Chương 6
Không! - Lucia thét lên, mặt cắt không còn hột máu. Cô nhìn quanh và tìm đường thoát. Vô vọng. Đột nhiên viên sĩ quan mỉm cười trước sự kinh hoàng của cô. Anh ta cúi người về phía cô, thì thầm:
– Thưa bà, ông cụ rất tất đối với gia đình tôi. Bà có thể đi được. Chúc bà may mắn!
Lucia choáng váng trước may mắn bất ngờ.
Cô nhấn ga và chồm lên vượt qua vạch đường biên. Viên sĩ quan cửa khẩu Pháp, người thường tự hào mình sành sỏi về phái đẹp đưa mắt nhìn người đàn bà không lấy gì là đẹp ở trước mặt. Cô có mái tóc hời hời, đeo đôi kính dày cộp, hàm răng xỉn và bộ trang phục cổ lỗ tồi tàn.
Sao đàn bà Ý lại kém đến thế so với phụ nữ Pháp?
Hắn khinh bỉ nghĩ rồi đóng dấu vào hộ chiếu của Lucia và vẫy tay cho cô đi.
Sáu tiếng sau, Lucia tới Beziers.
Đầu dây đằng kia trả lời ngay từ hồi chuông đầu. Một giọng nam mềm mại:
– Xin chào.
– Cho tôi nói chuyện với Dominic Durell.
– Dominic Durell đây. Ai đang nói vậy?
– Lucia Carmine. Bố cháu dặn...
– Lucia? - Giọng nói mừng rỡ hẳn lên. - Bác đang đợi cháu đây.
– Cháu cần được giúp đỡ.
– Cháu có thể tin ở bác.
Lucia thở dài trút nỗi lo âu. Đó là tin lành đầu tiên cô nghe được trong suốt một thời gian dài và đột nhiên cô cảm thấy mệt mỏi làm sao.
– Cháu cần một chỗ có thể tránh được cảnh sát.
– Không có vấn đề gì. Vợ chồng bác đã chọn sẵn một chỗ tuyệt vời, cháu muốn ở bao lâu cũng được.
Điều đó tốt đẹp đến khó tin.
– Cảm ơn bác!
– Cháu đang ở đâu thế, Lucia?
– Cháu đang ở...
Đúng lúc đó bỗng có tiếng máy đàm thoại sóng ngắn của cảnh sát phát sóng lách tách trong ống nghe, rồi đột nhiên lại biến mất.
– Lucia...
Một tiếng chuông báo động vang lên trong đầu cô.
– Lucia, cháu ở đâu thế Để bác cháu đến đón cháu?
Sao ông ta lại có đàm thoại của cảnh. sát trong nhà? Ông ấy cầm máy ngay ở hồi chuông đầu tiên, cứ như đã chờ đợi cú điện thoại của cô từ lâu.
– Lucia, cháu có nghe thấy bác không?
Lucia tin chắc rằng người đàn ông ở đầu dây kia là một cảnh sát.
Mẻ lưới đã được giăng sẵn. Cú điện này đang bị theo dõi.
– Lucia...
Cô dập máy và vội vàng rời trạm điện thoại. Mìn phải biến khỏi Pháp ngay.
Cô nghĩ và trở lại xe lấy bản đồ trong cốp ra xem. Biên giới Tây Ban Nha chỉ cách đó vài giờ xe. Cô cất bản đồ rồi mở máy cho xe chạy về phía Tây, nhắm hướng Sebastian.
Chính tại biên giới Tây Ban Nha, mọi sự bắt đầu trở nên rắc rối.
Viên sĩ quan cửa khẩu biên giới Tây Ban Nha xem qua loa hộ chiếu của Lucia song khi đưa trả lại, bỗng có cái gì đó khiến hắn do dự. Hắn nhìn kỹ cô hơn, nét mặt thay đổi.
– Xin bà. đợi cho một phút. Tôi phải mang hộ chiếu vào đóng dấu ở trong kia:
Hắn đã nhận ra ta, Lucia tuyệt vọng. Cô nhìn theo hắn đi vào bót cảnh sát và đưa hộ chiếu của cô cho một sĩ quan khác. Hai người trao đổi với vẻ hào hứng.
Phải trốn ngay. Cô bước ra khỏi xe. Một nhóm du lịch người Đức vừa làm xong thủ tục hải quan đang ồn ào kéo lên chiếc xe buýt đỗ gần xe Lucia mang hàng chữ chỉ lộ trình:
Madrid..
– Achtung, - người hướng dẫn nói to. - Schnell Lucia liếc về phía bót gác. Viên sĩ quan cầm hộ chiếu của cô đang hét gì đó vào máy.
– Tất cả lên xe!
Không nghĩ ngợi thêm, Lucia bước tới nhóm du lịch đang cười đùa chí chóe và bước lên xe, xoay mặt khỏi phía người hướng dẫn. Cô ngồi xuống một chiếc ghế ở phía cuối, cúi đầu xuống. Đi đi cô cầu khẩn, đi nào!.
Qua cửa sổ ô tô Lucia thấy một người nữa bước tới chỗ hai người trước và cả chụm đầu trước tấm hộ chiếu của cô. Cứ như đáp lại lời cầu khẩn của Lucia, cửa ô tô đóng lại và tiếng máy như trả cô về với cuộc sống. Lát sau chiếc xe lăn bánh ra khỏi San Sebastian hướng về Madrid. Điều gì sẽ xảy ra khi những viên sĩ quan cửa khẩu đó phát hiện ra cô đã bỏ xe? Ý nghĩ đầu tiên chắc sẽ là:
Cô ta vào phòng vệ sinh. Họ sẽ đợi và cuối cùng là cử người vào tìm cô trong đó.
Bước tiếp theo, họ sẽ tìm kiếm cô ở trong khu vực xem cô trốn ở chỗ nào. Lúc đó, hàng chục xe con, xe ca sẽ bị lục soát. Cảnh sát sẽ không thể đoán được cô đã đi đâu và đi bằng phương tiện gì.
Trên xe, toán du lịch ồn ào cười nói. Rõ ràng họ đang có một ngày hạnh phúc. Sao lại không, Lucia cay đắng nghĩ. Họ không bị cảnh sát rình rập theo sát gót. Có đáng phải mạo hiểm cả cuộc đời mình như thế không? Trong đầu cô tái hiện những hình ảnh về chánh án Buscetta và Benito.
Tôi có cảm giác rằng cô và tôi sẽ trở thành những người bạn rất gần gũi.
Lucia... vĩnh biệt những kẻ ác.
Và Benito Patas:
Cứ như thời xưa vậy, em không thể quên anh được, phải không nào?
Và cô đã bắt hai tên phản bội phải trả giá cho những tội lỗi của chúng. Thế có đáng không?
Chúng chết, nhưng cha và các anh cô vẫn phải chịu tù đầy cho đến hết đời.
Ồ, đáng lắm, Lùcia nghĩ, rất xứng đáng.
Có người trên xe cất giọng một bài hát Đức. Những người khác hòa theo.
“In Muuchen ein Holhrau Hans, eni wwei, sufạ.:
“ Với nhóm này, mình sẽ an toàn được một lúc, Lucia nghĩ, tới Mađrid sẽ quyết định làm gì tiếp.
Cô đã không bao giờ tới được Madrid.
Đến thị trấn Avila, chiếc xe dừng tại một điểm có trong lịch trình để nghỉ ngơi, và để, như người hướng dẫn nói, đi vệ sinh.
Lucia vẫn ngồi ở ghế, theo dõi hành khách lục tục chen nhau ra phía cửa trước. Mình ở đây an toàn hơn. Nhưng người hướng dẫn đã để mắt tới cô.
– Xuống xe đi, - anh ta nói, - chúng ta chỉ dừng ở đây mười lăm phút.
Lucia do dự, rồi miễn cưỡng đi ra phía cửa xe.
Khi cô đi qua, người hướng dẫn bỗng gọi lại và nói:
– Cô không phải người trong đoàn.
Lucia trao cho anh ta một nụ cười thân mật.
– Vâng, đúng thế. - Cô nói. - Ông thấy đấy. Xe của tôi bị hỏng ở San Sebastian, mà tôi thì lại rất cần về Madrid ngay, cho nên...
– Không thể được. Đây là một chuyến đi riêng.
– Tôi hiểu. - Lucia nhỏ nhẹ. - Nhưng ông hiểu cho, tôi cần phảị. – Cô phải dàn xếp chuyện này với trụ sở công ty tại Munich.
– Tôi không thể... Tôi đang rất vội vã...
– Không? Cô sẽ gây rầy rà cho tôi. Xuống đi, nếu không tôi sẽ gọi cảnh sát.
– Nhưng...
Dù cô có nói gì cũng không lay chuyển được anh ta. Hai mươi phút sau, Lucia cay đắng nhìn theo chiếc buýt quay mũi lao xuống đường cao tốc về phía Madrid. Cô đứng lẻ loi, không hộ chiếu, hầu như không có tiền, và cảnh sát của gần chục nước đang truy lùng cô vì tội giết người, sử dụng hộ chiếu giả, nhập cảnh bất hợp pháp, vân vân...
Cô xem xét kỹ xung quanh. Xe buýt đã dừng lại trước tòa nhà hình tròn có tấm biển chỉ dẫn đây là một bến xe khách.
Mình có thể đi một xe khác ở đây.
Cô bước vào trong. Đó là một tòa nhà rộng rãi tường đá hoa, rải rác xung quanh là hàng chục cửa bán vé. Mỗi cửa có một biển đề tên địa phương mà xe sẽ đến:
SEGOVIA... MUNOGALINDO... VALIAPOLID... SALAMANCA...
MADRID. Các cầu thang máy dẫn xuống tầng dưới, nơi các chuyến xe xuất phát. Ở đó có quầy hàng bán bánh rán, kẹo, bánh kẹp nhân bọc trong những giấy nến. Lucia chợt nhận ra mình đói cồn cào. Mình sẽ không mua bất cứ thứ gì cho tới khi biết giá vé xe là bao nhiêu.
Đúng lúc Lucia bắt đầu bước tới ô cửa đề Mađriđ, có hai người cảnh sát mặc sắc phục đang vội bước tới bến xe. Một người cầm bức ảnh. Họ đi từ ô cửa này đến ô cửa khác chìa ảnh cho các nhân viên bán vé xem và hỏi han gì đó.
Chúng nó tìm mình. Cái thằng du lịch khốn kiếp đã báo cho chúng.
Có một gia đình hành khách đang lên thang máy. Họ đi ra phía cửa. Lucia bám theo, trà trộn trong họ và thoát ra ngoài. Cô đi theo những con đường rải đá của Avila, không dám bước mạnh, như sợ mọi người để ý. Cô rẽ vào con phố Madrid Soledad với những tòa nhà ốp đá và những ban công sắt uốn lượn cầu kỳ. Tới quảng trường Santa, cô ngồi xuống chiếc ghế đá dài trong công viên và nghĩ việc phải làm tiếp theo. Cách đó khoảng trăm mét có vài phụ nữ và vài đôi nam nữ đang ngồi thưởng thức cảnh hoàng hôn. Bỗng xuất hiện ở đầu kia quảng trường chiếc xe tuần tiễu và hai cảnh sát bước ra khỏi xe. Họ tiến tới những phụ nữ đang ngồi một mình và đòi xem giấy tờ. Tim Lucia đập nhanh.
Cô cố gắng làm vẻ bình thản, đứng lên thật chậm, xoay lưng lại phía cảnh sát và thong thả bước đi. Phố bên cạnh có cái tên Sống và Chết.
Không biết đây có phải là điềm báo không?
Dọc phố có những con sư tử đá nom như sống thật đang thè lưỡi, và trong sự tưởng tượng của Lucia, chúng như đang lao vào cô. Gần bên cô là một nhà thờ lớn. Mặt trước nhà thờ treo tấm bảng kim loại lớn khắc hình một cô gái trẻ và cái đầu lâu đang nhăn nhở. Cảnh vật dường như cũng đầy sự chết chóc.
Lucia chợt nghe thấy tiếng chuông nhà thờ. Xa xa, trên đồi cao mọc lên những bức tường của một tu viện. Cô đứng đó, nhìn lên không chớp mắt.
– Sao con lại tới đây, con gái? - Bà Nhất Bentina nhẹ nhàng hỏi.
– Con cần một nơi lánh nạn.
– Và con đã quyết định lánh nạn nơi Chúa?
Hoàn toàn chính xác.
– Vâng ạ. - Lucia bắt đầu ứng biến. - Đó là điều con hằng mong muốn, là được hiến dâng đời mình cho Người.
– Đó là điều chúng ta hằng mong ước, phải không con?
Giêsu, bà ta bắt đầu mê tít rồi. Lucia thích thú nghĩ.
Bà Nhất tiếp tục.
– Con phải hiểu Cistercian là dòng tu nghiêm khắc nhất trong tất cả các dòng tu. Chúng ta hoàn toàn bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài.
Lời bà như tiếng nhạc vang bên tai Lucia.
– Những người đã bước vào bên trong những bức tường này có lời thề không bao giờ rời bỏ nó.
– Con không đời nào rời bỏ. - Lucia cố gắng làm cho bà yên tâm. Chắc chắn là trong vài tháng tới.
Bà Nhất đứng lên.
– Đây là một quyết định quan trọng, ta muốn con hãy về và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định.
Lucia cảm thấy lợi thế đang trượt mất, và hoảng sợ. Cô còn chỗ nào để đi.
Hy vọng duy nhất lúc này là được trốn tránh đằng sau những bức tường này.
– Con nghĩ kỹ rồi. - Lucia vội nói. - Hãy tin con, thưa Mẹ khả kính, con đã không nghĩ về bất cứ điều gì khác từ hàng năm nay. Con muốn từ bỏ thế giới kia. - Cô nhìn sâu vào mắt Mẹ Trưởng tu viện. - Con muốn được ở đây hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. - Giọng Lucia run lên, chân thật.
Mẹ Nhất đâm bối rối. Cô gái này có cái gì đó bất ổn, hoảng loạn hay đang xáo động? Dầu sao thì còn lý do nào tốt hơn để ai đó tới đây, nơi mà tinh thần họ sẽ được bình an bởi sự trầm lặng cầu nguyện?
– Con theo đạo?
– Dạ, thưa Mẹ!
Mẹ Nhất cầm lấy chiếc bút lông ngỗng cổ lỗ:
– Nói cho ta biết tên con, con gái.
– Tên con là Lucia... Roma.
– Cha mẹ con còn sống chứ?
– Con còn bố?
– Ông ấy làm gì?
– Là một thương gia. Nhưng đã... nghỉ rồi ạ.
Lucia nhớ tới hình ảnh người cha xanh xao gầy gò cô gặp lần cuối cùng trong tù mà lòng quặn đau.
– Con có anh chị hay em không?
– Có hai anh ạ.
– Thế các anh con làm gì?
Lucia quyết định phải dùng tới mọi thứ có thể giúp. Được cô, dù phải dối trá tới đâu, – Họ là linh mục.
– Đáng yêu sao.
Cuộc sát hạch kéo dài thêm ba giờ đồng hồ nữa. Vào lúc cuối, Mẹ Bentina nói:
– Ta dành cho con chiếc giường nghỉ qua đêm nay. Sáng mai con sẽ bắt đầu tìm hiểu mọi quy định, song, nếu vẫn thấy muốn, con có thể nhập dòng tu.
Nhưng ta báo trước, con đã chọn một con đường hết sức khó khăn.
Xin hãy tin con. - Lucia nói nhiệt thành. - Con không thể chọn con đường nào khác.
Làn gió đêm mềm mại và ấm áp thì thầm qua khoảng trống của khu rừng.
Lucia thiếp đi. Cô thấy mình đang trong bữa tiệc tại một vila đẹp đẽ, cha cô, các anh cô cũng ở đó. Mọi người đều đang hết sức vui vẻ thì một người lạ mặt bước vào hỏi:
Bọn người này là ai thế nhỉ?
Rồi các ngọn đèn bật sáng, và một ngọn cứ nhấp nháy chiếu vào mặt cô. Nó khiến cô chói mắt, và thức giấc.
Có đến sáu người đàn ông đang vây quanh mấy bà sơ trong khoảng rừng. Bị đèn chiếu vào mắt, Lucia chỉ nhận được lờ mờ hình dáng của họ.
– Các bà là ai? - Người đàn ông hỏi. Giọng ông ta sâu và thô ráp.
Lucia bừng tỉnh, cảnh giác. Cô đã bị sa bẫy. Nhưng nếu bọn người này là cảnh sát thì họ đã phải biết những bà sơ này là ai, và đang làm gì trong rừng vào buổi đêm thế này?
Lucia chớp lấy cơ hội:
– Chúng tôi là các bà sơ của tu viện Avila, một số người của chính phủ đã...
– Chúng tôi có nghe về vụ đó. - Người đàn ông ngắt lời.
Các sơ khác cũng đã tỉnh giấc, hoảng sợ.
– Các ông... các ông là ai? - Megan hỏi.
– Tôi là Jaime Miro.
Họ có sáu người, vận những chiếc quần thô ráp, áo choàng da, áo len cổ thấp, giày xỏ dây và đội mũ bêrê truyền thống xứ Basque. Họ mang nhiều súng ống. Và trong ánh trăng mờ ảo trông họ như ma quỷ. Hai trong số họ cứ như vừa bị đánh đập nặng.
Người đàn ông tự xưng là Jaime Miro nom cao, gầy, đôi mắt đen dữ tợn.
– Có thể họ đã bị theo tới đây. - Anh quay sang một người trong nhóm. - Kiểm tra xung quanh.
Lucia nhận ra người vừa đáp lời là một phụ nữ. Cô nhìn người đó di chuyển nhẹ nhàng trong khu rừng.
– Mình sẽ làm gì với họ bây giờ - Ricardo Menado hỏi.
Jaime Miro nói:
– Chúng ta để họ lại rồi đi thôi.
Một người trong bọn phản đối.
– Jaime, đây là những bà sơ nhỏ bé của Giêsu.
– Thì để cho Giêsu trông nom họ. Chúng ta còn có việc phải làm. -Jaime Miro nói cộc lốc.
Các tu sĩ lúc này đã đứng lên cả, chờ đợi. Những người đàn ông xúm quanh Jaime, đang tranh cãi với anh ta.
– Chúng ta không thể để cho họ bị bắt. Acoca và bọn lính đang truy lùng họ.
– Thì chúng cũng đang lùng ta.
– Các bà sơ sẽ không thể thoát được nếu chúng ta không giúp họ.
Jaime Miro cương quyết:
– Không, không thể mạo hiểm trao tính mạng mình cho họ. Chúng ta có sứ mệnh của chúng ta.
Fellx Carpio, một trong những phụ tá của Jaime nói:
– Chúng ta có thể đi cùng họ một phần đường, Jaime. Chỉ cần giúp họ ra khỏi đây. - Anh ta quay sang hỏi. - Các tu sĩ về đâu?
Theresa lên tiếng, ánh sáng của Chúa bừng lên trong mắt bà.
– Tôi có một sứ mệnh của Chúa. ở Mendavia có một tu viện sẽ che chở cho chúng tôi.
Felix Carpio quay sang Jaime Miro:
– Chúng ta sẽ đưa họ tới đó. Mendavia nằm trên đường tới Sebastian.
Jaime quay sang anh ta, không kìm được giận dữ:
– Đồ ngu xuẩn? Sao cậu không trương biển lên báo cho cả thế giới biết ta sẽ tới đâu.
– Tôi chỉ định...
– Bây giờ thì không còn cách nào khác là đưa họ đi cùng. Nếu Acoca tìm được họ, hắn sẽ bắt họ phải nói. Và họ sẽ làm chậm chân chúng ta cũng như sẽ làm cho Acoca và bọn đao phủ của hắn theo dõi chúng ta dễ hơn nhiều.
Lucia chỉ nghe một tai, cây thánh giá vàng cách cô có một tầm với, Bọn khốn kiếp! Sao lại tới vào cái lúc này Chúa ơi, sao Chúa lại hài hước vậy.
– Thôi được. - Jaime Miro nói. - Chúng ta sẽ đưa họ tới tận tu viện rồi để họ lại đó nhưng không thể đi cùng cả đám như gánh xiếc thế này được. - Anh ta quay sang mấy bà sơ, không giấu được vẻ bực tức trong giọng nói. - Có ai trong số các bà biết Menđavia ở đâu không?
– Các bà sơ nhìn nhau.
– Không chính xác lắm. - Graciela lên tiếng.
– Vậy làm thế quái nào mà các bà đến đó được.
– Chúa sẽ dẫn đường. - Sơ Theresa nói chắc chắn.
Một người khác trong bọn, Rubio Arzano, cười nói:
– Các sơ gặp may. - Anh ta hất đầu về phía Jaime. - Chúa đích thân xuống dẫn lối cho các sơ đấy.
Cái nhìn của Jaime làm cho anh ta im lặng.
– Chúng ta sẽ chia nhỏ ra đi ba đường khác nhau.
Anh ta lấy tấm bản đồ từ chiếc gói sau lưng ra. Cả bọn xúm quanh nó và chiếu đèn vào.
– Tu viện Mendavia nằm ở đây, phía. Đông Nam Logrono. Tôi sẽ đi theo hướng Bắc qua Vailadolld rồi tới Burgos. - Anh ta đưa ngón tay chạy dọc bản đồ, rồi quay sang Rubio, một người đàn ông cao lớn ưa nhìn. - Cậu đi đường này tới Olmedo, lên Penafiel rồi Randa de Duero.
Rubio gật đầu.
Jaime Miro nhìn Ricardo Mellado, một trong số hai người mặt mày bầm tím.
– Ricardo, cậu tới Sêgovia, rồi theo đường nối tới Cerezo de Abazo, rồi tới Soria. Chúng ta sẽ gặp lại tại Logrono. - Anh ta cất tấm bản đồ đi. - Từ đây đến Logrono là hai trăm mười cây số. - Anh ta nhẩm tính. - Sau bảy ngày nữa chúng ta sẽ gặp nhau ở đó. Nhớ tránh xa các đường chính.
– Gặp nhau tại chỗ nào ở Logrono? - Felix hỏi.
– Đoàn xiếc Nhật Bản sẽ biểu diễn ở Logrono tuần tới - Ricardo nói.
– Tốt lắm. Ta sẽ gặp nhau ở đó vào buổi biểu diễn.
Các tu sĩ sẽ đi như thế nào? - Felix Carpio lên tiếng.
– Ta phải chia họ ra.
Đã đến lúc phải ngăn họ lại, Lucia quyết định.
– Thưa các ông. Nếu bọn lính đang tìm bắt các ông, thì chúng tôi sẽ đi đường khác cho an toàn.
– Nhưng chúng tôi thì không để như vậy được, thưa sơ Jaime nói. - Các sơ đã biết kế hoạch của chúng tôi.
– Hơn nữa, - người mang tên Rubio nói thêm. - Các sơ không có cơ hội nào đâu. Chúng tôi thuộc vùng này. Chúng tôi là người Basque và những người ở miền Bắc là bạn bè chúng tôi cả. Họ sẽ giúp chúng ta, che giấu ta khỏi bọn lính quốc gia. Các sơ sẽ không bao giờ đi được Mendavia, nếu tự đi.
Ta không định tới Menđavia, ngốc ạ – Thôi được, lên đường đi. Tôi muốn chúng ta phải xa khỏi đây trước bình minh. - Jalme Miro vẫn cáu kỉnh.
Sơ Megan lặng lẽ nghe người đàn ông đang ra lệnh. Anh ta có vẻ ngạo mạn và xấc xược, song ở con người này cũng toát ra một uy lực mạnh mẽ.
Jaime nhìn sang Theresa và chỉ vào Tomas Sanzuro cùng Rubio.
– Họ sẽ lo cho bà.
– Chúa lo cho tôi. - Sơ Theresa nói.
– Rõ. Nên các bà mới tới đây được. - Jaime đáp cộc lốc.
Rubino bước tới Theresa.
– Rubio Arzano xin được phục vụ sơ. Gọi sơ là gì đây.
– Tôi là sơ Theresa.
Rất nhanh Lucia lên tiếng:
– Tôi sẽ đi cùng Theresa. - Bất cứ giá nào cô cũng không để họ chia rẽ mình với cây thánh giá vàng.
– Cũng được. - Jaime gật đầu, anh ta chỉ tay vào Graciela. - Ricardo, cậu nhận sơ này.
Ricardo Mellado gật đầu.
– Được thôi.
Người đàn bà mà Jaime phái đi trinh thám đã trở lại.
– Không có gì. - Cô nói.
– Tốt. - Jaime nhìn Megan. - Sơ sẽ đi với chúng tôi.
Megan gật đầu. Cô thấy thích con người này. Người phụ nữ cũng có cái gì đó kích thích sự hiếu kỳ. Nước da sẫm, cái nhìn dữ tợn và những nét cú vọ của loài thú ăn thịt, miệng như một vết thương nhỏ. Ở cô ta toát ra một dục tính mãnh liệt.
Người phụ nữ bước đến bên Megan.
– Tôi là Amparo Jiron. Sơ cứ ngậm tiếng lại thì sẽ không có chuyện gì phiền phức.
Jaime nói với mọi người.
– Đi thôi nào. Đến Logrono trong bảy ngày. Không rời mắt khỏi các bà sơ.
Sơ Theresa và Rubio Arzano bắt đầu đi xuống con đường nhỏ. Lucia vội vã theo sau. Cô đã thấy tấm bản đồ mà Rubio Arzano đeo sau lưng. Ta sẽ lấy nó, Lucia quyết định, vào lúc hắn ngủ.
Cuộc hành trình xuyên Tây Ban Nha bắt đầu.
o O o
Miguel Carrillo choáng váng.
Sự thật là Miguel carrilo hết sức choáng váng. Đó không phải một ngày tốt đẹp với hắn. Buổi sáng bắt đầu tuyệt vời biết bao khi hắn vớ được mấy nữ tu và đánh lừa được họ rằng mình cũng là một tu sĩ. Khi cạm bẫy sập thì cũng là lúc hắn bị đánh bất tỉnh, tay chân bị trói gô còng queo dưới sàn cửa hiệu trang phục.
Chính là bà vợ chủ hiệu đã phát hiện ra hắn. Đó là một phụ nữ đã có tuổi, vạm vỡ, tính tình cắn của, lại có ria mép. Bà ta nhìn người đàn ông bị trói gô dưới đất hỏi:
– Ngươi là ai? Ngươi là cái gì đây?
Carrillo vận hết sự quyến rũ của mình:
– Ôi cảm tạ Chúa, bà đã đến, senorita. Tôi đang cố gắng tìm cách thoát khỏi cái bẫy này để có thể gọi điện thoại báo cho cảnh sát.
– Ngươi vẫn chưa trả lời ta?
– Hắn cố gắng vùng vẫy để tạo một tình thế dễ chịu hơn.
– Lời giải thích rất đơn giản. Senorita, tôi là tu sĩ Gonzales. Tôi tới đây từ một tu viện gần Madrid. Lúc đi ngang qua cửa hàng xinh đẹp của bà, thì tôi thấy hai người đàn ông đang trèo vào trong hiệu. Tôi cảm thấy ngăn chúng lại là nhiệm vụ cao cả của người con của Chúa bèn theo chúng vào trong này, hy vọng có thể giảng giải cho chúng thấy được tội lỗi. Nào ngờ lại bị chúng đánh ngất đi, rồi chúng trói tôi lại. Nào, xin bà làm ơn cởi trói cho...
– Mierda!
Hắn ngạc nhiên nhìn.
– Bà nói sao?
– Mày là ai?
– Tôi vừa nói, tôi là...
– Mày là thằng lừa đảo xấu xa nhất, tao biết.
Bà ta bước về phía mấy bộ áo choàng mà các nữ tu đã bỏ lại – Thế cái gì đây?
– A! Cái đó, phải rồi, hai gã thanh niên đã mặc để đánh lừa mọi người, bà thấy đấy, và...
– Ở đây có bốn bộ mà mày lại nói là có hai người.
– Phải, hai đứa nữa vào sau và...
Bà ta bước về phía máy điện thoại.
– Bà làm gì vậy, thưa bà?
– Gọi cảnh sát.
– Điều đó chưa cần thiết, tôi đảm bảo với bà như vậy Ngay sau khi bà cởi trói, tôi sẽ tới ngay đồn cảnh sát để báo lại mọi sự việc.
Người đàn bà nhìn chiếu tướng hắn:
– Ông quên cài cúc kìa, thưa cha!
Cảnh sát còn tỏ ra ít hiểu hơn cả người đàn bà. Carrillo bị bốn người Gurda Civil xét hỏi. Những bộ đồng phục màu xanh và những chiếc mũ dạ đen thế kỷ Mười tám cũng đủ gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp đất nước Tây Ban Nha và rõ ràng là chúng có phép mầu đối với Carrillo...
– Anh có biết rằng mình có đặc điểm giống hệt người đã giết một vị linh mục ở phía Bắc?
Carrillo gật đầu.
– Tôi không ngạc nhiên. Tời có một người em sinh đôi, cầu Chúa trừng phạt hắn đi. Bởi nó mà tôi phải vào tu viện. Người mẹ đau khổ của chúng tôi...
– Đừng lỡm.
Một người khổng lồ với khuôn mặt đáng sợ bước vào phòng.
– Xin kính chào ngài, ngài đại tá Acoca.
– Anh ta đây à?
– Vâng, thưa đại tá. Chúng tôi đã tìm thấy hắn cùng với quần áo mấy nữ tu, vì thế tôi nghĩ có thể ngài muốn tự hỏi cung hắn.
– Phải, tôi rất thích được nói chuyện với anh này.
Carrillo trao cho viên đại tá cái nhìn duyên dáng của hắn.
– Ngài đã tới, tôi rất vui sướng, thưa đại tá. Tôi có một sứ mệnh của nhà thờ, và một điều hết sức quan trọng, là phải đến được Barcelona càng sớm càng tốt.
Tôi đã cố gắng giải thích với các vị đây rằng tôi là nạn nhân của hoàn cảnh, đơn giản chỉ vì tôi cố gắng làm một người làm phúc.
Đại tá Acoca gật đầu thông cảm.
– Bởi ông đang vội, tôi sẽ không lấy nhiều thời gian của ông.
Carrillo tươi cười:
– Cảm ơn ngài đại tá.
– Tôi sẽ hỏi ông vài điều đơn giản. Nếu ông trả lời trung thực, mọi thứ sẽ tốt đẹp. Còn nếu nói dối tôi, thì sẽ rất đau đớn đối với ông. - Y mân mê vật gì trong tay.
– Người nhà Trời không biết nói dối. - Carrillo đáp thẳng thắn.
– Tôi rất sung sướng được nghe vậy. Hãy kể về bốn nữ tu.
– Tôi không biết gì về bốn...
Quả đấm va vào miệng hắn có gắn những núm đồng, làm máu bắn tóe ra.
– Chúa ơi, ông làm cái gì thế? - Carrillo hổn hển.
– Hãy nói về bốn nữ tu. - Acoca nhắc lại câu hỏi.
– Tôi không...
Quả đấm lại tìm đến cái mồm Carrillo, lần này nghe như có tiếng răng gãy:
Carrillo ngạt thở vì máu trào ra.
– Đừng, tôi...
– Nói về bốn nữ tu. - Giọng Acoca vẫn nhẹ nhàng, vừa phải.
– Tôi... - Hắn nhìn thấy nắm đấm đang từ từ nâng lên. – Có! tôi... - Từ ngữ chen nhau tuôn ra. - Họ ở Villacastin, đang chạy trốn khỏi tu viện của họ. Xin đừng đánh tôi nữa.
– Tiếp tục!
– Tôi... tôi bảo sẽ giúp họ. Họ cần phải thay quần áo...
– Nên anh đột nhập vào cửa hiệu...
– Không. Tôi... vâng. Tôi... họ lấy trộm một số quần áo rồi đánh tội xỉu, rồi bỏ tôi ở đó.
– Họ có nói sẽ đi đâu chứ?
– Không! - Một thoáng tự trọng bất ngờ xuất hiện trong Carrillo.
Nhưng việc hắn không đả động gì đến Mendavia cũng chẳng có gì liên quan đến việc bảo vệ các tu sĩ. Carrilo chẳng mảy may để ý đến họ. Đó chỉ bởi vì viên đại tá đã làm biến dạng khuôn mặt hắn. Sau khi ra tù, nếu có ngày ấy lạy Chúa, việc làm ăn của hắn sẽ rất khó khăn.
Đại tá Acoca quay sang mấy người lính dân vệ:
– Xem sự thuyết phục hữu nghị thì làm được gì nào?
Đưa nó tới Madrid, bắt giữ về tội giết người.
Lucia, sơ Theresa, Rubio Arzano và Tomas Sanjuro đi theo hướng Tây Bắc, nhằm phía Olmedo, tránh xa những đường chính, băng qua những cánh đồng lúa. Họ đi ngang những đàn cừu, dê và cảnh đồng quê yên ả đối nghịch với sự gian nguy đang trải qua. Họ đi thâu đêm. Rạng sáng, họ hướng về một điểm đã định sẵn trên vùng đồi.
Thị trấn Olmedo ở phía trước. Chúng ta sẽ dừng chân tại đây cho đến tối.
Hai sơ nom như muốn ngủ lắm rồi.
Sơ Theresa thì thấy như kiệt sức. Nhưng điều đang diễn ra trong nội tâm bà còn ghê sợ hơn nhiều. Bà thấy mình như đang xa dần thực tại. Nó bắt đầu với việc biến mất của chuỗi tràng hạt quý giá. Bà đánh mất - hay có kẻ đã lấy cắp?
Bà không rõ. Nó là niềm an ủi của bà đã bao năm, bà không còn nhớ. Nó đã trở thành một phần của đời bà, sự yên lành của bà, thế mà nó lại đã mất tích!
Bà mất nó Ở tu viện khi có cuộc tấn công? Và có thật là có cuộc tấn công không? Dường như không. Bà không chắc được điều nào là thực, điều nào là tưởng tượng. Đứa trẻ bà đã thấy. Nó có phải con của Monique? Hay Chúa đánh lừa bà? Mọi thứ đều lẫn lộn. Không như khi bà còn trẻ, tất cả đều rõ ràng, đơn giản.
Khi bà còn trẻ...
Chương 7
Eze, Pháp
Eze, Pháp
Khi lên tám tuổi, hầu như mọi nguồn hạnh phúc đến với cuộc sống của Theresa de Fosse đều từ nhà thờ. Nó giống như một ngọn lửa thần bí cuốn cô vào hơi ấm của mình. Cô tới nhà thờ nhỏ Pénitent Blance, cầu kinh ở nhà thờ lớn tại Monaco và Notre Dame Bon Voyage ở Cannes, nhưng cô thường xuyên có mặt trong các buổi lễ nhà thờ tại Eze.
Theresa sống trong lâu đài ở vùng núi, phía trên một làng trung cổ Eze, gần Monte Carlo trông ra Côte d Azru. Làng này nằm cheo leo trên một mỏm núi và đối với Theresa, từ đó có thể nhìn thấy cả thế giới. Từ tu viện ở trên đỉnh, những nếp nhà chạy xuống theo sườn núi cho tới Địa Trung Hải xanh thẳm phía dưới.
Monique, kém Theresa một tuổi, là vẻ đẹp của cả gia đình. Ngay từ lúc bé, người ta đã có thể biết lớn lên cô sẽ là một phụ nữ tuyệt vời. Monique có những đường nét thanh tú, cặp mắt long lanh và cảm giác tự tin, rất hợp với dáng vẻ của cô. Theresa thì xấu xí đến tai hại. Sự thực, ông bà De Fosse rất xấu hổ về người con gái lớn của họ. Nếu Theresa chỉ xấu vừa phải thôi thì họ đã gửi cô tới một bác sĩ chỉnh hình để cái mũi của cô ngắn lại, đưa cái cằm của cô ra phía trước hay chỉnh cho hai mắt cô cùng nhìn vào một điểm. Nhưng vấn đề là mọi đường nét ở cô đều lệch lạc. Mọi thứ đều đặt không đúng chỗ, cứ như một diễn viên hề làm biến dạng khuôn mặt để gây cười.
Nhưng nếu Chúa đã lừa cô về hình dáng bên ngoài, thì người lại đền bù bằng cách ban cho cô một món quà đáng kể. Theresa có giọng hát của một thiên thần.
Giọng cô được chú ý ngay trong lần đầu tiên cô hát ở đội đồng ca nhà thờ. Giáo dân ngạc nhiên nghe chất giọng trong trẻo, thuần khiết bay ra từ đứa trẻ.
Theresa càng lớn, giọng cô càng mượt mà. Cô được giao toàn bộ phần hát lĩnh xướng của nhà thờ song Theresa thấy xấu hổ với ngoại hình của mình mỗi khi phải đứng tách riêng ra lĩnh xướng.
Ở trường học, Monique có tất cả bạn bè. Trai cũng như gái đều kéo bầy kéo đàn đến với cô. Họ muốn được chơi cùng, cô, muốn được người khác nhìn thấy họ ở bên cô. Cô được mời có mặt ở mọi buổi liên hoan. Theresa cũng được mời, nhưng luôn quá muộn, như một sự hoàn thành nghĩa vụ xã hội và Theresa đau đớn cảm nhận điều đó – Ô, Renee! Em không thể chỉ mời một trong hai đứa trẻ nhà De Fosse mà không mời đứa kia. Thế sẽ là mất lịch sự.
Monique rất xấu hổ có một bà chị xấu xí, còn cho rằng dầu sao bà chị cũng làm ảnh hưởng tới mình.
– Ông bà De Fosse đối xử đúng mực với cô con gái lớn. Họ hoàn thành nghĩa vụ bậc cha mẹ một cách kỹ càng nhưng rõ ràng, người mà họ yêu chiều vẫn là Monique. Cái điều mà Theresa luôn khao khát thì cô lại không được đó là tình yêu thương.
Theresa là đứa trẻ ngoan ngoãn, sẵn sàng và mong muốn được làm hài lòng mọi người, một học trò giỏi, yêu nhạc, yêu lịch sử, ngôn ngữ, và rất chăm chỉ.
Các thầy cô giáo, đám gia nhân và người dân thị trấn ai nấy đều xót xa cho cô.
Như lời một thương gia khi cô rời cửa hiệu ông ta.
– Chúa đã không để ý khi tạo ra con bé.
Nhà thờ là nơi duy nhất Theresa tìm thấy tình người. Linh mục thương cô, Chúa Giêsu thương cô. Sáng sáng, cô đi lễ Met và làm dấu mười bốn bận. Quý trong nhà thờ mái vòm lạnh lẽo, cô cảm thấy sự hiện diện của Chúa. Khi hát, Theresa tràn ngập cảm giác hy vọng và cảm nhận được điều kỳ diệu nào đó sẽ đến với mình. Đó là điều duy nhất khiến cô còn chịu đụng nổi cuộc sống.
Theresa không bao giờ lộ ra nỗi bất hạnh của mình cho cha mẹ hay em gái biết, vì không muốn họ phiền lòng. Cô cũng giữ kín trong lòng mình điều bí mật rằng Chúa yêu cô biết bao và cô cũng yêu Chúa nhường nào.
Theresa yêu em gái mình. Họ cùng chơi bên nhau ngoài khu đất quanh lâu đài và cô thường để Monique thắng trong các trò chơi. Họ cùng đi thám hiểm theo những bậc đá trơn tuột trổ vào sườn núi dẫn xuống làng Eze phía dưới, và lang thang dọc theo các đường phố hẹp đầy cửa hiệu, xem các nghệ sĩ bán tác phẩm của họ.
Khi hai cô gái bước sang tuổi học trò, lời tiên đoán của mọi người đã thành sự thật. Monique càng trở nên xinh đẹp hơn và đám con trai vây bọc lấy cô, trong khi Theresa có rất ít bạn. Cô thường ở nhà may vá, đọc sách một mình.
Hôm đó, khi đi qua phòng khách, Theresa nghe thấy cha mẹ đang bàn luận về mình.
– Rồi nó sẽ thành gái già. Chúng ta sẽ phải cưu mang nó cả đời.
– Theresa sẽ tìm được một người. Tính tình con bé rất dịu dàng.
– Đó không phải là cái mà thanh niên ngày nay quan tâm. Chúng cần đứa nào làm chúng sung sướng trên giường kia.
Theresa chạy trốn.
Theresa vẫn hát trong nhà thờ vào các chủ nhật và bởi thế, một sự kiện đã đến, hứa hẹn làm thay đổi cuộc đời cô. Trong giáo đoàn, có bà Neff, dì ruột của vị giám đốc đài phát thanh Nice.
Một buổi sáng chủ nhật bà ở lại nói chuyện với Theresa.
– Này cô bé, cô đang phung phí đời mình ở đây. Cô có một giọng hát khác thường nên phải biết tận dụng nó.
– Cháu đang tận dụng nó đây. Cháu...
– Tôi không định nói về... - Bà nhìn quanh nhà thờ... - chỗ này. Tôi muốn nói là phải sử dụng giọng hát một cách chuyên nghiệp. Khi nghe cô hát, tôi tự hào vì mình đã tìm ra một tài năng. Tôi muốn cô hát cho cháu tôi nghe. Cậu ấy có thể đưa cô lên Radio. Cô có muốn thế không?
– Cháu... cháu không biết. - Ý nghĩ đó khiến cô hoảng sợ.
– Về bàn với gia đình xem sao.
– Mẹ nghĩ đó là một điều tuyệt vời. - Mẹ cô nói.
– Điều đó có thể tốt cho con. Cha cô gật gù.
Nhưng chính Monique lại có ý ngăn cản điều đó. Chị không phải là người hát chuyên nghiệp, - cô nói. Chị đừng tự làm trò cười cho thiên hạ.
Điều đó chẳng có liên quan chút nào với lý do cô ta ngăn cản người chị.
Monique sợ Theresa có thể thành công. Hiện tại, cô ta luôn được mọi người chú ý. Thật không công bằng, Monique nghĩ, khi Chúa lại ban cho Theresa giọng hát tuyệt vời như thế. Nếu chị ấy trở nên nổi tiếng thì sao Mình sẽ bị ra rìa, bị lu mờ. Vì thế, Monique tìm mọi cách để chị mình không đi thử giọng.
Nhưng chủ nhật sau, bà Neff vẫn giữ Theresa lại và bảo:
– Tôi đã nói chuyện với cháu tôi. Cậu ấy sẵn lòng để cho cô thử giọng, và sẽ đợi cô vào ba giờ chiều thứ tư.
Thế là thứ tư tuần đó, một cô Theresa hết sức sợ hãi đã xuất hiện ở đài phát thanh tại Nice và đến gặp giám đốc!
– Tôi là Louis Bonnet. - Anh ta nói cụt lủn. - Tôi sẽ dành cho cô dăm phút.
Sự xuất hiện của một Theresa bằng xương bằng thịt chỉ khẳng định thêm nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của anh ta.
Bà dì cũng đã từng gửi đến đây những tài năng mặt mũi thế này.
Phải bảo bà ấy mới được. Nhung anh ta biết mình không dám. Vấn đề ở chỗ bà dì rất giàu và anh ta lại là người thừa kế duy nhất.
Theresa theo Louis Bonnet đi qua một hành lang hẹp dẫn vào một buồng phát thanh nhỏ.
– Cô đã bao giờ hát trên sóng phát thanh chưa?
Chưa ạ, thưa ngài. - Chiếc áo khoác của cô ướt đẫm mồ hôi. Sao mình lại đem thân vào chốn này?
Theresa tự hỏi. Cô đang trong cơn hoảng sợ, chỉ chực chạy trốn.
Bonnet để cô ngồi trước chiếc micro. Hôm nay, không có người chơi piano nào ở đây cho nên cô sẽ phải hát một cappella. Cô có biết nó là gì không?
– Dạ có, thưa ngài.
– Tuyệt! - Anh ta tự hỏi, không phải lần đầu, rằng chẳng biết bà dì có đủ giàu cho bõ công mình làm những cuộc thử giọng ngu xuẩn này không?
Tôi sẽ ở phòng điều khiển. Cô có đủ thời gian để hát một bàl.
– Thưa ngài, tôi sẽ phải...
Anh ta đã đi khuất, Theresa ngồi một mình trong phòng, nhìn chằm chằm vào micro. Cô không biết mình sẽ hát bài gì. Hãy đi gặp anh ta. - Bà dì anh ta đã nói thế. - Đài phát thanh có chương trình ca nhạc vào các tối thử bảy... Mình phải thoát khỏi đây thôi.
Giọng của Louis từ đâu phát ra:
– Tôi không có cả một ngày trời đâu.
– Xin lỗi. Tôi không thể....
Nhưng anh chàng giám đốc đã quyết định trừng phạt cô vì tội đã làm mất thời gian.
– Vài nốt thôi, - anh ta khăng khăng đòi. Đủ để anh ta có thể nói lại với bà dì rằng cô gái này ngu xuẩn tới mức nào. Có thể nhờ đó mà cản được bà ta thôi đưa tới đây những người được bà bảo hộ.
– Tôi đợi đây Anh ta ngả lưng vào ghế, châm một điếu Gitaule. Bốn tiếng nữa mới phải đi.
Yvette vẫn sẽ đợi. Anh sẽ có thời gian vào phòng cô, trước khi về nhà với vợ mình. Có khi còn kịp để...
Anh ta chợt nghe thấy, và không thể tin vào tai mình. Một giọng hát ngọt ngào, trong vắt đến... lạnh cả sống lưng. Một giọng hát đầy ước mơ và khát vọng, về sự cô đơn và nỗi tuyệt vọng, về những tình yêu đã mất và những giấc mơ đã chết... Giọng hát khiến anh ta trào nước mắt. Nó khuấy động những ẩn giấu trong sâu thẳm mà bấy lâu anh ta tưởng chúng đã chết. Đây là tất cả những gì anh ta có thể thất lên. Giêsu Kitô! Nàng ở đâu ra vậy?
Một nhân viên phụ trách máy bước vào buồng chỉ huy từ lúc nào, đang đứng nghe như bị thôi miên. Cánh cửa buồng lại mở ra và những người bị giọng hát cuốn hút lũ lượt kéo nhau vào. Họ đứng chết lặng khi nghe những âm thanh xé lòng từ một trái tim tuyệt vọng đang gào thét đòi tình thương. Trong phòng tịnh không còn tiếng động nào khác.
Khi bài hát kết thúc, sự tĩnh mịch còn kéo dài mãi. Cuối cùng, một phụ nữ cất tiếng:
– Bất kể cô ta là ai, không được để giọng hát này “thoát”.
Louis Bonnet vội vã đi sang phòng phát thanh. Theresa đang nhấp nhỏm đợi được về:
– Xin lỗi vì tôi ngồi lâu quá. Ngài hiểu cho, tôi chưa bao giờ.. – Nào, ngồi xuống đã, Maria.
– Tôi là Theresa.
– Xin lỗi cô. - Anh ta hít thật sâu. - Chúng tôi có chương trình ca nhạc vào các đêm thứ bảy.
– Tôi biết. Tôi vẫn thường nghe.
– Cô đồng ý hát trên chương trình ấy nhé!
Theresa tròn mắt nhìn anh ta, không thể tin vào điều vừa nghe thấy... – Ngài nói... ngài muốn... thuê tôi?
Bắt đầu từ tuần này. Chúng tôi sẽ trả thù lao ở mức tối thiểu. Nhưng với cô, đó sẽ là một khoản thu nhập lớn đấy!
Điều đó hầu như tốt đẹp đến khó tin. Họ sẽ trả tiền cho mình hát.
– Thuê chị ấy à? Bao nhiêu cơ? - Monique hỏi.
– Chị không biết. Chị không quan tâm. - Điều quan trọng là có người cần đến mình. Theresa định nói thế nhưng rồi kìm lại được.
– Một điều kỳ diệu. Vậy là con được lên đài. - Cha cô nói.
Mẹ cô đã sắp đặt xong các kế hoạch:
– Tất cả bạn bè của chúng ta sẽ được nghe và họ sẽ phải gửi thư đến nói rằng con hát hay làm sao.
Theresa nhìn Monique, đợi cô em gái nói:
Mẹ không phải làm thế. Chị Theresa hát rất hay.
Nhưng Monique không nói gì. Chuyện ấy sẽ sụp đổ nhanh chóng là điều cô ta đang nghĩ.
Monique đã nhầm.
– Tối thứ bảy tại đài phát thanh, Theresa thấy sợ hãi.
Hãy tin tôi! Louis Bonnet trấn an cô. - Hoàn toàn bình thường thôi. Tất cả các nghệ sĩ đều qua đây cả mà.
Họ đang ngồi chờ ở một phòng nhỏ màu xanh dành cho các diễn viên.
– Cô sắp sửa khiến cho tất cả người nghe xúc động.
– Tôi sắp lên cơn sốt thì đúng hơn.
Không còn thời gian đâu. Cô sẽ diễn sau hai phút nữa.
Chiều hôm đó Theresa đã tập dượt vớl dàn nhạc nhỏ sẽ đệm cho cô. Buổi tập thật không bình thường. Căn phòng chật ních các nhân viên của đài, những người đã được nghe về cô gái trẻ có giọng hát ngoài sức tưởng tượng. Không một ai nghi ngờ rằng họ đang chứng kiến sự ra đời của một ngôi sao.
– Thật đáng tiếc, cô bé xinh không được nhiều. Giám đốc sân khấu chép miệng. - Nhưng chỉ nghe trên đài thì cũng chẳng ảnh hưởng gì...
Buổi biểu diễn tối đó của Theresa thật tuyệt vời. Cô thấy mình chưa bao giờ lại được hát như thế. Ai biết được những gì rồi sẽ đến với mình? Cô có thể trở nên nổi tiếng và đàn ông sẽ quỳ dưới chân cô, cầu xin cô lấy họ, như họ đã cầu xin Monique.
Như đọc được ý nghĩ của cô, Monique nói:
– Em rất mừng cho chị, nhưng đừng để chuyện đó cuốn chị đi. Những thứ này chẳng bền đâu.
Sẽ bền, Theresa hạnh phúc nghĩ cuối cùng mình đã được làm người, một con người như mọi con người.
Sáng thứ hai, một cú điện thoại đường dài gọi đến cho Theresa.
– Chắc hẳn thằng cha nào đó đùa cợt. - Cha cô bảo. Hắn nói hắn là Jacques Raimu.
Một giám đốc sân khấu sáng chói nhất nước Pháp. Theresa thận trọng nhấc máy.
– Alô!
– Cô De Fosse đấy ạ?
– Vâng.
– Theresa De Fosse phải không?
– Vâng, tôi đây.
– Jacques Raimu đây. Tôi đã được nghe chương trình của cô trên đài vào tối thứ bảy. Cô chính là người tôi đang tìm.
– Tôi... Tôi không hiểu.
– Tôi đang dựng vở tại nhà hát kịch Comédie Francaise, một vở ca kịch. Tôi đang tìm một người có giọng hát như cô. Nói thật là không thể có giọng hát nào giống được cô. Ai đang phụ trách cô đấy?
– Phụ trách tôi ấy à? Tôi... không có ai phụ trách tôi cả.
– Vậy tôi sẽ tới và chúng ta sẽ thỏa thuận cụ thể.
– Ngài Raimu... tôi... tôi không được xinh đâu. - Thật đau đớn cho cô phải nói ra điều đó, nhưng cô hiểu là không có cách nào khác. Không được để ông ta mong đợi hão huyền.
Ông cười:
– Cô sẽ xinh đẹp khi ta thỏa thuận xong. Nhà hát là tạo dựng. Nghệ thuật hóa trang sân khấu có thể làm mọi ma thuật mà người ta không thể tin được.
– Nhưng...
– Mai tôi sẽ gặp cô.
Một giấc mơ trên đỉnh cao của sự kỳ diệu. Được làm ngôi sao trong một vở kịch của Raimu?
– Bố sẽ thỏa thuận trực tiếp với. ông ta. - Cha cô nói. - Con phải cẩn thận khi tiếp xúc với một người của nhà hát.
– Bố mẹ sẽ mua cho con một cái váy mới. - Mẹ cô nói. Và mẹ sẽ mời ông ta ăn cơm tối.
Monique im lặng. Đến nước này thì không thể chịu nổi nữa. Không thể nghĩ được rằng chị cô lại đang trở thành một ngôi sao. Có lẽ, còn một cách để...
Monique đã sắp xếp để cô là người đầu tiên xuống thang khi Raimu đến nhà De Fosse chiều hôm đó. Cô gái trẻ trung và xinh đẹp tới mức tim ông muốn nhảy ra ngoài. Để đón ông, cô ta mặc chiếc áo dài buổi chiều màu trắng giản dị, làm nổi bật thân hình tuyệt vời.
Lạy Chúa, ông ta nghĩ. Hình dáng này với cái giọng ấy! Côgái hoàn hảo thật. Cô ấy sẽ trở thành ngôi sao vĩ đại.
– Tôi không thể nói hết niềm vinh hạnh được gặp cô. - Raimu nói.
– Tôi rất sung sướng được gặp ngài. Tôi là một người cực kỳ hâm mộ ngài.
Thưa ngài Raimu - Monique cười nồng hậu.
– Hay lắm. Rồi chúng ta sẽ rất hợp nhau trong công việc Tôi mang theo đây một kịch bản. Đó là một câu chuyện tình rất thơ mộng, tôi nghĩ là...
Đúng khoảnh khắc ấy Theresa bước vào phòng. Cô vận chiếc váy mới, nhưng trông thật ngượng ngập. Nhìn thấy Jacques Raimu, cô dừng lại.
– Ôi xin chào. Tôi không biết ngài ở đây. Tôi định nói là... ngài tới sớm.
Ông nhìn Monique dò hỏi.
– Đây là chị tôi, chị Theresa. - Monique nói.
Cả hai đều thấy được ấn tượng dữ dội qua sự thay đổi nét mặt của ông ta. Nó chuyển từ trạng thái sốc sang thất vọng, rồi là kinh tởm.
– Cô là cô ca sĩ đó?
– Vâng.
Ông quay sang Monique:
– Thế cô là...
Monique cười vẻ ngây thơ, nói:
– Tôi là em gái chị Theresa.
Raimu quay sang xem xét lại Theresa, rồi lắc đầu.
– Rất lấy làm tiếc, - ông nói với Theresa. - Cô quá... - ông lúng túng tìm chữ.
– Cô quá trẻ. Nếu cô thứ lỗi, tôi sẽ trở về Paris.
Và họ đứng đó nhìn ông bước ra cửa.
Ăn tiền rồi, Monique hân hoan. Ăn tiền rồi.
Theresa không tham gia thêm buổi phát sóng nào nữa. Louis Bonnet nài nỉ cô trở lại, nhưng nỗi đau đớn quá lớn khiến cô khước từ.
Nhìn thấy em gái mình rồi, Theresa nghĩ, thì còn ai dám cần đến mình nữa Mình thảm hại quá.
Chừng nào còn sống, Theresa sẽ còn không quên được cái ánh mắt và vẻ mặt Jacques Raimu.
Chỉ tại mình mơ mộng ngu ngốc. Theresa tự nhủ. Đó là Chúa phạt mình đấy mà.
Sau đó, Theresa chỉ hát trong nhà thờ, và ngày càng trở nên cô đơn hơn bao giờ hết.
Mười năm tiếp theo, Monique xinh đẹp chối bỏ hàng chục lời cầu hôn.
Nào là con trai thị trưởng, con chủ nhà băng, bác sĩ... nào là con các nhà buôn giàu có. Dập dìu quanh cô có từ các chàng trai trẻ vừa mới ra trường tới các vị có danh tiếng, thành đạt ở tuổi bốn mươi, năm mươi. Họ là những người giàu hay kẻ nghèo, già nua hay trẻ trung, đẹp mã hay xấu xí, có học hoặc vô học.
Đáp lại tất cả họ, Monique nới không!
– Thế con muốn tìm cái gì? - Cha cô chán nản hỏi.
– Cha à, ở đây người nào cũng nhạt nhẽo. Eze quả là nơi nghèo nàn. Hoàng tử trong mơ của con ở Paris kia.
Làm theo bổn phận, ông gửi cô con gái tới Paris. Và đành phải cho Theresa đi cùng em gái.
Mỗi cô đi thăm Paris theo cách riêng của mình.
Monique tham dự các buổi dạ hội từ thiện và các bữa tiệc đầy hấp dẫn, dùng trà với những đàn ông danh giá Theresa thì đi thăm bảo tàng Les Invalldes và bảo tàng Louvre. Monique đến các cuộc đua ngựa ở Longchamp hay các hội hè ở Malmaison. Theresa thì tới Notre Dame cầu nguyện và thả bộ theo con đường rợp bóng dọc kênh đào St. Martin. Monique đến nhà hàng Maxim hay Moulin Rouge, trong khi Theresa thơ thẩn dạo quanh bến cảng, tạt vào các hiệu sách, dừng chân ở nhà thờ thánh Dems. Theresa thích Paris, còn Monique, xét về mọi góc độ, chuyến đi thật là thất bại.
Khi họ trở về, Monique bảo với cha:
– Không thể tìm thấy một người nào mà con muốn cưới.
Không gặp được một ai khiến con thấy hấp dẫn sao?
– Không hoàn toàn thế. Có một chàng trai đưa con tới nhà hàng Maxim. Cha hắn là chủ các mỏ than.
– Trông anh ta thế nào? - Mẹ cô háo hức.
– Ờ, hắn ta rất giàu, rất đẹp trai, rất lịch sự và rất chiều chuộng con.
– Anh ta có cầu xin con cưới anh ta không?
– Cứ mười phút lại hỏi một lần. Cuối cùng đơn giản là con từ chối gặp lại hắn.
Mẹ cô nhìn cô ngạc nhiên:
– Sao lại thế?
– Bởi vì tất cả câu chuyện hắn nói ra chỉ là về than than rải đường, than cục, than xám. Nhạt nhẽo, thật là nhạt nhẽo.
Năm sau, Monique quyết định rằng cô phải trở lại Paris.
– Chị sẽ đi gói đồ của chị. - Theresa nói.
– Không Lần này em sẽ đi một mình. - Monique lắc đầu Vì thế, trong khi Monique đi Paris, Theresa ở nhà và sáng sáng lại vào nhà thờ cầu nguyện cho em gái mình sẽ tìm được một hoàng tử xứng đáng. Rồi một hôm, phép mầu nhiệm đến. Mầu nhiệm bởi nó đến chính với Theresa chứ không là ai khác. Hoàng tử đó có tên là Raoul Givradot.
Vào một chủ nhật, anh đến nhà thờ và nghe cô hát.
Anh chưa từng được nghe một giọng hát như thế. Mìnhphải gặp cô ấy, anh tự nhủ.
Sáng hôm sau, khi Theresa dừng lại ở cửa hàng tạp hóa trong làng mua ít vải thì Raoul Givradot đang đứng sau quầy hàng.
– Ca sĩ?
Cô nhìn anh, lúng túng.
– Xin... xin lỗi!
– Hôm qua tôi được nghe cô hát trong nhà thờ, thật tuyệt.
Anh đẹp trai, cao lớn, với đôi mắt sẫm tỏa sáng và đôi môi ướt mọng đáng yêu. Anh ngoài ba mươi, hơn Theresa độ một hai tuổi.
Theresa sững sốt trước ngoại hình của anh, tới nước chỉ còn lắp ba lắp bắp.
Cô nhìn anh, tim dập thình thịch.
– Ca... Cảm ơn... tôi... tôi muốn mua ba thước vải mushin.
– Rất sung sướng được phục vụ cô, mời cô sang bên này. - Raoul cười.
Theresa bỗng thấy mê mẩn trước sự hiện diện của chàng trai, với thân hình đẹp đẽ, và hơi hướng đàn ông bao quanh anh.
Khi Raoul đang gói ba thước vải lại cô mới dám hỏi:
– Anh môi... anh mới tới đây phải không?
Anh nhìn cô. Nụ cười của anh làm cô run bắn lên.
– Tôi tới Eze được vài ngày rồi. Dì tôi là chủ hiệu này. Bà ấy cần được giúp đỡ và tôi nghĩ rằng mình sẽ làm việc ở đây một thời gian.
Một thời gian là bao nhiêu? Theresa thấy mình tự đặt câu hỏi ấy..
– Lẽ ra cô phải là ca sĩ chuyên nghiệp mới đúng. - Raoul bảo.
Theresa nhớ đến ấn tượng trên nét mặt Raimu khi ông nhìn thấy cô. Không, cô sẽ chẳng mạo hiểm thò mặt ra nữa.
– Cảm ơn - Theresa lẩm bẩm.. Trước vẻ bối rối và ngượng ngập của cô, Raoul cố kéo cô vào câu chuyện.
– Tôi chưa từng tới Eze. Một thị trấn xinh đẹp đấy.
– Dạ. - Theresa ấp úng.:
– Cô sinh ra ở đây?
– Vâng.
– Cô có yêu nó không?
– Có Theresa cầm gói vải, chạy biến đi.
Hôm sau, cô tìm được lý do để trở lại cửa hàng. Cô đã thức tới nửa đêm để chuẩn bị những câu chuyện cô sắp nói với Raoul.
Tôi rất mừng vì anh thích Eze...
Tu viện này có từ thế kỷ Mười bốn, anh biết không?
Anh đã bao giờ tới Saint-Paulđe-Vence chưa? ở đó có một nhà thờ đáng yêu...
Tôi rất thích Monte Carlo, anh thấy thế nào?
Thật tuyệt vời khi được ở đó. Thỉnh thoảng em gái tôi và tôi lái xe xuống Granđe Corniche và đi nhà hát Fort Antoine. Anh có biết cái nhà hát ấy không?
Đó là nhà hát ngoài trời...
Anh có biết Nice một thời được gọi là Nikaia? Ồ, anh không biết? Đúng thế đấy. Trước đây, những người Hy Lạp đã từng ở đó. Nice có một bảo tàng hài cốt những người thượng cổ sống cách đây ba ngàn năm, điều đó thú vị nhỉ?
Theresa tự trang bị hàng chục câu chuyện mào đầu. Thật không may, khoảnh khắc cô bước vào cửa hiệu và nhìn thấy Raoul, mọi thứ vụt bay hết. Cô chỉ đứng chôn chân nhìn anh, không nói được lời nào.
– Chào, - Raoul vui vẻ nói. - Thật vui được gặp lại cô, cô DeFosse.
– Cảm ơn, - cô thấy mình thật ngốc nghếch. Mình ba mươi tuổi rồi đấy, cô nghĩ thầm, thế mà mình lại đang hành động như ở tuổi học trò. Dừng lại ngay.
Nhưng cô không thể dừng lại được.
– Hôm nay tôi có thể giúp gì cho cô?
– Tôi cần... cần thêm muslin.
Cái thứ cuối cùng cô cần đến.
Cô nhìn Raoul khi anh đi lấy cuộn vải, khi anh đặt cuộn vải lên quầy và trải ra đo.
– Cô cần bao nhiêu?
– Anh đã có gia đình chưa? - Cô định nói hai mét nhưng lại bật ra câu này.
Anh ngẩng lên nhìn cô với nụ cười nồng hậu trên khuôn mặt.
– Chưa, tôi chưa được làm kẻ may mắn đó. Anh đáp.
Anh sắp sửa thôi, Theresa nghĩ, ngay khi Monique từParis trở về.
Monique sẽ yêu thích người đàn ông này. Họ thật hoàn hảo cho nhau. Cứ nghĩ tới phản ứng của Monique khi gặp Raoul, Theresa tràn đầy vui sướng. Có.
một cậu em rể như Raoul Givradot cũng thật thú vị.
Hôm sau, khi Theresa đi qua cửa hiệu, Raoul nhìn thấy bóng cô vội vàng chạy ra.
– Xin chào cô. Tôi sắp được nghỉ. Nếu cô rỗi, mong cô bằng lòng dùng trà cùng tôi.
– Tôi... tôi... vâng, cảm ơn anh.
Theresa như cứng lưỡi trước anh, còn Raoul thì làm mọi thứ có thể để cô được tự nhiên, thoải mái và liền sau đó, Theresa thấy mình đang nói với con người lạ này những điều mà cô chẳngbao giờ nói với ai - về sự cô đơn.
– Đám đông có thể càng làm người ta cô đơn hơn. - Theresa nói. - Tôi luôn cảm thấy mình như một ốc đảo trong biển người.
– Tôi hiểu, - anh cười.
– Ồ, nhưng chắc anh phải có nhiều bạn lắm.
– Chỉ quen biết thôi. Suy cho cùng, có ai thật sự là nhiều bạn đâu.
Dường như cô đang nói chuyện với bóng hình mình trong gương.
Một giờ đồng hồ qua đi rất nhanh, đã đến lúc Raoul phải trở về với công việc.
– Cô có vui lòng dùng bữa trưa ngày mai cùng tôi? - Khi họ đứng dậy, Raoul hỏi.
Anh ta tốt bụng, tất nhiên là vậy. Theresa biết rằng chẳng người đàn ông nào có thể cảm thấy cô hấp dẫn, đặc biệt một chàng trai hào hoa phong nhã như Raoul Givradot. Cô tin rằng anh tốt với tất cả mọi người.
– Tôi rất vui lòng. - Theresa nói.
Hôm sau, khi cô tới, Raoul vui như trẻ con.
– Tôi được nghỉ cả buổi chiều. Nếu cô không quá bận, sao ta không phóng xuống Nice nhỉ?
Họ lao xe theo con đường dốc dọc Moyenne Corniche. Thành phố trải ra như một tấm thảm diệu kỳ phía dưới họ. Theresa dựa vào ghế, nghĩ Mình chưa từng được hạnh phúc như thế này. Rồi cô thấy như có lỗi. Mình đang hạnh phúc thay cho Moniquẹ. Từ Paris, Momque sẽ trở về vào ngày hôm sau và Raoul sẽ là món quà Theresa dâng cho em gái mình. Cô cũng đủ thực tế để biết rằng những Raoul này sinh ra trên đời không phải dành cho mình. Cô đã đón nhận đủ đau đớn trong đời và từ lâu đã biết cái gì là có và cái gì là không thể. Người đàn ông đẹp trai đang ngồi bên cô là một giấc mơ mà cô không được phép mơ tới.
Họ ăn trưa ở Le Chanteler, trong khách sạn Negresco tại Nice. Đó là một bữa ăn tuyệt vời, nhưng sau đó thì Theresa không nhớ nổi mình đã ăn những gì Hình như cô và Raoul không hề dừng cuộc chuyện trò Họ có rất nhiều thứ để giãi bày với nhau. Raoul dí dỏm, duyên dáng, và tự nhiên. Anh thấy cô quyến rũ. Thật sự quyến rũ. Anh hỏi cô nhiều điều và chăm chú nghe cô bày tỏ. Họ đồng nhất hầu hết về mọi chuyện, cứ như họ đã là bạn tâm tình của nhau hàng năm nay. Nếu Theresa có chút hối tiếc nào về điều gì sắp đến, cô kiên quyết gạt ngay nó ra khỏi đầu.
– Anh có vui lòng tới dùng bữa tối với chúng tôi vào ngày mai không? Em gái tôi sẽ từ Paris trở về. Tôi muốn anh biết cô ấy.
– Tôi rất sung sướng, Theresa.
Hôm sau, khi Monique trở về, Theresa không thể kìm được câu hỏi:
– Em đã tìm được chàng trai nào thú vị ở Paris chưa? - Rồi cô nín thở chờ câu trả lời.
– Lại vẫn những người nhạt nhẽo ấy, - Momque đáp. Vậy là Chúa đã định.
– Chị dã mời một người tới dự bữa tối nay. Chị nghĩ em sẽ thích anh ta. - Theresa nói.
Mình sẽ không bao giờ để cho ai biết mình thích anh ấy như thế nào. Theresa nghĩ.
Đúng bảy giờ ba mươi tối hôm đó, người quản gia đưa Raoul Givradot vào phòng khách, nơi mà Theresa, Monique và cha mẹ họ đang chờ đợi.
– Đây là mẹ tôi và cha tôi, thưa ngài Raoul Givradot.
– Xin chào ông bà.
– Và em gái tôi, Monique. - Theresa hít sâu một hơi.
– Xin chào ông. - Biểu hiện của Monique là lịch sự, không có gì hơn.
Theresa nhìn Raoul, hy vọng anh ta bị choáng váng trước vẻ đẹp của Monique.
– Rất hân hạnh! - Chỉ là vẻ lịch sự.
Theresa nín thở đợi những ánh mắt mà cô nghĩ và tin là sẽ bay qua bay lại giữa hai người. Nhưng Raoul đang nhìn Theresa.
– Đêm nay cô trông đáng yêu làm sao, Theresa.
– Cảm... cảm ơn. - Cô đỏ mặt nói lắp bắp.
Mọi sự tối hôm đó đều đảo lộn. Ý định đưa Monique và Raoul đến với nhau, để được xem họ cưới nhau, để có một cậu em rể như Raoul - thậm chí không có cả dấu hiệu nảy nở. Khó mà tin là mọi chú ý của Raoul lại chỉ dành cho Theresa. Nó như một điều kỳ diệu trong mơ đang biến thành sự thực. Cô thấy mình là Cinderella, cô gái xấu xí mà hoàng tử đã chọn để cầu hôn. Điều đó không thực, nhưng lại đang xảy ra, mà Theresa thấy mình đang cố sức chống lại. Cô thật sự muốn chống lại Raoul và sự quyến rũ của anh, bởi cô hiểu điều đó tốt đẹp quá mức, đến phi lý và cô hoảng sợ ngỡ như sự đau đớn lại xảy ra lần nữa. Suốt những năm qua cô đã giấu kín tình cảm của mình, bảo vệ mình khỏi nỗi đau đớn đến tột cùng vì sự chối bỏ. Giờ đây, theo bản năng, cô lại cố sức làm điều đó.
– Tôi đã nghe con gái ông bà hát, - Raoul nói, thật vô cùng kỳ diệu.
Theresa thấy mặt mình nóng bừng.
– Mọi người đều ca ngợi giọng hát của chị ấy. - Monique ngọt ngào nói.
– Đó là một buổi tối kỳ ảo, và đỉnh điểm của nó rồi cũng phải đến.
Khi đồ tráng miệng đã được mang đi, Raoul nói với cha mẹ Theresa:
.
– Khu nhà của ông bà trông thật đáng yêu, - rồi anh quay sang Theresa. - xin phép được cô đưa đi thăm vườn.
Theresa nhìn qua Monique, cố gắng tìm một biểu hiện tình cảm nào đó trên mặt em gái nhưng Monique lại tỏ ra hết sức thờ ơ.
Chắc nó bị mù, bị câm, bị điếc. Theresa nghĩ bụng.
Thế rồi cô nhớ lại những chuyến Monique tới Paris, tới Cannes hay St. Tropez để tìm một hoàng tử hoàn mỹ cho mình nhưng chẳng lần nào gặp được.
Vậy thì đó không phải lỗi của đàn ông, mà là lỗi của em gái mình. Nó đã không hiểu được chính nó cần gì.
– Tôi sẵn lòng. - Theresa quay sang Raoul.
Ra ngoài rồi, cô vẫn không quên “mơ ước” của mình.
– Anh có thích Monique không?
– Cô ấy có vẻ rất đẹp, - Raoul đáp, hãy hỏi tôi thích chị của cô ấy thế nào?
Rồi anh ôm và hôn cô.
Cảm giác đó Theresa chưa một lần có được. Cô run rẩy trong vòng tay anh.
Cảm ơn Chúa, xin cảm tạ Người.
– Tối mai em đi ăn với anh nhé? - Raoul hỏi.
– Vâng. - Theresa thở hổn hển. - Ồ, vâng.
Khi còn có hai chị em, Monique nói:
– Anh ta hình như thật sự thích chị.
– Chị cũng nghĩ thế, - Theresa xấu hổ nói.
– Chị cũng thích anh ấy à?
– Ừ.
– Ồ, hãy cẩn thận, bà chị lớn! - Monique cười to. - Đừng để chuyện ấy chui vào đầu chị.
Quá muộn rồi, Theresa nghĩ bụng. Quá muộn rồi.
Sau đó, ngày nào Theresa và Raoul cũng ở bên nhau.
Monique thường đi cùng với họ. Ba người tới những khu dạo chơi, tới các bãi biển ở Nice và vui đùa ở những khách sạn làm bánh cưới. Họ ăn trưa tại một tiệm nhỏ rất hấp dẫn ở Cap d Antibes, đi thăm nhà thờ Matsise ở Vence.
Họ ăn tối ở lâu đài Chèvre d Or (Dê Vàng) và nhà hàng Thánh Michel nổi tiếng. Có hôm, từ năm giờ sáng cả ba đã cùng tới khu chợ ngoài trời của nông dân, họp kín các đường phố Monte Carlo, mua bánh mì mới, rau và hoa quả.
Những ngày chủ nhật, khi Theresa hát trong nhà thờ, Raoul và Monique thường có mặt Ở đó để nghe và sau đó anh thường xiết chặt Theresa và nói:
– Em đúng là một phép lạ. Anh có thể nghe em hát suốt đời Bốn tuần sau cuộc gặp đầu tiên, Raoul cầu hôn Theresa.
– Anh tin rằng em có thể có bất kỳ người đàn ông nào em muốn, - Raoul nói, nhưng anh sẽ rất sung sướng nếu được em chọn.
Trong một khoảnh khắc khủng khiếp, Theresa nghĩ rằng anh ta đang nhạo báng mình, nhưng trước khi cô kịp nói ra ý nghĩ đó, anh lại tiếp tục – Em yêu, anh phải nói với em rằng anh chưa được biết nhiều phụ nữ, nhưng em là người tế nhị nhất, tài năng nhất, tình cảm nhất...
Mỗi từ như một nốt nhạc bên tai Theresa. Cô muốn cười vang lên. Cô muốn hét to lên. Tôi hạnh phúc biết bao, cô nghĩ, yêu và đượcyêu..
– Em sẽ lấy anh nhé?
Ánh mắt cô đủ nói lên câu trả lời.
Khi Raoul đi rồi, Theresa chạy như bay vào thư viện, nơi em cô, mẹ cô và cha cô đang ngồi uống cà phê.
– Raoul vừa cầu hôn với con, Mặt cô đỏ bừng và hầu như có một vẻ đẹp xuất hiện ở cô Cha mẹ cô như sững ra. Họ có vẻ choáng váng. Chính Monique lên tiếng trước:
– Theresa, chị có chắc là anh ấy không quan tâm tới tiền của gia đình ta không?
Câu nói như một cái tát vào mặt cô.
– Em không định ác ý như thế. - Monique tiếp tục. - Nhưng mọi điều hình như đến quá nhanh.
Theresa quyết định không để bất cứ điều gì cản trở niềm hạnh phúc của mình.
– Chị biết em muốn bảo vệ chị, - cô nói – Nhưng Raoul có tiền. Ông bố có để lại cho anh ấy một gia sản nhỏ. Hơn nữa, anh ấy không ngại phải làm lụng để kiếm sống. Cô cầm tay em gái trong tay mình, vẻ tội nghiệp. - Nào, xin em hãy mừng cho chị, Monique. Chị chưa từng nghĩ là sẽ được biết đến cảm giác này.
Chị hạnh phúc đến có thể chết được.
Thế rồi cả nhà ôm lấy cô và nói họ mừng cho cô biết bao, rồi họ bắt đầu hào hứng bàn về những dự tính cho lễ cưới Sớm tinh mơ hôm sau Theresa tới nhà thờ, quỳ xuống cầu nguyện.
Cảm tạ Người, Cha của con. Cảm tạ Người đã cho con niềm hạnh phúc dường ấy. Con sẽ làm mọi điều để xứng đáng với tình yêu của Người và của Raoul. Amen.
Theresa bước vào hàng bách hóa, đôi chân chơi vơi trên mặt đất, và nói:
– Nếu ngài bằng lòng, tôi sẽ đặt mua một ít vải để may váy cưới.
Raoul cười vang ôm lấy cô trong tay.
– Em sắp là một cô dâu tuyệt đẹp rồi.
Và Theresa hiểu anh định nói gì. Đó là phép mầu nhiệm.
Đám cưới được dự định tổ chức sau đó một tháng tại nhà thờ làng. Tất nhiên Monique sẽ là người phù dâu.
Năm giờ chiều thứ sáu, Theresa nói chuyện lần cuối cùng với Raoul. Mười hai giờ ba mươi ngày thứ bảy, khi cô đang đứng trong phòng làm lễ của nhà thờ đợi chú rể - lúc đó đã chậm ba mươi phút - thì linh mục đến cầm tay kéo cô sang một bên. Theresa ngạc nhiên trước sự xúc động của ông. Tim cô đập mạnh.
– Làm sao vậy, cha? Có chuyện gì? Có chuyện gì xảy ra với Raoul?
– Ôi, con của ta, - linh mục nói, - Theresa yêu quý, tội nghiệp của cha.
– Gì thế, cha? Nói cho con đi? - Cô bắt đầu hoảng sợ.
– Cha, cha vừa mới nhận được tin đây thôi. Raoul...
– Tai nạn? Anh ấy có sao không? - Cô gần như hét lên.
–... đã rời thị trấn sớm hôm nay.
– Anh ấy làm sao? Chắc có chuyện gì khẩn cấp khiến anh ấy phải...
– Anh ta đã cùng... em gái con. Mọi người thấy họ lên chuyến tàu đi Paris.
Căn phòng xoay tít. Không. Theresa nghĩ. Mình không được ngất đi, mình không được tỏ ra bối rối trước Chúa.
Cô chỉ còn nhớ lờ mờ về những gì xảy ra sau đó. Từ xa xôi vọng đến bên cô tiếng linh mục tuyên bố gì đó về lễ cưới, và loáng thoáng nghe thấy tiếng ồn ào trong nhà thờ:
Mẹ Theresa ôm cô con gái, nói:
– Theresa tội nghiệp của mẹ. Em gái con độc ác quá. Mẹ rất đau lòng.
Nhưng Theresa lại bỗng tỉnh táo. Cô biết làm sao để mọi việc trở nên bình thường.
– Đừng buồn mẹ ạ. Con không trách Raoul đã phải lòng Monique đâu. Người đàn ông nào cũng vậy thôi. Đáng ra con phải biết không có người đàn ông nào lại yêu được con.
– Con nói sai rồi. - Cha cô kêu lên. - Con đáng giá bằng mười Monique.
Nhưng sự so sánh của người cha đã quá muộn màng.
– Con muốn về nhà.
Họ đi qua đám đông. Khách khứa trong nhà thờ rẽ sang hai bên nhường lối, lặng lẽ nhìn theo.
Khi về tới lâu đài, Theresa khẽ nói:
– Xin đừng lo cho con. Con hứa với bố mẹ rằng mọi việc sẽ tốt đẹp Rồi cô lên phòng cha lấy ra một lười dao cạo và cứa vào hai cổ tay.
o O o
Khi Theresa mở mắt, bác sĩ riêng và linh mục của làng đang đứng bên giường cô.
– Không - Cô hét lên - Tôi không muốn trở lại Hãy để tôi chết. Để cho tôi chết!
– Tự sát là một trọng tội. Chúa đã cho con cuộc sống, Theresa. Chỉ Người mới có thể quyết định khi nào nó kết thúc. Con còn trẻ. Còn cả cuộc đời phía trước. - Linh mục nói.
– Để làm gì? - Theresa thổn thức. Để chịu đựng hơn nữa? Tôi đã không thể chịu nổi nỗi đau đang phải chịu. Tôi không thể chịu được!
Giêsu đã chịu đựng nỗi đau và đã chết cho tất cả chúng ta. Đừng quay lưng lại với Người. - Ông nhẹ nhàng nói.
Bác sĩ đã khám xong cho cô.
Cô cần nghỉ ngơi. Tôi đã nói với bà nhà cho cô ăn kiêng nhẹ một thời gian, - ông chỉ tay vào cô, - nhưng không có món dao cạo đâu đấy.
Sáng hôm sau Theresa lê ra khỏi giường. Khi cô đi vào phòng khách, mẹ cô nói vẻ cảnh giác:
– Con dậy làm gì thế Bác sĩ bảo...
– Con phải vào nhà thờ. Con cần nới chuyện với Chúa. - Theresa đáp giọng khàn khàn.
– Mẹ sẽ đi với con. - Mẹ cô lưỡng lự.
– Không, con phải đi một mình.
– Nhưng...
– Để cho con nó đi. - Cha cô gật đầu.
Họ nhìn theo cái bóng không hồn chệnh choạng ra khỏi nhà.
– Điều gì sẽ đến với con bé nữa nhỉ? - Mẹ Theresa thì thầm.
– Có trời mà biết.
Cô bước vào nhà thờ quen thuộc, tiến đến trước điện và quỳ xuống:
– Ta đến nhà Người để nói với Người vài điều, hỡi Chúa? Ta khinh bỉ Người vì Người đã sinh ra em ta được xinh đẹp Ta khinh bỉ Người vì Người đã sinh ra ta xấu xí. Ta khinh bỉ Người vì đã để cho em ta mang đi người đàn ông duy nhất mà ta yêu quý. Ta phỉ nhổ vào Người.
Những câu cuối cô nói to tới mức mọi người xung quanh quay cả sang nhìn.
Cô đứng dậy và xiêu vẹo ra khỏi nhà thờ.
Theresa không bao giờ tin rằng lại có một nỗi đau đớn đến thế. Đau đớn đến không thể chịu nổi, đến không thể nghĩ về một điều gì khác, khiến cô mất ăn mất ngủ. Ký ức luôn hiện rõ trong trí óc cô, giống như các cảnh trong một cuốn phim.
Cô nhớ lại ngày cùng Raoul và Monique đi dạo dọc bãi biển ở Nice..
– Trời hôm nay bơi thì tuyệt. – Raoul nói.
– Em cũng muốn thế, nhưng không thể được. - Theresa không biết bơi. - Em sẽ không phiền lòng nếu hai người xuống bơi. Em đợi ở khách sạn nhé.
Và cô đã sung sướng khi thấy Raoul cùng Monique bắt thân nhau dễ dàng thế.
Họ ăn trưa tại một quán trọ gần Cagne. Người hầu bàn nói:
– Món tôm hùm hôm nay đặc biệt ngon.
– Em sẽ ăn món này. à Monique nói. - Theresa tội nghiệp không thể ăn được, tôm cua sẽ làm chị ấy ho rũ rượi.
Ở St. Tropez:
– Anh nhớ cưỡi ngựa quá. Ở nhà thì sáng nào anh cũng đi ngựa. Em có muốn đi với anh không, Theresa?
– Em... Em sợ không được, Raoul.
– Em sẵn lòng đi cùng anh, - Monique nói:
– Em cũng thích cưỡi ngựa.
Thế là họ đi suốt buổi sáng.
Có hàng trăm bằng chứng, nhưng cô đã quên hết cả. Cô bị mù lòa, bởi cô muốn thế. Những ánh mắt mà Raoul và Monique trao cho nhau, những đụng chạm vô tình, những tiếng thì thầm và những chuỗi cười.
Sao mình lại ngu ngốc đến thế nhỉ?
Đêm đến, khi Theresa cố chợp được mắt thì lại nằm mơ. Nhưng giấc mơ luôn khác nhau, nhưng cũng luôn giống nhau. , Raoul và Monique đang làm tình trên sàn, trần truồng. Và con tàu đang chạy qua chiếc cầu nhỏ bắc ngang hẻm núi. Chiếc cầu bỗng dưng sập xuống và tất cả, con người lẫn con tàu, đều lao xuống vực thẳm.
Raoul và Monique đang tại phòng khách sạn, trần truồng trên giường. Raoul ném mẩu thuốc lá hút dở xuống đất và căn phòng nổ tung, lửa trườn lên và thui cháy cả hai người, tiếng gào của họ làm Theresa tỉnh giấc.
Từ một đỉnh núi, Raoul và Monique ngã xuống dòng sông, hay chết trong một tai nạn máy bay.
Những giấc mơ luôn khác nhau.
Những giấc mơ luôn giống nhau.
Cha mẹ Theresa hết sức lo ngại. Họ nhìn con gái ngày càng tiều tụy, nhưng không biết làm gì để giúp cô.
Đột nhiên Theresa bắt đầu ăn. Cô ăn luôn mồm. Dường như lúc nào cũng thấy đói. Cô lấy lại được trọng lượng và tiếp tục tăng cân, cho tới khi da dẻ cô hồng hào.
Khi cha mẹ thử nói với cô về nỗi đau lòng, cô bảo:
– Con bây giờ khỏe rồi. Đừng lo cho con.
Theresa lại tiếp tục cuộc sống như chẳng có gì xảy ra. Cô vào phố, đến các cửa hiệu và làm những việc thường làm. Tối tối cô ăn cùng cha mẹ, rồi đọc sách, thêu thùa. Cô đã xây quanh mình một pháo đài vững chắc và khẳng định sẽ không ai có thể chọc thủng nó. Không người đàn ông nào còn dám nhìn mình nữa. Không bao giờ nữa.
Bề ngoài, Theresa có vẻ vui. Bên trong cô đắm chìm trong sâu thẳm cô đơn, tuyệt vọng. Ngay cả khi có mọi người ở xung quanh cô vẫn một mình ngồi trong chiếc ghế cô đơn, trong căn phòng cô đơn, trong ngôi nhà cô đơn và trong thế giới cô đơn.
Khoảng một năm sau, cha cô đi Avila.
– Cha có vài việc phải giải quyết ở đó, - ông nói với Theresa. - Xong là cha sẽ rỗi rãi, sao con không đi với cha. Avila là một thị trấn rất hấp dẫn. Nó sẽ làm con vui vẻ. Hãy lánh xa nơi này một thời gian.
– Không, cảm ơn cha.
– Thôi được, - ông nhìn bà vợ thở dài.
Người quản gia từ ngoài đi vào phòng khách.
– Xin lỗi, cô DeFosse. Bức thư này gửi cho cô, nó vừa tới.
Dù chưa bóc thư, Theresa đã ngập tràn phỏng đoán về một điều kinh khủng đang chập chờn quanh nó.
Bức thư viết:
Theresa, người yêu dấu của anh, Chúa biết anh không có quyền được gọi em là người yêu sau cái điều kinh khủng anh đã làm, nhưng anh xin hứa sẽ bù đắp lại cho em, dù có phải trả bằng cả cuộc đời Anh không biết bắt đầu từ đâu.
Monique đã bỏ đi, để lại đứa con gái hai tháng tuổi. Nói thật ra, anh cảm thấy nhẹ người. Anh phải thú nhận rằng đã phải sống trong địa ngục kể từ ngày rời bỏ em. Anh sẽ không bao giờ hiểu được tại sao mình lại làm điều đó. Dường như anh đã bị bắt đi, bởi một loại bùa mê huyền bí của Monique, nhưng anh biết ngay từ đầu riêng việc anh cưới cô ấy là một sai lầm khủng khiếp. Chính em mới là người anh hằng yêu dấu. Giờ đây anh hiểu rằng chỉ một nơi duy nhất anh có thể tìm được hạnh phúc là ở bên em. Khi em nhận được bức thư này cũng là lúc anh đang trên đường trở về với em.
Anh yêu em và anh vẫn hằng yêu em, Theresa. Vì cuộc sống còn lại của chúng ta, anh cầu xin em tha thứ. Anh muốn...
Theresa không thể đọc hết được bức thư. Cái ý nghĩ gặp lại Raoul và đứa con của anh ta với Monique thật ghê tởm, không thể chịu nổi.
Cô quẳng lá thư xuống đất, điên cuồng.
– Tôi phải đi ngay khỏi đây, - Theresa hét lên, - ngay tối nay, ngay bây giờ, nào, đi nào!
Cha mẹ cô không thể làm cô bình tĩnh trở lại.
– Nếu Raoul tới đây, - cha cô nói, - thì ít nhất con cũng nên nói chuyện với nó.
– Không? Nếu thấy hắn, con sẽ giết hắn. - Cô giật tay cha, nước mắt tuôn trào xuống khuôn mặt, nài nỉ. - Cho con đi với cha. Con sẽ đi bất kỳ nơi nào đủ xa để trốn thoát khỏi Raoul.
– Vì thế, ngay tối hôm đó, Theresa theo cha lên đường đi Avila:
Cha Theresa như quẫn trí trước sự bất hạnh của con gái mình. Ông không phải người dễ đồng cảm, nhưng một năm qua, bằng sự can đảm của mình, Theresa đã giành được ở ông sự cảm phục. Cô ngẩng cao đầu, đối mặt với dân thị trấn, và không một lời phàn nàn. Ông không thể làm gì để an ủi cô. Khi tới Avila, ông nhớ một thời cô dã tìm thấy sự khuây khỏa trong nhà thờ, bèn hỏi:
– Cha Benendo, linh mục ở đây, là một bạn cũ của cha. Có thể ông ấy sẽ giúp được con. Con gặp ông ấy chứ?
– Không, con không có việc gì phải làm với Chúa. Theresa ở khách sạn một mình trong khi cha cô lo việc làm ăn. Khi ông quay lại, cô vẫn trong chiếc ghế ấy, nhìn chằm chằm vào bức tường.
– Theresa, con hãy đến với cha Berrendơ đi.
– Không ạ.
Ông lúng túng không biết làm sao. Cô từ chối rời khỏi phòng khách sạn, từ chối quay về Eze.
Vào phút cuối, linh mục tới thăm Theresa.
– Cha con nói rằng có một thời con đã đi lễ đều đặn.
Theresa nhìn vào cặp mắt của vị linh mục ốm yếu và lạnh lùng nói:
– Tôi không còn thích nữa. Giáo hội chẳng có gì dành cho tôi hết.
Cha Berrendo mỉm cười:
– Giáo hội có vài thứ để dành cho mọi người, con của ta. Giáo hội dành cho chúng ta hy vọng và ước mơ.
– Tôi đã chán ngấy mơ ước rồi.
Ông nắm tay cô trong đôi tay gầy guộc của mình, nhìn thấy những vết sẹo trắng to trên hai cổ tay cô, mờ nhạt như một ý ức xa xưa vậy.
– Chúa không tin như thế. Hãy nói chuyện với Người và Người sẽ chỉ bảo con.
Theresa ngồi yên, mắt dán vào tường và cuối cùng, khi linh mục miễn cưỡng ra khỏi căn phòng, thậm chí cô cũng không biết.
Sáng hôm sau, khi Theresa bước chân vào nhà thờ mái vòm lành lạnh, cái cảm giác bình lặng gần gũi từ xưa bỗng trùm lên cô. Lần cuối, cô đã đến nhà thờ để nguyền rủa Chúa. Một cảm giác hổ thẹn sâu kín dâng lên. Chính là sự yếu mềm trong cô đã phản bội cô, chứ không phải Chúa.
Hãy tha thứ cho con, - cô thì thầm. - Con đã mắc tội. Con đã sống trong sự căm thù. Hãy giúp con. Xin hãy giúp con. Cô nhìn lên và thấy cha Berrenđo đang đứng đó Khi cô cầu nguyện xong, ông đưa cô vào phòng mình ở phía sau phòng làm lễ.
– Con không biết phải làm gì, thưa cha. Con không tin vào bất cứ điều gì nữa. Con đã mất đức tin, - giọng cô dồn nén đầy tuyệt vọng.
– Thế khi còn là một cô bé, con có đức tin không?
– Có, rất nhiều.
– Vậy thì con vẫn có, còn của cha. Đức tin là thực và vĩnh hằng. Mọi điều khác chỉ là tạm thời.
Hôm đó, họ nói chuyện hàng giờ.
Tới quá chiều, khi Theresa trở về, cha cô nói:
– Cha phải quay về Eze. Con đã sẵn sàng chưa?
– Không, thưa cha. Hãy cho con ở lại đây một thời gian.
– Con sẽ thấy thoải mái chứ? - Cha cô ngập ngừng.
– Vâng, thưa cha. Con xin hứa.
Từ đó, ngày nào Theresa và cha Berrendo cũng gặp nhau. Trái tim linh mục hết sức thông cảm với Theresa. Ông thấy cô không phải là một người đàn bà kém hấp dẫn mà chỉ thấy đây là một tinh thần bất hạnh và đẹp đẽ.
Họ nói về Chúa, về tạo hóa, về ý nghĩa của cuộc sống mà cô hầu như không nhận biết được. Theresa bắt đầu bình thường trở lại Một hôm, cha Berrendo nói với cô:
Cái điều mà cha đã nhận được sự đáp lại sâu sắc trong con người cô:
– Con của ta, nếu con không còn tin ở thế giới này nữa, thì con hãy tin vào thế giới tiếp theo. Tin vào thế giới mà Giêsu đang đợi để tiếp nhận con.
Lần đầu tiên kể từ ngày được ấn định là ngày cưới của mình, Theresa bắt đầu cảm thấy thanh thản trở lại Nhà thờ đã trở thành thiên đường của cô, như chính nó đã từng như vậy. Nhưng cô còn nghĩ về tương lai của mình nữa.
– Con không có nơi nào để ra đi.
– Con có thể trở về nhà.
– Không. Con sẽ không bao giờ trở lại đó được nữa. Con không thể giáp mặt Raoul. Con không biết làm gì. Con muốn chạy trốn, nhưng không có chỗ nào để mà trốn!
Cha Berlendo im lặng một lúc lâu. Cuối cùng ông nói:
– Con có thể ở lại đây.
Cô nhìn quanh phòng khách sạn, bối rối.
– Ở đây ấy à?
– Tu viện dòng Cistercian ở cạnh đây. - Ông nhướng người. - Để cha nói cho con biết. Đó là một thế giới bên trong thế giới, nơi mọi người được hiến dâng cho Chúa. Tim Theresa đập rộn.
– Nghe... thật tuyệt.
– Cha phải nói trước với con rằng đó là một trong những dòng tu nghiêm khắc nhất thế giới. Những người được nhận vào phải thề giữ nhân đức, im lặng và ngoan ngoãn. Không có kẻ nào vào đó rồi lại ra.
Nhũng lời đó của cha khiến Theresa run rẩy.
– Con sẽ không bao giờ rời xa nó. Đó chính là nơi con đã cố công tìm kiếm, thưa cha:
Con khinh bỉ cái thế giới con đang tồn tại.
Nhưng cha Berrendo vẫn không hết lo lắng. Ông biết Theresa sẽ phải đối mặt với một cuộc sống khác biệt hoàn toàn những điều cô đã trải qua.
– Sẽ không có đường trở lại, con ạ.
– Con sẽ không bao giờ trở lại.
Sớm hôm sau, cha Berrendo dẫn Theresa tới gặp mẹ Bentina. Ông để hai người nói chuyện.
Khoảnh khắc Theresa bước vào tu viện, cô đã hiểu ra. Kết cuộc, cô hả hê nghĩ, kết cuộc...
Sau cuộc gặp gỡ này, Theresa háo hức gọi điện về cho cha mẹ.
– Mẹ đang rất lo. - Mẹ cô nói. - Khi nào con trở về nhà?
– Con đang ở nhà đây, thưa mẹ.
Ông giám mục Avila làm lễ.
– Lạy Chúa, đấng tạo hóa, xin Người chúc phước trên cô dâu này để cô được phục sức bởi đạo đức Thiên thượng, cầu cho cô gái được đức tin trọn vẹn và sự trung tín không suy suyễn.
Theresa đáp lại:
– Con xin từ bỏ nước ở thế gian này và tất cả mọi sự quyến rũ của nó vì tình yêu thương của Chúa - Đức Giêsu Kitô.
Tôi xin gả người này cho Chúa Giêsu Kitô, con trai của Cha tối cao, xin được nhận dấu ấn của đức Thánh linh để người này được gọi là tân phụ của Đức Chúa trời và nếu người này phụng sự Chúa trung tín thì sẽ được đội mũ Triều thiên đời đời. Hỡi Người đã chiếu cố lựa chọn người này trong sự tương giao vợ chồng như bà Maria đã được phước, mẹ của Chúa Giêsu Kitô... ở trước ngôi nhà của Đức Chúa trời và trước mặt các thiên sứ.. Con hãy kiên nhẫn gìn giữ cho ý chí của Người, cho tình yêu, lòng bác ái và con có thể xứng đáng được nhận mũ Triều thiên của phước hạnh giống như Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Cầu xin Chúa phục sức cho con khi con ngã lòng, làm cho con được mạnh mẽ khi con mềm yếu, cho con được bình yên và sự cái trị tâm linh với lòng thương xót, sự ngay thẳng của đường lối của Người - Amen.
Giờ đây, ba mươi, năm sau, nằm trong rừng nhìn mặt trời leo lên đường chân trời, sơ Theresa nghĩ:
Mình đã đến tu viện với những lý do sai trái. Không phải là mình đến với Chúa mà là mình trốn chạy khỏi thế giới. Nhưng Chúa đã thấu được tim mình.
Bà đã sáu mươi tuổi và ba mươi năm cuối của cuộc đời là cõi hạnh phúc bà được biết tới. Giờ đây bà lại bị ném trở về với cái thế giới mà bà đã trốn chạy.
Thêm nữa, trí óc bà lại đang chơi những trò lừa đảo lạ lùng với bà.
Bà không biết cái nào là thực cái nào là hư. Quá khứ và hiện tại lẫn lộn với nhau trong một hình ảnh kỳ ảo lạ lùng. Sao điều này lại đến với mình? chúa đã sắp xếp cho ta những gì vậy?
Nguồn: http://motsach.info/