24/1/13

Trăng khuyết (C1-2)

Chương 1

Dựng cái xe đạp vào cánh cổng sắt cao chót vót với những cọc nhọn như chông vút lên trời, Nhã Ca nhấn chuông và chờ.

Không phải đợi lâu, cô đã nghe tiếng khoá mớ và cánh cổng màu đồng sang trọng hé ra.

Bà Tư Hường nhìn Nhã Ca, giọng ái ngại:

- Ông vẫn chưa về . Hay cháu vào . . vào sân mà chờ.

Nhã Ca lắc đầu trong thất vọng:

- Dạ thôi ạ.

Bà Hường nói:

- Nãy giờ dì có lén gọi vào số di động của ông nhưng không được . Chắc ông tắt máy rồi . Thôi, vào trong đi, có ngại thì xuống bếp với dì.

Nhã Ca từ chối:

- Cháu cảm ơn dì Tư . Cháu đi vòng vòng rồi sẽ trở lại Nhờ dì nói hộ là có cháu tìm, nếu ông ấy về .:

- Được rồi, Dì sẽ nói hộ.

Nhã Ca đứng tần ngần bên xe đạp . Đã chín giờ rồi còn đạp xe đi đâu nữa khi suốt mấy tiếng đồng hồ qua cô đã lòng vòng khắp phố đến mức rã cả hai chân, còn bụng thì sôi sùng sục vì đói . Thôi thì cứ chờ trước nhà vậy . Dù thế nào đi chăng nữa, nhất định bữa nay Nhã Ca cũng phải gặp bằng được ông ấy, nếu không chuyện học hành của cô coi như hỏng to.

Dắt chiếc xe qua một bên, Nhã Ca tựa lưng vào tường và chờ . Con đường này toàn là biệt thự nên buổi tối khá vắng vẻ . Ca đứng trong tâm trạng bất an, lo lắng khi thỉnh thoảng có vài chiếc xe gắn máy tấp vào lề nhìn cô rồi buông những lời hết sức sống sượng.

Nhìn vào chiếc đồng hồ đeo tay lên dây cốt cổ lỗ của Liên Xô, Nhã Ca thấy đã mười giờ . Mệt mỏi, chán chường, cô ngồi xổm xuống đất, hai thay bó gối cho đỡ lạnh vì sương đêm mà không biết mình còn phải chờ đến bao lâu nữa.

Ngay lúc đó, có ánh đèn xe chiếu ngay chỗ Ca đang gnồi, cô nheo mắt vì chói, nhưng vẫn cố nhìn xem là ai rồi thất vọng.

Ba chiếc xe phân khối lớn thắng kít lại ngay cổng, rồi tiếng nhấn còi xe inh ỏi thay cho tiếng chuông gọi cửa của những người ngồi trên xe khiến Nhã Ca bất chợt quay đi . Cô không muốn ai nhận ra mình, nhưng đã trễ rồi . Ca nghe giọng con gái vang lên:

- Trời ơi! Bữa nay chị ta ra tận nàh mình để tiếp thị nữa à ? Đúng là kinh khủng . Phải gọi dì Tư ra đuổi đi mới được.

Từng hồi còi xe lại vang lên chát chúa lẫn với tiếng gọi bà Tư Hường, khiến Nhã Ca vừa tức vừa rối rấm .Cô không muốn váy vào những người này chút nào, nhưng cô cũng không thể bỏ đi nếu chưa đạt được mục đích.

Cổng mở, ba chiếc xe lần lượt phóng vào . Nhã Ca nhẹ nhõm vì biết bà Tư Hường nếu có ra theo lệnh chủ cũng chả đuổi cô làm gì.

Yên tâm với suy nghĩ đó, Nhã Ca tiếp tục ngồi xuống để chờ . . Cô chợt nghe tiếng bước chân rất nhẹ rồi một đôi giày đàn ông bóng loáng xuất hiện trước mặt cô.

Nhã Ca ngẩng đầu lên . Cô chưa kịp có phản ứng gì, người vừa xuất hinệ đã hỏi bằng giọng trống không:

- Sao lại ngồi ở đây.

Im lặng mất mấy giây, Ca mới trả lời cũng bằng giọng trống không:

- Vì không muốn làm phiền những ai không liên quan.

Người thanh niên bật cười:

- Tiếc là chúng ta có liên quan với nhau, bởi vậy em vào nhà đi.

Nhã Ca bĩu môi:

- Vừa rồi tôi nghe rất rõ những lời của chị TQ, anh không phải giả vờ tốt bụng đâu anh Quân .:

- Anh chả cần phải giả vờ, nhưng rõ ràng em ngồi trước cổng nhà như vậy thật không tiện chút nào.

Nhã Ca lạnh lùng:

- Nếu vậy tôi sẽ sang bên kia đường đứng, gặp ông ấy xong, tôi sẽ đi ngay.

Dứt lời, Ca dắt chiếc xe đạp đi, nhưng Quân đã giữ tay cầm xe lại :

- Tối nay có lẽ ông ấy không về đâu.

Ca thảng thốt:

- Sao anh biết.

Anh ta nói :

- Ông ấy đi Vũng Tàu hồi chiều, ngày mốt mới về.

Nhã Ca kêu lên:

- Thật hả.

Nhìn cô, Quân gật đầu:

- Thật! Mà em cần gặp ông ấy có chuyện gì.

Nhã Ca cắn môi, cô không muốn nói lý do với Quân nên bảo:

- Nếu thế thì tôi về vậy.

Quân vẫn giữ tay cầm xe đạp :

- Anh có thể giúp gì cho em.

Nhã Ca mệt mỏi:

- Cám ơn . Không có gì đâu.

Quân nói thật nhanh:

- Em đang cần tiền phải không.

Nhã Ca im lặng . Dĩ nhiên là thế rồi, nếu không cô đâu cần tới đây chầu chực.

Giọng Quân ân cần:

- Bao nhiêu ? Em cứ nói.

Nhã Ca nghe máu nóng bừng lên mặt . Cô nhớ những lời bà Trúc Phương mắng mình trước đây mà không sao mở miệng.

Quân mỉm cười:

- Anh biết kẹt lắm em mới đến đây, đã thế thì đừng ngại . Quyền huynh cũng có thể thế phụ được vậy.

Vén những sợi tóc mai loà xoà trước trán sang một bên, Nhã Ca nhìn Quân thật kỹ như muốn đánh giá xem những lời anh vừa nói được bao nhiêu phần trăm là thật.

"Quyền huynh thế phụ" cả hai thứ tình cảm của cha và anh từ hồi lọt lòng mẹ đến giờ, Nhã Ca chưa bao giờ được hưởng . Ấy vậy mà Quân lại muốn "quyền huynh thế phụ" với cô . Nghe cảm động đó, nhưng cái sự cảm động ấy thoáng qua chưa tới một giây, Nhã Ca đã lạnh lùng băng giá trở lại.

Cô lầm lì:

- Tôi chưa bao giờ có cha cũng như có anh . Thôi nhé.

Gạt mạnh tay Quân ra, cô đạp pedal, chiếc xe đạp cũ kỹ loạng choạng một chút mới chịu lăn bánh . Nhưng chưa lăn được mấy vòng, Quân đã chận nó lại khiến Nhã Ca phải chống chân xuống đất.

Mặt long lên, giọng gay gắt anh gằn:

- Đừng có hỗn nhé nhóc . Anh đây sẵn sàng cho ăn bộp tai đấy . Nếu chưa nói ra lý do để tới đây thì chưa về được đâu.

Nhã Ca nhìn sững vào mặt Quân, và nhận ra anh không hăm doa. xuông . Bỗng dưng bao nhiêu ngang ngạnh, gai góc trong cô xìu xuống như bông gòn mắc mưa . Cô chỉ muốn khóc mà thôi.

Quân vỗ về:

- nào, nói đi chứ . Xem anh có giúp được không.

Giọng nghẹn lại Ca nói một hơi:

- Ngày mai là hạn chót nộp học phí, nêu không có xem như khỏi thi.

Quân nhíu mày:

- Bao nhiêu.

Nhã Ca ngập ngừng:

- Bốn triệu!

Quân gõ gõ vào trán:

- Chờ anh nhé!

Quay lưng đi chừng dăm ba bước, Quân quay lại dặn :

- Không được đi đâu đó.

Nhã Ca thở hắt ra nhẹ nhõm . Thế là cái khối lo âu nặng nề mà cô mang trên lưng cả tháng ay sắp được giải quyết .:

- Ôi cha! Mừng quá! Mừng quá!

Nhã Ca chỉ muốn nhảy nhổm lên, nhưng cô đã kịp kiềm chế nỗi vui khi đối diện với cánh cổng cao ngất của ngôi nhà cô đang đứng.

Đó là ngôi nàh Ca từng thế là không bao giờ bước chân vào .Lời thề ấy cô vẫn còn nhớ, thế nhưng cô sắp nhận tiền của người trong nhà này, người không phải là ông ta . Liệu có nên hay không.

Một ngày chỉ vỏn ven hai mươi bốn tiếng đồng hồ, giờ này đã là hai hia giờ ba mươi, cô không còn nhiều thời gian để suy nghĩ nữa . nếu không nhận tiền kia, cô sẽ bị cấm thi vào ngày mai . Lý do này cô đã nói với Quân rồi, nó hết sức chánh đáng và cô chả gì phải mặc cảm hay xấu hổ hết.

Cánh cổng sắt hé mở, Quân hấp tấp bước ra:

- Đưa cho Ca một bao thư, anh nói:

- Năm triệu . Em cầm lấy đi .:

- Em chỉ cần đúng bốn triệu thôi.

Quân nhìn Ca:

- Đừng câu nệ như thế . Em cầm thêm một triệu để mua sắm cho mình, anh nghĩ là em không nên từ chối . Thôi về đi . Khuya lắm rồi . Hay là để anh đưa em về vậy.

Nhã Ca vội lắc đầu:

- Không cần đâu.

Ngập ngừng một chút, cô hạ giọng:

- Rồi em sẽ gởi trả lại cho anh.

Quân mỉm cười:

- Bao giờ em trả nhất định anh tính lời nên em cứ thư thả để anh có nhiều lời chớ.

Nhã Ca chớp mi:

- Em cám ơn anh . . Chào.

Quân nói với theo:

- Trong phong bì có số di động của anh, nếu cần gì em cứ gọi cho anh.

Nhã Ca đạp xe đi, cô vờ như không nghe Quân nói gì . Cô không muốn phải gọi điện cho bất cứ ai trong ngôi nhà đó . Đây là lần cuối cô đnế đây trong bộ dạng ăn mày . Cuộc đời có lúc này lúc khác . Nhã Ca tin những ngày đen tối của cô đã qua, dù hiện giờ cô đang ì ạch đạp xe trên con đường gập ghềnh dẫn về những khu nhà trọ tồi tàn, rách nát.

Chương 2

Thanh Du thảy tờ phụ trang quảng cáo của báo Phụ Nữ về phía Nhã Ca :

- Chỗ cần người bán hàng trong siêu thị này được đó . Mày đọc thử xem.

Cầm tờ báo, Nhã Ca lẩm nhẩm :

- Cần ngoại hình, bằng B Anh văn hay Hoa văn, làm việc theo cao, lương khởi điểm... Được thì có được, nhưng tao không hy vọng vì min`h không quen biết trong khi kẻ tìm việc như mình thì nhiều ối ra . Dễ gì lọt vào mắt xanh của người tuyển dụng :

- Ai bảo thế ? Muốn có tiền cứ liều mạng tới xin việc, biết đâu chừng mày lại hợp nhãn thằng cha nhận người . Tao định tới đó nộp đơn . Mày cũng nên thử thời vậy một chuyến.

Nhã Ca lưỡng lự rồi nói :

- Được thôi . Nếu gặp may biết đâu chó sẽ ngáp phải ruồi, còn gặp xui ít ra mình cũng rút được kinh nghiệm.

Thanh Du hăm hở lấy trong hộc bàn ra hai bộ hồ sơ xin việc.

- Điền vào đây cái đã.

- Ở đâu mày có sẵn vậy ?

- Mua chớ ở đâu . Nhanh nhanh đi .. chị Hai . Việc làm là hàng hiếm, vô số người săn lùng, nó không ngồi một chỗ chờ mày đâu . Hôm nay bữa chót, họ sẽ phỏng vấn luôn đó.

Hai đứa hì hục điền tên, tuổi vào bộ hồ sơ xin việc.

Thanh Du lên giọng :

- Phải trang điểm cho dễ nhìn, nếu cầu đá lông nheo cứ đá thoải mái, miễn sao được việc thì thôi, OK ?

Nhã Ca nhăn mặt :

- Tao không diễn trò được đâu , mày đừng có xúi dại.

Thanh Du cãi :

- Không phải là xúi dại, đó chỉ là mánh khóe nhỏ, là cách sử dụng vũ khí trời cho . Phải tập mặt dạn mày dày mới vào đời được chứ.

Để ba mớ son môi, viết chì kẻ mắt, má hồng loại rẻ tiền xuống bàn, Thanh Du hất hàm :

- Trang điểm đi... thím Hai.

Nhã Ca lấy hết món này tới món kia lên ngắm nghía rồi thở dài :

- Vụ này tao dốt đặc . Thôi thì cha mẹ sanh sao cứ để vậy.

Thanh Du sừng sộ :

- Mày sửa soạn cho đẹp thì có chết ai đâu.

Nhã Ca chép miệng :

- Tha cho tao đi mày.

Thanh Du nhún vai :

- Tao không có ý kiến nữa . Tùy mày thôi . Riêng tao phải "Mắt nâu môi trầm" mới tự tin . Con gái thời đại bây giờ phải biết son phấn, thời trang mới gây chú ý ở người khác.

Nhã Ca lặng lẽ thay quần áo, cô không đụng tới ba mớ son phấn của nhỏ Du trong kho con bé mải mê tô tô, đánh đánh . Tội nghiệp, con bé càng đáng phấn càng đen mốc ra.

Nhã Ca đành lên tiếng :

- Vừa vừa thôi, mày làm quá trông cứ như đào hát.

Thanh Du giận dỗi :

- Tao không được như mày nên mới phải làm đẹp . Vậy mà lại bị chê.

Nhã Ca dịu giọng :

- Bôi bớt phấn đi.

Du nghe lời . Con bé lại tô tô, vẽ vẽ một hồi hai đứa mới đạp xe tới nơi nhận hồ sơ tuyển người.

Rất xông xáo, Thanh Du cầm hồ sơ hăng hái bước vào một căn phòng có nhiều người ngồi chờ . Đi thẳng tới bàn nhận hồ sơ, con bé nộp xong và hỏi :

- Chừng nào mơ"i phỏng vấn hả chị ?

Cô gái mặc đồng phục ngồi bàn nhìn Du, mặt nghiêm nghị đến mức lạnh lùng, vô cảm :

- Chờ đi !

Thanh Du nhún vai, cô bước tới kéo Nhã Ca xuống băng ghết sát vách rồi lẩm nhẩm đếm số người trong phòng.

Tất cả hai mươi hai người .Không biết họ tuyển bao nhiêu đây nữa . Nhã Ca chợt bồn chồn . Cô cũng như Thanh Du đang cần một chỗ làm thêm để lấy tiền trang trải chi phí học tập năm cuối . Dù tiền học phí đã có, Nhã Ca vẫn còn phải cần tiền để làm bao nhiêu việc, cô vái trời sao chỗ này nhận cô và nhỏ Thanh Du cho đỡ khổ.

Đang bồn chồn lo lắng, Nhã Ca bỗng thấy Quân từ ngoài cửa bước vào, cô vội quay mặt đi khi ngoài anh ra còn có một cô gái khá đẹp lại ăn mặc sang trọng kế bên.

Ra vẻ quyền hành kể cả, cô gái hỏi người nhận hồ sơ :

- Có bao nhiều người đây thôi à !

- Dạ, hai mươi hai người tất cả.

- Chị cứ gọi theo thứ tự trước sau, còn hồ sơ chuyển vào đây cho tôi.

Đẩy cửa phòng kế bên, Quân và cô gái bước vào mà không thấy Nhã Ca . Cô bỗng dưng thắc mắc về Quân . Anh ta có vai trò gì trong công ty này nhỉ ? Từ xưa tới giờ, Ca không quan tâm đến những người của ngôi nhà đó, họ làm gì Ca chả biết, cô chỉ biết rằng họ giàu, rất giàu là đằng khác.

Thanh Du huých nhẹ vào tay Ca :

- Con mẹ vừa vào trông hắc xì dầu quá ! Tao nghĩ chắc mình... ao.

Nhã Ca trấn an con nhỏ :

- Thì tin vào chỗ khác . Mày cứ bình tĩng tự tin cái đã.

Nói là thế, nhưng trong lòng Nhã Ca cũng nghĩ như Thanh Du . Nếu công ty của gia đình Quân chắc chắn anh ta sẽ không nhận cô, vì nhiều lý do mà Ca không thể trách Quân được.

Chắc Nhã Ca nên rút lui để tránh phải khó xử cho cả đôi bên . Dù sao với Ca , Quân cũng tốt chớ không như TQ.

Cô ngập ngừng :

- Tao sẽ rút lui để mày bớt một đối thủ.

Thanh Du quằm mặt :

- Điên ! Nếu coi mày là đối thủ, tao đã không rủ mày tơi đây.

Ngay lúc đó, cửa phòng bật mở, Quân bước ra, mắt dáo dác tìm, khiến Nhã Ca cố cúi đầu cũng không thể giấu mặt đi đâu.

Như một phản xạ, cô bật dậy bước vội ra ngoài vỉa hè . Quân hấp tấp bước theo.

Anh chận Ca lại khi cô đã qua tới căn nhà kế bên.

- Em xin việc à ?

Nhã Ca gật đầu :

- Vâng . Em không biết công ty này có liên quan đến anh . Bây giờ em sẽ rút hồ sơ lại.

- Tại sao ?

Nhã Ca ngắn ngủn :

- Em không muốn.

Quân nói :

- Vì sợ phiền à ? Không sao đâu, công ty này của bạn anh . Nhất định họ sẽ nhận em.

Thanh Du bước tới, giọng ngơ ngác :

- Chuyện gì vậy ?

Nhã Ca im lặng . Một lát sau mới nói :

- Thanh Du là bạn em . Nó rất cầu việc làm . Nếu được, anh nên giúp nó.

Quân chắc nịch :

- Dĩ nhiên là được . Hai đứa không cần qua phỏng vấn đâu . Cứ vào ngồi chờ anh.

Quân vừa quay lưng, Thanh Du đã hỏi ngay :

- Ai vậy ?

Nhã Ca ậm ự :

- Người quen của... của dì tao.

Thanh Du ngờ vực :

- Sao từ trước đến giờ tao không nghe mày nói nhỉ ! Gặp người quen mà bỏ chạy như bị ma đuổi làm tao mất hồn vì tưởng mày bị đòi nợ.

Rồi Thanh Du chép miệng :

- Có người quen bãnh thế kia mà lâu nay không biết để nhờ vả . Đúng là uổng phí !

Nhã Ca nhăn mặt :

- Làm ơn im giùm tao đi.

Hai người trở vào ngồi và thấy người nào vào phỏng vấn xong cũng ra về với thông báo "Nếu được tuyển dụng sẽ có thư gởi về nhà".

Thanh Du thì thầm :

- Nhắm lời của... người quen mày có đáng tin không ? Ông ta làm chức gì trong công ty vậy Nhã Ca ? Ổng trông đẹp trai và phong độ quá sức.

Nhã Ca hạ giọng :

- Trời ơi ! Nói nhiều quá ! Người ta nhình mày kìa, đồ lắm chuyện !

Chớp đôi mắt tô xanh đọt chuối đúng model, Du thản nhiên :

- Người ta nhìn vì tao nổi nhất ở đây chớ đâu phải vì tao lắm chuyện.

Nhã Ca cáu lên :

- Nếu vậy tao hết ý kiếng . Mày đừng léo nhéo gì hết, tao không trả lời đâu.

Đưa tay che miệng, Thanh Du tiếp tục :

- Tao sẽ không hỏi gì nữa nếu mày trả lời xong những câu hỏi vừa rồi của tao.

Nhã Ca chối biến :

- Tao không biết gì về ông ta hết.

- Kể cả tên tuổi à ?

Nhã Ca cụt ngủn :

- Tên Minh Quân.

Thì thao qua kẽ tay, Thanh Du vẫn không ngừng nói :

- Rõ ràng mày có điều bí mật muốn giấu tao . Tại sao vậy ?

Ca hậm hực :

- Đã biết thế thì đừng hỏi nữa . Đầu óc lo tập trung vào chuyện xin việc đi.

Thanh Du chớp mắt :

- Anh Quân .. của mày đã bảo hai đứa không phải qua phỏng vấn cơ mà . Nhưng nếu ngồi chờ trong im lặng chắc tao chết quá . Mày phải cho tao nói chớ.

Nhã Ca lấy trong túi xách ra tờ báo :

- Đọc địkhỏi nói.

Thanh Du tủm tỉm cười . Con bé lơ đễng lướt mắt trên tờ báo trong khi lòng Nhã Ca cứ rối bởi nhình hết người này vào phỏng vấn tới kẻ nọ.

Từ hôm nhận tiền của Quân tới nay, cô không hề gặp lại anh, cũng không hề biết tin gì về "ông ta" . Nhiều lúc nằm đêm ngẫm nghĩ, trong lòng Nhã Ca toàn lửa giận . Cô đã không có được một gia đình với cha mẹ, anh chị ấm êm , hạnh phúc như bạn bè vẫn có . Là dân Sài Gòn chính cống nhưng Ca phải ở nhà trọ để đi học như những sinh viên xa quê thứ thiệt.

Cha mẹ không ai quan tâm lo lắng hay chăm sóc Nhã Ca . Lúc nhỏ, cô sống với bà ngoại, từ khi ngoại mất tới giờ, Ca thành mồ côi, dù ba mẹ cô, ai cũng còn sống và sống khá đàng hoàng, sung túc nhưng họ không liên lạc với cô.

Quân bước đếng với nụ cười thật cởi mở :

- Ngày mai... hai đứa bắt đầu đi làm được chứ ?

Nhã Ca im lặng, còn Thanh Du ấp úng :

- Ngày mai hả ? Dạ... dạ được.

Quân nhìn Ca :

- Vậy thì ngày mai . Em có vấn đề gì không ?

Nhã Ca nói :

- Dạ không . Cám ơn anh nhiều . Giờ tụi em về.

Quân nhỏ nhẹ :

- Anh muốn nói riêng với em đôi điều.

Thanh Du mỉm cười :

- Để em ra bãi giữ xe trước . Em cám ơn anh rất nhiều.

Quân mở cửa phòng :

- Mời Ca vào đây !

Ca lưỡng lự đôi chút rồi cũng bước vào . Cô gái đang ngồi trong phòng cười cười đầy ẩn ý liền bước ra.

Quân kéo ghết cho Nhã Ca :

- Em ngồi đi.

Cô hỏi ngay :

- Đây không phải công ty của gia đình anh chứ ?

- Không . Người ta nhờ anh tuyển nhân viên . Và anh đã tuyển xong rồi . Hy vọng em không làm anh mang tiếng đã tuyển người thiếu năng lực . Dù công việc bán hàng rất đơn giản, nhưng nếu cố gắng em vẫn có thể được cất nhắc vào những vị trí khác quan trọng hơn.

Nhã Ca khác sáo :

- Em biết . Cám ơn anh đã chỉ bảo.

Quân nhíu mày :

- Với anh, em không cần nói những lời có vẻ khác sáo như thế.

Nhã Ca đan hai tay vào nhau :

- Nếu nói những lời thật thì em chả biết nói gì.

Quân trầm giọng :

- Anh đâu trách em, vì dầu sao chúng ta vẫn là người lạ mà.

Im lặng một chút, Quân nói tiếp :

- Lần đó anh kể với ông ấy về chuyện em phải chờ tới tận khuya chỉ vì tiền học phí, ông ấy có vẻ rất ray rứt.

Nhã Ca nhếch môi :

- Vâng . Em hiểu cái sự ray rứt đó . Mà sao anh lại gọi... Ông ấy là ông ấy nhỉ ?

Quân hỏi gặn :

- Thế sao em gọi ông ấy là ông ấy ?

- Vì em không thể gọi khác.

- Đâu có gì cấm em gọi khác đi . Cũng như anh, thích gọi ông ấy là ông ấy thì cứ gọi.

Nhã Ca gật gù :

- Có vẻ hơi ngông hơn hơi hỗn.

- Sao em lại nghĩ vậy ?

Nhã Ca vênh mặt lên :

- Vì gia đình anh là gia đình gia giáo , đạo đức, làm sao lại sản sinh ra một đứa con hỗn láo với cha được.

Quân lắc đầu :

- Mồm mép nanh nọc thế kia, thảo nào... Mà anh không mời em ở lại để nghe những lời như thế . Hôm trước ông ấy nhờ anh tìm cho ra chỗ em ở . Anh đã cố nhưng không được, giờ may mà gặp em, anh muốn truyền đạt lại ý của ông ấy.

Nhã Ca ngạo nghễ :

- Em có thể đoán được ý đó . Chắc ông ấy định trợ cấy cho em mỗi tháng một số tiền đặng không thấy ray rứt khi lâu lâu em phải tới trước cổng nhà chờ đợi, chầu chực để xin tiền chớ gì . Em sẽ không nhận trợ cấp đâu, dù em rất thiếu thốn.

Quân chép miệng :

- Anh thừa biết em sẽ từ chối . Nhưng ông ấy sẽ rất buồn.

Nhã Ca nhếch môi :

- Người có trái tim mới biết buồn.

- Em quá đáng khi nói thế . Dầu gì em cũng từng nhận tiền của ba mà.

- Đó là nợ , em đòi nhưng ngoài miệng vẫn ngọt ngào cám ơn kiểu của người đang nhận bố thí . Em thích nhận tiền nợ hơn tiền cho.

Quân trừng mắt nhìn Nhã Ca giận dữ :

- Đủ lắm rồi . Em về đi !

Nhã Ca đứng lên :

- Em là như vậy đó . Chào !

Đóng của phòng lại, Ca bước ra đường . Nắng chói chang ụp xuống đầu làm chóa mắt không thấy Thanh Du đâu . Con bé phải gọi oai oái, Ca mới bước về phía nó với bộ dạng thơ thẫn, hết hơi, kiệt sức.

Thanh Du ngạc nhiên :

- Mày làm sao mà như mất hồn vậy ?

Nhã Ca gắt :

- Làm sao đâu . Lúc nào mày cũng hỏi những câu vớ vẩn.

Thanh Du vẫn không thôi :

- Anh chàng Quân khiến mày lờ đờ như cá mắc cạn thế này à ?

Không trả lời, Nhã Ca lên xe đạp đi, lòng nặng nề một nỗi niềm riêng không người chia sẽ.

Trước đây, mỗi lần châm chọc được một ai trong gia đình đó, Nhã Ca đều rất hả hê, khoái chí, song lần này thì không.

Bàn tay có ngón dài ngón ngắn . Trong gia đình ấy, người này cũng khác người kia . Lẽ ra Ca không nên đối xử với Quân như thế vì anh là người tốt nhất trong... bọn họ . Lần đầu tiên Nhã Ca tới nhà, lúc mọi người còn trố mắt nhìn cô như nhìn người ngoài hành tinh thì chính Quân đến bên cạnh ân cần ấn cô ngồi xuống cái ghế salon bọc nhung màu rêu đá . Lúc đó cô học lớp mười một, gầy nhom, ốm nhách như một cọng sậy khô . Cô bước vào ngôi nhà ấy với tất cả háo hức trẻ con, với giấc mơ được có anh, có chị của một đứa trẻ hãy còn ngơ ngác với đời . Nhưng thực tế không có giấc mơ nào cả . Tất cả diễn ra như một cuộc chiến không cân sức giữa CA và bà ngoại với một đại gia đình hùng hục giận dữ đang cố hợp sức lại loại bỏ kẻ địch để bảo vệ gia phong, truyền thống, danh dự một dòng họ có tuổi tên...

Bỗng dưng Nhã Ca nhếch môi . Cô cố gạt ra khỏi tâm trí cái ký ức đớn đau ấy nhưng thật khó . Khi nó đã ăn sâu vào xương tuỷ cô rồi.

Làm sao Nhã Ca quên cho được cảnh người đàn ông lẽ ra cô sẽ gọi là ba ấy khăng khăng chối bỏ đứa con rơi của mình . Chính nỗi uất hận quá lớn lao đấy đã khiến cho cô thề sẽ trả thù, sẽ đòi nợ...

Thanh Du nghiêng người qua hỏi :

- Ê, "ông Quân" là người quen thế nào của dì mày ?

- Tao không biết.

Du bĩu môi :

- Xì ! Xạo ! Rõ ràng khi thấy anh ta vào, mày đã quay lưng để giấu mặt, ai ngờ anh đọc hồ sơ xin việc thấy tên mày nên trở ra tìm . Mày ra tới ngoài đường Quân vẫn chạy theo . Nếu chỉ quen sơ sơ, ai đâu nhiệt tình dữ vậy . Khai thiệt đi . Mày và Quân quen nhau thế nào ?

Nhã Ca hết sức bức mình, cô chả lạ gì thái độ tò mò của Du, nhưng cách tra hỏi cho bằng được của nó khiến cô phát cáu.

Ca lầm lì :

- Mày không tin thì thôi . Tao chả có gì phải khai hết.

Nhã Ca dấn mạnh pedal chiếc xe đạp của cô vọt lên bỏ Thanh Du một đoạn khá xa . Hai đứa im lặng cho tới khi về nhà trọ.

Mấy nhỏ bạn ở cùng cho Ca biết lúc nãy có dì Nhã Bình tới gởi tiền và thức ăn cho nó.

Nhìn phong bì tiền, thùng mì gói, sữa hộp nằm trên bàn, Nhã Ca nhếch môi.

Bắt đầu ngày mai, cô sẽ đi làm, cô sẽ không nhận bất cứ món gì của dì Nhã Bình nữa . Cô cần ở dì Bình thứ khác kìa, nhưng cô biết cô không bao giờ có những thứ rất đỗi bình thường đó.

Nguồn: matnauhoctro.com