Ngày xưa có những người thủy chung trong tình vợ chồng, trong tình đất nước thật đáng kính phục.
Ngày xưa ở vùng Bắc Ninh là đất nổi tiếng có nhiều con gái đẹp, có một cô gái làng Cách bi, về làm vợ ông cử nhân Nguyên Hanh, giữ chức tri huyện Thủy đường, người ta vẫn thường gọi là bà huyện Thủy đường. Lấy chồng sinh được một con trai vừa được 7 tháng thì chồng mất. Bà huyện đang còn trẻ đẹp, nhưng nhất quyết ở vậy thờ chồng nuôi con.
Trong làng có tên lý trưởng, vốn là tay cường hào, thấy bà huyện goá đang độ "gái một con trông mòn con mắt" nên thường kiếm cách trêu ghẹo. Muốn được yên thân nuôi con, bà khôn khéo từ chối, bảo chờ đến ngày bà đoạn tang chồng. Một hôm tên lý trưởng đón đường bà đi chợ về, xông ra ôm bà. Bà bỏ chạy về nhà, lạy bàn thờ chồng, rồi trao nhà cửa cho họ hàng, bế con lên chùa Kim giang để tu. Khi con trai được 7 tuổi, bà đưa con trở về nhà, bày lễ tế chồng, giết trâu mời họ hàng và xóm làng đến dự tiệc. Tên lý trưởng đã làm nhục bà lò mò đến, hí hửng nhắc đến lời hứa hẹn cũ. Bà trả lời rằng đợi cúng chồng xong rồi sẽ bàn tính đến.
Trước đông đủ mặt bà con làng xóm, bà lạy bàn thờ chồng xong rồi cầm dao sắc chỉ vào mặt tên lý trưởng mà kể tội làm nhục bà trước kia. Bà nói rằng bà còn sống đến nay là vì đứa con trai nối nghiệp còn nhỏ, bây giờ bà có thể gửi con lại cho họ Nguyễn mà chết theo chồng cho trọn tiết nghĩa. Nói xong, bà tự cắt đứt lìa bên vú đã bị tên lý trưởng chọc ghẹo trước kia, rồi ngã xuống chết. Cả họ liền bắt trói tên cường hào giái lên quan trên trị tội.
Con trai bà huyện Thủy đường là Nguyễn Cao, về sau học hành thi đỗ ra làm quan vào cuối triều vua Tự đức. Khi mất nước, Nguyễn Cao bỏ quan về làng, dù rất nghèo túng. Người Pháp dụ ông ra làm quan, nhưng ông từ chối, họ bảo ông rằng:
- Chúng tôi nghi bụng ông lắm,
- Nguyễn Cao trả lòi: các ông nghi thì để tôi vạch bụng ra cho mà xem.
Vừa nói, ông vừa lấy móng tay bấm thủng bụng, lôi ruột ra. Người Pháp vội vàng đưa thầy thuốc đến cứu chữa, nhét ruột ông vào. Không được chết phô bày gan ruột yêu nước của mình, Nguyễn Cao liền cắn lưỡi tự tử.
Dân gian khi nhắc đến mẹ con bà, thường nói: " Mẹ anh hùng sinh ra con hào kiệt".
Trong làng có tên lý trưởng, vốn là tay cường hào, thấy bà huyện goá đang độ "gái một con trông mòn con mắt" nên thường kiếm cách trêu ghẹo. Muốn được yên thân nuôi con, bà khôn khéo từ chối, bảo chờ đến ngày bà đoạn tang chồng. Một hôm tên lý trưởng đón đường bà đi chợ về, xông ra ôm bà. Bà bỏ chạy về nhà, lạy bàn thờ chồng, rồi trao nhà cửa cho họ hàng, bế con lên chùa Kim giang để tu. Khi con trai được 7 tuổi, bà đưa con trở về nhà, bày lễ tế chồng, giết trâu mời họ hàng và xóm làng đến dự tiệc. Tên lý trưởng đã làm nhục bà lò mò đến, hí hửng nhắc đến lời hứa hẹn cũ. Bà trả lời rằng đợi cúng chồng xong rồi sẽ bàn tính đến.
Trước đông đủ mặt bà con làng xóm, bà lạy bàn thờ chồng xong rồi cầm dao sắc chỉ vào mặt tên lý trưởng mà kể tội làm nhục bà trước kia. Bà nói rằng bà còn sống đến nay là vì đứa con trai nối nghiệp còn nhỏ, bây giờ bà có thể gửi con lại cho họ Nguyễn mà chết theo chồng cho trọn tiết nghĩa. Nói xong, bà tự cắt đứt lìa bên vú đã bị tên lý trưởng chọc ghẹo trước kia, rồi ngã xuống chết. Cả họ liền bắt trói tên cường hào giái lên quan trên trị tội.
Con trai bà huyện Thủy đường là Nguyễn Cao, về sau học hành thi đỗ ra làm quan vào cuối triều vua Tự đức. Khi mất nước, Nguyễn Cao bỏ quan về làng, dù rất nghèo túng. Người Pháp dụ ông ra làm quan, nhưng ông từ chối, họ bảo ông rằng:
- Chúng tôi nghi bụng ông lắm,
- Nguyễn Cao trả lòi: các ông nghi thì để tôi vạch bụng ra cho mà xem.
Vừa nói, ông vừa lấy móng tay bấm thủng bụng, lôi ruột ra. Người Pháp vội vàng đưa thầy thuốc đến cứu chữa, nhét ruột ông vào. Không được chết phô bày gan ruột yêu nước của mình, Nguyễn Cao liền cắn lưỡi tự tử.
Dân gian khi nhắc đến mẹ con bà, thường nói: " Mẹ anh hùng sinh ra con hào kiệt".
(Nguồn Đoàn Xuân Hà )
* Chú thích:
Nguyễn Cao (1828 - 1887) người làng Cách Bi, Bắc Ninh. Ông đỗ giải nguyên khoa Đinh Mão (1867), từng làm bố chánh Thái Nguyên. Khi giặc Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông bỏ quan, tổ chức khởi nghĩa chống Pháp. Nghĩa quân Nguyễn Cao đã từng tập kích vào khu vực Đồn Thủy lúc đó là đầu não của chính quyền Pháp tại Hà Nội. Tới năm 1886, vì lực lượng yếu, ông phải lánh về vùng Sơn Lãng. Ngày 4-4-1887, giặc Pháp sục tới đây bắt ông. Chúng đem về Hà Nội tra khảo. Nhân trong 1 lần bị hỏi cung, ông mắng bọn giặc rồi tự cấu bụng lôi ruột ra tự tử. Biết không dụ dỗ được nữa, chúng đem ông xử chém ở Vườn Dừa, tức nay là quảng trường Đông Kinh nghĩa thục.
(Nguồn diachiso.vn)