Quán trọ Cầu sông Gard
Edmond Dantès đã mau chóng hiểu ra rằng mình đang có chuyện với ai: anh đã lên một con tàu buôn lậu chuyên buôn bán bất hợp pháp ở vùng biển Địa Trung Hải hàng bông bị cấm, thuốc súng Anh và thuốc lá mà sở Thuốc lá Pháp "quên
Nửa đường giữa Beaucaire và Bellegarde có một quán trọ nhỏ treo một tấm tôn cứ rít lên khi có chút gió nhẹ nhất, trên vẽ một cách thô kệch hình ảnh cầu sông Gard.
Người chủ quán trọ là người quen cũ của chúng ta Gaspard Caderousse, anh ta theo thói quen đang đứng trước cửa quán thì thấy ló ra một kỵ sĩ trên đường từ Bellgarde tới.
Đó là một thầy tu mặc toàn đen và đội một chiếc mũ ba sừng bất chấp cái nóng nung nấu của mặt trời lúc giữa trưa.
Kỵ sĩ nhảy xuống đất rồi tiến đến cửa quán trọ, lau trán nhễ nhại mồ hôi bằng chiếc khăn sợi bông màu đỏ rồi gõ ba tiếng bằng mũi gậy bịt sắt xuống ngưỡng cửa.
- Tôi đây mà, Caderousse nói rất ngạc nhiên.
Thưa tu sĩ ông muốn gì? Tôi xin nghe lệnh ngài.
Thầy tu nhìn người đàn ông trong hai ba giây với vẻ chú ý kỳ lạ và nói giọng ýrất nặng:
- ông có phải là Caderousse không ?
- Vâng thưa ông, chủ nhân tỏ ý ngạc nhiên về câu hỏi, tôi đúng là Gaspard Caderousse sẵn sàng phục vụ ông.
- Trước hết cần cho tôi tin chắc rằng ông là người mà tôi có việc cần giải quyết. ông có quen một người tên là Dantès vào năm 1814 hay 1815 không?
- Dantès !... Tôi có biết anh ta không ư? Cái anh Edmond đáng thương ấy! Tôi tin là có!
Thậm chí anh ta là một trong những bạn tốt nhất của tôi! Caderousse kêu lên như vậy và mặt anh ta đỏ tía lên.
- Anh ta ra sao rồi? Thưa ông, cái anh Ed-mond tội nghiệp ấy? Chủ quán nói tiếp, ông có quen anh ta? Anh ta còn sống không ? Anh ta được ra tù chưa? Anh ta có sung sướng không ?
- Anh ta đã chết trong tù, còn tuyệt vọng hơn, còn khốn khổ hơn người tù khổ sai kéo theo cái lê của mình ở nhà lao khổ sai Toulon.
Một sắc tái xám chết chóc hiện lên mặt Caderousse thay cho màu đỏ tía lúc đầu. - Và ông quen anh ta à, cái cậu bé tội nghiệp ấy?
- Tôi được mời đến giường lâm chung của anh ta để làm lễ rửa tội lần cuối. - Tu sĩ trả lời.
Caderousse lau mồ hôi ròng ròng trên trán.
- Trong tất cả chuyện này có điều lạ lùng là, tu sĩ nói tiếp, Dantès trên giường bệnh cho đến lúc chết cứ thề với tôi rằng anh ta không hay biết gì về nguyên nhân làm anh ta bị bắt.
- Đúng thế, đúng đấy, Caderousse thì thào, anh ta không tài nào biết được. Không, thưa tu sĩ, anh ta không nói dối đâu, cậu bé tội nghiệp.
- Anh ta đã nhờ tôi làm sáng tỏ nguyên nhân gây nên tai họa cho mình mà anh ta đã không thể làm rõ được, để khôi phục tiếng tăm cho anh ta nếu nó đã bị vài vết nhơ. Anh ta đã chọn tôi làm người thực hiện di chúc của mình: tôi phải tìm được năm người và chia cho họ tài sản duy nhất của Edmond: viên kim cương này.
Tu sĩ rút trong túi ra một chiếc hộp nhỏ bằng da nổi cát mịn màu đen, mở ra và làm lấp lánh trước cặp mắt chói lòa của Caderousse một viên kim cương long lanh nạm trên một chiếc nhẫn chạm tuyệt khéo.
- Một người Anh giàu có bị giam trong cùng xà lim với anh ta có một viên kim cương có giá trị lớn. Khi ra tù ông ta để lại viên kim cương này tặng Dantès là người đã săn sóc ông ta như một người anh lúc ông lâm bệnh. Nó đáng giá năm mươi ngàn frăng không kể cái nhẫn cũng có giá trị nào đó. - Tu sĩ nói thêm.
Và ông đậy nắp hộp lại rồi bỏ vào túi.
- Edmond bảo tôi "ông sẽ đến Marseille.
Ông bán viên kim cương này đi, chia làm năm phần và cho những người nào đã thực sự quý mến tôi trên đời.
Tôi có ba người bạn tốt và một cô vợ chưa cưới, cả bốn người này tôi tin chắc rằng họ đều tiếc thương tôi hết sức: một trong những người bạn tốt đó tên là Caderousse.
Caderousse rùng mình.
- Còn một người khác, tu sĩ nói tiếp, tỏ vẻ như không nhìn thấy sự xúc động của Caderousse, người ấy là Danglars; người thứ ba, anh ta còn nói thêm, dù là tình địch của tôi nhưng anh ta cũng quý tôi, anh ấy tên là Fernand; còn vợ chưa cưới của tôi tên là Mercédès.
Tu sĩ lại nói tiếp:
- Phần thứ năm là dành cho người cha của Dantès, nhưng hình như ông đã mất.
- Chao ôi! Vâng, Caderousse nói trong cơn xúc động bởi những khát vọng đang xung đột lẫn nhau trong đầu hắn; Chao ôi! Vâng, ông cụ tội nghiệp đã mất. Edmond khốn khổ!... Anh ta, anh ta là một tấm lòng vàng, đã gọi tất cả những người ấy là bạn mình... Thực ra quả là tốt hơn khi anh ta không biết một tý gì; anh ta sẽ phải khó khăn cực nhọc lắm lắm mới tha thứ được cho họ vào lúc anh chết...
- Những người ấy đã làm điều gì chống lại Dantès sao? Tu sĩ nói tiếp. ông có biết không ?
Hãy kể ra đi!
- Phỏng có ích gì? Caderousse nói. Nếu cậu bé còn sống, tôi không nói, nhưng anh ta đã nằm dưới đất như ông đã nói với tôi, anh ta không còn có thể có hận thù, cũng không còn có thể trả thù được. Thôi dập tắt mọi chuyện ấy đi.
- Vậy ông muốn tôi chia một phần thưởng dành cho sự trung thành cho cả những người ấy mà ông cho là không xứng đáng và là những người bạn giả dối ư?
- Đúng đấy, ông có lý, Caderousse nói.
Những người bạn không thể là kẻ phản bội!
Đó gần như là một sự báng bổ người đã khuất, gần như một tội phạm thánh khi đem thưởng cho sự phản bội, cho tội ác chưa chừng. Vậy thì viên kim cương sẽ dành toàn bộ cho chúng ta.
Tôi sẽ kể hết tất cả cho ông nghe.
- Sự thực tôi tin rằng đó là cách làm tốt nhất. - Tu sĩ nói.
- Chắc là cậu Edmond tội nghiệp đã kể cho ông nghe đoạn đầu câu chuyện. - Caderousse nói.
- Phải, tu sĩ nói, Edmond đã kể cho tôi nghe những việc cho đến lúc anh ta bị bắt. Nào, ai là những người làm cho Dantès phải chết?
- Hai người ghen ghét anh ta, thưa ông, một người vì tình, người kia vì tham vọng: đó là Fer-nand và Danglars.
- Sự ghen ghét ấy thể hiện ra bằng cách nào?
Ông kể đi.
- Chúng tố cáo Edmond là nhân viên của tổ chức khôi phục chế độ Bonapart. Chính Danglars đã viết đơn tố giác bằng tay trái để không ai nhận ra được nét chữ của hắn, còn Fernand là người gửi đơn đi.
- Nhưng, tu sĩ chợt kêu lên, ông đã ở đấy!
- Đúng thế, Caderousse đáp bằng một giọng nghẹt thở, tôi có mặt ở đó.
- Thế mà ông không chống lại điều bỉ ổi đó?
Vậy ông là kẻ tòng phạm.
- Vâng, thưa ông, tôi ở đó và tôi muốn nói ra tất cả nhưng Danglars đã ngăn cản tôi. Tôi sợ chính trị đang diễn ra hồi ấy, tôi thú nhận điều đó, tôi đã câm miệng, đó là sự hèn nhát, tôi đồng ý như vậy, nhưng không phải là tôi ác..Và Caderousse cúi đầu xuống với dấu hiệu của nỗi ân hận thực sự.
- Được, thôi ông ạ, tu sĩ nói, ông đã nói với sự thẳng thắn; tự lên án mình như vậy là xứng đáng được tha thứ. Còn ông Morrel đã đóng vai trò gì trong sự việc đáng buồn này?
- Đó là vai trò của một người chính trực, can đảm và có tình, thưa ông. Hai mươi lần ông can thiệp cho Edmond. Khi Hoàng đế trở về ông đã viết đơn, đã kêu xin, đã đe dọa đến nỗi mà trong thời kỳ phục hồi lần thứ hai ông bị hành hạ khốn đốn như một kẻ ủng hộ chế độ Bona-parte.
Hàng chục lần như tôi đã nói với ông, ông ta đến nhà cha Dantès để mời cụ về ở nhà ông, và lúc cụ sắp mất, tôi nói thêm với ông chuyện đó, ông ta đã để lại trên lò sưởi một túi tiền để thanh toán nợ nần cho ông cụ và để trang trải cho đám tang; thành thử ông cụ ít ra cũng được chết xứng đáng với cuộc đời cụ đã trải qua, không làm cho ai bị thiệt thòi tổn hại. Còn tôi là người giữ cái túi, một cái túi lớn bằng lưới màu đỏ.
- Và cái ông Morrel ấy, tu sĩ nói tiếp, ông ta nhất định phải được chúa ban phúc, ông ta phải được giàu có... sung sướng chứ?
- ông ta sắp lâm vào cảnh khốn khó, thưa ông, và hơn nữa, ông ta sắp bị mất danh dự. Sau hai mươi nhăm năm làm việc, sau khi đã đạt được vị trí danh giá nhất trong ngành thương mại ở Marseille, ông Morrel đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Ông đã mất năm chiếc tàu trong hai năm, đã phải chịu ba cuộc vỡ nợ kinh khủng và chỉ còn hy vọng nếu chính chiếc tàu Pharaon do Dantès tội nghiệp đã từng chỉ huy, nó phải từ ấn Độ trở về với chuyến hàng chở đầy cánh kiến và chàm. Nếu tàu này cũng bị như những chiếc khác thì ông ta nguy.
- Thật là thê thảm! Tu sĩ thì thào. Thế còn Danglars thì ra sao? Có phải là kẻ tội nặng nhất, có phải hắn là kẻ chủ mưu không?
- Hắn ra sao ư? Hắn đã rời Marseille nhờ sự gửi gắm của ông Morrel do không biết tội ác của hắn, đã giúp hắn vào làm nhân viên bảo vệ cho một chủ ngân hàng Tây Ban Nha. Hồi chiến tranh Tây Ban Nha hắn được dự một phần vào việc cung ứng cho quân đội Pháp và đã trở nên giàu có. Thế rồi với số tiền đầu tiên ấy hắn đã đầu cơ vốn và đã tăng gấp ba gấp bốn số vốn ban đầu của hắn. Hắn đã thực sự là triệu phú, người ta đã phong nam tước cho hắn để ngày nay hắn là ngài nam tước Danglars, hắn có một dinh thự ở phố Mont-Blanc, mười con ngựa trong chuồng, sáu đầy tớ ở tiền sảnh nhà hắn và tôi.không biết hắn có bao nhiêu triệu trong những két sắt của hắn.
- Còn Fernand?
- Fernand thì lại là một chuyện khác hẳn.
Khi Napoléon trở về, ban sắc lệnh về một cuộc động viên bất thường và Fernand có tên trong danh sách gọi nhập ngũ, được phiên chế vào các binh đoàn chủ công. Tiến ra biên giới cùng với trung đoàn, hắn dự trận Ligny. Đêm hôm sau trận đánh, hắn là liên lạc trực ở cửa nhà viên tướng có liên hệ bí mật với quân địch. Ngay trong đêm ấy, viên tướng phải gặp quân Anh.
Ông ta bảo Fernand đi theo, Fernand nhận lời, rời vị trí và đi theo viên tướng.
Hành động phản quốc này sẽ đưa Fernand ra tòa án quân sự nếu Napoléon còn tại vị thì hắn lại được dùng để tiến cử với nhà vua. Hắn trở về Pháp với lon thiếu úy; và nhờ sự bảo trợ của viên tướng được trọng dụng, không hề bỏ rơi hắn, hắn trở thành đại úy năm 1823 hồi chiến tranh Tây Ban Nha, đó chính là lúc Danglars liền tiến hành những vụ đầu cơ đầu tiên của hắn.
Fernand là người Tây Ban Nha nên được cử đến Madrid làm gián điệp; hắn gặp Danglars ở đó, bắt mối với hắn, hứa hẹn với viên tướng về sự ủng hộ của những người bảo hoàng ở thủ đô Tây Ban Nha và ở cả các tỉnh, nhận các lời hứa hẹn và về phần mình đưa ra những lời cam kết, đưa trung đoàn tiến theo những con đường chỉ một mình hắn biết trong những thung lũng do người bảo hoàng kiểm soát, và trong chiến dịch ngắn ngủi này hắn đã có nhiều công lao đến mức sau khi chiếm được Trocadéro, hắn được phong làm đại tá và được thưởng Bắc đẩu bội tinh với hàm bá tước. Bây giờ hắn là bá tước de Morcerf.
- Ôi số phận! Số phận! - Tu sĩ thì thào.
- Vâng, nhưng này ông, chưa hết chuyện đâu.
Chiến tranh Tây Ban Nha chấm dứt, con đường tiến thân của Fernand có cơ nguy vì nếu hòa bình lâu dài có nhiều hứa hẹn sẽ ngự trị trên toàn châu Âu. Chỉ có mỗi một nước Hy Lạp nổi dậy chống Thổ Nhĩ Kỳ và vừa mới phát động chiến tranh giành độc lập. Fernand chạy vạy để được cử sang phục vụ ở Hy Lạp.
Một thời gian sau người ta được tin Bá tước de Morcerf vào phục vụ Ali-Pacha, với cấp hàm tướng huấn luyện.
Ali-Pacha bị giết như ông biết đấy; nhưng trước khi chết, ông thưởng công cho Fernand một số tiền đáng kể, với số tiền đó Fernand trở về Pháp và được thăng Trung tướng. Đến mức mà.ngày nay hắn có một dinh thự tráng lệ ở Paris, phố Helder số nhà 27.
Tu sĩ mở miệng, dừng lại một lát như thể do dự rồi cố gắng quá sức mình mới nói được :
- Còn Mercédès, ông nói, người ta đã đoán chắc với tôi rằng cô ta mất tích?
- Giờ này Mercédès là một trong những mệnh phụ danh giá nhất Paris. - Caderousse nói.
- Kể tiếp đi, tu sĩ nói, dường như tôi đang nghe kể chuyện chiêm bao.
- Mercédès thoạt đầu tuyệt vọng vì việc người ta cướp đi mất Edmond của cô. Giữa cơn tuyệt vọng ấy thì một đau khổ mới lại đến với cô, đó là sự ra đi của Fernand mà cô vẫn coi như anh mình. Fernand ra đi, Mercédès còn lại một mình.
Nàng khóc ròng rã suốt ba tháng trời, không có tin tức gì của Edmond, không có tin tức gì của Fernand; thế rồi Fernand trở về với quân phục thiếu úy. Niềm vui được thoát cảnh cô đơn trên đời và được gặp lại một người bạn, sau một thời gian dài buồn bã cô đơn, đã xâm chiếm tâm hồn cô. Thế rồi phải nói điều này, Fernand chưa bao giờ bị căm ghét: hắn không được yêu, thế thôi.
Có một người khác chiếm lĩnh toàn bộ trái tim của Mercédès, con người ấy lại vắng mặt, lại mất tích... có thể lại đã chết.
Lần thứ hai trở lại, hắn là trung úy, trong chuyến đi đầu tiên, hắn không nói với Mercédès một lời nào về tình yêu, đến lần thứ hai hắn nhắc cô nhớ đến chuyện hắn đã yêu cô.
Mercédès yêu cầu hắn thêm sáu tháng nữa để cô đợi và khóc Edmond. Sau sáu tháng, Caderousse tiếp, là đám cưới. Fernand thu xếp ngay lập tức việc đổi chỗ ở cho vợ mình và tự mình cũng lánh đi luôn: ở lại làng Catalan vừa quá nhiều nguy hiểm vừa quá nhiều kỷ niệm. Tám ngày sau khi cưới họ ra đi.
- Thế ông có gặp lại Mercédès không ? - Tu sĩ hỏi.
- Có, hồi chiến tranh Tây Ban Nha tôi có gặp cô ở Perpignan là nơi Fernand để cô ở lại đó; lúc ấy cô đang dạy học cho con trai, thằng bé Albert.
Tu sĩ run rẩy.
- Nhưng muốn dạy cho cậu con trai này thì cô ta cũng phải được học chứ?
- ồ! Caderousse nói, Mercédès có thể thành bà hoàng nếu chỉ cần đặt vương miện lên mái đầu đẹp nhất và thông minh ấy. Tài sản của cô.đã lớn lên và cô cũng lớn lên theo tài sản. Cô học vẽ, học nhạc, cô học mọi thứ. Ngoài ra nói riêng với ông nhé, tôi tin rằng cô làm mọi thứ như vậy chỉ để khuây khỏa, để lãng quên, và đưa bao nhiêu thứ như vậy vào đầu óc mình chỉ để chống chọi với những gì chất chứa trong tim.
Caderousse nói tiếp: nhưng bây giờ thì mọi sự ắt đã xong: tài sản và danh giá chắc hẳn đã an ủi được cô ta. Cô ta giàu có, cô ta là bà bá tước.
Riêng mình tôi, ông xem đấy, tôi vẫn cứ nghèo khổ và bị chúa lãng quên.
- ông lầm rồi, ông bạn ạ, tu sĩ nói, và đây là chứng cớ.
Nói xong, tu sĩ liền lấy viên kim cương trong túi ra và chìa cho Caderousse:
- Này, ông bạn, ông bảo hắn, cầm lấy viên kim cương này vì nó thuộc về ông. Viên kim cương ấy đáng lẽ phải chia cho các bạn của Ed-mond.
Anh ta lại chỉ có một người bạn duy nhất, vậy chẳng cần chia bôi gì nữa. ông cầm lấy viên kim cương này và bán đi; nó đáng giá năm mươi ngàn frăng, tôi nhắc lại với ông điều đó và số tiền này đủ để đưa ông ra khỏi cảnh khốn cùng.
Đổi lại ông hãy cho tôi cái túi bằng tơ đỏ mà ông Morrel đã để lại trên lò sưởi nhà cụ Dantès như ông đã kể là ông vẫn đang giữ nó.
Caderousse mỗi lúc một thêm kinh ngạc, đi về phía cái tủ lớn bằng gỗ sồi, mở ra và đưa cho tu sĩ một cái túi dài màu đỏ đã phai sắc, có quai bằng hai vòng đồng trước kia mạ vàng.
Tu sĩ cầm lấy túi và đưa viên kim cương cho Caderousse.
- Tốt lắm, được lắm, tu sĩ nói, mong sao số tiền này sinh lợi cho ông! Xin chào, tôi phải tránh xa những người cứ quen thói người nọ làm hại người kia..
" đóng dấu.
Tàu đến Livourne. Edmond quen một người thợ cắt tóc ở phố Saint - Ferdinand. Anh vào tiệm ấy để cắt tóc và cạo râu. Người thợ cắt tóc kinh ngạc nhìn ông khách có mái tóc dài, bộ râu rậm và đen rồi bắt tay vào việc mà chẳng có ý kiến gì.
Khi xong việc, anh hỏi mượn một cái gương và tự ngắm mình.
Mười bốn năm tù đã làm anh thay đổi hẳn.
Anh nhìn vào gương mỉm cười: người bạn tốt nhất của anh, nếu như anh còn có bạn, cũng không thể nhận ra được anh, ngay đến anh cũng còn chẳng nhận ra được mình..ạng chủ tàu Jeune - Amélie - đó là tên của chiếc tàu buôn đóng theo kiểu vùng vịnh Gênes -, thiết tha muốn giữ lại trong thủy thủ đoàn của mình một con người có giá trị tầm cỡ Edmond, đã đề nghị anh ký hợp đồng; nhưng anh đã có kế hoạch riêng nên chỉ muốn nhận làm ba tháng.
Hai tháng rưỡi đã trôi qua trong những chuyến đi liên tiếp. Edmond đã trở thành một thủy thủ chạy tàu ven bờ khéo léo cũng như trước kia anh đã từng là thủy thủ viễn dương táo bạo, anh đã có mối quen biết với tất cả các tay buôn lậu dọc bờ biển.
Anh đã qua lại đến hai chục lần trước hòn đảo Monte - Cristo nhưng chưa hề tìm được dịp nào đổ bộ lên đó.
Tới một hôm nhân có một việc buôn bán lớn: đó là chuyện một con tàu chở đầy thảm Thổ Nhĩ Kỳ, vải lụa phương Đông và Cachemire, phải tìm một mảnh đất trung lập để có thể thực hiện được việc trao đổi rồi đem đổ số hàng ấy lên bờ biển nước Pháp.
Ông chủ tàu Jeune - Amélie đề nghị nơi bốc hàng là đảo Monte-Cristo, đảo này hoàn toàn hoang vắng và chẳng có cả lính lẫn nhân viên hải quan. Thế là việc được quyết định là họ sẽ ghé lại đảo Monte-Cristo và sẽ nhổ neo vào tối ngày hôm sau. Nghe thấy dự định này Dantès run lên vì vui mừng.
Hai hôm sau, tàu chạy suốt ngày thì nhìn thấy đảo Monte-Cristo vào lúc năm giờ chiều.
Edmond nhìn ngấu nghiến khối đá và anh bị giày vò bởi nỗi khắc khoải thường cảm thấy trong những cực điểm của niềm hy vọng.
Đêm đến: người ta cặp bờ lúc mười giờ tối; tàu Jeune - Amélie đến điểm hẹn đầu tiên - Con tàu đến muộn xuất hiện ngay sau đó, trắng và im lìm như một bóng ma và thả neo cách bờ một sải cáp.
Ngay lúc ấy hàng được chuyển từ tàu nọ sang tàu kia, suốt đêm mới xong.
Hôm sau Dantès cầm lấy súng, đạn chì và thuốc súng ngỏ ý muốn đi bắn những con dê hoang dã thấy rất đông cứ nhảy nhót lung tung từ hòn đá nọ sang hòn đá kia, người ta cũng chỉ gán cho cuộc đi chơi này của Dantès là do ham săn bắn hoặc muốn được rảnh một mình.
Thực ra, Dantès theo đúng những điều suy đoán của tu sĩ Faria: anh cho rằng hồng y giáo chủ Spada cố làm sao cho khỏi bị lộ đã đến cái vùng này, đã giấu con tàu nhỏ của ông ở đó rồi đi theo đường thẳng vạch ra bởi những vết khía trên đá và chôn giấu kho báu của mình ở đầu kia đường thẳng ấy.
Lúc đi đến đỉnh một mô đá cách bến độ sáu mươi bước, Edmond vẫn luôn luôn được mặt đất mấp mô che khuất tầm nhìn của các bạn đồng hành, thấy các vết khía chấm dứt, chỉ có điều là chẳng dẫn tới một cái hang nào. Một tảng đá to tròn được đặt trên một nền vững chắc là cái đích duy nhất mà các vết khía dường như dẫn tới.
Tảng đá này đáng được xem xét kỹ hơn; do đó anh đi theo hướng ngược lại và quay trở về.
Trong lúc đó các bạn trên tàu đang làm bữa ăn sáng. Đúng lúc họ rút con dê ra khỏi cái que xiên tự tạo thì họ thấy Edmond nhẹ nhàng và táo bạo như một con sơn dương đang nhảy từ mô đá này sang mô đá khác: họ bắn một phát súng để báo hiệu cho anh là bữa ăn đã sẵn sàng.
Chàng đi săn lập tức đổi hướng đi và chạy nhanh về phía họ. Nhưng khi mọi người cùng nhìn theo anh đang nhảy như bay trên các mỏm đá, chê sự khéo léo của anh là liều lĩnh thì như để chứng tỏ sự lo ngại của họ là đúng, bỗng Edmond hụt chân, họ thấy anh lảo đảo trên đỉnh một mô đá, kêu to lên rồi mất hút.
Tất cả nhất tề nhảy vọt lên vì mọi người đều mến Edmond dù cho anh có tài giỏi hơn họ, tuy nhiên người kịp đến trước là Jacopo.
Anh ta trông thấy Edmond nằm sóng sượt, đầy máu và gần như bất tỉnh, chắc anh phải lăn xuống từ độ cao tới mười hai hay mười lăm bộ.
Họ đổ vào miệng anh chút rượu rhum và phương thuốc này từng có hiệu quả với anh lại tác động giống như lần đầu anh được vớt lên tàu.
Edmond lại mở được mắt, phàn nàn rằng bị đau dữ dội ở đầu gối, đầu nặng ghê gớm và bị đau nhói không sao chịu nổi ở vùng thận. Họ muốn khiêng anh ra sát mép nước, nhưng khi đụng tới người anh, vừa rên rỉ anh vừa nói rằng anh cảm thấy không đủ sức chịu đựng việc di chuyển.
Những cơn đau của Dantès chẳng những là không dịu đi mà hình như còn tăng lên dữ dội.
Ông già chủ tàu buộc phải khởi hành ngay buổi sáng để đến đổ hàng giữa Nice và Fréjus cố nài Dantès thử đứng lên. Dantès cố gắng vượt quá sức người để chiều theo yêu cầu đó nhưng cứ mỗi lần gắng sức, anh lại rên rỉ và tái xám.
- Anh ấy bị dập vùng thắt lưng, ông chủ nói nhỏ: đó là một người bạn tốt ta không được bỏ rơi anh ta, hãy cố gắng chuyển anh ấy lên tàu.
Nhưng Dantès bảo rằng anh thích được chết ở chỗ anh đang nằm còn hơn là phải chịu đựng những đau đớn khủng khiếp do cử động gây ra vì anh đã quá yếu..- Này, đành ra sao thì ra vậy nhưng không thể nói rằng chúng ta đã bỏ rơi không cứu một người bạn gan dạ như anh.
- Không, anh nói với ông chủ, tôi là một kẻ vụng về và tôi phải gánh chịu sự trừng phạt do thói vụng về ấy là đúng. Hãy để tôi ở lại với một ít bánh bích quy làm lương thực, một khẩu súng, thuốc súng và đạn để bắn dê, với một cái cuốc để nếu ông có đến đón tôi quá muộn thì tôi tự làm lấy một thứ nhà để mà trú tạm.
- Chúng tôi phải vắng mặt ít nhất tám ngày, ông chủ nói.
Những người buôn lậu để lại cho Edmond các thứ anh yêu cầu và ra đi không quên ngoái lại nhìn anh nhiều lần, mỗi lần họ lại làm hiệu chào anh với tình thân hữu còn Edmond chỉ đáp lại được bằng cách vẫy tay, cứ như anh không thể cựa quậy được phần còn lại của cơ thể.
Thế rồi khi họ đã khuất hẳn, anh thận trọng bò lên đỉnh một mô đá che khuất tầm mắt anh với quang cảnh ngoài biển, từ đó anh nhìn thấy chiếc tàu buôn chuẩn bị vận hành và nhổ neo.
Sau một giờ con tàu khuất hẳn. Lúc đó Dantès đứng dậy còn nhẹ nhàng và dẻo dai hơn cả một con dê hoang dã đang nhảy nhót giữa các mô đá, anh cầm súng một tay còn cuốc tay kia và chạy đến tảng đá ở cuối các vết khía mà anh đã nhận ra trên các mô đá.
ở đó Edmond thận trọng bới đất, ngỡ như nhận ra một kỹ xảo tinh vi và bèn tự nhủ là cần phải tấn công vào chính tảng đá này.
Nhưng bằng cách nào đây?
Dantès đưa mắt quanh mình như những người đang bối rối thường làm; rồi cái nhìn của anh rơi vào một cái sừng sơn dương chứa đầy thuốc súng mà anh bạn Jacopo để lại cho anh.
Anh dùng cuốc đào ở chân tảng đá một hố mìn, nhồi thuốc súng vào; rồi anh xé đôi khăn tay lăn lăn trong thuốc súng để làm thành ngòi nổ.
Anh châm ngòi nổ rồi chạy ra xa.
Lập tức tiếng nổ bùng lên: tảng đá bị nhấc lùi bằng một sức mạnh không lường được, nó lăn ra, nẩy lên, lao xuống dưới và mất hút, chìm nghỉm dưới biển, để lộ một khoảng tròn phô ra một vòng sắt gắn vào giữa một tấm đá hình vuông.
Dantès bật lên một tiếng kêu mừng rỡ và kinh ngạc.
Anh xỏ đòn bẩy vào vòng sắt, bẩy thật mạnh và tấm đá bị tách ra để ngỏ một dốc đứng như cầu thang dẫn xuống một cái hang nhờ nhờ do không khí và ánh sáng không những chỉ lọt qua cửa hang vừa mở mà còn qua các kẽ đá nứt không thấy được hết của tầng đất ngoài cửa hang..Dantès mới chỉ vào được hang thứ nhất; bây giờ anh phải tìm đường vào hang thứ hai. Anh xem xét chân các hòn đá và gõ lên chỗ vách hang mà anh đoán có thể là cửa vào đã được ngụy trang cẩn thận.
Sau khi gõ vài cái, anh nhận thấy các hòn đá không phải được gắn lại mà chỉ xếp chồng lên nhau rồi trát vữa bên ngoài; anh đưa đầu nhọn của cái cuốc chim vào một khe giữa hai hòn đá rồi ấn mạnh lên cán và mừng rỡ nhìn thấy hòn đá rơi xuống.
Từ lúc ấy Dantès chỉ còn việc là rút từng hòn đá ra bằng cái răng sắt của cuốc chim, rồi cứ thế lần lượt hòn nọ rơi xuống cạnh hòn kia.
Cuối cùng Dantès từ hang thứ nhất bước sang hang thứ hai. Hang thứ hai này thấp hơn, tối hơn và có vẻ dễ sợ hơn hang thứ nhất, anh đưa mắt thăm dò cái hang thứ hai này thấy nó cũng rỗng không như hang thứ nhất. Thế thì kho báu, nếu có thật, phải được chôn giấu trong góc tối.
Anh tiến về phía góc hang và ráo riết đào đất lên. Đến nhát cuốc thứ năm hay thứ sáu thì có tiếng sắt chạm vào sắt. Đó là một hòm gỗ đóng đai sắt.
Giữa nắp hòm có gắn một tấm bạc mà đất cát không làm han gỉ được, trên đó sáng lóa gia huy của dòng họ Spada mà tu sĩ đã mô tả cho anh nghe nhiều lần.
Từ lúc ấy, không còn hồ nghi gì nữa, kho báu đúng là đây rồi. Mở hòm ra thấy có ba ngăn.
Trong ngăn thứ nhất sáng chói những đồng ê quy vàng bóng lộn. Trong ngăn thứ hai những thỏi vàng không đánh bóng được xếp ngay ngắn.
Cuối cùng là ngăn thứ ba đầy đến một nửa, Ed-mond vục tay xuống lấy lên từng vốc kim cương, ngọc trai, hồng ngọc mà lúc anh buông tay chúng rơi lên nhau như mưa đá rơi trên kính.
Sau khi đã sờ nắn, mân mê, vục bàn tay run rẩy vào vàng và đá quý, Edmond đứng dậy và bắt đầu đếm của cải của mình; anh đếm được một ngàn thỏi vàng mỗi thỏi nặng độ hai hay ba livre, hai mươi lăm ngàn đồng ê quy vàng có thể trị giá mỗi đồng tới tám mươi frăng mà anh thấy ngăn hòm mới vơi đến một nửa; cuối cùng anh đong bằng vốc tay được mười lần vốc cả hai tay những kim cương, ngọc trai và đá quý.
Dantès thấy ngày đang tàn và tối dần. Anh sợ sẽ bị bất ngờ nếu ở lại trong hang nên anh đi ra, súng cầm tay. Thế rồi anh ngụy trang cửa hang, nằm lên trên, lấy thân mình che lấp lối vào hang và ngủ được độ vài giờ.
Ngày lại rạng. Edmond xuống, đi vào hang, nhét đầy đá quý vào các túi của mình, cố hết sức đậy thật khéo các tấm gỗ và đai sắt của chiếc hòm, lấp đất kín, giẫm chân lèn cho chặt, đổ cát lên trên cũng để làm cho chỗ mới đào bới giống y như những chỗ khác trên mặt đất; anh ra khỏi hang; đậy tấm đá lên rồi chất lên tấm đá đậy cửa hang những hòn đá kích cỡ to nhỏ khác nhau, nhét đất vào các khe hở, trồng vào đó mấy cây mua và mấy cây thạch thảo, tưới cho cây mới trồng để chúng có vẻ như mọc ở đó từ lâu, xóa sạch các vết chân của anh chi chít quanh chỗ đó, và nóng lòng chờ các bạn cùng tàu quay lại.
Những người buôn lậu trở lại sau sáu ngày.
Anh lết ra tận bến như một người bị thương và khi các bạn lên bờ anh bảo họ rằng đã khá hơn nhưng vẫn cứ còn than vãn; và vì chiếc tàu Jeune-Ameslie chỉ ghé Monte-Cristo để đón anh nên anh xuống tàu ngay tối hôm ấy và theo ông chủ tàu tới Livourne.
Đến Livourne anh bán cho một người Do Thái bốn viên kim cương nhỏ nhất mỗi viên năm ngàn frăng.
Cùng ngày hôm ấy Dantès cáo biệt đoàn thủy thủ tàu Jeune-Amélie bằng món tiền thưởng hậu hĩnh rồi đi Gênes.
Lúc anh đến nơi, người ta đang đi thử một du thuyền nhỏ do một người Anh đặt làm, vì nghe nói rằng người thành Gênes là những người đóng tàu giỏi nhất vùng Địa Trung Hải nên ông ta muốn có một du thuyền đóng tại đây. Người Anh đã làm giá xong xuôi với bốn mươi ngàn frăng; Dantès trả luôn sáu mươi ngàn với điều kiện giao tàu ngay hôm ấy. ông người Anh ba tuần hay một tháng sau mới quay lại nên ông chủ xưởng đóng tàu đồng ý vì nghĩ rằng ông sẽ đủ thời gian đóng một chiếc tàu khác tại xưởng.
Hai giờ sau, Dantès ra khỏi cảng Gênes, được đưa tiễn bằng ánh mắt của đám đông những người hiếu kỳ muốn xem cái ông lãnh chúa Tây Ban Nha có thói quen đi biển một mình ấy.
Anh đến Monte- Cristo vào chiều tối hôm sau, chiếc du thuyền là một tàu buồm hảo hạng, nó đã chạy quãng đường ấy mất có ba mươi lăm giờ. Hòn đảo vẫn hoang vắng; có vẻ không ai lên bờ ở đây từ lúc Dantès ra đi, anh đến kho báu của mình: tất cả vẫn còn nguyên trạng như lúc anh đi.
Ngày hôm sau tài sản khổng lồ của anh được chuyển hết lên du thuyền, nó quay mũi về hướng Marseille.
Thế rồi một sớm mai, chiếc du thuyền hùng dũng vào cảng Marseille và đậu đối diện đúng.cái chỗ mà buổi tối định mệnh ấy người ta đã đưa anh xuống tàu đi pháo đài If.
Dantès với vẻ tự tin hoàn hảo mà anh đã tiếp thu được, đưa cho người cảnh binh hỏi giấy anh tấm hộ chiếu Anh mua được ở Livourne dưới cái tên huân tước Wilmire. Anh lên bờ chẳng khó khăn gì.
Tất cả những kỷ niệm thời thơ ấu của Dantès vẫn còn sống mãi trong tâm trí anh nay hiện lên theo mỗi bước anh đi, ở từng góc quảng trường, ở từng góc phố, ở mỗi cái cọc chắn ở ngã tư.
Vừa nhìn thấy đường Meilhan, anh cảm thấy đầu gối muốn khuỵu xuống và suýt nữa anh ngã xuống dưới những bánh xe qua. Cuối cùng anh đến tận ngôi nhà cha anh đã ở.
Anh tiến về phía cửa, bước qua ngưỡng cửa hỏi người gác nhà để xin vào thăm căn hộ hai phòng trên gác năm. Những người ở căn hộ nhỏ này là một cặp vợ chồng trẻ vừa cưới được tám ngày.
Dantès nhìn về phía giường, cái giường vẫn còn đó ở ngay chỗ cũ khi cha anh ở đây; bất giác mắt Edmond đẫm nước mắt: đây là nơi mà cha già đã trút hơi thở cuối cùng trong khi đang gọi tên con.
Đi xuống tầng dưới, Edmond dừng lại trước một cái cửa khác và hỏi thăm người thợ may Caderousse có còn ở đó hay không. Nhưng người gác cổng trả lời rằng ông ta làm ăn sa sút và bây giờ mở một quán trọ nhỏ trên đường Bellegarde đi Beaucaire.
Ngay tối hôm ấy người ta thấy Edmond đi dạo trong ngôi làng nhỏ của những người Catalan và bước vào một ngôi nhà tồi tàn của dân chài, ở lại đó chừng hơn một giờ để hỏi thăm tin tức về nhiều người đã chết hay người đã biệt tích từ hơn mười lăm hay mười sáu năm nay.
Ngày hôm sau, những người mà anh đã đến để hỏi thăm họ, nhận được quà tặng là một chiếc xuồng catalan mới tinh và kèm theo hai lưới vây và một lưới rê.
Những con người tử tế ấy rất muốn cám ơn người hỏi tin hào hiệp nọ; nhưng khi anh vừa cáo biệt họ thì đã thấy anh lên ngựa rời khỏi Marseille theo cửa ô Aix sau khi sai bảo một thủy thủ vài điều..
Chương 10
Hãng Morrel
Hôm sau cái ngày đã diễn ra cảnh mà chúng tôi vừa kể, một người đàn ông quãng ba mươi đến ba mươi hai tuổi, có cả dáng vẻ và ngữ điệu Anh, đến nhà ông de Boville.
- Thưa ông, ông ta nói, tôi là người đại diện toàn quyền của hãng Thomson và French ở Rome. Từ mười năm nay chúng tôi giao dịch với hãng Morrel ở Marseille. Chúng tôi đã bỏ vốn vào các mối giao dịch đó và chúng tôi không khỏi lo ngại khi nghe đồn rằng hãng này có nguy cơ phá sản.
- ồ! Thưa ông, ông de Boville kêu lên, sự lo ngại của ông thật không may lại hết sức có cơ sở và ông đang thấy đây một con người tuyệt vọng. Tôi có hai trăm ngàn frăng đặt trong hãng Morrel, số tiền hai trăm ngàn frăng này phải được thanh toán vào ngày 15 tháng này. Nhưng tình cảnh ông Morrel thì đến mức, xin nói gọn với ông, là tôi coi món nợ này như mất trắng.
- Thế thì, người Anh nói, tôi mua của ông món nợ ấy; hai trăm ngàn quan bằng tiền mặt.
Và người Anh rút trong túi ra một bó tiền giấy có thể là gấp đôi số tiền mà ông de Boville sợ mất.
Một ánh mừng rỡ lướt qua mặt ông ta.
- Tôi chỉ yêu cầu có mỗi một việc.
- Xin nói đi, thưa ông, tôi nghe đây.
- ông là thanh tra các nhà tù, vậy chắc là ông giữ sổ sách vào, ra tù trong đó có ghi kèm cả những nhận xét liên quan đến tù nhân phải không?
- Từng tù nhân có hồ sơ riêng.
- à, thưa ông, tôi đã được nuôi dạy ở Rome do một tu sĩ đáng thương, tu sĩ Faria, ông ấy đã mất tích đột ngột. Rồi tôi được biết rằng ông bị giam giữ ở pháo đài If và tôi muốn biết một vài chi tiết về cái chết của ông.
- Tu sĩ Faria? ồ! Tôi còn nhớ rất rõ về ông ta, ông de Boville reo lên, ông ấy bị điên. Mời ông sang phòng làm việc của tôi và tôi sẽ cho ông thấy điều đó.
Và cả hai người đi sang phòng làm việc. ông thanh tra đặt trước mặt người Anh một cuốn sổ cái và các hồ sơ liên quan đến pháo đài If, cho.phép ông khách tùy ý lật giở từng trang, trong khi chính ông ta thì ngồi vào một góc đọc báo.
Ông người Anh dễ dàng tìm thấy hồ sơ liên quan đến tu sĩ Faria; nhưng sau khi đã biết rõ những hồ sơ đầu tiên này, ông ta tiếp tục lật từng trang cho đến lúc tới tập hồ sơ của Edmond Dantès. ở đó ông tìm thấy y nguyên: đơn tố giác, biên bản thẩm vấn, đơn khiếu nại của ông Morrel, lời phê của Villefort, ông ta nhẹ nhàng gấp tờ đơn tố giác bỏ vào túi, đọc biên bản thẩm vấn, đọc nhanh đơn đề ngày 10 tháng tư năm 1815 trong đó ông Morrel theo lời khuyên của phó biện lý, lúc đó Napoléon đang tại vị, vì có thiện chí đã trình bày quá lên rằng Dantès đã cống hiến cho Đế chế nhiều thành tích, những thành tích mà lời xác nhận của Villefort làm cho chúng trở nên không thể nào chối cãi được. Vậy là ông hiểu tất cả. Cái đơn gửi Napoléon này bị Villefort lưu lại, đến cuộc phục hồi lần thứ hai đã biến thành một vũ khí khủng khiếp trong tay viên biện lý hoàng gia.
- Cám ơn ông, ông người Anh nói trong khi gập mạnh sổ cái. Tôi đã biết cái phải biết; bây giờ ông giao cho tôi số tín phiếu mà ông có quyền đòi ông Morrel rồi tôi sẽ đếm tiền cho ông.
Rồi ông ta nhường chỗ ở bàn giấy cho ông de Boville, ông này ngồi ngay vào đó không câu nệ gì và vội vàng làm việc chuyển nhượng được yêu cầu, trong khi đó ông người Anh đếm các tờ giấy bạc bên mép các giá để hồ sơ.
Sau đó người phái viên của hãng Thomson và French ở Rome đến nhà ông Morrel.
Mười bốn năm trời đã làm cho nhà kinh doanh đáng kính ấy thay đổi nhiều, ông mới chỉ vừa năm mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng, trán hằn sâu những nếp nhăn đầy âu lo.
- Thưa ông, hãng Thomson và French trong khoảng tháng này và tháng sau phải chi ở Pháp ba hay bốn trăm ngàn frăng. Được biết sự đúng hẹn tuyệt đối của ông nên hãng đã tập họp toàn bộ giấy tờ có mang chữ ký này và giao cho tôi lần lượt theo hạn vay ghi trong giấy mà thu hồi vốn ở ông và sử dụng số vốn đó. Chúng tôi đã có những hối phiếu do ông ký, thưa ông, để vay một khoản tiền khá lớn là hai trăm tám mươi bảy ngàn năm trăm frăng. Và tôi không giấu gì ông, ông ta nói tiếp sau một lát im lặng, vẫn biết tính trung thực không chê trách vào đâu được của ông cho đến tận bây giờ, nhưng dư luận chung ở Marseille cho là ông không đủ khả năng để đương đầu với việc kinh doanh..Trước lời mở đầu gần như là thô bạo này, ông Morrel tái mặt đi một cách đáng sợ.
- Xin hãy nói thẳng, thưa ông, ông có chi trả những giấy tờ này được đúng hạn như trước không ?
Ông Morrel rùng mình.
- Có, thưa ông, tôi có trả chứ, như tôi hy vọng, tàu tôi cập bến bình an, vì chuyến hàng này về sẽ trả lại cho tôi khoản kinh phí bị mất trong các tai nạn liên tiếp trước đây mà tôi phải gánh chịu; nhưng nếu như không may tàu Pharaon, nguồn vốn cuối cùng mà tôi trông cậy bị thất thoát...
Ông Morrel thở ra thật dài và lướt bàn tay lên vầng trán đầy mồ hôi.
- ... Nếu nguồn vốn này mà thất thoát thì tôi đi đời, thưa ông, tôi hoàn toàn đi đứt.
- Cái gì thế, người Anh nói trong khi lắng tai nghe ngóng, tiếng ồn ào ấy nghĩa là gì?
- Ôi lạy chúa! Lạy chúa tôi! - ông Morrel kêu lên tái mặt đi, còn xảy ra chuyện gì nữa thế?
Đúng thế, có tiếng ồn ào ở ngoài cầu thang; tiếng người đi lại, còn nghe thấy cả một tiếng kêu đau đớn.
Cùng lúc ấy, cánh cửa mở ra và xuất hiện một cô gái mặt tái xanh, má đẫm nước mắt.
Ông Morrel đứng dậy run bắn lên và phải chống vào tay ghế bành vì nếu không ông không thể nào đứng vững được. ông muốn hỏi mà không sao thốt nên lời.
- Ôi cha ôi! - Cô gái nói tay chắp vào nhau, hãy tha lỗi cho con đã làm người đưa tin xấu!
Ông Morrel sắc mặt nhợt đi kinh khủng.
Julie lao vào vòng tay ông.
- Ôi cha ơi! Cha của con hãy can đảm lên.
- Thế là tàu Pharaon đã đắm ư? ông Morrel hỏi, giọng nghẹn ngào.
Cô gái không trả lời nhưng cô khẳng định bằng cách gật gật mái đầu đang dựa vào ngực cha mình.
- Thế còn đoàn thủy thủ thì sao? - ông Morrel hỏi.
- Đã được cứu thoát, cô gái nói, được một tàu của thành phố Bordeaux cứu thoát, tàu ấy vừa vào cảng.
Ông Morrel giơ hai tay lên trời tỏ vẻ cam chịu và lòng biết ơn sâu sắc.
- Cám ơn chúa! ông Morrel nói, ít ra thì người cũng chỉ trừng phạt có một mình tôi. Mời vào đi vì tôi đoán rằng mọi người đã ở ngoài cửa..Đúng thế, vừa mới nghe thấy những lời này thì bà Morrel bước vào trong tiếng nức nở; Emmanuel theo sau và phía sau trong tiền sảnh thấy có những bộ mặt gân guốc của bảy tám người thủy thủ mình trần.
- Chuyện xảy ra như thế nào? - ông Morrel hỏi, lại gần đây Penelon, hãy kể lại diễn biến sự việc đi.
Một thủy thủ già da màu đồng vì nắng xích đạo, tiến lên, cuộn trong tay phần còn lại của chiếc mũ.
- Xin chào ông Morrel. ông ta nói cứ như vừa mới rời Marseille hôm qua.
- Xin chào ông bạn, ông chủ tàu nói, không kìm được nụ cười trong nước mắt; thế còn ông thuyền trưởng Gaumard đâu?
- Về ông thuyền trưởng, thưa ông Morrel, ông ta ngã bệnh ở Palma; nhưng nếu được chúa thương đến thì sẽ không sao đâu và ông sẽ thấy ông ta về sau vài hôm, cũng khỏe mạnh như ông và tôi.
- Tốt lắm.... Bây giờ kể đi, Penelon. - ông Morrel nói.
Penelon lùa miếng thuốc đang nhai từ má phải sang má trái, đưa tay che miệng, quay đầu đi và nhổ ra ngoài tiền sảnh một tia dài nước bọt màu đen đen, vừa bước chân lên vừa đung đưa hông.
- Trong lúc đó chúng tôi gặp phải sự việc giống như đã xảy ra giữa mũi Blanc và mũi Boyador, thưa ông Morrel, tàu đang chạy với ngọn gió thuận Nam-Tây nam thì cơn bão ập đến. Sau mười hai giờ liền chúng tôi cứ bị lắc lư dữ dội rồi một lỗ hổng lớn bung ra dưới đáy tàu. Phải rời tàu thôi.
Ông thuyền trưởng xuống cuối cùng. Vừa kịp. ông ta vừa nhảy, thì boong tàu bục ra với một tiếng động phải nói là như loạt súng mạn tàu cỡ bốn mươi tám. Mười phút sau, boong tàu chìm xuống từ đàng mũi và rồi, thôi chào cả bọn brru!... Thế là xong, chẳng còn Pharaon nữa!
Còn chúng tôi, chúng tôi bị ba ngày ròng không có gì để mà ăn mà uống. Rồi chúng tôi được tàu Gironde vớt. Thế đấy, chuyện xảy ra như vậy đấy, thưa ông Morrel, xin thề danh dự!
- Tốt, các bạn ạ, các bạn đều là những con người gan dạ. Bây giờ hãng nợ lương các bạn là bao nhiêu? Coclès, hãy trả cho mỗi con người gan dạ này hai trăm frăng. Và nếu các bạn tìm được việc tốt thì vào làm đi, các bạn đã được tự do.
Phần cuối của câu nói này gây ra một tác dụng kỳ lạ ở những người thủy thủ đáng trọng.này. Họ nhìn nhau vẻ hốt hoảng, Penelon hụt hơi, suýt nuốt chửng cả miếng thuốc nhai.
- Thế nào, thưa ông Morrel, ông ta nói với giọng nghẹn ngào, ông thải chúng tôi ư? ông không hài lòng về chúng tôi sao?
- Không đâu các con, ông chủ tàu nói, không, tôi không phiền lòng vì các bạn, hoàn toàn ngược lại. Không tôi không thải các anh đâu. Nhưng biết làm sao được? Tôi không còn tàu nữa nên tôi không cần thủy thủ.
- Làm sao? ông không còn tàu nào nữa ư?
- Penelon nói. - Này, ông đóng một chiếc khác đi, chúng tôi sẽ đợi. Cám ơn chúa, chúng tôi hiểu thế nào là chèo chống với sóng gió.
- Tôi không còn tiền để đóng tàu nữa, Penelon ạ, ông chủ tàu nói với một nụ cười buồn, vậy tôi không thể nhận đề nghị của các anh được, dù rằng đề nghị ấy thật ân cần. Hãy đi đi, tôi van các anh đấy. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một thời cơ tốt đẹp hơn. Bây giờ xin để tôi một mình một lúc, tôi cần nói chuyện với ông đây.
Và ông đưa mắt nhìn người phái viên của hãng Thomson và French vẫn đứng im bất động trong góc suốt cảnh này.
Chỉ còn lại hai người với nhau.
- Này ông, Morrel vừa nói vừa buông mình xuống ghế bành, ông đã thấy tất cả, đã nghe tất cả, tôi chẳng còn gì để báo tin cho ông.
- Thưa ông, người Anh nói, tôi đã thấy rằng một tai nạn mới không đáng có như những lần trước lại đến với ông, và điều đó củng cố lòng ao ước của tôi muốn giúp ông. Nào, có phải tôi là một trong những chủ nợ chính của ông không ?
- ít ra ông cũng là người có những số tiền cho vay ngắn hạn nhất.
- ông có muốn gia hạn thanh toán không?
- Một thời hạn kéo dài thêm có thể cứu vãn được danh dự của tôi và do đó cả cuộc sống của tôi.
- Được, người ngoại quốc nói, hãng Thomson và French cho ông thêm ba tháng nữa. Hôm nay là mùng 5 tháng sáu, vậy thì ông hãy chuyển tất cả các hối phiếu đó sang thanh toán vào ngày mùng 5 tháng chín cho tôi, và ngày mùng 5 tháng chín vào hồi mười một giờ sáng tôi sẽ đến nhà ông.
- Tôi sẽ đợi ông, ông Morrel nói, và ông sẽ được thanh toán hoặc tôi sẽ chết.
Những tiếng cuối cùng này được thốt ra thật khẽ, thành thử người ngoại quốc không nghe thấy được.
Người Anh cáo từ ông Morrel, ông đưa tiễn và cầu phúc cho khách đến tận cửa..Trên cầu thang ông khách gặp được Julie.
Cô gái làm ra vẻ đi xuống nhưng thực ra là cô đợi ông.
- ồ! Thưa ông! Cô vừa nói vừa chắp hai bàn tay.
- Thưa cô, người ngoại quốc nói, cô sẽ nhận được một bức thư vào một ngày kia ký tên... thủy thủ Simbard... Hãy làm theo đúng từng điều nói trong thư, dù lời dặn dò có lạ lùng đến mấy.
- Thưa ông ,vâng. - Julie trả lời.
- Cô hứa với tôi sẽ làm theo chứ?
- Tôi xin thề với ông sẽ làm như vậy.
- Tốt, xin chào cô. Cô hãy giữ mình luôn luôn là một cô gái thánh thiện và tốt bụng như từ trước đến nay và tôi hy vọng rằng chúa sẽ ban thưởng cho cô cậu Emmanuel mà cô yêu làm chồng.
Julie thốt ra một tiếng kêu khẽ, đỏ mặt lên như quả anh đào và phải nắm lấy tay vịn cầu thang cho khỏi ngã.
Người ngoại quốc đi tiếp và vẫy tay chào cô.
Ra đến sân, ông ta gặp Penelon, mỗi tay cầm một cuộn giấy bạc một trăm frăng dường như chẳng dám mang tiền đi.
- Lại đây ông bạn, tôi có chuyện muốn nói với ông.
Cái thời hạn mà người phái viên của hãng Thomson và French thỏa thuận, đối với ông chủ tàu tội nghiệp như là một thứ may mắn trời cho.
Nhưng khốn thay tất cả các chủ nợ của ông Morrel không phải đều phản ứng như thế, thậm chí một số người còn phản ứng ngược lại. Vậy là các hối phiếu mang chữ ký ông Morrel được xuất trình ở quỹ với độ chính xác hoàn hảo và nhờ có sự gia hạn của người Anh nên đều được ông thủ quỹ Coclès thanh toán hết một cách thuận lợi .
Dư luận của cả ngành thương mại Marseille đều cho là sau những tai họa liên tiếp và dồn dập xảy ra, ông Morrel không thể nào trụ lại được. Điều kinh ngạc lớn với họ là quyết toán cuối tháng vẫn được hoàn thành với độ chính xác như thường lệ. Tuy nhiên điều đó không tài nào mang lại niềm tin cho mọi người và họ đều nhất trí cho rằng cuối tháng sau ông chủ tàu đáng thương sẽ phải quyết toán tài sản.
Cả một tháng trời trôi qua trong những nỗ lực phi thường của ông Morrel để tập họp toàn bộ các nguồn vốn còn lại của mình.
May mắn thay ông Morrel còn có một vài thu nhập riêng và ông có thể dựa vào đó; những thu nhập này được thực hiện; vậy là ông Morrel.đang còn đủ sức đương đầu với những cam kết của mình, thì tháng bảy sắp kết thúc.
Tháng tám trôi đi với những cố gắng không ngừng của ông Morrel nhằm tăng thêm khoản tín dụng cũ hoặc mở thêm một khoản vay mới.
Người ta bèn cho rằng đến cuối tháng này bản quyết toán tài sản phải được khai báo. Nhưng ngược lại với mọi suy đoán, ngày 31 tháng tám đã đến mà quỹ vẫn mở như thường lệ.
Coclès vẫn xuất hiện sau tấm lưới, điềm tĩnh.
Ông ta xem xét tờ hối phiếu được xuất trình với cùng một sự chăm chú như trước và các hối phiếu từ tờ thứ nhất đến tờ cuối đều được chi trả với cùng một độ chính xác như nhau. Người ta chẳng còn hiểu ra làm sao và người ta lại lui lại với tính dai dẳng đặc biệt của những kẻ tiên tri tin xấu rằng vụ vỡ nợ sẽ xảy ra vào cuối tháng chín.
Ngày 5 tháng chín đã tới gần và tình cảnh gần như tuyệt vọng: ông Morrel nợ gần ba trăm ngàn frăng mà chỉ còn có gần mười lăm ngàn trong quỹ. Tuy nhiên ông tỏ ra khá điềm tĩnh.
Sự điềm tĩnh ấy lại làm cho vợ và con gái ông sợ hãi hơn là sự ủ rũ đến cùng cực. Hai mẹ con trò chuyện thủ thỉ với nhau một lát rồi thỏa thuận rằng Julie viết thư cho anh trai đang đồn trú ở Nimes về ngay lập tức.
Đó là một chàng trai rắn rỏi và thẳng thắn.
Anh đã học rất giỏi, đã thi đỗ vào trường Bách khoa và tốt nghiệp với cấp hàm thiếu úy ở binh đoàn thứ 53. Từ một năm nay anh làm việc ở cấp này và đã có hứa hẹn được phong trung úy trong dịp gần nhất.
Đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng chín, bà Morrel bảo con gái đi ngủ, nửa giờ sau khi Julie đi ra, bà trở dậy, bỏ giày rồi rón rén ra hành lang để nhìn qua lỗ khóa xem ông chồng làm gì.
Ông Morrel ngồi viết, nhưng bà Morrel lập tức nhận thấy ngay rằng ông chồng đang viết trên giấy có đóng dấu. Chi tiết ấy đưa đến một ý tưởng kinh khủng là ông đang làm di chúc, chân tay bà run bắn, tuy nhiên bà còn có sức để tự kiềm chế không nói năng gì.
Ngày hôm sau ông Morrel tỏ ra hoàn toàn điềm tĩnh, ông vẫn ở trong phòng làm việc như bình thường, vẫn xuống ăn sáng như thường lệ.
Suốt đêm mùng 4 sang ngày mùng 5 tháng chín, bà Morrel dán tai vào vách gỗ. Cho đến ba giờ sáng bà nghe thấy chồng đi lại bứt rứt trong phòng rồi gieo mình xuống giường.
Đến 8 giờ ông Morrel vào trong phòng mà hai mẹ con ngủ chung đêm qua. ông điềm tĩnh.nhưng sự xúc động đêm qua lộ rõ trên gương mặt tái xanh và tiều tụy của ông.
Ông Morrel đã tỏ thái độ tốt nhất với bà vợ, đã bày tỏ tình thương cha con với cô con gái như ông chưa từng làm thế bao giờ. Julie muốn theo cha khi ông đi ra, nhưng ông nhẹ nhàng đẩy con ở lại, ông nói:
- Hãy ở lại với mẹ, cha muốn thế! Đó là lần đầu tiên ông Morrel nói với con gái "Ta muốn thế" nhưng ông nói ra câu ấy với giọng thấm đượm tình cha con, dịu dàng đến mức Julie không dám bước lên thêm một bước.
Cô dừng lại ở chỗ cũ, đứng sững, lặng câm và bất động. Một lát sau, cửa mở ra, cô cảm thấy có hai cánh tay ôm lấy cô và một đôi môi gắn vào trán cô.
Cô ngước mắt nhìn và reo lên mừng rỡ:
- Anh Maximilien!
Nghe tiếng reo ấy mà Morrel chạy lại và lao vào vòng tay con trai. Chàng trai nói:
- Mẹ ơi, anh vừa nhìn mẹ rồi lại nhìn em gái, có chuyện gì vậy, có gì xảy ra thế? Thư của em làm cho con sợ quá và chạy vội về ngay.
Bà Morrel ra hiệu cho con và bảo:
- Julie hãy sang báo cho cha con biết Maxi-milien đã về.
Cô con gái lao ra khỏi phòng, cô gặp một người đàn ông tay cầm bức thư.
- Thưa, có phải cô là Julie Morrel không ?
- Người ấy hỏi với một ngữ điệu ý quá nặng.
- Vâng thưa ông, Julie đáp ấp úng, nhưng ông muốn gì ở tôi? Tôi không quen biết ông.
- Xin cô hãy đọc lá thư này, người đàn ông nói và đưa cho cô một tấm thiếp. Nó góp phần cứu cha cô đấy. Người đưa tin nói thêm.
Cô gái giật lấy tấm thiếp. Rồi cô hấp tấp mở ra và đọc:
"Mời cô đến ngay lập tức đường Meilhan, vào nhà số 15, hỏi người gác cổng chiếc chìa khóa phòng tầng 5, vào trong phòng hãy cầm lấy ở góc lò sưởi một túi lưới bằng tơ màu đỏ và mang túi về cho cha cô. Điều quan trọng là cha cô phải có nó trước mười một giờ.
Cô đã hứa là cứ im lặng nghe lời tôi, tôi xin nhắc cô nhớ lời hứa ấy. Thủy thủ Simbad" Cô gái reo lên mừng rỡ, ngước mắt lên để hỏi người đàn ông vừa giao cho cô tấm thiếp thì ông ta đã đi mất.
Julie lưỡng lự, cô quyết định phải hỏi ý kiến.
Nhưng một tình cảm lạ lùng đã khiến cô không cầu viện đến mẹ, đến anh mà cầu viện Emmanuel..Cô chạy xuống kể lại anh nghe điều vừa xảy ra.
Emmanuel nói:
- Phải đến đó thôi cô ạ, có phải hôm nay là ngày mùng 5 tháng chín không? Nếu hôm nay trước lúc mười một giờ cha cô không tìm được ai đến giúp thì đến trưa cha cô sẽ buộc phải tuyên bố phá sản.
- Ôi! Đến đó thôi! Đến đó thôi! - Cô gái kêu lên và kéo chàng trai đi cùng.
Trong lúc đó, bà Morrel đã nói tất cả cho con trai biết. Chàng trai đã hiểu rõ rằng do hậu quả của những tai họa liên tiếp xảy đến với cha cậu, nhiều thay đổi lớn đã được thực hiện trong việc chi tiền của gia đình nhưng không biết rằng mọi việc lại đến nông nỗi này.
Anh lao ra khỏi phòng, chạy nhanh lên cầu thang rồi gõ cửa phòng làm việc của cha.
Vừa lúc đó anh nghe thấy cửa phòng ở mở ra, anh quay lại và thấy cha anh ra khỏi phòng.
Ông Morrel kêu lên một tiếng kinh ngạc khi thấy Maximilien, ông không biết con ông đã về.
Ông đứng yên tại chỗ, tay trái kẹp chặt một vật mà ông giấu vào dưới áo khoác.
Maximilien chạy gấp xuống cầu thang và lao vào ôm cổ cha, nhưng đột nhiên anh lùi lại; chỉ để bàn tay phải đặt lên ngực cha mình.
- Cha ôi, anh nói, tái người đi như xác chết, tại sao cha lại có cặp súng lục dưới áo khoác?
Ông Morrel nhìn con đăm đăm rồi trả lời:
- Maximilien, con là một người đàn ông, và là một người đàn ông trọng danh dự; lại đây, ta sẽ nói với con chuyện này.
Và ông Morrel đi lên phòng làm việc bằng những bước chân tự tin. ông đưa cho Maximilien cuốn sổ cái trong đó ghi rõ tình trạng chính xác của tình thế. Chàng trai đọc và như bị choáng ngợp.
- Máu rửa sạch nỗi nhục. - ông Morrel nói.
- Thưa cha, cha có lý, con hiểu cha.
- Con hiểu rằng không phải lỗi của cha chứ?
- ông Morrel nói. Maximilien mỉm cười.
- Con biết, thưa cha, rằng cha là người chính trực nhất mà con chưa từng thấy bao giờ.
- Được lắm, rõ cả rồi: bây giờ con quay về với mẹ và em con đi.
- Cha ơi, chàng trai nói và khuỵu gối xuống, xin cha hãy ban phúc cho con!
Ông Morrel ôm lấy đầu con trai trong hai bàn tay, kéo lại gần và đặt môi lên đó nhiều lần.
- Và bây giờ, ông nói, hãy để cha một mình và cố đưa những người đàn bà ra xa đây. Đi đi.con! Con sẽ tìm thấy di chúc của ta trong tủ bàn giấy ở phòng ngủ của ta.
Khi người con trai đã đi ra, ông Morrel tỉnh lại một lát, mắt dán vào cửa, rồi ông với tay lấy được sợi dây chuông và rung chuông.
Một lát sau Coclès xuất hiện.
- Coclès trung hậu của tôi ơi, ông Morrel nói với một ngữ điệu thật không tài nào diễn tả được, anh hãy đến ngồi ở phòng đợi. Khi nào cái ông đã đến đây ba tháng trước ấy, anh biết đấy, ông phái viên của hãng Thomson và French ấy mà tới thì anh báo cho tôi.
Coclès không trả lời, ông gật đầu rồi đến ngồi ở phòng đợi và chờ.
Ông Morrel gieo mình xuống ghế, đôi mắt ông ngước lên nhìn chiếc đồng hồ treo tường:
ông còn có bảy phút, thế thôi.
Kim đồng hồ chạy nhanh không ngờ, dường như là ông trông thấy nó dịch đi. Những khẩu súng đã lên đạn sẵn, ông vươn tay ra cầm lấy một khẩu, miệng ông hé mở, đôi mắt dán vào kim đồng hồ, rồi ông rùng mình vì tiếng động mà ông tự gây ra khi ông bật cái chốt kim hỏa.
Trong lúc đó, một lớp mồ hôi lạnh toát chảy trên trán ông, một nỗi kinh hoàng chết chóc thắt chặt trái tim ông. ông nghe thấy cửa cầu thang rít lên trên những chiếc bản lề.
Thế rồi cửa phòng làm việc của ông mở ra.
Đồng hồ sắp điểm mười một giờ. ông Mor-rel chẳng buồn quay lại , ông đợi những lời của Coclès báo tin người phái viên của hãng Thom-son và French đã tới.
Và ông đưa súng lên gần miệng.
Bất thình lình ông nghe một tiếng kêu: đó là tiếng con gái ông. ông ngoảnh lại và thấy Julie, khẩu súng tuột khỏi tay ông.
- Cha ơi! Cô gái kêu lên đến hết hơi và gần như chết được vì mừng rỡ, thoát rồi! Cha đã được cứu thoát rồi!
Và cô lao vào vòng tay ông, tay giơ cao cái túi lưới bằng tơ đỏ.
- Thoát à? - ông Morrel nói. - Con muốn nói gì vậy?
- Vâng, thoát rồi! Xem này, xem này! - Cô con gái nói.
Ông Morrel cầm lấy cái túi và rùng mình vì một ký ức mơ hồ làm ông nhớ ra cái đồ vật này đã từng thuộc về ông. Một bên là tờ hối phiếu hai trăm bốn mươi bảy ngàn năm trăm phrăng..Tờ hối phiếu đã được ký nhận trả đủ. Bên kia là một viên kim cương to bằng quả dẻ với mấy chữ viết trên một mẩu giấy da láng:
"Hồi môn của Julie" ông Morrel tưởng mình nằm mơ.
- Nào con, ông nói, con giải thích đi. Con tìm thấy cái túi này ở đâu?
- Trong một ngôi nhà ở đường Meilhan, số 15, trên góc lò sưởi của một căn phòng tồi tàn ở tầng 5.
Morrel kêu lên:
- Nhưng cái túi này không phải của con.
Julie chìa cho cha cô xem bức thư mà cô nhận được lúc sáng.
Cùng lúc ấy Emmanuel vào, nét mặt bàng hoàng vì vui mừng và xúc động.
- Tàu Pharaon! Anh kêu to, tàu Pharaon!
- Này, cái gì? Tàu Pharaon? Anh có điên không đấy Emmanuel? Anh thừa biết là nó đắm rồi mà.
- Tàu Pharaon! Thưa ông, người ta đánh tín hiệu báo tàu Pharaon đang vào cảng.
Ông Morrel ngã xuống ghế, mất hết sức lực, trí tuệ của ông không chịu thu nạp cái chuỗi sự kiện không thể tưởng tượng nổi, kinh dị và hoang đường này.
- Các bạn! ông Morrel nói, nếu có chuyện này thì phải tin vào phép thần kỳ của Chúa!
Không thể có được! Không thể có được!
Nhưng cái có thật và không kém phần khó tưởng tượng nổi chính là cái túi mà ông đang cầm trong tay, chính là tờ hối phiếu đã được ký nhận trả đủ, chính là viên kim cương lộng lẫy này.
- Ta đi nào các con, ông Morrel nói và đứng dậy, ta đi xem có phải chúa thương chúng ta hay chỉ là một tin vịt.
Họ đi xuống. Một lúc sau họ đã tới Canebière.
Người đông nghịt cảng. đám đông rẽ ra trước ông Morrel.
- Tàu Pharaon! Tàu Pharaon! - Tất cả mọi người cùng nói.
Đúng thế, điều kỳ diệu, phi thường trước tháp Saint Jean là một con tàu mang ở đuôi tàu những chữ kẻ bằng sơn trắng, Le Pharaon (Mor-rel và con trai ở Marseille), kích thước đúng như con tàu Pharaon trước kia và cũng chở đúng loại hàng như tàu kia là cánh kiến và chàm, đang bỏ.neo và cuốn buồm, trên boong tàu ông thuyền trưởng Gaumard đang ra lệnh và lái tàu Penelon đang ra hiệu cho ông Morrel.
Trong lúc ông Morrel và con trai ôm hôn nhau trên đê chắn sóng trong tiếng vỗ tay hoan hô của cả thành phố chứng kiến điều kỳ diệu này thì có một người đàn ông, mặt bị bộ râu đen che lấp đến một nửa, nấp sau cái chòi của người lính gác, ngắm cảnh này với vẻ cảm động và thì thào những lời này:
- Hãy sung sướng hỡi trái tim nhân hậu, hãy hưởng phúc vì tất cả những việc tốt mà người đã làm, và sẽ còn làm nữa; và cứ để cho việc trả ơn của ta nằm trong bóng tối cũng như việc làm ân nghĩa của người.
Và với một nụ cười ánh lên niềm vui và hạnh phúc, ông ta rời chỗ nấp mà chẳng ai để ý đến mình vì họ còn bận theo dõi hiện tượng kỳ lạ trong ngày; ông xuống một trong những cầu thang hẹp dùng để bốc hàng rồi gọi một chiếc xuồng để đi ra một du thuyền sang trọng rồi nhảy lên boong nhẹ nhàng như một thủy thủ; từ đó ông nhìn lại ông Morrel một lần nữa, lúc này đang vừa khóc vì sung sướng vừa bắt tay thân ái tất cả mọi người trong đám đông và cám ơn bằng một cái nhìn mơ hồ con người làm phúc vô danh mà hình như ông tìm kiếm ở trên trời.
- Và bây giờ, người không quen biết nói, xin vĩnh biệt lòng tốt, tình nhân ái và lòng biết ơn...
Xin vĩnh biệt mọi tình cảm làm trái tim ta nở hoa! Ta đã thay trời để ban thưởng cho những người tốt... Thần trả thù hãy cho ta thay chỗ để trừng phạt những kẻ ác!
Và ông nhắc lại lời nguyền trả mối thù không bao giờ quên được đối với Danglars, Fernand và Villefort mà ông đã phát nguyện trong tù.
Rồi ông ra hiệu khởi hành, cứ như là chỉ đợi mỗi tín hiệu ấy để ra đi, du thuyền lập tức ra khơi..
Nguồn: http://alobooks.vn/