Hương Lang đi về phía Nam Định thời bấy giờ là cửa Thần phù, rồi chàng lại đi tới miền sông Hồng. Chưa được như ý, chàng đi tới miền Sơn tây là miền nhiều núi cao, chàng gặp quả núi có 3 ngọn gọi là Ba vì, ngọn chính xòe ra như cái tán nên gọi là Tản viên.
Hương Lang thích quá nên ở lại núi này, cho xây dựng nhà cửa... Núi Tản viên từ đây thuộc về Hương Lang, mà người ta sau gọi ông là thần núi Tản.
Theo tục truyền, thì thần núi thường hiện ra theo hình đám mây ngũ sắc xanh đỏ trắng tím vàng vấn vương trên đỉnh núi.
(Nguồn Đoàn Xuân Hà)
* Chú thích:
Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Đỉnh non Tản, mây trời man mác
Giải sông Đà, bọt nước lênh đênh.
Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Đỉnh non Tản, mây trời man mác
Giải sông Đà, bọt nước lênh đênh.
(Tản Đà)