Tác giả: Nguyên Hồng:
Nguồn: 4phuong.net
Độ dài: 9 chương
Thông tin tác giả:
Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh trưởng tại Tân Yên (Bắc Giang). Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm với truyện ngắn "Linh hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết Bỉ vỏ. Bỉ vỏ là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như: Tám Bính, Năm Sài Gòn...
Tóm tắt tác phẩm:
Sống trong sự ghẻ lạnh, hắt hủi của gia đình, từ rất sớm, nhân vật Hồng trong cuốn hồi ký đã trải qua cảnh lêu lổng đầu đường xó chợ. Tuy “trải đời” và có lúc tỏ ra “người lớn” nhưng hơn hết, Hồng vẫn là một đứa trẻ luôn khao khát tình thương, mong muốn được sà vào lòng mẹ để được khóc, được vỗ về yêu thương và che chở. Đọc Những ngày thơ ấu không phải ai cũng dễ dàng đồng cảm, bởi số phận cậu bé Hồng quá đau đớnm quá chua chát, trái ngược với hình ảnh hạnh phúc thường giống nhau trong những tác phẩm quen thuộc cho trẻ em. Một tuổi thơ như thế không đơn giản chỉ là cảm thông, chia sẻ, mà còn để ta phải nhức nhối, khó chịu và lần mò xem căn nguyên nào, thế lực nào đã đẩy con một con người bình thường xuống tận cùng của cuộc sống bi đát và bế tắc như thế. Hồi ký được kết thúc bằng nỗi oan khuất ở trường của cậu bé Hồng khi bị thầy giáp phạt oan và hình ảnh cậu nằm trên bãi cỏ nhìn lên bầu trời gợi nỗi day dứt khó tả cho người đọc về một thời kỳ khó khăn của xã hội, nơi nhưng số phận con người chỉ le lói và bị xô bạt đi bởi dòng đời tấp nập...