Sau lần nói chuyện với Diễm Chi đầu óc tôi càng rối hơn, tôi không làm sao quên được cái thắc mắc do chú chim Ráng Chiều mang đến. Đứng trong sân, nhìn mấy dãy nhà trệt trước mặt, những bờ giậu bao quanh, tôi lạ lùng không hiểu tại sao trong chốn sơn lâm cùng cốc này, trong dãy nhà đơn giản của nông trại này lại chứa đựng quá nhiều bí mật thế. Đàn bồ câu tung cánh bay qua ngọn trúc. Lần đầu tiên tôi cảm thấy bàng hoàng. Mỗi một nhân vật trong khu nhà trầm mặc đều khép kín trong chiếc vỏ bề ngoài đơn giản. Tôi không làm sao hiểu được họ, không hiểu rõ được những âm mưu ẩn dấu trong từng lá trúc.
Phong chú ý đến thái độ bất thường của tôi, nhưng chàng tưởng là vì chúng tôi sắp phải xa nhau, chỉ còn một ngày nữa là chàng phải lên đường rồi nên tôi buồn. Vết thương ở vai Phong chưa hoàn toàn lành hẳn. Nhưng trường đại học của chàng đã khai giảng 3 tuần rồi, đâu thể nào cho phép chàng nghỉ nhiều hơn được.
Buổi chiều, trong gió thu, hai đứa dìu nhau đi trên đường mòn đầy lá vàng, đến thăm "Hồ Mộng của chúng tôi". Bờ hồ lá rụng đầy, tạo nên một chiếc thảm dầy. Chúng tôi ngồi xuống đó, ngắm mây trắng phiêu du trên trời cao. Sương lạnh trên mặt hồ che phủ nền xanh của nước. Chúng tôi tựa lưng vào nhau mà chẳng nói gì. Phong ngắt những đóa hoa Tình Lụy kết thành chiếc vương miện cài trên đầu tôi, bảo tôi là cô dâu dễ thương của chàng. Tôi tựa đầu vào vai chàng nhìn cảnh hồ thơ mộng. Biết bao cuộc tình, biết bao biến cố đều phát xuất từ nơi đây. Tôi nhớ đến thái độ mừng rỡ của mình khi mới đến, tôi ngâm khẽ bài thơ lần đầu Phong đã đọc cho tôi nghẹ
Trời cao xanh ngắt một màu.
Lá vàng rơi ngập đất sầu mang mang
Sóng thu như quyện khói lam
Còn nghe sương lạnh trên cành rụng rơi
- Thu, em biết không, qua đến ngày mai là lòng chúng ta cũng buồn như mấy câu thơ sau cùng.
Mấy câu thơ sau cùng? Tôi yên lặng không đáp. Phong đọc tiếp:
Nhớ quên nhớ suốt đêm dài
Đêm nằm chẳng ngủ tựa người lầu cao
Rượu kia đem đến giải sầu
Sầu kia chưa giải lệ sao hai hàng?
Phong hôn thật say lên môi tôi, nước mắt tôi thấm ướt môi chàng, khi ngẩng đầu lên chàng giả vờ vui vẻ:
- Ừ? Sao nữa đó cô bé đa sầu đa cảm của tôi? Chiếc khăn tay em đâu rồi? Chùi sạch nước mắt đi chứ. Chúng ta xa nhau chẳng bao lâu đâu em. Đến mùa nghỉ hè dù lúc bấy giờ em theo cha hay em theo mẹ, dù em ở bất cứ chân trời góc bể nào, cũng nhớ trở về nông trại Lệ Thanh này, chúng mình sẽ gặp lại nhau bên bờ Hồ Mộng có chịu không, hở Thủ
Tôi đứng đấy yên lặng, còn cái gì lôi cuốn tôi hơn chàng, hơn bờ Hồ Mộng?
Ngày hôm sau, chúng tôi thả bộ trên cánh đồng cỏ, đi khắp những nơi mà dấu chân chúng tôi đã đặt qua, kể cả sóc Thượng. Nhìn những ngôi nhà cỏ mong manh, những mái nhà tranh nhỏ nhắn Phong nói:
- Khi ra trường xong, không chừng anh sẽ về đây ở.
- Để cải thiện đời sống của họ à?
Phong chỉ những ngôi nhà xiêu vẹo:
- Cải thiện nếp sống của họ bắt đầu từ những căn nhà này, phải cất lại cho thoáng khí. Sống mãi trong ngồi nhà ẩm thấp, tối tăm từ ngày này qua ngày kia làm sao không đau yếu.
Tôi nghĩ đến Tú, anh chàng đã từng nói sẽ giúp đỡ thổ dân ở đây trong việc canh tác. Vì ở vùng núi này chỉ thích hợp cho việc trồng hoa quả chứ không thích hợp cho việc trồng lúa, cần quá nhiều nước. Tú bảo điều mơ ước của chàng là trong một ngày nào đó được đứng nhìn khu rừng đầy hoa quả. Đời sống của dân sơn cước sẽ trở nên sung túc và giàu có hơn. Nếu thế thì gia đình bác Chương sẽ là cứu tinh của dân ở đây và có lẽ sau này vùng đồi núi hoang vui sẽ là một thiên thai nơi trần thế.
Tôi mong cho thời gian ngừng trôi, cho ngày hôm nay ngừng lại. Nhưng rồi nó vô tình qua mất. Phong đi rồi! Chàng được anh Tú dùng xe mô tô chở đến Đơn Dương. Tôi cùng toàn thể những người còn lại trong gia đình bác Chương và ông Bạch đứng dưới tấm biểN ở cổng, đưa mắt nhìn theo cho đến khi bóng xe mất hút trong bụi mù. Lệ mờ đôi mắt, tôi đứng đấy trông theo. Chim trời đã bạt gió phương nào. Mọi người xung quanh tản đi lúc nào không biết. Đứng một lúc, đột nhiên có bàn tay ai vỗ nhẹ lên vai tôi rồi giọng nói của ông Bạch:
- Thôi Lệ Thu ạ! Đừng có buồn nữa. Hãy nghĩ cho kỹ xem, những tháng ngày êm đẹp còn dài, Thu còn trẻ, ngày dài sẽ đền bù khoảng trống buồn tẻ này.
Tôi ngước mắt lên, ông Bạch đang đứng cạnh, gương mặt đầy vẻ thông cảm.
- Thôi chúng ta vào nhà chứ?
Gia đình bác Chương đã về từ lâu rồi, tôi nghĩ có lẽ bác Châu đã nhờ ông Bạch ở lại an ủi tôi. Ven theo con đường mòn đất đỏ chúng tôi chậm rãi bước. Bầy dễ của nông trại đang tản mác khắp nơi ăn cỏ, bé Sao Ha ngồi dưới gốc cây ngủ vùi. Một vài chiếc lá vàng rơi nhẹ trên váy con bé. Tôi thở dài:
- Tại sao con người ta cứ mãi gặp cảnh ly biệt, buồn bã thế này vậy?
ông Bạch an ủi:
- Thu, em đừng buồn. Cũng bởi vì loài người biết yêu nhau nên mới khổ như vậy. Tình yêu bao giờ cũng mang đến buồn đau.
Tôi hỏi:
- Có phải đấy là cái giá mà ta phải trả cho mỗi cuộc tình không?
ông Bạch cười:
- Tự nhiên là thế. Các em còn trẻ, các em ráng giữ vững chính mình là sẽ thắng ngaỵ Hãy nhìn xem trên đời có biết bao mối tình tuyệt vọng. Nhưng thôi, các em đã hạnh phúc rồi thì cách nhau một thời gian ngắn có nghĩa gì?
- Mối tình ngang trái, tuyệt vọng? Tôi lẩm bẩm:
- Thế nào là mối tình tuyệt vọng:
ông Bạch suy nghĩ một lúc đáp:
- Thí dụ như Thu yêu một người nào đó mà luân lý xã hội không cho phép Thu yêu, hoặc là yêu phải một người mà mình biết rằng không bao giờ lấy được.
Tôi hỏi:
- Thế tình yêu bắt buộc phải chiếm hữu nhau mới được à?
ông Bạch hỏi ngược lại:
- Thế ý em thì sao?
- Tôi nghĩ rằng, tôi chỉ cần chiếm trọn quả tim của Phong là được rồi!
ông Bạch yên lặng, mắt ông nhìn về phía đồng cỏ đầy vẻ suy tự
- Tình yêu đa dạng lắm, có nhiều khi muốn đoạt mà không được, rồi đau khổ buồn bã ray rứt. Đến bao giờ trưởng thành trái tim đã thành đá, ta mới có thể yêu mà không đòi hỏi xác thịt, đòi hỏi chiếm hữu!
- Thế à? Những lời nói của ông Bạch đưa tôi vào trong một thế giới khác của tình yêu. Mối tình như thế là mối tình sị Nếu yêu mà không đòi hỏi thì tình yêu đó quá cao thượng, quá siêu việt rồi. Tôi chỉ là người trần mắt thịt làm sao tôi không buồn bã, không khô héo khi chia ly được? Nhìn sang ông Bạch tôi tự hỏi không hiểu ông ấy đã đau khổ bao nhiêu lần rồi?
ông Bạch hỏi:
- Cô làm gì mà nhìn tôi dữ thế?
- Tôi ngắm trái tim sắt đá của ông.
ông Bạch có vẻ xúc động mạnh, ông nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi đã làm gì để ông bị tổn thương? Một lúc thật lâu, những bắp thịt hằn trên mặt ông giãn dần ra, ông nhìn tôi cười gượng:
- Tôi mong rằng mình có được một tâm hồn trưởng thành sắt đá như thế.
- Tôi cầu chúc ông được như vậy.
Chúng tôi nhìn nhau cười thoải mái, nhưng không khí ở đây hình như không chứa đựng ý đùa cợt. ông Bạch đi bên cạnh, đôi mắt ông hiện rõ vẻ suy tư, mạch hai bên thái dương đập nhanh, chứng tỏ ông đang xúc động. ông đau khổ chăng? Tại sao? Tôi cũng không biết nhưng cảm thấy hình như mình biết quá nhiều về ông.
Trở về khu nhà trầm mặc, mấy hôm liền tôi vẫn không rứt được nỗi nhớ thương. Đồng cỏ xanh không còn đẹp, nắng chiều không còn xinh, bờ hồ thì lại đầy ắp nỗi buồn xa vắng. Tôi lang thang khắp nơi tìm kiếm vết tích của tình yêu. Trạng thái ra ngẩn và ngơ này kéo dài cho đến lúc nhận được bức thơ đầu tiên của Phong gởi về. Trong thư chàng bảo:
"Thu, đừng khóc, ngày tháng rồi sẽ qua mau, chúng mình sẽ gặp lại nhau, và lúc bấy giờ anh không muốn thấy em gầy đi. Em phải vui như anh đấy nhé Thụ Anh biết em sẽ hết lo ngay, nếu em hiểu rằng có một người ở phương trời này, lúc nào cũng ngập đầy bóng dáng em trong óc, ngập đầy tên em trong tim thì em sẽ không còn buỗn nữa phải không em?...
Đọc xong bức thư, tôi chỉ còn biết ôm thư khóc ngất, khi đã trở lại trạng thái bình thường, tôi mới lật quyển "Ngôi nhà trầm mặc yêu dấu"ra gom góp bao nhiêu tư tưởng vụn vặt lại, bắt đầu viết tiểu thuyết, công việc làm thật ngon lành. Rồi tối đến tôi viết lá thư dài cho Phong. Xong tôi mới yên tâm ngơi nghỉ.
Hôm sau, đến phòng đọc sách của bác Châu tôi định tìm quyển tiểu thuyết xem, không khí yên tĩnh trong phòng là hấp dẫn nhất. Những bức họa, những tác phẩm điêu khắc trong gian phòng cũng những kệ đầy ắp sách là cả một thế giới đặc biệt.
Ngồi xuống ghế, tôi nhìn tác phẩm hoa cúc của ông Bạch thật xuất thần trên tường với hàng chữ thật quen.
Người cao ngạo vì ai ở ẩn
Cũng loài hoa nở muộn vì ai?...
Bên sân sương rụng u hoài
Nhạn về để lại sầu ai ngậm ngùi!
ông Bạch hỏi ai thế? Hỏi cúc? Nhưng cúc là ai? Tại sao chọn mấy câu thơ như thế? Tôi lắc đầu xua đuổi mọi ám ảnh. Có lẽ ông ấy viết để mà viết chứ không phải tâm sự gì cả...Đứng dậy đến kệ sách tìm kiếm một lúc thật lâu vẫn không thấy quyển sách gì haỵ Nhìn lên bàn, thấy quyển tiểu thuyết mỏng, tôi cầm lên thuận tay lật xem, một phong thư bất ngờ rơi xuống, tôi nhặt lên. Bản tính hiếu kỳ tò mò nổi lên, tôi lật ra xem.
Châu,
Sống mấy mươi năm rồi, bây giờ anh mới hiểu được ý nghĩa cuộc đời, cũng như hiểu em. Anh biết rằng không bao giờ em chịu xa anh ấy, và như thế là không bao giờ anh có hy vọng được em. Tất cả là định mệnh. Anh hiểu và không đòi hỏi gì ở em nữa, anh đã thấy lòng mình bình thản vô cùng.
Phải cảm ơn Lệ Thu, con bé mới lớn, thế mà đã đánh thức được anh. Mấy năm liền, anh cứ sống trong trạng thái giày vò, ray rứt. Đến bây giờ anh mới được trưởng thành trong tình yêu. Anh sẽ có một tấm lòng tôi luyện, anh sẽ không đòi hỏi em những việc làm trần tục nữa. Nhưng, Châu, em hãy cho phép anh được sống tại vùng rừng núi này, anh sẽ lặng lẽ sống bên cạnh em, để biết rằng mình lúc nào cũng gần gũi, cũng có thể gặp em bất cứ lúc nào. Dù xa cách nhau ngàn trùng, lòng anh vẫn bên em.
Em nghĩ xem, đời này có bao nhiêu người có được tình yêu? Chúng ta có, dù có trong đau khổ vẫn còn hơn rất nhiều người trên cõi đời này, không ai hiểu anh nhiều hơn em, cho anh tình yêu nhiều hơn em. Cuộc đời phiêu lãng của anh đến tận nơi thâm sơn cùng cốc này mới tìm được tri âm thì anh còn mong mỏi gì hơn nữa?
Dú có dùng vạn lời cũng không nói lên được một phần mười tâm sự anh bây giờ. Mong em hiểu.
Chúc em khỏe.
VI BẠCH.
Lá thư trên tay tôi rơi xuống bàn, tôi ngẩn ngơ một lúc thật lâu. Bức thư đã nói rõ tất cả những gì tôi thắc mắt. Có điều, sự thật đã làm tôi ngỡ ngàng. Bác Châu và ông Bạch! Tôi thật ngu, tại sao không đặt giả thuyết như vậy từ đầu? Họ gần gũi nhau, hiểu biết nhau dễ dàng. Bây giờ thì chuyện Ráng Chiều đưa thư không phải là đưa cho Diễm Chi như tôi đã tưởng mà là đưa cho bác Châu. Đêm nào đó tôi đã nhìn thấy hai bóng đen, cũng là họ. Vì bác Châu mà ông Bạch ở lại nơi này, để vui cái vui của người yêu, khổ cái khổ của người mình mến. Riêng về bác Châu thì sao... Nhớ lại có lần, khi ngồi đàm luận với bác Châu về văn hiện thực và thơ, bác Châu đã bảo là bác thích văn hiện thực. Một người đàn bà trí thức có tình cảm phong phú thật hiếm có. Có một nhà thông thái đã bảo người trí thức là con người khốn khổ nhất trên đời. Bác Châu lúc nào cũng phải ở trong tình trạng cảnh giác, kềm chế không cho tình cảm mình vượt khỏi giới hạn, như thế quả khổ thật. Thế mà bác vẫn chịu đựng, không muốn để cho chồng con phải khổ, phải chăng vì bác đã hiểu rõ chồng? Một người thô bạo bề ngoài nhưng tốt bụng! Đằng này chỉ là một khoảng cách thật ngắn. Hiểu được nhau có lẽ lòng họ đã mãn nguyện lắm rồi!
Một bức thư thật ngắn, vỏn vẻn có mấy hàng mà ngập đầy đau khổ, máu lệ thế kia. Nhặt phong thư lên tôi bỏ vào vị trí cũ. Nước mắt rưng rưng. Mối tình của bác Châu và ông Bạch ngày xưa làm tôi cảm động. Tình yêu con người thật đa dạng, không phải chỉ là một sự đòi hỏi của xác thịt mà nó còn phải có những cái khác. Nó cần phải có sự cảm thông, cần cho và nhận đầy đủ. Khi đó, tình yêu sẽ là thơ là nhạc, là tất cả những gì cao thượng nhất.
Lau nước mắt, nhưng không lau được những áy náy trong lòng, tôi nghĩ đến mối tình của ông Bạch và bác Châu, sự khâm phục và cả mến chiếm trọng hồn tôi. Quên hẳn là việc đi tìm tiểu thuyết để đọc, tôi ngồi thừ ra đó. Cuộc đời đẹp thật! Đời đẹp vì có nhiều tình cảm cao thượng, quí báo!
Có tiếng cửa mở thật nhẹ Bác Châu vội vã bước vào. Nhìn thấy tôi, bác ngập ngừng một chút. Mắt bác liếc nhanh về phía quyển sách. Có lẽ bác nhớ đến lá thư bỏ quên trong quyển sách nên vào để thủ tiêu.
Bác Châu nhìn sang tôi với một thoáng nghi ngờ.
Tôi vội nói:
- Con đến đây tìm xem có quyển tiểu thuyết nào xem được không!
Lời thổ lộ của tôi quả thật dần. Bác Châu lại liếc nhanh sang quyển sách lo lắng:
- Sao, con tìm được quyển nào chưa?
Tôi đáp ngay:
- Dạ con chưa tìm, con đang xem mấy tác phẩm điêu khắc của ông Bạch. ông ấy khắc đẹp quá. Bác thích hoa cúc không hở bác?
Bác Châu mỉm cười, sự căng thẳng đã biến mất:
- Vâng, bác thích lắm.
Tôi nhìn lên hình hoa cúc. Bây giờ thì tôi hiểu rồi tôi hiểu hoa cúc dùng để ám chỉ ai. Người cao ngạo vì ai ở ẩn? Cũng loài hoa nở muộn vì ai? Định mệnh đã khiến bác Châu ẩn cư trong rừng, và hoa chỉ nở vì người mang tên Vi Bạch. Tôi quay lại nhìn bác Châu cười nói:
- ý hai câu thơ đẹp quá hở bác?
Bác Châu nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Tiếc là rất ít người hiểu được nghĩa của nó.
- Nhưng có người hiểu và thưởng thức được là hay lắm rồi:
Chúng tôi nhìn nhau. Trong một phút, chúng tôi hiểu rõ nhau hơn. Bác Châu biết tôi đã hiểu được tất cả, không phải chỉ biết về nỗi niềm riêng thôi, mà còn hiểu cả cách thưởng ngoạn nghệ thuật.
Đi về phía cửa, bác Châu gọi khẽ tên tôi:
- Lệ Thu!
Tôi đứng lại, bác Châu trở lại bàn lấy quyển tiểu thuyết đưa tới trước mặt tôi, bác rút phong thư ra xong bảo:
- Ban nãy con bảo là con tìm tiểu thuyết xem hả? Quyển này khá lắm mang về xem đi!
Tôi tiếp lấy quyển tiểu thuyết xong lặng lẽ bước ra ngoài. Khu nhà trầm mặc ở lại phía sau. Đồng cỏ thật trống, băng qua khỏi khu rừng, đến bờ suối tôi đứng yên ở đây. Nước trong dòn vẫn trôi lờ lững, đá sỏi dưới đáy nước rực rỡ theo con nắng. Ven theo bờ, tôi đi ngược về phía trên. Bất chợt tôi dừng lại, vì trước mặt tôi, ông Bạch đang ngồi tựa lưng vào gốc cây thả câu. Phao vẫn nằm yên trên mặt nước. Đột nhiên tôi nghĩ, bây giờ trong giỏ cá của ông Bạch chắc chắn đang đựng đầy hạnh phúc (có người suốt một đời không hiểu được tình yêu là gì, so với những người đó, ông Bạch hạnh phúc hơn nhiều). Mắt chợt ướt, tôi nhìn ông Bạch yên lặng và nhớ lại những tình cảm bốc đồng ngày nào. Bây giờ, tất cả đã qua rồi, nước mắt đã chảy trôi bao nhiêu kỷ niệm, tôi cũng qua rồi quãng thời lãng mạn.
Không muốn quấy rầy ông Bạch, tôi rời khỏi bờ suối, bỏ đi về phía bờ Hồ Mộng. Ngôi trên bờ hồ, để mặc cho khói sương lạnh vây quanh. Tay chống cằm, tôi lặng nhìn mặt hồ yên như gương. Gió thu vi vu qua rừng cây, phảng phất trên mặt hồ. Từng chiếc lá vàng rơi nhẹ, tôi nghĩ đến bài thơi mình viết cho Phong:
Nước hồ thu không sóng
Sao sóng nổi trong lòng
Sóng kia rồi cũng lặng
Nhưng tình chẳng hề tan
Nghĩ lại ngày mới đến nông trại Lệ Thanh với trăm nỗi đắng cay, với bao nỗi chán chường, bây giờ lại yên lặng ngồi đây tâm hồn dịu vợi. Sự trưởng thành đến trong lặng lẽ, nhưng dù sao thế giới này vẫn tuyệt vời.
Hoàng hôn xuống tôi mang ánh nắng dễ thương, mang mùi cỏ dại thơm ngát và cả một cõi lòng bâng khuâng về khu nhà trầm mặc. Vừa bước chân vào phòng khách, tôi đã nghe tiếng gọi vui vẻ của bác Châu:
- Lệ Thu ơi! Con nhìn xem ai đây?
Tôi mở to mắt, chạy ùa tới trước. Ờ mẹ! Mẹ mang bụi bặm lấm áo đường dài, với một nỗi vui trùng phùng, đang mở rộng vòng tay đón tôi. Ngã vào lòng người siết chặt, mắt tôi ứa lệ, tôi gọi:
- Mẹ! Mẹ!
Mẹ ôm chặt đầu tôi, người đưa bàn tay run run lên vuốt những sợi tóc hoang trên đầu, vuốt khuôn mặt cháy rám vì nắng của tôi, nói:
- Thu, chuyện đã giải quyết xong rồi con ạ. Mẹ được nuôi con, và bây giờ mẹ đến rước con về đây.
Ngẩng đôi mắt đầy lệ lên, tôi nhìn mẹ, hỏi:
- Mẹ, ly dị với cha rồi mẹ có thấy sung sướng hơn không?
Mẹ nghẹn ngào, ánh mắt van xin:
- Mẹ chỉ mong làm sao không mất con là được.
Tôi tựa đầu vào vai người:
- Mẹ sẽ không bao giờ mất con, cũng như cha, cha cũng sẽ không bao giờ mất con. Con yêu hết cả hai, dù cha mẹ có ly dị nhau cũng thế.
Tâm hồn tôi trở về với sự bình thản, ái tình thật đa dạng nếu cả hai không thể sống chung nhau thì cần gì phải có mảnh giấy ràng buộc? Mỗi người đều có thể mưu tìm hạnh phúc cho riêng mình nhưng dù sao được như vợ chồng bác Chương cũng hơn? Bác Châu hiểu và phục chồng, bác Chương không thể sống thiếu bác Châu. Cuộc hôn nhân của hai người là một sự cần thiết cho nhau. Đời sống mà chỉ là những sự cãi vã và không hiểu nhau thì còn gì là hạnh phúc. Bây giờ tôi hiểu rồi, tôi nói với mẹ:
- Mẹ, mẹ không cần phải đòi hỏi cho được quyền giữ lấy con, vì dù sao con cũng là con của mẹ, con của chạ Dù cho cha và mẹ có ly dị nhau đi nữa, con vẫn là con của cha mẹ.
Mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt tôi, đột nhiên người la lên:
- Thu, con thay đổi nhiều quá! Đen nhưng có vẻ khỏe hơn lúc ở nhà!
Tôi nói:
- Con lớn rồi mà!
Mẹ cười ra nước mắt, tôi cũng thế. Đây là lần đầu tiên giữa mẹ con tôi không còn cái hố ngăn cách nữa.
Ba ngày sau, chúng tôi rời khỏi nông trại Lệ Thanh.
Xe đã chạy, tôi nhìn qua khung kính, nông trại Lệ Thanh, rồi đồng cỏ, rừng núi, đám trừu con đang ăn...tất cả đều ở lại sau lưng! Lòng tôi tràn ngập băn khoăn, nước nắt đọng trên mị Nông trại Lệ Thanh! Nơi tôi đã trưởng thành! Đám bụi đỏ bốc mù phía sau. Lòng dặn lòng - rồi ta sẽ trở lại.
Mẹ hỏi:
- Con nghĩ gì thế hở Thủ
Tôi đáp:
- Con nghĩ rằng, con sẽ...viết một quyển tiểu thuyết.