27/2/13

Ba người khác


Tác giả: Tô Hoài

Nguồn: http://vnthuquan.net/

Độ dài: 5 chương

Tác giả Tô Hoài:

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957, hiện sống tại Hà Nội. 1945 - 1958 làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. 1957 - 1958 Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 1958 - 1980 Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 1986 - 1996 Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Hiện sống tại Hà Nội. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật (đợt 1, 1996).

Tác phẩm: Gần 200 tác phẩm, nổi bật là Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1942); Quê người (tiểu thuyết, 1943); Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết, 1954, Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956); Miền Tây (tiểu thuyết, 1960, Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970); Tự truyện (hồi ký, 1965); Quê nhà (tiểu thuyết, 1970, Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992); Chiều chiều (hồi ký, 1997)...

Tác phẩm Ba người khác:

Câu chuyện này có thể được coi là một mảng ký ức trong cuộc đời nhà văn Tô Hoài. Và ký ức, có thể tương ứng, trùng với điều đã diễn ra, nhưng cũng có điều chỉ ở trong tâm tưởng. Có chi tiết thực, nhưng cũng có chi tiết là sản phẩm của sự tưởng tượng, rồi thêm " mắm muối " - vì thế mới định dạng là tiểu thuyết.

Một câu chuyện đã lùi xa hơn nửa thế kỷ, từ một đội công tác cải cách xuống các vùng, miền. Mỗi người một hoàn cảnh, xuất thân, nhưng nhìn chung hiểu biết còn nhiều hơn hạn chế, có người là " tiểu tư sản " nhưng kiến thức mới cấp I. Bản năng, hồn nhiên đi vào cải cách trong buổi giao thời.
Nội dung không vẽ lại diện mạo của cuộc cải cách, mà đi sâu vào khía cạnh con người, thế cuộc, qua những nét sinh hoạt, tác vụ xoay quanh họ. Do có độ lùi cần thiết, tác giả đã nhận chan những nét bản năng, ấu trĩ, kể cá những sai lầm, tội lỗi của những con người cụ thể (mà họ còn chưa ý thức được), ở đội công tác cụ thể, trong bối cảnh nhận thức chung ở các vùng miền, nhất là nông thôn, vùng sâu xa còn nhiều yếu kém. Thậm chí có những chỗ u tối, " sinh hoạt như gà ". Các quan hệ cũ thì nhiều phần lạc hậu, những quan hệ mới chưa được xác lập rõ, còn những nhá nhem xấu - tốt, địch - ta, các anh đội - gia đình rẽ chuỗi, nhiệm vụ - nhận thức, tình cảm - tội lỗi, địa chủ - hay không phải, người - ngợm.... Một mảng tranh thời kỳ đầu cải cách khá sinh động, những bỡ ngỡ, sự nghèo khó, sự chất phác, mộc mạc, cả thô ráp, mù lối, lối sống chưa đạt tới tầm " tiểu nông, đôi phần hoang dã của con người được thể hiện qua cách dẫn chuyện lôi cuốn.

Vinabook