cho biết tin ấy. Vậy là từ nay, lúc nào ta cũng phải cảnh giác thận trọng trước một con người nguy hiểm như anh.
Torgut tiếp tục với giọng lưỡi cười cợt, bà vẫn đối đáp lại theo cách ấy, làm anh chàng tưởng bở, định lợi dụng cơ hội. Y chỉ cho bà nhìn thấy một bãi cỏ bên đường, và gợi ý hai người nên vào chỗ ấy ăn chơi một trận cho thỏa.
Nãy giờ bà vẫn ngỡ anh chàng này huyên thuyên những chuyện kia cho vui chuyện dọc đường, nên chẳng e ngại khi nghe anh chàng nói câu ấy. Anh chàng được thể, đi xa hơn ít nữa, bà mới nhận thấy, hoá ra cu cậu không chỉ có ý nói vui đầu lưỡi. Bà chủ nổi giận, lấy giọng kiêu kỳ, đuổi cu cậu về, bảo chỉ nên dành những lời lẽ ấy cho một cô nô tì nào nhan sắc tương xứng với cậu. Bà còn dọa sẽ mách với ông Canxu chuyện hỗn láo của anh chàng.
Lời trách mắng ấy đúng thôi, song không ngờ hậu qủa không như bà Fazana chờ đợi. Anh chàng tuy xấu xí nhưng luôn tự tin. Y nghĩ bà chủ không muốn anh giúp bà việc ấy, hẳn tại bà đã có những đám bí mật khác phục vụ hay ho hơn. Cu cậu là một tên rất láu cá và am hiểu sâu sắc chuyện đời. Y biết ông tu sĩ Bàlamôn quá già, làm sao đáp ứng đầy đủ tình yêu luôn rực lửa của người đàn bà này. Với suy nghĩ như vậy, y quyết tâm rình mò để bắt cho được anh chàng tình nhân nào đấy may mắn được bà chủ chiếu cố hơn y. Cu cậu vốn thành thạo việc rình mò dò xét, chẳng khó khăn gì biết giữa chúng tôi với bà chủ có chuyện tư thông. Ghen tức đến phát điên lên, y vội báo cho tu sĩ Caxu biết, lại còn thêm thắt quá lời, khiến ông đùng đùng nổi cơn ghen.
Ông Canxu rất bực mình nghe tên nô lệ thậm thụt thưa gửi về chuyện ấy, muốn đích thân làm sáng tỏ vụ việc. Một hôm, ông bịa ra chuyện sắp phải đi vắng những mấy ngày, nhờ vậy dễ dàng bắt gặp anh Ađi và tôi đang cùng tắm chung với bà chủ trong bồn tắm. Chúng tôi đã cẩn thận khóa chặt cửa nhà tắm lại và có các biện pháp phòng ngừa khác nữa. Song với pháp thuật cao cường của tu sĩ, những chuyện vặt chúng tôi bày ra ấy có ăn nhằm gì.
Ông vừa bước tới, mọi cửa thật cửa giả trong nhà đều tự động mở ra, và chúng tôi kinh hoàng thấy ông đột ngột xuất hiện như một vị quan tòa đáng sợ. Lúc ấy hai chúng tôi đang trần truồng như nhộng cho nên không thể quỳ mọp dưới chân ông, van xin ông tha tộ. Chúng tôi vội lặn xuống nước để che giấu sự lo âu bối rối của mình. Nhưng dòng nước chỉ phủ khuất thân thể chúng tôi, làm sao che lấp được tội ác! Bà Fazana, mạnh bạo hơn hai anh em chúng tôi, quyết định mở miệng để thanh minh, tạ lỗi. Hòng giảm nhẹ tội của mình, bà nói huyên thuyên khiến cho ông tu sĩ càng thêm điên giận. Ông hằm hằm nhìn ba chúng tôi, đôi mắt ông ánh lên sự hận thù sâu sắc:
- Đồ khốn kiếp! - Ông quát hai anh em chúng tôi - những hình phạt đau đớn nhất vẫn còn quá nhẹ nhàng đối với tội chúng mày. Nhưng bởi tư cách thần linh cho phép chúng mày không phải bỏ mạng như một người trần, ta sẽ cho chúng máy một cuộc sống trăm lần thảm thương hơn được chết ngay, cho chúng mày nhớ đời.
- Còn mày, con dâm phụ kia. - ông quay sang mắng vợ - Mày được tao đối xử trọng hậu thế mà vẫn lăng nhăng, mày sẽ chịu phạt đúng tội.
Chẳng buồn nghe chúng tôi trình bày, ông bắt đầu niệm chú. Bỗng dưng, ghê gớm quá, mặt đất rung lên, trời cao tối sầm, sấm chớp nổi ầm ầm, bão gió hú liên hồi, tưởng chừng ngày tận thế tới nơi.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI.
Chúng tôi chịu đựng suốt hai tiếng đồng hồ trong tình trạng khủng khiếp ấy, đợi chờ hình phạt đến. Sau đấy, trời bỗng sáng trở lại, không khí lại trong lành. Nhưng hai anh em cực kỳ kinh ngạc, thấy không còn khu nhà tắm sang trọng, xây dựng giữa một dinh cơ tráng lệ, mà đang đứng như trời trồng giữa một cánh đồng mênh mông khô cằn. Hai anh em đã biến thành hai ông già dị dạng, tàn tật, già lụ khụ, giống như hình dạng tôi đang ngồi trước mặt em đây, em Cađi thân yêu à.
Ông tu sĩ Bàlamôn nói:
- Hai tên bất nghĩa kia! Từ nay trở đi chúng mày phải đeo đẳng mãi hình phạt này. Chúng mày không còn có quyền lực và tri thức của thần linh nữa. Chúng mày chỉ được sống thân phận như mọi người trần thế. Chúng mày chỉ có thể biết, chỉ có thể làm như mọi người trần thế thôi. Mọi quyền năng của chúng mày đã bị tước đoạt, trừ có việc chúng mày sẽ không phải chết, chúng mày sẽ sống đời đời như mọi thần linh.
Sau khi tuyên bản án ấy, ông Canxu muốn rõ tường tận sự ngoại tình của người vợ diễn ra trong hoàn cảnh nào. Chúng tôi thuật lại đầu đuôi sự việc: bà Fazana nhiều lần tìm cách tỏ tình ra sao, chúng tôi cố gắng thuyết phục bà thế nào, cuộc đấu tranh nội tâm khốc liệt của chúng tôi trước khi chịu bó tay đầu hàng, thủ đoạn người đàn bà dùng để cãi bẫy đàn ông; và cuối cùng hai anh em đều tỏ ý vô cùng ân hận đã phản bội sự tin cậy của ông thầy.
Những điều vừa nghe khiến ông tu sĩ ngạc nhiên. Ông cũng hơi mủi lòng về sự hối hận chân thành của hai anh em tôi. Ông cho tro vụ này chúng tôi có lỗi là yếu đuối nhiều hơn tinh ranh. Vốnthaan thiết với chúng tôi, thâm tâm ông cũng có cảm động. Ông nói:
- Các con ơi, phep thần thông của ta vừa rồi quá mãnh liệt, ta không thể thu hồi nói lại để trả cho hai cong nguyên dạng ban đầu. Tuy nhiên ta có thể làm cho số phận các con bớt khắt khe đi một chút. Rồi các con sẽ khôi phục nguyên dạng ban đầu với mọi tính năng ưu việt của các thần linh, chừng nào mỗi con gặp được một thiếu nữ dứoi hai mươi đem lòng yêu thương hai con thật sự.
- Ôi, thưa ngày! - Anh tôi kêu lên - làm sao chúng tôi có thể hy vọng vào một điều hão huyền đến vật? Trong bộ dạng chúng tôi đây, làm sao kiếm được cô thiếu nữ nào ngớ ngẩn đến nỗi đem lòng thành thật yêu thương?
- Điều ấy rồi có thể xảy ra lắm. - tu sĩ Bàlamôn nói - Hai anh hãy sống trong sự chờ đợi điều thần kỳ ấy. Hãy tin, chỉ bằng cách ấy thôi, các anh mới có thể lấy lại nguyên dạng và khôi phục các quyền năng ban đầu. Thôi, các anh hãy đi đi, hãy gánh chịu số phận của mình. Muốn kiếm được những người thiếu nữ ấy, hai anh phải sống cách xa nhau, mỗi người một nơi.
Sau đấy, ông chỉ cho rõ nơi mỗi người chúng tôi phải sống thường ngày. Hai nơi ấy cách xa nhau chừng đến sau mươi dặm đường. Rồi ông trích từ kho tàng, lấy ra cho chúng tôi mỗi người năm mươi đồng xơcanh vàng, để chúng tôi có điều kiện sống một cách đàng hoàng trong khi chờ đợi số phận đổi thay. Ông cũng hóa phép đổi những bộ đồ rách rưới trên người chúng tôi bằng quần áo sang trọng cho phù hợp với gia cảnh mới, sau đó ôm hôn chúng tôi, chia ta, chúc hai anh em nhanh chóng đến ngày chấm dứt bất hạnh.
Còn về bà Fazana, hằn thù của ông vẫn không có gì có thể lay chuyển. Ông hóa phép biến bà thành một con ễnh ương cái, sống trong một cái đầm lầy. Và tên nô lệ da đen Tocgu, sau khi nhờ pháp thuật của mình, ông phát hiện ra y mách lẻo để trả thù bà Fazana đã không đáp ứng sự dâm đãng của nó chứ không phải vì lòng tốt đối với ông, nên ông cũng bắt hóa luôn thành một con chẫu chuộc. Vật là tên tố cáo và kẻ bị tố cáo, cả hai đều thành ếch nhái chung sống với nhau trong cùng một đầm lầy, để rồi suốt đời nhìn thấy cực hình của nhau và nghe tiếng nhau kêu oàm oạp suốt mọi đêm trường.
Giã từ ông tu sĩ, hai anh em tôi mỗi người tìm một nơi đã định. Chúng tôi tuôn nước mắt chia tay nhau, chỉ mong tái ngộ sau khi hai người đều trở lại nguyên dạng ban đầu. Ngày ấy hẳn rất xa vời, nếu tính đến những điều kiện ràng buộc ông tu sĩ đề ra.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI MỐT.
Vừa đến định cư tại thành phố nọ, tôi nghĩ ngay tới chuyện phải làm sao dè xẻn số tiền năm chục ngìn xơcanh ông tu sĩ cho. Tôi biết, mình phải không thiếu tiền để đạt tới cái ngày làm thay đổi hình dạng, như hai anh em tôi hằng mong ước. Tôi mang số tiền ấy kinh doanh thương mại, phần do tôi tự buôn bán, phần khác góp vốn các bạn hàng. Nhờ vậy tôi có đủ để sống ung dung ít ra ba hoặc bốn năm không phải thâm vào số vốn ban đầu.
Muốn làm cho lời tiên đoán của tu sĩ thành hiện thực, vấn đề là phải tìm cho ra một thiếu nữ đem lòng yêu thương tôi. Điều may mắn là, nơi thành phố tôi ở, phụ nữ không bị buộc phải ru rú trong phòng the như các xứ khác tại phương Đông, họ có được quyền tự do vừa phải. Ngày nào tôi cũng gặp gỡ các bà các cô, tôi tặng họ quà cáp. Cuộc vui nào có họ, chẳng vắng mặt tôi. Tóm lại, tôi làm đủ mọi cung cách hòng thay đổi ngôi sao hãm tài đang chiếu mệnh mình. Nhờ sống cởi mở theo lối ấy, tôi được mọi người quý mến. “Ồ, ông già này! Dường như ông sinh ra để đàn đúm vui chơi! Bây giờ, một chân đã bước xuống miệng lỗ vần còn đàng điếm như vậy, chẳng rõ khi còn trẻ, ông cụ ăn chơi đến thế nào!”. Nhất là các bà, bà nào cũng ngợi ca tôi hết lời, nhiều bà lấy tôi nêu làm gương cho đức ông chồng. Chỉ có một vài người đàn ông bị vợ cằn nhằn mới phẩm bình tính hạnh của tôi: “Ối dào! Ông già ấy đến là điên. Ai lại tìm cách chơi bời vào cái tuổi không thể hưởng thụ được gì”.
Về phần tôi, do đã có chủ đích của mình, tôi phớt lờ mọi lời đàm tiếu, tôi cứ đường tôi tôi đi. Tuy nhiên, dù có bày ra trò trống gì, dù cố gắng đến đâu để khơi gợi tình cảm các cô gái trẻ, chẳng hề có ma nào chịu yêu thương tôi.
Thành phố tôi sống có nhiều thiếu nữ lắm, song tôi không hài lòng tự hạn chế giao du trong các phố phường, tôi còn đi xa về thôn quê. Trong vòng năm mươi dặm đường kính, chẳng có nơi nào thiếu đôi chân thọt của tôi nhiều lần xục xạo, song rốt cuộc vẫn hoài công. Rốt cuộc chẳng gặt hái được kết quả nào khác ngoài việc nhận ra ngày càng sâu sắc hơn một điều: chẳng có thiếu nữ nào chịu yêu mình. Ý nghĩ ấy làm tôi hơi tuyệt vọng, dù sao tôi vẫn cố kiên trì.
Đã hai trăm năm trôi qua kể từ ngày tôi bắt đầu cuộc kiếm tìm vô vọng. Tôi làm cho tất cả mọi người biết tôi đều kinh ngạc. Chẳng ai hiểu làm sao mà tôi cứ sống mãi trên đời. Thành phố tôi ở ít nhất đã đến ba lần thay đổi lớp dân cư trẻ của nó. Khi mới đến định cư, tôi đã già nua lọm khọm rồi, song những người tôi gặp hồi ấy đều đã qua đời hết, đến lượt con họ, cháu họ, tôi cũng đều có dịp đi đưa ma. Người ta rỉ tai nhau: “Ông già ấy là loại người thế nào nhir! Chẳng bao giờ thấy ông ấy yếu sức đi chút nào”. Những cụ già nhiều tuổi nhất đưa tay trỏ tôi, bảo các cháu nội ngoại của họ: “Các cháu hãy nhìn xem ông cụ Đahi kia! Ông từng gặp cụ ấy khi còn trẻ, và lúc nào ông cũng chỉ nhìn thấy cụ ấy già nua lọm khọm như thế kia. Vậy mà hồi ông còn nhỏ tuổi, ông đã nghe cụ nội nói, cụ từng nhìn thấy ông già Đahi y hệt như hiện nay”. Người dân thường trong phố gọi tôi là “cụ gà vĩnh cửu”, các bậc thức giả gọi tôi là “nhà hiền triết nước Ấn Độ”, và bảo tôi sống còn dai hơn các nhà hiền triết Hy Lạp thời thượng cổ.
Cố găng chán chẳng được cô thiếu nữ nào yêu, tôi chẳng biết nên xoay xở thế nào. Hôm tôi từ Maxulipatan định quay trở về thành phố nơi tôi vẫn sống, tình cờ gặp em và chị Fatim của em dọc đường. những lời tôi nói ra với em hôm ấy, hẳn đủ làm cho em hiểu. Em Cađi thân yêu à, tôi rất mê say khi thoạt nhìn thấy khuôn mặt của em. Nhưng than ôi! Đồng thời tôi cũng đau đớn nhận ra em ghê sợ thế nào khi nhìn bộ mặt của tôi.
Ông Đahio kể đến đấy ngừng lời. Ông không cầm được nước giọt mắt đắng cáy, chẳng phải do nhớ lại những bất hạnh ngày xưa, mà vì nhìn thấy thái độ ghét bỏ của người thiếu nữ ngày nay. Mủi lòng trước nỗi buồn của ông già, cô bé Cađi nghĩ mình cần an ủi ông. Cô nói:
- Ông Đahi hào hiệp ơi! Em thương ông gặp nhiều bẩt hạnh quá! Trên đời thật ít người phải chịu lắm gian truân như ông. Giá như nghe người khác, chứ không phải ông thuật lại, có lẽ em chẳng dám tin. Em có thể làm gì đây để giúp ông vơi bớt nỗi buồn? Ông thấy đó, em rất hàm ơn ông về bao nhiêu việc ông làm cho em. Có thể ông sẽ lại nói, chỉ tùy thuộc ở em thôi để ông được trở về nguyên dạng ban đầu, nhưng em có làm chủ được trái tim của mình đâu?
- Than ôi! Hỡi em Cađi! - Ông già chua chát ngắt lời - Những lời em vừa nói ra là nhằm an ủi tôi phần nào ư? Không, nó chỉ làm cho tôi đau đớn thêm chứ không vơi bớt.
- Đấy là tất cả những gì em có thể làm - Cađi đáp - Nếu em nói thật, em không thể vượt qua lòng ghê sợ tự nhiên khi nhìn bộ mặt ông, xin ông chớ giận, bởi đấy chẳng phải là bộ mặt thực vốn có của ông cơ mà, có phải vậy không ông?
- Than ôi! - Ông Đahi buông tiếng thở dài não ruột - Nó đã trở thành bộ mặt thực của tôi rồi, bởi tôi chẳng còn hy vọng khôi phục khuôn mặt vốn có ban đầu.
- Ông tu sĩ Bàlamôn đã quả quyết, điều ấy sớm muộn rồi cũng sẽ xảy ra cơ mà, ông chớ nên tuyệt vọng. - Cađi nói - Ông hãy dũng cảm lên, ông sẽ vượt qua được sự yếu đuối ông cảm thấy đối với em. Ông sẽ được đền bù, thay vì một đứa con gái không xứng đáng với sự quan tâm chăm chút của ông là em đây, bằng tình yêu tha thiết của một cô gái khác mặn nồng với ông hơn, nhờ vậy ông sẽ khôi phục được bộ mặt khả ái ban đầu, bộ mặt ông luôn tiếc nuối.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI HAI.
Cô bé Cađi thương hại ông già, bởi cô chẳng biết làm gì hơn để đỡ bớt gánh nặng ưu phiền của ông. Song cô gái không chỉ băn khoăn về nỗi lòng thương hại ấy. Cô có những trăn trở riêng. Không hiểu sao lòng cô không có được một lúc thanh thản kể từ sau khi cô có giấc mơ ấy. Cái bóng ma khả ái, với mái tóc bồng vàng rủ xuống đôi vai khỏe mạnh, thỉnh thoảng hiện trên trong đầu óc cô, và nhiều khi làm cô không nén được tiếng thở dài. Những lời cô nghe chàng nói trong mộng như vẫn còn vang vọng: Em hãy nhìn kỹ anh đây, rồi em sẽ nhận ra đây là người mà duyên trời dành cho em làm người bạn đời. Những lời ấy ẩn chứa điều gì bí ẩn, dù không muốn vẫn bộc cô không thể không quan tâm.
Trong khi ấy, con tàu vẫn chạy. Trong vòng mười lăm ngày, tàu đi được khoảng năm trăm hải lý. Cuối cùng gió tự nhiên đổi hướng, rồi nổi lên một cơn bão, tuy không gây thiệt hại cho các hành khách, vẫn đẩy con tàu đi lạc xa hải trình. Suốt mấy ngày liền, con tài chao đảo khi xô sang phải khi nghiêng về trái, chẳng đi theo một đường định sẵn nào. Cuối cùng, con tàu dạt đến gần một hòn đảo từ rất xa đã nhìn thấy, song cả thuyền trưởng cũng tất cả các thuyền viên, không ai hiểu đấy là đâu.
Tàu tiến gần bờ, mới nhận ra đấy là một thành phố lớn, xây trên sườn núi, dáng vòng cung và thoai thoải từ thấp lên cao, nhờ vậy tạo thành một cảng biển rất đẹp và thuận tiện. Lúc này biển vẫn động, đoàn thủy thủ đành cho người xuống chiếc xuồng cứu nạn, bơi vào bờ xin phép nhà cầm quyền địa phương cho tàu ghé vào tạm lánh bão. Được phép, con tàu cập bến, mọi người đưa mắt nhì bốn phía. Các công trình kiến trúc được sắp xếp theo hình trăng lưỡi liềm dọc theo sườn núi, có vẻ như luôn luôn dang rộng đôi tay mời gọi một người ghé vào một nơi né gió bão tuyệt vời. Nhà cửa ở đây xây dựng chuộng sự vững bền nhiều hơn vẻ đẹp. Phần lớn giống những ngôi tháp cao, tường xây bằng đá tảng, mái lợp đồng đỏ. Trên đường phó nườm mượp dân chúng đi đi lại lại.
Tàu vừa thả neo, đã thấy cơ man những chiếc tàu nhỏ đến xúm quanh, rồi nhả ra cơ man là người và người cùng leo lên tàu. Mặt mũi, thân hình họ chẳng mấy khác chúng ta, có điều đôi mắt và cử chỉ của họ có cái gì bất thường bên trong, hay nói chính xác hơn, có cái gì lập dị khiến người ta khó nghĩ đấy là những người bình thường như mọi người.
Trang phục họ mặc chẳng kém kỳ lạ so với phong cách hành xử của họ. Đàn ông mặc những tấm áo dài may bằng vải sợi bông, có in hình những con quỷ dữ đang phun lửa và nhiều con vật kỳ lạ khác bằng phẩm đỏ, phẩm xanh và vàng. Đầu họ đội những chiếc mũ nhọn, làm bằng bìa cứng cũng có nhiều hình vẽ sặc sỡ.
Việc đầu tiên khi những người ấy lên tới được boong tàu, là bắt mọi hành khách ra xếp thành những hàng dài. Phần lớn hành khách không thích lối xử sự tùy tiên ấy, định không chịu làm theo. Nhưng những người từ trong thành phố đến không cho phép ái được làm trái tập tục của họ. Với thái độ kiêu kỳ và cứng rắn, họ buộc mọi người đi trên tàu phải làm theo, không được phản đối hoặc tranh cãi. Sau khi mọi người đã chịu đứng yên vào hàng, những người từ thành phố đến bắt đầu kiểm kỹ từng hành khách một. Họ ngó nghiêng, họ bắt quay người để cho họ nhìn trước ngắm sau như thể họ đang chọn mua người ở chợ bán nô lệ. Nhất là họ chú ý khám nghiệm bộ răng cùng mái tóc, thậm chí còn đếm xem thử người này hoặc người kia có bao nhiêu nếp nhăn trên mặt.
Mọi hành khách hiểu mình đang lâm vào thế yếu, đành kiên nhẫn tuân theo. Trong lòng ai cũng lo âu, không rõ cuộc khám nghiệm kỳ cục này rồi sẽ đi tới đâu. Thực tế diễn ra khác với những gì họ nghĩ. Có vẻ như những người thủy thủ già được quan tâm nhất, và dường như những người già được ưu ái phần nào so với các hành khách trẻ. Giữa lúc ấy xuất hiện ông già Đahi, cô Cađi cùng người nữ nô lệ già. Ba người ở mãi trong căn buồng cuối tàu, cho nên lúc nãy chưa kịp ra xếp hàng.
Nhìn thấy họ, người cầm đầu nhóm kiểm tra - ông này là một đại thần trong triều đồng thời là chỉ huy đội quân cấm vệ của hoàng gia trên đảo - tỏ vẻ vô cùng mừng rỡ và thán phục như bắt được của. Ông đặc biệt nhìn chằm chằm vào bà già nô lệ. Chắc hẳn tự cho mình có vinh dự lắm mới được ăn ở với người đẹp này, ông quỳ gối trước mặt bà tỏ lòng yêu quý, và tuyên bố sẽ đưa bà về sung vào đội nàng hầu của mình, rồi đây bà nô lệ già ông sẽ coi là người yêu được sủng ái nhất, chiều chuộng nhất. Bà nô lệ già đành vui lòng chấp nhận vinh hạnh ấy, thật ra giá bà có phản đối cũng hoài công vô ích. Viên chỉ huy liền giao phó bà nô lệ già cho một người hầu tâm phúc, với nhiệm vụ trong nom cẩn thận, nếu để xảy ra sơ suất anh ta sẽ phải chịu mất đầu; điều quan trọng hơn hết thảy là chú ý ngăn chặn không cho phép bất kỳ ai được đưa mắt nhòm ngó hoặc ngỏ lời suồng sã với người đẹp này.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI BA.
Ông già Đahi lịch lãm, ngạc nhiên trước khiếu thẩm mỹ kỳ cục của những người dân trên đảo, tự bảo: “Chắc trên đảo này không có đàn bà, cho nên một mụ nô lệ già khằng và xấu xí thế kia lại gây cho mọi người ấn tượng mạnh mẽ dường ấy”. Nghĩ vậy, ông càng lo lắng cho cô Cađi. Với nhan sắc của cô ấy, không khéo sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại cho ông. Nhưng chẳng mấy chốc ông gia nhận ra mình nhầm. Người tình trẻ tuổi của ông chẳng có nét nào ăn mắt những người trên đảo đến kiểm tra, nếu có điều đáng lo sợ, thì đấy cũng không phải như ông suy nghĩ.
Vẫn viên chỉ huy mê say bà nô lệ già ấy, tình cờ đưa mắt nhìn thấy cô thiếu nữ xinh đẹp, ngạc nhiên làm sau cô bé này ăn mạc sang trong vậy, liền mắng:
- Mày xấu xí như lọ lem thế kia mà ăn mặc kiểu ấy là không được đâu.
Nói xong ông gọi một người hầu, tryền:
- Đưa con bé khó nhìn kia về khu nhà bếp của ta, rồi giao cho nó những công việc hèn hạ nhất.
Nghe tàn nhẫn quá, ông Đahi không khỏi rùng mình. Cô bé thơ ngây, non dại, đâu đã đến tuổi làm những công việc ấy. Cô đưa mắt nhìn ông Đahi như thể muốn van ông cứu giúp. Đọc thấy sự bất lực trong đôi mắt buồn bã của ông, cô tuôn nước mắt. Nhưng đối với những con người cứng rắn kia, nước mắt của một cô thiếu nữ đâu có phải điều họ quan tâm.
Một nhóm gia nhân lôi xênh xệch Cađi đi, mặc cho cô kêu gào. Vị thần linh nhìn cảnh tượng người mình yêu bị ngược đãi cũng đau đớn kêu la ầm ĩ. Những người trên đảo ngạc nhiên chăm chú nhìn ông. Họ thấy ông già xinh trai quá. Những nếp nhăn sâu trên khuôn mặt choắt, cái lưng còng đi dưới chiều dài năm tháng, đôi chân cũn cỡn lại bên ngắn bên dài, bộ mặt có nước da tai tái và đầy mụn, tóm lại những gì khiến cô bé Cađi kinh sợ, đều trở nên đáng hâm mộ đối với những người trên đảo. Lúc đầu mọi người chỉ im lặng chiêm ngưỡng, bởi quá ngỡ ngàng không ai thốt nỗi nên lời, rồi đột nhiên cùng phá ra reo mừng hoan hỉ. Không gian hỗn độn tiếng reo hò, ca ngợi, vỗ tay. Ngay cả viên chỉ huy, quên mất vẻ trịnh trọng cần thiết, cũng lớn tiếng khen ngợi và vỗ tay náo nhiệt như tất cả những người dưới quyền. Ông ta còn làm hơn thế. Ông tiến đến gần ông già Đahi, quỳ gối trước mặt ông, chiếc mũ bìa cứng đặt xuống đất, và kính cẩn thưa:
- Kính thưa lão trượng phúc hậu, xin lão trượng vui lòng tha tội cho chúng tôi đã không kịp lạy chào lão trượng sớm hơn. Bởi, tôi xin thú thật, tôi bị choáng ngợp trước nhan sắc của lão bà cùng đi với ngài, mãi lo việc đưa bà về nghỉ ở tư dinh, cho nên không kịp quán xuyến hết. Tuy nhiên, cho dù tôi vô cùng khâm phục nhan sắc của lão bà, tôi không thể không thừa nhận vẻ mặt của ngài vượt trội hơn bà ấy nhiều nhiều lần. Xin phép ngày cho chúng tôi được rước ngài về cung nữ hoàng của chúng tôi. Tôi tin chắc vị nữ chúa hùng cường ấy sẽ hành xử đúng mực với một người xuất chúng như ngài. Trong hậu cung của bà, không có ông già nào đẹp bén gót chân của lão trượng đâu.
Viên chỉ huy còn muốn huyên thuyên dài dòng nữa, song ông già Đahi đã đột ngột ngắt lời:
- Xin ông chớ thốt ra những lời không đúng lúc, tốt hơn ông hãy trả lại tôi cô gái trẻ.
- Ai cơ? Con bé khốn khổ ấy ư? - Viên chỉ huy ngạc nhiên - không, thưa lão trượng tươi đẹp như hoa, con bé ấy không xứng đáng với ngài. Ngài hãy nên chú ý làm vừa mắt bà nữ hoàng của chúng tôi, mà ngài sắp được hội kiến.
Nói đến đấy, bản thân ông cùng viên phó của mình, hai người đỡ hai cánh tay ông già, dẫn ông đi, mặc cho ông không đồng ý, trịnh trọng đưa về hoàng cung.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI TƯ.
Thấy mình bị cưỡng bức, ông Đahi rất lấy làm bất bình và đau khổ, cho là bị xúc phạm bởi người ta cứ chế giễu sự già nua và tật nguyền của ông. “Số phận tôi mới hẩm hiu làm sao! Ai có thể nghĩ, một vị thần kinh đễn nỗi lâm vào cảnh bất lực và thân tàn ma dại thế này! Thật chẳng có gì bất hạnh hơn, khi mình tự dưng trở thành một con rối trò hề trước con mắt những người trần thế!”.
Ông già được đưa vào hoàng cung. Nữ hoàng Sêhebanu thoạt nhìn, đã quý mến, và tự dưng cảm thấy trong lòng dâng trào tình yêu nồng nhiệt đối với người mới đến.
- Ôi, lão trượng kỳ diệu! Ngài từ nước nào đến? Vị thánh thần nào đã xui khiến ngài hạ cố đặt chân lên đảo này cho mọi người được chiêm ngưỡng? không phải ngày nào thần dân đảo ta cũng được có hạnh phúc lớn lao chưa từng thấy như ngày hôm nay. Ta sẽ truyền lệnh cho toàn dân mở hội mừng vui để đón chào sự kiện hiếm thấy này.
Hướng về phía các đại thần có mặt trong triều, nữ hoàng nói tiếp:
- Xin các vị hãy cùng chia sẻ với ta những rung động dịu dàng từ đáy con tim. Xin hãy cùng nữ hoàng của các vị chào đón vinh quang này của tổ quốc chúng ta!
Bà chưa dứt lời, các vị đại thần đã hiểu thấu tâm can của nữ chúa, đều vội vàng chạy đến trước ông già Đahi, cúi lạy sát đất, mũ lật xuống cầm tay. Tất cả đều quỳ mọp hồi lâu như vậy, không nói năng, không cử động, tưởng chừng tất cả đều đã chết hết cả rồi. Bỗng nhiên, tất cả nhất tề đứng lên và đồng loạt tung hô:
- Vạn tuế, vạn vạn tuế vị lão trượng tươi đẹo không tiền khoáng hậu! Ngài đẹp tựa ánh sáng khi mặt trời xuất hiện đúng trên đường hoàng đạo! Vạn tuế, người sẽ là người tình sủng ái nhất của nữ hoàng Sêhebanu chúng ta! Cầu xin vị thần hộ quốc, con đười ươi già mà đảo ta hằng thờ phụng, đoái nhìn và che chở lão trượng!
Sau cái nghi lễ bà nữ hoàng bày ra để nghênh đón, mà ông già chẳng mấy thích thú, viên trưởng hoạn nô thân hành dẫn ông già đến căn phòng đẹp nhất trong cung nữ hoàng. Các phòng trong này đều trải chiếu hoa. Ở xứ đảo này, không có gì lịch sự và tráng lệ hơn được trang hoàng bằng chiếu cói, có thể coi đấy là của một sự xa hoa. Tuy nhiên, ông già Đahi đang càu nhàu, chẳng thấy cái gì đẹp, ông không buồn để mắt nhìn bất cứ đồ đạc nào, bởi càng nhìn những thứ trước mắt càng tăng thêm sự phiền muộn trong lòng.
Trong khí ông đang than thầm số phận, nữ hoàng Sêhebanu bước vào, tiến đến gần, lơi lả:
- Xin chàng vui lòng thứ lỗi, ta để chàng một mình ở đây lâu quá.
- Vâng, cầu trời bà để cho tôi yên thân một mình suốt cả cuộc đời bà! - Ông già lẩm bẩm.
- Đồ bạc bẽo! Hóa ra ông đáp lại tình cảm của ta như thế ư? - Nữ hoàng nói.
- Xin bà làm ơn thôi chế giễu tôi! Bà tưởng tôi ngu ngốc lắm cho nên nghĩ vẻ mặt mình làm đàn bà thích thú? Không, tôi thừa biết, nó chỉnh lại sự kinh tởm cho mọi người, chứ làm sao gợi nên tình cảm yêu đương cho được! - Ông già nói tiếp.
- Chàng làm cho ta lấy làm lạ thật đấy, thưa chàng - Nữ hoàng nói - Nhẽ nào chàng không biết, có người đàn bà nào nhìn chàng mà chẳng rung động trong lòng? Làm sao không ngợi ca sự già nua cực độ biểu hiện ở mọi nét trên người chàng? Chẳng bao giờ có người đàn ông nào khác sánh được với chàng.
Tiếp đó, nữ hoàng nói một thôi một hồi về những nét đẹp đặc sắc bà quan sát thấy trên con người ông già. Bà thuyết say sưa, hùng hồn đến mức ông già không thể không tin bà nói những điều ấy một cách nghiêm chỉnh.
Sự quá nhiệt tình của nữ hoàng lại làm ông già Đahi nổi nóng. Ông chê bai bà có khiếu thẩm mỹ tồi, ông cự nự ông đâu phải thần dân của bà, cho nên bà không có quyền bắt ông làm nô lệ. Ông nói:
- Bà hãy trả lại cho tôi cô Cađi, rồi để yên cho hai chúng tôi rời khỏi nơi này.
- Ôi, con người dã man độc ác làm sao! - Nữ hoàng đau đớn thốt lên - Sự tung hô của tất cả quần thần khi nghênh đón ông, tất cả mọi vinh dự ông được hưởng, vậy ra vẫn chưa đủ sức lợi lên trong ông chút trắc ẩn đối với một người đàn bà chẳng may đem lòng say mê ông?
Nhge vậy, ông già không những không mủi lòng, còn nổi khùng, nói năng không gìn giữ, thậm chí còn cho bà chúa đảo này dường như mất trí đi rồi.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI LĂM.
Cho dù mê ông già đến đâu, những lời ấy không thể không làm cho bà bất bình. Tuy nhiên, bà đủ nghị lực che giấu không để lộ ra mặt, và tiếp tục dùng lời lẽ âu yếm cố làm ông xúc động. Thấy ông già vẫn trơ trơ như đá, bà nữ hoàng quyết định không cố hạ mình nữa. Bà gọi viên chỉ huy đội cấm vệ đến và truyền:
- Ông Benbac, ông hãy cho người đuổi lão già này ra khỏi căn phòng tráng lệ, và đưa nhốt ông ta vào tháp tối. Cho lão ấy đến đấy làm bạn với lão già kia, kẻ đã dám coi rẻ tình yêu của công chúa Muncara em gái ta. Để cho hai lão có đủ thời giờ hối tiếc sao đã quá tàn nhẫn, bất nhân!
Nói xong nữ hoàng kiêu hãnh bước ra khỏi phòng. Lệnh của bà được thi hành ngay tức khắc.
Ông già Đahi hài lòng vì bị bà đối xử khắc nghiệt còn hơn được tán tỉnh chuyện yêu đương. Ông vui lòng để lính áp giải đến tháp tối. Dù sao cũng có được niềm an ủi, trong tháp còn có một ông già khác, để làm bạn với nhau, để than thân khóc phận cho nhau nghe. Ông vô cùng kinh ngạc, khi bước vào cái tháp tối ấy và nhận ra người bạn tù của mình không ai khác ông anh Ađi bất hạnh.
Nhận ra nhau, hai vòng tay cùng mở rộng, hai ông già siết chặt nhau hồi lâu, bốn mắt đẫm lệ, không thốt nên lời. Cuối cùng, cố nén xúc động, ông Đahi cất tiếng trước:
- Ôi, anh trai, làm sao tinh được chúng ta có ngày gặp lại nhau! Nhưng hỡi ôi! Gặp nhau ở chốn nào cơ chứ? Chúng ta có nên tạ ơn trời đất cho anh em mình tái ngộ? Nhưng dường như trời đất bắt tội chúng ta, cho tái ngộ để được chứng kiến thân phận đọa đày của nhau.
- Em trai của anh, - ông Ađi - quả là thời gian không làm giảm bớt, chỉ làm tăng thêm nỗi đau của hai ta. Tuy nhiên, anh hy vọng chúng ta sắp hết hạn vận rồi. Thẩm mỹ kỳ cục của dân chúng ở đây làm cho anh thấy lóe lên niềm hy vọng.
- Đối với tôi, tôi chẳng chút mơ hồ - ông Đahi nói - Hai bà nữ hoàng ở đây e đã qua cá tuổi hạn định để có đủ quyền năng, nếu hai bà thật lòng yêu thương, giúp chúng ta khôi phục hình dạng ban đầu.
Hai anh em lần lượt kể cho nhau nghe, từ ngày chia tay, mỗi người đã làm những gì. Ông Đahi thuật lại, ông đã gặp cô Cađi trong hoàn cảnh nào, rồi những chuyện xảy ra tiếp sau đấy cho đến ngày hôm nay, không bỏ sót một chi tiết. Ông vừa nói xong, ông Ađi tiếp lời:
- Những điều em vừa nói khiến cho anh tin thêm vào cảm tưởng của mình. Đúng hơn nó cho phép anh hy vọng, hạnh phúc sắp đến với chúng ta rồi đó. Thật vậy, em trai à, sắp đến lúc chúng ta lấy lại hình dạng tự nhiên và khôi phục quyền năng của thần linh, mà chúng ta bị tước đoạt đi trong bao năm. Rồi em sẽ tin hơn điều anh vừa nói, sau khi nghe anh kể cho nghe chuyện này.
Anh theo lời dặn của tu sĩ Bàlamôn, - ông Ađi kể tiếp - đến sống ở thành phố nọ. Anh mải mê tìm kiếm một người con gái xinh đẹp nhưng dám yêu bộ mặt khủng khiếp của anh, vẫn chưa sao tìm được. Bỗng một hôm anh nằm mơ thấy một cô thôn nữ tuổi chừng mười bảy, mười tám nói với anh: Anh cứ mong tìm kiếm được trong thành phối này một người thiếu nữ có thể đem lòng yêu anh, chẳng có đâu anh. Nếu anh muốn sự thần kỳ ấy diễn ra, hãy đáp tàu vượt biển đến ngay đảo Xumatra. Hãy nhìn kỹ em đây, rồi có ngày anh sẽ chịu khuất phục trước đôi mắt em.
Cô gái nhà quê ấy xinh đẹp tuyệt trần, khiến anh vô cùng chấn động. Nhưng cô chẳng để cho anh kịp có thời giờ, cô thôn nữ biến luôn, và anh tỉnh giấc.
Giấc mộng ấy có vẻ bí ẩn lắm, anh không nghĩ đó là chuyện hão huyền, nên vội vàng chuẩn bị lên đường đến đảo Xumatra. Anh tới một thành phố cảng, gặp chuyến tàu thủy đầu tiên khởi hành sang bên ấy, anh lên tàu luôn. Một cơn bão anh cho là chẳng tự nhiên chút nào, đẩy con tàu ra xa khỏi hành trình đã định, và cuối cùng trôi dạt vào hòn đảo này. Hôm ấy nữ hoàng Sêhebanu đi vắng, công chúa Mucara em gái bà đang trị vì thay chị. Khi nhân dân đảo ấy nhìn thấy anh, họ reo mừng hoan hỉ trước sự già nua xấu xí của anh, giống hệt như lúc dân chúng các nơi khác trên trái đất may mắn gặp một ông tiên đẹp tựa thiên thần vừa hạ thế.
Các quân sĩ của hoàng cung hớn hở bắt anh về dâng nàng công chúa Mucara ấy. Cô không chút ngại ngùng trước vẻ già nua cốc đế của anh, lại đâm ra phải lòng ngay lập tức, đại thể cũng giống như cảnh nữ hoàng Sêhebanu đam mê em. Thoạt đầu, anh cứ ngĩ người ta chế giễu mình, chắc hẳn những người dân trên đảo ấy dùng trò ấu tiêu khiển với nhau, cho nên anh chỉ cười khi cô công chúa ấy tỏ tình. Nhưng cô ấy cứ lải nhải làm phiền anh quá, anh hiểu ra mình đã nhầm. Anh mất kiên nhẫn. Vì nóng giận, nàng công chúa càng ngỏ với anh những lời âu yếm thì anh càng đáp lại với lời lẽ cộc cằn.
Câu chuyện kết thúc chẳng mấy hay ho. Nàng công chúa nổi trận lôi đình, sai nhốt anh vào cái tháp tối này. Cô ta định cứ giam mãi ở đây mãi kỳ cho đến lúc anh thay đổi ý kiến và bằng lòng đáp lại mối tình của cô nàng, cho đến lúc anh phải đến quỳ gối dưới chân cô nàng xin tha thứ cho cái tội phạm thượng. Nhưng anh chẳng sẵn sàng làm theo điều cô nàng chờ đợi, anh chuẩn bị tinh thần chịu đựng lâu dài trong tháp này. Nhưng ít nhất hôm nay có điều an ủi anh được phần nào, ấy là gặp người em trai anh vô cùng quý mến. Sự có mặt của em giúp anh thêm sức chịu đựng những hình phạt nặng nề nhất.
Ông Ađi nói đến đấy ngừng lời. Ông Đahi nói:
- Em rất để ý một chi tiết trong câu chuyện của anh. Em ngạc nhiên về cô thôn nữ anh gặp trong mộng cùng những lời cô ấy ngỏ với anh. Không thể không liên hệ giấc mộng ấy với giấc mộng cô Cađi gặp chàng trai tóc vàng.
- Điều ấy không chỉ kỳ diệu đối với em thôi, - ông Ađi nói tiếp - đối với anh cô thôn nữ ấy thường xuyên hiện diện trong tâm trí. Anh nhớ rất rõ hình ảnh cô gái, tưởng chừng như vừa gặp cô hôm qua.
Trong khi hai anh em Ađi và Đahi đang chuyện trò với nhau, viên chỉ huy đội cấm vệ của hoàng gia bước vào tháp tối:
- Hai ông già thích chuyện trò kia, các ông hãy xem nữ hoàng và công chúa của chúng tôi đối xử nhân hậu thế nào với hai ông. Đáng nhẽ trừng phạt tội vô lễ, hai bà lại tha thứ cho hai ông. Hai bà chỉ muốn quên đi những chuyện trong quá khứ, hai bà còn quyết định dành những quang vinh lớn nhất cho hai ông, là mở đại lễ cáo yết với thần thánh tổ tiên.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI SÁU.
Viên chỉ huy tưởng lấy lòng hai ông già khi báo tin vui ấy để hai ông rõ. Đã không biết ơn thì chớ, hai ông già nói năng với ông chẳng ra sao. Vì các ông không chịu ra khỏi tháp, viên chỉ huy đành sai lính cưỡng chế, lôi hai ông già đến ngôi chùa, mặc cho hai ông vùng vẫy.
Vị sư cả trụ trì cũng tất cả các sư huynh, sư đệ trong chùa đều ra đứng sẵn ở cổng chùa nghênh đón hai vị khách quý. Các vị mặc những chiếc áo cà sa dệt bằng chiếu cói, dài đến chấm đất, đầu đội những chiếc mũ đủ màu sắc cũng làm bằng cói. Họ cùng lớn tiếng tụng kinh, hoan nghênh hai vị thánh sống vừa hạ cố đến đảo. Nội dung các câu kinh viết bằng văn vần, đại ý như sau:
Hai lão trượng diệu kỳ đã đặt gót chân lên tất cả các đảo xa đảo gần giữa đại dương mênh mông; hai vị đi đến đâu đều mang theo phúc lành làm muôn dân nô nức ngợi ca vẻ đẹo của hai vị; lần này hai vị hạ cố chọn đảo quốc của nữ hoàng Sêhêbanu ta làm nơi định cư, mặc cho tất cả các đảo lớn đảo nhỏ khác trên đại dương tỏ lòng ganh tị với đảo ta.
Cứ sau một khúc ca, tất cả các nhà sư lại hướng về hai ông già, cúi đầu làm lễ. Sau lễ tiết ban đầu ấy, các nhà sư rước hai vị lão trượng đến ngồi lên hai chiếc ngai phủ bằng chiếu cói đặt trên giàn cao vừa mới dựng, giữa tiếng hoan hô náo nhiệt của toàn dân trên đảo tụ hội về đây xem lễ. Dưới giàn, đặt bàn thời, buộc sẵn một con dê dực và một con lợn chờ lát nữa sẽ cắt tiết và thui qua lửa để dâng lên các vị thần linh cùng tổ tiên.
Hai ông già Ađi và Đahi khôn ngoan hiểu lúc này mình giở trò chống đối chẳng được lợi ích gì, đành cắn răng chịu đựng, không nói một lời. Hai vị ngồi chễm chệ trên hai cá ngai, lại còn đảo mắt nhìn quanh một lượt dân chúng dự hội. Hai ông để ý thấy tất cả mọi người đều dán mắt vào mình. Giữa đám đông, nhận ra nữ hoàng, công chúa Mucara cùng tất cả các vị đại thần trong triều cùng ngồi dự lễ trong một khu dành riêng, giống như trong nhà hát.
Hai con vật dùng vào lễ tế nhị sinh được cắt tiết rồi mang thui tại chỗ. Người ta đốt không biết bao nhiêu hương trầm, lông ngựa, lông gà, giấy vụn cùng với phân bò phơi khô, khói xông mù mịt, khiến hai ông già đến chết ngạt mất, nếu họ không phải là thần linh có quyền năng bất tử, nghĩa là chẳng bao giờ có gì làm họ phải lìa trần. Tuy nhiên, đám khói ấy không khỏi làm cho tất cả những người dự hội ho sặc sụa không thôi.
Sau lễ tế sinh, tất cả phụ nữ và con gái xúm đến quanh bàn thờ, bắt đầu nhảy múa theo nhịp các khúc hát.
Đột nhiên, một sự kiện lạ thường xảy ra khiến mọi người dự hội vô cùng kinh ngạc. Tiếng ca hát ngưng bặt. Các vũ nữ há hốc mồm đứng im như phổng. Ấy là khi nữ hoàng Sêhêbanu và công chúa Mucara không cầm được lòng, liếc mắt đưa tình nhìn hai ông gia, âu yếm chân thành tự đáy con tim. Ngay lập tức, phép thần kỳ diễn ra. Hai anh em Ađi và Đahi mất luôn dáng vẻ tàn tật và già nua lọm khọm, biến thành hai chàng trai khỏe mạnh rất đỗi xinh trai. Hai người khôi phục nguyên dạng hai vị thần vốn có mấy trăm năm về trước.
Sự thay đổi kinh dị quá. Các nhà sư trong chùa kinh hoàng trước sự thay đổi hình dạng, họ cho là điềm chẳng lành, vội vã bỏ đi. Tất cả những người đẹp vừa nhảy múa ca hát chung quanh bàn thờ xô nhau chạy trốn, vừa chạy vừa run lẩy bẩy. Còn bà nữ hoàng và cô công chúa em gái, thấy những người mình vô cùng yêu thương giờ đã trở thành những vật xấu khủng khiếp, cùng nhau chán nản lui về cung.
Chẳng mấy chốc toàn bộ khu chùa vắng teo vắng ngắt. Chỉ còn lại hai ông già, lúc đầu hai ông chưa dám tin vào mắt mình. Nhưng nhờ mọi quyền năng của hai ông mặc nhiên đã được trả lại theo đúng điều kiện vẫn ràng buộc họ trước đây, họ hiểu ra sở dĩ có sự thay đổi hình dạng này là có hai người đàn bà chưa tới tuổi đôi mươi thực sự phải lòng sự già cỗi tật nguyền của hai vị; và rồi chính hai nàng ấy, sau khi thấy hai con người ốm o lụ khụ mình yêu dấu xiết bao bỗng dưng biến thành hai chàng trai trẻ tuấn tú khôi ngô, thì chán chường quá, vội vàng bỏ chạy y như mọi người.
Trong khi hai ông già chưa hết mừng vui nhận ra đã khôi phục được những lợi thế dành riêng cho thần linh hai ông vốn có từ ngày xửa ngày xưa và bị tước đoạt bởi phép thần của tu sĩ Bàlamôn, họ chợt thấy xuất hiện đột ngột trước ngôi chùa đích thân ông già Canxu ấy. Theo sau ông có một cô gái. Ông Đahi thoạt nhìn, nhận ra ngay đấy là Fatim. Còn Ađi mừng rỡ thấy đấy chính là cô thôn nữ ông đã từng gặp trong mộng. Ông kêu lên:
- Đây chính là nàng thôn nữ ta luôn ấp ủ hình ảnh trong con tim!
- Đúng vậy, anh Ađi à, - tu sĩ Bàlamôn đáp - đúng cô thôn nữ ấy. Chính để làm cho hạnh phúc của anh ngày hôm nay đạt tới điểm đỉnh, ta dẫn cô ấy đến đây với anh. Rốt cuộc, - tu sĩ nhìn hai thần linh và nói tiếp - các con ơi, rốt cuộc các con đã thoát khỏi tình cảnh gây nên do cơn thịnh nộ của ta năm nào. Ta rất tiếc hai con buộc phải sống trong tình cảnh ấy lâu dài đến vậy, nhưng chẳng có cách nào giúp cho hai con thoát được sớm hơn. Chính ta là người đã báo mộng khuyên hai con hãy đến đảo Xumatra; chính ta đã gây nên những cơn bão tố khiến tàu hai con phải trôi dạt vào đảo này, bởi ta biết trước những gì rồi sẽ xảy ra tiếp tại nơi đây.
- Còn anh Đahi, - tu sĩ nói thêm - con hãy mau mau đi tìm Cađi, để cho em vui mừng gặp lại chị gái.
Ông Đahi lao ra ngoài nhanh như tia chớp. Ông vào bếp của viên chỉ huy đội cấm vệ hoàng gia, mang cô thiếu nữ đến chùa.
Hai chị em tràn trề âu yếm và mừng vui ôm chặt lấy nhau, hôn nhau không biết chán. Sau đấy cô chị vui lòng phó thác thân mình cho chàng Ađi xinh tra; còn cô em, rất thích thú thấy ông già Đahi nay chính là chàng trai có cmasi tóc vàng vẫn ám ảnh từ khi cô nhìn thấy chàng trong mộng, sẵn sàng mang lại hạnh phúc cho chành. Tiếp đó, tu sĩ Canxu nói với hai thần linh:
- Vĩnh biệt, các con trai của ta. Các con không còn phải chịu khuất phục trước uy lực của ta nữa. Ta cho hai cin trở thành những người tự do. Các con muốn đưa hai cô gái trẻ này đi đến đâu tùy ý thích. Bốn người hãy sống trong hòa thuận.
Nói xong, tu sĩ biến mất. Hai vị thần dẫn hai chị em gái đến định cư ở một hòn đảo dành riêng cho các thần linh.
Kể đến đó, ông già ngoài đường phố Batđa tâu với hoàng đế Hanrun-an-Rasit:
- Tâu Đức thống lĩnh các tín đồ, đấy chính là câu chuyện tôi đã kể cho chàng trai này nghe, và đã làm cho chúng tôi cùng nhau cười như nắc nẻ.
Hoàng đế Hanrun-an-Rasit và cung phi Xuntanum đề tỏ ý thú vị về câu chuyện. Vua truyền cho chàng trai kể nốt câu chuyện của anh. Chàng trai bắt đầu kể như sau.
Nguồn: docsach.mobi