Đến khu nhà trầm mặc được mười hôm, đây là lần đầu tiên tôi tới phố chợ. Cùng đi với tôi có Phong. Lúc đầu Phong định đưa tôi bằng xe gắn máy, nhưng tôi không thích. Tôi muốn thả bộ hơn. Vả lại đường phố quận chỉ là đường mòn băng rừng, chớ không phải lộ lớn, chỉ cần bốn mươi phút là đến thì cần gì phải dùng xe chứ!
Nếu gọi đây là phố huyện như điều Phong bảo thì không đúng lắm, nó chỉ là một thôn nhỏ trên ba trăm nóc nhà, đa số là nhà lá và tranh, chỉ có một ít nhà gạch. Đường xá (nếu có thể gọi như thế) không được phẳng. Huyện ly thật nghèo nàn, tài sản đáng kể của họ có lẽ là trẻ con. Hầu như gia đình nào cũng có ít nhất là bốn năm đứa, mặt mày lem luốc chơi trước cửa. Và kiến trúc đáng kể nhất là ngôi trường phổ thông.
Ngôi trường nằm ở cuối phố, có lẽ mới được xây lên gần đây để mang văn hóa phổ biến trên vùng đất đìu hiu này. Nhìn những đứa trẻ mình trần trùng trục đùa giỡn trước cửa, tôi mới nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục. Trường gồm sáu lớp học, một văn phòng, một chiếc sân rộng. Ngoài ra, ở góc đối diện với lớp học còn có một dãy năm gian làm nhà tập thể.
Bây giờ là lúc nghỉ hè, ngôi trường thật vắng, thật yên nhưng không vắng các cậu bé lân cận vào trường nô đùa trong sân. Phòng học được khóa kín.
- Đó cô thấy không, tôi đâu có nói dối. Chợ không có gì để ngắm cả.
Tôi cãi lại:
- Có chứ. Đây là cả một thế giới xa lạ với tôi. Chắc chắn tôi không bao giờ biết được chợ huyện miền cao lại đìu hiu đến thế này.
Có hai đứa bé đang đánh nhau thật hăng, chúng toàn tung những quả đấm thẳng taỵ Tôi nói:
- Anh nhìn xem, muốn giáo dục một lũ trẻ con thế này đâu phải dễ? Đúng ra phải có thật nhiều giáo viên đến đây để cải thiện đời sống họ. Dân Thượng họ mộc mạc lắm, họ sống rất tự nhiên và không thắc mắc gì với đời sống cả.
- Đó là cả một vấn đề của giáo dục. Nhưng sao tôi nghe ông Bạch bảo họ sống như thế mà hạnh phúc lắm?
Phong cười, đưa mắt nhìn lũ trẻ con, chàng bảo:
- Chỉ cần lúc nào cũng no đủ là họ không bao giờ biết buồn là gì. ở xứ này tìm một người thiếu ăn đâu phải dễ, phải không? Người Thượng ở đây lúc trước sống bằng nghề săn bắn, cuộc sống có vẻ khổ cực hơn, bây giờ họ biết làm ruộng rồi thì việc thiếu ăn đâu còn là vấn đề để họ bận tâm nữa.
- Tôi không hiểu tại sao người Thượng lại thích sống ở vùng rừng núi thế này, sống ở bình nguyên không phải dễ hơn sao?
- Câu hỏi lạ lắm, nhưng tôi nghĩ có lẽ họ là dân thiểu số đã bị dân miền xuôi đa số dồn họ lên đây chứ chẳng có tự nhiên gì hết.
Tôi cười:
- Anh trả lời câu hỏi hay lắm, nhưng anh nên nhớ rằng, dân Thượng đâu để dân miền xuôi muốn làm sao thì làm đó nghe!
Nghĩ Phong nói cũng có lý, tôi cũng chẳng muốn bàn dài dòng về mấy chuyện đó nữa. Một lúc Phong bảo:
- Chúng ta đến thăm ông hiệu trưởng Bạch nhé!
- ông ấy sống luôn ở trường sao?
- Vâng, ngay cả những ngày nghỉ hè.
- ông Bạch không có nhà cửa gì à? Tôi muo6'n nói là ông ấy không có vợ con gì sao?
- Tôi cũng không biết. Chỉ biết ông ấy sống ở đây một mình thôi. Có lẽ cũng phải có vợ con nhưng lưu lạc hay chia tay nhau cũng không chừng.
- ông ấy bao nhiêu tuổi rồi?
- Khoảng bốn mươi lăm, bốn mươi sáu. Quay sang nhìn thẳng tôi, Phong hỏi:
- Cô hỏi chi vậy?
- Tò mò hỏi cho biết thế thôi. Tôi nghĩ ông ta không nên chôn vùi cuộc đời mình trong cái chức hiệu trưởng một trường miền núi nghèo nàn này.
Phong đã hớn hở trầm giọng:
- Tại sao cô lại bảo là chôn vùi? Trong bất cứ cách sống nào, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui!
- Nhưng ông ấy có vui không chứ?
Phong lắc đầu:
- Vấn đề là ở chỗ đó. Nói thật, tôi không tin là ông ấy vui vì tôi có linh cảm như ông ấy đang có một tâm sự gì đây.
- Có lẽ là để trốn lánh một mối tình tan vỡ nào đó?
Phong cười sặc sụa:
- Cô lại tiểu thuyết nữa rồi. Tôi chắc chắn không phải như thế, vì ông Bạch đã qua rồi cái thời mộng mơ vớ vẩn của tuổi trẻ.
- Anh đừng vội kết luận. Chưa qua tuổi bốn mươi làm sao anh biết là ở tuổi đó không còn mộng mơ cơ chứ? Theo tôi nghĩ thì tình cảm con người không có giới hạn theo tuổi tác.
- Cô đừng hấp tấp phản đối tôi như vậy. Cô không qua cái tuổi bốn mươi thì làm sao cô dám bảo là ở tuổi đó vẫn còn mộng mơ cơ chứ?
- Lại cái tật cãi bướng của anh!
Phong cười tọ Chúng tôi dừng chân trước phòng ông hiệu trưởng Bạch. Đây là căn thứ nhất trong dãy nhà tập thể độc thân cuả giáo viên. Phong gõ cửa, bên trong vọng ra tiếng hỏi:
- Ai đấy? Vào đi!
Đẩy cửa bước vào, gian phòng rộng khoảng tám chiếc chiếu như thế đối với một người độc thân thì nó không hẹp lắm. Cửa mở rộng ánh sáng ngập đầy phòng. ông Bạch đang ngồi trước bàn cắm cuối khắc tượng. ông làm việc say mê, chẳng cần để ý đến sự hiện diện của chúng tôi, Phong khó chịu, lên tiếng trước.
- Chào ông hiệu trưởng.
ông Bạch ngẩng đầu lên. Nhìn thấy chúng tôi, ông hơi ngạc nhiên:
- Thế mà tôi cứ ngỡ là bà giúp việc chứ! Sao, hôm nay làm gì mà các em chịu khó xuống chợ chơi thế?
Phong đáp:
- Tôi đưa cô Lệ Thu đi thăm thú khắp nơi. Đây là lần đầu tiên cô ấy xuống thăm chợ.
- Mời ngồi chơi. ông Bạch mời.
ông Bạch đẩy hai chiếc ghế đến trước mặt chúng tôi. Tôi không ngồi mà đưa mắt quan sát gian phòng. Thật ngăm nắp và sạch sẽ. Sách vỡ đầy nhà. Tôi chưa hề thấy một căn phòng nào lại nhiều sách đến thế. Trên hai chiếc ke6., trên tường, trên ngạch cửa sổ, dưới đất, đâu đâu cũng thấy sách. Ngoài sách ra, chúng tôi còn tìm thấy một số những tác phẩm điêu khắc, hoặc đã hoàn thành, hoặc đang dở dang trên bàn. ông Bạch thấy tôi tò mò, vội lên tiếng:
- Không có thứ tự tí nào cả, phải không?
- Dạ đâu có, phòng khá rộng đấy chứ!
ông Bạch rót hai tách trà cho tôi với Phong. Trà bốc khói thật thơm. Tôi ngửi và biết ngay đây là loại trà trồng ở nông trại Lệ Thanh. Ngồi xuống cạnh bàn, nhìn những vật điêu khắc dang dở,đó là bản trúc to khổ có, nhỏ khổ có, bên trên là những hình hoa cúc với mấy hòn sỏi nhỏ, nét khắc đẹp và cứng. Bên trên hình là một hàng chữ, đó là câu thơ "Hỏi hoa cúc" của nhân vật chính trong truyện "Hồng Lâu Mộng" của Đại Ngọc.
Người cao ngạo vì ai ở ẩn?
Cũng loài hoa nở muộn vì ai?
Bất giác tôi cầm lên ngắm nghía tác phẩm sắp hoàn thành.
Chỉ có mấy hòn đá và mấy cọng cỏ là chưa xong. Người cao ngạo vì ai ở ẩn? Nhìn ông Bạch: ông ấy đang nói chuyện với Phong, hỏi thăm sức khỏe của vợ chồng bác Chương và nông trại, tôi ngồi cạnh chợt lên tiếng:
- ông hiệu trưởng, đây là tâm sự của ông phải không?
ông Bạch không hiểu gì?
Tôi chỉ mấy hàng chữ khắc trên bản gỗ:
- Người cao ngạo vì ai ở ẩn? ông đang tự ví mình phải không?
Mép môi ông Bạch khẽ nhếch, hình như ông đang cười, nụ cười mệt mỏi và cô đơn:
- Sao? Cô nghĩ tôi là con người cao ngạo làm sao?
- Thế ông không phải là người như vậy sao?
ông Bạch lắc đầu:
- Không phải, tôi đâu phải con người tài hoa mà dám cao ngạo? Sống ở đây là một điều bất đắc dĩ, nhưng phải bắt buộc sống chứ sao?
- Bất đắc dĩ? Tại sao lại bất đắc dĩ? Nếu ông không muốn ông có thể rời khỏi nơi này bất cứ lúc nào mà?
- Nhưng tôi không muốn.
Tôi lắc đầu:
- Tôi không hiểu gì cả, những lối nói vừa rồi của ông chẳng mâu thuẫn quá sao?
ông Bạch mỉm cười, giọng nói ông bình thản hơn.
- Cô còn trẻ lắm, còn rất nhiều điều cô chưa hiểu được. Nhưng rồi một ngày kia cô sẽ hiểu. Thế giới loài người là thế giới mâu thuẫn, không có mâu thuẫn thì làm gì có chuyện đời? Đốt điếu thuốc lên, ông Bạch chậm rãi tiếp:
- Tại sao ta phải nói đến những chuyện nhạt nhẽo như vậy? Lệ Thu, tôi có thể gọi tên cô như thế được không?
- Tôi rất thích được gọi như vậy!
Phong chen vào:
- Cô ấy bị hồ Lụy Tình mê hoặc rồi! Quay sang tôi Phong hỏi: - Thu càng lúc càng thấy thích nông trại Lệ Thanh lắm, phải không?
Tôi gật đầu:
- Ở đây có nhiều điều mà tôi không ngờ được, thí dụ như cảnh đẹp, con người...!
ông Bạch cắt ngang:
- Con người thì thế nào?
- Những con người giống như ông ấy, ông hiệu trưởng.
ông Bạch cười, thở khói. Khói thuốc như màn sương mỏng che mờ cả khuôn mặt, cả nụ cười héo úa:
- Nếu tôi chẳng lầm thì cô có vẻ còn ở vào cái tuổi mộng mở
Tôi hỏi:
- ông nói thế có nghĩa là ông cười tôi trẻ con à?
ông Bạch lắc đầu:
- Không phải vậy, vì ngay chính tôi cũng đã từng có một thời mộng mơ cơ mà!
Phong chen vào:
- ý ông muốn nói là thời kỳ mộng mơ của ông đã qua rồi, và bây giờ thì không còn nữa phải không?
Phong nói với ông Bạch, nhưng cố tình liếc tôi một cái. Vấn đề cãi nhau ban nãy Phong mang về đây để tìm lời giải đáp.
- Không phải là không. Vì ở cái tuổi này, tôi vẫn còn là con người mà? Đã là con người thì làm sao thoát khỏi những bâng khuâng đó chứ?
Bây giờ lại đến lượt tôi nháy mắt với Phong. Giọng ông Bạch vẫn đều đều:
- Có điều là bây giờ tôi đã hiểu rõ, mộng mơ thì bao giờ cũng là mộng mơ, không bao giờ có thể biến thành sự thật được. ở tuổi trẻ tôi thường lẫn lộn giữa mộng mơ và thực tế, bây giờ già rồi tôi không dễ gì lầm lẫn cả tin như vậy, nhưng đôi lúc đầu biết đó chỉ là ảo tưởng nhưng vẫn không làm thế nào xua đuổi nó ra khỏi tâm hồn.
- Trên phương diện tình cảm, ông có còn bị xúc động mạnh nữa không? Phong hỏi:
ông Bạch ném thuốc đứng dậy, cười lớn:
- Hôm nay có gì lạ vậy? Muốn tìm hiểu con người tôi à?
Phong trút trách nhiệm lên tôi:
- ông biết không, cô Lệ Thu có trở thành văn sĩ, cô ấy định tìm hiểu đời ông để viết tiểu thuyết đấy.
Giọng tôi bất mãn:
- Chỉ nói bậy, tôi muốn viết tiểu thuyết thật đấy, nhưng tôi không nuôi mộng trở thành văn sĩ bao giờ.
Phong cãi:
- Viết tiểu thuyết với làm văn sĩ có khác gì nhau đâu?
- Khác chứ sao không? Viết là làm công việc tỏ bày, là làm công việc sáng tạo, còn văn sĩ chỉ là một địa vị. Viết để giảy tỏa uẩn ức, tâm sự sâu kín trong người và làm văn sĩ là hai việc hoàn toàn khác nhau.
ông Bạch bảo:
- Tôi hiểu ý Lệ Thu rồi. Lệ Thu thích viết nhưng chẳng mơ mộng làm nhà văn. Nếu được đời gán cho cái tên đó thì cô có thể xem như được trúng số, còn không được thì thôi chứ cô chẳng cố tình muốn mang danh nghĩa đó, phải không?
- Vâng! Tôi đáp: - Điều đó giống như một người mẹ yêu con, muốn dạy dỗ con nên người. Tất cả là do bản năng làm mẹ tạo nên. Chớ chẳng phải bà ta cố tình muốn làm thế để được đời ca ngợi bà là người mẹ gương mẫu.
ông Bạch cười:
- Thí dụ vừa rồi của cô rất haỵ Bước đến cửa sổ, nhìn ra bầu trời bên ngoài, ông Bạch chợt quay người lại nói:
- Trời tốt quá, chúng ta đến bờ suối câu cá đi, chịu không?
- Đồng ý cả hay tay! Phong đứng dậy, đối với chàng việc ngồi lỳ một chỡ coi bộ không thích hợp. Chàng hỏi ông Bạch:
- ông có đủ cần câu không?
- Bốn năm cần đủ không?
Tôi hỏi:
- Chúng ta lấy gì làm mồi?
- Trùn đất.
Tôi chau mày. Phong thích thú:
- Đến đây đã trên 10 ngày mà cô vẫn còn làm ra vẻ dân tỉnh thành thế này thật buồn cười.
- Nhưng việc này có liên hệ gì đến thành thị hay thôn quê đâu, giả sử tôi là gái quê đi nữa, tôi vẫn nghĩ là giết chết một con trùn đất bằng cách móc nó vào lưỡi câu vẫn là một công việc tàn nhẫn như thường.
- Thế mà cô vẫn thích ăn cá, ăn thịt, như thế chẳng phải là cô vẫn đang giết chết thú vật đó sao?
- Hứ! Tôi thấy giận, trừng Phong:
- Tôi chưa từng thấy người nào lì lợm và đáng ghét như anh.
Nếu không nhờ ông Bạch vẫy gọi đằng trước, có lẽ chúng tôi vẫn còn "ăn miếng trả miếng" đôi câu nữa mới thôi. Lại một ánh mắt tức giận vào giữa cái mặt "mốc" của Phong, tôi vội vã bước theo chân ông Bạch đang lần xuống bờ suối. Không cần ngoảnh lại, nghe tiếng thình thịch phía sau tôi cũng biết là hắn đang lẽo đẽo theo đuôi.
ông Bạch chọn một khoảng đất bằng có bóng mát bên bờ suối rồi phân phát nào cần câu, nào mồi trùn cho chúng tôi. Cố nhìn những khúc trùn ngoe ngoe, tôi thấy nổi da gai ốc cùng mình. Phong đã móc mồi và quẩy mạnh cần câu ném mồi ra xạ Hắn chăm chú nhìn cái phao đang nằm im trên mặt nước, thỉnh thoảng liếc nhanh nhìn tôi, chắc muốn xem tôi xử trí ra sao với ba cái mồi trùn ghê sợ kia. Thấy cái miệng tủm tỉm của hắn tôi càng thấy ghét.
Chợt hắn cười khà to một tiếng, đặt cần câu nằm xuống vệ cỏ, hắn bước lại phía tôi, ánh mắt tinh quái:
- Sao thế Thủ Bộ hổng thích câu cá hả?
Tôi đoán hắn dư biệt tại sao rồi, nhưng vẫn cố tình "chọc quê"tôi hoài như thế. Tự ái tràn trề... Nhưng...nếu không có ai móc mồi giùm thì làm sao tôi câu được?
- Vậy mà tôi...nghe nói... anh ga lăng một cây mà?
Phong lại ném vào mặt tôi một nụ cười tinh quái, rồi chứng nào vẫn tật nấy:
- Đúng... tôi chỉ thích ga lăng với người tôi yêu thôi!
Đoạn chẳng nói chẳng rằng, hắn cúi xuống nhặt lấy một khúc trùn mà ông Bạch đã cắt sẵn, tỉ mỉ móc vào lưỡi câu cho tôi. Tôi quay mặt đi để không thôi lại nổi da gà cho biết.
- Rồi đấy người đẹp! Mau xuống câu đi, không tôi câu hết cá bây giờ.
Và chẳng đợi tôi kịp vén lại mái tóc, hắn cầm tay tôi kéo tuột về phía bờ suối chỗ hắn đang câu. Trả thù, tôi sẵn trớn đá mạnh cần câu của hắn rơi "chủm" xuống nước rồi chiếm lấy chỗ của hắn bình thản ném lưỡi câu của mình. Tôi nghe hắn thở sượt rõ dài một cái, lúc lắc cái đầu bù xù hai cái, bước đi ba cái mới chịu ngồi xuống thả câu...
Gió hiu hiu thổi dịu lòng người. Có lẽ, ngôi bên bờ suối thế này ngắm cảnh vật chung quanh còn thích thú hơn là cứ châm bẩm và cái phao nhỏ xíu đang im lìm trên mặt nước. Rồi chợt nghe trong làn gió, có tiếng của một người con trai:
- Thu ơi, thôi mình hòa nhau nhé!
Tôi quay sang thấy hắn đang mỉm cười nhìn tôi chờ đợi. Giá mà hắn cứ giữ cái bản mặt "dễ thương" như vậy hoài thì... thì tôi cũng chẳng ghét hắn làm gì.
- Kìa Thu, cá cắn câu rồi kìa, giựt đi!
Như một cái máy, tôi "a thần phù"nhắm mắt giựt mạnh cần câu trong tay: Cái lưỡi câu trống trơn đang đong đưa trong gió.
Phong đặt cần câu của hắn xuống rồi bước lại bên tôi nhe răng cười:
- Đó, cứ thả hồn đâu đâu...cá cắn câu trước mắt mà không thấy! Nhớ đừng quên nhá: Hễ cá cắn câu thì phải giựt ngay, không thì nó vuột mất như vậy đó!
Cũng vẫn giọng nói nửa đùa nửa thật đó, nhưng tôi bỗng thấy trong đáy mắt hắn tự dưng ánh lên một nét buồn vụng dại.
ít ra thì hắn cũng phải có lúc cũng biết buồn biết khổ thế chứ? Đợi hắn móc mồi lại giùm tôi xong, tôi ném lưỡi câu xuống nước, tôi làm bộ cắc cớ hỏi hắn:
- Thế...anh có khi nào...giựt câu vuột như thế không?
Té ra hắn cũng thuộc týp thông minh. Phủi tay vào ống quần, hắn thở hắt một cái:
- Tôi câu cá khi giựt thì nhứt định là dính ca, chứ không phải như Thu đâu! Nhưng ít ra trong đời...Tôi cũng đã một lần để vuột câu...!
Bây giờ Phong đã trở thành một con người khác...dễ yêu hơn.
- Thế à! Anh mà cũng dở như vậy sao?
Tôi nháy mắt với hắn, hắn tiếp tục với giọng thầm thì:
- Đúng thế! Hồi đó tôi đã yêu và ngờ rằng mình được yêu. Thuở đó chúng tôi học chung nhau ở trung học, nàng bảo nàng chỉ lấy chồng kỹ sư mà thôi. Tôi yêu nàng đến phát điên, Thu cũng biết là đối với tôi khi đã mê, đã thích, đã yêu là phải đạt cho được mới nghe. Cô ấy lúc đầu có vẻ xem thường tôi vì trong lớp không bao giờ môn toán của tôi trên điểm trung bình. Có lần cô ta bảo, nếu anh đậu bên ngành khoa học thì tôi sẽ lấy anh ngaỵ Tôi về nhà học ngày học đêm hết mấy tháng, kế quả là đậu vào ngành địa chất. Đó chính là nguyên do khiến tôi theo học bên khoa học.
- Thế còn người anh yêu?
- Đã lấy chồng. Có một điều khiến tôi buồn không ít: Chồng nàng lại là một nhạc sĩ vĩ cầm, chuyên đánh đàn tại các phòng trà ở thành phố.
Tôi tức cười đến đau ruột. Đột nhiên Phong la lớn:
- Kia kìa, cần câu của cô có cá rồi đấy!
Tôi vội vàng giật cần câu lên. Quả nhiên một chú cá mắc câu đang vùng vẫy trên không. Mững rỡ tôi kêu lên.
- Được rồi! Được rồi! Đây là chú cá đầu tiền mà tôi câu dính!
- Không phải một mà là hai!
Tôi không hiểu, hỏi lại:
- Cái gì? Anh nói cái gì? Làm ơn gỡ chú cá này ra coi.
Phong tảng lờ kéo dây câu về phía hắn. Nhưng chú cá chẳng hiểu làm cách nào đã rơi xuống bãi cỏ. Phong nhảy tới chụp lại con cá vuột va, một lúc sau mới giữ lại được, chiếc đuôi cá ló ra ngoài vẫn còn ve vẩy.
- Đó cô có nhìn thấy không, con cá này đang tranh đấu cho mạng sống của chính nó. Lúc thoát được xuống bãi cỏ, chính là lúc nó có hy vọng được sống nhất, bây giờ nằm trên tay tôi, nó chỉ còn chờ chết mà thôi.
Câu nói của Phong khiến tôi bàng hoàng, tôi không thể nhẫn tâm nhìn con cá sắp đi vào cõi chết. Phong bỏ cá vào giỏ, xong móc mồi lại cho tôi, rồi gọi:
- Xong rồi này Thu, nhớ ném ra xa bờ nhé!
Tôi chần chờ làm Phong bực mình:
- Sao? Cô không muốn câu nữa à?
Cá vẫn còn nhảy trong giỏ, nó cố gắng tranh đấu cho hy vọng cuối cùng. Bất giác tôi cầm chiếc giỏ trên tay, không suy nghĩ gì cả trút ngay hai chú cá xuống suối. Hai con vật tung tăng trong nước rồi lặn mất. Phong giữ tay tôi, quát lớn:
- Cô làm cái trò gì kỳ cục vậy? Tại sao lại đổ bữa cơm ngon lành đó xuống sông vậy?
- Không có gì kỳ cục cả. Tôi chỉ muốn được một lần làm thần định mệnh để cứu sống hai sinh vật nhỏ bé kia!
Tay Phong vẫn giữ chặt tay tôi, đôi mắt có điều đắn đo nhìn tôi, một lúc mới buông ra, rồi lẳng lặng cúi xuống xếp cần câu. Tôi hỏi:
- Anh Phong, anh giận tôi đấy à?
Phong quay đầu lại nhìn tôi cười:
- Tôi nghĩ cô chẳng phải là thần định mệnh của loài vật thôi mà cô còn nắm sinh mệnh của nhiều người nữa.
- Nói bậy không hà!
Tôi không để ý đến việc câu cá nữa và bỏ đi về phía ông Bạch. ông hiệu trưởng đang ngồi bên tảng đá, cần cầu nằm yên một bên. Nhìn vào giỏ, tôi thấy trống rỗng:
- ông không câu được con nào hết sao?
- Ở cái tuổi của tôi rất khó mà câu cá, không bù được ở tuổi anh chị lúc nào cũng ngập đầy vui tươi.
Tôi bỗng nhiên cảm thấy ông Bạch thật cô đơn, như một người bất đắc hí. Tôi cảm động ngồi xuống cạnh, nói:
- Nhưng trong giỏ của ông lại chứa đầy nhiều thứ mà chúng tôi không có, đúng không? Nhất là dĩ vãng.
ông Bạch cười vuốt nhẹ mái tóc tôi:
- Thu, em giỏi lắm! Rồi đột nhiên ông lắc đầu, đứng dậy:
- Nào bây giờ, ta về.
- Vâng, bây giờ mặt trời đã lên đứng đỉnh đầu, giờ cơm trưa đã tới rồi. Câu cá dưới ánh nắng gay gắt là một điều chẳng thích thú tì nào cả, chúng tôi phải về ngaỵ