Ba ngày đầu ở nông trại Lệ Thanh tôi bận rộn làm quen với các nhân vật và cảnh sống mới. Trong ba ngày đó, tôi đã biết được nhiều điều mà tôi chưa hê biết, như làm thế nà phân biệt cây cỏ, thế nào là bảo vệ đất đai, biết chứng bệnh héo lá cây lúa, kể luôn cả phương thức lấy sữa bò. Có một lần phụ Diễm Chi vắt sữa bò, suýt nữa tôi đã bị bò đá văng vào thùng sữa. Cuộc sống mới tràn đầy những mới lạ, đó là chưa kể đến những nhân vật trong nông trại như bác Chương, bác Châu, Tú, Phong và Diễm Chi đều có những đời sống riêng tư lạ lùng, giống như đám rừng xanh âm u chằng chịt dây leo.
Càng lúc tôi càng thấy thích cuộc sống này, suốt ngày rong rong trong rừng làm cho má tôi đỏ hồng, tim tôi rộng mở. Tôi bị lôi cuốn bởi đồng cỏ xanh, bởi rừng thẳm. Rắn rết không còn là nhân vật đáng sợ để chận bước chân mạo hiểm của tôi. 3 ngày qua, da mũi tôi đã lột, trông tôi mạnh khỏe ra. Soi mình trong kính, bây giờ tôi đã là một cô gái rừng xanh man dại. Điều này khiến tôi hiểu thêm về mình một chút, xưa nay tôi vẫn cứ tưởng mình chỉ là đứa con gái thích yên tĩnh hơn là ồn ào. Tôi hiểu thêm cái cá tính thô bạo mai phục lâu ngày trong dòng máu của tôi. Tôi là đứa tin tưởng thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng thủy tổ loài người là loài khỉ.
Đêm hôm đó Diễm Chi mang chiếc nón vải màu xanh da trời bước vào phòng tôi. Để chiếc nón lên bàn, nhìn tôi cười e thẹn:
- Chiếc nón này em làm cho chị Thu đấy, chị Thu đừng chê nhé.
- Thế à!
Tôi ngạc nhiên. Cầm nón lên, tôi ngắm nghía món quà trông đẹp và dễ thương, có chiếc vành rộng cứng, đôi quai xanh đậm. Tôi khen:
- Đẹp quá!
- Anh Hai bảo chị cần một chiếc nón, em thấy chị Thu thích màu xanh nên em chọn màu này. Chỉ sợ chị không thích.
Tôi nói ngớ ngẩn:
- Sao? Cái nón này Chi làm cho tôi đấy à?
Nụ cười cô bé thật ngọt:
- Vâng, chị thích không?
- Làm sao tôi không thích được? Tôi đội chiếc nón lên, ngắm mình trong gương. Màu xanh thật hợp với khuôn mặt tôi.
- Lệ Thu, chị đẹp quá.
- Tôi à? Nhìn mình trong gương, tôi có thấy tôi đẹp chỗ nào đâu? Nhất là khi đứng cạnh Diễm Chị Kéo Chi ngồi xuống, tôi đẩy kính tới trước mặt nàng: - Nhìn Chi xem, Chi mới đẹp chứ!
Diễm Chi lắc đầu cười thành thật:
- Chị mới đẹp. Anh Cả bảo chị đẹp tự nhiên như những sợi dây leo bên bờ suối. Mạnh mẽ, trẻ trung và chín mùi.
- Anh Cả bảo thế à?
Nghĩ đến người thanh niên trầm lặng ít nói, tôi bỗng thấy nóng mặt.
- Vâng, anh ấy nói đúng như thế, em chẳng có sửa chữ nào cả.
Kéo chiếc nón xuống. Tôi là dây leo bên bờ suối? Thật buồn cười, tôi nói:
- Anh Cả đúng ra phải học văn khoa mới phải, tại sao lại so sánh lạ lùng như vậy?
- Anh ấy cũng thích văn chương lắm, nhưng học văn khoa chẳng giúp ích gì được cho nông trại này. Lúc cha mua mảnh đất này, chúng tôi chẳng biết tí gì về canh nông, cứ trồng bậy bạ cho đầy mặt đất. Hai năm đầu thất bại liên tiếp. Ở đây lại chẳng có điện, mỗi tối muốn đi thăm ruộng phải mang theo đèn bão, bây giờ thì có rồi. Anh Cả đã áp dụng nhiều phương pháp khoa học vào việc cải tạo đất đai, chọn giống tốt, và cha tôi bây giờ lại chỉ là phụ tá cho anh ấy mà thôi.
Tôi nói:
- Anh ấy chắc cũng thích nghề nông lắm, bằng không làm sao lại chịu khó suốt ngày ngoài đồng?
Diễm Chi ngần ngừ:
- Cũng có thể như vậy. Nhưng dù sao anh Cả cũng là người thực tế, không thích nói chuyện viễn vông như anh hai.
Tôi hỏi mà không cố tình tìm hiểu:
- Anh ấy bao nhiêu tuổi vậy Chỉ
- Hai mươi chín.
- Sao chưa chịu lập gia đình?
Diễm Chi như muốn nói điều gì, nhưng lại thôi. Một lúc nàng mới bảo:
- Tính anh ấy kỳ lắm. Để hôm nào tôi kể cho chị nghe, bằng không rồi chị cũng biết.
Biết? Biết cái gì? Đầu óc tôi quay cuồng với bao nhiêu dữ kiện có tính cách tiểu thuyết. Một mối tình đã chết ư? Mối tình si điên cuồng nào đã diễn ra bên bờ suối, trên cánh đồng, trong rừng...? Họ cùng nhau tung tăng khắp nơi. Nhưng rồi sự bất hạnh xảy đến: Người con gái đã chết? Bỏ đỉ Hay lấy chồng? Người con trai đau khổ đã đánh mất đi nụ cười, vùi đầu vào công việc để quên đi tháng ngày buồn thảm...?
Diễm Chi đã bỏ đi, chỉ còn tôi ngồi yên lặng trên ghế, để thêu dệt câu chuyện tưởng tượng. Rút quyển "Ngôi nhà trầm mặc yêu dấu" ra rồi bắt đầu ghi vài nét đại cương. Cậu chủ nông trại bắt đầu thành hình, hắn phải là gã đàn ông thầm lặng ít nói, mặt lầm lì. Còn người con gái? Tôi nghĩ mãi mà tìm không ra mẫu người thích hợp. Con gái của một đại thương gia. Đại thương gia này có ngôi biệt thự gần nông trại? Người con gái về đây dưỡng bệnh? Đúng rồi, người con gái phải xanh xao, yếu đuối. Giống như trong một bản nhạc "Bàn tay yếu đuối lạnh lùng". Vâng, cô nàng phải có bàn tay gầy và lạnh. Mái tóc xõa vai. Họ làm sao gặp nhau? Yêu nhau rồi chia taỵ
Tôi nhìn rừng trúc bên ngoài song cửa qua ngọn đèn trước mặt. Phải rồi, để người con gái đó chết đỉ Không được. Buông sách xuống, tôi lẩn quẩn bước trong phòng. Truyện tầm thường quá! Tôi ném sách vào hộc tủ. Câu chuyện viết lách của tôi cũng theo cơn gió ngoài cửa bay đi. Ngả người xuống giường, đưa mắt nhìn lên trần nhà, làm sao để cho hai nhân vật chính trong truyện gặp nhau và xa nhau, đó chính là nỗi khổ tâm. Nhưng sự thật thì câu chuyện xảy ra như thế nào?
Câu hỏi lởn vởn trong trí tôi một lúc rồi cũng bay mất. Gió thổi qua lá trúc tạo nên những âm thanh dịu vợi. ánh trăng len vào song cửa lay động bao chiếc bóng. Tôi như chìm đắm trong giấc mộng say của đêm khuya.
Buổi sáng, tiếng chim hót đầu tiên trong ngày đã đánh thức tôi dậy. Từ ngày đến trại Lệ Thanh tôi đã bắt đầu tập được thói quen là ngủ sớm. Nhìn đồng hồ đeo tay, mới năm giờ rưỡi, nhưng nền trời đã xuất hiện giải mây trắng đục. Đàn chim sẽ ríu rít trên cành trúc. Mặc chiếc áo màu xanh cổ rộng, lấy lược chải qua mái tóc ngắn, tôi định ra vườn hít lấy không khí trong lành buổi sáng sớm. Vừa bước đến cửa là đã nghe tiếng gõ "cộp! cộp" bên ngoài.
Tôi mở cửa. Phong cười với tôi và hỏi một câu thật thừa:
- Thu thức dậy rồi à?
- Anh không thấy đây sao?
- Vậy thì, theo tôi, tôi sẽ đưa cô đến nơi này đẹp lắm.
- Xa không?
- Đừng lo, đi với tôi thì chẳng phải lo gì cả.
Tôi chụp lấy chiếc nón trên bàn, bước ra cửa. Phong nắm tay tôi, chúng tôi lẻn ngả sau đi. Đến nhà bếp, tôi múc thau nước, rửa sơ qua gương mặt ngủ. Phong đợi tôi rửa xong, mới lấy nước thừa rửa mặt, tôi bảo:
- Anh không ghê à?
Phong cười, hắn mang gương mặt dây nước bước đi nói:
- Ở đây đâu phải là thành phố đâu mà thừa thãi nước.
Nơi này, nước xài phải xuống suối gánh lên. Đến trước cửa nhà bếp, cô Hương đang nhúm lửa. Phong ngẫm nghĩ một chút rồi quay vào nhà bếp cầm mấy quả trứng gà đã luộc chín, lục lọi trong tủ lấy thêm chiếc đùi con gà quay và hai chiếc cánh rồi lấy giấy gói lại, xong bảo cô Hương:
- Thưa với ông bà là tôi đưa cô Thu đến chợ không về ăn sáng nhé. Trưa cũng đừng chờ cơm vì có lẽ đến hai ba giờ chúng tôi mới về.
Ra khỏi ngôi nhà "Trầm mặc", xuyên qua khu rừng trúc âm u, chúng tôi đến trước một thảo nguyên mờ sương. Những đám sao muộn vẫn lấp lánh trên trời. Phía đông là ngọn núi cao, mặt trời tung những tia sáng riêng rẽ qua đám mây mù làm lưng trời đỏ ối! Tôi đội nón lên, thắt chiếc nơ dưới cằm. Quay lại đã bắt gặp ánh mắt nhìn chằm chặp của Phong tôi hỏi:
- Làm gì thế?
Phong nhướng mày, huýt gió:
- Cô đẹp lắm, đẹp như mây trời buổi sáng.
Tôi thành thật:
- Tôi không thích nghe những tiếng huýt sáo như thế. Anh nên theo gương anh Tú, anh ấy đứng đắn chớ không hay đùa cợt như anh.
Phong bất mãn:
- Ai cũng muốn tôi học theo tính anh Tú. Không lẽ tôi không thể là tôi được hay sao chứ? Thượng đế tạo ra con người cũng tạo ra những mẫu người khác nhau. Dù anh Tú có hoàn toàn đi nữa thì anh ấy vẫn là anh ấy, còn tôi vẫn là tôi, vả lại...! Nhìn trừng trừng tôi hắn bảo: - Tôi thích là tôi hơn và tôi ghét nhất là hạng đàn bà mà lúc nào cũng muốn lên mặt dạy đời.
Ngước nhìn tới trước chúng tôi đang bước qua mảnh đất thực nghiệm của bác Chương. Tôi trả miếng hắn:
- Tôi cũng ghét nhất là đàn ông hơi nói động tí đã giận.
- Hình như chúng ta chưa quen biết nhau đến độ phải cãi nhau như thế.
- Nhưng mới gặp nhau lần đầu thì giữa hai đứa đã không có hòa bình rồi.
Hắn không cãi lại, tôi cũng không muốn nói gì thêm. Đám sa mù trên đồng cỏ tan thật nhanh. Cảnh vật càng lúc càng tỏ. Mặt trời đã leo khỏi sườn núi chiếu những tia nắng ấm lòng làm chói lọi cả một sườn núi. Vầng thái dương đỏ rực và tròn trịa từ từ lên cao. Vạn vật bắt đầu thức giấc. Nắng trải dài, những đám mây mau cam đã tan biến. Phong đang đi bên cạnh tôi. đột nhiên cười to, hắn kéo lấy tay tôi nói:
- Lệ Thu, chúng ta điên thật!
Tôi quay sang, ánh mắt của hắn đang ngời sáng cười thẹn thùng:
- Bây giờ chúng ta thương thuyết nhé. Thu thử nghĩ xem, nghỉ hè có bốn tháng mà chúng ta lại giận nhau coi gì được, hòa nhé? Được không?
- Tôi chẳng muốn cãi với anh tí nào.
- Được rồi, đừng nhắc tới chuyện đó nữa. Bây giờ chúng ta chạy đua xem ai đến được tảng đá kia trước.
Chúng tôi bắt đầu chạy, váy tôi xõa tung, nón tôi muốn bay theo gió, và khi chúng tôi dừng bước cả hai cùng mệt lả. Vừa thở vừa cười, vẻ trẻ trung tràn đầy sức sống của Phong như lan truyền sang cơ thể tôi. Bây giờ tôi không còn là con bé Lệ Thu ngồi bên song cửa để mơ mộng nữa mà đã thoát xác. Vỗ nhẹ xuống tảng đá, Phong hỏi:
- Ngồi không?
Tôi nhìn quanh, chúng tôi đã cách xa khu nhà trầm mặc xa quá rồi. Trước mắt đầy cỏ dại và gai., xa hơn là những thân cây to lớn kinh khiếp. Tôi hỏi:
- Đây là đâu? Tại sao không đi ngoài lộ lớn mà chui vào đây chứ? Hay là chúng ta đi đường tắt xuống chợ huyện?
Phong cười:
- Ai nói với cô là tôi đưa cô xuống chợ?
- Chính anh nói mà?
- Chợ huyện có gì đáng xem đâu? Cô muốn xuống chợ để làm gì, có gì chơi đâu, không lẽ xuống để nhìn mấy cái nhà rồi thôi à?
- Nhưng chính anh bảo với cô Hương là mình xuống chợ cơ mà?
- Nói cho qua ấy mà.
Chỉ hòn núi cao trước mặt, Phong bảo:
- Tôi sẽ đưa cô đến hòn núi đó. Nhớ ra vị trí ở đây chưa. Qua khỏi con suối nhỏ này là chỗ cô nằm ngủ hôm trước đó!
Tôi không nhớ nổi, vì cảnh vật ở đây đều gần giống nhau cả.
- Thế núi này họ gọi là núi hoang à?
- Cũng không hoang lắm, tiều phu họ thường vào đây đốn củi, đôi lúc cũng có người đến săn nữa.
- Có thú dữ à?
- Chỉ có khỉ với gà rừng. Người Thượng ở đây bắt sống khỉ đem ra chợ bán. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi nào!
Qua khỏi khu rừng, chúng tôi bắt đầu trèo núi. Trên sườn cao cây mọc thật rậm, loài thông lá vàng và bàng là nhiều nhất. Tôi có cảm tưởng mình đang đi giữa rừng già. Nhưng có điều, đúng như lời Phong nói, nó chẳng có vẻ hoang lắm, vì trên đường có nhiều chỗ chúng tôi thấy dấu vết của cỏ bị dày nát hoặc thấy dấu cành lá bị chặt. Đường núi thật dốc, nhưng cũng có chỗ thật phẳng. Phong nắm tay tôi đưa đi mỗi khi gặp đá to hay gặp cỏ gai. Rừng rậm, núi cao không che khuất được mặt trời, chẳng mấy lúc mà lưng chúng tôi đã đẫm mồ hôi, Phong kiếm một bóng mát, rồi đi tìm hai hòn đá to đặt nơi đấy và bảo tôi:
- Lại đây ngồi nghỉ đi Thụ
Tôi ngồi xuống, mở nón ra làm quạt. Vừa ngồi xuống tôi đã cảm thấy khỏe ngaỵ Gió trong rừng thật mạnh. Nhìn xuống sườn núi, rừng xanh trải dài. Xa xa, nông trại Lệ Thanh trông thật rõ. Tôi kêu lên:
- Xem kìa! Khu nhà trầm mặc kìa!
Rừng trúc nhỏ như đồ chơi của trẻ con. Một làn khói nhẹ từ từ bốc lên tỏa rộng ra thành mây. Tôi nhớ đến câu thơ "Khói lam quyện lấy chân mờ" mà lòng lâng lâng như rơi vào giấc mơ tuyệt hảo. Phong nói:
- Tôi biết cô thích nơi này nên đưa cô đến để lấy hứng. Thế nào, tập "Khu nhà trâm mặc yêu dấu" sẽ được tăng thêm một chương phải không?
Tôi trừng Phong:
- Cái gì? Ai cho phép anh xem trộm hả?
Phong bảo:
- Tôi xin lấy nhân cách con người tôi ra để bảo đảm là tôi không hề coi trộm bất cứ cái gì của cô, tôi chỉ nghe Diễm Chi nó bảo cô có quyển sách như thế thôi!
Đưa tay vịn vào cành, Phong đứng dậy nói với tôi:
- Cô ăn nói nhẹ nhàng tí được không?
Tôi cố lấp liếm:
- Vì đó là quyển nhật ký của tôi.
Phong cười nham nhở:
- Vậy thì câu chuyện hôm nay chắc chắn sẽ chiếm một trang giấy rồi.
Tôi đứng dậy, cột nón lại:
- Thôi, chúng ta tiếp tục cuộc hành trình đi!
Chúng tôi đi vào núi. Phong thành thạo vùng này như ở nhà. Quẹo mặt, chui dưới lùm cây, Phong bước thoăn thoắt, tôi theo mệt không kịp thở. Sau đấy chúng tôi đến khu rừng già. ở đây ánh nắng mặt trời đã bị khuất. Vượt qua khỏi bóng râm, phong cảnh trước mặt làm cho tôi ngạc nhiên đến độ nín thở, há hốc cả miệng, không ngờ nó đẹp đến độ tôi tưởng chỉ có thể có trong giấc mơ mà thôi.
Trước mắt tôi là chiếc hồ nhỏ, nước trong xanh, sóng gợn lăn tăn. Chung quanh hồ là rừng cây cao bao bọc. Dưới ánh nắng mặt trời, nước hồ lấp lánh như bạc. Bóng cây, gió... Nhưng điều khiến cho tôi say mê nhất là trên bãi cỏ xanh gần mặt hồ những khóm hoa thật thần tiên! Nước xanh, cây xanh, sa mù cũng gần như xanh làm cho đám khói đằng kia cũng xanh ngắt. Nhìn quanh, tôi không biết mình phải làm gì nữa. Phong đứng cạnh yên lặng, một lúc, hắn đến trước mặt tôi ngồi xuống:
- Sao Thu không nói gì cả thế?
Tôi hít mạnh không khí vào lồng ngực:
- Tôi không biết nói gì cả Không ngờ anh lại đưa tôi đến thế giới thần tiên như trong truyện cổ tích thế này.
Phong gật đầu, mặt chàng thật nghiêm nghị:
- Tôi hiểu cảm giác hiện nay của cộ Lần đầu tiên khi khám phá ra chiếc hồ này, tôi cũng đã bàng hoàng như thế, tôi đã nằm suốt một ngày trời bên bờ hồ, không ăn, không uống, bất động như kẻ bị mê hoặc.
Có lẽ tôi cũng đang bị mê hoặc. Đám mây mù phủ khói xanh trên mặt hồ kia, như tràn ra quấn quanh tôi. Nhìn sóng nước, nhìn bóng cây trong hồ, nghe tiếng gió rít qua rừng cây, tôi cảm thấy mình đang tan biến theo khói mây. Tiếng Phong nhẹ nhàng bên tai:
- Khi tôi tìm ra hồ nước này thì lúc đó lại nhằm mùa thụ Trên bãi cỏ ngập lá vàng, và lúc bấy giờ tôi mới hiểu được câu thơ của Phan Trọng Yên.
- Thơ của Phan Trọng Yên à?
- Vâng. Phong nhìn xuống mặt hồ khẽ ngâm:
Trời cao xanh ngắt một màu
Lá vàng rơi ngập đất sầu mang mang.
Sóng thu như quyện khói lam
Còn nghe sương lạnh trên cành rụng rơi.
Tôi nhìn xuống hồ, lòng chợt bâng khuâng. Phong đứng bên cạnh bờ hồ không còn là Phong ở nông trại nữa. Bây giờ tôi mới khám phá ra một con người khác của Phong, mặt của Phong mờ ảo, chàng đã trở thành một nhân vật bí hiểm, trầm mặc, hiền lành.
- Còn ai biết chiếc hồ này nữa không?
- Tôi không làm sao giữ bí mật được, vì vậy ai cũng biết đến và chúng tôi đặt cho nó cái tên là Hồ Mộng.
Hồ Mộng? Tôi có cảm giác ngờ ngợ như mình đang nằm mơ thật. Ngắt đóa hoa đỏ, ném xuống nước, gió đưa cánh hoa càng lúc càng xa như cánh buồn ra khơi. Tôi chăm chú nhìn chấm đỏ giữa hồ nước. Giả sử bây giờ mà có một bà tiên áo trắng xuất hiện từ trong cánh hoa lên cao thì chắc tôi cũng không ngạc nhiên lắm, vì đây đâu còn là chống phàm tục nữa.
Tiếng Phong hỏi:
- Thu biết hoa này tên gì không?
Tôi lắc đầu:
- Không!
Đôi mắt Phong đăm đăm trên cánh hoa trong taỵ
- Dân miền thương ở đây có một truyền thuyết về hoa này. Theo họ thì có một cô sơn nữ yêu một chàng trai miền xuôi, đoạn kết của mốt tình là câu thanh niên kia bị cha nàng giết chết và nàng tuyệt vọng nhảy xuống hồ chết theo nàng. Mùa xuân năm sau, ven hồ mọc lên loài hoa đỏ, người thượng đặt tên là hoa Tình Lụy, cũng như đặt tên cho chiếc hồ này cái tên là Hồ Lụy Tình. Và họ cho rằng chiếc hồ này tượng trưng cho sự bất hạnh, nên không bao giờ đến.
Hoa Tình Lụy? Hồ Lụy Tình. Một câu chuyện tuyệt vời, tại sao bất cứ một chiếc hồ đẹp nào cũng có những câu chuyện lưu truyền bất tận thế? Chỉ nhìn xuống hồ không tôi cũng muốn nhảy xuống trầm mình ngay rồi, cần chi phải thêu dệt thâm một câu chuyện tình éo le thế. Trong óc tôi hình ảnh người thiếu nữ đau thương kia đang gieo mình xuống hồ cứ lẩn quẩn trong trí. Hôm nay ngất định phải ghi câu chuyện này vào sổ. Hoa Tình Lụy và hồ Lụy Tình.
Phong đánh thức tôi:
- Thôi, đừng có ngơ ngơ ngẩn ngẩn thế, cô đói rồi phải không?
Phong đưa chiếc đùi gà cho tôi. Ngửi thấy mùi thịt gà rô- ti là tôi trở về thực tại ngay, tôi đói thật. Đem trứng ra, chúng tôi bắt đầu bữa ăn sáng. Thật ra thì đã hơn mười giờ rưỡi rồi. Tôi cẩn thận ném xương gà và vỏ trứng vào trong bụi, để không làm hoen ố bờ hồ. Trong rừng, tôi thấy một tờ báo cũ, một ít vỏ chuối, trở về tôi bảo Phong:
- Có người mới đến đây, ở bìa rừng có vết tích của buổi picnic.
Phong có vẻ chú ý:
- Thế à?
- Sao? Lạ lắm sao?
- Cũng hơi lạ! Phong nói, chàng đi một vòng vào rừng, lúc trở về trên tay là nùi giấy nhỏ. Mở ra xem, chỉ thấy đầy những chữ "xanh" nguyệch ngoạc. Nhìn chữ đoán người, tôi nghĩ đây là người có tâm hồn đẹp, có thể cảm thông được vẻ đẹp của hồ "xanh". Phong cười to, rồi ném mảnh giấy nhầu nát kia vào trong rừng, nói:
- Nét chữ của anh Tú, ai đã làm anh ấy hứng thú đến độ đến đây thơ thẩn thế?
Đóa hoa vẫn còn lênh đênh trên mặt hồ. Tôi nằm xuống, mắt nhìn thẳng lên ngọn cây cao. Có một chú bồ câu lướt quá, phải chăng đấy là bồ câu của Diễm Chỉ Lại gởi thư cho tình nhân? Phong ngồi cạnh bên tôi, khẽ hát:
Có người con gái xinh xinh
Bên hồ này đã có lần dạo chơi
Tuổi đời phiêu lãng mây bay
Rồi nàng đi để nơi này quạnh hiu
Nàng đi nhỏ gót phương nào
Mà đây còn để mối sầu cỏ hoạ
Tôi hỏi:
- Anh hát gì thế?
- Có một thời bản nhạc này rất thịnh hành. Mọi người trong xóm đều hát. Đúng ra thì lời Thượng, nhưng ông hiệu trưởng Bạch đã dịch sang tiếng miền xuôi cho dễ hát.
- Hiệu trưởng Bạch?
- Vâng, hiệu trưởng Vi Bạch, một nhân vật đặc biệt của vùng này.
- Thật đặc biệt à?
- Vâng, nhưng cô đừng cố ý hiểu lầm nhé. ông ấy là một người rất đứng đắn và uyên bác, nhưng không hiểu tại sao lại thích chôn vùi đời mình ở nơi thâm sơn cùng cốc này.
Tôi nằm dài đó, không nói gì cả. Bóng mát của rừng cây rợp mát. ánh nắng lấp lánh bên trên cành lá. Hoa Tình Lụy tỏa mùi thơm nhẹ trong không khí.
Phong hát nho nhỏ:
Có người con gái xinh xinh
Bên hồ này đã có lần dạo chơi
Tuổi đời phiêu lãng mây bay
Rồi nàng đi để nơi này quạnh hiu
Nàng đi gót nhỏ phương nào
Mà mây còn để mối sầu cỏ hoạ..
Tôi nhắm mắt lại, câu chuyện tình kia ru hồn tôi. Cô sơn nữ, Hoa Tình Lụy, Hồ Lụy Tình và cả tiếng hát của Phong vây chặt tôi.