23/2/13

Vượt dòng thời gian (C13-14)

Chương 13

Phượng Hy đẩy chồng sổ qua một bên rồi nằm gục lên bàn. Từ sáng tới giờ, những con số chi chít trong sổ đã hành hạ cô trối chết. Hy không còn chút thời gian nào để nhớ tới Long. Thôi thì bây giờ nhớ bù vậy.

Giờ này, anh đang làm gì nhỉ? Đang đánh vật với đất, với trời, với những gốc sầu riêng, măng cụt, nhãn xoài,... hay rong ruỗi ở những vùng đất sâu hơn để khai hoang?

Hy cố hình dung nhưng vẫn chưa tưởng tượng những trang trại bạt ngàn mà Long đã hào hứng kể cho cô nghe to rộng như thế nào, so với số vườn tược của cậu Hai Thọ. Long tự tin nhấn mạnh chừng đôi ba năm nữa, thu hoạch ở trang trại của cha anh bảo đảm phải gấp đôi, gấp ba thu hoạch hiện nay của cậu Hai.

Rất có thể Long đã thổi phồng sự việc lúc cao hứng, nhưng dầu sao cũng đáng mừng vì anh sống có mục đích, mục tiêu rõ rệt.

Trước khi đi một hôm, Long có trình bày ý định đi Long Khánh với mọi người trong nhà. Nhưng ngoài mợ Phụng ra, bà ngoại, cậu Hai và cả Ánh Vy đều hết sức dửng dưng. Mọi người không tin lời anh nói thì phải.

Long bảo với cô : "Anh chẳng quan tâm lắm đến thái độ này. Anh chỉ cần Hy hiểu anh, tin anh và yêu anh thôi."

Phượng Hy bâng khuâng khép mị Dĩ nhiên là Hy yêu anh rồi. Sự nhung nhớ trong cô đơn, quạnh quẽ đã buộc cô phải tự thú là rất yêu anh và đang buồn khủng khiếp vì nhớ anh.

Ôi ! Sao Hy thèm được anh ôm trong tay đến thế này cơ chứ?

Nén tiếng thở dài, Hy ngước mặt lên và gặp ngay cái nhìn tò mò của ông Tâm :

- Sao thế cô bé? Không được khoẻ à?

Hy ngượng ngùng vì nãy giờ có người nhìn mà cô không hề haỵ Đúng là vô ý vô tứ.

Cô vuốt lại mái tóc, giọng lí nhí :

- Cháu hơi... nhức đầu ạ.

Ông Tâm lo lắng :

- Nhức từ hồi nào? Sao không xin nghỉ?

Đã lỡ nói dối, đành phải nói dối luôn, Hy mệt mỏi :

- Cháu cũng định, nhưng việc nhiều quá.

Ông Tâm nghiêm mặt :

- Nhiều thì thêm người. Tôi sẽ nói lại với Bằng vấn đề này. Còn em phải đi nghỉ ngay.

Hy lắc đầu :

- Một chút cháu sẽ khoẻ lại, không sao đâu.

Ông Tâm trầm giọng :

- Lại bướng.

Phượng Hy chớp mắt :

- Đâu có, cháu nói thật đó.

Ông Tâm chống nạnh, đầy quyền hành :

- Thật, giả gì tôi chẳng quan tâm. Tôi yêu cầu em nghỉ việc. Sẵn có xe, tôi sẽ đưa em về tận nhà.

Thấy được quan tâm, Hy bỗng nhõng nhẽo :

- Anh Bằng mà mắng cháu là chú chịu trách nhiệm đó.

Ông Tâm nhún vai :

- Chuyện nhỏ.

Hy buột miệng :

- Việt Kiều mà cũng biết nói thế nữa à?

Ông Tâm chỉ nhìn cô, chớ không trả lời. Bất giác, Hy lúng túng, quay đi. Cô nghĩ ngay tới Long để trấn tỉnh mình.

Quái! Ông Tâm đáng tuổi cha chú Hy, ông là người yêu cũ của mẹ. Cô tưởng tượng điều kinh dị gì thế. Có phải cô nhớ Long quá rồi cô đâm lẩn thẩn không?

Lúc Phượng Hy còn hoang mang với điều mình nghĩ, ông Tâm đã đến gần chỗ cô ngồi, đưa tay ra như muốn đỡ cô dậy :

- Nào! Tôi đưa em về.

Hy vội đứng phắt lên :

- Cháu phải xin phép anh Bằng.

Ông Tâm khoát tay :

- Biết Bằng ở đâu mà xin. Mình cứ về đã.

Phượng Hy rầu rĩ bước cạnh ông. Thế đấy, cho bỏ tật nói láo.

Ra tới cửa, hai người đụng phải Bằng. Hy khựng lại, trong khi ông Tâm khá bối rối.

Nheo nheo đôi mắt, anh hỏi trỏng :

- Ủa! Đi đâu thế này nhỉ?

Ông Tâm lên tiếng thay cho Hy :

- Hy nhức đầu, chú đưa cô bé về.

Bằng lừng khừng thật dễ ghét :

- Nhức đầu. Chà! Khó đoán bệnh gì thật. Còn công việc thì sao đây?

Ông Tâm xụ mặt :

- Kêu Tư Chí làm. Cái thằng ấy chỉ giỏi chơi dài mà mày vẫn trả lương.

Bằng khó chịu :

- Sao chú biết anh ta chơi dài?

Liếc xéo Hy một cái, Bằng mỉa mai :

- Cô đang làm việc cho tôi hay cho ai vậy?

Phượng Hy nóng mặt, cô ấp úng :

- Định tìm anh xin phép nghỉ, nhưng không biết anh ở đâu.

Bằng hừ giọng mũi :

- Vẽ chuyện.

Ông Tâm nóng nảy :

- Mày nói thế là sao? Hừ! Đúng là không coi tao ra gì.

Bằng gằn :

- Đây là cơ sở của tôi, tôi đang nói chuyện với người làm cho mình, không động chạm gì tới chú hết.

Thấy không khí đầy căng thẳng, Phượng Hy xuống nước :

- Anh không cần to tiếng. Chú Tâm có lòng tốt định đưa tôi về nhà dùm. Nếu anh không cho phép tôi nghỉ bệnh, tôi sẽ vào làm trở lại.

Ông Tâm vội vàng :

- Tội tình gì phải cực thân đến thế. Làm việc cho ai, ở đâu cũng có chế độ hẳn hoi. Em nghỉ luôn đi, tôi sẽ lo cho.

Phượng Hy gượng gạo :

- Cảm ơn chú. Cháu sẽ ổn thôi mà.

Dứt lời, cô lặng lẽ trở vào bàn, ngồi xuống. Cô mở sổ ra, nhưng đầu óc rối mù vì tức, nên cũng chẳng tính toán gì được.

Rõ ràng Bằng quá đáng, anh ta chả coi ông chú Việt kiều của mình ra gì. Bằng làm thế nhắm mục đích nào? Anh muốn dằn mặt Hy hay dằn mặt ông Tâm? Sao anh lại thô lỗ, bất lịch sự và hỗn hào thế?

Bằng lầm lì bước tới :

- Nhức đầu thì nghỉ đi. Cố làm, nhỡ... sai một con toán, bán một con trâu thì khổ thân tôi.

Phượng Hy bĩu môi. Hừ ! Anh ta chả tử tế gì khi bảo cô nghỉ. Nhưng tội gì Hy không nghỉ cho... đã chớ.

Phượng Hy vừa dợm bước đi đã nghe giọng Bằng dịu xuống :

- Tôi đưa em về.

Hy lạnh lùng :

- Không cần đâu.

Bằng cay cú :

- Vì tôi không phải là ông Ba Tâm à?

Hy trừng mắt :

- Anh muốn ám chỉ cái gì hả? Đừng nghĩ mình là chủ rồi muốn nói sao cũng được nghe.

Bằng nhún vai :

- Tôi chỉ nói cái gì mình thấy thôi.

Môi nhếch lên, Bằng nhấn mạnh :

- Chú Ba tôi mến em vì em là hiện thân của người đàn bà ông từng yêu. Thế còn em, em quyến rũ chú ấy vì lý do gì? Phải vì tiền không?

Mặt tái mét vì bất ngờ bị nhục mạ, Hy đờ người ra không nói lại được tiếng nào. Mồm mép của Bằng thật là kinh khủng. Và anh ta không có quyền nói Hy như vậy.

Nước mắt ràn rụa, cô nấc lên khóc, thay vì sừng sộ như thường ngày. Những giọt lệ ấy có tác dụng ngay tức khắc.

Bằng nhăn nhó :

- Trời ơi! Làm ơn nín đi.

Nghe Bằng nói vậy, Hy càng khóc to hơn. Cô tự xét mình, cố tìm những điểm sai trái dẫn đến những lời nói vừa rồi của anh, mà tìm không ra.

Hy quyến rũ ông Tâm hồi nào cơ chứ? Tại sao cả Long cũng hậm hực ghen tuông khi có một lần cô nhắc tới ông Ba Tâm? Lẽ ra lần đó Hy phải hỏi Long cho ra lý do anh ghét ông ta, nhưng thời gian hai người gần nhau quá ít, nên cô đã quên bẵng đi khi Long mơn trớn âu yếm cô.

Đàn ông luôn ích kỷ trong tình yêu, vì yêu Hy, có thể Long mù quáng khi ghen, vậy còn Bằng? Anh ta có ưa gì Hy, sao lại nói những lời khó nghe đến thế?

Bằng phân bua :

- Xin lỗi. Tôi đã nặng lời với em, nhưng những gì tôi nói về chú Tâm là chính xác. Em đừng giận, đừng khóc nữa mà.

Im lặng một chút, Bằng chép miệng :

- Thật sự, tôi cảm thấy ghen với chú ấy.

Mặt đỏ bừng lên, Hy ấp úng :

- Anh nói đùa kỳ cục quá.

Bằng thản nhiên :

- Tôi không hề đùa. Trong cách sống, tôi có nhiều điểm hơn chú Ba, nhưng trong cuộc sống, tôi lại thua chú ấy nhiều thứ. Hỏi thật nhé, Hy nghĩ sao về chú Ba Tâm?

Hy nói một hơi trong nước mắt :

- Tôi xem chú Tâm như cha chú của mình.

- Nhưng chú ấy với em là người dưng nước lã. Có hơi chênh lệch về tuổi tác, nhưng đâu hề hấn gì phải không?

Phượng Hy dậm chân :

- Đầu óc anh có vấn đề à?

Bằng gật gù :

- Vấn đề của em đó. Tôi rất khó chịu khi chú Ba làm như mình là chủ đối với nhân viên của tôi. Chú ấy không có quyền làm thế.

Phượng Hy nhún vai :

- Anh coi mình lớn quá.

Bằng khô khan :

- Đúng vậy. Tôi đã nói xong những gì cần nói. Em về được rồi.

Phượng Hy hậm hực đạp xe đi. Tới nhà, Hy bối rối khi thấy ông Tâm đang ngồi với bà Bảy trong phòng khách.

Cô gật đầu chào hai người rồi... tếch nhanh vào bếp, nhưng bà Bảy đã gọi giật ngược cô lại. Hy miễn cưỡng ngồi xuống cái ghế gỗ mun cẩn xà cừ ánh ngũ sắc. Cô không thể nào tự nhiên khi nhớ tới những lời của Bằng, những lời ám ảnh cô suốt đoạn đường về nhà.

Bà Bảy hỏi :

- Đã bớt nhức đầu chưa Hy?

Cô cúi đầu, dấu đôi mắt đỏ hoe :

- Dạ, bớt rồi ạ.

Bà Bảy chép miệng:

- Làm chi cho cực tấm thân hổng biết nữa. Nghe lời ngoại nghỉ quách cho rồi. Lương ba cọc ba đồng ngày ngày chung đụng với dân vựa trái cây, mở miệng là chửi, không khéo hư thân thì khổ.

Phượng Hy nhỏ nhẹ :

- Người ở đó đàng hoàng lắm, ngoại không phải lo.

Bà Bảy hừ trong mũi :

- Đàng hoàng như thằng Tư Chí chớ gì. Ngoại hỏi cậu Hai mới biết thành tích của nó. Vậy mà không hiểu sao con lại phải đi dông đi dài, hết ngày này qua ngày khác với nó. Thu mua là việc của đàn ông, chớ đâu phải của một đứa con gái miệng còn hôi sữa như con.

Ông Tâm chen vào :

- Xin bác Bảy bớt nóng. Cháu Bằng mới quản lý vựa thu mua trái cây này chưa bao lâu nên còn nhiều hạn chế trong việc điều động người. Cháu sẽ dạy bảo lại nó. Riêng trong trường hợp Phượng Hy, bác khuyên Hy nghỉ là đúng. Con nhà gia giáo, cũng có chút tiếng tăm, không nên chung đụng với những người hạ cấp.

Phượng Hy buột miệng ngắt ngang lời ông :

- Ảnh không phải là người hạ cấp. Ảnh là cháu ruột của chú mà.

Ông Tâm hơi khựng lại, nhưng miệng lưỡi vẫn trơn tuột :

- Đúng như vậy. Ngày xưa, Bằng từng học đại học, nó là người có trình độ, là dân trí thức hẳn hoi, tiếc rằng thời gian dài ngồi tù, gần gũi với bọn đầu trộm đuôi cướp, Bẳng đã bị tha hoá. Bằng bây giờ thô lỗ, cộc cằn, vô văn hoá.

Nhìn như để dò xem phản ứng của Hy xong, ông Tâm nói tiếp :

- Tôi rất lo khi biết Hy làm việc cho Bằng. Thằng ấy uống rượu vào không biết phân biệt sai trái, trúng trật gì đâu.

Bà Bảy nhấp nhỏm :

- Trời ơi! Có chuyện đó nữa sao?

Ông Tâm thở dài đầy phiền muộn :

- Vâng. Bằng là cháu ruột, nhưng cháu không thể bao che cho nó được, vì cháu rất quý mến Phượng Hỵ Cháu muốn cô bé có được những gì tốt đẹp nhất.

Giọng bà Bảy đong đầy tình cảm :

- Bác hiểu ý cháu. Làm cho Phượng Hy hạnh phúc là điều bác nằm đêm nghĩ tới. Nhưng bằng cách nào, bác nghĩ chưa ra.

Bà than thở :

- Cháu cũng thấy rồi đó. Từ khi bác trai qua đời tới nay, cảnh nhà bác ngày một suy sụp. Anh Hai Thọ làm ăn thua lỗ, phải bán dần đất đai để trả nợ. Giờ chẳng còn được bao nhiêu, bác muốn lo cho Phượng Hy bằng chị bằng em cũng khó. Nói như vậy không có nghĩa là bác và cậu mợ bắt nó đi làm, con nhỏ này bướng giống mẹ, nên dầu người lớn không đồng ý, nó vẫn một mực làm theo ý mình.

Mặt nghiêm lại, bà Bảy phán quyết :

- Giờ thì khỏi, bác nhất định bắt nó ở nhà.

Lừ mắt nhìn cô, bà cao giọng :

- Nghe rõ chưa Hỷ Không được đi làm ở vựa trái cây đó nữa. Rồi chú Tâm sẽ tìm việc khác cho con.

Cô chưa kịp phản ứng, ông Tâm đã tiếp lời bà Bảy :

- Cháu hứa sẽ lo cho Phượng Hỵ Cháu tha thiết muốn được bảo bọc cả đời cho cô bé.

Bà Bảy cười rạng rỡ :

- Vậy thì tốt quá, nhưng cháu lo cho Phượng Hy bằng cách nào đây?

Ông Tâm từ tốn:

- Cháu muốn là người bảo trợ cho Hy.

Phượng Hy vội nói :

- Cảm ơn chú. Cháu tự lo cho mình được rồi.

Bà Bảy khoát tay :

- Vào trong nhà để người lớn nói chuyện.

Phượng Hy ngần ngừ đứng lên, cô không thể cãi lời bà ngoại dù thâm tâm cô rất muốn thế.

Vào phòng, Hy nằm lăn ra giường. Cô bực bội khi thấy mình bị bà ngoại đặt để. Thái độ nôn nả của ngoại nói lên rằng bà rất mừng khi đã tìm được người bảo bọc cả đời cho cộ Bà đã tìm ra chỗ để... tống cô đi. Hy ôm đầu, cô không muốn nghĩ sai về bà ngoại, nhưng rõ ràng bà không mấy quan tâm đến đứa cháu côi cút này. Bà ngoại cô vốn rất vô tâm, bà đi chùa để tu nhân tích đức và coi đó là mục đích sống trong những năm tháng cuối đời mình.

Nhớ tới nhận xét trước đây của Long về bà ngoại, Hy chợt xốn xang. Cô linh cảm sắp có chuyện lớn xảy ra cho mình và hốt hoảng nhận ra Long đã đi xa, sẽ chẳng còn ai đứng về phía cô để chở che, bênh vực.


Chương 14

Vừa dắt xe ra tới cửa, Hy đã nghe giọng bà Bảy Thương quyền hành :

- Đi đâu?

Hy ngập ngừng :

- Con đi làm.

Đang ngồi uống sữa, bà dằn ly xuống bàn :

- Ngoại đã bảo con nghỉ, sao vẫn cãi lời chứ?

Trừng mắt nhìn Hy, bà rít lên :

- May mê thằng tù mới ra trại ấy rồi hả? Hừ! Sao ngu thế con? Mày cứ như mẹ mày ngày xưa, u mê, ám chướng, rồi lại khổ cả đời, con ạ.

Sụt sùi, mếu máo, bà kể lể :

- Ngoại đi hết cảnh chùa này, tới cảnh chùa kia là để tu nhân tích đức cho con cháu, soa chúng bây không biết hưởng chứ?

Phượng Hy phân bua :

- Con đi làm vì không ngoại phải lo lắng cho con ở tuổi xế chiều, chớ có làm gì sai đâu ạ?

Bà Bảy dịu giọng :

- Ngoại biết con là đứa tự lập, nhưng làm công cho thằng Bằng kiểu đó, con khác nào con Bê, ngoại không thích. Gia đình mình tuy đã sa sút, nhưng vẫn còn danh dự, dứt khoát ngoại không cho con đi làm mướn nữa.

Phượng Hy cứng cỏi :

- Dầu sao, con cũng đã đi làm mấy tháng, nếu có mang tiếng, cũng đã mang rồi.

Bà Bảy xụ mặt :

- Đừng có liều mạng. Tội tình gì cơ chứ. Sống phải biết nghĩ tới người khác, chớ đâu phải chỉ bo bo lo phận mình. Chú Tâm trước đây là bạn của mẹ mày, đó là người tốt bụng lại thuỷ chung sau trước. Được chú Tâm thương là phúc đấy,con ạ.

Phượng Hy cương quyết :

- Con không muốn mang ơn ông tạ Ngoại để con đi làm kẻo trễ.

Bà Bảy giãy lên :

- Cứ bước ra khỏi cửa thử rồi biết. Tao sẽ đập đầu vô tường chết cho vừa lòng mày. Cả gia đình này đã mang tiếng vì mẹ, giờ tới đứa con. Tao thà bỏ cái mạng già này, chớ không thể chịu nhục thêm lần nữa đâu. Dẹp xe vào nhà, đi chùa với bà.

Phượng Hy tức tối :

- Con và anh Bằng chẳng có tình cảm gì với nhau cả, ngoại lo chuyện không đâu làm chi cho khổ chứ.

- Ngày xưa, Phượng Huyền cũng nói thế, thậm chí nó còn đi chơi với thằng Ba Tâm để che mắt tao. Hừ! Càng nghĩ, tao càng xấu hổ, bây giờ mày phải đối xử đàng hoàng với Ba Tâm mới được.

Hy càu nhàu :

- Con chẳng làm điều gì không phải với chú ấy hết.

Bà Bảy bẻ ngay :

- Vậy tại sao từ chối sự giúp đỡ của người ta?

Phượng Hy cộc lốc :

- Con không thích.

Ngần ngừ một chút, Hy nói tiếp :

- Hơn nữa, con thấy mặc cảm khi nghĩ ngày xưa mẹ đã lừa dối, phụ bạc chú ấy.

Bà Bảy vội bảo :

- Biết nghĩ vậy, sao không làm một việc nhỏ để đừng mặc cảm nữa. Ba Tâm thuui thủi một mình nơi xứ lạ, nó cần có người an ủi, đỡ đần lắm đấy.

Phượng Hy bần thần trước gợi ý thẳng tuột của bà Bảy. Bà thương Phượng Hy, muốn cô sung sướng, hay là muốn gả cô cho ông Tâm để cô thay vị trí mẹ ngày xưa vậy?

Nhưng dầu mục đích nào thì chuyện này đối với cô cũng thật kinh khủng.

Phượng Hy tin chắc ông Tâm đã thuyết phục bà ngoại bằng sự thuỷ chung và tình yêu ngày xưa ông ta dành cho mẹ Hỵ Nhưng saoa mà được cơ chứ. Tình chị duyên em như trong truyện Kiều đã là hết mức, lẽ nào đời nay lại có chuyện tình mẹ duyên con. Ngoại vốn đặt danh dự lên hàng đầu, sao bà lại bùi tai trước những lời của Ba Tâm để ép Hy thế này.

Mím môi lại, Hy nói một hơi :

- Nếu vậy, ngoại kiếm cho chú Tâm một người nào đó để chú đỡ cô đơn. Riêng con chắc đành phụ lòng tốt của chú ấy rồi.

Im lặng để dò phản ứng của bà ngoại, Hy hạ giọng :

- Mong ngoại đừng bắt con thế vị trí của mẹ xưa kia.

Dứt lời, Hy dẫn xe ra sân. Bà Bảy vội nói với theo :

- Có đi làm cũng bằng thừa, hôm qua ngoại đã tới nhà mẹ thằng Bằng để nói phải quấy rồi, nó không dám mướn con nữa đâu.

Phượng Hy thảng thốt :

- Ngoại đã nói gì với bác ấy?

Giọng bà Bảy đều đều như đang tụng kinh :

- Thiếu cái gì để nói, miễn sao con phải ở nhà là được rồi.

Hy nhìn bà Bảy trân trối, rồi mặc kệ bà tru tréo, cô lên xe đạp đi thật nhanh, ngực nặng như đeo đá vì tức.

Hôm qua là ngày Hy được nghỉ, cô thản nhiên ở nhà và không hề biết bà ngoại đã làm một việc ngoài dự đoán của cộ Mục đích của bà quá rõ, Hy không vững vàng bị bà và ông Tâm đốn ngã ngay.

Tới vựa, cô không thấy Bằng mà chỉ thấy bà Bê với một người phụ nữ đứng tuổi dáng vẻ khoẻ mạnh, ánh mắt lanh lợi sắc sảo. Dầu chưa gặp lần nào, nhưng Hy vẫn thừa thông minh để đoán rằng bà ta là bà Hai Nữ, mẹ của Bằng. Từ khi vào làm ở đây đến giờ, bà chưa khi nào xuất hiện. Sự có mặt của bà hôm nay chắc chắn không phải ngẫu nhiên rồi.

Gật đầu chào bà Hai xong, Hy ngồi vào bàn làm việc, nhưng cô không thể tính toán gì được khi nghĩ có một đôi mắt đang nhìn như dán vào người mình.

Cuối cùng, bà Hai Nữ lên tiếng :

- Bà Bảy thương chê vựa trái cây nhà này rậm rề, sao cô còn... vác mặt tới làm. Tôi không muốn con trai mình mang tiếng với chú ruột của nó. Vì thế, cô nghỉ đi.

Quay sang bà Bê, bà Hai Nữ quyền hành :

- Trả lương tháng này, cho thêm một tháng lương rồi bảo nó về ngaỵ Tôi không muốn dây dưa với gia đình bà Bảy Thương nữa.

Bà Bê nhăn nhó :

- Ý cậu Bằng ra sao, tôi đâu có biết.

Bà Hai vỗ ngực :

- Cứ làm theo ý tôi, vựa này, tôi vẫn còn là chủ, chớ không phải thằng Bằng.

- Nghỉ bất ngờ như vầy, ai làm việc thế cô ấy?

- Thì Tư Chí. Đây là việc của nó trước kia mà. Không nói nhiều nữa, tôi biểu sao thì làm vậy đi.

Đứng dậy, bà nói tiếp :

- Tôi đi chợ, một lát trở lại là đâu phải vào đó đấy.

Phượng Hy ngồi chết trân trên ghế, cô thấy giận bà ngọai ghê gớm. Chắc chắn bà phải nặng lời lắm, nên bà Hai Nữ mới có thái độ như thế với cộ Bà đã dứt khoát cho cô thôi việc, Hy cũng chả mặt mũi nào xin làm lại.

Bà Bê bứt rứt :

- Dì khó xử thiệt tình đó.

Phượng Hy gượng gạo :

- Dì đâu có liên quan trong chuyện này. Tại bà ngoại không muốn cho cháu làm ở đây, cháu đành phải chịu.

Bà Bê bồn chồn :

- Chắc chắn có người nói vào nói ra rồi, chớ không phải tự nhiên bà Bảy bắt cháu nghỉ đâu.

Ngập ngừng một chút, bà nói tiếp :

- Nghe đồn bà Bảy định gả cháu cho Việt Kiều phải không?

Hy ấp úng :

- Dì nghe ở đâu vậy?

- Từ chú Ba Quỳ, ổng làm vườn bên nhà ngoại cháu, nên chuyện gì lại không biết. Bộ cháu đồng ý hay sao mà chịu nghỉ việc ở nhà vậy?

Phượng Hy khổ sở :

- Cháu có biết gì đâu. Sao dì hỏi thế?

- Có thật cháu không biết gì không? Từ hồi gặp Ba Tâm đến giờ, cháu thay đổi rât nhiều, lúc nào cũng mơ mơ màng màng như đi trên mây. Dì không tin cháu yêu một người bằng tuổi cha mình.

Hy đỏ mặt :

- Làm gì có chuyện đó.

Bà Bê hỏi tới :

- Không có, sao bà Bảy nói với bà Hai Nữ rằng sẽ gả cháu cho ông Tâm.

- Ngoại cháu nói thế à?

- Bà Bảy còn doa. sẽ không để Bằng yên, nếu cậu ấy còn bám theo cháu.

Phượng Hy chép miệng :

- Trời ơi! Anh Bằng bám theo cháu hồi nào đâu.

Bà Bê nói :

- Trước đây thì không có, nhưng từ khi thấy ông Tâm săn đón cháu quá, Bằng đã thay đổi. Cậu ấy hết đi sớm về khuya, vì con mụ Kim Mỹ rồi. Hồi tối hôm qua, cậu Bằng và ông Tâm đã cãi nhau một trận kịch liệt vì cháu. Sáng nay, cậu ấy đi đâu biệt dạng.

Phượng Hy cắn môi :

- Trời ơi, sao lại thế?

- Cậu Bằng và ông Tâm đã có nhiều chuyện không vừa lòng nhau từ lâu. Cháu chỉ là cái cớ để những cũ bùng lên. Suy cho cùng, cậu Bằng có nặng lời, nhưng cậu ấy nói đúng. Ông Tâm thật vô liêm sĩ mới đi tán tỉnh con gái của người tình cũ.

Phượng Hy lạnh tanh :

- Cháu chẳng bao giờ động lòng.

- Nhưng bà ngoại cháu có đấy.

Hy ôm mặt rầu rĩ :

- Cháu không hiểu bà ngoại nghĩ thế nào nữa.

Bà Bê nhếch môi :

- Ông Tâm có tài thuyết phục lắm đó. Ngày xưa, cậu Bằng từng xiêu lòng trước những lời thắm thiết đượm tình thân thích, nên bây giờ mới dở dở ươn ươn, không công danh, không sự nghiệp, trên vai còn đeo cái án mười năm.

Đang rối rắm chuyện của mình, Hy vẫn không ngăn được tò mò :

- Ông Tâm đã dụ anh Bằng làm chuyện gì mờ ám à?

Bà Bê vội lãng đi :

- Ý dì không phải thế. Mà thôi, cháu thắc mắc làm chỉ Chỉ cần biết ông Tâm là người mồm mép, ông đã muốn sẽ trở ba tấc lưỡi ra thuyết phục người khác cho bằng được mới thôi. Bà Bảy nghe lời ổng cũng không có gì lạ.

Phượng Hy nói :

- Sao ổng không trổ tài với cháu? Có lẽ vì ổng biết sẽ cầm chắc cái thua, nên mới rù rì... dụ bà ngoại. Ngày xưa, mẹ đã từ chối ông ấy, giờ cháu cũng thế thôi.

Bà Bê bỗng hỏi :

- Sau khi nghỉ ở đây, cháu có tính gì không?

Phượng Hy liên tưởng tới Long và thấy anh đang quá xa xôi. Ngay bây giờ, Hy không thể trông mong gì vào anh.

Nhìn bà Bê, cô buồn bã lắc đầu.

Đưa cho Hy một xấp tiền, bà nói :

- Đây là hai tháng tiền lương của cháu.

Hy cầm lấy giọng xúc động :

- Cháu cảm ơn thời gian qua dì đã lo lắng, thương yêu cháu.

Bà Bê chớp mắt :

- Để cháu nghỉ ngang như vầy, dì không đành lòng. Cậu Bằng chưa biết chuyện này, nên không hiểu ý cậu ấy thế nào.

- Ý thế nào thì mọi việc cũng đã xong rồi. Dì cho cháu gởi lời chào anh Bằng.

Đưa Hy ra cửa, bà Bê dặn dò :

- Rãnh rỗi, cháu qua nhà dì chơi. Di chiên bánh xèo cho ăn.

Phượng Hy cười. Cô đạp xe thật chậm và không muốn về nhà chút nào, nhưng đi đâu, ghé thăm ai ở thành phố bé xíu nhưng hiếm người quen này, nên cuối cùng Hy cũng quay về.

Vào tới phòng khách, Hy muốn dội ra ngay khi thấy bà ngoại, cậu Hai, mợ Phụng và ông Tâm đang ngồi chuyện trò hết sức tâm đắc. Thấy Hy, mọi người bỗng im lặng. Cô ngập ngừng chào rồi đi thẳng xuống bếp.

Ông Hai Thọ tằng hắng :

- Vào đây Hỵ Mọi người đang nói về con đấy.

Phượng Hy ngần ngừ đứng ở ngưỡng cửa. Cô phải đối mặt với thực tế để nói lên ý kiến của mình, chớ không thể tránh né chuyện này được. Ngày xưa mẹ đã bỏ nhà đi vì không muốn bị ép đặt, Hy cũng đâu ngại việc tiếp tục con đường của mẹ nếu cô bị O ép.

Bình tĩnh, tự tin, Hy ngồi xuống cái ghế nhỏ nhất, mắt thản nhiên nhìn ông Tâm. Cái nhìn thẳng thắn của Hy làm ông ta bối rối thì phải.

Bà Bảy đặt tách trà xuống bàn, giọng hỉ hả :

- Bữa nay người lớn trong gia đình họp lại để lo tương lai cho con. Mẹ mất sớm, cha coi như đồ vất đi. Ngoại và cậu mợ Hai sẽ thay cha mẹ sắp xếp cho con có một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Ông Hai Thọ tiếp lời mẹ :

- Từ nhỏ tới giờ, con quen sống ở thành thị, không thể lam lũ với ruộng vườn, bởi vậy cậu đâu dám giao phần đất ít ỏi còn lại cho con. Cậu nghĩ, con phải sống an nhàn sung sướng ở những nơi tiện nghi vật chất đầy đủ hơn.

Bà Bảy nhìn ông Tâm và trầm giọng :

- Chú Tâm đây là chỗ thân thiết với gia đình, là bạn mẹ ngày xưa. Chú ấy muốn bảo lãnh con sang Mỹ ăn học.

Bà Phụng ồ lên như một diễn viên đang diễn kịch :

- Vậy thì sướng quá rồi. Nhưng bằng cách nào đây? Chú Tâm trình bày thử xem.

Ông Tâm xoa hai tay vào nhau, im lặng nhìn mọi người chung quanh, nhìn thật lâu. Phượng Hy từ tốn nói :

- Bảo lãnh đi nước ngoài có nhiều diện lắm. Nhưng nhanh nhất là cha con, vợ chồng...

Bà Phụng chép miệng :

- Vậy chú Tâm định bão lãnh Phượng Hy ở diện nào?

Ông Thọ gắt :

- Bà hỏi ngộ thật, dĩ nhiên không thể ở diện cha con rồi.

Ông Tâm vòng vo :

- Thưa với bác Bảy và anh chị Hai, tôi thật tình muốn được chăm sóc Phượng Hy, do đó không ngại gì cả. Tôi sẵn sàng làm hôn nhân với Hy để rước con bé cho bằng được.

Sang Mỹ một thời gian, Hy sẽ được nhập quốc tịch, và chúng tôi sẽ làm thủ tục ly hôn.

Bà Bảy gật gù :

- Chà! Đúng là chỉ có cách này. Ai chớ cháu thì bác tin tưởng. Con Hy đúng là có phước, không cầu mà được. Chớ như Ánh Vy nhà này mơ lấy chồng Việt kiều để được đi nước ngoài biết bao nhiêu mà vẫn trớt quớt.

Bà Phụng vội lên tiếng :

- Mỗi người có một phần phước riêng, đâu phải cầu là được đâu má.

Ông Thọ nhìn Phượng Hy và nói như cô đã đồng ý :

- Ngày mai, con và chú Tâm bắt đầu lo thủ tục đăng ký kết hôn là vừa rồi. Sớm được ngày nào tốt ngày đó.

Nãy giờ ngồi trơ như phỗng, Hy muốn lên tiếng lắm, nhưng cô vẫn cố nén, giờ thì không nén nữa được rồi. Hít vào một hơi thật sâu, cô nói :

- Con cảm ơn sự quan tâm của tất cả mọi người, nhất là chú Ba Tâm. Nhưng con muốn sống ở đây chớ không muốn đi Mỹ.

Bà Bảy sa sầm mặt :

- Đã giải thích rồi mà vẫn cứng đầu. Ở đây để cạp đất ăn à?

Ông Thọ nạt :

- Không được cãi người lớn. Tấm gương của mẹ con vẫn còn sờ sờ ra kìa.

Bà Phụng ngọt ngào :

- Tại sao không muốn đỉ Phải tại con thương đứa nào rồi không?

Hy ngậm tăm, cô đâu thể nói sự thật. Bà Phụng lại hỏi tới :

- Phải con thích thằng Bằng chủ vựa trái cây không? Nó làm sao sánh bằng chú Tâm chớ.

Mặt ông Tâm chợt đổi sắc vì câu hỏi đầy ác ý của bà Phụng. Ông ta giả lả :

- Chị Hai so sánh như vậy thật không nên, dầu sao Bằng cũng là cháu tôi.

Bà Bảy xua tay :

- Dứt khóat ngoại không bằng lòng. Thằng đó có tiền án, thương nó cho mang tiếng hả?

Hy mím môi :

- Con ở lại vì không thích đi Mỹ chớ không phải vì thương ai hết. Nhất định con sẽ làm chủ đời mình, nhất định là thế. Đừng hòng ai ép uổng được con.

Chạy vội về phòng, Hy tìm số điện thoại của Long. Cô phải điện gọi anh về gấp mới được.


Nguồn: http://vietmessenger.com/