Hùng Vương cai trị đất Phong Châu, đặt tên là nước Văn Lang.
Nước Văn Lang được chia thành nhiều khu vực cho các anh em mỗi người cai quản một nơi.
Dân chúng thời đó lấy vỏ cây làm áo mặc, lấy cỏ dệt thành chiếu đắp thân, lấy nước nhựa cây làm rượu uống, lấy bột cây khoai lang làm cơm, lấy cá làm mắm, lấy rễ củ gừng làm muối, lấy ống tre làm nồi nấu gạo nếp, làm nhà sàn để tránh hùm beo, sói dữ.
Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng núi.
Con trẻ mới sinh thì lấy lá chuối lót người .
Nam nữ lấy nhau thì lấy trâu làm lễ thành hôn.
Khi chết thì lấy cối chày mà giã để người hàng xóm biết đến giúp đỡ.
Con trai gọi là quan lang, con gái gọi là mị nương.
Cha chết thì truyền ngôi cho con cả, người nào cũng xưng hiệu là Hùng Vương.
Trong nước có nhiều ao hồ, sông biển, nên dân chúng làm nghề biển hay bị thuồng luồng, cá sấu ăn thịt, vì vậy Hùng vương mới bảo dân lấy nhựa cây chàm vẽ hình rồng vào người để khi xuống biển, thuồng luồng tưởng là người cùng giống Rồng mà không ăn thịt.
(Tác giả Hoàng Trọng Miên, nguồn Việt Nam Văn học Toàn thư, quyển I trang 91-92)
* Chú thích:
Hùng Vương vừa là người chỉ huy quân sự vừa chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc tướng, lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.
- Hùng Dương (Lộc Tục)
- Hùng Hiền (Lạc Long Quân)
- Hùng Lân (vua)
- Hùng Việp
- Hùng Hy (trước)
- Hùng Huy
- Hùng Chiêu
- Hùng Vỹ
- Hùng Định
- Hùng Hy (sau)(Chữ "Hy" trong Hùng Vương thứ 5 và thứ 10 có ý nghĩa và cách viết khác nhau)
- Hùng Trinh
- Hùng Võ
- Hùng Việt
- Hùng Anh
- Hùng Triều
- Hùng Tạo
- Hùng Nghị
- Hùng Duệ
(Nguồn wikipedia)
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngựợc về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngựợc về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.