11/4/13

Những người khốn khổ - Bản rút gọn (C1-2)

Chương 1

MỘT CON NGƯỜI CHÍNH TRỰC


Vào những ngày đầu tháng mười năm 1815, khoảng một giờ trước khi mặt trời lặn, một người đàn ông đi bộ vào thành phố D... Người đàn ông đó mập mạp và khỏe mạnh, tuổi khoảng từ bốn mươi sáu tới bốn mươi tám, một chiếc mũ lưỡi trai che một phần khuôn mặt sạm nắng, ông mặc một chiếc áo sơ mi bằng vải thô màu vàng, một chiếc ca vát xốc xếch nơi cổ, một chiếc quần dài đã sờn, một chiếc áo bờ lu vá nơi khuỷu tay, vác trên vai một cái túi lính thật nặng, tay cầm một cây gậy to tướng có nhiều mắt, chân không vớ đi giày đế sắt, tóc cắt ngắn và râu dài.
Tại thành phố... bấy giờ có một quán trọ xinh xắn mang bảng hiệu Croix-de-colbas là quán nổi tiếng nhất tại địa, phương. Người đàn ông bước về phía đó. Tất cả các lò đều đỏ lửa. ông chủ đang đi từ lò lửa tới đám xoong chảo, canh chừng bữa ăn tối tuyệt hảo của những người đánh xe nói cười râm ran nơi phòng bên. ông ta ngẩng đầu lên khi người khách lạ bước vào quán và ngạo nghễ nhìn ông với vẻ dè chừng.
- Ông muốn gì - Ông ta hỏi giọng xấc xược.
- Ăn và ngủ... Người đàn ông vừa nói vừa móc ra bọc tiền to từ áo bờ lu của mình. Tôi có tiền đây.
Ông chủ lưỡng lự một hồi. Rồi ông ta tiếp lại, giọng gay gắt hơn.
- Tất cả các phòng đều đã có người mướn và tôi không có gì cho ông ăn cả. Tất cả đều được dặn trước. Ông hãy đi khỏi nơi đây !
Giọng của ông ta khiến người đi đường rùng mình.
Người đàn ông mở miệng để đáp lại, rồi ông cúi đầu nhặt lên cái túi mà ông đã đặt xuống đất và bước đi.
Ông ra đường lớn. Ông đi tới một cách lo âu, lướt sát qua các ngôi nhà. Nếu quay đầu lại, chắc ông đã trông thấy ông chủ quán trọ Croix-de colbas đứng nơi ngưỡng cửa vây quanh bởi tất cả những người khách trong quán ông và tất cả những người đi đường, đang vừa nói một cách sôi nổi vừa dùng ngón tay chỉ về phía ông Trông những cái nhìn dè chừng và sợ sệt của đám người, hẳn ông đoán biết việc ông tới sẽ sớm trở thành một biến cố của toàn thành phố.
Nhưng ông không quay đầu lại, ông không thấy gì về tất cả hiện tượng, những người trĩu xuống dưới sức nặng thường không nhìn phía sau họ. Đêm dần về, ông tìm một chỗ trú khác. Quán trọ xinh đẹp đã không tiếp ông, ông bắt đầu tìm kiếm một quán rượu thật khiêm nhường. ông vào quán đầu tiên ông gặp. Nhưng trong số những người khách ngồi vào bàn, có một người bán cá trước khi vào đây đã cho ngựa vào chuồng tại quán trọ Croix-de-colbas. Từ chỗ ngồi của mình hắn kín đáo ra hiệu cho chủ quán và rỉ vào tai ông ta mấy tiếng.
Ông muốn gì đây?.Chủ quán sẵng giọng hỏi người đàn ông cầm gậy và không đợi người này có thì giờ trả lời, ông ta tiếp lời ngay : Ông hãy rời khỏi nơi đây!
Ông muốn tôi đi đâu?
Chỗ khác !
Người đàn ông cầm lên cây gậy và cái túi, rồi bước ông đi qua trước nhà tù. Nơi cửa treo một dây xích sắt buộc vào một cái chuông. ông rung chuông. Một cánh cửa con mở ra.
Ông giữ cửa - người đàn ông vừa nói vừa kính cẩn dỡ mũ lưới trai ông có vui lòng cho tôi trú đỡ đêm nay không ?
- Một nhà tù đâu phải một nhà trọ người giữ cửa nói giọng khô khốc. ông hãy làm gì để bị bắt đi. người ta sẽ mở cửa cho ông.
Và cánh cửa con đóng lại.
Đêm tiếp tục ập xuống, gió lạnh từ dãy núi Alpes thổi tới. Trong ánh sáng yếu ớt của ngày đang tắt, người đàn ông trông thấy trong một khu vườn nằm dọc theo con đường ông vừa bước tới, một cái chòi gỗ cửa thấp có vẻ là nơi ở của một người thợ sửa đường. ông dừng bước, thở dài nhẹ nhõm.
Mình ở đây được đấy ông lầm bầm.
Nhưng trong lúc ông cúi xuống để lướt vào trong cái chòi, ông nghe một tiếng gầm gừ dữ dằn. ông ngước mắt nhìn lên. Đầu một con chó gộc khổng ìô hiện ra trong bóng tối. Đây là cái cũi của một con chó.
- Chỗ này cũng không ! Người đàn ông kêu lên cay đắng.
Ông đã phải dùng tới cây gậy mới ra khỏi ra khu vườn bởi con chó nhào tới ông với những tiếng sủa điên cuồng, và ông lại bước đi một cách cầu âu qua các con đường gõ vào vài cánh cửa và lặng lẽ dang xa mỗi lần bị từ chối.
Ông đến quảng trường Nhà Thờ, ông đưa nắm tay ra trước nhà thờ, rồi bởi kiệt sức vì mệt và không còn hi vọng gì nữa, ông nằm trên một chiếc ghế đá dài cạnh đó.
Bấy giờ một bà lão từ nhà thờ bước ra. Bà trông thấy người đàn ông nằm dài trong bóng tối.
- Đây là một cái giường rất tệ, ông bạn ạ, bà nói.
- Trong suốt mười chín năm tôi có một cái nệm gỗ, người đàn ông nói giọng căm giận, hôm nay tôi có một cái nệm đá.
Ông không thể qua đêm như thế này được đâu; dĩ nhiên ông đang lạnh và đói. Người ta có thể cho ông tạm trú vì lòng từ thiện.
- Khắp nơi người ta đã xua đuổi tôi.
- Ông đã gõ mọi cánh cửa rồi à? Bà lão vừa hỏi vừa chạm vào cánh tay người đàn ông và chỉ bên kia quảng trường, một ngôi nhà nhỏ và thấp bên cạnh tòa giám mục. Nhưng ông đã gõ cánh cửa đó chưa?
Chưa .
Hãy gõ vào đó !
Bà lão dời bước, người đàn ông vừa nhổm dậy vừa càu nhàu và tiến đến cánh cửa mà bà lão đã chỉ cho ông.
Ông gõ cửa.
- Vào đi ! một giọng đàn ông thốt lên, dịu dàng và trầm trọng.
Người đàn ông đẩy cánh cửa mở toang và bước vào Với cái túi trên vai, cây gậy trong tay, người đàn ông có một vẻ thô tháp, táo tợn, mệt mỏi và dữ dội trong đôi mắt. ánh lửa-từ lò sưởi hắt thẳng vào mặt ông và trông ông dễ sợ như ma quỉ hiện hình.
Trong ba người có mặt trong phòng, một giáo sĩ và hai ngươi đàn bà luống tuổi, chỉ có hai người đàn bà khẽ rùng mình. Vị giáo sĩ nhìn đăm đăm vào người đàn ông bằng đôi mắt lặng lẽ.
- Thế này đây. bấy giờ người đàn ông lên tiếng bằng một giọng khàn đục và không đợi người ta nói với mình : tôi tên là Jean Valjean, tôi đã trải qua mười chín năm trong tù. Tôi được trả tự do từ bốn ngày nay và đang trên đường tới Pontarlier. Tôi đi bộ từ Toulon đã bốn hôm rồi. Hôm nay tôi đã đi hết mười hai dặm đường.
Chiều hôm nay tôi đã vào một quán trọ rồi một quán khác, người ta đã xua đuổi tôi. Tôi đã vào trong cái cũi của một con chó, con chó đã cắn tôi và đã đuổi tôi. Tôi đã nằm trên một cái ghế đá. Đêm không sao và tôi nghĩ trời sẽ mưa và không có phép thánh nào cản được mưa cả Một người đàn bà đã chỉ nhà ông cho tôi và nói :
"Hãy gõ vào đó?" Tôi đã gõ. Đây là đâu vậy? Một quán trọ à? Tôi có tiền, tôi sẽ trả. Một trăm lẻ chín đồng mười lăm xu mà tôi kiếm được trong nhà tù bằng sức lao động của tôi trong mười chín năm. Tôi mệt lắm, mười hai dặm đường đi bộ. Tôi rất đói. Ông có muốn tôi ở lại không?
Bà Magloire, vị giáo sĩ vừa nói vừa quay sang một trong hai người đàn bà đội một cái mũ bông có nếp ống viền quanh khuôn mặt tròn trịa, bà hãy dọn thêm một bộ đồ ăn.
Người đàn ông bước ba bước đến gần cây đèn trên bàn. Một vẻ sửng sốt bộc lộ trong cái nhìn của ông.
ông có nghe không? ông nói nhỏ giọng lại. Tôi là một tên tù khổ sai, tôi từ cảnh tù đày về đây. Giấy thông hành của tôi đây. Màu vàng, như ông thấy đấy. Nó khiến tôi bị xua đuổi ở bất luận nơi nào tôi đặt bước tới. ông hãy xem đây, những gì người ta ghi lên giấy thông hành của tôi, để tôi đọc cho ông nghe bởi tôi biết đọc mà, tôi đã học trong tù. "Jean Valjean, tù khổ sai, được trả tự do, sinh trưởng tại Pontarlier, đã ở trong nhà tù mười chín năm. Năm năm về tội phá hoại. Mười bốn năm về tội toan vượt ngục bốn lần. Con người này rất nguy hiểm".
Thế đấy. Mọi người đã ném tôi ra ngoài. Còn ông, ông tính cho tôi ăn uống và ngủ nghê hay sao? ông có một chuồng ngựa không?
- Bà Magloire, vị giáo sĩ nói, vẫn nói giọng dịu dàng, bà hãy trải những tấm ra trắng lên chiếc giường trong buồng. Đoạn quay sang người đàn ông. Mời ông ngồi và sưởi cho ấm, trong chốc lát chúng ta sẽ ăn bữa khuya. Trong lúc có người làm giường cho ông .
Khuôn mặt người đàn ông toát ra vẻ nghi hoặc và sửng sốt lạ thường.
- Ông giữ tôi lại! Ông ấp úng. Ông gọi tôi bằng tiếng " ông " . Ông không bảo tôi : " Đi đi đồ chó " . Tôi lại được ăn bữa khuya. Được một cái giường và nệm và những tấm ra như mọi người. ông là ai? Tôi sẽ trả tiền cho ông. ông là chủ quán này phải không? 
- Không, tôi là một thầy tu đang ở đây. Ông hãy giữ tiền của ông, ông hãy đến gần lửa. Gió đêm rất lạnh từ trong vùng núi Alpes. Bà Magloire, cây đèn này mờ quá.
Người giúp việc già cỗi biết ý chủ. Bà đi tìm hai cây đèn bằng bạc chạm trổ chỉ dùng khi có khách mời, và bà mang chúng tới khi đã thắp sáng. Trên lớp khăn trải bàn, bà dọn ra bốn bộ đồ ăn, vẻ đỏm đáng độc nhất trong ngôi nhà rất đỗi giản dị này.
- Ông thầy tu, người đàn ông nói giọng run run, ông tốt lắm. ông đón nhận tôi, ông đốt những cây nến của ông vì tôi. Thế nhưng tôi đã không dối ông là tôi từ đâu đến.
Vị giáo sĩ chạm nhẹ vào bàn tay ông.
Cánh cửa này không hỏi người nào bước vào đây có tên hay không, bởi nhà này là nhà của Jésus-christ. Tôi biết điều đó trước khi ông nói.
Người đàn ông mở mắt kinh ngạc.
Đúng thế sao? ông biết tên tôi à? ông kêu lên.
Đúng, ông tên là người anh em của tôi.
Trong lúc đó bà Magloire đã dọn ra bữa ăn, một món súp có dầu và mỡ, một miếng thịt, những trái vả, một miếng phô mát tươi, một ổ bánh mì to bằng lúa mạch.
Tự tay bà còn lấy ra thêm, theo lệ thường của chủ, một chai rượu lâu năm của vùng Mauves.
Vị giáo sĩ đọc kinh trước bữa ăn. Ông mời người đàn ông ngồi bên phải của mình, còn người đàn bà thì ngồi đối diện với ông, trong suốt cảnh này bà vẫn không nói gì và vẫn giữ một vẻ mặt bình lặng và dịu dàng nơi người ta bắt gặp những đường nét cùng những biểu lộ của khuôn mặt vị giáo sĩ.
Người đàn ông bắt đầu ăn ngon lành. Vị giáo sĩ và bà giúp việc nhìn ông một cách nhân từ nhưng không có chút tò mò gây khó chịu.
Những người đánh xe ăn sang hơn ông, ông linh mục à - người đàn ông nói, miệng đầy thức ăn.
- Họ có nhiều nỗi nhọc nhằn hơn tôi - vị giáo sĩ ôn tồn nói. Nhưng ông đã nói là ông đi Pontarlier. ở đó họ có một ngành công nghệ mang tính gia trưởng với những xưởng phô mát ...
Trong suốt bữa ăn câu chuyện xoay quanh ngành công nghệ đó của Pontarlier. Vị giáo sĩ thấy có nhiệm vụ là không thốt lên một từ nào có vẻ thuyết giáo, trái lại ông tìm cách khuây khỏa Jean Valjean trong nỗi khốn cùng của ông, làm cho ông tin rằng ông cũng là một con người như bao con người khác.
Bữa ăn kết thúc, người em gái của vị giáo sĩ, cô Baptisfine, và người giúp việc, bà Magloire, lên lầu ngủ, phòng của họ trên tầng sâu độc nhất của ngôi nhà. Vị giáo sĩ cầm một cây đèn bạc trên bàn và quay sang người khách của mình, ông nói :
- Ông đến đây, mời ông, tôi sẽ đưa ông về phòng.
Họ đi qua một gian phòng cũng bày biện đơn sơ như phòng ngoài, với một cái bàn và nhưng chiếc ghế màu trắng, một cái giường sắt có màn che bằng nỉ màu lục chiếm một góc, trong một góc khác có cánh cửa mở ra phòng cầu nguyện, một pho tượng Jésus-christ với hai cánh tay đã tróc lớp mạ vàng bị đóng đinh trên một cây thập tự gỗ nổi bật trên bức tường quét vôi trắng. Một buồng ngủ đóng kín với một cái giường ở cuối nhà nguyện.
- Xin ông cứ tự nhiên như ở nhà ông, vị giáo sĩ vừa nói vừa đặt cây đèn trên một cái bàn con nơi buồng ngủ.
ông hãy ngủ ngon. Sáng mai trước lúc lên đường, ông sẽ uống một ly sữa từ bầy bò cái của chúng tôi.
Bấy giờ bất chợt người đàn ông kêu lên, giọng khàn đục:
Ông để tôi ngủ gần bên ông ! Như thế này đây ! Ai bảo với ông rằng tôi không phải là kẻ giết người?
Ông Myrial hay đúng hơn là đức giám mục Bienvenu như ở dịa phương mọi người vẫn gọi, chủ nhân đón tiếp người cựu tù khổ sai, là giám mục tại D ... Từ nhiều năm nay, lòng từ thiện vô tận của ông đã khiến ông nổi tiếng trong thành phố nhỏ có vẻ đạo mạo, nơi những người theo đảng Jacobins, những người theo chủ nghĩa đế chế và những người theo chủ nghĩa bảo hoàng xâu xé nhau bằng những trò vu khống ngấm ngầm, cũng như trong những thôn xa xôi thuộc miền núi.
Ông đã bắt đầu sự nghiệp giám mục của mình tại D... bằng cách đưa hai mươi sáu người bịnh trong bịnh viện vào tòa lâu đài có những khu vườn bao quanh nơi các tổng giám mục địa phận Embrun đã đến trước ông từ nhiều thế kỷ. Bản thân ông cùng với người em gái và người giúp việc về ở trong ngôi nhà nhỏ có khu vườn con con mà hành phố vẫn dành cho việc vệ sinh công cộng.
- Ông được chỗ ở của tôi và tôi được của ông, ông đã nói với ông giám đốc bịnh viện. Hãy trả lại nhà tôi.
Chỗ của ông là đây.
Lương bổng ông nhận được của nhà nước trong tư cách giám mục ráng lắm cũng chỉ đủ cho ông thanh toán điều ông gọi là "những khoản chi tiêu trong nhà". Những khoản chi tiêu đó gồm việc giúp đỡ, tặng tiền cho các công cuộc cứu tế và các hội đoàn khác nhau trong giáo khu. Trong số mười lăm nghìn cung cấp cho ông, giám mục Bienvenu chỉ giữ lại một nghìn để sống và ông thường tự trách mình đã tước đoạt của người nghèo món tiền đó.
Bà Magloire dù dè sẻn tiện cặn cũng phải vất vả lắm mới kham nổi những món chi tiêu trong nhà chưa kể những lần bố thí bất ngờ. Bà đã khuyên chủ nhân đòi tỉnh phải trả những chi phí về xe cộ trong thành phố và về những chuyến đi trong giáo khu. Và bà mừng rỡ khi Tổng hội đồng chấp thuận yêu cầu của ông giám mục, biểu quyết cho ông một món tiền hằng năm ba nghìn. xong những niềm vui đó đã chóng tàn bởi ngay buổi chiều đức giám mục Bienvenu đưa ra bản ghi chú này.
" Chi phí xe cộ và các chuyến đi :
Để đưa canh thịt cho người bịnh trong bịnh viện .........................1500 trăng
Dành cho hội dục anh Aix . . . . . . . . . . . . . . . 250 trăng
Dành cho hội dục anh vùng Dragreignan ......................... 250 trăng
Dành cho trẻ lạc .......................... 500 trăng
Dành cho trẻ mồ côi ........................ 500 trăng
Tổng cộng ................... 3000 trăng
Đó là quỹ chi thu của ông Myriel.
Thật nhanh chóng, ông giám mục trở thành người quản lý tài chánh của mọi công việc từ thiện và người thủ quỹ của mọi trường hợp cùng khổ. Người bịnh, người nghèo, người khốn khổ đổ dồn về ông như về một nguồn sinh khí, ông chuyện trò nhiều hơn thuyết giảng, ông không kết án vội vã một điều gì, ông nói : " Chúng ta hãy thấy con đường mà lỗi lầm đã đi qua. " .
Ông còn nói : " Với những người dốt nát, hãy dốc lòng dạy họ những gì các con có thể. Xã hội trách nhiệm về đêm tối nó sản sinh. Kẻ phạm tội không phải là kẻ làm nên tội lỗi mà là kẻ làm nên bóng tối. "
Ông biết ngồi im hàng giờ bên người đàn ông vừa mất vợ yêu dấu, bên người mẹ vừa mất con. ông không tìm cách xóa nhòa nỗi đau bằng sự quên lãng, mà không phóng to nó ra bằng hy vọng. 
Hãy chú ý đến cách các con quay về phía người chết. "Đừng nghĩ tới những gì đang thối rữa." ông biến đổi nỗi đau thương đang ngắm nhìn một cái hố bằng cách chỉ cho nó thấy nỗi đau thương đang ngắm nhìn một vì sao.
Quanh ông không có ban tham mưu gồm những tu sĩ tìm kiếm tương lai, bởi ông không có vẻ gì là một giám mục được sủng ái với mũ lễ to tướng được nhiều thánh lộc, của bố thí cùng chức vụ thuộc nhà thờ làm tăng tiến kẻ hầu người hạ bằng cách tăng tiến chính mình. Tiếng tăm của giám mục Bienvenu chỉ tạo sự cô độc cho chính ông. Một ông thánh là một người láng giềng nguy hiểm có thể khiến chúng ta lây nhiễm một sự nghèo khó không chữa trị được. Nhưng sự cô độc trong đó tham vọng của một số người đã bỏ mặc ông, ông làm cho nó trở nên sinh động bằng sự khốn khổ của kẻ khác. Dưới mắt ông, thế giới giống như một căn bịnh trầm trọng mà ông thử tìm cách băng bó vết thương, không cần đoán biết căn nguyên bí ẩn của nó. " Hãy thương yêu nhau ", ông tuyên bố ngắn gọn như thế, và đó là tất cả học thuyết của ông. Điều soi sáng con người đó chính là tấm lòng. Sự khôn ngoan của ông được hình thành bằng ánh sáng đến từ đó.
Mỗi buổi chiều, khi gió và mưa không cản bước ông, trước khi đi ngủ, ông ra khu vườn của mình trong một hay hai tiếng đồng hồ. ông ở đó một mình một bóng, trầm mặc, tĩnh tâm, mở rộng tâm hồn đón nhận những tư tưởng từ cõi cao xa rơi xuống, ngưỡng vọng, trong vẻ lộng lẫy hữu hình của những chòm sao, vẻ lộng lẫy vô hình của Thượng đế. Địa phận rào kín chật hẹp đó với bầu trời làm trần đã quá đủ cho cuộc đi dạo của ông và cho mộng tường của ông. ông còn ước vọng điều chi hơn một vài cánh hoa trên mặt đất và tất cả những vì sao kia trong bầu trời?
Chiều hôm đó, ông giám mục đi bách bộ có phần lâu hơn trong khu vườn của mình, tâm hồn bám chặt vào
những điều kỳ bí lớn lao kia mà về đêm Thượng đế vẫn chỉ cho những đôi mắt còn biết mở to trông thấy. Trời đã khuya khi ông trở về căn hộ của mình; vài phút sau tất cả đều say ngủ trong ngôi nhà nhỏ.
Vào khoảng giữa đêm Jean Valjean thức giấc. ông ngồi bật dậy và đảo mắt nhìn quanh trong bóng tối, phần nào theo cách của loài mèo.
Bao nhiêu ý tưởng từ từ phác thảo trong óc ông nhưng khởi điểm và mức đến của chúng chỉ là lòng thù hận, thù hận xã hội và loài người thể hiện bằng một khát vọng thô bạo và liên tục được làm hại bất luận ai.
Đã mười chín năm nay, Jean Valjean chưa bao giờ nhỏ một giọt nước mắt. Bị kết án năm năm tù đầy vì tội trộm một ổ bánh mì, ông đã trông thấy sự khổ ải của mình kéo dài quá đáng trong những lần toan tính vượt ngục, và trong tâm hồn đen tối của ông một toà án được thiết lập. Không phải ông tự xá tội cho mình, nhưng ông lên án xã hội đã trừng phạt ông, con người đói khổ, và ông tự nhủ rằng ông có thể sẽ không ngừng ngại vào một ngày nào đó đòi hỏi loài người biện giải về dự thiếu cân bằng giữa sự thiệt hại ông gây ra và sự trừng phạt ông phải gánh chịu.
Trong phút chốc, Jean Valjean thoáng có ý định ngủ lại, nhưng không lâu. Tư tường ông bị ám ảnh bởi một hình ảnh : hình ảnh bộ đồ ăn bằng bạc mà bà Magloire đã đặt trên bàn mấy tiếng đồng hồ trước đây.
ông đứng dậy, cởi giày để tránh gây tiếng động và bước rón rén về phía cửa phòng ông giám mục. ông nhẹ tay mở cửa và bước vào.
Một tia sáng trăng vẻ quầng trên khuôn mặt bình yên của đức ông Bienvenu và tạo cho giấc ngủ của ông một vẻ yên ả cao cả và thánh thiện. Người cựu tù khổ sai ngắm nhìn chủ nhân với một vẻ kinh ngạc dữ dằn. Những ý tưởng hung bạo đã lôi kéo ông đến cạnh giường này chợt tan biến. ông lùi lại, mắt vẫn nhìn đăm đăm người đang ngủ. Gần như máy móc bàn tay ông chụp lấy cái giỏ nơi mỗi buổi chiều bà Magloire cất mớ bát đĩa bằng bạc và đang ở trên đầu ông giám mục; đoạn ông vội vàng trở vào phòng cầu nguyện, bước qua bục cửa sổ mở ra khu vườn. Một phút sau ông chạy trốn như một con chó xuyên qua đồng ruộng bằng cách nhảy qua những tường rào và những cái hố.
Hôm sau trong lúc đức ông Myriel sắn sàng ngồi vào bàn với người em gái của ông thì bà Magloire xuất hiện, tay chân run rẩy, mặt mày tái mét.
Thưa đức ông! Bà kêu lên, người đàn ông hôm qua đã lên đường và mớ chén đĩa bằng bạc cũng thế. ông ta đã trộm của chúng ta !
À ! ông giám mục chỉ buột miệng có thế. Đoạn ngước cái nhìn nghiêm nghị và dịu dàng về phía người quản gia của mình : Và trước tiên, ông tiếp lời, mớ chén đĩa bằng bạc đó có đúng là của chúng ta không nào?
Chúng không phải của người nghèo hay sao? Và người đàn ông đó là gì, nếu không phải là một người nghèo?
Bà Magloire sắp sửa trả lời thì cửa mở : ba viên sen đầm đang tóm cổ Jean Valjean bước vào. Họ đẩy mạnh người tù tới trước.
Đức ông Myriel ghìm lại một cử chỉ ngạc nhiên và bước nhanh về phía Jean Valjean.
- Tại sao ông không mang theo luôn hai cây đèn bằng bạc chứ ? ông nói với một vẻ mặt khó diễn tả.
Như vậy, một viên sen đầm nói giọng kính cẩn, người đàn ông này đã không nói dối, thưa đức ông, khi quả quyết rằng đức ông đã biếu ông ta bộ chén đĩa bằng bạc này phải không ạ?
- Ông ấy không nói dối, hãy để ông ấy đi.
Ông lấy hai cây đèn bạc mà ông vẫn thích dùng để trang hoàng bàn ông vào những ngày tiếp tân.
- Hai cây đèn của ông đây, ông nói, ông hãy lấy và lên đường bình yên.
Và ông tiếp lời đủ để người cựu tù khổ sai nghe, người này đang run bần bật và đang nhìn ông vẻ lơ láo, sững sờ.
- Xin ông đừng quên, đừng bao giờ quên rằng ông đã hứa với tôi là sẽ dùng món tiền này để trở thành người lương thiện. Jean Valjean, người anh em của tôi, ông không còn thuộc về cái xấu nữa, tôi đã mua linh hồn ông và tôi tặng cho Thượng đế.


Chương 2

ÔNG MANELELNE


Vài năm sau thành phố nhỏ M... bầu vị thị V trưởng của mình là một trong những nhà chế biến hạt huyền và pha lê giả ngọc giàu nhất địa phương. Và " lão Madeleine " mà có người còn nhớ đã trông thấy khi ông bước vào thành phố vào buổi chiều tháng chạp, túi trên lưng và cây gậy co mất trong tay, đã trở thành ông thị trưởng.
Người ta không biết gì về nguồn gốc của ông; ông là người lạ trong tỉnh. Người ta chỉ kể rằng ngày ông tới M..., bấy giờ một trận hỏa hoạn vừa bùng lên trong tòa nhà thị sảnh, người đàn ông đó đã xông vào lửa và liều cả tính mệnh mình để cứu hai đứa con của viên đại úy sở sen đầm. Nhờ thành tích đó mà người ta đã không nghĩ tới việc hỏi giấy thông hành của ông.
Đó là một người đàn ông năm mươi tuổi, có vẻ ưu tư và tốt bụng. Cách ăn mặc của ông, ngôn ngữ của ông là của một người thợ giản dị, và tài sản của ông chỉ độ vài trăm quan. Nhưng ngay khi ông tới M..., ông đã sử dụng vốn liếng mỏng manh đó để phục vụ một ý tưởng khôn khéo. Trong chế biến, ông đã thay thế gôm cánh kiến bằng nhựa thông và ông đã nghĩ tới việc thay thế những vòng gài dính liền nhau của những cái xuyến hạt huyền bằng những vòng gài nối nhau một cách đơn giản.
Sự thay đổi nhỏ đó đã làm giảm thiểu giá nguyên liệu một cách đáng kể và là một cuộc cách mạng. Mới không đầy năm năm, tác giả của phương thức đó đã trở nên giàu có và đã làm giàu cho địa phương. Thành phố M... biến thành một trung tâm doanh nghiệp quan trọng. Ngoài một triệu ông chi cho thành phố và cho những người nghèo bằng cách lập một bịnh viện, một ngôi trường, một viện dưỡng nhi, những quỹ cứu trợ, ông còn gửi tại laffite một món tiền là sáu trăm ba mươi nghìn trăng.
Dù có tài sản và địa vị cao sang, ông vẫn giản dị như ngày đầu. ông hoàn tất chức trách thị trưởng của mình, nhưng ngoài công việc, ông vẫn sống cô đơn, nói ít, xa lánh những lễ nghi thường tình. Trong những phòng khách cầu kỳ của thành phố M..., người ta bảo : Đó là một con người quê mùa, không thích giao du". Nhưng
quần chúng lại ngưỡng mộ ông.
Đầu năm 1821 , các tờ báo ngày loan tin về cái chết của ông giám mục địa phận D..., một cái chết lành thánh ở tuổi tám mươi hai. Hôm sau, ông Madeleine xuất hiện trong y phục màu đen, với một băng tang trên mũ. Điều đó tức thì khiến ông được ngưỡng mộ trong vùng ngoại Ô nhỏ xíu Saint-germany thuộc thành phố D..., và một vị nữ tu cao tuổi trong thế giới bé bỏng đầy trang nghiêm đó một buổi chiều đã đánh liều hỏi ông :
- Ông thị trưởng chắc là em họ của đức ông quá cố?
- Không, thưa bà, ông Madeleine ôn tồn đáp, nhưng trong thời trẻ của mình, tôi là đầy tớ trong gia đình của ông ấy.
Bất kể câu trả lời đó, sự chống đối ngấm ngầm trong các phòng khách cũng giảm sút và tàn lụi hẳn; lòng tôn kính đối với ông Madeleine đã trở thành nhất trí. Từ các vùng lân cận cách hàng chục dặm, người ta đến thỉnh ý ông thị trưởng. Mỗi người xem ông là một quan tòa đúng nghĩa. Sự tôn kính lan khắp vùng như một sự lây nhiễm.
Chỉ có một người tránh được sự lây nhiễm đó. Đó là một viên thanh tra cảnh sát tên Javert, và ông ta chỉ đến thành phố M... khi tài sản của người chủ xí nghiệp đã hình thành và khi "lão Madeleine" đã trở thành ông Madeleine.
Thời trẻ ông đã từng là nhân viên trong các nhà tù miền Nam. Nhờ tính thật thà, lương tâm, chức nghiệp, lòng dũng cảm, ông đã lần lượt leo lên các bậc thang nghề nghiệp. Dáng vẻ ông ta vừa vững vàng vừa khủng khiếp vừa khắc khổ vừa kiêu căng. Bất hạnh cho kẻ nào rơi vào tay ông ta; ông ta sẵn sàng bắt giữ cha mình với sự thỏa mãn trong lòng do đức hạnh mang lại. Trọn cuộc đời ông ta bám chặt vào hai từ này : canh chừng và theo dõi. Cặp lông mày ông nhô lên trên đôi mắt âm u; những chòm râu rậm rạp phủ đầy đôi má của ông ta, tạo cho ông một bộ mặt chó gộc. Quả thật Javert nghiêm nghị trông giống một con chó gộc, nhưng khi cười, ông ta trở thành một con cọp.
Con người ghê gớm đó giống như một con mắt lúc nào cũng nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, một con mắt nghi ngờ và ức đoán, ông Madeleine cuối cùng cũng nhận ra điều đó nhưng ông không tìm cách lẩn tránh cái nhìn đó và ông cư xử với Javert một cách thỏa mái và tốt đẹp.
Tuy nhiên một ngày nọ, thái độ lạ lùng của viên cảnh sát chừng như gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông Madeleine.
Đó là hôm sau một ngày mưa, mặt đất còn sũng ướt, và trên một con đường hẹp lây lội của thành phố M..., một người nông đần già, lão Fauchelevent, vừa ngã dưới chiếc xe mà con ngựa đã quị xuống. Cái ngã của người đàn ông khốn khổ đến nỗi chiếc xe chở nặng đè lên ngực lão. Người ta đã thử kéo lão ra nhưng vô ích, lão buông những tiếng rên thảm hại. Javert xuất hiện đúng lúc xảy ra tai nạn, và ông ta cho người đi tìm một con đội. ông Madeleine tới. Mọi người kính cẩn dang ra.
- Trong bao lâu mới có con đội, ông thị trưởng hỏi.
- Một khắc đồng hồ.
Không thể đợi một khắc đồng hồ được. Chiếc xe càng lún xuống trong từng phút một. Cần một người thiện chí luồn dưới xe và dùng lưng đỡ nó lên. Tôi xin biếu hai mươi đồng tiền vàng cho ai có sức khỏe và tấm lòng.
Phải một con người khủng khiếp mới dùng lưng nâng nổi một chiếc xe như thế, Javert nói. Rồi nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, ông ta tiếp lời : Tôi biết chỉ có một người làm được điều ông vừa yêu cầu. Đó là một người tù khổ sai của nhà tù Toulon.
- À! ông Madeleine buột miệng, và mặt ông biến sắc
- Cứu tôi với! lão Fauchelevent rên rỉ. Cứu tôi!
Ông Madeleine ngẩng đầu nhìn những người nông dân đang bất động, và ông mỉm cười buồn bã. Thế rồi, không nói lời nào, ông sụp quì gối và trước khi đám đông kịp buông ra một tiếng kêu, ông đã ở dưới chiếc xe.
Một phút yên lặng và đợi chờ đáng sợ. Bỗng đâu người ta trông thấy chiếc xe nhúc nhích, từ từ nhấc lên, bánh xe ra khỏi chỗ lún được phân nữa. ông Madeleine kêu lên, giọng tất nghẽn : " Nhanh lên ! Giúp một tay ! " .
Bấy giờ mọi người nhào tới. Chiếc xe được đưa lên bằng hai mươi cánh tay. Lão Fauchelevent đã được thoát nạn.
Ông Madeleine đứng dậy. ông đầm đìa mồ hôi và dính đầy bùn. Mọi người đều khóc; ông lão vừa hôn lên hai đầu gối của ông vừa khóc nức nở.
Còn ông, ông có vẻ mặt đau đớn và đầy thánh thiện; và ông nhìn thẳng vào Javert bằng con mắt bình thản.
ông lão Fauchelevent đã đỡ nhiều nhưng một trong hai đầu gối của ông bị chứng cứng liền khớp. ông Madeleine cho con người chất phác đó vào nữ tu viện thuộc khu St-antoine tại Paris với tư cách người làm vườn.
Còn Javert, sau nhiều ngày nghiền ngẫm những suy nghĩ đen tối, ông ta viết một lá thư tới Paris. Với địa chỉ đề ngoài bì thư : " Kính gởi ông Chabouillet, thư ký ông cảnh sát trưởng".
Một tháng đã trôi qua. Một buổi chiều nọ, ông Madeleine đang trong phòng làm việc của mình, lo giải quyết một vài công việc cấp bách của tòa thị chính thì Javert yêu cầu được nói chuyện với ông.
ông cần gì, hở ông thanh tra? ông Madeleine ôn tồn hỏi.
Javert im lặng một hồi, rồi với một vẻ trịnh trọng buồn bã, cuối cùng ông ta nói :
Một hành vi phạm tội của một viên chức đối với một quan chức lãnh đạo địa phương. Tôi đến, bởi đây là bổn phận của tôi, để tường trình sự việc lên ông. Viên chức có tội chính là tôi. Quan chức lãnh đạo địa phương chính là ông, ông thị trưởng ạ. Tôi đến thỉnh cầu ông bãi chức tôi.
Ông Madeleine nhổm dậy trên chiếc ghế bành của mình, sửng sốt.
Tôi không hiểu gì cả, ông nói.
- Ông sẽ hiểu, ông thị trưởng ạ. ông còn nhớ tai nạn của ông lão Fauchelevent chứ? Tôi đã tố giác với sở Cảnh sát Paris rằng ông là một cựu tù khổ sai.
Mặt ông Madeleine tái đi, nhưng ông vẫn bật cười.
- Tôi nghĩ, Javert nói, mắt nhìn xuống một cách nhẫn nhục, tôi nghĩ tôi đã nhận ra ông là một người tù khổ sai mà tôi đã trông thấy cách đây hai mươi năm khi tôi là thượng sĩ cai tù ở Toulon, một người tên Jean Valjean khi ra khỏi tù đã ăn trộm tại nhà một ông giám mục. Từ tám năm nay ông ta đã biến mất ... Tôi cứ ngỡ Cuối cùng tôi đã tố giác ông.
Và người ta đã trả lời ông thế nào? ông Madeleine hỏi giọng hoàn toàn dửng dưng.
- Rằng tôi điên. Jean Valjean đích thực đã được tìm ra. Đúng thế. Mùa thu năm nay tại Ailly-le-haut-clocher người ta đã bắt được một con người quê mùa tên Champmathieu. ông ta đã trèo tường bẻ một cành táo với nhiều trái táo. Đó chỉ là một vụ thuộc tòa tiểu hình thôi. Nhưng khi chuyển con người buồn cười đó đến nhà
tù Arras. một cựu tù khổ sai tên Brevet được giữ tại đó đã kêu lên khi trông thấy người trộm táo đi qua : " Ê ! Tôi biết người đó, đó là một cựu tù khổ sai, đó là Jean
Valjean ! Tụi này cùng ở chung với nhau tại Toulon mà !
Tên Champmathieu chối. Tất nhiên rồi! Người ta điều tra sâu về ông ta. Người ta biết được rằng khoảng ba mươi năm trước ông ta làm thợ tỉa cành cây tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại Faverolles. Tại đây, người ta mất dấu ông ta. Lâu lắm sau đó, người ta gặp lại ông ta tại Auvergne, rồi tại Paris nơi ông ta bảo mình làm thợ đóng xe bò và có một con gái làm thợ giặt ủi. Thế mà trước khi vào tù vì tội danh đánh cắp, Jean Valjean là thợ tỉa cành cây tại Faverolles. Còn sự kiện khác. Valjean có tên thánh là Jean và mẹ ông ta có tên họ là Mathieu.
Không gì tự nhiên hơn khi ra khỏi nhà tù, ông ta muốn lẩn trốn bằng cách lấy tên của mẹ. ông ta sẽ lấy tên Jean Mathieu. ông ta đến Auvergne và cách phát âm của địa phương biến ông thành Chan Mathieu từ đó có tên Champmathieu. Người ta điều tra tại Faverrolles. Gia đình Jean Valjean không còn ở đó nữa. Những giai tầng khốn khổ đó như bùn sình hoặc bụi bặm, chúng biến mất mà không để lại dấu vết. Người ta điều tra tại Toulon.
Cùng với Brevet, chỉ còn có hai người tù khổ sai từng biết Jean Valjean : Cochepaille và Chenildieu. Người ta đưa họ ra khỏi nhà tù, người ta dẫn họ đến, và cả hai không chút ngần ngại đã nhận ra Jean Valjean ngay.
Chính vào lúc đó tôi đã gửi thư tố giác. Người ta gọi tôi tới Arras. Người ta đưa Champmathieu đến gặp tôi ... Tôi cũng đã nhận ra ông ta.
Ông có chắc không? Ông Madeleine hỏi.
Dạ chắc, Javert nói với nụ cười đau khổ.
- Và người đàn ông đó nói sao?
- Ông ta chối bai bải. ông ta dở trò cục súc nhưng chẳng có hiệu quả gì với ai. Vụ việc được xét xử vào ngày mai. Lão già vô lại sẽ bị kết án. Leo tường, bẻ nhánh cây, trộm táo, đối với một đứa trẻ đó là một trò nghịch ngợm, đối với một người tù khổ sai đó là một trọng tội. Không phải mấy ngày tù nữa, mà là chung thân khổ sai. Tối ngày mai sẽ có bản án.
Tốt, ông Madeleine nói. Và ông khoát tay ra lệnh cho Javert lui ra.
Xin lỗi ông thị trưởng, Javert nhỏ nhẹ tiếp lời, nhưng tôi xin nhắc ông nhớ tôi phải bị bãi chức.
- Để xem, ông Madeleine chậm rãi nói. Đó là một sự xúc phạm mà chỉ có tôi là người phán xét. Bây giờ thì ông hãy tiếp tục công việc của ông. Tôi ra lịnh cho ông đấy.
Javert dời bước, vẻ cương quyết. Ông Madeleine tựa vào bàn viết của mình, đưa tay bóp trán và ngẫm nghĩ rất lâu.
Đêm đã ập xuống. Trong bầu trời lạnh lẽo của mùa thu, những vì sao lấp lánh và trong ý thức con người đang mơ màng, những tia sáng chói lọi cũng rực lên như những vì sao. Hiện tại. Quá khứ. Những chặng đường khác nhau đó của một đời người đang sống lại trong trí nhớ đau thương kia.
Ngục tù, những năm tháng khốn khổ và phẫn nộ giữa những tên cai ngục tàn bạo và những người bạn tù nhục nhã, rồi chuyến đi dài băng qua nước Pháp như một con vật bị xua đuổi, gần như bị truy nã, những lời lẽ của một vị giám mục già làm thay đổi một tâm hồn; cuối cùng là thành phố M..., nơi ông đã tới, sự khôn khéo trong công việc làm ăn ngày phát đạt, cuộc sống yên bình chỉ bị ám ảnh bởi hai ý tưởng : che giấu tên mình và thánh hóa cuộc sống của mình, hai ý tưởng đó đã biến ông thành con người nhân từ và tốt bụng làm sao, đã hướng ông về phía bóng tối và khuyên ông những điều giống nhau.
Ông Madeliene, hay đúng hơn người cựu tù khổ sai Joan Valjean, đang bám lấy hai ý tường đó trong sự bối rối khổ sở - khiến tâm hồn ông chao đảo. Nghe Javert nói trước tiên ông chỉ muốn chạy đi tự thú, kéo champmathieu ra khỏi nhà tù, nộp mình thay cho ông ta. nhưng ngay sau đó ông đã kịp ngăn chặn ý đồ cao cả đó ông đã lùi bước trước thái độ anh hùng.
Và giờ đây ông xem xét tình huống và thấy nó xa lạ quá ông đã đứng dậy, đóng và khóa lại cửa như để chế ngự trước nguy hiểm có thể xảy tới, ông đã thổi tắt ngọn đèn, ánh sáng của nó khiến ông khó chịu, dường như người ta có thể trông thấy ông. Người ta là ai đây?
Đó là lương tâm của ông.
Ông ngẫm nghĩ trong bóng tối. Một loạt những câu hỏi lướt qua trong đầu ông. Và ông ôm trán trong hài bàn tay để ngăn chặn chúng lại.
Tất cả những gì tôi đã làm cho tới ngày hôm nay, ông thì thầm, không là gì khác ngoài một cái lỗ tôi đào để chôn vùi cái tên của tôi trong đó. Và cái tên đó vừa vang dội bên tai tôi! Tôi đang trên bờ một vực thẳm, và ở đó có con người lạ mặt kia mà định mệnh ngỡ là tôi và đẩy xuống vực thay cho tôi. Nếu tôi để yên mọi việc, tôi sẽ không có gì để lo sợ bởi tôi cùng lúc có mặt trong nhà tù trong con người lão Champmathieu đó và có mặt trong xã hội dưới cái tên ông Madeleine.
Ông bật ra một tiếng cười khẩy đau đớn nghe như một tiếng nức nở, và ông bất ngờ đốt lại cây nến. Tôi sợ gì chứ? ông tiếp tục thì thầm trong cơn rùng mình; bởi tôi đã thoát nạn và mọi việc đã kết thúc, còn tên Javert kia, con chó săn dễ sợ vẫn ngây người trước tôi, đã hoàn toàn mất dấu. Hắn lo bắt Jean Valjean, và tôi chẳng can hệ gì trong chuyện đó! Chính trời đã làm hết mọi việc. Chính Thượng đế muốn tôi phải tiếp tục những việc tôi đã khởi đầu, tôi phải làm điều thiện, tôi phải là bạn của người nghèo khổ và kẻ bất hạnh..., một tấm gương đáng khích lệ Vả chăng tôi không có một nhiệm vụ cấp bách là gì ?
Tôi đã không hứa với người phụ nữ bất hạnh đó, người nữ công nhân có thể đang chết dần vì đói nghèo và bịnh tật đó mà tôi đã yêu cầu người ta nhận vào bịnh viện, hứa đi trời. Trong khi nếu tôi nộp mình, nếu vì bổn phận mà tôi trở lại là tên tù khổ sai Jean Valjean, đích thực đó là tôi hoàn tất cuộc hồi sinh của mình, tôi vĩnh viễn đóng chặt cửa địa ngục từ đó tôi đã bước ra. Nếu tôi không làm thế, thì trọn cuộc đời hiện tại của tôi sẽ vô ích, trọn sự sám hối của tôi cũng vất đi. Và ông giám mục sẽ nói gì đây, ông vốn đã trông thấy tâm hồn tôi, bộ mặt thật của tôi trong khi mọi người chỉ trông thấy mặt nạ của tôi?
Ông ngồi trở lại, sắp xếp lại mấy quyển sách, ném vào lửa một xấp giấy nợ của những người buôn bán nhỏ túng thiếu. Tiếp theo ông viết cho ông chủ nhà băng của mình một bức thư mà ông niêm lại và cho vào túi. Thỉnh thoảng, ông ngẩng đầu lên, chừng như lắng nghe một giọng nói, một giọng nói nghiêm khắc và đầy thuyết phục mà mỗi con người đều cưu mang nơi bản thân mình, như một quan tòa. Và trán ông đầm đìa mồ hôi.
Rời khỏi gian phòng bình yên này? ông nhủ thầm. Không dạo bước nữa trên ruộng đồng! Không nghe nữa tiếng chim vào tháng năm! Không cho quà các cháu nhỏ nữa? Tôi sẽ không đọc, không viết nữa trên cái bàn này!
Chúa ơi, thay vào tất cả những điều đó, là nhà tù, xiêng xích, áo vét đỏ, ngục tối, roi vọt của lính coi tù, đào bới ! ôi, khốn khổ làm sao!
Ông gục đầu vào ngực. Những tiếng khóc nức nở nghẽn tắt và não lòng làm tan nát lòng ông. ông lại quay quắt trước sự chọn lựa đau lòng : ở lại thiên đường và trở thành quỷ dữ ở đó, hoặc trở về với địa ngục và trở thành thiên thần
Cứ thế mà tâm hồn khốn khổ đó dãy dua trong lo lắng, muộn phiền.
Ông ngủ giấc ngủ nặng trĩu. Khi ông thức giấc, một buổi bình minh, mờ đục và giá lạnh, đã nhen lên yếu ớt.
ông đứng dậy, ông cảm thấy đầu óc trống hoác, không một ý tưởng. Gần như máy móc, ông khoác chiếc rây đanh gột, cầm lên chiếc áo rộng, chiếc nón rộng vành và bước ra khỏi phòng, rồi bước ra khỏi nhà, lặng lẽ như một cái bóng.
Ông đi đâu? Đến Arras. Để làm gì? ông không biết nữa. ông tự nhủ, tôi tự mình phê phán sự vật.
Hai tiếng đồng hồ sau, ông ngồi trên chiếc xe ngựa chở thư chạy nhanh trên đường về hướng Bắc.
Ông nghĩ gì về trên trọn quãng đường đó? ông nhìn những hàng cây, những mái tranh, những cánh đồng được trồng trọt lướt qua trong một sự chiêm ngưỡng mơ hồ bóng đen của những cái cối xay phủ vải đầu càng bổ xung cho tâm hồn nặng trĩu của ông vẻ buồn thảm, tiêu điều Những lần dừng xe, những lần thay ngựa không gây cho ông chút cảm giác nào. Người đánh xe, sau những lần thử bắt chuyện, đã thấy mệt mỏi với sự im lặng đó và chỉ nhìn người khách quá trầm tư kia bằng một con mắt nham hiểm.
Tại sao ông Madeleine lại đi Arras? anh ta tự hỏi.
Khi xe thư chạy vào dưới cửa xe ra vào của tòa nhà bưu điện tại Anas thì đã gần tám giờ rưỡi. Trước khi đến tòa án, ông hỏi thăm xem có cách nào trở về thành phố
M... ngay đêm nay không. ông giữ chỗ và trả tiền. Xong đâu đó, ông rời khỏi khách sạn và đi về phía tòa án.
Khi tới đó, ông chạm mặt một nhóm luật sư đang bàn về phán quyết và việc kết án.
- Đến đâu rồi, thưa ông? ông hỏi một người trong bọn họ.
- Xong rồi.
Xong rồi à?
Ông nhấn giọng khi lập lại từ đó khiến ông luật sư kinh ngạc.
- Chắc ông là một người thân, ông ta nói. ông mong điều gì chứ, người đàn bà đó đã giết người; việc kết án bà ta là điều chắc chắn...
- Nhưng mà..., ông Madeleine tiếp lời một cách rụt rè. Vụ kia sao?
- Kìa, ông không thấy các cửa sổ sáng đèn kia sao? Vụ đó đang được xét xử.
Ông Madeleine buông một tiếng thở dài, chỉ trong mấy khoảng khắc ông cảm nhận gần như tất cả những xúc động có thể có. Vụ việc chưa xong, ông không thể nói mình đang hài lòng hay buồn đau nữa. 
Ông thấy cửa phòng xử án đang đóng. Nhưng khi biết ông thị trưởng thành phố M... muốn dự phiên toà, ông chánh án tòa đại hình cho mời ông vào ngay một cách trân trọng. Người ta mời ông ngồi trong nhóm luật sư.
Ông như không nhận ra những sự chào hỏi người ta dành cho mình, bởi ông đang chìm đầm trong một thứ ảo giác. ông đưa mắt nhìn quanh.
Những ông thẩm phán, một viên lục sự, những viên sen đầm, những bộ mặt hiếu kỳ một cách tàn nhẫn, ông đã từng trông thấy cảnh tượng này xưa kia. ông thấy xuất hiện trở lại những dáng vẻ gớm ghiếc của quá khứ ông. Và do một trò chơi bi đát của định mệnh mà người đàn ông người ta đang xét xử kia, mọi người đều gọi cho ông ta là Jean Valjean.
Lúc ông bước vào, luật sư bị cáo vùa kết thúc phần biện hộ của mình. Sự chú ý của mọi người được kích thích tới cao điểm. Từ ba tiếng đồng hồ rồi, đám đông đã chứng kiến một con người khốn khổ cực kỳ ngây ngô trĩu xuống dưới sức nặng của một vẻ chân thực khủng khiếp, hoặc con người đó cực kỳ khôn khéo chỉ có cách chống đỡ là chối bay tất cả, tội trộm cũng như tư cách tù khổ sai
Luật sư biện hộ đã bênh vực khá tốt, bằng lời lẽ hoa mỹ. Nhưng trước sự đồng thanh của những lời thừa nhận, ông không dám tranh luận về lý lịch của thân chủ và ông giới hạn trong việc yêu cầu bồi thẩm đoàn tòa án không nên tỏ ra thiếu tình cảm thương hại đối với người tù khổ sai tái phạm.
Ông chưởng lý đáp lại người biện hộ. ông tỏ ra mãnh liệt và đầy văn vẻ như các ông chưởng lý thường khi vẫn tỏ ra. Và ông đòi một bản án nghiêm khắc, nghĩa là chung thân khổ sai chủ yếu dựa trên tội phạm cũ tại nhà ông giám mục địa phận D... hơn là việc bẻ cành táo đã khiến cho bị cáo bị bắt.
Đã tới lúc khép lại các cuộc tranh luận. ông chánh án đặt câu hỏi theo thông lệ : Anh có điều gì cần nói thêm để biện hộ cho mình không'? "
Champmathieu đưa mắt nhìn quanh vẻ mặt ngây dại. ông ta cuộn tròn một chiếc mũ vải bẩn thỉu trong hai bàn tay.
- Tôi phải nói điều này, ông ta nói giọng khàn đục. Tôi là thợ đóng xe ngựa tại Paris, ngay tại nhà ông Baloup. Nếu người ta không tìm ra ông ấy được nữa, điều đó chẳng phải lỗi tại tôi chút nào. Tôi đã năm mươi ba tuổi rồi Đã vậy tôi còn có đứa con gái làm thợ giặt ủi và chỉ kiếm được ít tiền. Chồng nó đánh đập nó. Nó chết. Các ông gọi tôi là Jean Valjean, Jean Mathieu à? Và còn chuyện gì lôi thôi nữa. Các ông hỏi tôi sinh trưởng tại đâu, tôi chẳng biết gì cả. Khi tôi còn là đứa trẻ người ta gọi tôi là cậu bé" bây giờ người ta gọi tôi là lão già . Đó là những tên thánh của tôi. Hãy cứ cho là vậy đi nếu các ông thích. Tôi đã ở Auvergne, tôi đã ở Faverolles - Pardi. Bộ người ta không thể ở Faverolles mà không đi tù được sao? Tôi đã nói với các ông là tôi không có ăn trộm và tôi là lão già Champmathieu. Tại sao người ta cứ truy đuổi tôi mãi thế?
- Bị cáo, ông chưởng lý nói giọng nghiêm khắc, coi chừng đấy, những lởi cãi chối của anh chỉ là một thủ đoạn tệ hại thôi. Những người bạn tù cũ của anh, Brevet, Chenildieu, Cochepaille, đều đã nhận ra anh, ông vừa dứt lời vừa đưa tay chỉ ba người tù khổ sai mặc áo tơi đỏ đội mũ vải xanh đang ngồi nơi chiếc ghế dài dành cho nhân chứng giữa hai viên sen đầm. Đừng chối nữa. ông không thuyết phục được ai đâu.
- À! Thế đấy! Champmathieu vừa nói vừa nhìn đám người chứng buộc tội với vẻ mặt ngốc nghếch.
lạ kỳ thật!
Ông chánh án hỏi ông ta :
- Bị cáo, anh nghe rồi chứ? Anh còn gì để nói không?
Tôi nói : hay thật! Champmathieu lập lại giọng lầm bầm.
Tiếng xôn xao nổi lên từ phía công chúng và gần như vọng tới bồi thẩm đoàn. Đương nhiên là lão già đã thất bại.
- Thừa phát lại, ông chánh án nói, hãy bảo mọi người im lặng. Tôi sẽ kết thúc mọi cuộc tranh biện.
Bấy giở một giọng nói buồn thảm và ghê rợn vang lên
- Brevet, Chenildieu, Cochepaille ! Hãy nhìn về phía này.
Mọi con mất đều hướng về điểm xuất phát của giọng nói. Một người đàn ông vừa đứng dậy trong nhóm luật sư ông cầm chiếc mũ trong bàn tay, chiếc áo rây đanh gột của ông gài nút tươm tất. ông nhợt nhạt và hơi run. Mái tóc của ông hãy còn muối tiêu lúc ông tới Anas đã trở nên bạc trắng, chỉ trong một tiếng đồng hồ. Hai
mươi người nhận ra ông và đồng thanh kêu lên.
- Ông Madeleine !
Còn ông thì tiến bước về phía ba người tù khổ sai.
- Các anh không nhận ra tôi hay sao'? ông nói. Kìa, tôi thì nhận ra các anh cơ mà ! Brevet, anh còn nhớ không .
- Ông ngừng nói, lưỡng lự một hồi và hỏi tiếp lời - anh còn nhớ những cái vải đeo quần bằng vải dan kẻ Ô mà, anh có được trong tù không? Còn cậu, Chenildieu, tự đặt biệt danh là "Je-ni-dieu", cậu có vai trái phỏng nặng bởi ngày nọ cậu đã nằm trên một cái lò đầy than hồng để xóa đi ba chữ : I.F.P. 
- Đúng thế. Chenildieu nói.
- Còn cậu, Cochepaille, cậu có ở khuỷu tay trái của cậu ngày hoàng đế đến channes : một tháng ba 1815 . Hãy kéo tay áo lên xem?
Cochepaille kéo tay áo lên. Một viên sen đầm mang một mang một cây đèn tới. Đúng là có ghi ngày đó ông Madeleine quay về phía cử tọa và các thẩm phán vời một nụ cười vừa đắc thắng vừa tuyệt vọng.
Mọi người đều thấy tôi chính là Jean Valjean, ông nói. ông chánh án và ông chưởng lý, tôi biết các ông nghĩ gì. Mới đây các ông đã nghĩ rằng tôi điên. Không, tôi là một con người cực kỳ bất hạnh. Tôi đã làm hết sức mình, tôi đã lẩn tránh trong một cái tên. Tôi đã trở nên giàu có Tôi đã trở thành thị trưởng. Tôi muốn trở về với những con người lương thiện. Dường như điều đó không được. Tôi đã trộm nhà đức giám mục, đúng thế. Lòng tốt của ông ấy đã cứu tôi cũng như sự nghiêm khắc đã làm hỏng tôi. Nhưng các ông không thể nào hiểu được tôi luôn nói gì đâu. Javert, ông ấy đã nhận ra tôi. Tôi không muốn quấy rầy cử tọa thêm nữa. Tôi đi đây bởi người ta không bắt tôi. Tôi có nhiều việc phải làm. Các ông biết tôi là ai, tôi đi đâu. ông chưởng lý, tôi vẫn thuộc quyền quyết định của ông.
Ông đi về phía cửa. Không một giọng nói cất lên, không một cánh tay đưa ra để cản ông. Mọi người đều ngẩn ra. Trong cái nhìn của ông có vẻ gì siêu phàm khiến muôn người phải lùi lại và đứng về một bên trước một con người. Đến cửa ông quay lại.
Tất cả các người ở đây, các người thấy tôi đáng thương xót chứ? Chúa ơi, khi nghĩ tới điều tôi sắp sửa làm, tôi thấy mình đáng đố kỵ. Tuy nhiên, tốt hơn có lẽ tôi nên mong rằng tất cả chuyện này đừng xảy ra.
Ông bước ra ngoài. Không đầy một tiếng đồng hồ sau, phán quyết của tòa án minh giải cho bị cáo Champmathieu khỏi mọi lời buộc tội, và ông này được trả tự do tức khắc. Ông ta bước đi trong sững sờ, ông ta nghĩ mọi người đều điên cả rồi và ông chẳng hiểu ra làm sao cả.


Nguồn: http://vnthuquan.net/