Chương 5
Đưa cho Phượng Hy ly nước dừa, bà Bê chợt hỏi:
- Cháu thấy cậu Bằng thế nào?
Phượng Hy dè dặt:
- Dạ, cậu Ba bình thường như mọi người ạ.
Bà Bê phì cười:
- Trời đất ! Chớ chẳng phải trước đây cháu nghĩ cậu ấy không bình thường?
Phượng Hy ngập ngừng:
- Không. Cháu muốn nói là cậu Bằng khác với tưởng tượng của cháu.
Bà Bê gật gù:
- Nghĩa là trong mắt cháu bây giờ, cậu ấy cũng không đến nỗi tệ?
Hy che miệng cười:
- Trước đây, cháu vẫn nghĩ ông Bằng phải là một tay đầu gấu dữ dằn, thô bạo.
Bà Bê cũng cười:
- Ai ngờ cậu ấy lại là một anh chàng đẹp trai, dễ làm mềm lòng đàn bà con gái.
Phượng Hy dài giọng:
- Đàn bà con gái nào chớ không phải cháu. Từ nhỏ, mẹ đã rèn luyện, nên cháu không có cảm giác gì với sự đẹp xấu của đàn ông.
Bà Bê sửng sốt:
- Cô Huyền nghiêm khắc đến thế sao?
Hy nói:
- Không phải mẹ nghiêm khắc mà mẹ muốn cháu học bài học của chính bản thân mẹ. Từ hồi còn bé xíu, cháu đã thuộc nằm lòng mấy câu hát ru mẹ vẫn hay hát.
“Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài
Ham chi bóng sắc, đọa đày thân em.”
Suốt đời, mẹ đã bị ba đày đọa. Mẹ khổ vì thói bê tha của ba, và dường như bà luôn bứt rứt, ân hận vì một người đàn ông nào dó trong quá khứ.
Bà Bê thảng thốt:
- Sao cháu biết? Mẹ cháu nói à?
Hy lắc đầu:
- Cháu đoán như vậy.
Và cô hỏi tới:
- Ngoài ba cháu ra, mẹ cháu có quen ai nữa không?
Bà Bê trả lời:
- Có. Nhưng hiện giờ ông ấy sống ở nước ngoài.
- Dì biết người đó à?
- Biết chứ. Sau khi bà ngoại cháu cho dì thôi việc, ông ấy đã nhận dì vào làm.
Phượng Hy kêu lên:
- Ông ấy là chú của anh Bằng?
Bà Bê gật đầu:
- Đúng vậy. Hồi đó, mẹ cháu và ông Tâm sắp đám hỏi thì ba cháu lại xuất hiện. Không biết ông ấy có bỏ bùa mê không mà mẹ cháu dám bỏ nhà đi theo. Ông Tâm ôm hận cho đến bây giờ, hình như vẫn chưa lấy vợ.
Phượng Hy ngập ngừng:
- Suy cho cùng, mẹ cháu có lỗi với ông Tâm.
Bà Bê chép miệng:
- Chuyện tình duyên khó nói lắm. Biết đâu, mẹ cháu chỉ có cảm tình với ông ta thôi. Nhưng bị gia đình ép đành nghe lời, đến khi gặp ba cháu, bà mới nhận ra ông mới là người mình thương. Mà thôi, không khơi dậy chuyện cũ nữa.
- Nhưng cháu vẫn áy náy khi biết ông Tâm vẫn đang một mình.
- Ối dào, ổng nói như thế, có trời mới biết thật hay dối.
- Ai lại nói dối những chuyện như thế.
Bà Bê buột miệng:
- Tại cháu chưa hiểu ông ta đó thôi.
Rồi bà nói sang chuyện khác:
- Dì nghe cánh tài xế xe hàng rù rì là Bằng đang cặp với Kim Mỹ, bà chủ mười mấy cái xe hàng lớn nhỏ đang chở hàng từ Nam ra Bắc, qua Campuchia, Lào, thậm chí tới Lạng Sơn luôn.
Phượng Hy kêu lên:
- Thì đúng là vậy. Bữa nào bà Mỹ không gọi điện thoại kiếm ông Bằng.
Bà Bê chống chế:
- Làm ăn mà. Không điện sao trao đổi, thỏa thuận với nhau được.
Hy hạ giọng … nhiều chuyện:
- Cháu nghe cách ông Bằng nói ngọt ngào âu yếm lắm kìa. Bảo đảm quan hệ của họ phải hơn mức bình thường nhiều. Vậy cũng mừng cho ổng đã có được tình yêu.
Bà Bê bỗng cáu lên:
- NGhe mừng hổng nổi rồi.
- Sao lạ vậy dì?
- Oâi dào ! Con Kim Mỹ đã có một đời chồng, một đứa con, lại lớn hơn Bằng gần chục tuổi. Sao mà được cơ chứ?
Hy bĩu môi:
- Vậy mà anh anh em em trong điện thoại nghe ngọt như chè.
Rồi nhận ra cách nói của mình có phần dè bỉu, chê bai và cả ganh tỵ với người phụ nữ chưa biết mặt, Phượng Hy cắn môi lặng thinh.
Thật ra, cô cũng bất ngờ vì những gì vừa được nghe. Dầu vẫn còn ấn tượng với Bằng, nhưng khi biết anh đang có một người đàn bà kề cận, bỗng dưng Hy lại thấy hụt hẫng.
Cũng giống như các cô gái khác, Phượng Hy muốn Bằng phải để ý tới mình, giờ thì ước mơ ấy … tiêu rồi.
Phượng Hy nhắc lại câu Bà Bê nói lúc nãy:
- Chuyện duyên số khó nói lắm phải không dì?
Bà Bê đay nghiến:
- Đây hổng phải duyên số. Kim Mỹ y như con chó cái. Mà thôi, dì không nói nữa, kẻo mang tiếng độc miệng. Hơn nữa, dì có quyền gì để phê phán chứ?
Hy tò mò:
- Còn người nhà của cậu Bằng? Không ai có ý kiến gì sao?
Bà Bê chép miệng:
- Họ chưa có ý kiến đó thôi. Mà ý kiến ý ruồi gì cơ chứ. Bằng đâu phải con nít. Cậu ta muốn cặp với ai chả được?
Ngập ngừng một hồi, bà nói tiếp:
- Bằng sống cho người khác nhiều quá rồi, bây giờ cậu ấy phải sống cho mình chứ. Có điều, Kim Mỹ không xứng với Bằng. Nghĩ cũng kỳ, con gái hơ hớ xung quanh thiếu gì, sao cậu Bằng lại sa vào tay mụ đàn bà xấu nết ấy nhỉ?
Phượng Hy im lặng. Cô không muốn nghe những chuyện về Bằng nữa. Cô đang nghĩ tới lúc về nhà. Bữa nay bà ngoại đi hành hương đâu tận Phan Thiết, ba bốn ngày mới về. Ngôi nhà đã vắng càng vắng hơn. Khi cậu Hai ở lại bên Thới Sơn, mợ Phụng và Ánh Vy lên thành phố để sửa sang gương mặt đã qua mấy lần giải phẫu thẩm mỹ cho đẹp hơn nữa.
Ở nhà một mình, Phượng Hy thấy sợ, nhưng biết sao hơn không Long lại đi chơi suốt đêm.
Chuông điện thoại nóng nảy vang lên, Hy cầm ống nghe, giọng thật nhẹ:
- Vựa trái cây Hai Nữ đây.
Bên kia, giọng phụ nữ chát chúa:
- Cho tôi gặp ông Bằng.
- Dạ, cậu Ba đi vắng ạ.
- Nè ! Con kia ! Lần nào tao gọi gặp mày, mày cũng nói Bằng đi vắng là sao? Hữ! Khôn hồn kêu ổng ra đây ngay.
Phượng Hy nén giận:
- Tôi nhắc lại, cậu Bằng không có ở nhà.
Dứt lời, cô gác máy thật mạnh. Cái giọng the thé vừa rồi đúng là của Kim Mỹ. Bà ta ăn nói như thế mà ông Bằng lại mê mới lạ chứ.
Bà Bê tò mò:
- Ai vậy?
Hy cười gượng:
- Bà Kim Mỹ. Bả không tin cậu Bằng đi váng, nên hạnh họe với cháu. Làm như cháu giấu cậu ấy không bằng.
Điện thoại lại reo, bà Bê khoát tay:
- Để đó đi.
Nhấc máy lên, bà tằng hắng:
- Tui nghe đây.
Im lặng hai ba giây, bà đưa máy cho Hy:
- Của cháu.
Phượng Hy ngập ngừng:
- A lô.
- Hy hả ? Anh tới chở em về nha?
Hy nhíu mày:
- Không cần đâu. Mất công anh lắm.
Giọng Long ngọt ngào:
- Tối rồi. Trời chuyển mưa nữa. Anh không an tâm để em về một mình.
- Oái dào! Hôm nào em không một mình. Em về đây. Anh đừng tới đón. Stop há.
Bà Bê tò mò:
- Thằng Long à?
Hy gật đầu:
- Ảnh sợ cháu mắc mưa, nên định tới đón.
Bà Bê ngừng tay quét nhà:
- Lúc nào Long cũng tốt với cháu sao?
Hy gật đầu, bà Bê lại hỏi:
- Cậu Hai Thọ khó khăn với Long lắm phải không?
- Sao dì biết?
- Biết chứ. Hồi mợ Phụng đi sanh Long, chính dì đưa đi mà. Tối đó, trời mưa lớn lắm.
Phượng Hy thắc mắc:
- Vậy ngoại cháu và cậu Hai đâu? Sao lại để dì làm chuyện đó?
Bà Bê bâng khuâng:
- Cậu Thọ uống rượu say mèm, còn bà Bảy thì … bận cúng chùa xa chưa về kịp. Mẹ cháu qua nhà cô Tuyên chơi. Rốt cuộc, dù không muốn, mợ Phụng cũng phải để dì dẫn đi sanh. Mà thôi, cháu về đi, sắp mưa rồi.
Phượng Hy cong lưng đạp ngược chiều gió. Trời chuyển thật nhanh. Có cố cỡ nào, Hy cũng mắc mưa. Cô rùng mình vì gió. Nước mưa rớt, quần áo dán sát vào người thật khó chịu.
Vừa vào tới sân, Hy đã thấy Long đứng ở ngưỡng cửa. Anh đội mưa ra dắt xe cho cộ Hy lạnh đến mức bàn tay, bàn chân co quíu lại, hai hàm răng cứng ngắc, run lẩy bẩy, cô không nhấc chân nổi.
Long kéo mạnh cô vào nhà, đóng vội cửa lại, giọng trách móc:
- Đã bảo để anh đi đón mà không chịu. Lỡ bệnh rồi sao? Phải phiền phức người khác không?
Phượng Hy chợt tủi thân vì những lời trách móc đó, mặc cho mũi nghẹt cứng, cô nấc lên:
- Em có chết cũng không làm phiền gia đình anh đâu.
Vừa nói, cô vừa cố bước về phòng mình. Ngay lúc đó, trời bỗng nổi sét kèm theo một tràng sấm thật tọ Phượng Hy hoảng hồn ôm đại Long, vừa lúc đèn điện trong nhàvụt tắt tối thui. Sấm chớp lại nối tiếp rạch ngang dọc và nổ ù cả tai. Hy bấu Long cứng ngắc, mặt dấu vào ngực anh khi bên ngoài chớp lóe rạch xanh cả một khoảng trời. LOng cũng vội ôm lấy Hy bằng đôi tay to khoẻ của một thanh niên sức dài vai rộng. Anh siết lấy Hy, nghe hơi lạnh từ thân thể ướt đẫm của cô lan sang mình với tất cả bồi hồi.
Anh kêu lên xúc động:
- Trời ơi ! Người em lạnh như đá thế này.
Vừa nói, anh vừ vuốt mái tóc bệt nước của Hỵ Tay mò mẫm trong bóng tối, anh tìm gương mặt nhỏ nhắn của cô và nâng nhẹ cằm cô lên.
Phượng Hy cuống quýt cả lên, cô biết mình sai khi ôm Long thế này. Nhưng khi lý trí kịp phán xét thì mọi sự hình như đã trễ. Cử chỉ quá thân mật này không thể nào chấp nhận được. Hy đẩy Long ra khi môi anh rơi đúng xuống môi cô.
Hy thảng thốt:
- Anh điên rồi.
Dầu chưa quen với bóng tối, Phượng Hy vẫn dò dẫm tìm đường về phòng mình. Tuy chân run rẩy, Hy loạng choạng bước. Cô va vấp vào đồ đạc ê cả đầu. Lòng lo sợ Long sẽ đuổi theo mình, nhưng tuyệt nhiên, không nghe thấy anh có phản ứng gì.
Vào phòng khóa trái cửa, Hy ôm ngực đứng dựa tường và nghe gió gào thét bên ngoài.
Bằng điên tiết nhìn đống tre lá nằm ngổn ngang trên mặt đất sũng nước rồi văng tục:
- Mẹ kiếp! Giờ này vẫn chưa thấy Tư Chí đâu cả. Chẳng lẽ mưa hôm qua nhà hắn cũng sập. Làm ăn kiểu này, nghỉ cha nó cho rồi.
Bà Bê vội vàng:
- Để tôi điện thoại cho cậu Tư.
Bằng khoát tay:
- Khỏi. Bữa nay hắn không tới, tôi không mướn hắn nữa.
Đá cái cần xé làm nó văng vào cái chái gần sập, Bằng càu nhàu:
- Đúng là xui. Giông gió một trận, tốn chưa biết bao nhiêu triệu mà nói.
Bà Bê thong thả buông từng tiếng:
- Cũng chưa xui lắm đâu. Lều trại bị sập, nhưng không người nào bị gì hết. Mấy cái chái tre lá này tới tuổi cả rồi, cậu Ba ơi.
Đảo mắt một vòng, Bằng hỏi trỏng:
- Phượng Hy cũng chưa tới à? Đúng là tiểu thự Mới một trận áp thấp nhiệt đới đã lặn mất tăm hơi.
Bà Bê nói:
- Lúc nãy, Hy có điện thoại sang xin phép tới trễ vì bận chút việc nhà. Hy nói vườn bên ấy, cây cối bị gãy đổ khá nhiều, nên phải ở nhà điều động thợ dọn dẹp.
Bằng khó chịu:
- Bên ấy thiếu gì người, sao lại để con nhỏ làm chuyện đó?
- Họ đi từ hôm quạ Suốt đêm, con bé đã khiếp vía vì phải một mình … Uũa! Dường như thằng Long có ở nhà mà …
Bằng xẵng giọng:
- Hơi đâu dì lo chuyện thiên hạ, trong khi chuyện của mình đang rối như tơ vò.
Nhìn đồng hồ, Bằng bảo:
- Mười phút nữa, nếu tch không tới, dì gọi người lợp lại cái trại này cho tôi. Ngày mai phải chở ra Bắc mấy chục tấn xoài, mình không thể trể hẹn được.
Bà Bê kêu lên:
- Trại sập rồi, làm sao có chỗ vô trái cây chứ.
Bằng nói:
- Tôi sẽ đi mướn chỗ. Mà mẹ kiếp! Không có ai theo cùng mới tức chứ.
Vừa lúc đó, Tư Chí phóng xe vào. Dựng chống, nhìn quang cảnh ngổn ngang, anh ta cười khẩy. Nụ cười ấy làm Bằng điên tiết.
Anh hầm hừ:
- Trông anh nhàn hạ quá nhỉ.
Tư Chí dịu giọng:
- Tôi bận chút việc nhà mà chú Bằng, làm gì phải quát tôi trước mặt tôi tớ vậy?
Bằng cộc cằn:
- Đó không phải là quát. Bây giờ bắt đầu làm việc đi. Anh đi mướn vài ba chỗ để vô xoài. Nhanh lên dùm tôi.
Tư Chí gãi đầu:
- Chà! Coi bộ khó à nhen. Chỗ đâu mà mướn đây.
Bằng lạnh lùng:
- Tôi không chờ nghe anh hỏi câu đó đâu.
Tư Chí chép miệng:
- Tôi sẽ cố gắng đây.
Điện thoại reo, Bằng hối hả chụp máy. Giọng Kim Mỹ dài ra:
- Bằng hả ? Sao ? Chừng nào điều xe tới đây … cưng ?
Bằng cố nén nhưng vẫn cau có:
- Chưa tìm được chỗ. Em chờ đi.
Kim Mỹ cười thật khẽ:
- Chờ tới bao giờ đây khi trong hợp đồng có ghi thời gian hẳn hoi. Nếu trễ là cưng phải đền đấy.
Bằng quả quyết:
- Không trễ đâu. Anh bảo đảm mà. Thôi nghen, anh bận lắm.
Gác máy, Bằng nhìn ra. Tư Chí đã biến mất khi anh chưa kịp dặn dò gì hết.
Thật khốn nạn. Hắn ta vẫn thích chơi tay trên Bằng. Tư Chí luôn dựa hơi vợ chồng anh Yên. Hắn tin rằng Bằng không dám động tới hắn.
Hừ! Nếu thế, hắn đã lầm. Suốt thời gian vừa qua, Bằng đã nắm gần hết các đầu mối, cung cách làm ăn. Tự anh có thể điều động tất cả mọi công việc mà không cần Tư Chí. Nhưng hắn lại không biết điều đó, nên lúc nào cũng dương dương tự đắc nghĩ rằng “Không có tao, mày sẽ dẹp tiệm.”
Bằng nhếch môi. Anh quay lại tìm không thấy bà Bê đâu. Chắc dì ấy đã lo tìm thợ rồi.
Lòng anh chợt dâng lên một niềm thương cảm. Với anh, bà Bê còn hơn ruột rà. Bà lo lắng, chăm sóc anh từng tí. Vậy mà nhiều lúc Bằng đã lớn tiếng với bà, nghĩ lại thật không phải chút nào.
Ngoắt một thanh niên đang xớ rớ gần đó, Bằng bảo:
Gọi tụi nó lại dọn cho trống hết mọi thứ. Anh giao cho em lãnh trách nhiệm chuyện này. Ráng làm tốt nghen ĐựC.
Gã thanh niên tên Đực gật đầu và nhanh nhẹn bước đi. Bằng nhẹ nhõm đốt thuốc, anh tính toán làm sao với thời gian còn lại phải bảo đảm vô giỏ đủ số xoài đã hợp đồng để chở ra Bắc.
Mưa vẫn có thể tiếp tục trong một hai ngày nữa, nên chuyện dựng lại chỗ để lên hàng không phải đơn giản. Nếu Tư Chí không tìm được chỗ ngay bây giờ, thì Bằng sẽ lỗ to, mà dạo này anh đang rất cần tiền.
Phượng Hy hớt hải bước vào, giọng ấp úng:
- Tôi không ngờ qua một đêm mưa, mọi cái trở nên tệ như thế này.
Bằng nhướng mày:
- Vì vậy, nên cô cho mình quyền được đến trễ?
Hy xụ mặt:
- Tôi bận việc nhà, và lúc nãy đã điện thoại xin phép dì Bê.
Bằng khô khan:
- Dì Bê không có quyền giải quyết chuyện ấy.
Phượng Hy mím môi:
- Xin lỗi. Tôi không biết anh ở đâu để xin phép, nên phải báo với dì Bê.
Bằng cười khẩy:
- Cô và Tư Chí chỉ có một sách một.
Phượng Hy khó chịu:
- Tôi hoàn toàn khác anh Chí, cậu Ba không nên quơ đũa …
Bằng định tiếp tục trúc giận vào Hy, thì bà Bê bước vào với một người đàn ông.
Chỉ Bằng, bà giới thiệu:
- Cậu Ba, chủ vựa. Anh Tám Công, thợ hồ. Thường khi có sửa chửa gì, bà chủ vẫn gọi anh Tám tới giúp.
Bằng đưa Tám Công gói thuốc:
- Tôi với anh ra xem rồi tính toán cụ thể mọi cái. Tôi muốn xây lại khang trang hơn.
Nhìn dáng nghênh ngang của Bằng, Hy tức chết được, cô lầm bầm:
- Người gì kỳ cục. Không bao giờ thấy được một nụ cười, chẳng làm sao ưa nổi.
Bà Bê tò mò:
- Sao, càu nhàu chuyện gì thế?
Phượng Hy ấm ức:
- Ông Bằng vừa mắng cháu tội dám tới trễ.
Bà Bê lại bênh vực:
- Cậu ấy đang bực bội, cháu đừng chấp nhất.
- Nhưng cháu đâu phải chỗ để ổng trúc bực.
Bà Bê nhẫn nhục:
- Thôi, dì xin lỗi cháu.
Phượng Hy nói một hơi:
- Dì đâu có lỗi với cháu. Mà sao lúc nào dì cũng bênh ổng hết vậy ? Nói thật, cháu chả thấy ổng tốt ở điểm nào hết.
Bà Bê bứt rứt, lặp lại ý kiến của mình:
- Điểm yếu của Bằng là nóng nảy, chớ cậu ấy tốt lắm. Dì nói thật đó.
Phượng Hy quay đi. Cô ngán ngẩm điệp khúc “Cậu ấy tốt lắm” của dì Bê quá rồi. Hơn nữa, công việc … thập cẩm ở vựa trái cây này không phù hợp với Hỵ Chắc sớm muộn gì, cô cũng nghỉ thôi.
Rồi sau đó thì sao nhỉ? Ý định trở lại Sài Gòn chợt nung nấu trong tâm trí Hỵ Việc làm thì dở dở ương ương, ở nhà ngoại lại gặp rắc rối. Phượng Hy khó lòng … trụ lâu nơi đây.
Gương mặt Long tối hôm qua lại hiện ra trước mắt Hỵ Cô sợ anh thật rồi. Hành động của Long sai trái hoàn toàn, nhưng sao trong thâm tâm, Hy lại không giận anh. Lẽ nào cô đồng tình?
Người Hy nóng ran lên. Ma quỷ ám cả cô rồi. Phải làm sao đây?
Lần trước, sau không nắm tay cô, Long đã xin lỗi. Điều đó chứng tỏ anh ý thức được việc mình làm là sai. Thế nhưng anh lại tiếp tục sai phạm ở mức độ nặng nề hơn mới tệ chớ. Mà cũng tại Phượng Hy đã tạo cơ hội. Lẽ ra, cô phải biết đàn ông rất dễ bị kích động để đừng ôm anh như thế.
Hy thở dài. Cô không muốn bênh vực mình, nhưng trong khung cảnh đó, nhắm có được mấy đứa con gái bình tĩnh để đừng bấu vào người khác cho đỡ sợ?
Cảm giác tội lỗi đè nặng hai vai Hy, cô gục đầu khốn khổ. Ở đây, ngoài Long ra, chẳng ai thân thiết, quan tâm đến cô một cách chân tình, kể cả bà ngoại. Cô mới phấn chấn vì tình cảm này thì Long lại phá vỡ nó. Đáng buồn thật. Từ giờ trở đi, Hy phải dè dặt, hết sức dè dặt với anh. Sống trong một thế giới luôn luôn phải ở tư thế phòng thủ thì làm sao chịu nổi, khi cô vốn yếu đuối, đa sầu.
Điện thoại vang lên làm Hy giật mình. Cô nhấc máy và nghe giọng Tư Chí oang oang:
- Ông Bằng đâu Hy?
- Ở ngoài trước. Để tôi gọi ổng nha?
Tư Chí gạt ngang:
- Không cần. Em nhắn với ổng là tôi kiếm không ra mặt bằng để đóng gói trái cây.
Phượng Hy hỏi:
- Anh hổng ra đây nữa sao?
Tư Chí cộc lốc:
- Không. Tui bận việc nhà.
Cô chưa kịp hỏi gì thêm, anh ta đã gác máy.
Đưa mắt nhìn bà Bê, Hy ngập ngừng truyền lại lời của Tư Chí. Bà Bê lật đật chạy ra nói với Bằng.
Ngồi nhìn ra, Hy không nghe cũng biết “cậu Ba” đang văng tục. Và cơn áp thấp nhiệt đới ấy đang di chuyển vào nhà.
Đứng trước mặt Hy, Bằng hạch họe:
- Tôi đang chờ tin Tư Chí, sao lúc anh ta điện về, cô không gọi tôi mà tự ý gác máy hả?
Phượng Hy mím môi:
- Tư Chí không muốn gặp anh và ông ta gác máy trước chớ không phải tôi.
Bằng nghiến răng:
- Đồ vô trách nhiệm.
Dực tất tả bước vào:
- Mấy ghe xoài thu mua ở Chợ Lách về tới bến rồi, cậu Ba ơi.
Bằng làm thinh. Anh biết Tư Chí cố tình làm khó anh. Hắn tin chắc Bằng không tìm được mặt bằng thuận tiện để lựa xoài, bao bọc, đóng thùng trong nội ngày mai. Trái cây chỉ cần vận chuyển trễ một ngày, xem như đổ bỏ. Nhất là trái cây xuất qua cửa khẩu Tân Thanh để sang Trung Quốc. Tư Chí muốn thừa cơ hội này quất anh sụm để anh phải giao lại vựa trái cây cho Hai Yên chớ gì?
Hừm! Không dễ đâu. Nhưng phải làm sao để vượt qua khó khăn này, Bằng nghĩ chưa ra.
Anh ngoắt Đực lại dặn dò một số việc rồi điện thoại cho Kim Mỹ vơi hy vọng cô ta sẽ giúp được anh chuyện sân bãi, nhưng Kim Mỹ đi vắng. Một lần nữa, Bằng lại văng tục.
Nhìn vẻ bực bội, cáu gắt của Bằng, Phượng Hy căm lắm, nhưng không hiểu sao cô lại buộc miệng góp ý:
- Mùa hè học sinh nghỉ, sao cậu Ba không liên hệ một trường nào đó để thuê sân?
Mắt Bằng sáng lên. Anh khen:
- Ý hay.
Rồi anh tất tả tìm quyển danh bạ điện thoại. Bằng có một người bạn khá thân làm hiệu phó một trường tiểu học gần sông Bảo Định. Điện thoại cho anh ta biết đâu lại được.
Và vận may vẫn còn mỉm cười với Bằng. Nửa tiếng đồng hồ sau, anh đã có mặt ở sân trường. Nhân công của anh lũ lượt kéo tới. Họ ngồi dài theo hành lang gạch tàu lót mát rượi và bắt đầu công việc của mình bằng những thao tác thuần thục, mau lẹ.
Bằng thở phào nhẹ nhõm. Anh tìm Hy, nhưng cô đã lo đi đặt cơm trưa cho nhân công. Bữa nay, họ sẽ làm suốt và sẽ nhận bồi dưỡng thêm. Anh an tâm với công việc trước mắt, nên bắt đầu với những dự tính lâu dài.
Lâu nay, Bằng luôn ao ước biến vựa của mình thành một cơ sở đóng gói, đông lạnh trái cây xuất khẩu, nhưng ước muốn đó chưa thực hiện được vì nhiều yếu tố. Trong đó, vốn liếng là quan trọng nhất.
Bằng muốn cơ sở của mình có cả dăm bảy cái xe đông lạnh để chuyên chở trái cây đi xa mà không lệ thuộc vào người khác như hiện giờ phải lệ thuộc vào Kim Mỹ. Người đàn bà đa tình, nhiều tham vọng ấy vừa quan hệ làm ăn vừa quan hệ tình cảm với anh.
Kim Mỹ là mẫu phụ nữ tỉnh táo trong mọi tình huống. Cô ta mê Bằng, nhưng không vì thế mà dễ dãi trong công việc. Kim Mỹ sẵn sàng bắt chẹt Bằng để thu lơ,i, nếu cô ta biết được điểm yếu nào đó của anh.
Mỹ từng bỏ chồng với lý do anh ta ù lì, chậm chạp, không đủ khả năng làm chủ gia đình. Cô nàng tuyên bố đang chọn cho mình một tấm chồng bản lãnh, xốc vác, thông minh, lọc lõi để cùng mình gánh vác, điều hành hợp tác xã vận tải đang ăn nên làm ra.
Bằng không nghĩ mình là ứng cử viên sáng giá, nhưng đàn ông mà. Anh chả mất mát gì khi đến với bà chủ hãng xe hàng.
Phượng Hy dựng xe dưới gốc phượng rồi bước tới chỗ Bằng ngồi.
Đưa cho anh ổ bánh mì thịt, Hy nói:
- Dì Bê bảo anh ăn tạm cho đỡ đói.
Bằng cầm lấy bẻ ra làm đôi:
- Mỗi người một nửa.
Hy lạnh nhạt:
- Cám ơn anh, tôi không đói.
- Đâu phải đói mới ăn. Nào cầm lấy đi nếu không giận tôi.
Phượng Hy dài giọng:
- Ai dám giận ông chủ cơ chứ.
Bằng nheo mắt:
- Vậy thì ăn đi, rồi nghe tôi nói.
Cầm nửa ổ bánh mì, Hy tò mò:
- Anh định nói gì vậy?
Bằng tỏ vẻ trịnh trọng:
- Trước tiên là cảm ơn sáng kiến của em. Chúng ta sẽ mượn ngôi trường hết tuần này.
Hy ngạc nhiên:
- Sau lâu dữ vậy?
Bằng hào hứng:
- Tôi dự định xây lại cơ sở của mình kiên cố hơn. Em thấy thế nào?
Bất ngờ, bị hỏi ý kiến, Phượng Hy chớp mắt:
- Vậy thì tốt quá.
Rồi cô ngập ngừng:
- Nhưng vốn liếng thì sao? Có gì trở ngại không?
Bằng tự tin:
- Không bao nhiêu đâu. Tôi xoay được mà.
Phượng Hy hạ giọng:
- Tôi làm sổ sách và phát hiện nhiều điều không khớp từ việc chi xuất của anh Tư Chí. Anh có nắm được vấn đề này không?
Bằng xoa cằm:
- Tôi biết. Tư Chí ăn chênh lệch tiền mua giỏ bội, thùng xốp, thùng gỗ để đóng gói trái cây. Con số này tính ra hàng tháng không phải nhỏ.
- Vậy tại sao anh …
- Tư Chí là anh vợ của anh Hai tôi. Trước đây, tạm thời chưa muốn làm lớn chuyện vì cả nể. Nhưng hôm nay thì khác rồi. Tôi không để yên cho người vô trách nhiệm nhưng lại tham lam, lộng quyền như anh ta nữa.
Hy hỏi tới:
- Anh định cho Tư Chí nghỉ việc à?
- Có lẽ vậy. Em nhắm ổn không?
- Có tật thì có tài. Tư Chí rất giỏi điều động và giỏi thu muạ Anh vẫn còn cần anh ta đấy.
Bằng nói giọng nửa đùa, nửa thật:
- Nhưng tôi cần em hơn.
Dứt lời, anh tủm tỉm cười, nụ cười hiếm hoi Hy được thấy.
Cô chớp mắt:
- Vì tôi là điểm cho anh trút giận chớ gì?
Bằng bỗng ngọt ngào:
- Xin lỗi, nếu tôi đã không phải với em.
Phượng Hy chua ngoa:
- Tôi và TU Chí chỉ có một sách một hà. Cậu chủ đâu lỗi phải gì.
Bằng thản nhiên:
- Điểm này, chắc đúng vì có tật có tài mà.
Hy gân cổ lên:
- Tôi có tật gì chứ?
Bằng nói:
- Tật thích phê bình sếp của mình. Nhưng nhờ những lời đó mà sếp lại nảy sinh được nhiều sáng kiến hay.
Phượng Hy ngạc nhiên:
- Tôi phê bình hồi nào đâu?
Bằng khoanh tay nhìn cô:
- Hồi nói chuyện với dì Bê đấy. Dì ấy thường kể lại cho … sếp nghe những câu phê phán … lùng bùng lỗ tai của em.
Mặt Phượng Hy đỏ ửng lên. Cô không ngờ dì Bê lại hơi .. bị nhiều chuyện. Chả biết những tâm sự riêng tư của Hy, dì ấy có kể cho sếp nghe không nữa. Rồi những chuyện của Bằng với Kim Mỹ. Chà! Từ giờ trở đi, mình phải giữ mồm giữ miệng mới được. Nhưng thật ra, Hy có phê phán gì Bằng đâu nhỉ.
Đang lúc Phượng Hy hoang mang, Bằng chợt hỏi:
- Vườn bên nhà em cây gãy đổ nhiều lắm à?
Hy gật đầu:
- Vâng. Nhưng vườn và nhà ấy không phải của tôi.
Bằng cười nửa miệng:
- Nhưng em vẫn phải điều động thợ dọn dẹp những hoang tàn sau một đêm giông.
- Vì tôi đang ở đó mà.
Bằng lên giọng:
- Đã bao giờ em nghĩ tới chuyện làm giàu chưa?
Phượng Hy nhún vai:
- Tôi chỉ nghĩ tới chuyện tự nuôi mình thôi.
- Tự nuôi mình thì đâu khó khăn gì.
- Tiếc là tôi chua có cơ hội để thử sức.
Bằng từ tốn bảo:
- Cơ hội luôn nằm trong tay những người chịu khó. Tôi có cảm giác nó đến với em rồi đó.
Phượng Hy lơ lửng:
- Vậy sao tôi không nhìn thấy kìa?
Bằng nheo nheo mắt:
- Sáng kiến mướn trường học làm chỗ đóng gói trái cây của em đã giải nguy cho tôi. Ngoài ra, còn giúp tôi an tâm xây dựng lại kho bãi. Cơ sở của chúng ta sẽ gấp đôi trước đây. Kế hoạch tôi đã có từ lâu, nhưng bây giờ mới đúng cơ hội để thực hiện. Nói theo kiểu của dì Bê là đúng thiên thời, địa lợi.
Giọng Bằng chợt trầm hẳn xuốgn:
- Cơ hội của tôi cũng là cơ hội của em đấy. Chúng ta cùng làm giàu nhé?
Hy dè dặt:
- Tôi giúp cậu chủ làm giàu thì đúng hơn.
Bằng nói giọng chắc nịch:
- Sếp giàu thì nhân viên cũng giàu. Điều đó là chắc chắn.
Phượng Hy chớp mắt. Hôm nay Bằng nói hơi nhiều. Hy vọng đó không chỉ là lời nói suông lúc phấn chấn. Cô thích đàn ông làm nhiều hơn nói. Những kẻ dẻo mồm thường lười việc, ba Hy là một điển hình. Cô sợ trong đời mình phải gặp những hạng người như thế.
Nhìn sang phía Bằng, cô thấy anh đang trầm tự Chắc anh đang bay bổng với những cơ hội làm giàu của mình. Thôi, cứ để .. sếp baỵ Hy rón rén bước thật nhẹ về phía đám nhân công đang đóng hộp xoài, lòng bâng khuâng một chút khi nhớ tới lời của Bằng. “Chúng ta cùng làm giàu nhé.”
Sao lại không nhỉ? Biết đâu, cơ hội của cô cũng đến rồi.
Chương 6
Đang thả hôn theo sông nước mênh mông, dọc theo dãy cù lao nổi tiếng, Phượng Hy chợt bừng tỉnh khi nghe Tư Chí hỏi:
- Em biết miếng vườn cập theo sông này của ai không?
Hy lầu bầu:
- Làm sao tui biết được.
Tư Chí rít thuốc:
- Không biết thật hả?
- Tui có qua đây thường đâu mà biết đất của ai. Hỏi lạ thật.
Tư Chí có vẻ tự đắc:
- Đất này của ông ngoại em đó Hỵ Em phải biết để đòi cậu Hai Thọ chia phần chứ. Chỗ này, Hai Thọ làm du lịch sinh thái, du lịch xanh kết hợp đờn ca tài tử gì đó, hốt bạc cũng bộn. Em làm quản lý cho ổng đủ sướng rồi, đi làm công cho Ba Bằng chi hổng biết.
Phượng Hy làm thinh. Cô luôn khó chịu khi nghe ai đó đề cập tới gia đình bên mình, lần này, cô còn khó chịu hơn vì cái giọng oang oang của Tư Chí. Anh ta lúc nào cũng chứng tỏ mình hiểu biết mọi chuyện hơn người mới ghét chứ.
Mà đúng là Tư Chí biết nhiều thật. Anh ta có thể kể một hơi quan hệ dây mơ rễ má của người này với người kia vanh vách như đã thuộc lòng gia phả của giòng họ người tạ Bà Bê bảo rằng: “Cà kê ở các bàn nhậu nhiều hơn ở nhà, bởi vậy, chuyện hay chuyện dở gì của thiên hạ, Tư Chí sao lại không biết.”
Và Tư Chí đang chứng tỏ sự hiểu biết của mình bằng một câu hỏi:
- NGhe nói cậu Hai Thọ rất xung khắc với thằng Long, đúng không Hy?
Phượng Hy ậm ự:
- Tôi thấy hai người vẫn bình thường chớ có khác gì đâu.
Tư Chí cười khan:
- Bày đặt dối anh Tư nữa sao? Còn nhiều chuyện em không biết lắm kia.
Hy khiêu khích:
- Như chuyện gì? Thí dụ đi
Tư Chí ỡm ờ:
- Chà! Nói ra có sao không đây? Đàn ông mà … bị chết vì tội lắm điều thì nhục lắm đó.
Hy bĩu môi:
- Vậy thì thôi. Anh không nói, chả ai bảo anh câm đâu.
Tư Chí vỗ đùi:
- Nhưng không nói thì đâu phải là Tư Chí nữa.
Tằng hắng giọng, anh ta hỏi:
- Em biết tại sao ông Hai Thọ thích ở bên Thới Sơn hơn ở Mỹ Tho không?
Phượng Hy bảo:
- Tôi đang chờ nghe anh nói chớ đâu chờ nghe anh hỏi. Dông dài quá hết hay.
Tư Chí không hề tự ái, anh ta ưỡn ngực lên:
- Bắt người khác chờ để nghe, nôn nóng để nghe là cả một thủ thuật ăn nói chớ hổng phải dông dài đâu. Nè! Rõ ràng em đang chờ nghe anh Tư bật mí bí mật của ông cậu em mờ. Chuyện này liên quan tới thằng Long đó.
Tư Chí nhìn gương mặt nhíu lại vì suy nghĩ của Hy rồi nói tiếp:
- Cậu Hai em cần một quý tử để nối dõi tông đường, bởi vậy, ổng mới đặt cung điện cho quý phi ở đây. Hè! Cô vợ nhí của ổng chỉ bằng hay lớn hơn em giỏi lắm một tuổi, nhưng tướng tá trông hết sẩy con cào cào. Qúy phi sanh hoàng thái tử rồi nên hoàng đế Hai Thọ đâu về Mỹ Tho mần chi nữa.
Phượng Hy sững sờ, cô trấn tĩnh lại:
- Anh bịa chuyện thật kinh khủng. Tôi mách lại cậu Hai Thọ là dám anh chết vì lắm điều thật đó.
Tư Chí cười hề hề:
- Thích mách thì cứ mách hà. Chuyện này ai lại hổng biết. Anh đây dám nói thì đếch sợ.
Hy bán tín bán nghi:
- Mợ Phụng có động tịnh gì đâu. Nếu là thật, bả xé xác cậu tôi ra rồi ấy chớ.
- Bởi vậy mới bảo em biết một mà không biết mười. Bà Phụng há mồm mắc quai, dù ghen thế nào cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Phượng Hy ngạc nhiên:
- Tại sao vậy? Chẳng lẽ mợ Phụng có lỗi gì với cậu Hai à?
Tư Chí nhổ những cọng rây tưởng tượng dưới cằm:
- Chuyện này, em về mà hỏi thằng Long. Nó rõ hơn ai hết.
Phượng Hy liếc anh ta:
- Tôi ghét nhất người ăn nói giữa chừng.
Tư Chí khoái trá:
- Người khôn ngoan phải biết ngừng đúng lúc. Ai muốn ganh ghét, mặc họ.
Chiếc ghe máy tấp vào bờ, Tư Chí nhảy lên trước, Phượng Hy lọ mọ bước theo sau. Cô vẫn chưa quen đi bằng tàu bè, nên lên bờ rồi đầu óc vẫn còn lâng lâng vì say sóng.
Men theo bờ đất đấp thật cao, Tư Chí dẫn Hy vào một vườn chôm chôm đỏ trái. Nhìn những cánh cây sai oằn sà xuống cả mé mương, Phượng Hy thích mê người.
Mấy hôm nay, Hy theo Tư Chí thu muạ Cô biết anh ta rất ghét có người đi cùng, nhưng vì Bằng yêu cầu, nên dù không muốn Tư Chí vẫn phải bấm bụng gật đầu.
Đi với anh ta thật là chán, vì tới đâu, Tư Chí cũng nhậu quắt cần câu rồi cà kê dê ngỗng, lắm khi gần trễ con nước vẫn chưa muốn về. Trong khi đó, Phượng Hy phải vật vựa ngoài võng.
Dẫu rất bực bội, Phượng Hy vẫn làm thinh chịu đựng. Bằng muốn dần dà cô sẽ thay thế vị trí của Tư Chí, nên anh điều cô đi cùng hắn. Dường như Tư Chí chẳng hề quan tâm tới Hỵ Hắn tự tin vì hắn là anh vợ của Hai Yên, hay hắn đã biết mục đích của Bằng, nhưng vẫn lặng thinh với những mưu mô nào đó có lợi cho mình?
Phượng Hy không hiểu nổi. Cô đánh giá cao thủ đoạn của Tư Chí. Hắn là một con cao già trong mua bán mà Bằng còn thua xa về kinh nghiệm.
Mang tiếng là cùng đi thu mua với Tư Chí, nhưng chưa lần nào Hy được tham gia vào việc định giá, vì chuyện ấy chỉ được bàn tới trong cuộc nhậu, mà cô không đủ can đảm ngồi với các bợm cho đến khi tàn cuộc.
Khi về, Hy đã nhiều lần hậm hực mách với Bằng. Anh ta chỉ tủm tỉm cười và tiếp tục phân cô đi nữa. Oâi! Đi kiểu hữu danh vô thực, cỡi ngựa xem hoa thế này chán thật.
Khoác tay chỉ ra đường, Tư Chí nói:
- Em cứ tự nhiên tham quan, chôm chôm oằn cả cây kìa.
Phượng Hy nghiêm mặt:
- Em sang đây không phải để ăn chôm chôm.
Tư Chí tặt lưỡi:
- Biết rồi. Mà cần chi em phải nhọc lời. Tất cả cứ để anh Tư lo.
Hy bướng bỉnh:
- Em muốn tham gia định giá.
Hơi khựng lại một chút, nhưng sau đó Tư Chí bật cười:
- Oái dào! Giá đã có khung cả rồi. Mình đâu thể ép nhà vườn hạ thấp hơn nữa. Phải cho người ta sống với chớ. Em muốn tham gia thì được thôi. Nào, vào bàn với bọn anh để còn cụng ly … chăm phần chăm nữa.
Phượng Hy hậm hực bỏ ra ghe ngồi. Gió ngoài sông Tiền thổi vào lồng lộng vẫn không làm cô vơi bực. Với Tư Chí, Hy khác nào con cừu non, không khéo hắn nuốt chửng cô bây giờ.
Ngồi mãi một lúc cũng buồn chân, Hy đi vòng vòng trong sân và nghe các bợm nhậu chuyện trò rôm rả.
Giọng Tư Chí oang oang:
- Mẹ kiếp! Ba Bằng cứ cho con nhỏ theo kèm kẹp tao miết. Hôm nào hứng tao “nhậu” nó luôn. Con nhỏ coi cũng ngon cơn chớ bộ.
Phượng Hy nóng mặt khi nghe cả đám cười rần rần, rồi những lời cợt nhã được phát ngôn tiếp theo đó. Cô quay lưng đi một nước. Đầu óc Tư Chí đã có tư tưởng hắc ám như vậy chắc Hy phải tránh xa hắn quá.
Tiếp tục ngồi chờ đợi, Hy đưa mắt lơ đãng nhìn ra xạ Một chiếc ghe máy chạy ngang. Phượng Hy ngạc nhiên khi thấy bà ngoại mình trên đó. Cạnh bà là một phụ nữ trẻ đang bồng con. Hai người đang trò chuyện trông khá thân thiết nên bà không thấy Hy.
Cô buột miệng gọi to rồi quýnh quáng chạy dọc theo bờ. Bà Bảy Thương có vẻ bối rối nhưng vẫn cho ghe tấp vào.
Giọng bà ngạc nhiên lẫn khó chịu:
- Con đi đâu vậy?
Hy vừa thở vừa trả lời:
- Con thu mua chôm chôm.
- Đi với ai?
- Dạ, với anh Tư Chí.
Bà Bảy nhíu mày:
- Tư Chí nào kìa?
NGập ngừng Hy đáp:
- Ảnh làm chung với con, chắc ngoại không biết đâu.
Gật đầu chào cô gái ngồi kề bà Bảy, Hy thắc thỏm tự hỏi: Phải cô ta là bà vợ sau của cậu Hai không? Nếu phải thì rõ ràng bà ngoại Hy đồng tình chuyện này rồi.
Bà Bảy ra lệnh:
- Qua vườn mình rồi lát về với ngoại luôn.
Phượng Hy gật đầu. Cô dặn dò người lái ghe rồi nhảy qua ngồi cạnh bà Bảy và nghe bà nói với người phụ nữ.
- Con của Phượng Huyền đó.
Quay sang phía Hy, bà bảo:
- Con chào dì Chi đi.
Phượng Hy gượng gạo cười không thấy mình bị chỉ đạo như trẻ con. Cô ghé sát người bà Bảy, giọng thì thầm:
- Ai vậy ngoại?
Bà Bảy ậm ự:
- Bà con …
Mọi người chợt im lặng. Hy ngắm thằng bé ngủ ngon lành trong tay mẹ. Chắc nó chưa đúng một tuổi đâu. Tại sao cậu Hai lại vơ cái khó vào mình nhỉ? Và tại sao mợ Phụng phải ngậm bồ hòn làm ngọt kìa? Long và Ánh Vy biết mình có một đứa em cùng cha không?
Bỗng dưng Hy chạnh lòng, cô chồm qua nựng vào gò má bụ bẫm của đứa bé, miệng trầm trồ:
- Dễ thương quá. Em bé được mấy tháng rồi dì?
Chi lúng túng trong miệng:
- Dạ mười tháng rồi.
Bà Bảy bật cười:
- Nói chyện với em cháu mà dạ, con nhỏ này thiệt …
Bà chợt hỏi Phượng Hy:
- Con thấy thằng nhóc giống ai, Hy?
Nheo nheo mắt nhìn Chi, Hy nói:
- Không giống mẹ chút nào. Chắc là giống cha rồi.
Bà Bảy móm mém cười, nhưng không nói gì. Ghe cập bến, cô đỡ bà Bảy lên bờ rồi quay lại đỡ Chị Hy đọc được trong mắt ngoại mình rõ hài lòng.
Ba người vào một căn nhà xây kiên cố, rộng rãi, không kém ngôi nhà ở Mỹ Thọ Lúc Hy còn ngơ ngác thì ông Hai Thọ lăng xăng chạy ra ẵm đứa nhỏ.
Thấy Hy, ông khựng lại:
- Uũa, có con nhỏ này nữa à?
Phượng Hy tủm tỉm:
- Con sang thăm cho biết nhà của cậu Hai.
Ông Thọ vừa nựng cục cưng, vừa lầu bầu:
- Biết rồi thấy sao?
Hy hóm hỉnh:
- Dạ đẹp ạ. Thảo nào cậu cứ thích ở đây.
Oâng Thọ hừ một tiếng rồi hỏi trỏng:
- Thằng Bo thế nào?
Chi nhỏ nhẹ như tớ đang thưa chuyện với chủ:
- Dạ, con lên cân, tăng chiều cao tốt, mới chích ngừa ba thứ bệnh.
Mặt ông Thọ giãn ra khoan khoái. Ông mải mê ngắm thằng bé, không cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
Bà Bảy ngồi xuống bộ ván gõ đen bóng, giọng hí hửng:
- Thằng Bo đi tới đâu cũng bị quở, tao sợ quá, nên biểu nó ẵm về sớm. Vài bữa, tao phải đi thỉnh bùa cho thằng nhỏ đeo mới được.
Phượng Hy chợt thấy mình thừa. Cô bước ra hiên ngồi nhìn sông. Nơi đây, tóat lên không khí đầm ấm, hạnh phúc của một gia đình thật sự chớ không lạnh lẽo, hoang tàn như ngôi ngà ở Mỹ Thọ Bỗng dưng Hy tội nghiệp mợ Phụng. Là đàn bà mà phải chịu chia sẻ tình yêu của chồng với người khác, nghĩ cũng khổ. Nhưng chắc chắn giữa cậu mợ phải có một uẩn khúc nào đó. Nếu không, dễ gì mợ Phụng nhắm mắt làm ngơ trước hạnh phúc êm đềm của chồng.
Một lúc nào đó thuận tiện, Hy sẽ hỏi Long chuyện này, xem anh nói thế nào. Mà xem ra, giữa Hy và anh khó có dịp thuận tiện vì cô đi làm suốt ngày, còn Long lại đi chơi suốt đêm.
Sau đêm giông bão ấy, hai người hiếm khi gặp nhau. Nếu có, chỉ cần thoáng thấy bóng Long là Hy đã lẩn trước. Cô ngại phải nghe những lời đại loại như xin lỗi của Long lắm. Nhất là xin lỗi để rồi khi tái phạm lại ở mức nặng hơn. Trong mắt cô, Long khác nào con ngựa chứng không cương, ai đến gần sẽ bị giẫm lên mất.
Bà Bảy Thương ngồi xuống kế Hy, giọng ngập ngừng kể lể:
- Cậu Hai con hạp ở đây hơn ở Mỹ Thọ Nghĩ cũng tội nghiệp, nó ham thằng con trai.
Hy buột miệng:
- Cậu Hai đã có anh Long rồi còn gì?
Bà Bảy sa sầm mặt:
- Đừng nhắc tới thằng mất dạy ấy. Vô phước mới có nó trong nhà.
Phượng Hy nuốt nước bọt:
- Anh Logn cũng như con, đều là cháu của ngoại. Tánh ảnh có chút thất thường, nhưng cũng đâu đến nỗi bị nói như vậy.
Bà Bảy gạt ngang:
- Con thì biết gì. Aên chơi như nó, chả ai dám giao quản lý nhà cửa, đất đai. Tất cả tài sản này thằng Bo lớn lên sẽ hưởng hết.
Phượng Hy không nói lời nào, nhưng trong lòng chua chát vô cùng. Cô cũng là cháu, nhưng chưa khi nào Hy nghe bà ngoại nhắc đến việc phân chia tài sản đất đai của ông bà để lại cho mình. Giống như Long, chắc cô thuộc “thành phần không thể tin được.” Vì cô còn một ông bố nổi tiếng phá của, nên Hy sẽ không được chút gì đâu.
Cũng may là Hy chẳng đặt nặng vấn đề này. Cô còn mặc cảm, việc ngày xưa mẹ mình đã bỏ nhà ra đi, còn mặc cảm vì ông ngoại đã đăng báo từ cô con gái cưng. Bởi vậy, Hy luôn an phận. Nhưng Long thì khác, anh là cháu đích tôn của dòng họ cơ mà.
Hy buột miệng:
- Con không đòi hỏi gì cho mình. Nhưng đối với anh Long như vậy là bất công. Mợ Phụng sẽ không để yên.
Bà Bảy cười nhạt:
- Nó dám phản đối à? Chắc không có chuyện đó rồi. Mà con cũng chả nên can thiệp vào chuyện người khác làm chị Về Mỹ Tho đừng dại mồm chóp chép những gì đã thấy ở đây. Ngoại không muốn thằng Long có cơ hội để quậy.
Phượng Hy ngoan ngoãn gật đầu. Trong nhà, cậu Hai đang hát “Võ Đông Sơn – Bạch Thu Hà” để ru thằng Bo ngủ.
“Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi
Đường dài mịt mù em không tới nơi
Mây nước buồn cơn lửa binh
Khóc than chuyện chúng mình
Xót thương riêng em một mình …”
Giọng ông ngân vang, buồn đổ dài theo con sông. Phượng Hy thẫn thờ nhìn thật xa và tự hỏi chẳng biết con sông này có ra tới biển không?
Nguồn: http://vietmessenger.com/