Đi dạo trong rừng tôi mới biết là mình vừa phạm phải một lỗi lớn. Bác Châu đứng nơi cửa trong ngóng, vẻ lo âu lộ ra ngoài mặt. Vừa nhìn thấy tôi bà thở phào:
- Lạy trời lạy phật! Con đi đâu mà đi dữ vậy?
- Xin lỗi bác, con đã đi hơi xạ
- Lạy trời lạy phật! Con đi đâu mà đi dữ vậy?
- Xin lỗi bác, con đã đi hơi xạ
Phong đứng cạnh tôi nói:
- Cô ấy đi vào tận khu rừng ở sườn núi phía đông làm một giấc ngon lành đó mẹ.
Bà Chương nhìn tôi ngạc nhiên, nhưng bà cười thông cảm, vỗ nhẹ lên vai tôi, bà nói:
- Có lẽ đêm qua cháu không ngủ được phải không? Nhưng cháu đừng vào rừng ngủ như vậy, rắn rít nguy hiểm lắm! Bác lo quá.
Tôi rùng mình:
- Rắn à? ở đây nhiều rắn lắm sao bác?
- Rừng núi là nhà của rắn mà. Cô đừng quên rằng trước khi con lộ này được khai thông ở đây là nơi hoang vụ Ngoại trừ người dân tộc ra là chỉ có rắn và thú dữ thôi đấy nhé.
Quả thật tôi lơ đãng và ngu quá!
Bác Châu cười cười trấn an:
- Thôi đừng dọa Lệ Thu nữa, thật ra rắn chỉ là con vật hiền từ và nhút nhát, nếu ta không đạp lên người nó. Thôi, lại dùng cơm đi, mọi người đang chờ, cơm canh nguội lạnh hết rồi.
Tôi càng thấy hối hận:
- Ủa. Chưa ai dùng cơm hết à? Con hối hận quá, ngày đầu tiên đến đây mà đã làm đảo lộn trật tự trong gia đình bác rồi.
Bác Châu gạt ngang:
- Thôi bỏ qua chuyện ấy đi, lâu lâu bị đảo lộn trật tự một lần thế mà tốt, đúng quy tắc quá chỉ là cái máy thôi.
Khi chúng tôi đặt chân tới cửa phòng ăn, thì tôi càng hối hận hơn, trên bàn, cơm đã dọn sẵn. Bác trai đang chắp tay ra sau đi tới đi lui nóng nảy. Tôi biết ông đang bực mình lắm. Diễm Chi rụt rè ngồi nép bên ghế. Thấy tôi bước vào, mặt nàng rạng rỡ lên. Bác Châu lên tiếng ngay:
- Thôi vào dùng cơm đi. Diễm Chi, con vào gọi con Hương đem cơm nóng ra, nhanh lên!
Bác Chương nhìn tôi với ánh mắt gay gắt:
- Cô còn ở đây mấy tháng nữa lận, tốt nhất cô phải hiểu rõ giờ dùng cơm chứ?
Tôi thật ngại ngùng, từ thuở bé tôi không hề bị mắng chửi hay trách móc, bây giờ... bác Châu bước tới, kéo tôi về phía bà:
- Ngồi xuống đây Lệ Thu, bác trai đói bụng nên bực mình. Rồi bà bảo chồng:
- Anh Chương ăn cơm đi, Lệ Thu nó mới đến mà anh đã làm nó sợ, tội nghiệp nó.
Bác Chương ngồi xuống ghế, rảo mắt khắp bàn:
- Thằng Tú đâu rồi? Sao không có bữa ăn nào có mặt đông đủ hết vậy?
Bác Châu đáp:
- Tôi bảo nó đi tìm Lệ Thu, nó sẽ về đến ngay mà.
Tôi thật hối hận, chỉ vì một phút lơ đễnh mà tôi đã gây phiền lòng chủ. Ngồi xuống, tôi thấy giận mình quá. Cô Hương đã mang cơm nóng ra đổi lấy cơm nguội, (đây là người tớ gái miền núi, khoảng mười bảy mười tám tuổi). Tôi do dự cầm đũa lên, bác Châu bảo:
- Lệ Thu, còn đợi bác gắp thức ăn cho nữa sao? Ăn đi, đừng ngại ngùng gì hết.
Tôi cảm thấy tốt nhất là mình nên vâng lời. Nâng chén lên, tôi yên lặng dùng cơm. Bác Chương là người ăn mạnh nhất, những đũa cơm lùa nhanh vào miệng không ngừng. Hết một chén, ông mới ngẩng mặt nhìn lên:
- Phong, mày nói tao nghe xem, tại sao bãi trường mười mấy hôm rồi mà mày chẳng chịu về nhà?
Phong nhìn cha miệng mỉm cười:
- Chắc cha không thích nghe con nói dối đâu, phải không?
- Khỏi nói. Mày nói thật tao nghẹ
- Nếu con muốn nói dối cha, con sẽ bảo là con bận ở lại trường giúp giáo sư sửa bài. Nhưng cha muốn con nói thật, thì con nói vậy. Con ở lại là vì con muốn đặt cho cha chiếc áo dạ Nhưng tiệm may may chậm quá, con không thể đợi được.
- Mùa hè nóng thế này mà mày lại đi đặt áo da cho tao à?
- Vâng, cũng vì thế mà người trong tiệm cũng bảo là con điên.
ông Chương lắc đầu:
- Hừ! Chính tao, cũng bảo mày điên thật đấy!
Kết luận xong, ông lại tiếp tục và cơm vào miệng, nhưng trên mặt vẻ mãn nguyện đã hiện rõ (dù ông cố gắng lấp liếm). Tôi quay sang nhìn Phong, hắn đang cười đắc ý với mẹ, nhưng bác Châu vẫn thản nhiên như không.
Bác trai ăn hết ba chén cơm thì Tú về tới, đầm đìa mồ hôi. Vừa nhìn thấy chàng, tôi vội nói:
- Thành thật xin lỗi anh, tôi đi xa quá làm anh phải tìm suốt buổi.
Bác Chương quay sang tôi. Sự nóng nảy đã biến mất thay vào đấy là sự vui vẻ:
- Ở đây đẹp lắm phải không? Cô có thấy bầy dê của chúng tôi chưa?
- Dạ, có ạ.
- Trừu hay dệ
- Dạ. trừu.
- Chúng tôi có trên hai mươi con dê, chúng nó dễ thương lại ngon nữa.
- Ngon à.
- Ngon lắm, để hôm nào tôi bảo ông Viên giết một con dê con, đem nướng ăn tuyệt lắm. Nướng nguyên con thì thơm khỏi chệ
ông hít mạnh vào lồng ngực, điệu bộ như đang được thưởng thức. Phần tôi thì cơm không thể nuốt trôi nữa. Nghĩ đến cảnh chú dê con suốt ngày lẩn quẩn bên chân dê mẹ, bi bắt lột da, nướng... thật tội!
Tú kéo ghế ngồi đối diện với tôi qua bàn ăn, cô Hương mang đũa và chén cơm nóng cho Tú. Tú nhìn tôi với ánh mắt lạ lùng, tò mò. Tôi không hiểu có gì trên mặt mình chăng? Nghĩ đến việc vừa tờ mờ sáng là hắn phải lo cho mẹ tôi về thành phố, sau đó lại phải phơi đầu trong nắng trưa đi tìm tôi, tôi thấy mình thật có lỗi. Hắn vừa và cơm vào miệng, vừa nhìn tôi chậm rãi nói:
- Dì Uyên bảo tôi chuyển lời cho cô là dì muốn cô phải viết thư thường cho dì. Cô cứ viết đi, tôi sẽ mang xuống huyện gởi chọ
Phong chen vào:
- Giao cho tôi cũng được.
Tôi muốn nói rõ cho Tú biết sự hối hận của mình:
- Từ đây đến chợ chắc mệt lắm phải không?
Tú mỉm cười:
- Chiếc mô- tô này thuộc loại 250 cc, đúng ra là của Phong, chạy nhanh có hạng, chỉ nhấp nháy là đến nơi.
Phong hỏi tôi:
- Cô dám ngồi xe phóng nhanh không?
- Chưa thử nên tôi chưa biết.
- Để hôm nào cô ngồi tôi chở xem nhé. Tôi muốn vòng lên đèo Ngoạn Mục, nhưng chưa thử lần nào.
- Vậy mà tôi tưởng xe mô- tô không leo dốc được chứ?
- Cao quá thì không được, nhưng thường thường thì qua dễ dàng, nói chi là xe này thuộc loại 250 cc nên cũng không có gì đáng ngại. Vả lại nếu không trèo lên nổi thì ngừng lại có sao đâu, đi không?
Tôi không biết tại sao lại gọi là 200, 300 cc. Xe chứ đâu phải dung tích đâu mà bảo là "cc". Chưa trả lời, tôi đã nghe tiếng Diễm Chi ngăn:
- Thôi, chị đừng đi với anh Hai, anh ấy chạy xe bất kể sống chết.
Bác Châu lên tiếng:
- Chỉ có khùng điên mới dám đem mạng mình ra đùa với tử thần.
ông Chương chợt cười to, vừa cười ông vừa vỗ vai Phong nói lớn:
- Đàn bà lúc nào cũng là đàn bà. Phong, con đừng lo, họ không thích thì cha con mình đi vậy. Mùa đông nhé, mùa đông có sương đi mới thích.
Bác Châu châm chọc:
- ông hả? Còn lâu nó mới đi với ông. Ai mà lại đi chơi với ông già bao giờ, phải không Phong?
Mọi người cười to thật vui vẻ. Trong gia đình tôi ai lên bàn ăn là cắm đầu ăn một mạch, không bao giờ có được cái không khí trẻ trung thế này. Dùng cơm xong, bác Chương vươn vai, rồi đưa tay xoa bụng thỏa mãn:
- Tú, bây giờ tao đi ngủ, hai giờ rưỡi đánh thức tao để hai cha con mình trồng hết mẫu đất thực nghiệm nhé! Quay sang Phong ông bảo: - Mày nữa, mầy cũng phải tiếp một taỵ
Phong nhăn mặt:
- Thưa cha, mà...!
ông Chương cắt ngang:
- Đừng có tìm cớ trống tránh, tao bảo làm là mày phải làm. Mày phải noi gương tốt của anh mày, chớ đừng có làm điệu bộ công tử bột.
Phong thở dài:
- Thôi được rồi, thưa cha, nhưng mà... khách nhà ta cũng cần có bạn?
Tôi cười:
- Anh đừng bận tâm về tôi, tôi không thiếu người trò chuyện đâu. Không có anh tôi vẫn vui như thường.
Phong gật đầu miễn cưỡng nói:
- Tôi hiểu rõ điều đó, không có tôi, cô chẳng sao cả, nhưng không có cô đối với tôi thì ngược lại.
Hắn trề môi, bước ra khỏi phòng ăn. Tôi trở về phòng mình, mở cửa sổ cho những ngọn gió mát ngoài vườn tuôn vào phòng. Ngồi trước bàn, nhìn vào chiếc kính mà bác Châu cho tôi để trang điểm, tôi chăm chú nhìn gương mặt cháy nắng của mình bằng đôi mắt ngơ ngác. Nhìn vào gương mà tôi phải giật mình, mái tóc rối bù ngắn cũn cỡn, trên đó vẫn còn hai đóa hoa dại. (Trời ơi! Hai đóa hoa vẫn còn nằm trên tóc, hèn gì mà bọn con bác Châu lại chẳng nhìn tôi ngạc nhiên sao được?). Vai tôi đầy những cọng cỏ đuôi chồn, tôi gỡ hai đóa hoa trên tóc liệng xuống, lượm những cọng cỏ đuôi chồn trên vai lấy lược chải lại tóc. Bây giờ thì đã gọn gàng một chút. Ngồi yên ôm lấy gối, tôi bắt đầu tư lự.
Mười chín tuổi! Cái tuổi vàng son của một đời người, mùa xuân của tuổi nhỏ. Tôi đã hưởng được gì trong mùa xuân đó? Thi rớt đại học, lại chẳng có một tài cán gì. Đúng rồi! Tôi phải viết. Trước ngày đến nông trại Lệ Thanh, tôi đã nghĩ và tôi sẽ viết trong suốt mấy tháng " bị giam cầm" ở đây. Mở hộc tủ, tôi lấy một quyển sổ thật đẹp. ở trang thứ nhất, tôi ký tên Lệ Thụ Quyển sổ gọn và đẹp, giấy có thể rứt rời dễ dàng, có nẹp một băng lụa nhỏ. Nhìn ra cửa sổ, trời râm mát, tôi đặt tên cho quyển sách của tôi (mà tôi sẽ ráng viết thật nhiều) một cái tên thật kêu: "Trong khu nhà trầm mặc yêu quí". Đặt tựa xong, tôi không biết phải viết gì trước gì sau. Viết về cây cối của ngôi nhà trầm mặc này? Viết về đàn cừu? Về núi rừng? Về giấc ngủ dước gốc cây? Trời mây suối mát? Chàng họa sĩ bên dòng nước? Anh em nhà họ Chương? Ném bút xuống, tôi đứng lên. Tôi không thể nào nắm vững tư tưởng của mình. Đó có lẽ là nguyên nhân làm tôi không thành văn sĩ được.
Trong phòng rất yên. Gia đình họ Chương có thói quen ngủ trưa, trong khi giấc ngủ ban sáng của tôi đã quá đầy đủ. Mở cửa, tôi bước ra ngoài và tự hứa với lòng là sẽ không bao giờ đi quá xa như vầy.
Cả ngôi nhà chìm đắm trong giấc ngủ của rừng núi. Tôi đi dọc theo hành lang đến gần những lồng chim bồ câu của Diễm Chị Tôi đùa với con San Hô và Phi Thúy. Tôi lấy cọng cỏ đuôi chồn quét nhẹ lên mỏ San Hô, đồng thời dạy cho nó nói:
- Mạnh giỏi! Mạnh giỏi!
Con vật quả thật cứng đầu ngoài đôi mắt mở to nhìn tôi và chiếc đầu nghiêng nghiêng, nó không chịu làm theo lời tôi bảo gì cả. Vừa định bước chân đi, tôi nghe có tiếng chân người bước tới gần, rồi giọng nói của bác Châu:
- Phong, con nói thật cho mẹ nghe xem, con ở lại làm gì lâu thế?
Tiếng Phong cười hì hì:
- Con bận đặt may áo da cho chạ
- Mày đừng có qua mặt tao. Nhãn hiệu "made in Japan" rành rành trên áo chưa gỡ ra mà mày dám bảo thế. Không lẽ mày đặt làm ở Nhật à?
- Mẹ!
- Yên trí đi, mẹ đã gỡ cái nhãn đó đi rồi, nhưng mẹ không muốn con nói dối mãi, tại sao con chẳng chịu nói thật với mẹ?
- Đó là con muốn tránh để cha la hét um sùm, có lợi lộc gì đâu, phải không mẹ?
- Vậy thì con cho mẹ biết, mười mấy ngày qua con làm gì?
- Con đi Vũng Tàu với các bạn chơi.
Tiếng bác Châu trách móc:
- Lương tâm con chẳng thấy bị cắn rứt sao? Anh con suốt ngày ngoài đồng làm việc cực khổ, còn con thì cứ ham ăn chơi lêu lổng.
Giọng Phong nũng nịu:
- Mẹ biết là con chẳng thích hợp với công việc đồng áng thì làm sao con chịu được khuôn phép của cha chứ?
- Mày nói thật tao nghe, mày có bồ chưa?
- Có lẽ có.
- Một hay nhiều cổ
Họ không đi về phía tôi nên giọng nói càng lúc càng xa rồi loãng dần. Qua khỏi rừng trúc, bóng họ biến mất, tôi vẫn đứng lặng nơi ấy mấy giây đồng hồ, không hiểu mình đang nghĩ gì. Tiếng gió thổi qua khe lá trúc, rồi tiếng vỗ cánh, tôi ngẩng đầu lên, một con chim câu đang lướt qua cành trúc, chui vào tổ. Khi nó vừa đặt chân lên nóc chuồng tôi mới nhớ ra nó là chú Ráng Chiều. Thử đưa tay vẫy, tôi gọi:
- Ráng Chiều ơi, đến đây.
Ráng Chiều chỉ nghiêng đầu nhìn mà không bay đến. Tôi nhón chân, dùng chiếc cỏ lông chồn khều vào mặt nó. Ráng Chiều vỗ cánh bay lên, đảo một vòng rồi lại đáp lên nóc chuồng. Trong khi đảo cánh, một chiếc lông rơi xuống cạnh chân tôi, cúi xuống nhìn: thì ra đó là mảnh giấy màu trắng. Tôi nhặt lên, tò mò mở ra xem, bên trong có hàng chữ:
Phải đợi chờ đến bao giờ?
Lòng nôn nả này đến bao giờ mới đạt được?
Đợi chờ mãi không còn chịu đựng được nữa, hãy hồi âm.
Có người đã lợi dụng Ráng Chiều để chuyển thư cho Diễm Chỉ Tôi giật mình. Nàng lúc nào cũng thẹn thùng e lệ mà! Thế người tình của cô ta là ai? Tôi không cố tình chen vào đời tư kẻ khác! Nhìn mảnh giấy trong tay tôi, tôi biết phải làm sao đây? Cột trở lại vào chân chim ư? Nhưng Ráng Chiều đã bay mất. Làm sao đây? Tôi cầm mảnh giấy trong tay tư lự. Đúng rồi, mỗi chú bồ câu có một lồng riêng. Vậy thì nhứt định Ráng Chiều phải trở về chiếc lồng thứ năm ở dãy thứ nhất. Đúng rồi, tôi xếp mảnh giấy lại đặt vào góc lồng chim. Tôi nghĩ rồi nàng sẽ tìm ra. Quay người lại, bước nhanh, tôi muốn trốn lánh mảnh giấy ám ảnh kiạ
Suýt chút nữa tôi đã đụng vào bác Châu. Bác hỏi:
- Lệ Thu, con không ngủ trưa à?
- Dạ buổi sáng con ngủ được một giấc rồi, nên bây giờ thích ở đây chơi hơn.
- Chúng nó dễ thương phải không? Những con vật đáng yêu của Diễm Chi đấy!
- Nhưng chúng chẳng thích con.
- Rồi nó sẽ quen mà.
Tôi nhìn ra rừng cây:
- Con muốn đi bách bộ một lúc.
Bác Châu cười:
- Nhưng đừng đi xa quá nhé!
- Vâng, con sẽ không dại dột nữa đâu.
Ra khỏi rừng trúc, tôi không đi xa lắm. Đứng dưới những hàng trúc cao tôi nhìn cánh đồng nằm yên trong nắng. Trước mặt là những khóm mạ của nông trại, những hàng cây thẳng cành tôi không biết tên đang tươi tốt. Đi xa một chút, tôi thấy có hai người nông phu đang khom lưng làm việc. Đấy là bác Chương và Tú.
Ngày thứ hai, khi trở lại khu lồng chim, tôi đã thử đặt tay vào trong nhà "của Ráng Chiều, mảnh giấy nhỏ ngày qua đã biến mất..."