Mùa khai giảng đến, một năm học mới lại bắt đầu. Thứ Bồi bước vào năm thứ hai Đại học Mỹ thuật.
Đời sống sinh viên bao giờ cũng vậy. Bài vở tuy thật nhiều nhưng đôi lúc lại rất rảnh rang. Cái quan trọng là năm thứ nhất. Làm quen được với môi trường Đại học rồi, là bắt đầu cảm thấy nhẹ. Ngoài thời gian dành cho chuyện đuổi bắt kiến thức, phần còn lại họ dành hết để hưởng thụ cái tuổi trẻ tươi mát xinh đẹp. Cái tuổi sinh viên là cái tuổi đẹp nhất trong đời người. Nó đủ chứng tỏ con người đang trưởng thành, có tự do, có quyên yêu đương. Có chút trình độ để tự hãnh diện. Vì vậy, sinh viên trong độ tuổi này thường ngang ngạnh, tự phụ và võ đoán, nhất là lúc học năm thứ hai. Cái năm mà mặc cảm thò lò mũi xanh mới tập tành người lớn biến mất. Trước khi thời gian gian khổ, thi cử ra trường lại đến. Đây là thời điểm cao nhất dành cho hưởng thụ.
Trần Tiêu bây giờ chỉ nhận dạy kèm một chỗ thôi. Thời gian còn lại dành cho vui chơi. Bây giờ hắn đã có "người đẹp tóc dài". Hắn đang đứng ở khu vườn, cười cầm hai ngàn bạc mà Thư Bồi mới trả cho, cười nói:
- Ê Thư Bồi, mầy mới trúng số hay sao mà phát tài vậy?
- Cũng nhờ có Thái Cần, cô ấy vừa tìm được việc làm. Cả hai cùng đi làm thì đương nhiên đủ tiền xài thôi.
Thư Bồi nói, đặc biết nhấn mạnh chữ "Cả hai cùng đi làm" để tránh được mặc cảm “Thái Cần có thu nhập cao hơn".
- Ồ. Kiều Thư Bồi. Cô gái tóc dài chen vào. Cô ta tên là Hà Vân, một trong những hoa khôi của ban ngoại giao. Cô này có mái tóc rất đẹp. Có một lúc, hãng quảng cáo cho "dầu gội đầu" đề nghị cô chụp ảnh quảng cáo, nhưng cô không chịu. Nhưng từ đó danh hiệu "Cô gái tóc dài" như dính liền với Hà Vân. Quen với Trần Tiêu từ năm thứ nhất, bây giờ tình cảm hai người đang ở trạng thái "chín muồi". Vân đã biết Thư Bồi qua miệng Trần Tiêu - Nghe anh Tiêu nói anh có một "Đài ngắm mây" phải không? Chiều nay chúng tôi đến đấy tham quan được không hở?
Thư Bồi hơi bối rối chưa kịp nói gì thì Trần Tiêu đã lên tiếng:
- Đúng rồi đấy, tao đã định xem mặt cô bạn từ thuở thơ ấu của ngươi. Yến Thanh cũng tỏ ý mấy lần chuyện đó. Vậy thì để tao đi rủ Yến Thanh nữa. Chiều nay phải đến đấy quậy một trận mới được.
- Chuyện đó... Thư Bồi hơi do dự. Hôm nay Thái Cần đi làm đêm, sáu giờ là đã đến nhà hàng rồi. Vả lại, mọi thứ còn chưa chuẩn bị. Đùng một cái kéo đến cả đám thế này, ứng phó sao đây? - Kẹt quá... Tối nay, Thái Cần phải đi làm nữa...
Nhưng Trần Tiêu đã vỗ mạnh lên vai Bồi.
- Mầy định mượn cớ gì nữa để từ chối khéo à? Tại sao không cho chúng tao gặp mặt Thái Cần? Mầy sợ gì?
- Đúng đấy! Hà Vân tiếp - Anh Thư Bồi, anh chẳng biết điều tí nào cả. Tại sao phải làm như vậy? Có gì đâu mà phải giấu giấu diếm diếm chứ?
- Tao biết mà. Trần Tiêu lại tiếp lời - Thư Bồi nó xem thường chúng mình. Nó không muốn mình đến cái thiên đàn của nó. Dù gì người ta cũng là nhà nghệ thuật lớn! Còn mình lại toàn là lủ tầm thường thô tục, đến “ngắm mây lầu" rủi làm hoen ố cái thiên đàn đó rồi sao?
- Thôi được, thôi được. Thư Bồi đưa cao hai tay lên - Tao đầu hàng, tao xin chịu thua. Chẳng qua vì sợ chúng mầy leo lầu không nổi. Trên đó lại nóng khủng khiếp. Muôn lên thì lên vậy. Nhưng mà, đợi tí, chờ tao đi mua thêm mấy món ăn lặt vặt. Khách đến nhà không lẽ cho uống nước lọc kỳ quá.
- Chuyện đó anh miễn lo. Hà Vân cười nói - Tất cả thứ đó sẽ do tôi với Yến Thanh bao hết. Anh chỉ cần dẫn đường. Bây giờ chịu khó ngồi đây chờ, đừng chuồn nghe ông. Tôi đi tìm Yến Thanh.
Trần Tiêu nói:
- Em cứ đi đi, nhanh lên nha, anh ở đây canh chừng hắn. Nhớ là kiếm thêm mấy lon bia nữa nhé.
Thư Bồi nói:
- Cái đó để tôi mua cho.
Nhưng Trần Tiêu đã kéo áo Thư Bồi lại, cười nói:
- Cậu làm ơn đứng đây cho tôi nhờ. Cậu đừng để Thái Cần của cậu tưởng chúng tôi là lũ đục khoét. Vả lại, cậu mới trả nợ. Còn được bao nhiêu đâu mà xài sang?
- Còn chứ! Còn chứ!
Thư Bồi vội vã móc xấp tiền trong túi ra khoe. Thái cần đi làm đã hơn hai tháng. Nhà có vẻ "giàu" hơn. Nếu khồng vì cần phải ăn mặc đẹp, thời trang một chút để thích hợp với môi trường thì có lẽ Thư Bồi đã trả dứt hết các khoản nợ rồi.
Trần Tiêu chụp lấy tay bạn.
- Đủ rồi, ai bảo cậu khoe của đâu mà đem ra làm gì?
Thế là, chỉ ba mươi phút đồng hồ sau, Kiều Thư Bồi đưa Trần Tiêu, Tô Yến Thanh, Hà Vân vừa đi vừa nói ầm ĩ leo lên cầu thang. Người nào cũng có gói to, gói nhỏ. Nào là hạt dưa, bò khô, bánh, kẹo, nước ngọt và cả bia lon. Tuy chỉ có bốn người mà họ ồn ào như cả một binh đoàn. Thật khó khăn mới lên tới sân thượng. Mọi người thở ra nhẹ nhõm.
Trên sân thượng, trức cửa nhà cây. Những chậu hoa nở đầy, khiến cho khung cảnh của ngồi nhà không có chút gì là đơn độc, xấu xí. Ngoài hoa mười giờ ra, Thư Bồi còn trồng thêm một vài loại hoa khác, có cái giống như kiểng như ngải làm cho cảnh khá hài hòa.
Thư Bồi bước tới mở cửa trước tiên. Chàng lớn tiếng gọi vào trong.
- Thái Cần ơi Thái Cần, có khách này em.
Thái Cần đang bận trong bếp. Tối nay phải đi làm. Vì vậy, nàng sợ Thư Bồi không ăn cơm tối phải chuẩn bị thức ăn. Tính của Bồi như vậy đó. Không có Cần cùng ăn Bồi hay quên, chàng cứ đổ lỗi cho là không quen dùng cơm một mình. Vì vậy, lúc nào đi làm ca đêm là Thái Cần phải làm sẵn thức ăn. Hôm nay Cần nấu một nồi canh thịt bò, nướng một ít thịt nướng. Rồi còn phải chuẩn bị rau cải tươi... Lúc đám bạn của Thư Bồi đến, Cần đang rửa rau. Hai tay còn ướt nước. Nghe gọi, Cần chạy ra, chỉ thấy một đám trai lẫn gái. Cần lúng túng, nàng không biết phải làm gì. Vừa lau vội tay vào váy, đã nghe Thư Bồi lớn tiếng:
- Thái Cần mau ra đón khách, các bạn thân nhất của anh đến chơi này.
Thái Cần cố kéo vạt áo lại cho thẳng thắn. Không chuẩn bị kịp gì cả, cũng không thể đón khách trong nhà bếp. Cái anh Thư Bồi này cũng kỳ. Tại sao không thông báo trước để chuẩn bị? Ít ra phải có thì giờ để trang điểm một chút, để không phải bẽ mặt chồng.
Nhưng không còn thì giờ để chọn lựa. Thái Cần bước ra phòng khách với một chút căng thẳng. Trước mặt nàng là cái cô gái có "má lúm đồng tiền" Yến Thanh. Cô ta đang mở to đôi mắt đẹp ngắm Cần:
- Thái Cần, Thư Bồi bước tới nắm tay vợ nói - Ra đây anh giới thiệu. Đây là cô Yến Thanh. Anh đang làm việc ở nhà cô ấy. Em biết đấy Yến Thanh là một sinh viên xuất sắc của ban Văn...
- Thôi đủ rồi, anh Thư Bồi... Yến Thanh chận lại. - Anh học được ở đâu cái giọng nói ngoại giao khách sáo như vậy. Anh làm tôi thấy nhột quá.
Thư Bồi cười rồi quay sang Trần Tiêu và cô gái tóc dài:
- Còn đây là cô Hà Vân, hoa khôi của ban Ngoại Giao, là bạn gái của ông bạn Trần Tiêu đấy.
Hà Vân trừng mắt.
- Anh Thư Bồi!
- Sao vậy? Thư Bồi gãi gãi đầu. Hôm nay tôi làm sao thế? Giới thiệu ai cũng bị quở cả. Thái Cần, em biết không, trong trường của anh, con gái nổi tiếng là dữ, còn con trai thì khù khờ lắm. Bởi vậy, mấy cô nắm đầu hết mấy ông trong trường.
- Còn ông? Ông là ngoại lệ ư?
Trần Tiêu nhìn Thư Bồi rồi nhìn Thái Cần. Cần đang e ấp núp sau lưng Bồi. Cô này có vẻ nhỏ nhắn dễ thương, lại đẹp nữa. Trần Tiêu tiếp:
- Đến đây tao mới biết! Thảo nào mày chê hết mấy cô sinh viên trong trường mình là hung dữ. Mi khéo chọn thật.
Yến Thanh cười nhẹ nhìn Thư Bồi:
- Theo tôi thì... nữ sinh viên trong trường ta tuy có dữ thật, nhưng mấy ông thì không khờ đâu, nhất là ông Thư Bồi này...
Và quay sang Thái Cần. Yến Thanh hỏi:
- Phải vậy không hở chị?
Thái Cần đỏ mặt, ấp úng nói lảng:
- Quý vị ngồi đây nhé, để tôi đi pha trà.
Nói xong Cần vội vã bỏ vào trong. Trần Tiêu gọi với theo:
- Chị Bồi à, chị khỏi lo. Thức ăn thức uống gì chúng tôi đều mang theo đầy cả đây rồi.
Cần vào trong mà vẫn nghe lời trách của Bồi:
- Mấy người ăn nói gì kỳ cục vậy, cứ gọi tên đi có sao đâu, lại gọi bằng chị, nghe khách sáo quá.
- Vậy ư? Tiếng của Yến Thanh - Anh không cho gọi bằng chị thì chúng tôi phải gọi bằng gì? Không lẽ gọi là bà Kiều Thư Bồi ư? Cái đó coi bộ không quen rồi.
- Không quen à? Thư Bồi cười nói - Thế tôi gọi tiểu thư họ Tô, mời cô ngồi. Tiểu thơ họ Hà, mời cô. Ông Trần Tiêu mời ông. Vậy được không? Nãy tới giờ tôi không gọi như vậy, nên chẳng ai chịu ngồi ghế hết.
- Hừ. Yến Thanh đấm mạnh lên vai Bồi - Ông lúc nào cũng ăn miếng trả miếng. Đúng là tay cáo lông vàng.
Mọi người cười ồ. Thái Cần đứng trong nhà bếp cắn nhẹ móng tay. Nàng cảm thấy có một chút gì ngỡ ngàng. Rót bốn ly trà, Cần mang ra phòng khách.
Lúc Thái Cần ra phòng khách thì Trần tiêu và Hà Vân đã ngồi xuống gạch. Họ đang mở những gói to, gói nhỏ ra. Hạt dưa, bò khô, nước ngọt, bia lon... Họ tự nhiên như người trong nhà. Yến Thanh thì đang đứng tựa khung cửa nhìn bức tranh của Bồi vẽ treo trên vách. Đó là bức tranh sơn dầu Bồi mới vẽ. Vẫn phong cảnh hoàng hôn với ráng chiều hư ảo. Thái Cần đứng nghiêng tựa bên cửa sổ. Một chậu hoa nhỏ màu tím. Màu cam của ráng hồng pha thêm màu vàng kim ngập đầy cả bức tranh.
Yến Thanh ngẩn ra ngắm. Ngắm xong quay lại nhìn Thư Bồi.
- Họa sĩ chưa hẳn vẽ được bức tranh như vậy, nếu họ không vì người yêu. Bởi vì... Bức tranh này không phải vẽ bằng kỹ thuật mà còn vẽ bằng cả tấm lòng, cả tình cảm của mình.
Thái Cần nghe phát biểu của Yến Thanh mà giật mình. Cần chợt thấy đỏ mặt, đỏ mặt vì kiêu hãnh, vì xúc động. Nhưng rồi khi đặt ly trà xuống nhìn lên, Cần lại trông thấy ánh mắt của Yến Thanh. Thanh đang nhìn Thư Bồi với một ánh mắt lạ lùng. Ánh mắt dịu dàng say đắm như biết nói và đã được Thư Bồi đáp lại cũng bằng ánh mắt: "Cô lúc nào cũng hiểu rõ trái tim tôi".
Thái Cần thấy tim mình như đập mạnh. Tại sao họ chỉ đứng yên lặng nhìn nhau? Không nói gì cả vậy? Thái Cần cúi xuống, thu dọn lặt vặt rồi bỏ vào nhà bếp. Nhưng Hà Vân đã nắm tay nàng lại.
- Chị Thái Cần. Tôi gọi tên chị được chứ?
- Được, có sao đâu?
- Chị ngồi xuống đây, làm gì vội vã như vậy? Chúng ta ngồi nói chuyện một chút nào? Chị cho chúng tôi biết đi, làm sao chị lại gặp lại anh Thư Bồi? Anh ấy cư xử với chị tốt không? Có ức hiếp gì không? Chị coi chừng đấy. Mấy tay học bên ngành Mỹ thuật chẳng có tay nào hiền đâu.
- Hừ, không được nhe! Trần Tiêu nói - Cô mới đến đây lần đầu mà đã định chia rẽ vợ chồng người ta vậy ư?
- Đâu phải đâu? Hà Vân cãi một hơi - Anh biết tại sao không? Vì em thích Thái Cần. Vừa trông thấy chị ấy là em thích ngay. Em chỉ muốn nhắc nhở. Anh đừng tưởng em không biết mấy ông học ngành nghệ thuật. Chẳng hạn như cái anh chàng họ Triệu đấy. Lúc đầu tỏ ra ta đây là người chung thủy, yêu say đắm cô bé ngành dược. Tình yêu của họ kéo dài được bao nhiêu? Có một năm. Rồi sao? Thay lòng đổi dạ ngay, đó còn chưa nói lại còn bày đặt chê bai người ta, nào là đầu ốc nông cạn, kém hiểu biết, không nhạy bén...
Trần Tiêu như sợ đụng chạm, làm bộ hỏi:
- Hà Vân, em thích ăn hạt dưa không?
Thư Bồi đi tới, nhìn Hà Vân cười:
- Làm gì cô lại bênh vực cho cô bé ngành dược thế? Thật ra thì cô chửi tay họ Triệu kia cũng hơi quá đáng. Cô chưa rõ sự thật bên trong. Cô phải biết rằng, bắt đầu đã sai lầm thì chưa hẳn cái kết thúc là phải đúng. Cô nghĩ có đúng không nào?
- Anh biết được sự thật à?
- Tôi biết này. Yến Thanh bước tới ngồi xuống vừa cắn hạt dưa vừa nói - Tay họ Triệu đó đã kể hết cho tôi nghe. Lúc đầu hắn cũng định cưới cô bé ngành dược kia. Nhưng rồi, gần nhau, họ thấy cái khoảng cách giũa hai người quá lớn. Chẳng hạn như xem tivi. Người thì thích xem hài, kẻ thì thích xem truyện trinh thám. Xem phim người ta thích tình cảm, kẻ lại mê phiêu lưu. Xem tiểu thuyết người thích văn nghệ, kẻ mê kiếp hiệp. Nhưng những cái đó không phải là chuyện lớn. Cái quan trọng là, bạn bè của Triệu lại không phải những người mà cô ấy yêu thích và ngược lại.
- Đúng rồi. Thư Bồi cũng chen vào - Cô bé ngành dược kia chẳng hiểu một tí gì là nghệ thuật. Khi gã họ Triệu dùng hết tâm sức của mình ra để họa chân dung cho cô ta, lại nghe cô nói: Vẽ xấu hơn đi chụp ảnh.
- Ha ha! Trần Tiêu cười lớn - Còn cái chuyện này kỳ cục hơn. Có một lần tên Triệu hắn vẽ chân dung một người nhưng lần ấy hắn vẽ toàn bộ bột màu vàng để vẽ tranh. Cô nàng ngắm một hồi bảo. Cái anh chàng này tám phần mười là bệnh gan và da rồi.
Lời của Trần Tiêu làm Hà Vân cười, cả Yến Thanh cũng cười. Gian nhà ngập đầy tiếng cười vui vẻ. Thái Cần thấy mọi người vui, cảm thấy sự hiện diện của mình trở nên thừa thãi. Ta không phải là một thành viên trong vai cấp của họ Thái Cần không biết gã họ Triệu là ai, co gái ngành dược là ai. Cái đó hoàn toàn ở ngoài thế giới của nàng. Cần chợt nhớ đến món thịt nướng trong bếp. Nhìn đám bạn bè của Thư Bồi, chắc họ sẽ ở lại dùng cơm. Phải có thêm một vài món ăn... Và nàng lặng lẽ bỏ vào bếp... Không có ai chú ý đến sự vắng mặt của Cần nữa.
Ngồi trong bếp Cần vừa làm thức ăn, nhưng cũng vừa lắng nghe những câu chuyện trong phòng khách. Ngôi nhà quá nhỏ. Nên bất cứ một câu chuyện nào nói bên ngoài, ở trong đều nghe. Sau chuyện của anh chàng họ Triệu, đám bạn của Bồi lại bàn tán đến mối tình "thầy trò" nào đó trong trường. Rồi chuyện lạc quyên để giúp đỡ một sinh viên bị bệnh ung thư. Câu chuyện cứ thế tản mạn sang đề tài văn học... Nào Shakespeare, Lamartine, Voltaire, Dickens... đến Tô Vũ, Đỗ Phủ, Lý Bạch... Thái Cần nghe một cách chăm chú. Nàng cũng có đọc qua chút đỉnh văn học Trung Quốc, nhưng lần này nghe Yến Thanh phân tích, Thái Cần mới thấy sự hiểu biết của mình khá nông cạn, nhất là khi nghe Thanh ngâm bài thơ quen thuộc “Trăng sáng bao giờ có. Nâng ly hỏi trời cao".
Thế là câu chuyện quay sang bình luận thơ Đường. Thư Bồi tham gia một cách sôi nổi. Chàng đã giải thích những câu cơ hồ như mâu thuẫn trong văn thơ đòi Đường, đến độ Yến Thanh phải tròn mắt:
- Này này anh chàng họa sĩ. Anh nghiên cứu thơ Đường bao giờ mà rành thế?
- À! Thư Bồi thú thật - Dạ không dám qua mắt nhà thơ ạ. Cái này hôm qua tôi mới học lóm của cha cô thôi.
- Anh tiếp thu nhanh như vậy làm gì cha em chẳng khen ngợi.
- Ồ! Trần Tiêu nâng lon bia lên - Mấy người diễn trò gì thế. Một người nói, rồi một ngưỜi khen. Suýt chút tôi đã lầm. Tôi thấy hai người thật xứng với nhau.
- Trần Tiêu! Tiếng của Yến Thanh nói to - Ông đừng có ăn nói bậy bạ như vậy. Ông muốn ghẹo tôi thế nào cũng được, nhưng ông đừng quên rằng cái ông Thư Bồi này không còn là con sói lang thang nữa nhé. Người ta đã có gia đình, vợ con rồi đấy.
- Vợ con? Trần Tiêu nheo mắt - Có vợ sao chưa cho uống rượu, ai thừa nhận cho nào?
- Trần Tiêu! Lần này đến Hà Vân lên tiếng - Không lẽ ông uống bia mà cũng say ư? Thật kỳ cục!
- Ai kỳ cục? Trần Tiêu cãi lại - Cô kỳ cục thì có.
- Tại sao lại là tôi.
- Bởi vì cô ngồi trước mặt tôi, cô làm tôi say. Đừng nói chi uống bia, uống nước lã mà nhìn cô tôi cũng thấy say ngà.
- Thôi cho tôi can đi. Yến Thanh góp lời, vừa cười vừa tiếp - Hai người nói gì tôi nghe hết rồi đấy, bây giờ khai đi, bằng không khi trở về trường, tôi sẽ kể hết cho mọi người nghe là tai hại lắm đấy.
Thế là câu chuyện lại quay sang tình yêu. Tiếng cười nói lúc nào cũng ngập đầy trong phòng khách. Thái Cần đã làm xong thức ăn. Cơm nước coi như xong xuôi. Nhìn vào đồng hồ, đã 5 giờ rưỡi. Phải thay áo quần, trang điểm mới kịp. Đã đến giờ đi làm!
Thế là Cần đi vào phòng ngủ. Nàng mặc chiếc áo vai phùng màu tím nhạt, chiếc robe sậm màu hơn. Tóc chẻ hai xõa ngang vai. Xong xuôi mới bước ra phòng khách.
- Anh Thư Bồi, cơm canh em đã nấu xong hết, để trong tủ chén. Bao giờ đói quý vị cứ tự nhiên. Đã đến giờ em đi làm, em không thể ở lại đây tiếp các bạn. Xin lỗi nhé.
Trần Tiêu nhìn vợ bạn, huýt sáo.
- Ồ, Thư Bồi. Bây giờ ta mới biết tại sao mi lại yêu vợ như Vậy. Bà xã mi đẹp quá.
Yến Thanh cũng nhìn Cần không chớp mắt, hơi ngạc nhiên.
- Đi làm? Sao đi làm tối thế này?
Có lẽ cô ấy tưởng là mình làm vũ nữ. Thái Cần thầm nghĩ. Nàng có vẻ buồn buồn. Nhưng Thư Bồi đã bước tới, đặt tay lên vai nàng:
- Em không thể xin nghỉ một bữa được sao?
Thái Cần chăm chú nhìn chồng, như tìm hiểu:
- Nếu anh thấy em cần ở nhà - Thái Cần nói - Nếu anh thấy sự hiện diện của em là cần thiết, thì em sẽ điện thoại đến đấy báo nghỉ vậy. Em sẽ nhờ Nhược Phi đàn thế cho em một bữa.
Thư Bồi ngỡ ngàng.
- Nhược Phi? Ai vậy?
- Một người thợ đàn organ như em.
- Đàn ông hay đàn bà?
- Đàn ông.
- Cũng có nhạc đàn ông làm nhạc công organ nữa à?
- Dĩ nhiên rồi, cái nghề này đâu phải dành riêng cho đàn bà con gái đâu? Ông Quan Nhược Phi là tay chơi organ nổi tiếng, một đêm ông ấy chơi những ba nơi lận. Thế nào? Anh có cần em ở nhà không?
Thư Bồi suy nghĩ rồi lắc đầu:
- Thôi khỏi, em đi đi!
Thái Cần cắn nhẹ môi. Có một cái gì đó như con sóng, một con sóng buồn phiền, lao xao trong lòng. Thư Bồi, tại sao anh không bảo em ở lại? Tại sao? Anh không muốn em ngang hàng với bạn bè anh à? Anh xấu hổ ư? Thái Cần liếc nhanh những người bạn của Bồi. Bốn người. Như hai cặp. Họ chuyện trò rất tâm đắc. Trình độ họ ngang nhau, họ hiểu biết lịch thiệp. Thái Cần nở nụ cười buồn, nói chung là...
- Thôi, xin chào hết quý vi.
Rồi bước ra cửa, khép cửa lại. Thái Cần còn nghe rõ những lời trao đổi bên trong. Giọng của Yến Thanh:
- Chị ấy đi đâu vậy?
Giọng của Thư Bồi không vui lắm.
- Cô ấy đàn điện tử cho một nhà hàng lớn.
Rồi giọng của Hà Vân.
- Nhà hàng à? Đó là nơi khá phức tạp.
Trong khi Trần Tiêu lại khen hết lời.
- Ồ, chị ấy đẹp quá. Nói thật, cô ấy đẹp gắp trăm ngàn lần cô nàng ở khoa dược. Thư Bồi, mi nhớ nhé. Đừng để tên Triệu thấy mặt vợ ngươi, bằng không nguy đấy.
Hà Vân nói lớn:
- Hừ. Tôi bây giờ mới thấy ông đáng sợ. Ông ghê lắm đấy?
- Tôi ghê ư? Trần Tiêu cười hì hì - Tôi thì với cô mới xứng thôi.
Cả phòng lại vang lên tiếng cười. Tiếng cười thật dòn, thật vô tư. Thái Cần bất giác ngẩng lên nhìn bầu trời. Ráng chiều đang tan biến dần cuối chân trời. Không hiểu sao nàng lại thấy muốn khóc. Mọi vật như nhạt nhòa. Cần vội vã bước xuống cầu thang, nàng muốn trốn ngay, trốn khỏi những tiếng cười như đang trêu cợt. Tiếng cười của mùa xuân vui vẻ. Cần đi như trốn chạy và chẳng mấy chốc, nàng đã hòa người vào dòng người xuôi ngược giữa phố phường đông đúc.
Yến Thanh ngẩn ra ngắm. Ngắm xong quay lại nhìn Thư Bồi.
- Họa sĩ chưa hẳn vẽ được bức tranh như vậy, nếu họ không vì người yêu. Bởi vì... Bức tranh này không phải vẽ bằng kỹ thuật mà còn vẽ bằng cả tấm lòng, cả tình cảm của mình.
Thái Cần nghe phát biểu của Yến Thanh mà giật mình. Cần chợt thấy đỏ mặt, đỏ mặt vì kiêu hãnh, vì xúc động. Nhưng rồi khi đặt ly trà xuống nhìn lên, Cần lại trông thấy ánh mắt của Yến Thanh. Thanh đang nhìn Thư Bồi với một ánh mắt lạ lùng. Ánh mắt dịu dàng say đắm như biết nói và đã được Thư Bồi đáp lại cũng bằng ánh mắt: "Cô lúc nào cũng hiểu rõ trái tim tôi".
Thái Cần thấy tim mình như đập mạnh. Tại sao họ chỉ đứng yên lặng nhìn nhau? Không nói gì cả vậy? Thái Cần cúi xuống, thu dọn lặt vặt rồi bỏ vào nhà bếp. Nhưng Hà Vân đã nắm tay nàng lại.
- Chị Thái Cần. Tôi gọi tên chị được chứ?
- Được, có sao đâu?
- Chị ngồi xuống đây, làm gì vội vã như vậy? Chúng ta ngồi nói chuyện một chút nào? Chị cho chúng tôi biết đi, làm sao chị lại gặp lại anh Thư Bồi? Anh ấy cư xử với chị tốt không? Có ức hiếp gì không? Chị coi chừng đấy. Mấy tay học bên ngành Mỹ thuật chẳng có tay nào hiền đâu.
- Hừ, không được nhe! Trần Tiêu nói - Cô mới đến đây lần đầu mà đã định chia rẽ vợ chồng người ta vậy ư?
- Đâu phải đâu? Hà Vân cãi một hơi - Anh biết tại sao không? Vì em thích Thái Cần. Vừa trông thấy chị ấy là em thích ngay. Em chỉ muốn nhắc nhở. Anh đừng tưởng em không biết mấy ông học ngành nghệ thuật. Chẳng hạn như cái anh chàng họ Triệu đấy. Lúc đầu tỏ ra ta đây là người chung thủy, yêu say đắm cô bé ngành dược. Tình yêu của họ kéo dài được bao nhiêu? Có một năm. Rồi sao? Thay lòng đổi dạ ngay, đó còn chưa nói lại còn bày đặt chê bai người ta, nào là đầu ốc nông cạn, kém hiểu biết, không nhạy bén...
Trần Tiêu như sợ đụng chạm, làm bộ hỏi:
- Hà Vân, em thích ăn hạt dưa không?
Thư Bồi đi tới, nhìn Hà Vân cười:
- Làm gì cô lại bênh vực cho cô bé ngành dược thế? Thật ra thì cô chửi tay họ Triệu kia cũng hơi quá đáng. Cô chưa rõ sự thật bên trong. Cô phải biết rằng, bắt đầu đã sai lầm thì chưa hẳn cái kết thúc là phải đúng. Cô nghĩ có đúng không nào?
- Anh biết được sự thật à?
- Tôi biết này. Yến Thanh bước tới ngồi xuống vừa cắn hạt dưa vừa nói - Tay họ Triệu đó đã kể hết cho tôi nghe. Lúc đầu hắn cũng định cưới cô bé ngành dược kia. Nhưng rồi, gần nhau, họ thấy cái khoảng cách giũa hai người quá lớn. Chẳng hạn như xem tivi. Người thì thích xem hài, kẻ thì thích xem truyện trinh thám. Xem phim người ta thích tình cảm, kẻ lại mê phiêu lưu. Xem tiểu thuyết người thích văn nghệ, kẻ mê kiếp hiệp. Nhưng những cái đó không phải là chuyện lớn. Cái quan trọng là, bạn bè của Triệu lại không phải những người mà cô ấy yêu thích và ngược lại.
- Đúng rồi. Thư Bồi cũng chen vào - Cô bé ngành dược kia chẳng hiểu một tí gì là nghệ thuật. Khi gã họ Triệu dùng hết tâm sức của mình ra để họa chân dung cho cô ta, lại nghe cô nói: Vẽ xấu hơn đi chụp ảnh.
- Ha ha! Trần Tiêu cười lớn - Còn cái chuyện này kỳ cục hơn. Có một lần tên Triệu hắn vẽ chân dung một người nhưng lần ấy hắn vẽ toàn bộ bột màu vàng để vẽ tranh. Cô nàng ngắm một hồi bảo. Cái anh chàng này tám phần mười là bệnh gan và da rồi.
Lời của Trần Tiêu làm Hà Vân cười, cả Yến Thanh cũng cười. Gian nhà ngập đầy tiếng cười vui vẻ. Thái Cần thấy mọi người vui, cảm thấy sự hiện diện của mình trở nên thừa thãi. Ta không phải là một thành viên trong vai cấp của họ Thái Cần không biết gã họ Triệu là ai, co gái ngành dược là ai. Cái đó hoàn toàn ở ngoài thế giới của nàng. Cần chợt nhớ đến món thịt nướng trong bếp. Nhìn đám bạn bè của Thư Bồi, chắc họ sẽ ở lại dùng cơm. Phải có thêm một vài món ăn... Và nàng lặng lẽ bỏ vào bếp... Không có ai chú ý đến sự vắng mặt của Cần nữa.
Ngồi trong bếp Cần vừa làm thức ăn, nhưng cũng vừa lắng nghe những câu chuyện trong phòng khách. Ngôi nhà quá nhỏ. Nên bất cứ một câu chuyện nào nói bên ngoài, ở trong đều nghe. Sau chuyện của anh chàng họ Triệu, đám bạn của Bồi lại bàn tán đến mối tình "thầy trò" nào đó trong trường. Rồi chuyện lạc quyên để giúp đỡ một sinh viên bị bệnh ung thư. Câu chuyện cứ thế tản mạn sang đề tài văn học... Nào Shakespeare, Lamartine, Voltaire, Dickens... đến Tô Vũ, Đỗ Phủ, Lý Bạch... Thái Cần nghe một cách chăm chú. Nàng cũng có đọc qua chút đỉnh văn học Trung Quốc, nhưng lần này nghe Yến Thanh phân tích, Thái Cần mới thấy sự hiểu biết của mình khá nông cạn, nhất là khi nghe Thanh ngâm bài thơ quen thuộc “Trăng sáng bao giờ có. Nâng ly hỏi trời cao".
Thế là câu chuyện quay sang bình luận thơ Đường. Thư Bồi tham gia một cách sôi nổi. Chàng đã giải thích những câu cơ hồ như mâu thuẫn trong văn thơ đòi Đường, đến độ Yến Thanh phải tròn mắt:
- Này này anh chàng họa sĩ. Anh nghiên cứu thơ Đường bao giờ mà rành thế?
- À! Thư Bồi thú thật - Dạ không dám qua mắt nhà thơ ạ. Cái này hôm qua tôi mới học lóm của cha cô thôi.
- Anh tiếp thu nhanh như vậy làm gì cha em chẳng khen ngợi.
- Ồ! Trần Tiêu nâng lon bia lên - Mấy người diễn trò gì thế. Một người nói, rồi một ngưỜi khen. Suýt chút tôi đã lầm. Tôi thấy hai người thật xứng với nhau.
- Trần Tiêu! Tiếng của Yến Thanh nói to - Ông đừng có ăn nói bậy bạ như vậy. Ông muốn ghẹo tôi thế nào cũng được, nhưng ông đừng quên rằng cái ông Thư Bồi này không còn là con sói lang thang nữa nhé. Người ta đã có gia đình, vợ con rồi đấy.
- Vợ con? Trần Tiêu nheo mắt - Có vợ sao chưa cho uống rượu, ai thừa nhận cho nào?
- Trần Tiêu! Lần này đến Hà Vân lên tiếng - Không lẽ ông uống bia mà cũng say ư? Thật kỳ cục!
- Ai kỳ cục? Trần Tiêu cãi lại - Cô kỳ cục thì có.
- Tại sao lại là tôi.
- Bởi vì cô ngồi trước mặt tôi, cô làm tôi say. Đừng nói chi uống bia, uống nước lã mà nhìn cô tôi cũng thấy say ngà.
- Thôi cho tôi can đi. Yến Thanh góp lời, vừa cười vừa tiếp - Hai người nói gì tôi nghe hết rồi đấy, bây giờ khai đi, bằng không khi trở về trường, tôi sẽ kể hết cho mọi người nghe là tai hại lắm đấy.
Thế là câu chuyện lại quay sang tình yêu. Tiếng cười nói lúc nào cũng ngập đầy trong phòng khách. Thái Cần đã làm xong thức ăn. Cơm nước coi như xong xuôi. Nhìn vào đồng hồ, đã 5 giờ rưỡi. Phải thay áo quần, trang điểm mới kịp. Đã đến giờ đi làm!
Thế là Cần đi vào phòng ngủ. Nàng mặc chiếc áo vai phùng màu tím nhạt, chiếc robe sậm màu hơn. Tóc chẻ hai xõa ngang vai. Xong xuôi mới bước ra phòng khách.
- Anh Thư Bồi, cơm canh em đã nấu xong hết, để trong tủ chén. Bao giờ đói quý vị cứ tự nhiên. Đã đến giờ em đi làm, em không thể ở lại đây tiếp các bạn. Xin lỗi nhé.
Trần Tiêu nhìn vợ bạn, huýt sáo.
- Ồ, Thư Bồi. Bây giờ ta mới biết tại sao mi lại yêu vợ như Vậy. Bà xã mi đẹp quá.
Yến Thanh cũng nhìn Cần không chớp mắt, hơi ngạc nhiên.
- Đi làm? Sao đi làm tối thế này?
Có lẽ cô ấy tưởng là mình làm vũ nữ. Thái Cần thầm nghĩ. Nàng có vẻ buồn buồn. Nhưng Thư Bồi đã bước tới, đặt tay lên vai nàng:
- Em không thể xin nghỉ một bữa được sao?
Thái Cần chăm chú nhìn chồng, như tìm hiểu:
- Nếu anh thấy em cần ở nhà - Thái Cần nói - Nếu anh thấy sự hiện diện của em là cần thiết, thì em sẽ điện thoại đến đấy báo nghỉ vậy. Em sẽ nhờ Nhược Phi đàn thế cho em một bữa.
Thư Bồi ngỡ ngàng.
- Nhược Phi? Ai vậy?
- Một người thợ đàn organ như em.
- Đàn ông hay đàn bà?
- Đàn ông.
- Cũng có nhạc đàn ông làm nhạc công organ nữa à?
- Dĩ nhiên rồi, cái nghề này đâu phải dành riêng cho đàn bà con gái đâu? Ông Quan Nhược Phi là tay chơi organ nổi tiếng, một đêm ông ấy chơi những ba nơi lận. Thế nào? Anh có cần em ở nhà không?
Thư Bồi suy nghĩ rồi lắc đầu:
- Thôi khỏi, em đi đi!
Thái Cần cắn nhẹ môi. Có một cái gì đó như con sóng, một con sóng buồn phiền, lao xao trong lòng. Thư Bồi, tại sao anh không bảo em ở lại? Tại sao? Anh không muốn em ngang hàng với bạn bè anh à? Anh xấu hổ ư? Thái Cần liếc nhanh những người bạn của Bồi. Bốn người. Như hai cặp. Họ chuyện trò rất tâm đắc. Trình độ họ ngang nhau, họ hiểu biết lịch thiệp. Thái Cần nở nụ cười buồn, nói chung là...
- Thôi, xin chào hết quý vi.
Rồi bước ra cửa, khép cửa lại. Thái Cần còn nghe rõ những lời trao đổi bên trong. Giọng của Yến Thanh:
- Chị ấy đi đâu vậy?
Giọng của Thư Bồi không vui lắm.
- Cô ấy đàn điện tử cho một nhà hàng lớn.
Rồi giọng của Hà Vân.
- Nhà hàng à? Đó là nơi khá phức tạp.
Trong khi Trần Tiêu lại khen hết lời.
- Ồ, chị ấy đẹp quá. Nói thật, cô ấy đẹp gắp trăm ngàn lần cô nàng ở khoa dược. Thư Bồi, mi nhớ nhé. Đừng để tên Triệu thấy mặt vợ ngươi, bằng không nguy đấy.
Hà Vân nói lớn:
- Hừ. Tôi bây giờ mới thấy ông đáng sợ. Ông ghê lắm đấy?
- Tôi ghê ư? Trần Tiêu cười hì hì - Tôi thì với cô mới xứng thôi.
Cả phòng lại vang lên tiếng cười. Tiếng cười thật dòn, thật vô tư. Thái Cần bất giác ngẩng lên nhìn bầu trời. Ráng chiều đang tan biến dần cuối chân trời. Không hiểu sao nàng lại thấy muốn khóc. Mọi vật như nhạt nhòa. Cần vội vã bước xuống cầu thang, nàng muốn trốn ngay, trốn khỏi những tiếng cười như đang trêu cợt. Tiếng cười của mùa xuân vui vẻ. Cần đi như trốn chạy và chẳng mấy chốc, nàng đã hòa người vào dòng người xuôi ngược giữa phố phường đông đúc.