Người kỵ sĩ mà Canolles vừa gọi với cái tên Richon đã leo lên từng trên của quán Con Bê Vàng và đang dùng bữa với chàng tử tước. Ông ta chính là người mà chàng tử tước sốt ruột chờ đợi trong lúc chàng tình cờ bắt gặp cái bẫy nguy hiểm của công tước D Epernon và ngay sau đó đã cứu Canolles như chúng ta đã biết.
Ông ta rời Paris tám ngày trước đó và rời Bordeaux ngay trong ngày, vì thế ông ta mang theo những tin tức mới nhất về các vấn đề nhiều phần rối rắm đang từ Paris cho đến Bordeaux, kết thành những chuỗi âm mưu thật đáng ngại. Ông ta nói rất nhiều, khi về cảnh giam cầm của các vị hoàng thân, vốn là tin sốt dẻo nhất, khi thì về chính quyền của hội đồng ở Bordeaux đang là quyền lực tối cao nhất của tỉnh đó. Khi thì về ngài Mazarin, nhà vua thực sự hiện tại và chàng trai trẻ lặng thinh chăm chú quan sát bộ mặt dũng mãnh rám nắng của ông ta, con mắt sắc bén đầy tự tin, hai hàm răng trắng bóng, sắc nhọn nấp sau hàng ria dài đen nhánh, những đặc tính của người sĩ quan tài ba.
- Như vậy là... - Chàng tử tước nói sau một lát im lặng - hiện thời phu nhân quận chúa đang ở tại lâu đài Chantilly.
Người ta biết rằng hai vị quận chúa của nhà Condé được gọi như vậy, có điều là quận chúa mẹ được gọi là công chúa phu nhân.
- Vâng! - Richon đáp lại - phu nhân đang đợi cậu đến đấy càng sớm càng tốt.
- Phu nhân ở trong tình thế ra sao?
- Trong một cảnh lưu đày thực sự: Người ta canh chừng phu nhân cũng như vị công chúa phu nhân, mẹ chồng của bà thật nghiêm ngặt, bởi vì ở triều đình, mọi người nghi ngờ rằng hai bà không chỉ hài lòng với lá đơn thỉnh nguyện gởi cho nghị viện, mà còn đang âm mưu một chuyện gì đó có kết quả hơn cho các ngài hoàng thân. Đáng tiếc thay, vấn đề vẫn là ở chỗ tiền bạc... Nói đến tiền bạc, tôi mới nhớ, cậu đã nhận được phần cậu chưa? Đây là một thắc mắc mà người ta căn dặn tôi phải hỏi cậu.
- Vâng, phải khó khăn lắm mới gom được độ hai mươi ngàn Livres (Chú thích: Livre: tương đương với đồng quan Pháp chỉ dùng khi nói đến lợi tức) bằng tiềng vàng, chỉ được có từng đó.
- Chỉ có từng đó! Vậy mà cậu còn kêu ít, cậu đúng là một nhà triệu phú. Một món tiền lớn như vậy vào thời buổi bây giờ mà lại nói với một giọng khinh miệt! Hai mươi ngàn quan!... Chúng ta có thể không giàu hơn ngài Mazarin nhưng rõ ràng là hơn đức vua.
- Như vậy, Richon, ông tin rằng món lễ vật khiêm nhường này sẽ được phu nhân quận chúa chấp thuận à?
- Phu nhân sẽ vô cùng biết ơn cậu: Từng có đủ để thuê cả một đạo quân.
- Ông tin là chúng ta sẽ cần đến quân lính ư?
- Quân lính ấy à? Dĩ nhiên rồi, và chúng tôi đang lo đến việc tập hợp một đạo quân. Ngài De Rochefoucauld đã chiêu mộ được bốn trăm người thuộc gia đình dòng dõi với lý do là để họ dự vào lễ an táng bố của ông ấy. Ngài công tước De Buioillon cũng sẽ đi Guyenne với từng ấy người, cũng có thể nhiều hơn nữa. Ngài De Turenne hứa sẽ tổ chức một cuộc đột kích vào Paris để đánh úp lâu đài Vicennes và giải cứu các ngài hoàng thân, ông ta sẽ có khoảng ba mươi ngàn người. Ồ! Công việc đang tiến triển tốt đẹp - Richon nói tiếp - Cậu hãy an tâm, và tôi không biết là chúng ta sẽ làm được gì nhiều, nhưng chắc chắn sẽ gây nên tiếng vang rất lớn.
- Thế ông không gặp lão công tước D Epernon sao? - Chàng trai trẻ cắt ngang và đôi mắt nhấp nháy vì vui mừng khi nghe mô tả những sức mạnh hùng hậu sẽ mang lại chiến thắng cho phe chàng.
- Công tước D Epernon à? - Người sĩ quan tài ba hỏi và mở to mắt - Cậu muốn tôi gặp ông ta ở đâu kia chứ? Tôi từ Bordeaux về đây chứ có phải từ Agen đâu.
- Ông có thể gặp ông ta cách đây vài bước chân. - Chàng tử tước lại mỉm cười và nói.
- À! Phải rồi, người đẹp Nanon De Lartigues ở gần đây thì phải.
- Cách lữ quán này hai tầm đạn.
- Điều đó giải thích vì sao ngài nam tước De Canolles có mặt ở quán này.
- Ông có quen biết anh ta à?
- Ai? Nam tước đó hả?... À, vâng... Tôi còn có thể nói thêm rằng tôi gần như là bạn của anh ta, nếu như ngài De Canolles không thuộc vào hàng quý tộc, còn tôi chỉ là một tên dân giả.
- Nhưng người dân giả như ông, Richon à, còn đáng giá hơn các vị hoàng tử trong tình thế hiện tại. Mà chắc ông không biết là tôi vừa mới cứu anh ta, chàng nam tước De Canolles đó, khỏi bị đòn đau, mà biết đâu có thể còn tệ hơn nữa.
- Vâng, anh ta cũng có nói với tôi sơ qua về chuyện đó, nhưng tôi không để ý nghe, tôi đang vội gặp cậu. Cậu có chắc là anh ta không nhận ra cậu không?
- Khó mà nhận ra kẻ mà mình chưa bao giờ biết mặt.
- Nhưng, cũng có thể đoán ra.
- Có thể lắm, anh ta cứ nhìn tôi chằm chằm.
Richon mỉm cười:
- Tôi cũng nghĩ vậy, đâu phải ngày nào cũng được gặp những chàng công tử giống như cậu.
- Chàng ta có vẻ vui nhộn. - Chàng tử tước nói sau một giây im lặng.
- Vui nhộn và tốt bụng, một đầu óc thông minh và một tâm hồn rộng rãi. Cậu phải biết, người Gascogne không tệ đâu, hoặc là anh ta rất tuyệt hoặc là anh ta chẳng đáng giá gì cả. Anh chàng này có một phẩm chất rất tốt, trong tình yêu cũng như trong trận chiến, anh ta không phải là tay vừa, chỉ đáng buồn là anh ta theo về phe đối nghịch với chúng ta. Đáng lý ra, vì sự tình cờ run rủi cho hai người quen biết với nhau, cậu nên lợi dụng một cơ hội để lôi kéo hắn về phía chúng ta.
Đôi má nhợt của vị tử tước thoáng hồng lên.
- Coi kìa! - Richon nói với một giọng triết nhân buồn mà thường gặp nơi những người có nhiều khí phách nhất - Có thể nào chúng ta, những người đang nằm trong cánh tay hời hợt ngọn lửa của cuộc nội chiến lại luôn có vẻ đoan trang và đứng đắn như là đang đốt một ngọn nến trong nhà thờ chăng? Ngài trợ giám mục, kẻ mà chỉ cần một lời thôi, có thể lôi cuốn hoặc làm yên cả Paris, là một người đứng đắn chăng? Như bà Chevruse kia, kẻ đưa lên rồi gạt xuống các ông bộ trưởng tùy ý thích của mình, là một người đứng đắn chăng? Còn phu nhân De Longueville, kẻ đã trị vì ba tháng trời ở Tòa Thị Sảnh, là một người đứng đắn chăng? Và cuối cùng phu nhân quận chúa De Condé, người mà mới hôm qua đây, chỉ nghĩ đến áo xống, nữ trang với vàng bạc, là một người rất đứng đắn à? Và cậu bé quận công D Eughien kia, hãy còn đang chơi với thằng lính chì giữa đám đàn bà và có lẽ sẽ mang cái quần chẽn đầu tiên để làm đảo lộn cả nước Pháp, lại là thủ lãnh đúng nghĩa của một phe phái à? Và cuối cùng là tôi đây, nếu cậu cho phép tên tôi được kế tiếp với những tên tuổi lẫy lừng kia, tôi đây có phải thực sự là một kẻ nghiêm túc, tôi, đứa con trai của một người xay bột miền Angoufoucauld, tôi trước kia đã từng theo hầu ngài De La Rochefoucauld, tôi, kẻ mà chủ nhân một hôm thay vì đưa cho một cái bàn chải hoặc một cái áo khoác, lại đưa cho một thanh gươm, tôi lại có thể anh dũng đứng qua một bên và cho mình là một chiến sĩ hay sao? Ấy thế mà đứa con trai của lão xay bột, tên đầy tớ của ngài De La Rochefoucauld đã trở thành một viên đại úy. Kìa, hắn ta chiêu mộ cả một đội quân bốn, năm trăm người và đến lượt mình đùa cợt với cuộc sống của họ như thể là hắn đã được Thượng đế cho phép. Kìa, hắn đang đi trên con đường danh vọng. Kìa, hắn rồi sẽ trở thành đại tá, toàn quyền, biết đâu? Kìa hắn có thể nắm giữ trong tay trong mười phút, một giờ, một ngày, vận mệnh của cả một đất nước. Cậu thấy đó, giống như một giấc mộng, nhưng tôi sẽ cứ cho là hiện thực cho đến một ngày nào đó, một tai họa nặng nề sẽ đánh thức tôi dậy...
- Và ngay sau đó... - Chàng tử tước nói thêm - tai họa cho kẻ nào đánh thức ông dậy, Richon à, bởi vì ông sẽ trở thành một vị anh hùng...
- Một anh hùng hay là một tên phản trắc, tùy theo chúng ta sẽ thắng hay là kẻ thua.
- Thôi đi Richon, đừng tìm cách làm cho tôi tin rằng những ý kiến đó cản chân một người như ông. Mọi người đều coi ông như một chiến sĩ dũng cảm nhất của quân đội.
- Hừm, có thể lắm. - Richon nói với một cái nhún vai khó hiểu - Tôi đã rất dũng cảm khi vua Louis XIII, với bộ mặt xanh xao, hàng huy chương đính trên áo và con mắt sáng quắc của ông ta kêu lên với một giọng chói tai vừa nhai hàm ria của mình: Đức vua đang nhìn các ngài đấy, tiến lên, nào các ngài! Nhưng khi tôi lại nhìn thấy, không phải sau lưng mà là trước mắt tôi, vẫn hàng huy chương nhưng không phải trên ngực của người cha mà là của người con và sau đó phải hét lên với đám lính của mình: Hãy nhắm bắn vào vua nước Pháp! Thì ngay đó... - Richon vừa nói tiếp vừa lắc đầu - Thì ngay đó, tử tước à, tôi sợ là mình sẽ hoảng lên và sẽ bắn nhầm...
- Richon thân mến, hôm nay ông ăn phải cái gì mà ông lại tỏ ra bi quan quá vậy? Nội chiến là một chuyện đáng tiếc, tôi biết chứ, nhưng đôi khi lại cần thiết.
- Vâng, như bệnh dịch, bệnh sốt rét, như là bệnh sốt đen vậy. Tử tước à, thế cậu nghĩ rằng như tôi đây chẳng hạn tối nay vừa bắt tay với nam tước De Canolles hết sức là vui vẻ, và ngày mai, có cần thiết là tôi buộc phải đâm kiếm vào bụng anh ta bởi vì tôi theo phò phu nhân quận chúa nhà Condé, mà bà ta chẳng coi tôi ra gì, còn anh ta lại là quân của ngài Mazarin dù lão rất xem thường anh ta?
Chàng tử tước để lộ một cử chỉ kinh hoàng.
- Mà cũng có thể... - Richon tiếp tục - là tôi lầm và chính anh ta sẽ là người đâm kiếm vào bụng tôi! Ôi! Những người như cậu có hiểu gì về chiến tranh đâu? Cậu chỉ thấy những rắc rối khác nhau và cậu lao mình vào đó như là chuyện thường tình, mà này, hôm nọ tôi có nói với phu nhân và bà cũng phải đồng ý, các vị sống trong một thế giới mà những tia lửa phát ra từ nòng súng đối với các vị chẳng khác gì những chùm pháo bông.
- Richon à, ông làm tôi sợ quá, và nếu tôi chẳng biết chắc là ông đang ở đây để bảo vệ tôi thì tôi không dám lên đường đâu, nhưng có ông đi theo hộ tống - Chàng thiếu niên cười và đưa bàn tay nhỏ nhắn ra - Tôi chẳng sợ gì cả.
- Tôi đi theo hộ tống à? - Richon nói - À phải rồi, cậu nhắc tôi mới nhớ: Cậu phải đi một mình thôi, tử tước à!
- Nhưng ông không phải đi với tôi đến Chantilly hay sao?
- Nghĩa là tôi sẽ trở lại đó, trong trường hợp sự có mặt của tôi ở đấy là không cần thiết, nhưng như tôi đã nói với cậu, tôi đã trở nên một nhân vật quan trọng đến nỗi, tôi nhận được lệnh từ chính phu nhân quận chúa là không rời khỏi vùng lân cận của thành lũy. Ở đấy, người ta đang sắp đặt nhiều dự định.
Chàng tử tước kêu lên kinh hãi:
- Đi một mình, không có ông à! - Chàng kêu lên - Đi với lão Pompéc một trăm lần nhát gan hơn tôi, xuyên qua gần một nửa nước Pháp như vậy. Ồ không, tôi không đi đâu, tôi thề đó! Tôi sẽ chết vì sợ trước khi đến nơi.
- Ồ, tử tước à! - Richon phá lên cười và đáp lại - Thế cậu không nhớ đến cây kiếm đang treo bên cạnh sao?
- Ông cứ cười đi, tôi không đi đâu. Phu nhân quận chúa đã hứa với tôi là có ông đi cùng, và tôi chỉ nhận lời với điều kiện đó.
- Tùy ý cậu thôi, tử tước à! - Richon đáp lại, với giọng quan trọng giả tạo - Dù sao thì ở lâu đài Chantilly, mọi người đang chờ cậu, hãy coi chừng, các ông hoàng rất dễ mất kiên nhẫn, nhất là khi họ đang chờ tiền.
- Mà tôi lại còn phải đi ngay đêm nay nữa chứ!
- Càng tốt. - Richon cười nói - Như vậy sẽ không ai thấy là cậu đang sợ và cậu sẽ gặp nhiều tên còn nhát gan hơn mà cậu sẽ đuổi cho chạy có cờ.
- Ông tin là như vậy à? - Chàng tử tước vẫn còn chưa an tâm lắm.
- Nhưng mà có một cách dàn xếp mọi chuyện, cậu sợ vì món tiền phải không? Nếu vậy thì hãy để tiền lại, tôi sẽ cho ba bốn người thân tín mang đi. Nhưng xin cậu hãy nghe tôi, cách chắc chắn nhất là để cho nó đến nơi là chính cậu mang đi vậy.
- Ông có lý, tôi sẽ đi vậy, và vì cần phải tỏ ra dũng cảm hoàn toàn, tôi sẽ mang món tiền theo. Tôi cho rằng phu nhân theo như ông vừa nói, còn cần tiền hơn cả tôi, có lẽ tôi sẽ không được tiếp đón niềm nở nếu đến mà không mang theo tiền?
- Đúng như hồi nãy khi vào đây tôi đã nói, cậu thật là anh hùng. Vả lại đâu đâu cũng có quân lính của nhà vua, mà chúng ta chưa đến lúc khai chiến, mà cũng đừng ỷ y quá, hãy bảo lão Pompéc nạp đạn sẵn.
- Ông nói vậy là để trấn an tôi hay sao?
- Đúng là kẻ nào biết trước hiểm nguy thì sẽ không bị bất ngờ. Cậu nên đi đi! - Richon đứng dậy và nói thêm - Đêm nay sẽ đẹp và trước khi trời sáng, cậu có thể đã đến Monlieu.
- Mà nếu anh chàng nam tước biết được chúng tôi ra đi thì sao?
- Ô, lúc này anh ta đang làm cái công việc mà chúng ta vừa làm xong, nghĩa là anh ta đang dùng bữa, mà chắc anh ta cũng là người khá phàm ăn để rời bàn vì một lý do không đâu. Hay là để tôi xuống giữ anh ta lại.
- Nếu vậy thì ông hãy xin lỗi giùm tôi vì thái độ thiếu lịch sự của tôi nhé. Tôi không muốn rằng nếu một ngày nào đó mà anh có dịp gặp tôi với một tâm trạng không vui bằng hôm nay, anh ta sẽ đi kiếm chuyện với tôi. Mà anh ta cũng là người khá phong nhã đấy chứ!
- Cậu nói đúng đấy, và anh ta sẵn sàng theo cậu đến cùng trời cuối đất, dù chỉ để so kiếm với cậu, nhưng xin cậu cứ an tâm, tôi sẽ thay cậu cáo lỗi với anh ta.
- Vâng, nhưng mà hãy đợi tôi đi đã nhé!
- Dĩ nhiên rồi.
- Ông có cần tôi nhắn lại điều gì với phu nhân không?
- Cậu vừa nhắc tôi điều quan trọng nhất.
- Ông đã viết ra giấy chưa?
- Không, chỉ cần nhắn lại hai tiếng.
- Nói đi.
- Bordeaux – Có.
- Thế phu nhân biết ý nghĩ của hai tiếng đó chứ?
- Biết rất rõ, và với hai tiếng đó, phu nhân có thể an tâm lên đường, cậu hãy nói với phu nhân là tôi chịu trách nhiệm trên tất cả.
- Nào, lão Pompéc ơi! - Chàng tử tước nói với người tùy tùng vừa thò đầu qua cánh cửa - Chúng ta lên đường thôi!
- Ô, ô lên đường à? Lão Pompéc nói - Cậu tử tước nghĩ sao kia chứ? Trời sắp có giông to rồi đấy.
- Ông nói gì vậy chứ Pompéc? - Richon đáp lại - Trên trời không có một áng mây.
- Nhưng đêm tối như thế này, chúng ta có thể đi lầm đường.
- Chẳng khó gì cả, cứ theo con lộ lớn nhất mà đi, vả lại đêm nay trăng sáng đấy.
- Sáng trăng, sáng trăng. - Lão Pompéc lẩm bẩm - Ông Richon ạ, ông cũng biết là không phải tôi nói như vậy là vì tôi...
- Chắc chắn rồi! - Richon nói - Một người lính kỳ cựu!
- Khi người ta đã tham gia các trận chiến chống Tây Ban Nha và đã bị thương ở Corbie... - Ông lão Pompéc vừa nói vừa ưỡn ngực lên.
- Không còn sợ gì cả nữa, phải không? Nếu vậy thì rất hay, bởi vì tôi cũng xin báo với lão là cậu tử tước chưa cảm thấy an tâm chút nào.
- Ôi, ôi! - Lão Pompéc tái mặt - cậu sợ à?
- Nếu có lão thì không đâu, Pompéc thân mến ạ, tôi biết rõ mà, nếu có kẻ thù thì chắc chắn là lão sẽ xuống ra hứng đạn cho tôi.
- Chắc chắn rồi, chắc chắn rồi! - Pompéc lại nói - nhưng nếu cậu còn thấy sợ thì nên để ngày mai hãy đi vậy.
- Không được đâu, lão Pompéc ơi! Hãy mang mớ tiền vàng ấy đặt lên sau mông ngựa của lão, tôi sẽ theo lão ngay đây.
- Món tiền này quá lớn để có thể mang theo vào ban đêm. - Pompéc vừa nhắc cái túi.
- Không có gì phải e ngại cả, ít ra thì như ông Richon vừa nói. Nào, súng ngắn, súng dài và gươm đủ cả chưa?
- Lẽ nào cậu quên rằng... - Ông lão tùy tùng ưỡn thẳng người lên nói - Khi đã từng làm lính suốt cả đời, người ta có thể lại phạm sai sót hay sao? Thưa tử tước, mỗi thứ đều đã được chuẩn bị xong xuôi cả rồi.
- Cậu thấy đó! - Richon nói - Làm sao có thể sợ khi cùng đi với một người như vậy được? Thôi chúc cậu lên đường bình an.
- Xin cám ơn lời chúc của ông! Nhưng đường mới dài làm sao - Chàng tử tước trả lời với một cử chỉ lo sợ.
- Chà! Bất cứ con đường nào cũng có khởi điểm và nơi đến. Xin cho tôi gởi lời chào đến phu nhân quận chúa, hãy bảo với phu nhân rằng tôi luôn luôn trung thành với bà và ngài De La Rochefoucauld cho đến phút chót, và xin đừng hai tiếng tôi đã dặn "Bordeaux - Có". Còn tôi, tôi sẽ xuống tìm Canolles đây.
- Này Richon! - Chàng tử tước lại nói, vừa đưa tay giữ Richon lại nơi bậc thang đầu tiên - Nếu tên Canolles ấy là một tên sĩ quan dũng cảm và phong nhã như ông vừa nói, thì tại sao ông không tìm cách lôi kéo y về phe chúng ta? Y có thể gặp lại chúng ta hoặc là ở lâu đài Chantilly hoặc là trong chuyến đi, vì có biết y chút ít, tôi sẽ giới thiệu y với phu nhân.
Richon nhìn chàng tử tước với một nụ cười khác thường và anh chàng này, có lẽ hiểu được ý nghĩ đang lướt qua đầu của người chiến sĩ, nên vội nói thêm:
- Nhưng mà Richon à, hãy coi như tôi chẳng nói gì cả và ông hãy cứ hành động theo như ông cho là phải. Thôi chào nhé!
Và sau đó, chàng vội vã trở về phòng, có lẽ vì e rằng Richon sẽ thấy khuôn mặt chàng đang chợt đỏ ửng lên, mà cũng có lẽ vì e rằng Canolles mà tiếng nói ồn ào vang lên đến tầng trên, có nghe câu nói đó.
Và chàng để Richon xuống thang gác, theo sau là lão Pompéc xách chiếc va li với một vẻ thản nhiên bên ngoài để khỏi lôi kéo sự chú ý đến những gì nó có thể chứa đựng, và vài phút sau, chàng sờ soạng xem có để quên cái gì không, tắt mấy ngọn nến và đến lượt mình thận trọng bước xuống cầu thang, liếc một ánh mắt rụt rè qua khe hở của một cánh cửa ở tầng trệt, rồi mặc vào người chiếc áo khoác dày mà Pompéc đưa ra, đặt chân lên bàn tay người tùy tùng và nhẹ nhàng nhảy lên lưng ngựa, vừa mỉm cười vừa rầy rà sự chậm chạp của ông lính già và biến mất vào bóng đêm.
Ngay khi Richon vừa bước vào phòng của Canolles, một tiếng hò reo vui mừng vang lên từ miệng chàng nam tước đang ngồi ngã ra ghế, chứng tỏ rằng anh chàng nam tước này không biết giận dỗi là gì.
Trên bàn ăn, giữa hai cái chai trong suốt mới này đây còn đầy ắp là một cái bình, kiêu hãnh vì cái bụng tròn trịa của mình, được lót trong một ổ rơm, mà qua các khe hở, ánh sáng của bốn ngọn nến bắn ra những tia sáng màu hồng ngọc, đó là một trong những loại rượu xưa của vùng Collioure, bên cạnh là đủ lại trái cây ngon lành, chứng tỏ cách tính toán chính xác của chủ quán. Quả vậy, có thể nói rằng, bất kỳ ai nếm vào mớ trái cây tráng miệng ngon lành kia, dù cho có ít uống đi nữa, cũng cần phải tiêu thụ một lượng chất lỏng khá lớn.
Mà Canolles thì không phải là một nhà ẩn tu... Và cũng có thể là vì với tư cách của một người theo Tân giáo (Gia đình của Canolles theo đạo Tin lành, nhưng chàng cũng chẳng tuân theo đạo của cha ông gì cho lắm) có thể như chúng ta đã nói, với tư cách là một người theo Tân giáo nên chàng không tin gì mấy vào việc phong thánh của các nhà tù đó đã về nước trời nhờ uống nước lã và ăn rễ cây. Bởi vậy, dù cho có buồn hoặc đang thất tình đến đâu đi nữa, Canolles không bao giờ thờ ơ trước mùi thơm của một bữa ăn ngon lành và trước mấy cái chai hình dáng đặc biệt với những cái nút xanh đỏ đang giam giữ dưới lớp nút bật kín đáo, cái tinh chất quý giá nhất của vùng Gascogne. Trong trường hợp này, như thường lệ, Canolles đã chào thua trước sức hút của những gì mà chàng thấy, từ cái thấy chàng bước qua cái ngửi và từ cái ngửi qua cái nếm, và vì trên mặt tam giác quan chàng đã được bà mẹ chung vẫn thường được gọi là thiên nhiên phú cho, thì có ba đã hoàn toàn thỏa mãn, hai giác quan kia phải chịu khó kiên nhẫn và chờ đợi đến lượt mình với một sự nhẫn nhục đầy khoái lạc.
Chính ngay lúc ấy Richon bước vào thấy Canolles đang ngồi lắc lư trên ghế.
- À! Anh đến thật đúng lúc! - Anh chàng này kêu lên - Richon thân mến, tôi đang cần có người để nghe tôi ca ngợi mét Biscarros, và đã tưởng rằng đành phải nói với cái tên Castorin ngu đần này, mà hắn thì không biết uống là gì, và tôi cũng chẳng bao giờ dạy được cho hắn cách ăn uống cho đàng hoàng. Đây hãy ngồi xuống đây và nhìn cái bàn này, có phải lão Biscarros đúng thật là nghị sĩ và đáng cho tôi giới thiệu với ngài công tước D Epernon, bạn tôi không? Hãy nghe chi tiết bản thực đơn này và đánh giá nhé, anh là một người biết thưởng thức kia mà - súp tôm cua này, sò huyết ngâm rượu, gà thiên với một chai Mader mà đây chỉ còn là cái xác, một con đa đa nhồi nấm, đậu, mứt anh đào kèm theo một chai chamberlin đang lăn lóc đây. Ngoài ra còn món tráng miệng và cái chai Lollioure đang cố gắng chống cự nhưng rồi cũng sẽ đầu hàng như mấy tên kia, nhất là khi có anh cùng giúp sức với tôi. Ái chà! Tôi đang cao hứng và Biscarros thật đáng bậc thầy. Ngồi xuống đi anh Richon, anh đã ăn tối rồi à, không sao! Cả tôi cũng ăn rồi, nhưng không sao cả, chúng ta sẽ bắt đầu lại thôi.
- Xin cảm ơn nam tước. - Richon nói - Tôi không còn đói nữa.
- Thôi thì đành vậy. Người ta có thể không còn đói nữa, nhưng luôn luôn khát, anh hãy nếm thứ chai Collioure này xem.
Richon đưa ly ra.
- Vậy là anh đã ăn tối rồi à? Với cậu tử tước ngốc nghếch của anh chứ gì? À, không, xin lỗi Richon... Không, tôi nhầm, trái lại đó là cậu công tử mà tôi phải mang ơn rất nhiều. Nếu không tôi đã trút linh hồn với ba hay bốn lố mà ngài công tước D Epernon đã có nhã ý cho tôi. À Richon! Tôi trông anh thật giống như người ta đã nói với tôi, nghĩa là người đầy tớ trung thành của hoàng thân nhà Condé.
- Thôi đi nam tước! - Richon kêu lên và phá ra cười - Hãy gạt qua một bên ý nghĩ đó đi, nếu không thì tôi chết vì cười đấy.
- Chết vì cười! Anh ấy à? Thôi đi! - Canolles nói tiếp - Nói thật đi, anh cũng theo bọn phản loạn phải không?
Richon vẫn tiếp tục cười nhưng có vẻ ngượng hơn.
- Anh có biết là tôi muốn bắt giữ anh cùng với cậu tử tước nhà anh lại hay không? Chà, nếu vậy thì buồn cười thật, mà lại dễ dàng nữa chứ. Tôi đang có dưới tay mấy tên bộ hạ của công tước D Epernon đấy.
Ngay khi đó, vang lên tiếng vó ngựa của hai con ngựa đang xa dần.
- Ê! - Canolles lắng nghe và nói - Có chuyện gì vậy Richon? Anh có biết không?
- Tôi nghĩ là biết.
- Nói xem nào.
- Đó là cậu công tử đã lên đường.
- Mà không thèm từ giã tôi! - Canolles kêu lên - Người gì mà kỳ thật!
- Không đâu nam tước à, đó là một người đang có chuyện gấp, có thế thôi.
Canolles nhíu mày:
- Thật là bất lịch sự! Cậu ta được dạy dỗ ở đâu vậy? Này anh bạn Richon, tôi xin nói cho anh biết là cậu làm như vậy là không được chút nào. Giữa những người phong nhã với nhau, không thể xử sự như vậy. Hừm! Nếu tôi mà gặp lại cậu ta, thì sẽ cho một trận. Quỷ tha cái lão bố của cậu ta đi, chắc lão hà tiện nên không biết mời thầy về dạy cho con chứ gì!
- Xin anh đừng giận, nam tước à. - Richon cười - Cậu tử tước không phải vô giáo dục như anh tưởng đâu, bởi vì trước khi ra đi, cậu ấy nhờ tôi cáo lỗi với anh.
- Thôi được! - Canolles nói - Một hành động xấc xược như vậy mà xem như một cử chỉ kém lịch sự nho nhỏ. Hừm! Tôi đang bực bội đây! Anh hãy kiếm chuyện với tôi đi Richon! Anh không muốn à? Này Richon, trông anh thật xấu xí quá!
Richon bèn cười:
- Cứ nóng nảy như vậy thì anh có khả năng thắng tôi một trăm đồng piatoles (chú thích: Piatoles: Trị giá bằng mười quan) nếu chúng ta cùng chơi bài với nhau. Chắc anh cũng biết, cái may thường hay đến với những người đang buồn.
Richon biết tánh Canolles và biết mình phải làm như vậy khi mở cho tánh cáu kỉnh của anh ta một lối thoát như vậy.
- Ái chà! Chơi bài à! - Anh ta kêu lên - Anh nói đúng, nào ta chơi đi! Richon thân mến! Anh nói một câu làm tôi hết giận. Castorin đâu, lấy cỗ bài ra đây!
Castorin chạy ngay tới, theo sau là mét Biscarros, cả hai dọn dẹp bàn và hai người bạn bắt đầu chơi với nhau. Castorin, từ mười năm nay vẫn mơ có một mụ nạ dòng giữa ba và bốn mươi, và Biscarros nhìn đồng tiền với con mắt ham muốn, cả hai đều đứng mỗi người một bên bàn nhìn họ. Chưa được một giờ sau, trái ngược với tiên đoán của mình, Richon đã thắng đối thủ tám mươi piatoles. Thế là Canolles, trong túi không còn một đồng nào, bảo Castorin lấy vali của mình ra.
- Thôi khỏi - Richon nói - Tôi không có thời giờ để cho anh gỡ lại đâu.
- Sao! Anh không có thời giờ đấy chứ?
- Nam tước à? - Richon nghiêm nghị nói - Anh là một người lính, bởi vậy chắc anh biết tính nghiêm ngặt trong quân ngũ.
- Vậy tại sao anh không đi trước khi ăn tiền của tôi? - Canolles nửa vui vẻ, nửa giận dỗi.
- Chẳng lẽ anh có ý trách móc tôi vì đã ghé thăm anh?
- Trời, không đâu! Nhưng mà này, tôi không buồn ngủ chút nào cả, mà ở đây thì thật là buồn chán. Tôi đi cùng với anh có được không Richon?
- Tôi từ chối danh dự đó, nam tước ạ. Nhưng nhiệm vụ mà tôi đang được giao phó không để cho mọi người cùng biết được.
- Thôi được rồi! Anh đi... về hướng nào?
- Tôi đang toan xin anh đừng hỏi tôi câu đó.
- Cậu tử tước đi về hướng nào?
- Tôi đành phải trả lời tôi cũng không biết.
Canolles nhìn Richon để đoán chắc là những câu trả lời đó không mang màu sắc đùa cợt, nhưng con mắt hiền lành và nụ cười thành thật của viên tổng đốc thành lũy Vayres đành tan đi, nếu không phải là tánh thiếu kiên nhẫn, thì cũng là tánh tò mò của chàng.
- Thôi đi! - Canollles nói - Tối nay anh thật bí ẩn, Richon thân mến ạ, nhưng anh hoàn toàn tự do. Cách đây ba giờ đồng hồ, tôi cũng đã buồn bực vì có người cứ đòi theo tôi, dù rằng sau đó thì kẻ ấy cũng buồn bực không khác gì tôi. Nào, thêm một ly cuối cùng và chúc anh lên đường may mắn!
Nói xong, Canolles rót đầy các ly và Richon, sau khi uống cạn ly chúc mừng sức khỏe ngài nam tước, trở ra và cũng không nghĩ rằng anh chàng này tìm cách biết hướng đi của mình. Nhưng còn lại một mình giữa những cây nến cháy đỏ, những chai lọ ngổn ngang, những lá bài vung vãi, chàng nam tước đã mang nặng trong lòng một nỗi buồn mà chỉ mình chàng mới biết được, vì cái vui vẻ của một buổi tối kia đã được tạo ra bởi một nỗi thất vọng mà chàng cố tìm cách quên đi nhưng không hoàn toàn quên hẳn được.
Và chàng lê chân trở về phòng ngủ vừa ném qua những ô cửa kính của hành lang một ánh mắt giận dữ và tiếc rẻ về hướng ngôi nhà hẻo lánh, nơi có một cửa sổ còn thấp thoáng ánh đèn thỉnh thoảng mờ đi bởi bóng người đi qua. Điều đó chứng tỏ tiểu thư De Latigues đang qua một buổi tối không cô độc như chàng.
Nơi bậc đầu tiên của cầu thang, mũi ủng của Canolles chạm phải một vật gì đó, chàng cúi xuống và nhặt lên một trong hai chiếc găng tay màu xám bạc của chàng tử tước, mà anh chàng này đã làm rơi khi vội vã rời lữ quán của mét Biscarros và có lẽ cho rằng không đáng quan trọng để mất thời giờ tìm kiếm.
Dù có buồn giận đến đâu đi nữa, trong cảnh cô quạnh của một người tình bị bỏ rơi, thì cũng chẳng có niềm vui nào lớn hơn trong căn nhà hẻo lánh gần quán Con Bê Vàng.
Cả đêm lo âu và trằn trọc, Nanon trăn trở trong đầu cả ngàn kế hoạch để báo tin cho Canolles và đã đem tất cả những gì là khôn khéo nhất của một phụ nữ biết cách tổ chức để thoát khỏi cảnh khó khăn. Chỉ cần ngài công tước quay mặt đi một phút để nói với Francinette một câu, và hai phút để viết cho Canolles vài chữ.
Nhưng, hình như ngài công tước đọc được những gì trong đầu nàng và nỗi lo âu trong mắt nàng qua cái mặt nạ vui vẻ mà nàng đang đeo nên đã tự thề hứa rằng sẽ không để cho nàng chỉ một chút tự do cần thiết đó.
Nanon nhức đầu, ngài D Epernon không muốn nàng phải dậy mà tự đi lấy dùm nàng lọ dầu.
Nanon bị cây kim đâm vào tay, làm chảy ra một viên hồng ngọc nơi đầu ngón tay trắng muốt và muốn đi tìm một mẩu băng nhỏ trong hộp đồ khâu, nhưng ngài công tước, không biết mệt mỏi, ngồi dậy, tự tay cắt mẩu băng với một sự khéo léo đến bực mình và khóa hộp đồ khâu lại.
Nanon giả vờ như đang ngủ say, và ngài công tước cũng bắt đầu ngáy, thế là Nanon mở mắt ra, và qua ánh nến mờ mờ sáng, nàng tìm cách lấy cuốn sổ tay trong chính cái áo chẽn của ông đặt gần bên giường, nhưng khi nàng đã cầm được cây bút chì và vừa xé được một trang giấy thì ngài công tước mở một con mắt ra.
- Nàng làm gì vậy? - Ông hỏi.
- Em tìm xem trong sổ tay của ngài có tờ lịch không. - Nanon trả lời.
- Để làm gì?
- Để biết ngày lễ thánh của ngài là ngày nào.
- Ta tên là Louis và lễ của ta nhằm vào ngày 25 tháng 8 như nàng đã biết rồi đấy, nàng có đủ thời gian để chuẩn bị, cưng ạ.
Và ông cầm lấy cuốn sổ tay, cất lại vào túi.
Ít ra là qua hành động sau cùng, Nanon cũng còn giữ được một tờ giấy và cây bút viết. Nàng nhét cả hai thứ xuống gối và khéo léo làm đổ cây đèn nơi bàn ngủ, hy vọng có thể viết trong bóng tối, nhưng ngài công tước liền lớn tiếng gọi Francinette mang đèn tới. Bảo rằng tối quá làm ông không ngủ được. Nanon chưa kịp viết hết câu, Francinette đã chạy đến và e rằng biến cố ban nãy lại xảy ra nữa nên ngài công tước ra lệnh đặt cây nến lên trên lò sưởi. Bây giờ thì đến lượt Nanon bảo rằng sáng quá làm nàng ngủ không được và nàng bực bội quay mặt vào tường chờ trời sáng.
Cái buổi sáng đáng ngại rồi cũng lóe lên bên trên ngọn những cây bạch dương và làm nhạt đi ánh sáng của hai ngọn nến. Ngài công tước D Epernon thật đáng khen trong việc giữ gìn những thói quen của đời sống quân ngũ, đã thức dậy khi tia nắng bắt đầu xuyên qua lá sách cửa sổ, tự mặc lấy quần áo để khỏi rời Nanon của ông một giây nào cả, và rung chuông gọi người hầu.
Francinette bước vào, mang đến cho ngài một xấp công văn mà Courtauvaux, tên tùy tùng thân tín, vừa mang đến trong đêm.
Ngài công tước bắt đầu giở ra đọc một con mắt, còn con mắt kia, đang cố làm ra vẻ hết sức âu yếm, vẫn không rời khỏi Nanon.
Nếu có thể thì Nanon đã xé ngài ra làm nghìn mảnh.
- Nàng có biết... - Ngài công tước sau khi đọc xong vài tờ công văn - Bây giờ nàng cần phải làm gì không?
- Không, thưa ngài. - Nanon trả lời - Nhưng nếu ngài cho lệnh thì em sẽ xin tuân theo.
- Đó là cho người đi mời anh nàng đến. - Ngài công tước nói - Ta vừa nhận được từ Bordeaux một lá thứ chứa đựng những điều ta cần biết, và anh nàng có thể lên đường ngay bây giờ, nhờ vậy khi trở về, ta sẽ có lý do để cho anh nàng lên cấp đại tá như nàng mong muốn.
Gương mặt của ngài công tước mang một vẻ tử tế thành thật.
"Nào" - Nanon tự nhủ - "hãy can đảm lên! Hy vọng là Canolles đọc được mắt ta, hoặc là sẽ hiểu những câu ám chỉ của ta".
Rồi nàng nói lớn:
- Vậy ngài hãy cho người đi mời đi! - Bởi vì nàng nghĩ rằng ngài sẽ không để cho nàng tự làm việc ấy.
Ngài D Epernon gọi Francinette và bảo cô đi đến quán Con Bê Vàng, không dặn gì nhiều hơn mấy lời này:
- Bảo với ngài nam tước De Canolles là có tiểu thư De Lartigues mời ngài đến dùng bữa.
Nanon ném về phía Francinette một ánh mắt, nhưng làm sao Francinette có thể hiểu rằng ánh mắt đó muốn nói: Hãy bảo với nam tước rằng ta là em gái ngài.
Francinette ra đi, hiểu rằng có chuyện khúc mắc gì đây.
Trong khoảng thời gian đó, để có thể, từ ánh mắt đầu tiên, nhắc nhở Canolles phải cẩn trọng, và nàng chuẩn bị một câu khéo léo để ngay từ đầu, chàng nam tước có thể biết ngay được những gì chàng cần biết và khỏi thốt ra những câu không khớp với màn kịch gia đình sắp tới.
Khóe mắt nàng nhìn xuyên suốt cả con đường, cho đến khúc quanh nơi tối qua ngài công tước đã nấp cùng với đám tay chân.
- À! - Ngài công tước bỗng kêu lên - Francinette đây rồi!
Rồi ông đăm đăm nhìn vào mắt Nanon thế là nàng buộc phải rời con đường để đáp lại ánh mắt của ông.
Quả tim của Nanon muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, nàng chỉ có thể thấy được có Francinette, trong khi lại muốn nhìn thấy Canolles và tìm được trên mặt chàng một nét trấn an nào đó.
Có tiếng chân bước lên: Ngài công tước sắp sẵn một nụ cười vừa cao sang vừa thân mật. Nanon cố gắng để gương mặt khỏi đỏ lên và chuẩn bị vào trận.
Francinette gõ nhẹ vào cửa.
- Vào đi! - Ngài công tước nói.
Nanon gọt dũa câu nói mà nàng sẽ đem ra chào Canolles.
Cửa mở ra: Chỉ có mình Francinette. Nanon nhìn ra tiền phòng với một ánh mắt thắc mắc, chẳng có ai cả.
- Thưa bà - Francinette nói với một giọng thản nhiên của một diễn viên đóng kịch, ngài nam tước De Canolles không còn ở quán Con Bê Vàng nữa ạ!
Ngài công tước mở to hai con mắt và sầm mặt xuống. Nanon ngả đầu và thở hắt ra.
- Sao? - Ngài công tước nói - Nam tước De Canolles không còn ở quán Con Bê Vàng nữa à!
- Francinette, chắc em nhầm rồi đấy! - Nanon nói thêm.
- Thưa bà, em chỉ nhắc lại những gì ông chủ quán Biscarros đã nói với em.
"Anh ấy đã đoán biết tất cả, ôi Canolles yêu quý" - Nanon thầm nghĩ - "Thông minh và khôn khéo không kém gì đẹp trai và dũng cảm".
- Đi bảo lão Biscarros đến đây ngay cho ta! - Ngài công tước nói với vẻ mặt bực bội.
- Ồ, em nghĩ là - Nanon vội nói - chắc anh ấy biết là ngài đang có mặt ở đây và sợ quấy rầy ngài. Anh Canolles tội nghiệp của em nhút nhát lắm.
- Nhút nhát à! - Ngài công tước nói - Hình như anh nàng đâu phải nổi danh về mặt này.
- Không đâu, thưa bà, ngài nam tước đi thật rồi ạ!
- Nhưng, thưa bà, làm sao mà ông nam tước lại sợ tôi kia chứ, bởi vì Francinette được lệnh là mời người đó từ bà kia mà? Chị đã nói với người đó là có tôi ở đây phải không?Francinette trả lời xem!
- Dạ thưa ngài công tước, con không thể nói được ạ, bởi vì không có ngài nam tước ở đấy.
Mặc dầu cho câu trả lời mang đầy đủ tính chất thành thật và rất đúng của Francinette, ngài công tước vẫn chưa hết nghi ngờ. Nanon, mừng rỡ, không còn sức để nói gì thêm nữa.
- Thưa bà, có cần gọi ông Biscarros đến đây nữa không ạ? - Francinette hỏi.
- Cần chứ! - Ngài công tước to giọng nói - À, mà không khoan đã. Hãy ở lại đây đi, bà chủ có thể cần đến chị, để ta sai Courtauvaux đi.
Francinette quay ra. Năm phút sau, Courtauvaux đến gõ nhẹ lên cửa.
- Hãy đi bảo chủ quán Con Bê Vàng đến đây gặp ta! - Ngài công tước nói - Và bảo lão đem theo thực đơn cho bữa ăn trưa. Đưa cho lão mười đồng vàng này để bữa ăn được ngon. Đi đi!
Courtauvaux giơ vạt áo ra hứng lấy mấy đồng vàng và vội đi thi hành ngay.
Đây là một tên người hầu của nhà sang trọng, rất hiểu rõ công việc của mình. Hắn ta đến gặp Biscarros và bảo:
- Ta đã giới thiệu quán của lão để chủ ta đặt một bữa ăn lịch sự với giá tám đồng vàng, dĩ nhiên là ta giữ lại hai đồng tiền cò, đây là sáu đồng cho lão. Hãy đến ngay lập tức.
Biscarros run lên vì sung sướng, thắt quanh bụng một cái tạp dề trắng, bỏ vào túi sáu đồng vàng, siết chặt tay Courtauvaux và chạy vội theo tên tùy tùng cho đến ngôi nhà nhỏ.
Phần I - Chương 8
Lần này thì Nanon không còn run nữa. bộ điệu tự tin của Francinette đã khiến cho nàng hoàn toàn an tâm. nàng còn cảm thấy rất muốn nói chuyện với Biscarros. ông ta được mời vào ngay khi vừa đến.
Biscarros đi vào. cái tạp dề diêm dúa vén lên một góc giắt .
- Hôm qua. quán ông có một cậu công tử - Nanon nói - CÓ phải đó là ngài nam tước De Canolles không?
- Người ấy đâu rồi? - Ngài công tước hỏi.
Biscarros khá lo lắng. bởi vì tên tùy tùng cùng với sáu đồng tiền vàng mang đến cho ông linh cảm rằng đây là một nhân vật quan trọng dưới lớp áo choàng trong nhà. nên thoạt đầu trả lời mơ - Nhưng. thưa ngài. người đó lên đường rồi.
- Đi rồi à? - Công tước hỏi - Đi thật sự rồi à?
- Vâng. thật sự.
- Người đó đi đâu? - đến lượt Nanon hỏi.
- Thưa bà. điều này tôi không thể nói được. bởi vì thật sự tôi không biết.
- Nhưng ít ra chắc ông cũng biết là đi về hướng nào chứ?
- Dạ. đường đi Paris. thưa bà.
- Người đó lên đường vào lúc nào? - Ngài công tước hỏi.
- Khoảng nửa đêm ạ.
- Và không nói gì sao? - Nanon e dè hỏi.
- Không nói gì cả. chỉ để lại một lá thư bảo đưa tận tay cô Francinette.
- Vậy tại sao ngươi không giao lại lá thư đó hả. tên khốn kiếp? - Ngài công tước nói - Ngươi khinh xuất với lời dặn dò của một nhà quý tộc như vậy hay sao?
- Tôi đã đưa rồi. thưa ngài. tôi đã đưa rồi!
Francinette đang dỏng tai nghe lỏm nên chỉ nhảy một bước là vào phòng.
- Dạ. thưa đức ông. cô người hầu sợ hãi lắp bắp.
Đức ông!" - Biscarros kêu thầm. hoảng hốt nép mình vào góc nhà xa nhất của gian phòng - Đức ông! Chắc đây một ông hoàng nào cải trang".
- Tại vì em không hỏi chị ta đấy! - Nanon vội nói. mặt tái nhợt.
- Đưa đây! - Ngài công tước giơ bàn tay ra và bảo.
CÔ nàng Francinette đáng thương đưa lá thư ra vừa nhìn bà chủ với một ánh mắt như muốn - Bà cũng thấy đấy không phải là lỗi Ở em. đó chính là do tên Biscarros làm hỏng tất cả.
Hai tia chớp xuất phát từ con ngươi mắt của Nanon đến đâm thẳng vào người Biscarros.
Lão chêm dở đó đổ mồ hôi hột. những muốn cho đi sáu đồng tiền vàng trong túi để được thấy mình đứng trước bếp lò Ở nhà. tay cầm quai nồi.
Trong thời gian đó. ngài công tước đã cầm lấy lá thư. mở ra đọc. Suốt khoảnh khắc ông đọc.
Nanon đứng lặng. tái nhợt. và lạnh ngắt như một bức tượng. không còn cảm thấy tim mình đang - Hắn ta viết quái quỷ gì đây? - Ngài công tước hỏi.
Nghe vậy. Nanon hiểu rằng lá thư không tiến lộ gì cả.
- Hãy đọc to lên. biết đâu em có thể giải thích cho ngài.
- Nanon yêu quý" - Ngài công tước đọc.
Sau vài chữ đó. ông quay về phía người thiếu phụ trẻ đang từ từ lấy lại bình tĩnh và chống đỡ ánh mắt của ông với một vẻ tự tin đáng nể.
- Nanon yêu quý. anh sẽ lợi dụng chuyên nghỉ phép mà em đã xin dúm anh. anh sẽ đi tìm cách giải khuây. đi Paris ít lâu. Tạm biệt nhé".
- ái chà! Anh chàng Canolles này điên rồi!
- Tại sao điên chứ? - Nanon hỏi.
- Ai lại ra đi vào nửa đêm. không một lý do gì hết như vậy?
- ừ nhỉ! - Nanon nói. như với chính mình.
- Coi! Nàng hãy giải thích cho ta rõ xem.
- Kia! Chẳng có gì là khó cả thưa đức ông. - Nanon nói với một nụ cười duyên dáng.
- Cả bà ấy cũng gọi là thưa đức ông. - Biscarros lẩm bẩm - Đúng là một ông hoàng rồi.
- Sao. nàng thử xem?
- Ngài không đoán được lý do à?
- Không. hoàn toàn không.
- Này nhé! Anh Canolles đã hai mươi bảy tuổi rồi. anh ấy trẻ trung. đẹp trai và vô tư. Vậy ngài hãy nghĩ xem anh ấy có thể điên khùng về mặt nào? Về mặt yêu đương? Đấy! Chắc là anh ấy đã thấy Ở quán ông Biscarros có một nữ khách xinh đẹp nào đó. nên đã đi theo.
- Si tình? Nàng tin như vậy à? - Ngài công tước kêu lên. mỉm cười trước ý nghĩ hoàn toàn tự nhiên rằng nếu Canolles đang si tình một cô nào đó thì sẽ không si Nanon.
- Vâng. đúng đấy. đang yêu! CÓ phải thế không mét Biscarros? - Nanon nói khoái chí vì thấy công tước chấp nhận ý kiên của mình - Nào hãy trả lời thành thật xem: CÓ phải là ta đã đoán đúng không?
Biscarros nghĩ rằng đây là lúc có thể trở về với sự chiếu cố của người thiếu phụ trẻ bằng cách nói hùa về với bà ta nên vừa nở một nụ cười tươi tắn như hoa trên cái miệng rộng của ông ta.
- Đúng vậy! - ông ta nói - Bà nói cũng đúng lắm.
Nanon tiến một bước về phía lão chủ quán và nói. hơi run run ngoài ý muốn.
- CÓ đúng vậy không?
- Thưa bà. tôi cũng nghĩ như vậy. - Biscarros trả lời với một vẻ đầy hàm ý.
- ông nghĩ như vậy à?
- À Biscarros. ông hãy kể lại cho chúng tôi nghe thử đi! - Nanon nói. và bắt đầu để cho ghen tương len lỏi vào lòng mình - Hãy nói thử xem. đêm qua đã có bao nhiêu nữ du khách dừng lại Ở quán ông?
- ừ nói đi! - Ngài D epernon tán đồng. ngồi dựa vào ghế và duỗi chân ra.
- Không có nữ du khách nào đến cả - Biscarros nói. Nanon thở ra.
- Nhưng lại có. . . - Biscarros nói tiếp. không ngờ rằng mỗi lời mình nói làm tim của Nanon đập mạnh thêm - Một cậu công tử tóc vàng mũm mĩm. xinh xắn không ăn uống gì nhiều. và nhút nhát. - Biscarros nói thêm - Cậu ấy đợi để cùng ăn với ngài De Canolles vì ngài này muốn dùng cùng bữa với cậu. Nhưng cái ngài dũng cảm ấy đâu có bối rối vì một chuyện nhỏ nhặt như vậy.
ĐÓ là một ngài rất vui tính. tôi cho là như vậy... Và hình như. sau khi cái ông to béo kia đi về hướng phải. người ấy đã chạy theo cậu trẻ tuổi về hướng trái.
Ngài công tước hoàn toàn an tâm. đã có thể ôm hôn Biscarros nếu lão là một nhà quý phái.
Còn Nanon. mặt tái nhợt với một nụ cười lạnh ngắt trên môi. nàng nghe từng lời nói thốt ra từ cửa miệng của lão chủ quán với thứ niềm tin cháy bỏng từng thôi thúc những kẻ ghen tuông uống từng hơi dài cho đến giọt độc dược cuối cùng.
- Nhưng. điều khiến ông nghĩ rằng... - Nàng hỏi - cậu công tử kia là một thiếu nữ. rằng ngài De Canolles mê say người đó và anh ta lên đường không phải chỉ vì buồn chán và ngông cuồng như vậy chứ?
- Điều gì khiến cho tôi nghĩ ra à? Biscarros trả lời. cố gắng làm cho cử tọa hoàn toàn tin tưởng - Đây này. tôi xin nói.
- Phải đấy. nói đi anh bạn. - Ngài công tước bảo - Anh bạn khá là vui nhộn. . .
- Đức ông thật tốt với tôi quá! - Biscarros nói - Thưa chuyện như thế này. . .
Ngài công tước dỏng tai lên nghe. Nanon siêu chặt hai tay lại.
- Tôi chẳng nghi ngờ gì cả. và tôi cứ tưởng chàng kỵ sĩ tóc vàng kia là một người đàn ông thì tôi gặp ngài De Canolles đứng giữa cầu thang. tay trái cầm một cây nên. và tay phải cầm một chiếc găng tay nhỏ mà ngài ấy cứ ngó tới ngó lui và hít hà một cách mê mấn. . .
- Một chiếc găng tay! - Nanon lập lại. cô nhớ xem mình có để cho người tình một vật chứng nào tương tự như vậy không - Một chiếc găng tay giống như vậy có phải không?
Và nàng giơ cho chủ quán xem một trong mấy chiếc găng tay của mình.
- Không phải đâu. một chiếc găng tay đàn ông! - Biscarros nói.
- Một chiếc găng tay đàn ông? Ngài De Canolles nhìn và ngửi một chiếc găng tay đàn ông! ông điên rồi à?
- Thưa không. bởi vì chiếc găng tay của cậu công tử xinh xắn tóc vàng là một chiếc găng nhỏ xíu chưa chắc bà đây có thể mang vừa dù rằng. quả là bà có bàn tay rất đẹp. . .
Nanon kêu lên một tiếng nhỏ. như bị đâm bởi một lưỡi gươm vô hình.
- Thưa đức ông! - Nàng cố gắng hết sức để nói - Chắc ngài đã rõ về những gì ngài cần biên.
Và đôi môi run rẩy. răng cắn chặt lại. hai con mắt đăm đăm. nàng chỉ về phía cửa cho Biscarros. ông này nhận thấy vẻ giận dữ trên gương mặt người phụ nữ chẳng hiểu làm sao nữa và há hốc miệng. mở to hai mắt ra.
Nếu sự vắng mặt của ngài công tử đó là một tai họa lớn. thì chắc việc ngài ấy trở về sẽ là một niềm vui to tát. Nào ta hãy lấy cái hy vọng đó vỗ về ông hoàng này. để cho ông ấy được ăn ngon miệng".
Nghĩ ngợi như vậy. Biscarros lấy một vẻ mặt ân cần nhất. và nói:
- Dẫu sao thì ngài ấy cũng đã đi rồi. nhưng mà cũng có thể quay trở lại.
Ngài công tước mỉm cười trước câu mở đầu đó.
- Đúng vậy! - ông nói - Tại sao anh ta lại không trở về chứ? Cũng có thể là đang trên đường quay về. . . ông Biscarros à. ông đi thử xem và cho biết kết quả nhé.
- Nhưng còn bữa ăn thì sao? - Nanon vội nói - Em đang đói muốn chêm.
- Ờ nhỉ! - Ngài công tước bảo - Thôi để Courtauvaux đi vậy. Này Courtauvaux. ngươi hãy đến quán của ông Biscarros đây và hỏi thử xem ngài nam tước De Canolles đã quay trở lại chưa. . . Nếu chưa thì hỏi chung quanh vùng lân cận nhé. . . Ta muốn được dùng bữa cùng với ngài ấy. Đi đi!
Courtauvaux ra đi. Và Biscarros nhận thấy sự im lặng khó hiểu giữa hai người. lão ra vẻ như sắp phát biểu một ý kiên khác.
- ông không thấy là bà chủ bảo ông trở ra rồi hay sao? - Francinette bảo.
- Khoan. khoan! - Ngài công tước kêu lên. đầu óc nàng để Ở đâu rồi hả. Nanon? Còn bữa ăn thì sao?... Ta cũng như nàng. ta đang rất đói... Này. mét Biscarros hãy cầm lấy thêm sáu đồng vàng này. đây là để thưởng công cho câu chuyện mà ngươi vừa kể với chúng ta.
Rồi ông ra lệnh cho người kể chuyện nhường chỗ cho ông đầu bếp. và chúng ta cũng cần biên.
trong nhiệm vụ này Biscarros cũng sáng chói không kém gì nhiệm vụ trước.
Trong thời gian đó. Nanon đã suy nghĩ và nhìn bao quát cả cái tình thế mà ước đoán của lão Biscarros đặt nàng vào trước hết. ước đoán có đúng không? Và nếu đúng thì Canolles có đáng tội hay không? Quả thật cuộc lỡ hẹn đó. đúng là một thất vọng độc ác đối với một chàng trai trẻ như chàng và cảnh rình rập của ngài công tước thật là nhục nhã. mà chàng lại còn phải chứng kiên sự thắng thế của tình địch. Nanon đang yêu quá độ nên gán cho cuộc chạy trốn đó như cực điểm của ghen tuông và nàng không chỉ tha thứ mà còn thông cảm cho Canolles. lấy làm thích thú vì đã gây nên một cuộc trả thù nho nhỏ đó. Nhưng. trước hết. cửng phải diệt mầm bệnh từ bên trong và phải cắt đứt mọi tiến triển của một tình yêu mới nhen nhúm kia.
đến đây thì một ý nghĩ khủng khiếp xuyên qua tâm trí của Nanon và gần như làm cho nàng tê liệt Phải chăng cuộc gặp gỡ đó giữa Canolles và chàng công tử kia là một cuộc hẹn hò?
Nhưng không. nàng điên rồi. bởi vì cậu công tử kia chờ đợi một ông có ria. bởi vì cậu ta đã nạt nộ Canolles. và cũng có thể bởi vì Canolles chỉ nhận ra sự giả trang qua chiếc găng tay.
- Không sao! Cần phải ngăn cản mọi dự định của Canolles.
Thế là gom hết tất cả sinh lực. nàng quay về phía ngài công tước đang vừa cho Biscarros ra về mang theo những lời khen ngợi và căn dặn.
- Thưa đức ông. - Nàng nói - Rất tiệc là cái tính ngông cuồng của anh Canolles lại làm cho anh ấy mất đi vinh dự mà ngài dành cho anh ấy! Nếu có mặt thì tương lai của anh ấy đã được đảm bảo. nhưng vì vắng mặt anh ấy có thể mất đi cả tương lai.
- Nhưng. nếu chúng ta tìm lại được anh nàng. . .
- Ổ không có chuyện đó đâu! - Nanon bảo - Nếu có dính đến phụ nữ thì anh ấy sẽ không về - Nàng muốn ta phải làm gì bây giờ? Tuổi trẻ là tuổi của vui thú. anh nàng còn trẻ và phải hưởng thụ thôi.
- Nhưng còn em. . . - Nanon nói - vì em chín chắn hơn anh ấy. nên em cho là cần phải cắt đứt cái thú vui không hợp lúc ấy.
- ôi! CÔ em khó tính! - Ngài công tước kêu lên.
- CÓ lẽ anh ấy sẽ giận em trong nhất thời. - Nanon nói tiếp - nhưng chắc chắn là sau này anh ấy sẽ biết ơn em.
- Thế nàng có phương cách nào không. nếu được thì ta sẽ nghe theo.
- CÓ đây ngài ạ.
- Nói xem nào.
- CÓ phải ngài muốn gửi anh ấy mang một tin khấn đến cho hoàng hậu không?
- Ờ nhưng nếu anh nàng không quay về thì sao?
- Hãy cho người đuổi theo anh ấy. bởi vì anh ấy cũng đang trên đường đi Paris kia mà.
- Nàng nói đúng lắm!
- Cứ để em lo và anh Canolles sẽ nhận được lệnh ngay chiều nay hoặc trễ lắm là ngày mai. Em xin chịu trách nhiệm.
- Nhưng nàng sẽ bảo ai đi?
- Ngài có cần đến Courtauvaux không?
- Không.
- Vậy hãy để hắn cho em. em sẽ bảo hắn đi. cùng với những lời dặn dò.
- ôi! Một nhà ngoại giao khôn khéo. nàng sẽ còn tiến xa. Nanon à.
- Tham vọng duy nhất của em là được theo học với một ông thầy giỏi như ngài.
Và nàng quàng cánh tay qua cổ lão công tước già khiến cho lão run lên vì sung sướng.
- Thôi chúng ta đừng mất thì giờ nữa! Nào ngài viết lệnh đi và bảo Courtauvaux lên gặp em.
Ngài công tước lấy một mảnh giấy và viết lên đó hai chữ duy nhất.
- Bordeau? - Không .
Và ngài ký tên bên dưới.
Rồi ngoài bao thư của tờ công văn ngắn ngủi. ngài ghi một địa chỉ.
"Kính gửi hoàng hậu An ne D Antnche. nhiếp chính của nước Pháp " .
về phần mình. Nanon cũng viết hai hàng mà nàng đưa cho ngài công tước xem. Hai hàng đó như sau:
"Nam tước yêu quý. như anh đã biết. tờ công văn này phải được chuyển đến tay hoàng hậu. Hãy mang đi ngay nhé. nó có liên quan đến vận mệnh của đất nước !
Em gái của anh. Nanon " .
Vừa viết xong mấy hàng chữ thì dưới cầu thang vang lên tiếng bước chân vội vã của Courtauvaux hiện ra với gương mặt rạng rỡ của kẻ biết mình mang đến một tin quan trọng mà mọi người chờ đợi.
- Ngài De Canolles đang sắp sửa đến đây! - Tên lính hầu nói.
Ngài công tước reo lên một tiếng khoan khoái. Nanon tái mặt và nhảy bổ về phía cửa.
- Trời. đúng là mình không tránh khỏi.
Ngay lúc đó. một nhân vật xuất hiện nơi ngưỡng cửa. trên người là một bộ y phục sang trọng.
nón cầm tay. miệng cười thật duyên dáng.
Nguồn: http://vnthuquan.org/