Liên tiếp mấy hôm liền, mọi người đều bận rộn trong việc tổ chức tiệc cưới. hai vợ chồng ông Lâm mang lá thuốc để rịt vết thương cho Phong đến khu nhà trầm mặc để xin lỗi. Đây là lần đầu tiên trông ông ta thật hiền lành, so với đêm ông ta chém Phong, thật khác nhau một trời một vực. ông Lâm nói lớ lớ tiếng kinh pha lẫn thổ ngữ, ông cao hứng nói líu lọ Vợ ông ta là một người đàn bà gầy đét cằn cỗi, trên mặt bà ta cũng có xăm hình. Khi tạm biệt, bà ta lúng túng xá bác Chương, bác Châu mấy cái và thay chồng cảm ơn mọi người. Bác Chương khó chịu ra mặt, nhưng bác Châu vẫn lịch thiệp với khách:
- Bây giờ hai nhà đã kết thân rồi thì thôi bỏ qua hết bao nhiêu chuyện cũ nhé.
Tôi không hiểu vợ chồng ông Lâm có thể hiểu ý của bác Châu không, nhưng lần đến thăm này có vẻ thành công. Bác Chương đã dằn được sự nóng nảy. Khi họ đi rồi, bác Châu nói:
- Thế gian này không phân biệt chủng tộc, nòi giống, không phân biệt kẻ Kinh người Thượng, một khi đã là cha mẹ rồi thì phải yêu con như nhau cả. ông Lâm hung bạo như thế mà vẫn yêu quý Sao Ly hết sức. ông ấy bảo rằng ông ấy đánh đập Sao Ly chẳng qua là để bảo vệ Sao Ly mà thôi. Bây giờ gánh nặng đã trút xuống, ông Lâm không mong gì hơn là Sao Ly trở thành dâu hiền của chúng ta chứ không long rong mãi nữa. Điều này chứng tỏ ông Lâm tuy thô bạo nhưng chẳng phải là người xấu.
Hôn lễ được chuẩn bị một cách gấp rút, nhưng cũng rầm rộ lắm. Giang phòng Tú được thay đổi hoàn toàn. Chiếc giường mới hai người nằm được mang vào, mùng, gối, chăn nệm đều được đổi mới hết. Vải vừa mua về là Diễm Chi lo may áo cưới cho Sao Lỵ Lẽ ra nhà gái phải lo nhưng vì gia đình Sao Ly nghèo quá nên bác Châu phải chu tất hết. Bác Châu cho rằng Tú là con trưởng nên dù ở vùng hẻo lánh đám cưới cũng phải làm rầm rộ Bác Chương trái lại, bác còn giận Tú, còn ghét Sao Ly nên tảng lờ như chẳng quan tâm gì đến. Đôi lúc ông hờn lẫy vì "Môn chẳng đăng mà hộ chẳng đối". Nhưng khi ông Viên đi chợ lo sắm sửa, ông lại không quên dặn:
- Nhớ mua nhiều pháo nhé!
Đám cưới đã được quyết định và lễ cưới theo mới, nàng dâu được mặt áo cưới theo kiểu Tây Phương bằng lụa trắng, đầu đội vương miện. Tất cả người thượng trong sóc đều được mời tham dự Có thể nói đây là một lễ cưới long trọng nhất từ xưa tới nay ở vùng sơn dã này.
Trước đám cưới mấy ngày người trong sóc bàn luận không ngớt. ông Bạch bảo là đám cưới này có thể phá bỏ sự ngăn cách giữa Kinh và Thượng, và kể từ đây không còn câu chuyện thứ hai nào về hoa Tình Lụy nữa. Tóm lại, mọi người đều vui vẻ và hài lòng.
Trước ngày cử hành hôn lễ một hôm, tôi gặp Tú bên bờ rẫy trồng đậu. Suốt ngày mọi người đều bận rộn với việc chuẩn bị lễ cưới, Tú vẫn giữ được vẻ an phận, bình thản, hình như suốt đời chàng chỉ là những chuỗi ngày trầm lặng.
Tôi đùa:
- Anh Tú, hình như công việc này không phải là công việc của chàng rể.
Tú ngẩng đầu lên nhìn tôi cười, chiếc xẻng vẫn tiếp tục chạy dài trên mặt đất:
- Tôi thích làm những công việc bình thường này, không có gì làm cho tôn an tâm hơn là làm bạn với thiên nhiên.
Tôi hỏi:
- Có chuyện gì làm anh chẳng yên tâm à?
Tú do dự:
- Không, tôi nghĩ là không có gì cả.
Tôi ngồi xuống bờ liếp, vòng tay ôm gối, lặng lẽ trông Tú làm việc. Trời hoàng hôn không nóng lắm, những tia nắng cuối của một ngày rạng rỡ trên nền đất phì nhiêu. Tôi không còn kiềm chế được bản tính hiếu kỳ tò mò:
- Anh Tú, tại sao anh lại nhận đứa bé trong bụng Sao Ly là con anh?
Tú ngẩng đầu lên, nhìn tôi thật nhanh:
- Cô nói gì?
- Chị Sao Ly không thú thật với anh chuyện đó à? Tôi biết tất cả rồi, anh đừng sợ, tôi không nói cho ai biết đâu. Có điều tôi không hiểu tại sao anh lại nhận cái bào thai đó, anh đâu cần phải hy sinh như vậy?
- Hy sinh à? Tú ngẩn người ra, mắt chàng ngừng lại trên mặt tôi: - Tại sao cô lại dùng chữ hy sinh? Bây giờ tôi đã có được Sao Ly, còn gì nữa?
Tôi ngạc nhiên đến tròn xoe mắt. Thoáng một phút, tôi mới hiểu rõ được mối tình si của Tú với Sao Lỵ Bây giờ tôi mới thấy, tình yêu của Tú cao cả hơn mối tình của tôi với Phong nhiều. Tôi thấy kính mến Tú hơn. Tôi giả vờ gặng:
- Không lẽ anh không oán chiếc bào thai kia sao? Nó đâu có phải là giọt máu của anh đâu?
Tú đáp thật bình tĩnh:
- Chiếc bào thai kia vô tội. Vả lại tôi đâu phải là con ruột của mẹ tôi, thế mà người vẫn yêu, vẫn thương tôi có thua gì Phong đâu? Cô Thu, cô không thể oán một đứa bé vô tội. Bào thai kia chẳng qua là một sinh vật dược tạo thành một cách vô ý thức.
- Thế đối với gã con trai kia anh không hận thù à?
Tú ngưng công việc lại, gác một chân trên bờ liếp, tay chống trên gối:
- Cô Thu, tôi cho cô biết là khi tôi nhận cái bào thai đó, tôi vẫn tưởng là của Phong.
Tôi sững sờ:
- Thế à?
- Vâng, tôi cũng như cô ai cũng hiểu rõ bản tính của Phong và lúc đó tôi nghĩ là Phong yêu cô nhiều lắm. Nếu tôi nhận tội thế cho nó, vấn đề dễ giải quyết hơn. Vả lại, tôi cũng nghĩ rằng nó là em tôi, thì con nó có khác nào con tôi? Tú chậm rãi nói, mắt hướng về phía chân trời xa lạ: - Với Sao Ly, tôi cũng không có gì để phiền trách, bởi vì nàng không hiểu gì cả. Bây giờ tôi được nàng thì còn mơ ước gì hơn?
Tôi có vẻ hiểu tí tí:
- à! Thế anh có giận á Nam không?
Tú lắc đầu:
- Thế giới loài người rộng lớn quá, bản tính của con người cũng đa dạng. á Nam cũng không có gì đáng ghét, hắn chỉ giữ một vai trò bi thảm trong tấn kịch, hắn không dám đối diện sự thật, không dám nhìn thẳng vào cuộc đời. Suốt một kiếp sống chỉ là trốn lánh bằng ngụy biện. Sinh ra đời là phải tập tành đạo diễn cho tấn kịch của chính mình. Tôi không giận Nam mà tôi chỉ tội nghiệp cho hắn, cũng như hơi khinh rẻ hắn.
Tôi trầm giọng:
- Thế anh có sợ đột nhiên hắn quay trở về làm lôi thôi không?
- Tôi chỉ ngại ngày mai hắn đến phá đám cưới mà thôi, nhưng chắc không đâu! Sau đó thì không có gì đáng sợ rồi, tôi sẽ cố gắng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ vợ con tôi.
Tôi hiểu, điều mà Tú sợ nhất là người cha thật sự của đứa bé xuất hiện giữa tiệc cưới phá đám và cướp mất cô dâu đi.
Tôi trấn an:
- Anh đừng lo, á Nam không trở lại đâu. Nếu hắn muốn trở lại thì lúc xưa hắn cần gì phải bỏ đi, vả lại...? Đột nhiên tôi nhớ tới Diễm Chi: - Vả lại, nguyên do để hắn trốn lánh không phải chỉ vì Sao Ly mà còn vì những nguyên nhân khác.
- Cô nói gì?
- Không... Không có gì cả.
Tôi đứng dậy, phủi bụi dính đầy áo, sửa soạn quay vào nhà.
Tú kêu lại:
- Cô Thu!
- Chi anh?
Tú thấp giọng:
- Tôi nghĩ là bí mật kia chắc không còn ai biết ngoài chúng ta ra phải không?
- Anh yên tâm, tôi sẽ giữ kín cho anh.
Ngày hôm sau, hôn lễ cử hành tại khu nhà trầm mặc. Hình như tất cả những người chung quanh đều đến dự, từ bà lão đến trẻ con, tiếng cười, tiếng nói ồn ào cả gian phòng rộng. Phong cũng dự, dù vết thương chưa lành nhưng chàng có thể tới lui được, cánh tay bị thương vẫn còn treo trên vai như người thương binh từ mặt trận trở về. Chàng nhìn tôi cười nói:
- Không ngờ cái thằng cha cho anh ăn một dao giờ lại là ông già vợ của anh cả, khôi hài thật!
Cô dâu từ trong bước ra khiến cho cả phòng xôn xao hẳn lên. Sao Ly mặc áo cưới màu trắng đẹp như một nàng tiên. Khuôn mặt che giấu bên sau chiếc mạng e thẹn trông dễ thương vô cùng. Nàng cúi đầu, chầm chậm bước tới trước, chầm chậm lật qua một trang lịch sử mới của cuộc tình, chầm chậm bước sang một cuộc đời mới. Vòng hoa trên đầu Sao Ly là do chính tay Tú kết. Trên tay nàng một bó hoa đủ mầu: hoa trà và hoa cúc. Bây giờ Sao Ly đã đổi khác, nàng không còn là người con gái suốt ngày tung tăng trên đồng cỏ, không còn là nữ thầng của rừng xanh, nàng là một con chim non đã trở về tổ ấm.
Sao Ly đứng bên Tú. ông Bạch là vị chủ hôn, người giới thiệu hôn lễ và hai vị giáo viên của trường. Những người thổ dân đứng xem im phăng phắt. Thủ tục cưới hỏi bắt đầu, ba lạy cho người trao nhẫn cưới, pháo bắt đầu nổ vang. Tôi lấy bông giấy rải mạnh lên người cô dâu chú rễ. Nhìn mảnh giấy màu rơi xuống trông như những cánh sao trời rơi xuống trông như những cánh sao trời ơi trên tóc, trên vai, trên mặt họ, quan khác vỗ tay ầm lên. Đôi vợ chồng mới tay trong tay nhìn nhau mỉm cười. Mắt tôi chợt ướt. Mỗi lần nhìn thấy cảnh vui vẻ của thiên hạ là tôi lại muốn khóc, khóc vì sung sướng:
- Đẹp quá! Đẹp quá phải không anh?
Phong đứng cạnh, vòng tay qua lưng tôi kề tai nói nhỏ:
- Lần sau đến phiên chúng mình em muốn hôn lễ phải cử hành ra sao?
Thế này là quá đẹp! Tôi nghĩ. Sau phần lễ nghi là nhập tiệc. Những tấm đệm to trải đầy sân, khách khứa ngồi lên bắt đầu thù tạc. Mãi đến tôi mò khi khách khứa say sưa bắt đầu ngã lăn ra thì không khí yên tĩnh mới trở lại ngồi nhà. Trăng sao và cây cỏ chung quanh êm đềm trong cơn mộng đẹp.
Khi khách đã đi ra vê hết. Tú và Sao Ly đi về phòng. Phong đâu có tha họ dễ dàng vậy, nắm lấy tay tôi Phong nói:
- Chúng ta vòng ra cửa sổ phía sau nhảy vào làm họ hoảng hồn chơi.
Tôi nói:
- Đừng anh! Anh còn chưa lành bệnh mà đùa chi thế không sợ mai bị sốt trở lại à?
- Không sao đâu?
Phong kéo tôi chạy đi vòng đến cạnh cửa sổ phòng Tú. Trong phòng, hai ngọn hồng lạp nhuộm đỏ cả gian phòng. Chúng tôi núp bên ngoài nghe Tú nói nhỏ:
- Sao Ly em!
Hình như Sao Ly dạ nhỏ, giọng Tú lại vang lên:
- Em cứ yên tâm, anh không làm gì em đâu.
Có tiếng thở dài, rồi tiếng nói nhỏ của Sao Ly:
- Anh Tú bây giờ thì em mới biết, anh thật lòng yêu em.
Trên khung kính, hai chiếc bóng quyện lấy nhau, tôi kéo tay áo Phong nói:
- Thôi đi, đừng phá họ làm chị
Chúng tôi bước trở ra rừng trúc, trăng sáng như gương. Phong ôm chầm tôi. ánh trăng làm bóng chúng tôi hiện rõ trên mặt đất, hai chiếc đầu chụm lại thành một.
Sau tiệc cưới mấy hôm, khu nhà vẫn tràn ngập trong không khí vui vẻ. Hai vợ chồng trẻ thật hạnh phúc. Bác Chương bây giờ đã chấp nhận nàng dâu mới. ông quên dần bao nhiêu sự chống đối lúc đầu. Bác Châu lúc này bỗng nhiên thẫn thờ như người mất hồn, trông bà lúc nào cũng có vẻ suy nghĩ ngay cả lúc rửa tay, lúc nấu ăn. Có lẽ bác đang hồi tưởng đến ngày xưa của mình. Tôi và Phong vui lây cái vui của Tú. Chúng tôi cứ ngụp lặn trong biển tình. Chỉ có Diễm Chi, cái đám cưới này làm nàng nghĩ suy điều gì, nhưng nàng chỉ một mình lặng lẽ với niềm riêng.
Sáng hôm ấy, khi đến khu lồng chim, chúng tôi đã chạm mặt Diễm Chi, Chi đang cho chim ăn. Đám bồ câu vây quanh nàng, đôi lúc một hai con lại bay lên vai, nhảy lên đầu, hình ảnh đẹp như một bức tranh. Tôi bước tới phụ giúp. Một số bồ câu bay sang phía tôi, có cả con bồ câu lông trắng tên Ráng Chiều, nó gợi cho tôi nhớ ngày đầu tiên khám phá ra mối tình của Diễm Chị Đúng chăng đây là sứ giả của tình yêu? Nhưng, gã con trai dùng thơ hay lời là một gã thế nào? Hắn có xứng đáng với mối tình si dại của Diễm Chi không? Tôi không thể đem chuyện của Sao Ly ra kể lại cho nàng nghe, và cũng không biết làm thế nào để đánh thức Diễm Chi dậy.
Đưa tay vuốt nhẹ những sợi lông trắng muốt của Ráng Chiều tôi nói:
- Đây đúng là một sứ giả tốt, hai người làm thế nào biết sử dụng đến nó vậy?
Diễm Chi mở to mắt nhìn tôi:
- Chị nói gì thế?
à! Tôi nghĩ có lẽ nàng chưa rõ được bí mật của nàng đã bị tôi khám phá ra trong những ngày đầu, tôi cười cười:
- Lúc mới đến đây, tôi đã tình cờ trông thấy...
- Chị trông thấy gì?
- Một lá thự Lá thư của á Nam gởi cho Chi, cột trong chân của Ráng Chiều.
Diễm Chi ngơ ngác:
- Thư à? Tôi không hiểu chị nói gì cả.
Tôi thở dài:
- Thôi được nếu Chi không muốn kể là thư, thì đấy là một mảnh giấy vậy. Mảnh giấy mà á Nam viết cho Chi đấy.
Diễm Chi thành thật:
- Anh Nam không hề viết giấy hay thư từ gì cho em hết chúng em chỉ một đôi khi gặp nhau trong rừng trúc, nói nhau một đôi câu, hoặc buổi sáng đợi lúc em ra cho chim ăn đến gặp em. Đôi khi anh ấy cũng có vào nhà, nhưng rất ít.
Tôi chau mày:
- Thế hai người không có nhờ bồ câu gởi thư cho nhau à?
Diễm Chi càng ngơ ngác:
- Nhờ bồ câu đưa thơ à? Chị Thu, chị đùa đấy à? Em chỉ có đưa thư bằng chim câu một lần, đó là lần gởi thư tìm chị.
Đầu óc tôi hoàn toàn bối rối. Cử chỉ của Diễm Chi đâu có gì muốn dối tôi đâu? Vả lại bây giờ còn có gì nữa đâu mà cần che đậy? Vậy chứ mảnh giấy đó là mảnh giấy gì? Tôi bước tới lồng Ráng Chiều mò mẫm. Không có một cái gì trong đó hết. Lá thư lần trước nếu chẳng phải là của á Nam viết cho Diễm Chi thì là của ai? Tôi cố moi trí thông minh. Không lẽ... tôi muốn choáng váng.
Diễm Chi nghi ngờ:
- Chị Thu, chị muốn tìm gì thế? Chị muốn tìm gì trong chuồng Ráng Chiều?
Đầu óc tôi tràn ngập những tưởng tượng không đâu, tôi lắc đầu bảo:
- Không, không có gì cả, tôi đùa chơi vậy mà.
- Chị đùa à? Chị đùa cái gì?
- Có người cột mảnh giấy trong chân chim câu, tôi lại tưởng là của á Nam gởi cho Chi chứ.
Diễm Chi tò mò:
- Trong đấy viết gì?
- Tôi cũng không nhớ, chắc có ai nghịch đây!
Diễm Chi nhìn tôi cười và quên ngay câu chuyện một cách dễ dàng. Chúng tôi tiếp tục cho chim ăn, nhưng tôi không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc cho chim ăn nữa. Mảnh giấy không phải viết cho Diễm Chi thì nhất định phải viết cho một người nào đó trong ngôi nhà này. Cho ai?
Diễm Chi đột nhiên nói:
- Chị Thu chị nghĩ xem anh Nam có trở lại nữa không?
Tôi trở lại thực tại:
- Nam à? Bộ Chi chưa quên được hắn sao?
- Làm sao có thể quên được người mình yêu một cách dễ dàng như vậy?
Tôi nói:
- Theo tôi thì Nam không bao giờ trở lại, vì...
Nói tới đây tôi ngưng lại. ánh mắt của Diễm Chi thật đa tình, nàng có một khuôn mặt nhỏ nhắn thật dễ thương. Tôi không nỡ nào tạt nước lạnh vào mặt.
- Em cũng biết, chắc chắn chàng không trở lại. Diễm Chi nói, gương mặt nàng như ẩn hiện nụ cười say đắm: - Chàng không phải là con chim câu được nuôi nấng tử tế, chàng là người lãng tử, nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn tin rằng, đi đâu Nam cũng mang hình ảnh em theo.
- Thế à!
- Vâng, chị có tin như thế! Chị Thủ Lúc gần đây nhìn thấy anh Cả và chị Sao Ly, chị với anh Hai, em chợt hiểu ra tình yêu là như thế đó. Rồi một ngày nào đó, biết đâu em chẳng gặp một người đàn ông nào khác, em sẽ yêu, nhưng chắc chắn không bao giờ em quên được Nam, và em tin rằng chàng cũng sẽ không quên em. Mối tình đầu nồng cháy, cao thượng sẽ giữ một địa vị quan trọng trong lòng em.
- Tôi nghĩ rằng...
Nói tới đây, tôi ngưng lại, vì không muốn phá vỡ nguồn hồi tưởng của Diễm Chị Đời sống bao giờ cũng đẹp. Tình cảm là cả một bài thơ, tôi không thể nào đem chuyện xấu xa của Nam kể ra để làm Chi vỡ mộng. Sau cùng tôi tiếp:
- Tôi nghĩ rằng, Diễm Chi nói đúng, Nam chẳng bao giờ quên Chi đâu!
Diễm Chi cười, nụ cười rạng rỡ trong nắng sớm mai.