Những điều ấy khác nhau như mưa với nắng hoàn cảnh người cầm bút hôm nay với người cầm bút chúng tôi ở lứa tuổi thanh niên. Chúng tôi những cánh bèo vật vờ. Có thể phơi phới ra biển khơi mênh mông. Có thể giạt lên khô héo trên bờ cát.
Ngày nay, lớp lớp các bạn lớn lên, phát triển giữa cuộc sống không phải chỉ bằng vào mong ước, mà ở ngay trong tổ chức, trong đội ngũ.
Ví dụ đơn giản, một nét lớn nét chung về cuộc đời một cây bút ở lớp người cầm bút trẻ. Bạn ấy tốt nghiệp nhà trường phổ thông, trường trung cấp hay trường đại học. Rồi vào thực tế đời sống: đi bộ đội. Vừa qua chiến đấu chiến trường B, chiến trường C, bây giờ trên biên giới hải đảo, hoặc đi làm nhiệm vụ quốc tế bên Lào, bên Căm-pu-chia. Hoặc bạn ấy làm công nhân ở nhà máy, ở xưởng, ở cơ quan, ở công tác nào mà xã hội đòi hỏi và bạn có chuyên môn. Trong khi ấy, bạn thích viết văn, làm thơ, tự rèn luyện rồi viết thử, rồi ham mê dần và viết ngày một khá hơn. Đã lác đác có bài in trên báo, đã có lúc phẩm xuất bản. Rồi thì vẫn cảm thấy chưa đủ tri thức cho người viết, bạn đi học lớp báo chí, lớp chính trị, lớp viết văn, những việc cần để hổ túc cho nghề mà bạn say mê.
Nét chung ấy đang thấy ở những người cầm bút có triến vọng hôm nay. Chế độ tạo ra điều kiện, không phải chỉ cho một ai, mà cho cả một lớp người, một thế hệ. Thật khác chúng tôi ở tuổi ấy trước kia. Không biết có phải người có tuổi thường hay vui buồn nặng về kỷ niệm, nhưng nhìn lại đời văn của mọt lớp người không bao giờ tôi quên dược những hiu hắt, những chua sót, những nỗi niềm những mong chờ dường như vu vơ.
Tôi có biết ít nhiều về nhà văn Nam Cao, từ quãng 1940 cho tới 1951: ngay trước ngày anh hy sinh năm 33 tuổi trên đồng bằng sông Hồng, thì khi đó Nghĩa Đô làng tôi, khi ở Đại Hoàng quê anh khi Hà Nội hay trên Việt Bắc, chúng tôi thường ở cùng nhau.
Chúng tôi cũng mang khá đủ tính nết và tâm tư thường thấy trong lớp người túng bấn mà có chút chữ nghĩa ở xã hội ấy. Dân nghèo ở chợ không coi chúng tôi là những người khố rách áo ôm như họ. Mà cũng không muốn bị khinh rẻ thế, chúng tôi cũng không có tính nết của những người khốn cùng ấy. Những nghĩ ngợi trong đầu óc chúng tôi khó đọng lại một cái gì là khẳng định. Tầng lớp trên nhìn chúng tôi là những kẻ mà họ xỉa tiền ra, có thể gọi dạ bảo vâng được. Mặc dầu, có khi âm thầm vắt tay lên trán mà nghĩ nước đời đến nông nỗi ấy chúng xấu hố, tủi nhục. Đối với xã hội cứ vừa nhìn ra cái bất công lại vừa loạng quạng mơ hồ. Lẫn lộn thấy và không thấy. Rồi thì tâm trạng vẩn vơ, quẩn quanh và cúi mặt. Rồi thì vừa bực bội, vừa buồn thương. Ở những người nào đó có được đôi chút niềm tin và mong ước, có thể anh ta đã biết bực bội và chán chường không phải chỉ đối với thời thế, mà cả với chính mình.
Nam Cao lớn lên trong một gia đình khá giả bị sa sút. Nhà anh gốc quê, nhưng ra làm ăn ngoài tỉnh khấm khá nên dọn cả ra tỉnh. Bố anh buôn gỗ và có của hàng đồ gổ tiện ở thành phố Nam Định. Nhưng rồi ông rượu chè, cờ bạc. Tiền kiếm được không lại với ăn tiêu, cơ nghiệp cứ xuống dần. Rồi qua một vài chuyến buôn bán thua lỗ, bị mối lái lừa đảo, đâm khánh kiệt.
Bố anh phải bán cả cửa hiệu, trở về làng, nghèo khó hơn trước và tất nhiên trong nhà lục đục hơn trước. Cứ trông cuộc đời mấy anh em nhà Nam Cao cũng có thể thấy vẽ ra quang cảnh nhà anh và xã hội đổi thay thế nào. Nam Cao, anh lớn nhất, được học đến tốt nghiệp tiểu học lên bậc thành chung, mười một năm. Các em trai anh không biết cửa trường học ở đâu. Người thì gồng thuê gánh mướn, sống đời cố nông. Người đến tuổi, đi sở mộ vào Nam Kỳ làm phu cao su. Riêng có người em trai út, năm 1945 mới là thiếu nhi, đến 1954. khi hoà bình lập lại, được đi học thành kỹ sư.
Nam Cao kể với tôi khi anh đã lớn, biết rõ việc nhà, anh rất ghét bố anh. Tất nhiên ghét theo cách lặng lẽ của Nam Cao. Bây giờ ông cụ mất đã lâu.
Nhưng tôi tưởng ngay cá lúc sinh thời, cũng khỏng bao giờ cụ biết được có lúc người con cả của cụ lại nghĩ về mình như thế. Ghét bố, bởi chỉ vì bố mà gia đình phải tay không về làng. Vì bố mà các em anh không đứa nào biết mặt chữ. Vì bố mà... bao nhiêu tội lỗi ở cái nhà này đều vì ông ấy cả. Có lúc anh đương cười to, chợt nhận thấy hình như mình có cái dáng vừa cười vừa giơ tay, bố anh cũng hay cười và giơ tay thế. Nam Cao cố chữa cho không cười và giơ tay giống vậy. Nam Cao cực ghét người đánh bạc và không biết cờ bạc là gì. Nam Cao kiểm lại những cử chỉ, các sinh sống, cái gì có thể giống bố, nhất định làm khác. Nhưng ngẫm nghĩ, rồi lại thương. Ông ấy phá, ông ấy làm ra, rồi ông ấy phá, công của ông ấy chứ nhà này ai đẻ được đồng tiền nào mà căm ghét gì ông ấy. Thế là lại thương, thương bố, thương mẹ, thương bà nội, cụ ngoại sống lâu quá, thương vợ, thương thân, thương những người đã cùng túng lại cứ cằn nhằn cấu xé làm khổ nhau trong cái bể khổ đầy vơi khắp thế gian này.
Cứ giận dỗi lại xót xa, lại hối hận như thế.
Nam Cao lấy vợ được chưa đầy một năm thì anh đi Sài Gòn. Cũng chẳng có mục đích gì mà đi. Duyên do vì ông Lễ, một người cậu họ có cửa hàng may đo Tây ở trong ấy. Ông cậu muốn có một người nhà vừa sổ sách, vừa tay hòm chìa khoá, thế là ông về mang cháu đi.
Cũng không phải chàng thanh niên này thất tình, thất chí gì đâu. Vợ chồng lấy nhau do cha mẹ gả bán từ khi còn ít tuổi, theo phong tục thông thường thời ấy. Cũng khó khăn đôi chút, vì chị ấy người bên lương, nhà anh đi đạo, nhưng họ đạo xôi đỗ mà anh thì tự nhiên đã nhạt đạo nên rồi cũng nên vợ chồng. Năm ấy, anh ốm, không thi hết bậc học thành chung ngoài Nam Định được đến năm ở Sài Gòn về, anh thi mới đỗ. Vợ anh thì chỉ như đứa con gái được mua bán đem về nhà để cha mẹ anh sai bảo. Với anh, mọi ràng buộc riêng tư chẳng thành vấn đề cản bước anh đi. Làm đời trai thử bay nhảy xem sao. Thế là đi.
Hơn hai năm trời ở Sài Gòn anh làm việc chí thú như mong muốn của người cậu: sổ sách, xuống tàu Tây cảng Nhà Rồng đo quần áo cho khách hàng và trông nhà. Nhưng cũng không phải anh chỉ bằng lòng và yên ổn sống như thế, anh cũng chút ít tìm ra ngoài xã hội.
Anh vào tráng đoàn hướng đạo. Một hôm, đoàn anh đi cắm trại ở Lái Thiêu. Mỗi tốp chia nhau ra chơi trò thỏ rùa, bịt mắt bắt dê... Sau đó về, từ đấy, anh không đến với đoàn nữa. Bao nhiêu năm rồi kể lại mà anh vẫn không nín được cười: thằng con trai to đầu đến độ có vợ rồi mà lại còn đi chơi trò trẻ trâu ấy làm gì! Anh cũng đến báo Kịch Bóng, xin được cái thẻ làm phóng viên. Rồi có lần phóng viên Kịch Bóng chưa viết được bài nào, cũng đi Nha Trang bằng tiền túi của mình dành dụm được.
Những hoạt động của phong trào Bình dân hồi 1935, 37 sôi nổi khắp thành phố và ngay cả quanh mình anh ở hiệu may Tây trong ngõ hẻm Chợ Cũ. Đêm đêm và buổi trưa anh nằm ngủ trên mảnh ván ghép kê dưới gầm chiếc bàn cắt to đặt giữa nhà. Quanh bàn và cả trên mặt bàn, những câu chuyện hào hứng về đình công, về biểu tình, về hội ái hữu, về nghiệp đoàn Đông Dương miên man đêm ngày không lúc nào ngớt. Ông Ngôn, cậu ruột anh khác ông Lễ cũng là tay hoạt động hăng hái trong ái hữu thợ may.
Nam Cao ngủ dưới gầm bàn, anh không để ý và cũng không ai để ý anh. Có thể có bạn nào nghiên cứu về Nam Cao sẽ nghĩ ra đại loại những câu hỏi: thế thì vì động cơ gì mà Nam Cao lại không tham gia phong trào chính trị lúc ấy rầm rộ đến thế. Tôi thì tôi chịu không cắt nghĩa được. Bởi tôi không thể nào tìm được vì cái gì cả. Nhưng, nếu thế, tôi xin hỏi ngược lại: vậy sao anh lại dửng dưng trước tài hùng biện của tờ-rốt-kít Tạ Thu Thâu, hầu như chủ nhật nào cũng diễn thuyết ở "bùng binh" chợ Bến Thành náo nức Sài Gòn.
Vâng, chỉ có điều dễ hiểu là lúc ấy anh chưa để ý, vậy thôi. Thời cơ chưa đến với tâm tư con người ta.
Mấy năm sau, khi cậu Ngôn bị mật thám Pháp truy lùng và ông ấy phải trục xuất về nguyên quán vì những hoạt động dính líu đến Nam Kỳ khởi nghĩa. Tôi được làm quen với ông Ngôn ở Đại Hoàng. Hồi ấy, những câu chuyện ông kể cho chúng tôi nghe về Tây đốt làng, Tây xâu dây thép vào tay người ném xuống biển, Tây bắt ông ấy... Hình ảnh ông Ngôn tham gia "cuộc phiến loạn ở Nam Kỳ" rồi bị xích tay giải về làng, lại đi làm thuê làm mướn như những ngày nghèo khó năm xưa, hình ảnh ấy đã xúc động Nam Cao nhiều. Nam Cao rất phục ông Ngôn. Trong cuộc đời và trong sáng tác của Nam Cao, tôi nhận thấy qua trò chuyện và ao ước của anh, cậu Ngôn là một hình ảnh sâu sắc mà chưa khi nào anh viết tới, tôi tin có những ảnh hưởng quyết định tới công việc tham gia hoạt động sau này của Nam Cao. Nhưng Nam Cao đã mất sớm, không biết, kháng chiến ở vùng giải phóng khu du kích Đại Hoàng, ông Ngôn bị bắt trong chỉnh đốn tổ chức và bị chết oan.
Hoàn cảnh và tâm sự con người ta thường éo le, khúc khuỷu, nổi chìm như thế.
Rồi cái hào hứng đi cho biết đó biết đây của Nam Cao bỗng biến thành một ân hận suốt đời. Ở Sài Gòn, anh ốm đến phù nề chân tay và phải trở về Bắc.
Một hôm, ngồi ăn cơm ở nhà, anh chợt để ý thấy bàn tay vợ rám nắng. Tôi nghĩ có khi bàn tay người làm đồng nắng mưa vất vả, dù ở tuổi con gái cũng bị rám nắng như thế từ đời thuở nào rồi, nhưng mà cái bệnh lo nghĩ của anh, anh rất cả lo, lan man lo, đã khiến lúc ấy anh thương vợ và anh giận anh đến thế.
Anh ân hận làm sao anh lại ngu dại đến bỏ đi Sài Gòn để đến nỗi bây giờ hai bàn tay người vợ yêu thương của anh đã nhăn nheo cả rồi anh mới về - tuổi thanh xuân và tình yêu đã qua đi, đã mất rồi, không bao giờ trở lại, không bao giờ vợ anh lại có được bàn tay của người đương xuân.
Bàn tay đẹp không bao giờ anh được thấy đã từ ám ảnh trở thành ước mơ. Cái đầu đề truyện ngắn Bàn tay đẹp ấy của Nam Cao in báo Quân du kích ở Việt Bắc viết về một cô du kích ở hậu địch đồng bằng sông Hồng có hai bàn tay đẹp cầm súng không có gì khác là ở nơi xa xôi nói được một câu về nỗi ao ước ngày trước của mình.
Trong sáng tác, Nam Cao thường viết rất thật - sự thật thông qua sức mạnh sáng tạo của anh. Đọc sáng tác nào của anh, tôi cũng có thể tìm ra và đoán được chuyện này anh thấy ở đâu, anh nghe ai kể, nhân vật ấy là ai. Khi viết xong tiểu thuyết Chết mòn(1) Nam Cao hay nói đùa: "Bao giờ những người trong tiểu thuyết này chết đi, mình mới đem in được sách. In bây giờ thì không dám nhìn mặt ai nữa!". Nói huếch thế chứ tiểu thuyết Chết mòn dài mấy trăm trang, vào thời buổi khó khăn 1943, 1944, cũng chẳng nhà xuất bản ma nào hỏi đến.
Chỉ có mỗi nhân vật hay trở đi trở lại trong các tác phẩm của anh, thì hoàn toàn anh tưởng tượng. Mà tưởng tượng cũng đơn giản thôi: chỉ việc làm ngược lại Đó là vai "vợ" của các nhân vật thường xưng "tôi" trong truyện ngắn của Nam Cao. Khi nào người vợ ấy cũng nanh ác, lắm điều, luôn miệng rin rít chửi con, doạ đánh chồng, còn chồng thì sợ vợ một phép. Trong cuộc đời vợ chổng, chị ấy đối với anh, hiền như bóng.
Nhưng sáng tác, anh tưởng tượng nghịch ngợm khác đi, “vợ" tác giá thành dữ, thành ác. Có phải có vợ quá hiền cũng buồn, cũng muốn vợ lắm điều đôi chút, cuộc sống hằng ngày đỡ tẻ hơn chăng. Nhưng nghĩ cho cùng thì lúc nào con người và tình cảm anh cũng đượm buồn thương và một tấm lòng chân thành, thực như đếm được Chúng tôi thường túng chuyện viết. Tháng nào cũng phải có truyện ngắn, truyện dài nộp cho báo và nhà xuất bản thì mới được người ta chi tiền. Khan cái để viết đến nỗi chúng tôi phải đi bói thầy bói Kế đương có tiếng ở Nam Định rồi về Nam Cao viết lại thành truyện ngắn tả quang cảnh và lời thầy bói đã nói tốt thế nào cho anh và người xem bói, anh chỉ sáng tạo ra có cái đuôi khi viết thành truyện ngắn: thầy bói vừa nói tốt số xong, ra khỏi vỉa hè, người xem bói bị ô tô chẹt chết. Túng đến nỗi có lần anh phải lấy chuyện Kinh Thánh ra viết phỏng theo thành truyện cho trẻ em đọc. Như truyện Bảy bông luá lép(2). Tôi cũng đã tìm báo Nam Phong xem bài của người ta nghiên cứu về đình chùa rồi đem viết lại thành truyện cho thiếu nhi.
Cả đến trong những cuộc chơi, anh cũng chỉ biết thương người. Hồi ấy, cuối năm lại cuối tháng rồi mà chẳng có gì để viết, một đêm chúng tôi cố tình đi chơi bơ vơ một chuyến hóng cái viết. Nghe còi tàu hoả trong đêm, tưởng như đã gợi hứng rồi. Nửa đêm, từ Hà Nội xuống Nam Định. Không phải về quê, nhà Nam Cao chỉ cách thành phố khoảng chục cây số. Chúng tôi đương giang hồ vặt mà. Tìm chỗ ngủ, sục vào nhà trọ, nhà nào cũng chật khách. Chúng tôi đến nhà săm(3) Đông Phương gần Bến Củi. Nhà này cũng chẳng còn phòng trống. Đã trở ra cửa, nghe có tiếng người gọi lại: "Các anh ở tạm phòng em vậy. Em đi ngủ nhờ nhà bạn cũng được”. Trông mặt cô em và câu mời với cung cách bả lả nói cười trong đêm hôm khuya khoắt như thế, ả này ắt gái làm tiền loại thuê tháng nhà trọ rồi đi kiếm khách hoặc có người bao.
Chúng tôi bằng lòng ngay. Rồi thì cô ấy cũng chẳng đi ngủ nhờ nhà ai cả. Cô ấy cứ mở chăn leo vào nằm giữa hai chúng tôi. Đến nửa đêm tôi nghe tiếng khóc ri rỉ bên cạnh đầu rồi tiếng Nam Cao rì rầm khuyên, can gì đó, tôi cũng không thủng được câu chuyện đầu đuôi ra sao. Sáng ra, Nam Cao kể lại.
Giọng anh rất xúc động, anh hỏi chuyện tình cờ mà được biết hoá ra trước kia cô ấy là em một người bạn anh ở Sài Gòn. Chẳng may yêu đương lỡ dở rồi cuộc đời chồng con mấy phen đau đớn, rồi giận đời đen bạc, cô cắt tóc đi tu, rồi sa chân lỡ bước đến đây...
Tôi thì tôi không tin. Bởi vì trong đêm tối có một lúc cô điếm ấy đã quay sang cắn tai tôi. Nhưng trông nét mặt cảm động vẻ sùng đạo của anh, tôi không đám nói. Trở về nhà tôi ở Nghĩa Đô, anh hì hục ngồi viết. Hồi ấy, chúng tôi viết khá khoẻ. Thường một truyện ngắn chỉ lia một mạch từ đầu chí cuối. Một truyện dài trên trăm trang cũng dăm bữa nửa tháng thì xong.
Nam Cao viết được một truyện vừa lấy tên là Một đời người, theo câu chuyện cô gái điếm đã kể đêm ấy ở nhà săm Đông Phương. Chỉ có một việc bịa: anh đặt cho nhân vật chính một cái tên "đầm”, là cô Suy-gian.
Rồi đem truyện Một đời người bán cho nhà xuất bản Cộng Lực, được chủ xuất bản ứng trước cho tám mươi đồng. Cuốn truyện này rồi nhà xuất bản đưa kiểm duyệt, bị bỏ. Lão kiểm duyệt Nguyễn Văn Chỉnh vốn là giáo học, nhắn tôi - như tôi đã có dịp viết trong Tự truyện(4): "Ông, bảo hộ tôi là cái ông Nam Cao thâm lắm, ông chửi Tây bằng cách đặt tên Tây cho nhân vật rồi bắt nó đi làm đĩ. Không được đâu!”.
Tám mươi đồng bạc hồi ấy không phải nhỏ đối với những người giật gấu vá vai quanh năm như bọn tôi. Huống chi, Nam Cao còn vợ con nheo nhóc ở quê, tháng tháng đợi chồng gửi tiền về đỡ đần.
Chiều hôm ấy, Nam Cao rủ tôi đáp tàu xuống Nam Định. Nhưng cũng không phải anh về nhà. Tám mươi đồng bạc tiền bản quyền anh đếm ra năm mươi đồng.
Anh đem năm mươi đồng về biếu cô gái điếm, cái cô mà anh cho là em người bạn cũ của anh ở Sài Gòn - mà tôi nghi ngờ chỉ là câu chuyện làm quà của cô điếm với khách làng chơi, mà anh thì thương xót, và anh nói nếu anh sẵn tiền, anh sẽ đưa cả tám chục cho cô ấy.
Nhưng không gặp lại cô gái điếm. Tìm mấy nhà xăm nữa cũng không thấy. Nam Cao ân hận mãi về lần không gặp lại này.
Còn biết bao nhiêu chuyện tương tự như thế.
Những con người chúng tôi trôi giạt lúc ấy. Chúng tôi cũng mang đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ích kỷ, ganh ghét nhỏ nhen, mọi thứ. Hỏi chúng tôi thích giàu có không.
Thèm đấy, mà không biết làm thế nào giàu được. Cũng bon chen, bon chen chứ, có khì chỉ vì không ngóc lên được thì đâm ra chán chường, nhưng chúng tôi cũng thấy được xã hội bất công. Những mơ hồ cứ dần dần bị bao nhiêu khủng khiếp của tình hình đất nước và thế giới thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai và những hoạt động quyết liệt của cả nước sửa soạn đứng lên - những sự kiện lớn lao ấy đã xoá đi cho chúng tôi biết bao mịt mù. Chúng tôi đến được với cách mạng bởi phán tốt đẹp còn có trong con người.
Những năm trước tháng tám 1945 cách mạng chưa trở thành không khí bao trùm đất nước một cách tất nhiên, như làn khí quyển bao quanh trái đất, như ngàn nay. Những người viết văn ở Hà nội có thể chia thành từng loại:
1) Những người không biết thế nào là cách mạng, hoặc nếu biết cũng ngoảnh mặt đi. Các bạn ấy muốn sống cho đã, chơi cho đã. Các bạn ấy muốn yên thân, bởi làm cách mạng chẳng biết thế nào, dễ bị tội
2) Những người cũng muốn thay đổi, nhưng theo đuổi những con đường khác, anh tờ-rốt-kít, anh Đại Việt, anh Phật tử, anh Tin lành...
3) Có người được bè bạn thuyết phục, đọc sách báo bí mật giác ngộ đường lối của Đảng cộng sản và gia nhập các đoàn thể Việt Minh.
Nam Cao là một trong những bạn vào loại thứ ba ấy của tôi.
Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Chúng tôi mới chỉ bước tới, mà trong mình vẫn mang theo vô khối thứ hành lý cũ lôi thôi. Từ đây về sau, trong tinh thần, cuộc đời tư tưởng và ngòi bút của chúng tôi mới bắt đầu và mãi mãi đấy lên cuộc chiến tranh đưa công cuộc sáng tạo kịp với thời đại, đòi hỏi cao hơn, mạnh hơn trong đời người cầm bút, khác trước kia.
Con đường đi tới của mỗi người không mảy may dễ dàng. Tôi không biết nhiều về Trần Đăng như tôi đã biết Nam Cao trước kia. Tôi chí biết Trần Đăng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, anh quê ở Đăm (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm) là sinh viên. Những ngày khởi nghĩa lớp sinh viên các ngành này đã hồn nhiên hăng hái đến với cách mạng và văn học cách mạng.
Các bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ (Tri Chơn), Nguyễn Sĩ Quốc (Minh Đạo), Từ Giấy. Hồi ấy hành động biểu lộ tinh thần mạnh mẽ nhất là gia nhập Vệ quốc đoàn. Rồi các anh dần dần đi sâu vào các ngành chuyên môn khác. Riêng có Trần Đăng làm nghề cầm bút. Năm 1950, Trần Đăng hy sinh ở Bản Trại trên biên giới phía Bắc. Đơn vị có phóng viên mặt trận Trần Đăng đi theo đã mắc mưu quân Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, trên đường bộ đội ta tiến lên đón Hồng quân Trung Hoa xuống phía nam. Một số đồng chí trong ban chỉ huy tiểu đoàn và Trần Đăng đã hy sinh.
Tôi còn giữ được một tập sổ tay của Trần Đăng gửi. Cuốn sổ bằng bàn tay sổ tay trong ba lô chúng tôi đeo lưng thời kháng chiến không thể nào to hơn thế.
Trần Đăng đã ghi đủ thứ trên đường đi, vào quãng từ tháng 8-1948 tới tháng giêng 1949 - mới chỉ năm tháng, mà rất rõ nét, những đấu tranh trong tư tưởng và phong cách làm việc trong con người Trần Đăng. Cuộc đấu tranh bằng hành động, ý thức rõ ràng dứt khoát của nhà văn chiến sĩ.
Có thể tóm tắt nhật ký ghi chép tài liệu của Trần Đăng thành bốn phần như sau:
1. Trần Đăng luôn đi với các đơn vị chiến đấu- Mùa xuân 1948, theo bộ đội vào hậu địch Đông Bắc - vùng Ba Chẽ - Tiên Yên, anh bị phỉ bắn bị thương một ngón chân. Nhưng khi trở về căn cứ, gặp một đơn vị lên biên giới phía bắc, lại đi luôn.
Trần Đăng có thói quen vừa đi vừa viết trên đường. Trong chiến dịch biên giới thu đông 1950, anh viết bài về chiến dịch Sông Thao 1949 (bút ký Trận Phố Ràng), trong những ngày sắp đi hậu địch Đông Bắc, Trần Đăng viết bút ký Một cuộc chuẩn bị (cũng về chiến dịch Sông Thao).
Trong quãng năm tháng, Trần Đăng đã đi các mặt trận, tháng tám đến Phủ Thông và Đào Lâm, mặt trận Bắc Cạn. Tháng mười từ Việt Bắc về vùng địch Sơn Tây, qua miền tạm chiếm ở Bến Rau rồi xuống đồng bằng khu Ba - vùng hậu địch Ba Thá rồi vào Gián - Khuất.
Sống cuộc sống chiến đấu mãnh liệt, dũng cảm của người chiến sĩ cầm bút.
2. Trần Đăng đọc rất nhiều - Đọc và ghi chép cấn thận. Mỗi lần Trần Đăng ghé về cơ quan, trước khi đi một chuyến mới, hoặc có lần bị sốt rét phái nghỉ lại, Trần Đăng vẫn mê mải đọc.
Trong có 5 tháng, Trần Đăng ở cơ quan báo Vệ quốc quân hơn một tháng, đã đọc và ghi vào số tay: Sách báo ở chiến khu: báo Độc Lập, báo Văn Nghệ. Phóng sự Chặt gọng kìm đường số 4. Chép bài thơ Viếng mộ của Hoàng Lộc. Ghi những ca dao về Đồng Tháp Mười của Bảo Định Giang, ghi các phong tục và bài hát của dân tộc Tầy trong tập truyện ngắn Núi Cứu quốc của Tô Hoài.
Sách báo Pháp: báo Ngã tư tháng 12-47, bài của Barjavel viết về các nhân vật của E. Mauriac. Báo Khoa học và Văn nghệ Xô-viêt bài của Benjamin Goriely viết về chủ nghĩa nhân văn mới. Báo Nước Pháp trước đã, nhật ký của A. Gide. Đọc các tiểu thuyết của W Walenska (Ba Lan), Jozep Pot (Đức), Ernesl Renau, J, Stinbeck (Mỹ), Curzio Malaparte (Ý), Jean Louis Curtis, Gabrielle Roy, Piene Damino. Ngoài ra, không biết lấy ở sách báo nào, còn thấy ghi nhiều câu của Jean Paul Sartre nói về chủ nghĩa hiện sinh. Một đoạn tin về giá vàng, tính theo đồng franc, giá ở Paris, Hồng kông, Sài Gòn.
3. Trần Đăng thường xuyên chép bích báo các đơn vị- Trần Đăng chịu khó chép bích báo. Sổ tay có trên một trăm trang, thì 72 trang ghi các bài bích báo đơn vị có thể lấy ra in hẳn một bài về các bích báo này. phán ánh sinh động được thời kỳ đầu chiến đấu và sinh hoạt của quân đội. Trần Đăng chép tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đơn vị nào, ở đâu. Ngoài ra, còn những đoạn tóm tắt tổng kết trận đánh các chiến dịch ở Trị Thiên, ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ năm 1948.
4. Trần Đăng luôn luôn chuẩn bị sáng tác - Trong tập sổ tay nhỏ bé thế mà cũng đủ những ghi chép cho chuẩn bị sáng tác và suy nghĩ của nhà văn. Trần Đăng ghi những chi tiết có đặc điểm quan sát được ở mặt trận, ở chiến sĩ, ở những nơi đã đi qua, anh chép những từ lạ, từ mới đã nghe được hoặc đọc thấy, anh ghi ý những bài dự định viết, có chỗ viết hẳn dàn bài một truyện ngắn.
Đôi chỗ, Trần Đăng ghi suy nghĩ và việc mình làm. Có chỗ rất ngắn, nhưng thật nhiều ý nghĩa và tâm sự
Ngày 15 tháng 10, Trần Đăng ghi một kế hoạch:
Phát động thi đua 300 trang, à commencer (bắt đầu) tháng hai 1949.
Ngày 11 tháng 11, viết chữ to nửa trang, hai dòng giống nhau: Hôm may 11 tháng 11, 27 tuổi chẵn.
- Có một đoạn không đề ngày tháng, Trần Đăng viết:
Đêm nay đọc một cuốn phóng sự dự thi Việt Bắc kháng chiến. Một đêm nổi gió. Vẫn là tiếng gọi đi. Đi, trông, thấy. Đã bỏ qua những điều rất tầm thường, nhưng rất sống. Không thể được. Không có tình cảm, không có xúc động, không có tư tưởng chủ quan.
Trong rừng Yên Thế, Lúa mới(5) là những cái xác chết chủ quan. Chỉ có sống, sống cái khách quan và kể lại.
Hãy khoan một tấm sơn mài. Hãy làm nhiều croquis cho thật đúng hệt. Giản dị, thành thực và thật".
(Một câu viết bằng tiếng Pháp): "Những tưởng tượng hoang đường, những ám ảnh ma quái, những mơ tưởng nhân đạo hư không, những xúc cảm cá nhân kiêu ngạo và đạo đức giả, những tro tàn ấy hãy tan biến hết đi”.
Tình cờ, lần ấy tôi đã gặp Trần Đăng ở Đông Bắc về, trước khi anh lên biên giới và hy sinh ở Bản Trại trên đường Thất Khê ra. Kế hoạch sáng tác của Trần Đăng mà anh đã phác vào sổ tay thành một công trình của cả một giai đoạn như sau:
- Tập truyện ngắn tên là Bạn mới.
- Tập tiểu luận tên là Thư cho Tô Hữu (kinh nghiệm cách mạng tư tưởng và sinh hoạt quần chúng).
Tập bút ký lấy tên chung là Tiền tuyến gồm ba phần:
Phần một: Xuân chiến thắng, có 3 bài: 1 - Tất cả cho tiền tuyến. 2- Nhật ký của Phan Phú. 3- Một trận vui lớn trên đường số 4.
Phần hai: Sông Thao hè 1949, có 6 bài: 1- Đường đi Tây Bắc. 2- Dóm(6) I. 3- Một cuộc chuẩn bị 4- Phố Ràng. 5- Khe Pịa. 6- Tàn cuộc, Dóm II.
Phần ba: Đông Bắc với chiến dịch, có 5 bài: 1- Vào sâu Đông Bắc, 2- Vân Ca, 3- An Châu, 4- Đình Lập chờ chiến dịch 5- Đoàn quân tiếp tế.
Trong chương trình trên có những sáng tác Trần Đăng đã viết (Một cuộc chuẩn bị, Phố Ràng). Đọc nhật ký Trần Đăng, biết chương trình sáng tác của Trần Đăng, hiểu được công phu lao động sáng tạo của nhà văn từ gốc tới thành hình một sáng tác đã công phu đến như thế nào. Ở đấy, nổi lên tinh thần và tư tưởng của một người cầm bút luôn luôn khắc phục nhược điểm con người của mình bằng cách lao mạnh mẽ vào những nhiệm vụ đang đặt ra cho người cầm bút. Chẳng những chỉ là một phương hướng, một kế hoạch, mà là những hành động cụ thể, chi tiết, chịu thương, chịu khó, từ bài bích báo đơn vị được ghi lại đến một chi tiết hay quan sát được, đến những suy nghĩ thúc giục mình đi sâu nữa, làm việc nhiều nữa, lúc nào cũng cảnh giác và quyết tâm thay đổi nữa, bỏ đi, dìm đi những tàn dư tiểu tư sản thường còn lảng vảng ve vuốt mình.
Cũng như với Trần Đăng, đọc tác phẩm Nam Cao viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - kết quả sau cùng của một lao động sáng tác, thấy được rất rõ bước đường phát triển của con người và nhà văn Nam Cao - từ truyện ngắn Đôi mắt cho đến nhật ký Ở rừng.
Trong các nhà văn nước ngoài mà Nam Cao đã từng đọc, Nam Cao mê nhất Sê-khốp. Tôi nhớ anh cũng chỉ phục có một mình tài năng Sê-khốp, với một số phận cùng cực và mong manh của những con người những nhân vật cỏn con của ông: người công chức già, cô gái ế, cậu bé mồ côi, những luẩn quẩn vụn vặt đến nhức đầu trong gia đình nghèo và những cái rởm đời của những người có máu mặt.
Ấy thế nhưng những lúc cao hứng lên, anh cũng chẳng coi ai ra gì. Nhưng chỉ từng lúc hứng chí mênh mông thế thôi. Rồi lại bần thần nghĩ lại, anh không cải chính và hối hận mình đã lỡ lời, đã bốc tếu, nhưng những việc anh cặm cụi hàng ngày làm đã trả lời rành rõ hộ anh, anh sửa mo-rát, anh viết tin, từng tin vặt trên báo Cứu Quốc - tờ báo hàng ngày mà chúng tôi làm phóng viên. Chủ nhiệm Xuân Thuỷ bảo anh viết cuốn sách giải thích về nhiệm vụ người công giáo kháng chiến (cuốn sách này chưa được xuất bản), anh cộng tác với Văn Tân soạn in những tập Địa lý thế giới cho học sinh phổ thông, anh viết bích báo cho cơ quan, mỗi tuần một tờ dán ở vách bếp ăn, anh viết ca dao, ký tên Suối Trong, khi chúng tôi làm tờ báo hàng ngày Cứu Quốc Việt Bắc. Nghĩa là việc gì thấy có ích, anh đều làm, không nề hà việc to việc nhỏ. Trong khi ấy anh mơ tưởng và thực sự anh đã bắt tay vào cuốn tiểu thuyết dài về làng Đại Hoàng kháng chiến. Cuối năm 1950, mấy chương đầu anh đã viết lại mấy lần, Nguyễn Huy Tưởng và tôi đã đọc những chương đó, rồi anh bỏ, anh chưa vừa lòng...
Nam Cao vốn không phải là người xông xáo, mạnh dạn. Tính anh trầm lặng, hay nhường nhịn và dường như nhút nhát. Nhưng tất cả những trường hợp không cần phải thế, đều tỏ rõ khí phách ở anh. Chiến dịch thu đông 1950, chúng tôi ghé lại Bắc Sơn rồi về ở Vũ Lăng. Máy bay địch bắn phá Vũ Lăng. Ba lô quần áo chúng tôi cháy hết. Sổ tay của anh bị đạn đâm nát.
Nhưng mặc đấy, anh đi cứu thương. Máy bay quay lại ném bom, anh vẫn cùng dân quân dọn dẹp các đám cháy cho tới tối mịt. Khi chiến dịch giải phóng biên giới sắp mở, chúng tôi vượt đường số 4 quãng Lạng Sơn sang với cánh quân của ta đóng bên kia huyện Thoát Lãng. Đường số 4 bị địch chiếm đóng, canh gác và tuần tra suốt ngày đêm. Chúng tôi đến trạm liên lạc, chờ giao thông vào báo lúc nào vượt đường được.
Người đợi ở các trạm giao thông không phải người của một tổ chức, một đơn vị, nên rất tạp. Không ai biết ai và hiểu ai như thế nào. Cách thức vượt qua đường: theo giao thông và đi hàng một, ai cũng trù trừ, không ai muốn là người thứ nhất đi sau người giao thông vượt qua đường. Bỗng dưng, Nam Cao lưng đeo ba lô, bước xuống đứng xếp hàng vào chỗ người đầu tiên sau người giao thông. Tính anh là vậy.
Tôi được nghe kể lại chuyện anh hy sinh(7) ở vùng đồng chiêm Hoàng Đan dưới khu ba, khi vào vùng địch chiếm, cũng tương tự như chuyện vượt đường số 4 mà tôi đã được chứng kiến. Có bảy chiếc thuyền nan lúc chập tối bơi vào vùng địch. Bảy chiếc đi cách quãng thành một hàng dài. Nam Cao ngồi ngay trong thuyền đầu. Hai thuyền đi đầu đã bị địch vây bắt. Nam Cao như thế đấy. Nó biểu hiện mạnh mẽ con người và cuộc sống của anh. Trước sau như thế, khi cần thì tất cả vì nhiệm vụ.
Tôi vẫn trở lại cắt nghĩa con người chúng tôi từng bước biến đổi. Cuối cùng- sự chân thành trở thành niềm tin, đã đưa bước ta đi.
Chúng ta khẳng định sự hình thành những nhà văn thời đại, có nhiều người xưa kia đã góp stíc lực thành lớp nhà văn kiểu mới trong lực lượng văn học to lớn hiện giờ. Những người ấy đã dự phần tạo nên thành quả của văn học Việt Nam ba mười lăm năm qua. Đó là một nét trong đặc điểm văn học ta.
Những chuyện mà tôi vừa kể có thể xa lạ với bạn cầm bút ở các lứa tuổi đang lớn lên hôm nay.
Chú thích:
(1) Tiểu thuyết Sống mòn, đầu tiên, Nam Cao đặt tên là Chết mòn.
(2) Bảy bông lúa lép, truyện của Nam Cao, Nhà xuất bản Cộng Lực 1941.
(3) Nhà săm (do chữ Pháp chambre), nhà chứa trọ, phòng cho thuê, thường có gái điếm
(4) Tự truyện, hồi ký của Tô Hoài, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1976 (tái bản 1984, 1997)
(5) Những đoạn văn ngắn của Trần Đăng, in trên tạp chí Độc Lập
(6) Một đồn của Pháp trên một quả đồi tên là Dóm ở bờ sông Thao địa phận tỉnh Yên Bái.
(7) Nam Cao hy sinh ngày 1-10-1951.
2. Nguyễn Huy Tưởng
Năm 1942, tôi quen Nguyễn Huy Tưởng trong một hội nghị ban dạy học hội Truyền bá Quốc ngữ.
Tôi làm giáo viên dạy buổi tối các lớp Truyền bá Quốc ngữ vùng Bưởi. Nguyễn Huy Tưởng có chân trong ban trị sự của Trung ương Hội.
Ở Hà Nội, phong trào chống nạn mù chữ đã nhen nhóm từ 1938, khi hội Truyền bá Quốc ngữ được thành lập, nhưng dần dần phải cho đến những năm 1940 mới phát triển ra khắp thành phố và ngoại thành, cùng nhiều tỉnh. Những người không biết chữ - phần đông là thợ thủ công, người, đi ăn đi ở các nhà giàu và thanh niên trong các làng nghề chịu khó đi học.
Nhưng cả người dạy học và người đi học đều không trong một tình hình bình thường. Hội Truyền bá Quốc ngữ phải công phu hô hào quyên góp thế nào cho có được sách bút mực phát không và kêu gọi đến thế nào cho có được người có tâm huyết sẵn sàng đêm đêm đi dạy học.
Trong những năm ấy, phong trào cách mạng đương lan rộng, tổ chức Việt Minh đã phát triển vào lực lượng giáo viên, học viên ở nội ngoại thành. Bởi vậy, những người có tinh thần tối nào cũng đi dạy học, đã nghiễm nhiên coi đấy là một công tác có ý nghĩa to lớn. Điều đó đã được chứng thực ở Hà Nội ngay những ngày đầu cách mạng, tổ chức chống nạn mù chữ trở thành nha Bình dân Học vụ, và hầu hết những anh chị em hội Truyền bá Quốc ngữ đều là cán bộ Bình dân Học vụ và các ngành văn hoá khác.
Với những người đi học, lại ở một cảnh khó khăn khác. Trong chiến tranh, bao nhiêu khắt khe trói buộc của thực dân Pháp, lại thêm Pháp-Nhật ủng oẳng, người ta phải hứng lấy đủ mọi tai bay vạ gió. Khủng khiếp nhất, nạn đói ập đến, như một cơn lốc, trời đất mịt mù. Thế mà những người cùng khổ ấy vẫn cắp sách đi học. O tròn như quả trứng gà, Ô là đội mũ, Ơ là thêm râu... Người ta linh cảm những chữ i, chữ t, những lớp học toàn người nghèo, những thầy giáo tận tuỵ chỉ bảo, có điều gì khác thường. Không phải chỉ cố cho biết chữ, mà rồi còn có thể biết được một cái gì lớn lao đưa con người ta thoát ra ngoài những ngột ngạt khốn cùng của cuộc sống. Ở vùng tôi, cứ tối tối, các lớp học dưới Nghĩa Đô, trên Yên Thái quanh chợ Bưởi, trong ánh đèn le lói, đông nghịt người.
Tình cờ, Nguyễn Huy Tưởng ngồi cạnh tôi ở hội nghị, chúng tôi quen với nhau, anh bắt tay rồi cầm tay rất lâu, anh hơn tuổi tôi, người tầm thước, đĩnh đạc, đôn hậu. Bộ râu được cạo kỹ, chân râu xanh lên lận má. Tôi kính trọng, khép nép trước vẻ đạo mạo của anh. Nhưng Nguyễn Huy Tưởng lại cười cười và nói: "Nhà văn, nhà văn trẻ quá, tôi rất phục, rất phục”. Đôi mắt một mí của anh nhìn người ta một cách trìu mến từ lúc thoạt gặp. Đôi mắt ấy cũng bộc lộ nét riêng đức tính vốn quý người của anh. Và sự say mê cái đẹp cao cả thiêng liêng mà về sau, tôi càng hiểu rõ hơn. Đến với anh, người ta thương dễ có cảm tình ngay. Cũng như tình tình anh, con mắt đầu tiên nhìn người không lạnh nhạt, ơ hờ, mà độ lượng và sấn sàng thân thiết.
Anh thường thấy ở người ta những cái đáng mến trước mắt.
Hồi ấy, tôi mới in được vài truyện ngắn đầu tay trên báo, cùng với truyện Con dế mèn, Dế mèn phiêu lưu ký. Nguyễn Huy Tưởng cũng có truyện dài lịch sử Đêm hội Long Trì đăng từng kỳ trên tuần báo Tri Tân.
Báo này chuyên về lịch sử hoặc khảo cổ, ít người đọc.
Rồi, tôi còn biết không phải đấy là những sáng tác đầu tiên của anh. Yêu cái đẹp, đôi khi anh lại thiên về sùng bái. Nguyễn Huy Tưởng đã từng thích thú, thần tượng "triết lý sức mạnh" kiểu Phạm Ngọc Khuê. Để biểu hiện cái tư tưởng “siêu nhân" ấy, anh đã viết lý luận và sáng tác bằng tiếng Pháp. Tất nhiên, rồi cũng vứt đi hết những trang chữ viển vông, và cũng là câu chuyện tự cười mình, mỗi khi kể lại những ngông cuồng chốc lát của tuổi trẻ. Nghĩa là, Nguyễn Huy Tưởng đã có tước muốn cầm hút hẳn hoi mà chưa tới được đâu. Cho nên, Nguyễn Huy Tưởng mới bảo tôi: Đằng ấy mới là nhà văn. Còn tớ, cũng múa may đấy, nhưng chỉ là thằng "sớm vác ô đi, tối vác về”.
Ấy là anh nói theo một cách tính giản dị, vừa đúng mà cũng vừa nực cười chua chát, anh đã ước muốn cuộc đời của tôi, một người thất nghiệp dở, sống còm cõi bằng vài đồng nhuận bút. Nhà văn Vũ Ngọc Phan có lòng tốt, đã trả nhuận bút, mỗi khi tuần báo Hà Nội tân văn của anh ấy đăng cho tôi một cái truyện ngắn.
Có lẽ cả Hà Nội chỉ có Vũ Ngọc Phan làm cái việc phúc đức ấy. Báo khác, kể cả những tờ tuần báo Ngày nay, báo Chủ Nhật của văn đoàn Tự Lực nổi tiếng đã in truyện ngắn Mê gái (Con gà mái ri) của tôi lên trang nhất, nhà văn Khái Hưng ra tiếp tôi, bắt tay thật chặt mà cũng không trả tôi xu nào và không cho tác giả được một tờ báo biếu! Bởi vì, không có thể lệ thế. Lý do: tự dưng ông gửi bài cho tôi chứ không phải tôi mời ông viết. Tôi chỉ trả tiền người tôi mời viết. Thế là ông cần tôi, thì không lẽ gì tôi lại phải trả tiền ông. Dẫu cho cả năm ông gửi bài đến và tôi in, cũng vẫn là ông phải cảm ơn tôi. Luật rừng của nghề báo thời ấy.
Những hoạt động chống nạn mù chữ cứ đi vào giữa những trớ trêu, những khủng khiếp của tình thế. Nhưng mà phong trào vẫn lan rộng. Chúng tôi xuống Nam Định. Cùng đi với đội kích ban tuyên truyền của Hội.
Tôi nhớ đại khái ban kịch có một vở vui nhộn, cổ động đi học. Câu chuyện vợ chồng Vua Bếp và các thần đất, thần thổ tả hăng hái học quốc ngữ. Bấy giờ diễn kịch còn là một việc rất mới. Nhưng vở kịch này đến đâu cũng được người ta cười ngặt nghẽo. Chúng tôi góp nhặt anh em lại, đã đi các lỉnh, lần này xuống Nam Định.
Những đêm kịch cổ động Truyền bá Quốc ngữ ở thành phố Nam Định thế nào, không còn nhớ. Chỉ nhớ trong số người đi với đoàn kịch có Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Kim Xuyến(1) - một công chức trẻ hăng hái. Tôi nhớ nhất những hôm ở Nam Định, anh Sắc bạn của Nguyễn Hữu Đang. Ông bầu Sắc của chi nhánh hội Truyền bá Quốc ngữ dưới ấy chúng tôi đã ăn no kềnh bụng và sao mà ăn khoẻ, ăn ngon miệng đến thế. Khốn khổ, ở Hà Nội, nếu không cả lũ, thì ít nhất có Nam Cao và tôi đương đói vêu, ngày có một bữa. Bây giờ được chén cơm thoả thuê, đến đỗi chỉ ở Nam Định vài hôm mà có cảm tưởng trong người phổng phao hẳn lên.
Trên chuyến tàu thuỷ trở về, chúng tôi nằm dồn vào một góc boong tàu áp cái guồng quay rào rào đinh tai. Chao ôi, những cái tàu thuỷ sông Hồng đường Nam Định, Thái Bình hồi ấy. Tàu Long Môn, tàu Bắc Kinh, và còn bao nhiêu con tàu, chủ tàu. Đã có lần tôi, viết về những chuyến tàu thảm hại này mà vẫn như chưa viết.
Con sông sống, con sông chết. Người vùng đói không thấy có cái tàu cứu mình bỏ xứ đi nơi nào đấy, hoạ may bới đất lật cỏ ở đâu mới ra cái ăn. Mỗi khi nghĩ lại, vẫn thấy lù lù những con tàu năm đói hiện ra những ghê rợn này. Cái tàu cô độc xình xịch giữa sông. Đêm cũng như ngày, trên bờ, đoàn người rách rưới nháo nhác nhìn theo chạy theo, tàu màn xế, người xô ra, ai ngã xuống sông cũng mặc, ai chưa lên được lại đuổi theo. Cái tàu nghiêng đi hất người xuống nước vì người ta trèo lên đông quá. Cái tàu lại đắm vì bị máy bay Đồng Minh đuổi đánh, máy bay Mỹ ném bom tất cả những cái di chuyển trên sông.
Chiếc tàu đem chúng tôi trở về Hà Nội cũng là cái tàu chở người đói như thế. Màn xế vào bến nào, người lao xuống, tàu chòng chành chênh cả chân vịt, cả guồng lên. Tàu không dám vào bến nào nữa. Cứ thế, chạy về Phà Đen.
Trời tờ mờ sáng, trong cảnh bối rối người tranh nhau lên. Không hiểu thế nào, hối há đi tìm cái ăn, không lên nhanh thì chết hay sao. Một tấm ván bắc chênh vênh. Mỗi lán lườn tàu nghiêng đi, tấm ván bập bềnh rúm lại, người ngã lộp bộp xuống nước, tiếng rú thất thanh cũng rơi theo. Người cứ chen ra, cứ rơi...
Chúng tôi đứng chụm vào trong boong, rã rời cả người. Đêm qua oi quá. Cái guồng máy lại quay ào ào suốt đêm dưới gáy, ai nấy cởi trần nằm xếp quần áo gối đầu. Thế nào mà sáng ra Trần Kim Xuyến rờ thấy mất cái quần. Cũng chẳng có gì khó hiểu. Chắc là sức trai đương tuổi ăn tuổi ngủ, người nào đi qua đã rút mất.
Ngoài cầu, chốc lại tiếng rú, tiếng khóc. Nguyễn Huy Tưởng thở dài.
- Có khi cái quần của thằng Xuyến cũng ngã xuống nước rồi.
Câu nói đến lạnh rợn. Chúng tôi không ai nghĩ đến chuyện thế nào là ăn trộm, ăn cắp. Nạn đói ghê gớm đương trùm lên tất cả. Rồi Nguyễn Huy Tưởng bàn:
- Nhà mày ở trên dốc Hàng Than gần đây, hay là mày mặc cái quần của tao về rồi lại đem ra cho tao.
Mọi người đương đăm chiêu mà cũng phải cười gượng. Trần Kim Xuyến nói to:
- Có gì mà phái phiền nhiễu. Tớ chỉ lột cái sơ mi ra là chẳng khác gì cu-li xe cởi trần quần đùi đi làm đêm về. Rét bỏ mẹ mà kìa lên đê khối người ở trần.
Trần Kim Xuyến cởi phăng áo cầm tay, và chúng tôi lên bờ. Chúng tôi bước im lặng.
Nguyễn Huy Tưởng nói một câu, như đương nghĩ dở:
- Đến thế này thì dạy người ta biết chữ để làm gì!
- Phải làm thế nào?
- Những người chúng ta dạy chữ đương chết đói.
Tôi nói:
- Rồi đến chết cả chúng ta.
Nguyễn Huy Tương đăm đăm nhìn tôi.
- Chi có đoàn thể...
Tôi nhìn lại Nguyễn Huy Tưởng. Nguyễn Huy Tường đã có hoạt động bí mật. Hai chữ “đoàn thể" rất thiêng liêng đối với chúng tôi.
Ít lâu sau, một cuộc họp của một tổ Văn hoá Cứu quốc địa điểm được hẹn ở phố Giắc-canh (Jacquin), một phố khuất sau Chợ Hôm. Đến nơi, mới biết đấy là nhà Nguyễn Huy Tưởng. Chúng tôi, như vồ lấy nhau. Điều bất ngờ, điều bất ngờ mà chúng tôi cảm thấy và mường tượng ra, đã lâu.
Từ đấy, Nguyễn HuyTưởng là người liên lạc giữa mấy tổ, bí mật khác nhau...
Một điều, đặc biệt là mật thám Pháp đến cả những ngày cuối cùng đời thực dân ở Đông Dương, vẫn ráo riết khủng bố cộng sản. Một số anh em chúng tôi bị bắt năm 1944. Thế mà sau đảo chính Nhật 9 tháng ba 1945, đoàn thể cứu quốc các giới ở Hà Nội gần như công khai hoạt động. Tín phiếu của Việt Minh được rộng rãi mua ủng hộ, có người không làm Việt Minh cũng muốn có tờ tín phiếu. Nhiều tay sai mật thám Pháp còn lại, đã bị những đội trừ gian của Việt Minh tiễu trừ. Tên Sinh, mụ Thiên Nga và bọn Cai Long, Ba Lự ở Bưởi đã phải đền nợ máu. Nhật càng điên cuồng, khát mắu, chúng bắt và bắn tức khắc. Trên đường từ Phùng lên Sơn Tây vốn nhiều cướp đường, Nhật vào làng lôi người ra, chém đầu, treo lên cây. Phát xít Nhật cùng quẫn, hỗn loạn.
Trước thời cơ ấy, các đoàn thể cứu quốc trong thành phố đã rộ hẳn lên và ra mặt thị uy. Treo cờ nóc tàu điện. Rải truyền đơn giữa phố Pôn Be. Rạp Tố Như, Hàng Bạc đương buổi diễn, đèn phụt tắt, cán bộ Việt Minh lên nói chuyện hô hào tổng khởi nghĩa và tung truyền đơn. Kho thóc của Pháp, của Nhật ở làng Mọc ngoại ô bị phá chia cho người đói. Cả đến các kho ở phố Bắc Ninh và dưới Phà Đen cũng bị tan tành. Chợ Canh, chợ Diễn, phiên nào Việt Minh cũng mít tinh tuyên truyền võ trang. Người ta thì thào súng ống đã được đưa từ chiến khu về: suốt đêm tải sang sông.
Những cán bộ nữ Việt Minh, chít khăn vuông, đeo kính đen, tay cầm súng lục, vừa đứng trên bàn diễn thuyết giữa cầu chợ, lại biến ngay đấy. Tiếng đồn càng dậy lên.
Chúng tôi gặp nhau luôn. Không phải còn giữ bí mật nghiêm ngặt như mọi khi chỉ tổ ba người biết với nhau. Chị Tưởng đem các con đi tránh bom Mỹ về quê đã lâu. Một mình Nguyễn Huy Tưởng ở lại. Chẳng biết cái sở Đoan anh làm có còn ở Hà Nội hay đã đi trốn bom, chỉ thấy anh mặt quần soóc, với cái xe đạp trần trụi không phanh không chuông đi khắp nơi. Chẳng mấy ngày không lên Nghĩa Đô gặp Nam Cao và tôi.
Khi thúc bài cho báo Cứu Quốc, khi đem lên báo Cờ Giải phóng, tạp chí Cộng sản. Căn gác nhà Nguyễn Huy Tưởng có cửa khoá chữ, anh để số 1789, năm cách mạng Pháp, chúng tôi đều biết, ai đến cứ việc mở vào, lúc ngủ nhờ, lúc hội họp. Nguyên Hồng không còn ở dưới bãi Phúc Xá, anh đã đưa gia đình tránh bom về Thuận Thành bên Bắc Ninh. Thỉnh thoảng, hai vợ chồng đi một chuyến buôn nón và áo tơi. Cả cái xe bò nón lá của Nguyên Hồng cũng được đẩy đến đế trước cửa, có khi tá túc mấy hôm rồi lại chồng cầm càng vợ ẩn xe qua cầu Long Biên về bên Bắc.
Những cuộc họp nghiên cứu tài liệu Việt Minh đọc các báo bí mật, có khi chúng tôi ở cùng nhau liền mấy ngày. Hồi này, Lê Quang Đạo, bí thư ban cán sự đảng ở Hà Nội, sau lần bị mật thám bắt hụt ở nhà Vũ Quốc Uy, phố Phó Đức Chính bây giờ, đã lên chiến khu Việt Bắc. Nhưng các tổ Văn hoá Cứu quốc vừa được sự chỉ đạo trực tiếp của trung ương chặt chẽ và liên tục mà sau này tôi mới được biết cơ quan của thường vụ đóng ở Xuân Đỉnh, Phú Gia, Phú Thượng và các làng ven hai bờ sông Hồng. Trần Độ Trần Quốc Hương và Văn to đầu (Khuất Duy Tiến), các cán bộ phái viên của Trung ương thường đến với chúng tôi. Lúc thì ở nhà Nguyễn Huy Tưởng, khi vào làng Vạn Phúc trong Hà Đông, nhiều hôm ở nhà tôi trên Nghĩa Đô, có lần ở cái nhà nghỉ hè của nhà Như Phong xóm Cung bên Tây Hồ.
Trong những cuộc họp mở rộng ở nhà Nguyễn Huy Tưởng, ngoài các anh em, như Trần Huyền Trân, Nguyên Hồng. Nam Cao, thêm Hồng (Thép Mới) là sinh viên. Lưu Văn Lợi cùng làm sở Đoan với Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Cộng Mỹ, nhà giáo dạy dưới Hải Phòng cũng lên bắt liên lạc.
Chúng tôi đương sửa soạn in bí mật số 1 báo Tiên Phong, cơ quan của hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam.
Tình hình chuyển biến hết sức khẩn trương. Trong một cuộc họp ở Vạn Phúc trong Hà Đông, Văn hoá Cứu quốc được cử đại biểu trong đoàn trí thức Hà nội đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào: Nguyễn Hữu Đang: Nguyễn Huy Tưởng.
Bút ký Lên chiến khu của Nguyễn Huy Tưởng in nhiều kỳ trên tạp chí Tiên Phong sau Tổng khởi nghĩa đã kể lại chuyến đi với những kỷ niệm không bao giờ quên của anh về những ngày lên vùng trung tâm cuộc tổng Khói nghĩa.
Trong những tưởng lượng hào hứng của chúng tôi ngày ấy, cả nước đã thành chiến khu, và thiêng liêng, bí ẩn vô cùng là các chiến khu biên giới phía bắc. Hình ảnh gương chiến sĩ dũng cảm, hy sinh được đọc trên báo bí mật Cờ Giải phóng, Kèn gọi lính, Cứu Quốc đã tường thuật những trận quân giải phóng phục kích Nhật ở châu Tự Do (Sơn Dương), ở Bắc Cạn: rồi trận tiêu diệt đồn Nhật trên núi Tranh Đấu (Tam Đảo) giải phóng một trại tù binh Pháp ở Hà Nội, chỉ đứng trên đê sông Hồng đã trông thấy núi Tam Đảo xanh biếc.
Tin tức các nơi rầm rộ. Khắp nước, đã thành chiến khu, các Chiến khu Hoàng Hoa Thám. Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Trưng Trắc, Nguyễn Tri Phương, Hà Nội cũng được bí danh là thành Hoàng Diệu. Như đã trông thấy trên núi rừng phía bắc, các dân tộc Kinh, Thái, Nùng, Mán đoàn kết đương sôi sục chuẩn bị khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa sắp bùng nổ, tràn như nước cuốn về đây rồi.
Chiến khu! Chiến khu bí mật, hấp dẫn, mong ước, chờ đợi, tất cá ở hình ảnh chiến khu.
Nguyễn Huy Tưởng và tôi đương đi tàu điện Bưởi xuống Bờ Hồ.
Những cái hầm xây gạch nổi để nấp máy bay, lỗ chỗ, vằn vèo lượn xung quanh hồ Hoàn Kiếm đã bị người đói các nơi về chiếm ở chi chít như tổ mối đun.
Ngày nào cũng có báo động: Máy bay Mỹ đã ném bom xuống nhiều chỗ đông người trong thành phố, chợ Hàrng Da, ngõ hàng Đũa sau ga Hàng Cỏ, các phố khu Đấu Xảo và vùng Bưởi, Quần Ngựa... Tôi làm chân "phòng thủ thụ động” đi khiêng người chết không biết bao nhiêu mà kể, từ dưới Bờ Hồ lên dốc vào hàng Đào xe bò chất những bao gạo đóng tải trắng nối đuôi nhau, người đẩy xe cúi rạp mải miết. Đấy là kho gạo dỡ ra hay đấy là gạo Sài Gòn mà những chuyến tàu hoả, tàu thuỷ của nhà binh Nhật mới thoát bom đêm trước, lọt vào ga Hàng Cỏ hay bến Phà Đen. Không biết tải đi đâu.
Nhưng chắc không phải gạo phát chẩn. Lính Nhật đeo súng cưỡi xe đạp canh hai bên hàng xe.
Tiếng còi trên nóc Nhà Hát lớn bỗng rú từng hồi.
Báo động! Những chiếc xe bò gạo thình lình chững lại giữa dốc. Người cầm càng quị xuống. Không biết tại đói quá nặng quá hay hốt hoảng quá, không ủn lên nổi nữa. Đoàn xe ùn lại. Người tứ phía nhao nhao ra: Bọn Nhật đã nằm ghếch súng nấp sau những chiếc xe đạp quăng chỏng gọng giữa đường. Mặc, người cứ xô đến cướp gạo, như sóng đen nghịt...
Máy bay ầm ầm tới, những chiếc phóng pháo hai thân hiện ra phía lông Hồng, rồi một đoàn trắng xoá ba cái một, lừ lừ đến tiếng rú rền ngay trên đầu. Đạn cao xạ nổ ùng ục vào nền trời xanh nhễ nhại: người ta đã phân biệt được súng phòng không Nhật khói trắng khác súng Pháp khói đen sì ở pháo đài Láng và Xuân Tảo. Tiếng bom rơi nổ từng chặp, dậy đất, nghe như... lại nhà xe lửa Gia Lâm... lại ở Sét, ở Giáp Bát...
Máy bay vẫn rền trên đỉnh đầu, bom xuống đây rồi, bom đến nơi rồi...
Bọn Nhật bỏ cả xe đạp, chạy chết. Những chiếc xe bò gạo đã được đám người đến xúm xít đẩy biến về phía phố Bắc Ninh. Trong chốc lát, giữa dốc chỉ còn lại xác người cầm càng ngã lúc nẫy, đã bị lính Nhập đâm chết, máu loang khắp mặt đường. Chiếc xe bò trống không, cái trục gẫy rời ra, hai bánh nằm úp như hai cái nong, mấy chỗ gạo lẫn máu - cái gạo máy Sài Gòn hạt tấm hạt gầy trắng nhởn như vôi bột bắt đầu khô đen lại.
Đấy là những cánh Hà Nội đau thương cuối cùng, khi chúng tỏi chia tay.
Nguyễn Huy Tưởng thì thào:
- Cậu có biết trên chiến khu bây giờ, một lão đồng chí quốc tế về lãnh đạo cách mạng? Có nghe đồn Nguyễn Ái Quốc đã về chiến khu không? Tổng khởi nghĩa đến nơi rồi.
Rồi Nguyễn Huy Tưởng ghé sát tai tôi:
- Thôi, mình đi nhé.
Tôi cầm tay bạn sắp đi. Tôi không biết đi đâu, nhưng chắc đi xa. Cảm động, bùi ngùi, đau xót. Cái quang cảnh người chết, người cướp gạo vừa rồi đã lấy đi hết cả những câu nói của chúng tôi. Mỗi người không biết ngày mai thế nào. Chúng tôi chỉ nhìn nhau.
Rồi Cách mạng tháng Tám thành công. Trong cuộc họp đầu tiên gặp lại Nguyễn Huy Tưởng, ở nhà Trần Kim Xuyến trên Hàng Than, Tổng bí thư Trường Chinh đã phân công chúng tôi vào mọi công tác báo chí, tuyên truyền, thông tấn, phát thanh, bình dân học vụ...
Bề bộn những công việc mới. Nguyễn Huy Tưởng ở trong ban phụ trách hội Văn hoá Cứu quốc, lại biên tập báo Cờ Giải phóng, cơ quan đảng Cộng sản Đông dương.
Một hôm, Nguyễn Huy Tưởng đến báo Cứu Quốc tìm tôi. Chúng tôi đạp xe lên ô Yên Phụ rồi ra Phú Gia.
Tôi cũng không hỏi đi đâu. Vẫn còn thói quen giữ bí mật công tác như dạo trước. Thì ra, Nguyễn Huy Tưởng rủ tôi đến một nhà cơ sở ở dưới bãi làng Gạ.
Trước khi lên chiến khu, Nguyễn Huy Tưởng đã được giao thông đưa đến đợi liên lạc ở đấy. Rồi, anh để lại áo sơ mi, quần tây thường mặc. Ở trạm anh em đưa cho Nguyễn Huy Tương bộ quần áo nâu cũ và cái nón mê.
Anh sang sông, lên châu Sơn Dương. Đò sang ngang chỗ bến Hối.
Chúng tôi lên mặt đê, trông sang Hối. Chỉ thấy một làn dâu xanh mờ. Nước sông Hồng đương cữ lớn, mênh mang đỏ rực. Nguyễn Huy Tưởng nhìn xa xôi, nghẹn ngào:
- Những ngày lên chiến khu, mình nhớ...
Nguyễn Huy Tưởng vốn người trầm mặc, dẫu gặp việc vồ vập, bồn chồn, anh vẫn thường giữ điềm nhiên.
Nay anh lại sa nước mắt. Cái vui của con người, dẫu cho bề ngoài âm thầm, không phải bao giờ cũng lặng.
***
Nguyễn Huy Tưởng người làng Dục Tú. Dục Tú cạnh Lộc Hà, quê nhà văn Ngô Tất Tố. Những làng ven nội xinh đẹp, cổ kính ở bờ sông Hồng.
Tôi bỗng nhớ một chuyện thật sự thiết tha và tự nhiên của một ngòi bút với đất quê. Nguyễn Huy Tưởng, con người và tình cảm cùng trang giấy trắng trước quê hương.
Những lần về Dục Tú với Nguyễn Huy Tưởng.
Thường những ngày giáp tết hoặc tháng hai, tháng ba, vào buổi xuân sang hội hè, tết nhất ở các làng ngoài thành. Nguyễn Huy Tưởng hay rủ bạn về Dục Tú.
Mưa bụi vân vân trên cánh đồng màu. Có những đoàn người trảy hội đi qua cửa đình. Không phải chỉ loàn những tiếng cười ròn của đám con trai quần phăng áo trấn thủ ô trám và những cô gái sơ mi hoa đào. Mà còn thiết tha nền nã các bà áo bông ngắn mặc ngoài tấm áo the nâu, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Trong làn mưa nhẹ như sương, xa kia, sừng sững mờ mờ không nhìn rõ là chân tường thành cổ hay những dãy nhà máy đương lên móng phía Đông Anh. Những gợi cảm thật lạ lùng. Trong cái vui xuân trên miền đất phát tích của dân tộc không phải chỉ có một bề hoài cổ, mà còn những nỗi niềm, những khát khao của mỗi người cầm bút hôm nay.
Về Dục Tú, lần nào cũng sang Cổ Loa. Tất nhiên, Nguyễn Huy Tưởng là người thuộc Cổ Loa nhất trong bọn, anh chỉ cho biết nên để ý, nên xem Cổ Loa những gì, như thế nào. Một điều dị thường mà lại bình thường, mỗi khi ta thăm những nơi có di tích từ truyền thuyết đến hôm nay. Làm sao mà được cảm thông từ hồng hoang đến một lúc bây giờ. Vậy mà Nguyễn Huy Tưởng đã có những say sưa ấy. Đi trên những gò cỏ, những bờ thành đất, dưới cây đa cổ thụ, bước thẩn thơ trong đường quanh bờ tre những bãi mía xanh tốt và những làng xóm lá mít xum xuê mà trông ra nghìn xưa.
Nguyễn Huy Tưởng hăng hái làm cho mọi người thấy được bên trong làng xóm, đồng ruộng ấy, xưa kia đã nguy nga những thành quách có một không hai ở phương nam từ thuở ban sơ của đất nước với bạt ngàn chiến trận của vua Hùng, vua Thục, của Ngô Quyền.
Làm cho chúng tôi phải thấy được cả một trung du giáp núi giáp đồng bằng với những kẻ Nhồi, kẻ Vang, kẻ Chủ, đất nước của những con người mở đầu hiển hách thế nào. Nguyễn Huy Tưởng lúc nào cũng mê mải, suýt xoa, mỗi lần kể những điều anh mới biết thêm, mới nghĩ ra.
Vết tích của chợ Sa ở Cổ Loa. Chợ Sa là xa gần, chợ Sa là cái sa xe chỉ hay chợ Sa là tên người, tên họ, hoặc cái gì khác. Địa điểm chợ Sa chỗ nào tụ hội giữa thành hay đầu bến, chợ giữa thành và chợ đầu bến, tính chất khác nhau đấy. Những lúc ấy, Nguyễn Tuân - mà nơi sinh và quê gốc anh ở Mọc Thượng Đình huyện Từ Liêm, hào hứng vào chuyện: các anh chắc biết đường tiến quân của Đô đốc Bảo(2) sau khi đánh tan cả vạn quân Thanh ở Đầm Mực tồi tiến ra Đống Đa. Thế thì, cánh quân Đô đốc Bảo phải vu hồi lên Kim Giang, Kim Lủ rồi lập kết ở bốn làng kẻ Mọc chúng tôi chứ?
Chuyện đấy những đoạn ấy bao giờ cũng sảng khoái quanh truyền thống và lịch sứ Hà Nội hôm qua hôm nay. Hiểu biết đến thế nào, bàn bạc đến bao giờ cũng không đến đâu cùng. Ý thức và tình cảm đó đã như tự nhiên trong Nguyễn Huy Tưởng. Cả mỗi khi viết cho các cháu đọc. Những tích luỹ về vùng quê cổ kính nghìn đời của anh, Nguyễn Huy Tưởng mới chỉ cho lứa tuổi bạn đọc thiếu nhi được thưởng thức chút ít ở một áng văn xuôi như thơ, truyện An Dương vương xây thành Ốc.
Hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác nhiều thể loại văn xuôi nhiều đề tài khác nhau. Nhưng, với anh, đề tài Hà Nội là tiềm lực sức sống liên tục trong tất cả các giai đoạn và là những tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng. Ở mỗi trang Nguyễn Huy Tưởng đều có thể gặp được bóng dáng của Cổ Loa, của Thăng Long, của Hà Nội. Trong đó, cuộc sống và con người, từ truyền thuyết tới ngày nay, qua mọi giai đoạn lịch sử, vẫn là một con người Việt Nam nhẫn lại, kiên cường đương đầu với mọi thử thách, mọi biến thiên và đứng vững. Là cây bút sử thi hùng tráng, Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng bao giờ cũng lộng lẫy và hùng vĩ, ngay từ những tác phẩm ban đầu Có nghĩa là từ khi Người cầm bút chưa hẳn đã có một ý trí và đường hướng rõ rệt, nhưng lấm lòng đối với lịch sử và quê hương từ tiềm thức đã gắn bó và thôi thúc.
Thực tế tình cám ấy là bộ phận quan thiết xương máu trong cơ thể vốn sống người viết. Một nhà văn phải tạo ra, phải rèn luyện cho có được những vùng quê của sáng tác. Hai chữ "vùng quê" ở đây có ý nghĩa nhắc nhỏ người cầm bút không được lơ đãng một phút đắm mình trong thực tế để có được những kỷ niệm thiết tha trong đời. Vùng quê sáng tác của nhà văn có thể bất cứ ở đâu, mà những!nguyên quán, sinh quán của người cầm bút chỉ là một trong những trường hợp - trường hợp tự nhiên, nhưng có giá trị to lớn đối với người cầm bút. Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội là như vậy Nguyễn Huy Tưởng viết hai tác phẩm đầu tay trong những năm 1940, tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và kịch Vũ Như Tô.
Đêm hội Long Trì, những sinh hoạt xưa ở kinh kỳ mà trong đó, huyên náo những cảnh lộng hành bạo ngược của chị em bà Chúa Chè người Kinh Bắc. Những đau khổ của người dân phải chịu đựng mọi thói ăn chơi vô độ của các triều đại vua chúa. Nhưng chồng chất giữa những oan khiên này vẫn thấy được đời sống người Kẻ Chợ cùng mọi quang cảnh phố phường sinh sôi Đấy là sức sống âm thầm mà mãnh liệt của "bách tính" đã làm nên bao đời Kẻ Chợ. Thăng Long nhộn nhịp suốt sáng không biết có đêm trong những đêm hội Long Trì quanh hồ Gươm, hồ Tây. Những hội vật đua tài của đô các lò ở Kẻ Chợ đã có nói. Những đám rối cạn, rối nước, những cuộc đánh roi rất hiệp sĩ của kinh thành vốn đất thượng võ. Rồi chọi gà, thả chim, đu tiên, chợ thi cây cảnh và những đám rước kỳ ảo, thần tiên. Thôi thì mặc sức, từ ngoài ô vào đến phố phường quanh hồ, đêm ngày nô nức người về hội. Những quang cảnh bộc lộ và biểu hiện sức mạnh truyền thống của dân tộc, các triều đại cứ thay đổi, ân oán và giết chóc cứ lay chuyển tất cả các cung vua phủ chúa, Kẻ Chợ ngày một sầm uất.
Ở kịch lịch sử Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả một nghệ sĩ lớn thời Lê. Công trình vĩ đại của Vũ Như Tô chỉ còn được một dòng chữ trong sử sách, những muôn đời người Kẻ Chợ ngước trông lên vẫn thấy trên trời nước hồ Tây ẩn hiện bóng cao trăm trượng toà lâu đài cực kỳ tráng lệ. Công trình của Vũ Như Tô - kết tinh tinh hoa đất nước, mơ ước xây Cửu Trùng đài, cũng là khát vọng của người cầm bút làm sống lại nhà kiến trúc thiên tài trong đau khố sáng tạo.
Một tác phẩm suốt đời xây dựng, không biết bao giờ xong, mãi mãi là một khắc khoải, là niềm tin. Khi mà một người viết lại chùng gân bằng lòng cái đã làm được, thì ngòi bút ấy chẳng còn gì phải nghĩ thêm. Đài Cửu Trùng và Vũ Như Tô cũng chính là quan niệm về tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng. Suốt đời viết đã mơ ước, đã thất vọng, lại mơ ước... Sức lực của Nguyễn Huy Tưởng tập trung vào công phu sáng tác, cùng lúc với mọi công việc ngổn ngang những ngày đầu của cách mạng, mà anh đam nhiệm. Tuy nhiên, Nguyễn Huy Tưởng vẫn có ý thức sâu sắc được trách nhiệm nhà văn, không thể có gì mạnh mẽ hơn vũ khí ngòi bút.
Nguyễn Huy Tưởng miệt mài viết báo, viết sách. Ở báo Cờ Giải phóng, nhiều bài xã luận tiểu luận ký Điều Tử. Ở tạp chí Tiên phong ký Thao Trường. Viết cho thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng lấy bút danh Vương Như Trang. Chuyện gương chiến đấu Ba anh hàng thịt ở chợ Cái Răng (Nhà xuất bản Văn hoá Cứu quốc, 1946), Bắc Sơn, vở kịch dài Nguyễn Huy Tưởng đã viết liền trong hai ngày hai đêm.
Đề tài truyền thông, đề tài lịch sử trong thời kỳ chuyển biến vốn là sở trường của Nguyễn Huy Tưởng.
Cuộc trường kỳ kháng chiến trên toàn quốc vừa bắt đầu, Nguyễn Huy Tưởng viết Những người ở lại. Kịch dài Những người ở lại miêu tả thái độ và cuộc đấu tranh của các tầng lớp trí thức đối với kháng chiến trong Hà Nội bị chiếm.
Tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô, "đài Cửu Trùng của Vũ Như Tô" Nguyễn Huy Tưởng đã được nghiền ngẫm ngay từ những ngày đầu tiên Trung đoàn Thủ đô chiến đấu trong vòng vây của địch.
Sự tích một sáng tác không biết đâu bờ đâu mốc mà tính được thời gian và công phu sức lực bỏ ra.
Ngày tháng ghi ký niệm ở trang cuối chỉ là ước lệ.
Trung đoàn Thủ đô đã ra đời trong những ngày đêm ác hệt giữa Hà Nội. Rồi suốt chín năm kháng chiến, Trung đoàn Thủ đô đã tham gia tất cả các chiến dịch lớn, sau cùng, từ chiến thắng Điện Biên Phủ về Hà Nội giải phóng. Tấm lòng vẫn nguyên như đêm ra đi: các chiến sĩ Hà Nội đã cất lời thề hẹn ngày về, khi ngoảnh lại nhìn thành phố rừng rực trong lửa cháy.
Một ngày đầun ăm 1947, chúng tôi đi đón Trung đoàn Thủ đô, vừa từ giữa lòng thành phố ra. Các chiến sĩ đã bí mật hành quân luồn dưới cầu Long Biên, qua sông Hồng, vào chân núi Tam Đảo. Rồi bất thần, nửa đêm lại trở sang bên này sông. Liền mấy ngày, máy bay địch lùng khắp từng làng, từng cánh đồng phía bắc thành phố. Trong khi đó, Trung đoàn đã lại sang sông về đóng quân ở vùng Gối.
Lễ đón mừng các chiến sĩ Thủ đô ở Thượng Hội.
Hồi này, địch trong thành phố đã nống ra tới cầu Diễn, trên đường Sơn Tây. Ở cánh đồng làng Thượng Hội trông ra Diễn, đốt lửa to còn thấy vầng sáng, moóc-chê địch thường bắn qua trên đầu. Nhưng địch chẳng thể ngờ lại có cuộc hội quân lớn như thế này ở trận tuyến trước mặt chúng.
Những ngày ấy, tôi làm phóng viên báo Cứu Quốc trên mặt trận Hà Nội. Tôi thường cùng ở với Thôi Hữu tại chùa làng Án Thọ ở Sống - nơi cơ quan báo Thủ đô do Thôi Hữu phụ trách. Nguyễn Huy Tưởng đến rủ và ba chúng tôi đã ra Canh, rồi sang Thượng Hội đón các chiến sĩ Thủ đô.
Cả vùng các làng Kẻ Gối náo nức. Hai tháng trời ác liệt trong vòng vây địch đã in dấu xám ngắt trong tưởng tượng của mọi người đến dự lễ mừng? Nhưng không, các chiến sĩ thật nhanh nhẹn, rất Hà Nội. Trong hàng quân, có nữ chiến sĩ, ở cả cấp chỉ huy, nữ chính trị viên tiểu đoàn Tuyết Minh. Những cô gái HàNội, trong mọi tình huống thật đã tài đảm, thao lược. Các chiến sĩ, hôm qua còn là sinh viên, nữ sinh, là công chức, là thợ đóng giầy, đóng thùng, nghề bồi bếp, thợ nguội, thợ điện. Giờ đây như nhau, chiếc mũ ca lô dạ tím, đôi giầy có cổ, chiếc thắt lưng trễ tràng một điệu kiểu cách cố ý với bên hông khẩu súng lục, con dao găm, - kể cả những khẩu trung liên, đại liên đặt cảnh giới trên các gò cao ở đầu đồng, hầu hết đều là quân dụng, quân trang, võ khĩ nhãn hiệu Mỹ mà các chiến sĩ đã đoạt được.
Không có thể nghĩ những con người thơ thới đáng yêu vừa trải những trận đánh sống còn liền hai tháng qua. Cảm tưởng cứ chập chờn, lung linh hư hư thực thực. Khác nào, đứng đây, vừa nãy hoàng hôn xuống còn trông thấy trong bóng chiều vàng mờ lạnh buốt cuối đông ánh lửa của người chiến sĩ rút sau cùng đã đốt lên cháy cả kinh thành, báo cho hàng quân đi đầu biết thế là tất cả đã ra khỏi, các phố. Câu chuyện thần kỳ ngoài tưởng tượng.
Trên cánh đồng đầu làng, những đống sưởi được nhóm lên. Các chiếp sĩ vào Cuộc lửa trại. Nguyễn Huy Tưởng ngồi im. Suốt đêm, anh lặng lẽ chămchú nhìn mọi người, nhìn lửa, nét mặt hân hoan.
- Vĩ dạ quá! Vĩ đại quá! Cái gì cho xứng được.
Câu nói và diện mạo ấy cũng là tư tưởng triết lý, chủ đề và đề tài về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng quán triệt cho tới các tác phẩm sau cùng. Đức tính đó ở Nguyễn Huy Tưởng đã có ngay ở bước đầu tiên của công việc sáng tác. Phân tích vấn đề, sự việc con người, thường Nguyễn Huy Tưởng phát hiện từ khía cạnh tích cực. Cả mỗi chữ, mỗi câu, Nguyễn Huy Tưởng cũng đậm đà ở phương pháp trước tác và tình cảm ấy. Văn phong Nguyễn Huy Tưởng ấm áp, đôn hậu, hùng tráng.
Trong kháng chiến chống Pháp, Trung đoàn Thủ đô mà đặc biệt là tiểu đoàn 54, tiểu đoàn chủ công của trung đoàn đã kết nghĩa làm em nuôi hội Văn nghệ
Có được niềm vui đó không phải tình cờ, mà sự gắn bó quân dân đẹp dẽ này có trách nhiệm và công lao Nguyễn Huy Tưởng. Nhiều người trong chúng tôi đi tham dự cùng đơn vị em nuôi hầu hết các chiến dịch, lớn trên chiến trường miền bắc, từ các mặt trận quanh Hà Nội lúc khởi chiến đến chiến dịch sông Thao 1949, chiến dịch Trung du và chiến dịch Biên giới 1950, cùng với các chiến dịch Đông Bắc, Tây Bắc, Thượng Lào rồi Điện Biên Phủ.
Thực tế lớn lao của người chiến sĩ Hà Nội, cũng như của chúng tôi, cuộc sống thành phố đã trải rộng khắp đất nước, qua vô vẫn thử thách gian lao. Không nhũng là người chứng kiến, mà chúng tôi đã là những con người góp phần làm nên giai đoạn lịch sử ấy.
Khi Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng đã ở trong đoàn cán bộ tiếp quản thành phố. Cả thành phố xua tan cơn chìm đắm chín năm và suốt thế kỷ. Bao nhiêu sự kiện lớn lao của đất nước, của đời người. Phải viết, phải viết cái gì cho xứng đáng tầm vóc thành phố. Như vậy đấy những trải biết của Nguyễn Huy Tưởng tiến lên một bước sáng tạo, đã dần dần rõ nét. Sự ra dời của mỗi chân móng tiểu thuyết Sỗng mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng đã nối tiếp thời gian, không gian từ thật xa như thế.
Nguyễn Huy Tưởng thường kể về những chắt chiu, góp nhặt, những dự định cho cuốn tiểu thuyết ước mơ này. Mỗi khi bàn luận về nền văn xuôi Việt Nam đương phát triển anh thích thú hình dung ra hình ảnh cuộc kháng chiến của nhân dân ta. "Tôi thì tôi không thể viết nổi" - anh nói. Nhưng Nguyễn Huy Tưởng ao ước đến một phút đầy cảm thông thiêng liêng đến thế nào đó, ở thế kỷ nào đó, xuất hiện những tác giả dựng lên được cuộc trường kỳ kháng chiến từ nam chí bắc thành những bộ, những pho sử thi biên niên hết sức hấp dẫn, trong đó, mỗi vùng đất nước, mỗi dân tộc anh em, mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh, mỗi chiến sĩ, mỗi vị tướng cầm quân, tất cả trở thành một lập thể nhân vật anh hùng, tính cách mỗi con người khác nhau mà lại giống nhau, tiêu biểu cho con người Việt Nam trước thế giới. Và, thế nào và bao giờ Nguyễn Huy Tưởng cũng kết luận: Tất nhiên, trong những trường sử thi hào hùng ấy của dân tộc Việt Nam có người Hà Nội. Đời nay chưa có nhà văn giỏi đến thế, thì đời sau, đời sau nữa phải có tài năng làm được, phải làm được.
Nguyễn Huy Tưởng đã công phu, cẩn trọng cho tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô. Mấy năm đầu trở về, Nguyễn Huy Tưởng đã viết xong tập 1. Những trang bản thảo chữ đẹp rõ nét, đều đạn, dược chép ra, đánh máy cẩn thận. Nguyễn Huy Tưởng vẫn để đấy. Hình như ở anh, vẫn còn băn khoăn, lưỡng lự những điều chưa thoả đáng, chưa nghĩ ra được hết xung quanh công trình lớn. Hãy đế đấy, rồi Nguyễn Huy Tưởng đi Tây Bắc. Mấy tháng ở nông trường Điện Biên về, Nguyễn Huy Tưởng cho xuất bản tiểu thuyết Bốn năm sau, bốn năm Điện Biên Phủ sau chiến thắng. Nhưng bản thảo Sống mãi với Thủ đô thì vẫn chưa đụng chạm đến. Một mùa luyện quân, Nguyễn Huy Tưởng lại đến với các chiến sĩ Hà Nội thân thiết của chúng tôi. Trung đoàn Thủ đô đã qua ngót mười năm chiến đấu không còn như những ngày mới tập hợp trong Chiến khu 1 ra.
Hàng loạt gương mặt chiến sĩ mới trong đội ngũ, qua mỗi thu đông chiến dịch, mỗi mùa luyện quân. Những ban chỉ huy đại đôi, tiểu đoàn đã vắng nhiều người ở đêm liên hoan Thượng Hội. Nhưng truyền thống chiến thắng nhanh vẫn là nền nếp ngày một phát huy phong cách đánh nhanh của chiến sĩ Hà Noi, từ trận kỳ tập vị trí Bồng Lai ngay bên sông Cái trước mặt Hà Nội đến các trận thần tốc ở chiến dịch sông Thao, ở Nghĩa Lộ đồi, ở Bản Hoa châu Mộc trên Tây Bắc và các trận diệt viện gọn như cắt ở Thượng Lào, ở Điện Biên.
Nguyễn Huy Tưởng ra Lai Xá, lại có dịp đến ở lâu với các chiến sĩ của đơn vị đầu tiên đã chiến đấu trong Liên khu 1. Những người còn sống vẫn tinh anh phong độ ngày ấy, và ai cũng đã dày dạn trận mạc. Cái nhìn lại những ngày non trẻ và hào hùng của các chiến sĩ đã cho Nguyễn Huy Tưởng những hiểu biết, những khám phá mới, khác lạ, vẽ lên những nét sâu sắc riêng, anh hùng có, trứng nước có, hoang dã có. Nguyễn Huy Tưởng được cơ hội hiểu nguồn gốc tính chất người chiến sĩ của các tầng lớp nhân dân Hà Nội trong một giai đoạn lịch sử đất nước. Nguyễn Huy Tưởng cảm kích đến sửng sốt, bàng hoàng. Nguyễn Huy Tưởng rất hào hứng và thấy ra những cái anh đã mô tả về chiến sĩ Hà Nội chưa thể như ý.
Phải viết cho thật xứng với cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng mọi mặt vừa khốc liệt vừa quyết liệt đúng với hiện thực thời ấy. Mười năm trước, ở cánh đồng Gối, khi đón Trung đoàn Thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng vẫn lo lắng với câu nói: Vĩ đại quá! Cái gì cho xứng!
Nguyễn Huy Tưởng quyết, định viết lại. Tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô mà chúng ta được đọc, chỉ là cái bản thảo cần phải viết lại ấy của Nguyễn Huy Tưởng.
Thói quen làm việc của Nguyễn Huy Tưởng cũng khá khác thường. Sự cần mẫn, chịu khó bao giờ cũng sẵn sàng ở anh. Và thường để suy nghĩ, để chuẩn bị, đôi khi là việc đổi tay viết một cái khác, Nguyễn Huy Tưởng đã dùng khoảng cách nghỉ ngơi có ích như thế, trong khi sửa soạn viết lại Sống mãi với Thủ đô, anh viết cho thiếu nhi chuyện Trần Quốc Toản ra quân: Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Rồi lại sáng tác kịch bản phim Luỹ Hoa (chữ của Nguyễn Tuân đặt), dựa trên sườn tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô.
Như tay đô vật vào gióng còn đương múa vờn.
***
Những năm đầu, nhà xuất bản Kim Đồng ở phố Triệu Việt Vương.
Xưa kia đây là nơi bờ bụi lầy lội lau sậy làng Đức Viên, làng Thể Giao, làng Vân Hồ. Phố xá, những nếp nhà một hai tầng so le, không có cửa hàng buôn bán, chỉ mới mọc lên quanh chợ Hôm khoảng trong ngoài năm sáu mươi năm trước. Vỉa hè còn nền đất và vắng vẻ đến độ người đi dưới lòng đường hay trên vỉa hè cũng như nhau. Phố của các công chức ngày ngày đi làm. Nhà khá giả máu mặt đôi chút có cái cửa nách, lấy lối ra vào cho người culi và chiếc xe tay nhà.
Trong kháng chiến chống Pháp, ở Việt Bắc, công việc xuất bản sách cho thiếu nhi tập trung vào Tủ sách Kim Đồng Nhà xuất bản Văn Nghệ. Về hoà bình, "Tủ sách Kim Đồng” là một bộ phận của nhà xuất bản Thanh Niên. Nguyễn Huy Tưởng cùng một số anh em chúng tôi đề nghị với Trung ương Đoàn đứng ra xin phép thành lập một nhà xuất bán riêng cho thiếu nhi.
Và giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản là Nguyễn Huy Tưởng.
Hồi này, Nguyễn Huy Tưởng chuyên lo công việc cho nhà xuất bản mới khai trương. Cái ham mê bé nhỏ cũng thật sự hồn nhiên trong sự bận rộn, từ biên tập đến trị sự, lại đọc bản thảo gửi đến, lại sáng tác. Chúng tôi thường nói vui về Lê-ôn Tôn-xtôi khi về già mới sáng tác cho thiếu nhi và ông lấy làm tự hào đã viết cho tuổi thơ những câu trong sáng nhất đời văn. Ông Tôn-xtôi Việt nam của chúng tôi vốn phục luôn Tôn- tôi, lấy chuyện đó làm một sự thú vị.
Những tình cờ của thời gian không gian trở đi trở về, hay là của đời người! Ở vùng chợ Hôm, hầu như mỗi góc đường, anh lại gặp lại những năm tháng đã qua. Căn gác, phố Ngô Thời Nhiệm bấy giờ là tổ ấm ngày ấy của đôi vợ chồng trẻ, của những sáng tác sôi nổi, chỉ hai ngày hai đêm viết xong vở kịch dài Bắc Sơn. Và chúng tôi vẫn thuộc số 1789 ở cái khoá chữ một thời say mê, say sưa với những "thế giới đại đồng” trong những ước mơ cao xa.
Nguyễn Huy Tưởng nói:
- Mới đấy, mà như từ bao giờ. Mà cũng hay. Chúng mình làm việc cho văn học thiếu nhi. Những kỷ niệm trong sáng, những nhớ lại đẹp như tuổi thơ, biết đâu chẳng gợi ra những sáng kiến lớn.
Câu nói của một người lo toan công tác, nhưng cũng là những ý nghĩ, những chờ đợi bất chợt lạ lùng day dứt về những suy nghĩ chưa xong. Tiểu thuyết Sống mãi mới Thủ đô lúc nào cũng dày vò anh.
Nguyễn Huy Tưởng không coi đấy chỉ là việc sửa, chữa bản thảo. Một người viết luôn luôn có trạng thái tin, lại chưa tin sức mạnh sáng tạo của mình là biểu lộ một sức bật, một đổi mới. Nguyễn Huy Tưởng đang có những khát vọng lớn, anh muốn thay đổi hết. Mỗi nhân vật, từng tình huống soi trong bóng lồng lộng cửu trùng dài của sáng tạo, cuộc sống chiến sĩ từ hoang sơ Liên khu 1 đến tinh thần một binh đoàn thiện chiến hiện đại, xưa kia và mai sau hội tụ trong một phút giây, tất cả đương là những thực tế uy nghiêm, bắt người viết phải kiểm tra, phái lục soát lại từ quan niệm đến phương pháp, đến việc đưa từng chữ xuống trang giấy.
Mỗi quãng đường, mỗi lúc gặp những năm tháng đã qua, lại thôi thúc.
Buổi sáng ấy trên bờ hè gốc cây nhồi cạnh cửa viện Mắt, có những toán bộ đội cặm cụi đào hố. Rồi nhặt lên từng chiếc xương sườn, xương ống, một sọ người. Trong suốt phố, nhiều đám người đương nhặt xương trong hố lên như thế. Các nhà hai bên đã đem ra thau nước trầm bốc khói ngào ngạt. Từng đốt xương được rửa nước trầm cẩn thận rồi bỏ vào tiểu, trên phủ quốc kỳ sao vàng. Thành đội đương tổ chức đào tìm hài cốt các chiến sĩ đã chiến đấu ở Thủ đô những ngày đầu. Mỗi hôm, hoa viếng của những người trong phố đưa đến, khói hương bay toả trên màu cờ đỏ suốt bờ hè. Đằng kia, vẫn còn những đám người đi nhận dấu tích gốc cây, hòn gạch, hướng nhà và các chiến sĩ lại đào Nguyễn Huy Tưởng châm những nén hương chúng tôi vừa mua ở chợ Hôm về, cắm lên trước chiếc tiểu bên gốc cây nhồi cổ thụ.
- Vĩ đại quá, làm thế nào cho xứng được!
Ngày trước, đón các chiến sĩ ở Thượng Hội, Nguyễn Huy Tưởng đã nói thế. Năm nọ, ở Trung đoàn Thủ đô về bây giờ anh lại đương nghĩ về cuốn tiểu thuyết phải viết lại.
Chú thích:
(1) Sau tháng tám 1945, Trần Kim Xuyến công tác tại đài Tiếng nói Việt Nam. Đầu 1947, đã hy sinh trong trận Pháp tấn công vào nơi phát thanh của đài trong núi Tử Trầm gần thị xã Hà Đông
(2) Đô đốc Bảo, một dũng tướng của Tây Sơn Những phát hiện mới đây được biết Đô đốc Bảo là Đông Lĩnh hầu Đô đốc Đặng Tiến Đông, người xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, hiện có tượng thờ ở chùa Trăm Gian: huyện Hoài Đức (Hà Tây)
Nguồn: http://vnthuquan.net/