1/2/13

Đoàn kịch tỉnh lẻ (C3-4)

Chương 3-4

Trong khi vở kịch chuyển cảnh, nhỏ Diệp có cảm giác ai đang đốt lửa dưới chỗ ngồi của mình. Nó liên tục nhấp nhổm:

- Có thật là cô Giôn-xy không chết không hở anh?

- Thật mà.

- Thế chiếc lá không rụng sao?

- Rụng.

- Em không tin. Nếu chiếc lá rụng thì cô Giôn-xy cũng sẽ không sống nữa. Cổ đã nhất quyết như vậy rồi.

- Ừ.

Quý ròm ớm ờ đáp. Tiếng “ừ” của nó chẳng có ý nghĩa gì cả, không ra tán tán thành cũng không ra phản đối. Cho nên khuỷu tay nó lập tức bị nhỏ Diệp nắm chặt.

Nhỏ Diệp không nắm suông. Nó giật giật, lay lay:

- Ừ là sao?

- Là đúng như m ày nói, cô Giôn-xy khăng khăng đòi chết theo chiếc lá.

Quý ròm không trả lời còn đỡ. Nó càng nói, nhỏ Diệp càng méo xệch miệng. Nhưng nhỏ Diệp không có thì giờ để phụng phịu. Trên sân khấu ánh sáng tự dưng mờ hẳn đi và trong cảnh nhá nhem đó thình lình nổi lên tiếng, gió rít, rồi tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng những vụn tuyết quất rào rào vào cửa sổ.

Nhỏ Diệp biết đó là màn đêm và nó mở to mắt khi phát hiện một bóng người nhỏ thô đang co ro bước ra khỏi cửa, dọ dẫm trong mưa.

Một tay ôm cọ và bảng màu, tay kia cầm cây đèn bão, con người bí mật đó dường như không sợ gió rét. Ánh đèn bão trong tay hắt lên mớ râu tóc loăn xoăn cho biết đó là cụ Be-man và trong ánh sáng leo lét của ngọn đèn, nhỏ Diệp ngạc nhiên thấy trên vai cụ còn có một cái thang.

- Cụ Be-man vác thang đi đâu vậy kìa?

Nhỏ Diệp thì thầm, như đang tự hỏi. Nhưng rồi thấy nếu mình tự hỏi thì mình không tài nào trả lời được, nhỏ Diệp quay sang bên cạnh:

- Cụ Be-man làm gì thế hở anh?

- Mày nhìn thì biết! – Quý ròm gọn lõn.

Nhỏ Diệp chán quá, lại nhướn mắt nhìn xuyên qua màn đêm và màn mưa.

Nhưng ánh sáng trên sân khấu mỗi lúc một mờ dần, cụ Be-man chỉ còn là một chiếc bóng nhấp nhoáng.

Chắc chắn cụ đang làm gì đó, nhỏ Diệp biết thế, nhưng làm gì thì nó không trông rõ, cũng không đoán ra.

Khi ánh sáng bừng lên thì tiếng gió mưa đã tắt, cụ Be-man cũng không còn trên sân khấu. Thay vào đó là căn phòng của hai nữa họa sĩ trẻ.

Cô Giôn-xy vẫn nằm đằng giường, đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn về phía cửa sổ, thều thào nói:

- Trời sáng rồi. Chị kéo tấm rèm che lên giùm em đi!

Xiu làm theo một cách chán nản. Nhưng ô kìa, sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phủ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá trường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tuy gần cuống lá vẫn giữ màu xanh thẫm, nhưng rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, dù vậy chiếc lá dũng cảm vẫn bám vào cành.

Giôn-xy nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi co gọi Xiu đang quậy món cháo gà trên lò hơi đốt:

- Em thật là một con bé hư, chị Xiu ạ. Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết đúng là có tội. Để em ngồi dậy xem chị nấu nướng nha!

Nhỏ Diệp kinh ngạc không kém gì Giôn-xy. Nó reo khẽ, người ngứa ngáy vì cố kềm tiếng vỗ tay:

- Hay quá! Vẫn còn một chiếc lá!

Buổi chiều, bác sĩ tới và khi ông ra về. Xiu theo ông ra hành lang.

- Cô Giôn-xy đỡ được năm phần mươi rồi! – Bác sĩ nói và cảm thấy bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xiu – Bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác. Tên cụ là Be-man, hình như cũng là một hoạ sĩ gì gì đó. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ già yếu, bệnh tình nguy kịch, chả có hy vọng gì.

Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu:

- Cô Giôn-xy đã thoát khỏi nguy hiểm rồi! Chị đã thắng!

Nhỏ Diệp có cảm tưởng vị bác sĩ đang nói với nó. Trong một thoáng, nó nhận ra nụ cười đang nở trên môi mình. Nỗi phập phồng trước số phận của cô Giôn-xy đeo đắng nó từ nãy đến giờ bỗng tan biến, thay vào đó là nỗi hân hoan nhẹ nhõm. Nó cười lặng lẽ trong bóng tối như thế có đến một lúc lâu.

Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xy đang nằm và đang vui vẻ đan một chiếc khăn quàng len màu xanh thẫm. Xiu ôm lấy cả người Giôn-xy lẫn những chiếc gối:

- Chị có câu chuyện muốn nói với em. Hôm nay cụ Be-man đã chết vì sưng phôi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ấy ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không ai hiểu được cụ đã đi đâu trong một đêm khủng khiếp như thế, nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn cháy sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vụng vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn, và em ạ, hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, hãy nhìn chiếc lá trường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có tự hỏi tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi có gió thổi không?

Nói đến đây, cô Xui ngừng lại khiến không chỉ nhỏ Diệp mà tất cả khán giả, à quên, không tín Quý ròm, đều tự động chồm tới trước để cố nghe cho rõ…
- Ồ, em thân yêu, đó chính là tác phẩm của cụ Be-man đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Ở dưới khán phòng dậy lên những tiếng xuýt xoa kinh ngạc và thương cảm. Và ở bên cạnh Quý ròm, đôi mắt nhỏ Diệp bỗng nhòe đi.

Phần kết, vở kịch gần như giữ nguyên lời thoại trong truyện. Nhưng đoạn sau đây thì Quý ròm biết chắc là đã được thêm vô.

Cô Xiu vuốt tóc bạn mình, giọng trở nên bâng khuâng:

- Có lẽ đó là bức tranh ý nghĩa nhất trong cuộc đời cầm cọ của cụ Be-man, là kiệt tác mà cụ đã chờ đợi hai mươi lăm năm nay…

Khi cô Xiu nói câu cuối cùng, cũng là lúc bức màng nhung từ từ khép lại.

Khán giả bên dưới lặng thinh, như chưa thoát ra khỏi sự ám ảnh của vở kịch. Không ai nhỏm dậy khỏi chỗ, dù màn đã khép. Mọi người đang chìm sâu trong ghế, nói chính xác hơn, đang chìm sâu trong tâm trạng của mình.

Chỉ khi bức màng nhung đột ngột được kéo sang hai bên lần nữa và tất cả các diễn viên tham gia vỡ kịch: Văn Vui, Thu Hà, Hồng Hạnh, Hồng Minh, vẫn còn trong hình dạng của cụ Be-man, cô Xiu, cô Giôn-xy và người bác sĩ, đứng sắp hàng ngang trên sân khấu cúi đầu chào khán giả thì mọi người như bừng tĩnh và ngay lập tức những tráng pháo tay thì nhau bùng nổ.

Nghe những tiếng vỗ tay rào rào vang dội và kéo dài kia, anh em Quý ròm có cảm tưởng rạp đang đầy kín người xem chứ không phải thưa thớt như tụi nó nhìn thấy.

Nhỏ Diệp vừa vỗ tay vừa chăm chú nhìn các nghệ sĩ bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Bất chợt, trong một thoáng,nó bắt gặp cụ Be-man đang nhìn nó.

Nó định mở miệng cưới với cụ nhưng những lời giải thích của Quý ròm chợt hiện lên trong đầu làm nó gạt bỏ ngay ý định đó. Không phải cụ Be-man đang nhìn mình, nhỏ Diệp thì thầm, cụ đang nhìn bao quát, cụ đang nhìn đám đông chứ không nhìn một người cụ thể nào.

Nhưng cụ Be-man vẻ như không dời mắt khỏi nó. Nhỏ Diệp chớp mắt hai ba cái, ngạc nhiên thấy cụ vẫn chưa nhìn đi chỗ khác. Nhỏ Diệp ngồi ở hàng ghế trên cùng nên khoảng cách giữa nó và cụ Be-man khá gần. Nó biết nó không trông lắm. Đích thị cụ Be-man đang nhìn chằm chằm về phía nó và anh nó ngồi. Thậm chí, có một lúc nó có cảm giác cụ Be-man khẽ mỉm cười với nó.

Nhỏ Diệp không dám nói điều đó với Quý ròm, sợ anh mình lại chế giễu. Nó đang định mỉm cười với cụ thì bức màn nhung từ từ khép và lúc này cụ Be-man đang một lần nữa cúi gặp người xuống chào khán giả trước khi cùng các diễn viên khác khuất hẳn đằng sau bức màng.

Những tràng vỗ tay từ dưới khán phòng lại vang lên, lần này mọi người vừa vỗ tay vừa lục đục đứng lên khỏi chỗ ngồi, nối đuôi nhau lần bước ra cửa.

Quý ròm đập lên cánh tay nhỏ Diệp:

- Đi!

Hai anh em dọ dẫm dọc lối đi giữa hai hàng ghế.

Nhỏ Diệp bám tay anh, trầm trồ:

- Hay ghê anh há?

Nhỏ Diệp khen “hay ghê” lần này không biết là lần thứ mấy.

- Ừ.

- Ba mẹ không đi xem, tiếc quá!

Quý ròm cười:

- Nếu ba mẹ đi xem thì tao và mày làm sao biết được đoàn kịch Vàm Cỏ diễn hay đến vậy.

- Ờ há.

Nhỏ Diệp lỏn lẻn.

Và ngay sau lõn lẽn và kinh ngạc, vì lúc đó nó chợt phát hiện Quý ròm không tiến ra cửa mà đi ngược về phía trong:

- Anh đi đâu vậy?

- Nhỏ Diệp dòm dáo dác, bắt gặp những dòng chữ gentlemen và ladies cháy đỏ trên những cánh cửa hai bên khán phòng, liền “à” lên với vẻ hiểu biết:

- Anh đi vệ sinh hở?

- Không! Tạo định lẻn ra hậu trường phía sau chơi.

Quý ròm đáp, và nó quay lại kéo tay em nó:

- Đi với tao!

Bụng nơm nớp, nhỏ Diệp tất tả bước theo. Nhưng mới đi chửng vài ba bước, nó không kềm được, lại buộc miệng hỏi:

- Đằng đó có gì mà chơi?

- Đ xem mặt nghệ sĩ.

Vừa đáp Quý ròm vừa háo hức đặt chân bục cầu thang dẫn lên sàn diễn.

Nhoáng một cái, nó và nhỏ Diệp đã đứng trước bức màng buông rủ bên cánh gà sân khấu.

Quý ròm hồi hộp nhìn bức màn một hồi rồi dè dặt đưa tay vén lên.

Ngay lúc đó, nó và nhỏ Diệp không hề hay biết ở bên dưới, trong một khán phòng khuất tối, có hai cặp mắt đang quan sát tụi nó.

Khi Quý ròm và nhỏ Diệp khuất sau cánh gà, hai cặp mắt đó quay sang nhìn nhau, trong ánh mắt lộ ra vẻ kinh ngạc:

- Tụi nó đi đâu thế nhỉ?

- Chẳng lẽ con mình đã biết cả rồi ư?

Nguồn: diendan.game.go.vn