4/4/13

Hiệp sĩ Sainte Hermine (C37-39)

Chương 37: Công tước Enghien

Chúng ta sẽ nói đến lợi lộc của Fouché, khi công tước Enghien chết, vị công tước này bấy lâu vẫn khiến Bonaparte ăn không ngon ngủ không yên với mối hiểm hoạ từ nhà Bourbon cũng như với các ngai vàng khác ở châu Âu.

Trong những lời khai của mình, Georges, Moreau và Pichegru có mơ hồ nói đến điều mà Fouché từng dự đoán, đó là có một hoàng thân triều đình Bourbon sẽ đến Paris để cầm đầu âm mưu phản nghịch.

Chắc các bạn còn nhớ, vì sợ trong mối tị hiềm giữa Fouché với mình, ngài Bonaparte đã bí mật cử một người đi xác minh tin tức của viên Bộ trưởng cảnh sát tạm quyền, một Bộ trưởng không bộ nhưng thực chất lại là Bộ trưởng thực sự. Ông Régnier, Chánh án toà tối cao, ông Réal, Uỷ viên Hội đồng nhà nước, nói cho cùng họ vẫn là những người thụ động và không hay biết gì.

Và viên cảnh sát ấy đã đi, khi anh ta được một quyền lực vô hình ra lệnh thì việc đó là may hay rủi đều phụ thuộc vào ý chí trong con người và thúc đẩy anh ta đến đích đặc trưng của các sự kiện lớn của thời đại, không có ngoại lệ, đó là có ảnh hưởng của những cá nhân làm nên sự kiện ấy. Những nhân vật nổi tiếng mạnh mẽ nhất và khôn khéo nhất sẽ không bị thế lực nào chế ngự hay dắt lối. Họ bị chính các sự kiện cuốn đi. Họ có sức mạnh khi thuận theo xu thế và sẽ bị thất bại nếu chống lại xu thế ấy. Bằng chứng chính là ngôi sao chiếu mệnh của Bonaparte bừng sáng khi ông đại diện cho lợi ích của dân chúng và bị lu mờ trong tán sao chổi năm 1811. Khi liên minh với những César của người La Mã, ông muốn thống nhất tiêu chí của cách mạng với tiêu chí của nền quân chủ lỗi thời, đó là chuyện bất khả thi. Có một triết lý để thấy ở đây đó là sức mạnh nằm trong chính xã hội và trong hành động của nó chứ không phải do đi tin các phương thức lãnh đạo trong đẳng cấp hay thiên tài: Người ta rất có thể nghe theo phương thức ấy vì lợi ích của họ chứ không phải vì công lao của người thực hiện phương thức đó.

Tạo hoá đã muốn rằng con người ấy, chính là anh chàng cảnh sát, chỉ là một kẻ lặp lại trong mọi hoàn cảnh kia, phải có ý liền giống ông chủ. Rời Paris với lòng tin chắc công tước Enghien là ông hoàng được Georges chờ đợi nên anh chàng cảnh sát cứ tưởng mình là thứ ánh sáng chiếu rọi âm mưu động trời nên từ lúc đó chỉ nhất nhất nhìn nhận mọi việc theo quan điểm của mình.

Trước tiên, anh ta bảo vệ cuộc sống của công tước Enghien quả đúng bí hiểm, ông ta thỉnh thoảng hay đi đâu đó bảy, tám ngày mà săn bắn chỉ là cái cớ còn âm mưu phản loạn mới là thật.

Còn về những lần vắng mặt ấy ngay chính cha của ông ta từ Anh cũng viết cho con trai:

"Từ sáu tháng qua, người ta khẳng định với chúng ta là đứa con yêu quý của cha đã về Paris, người khác lại nói các vị chỉ cần đến Strasbourg. Cho nên, thật phí công khi con phải mạo hiểm mạng sống và tự do của mình. Những đường lối của con sắm sâu trong trái tim của con như trong tim của chúng ta vậy, nên ta rất yên tâm về mặt đó".

Ông hoàng con cũng hồi âm lại như sau:

"Thưa cha yêu quý, có lẽ cha hiểu con quá ít nên mới nói con đặt chân về mảnh đất của phe Cộng hoà, nơi chiến tuyến không phải ông trời cho con sinh vào đó. Con là người quá tự cao để có thể cúi đầu. Ông Tổng tài có thể đạt được mục đích tiêu diệt con nhưng ông ta không làm con hạ mình được đâu”.

Tuy nhiên, còn một chuyện khác nghiêm trọng hơn tất cả những điều trên, một trong những điều khủng khiếp của định mệnh. Đó là việc anh chàng mưu sát nọ phát hiện những cái tên thường xuyên lui đến chỗ hoàng thân, những người có vẻ thân thiết nhất đô là hai bộ trưởng nước Anh: Ngài Francis Drake ở Munich và ngài Spencer Smith ở Stuttgart. Hai người này dù ở rất xa nhưng vẫn thường xuyên tới lui Ettenheim, thêm vào đó còn có đại tá Schmidt, cảnh sát trưởng bên nước Anh, và tướng Thumery. Theo lời một người Đức thì cách phát âm Thumenez với Dumouriez chỉ khác hai nét chữ. Trong lúc vội, tên của tướng Dumouriez thường được viết theo tiếng Pháp thay cho tên Thumery. Nếu như thế, tình hình có vẻ rất nghiêm trọng vì lực lượng phản nghịch có ở Pháp dồn nước Pháp vào giữa các thế lực: Moreau ở Paris, tướng Georges ở trung tâm và Pichegru ở phía tây, Dumouries ở phía đông. Như vậy, nước Pháp chỉ còn nước xâu xé nhau trong cuộc nội chiến với vành đai siết chặt ấy mà thôi.

Còn một chi tiết khác cũng cần nói ở đây. Đó là vào thời ấy, tôi không biết bây giờ có giống như thế nữa hay không, cảnh sát khi đi làm nhiệm vụ bao giờ cũng phải gởi hai bản báo cáo cho thanh tra. Lần này hai bản báo cáo được gởi từ một nơi, một bản đến tướng Moncey, bản kia đến chỗ ngài Réal. Vì ngài Réal còn bận làm việc với Bonaparte nên tướng Moncey nhận được bản báo cáo ấy trước ông lập tức mang nó đến chỗ ngài Bonaparte. Bản báo cáo này có tác động mạnh đến ngài Bonaparte, ông như thấy một tay Bourbon đang lăm le vũ khí ở Strasbourg chỉ chực xông vào đất Pháp để tiến hành vụ ám sát mới. Bất cứ một tham mưu sống lưu vong quanh ông hoàng này cũng có thể sẵn sàng rút gươm ra bảo vệ lợi ích của ngai vàng, Bộ trưởng Anh, cảnh sát Anh và cuối cùng là Dumouriez một kẻ Ăng lê hơn bất cứ người Anh nào. Ông ra lệnh cho tướng Moncey ra về nhưng giữ lại bản báo cáo. Ông tướng này phải đi báo cho ông Fouché, cho hai Tổng tài khác và cho ông Réal đúng bảy giờ phải đến điện Tuileries.

Hôm ấy, lúc bảy giờ ngài Tổng tài thứ nhất đã có hẹn với Chateaubriand. Ông liền sai thư ký là Méneval viết một lá thư gửi đến tác giả cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc để lui lại buổi hẹn ấy đến chín giờ.

Số phận của hai thiên tài vĩ đại này kể ra cũng thật lạ lùng. Họ cùng sinh năm 1769 nên cùng đến tuổi ba mươi hai. Họ sinh ra cách nhau ba trăm dặm nhưng lại gặp nhau, quen nhau, chia tay rồi lại hội ngộ, trưởng thành không giống nhau. Một người lớn lên trong bóng của bức tường trường quân bị ảm đạm, chịu các kỷ luật quân đội hà khắc đã tạo nên các tướng rinh và chính sách. Người kia lại lang thang bên những bãi biển, đồng hành cùng sóng và gió, không có quyển sách nào ngoài cuốn sách thiên nhiên, không có ông thầy nào ngoài Đức Chúa. Sách và Chúa, hai vị thầy vĩ đại làm nên những người mơ mộng và các nhà thơ.

Một người luôn theo đuổi một mục đích, dù cái đích đó rất cao, người kia chỉ có những dục vọng, dục vọng không bao giờ thành hiện thực, một người muốn làm chủ không gian, người kia lại muốn chinh phục hư vô.

Năm 1791, khi Bonaparte về nhà vài tháng để nghe ngóng tình hình thì cũng là năm Chateaubriand lên tàu từ Saint-Malo để thở khám phá con đường đến châu Mỹ theo hướng Tây Bắc.

Chúng ta hãy cùng theo chân nhà thơ Chateaubriand rời Saint-Malo ngày 6 tháng Năm vào khoảng sáu giờ sáu. Ông đến đảo Acores sau đó đến Chactas. Những ngọn gió đưa ông đến thềm của miền đất mới. Ông qua eo biển, thả neo ở đảo Saint-Piene, ở lại đó mười lăm ngày, bị lạc giữa sương mù quanh năm bao phủ hòn đảo, lang thang trong những đám mây và các cơn gió mạnh, nghe những tiếng gầm gào của một đại dương vô hình, lạc lõng trên một bãi thạch thảo mềm mại và chết chóc, chỉ có con thuyền độc mộc lướt trên những mỏm đá dẫn đường.

Sau mười lăm ngày buông neo, kẻ lữ thứ rời Saint-Piene mệt lả bên vịnh Maryland. Ở đây sự yên tĩnh choán lấy ông. Đó những buổi đêm mỹ lệ, bình minh rạng rỡ và những buổi hoàng hôn diệu kỳ. Ngồi trên một cây cầu, ông dõi theo khối cầu mặt trời sẵn sàng lao mình xuống các lớp sóng trập trùng hiện ra trước, ông qua các cột buồm giữa không gian vô tận của đại dương. Cuối cùng, vào một ngày người ta nhìn thấy trên đầu ngọn sóng có những vệt xanh như ngọn cây bất động. Đó là châu Mỹ!

Một chủ đề rất rộng để chàng trai hai mươi hai tuổi suy ngẫm. Đây là một thế giới của những loài hoang dã, của những thiên sử chưa từng biết đến mà Colomb đã phát hiện ra, Vespuce đã đặt tên nhưng chưa có ai viết lên lịch sử cho nó.

Đã đến giờ phút hạnh phúc đi thăm nước Mỹ! Một nước Mỹ qua đại dương vừa gửi cho nước Pháp một cuộc Cách mạng do chính nó tạo ra, tự do mà nó có được chính là nhờ những thanh gươm Pháp.

Tham dự vào công cuộc xây dựng một thành phố phồn thịnh nơi mà một trăm năm trước Guillaume Penn đã mua đất của vài người Anh điêng lang thang đây đó thật là một điều kỳ thú. Một cảnh tượng tuyệt vời mở ra khi thấy một đất nước sinh ra trên bãi chiến trường giống như vài chàng Cadmus gieo trồng con người trên những luống cây đạn pháo.

Chateaubriand dừng lại ở Philadelphie không phải để thăm thú thành phố mà để thăm Washington. Washington đã chìa cho ông xem một chiếc chìa khoá của nhà ngục Bastille mà một vài người Paris thắng trận gởi cho ông. Lúc ấy, Chateaubriand chưa có gì để cho ông ta xem, nếu trở lại, ông đã có thể khoe tập "Thần đồng cơ đốc giáo" rồi.

Nhà thơ đã giữ lại kỷ niệm chuyến viếng thăm ấy suốt cả cuộc đời trong khi ngay tối hôm đón ông xong, Washington có lẽ quên ông luôn. Washington đang trong hào quang của mình, lãnh đạo một dân tộc do chính ông vừa là tướng quân vừa là người sáng lập. Còn Chateaubriand vẫn còn chìm trong bóng đêm thời trai trẻ, tiếng tăm trong tương lai của ông chưa hề ghé thăm quá khứ mà toả cho quá khứ vài tia lấp lánh. Washington đã chết mà không hề ngờ rằng con người này về sau đã nói về ông và về Napoléon như sau:

"Những ai như tôi đã từng được thấy người chinh phục châu Âu và người lập ra Hiến pháp nước Mỹ, bây giờ quay lại nhìn toàn cảnh thế giới chỉ thấy vài tên hề cười cười khóc khóc chẳng đáng nhìn chút nào?"

Washington là tất cả những gì Chateaubriand thấy tò mò khi qua khắp các thành phố trên đất Mỹ. Ông không muốn gặp con người bởi lẽ đâu đâu họ cũng na ná như nhau, đều là các du khách vượt Đại Tây Dương tìm đến tận thế giới. Chủ yếu ông đi tìm những cánh rừng nguyên sinh, đến bên bờ hồ lớn như những đại dương, xông vào giữa thảo nguyên bao la vô tận, nhtlng sa mạc, tìm một giọng nói vọng lên từ cõi lòng đơn độc.

Chúng ta hãy cùng nghe kẻ lãng du bộc bạch cảm xúc thực của bản thân. Phải nói rằng vào thời đó dù đã được nghe kể và được viết thành những vần thơ, nhưng xứ sở này vẫn còn lạ lẫm lắm. Gabriel Ferry dù đã theo dấu vết ấy cũng không làm được các tác phẩm "Những người tận vàng" hay "Bờ biển những người Anh điêng". Gustave Aimard cũng không thấy hết được các truyền thuyết tạo nên cuộc sống từ thẳm sâu những cánh rừng nguyên sinh của mình không, tất cả đều trinh nguyên trong rừng và trên thảo nguyên như chính bản thân chúng vậy. Và chính con người này đã lật bức màn đầu tiên lên khỏi chúng, ông đã thấy sự duyên dáng và thanh thiết như thuở ban sơ của ngày sáng thế.

"Sau khi đi qua Mohawk, thì tôi đặt chân vào những cánh rừng không những chưa bị chặt phá bao giờ mà còn chưa được ai ghé thăm, tôi như chao đảo trong men say, tôi đi từ cây này đến cây khác từ phải sang trái và tự nhủ với mình rằng; ở đây, chẳng phải lựa chọn đường nào, không còn thành phố, không còn những ngôi nhà chật hẹp, chẳng còn tổng thống, chẳng còn nền Cộng hoà, chẳng còn vua chúa… và để thở xem mình có tự lập được quyền tự do của mình không, tôi tha hồ làm hàng nghìn động tác mình thích khiến cho anh chàng người Hà Lan làm hướng dẫn viên phát sợ, chắc anh ta tưởng tôi bị điên”.

Ngay lập tức, kẻ lãng du nói lời từ biệt với nền văn minh, không có chỗ trú ẩn nào ngoài rừng xanh, giường là mặt đất, lấy yên ngựa làm gối, lấy áo choàng làm chăn và bầu trời chính là màn che êm ái. Còn về lũ ngựa, chúng tự do đi lại với chiếc chuông nhỏ trên cổ và bằng bản năng giao tiếp kỳ diệu, chúng không bao giờ để quá xa đống lửa do ông chủ đốt lên để xua đuổi con trùng và rắn rết.

Một chuyến du hành theo kiểu Steme đã bắt đầu như thế, chỉ có điều thay vì cày xới nền văn minh, kẻ lữ thứ lại cày xới nỗi lòng cô đơn. Thỉnh thoảng, một làng da đỏ lại đột ngột hiện ra trong tầm mắt, hoặc một bộ tộc du mục xuất hiện. Thế là con người văn minh ra hiệu cho con người hoang sơ những cơ chỉ thân thiện mà khắp nơi ai cũng hiểu được các vị chủ nhà bắt đầu cất giọng hát về người lạ.

"Đây là người xa lạ, người được phái từ Chúa trời"

Sau khúc hát đó, một em bé dắt tay ông và đưa vào lều nói:

- Đây là người mới?

Và tộc trưởng đáp:

- Hãy dẫn người đó vào lều của ta, cậu bé!

Người du khách đi vào dưới sự che trở của đứa bé rồi giống như người Hy Lạp, ngồi xuống lớp than nguội. Người ta đưa một chiếc ống điếu dài, ông hút ba hơi và phụ nữ hát lời hát an ủi rằng:

"Người xa lạ đã thấy mẹ và vợ, mặt trời lại thức và ngủ vì anh ta, như trước đây”.

Sau đó người ta rốt nước vào một chiếc cốc, đó là chiếc cốc thánh, khách uống một nửa sau đó đưa lại cho chủ nhà uống hết.

Giữa khung cảnh của cuộc sống hoang sơ này, người ta muốn màn đêm, sự yên tĩnh, đón tiếp hay nỗi buồn man mác? Khách lãng đu đã vẽ lại, chúng ta cùng nhìn xem:

"Những suy nghĩ trong đầu tôi nóng lên, tôi đứng dậy đi ra ngồi xuống một cái rễ cây rượu ra tận bờ suối. Đó là một trong những đêm châu Mỹ mà cây cọ vẽ của con ngưòỉ không bao giờ diễn tả được. Tôi còn nhớ lại những ấn tượng ấy với cả niềm thú vị thích thú”.

"Ánh trăng treo lơ lửng trên đỉnh bầu trời, đó đây, qua khoảng không bao la tinh khiết, hàng ngàn những vì tinh tú nhấp nháy. Ngay sau đó vầng trăng ngả mình xuống một đám mây giống như tuyệt ôm ấp quanh năm các đỉnh núi cao vậy. Dần dần, những đám mây tản ra, vấn vít, tạo thành một vùng trong suốt và mềm mại như lụa sa tanh trắng hoặc biến thành những cuộc tròn, những hình thù của vô vàn các con vật đang lang thang trên đồng bằng xanh lơ của nền trời. Có lúc, chúng lại biến thành những lớp sóng đều đặn xô trên một biển. Một luồng gió lại đến xé toang tôm mòn ấy. Thế là chúng vỡ oà thành vô số cuộn bông lấp lánh trắng mịn nhìn mềm mại như ta đang sờ được vào cái êm ái của chúng. Khung cảnh dưới mặt đất cũng hấp dẫn không kém. Thứ ánh sáng bàng bạc tuyệt diệu của chị Hằng tràn lặng lẽ tràn lên khắp ngọn cây, xuyên xuống các khe trông, luồn lách vào lớp bóng tối dày đặc nhất. Con suối nhỏ đang chảy dưới chân tôi, uốn lượn dưới lớp rễ của các cây sồi, cây dương liễu và cây thân ngọt chạy ra mãi xa xa, nhuốm những tia lập loá và bừng lên như một dải ruy băng bằng vải nhiễu dát những hạt kim cương lóng lánh rồi bị một dải đen cắt ngang. Dải đen ấy là một con sông, phía bên kia con sông, trên thảm cỏ thiên nhiên rộng lớn, ánh trăng lặng lẽ nằm ngủ trên những ngọn cỏ. Những cây bulô đứng tản mạn trên các thảo nguyên khi thì điệu đà lả lướt theo ngọn gió lẩn mình vào mặt đất khi lại điểm xuyết trên những tảng đá phấn lững lững, tự tạo ra bóng tối cho mình, chúng giống như những hòn đảo tối om lang thang trên một đại dương ánh sáng bất động. Tất cả đều yên tĩnh tuyệt đối, lặng yên và thư thái chỉ trừ vài tiếng lá rơi, tiếng gió vi vu, tiếng rên rỉ rất hi hữu của loài chim hù. Tuy thế, xa xa đâu đó, người ta vẫn nghe thấy tiếng ầm trang trọng của thác nước Niagara. Trong vẻ tịnh mịch ban đêm, nó vẫn lao từ miền hoang vắng này đến vầng cô quạnh khác và thở hắt qua những cánh rừng xa tít”.

"Vẻ hùng vĩ và vẻ tịch liệu của bức tranh này không sao có thể diễn tả hết bằng lời. Những đêm đẹp nhất châu Âu không tài nào sánh nổi. Giữa những cánh đồng cấy trồng của chúng ta, làm sao sức tưởng tượng được thảnh thơi bay bổng đâu đâu, nó cứng vểp phải sự sống của con người. Còn ở nơi đây, giữa xứ sở hoang vằng này, tâm hồn thoả sức tràn ra, mất hút vào một đại dương rừng già bất tử. Tâm hồn thích được đi lang thang dưới ánh sáng của các vì sao, đến bên bờ những hồ nước kẻng lồ, lượn lờ trên miệng vực trong tiếng thác rú gào, rồi buông mình xuống những cơn sóng rào, hay có thể nói là nhập vào, tan ra với tất cả thiên nhiên hoang dã và tuyệt vời này”.

"Cuối cùng, kẻ lữ khách cũng đến được thác Niagara mà tiếng ồn của nó biến mất trong hàng ngàn âm thanh buổi bình minh khi thiên nhiên thức giấc nhưng trong đêm thanh thi lại rạo rực hừng hực nghe như rất gần, nghe như muốn lôi kéo người ta đến với nó”.

Một hôm, ông đã gặp nó, vẻ tráng lệ này, Chateaubriand đã đi tìm từ nơi rất xa, trên đoạn đường hai lần ông suýt mất mạng, chúng ta sẽ không kể lại nguy hiểm ấy nhưng khi Chateaubriand kể, chúng ta hãy nghe ông nói:

"Đến nơi, tôi tiến lại gần thác, yên cương ngựa được quấn vào cánh tay. Trong lúc tôi cúi xuống nhìn thác thì một con rằn chuông động đậy ở bụi cây gần dấy, con ngựa sợ hãi chạy lên phía trước lôi tôi theo nó. Cánh tay bị vướng, tôi không thể, dừng được cứ phải theo nó đến gần bờ vực. Đột nhiên con ngựa cũng cảm nhận được mối hiểm hoạ mới, nó vội phi ngược lên cách bờ thác chục bộ”.

Như thế chưa phải đã hết thoát khỏi nguy hiểm chết người ấy, lãng tử lại tiếp tục một mối nguy hiểm khác. Lần này là hiểm hoạ có báo trước nhưng có một số người vẫn cảm thấy trong thâm tâm họ có thể nhớ lòng khoan dung của Chúa, chúng ta hãy nghe nhà du ngoại kể lại:

"Ngày trước có dây leo xuống thác nhưng nó đã bị đứt. Mặc những lời khuyên can của người dẫn đường, tôi vẫn trèo xuống phía dưới thác bằng các vách đá dựng đứng cao hai trăm bộ. Tôi lao vào cuộc mạo hiểm. Mặc tiếng gào rú của thác nước mặt lỗ xoáy rơi người hun hút phía dưới tôi cứng đâu leo xuống được hơn bốn chục bước thì đá ở đây trở nên trơn và dốc đứng hơn, không có chỗ bám cũng như chỗ cho tôi đặt chân. Tôi bị treo lơ lửng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan và các ngón tay tôi bắt đầu rã rời trước sức nặng của cơ thể. Tôi thấy cái chết là khó tránh khỏi. Ít người có được hai phút trong đời giống như tôi đã trải qua, lủng lẳng trên miệng vực Niagara. Hai bàn tay tôi oải ra và tôi rơi xuống thật may là tôi rơi ngay xuống một mỏm đá chìa ra, tôi đã tan thành trăm mảnh nhưng tôi không cảm thấy đau mấy. Tôi chỉ cách mép tảng đá chừng nửa tấc, may mà không bị lộn xuống khi nước lạnh bắn vào người, tôi mới nhận ra mình không may như đã tượng. Một cơn đau bên tay trái ùa đến. Tôi đã làm gẫy nó, người dẫn đường của tôi nhìn thấy tôi ra hiệu liền chạy đi tìm được vài người cứu. Họ khó khăn lắm mới kéo tôi lên bằng dây cây bu-Lô và cáng tôi về nhà họ”.

Chuyện này xảy ra đúng lúc mà chàng trung uý trẻ tuổi có tên là Napoléon Bonaparte suýt chết đuối khi tắm trên sông Saône.

Lữ khách lại tiếp tục con đường của mình qua những sông hồ lớn. Hồ đầu tiên ông ta tới là Ené. Từ trên bờ, ông bàng hoàng thấy cảnh người Anh điếng mạo hiểm trên những con thuyền gỗ trước mặt nước cuồn cuộn của cơn bão kinh hoàng. Việc trước nhất là họ treo đồ của mình vào đuôi thuyền rồi đưa nó qua những cơn xoáy tuyết, giữa các lớp sóng dâng tràn. Các lớp sóng ấy lao vào mạn thuyền như thể muốn nuốt sống nó. Đám chó săn bám chặt chân xuống sàn kêu lên ư ứ trong khi chủ nhân của chúng rất bình tĩnh, lặng lẽ điều khiển con thuyền chèo theo con sóng. Các thuyền đi theo hàng dọc, ở cuối mỗi thuyền có một người can đảm nhất chỉ huy, động viên vừa khích lệ bằng từ "Oha" với mỗi lần chèo.

Trên chiếc thuyền cuối cùng, một người thủ lĩnh vẫn đứng và lái bằng một cây sào dài. Qua làn sương mù, tuyệt và sóng, người ta chỉ nhận ra họ bởi những túm lông trang trí trên đầu những cái cổ gân lên trong mỗi đợt hú và những cây đuốc trên tay hai tộc trưởng. Họ là người hoa tiêu và người dự đoán”.

"Người ta bảo rằng vị thần ẩn trong các lớp nước rất sâu và khó lường ấy”.

"Bây giờ, chúng ta cũng chuyển đến xem các mặt hồ và bờ của chúng.

Trong một khoảng không hơn hai mươi dặm tôi thay toàn những cây súng xen nhau trải ra ngút ngát, mùa hè dưới đám lá của chúng chứa toàn rắn. Mỗi lần loài bò sát này chuyển động dưới ánh nắng mặt trời, người ta thấy cuộn lên những vòng vàng, đỏ tía, đen nhánh. Trong các vòng cuộn khiếp người ấy, người ta chỉ nhận ra những đôi mắt lấp lánh, những cái lưỡi thè ra cái nhọn, cái đỏ lòm, những cái đuôi ngó ngoáy trong không trung như những mũi lao. Tiếng phì phì vang lên không ngớt âm thanh ấy giống như tiếng xào xạc của đám lá rụng vang lên từ mặt hồ Cocyte đáng sợ này”.

Trong một năm, ông cứ đi lang thang như vậy, xuống các thác nước, qua hồ, vượt rừng và chỉ dừng lại giữa đống đổ nát Ohio để càng thêm nghi ngờ về vực thẳm đen tối trong quá khứ, theo các dòng sông, hoà giọng mình vào giọng của bình minh và chiều tà của thiên nhiên mà Chúa đã tạo ra, mơ màng những vần thơ trong tập "Natchez", quên châu Âu mà sống với tự do, cô liêu và thơ.

Lang thang mãi từ rừng này sang rừng khác, từ hồ này đến hồ khác từ thảo nguyên này đến thảo nguyên khác mà không biết mình sắp đến mảnh đất nước Mỹ phì nhiêu. Một buổi tối, ông đặt chân đến một trang trại nhỏ cạnh con nước. Ông đã xin vào trú nhờ.

Đêm xuống, ngôi nhà sáng lên qua ánh đèn. Ông ngồi vào một góc nhà và trong khi chủ nhà đi nấu súp, ông khoan khoái đọc một tờ báo Anh qua ánh lửa hắt ra từ ngọn đèn vừa liếc nhìn, bốn chữ "Flight of the King" (Đức vua chạy trốn) đã đập vào mắt ông. Đó là bài báo nói về cuộc chạy trốn của vua Louis XVI và bị bắt ở Vareune. Bài báo cũng kể đến cuộc sống lưu vong của giới quý tộc và một số quý tộc hợp lại dưới ngọn cờ Bảo hoàng lời kêu gợi "Hãy cầm vũ khí!" như một tiếng gọi định mệnh với ông.

Chateaubriand trở lại Philadelphie, vượt biển, gặp cơn bão khiến ông lênh đênh mười tám ngày bên bờ biển nước Pháp.

Tháng Bảy năm 1792, ông cập cảng Havre và kêu vang "Bệ hạ gọi thần, thần có mặt!"

Đúng lúc Chateaubriand đặt chân lên tàu về cứu nhà vua một viên thiếu tá pháo binh tựa lưng vào cây trước thềm nhìn vua Louis XVI đội chiếc mũ nồi đỏ xuất hiện bên cửa sổ điện Tuileries. Bằng một giọng miệt thị rõ ràng, ông khẽ nói: Người này vô dụng rồi!

"Bởi thế - Nhà thơ bộc bạch - có lẽ điều thay đổi những mục đích ban đầu của tôi và đưa tôi vào biến cố đầu tiên đã đánh dấu sự nghiệp của tôi.

Rõ ràng nhà Bourbon chẳng cần đứa con út ít miền Bretagne vừa từ đáy sâu châu Mỹ trở về để phục vụ họ. Nếu tôi không đọc bài báo đã khiến tôi thay đổi cuộc đời tôi thì có lẽ chẳng ai nhận ra sự vắng mặt của tôi vì có ai biết tôi tồn tại đâu, một sự nhầm lẫn giữa tôi và nhận thức của mình đã cho tôi thấy tấm kịch cuộc đời. Tôi đã có thể làm gì mình muốn vì tôi là nhân chứng duy nhất của trận chiến nhưng trong số tất cả các nhân chứng, đó lại là người sợ phải đổ máu nhiều nhất”.

Chateaubriand đã kể trong tập Atala và Natchez nhưthế.

Chương 38: Chateaubriand

Nước Pháp đã thay đổi rất nhiều kể từ khi kẻ lữ khách rời xa nó, có rất nhiều sự kiện mới và nhất là rất nhiều nhân vật mới. Họ là Bamave, Danton, Robespiene còn cả Marat nữa nhưng kẻ này không phải là người mà là một con thú hung tợn. Mirabeau cũng đã qua đời.

Bất cứ ai, nhà quý tộc của chúng ta cũng đều tiếp tục, ông lần lượt gặp những con người tuy thuộc về các đảng khác nhau nhưng cuối cùng đều thuộc về cùng một cỗ máy chém.

Ông đã đến thăm phái Jacobin, câu lạc bộ quý tộc, câu lạc bộ các nhà văn, nhà nghệ thuật những con người đúng kiểu đều phần lớn ở đó, thậm chí cả các đại quý ông như La Fayette, hai anh em Lameth, Laharpe, Chamfort, Andrieux, Sedaine, Chémer đến đọc thơ tại đó đó là nhưng vần thơ đương thời. Nhưng rốt cuộc, họ cũng chẳng thể cắt nghĩa được mình ở thời nào. David tiến hành một cuộc cách mạng trong hội hoạ, Talma lại làm cách mạng hí kịch: Có một người suốt ngày giam mình trong phòng làm việc cách thức của ông vô cùng hào hiệp nhưng tính khí lại hơi u uất, đó là tác giả của Những mối quan hệ nguy hiểm, hiệp sĩ Laclos.

- Tại sao Crébilon con lại chết? Ông ta sẽ là tổng thống hoặc chí ít cũng phải là phó tổng thống. Một con người thuộc về bục diễn thuyết với giọng nói nhẹ nhàng, thân hình gầy guộc, nét mặt buồn bã, mặc đồ đơn giản mất tóc muối tiêu. Đó là Rosbespiene, vào một ngày bất cẩn đã trượt vào vết máu của Danton.

Chateaubriand còn đi thăm câu lạc bộ chính trị Cordeliers được thành lập vào thời cách mạng Pháp năm 1790 tại Paris. Ông ngạc nhiên trước kiểu nhà thờ trở thành câu lạc bộ chính trị ấy!

Saint-Louis (cũng thuộc phe Cordeliers) đã xây dựng nhà thờ sau một cuộc đảo chính. Có một đại đức ông ngài Coucy đã mắc một tội toà án Vincenns bắt ông ta nộp phạt và khoản tiền này dùng để xây trường học và nhà thờ cho phái ấy.

Khi Đức vua Jean bị tống giam ở Poitiers, tầng lớp quý tộc mất đầu bị đánh bại và bị cầm tù cùng nhà vua. Một con người nhân danh cả dân tộc chiếm quyền từ tay triều đình và đặt tổng hành dinh trong lòng Cordeliers. Đó là Etienne Marcel, thái thú Paris.

"Nếu các đức ông gây chiến - Etienne Marcel nói - những con người của lẽ phải sẽ tấn công lại họ. Dẫu sao các nhà tu phe Cordeliers cũng là những nhà tiền nhiệm xứng đáng với nhau người cách mạng đi sau tiếp quản nhà thờ của họ. Từ lâu, trước Babey, họ đã nói "Tư hữu là tội trước toàn dân". Trước Proudhon, họ nói "Tư hữu là ăn cắp". Họ ủng hộ châm ngôn của mình bởi lẽ họ thà đốt cháy bộ quần áo rách hơn là để nó cứ mãi như vậy không thay đổi gì.

Nếu như phái Jacobin là quý tộc thì những người Cordelies là nhân dân, nhân đần Paris năng nổ, bạo lực, quậy phá, nhân dân được đại diện bởi các nhà văn yêu thích của họ, bởi Marat với xưởng in trong hầm giáo đường, bởi Desmoulins, Fréron, Fabre-d Eglantine, Anacharsis? Goots, bởi các nhà diễn giả Danton và Legendre, hai tay đồ tể mà một trong hai đã biến các nhà ngục Paris thành lò mổ.

Cordeliers là tổ ong và đám ong mật bu đầy xung quanh: Marat ngay đối diện Desmoulins, Fréron trên phố Vieille Commédie, Danton ở cách đó năm chục bước, Cloots trên phố Jacob, Legendre trên phố Boachenes, Saint-Germain.

Chateaubriand nhìn và nghe tất cả những con người này. Họ làm ông thấy sợ ông quyết định đi thăm các nhà quý tộc ở nước ngoài những thật không may lại có hai từ cản trở quyết định ấy: thiếu tiền. Phu nhân Chateaubriand có của hồi môn chỉ là những tín phiếu mà tín phiếu lại đang mất giá trước cả tiền mặt. Cuối cùng ông cũng tìm được một công chứng viên còn tiền. Ông này cho nhà thơ vay mười hai nghìn phăng, quý ngài Chateaubriand cho tiền vào ví rồi nhét vào túi. Mười hai nghìn này là cuộc sống của ông và anh trai ông.

Nhưng hành sự tại nhân, thành sự tại thiên, kẻ chuẩn bị di trú lại gặp một người bạn và khoe mình có mười hai nghìn phăng.

Người bạn này lại là tay bài bạc, thế là ngài Chateaubriand bị rủ vào sòng bạc ở Palais Royal rồi để thua mười nghìn năm trăm phăng trong số mười hai nghìn ấy.

Thật may ông còn nghĩ lại. Ông cho một nghìn rưởi còn lại vào ví vội vã rời khỏi toà nhà nguyền rủa, trèo lên một chiếc xe đến hẻm Ferou, trở về nhà tìm ví nhưng không thấy đâu. Nó đã rơi ra xe, ông vội vã chạy xuống phố thì chiếc xe đã đi khuất.

Ông chạy đuổi theo đám trẻ nhìn thấy xe đón thêm khách thật may có một cảnh sát giết người đánh xe nên cho ông địa chỉ nhà ông này.

Ngài Chateaubriand chờ ở cửa nhà ông ta đến hai giờ sáng người đánh xe mới về. Người ta tìm trong xe nhưng chiếc ví đã không còn. Từ lúc ngài Chateaubriand xuống xe, ông đánh xe đã đón thêm ba lính và một tu sĩ. Ông ta không biết ba người lính ở đâu nhưng biết chỗ tu sĩ.

Ba giờ sáng, người ta không thể đánh thức con người đáng kính ấy Ngài Chateaubriand đành trở về nhà mệt rã rời.

Ngày hôm sau, vị tu sĩ đánh thức ông dậy và trả chiếc ví cùng một nghìn năm trăm phăng. Ngày hôm sau nữa, ngài Chateaubriand đi Bruxelles với anh trai cả và một lính hầu. Anh chàng hầu này ăn mặc như họ và cư xử với họ như bạn bè.

Tên lính hầu khốn kiếp ấy có ba tật, thứ nhất là quá tôn kính chủ nhân, thứ hai lại quá thô tục và thứ ba là lúc nào cũng tưởng tượng chính vì hay tưởng tượng mà lúc nào hắn cũng sợ bị bắt và lúc nào cũng chỉ muốn nhảy ra khỏi xe. Đêm đầu tiên, hai anh em phải khó nhọc mới giữ nổi hắn. Nhưng đêm thứ hai thì họ mở tung cửa cho tên hầu khốn kiếp nhảy ra, tiếp tục giấc mơ. Khi thức, hắn chạy một mạch ra cánh đồng. Hai anh em Chateaubriand tưởng thoát được hắn nhưng một năm sau, do sự tố cáo của hắn mà người anh cả của Chateaubriand phải mất mạng.

Cuối cùng, hai anh em cũng đến được Bruxelles. Bruxelles là nơi gặp mặt của các nhà vua chúa. Từ Bruxelles đến Paris chỉ mất năm ngày. Người ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy hai anh em họ đến đây thay vì đợi ở Paris. Bởi lẽ không cần rời Paris vì người ta cũng sắp tiến về đó: Chính vì thế mà chẳng còn chỗ cho người mới đế, thậm chí với Navane nơi trước kia ông từng làm trung uý.

Các chiến hữu Bretagne, nhưng người Franche ít kênh kiệu hơn ngài Navane. Họ dành cho ông một chỗ trong hàng ngũ của họ. Chúng ta cũng có thể thấy, ngài Chateaubriand không phải dành cho con đường binh nghiệp từng được thăng cấp thiếu tá, được đi xe tứ mã vào cung bây giờ ông lại đi bộ đến Thionville như một anh lính quèn.

Rời Bruxelles, ngài Chateaubriand gặp ngài Montrond. Hai con người này vốn cũng chung cảnh ngộ với nhau.

- Ngài từ đâu đến? - Chàng lính thành thị hỏi.

- Từ Niagara, thưa ngài.

- Ngài đi đến đâu?

- Đến nơi người ta đánh nhau.

Cả hai chào nhau rồi ai đi đường người ấy, đi tiếp được hai dặm, ngài Chateaubriand gặp một người cưỡi ngựa.

- Anh đi đâu? - Kỵ sĩ hỏi.

- Tôi đi đánh nhau. - Kẻ đi bộ đáp.

- Người ta gọi anh là gì?

- Ngài Chateaubriand. Còn ngài?

- Ngài Frédenc-Guillaume.

Người đàn ông cưỡi ngựa chính là vua nước Phổ, ông đi ra xa và nói:

- Tôi nhận ra ngay ai là quý tộc nước Pháp mà.

Ngài Chateaubriand đi đến Thionville như thể ông đi tìm hành lang Tây Bắc, không thấy hành lang, ông không thể đến Thionville, chỉ có điều ngay cuộc đụng độ đầu tiên, ông đã bị gãy tay, lần thứ hai bị thương ở chân do một thanh xà bốc cháy.

Cùng lúc Chateaubriand bị thương ở chân, một chỉ huy tiểu đoàn trẻ tuổi có tên là Napoléon Bonaparte cũng bị một lưỡi lê đâm vào đùi trong trận Toulon.

Một viên đạn cũng có thể đã sát hại nhà quý tộc của chúng ta nhưng nó lại vấp phải tập bản thảo viết tay Atala nên bị chặn bớt.

Hoạ vô đơn chí, ngoài các xúi quẩy trên ông còn bị tai hoạ nghiêm trọng hơn là bị lạc đường.

Đến Namur, chàng trai lưu vong đi qua đường trong cơn sốt run lẩy bẩy, một phụ nữ nghèo quàng cho chàng một chiếc chăn thủng lỗ chỗ. Đó là chiếc chăn duy nhất chị ta có. Nhà thờ Saint-Martin bị đại pháo phá hỏng cũng chỉ góp cho Chateaubriand nửa chiếc áo măng tô.

Ra khỏi thành phố Namur, ngài Chateaubriand rơi vào một cái hố. Một toán tháp tùng hoàng tử Ligne đi ngang qua. Người ta thấy cái thi thể còn run rẩy nên thương tình đặt lên xe đưa về Bruxelles.

Người Bỉ rất giỏi phân tích quá khứ nhưng lại không được trời phú cho khả năng bói tương lai. Họ không dự đoán được một ngày việc đọc lại tác phẩm của chàng trai trẻ này cũng khiến khối kẻ giàu có. Người Bỉ đã đóng sập cửa trước một kẻ thương tật khốn cùng ấy. Kiệt sức, ông ngủ ngay ngưỡng cửa một nhà trọ và chờ đợi. Đoàn người của hoàng tử Ligne đã đi qua thì ông chỉ hy vọng vào vận may mà thôi. Hy vọng khi chết cũng tốt chứ sao. Và trời không triệt đường sống của ai, người đã gởi anh trai của ông đến.

Hai anh em nhận ra nhau ngay và ôm chặt lấy nhau, ngài Chateaubriand anh đã giàu có. Ông có một nghìn hai trăm phăng trong người. Ông cho em sáu trăm. Ông muốn mang em đi theo nhưng thật may, nhà thơ của chúng ta quá yếu không theo nổi.

Ông đến một nhà thờ cao ở nhờ cho lại sức còn anh trai của ông lên đường về Pháp nơi cỗ máy chém đang đợi ông.

Sau một thời gian dài chữa trị, Chateaubriand đi Jersey. Từ Jersey, ông định sang Anh. Mệt mỏi với cuộc sống di cư, ông muốn tham gia vào cuộc nổi dậy của miền Vendée ông thuê một chiếc tàu nhỏ, khoảng hai chục người cùng đi cho đỡ tốn kém, gặp sóng lớn, họ phải chui xuống khoang chịu cảnh ngột ngạt đến nghẹn thở. Tàu chao đảo khiến họ lắc lư, người nọ đè vào người kia. Đến Guemesey, khi được thả, ta thấy ông ngất đi, gần như tắt thở.

Họ cho ông xuống, đặt dựa vào bức tường quay về phía mặt trời cho òng trút hơi thở cuối cùng. Vợ một thuỷ thủ đi ngang qua, gọi chồng đến cứu. Nhờ ba bốn người, ông được đặt trên một chiếc giường êm ái. Ngày hôm sau, ông lên tàu đánh cá Ostende.

Đến Jersey, ông ngất ngây sung sướng.

Phải đến mùa xuân năm 1793, bệnh nhân mới thấy mình khoẻ trở lại để tiếp tục con đường của mình. Ông sang nước Anh với hy vọng gia nhập vào một đội cờ trắng nào đó. Nhưng đến nơi, thay vì tiếp tục đánh trận, ngực của ông lại có vấn đề các bác sĩ ra lệnh cho ông phải nghỉ ngơi tuyệt đối và tuyên bố rằng nếu cẩn thận giữ gìn ông cũng không sống qua hai hay ba năm. Chuẩn đoán này giống với chuẩn đoán về tác giả của tập La Pucelle. Có lẽ Đức Chúa lại một lần nữa để các bác sĩ nhầm với tác giả của tập Thần đồng đạo Cơ đốc.

Bác sĩ cấm Chateaubriand cầm súng thì ông cầm bút. Ông viết tác phẩm Essais và bắt đầu phác thảo tập Thần đồng đạo Cơ đốc. Sau đó, vì hai kiệt tác này quá đối lập về tư tưởng, dù ông không phải chết đói, song vào những khoảng thời gian rỗi rãi, ông vẫn dịch sách lấy tiền, cuộc chiến đấu ấy kéo dài trong nhưng năm 1794 và 1795.

Thời điểm ấy cũng có một người nằm chờ. Đó là chỉ huy trẻ đã chiếm được Toulon, ngài chủ tịch uỷ ban chiến tranh đã truất quyền chỉ huy đội pháo binh của ông ta về Paris, ông cũng từ chối chỉ huy một đội quân ở Vendée. Và trong lúc Chateaubriand dịch sách, chàng trai cũng cầm bút ghi lại cách thức giúp Thổ Nhĩ Kỳ có thêm sức mạnh chống lại sự xâm lăng của các nền quân chủ châu Âu.

Đầu tháng chín, chàng chỉ huy trẻ tuổi đến đường cùng, quyết định đi trẫm mình xuống dòng sông Seme. Khi đi đến một cây cầu anh chàng đó gặp một người bạn.

- Anh đi đâu vậy? - Người bạn hỏi.

- Tôi đi trẫm mình.

- Tại sao?

- Vì tôi không còn xu nào?

- Tôi có đang hai mươi nghìn phăng. Chúng ta hãy chia đôi nhé.

Và người bạn đưa cho chàng sĩ quan trẻ tuổi mười ngàn khiến anh ta không tự tử nữa. Ngày 4 tháng Mười, chàng sĩ quan đến nhà hát kịch Feydo và được biết quân đội Lepeller đã đẩy lùi quân của Phe quốc ước do tướng Menou chỉ huy, người ta đang tìm một tướng khác để sửa chữa thất bại đó.

Năm giờ sáng hôm sau, tướng Alexandre Dumas nhận lệnh từ chinh quyền Quốc ước đi chỉ huy lực lượng vũ trang đó. Nhưng tướng Alexandre Dumas không có mặt tại Paris nên Marat thay thế ông, nhận lệnh đến thay cựu chỉ huy tiểu đoàn của Bonaparte.

Ngày tháng Mười cũng là cuộ cnổi dậy 13 Vendémiaire.

Napoléon Bonaparte ra khỏi bóng tối bằng một chiến thắng lẫy lừng còn Chateaubriand sắp thoát khỏi bóng đen của ông bằng một kiệt tác. Hẳn là ngày diễn ra cuộc nổi dậy 13 Vendémiaire đã thu hút sự chú ý của nhà văn tới ông tướng. Đến lượt sự xuất hiện tập Thần đồng đạo Cơ đốc cũng khiến ông tưởng Bonaparte để mắt đến nhà thơ.

Bonaparte bắt đầu có dự cảm chống lại ngài Chateaubriand. Một hôm thư ký Boumerine ngạc nhiên trước việc một cái tên nổi tiếng và xứng đáng như vậy lại không có trong danh sách đề bạt.

- Anh không phải là người đầu tiên nói với tôi điều này, Boumerine ạ - Bonaparte trả lời - Nhưng tôi đã giải thích khiến họ không cãi vào đâu được. Con người này có những tư tưởng độc lập và tự do không bao giờ đồng điệu với tư tưởng của tôi. Tôi thà coi ông ta là kẻ thù ra mặt hơn là một người bạn bị ép buộc, vả lại, tôi còn xem xét, ban đầu, tôi sẽ cố dành cho ông ta một vị trí tạm thời nếu ông ta thích hợp, tôi sẽ cất nhắc.

Với những lời lẽ ấy, rõ ràng tướng quân Bonaparte chưa hề nghĩ đến giá trị đích thực của Chateaubriand. Nhưng ngay sau đó, việc xuất bản tập Atala khiến tên tuổi của ông nổi đình nổi đám và ngay lập tức khiến ngài Tổng tài thứ nhất phát ghen vì mọi chú ý dồn về ông.

Tập Thần đồng đạo Cơ đốc ra đời ngay sau tập Atala mà ngài Bonaparte tìm được chỗ dựa lớn. Cuốn sách tạo nhiều cảm giác mạnh đồng thời giá trị cao cả của nó khiến các nhà tư tưởng thêm quan tâm đến các triết lý tôn giáo.

Một hôm, phu nhân Baciocchi đến gặp anh mình và cầm một tập sách nhỏ trên tay.

- Anh đọc cái này đi, anh Napoléon. Em chắc anh sẽ hài lòng.

Tướng quân Bonaparte lơ đễnh liếc nhìn nó. Đó là tập Atala.

- Lại một tiểu thuyết toàn chữ "A" đây. Tôi không có nhiều thời gian để đọc những thứ ngớ ngẩn này.

Tuy nhiên, ông vẫn cầm cuốn sách từ tay em gái đặt lên bàn.

Thế là phu nhân Baciocchi yêu cầu ông gạch tên Chateaubriand ra khỏi danh sách những kẻ đảo vong.

- Thì ra Atala của ngài Chateaubriand đó sao!

- Vâng, thưa anh.

- Được rồi, tôi sẽ đọc nổ để giết thời gian nếu có - Rồi ông quay sang phía thư ký của mình - Báo cho Fouché gạch tên Chateaubriand ra khỏi danh sách những người đảo vong nhé.

Tôi đã nói là ngài Bonaparte ít văn vẻ và ít quan tâm đến văn chương. Người ta có thể thấy rõ điều đó vì ông không biết chính Chateaubriand là tác giả tập Atala.

Ngài Tổng tài thứ nhất đọc cuốn Atala và hài lòng. Ít lâu sau, ngài Chateaubriand lại xuất bản tập Thần đồng đạo Cơ đốc, khi ấy Bonaparte lại lấy lại toàn bộ ác cảm chống lại nhà thơ.

Lần ngài Bonaparte gặp Chateaubriand đầu tiên là lễ ký hôn ước giữa tiểu thư Sourdis với Hector de Sainte-Hermine. Tối hôm ấy ngài Bonaparte định nói chuyện với ông những buổi tối chấm dứt quá chóng vánh nên ông trở về Tuileries ngay mà chẳng hề nghĩ đến Chateaubriand nữa.

Lần thứ hai là buổi dạ hội tráng lệ nhà ngài Talleyrand đón chào hoàng tử Parne trong chặng đường ông hoàng này đi lấy lại ngai vàng xứ Etruine, chúng ta hãy để tự ngài Chateaubriand cho hay cuộc tiếp xúc đó và cảm giác của ông.

"Tôi đang ở ngoài hành lang thì ngài Napoléon bước vào. Ngài vỗ vào tôi nhẹ nhàng. Tôi đã từng nhìn thấy ông ấy một lần nhưng chưa nói chuyện lần nào. Nụ cười của ông thật dịu dàng và đẹp, mắt ông thật đặc biệt nhất là dưới vầng trán và đôi lông mày ấy không hề có chút giả tạo, đóng kịch trong cái nhìn của ông. Tác phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc đang nổi như cồn vào thời đó cũng có tác động đến ngài Bonaparte. Sức tưởng tượng bay bổng đã làm nền chính trị lạnh lùng như sống động hơn. Tất cả những con người vĩ đại luôn ẩn giấu chứa trong mình hai phần đó là khả năng cảm hứng và khả năng hành động. Một nửa để phôi thai kế hoạch còn nửa kia dùng để hoàn tất kế hoạch ấy”.

Ngài Bonaparte nhìn thấy và nhận ra tôi, còn tôi thì chưa biết chuyện gì cả. Khi ông ấy đi về phía tôi, mọi người không biết ông đi tìm ai nên dẹp lối sang hai bên một cách chậm chạp, ai cũng muốn ngài dừng lại với mình, ông có vẻ hơi sốt ruột về sự lề mề ấy. Tôi lẩn vào sau mấy người bạn thì đột nhiên ông cất giọng gọi tôi:

- Ngài Chateaubriand!

Vậy là tôi trở ra, đám đông đã lui hết phía sau nhưng họ cũng nhanh chóng quây lấy chúng tôi. Ngài Bonaparte tiếp tôi một cách bình thường không khen ngợi, không hỏi han tào lao, không vòng vo nói với tôi về các trận chiến ở Ai Cập và A Rập như thể tôi là chỗ thân thiết và nhừ thể ông nói tiếp một câu chuyện còn dang dở giữa chúng tôi vậy.

- Lúc nào tôi cũng bị sốc - ông ấy kể - Khi thấy những đoàn người quỳ gối xuống giữa sa mạc, quay đầu về phương Đông và đưa cát lên trán. Tôi không hiểu có gì trong hành động lạ lùng ấy khiến cho họ phải quay về phía Đông? Bonaparte dừng lại rồi chuyển sang ý khác không cần câu chuyện tiếp theo.

- Đạo Cơ đốc! Những kẻ không tưởng chẳng phải đã muốn lấy đó lập ra một hệ chiêm tinh đó ư? Nếu làm được, họ nghĩ có thuyết phục tôi cho rằng đạo Cơ đốc là bé nhỏ? Nếu đạo Cơ đốc là minh hoạ cho sự di chuyển của các hành tinh, hình ảnh các vì sao thì các bộ óc tầm cỡ cũng mất công vô ích, dù không muốn nhưng xem ra họ còn phải mất nhiều tâm huyết cho sự bêu riêu ấy.

Ngài Bonaparte rời đi ngay tức khác. Giống như Job, trong màn đêm của mình, một suy nghĩ vụt qua trước mắt tôi, tôi sởn gai ốc rợn người, ông vừa đang ở đó mà tôi không nhận ra khuôn mặt ông nữa, giọng nói của ông cũng như một cơn gió thoảng qua.

Những ngây tháng tiếp theo của tôi là những hình ảnh nối tiếp nhau, địa ngục và bầu trời luân chuyển, hiện hữu trước mỗi bước chân hay ngay trong đầu mà tôi không kịp nhận ra bóng tối và ánh sáng của chúng nữa. Tôi chỉ một lần gặp trên đường ranh giới của hai thế giới, con người của thế kỷ trước và con người của thế kỷ mới, Washington và Napoléon. Tôi chỉ gặp họ trong chốc lát nhưng cả hai đều khiến tôi thấy lạc lõng, người thứ nhất bằng một lời Chúa nhân từ và người thứ hai bằng một tội ác.

Tôi nhận ra trong lúc khuất dần trong đám đông, ngài Bonaparte còn xoáy vào tôi cái nhìn sâu hơn hết thảy những ánh mắt khác nhìn vào tôi. Tôi nhìn theo ông ấy và như Dante đã nói với tôi: Chi è quel grande, che non per che curi. L incendio? (Kẻ không sợ lửa ấy là ai?)

Cái nhìn xoáy vào Chateaubriand của Napoléon Bonaparte cũng không có gì lạ vì vào thời điểm ấy chỉ có hai người ấy có tên tuổi đạt đến độ cao tột đỉnh: Chateaubriand với tư cách là thi sĩ, Bonaparte là nhà chính khách.

Người ta đã bước qua không biết cơ man nào là những đống đổ nát song cái bị huỷ hoại nhất, giẫm đạp nhiều nhất, bị nghiền nát thành tro bụi trong số những thứ bị phá huỷ lại là tôn giáo.

Các phong trào cách mạng, trước cho ta cắt dây chuông, hất đổ các điện thờ, đập phá tượng xiết cổ những tu sĩ. Những kẻ vô lại mạo danh thần thánh mọc lên nhan nhản, những tên dị giáo lan nhanh như đất cỏ khô dưới chân. Người ta biến nhà thờ Saint-Sulpice thành đền Chiến Thắng và nhà thờ Notre Dam thành đền Lý Trí. Ngoài ra, không có điện thờ nào ngoài máy chém, chẳng có bục thờ nào ngoài roi sắt. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn cũng phải lắc đầu, chẳng còn tâm hồn lớn nào còn manh nha hy vọng.

Chính vì thế, người ta khao khát phần đầu của tác phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc như thể khát khao làn gió trong lành đầu tiên thổi đến miền bệnh dịch, như thể hương nồng sự sống xộc đến vùng chướng khí chết chóc.

Thật ra, đó không phải là một thứ an ủi. Trong thời điểm mà một dân tộc đang gào thét trước cánh cửa nhà tù đẫm máu, nhảy múa trên quảng trường cách mạng, quanh cỗ máy chém hoạt động liên tục và hét lên: "Không còn tôn giáo nữa, không còn chúa nữa!" thì liệu đó có phải là một điều an ủi được không khi có một người đàn ông lạc giữa đêm thanh khiết giữa những cánh rừng nguyên sinh châu Mỹ, ngủ trên tấm thảm rêu, gối đầu lên thân cây cổ thụ vòng tay lên ngực, mắt hướng về mặt trăng nơi đang chiếu thứ ánh sáng làm cho mặt đất tiếp xúc với bầu trời, mà thì thầm những câu sau:

"Chúa vẫn còn đó! Cỏ cây trong thung lũng và những cây thông hương Liban đang ban phúc cho người, côn trùng ngợi ca người, khi mặt trời thức dậy, voi hổ cúi chào người, chim chóc hát trong lá, gió thì thào trong cánh rừng sấm sét rền vang trước sự hiện diện của người.

Chỉ có con người mới nói: Không còn Chúa nữa!

Vậy là sẽ chằng còn ai khi gặp bất hạnh của mình ngước mắt nhìn trời ư? Chắc hẳn ánh mắt của họ chưa bao giờ được lang thang trong những miền còn bị che phủ ấy. Với tôi, tôi đã thấyn nhiều, tôi đã thấy mặt trời treo lơ lửng trước cửa buồng ngủ trên tấm thảm đỏ tía loang sắc vàng, thấy ánh trăng ở chân trời đối diện đang nhô lên như một cái đến bạc trên nền trời xanh lơ phương Đông.

Hai tinh tú ấy hoà vào bầu trời trắng chói loà và đỏ như son, và vì thế biển nhuốm màu bằng những cuộn sóng kim cương phía đông và sóng hồng phía tây. Những con sóng yên ả, mềm mại xô nhẹ vào chân tôi sự tĩnh lặng đầu tiên của bóng đêm và tiếng xì xào cuối cùng của ban ngày như đang rượt đuổi nhau trên sườn đồi, bên bờ sông lớn và trong các thung lũng.

Ôi Chúa, người mà con không quen, không biết tên tuổi, một người vô hình một kiên trúc sư của vũ trụ này, người đã cho con một bản năng để cảm nhận, người đã từ chối lý lẽ để hiểu tất cả.

Liệu người có phải là một nhân vật tưởng tượng? Tâm hồn của con có tan ra cùng phần tro tàn thi thể của con? Nấm mồ chôn con là một vực thẳm không lối thoát hay là cánh cửa mở ra một thế giới khác? Liệu có phải thiên nhiên bằng lòng thương ác độc đã đặt vào tim con nguồn hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cành những kẻ khốn khổ?

Xin Người thứ tha cho con về sự yếu đuối của con. Không, con không hề nghi ngờ sự tồn tại của Người và dù người có ban cho con một số phận bất tử hay còn phải sống rồi thác, con vẫn tôn thờ mệnh lệnh im lặng của Người".

Người ta có thể hiểu dòng văn ấy có ảnh hưởng như thế nào, sau những lời nguyền rủa của Diderot, sau bản diễn văn của La Revellière-Lépeux và những trang viết sùi bọt mép và máu me của Marat.

Chính Bonaparte, người từng cúi nhìn vực thẳm cách mạng, nơi ông chưa dám quay đi, đã dừng lại trước trang viết của thiên thần cứu rỗi ấy, nó như vẽ ra trong đêm hư vô hồn mang một vệt sáng, và nếu ông đã cho chuyện đức giáo hoàng Fesch đến Rome, ông lại cho vời đại thi hào đến bên người, con đại bàng đã thay thế con chim bồ câu và giống như chim bồ câu, con đại bàng này lãnh trách nhiệm tìm cành ô liu cho Đức Thánh Cha.

Nhưng bổ nhiệm Chateaubriand làm thư ký đại sứ quán thì chưa đủ còn phải chờ xem ông ta có chấp nhận hay không đã.

Chương 39: Đại sứ thành Rome

Ngài Bonaparte rất tán dương buổi gặp Chateaubriand.

Về phần mình, nhà thơ kể lại trong tập Hồi ký rằng những câu hỏi của Bonaparte nối tiếp nhau nhanh đến mức ông không kịp trả lời.

Đó là những lần gặp mà ngài Bonaparte thích thú, những cuộc gặp mà chỉ có mình ông chủ trì không cần biết Chateaubriand có đồng ý hay không. Trong nháy mắt, ông xác định ngay địa điểm ở đâu và người này có thể có lợi cho ông ra sao. Ông cho rằng một cái đầu luôn "biết thì không cần phải học".

Thật vĩ đại thay một nhà phát hiện con người như Bonaparte. Nhưng ông muốn tài năng của những con người do ông tìm ra chỉ thuộc về một mình ông mà thôi. Một con ruồi bay không có sự cho phép của ông đi yêu một kẻ khác thì đó là con ruồi phản nghịch.

Nhưng Chateaubriand luôn chỉ tâm niệm trở thành một ai đó và trở thành một người vĩ đại chứ không nghĩ đến việc trở thành cái gì đó nên ông từ chối thẳng thừng.

Đức giám mục Émery có nghe nói đến việc từ chối này. Cha Émery là giám mục bề trên toà thành Saint-Sulpice vốn có tư tưởng thân Bonaparte. Ông đến khuyên Chateaubriand chấp nhận chức bí thư đại sứ quán mà Bonaparte mời vì lợi ích của tôn giáo.

Ban đầu, cha Émery cũng thất bại, nhưng do thuyết phục nhiều, cuối cùng Chateaubriand cũng chấp nhận.

Mọi chuẩn bị của ông đã hoàn tất, Chateaubriand chuẩn bị lên đường đi làm thư ký đại sứ quán tại Rome. Theo thông lệ, những đại sứ thường bắt đầu con đường sự nghiệp của mình, từ những thành phố lâu đời nhưng Chateaubriand lại bắt đầu sự nghiệp của ông từ những rừng già châu Mỹ, lịch trường cho các nền văn minh tương lai.

Không có gì mỹ lệ hơn chuyến đi được kể lại bằng giọng văn về đạo Cơ đốc mà chỉ tác giả mới có. Một văn phong vừa tráng lệ lẫn lạ lùng tạo thành một trường phái mà sau này Arlincourt là học trò và đã sáng tác nhiều tác phẩm. Song điều làm lên sức mạnh lớn lao của Chateaubriand mà những người bắt chước ông không có được đó chính là sự hoà quyện giữa các đơn giản và cái vĩ đại.

Lần đi qua đồng bằng Lombardie, ông đã tạo nên một nguyên mẫu về phong cách mà không đâu có được ấy. Đó là một bức tranh về những người lính Pháp ở nước ngoài. Người nước ngoài vừa yêu vừa ghét chúng ta khi những người lính này đi qua.

"Quân đội Pháp được dựng lên ở Lombardie như một doanh trại quân sự. Đây đó có vài người lính canh đi lại, những con người này đội một chiếc mũ quân cảnh, lưng đeo gươm có hình như lược hai bên ngoài áo khoác khiến họ có vẻ là những thợ gặt bận rộn và vui vẻ. Họ ném đá, đẩy đại bác, lái xe thồ, nâng các thùng hàng. Những con ngựa nhảy choi choi, lồng lên trong bầy hoặc thủng thằng như những con chó dụi người vào chủ của chúng. Những người Italie bán hoa quả trên sạp hàng của mình ở chỗ giữa đám lính. Những người lính mang đến tẩu, quẹt lựa làm quà tặng cho họ và nói với người thương của họ giống như những người Barbare đã từng nói: Anh là Fotlad, con trai ông Eupe, dân tộc France, nghiêng mình bên sắc đẹp của em, anh trân trọng trao cho em ngôi nhà anh ở phố Pins.

Quân nhân của chúng ta là những kẻ thù đặc biệt: ban đầu người ta thấy chúng ta hơi cao ngạo rồi hơi vui tính rồi quá vui nhộn. Những người lính năng nổ, thông minh, trí tuệ dần dần trở thành chỗ thân quen nơi dân cư họ sống. Họ múc nước từ giếng lên, đi săn, lùa cừu vào chuồng, bế các em bé hay ru chúng ngủ trong nôi. Tính khí hoà nhã và các công việc thường ngày giúp họ thêm gần gũi, người ta quen dần việc nhìn nhận họ như thành viên trong gia đình. Trống hành quân vang lên ư? Họ lại rời các mái tranh để các thiếu nữ chủ nhà khóc thút thít bên cánh cửa và họ không nghiên các mái nhà ấy cho đến khi họ bước vào Viện Quân Nhân danh dự đến Milan, một thành phố đông dân cư đang thức giấc, nước Italie vừa ra khỏi cơn mê và đang nhớ lại về lãnh tụ thiên tài của mình như một giấc mơ thần thánh. Nước Áo đã từng đến, nó khoác lên người Italie tâm áo chì, buộc họ trở vào quan tài, thành Rome rơi vào đổ nát còn Venice chìm dưới biển. Venice đã tô điểm bầu trời bằng nụ cười hắt hiu cuối cùng của nó. Nó đã ngủ một giấc êm ái dưới các lớp sóng như một vì tinh tú không bao giờ thức dậy".

Tối ngày 27 tháng Sáu, Chateaubriand đến Rome. Đó là hai hôm trước ngày lễ thánh Saint-Pierre, một trong tứ đại lễ của thành Bất tử.

Ngày 28, ông đi thăm thú khắp cả ngày như mọi du khách khác ném cái nhìn đầu tiên vào Colisée, điện Panthéon, cột Trajane, lâu đài Saint-Ange. Buổi tối, ông Artaut, người tiền nhiệm của ông, đưa người mới đến tới một ngôi nhà gần quảng trường Saint-Pierre. Họ nhìn thấy một đống lửa lớn trước vòm Michel-Ange ở giữa những vòng vây điệu vai, những quầng pháo hoa từ nóc Adnen, lụi tắt ở Saint-Onuphre hay trên lăng mộ Tasse. Sự im lặng, sự quên lãng và bóng đêm đã bị lùi lại.

Ngày hôm sau, ông tham dự buổi lễ thánh Saint-Pierre có Đức Giáo hoàng Pie VII đọc kinh cầu nguyện. Hai ngày sau, ông đến trình diện, giáo hoàng Pie VII mời ông ngồi cạnh. Đây là một vinh hạnh hiếm hoi vì các giáo hoàng thường để khách đứng, chắc chắn cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc đã được mở trên một chiếc bàn nào đó của giáo hoàng.

Giáo chủ Fesch thuê lâu đài Lancelotti cạnh lâu đài Tibre làm trụ sở. Người ta dành cho chàng trai thư ký đại sứ tầng cao nhất trong lâu dài. Vừa vào đến nơi, một số lượng không ít bọ chét nhảy lên quần, lên chân biến nó thành toàn một màu đen kìn kịt. Ông cho giặt chiếc quần ngay tại phòng ngoại giao và bắt đầu công việc tối quan trọng của mình.

Ngược với tôi, người luôn tự tin với chữ viết của mình, nét chữ của Chateaubriand trở thành thứ cản trở tài năng của ông. Giáo chủ Fesch nhún vai khi nhìn chữ ký ấy và giống như chưa từng đọc Atala cũng như Thần đồng đạo Cơ đốc, ông ta tự hỏi tại sao một người tài năng lại phải có chữ ký rộng hết một trang như thế.

Hầu như chẳng có việc gì cho cái vị trí thư ký cao quý ấy làm ông đành ngắm nhìn từ trên cao các mái nhà xung quanh một mái nhà bên cạnh có những người phụ nữ giặt quần áo ra hiệu cho ông, một nữ ca sĩ tương lai cất giọng hát những hợp âm vĩnh hằng ấy cứ đeo đẳng ông mãi, khi nhớ đến cái chết, thật sung sướng thay khi có vài đám tang đi qua khiến ông khuây khoả. Thế là từ trên cao, ông thấy dưới phố cao hun hút có một đám tang một người mẹ trẻ, người ta khiêng chị ta và cả đứa bé mới chào đời đầu đội một vành hoa nằm cạnh mẹ.

Trong những ngày đầu mới đến, Chateaubriand đã mắc một lỗi lớn Cựu hoàng đế Sardaigne đã bị Bonaparte truất ngôi đang ở Rome. Chateaubriand đã đến thăm và bày tỏ lòng tôn kính của mình, những trái tim lớn thường vẫn hay hướng về những thứ đổ nát rất tự nhiên. Nhưng cuộc viếng thăm đó đã biến thành cơn bão ngoại giao nổ ra trong toà Đại sứ. Tất cả các nhà ngoại giao đều tránh ông và họ vừa kéo cúc áo cổ vừa thì thào.

- Hắn thua rồi!

"Không một kẻ ngu ngốc trong ngoại giao đoàn nào lại không cho là hơn tôi - Chateaubriand nói - Người ta rất hy vọng tôi sẽ đổ dù tôi chẳng làm gì cả và cũng không tính toán gì. Mà thế cũng có sao, khi có ai đổ chẳng phải điều ấy rất vui đó ư? Tôi vốn đơn giản, tôi không nghĩ mình phạm tội gì cả. Với tôi, những ông vua, những người mà người ta tưởng tôi đặc biệt quan tâm, chỉ đơn thuần là những người bất hạnh. Thế mà khắp từ Rome đến Paris, người ta viết những câu châm chọc đáng sợ, thật may là tôi làm việc với Bonaparte, người đáng dìm chết tôi đã lại cứu tôi”.

Chateaubriand buồn đến chết đi được. Cái vị trí mà người ta cứ tưởng giết chết tài năng và trí tuệ của ông lại khiến bút của ông trở nên sắc sảo qua những lá thư văn học. Cuối cùng, nhiệm vụ quan trọng do ông đảm nhiệm cũng được trao lại cho Borghèse. Chateaubriand đã quyết định rời bỏ công việc nhàm chán và vô vị ấy. Khi trở về, ông được phu nhân Beaumont đón tiếp. Đó là con gái bá tước Montmorin, đại sứ nước Pháp tại Madrid, một tướng Bretagne từng làm trưởng sứ dưới triều vua Louis XVI. Dưới đây là bức chân dung người bạn gái của ông qua ngòi bút của mình:

"Phu nhân Beaumont, có khuôn mặt xấu hơn là đẹp, rất giống với một bức hoạ của phu nhôn Lebrun. Khuôn mặt bà gầy gò và tái xanh, đôi mắt hạnh đào như một tia sáng dịu lại qua lớp nước pha lê. Tính cách của bà hơi cứng nhắc và nóng nẩy cho thấy sức mạnh tình cảm và nỗi đau nội tâm của bà. Một tâm hồn cao thượng, trí tuệ vĩ đại, bà sinh ra trong một thế giới mà trí tuệ của bà đành rút lui trong sự lựa chọn và bất hạnh. Nhưng khi một giọng nói thân tình vọng lên kêu gọi từ phía bên ngoài trí tuệ đơn độc ấy thì bà đến và sẽ nói vài lời từ chốn cao xanh".

Các bác sĩ khuyên phu nhân Beaumont nên đi nghỉ ở miền nam. Sự có mặt của Chateaubriand ở Rome khiến bà quyết định đến đó. Ngay những ngày đầu, họ đã cảm nhận điều tuyệt vời.

Ngài Chateaubriand lấy xe ngựa đưa bà đi thăm thành Rome mỹ lệ nhưng phải mất cả cuộc đời mới thấy hết, yêu và đam mê nó được. Một hôm, thi sĩ đưa bà đến Colisé. Đó là một ngày tháng Mười chỉ có thể thấy được ở Rome.

Người phụ nữ ngồi lên một tảng đá đối diện với một trong số điện thờ đặt xung quanh công trình. Bà ngước mắt chầm chậm nhìn theo những hàng hiên từng chứng kiến nhiều người và vật chết đi và ngay bản thân chúng cũng chết từ lâu rồi. Đống hoang tàn được trang trí bằng những cây ngấy, cây cỏ bồ câu đẫm sương thu và ánh sáng. Người phụ nữ thở dài đi xuống từng bậc thang đến sân. Bà dừng trước cây thập tự và nói:

- Chúng ta đi thôi, tôi thấy lạnh!

Ngài Chateaubriand đưa bà về nhà, bà đi ngủ và không bao giờ dậy nữa. Dưới đây, tác giả cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc kể lại cái chết của người phụ nữ ấy:

"Nàng bảo tôi mở cửa sổ ra và nàng thấy khó thở. Một tia nắng mặt trời chiếu đến giường hình như làm nàng rất vui. Nàng nhắc tôi dự định đi nghỉ ở nông thôn mà chúng tôi thỉnh thoảng bàn bạc rồi nàng khóc.

Từ hai đến ba giờ chiều, phu nhân Beaumont đòi chuyển sang giường của ba phục vụ người Tây Ban Nha tận tuỵ là Saint-Germain, nhưng các bác sĩ không đồng ý vì sợ nàng tắt thở trong lúc di chuyển thế là nàng nói với tôi nàng thấy gần đến lúc hấp hối. Đột nhiên, nàng hất chăn ra, nắm lấy tay tôi siết thật chặt, đôi mắt mơ màng. Nàng ra hiệu với một ai đó ở cuối chân giường rồi đặt tay tôi lên ngực và nói:

- Đó! Đó!

Tôi rụng rời, hỏi nàng có nhận ra tôi không: một nụ cười thoáng hiện trên môi giữa lúc mê man, nàng khẽ gật đầu vì nàng không còn nói được nữa. Các cơn co giật kéo dài vài phút. Chúng tôi lôi bác sĩ và bà hầu ôm nàng vào lòng, một tay tôi đặt lên trái tim nàng, nó rung rung thật nhanh như một chiếc đồng hồ tháo tung cuộn dây cót.

Đột nhiên, tôi thấy nó dừng lại. Đầu nàng ngục trên gối, vài lọn tóc xoà ra trán, đôi mắt khép lại, bóng đêm vĩnh hằng đã buông xuống. Bác sĩ đưa gương và ngọn nến lại gần miệng nàng. Gương không bị hơi thở làm xỉn mờ, và ngọn nến vẫn cháy nguyên. Tất cả đã kết thúc.

Trên một bia mộ bằng tiếng Hy Lạp có ghi: Ta sẽ yêu nàng mãi mãi, nhưng nàng ở nhà thần Chết, nàng đang uống nước của nữ thần Léthé, nó sẽ khiến nàng quên tất cả những tình yêu đã có".

Ít lâu sau, ngài Chateaubriand nhận được tin rằng ngài Tổng tài thứ nhất bổ nhiệm cho ông làm đại sứ ở Valais. Bonaparte đã hiểu rằng tác giả của Thần đồng đạo Cơ đốc cũng thể hiện tài năng trong chính trường cũng như trên văn đàn.

Chateaubriand trở về Paris, biết ơn ngài Bonaparte về sự đánh giá cao tài năng của mình. Ông viết đề tặng tác phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc cho ngài. Chúng ta sẽ thấy lời đề tặng đó khá hiếm thấy như sau:

"Kính gửi ngài Đệ Nhất Tổng tài, tướng quân Bonaparte,

Thưa tướng quân, Ngài đã rất muốn đặt ấn phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc dưới sự bảo trợ của ngài. Đó là một minh chứng cho ân huệ ngài dành cho sự nghiệp tôn nghiêm được vinh quang nhờ sức mạnh của ngài. Chúng ta không thể không nhận ra định mệnh của ngài trong tay Thượng đế, Người đã phái một người để hoàn tất mong muốn phi thường của mình. Cả dân tộc ngắm nhìn ngài, nước Pháp thêm mở mang nhờ những chiến thắng mà Người đặt vào tay ngài từ khi ngài dựa vào giáo lý mà xây dựng đất nước.

Hãy tiếp tục giang tay đến ba mươi triệu con chiên dang cầu nguyện cho ngài dưới chân điện thờ mà ngài trả về cho họ. Từ tận đáy lòng tôi vô cùng kính trọng tướng quân.

Kẻ phục vụ thấp kém và rất tuân lệnh của ngài.

CHATEAUBRIAND"

Đó là buổi ngài Tổng tài đón tiếp tác giả cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc Buổi gặp gỡ này đã bị lui lại hai tiếng đồng hồ vì ông còn mải làm về công tước Enghien. Trong lần gặp mặt ấy, ngài Bonaparte đã bổ nhiệm cho Chateaubriand làm bộ trưởng ở Valais.


Nguồn: http://vnthuquan.org/