13/3/12

Bản tình ca muôn thuở (Chương 5)

Vì có một giọng ca thiên phú, nên Đỗ Vương Long được bạn bè yêu mến, được các giáo sư khuyến khích và giúp đỡ. Họ nói rằng nếu như chàng thích và cố gắng trau luyện tài nghệ, sau này chàng có thể trở thành một danh cạ.

Trở thành một danh cả Đối với Vương Long đó không phải là niềm mơ ước tối cao của chàng. Chàng thích trở thành một văn sĩ hoặc một thi sĩ hơn. Nhưng dù sao, sự việc được tự do ra vào phòng âm nhạc, được phép xử dụng hết cả mọi nhạc khí của nhà trường, từ cây dương cầm cổ quý giá đến những cây vĩ cầm, tây ban cầm đã làm cho chàng thích thú và cũng lưu tâm tới việc trau dồi âm nhạc.

Vương Long trở thành một ca sĩ hát hay nhất của trường. Và, trong mọi sinh hoạt văn nghệ, chàng đều góp mặt, bảo đảm tài năng và sự xuất sắc.

Tổ tiên Vương Long vốn là những danh gia giầu có. Nhưng tới đời cha của Vương Long thì sự may mắn không còn. Sau một biến cố thời cuộc, sự nghiệp tan tành. Cha Vương Long lại không phải là một người có tài sáng nghiệp. Thế nên, bất cứ một chuyện làm ăn nào mà ông tính toán, nhúng tay vào đều thất bại. Chán nản và phẫn chí, ông quay ra say sưa tối ngày rồi bỏ đi mất biệt.

Vương Long được mẹ sinh ra trong tình cảnh không biết người cha phiêu bạt phương nào, còn sống hay đã chết. Và, sau này lớn lên, chắc chắn là chàng không thể biết được mặt mũi của chạ

Năm lên sáu thì bà mẹ qua đời trong một cơn bạo bệnh. Vương Long được một người chú không con, có một xưởng mộc đem về nuôi. Người chú hy vọng là sau này Vương Long sẽ thay ông nối nghiệp, sẽ là người nhang đèn thờ phụng ông sau khi vợ chồng ông đã qua đời.

Sống trong tình thương của chú thím, tuy được đối xử tử tế như con, được cắp sách đến trường đi học như những đứa trẻ khác, Vương Long vẫn mang một nỗi buồn, một mặc cảm của đứa trẻ mồ côi.

Ngoài những giờ học, những khi tập nhạc và giúp đỡ cho chú trông coi xưởng mộc một chút, Vương Long thường tìm an ủi trong những đoạn văn, vần thơ mà tự chàng sáng tác ra. Chàng mơ tới một khung trời mà ở đó, chàng sẽ trở thành một con người nổi danh, một thi sĩ được quí chuộng.

Những bài thơ Vương Long sáng tác, chàng thường gửi đăng vào những số báo đặc biệt của nhà trường. Nhiều bài thơ được bạn bè thích, các vị giáo sư cũng hài lòng và khuyến khích. Họ cùng nhận ra khả năng sáng tác thi văn của Vương Long, cũng đáng khuyến khích như giọng ca của chàng.

Có thể một tương lai tươi sáng đang chờ đợi Vương Long. Cho chàng thoát được hoàn cảnh tầm thường, thoát ra khỏi cái xưởng mộc của ông chú.

Vương Long hăng say làm việc theo với những dự tính của chàng. Nhưng Vương Long cũng sống thật cô đơn. Chàng có nhiều người quý mến, yêu thích giọng hát của chàng nhưng không hiểu được tâm tư, cuộc sống của chàng. Vương Long chỉ có một người bạn thân, một người bạn hết mình với chàng. Một người bạn mà theo Vương Long, là một con người hòa nhã, quảng đại với bạn bè, có tấm lòng vị tha và đôi mắt nhiệt tình. Người ấy không ai xa lạ chính là Trương Tú.

Trương Tú và Vương Long cùng học chung một lớp. Trong niên học cuối cùng vừa qua, cả hai đều đỗ Cao Trung, sửa soạn thi vào đại học. Là bạn thiết với nhau, Trương Tú thấy Vương Long nhà nghèo lại có khiếu về văn chương nên có lòng giúp đỡ. Chàng bỏ tiền ra mua những sách hay, những tác phẩm giá trị của các danh nhân thi sĩ về cho Vương Long mượn đọc. Tuy tiếng là cho mượn, nhưng thật ra Trương Tú mua những sách đó là chỉ vì Vương Long.

Cũng vì thế, Trương Tú vừa là bạn, vừa là người gợi khởi mà cũng là nguồn cung cấp kiến thức cho Vương Long.

Trong sự giao tiếp chung của xã hội, người ta thường lựa chọn, phân chia giữa kẻ giầu với người nghèo, giữa giai cấp nọ với giai cấp kia. Nhưng trong tình bạn Vương Long và Trương Tú, họ đã gạt bỏ được những thứ tầm thường đó ra ngoài.

Thời gian còn học năm cuối cùng của chương trình Cao Trung, ngoài những lúc bận việc riêng tư, hai người thường gặp nhau, cùng nhau đi dạo, vui đùa.

Tương lai của Trương Tú thì đã rõ ràng và được bảo đảm vì nhà chàng giầu, có thừa phương tiện để sửa soạn cho tương lai. Còn Vương Long trái lại, sự học của chàng không biết có thể kéo dài được tới đâu? Bước đường còn quá dài và nhiều gian truân. ông chú của Vương Long tuy có lòng nhưng nghèo. Có thể là ông sẽ không còn cung cấp phương tiện cho Vương Long được học vào bất cứ lúc nào, để bắt chàng ở nhà, phụ những công việc trong xưởng mộc của ông.

Theo đuổi sự học hành trong nỗi lo âu hồi hộp đó, đôi khi Vương Long không tránh được sự chán nản, ngã lòng. Những lúc đó, Trương Tú lại lựa lời an ủi bạn.

- Anh Vương Long ạ, anh chẳng nên ngã lòng. Thật ra, tương lai của anh sẽ sáng sủa hơn hết tất cả những bạn bè cùng lớp của chúng tạ Anh có khiếu về văn chương, về âm nhạc. Một triệu người chưa chắc đã có một người có năng khiếu như anh. Chỉ cần anh cố gắng trau dồi kiến thức một chút, trau luyện thêm về sự sáng tác là anh có thể đạt được sự thành công.

Vương Long cảm động nắm chặt lấy tay bạn.

- Cám ơn những lời khích lệ của anh, anh Trương Tú ạ. Nhưng anh biết đó, dù đã quyết tâm đeo đuổi sự nghiệp văn chương, nhưng tôi chưa chắc đã có phương tiện hay thời giờ đủ để đeo đuổi được. Ngoài vấn đề phải có tiền để theo đuổi sự học, có khi tôi còn phải kiếm một việc làm để kiếm miếng ăn nếu như chú tôi thôi không thể cung cấp hoặc nuôi tôi được nữa. Anh biết đó, chú tôi quá nghèo lại đã già. Gần như ông không thể xốc vác những công việc nặng nhọc trong xưởng mộc được nữa. ông thường than với tôi là công việc vì thiếu người trông coi, rất kém.

Trương Tú vẫn cố gây niềm tin cho bạn.

- Nhưng dù sao thì anh cũng không được ngã lòng. Sự thể tới đâu sẽ tính tới đó. Ngoài chú anh ra, anh cũng còn bạn bè và các thầy của chúng ta nữa chứ.

Vương Long cười buồn.

- Các thầy rất tốt với tôi, còn bạn bè thì có anh là người thân thiết hơn cả. Nhưng chẳng lẽ tôi lại chịu nhận sự nhờ vả sao, nếu thật như có người muốn giúp đỡ?

- Anh ngại gì mà không nhận?

- Tư cách tự lập cho đời mình, anh Trương Tú ạ. Nếu như chú tôi là người thân thiết ruột thịt không thể giúp tôi được nữa, thì tôi sẽ làm việc trong xưởng mộc, và sẽ không nhận bất cứ một ân huệ nào của bất cứ ai. Dầu sao thì cũng chưa phải là lúc để nói tới chuyện này.

Thế rồi niên học dần quạ Và, đã tới ngày bãi trường...