28/1/13

Tấm huy chương vàng (C7-8)

Chương 7

Trái với phỏng đoán của bọn trẻ, lá thư trung phong Sĩ Hoàng vừa đưa không có gì đặc biệt.
Nó tương tự như hai lá thư trước, nghĩa là vẫn những lời động viên chân thành: “Anh đừng lo nghĩ nhiều nữa nhé! Chỉ không đầy hai tháng nữa thôi, anh sẽ được tái ngộ với những người hâm mộ trung thành. Em luôn tin rằng, lần trở lại này, anh sẽ vừng vàng và chín chắn hơn…”
Quý ròm đọc đi đọc lại lá thư hai, ba lần, vẫn chẳng hiểu tại sao trung phong đội Hy Vọng lại bảo tụi nó “nghiên cứu” lá thư không có gì khác lạ này.
Vẻ thắc mắc của bọn trẻ không qua khỏi mắt Sĩ Hoàng. Anh mỉm cười:
- Các em xem ngày tháng đề ở đầu bức thư ấy!
Bọn Quý ròm liền nhìn lên dòng chữ ghi ngày tháng. Vẫn chẳng khám phá ra điều gì khả nghi, Quý ròm gãi má:
- Em chẳng thấy có gì…
Mặt anh Sĩ Hoàng đột nhiên nghiêm lại:
- Lá thư đề ngày 6 tháng 10, tức là ngày hôm qua, nhưng từ cuối tháng 9 anh đã được xoá án kỷ luật…
- A, em hiểu rồi! - Quý ròm buột miệng reo – Có nghĩa là mặc dù anh đã được phép ra sân nhưng cô gái vẫn viết như là anh đang còn bị treo giò?
- Đúng vậy! – Anh Sĩ Hoàng gật đầu, môi anh mím lại - Chẳng lẽ các em không nghĩ đó là chuyện khác thường sao?
- Ừ, lạ thật! - Quý ròm tặc tặc lưỡi.
Tiểu Long liếm môi:
- Hay là cô gái này không đọc báo, do đó…
Quý ròm cắt ngang sự phán đoán của hai bạn:
- Không thể như thế được! Đã là người hâm mộ bóng đá, ai mà chẳng đọc báo xem đài để theo dõi tin thức thể thao! Hơn nữa, nếu không xem báo thì trước tin anh Sĩ Hoàng được ra sân trở lại đằng nào bạn bè chẳng đến cho h
Lập luận sắc bén của Quý ròm khiến Tiểu Long hết ham góp ý. Nó thừ người nghĩ ngợi. Nhưng nghĩ mãi, nghĩ mãi mà óc nó chẳng léo lên được tí ánh sáng nào.
Tiểu Long liếc sang Văn Châu, thấy nhỏ bạn cũng đang bứt tai nhăn nhó.
Còn Quý ròm thì lông mày nhăn tít và luôn mồm lẩm bẩm:
- Lạ thật! Lạ thật đấy!
Anh Sĩ Hoàng rút ra từ trong xấp thư bốn, năm lá khác bày ra bàn:
- Các em xem này! Đây là những lá thư của cô ấy từ đầu tháng đến giờ…
Những lá thư anh Sĩ Hoàng trải ra bàn đều ghi ngày tháng rõ ràng: 1/10, 2/10, 3/10… Và nội dung trong những lá thư này na ná như nhau, nghĩa là đều khuyên chàng trung phong của đội Hy Vọng kiên nhẫn chờ đến ngày hết hạn treo giò, không nên buồn bã hay nản chí…
Quý ròm tần ngần nhìn những lá thư, cắn môi nói:
- Rõ ràng cô gái này không hề hay biết anh đã được phép ra sân trở lại.
Văn Châu ngó bạn:
- Hay cô ấy bị ốm?
- Không đâu! - Quý ròm nhún vai - Một người ốm không thể viết mỗi ngày một lá thư được!
- Thế thì khó hiểu thật! – Anh bồn chồn đi tới đi lui, miệng than thở - Trong thời gian qua những lá thư của cô gái này đã an ủi động viên anh rất nhiều. Nếu không có những tấm lòng như thế, chưa chắc anh đã đủ sức để gượng dậy. Vậy mà bây giờ anh chẳng biết làm sao gặp cô ta để cảm ơn, cũng chẳng biết cô ta có ốm hay không để đến thăm…
Vẻ áy náy của trung phong Sĩ Hoàng khiến bọn trẻ áy náy theo. Chúng bối rối đưa mắt nhìn nhau, không biết làm cách nào để giúp “thần tượng” của mình thoát khoải tâm trạng nặng nề, ray rứt.
Đang vô kế khả thi, Quý ròm chợt nghĩ ra một mẹo, liền lật đật cầm những chiếc phong bì lên xem.
- A, có cách rồi! – Không biết phát hiện ra điều gì hay ho, nó huơ huơ những chiếc phong bì, hí hửng reo lên – Anh cho em mượn mấy chiếc phong bì này, em sẽ tìm ra cô gái đó cho anh xem!
- Em nói thật đấy chứ? - Người trung phong khét tiếng nhìn sững người hâm mộ tí hon.
- Thật! - Quý ròm gật đầu, giọng chắc như đinh đóng cột - Trong vòng một tuần lễ, thế nào em cũng tìm ra.
Trung phong đội Hy Vọng sáng mắt:
- Thế thì hay quá! Một tuần nữa đội Hy Vọng sẽ tiếp đội Ilhwa Chuma trên sân nhà. Tuy không hy vọng lật ngược thế cờ nhưng ở trận lượt về này nếu được ban lãnh đạo tin tưởng xếp vào đội hình, anh sẽ cố gắng dốc hết sức lực để đáp lại lòng mong mỏi của người hâm mộ. Và nếu may mắn đoạt huy chương vàng thì đó sẽ là món quà dành riêng cho người nữ cổ động viên chí tình này.
Sự hào hứng và tin tưởng của trung phong Sĩ Hoàng đối với lời hứa của thằng ròm khiến Văn Châu và Tiểu Long lo sốt vó. Tuy vẫn biết Quý ròm có một cái đầu đầy diệu kế nhưng việc truy tìm tông tích một con người qua những lá thư không ghi địa chỉ lẫn tên tuổi chẳng khác nào chuyện mò kim đáy bể khiến Tiểu Long và Văn Châu không khỏi hồi hộp.
Trên đường về, Văn Châu bộc lộ sự lo lắng bằng một câu nói bâng quơ:
- Anh Sĩ Hoàng hy vọng vào Quý lắm đó!
Còn Tiểu Long thì đạp xe mà người cứ nhấp nha nhấp nhổm. Một lát, không nhịn được, nó ngoái đầu ra sau, nơm nớp hỏi:
- Này, khi nãy mày có lỡ ba hoa quá trớn không đấy?
Quý ròm bĩu môi “xì” một tiếng:
- Tao chứ đâu phải mày!
Không để ý đến giọng điệu khiêu khích của bạn, Tiểu Long thấp thỏm hỏi gặng:
- Như vậy là mày nói thật?
- Tao là người không quen nói đùa! - Quý ròm vừa đáp vừa ưỡn ngực khiến chiếc xe chao đi.
Tiểu Long ghìm tay lái:
- Nghĩa là mày sẽ tìm ra cô gái đó?
- Dứt khoát tìm ra!
- Trong vòng một tuần!
- Không tới một tuần! Một tuần là tao nói trừ hao thế thôi!
Văn Châu quay sang Quý ròm, giọng ngờ vực:
- Bạn sẽ tìm ra bằng cách nào?
- Bí mật! - Quý ròm cười mím chi – Lát về nhà, chúng ta sẽ bàn.
Thấy Quý ròm úp úp mở mở, ra vẻ ta đây là thám tử Sherlock Holmes thứ thiệt, Văn Châu và Tiểu Long không buồn “chất vấn” nữa.
Hay cặp giò cố nhấn mạnh bàn đạp, mong chóng về đến nhà để xem thằng ròm trình bày kế hoạch ra sao.
Hoá ra kế hoạch của Quý ròm rất đơn giản. Nó rút một phong bì từ trong túi áo chìa ra trước mặt hai bạn:
- Tụi mày thấy gì đây không?
- Thấy! - Tiểu Long bộp chộp đáp – Đây là chiếc phong bì khi nãy.
- Rõ là nhanh nhẩu đoảng! - Quý ròm nhăn mặt – Ai chả biết đây là chiếc phong bì khi nãy! Tao hỏi là hỏi xem tụi mày có thấy gì trên chiếc phong bì này không thôi!
Lần này Tiểu Long dáp một cách rụt rè:
- Trên phong bì có… tên và địa chỉ người nhận.
- Gì nữa?
- Có con tem! - Văn Châu đáp.
- Gì nữa?
Tiểu Long ngần ngừ một lát rồi nhún vai:
- Hết rồi!
- Chắc không? - Quý ròm gằn giọng.
Thái độ của thằng ròm làm Tiểu Long chột dạ. Nó ấp úng:
- Không chắc!
Quý ròm cố nén cười:
- Thế thì còn cái gì nữa?
Tiểu Long còn đang lúng túng thì Văn Châu bất giác “à” lên một tiếng:
- Còn con dấu bưu điện!
- Đúng rồi! - Quý ròm gục gặc đầu – Trên phong bì còn có con dấu của bưu cục. Và đây chính là đầu mối quan trọng để chúng ta tìm ra tông tích người gửi thư.
Tiểu Long đưa tay quẹt mũi:
- Tao vẫn chưa hiểu!
Quý ròm chỉ tay lên con dấu đen:
- Tui mày nhìn kỹ nhé! Đây là con dấu của bưu cục Bàu Cát. Hai chữ Bàu Cát sờ sờ ra đây n
Văn Châu liếm môi:
- Bàu Cát thì sao?
Quý ròm lần lượt rút tất cả những bức thư trong túi ra, đặt xuống trước mặt:
- Cả năm lá thư này đều đóng dấu của bưu cục Bàu Cát! Điều đó có nghĩa tác giả những lá thư này cư ngụ ở quận Tân Bình, gần bưu cục Bàu Cát và mọi lá thư đều được gửi đi từ bưu cục này, đúng không?
Văn Châu và Tiểu Long đồng thanh:
- Đúng!
Nhưng sau khi đồng thanh đáp, cả hai cái miệng liền đồng thanh hỏi:
- Thế thì sao?
Quý ròm nheo mắt:
- Thế thì tụi mình phải đến Tân Bình để tìm cho ra cô gái này chứ là sao!
Lời phán của Quý ròm khiến cặp mắt của Tiểu Long trợn tròn:
- Mày đừng có điên! Quận Tân Bình mênh mông như thế, làm sao tìm ra được?
- Được! - Quý ròm điềm nhiên – Chúng ta sẽ không mò mẫm khắp quận Tân Bình, mà chỉ đứng canh ở bưu cục Bàu Cát thôi!
Văn Châu nuốt nước bọt:
- Canh như thế nào?
- Mình sẽ đứng ngay chỗ quầy bán tem. Bất cứ ai vào mua tem dán thư, mình đều kín đáo liếc vào phong bì trên tay họ, như vậy sớm muộn gì cũng phát hiện ra cô gái kia!
Kế hoạch của Quý ròm khiến Tiểu Long nhảy dựng:
- Ối trời! Vậy biết phải đứng canh đến bao giờ? Đứng đến Tết Công-gô chắc?
Quý ròm thản nhiên:
- Tụi mình chỉ cần canh trong một ngày thôi!
- Một ngày? – Nghe Quý ròm nói chắc như bắt cua trong giỏ, Tiểu Long ngạc nhiên trố mắt - Thế nhỡ…
- Chả “nhỡ nhàng” gì cả! - Quý ròm khoát tay – Mày đừng quên là suốt hơn bốn tháng qua, không ngày nào là anh Sĩ Hoàng không nhận được thư của cô gái nọ. Điều đó chứng tở ngày nào cô ta cũng đến bưu cục bỏ thư! Vì vậy tụi mình chỉ cần canh một ngày thôi!
Sự phân tích của Quý ròm lập tức xua tan thắc mắc trong lòng hai bạn. Tiểu Long chép miệng gật gật đầu:
- Ừ, mày nói cũng có lý!
Đang gật gù, nó bỗng ngẩng phắt lên:
- Nhưng tụi mình đâu có biết cô ta bỏ thư vào giờ nào!
buông thõng:
- Vì vậy mình phải canh từ sáng đến tối!
- Thế còn chuyện đi học? - Tiểu Long ngẩn tò te – Tao, mày, Văn Châu đều đi học buổi sáng kia mà!
- Vẫn đi học bình thường! - Quý ròm chậm rãi – Ba đứa mình sẽ canh từ trưa đến chiều. Còn buổi sáng nhờ anh em thằng Nở.
- Anh em thằng Nở? - Tiểu Long lại giương mắt ếch - Tụi nó đang ở Vũng Tàu kia mà!
- Hai anh em nó về lại kinh Tàu Hủ cả tháng nay rồi. Tuần trước tao mới gặp! - Quý ròm cười toe.
- Thôi được! - Tiểu Long gãi đầu – Nhưng nếu phát hiện được cô gái đó rồi, tụi mình sẽ làm gì tiếp theo?
- Đi theo cô ta! - Quý ròm gọn lỏn.
- Để làm gì?
- Để xem nhà cô ta ở đâu chứ để làm gì!
Tiểu Long ra vẻ hiểu biết:
- À, tao hiểu rồi! Sau đó tụi mình sẽ xông vào nhà và chuyển lời cảm ơn của anh Sĩ Hoàng đến cô ta?
- Sai bét! - Quý ròm nhún vai - Nếu chỉ để chuyển lời cảm ơn thì chuyển ngay lúc đụng độ ở bưu cục Bàu Cát chứ cần gì phải về tới tận nhà!
Tiểu Long chưng hửng:
- Thế tụi mình không vào nhà cô ta ư?
- Tất nhiên là không!
- Thế đi theo cô ta về tận nhà để làm gì?
- Để xem cô ta ở nhà số mấy! Tụi mình sẽ báo cho anh Sĩ Hoàng biết địa chỉ đó. Và ảnh sẽ “thân chinh” tới cảm ơn cô gái!
- Đúng rồi! - Văn Châu gật đầu phụ hoạ - Phải để anh Sĩ Hoàng đến tận nhà cảm ơn cho lịch sự! Tụi mình bép xép có khi hỏng bét!
Thấy Văn Châu hùa theo phe Quý ròm, Tiểu Long đành làm thinh. À không, nó không làm thinh hẳn! Cuồi cùng, nó có nói một câu:
- Nhưng chắc gì đã gặp được cô gái đó, bàn tới bàn lui làm chi cho mất công!
Câu nói của thằng Tiểu Long kém mồm miệng làm Quý ròm nổi điện trợn mắt hét:
- Trù ẻo hả mày?


Chương 8

Đầu giờ chiều, Quý ròm, Tiểu Long và Văn Châu lò dò tới bưu cục Bàu Cát đã thấy nhỏ Xảo ngồi bó gối trước hiên.
- Anh Nở đâu em? - Quý ròm hỏi.
Nhỏ Xảo len lén hất đầu ra sau:
- Ảnh còn đứng chỗ quầy bán tem đó!
Tiểu Long hỏi:
- Làm gì em lấm la lấm lét thế?
- Nguy hiểm lắm! - Nhỏ Xảo thì thào.
Tiểu Long ngạc nhiên:
- Có chuyện gì thế?
Nhỏ Xảo rụt cổ:
- Công an sắp đến đây đấy!
- Công an? - Tiểu Long há hốc miệng – Công an đến đây làm gì?
Nhỏ Xảo méo xệch miệng:
- Đến bắt em và anh Nở chứ đến làm gì!
Tiểu Long càng ngơ ngác:
- Ai bảo em vậy?
- Cần gì ai bảo! - Nhỏ Xảo sợ hãi láo liên mắt - Thấy những người ngồi đằng sau quầy cứ nhìn chòng chọc vào bọn em rồi quay sang xì xào với nhau, lát lại thấy có người nhấc điện thoại lên quay số là em đoán ra ngay thôi! Người ta gọi công an đấy!
Quý ròm cố bấm bụng làm thinh nãy giờ, tới lúc này không nhịn được liền phì cười:
- Rõ lo hão! Mới xuống Vũng Tàu bán báo có mấy tháng mà tụi mày đã nhiễm cái máu hình sự của thằng Mạnh rồi! - Rồi nó khịt khịt mũi – Công an người ta phải lo bao nhiêu là việc quan trọng, có đâu rảnh rỗi mà đi bắt anh em mày!
Mắt nhỏ Xảo chớp lia:
- Em thấy người ta gọi điện thoại rõ ràng kia mà!
- Gọi điện thoại đâu có nghĩa là kêu công an đến!
Được Quý ròm trấn an, nhỏ Xảo dần dần lấy lại bình tĩnh. Nhưng nó vẫn chưa yên tâm hẳn:
- Nhưng tụi em la cà ở đây từ sáng đến giờ, thế nào người ta cũng nghi!
- Kệ người ta! - Quý ròm hừ mũi – Mày vào kêu anh Nở mày ra đi!
- Thế nào hả Nở? – Khi Nở vừa bước ra, Quý ròm hất hàm hỏi ngay – Mày có phát hiện được người nào khả nghi không?
Nở lắc đầu:
- Ai vào mua tem dán thư, em cũng để ý, nhưng chẳng thấy phong thư nào giống như những phong thư anh đưa em xem cả! Từ sáng đến giờ chẳng có ai gửi thư cho trung phong Sĩ Hoàng!
- Thôi được rồi! - Quý ròm khoát t- Giờ tới lượt tụi tao canh! Anh em mày về đi kẻo công an tới bắt bây giờ!
Vừa nói Quý ròm vưa mỉm cười nhìn nhỏ Xảo khiến con bé đỏ mặt ngó lơ chỗ khác. Còn thằng Nở thì ngẩn tò te chẳng hiểu mô tê gì.
Nhưng cũng như anh em thằng Nở, bọn Quý ròm đứng đến rã cẳng vẫn chẳng phát hiện ra tông tích của cô gái nọ.
Suốt từ khi bọn nó bước vào đến lúc bưu cục đóng cửa, có tới hàng mấy chục người vào bỏ thư và không một phong thư nào lọt khỏi tầm quan sát của ba đứa nhưng rốt cuộc điều tụi nó chờ đợi đã không xuất hiện. Ngày hôm đó hoàn toàn không có ai gửi thư cho trung phong của đội Hy Vọng.
- Có bao giờ thằng Nở dò xét không kỹ không hả mày? - Vừa đạp xe, Tiểu Long vừa hoang mang hỏi.
- Không đâu! - Quý ròm đáp - Nở tính tình cẩn thận, chi li, chắc chắn nó không để sót!
- Thế tại sao cô gái nọ lại không xuất hiện? - Văn Châu nóng nảy quay sang Quý ròm – Hay là hôm nay cô ta không đi gửi thư?
Văn Châu hỏi Quý ròm nhưng Tiểu Long lại gật đầu:
- Ừ, có thể lắm!
Thấy có người đồng tình, Văn Châu hào hứng tiếp:
- Như vậy dứt khoát cô ta bị ốm?
Tiểu Long lại
- Ừ, dứt khoát thế!
- Dứt khoát cái con khỉ! – Nghe hai bạn đối đáp một hồi, Quý ròm ngứa tai, gắt - Chỉ toàn là đoán mò! Muốn biết hôm nay cô ta có gửi thư hay không, trưa mai đến gặp anh Sĩ Hoàng hỏi là biết ngay chứ gì!
Bị thằng ròm cự nự, nhưng Tiểu Long lại cười toe:
- Ừ, hay đấy! Mày thông minh ghê!
- Còn phải nói! - Quý ròm khoái chí xổ câu quen thuộc.
Trưa hôm sau, Văn Châu ở nhà. Còn Tiểu Long và Quý ròm vừa ra khỏi cổng trường đã phóng thẳng đến nhà anh Sĩ Hoàng.
Vừa thấy hai ông nhóc đặt chân qua khỏi cổng, anh Sĩ Hoàng đã hoan hỉ:
- Các em đã tìm ra tông tích của cô gái đó rồi sao?
- Dạ, chưa ạ! - Quý ròm bẽn lẽn gãi đầu.
Trung phong đội Hy Vọng lập tức ỉu xìu:
- Thế các em đến tìm anh có chuyện gì?
Quý ròm chớp mắt:
- Em muốn biết ngày hôm nay anh có nhận được lá thư nào của cô gái đó không ạ?
- Có
Quý ròm tròn xoe mắt:
- Có thật ư?
Thái độ của Quý ròm làm người trung phong thắc mắc:
- Thì ngày nào mà anh chẳng nhận được thư của cô ta! Sao em kinh ngạc thế?
Quý ròm không trả lời thẳng câu hỏi của anh Sĩ Hoàng. Nó nín thở chìa tay ra:
- Anh có thể cho em xem qua lá thư đó được không?
- Tất nhiên là được!
Quý ròm hấp tấp đón lấy lá thư và há hốc miệng khi thấy trên phong bì vẫn là con dấu của bưu cục Bàu Cát và ngày tháng đóng trên phong bì chính là ngày hôm qua. Nội dung của lá thư bên trong vẫn tương tự những lá thư trước, điều đó cho thấy đến tận giờ phút này người hâm mộ bí ẩn kia vẫn không hề biết trung phong Sĩ Hoàng đã được xoá án treo giò trước thời hạn từ lâu.
- Lạ thật mày ạ!
Tiếng Tiểu Long thì thầm bên tai khiến Quý ròm choàng tỉnh. Nó nhìn anh Sĩ Hoàng:
- Anh cho em mượn cả lá thư này nhé!
- Để truy tìm tông tích của người gửi ư?
- Dạ.
- thì em cứ cầm lấy đi!
Vừa ra khỏi cổng, Tiểu Long sốt ruột lặp lại câu nói khi nãy:
- Lạ thật mày ạ!
- Ừ, lạ thật! - Quý ròm đáp xụi lơ.
Tiểu Long chặc lưỡi nhắc lại nỗi nghi ngờ hôm qua:
- Rõ ràng thằng Nở dò xét không kỹ!
Quý ròm nhún vai:
- Tao không nghĩ vậy!
- Thế theo mày thì tại sao cô gái ấy gửi thư tại bưu cục Bàu Cát mà tụi mình không phát giác được?
Quý ròm thở đánh thượt:
- Tao nghĩ không ra!
Cái kiểu trả lời trớt quớt của thằng ròm khiến Tiểu Long đã quạu càng quạu thêm. Nó hỏi, giọng giận dỗi:
- Mày mà nghĩ không ra thì ai mới nghĩ ra?
- Có một người? - Giọng Quý ròm thản nhiên.
Mắt Tiểu Long chợt loé lên:
- Mày muốn nói đến Hạnh ư?
- vậy!
Nhỏ Hạnh ngồi nghe Quý ròm thuật lại toàn bộ câu chuyện với vẻ mặt chăm chú. Chăm chú đến mức Quý ròm đã kể dứt từ lâu, cặp mắt của nó vẫn nhắm tịt sau đôi kính cận.
Đợi cả buổi vẫn chẳng thấy “nhà thông thái” ừ hử tiếng nào, Quý ròm đâm cáu:
- Chán thật! Lại còn muốn làm công chúa ngủ trong rừng!
Nhỏ Hạnh có vẻ muốn làm công chúa ngủ trong rừng thật. Mặc cho bạn cà khịa, nó vẫn chẳng buồn mở mắt, cũng chẳng động đậy.
Mãi một lúc, nó mới từ từ hé mắt ra.
- A ha! - Tiểu Long reo lên – Công chúa dậy rồi!
- Sao? - Quý ròm hồi hộp dán mắt vào “nhà thông thái” – Đã khám phá ra điều gì ngoắt nghéo trong chuyện này chưa?
- Rồi! - Nhỏ Hạnh cười tươi.
- Rồi? - Quý ròm giật mình hỏi lại.
Nhỏ Hạnh gật đầu:
- Ừ!
Quý ròm liếm môi:
- Không phải tại anh em thằng Nở bất cẩn chứ?
- Không! - Nhỏ Hạnh lắc đầu – Theo Hạ đoán, chuyện này chẳng phải do lỗi của anh em thằng Nở! Tuy vậy cần phải kiểm chứng!
- Kiểm chứng bằng cách nào?
Nhỏ Hạnh đưa tay ra:
- Quý cho Hạnh mượn những lá thư của cô gái nọ đi!
Quý ròm lật đật chìa ra phong thư mới nhất.
Nhỏ Hạnh đón lấy, nhưng không rút lá thư ra. Nó chỉ liếc mắt qua phong bì một cái rồi hắng giọng:
- Những lá kia nữa!
Sau khi cầm năm lá thư Quý ròm đưa, nhỏ Hạnh xem xét từng phong bì rồi gật gù, giọng hớn hở:
- Quả đúng như Hạnh nghĩ!
Cả Quý ròm lẫn Tiểu Long cùng bật hỏi:
- Hạnh nghĩ gì thế?
Nhỏ Hạnh chỉ lên con tem ở góc phong bì:
- Long và Quý xem đi! Đây là con tem gì?
Quý ròm cầm lấy phong thư, đưa lên sát mắt:
- Tem “Thiếu nữ bên hoa sen” thì sao?
- Chả sao cả! - Nhỏ Hạnh vừa cười vừa bày những phong thư khác ra bà Nhưng điều đáng để ý là tất cả những lá thư này đều dán loại tem “Thiếu nữ bên hoa sen”!
Giải thích của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long ù ù cạc cạc. Thông minh như Quý ròm mà cũng không hiểu nhỏ Hạnh định dẫn dắt câu chuyện đến đâu. Nó nheo mắt, vẻ bất bình:
- Tôi chẳng thấy nhữgn con tem đó có gì quan trọng cả!
- Những con tem đó dĩ nhiên không quan trọng! - Nhỏ Hạnh vẫn tỉnh khô – Quan trọng là qua những con tem cùng loại này, chúng ta có thể kết luận cô gái kia đã mua sẵn một loạt tem từ trước, ngay vào lúc loại tem in hình cô thiếu nữ ngồi bên bình hoa sen đang phát hành…
- Đúng rồi! Tôi nhớ ra rồi! - Tiểu Long đột ngột reo lên – Lúc ở nhà anh Sĩ Hoàng, tôi cũng nhìn thấy những con tem này trên các xấp thư còn lại. Hình như tất cả những phong thư của cô gái này đều dán tem “Thiếu nữ bên hoa sen” thì phải!
Đang hăm hở hét, Tiểu Long chợt ngừng bặt. Mặt nó xịu xuống:
- Nhưng… thế thì sao?
Nhỏ Hạnh chưa kịp “giải đáp thắc mắc” cho Tiểu Long, Quý ròm đã hí hửng đáp thay:
- Rõ là đồ ngốc tử! Vậy mà cũng không hiểu hở! - Quý ròm lên giọng, làm như chính nó chứ không phải nhỏ Hạnh đã phát hiện ra chi tiết quan trọng này - Nếu như tất cả thư từ của cô gái này trong bốn tháng qua đều dán cùng một loại tem, điều đó có nghĩa là cô gái này đã mua sẵn một đống tem để ở nhà, vì vậy khi gửi thư, cô ta không cần phải đặt chân vào quầy bán tem trong bưu cục, mày hiểu ch
- Chưa hiểu!
Lời thú nhận thật thà của Tiểu Long làm Quý ròm tròn mắt:
- Mày chưa hiểu thật hả?
- Thật! - Tiểu Long bối rối quẹt mũi – Làm sao mày và Hạnh có thể quả quyết là cô gái này dán sẵn tem ở nhà?
- Trời đất! Ở bưu điện người ta bán hàng chục loại tem khác nhau, đó là chưa kể các loại tem mới phát hành liên tục, nếu cô gái kia mỗi ngày đều đến bưu điện mua tem thì chắc chắn trên các phong bì của cô ta phải có nhiều loại tem khác nhau chứ làm sao lại dán cùng một loại tem suốt bốn tháng được!
- Ờ há! - Tiểu Long gãi đầu – Có vậy mà tao cũng không nghĩ ra!
Rồi nó gục gặc đầu, ra vẻ “hiểu vấn đề”:
- Hèn gì tụi mình thay nhau đứng canh ở quầy bán tem suốt cả ngày trời mà không thấy cô ta vào mua tem!
Đang nói, Tiểu Long bỗng ngẩn mặt:
- Nhưng dù không mua tem cô ta cũng phải vào gửi thư chứ?
Nhỏ Hạnh không hề tỏ ra lúng túng. Nó chậm rãi đẩy gọng kính trên sống mũi:
- Chắc chắn bưu cục Bàu Cát có một hòm thư con ở trước cửa! Cô ta đã bỏ thư vào hòm thư n
Lời khẳng định của “thày bói’ Hạnh khiến Quý ròm phục lăn:
- Đúng rồi! Ngay trước bưu cục Bàu Cát có một hòm thư màu vàng.

Nguồn: hgth.vn