14/3/12

Trở về từ kiếp sau - Người cứu hộ bí hiểm


Phần 1: Người cứu hộ bí hiểm

Định tắm biển từ rất sớm, nhưng suốt buổi chiều hầu như không lúc nào vắng khách, cho nên mãi đến gần sáu giờ chiều Mỹ Lan mới rảnh. Cô nhìn những đợt sóng trắng xoá đang ập vào các ghềnh đá mà reo lên thích thú. Cái thú rất riêng của Lan là được nhảy sóng, mà phải là sóng lớn như thế này!

Thấy trời tối, Mỹ Lan tiếc rẻ, chép miệng:

- Uổng quá!

Cô muốn bỏ ý định xuống nước vào giờ này, nhưng cứ nhìn tới nhìn lui những cuộn sóng, cuối cùng cô lại quyết định thay đồ xuống bãi biển! Lúc Mỹ Lan đón đợt sóng đầu tiên thì đồng hồ trên tay cô chỉ đúng 6 giờ 30 phút.

Lan bơi rất cừ, nên cô dám ra xa gần cây số, nhưng lần này do trời tối và sóng hơi lớn, nên cô chỉ nhảy sóng ở cách bờ vài chục mét.

Thích thú với làn nước trong xanh mát lạnh, nên Lan tha hồ đón hết đợt sóng này tới đợt sóng khác. Đến khi nhìn chung quanh chẳng còn thấy ai ngoài cô ra, đáng lý Lan đã phải leo lên bờ, nhưng mải mê sóng biển và thích được tắm trong điều kiện vắng vẻ nhất, nên Mỹ Lan hứng thú bơi ra xa một chút.

Và xa thêm chút nữa... đến lúc nhìn lại thì không thấy bờ nữa, Mỹ Lan hơi giật mình, quay người bơi trở vào. Một vật gì đó chạm nhẹ vào chân khiến Mỹ Lan nghĩ ngay tới loài cá đuối, mối hoạ cho những người bơi xa bờ! Cô hít sâu một hơi rồi rao mạnh theo chiều cơn sóng, để thoát khỏi nơi đó. Nhưng... cô bị hụt hẫng sau khi rơi từ ngọn sóng xuống vùng nước sâu. Chới với, nhưng nhờ bản lĩnh của một người bơi giỏi, cộng với kinh nghiệm, Mỹ Lan vẫn ngoi lên được.

Tuy nhiên, hình như có vật gì đó vướng ở cổ chân, nên vừa ngoi lên thì lập tức cô bị lôi trở xuống. Lan hơi hoảng, cô kêu lên:

- Vướng lưới!

Mảnh lưới này có thể là lưới bị đứt, trôi dạt vào đây, sẽ là vô phúc cho ai vướng phải, có thể chết ngạt do không bơi được!

Mỹ Lan cố rướn người lên và hy vọng các đợt sóng sẽ giúp cô trôi nhanh vào bờ. Tuy nhiên, ngay sau đó thì Lan hốt hoảng khi chân cô như đang bị ai đó trì kéo xuống, do đó khi đợt sóng ào tới thì thay vì nhảy lên theo ngọn sóng, trái lại Lan bị chìm xuống. Cứ như thế, cô chịu ba lần sóng dâng lên và hạ xuống mà không thoát đi được mét nào, miệng thì đã bị nước tràn vào, khiến cô phải cố lắm mới không bị sặc nước. Mà sặc nước trong hoàn cảnh này đồng nghĩa với để nước tràn vào phổi!

Chịu đựng đến lần thứ tư thì toàn thân Mỹ Lan hầu như tê liệt, không còn phản ứng gì khi đợt sóng tràn tới. Người cô chìm nghỉm xuống nước...

° ° °

Mở choàng mắt ra mà Mỹ Lan vẫn chưa tin là mình còn sống! Cô kêu lên một tiếng vô nghĩa, như một phản ứng tự nhiên của người chết đuối! Và đáp lại cô là một giọng người trầm ấm:

- Thoát rồi! Mừng cho cô!

Bấy giờ Mỹ Lan mới nhìn lại và bắt gặp một thanh niên to cao, da sạm nắng, anh ta đang nhìn mình chăm chú.

- Anh là...

- Là người đã cứu cô từ ngoài biển vào đây!

- Vậy ra...

Lan muốn hỏi có phải anh ta đã kéo chân mình xuống, khiến phải ngạt thở, nhưng anh chàng đã nói liền:

- Tôi từ trên bờ, vô tình nhìn ra thấy có ai đó đang chới với theo mấy ngọn sóng, nên tôi đã bơi ra. May mà còn cứu kịp cô...

Nghe cách anh ta nói thì rõ ràng đây là vị cứu tinh của mình, Mỹ Lan thay đổi giọng:

- Xin cảm ơn anh.

Cô muốn nói thêm, nhưng khi phát hiện chỗ cô đang nằm là một cái lều vải thấp lè tè, cô ngạc nhiên:

- Đây là đâu vậy?

- Là lều tạm của tôi. Tôi ở đây để trông chừng chiếc tàu đang mắc cạn ngoài kia. Cô có thấy chiếc tàu đó không?

Mỹ Lan có thấy gì đâu, cô lắc đầu:

- Không thấy, bởi tôi mới tới hồi trưa.

- Thảo nào...

Lan hiểu là anh ta đang chê mình điều gì đó, nên hỏi lại:

- Anh nói thảo nào là sao? Nói tôi không phải là dân rành biển hả?

Anh chàng vẫn giữ giọng dễ mến:

- Là người mới tới thảo nào cô không biết chỗ mà cô tắm lúc chiều là vùng cấm. Nơi đó vừa nhiều sóng cao lại có đá ngầm, và còn nguy hiểm hơn là những dòng nước xoáy ngầm bên dưới. Dân lặn biển chuyên nghiệp mà còn tiêu mạng ở đó, nữa là...

Anh ta nói xong bước ra ngoài liền. Từ ngoài, anh ta nói vọng vào:

- Ở đây cách chỗ cô trọ không xa lắm, nhưng bây giờ là nửa đêm, cô nên ngủ lại lây, sáng hãy về sớm!

Anh ta nói xong thì đi mất. Nằm trong lều, Mỹ Lan không an tâm, nên bật dậy bước ra ngoài. Bầu trời đêm tối đen, phía trước cũng một màu đen, tuy nhiên nghe tiếng sóng vỗ và thỉnh thoảng nhìn thấy đầu ngọn sóng trắng xoá, cho Lan hiểu ở đây là bãi biển.

Nhìn quanh không thấy anh chàng kia đâu, cô đâm hoảng. Anh ta ở đây cũng là một mối lo, nhưng dẫu sao thì anh ta cũng là người đã cứu mình, có anh ta sẽ là một bảo đảm, hơn là phải ở lại một mình giữa một nơi cô tịch và trong màn đêm như thế này!

- Anh gì ơi!

Lan kêu lần đầu hơi nhỏ, lần sau to hơn. Nhưng trước sau gì anh ta cũng không lên tiếng.

- Hay là...

Cô nhìn xuống và mới phát hiện ra trên người đang khoác một chiếc sơ mi của nam giới. Lúc này cô mới nhớ ra là lúc bị chìm thì mình đang mặc đồ tắm, chắc là lúc cứu mình lên đây anh ta đã lấy áo của anh ta để mặt cho mình.

- Anh ta đã... thay đồ cho mình sao?

Mỹ Lan giở vạt áo ngoài lên và thở phào. Bên trong vẫn còn nguyên bộ áo tắm, như vậy chứng tỏ anh chàng đã không hề đụng chạm gì đến cô.

- Mô Phật!

Lan thở phào và quyết định thật nhanh, phải trở về khách sạn thôi!

Cô bước thật nhanh theo bãi biển, nhắm hướng có ngọn hải đăng trên đỉnh núi, nơi mà cô không lầm là khách sạn sát biển của mình...

Đến khi về gần tới nơi thì Lan mới chợt nhớ là trên người cô vẫn còn mặt chiếc áo sơ mi nam.

- Ôi chao, áo của anh ta!

Muốn trở lại cởi trả cho anh ta, nhưng Mỹ Lan lưỡng lự. Sau cùng, cô tự bảo:

- Sáng mai trở lại tìm anh ta cũng được.

Lan đi thẳng vào phòng tắm khi vừa về đến. Tắm táp một lúc tỉnh người, cô nàng trở ra và lúc này mới ngả lưng lên giường, thở phào một hơi.

- Thoát nạn!

Bất chợt cô nhìn sang gối bên cạnh và giật mình khi thấy có mảnh giấy trên đó với dòng chữ viết khá đẹp: Chúc cô ngủ ngon và đừng bận tâm gì đến chiếc áo cũ đó. Xin chào.

- Của anh ta!

Mỹ Lan cứ thắc mắc mãi, chẳng hiểu làm cách nào anh ta vào được phòng mình?

Nhìn đồng hồ tay thấy đã hơn 12 giờ, nếu còn sớm thì chắc chắn là Mỹ Lan đã chạy đi tìm bảo vệ khách sạn hoặc phục vụ phòng để hỏi. Tính của Lan là hễ

có gì lấn cấn trong đầu thì không tài nào ngủ được, cộng thêm chuyện chết đuối hồi chiều cứ ám ảnh hoài, khiến dù đã nằm đến hơn một giờ mà cô vẫn không tài nào chợp mắt được.

Phải đến gần sáng thì cơn buồn ngủ mới đến một cách muộn màng. Mỹ Lan ngủ có đến vài tiếng. Khi giật mình tỉnh giấc do tiếng huyên náo bên ngoài, Lan nhìn đồng hồ và bật dậy ngay. Đã hơn 9 giờ!

Khi mở cửa ra, Mỹ Lan nghe người phục vụ phòng nói:

- Sáng nay khi cô còn đang ngủ thì có hai người bạn của cô hôm qua trở lại, họ tính rủ cô đi đâu, nhưng kêu cửa hoài không nghe cô lên tiếng nên họ đi rồi, hẹn trưa sẽ trở lại.

- Ngoài hai người đó, còn có ai nữa không?

- Dạ không.

- Nè chị, đêm qua lúc tôi đi ra ngoài, chị có thấy ai lẻn vào phòng tôi không?

Chị phục vụ cười:

- Làm sao lẻn vào được! Phòng này ngoài cô ra, chỉ có chúng tôi là có chìa khoá để mở vào thay nệm hay làm vệ sinh thôi. Bộ cô bị mất cái gì sao?

Mỹ Lan biết có nói ra cũng chẳng ích lợi gì, lắc đầu:

- Không có gì. Chỉ là tôi thấy gì đó là lạ thoi. Cảm ơn chị.

Sau khi thay quần áo, Mỹ Lan quyết định sẽ đi tìm anh chàng đêm qua để trả lại chiếc áo và cảm ơn anh ta lần nữa. Nhưng khi tìm chiếc sơ mi mà mình mắc trong phòng tắm thì không còn thấy nó đâu, Mỹ Lan hốt hoảng chạy ra ngoài gọi chị phục vụ hồi nãy:

- Rõ ràng có ai đó vào phòng tôi lúc tôi ngủ rồi!

- Cô mất đồ?

- Chiếc áo tôi mắc trong nhà tắm lúc đi ngủ, bây giờ mất rồi!

Chị phục vụ đích thân vào xem. Rồi chị ta quả quyết:

- Kẻ gian không thể từ ngoài thò tay và lấy được. Còn người lẻn vào thì lại càng không, bởi cô ngủ có khoá chốt cửa bên trong mà!

Mỹ Lan thừ người ra một lúc rồi kiểm tra lại đồ đạc khác, không mất một thứ gì nữa.

Ngồi suy nghĩ mãi,cuối cùng Lan vẫn quyết định đi tìm anh chàng. Ít ra cũng nói rõ và xin lỗi anh ta một tiếng.

Bãi biển giờ đã khá đông, nó khác hẳn không khí vắng lặng hồi đêm. Bởi vậy Lan đi suốt chiều dài bãi, xa đến ngót một cây số mà vẫn không tìm ra chiếc lều vải nào.

Dừng lại hỏi mấy thanh niên cứu hộ đang đứng trực ở một tháp canh thì họ đều lắc đầu bảo:

- Ở bãi này là bã tắm công cộng, làm gì có ai được phép đựng lều.

Lan hỏi:

- Vậy nơi đây có chiếc tàu mắc cạn nào không?

Mấy chàng trai cười:

- Chỉ có tụi tôi mắc cạn bởi phải neo chân ở đây canh chừng cho du khách tắm, không đi đâu chơi được, chứ có tàu bè nào mắc cạn đâu!

Mỹ Lan không tin, nên cô lại tiếp tục đi dọc theo bãi, xa đến tận chỗ chưa khai thác, không thể đi bộ qua được, mới quay lại.

- Không thể...

Cô cố nhớ lại xem đêm qua cái lều ở quãng nào. Cô nghĩ có thể lều chỉ dựng ra ban đêm, còn ban ngày thì dẹp đi, như vậy muốn tìm anh ra thì phải đợi đến tối.

Bụng đói cồn cào, lại mỏi chân, nên Mỹ Lan tìm một nơi bán thức ăn sáng, ăn nhanh tô bún rồi quay về ngay khách sạn. Trưa nay tụi bạn sẽ tới rủ cô đi tham quan vài nơi...

Vào phòng thấy phòng ốc sạch sẽ, chứng tỏ nó mới được vệ sinh xong. Chợt nhìn lên gối lại thấy một mảnh giấy nữa nầm ở đó. Lần này vẫn chữ viết giống như vậy và rõ ràng là mới viết:

"Tôi đã lấy lại chiếc áo rồi, cô đừng bận tâm đi tìm để xin lỗi. Hẹn có dịp sẽ gặp lại! Dũng".

Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh nữa cô ngồi xuống giường mà đầu óc cứ quay cuồng.

° ° °

Vân và Thủy hai người bạn của Mỹ Lan trở lại đúng vào giờ cuối buổi chiều, thấy bạn vẫn cứ nằm trên giường, họ ngạc nhiên:

- Bà sao vậy, Lan?

Mỹ Lan uể oải ngồi dậy, cô không muốn kể lại chuyện mình vừa trải qua, nhưng vô tình Vân nhìn thấy tờ giấy của anh chàng viết Mỹ Lan còn để trên giường, cô đọc và chuyền sang cho Thủy:

- Người ta có bạn mới mày ơi!

Thủy xem xong thì tròn mắt nhìn Lan:

- Công nhận bà này giỏi nghen! Moi ra đậy có một đêm mà đã có "kép" rồi, lại cho nhau mượn áo nữa!

Mỹ Lan không buồn đính chính, cô rủ hai bạn:

- Tụi mình kiếm chỗ nào sát bãi biển ngồi uống bia đi!

Hai người lạn ồ lên:

- Lại còn dữ nữa, uống bia ư?

Mỹ Lan lặp lại:

- Tự dưng mình thấy thèm bia. Dĩ nhiên là uống chơi chút thoi.

Cô vừa nói vừa thay quần áo và còn thêm:

- Mà nếu cần thì uống cho say, uống tới khuya luôn!

Vân nhạy cảm hơn nên lo lắng nhìn bạn:

- Bà có chuyện gì vậy Lan? Hay là.

Thủy nói cho hết ý:

- Hay là bị chàng ta cho leo cây?

Mỹ Lan vỗ vào vai cô nàng:

- Tào rao!

Mà thật vậy, lý do Lan muốn ngồi uống bia ở bãi biển nhằm mục đích đợi anh chàng kia. Cô không hiểu mình có si mê anh ta không, nhưng những gì đã xảy ra khiến cho Lan quyết phải gặp bằng được, bởi nếu không gặp thì Lan cảm thấy trong lòng như có điều gì đó thôi thúc.

Thấy Mỹ Lan quá cương quyết, nên Vân cũng tán thành:

- Bọn này cũng định rủ bà đi kiếm cái gì ăn ở chợ, nhưng thôi, có lẽ ngồi bãi biển ăn ghẹ chơi cũng hay!

Ba người lại kéo ra một quán gần bãi, nhưng Lan lại đề nghị:

- Mình tới chỗ xa hơn một chút, ở đây nhiều người ồn ào quá.

Họ tới một chỗ che dù, một phụ nữ còn trẻ ngồi bán thức ăn miền biển cùng với đứa con gái khoảng bốn năm tuổi. Mỹ Lan hỏi:

- Chị có ghẹ chứ hả? Còn khô mực, khô cá gì đó dai dai...

Chị này cười tươi đón khách:

- Các cô muốn thứ gì cũng có. Kể cả mấy thứ mà ngư dân sắp sửa đem vào kia, nhiều lắm!

Thủy và Vân thích thú:

- Ồ, tôm cá tươi ăn ngon lắm! Trước tiên chị luộc cho một ký ghẹ đi.

Mỹ Lan nói lại:

- Cho hai ký luôn!

Vân ngăn:

- Mình còn ăn mấy thứ khác, kêu chi nhiều vậy!

Thấy mấy người bạn vui vẻ, dễ tính, chị bán hàng cũng vui lây:

- Gặp được khách như mấy cô chắc bữa nay tôi bán đắt hàng cho coi!

Nhìn sang dứa bé đang ngồi cạnh, Mỹ Lan khen:

- Cháu gái xinh quá, theo phụ mẹ bán hàng hả con?

Chị bán hàng nói liền:

- Nó là cháu chứ không phải con tôi. Nó con của người anh mới qua đời...

Ba người bạn giật mình, nhìn cô bé thương hại. Lan hơi tò mò:

- Ba cháu không may, còn mẹ cháu đâu?

Chị bán hàng nhẹ lắc đầu, giọng buồn thiu:

- Ba nó chết chưa đầy một năm thì má nó bỏ đi lấy chồng khác, để nó lại cho tôi nuôi từ đó.

- Tội chưa!

Con bé khá dễ thương, tuy theo buôn bán dưới nắng gió, nhưng da mặt nó vẫn trắng hồng, khác với những đứa trẻ vùng này thường đen bởi gió biển.

- Con bao nhiêu tuổi?

Con bé đáp giọng thật dễ thương:

- Dạ thưa cô, con bốn tuổi.

- Con tên gì?

- Dạ, con tên Lan.

Thủy reo lên:

- Trùng tên với bà, Lan ơi!

Mỹ Lan nghe vui vui trong lòng:

- Cô là Mỹ Lan, vậy con là cái gì Lan?

- Dạ, con cũng là Mỹ Lan!

Câu trả lời khiến cho cả Mỹ Lan cũng kinh ngạc:

- Ồ, sao trùng hợp đến từng chữ vậy!

Vân nói đùa:

- Hay là cô Mỹ Lan nhận bé Mỹ Lan làm con nuôi đi! Cô ấy thương con nít lắm mà kén chồng nên tới giờ vẫn chưa chịu kiếm một Mỹ Lan con để nuôi đó!

Chị bán hàng cũng nói vui:

- Nếu cô nhận tôi cho đó!

Bỗng con bé lên tiếng:

- Không chịu đâu, con phải ở đây để chờ ba con về chứ!

Chị bán hàng vò đầu nó:

- Cô nói chơi mà, làm sao để con xa cô được!

Mỹ Lan to mò lần nữa:

- Ba cháu mất ở đâu mà nó bảo chờ?

Chỉ ra biển xa, chị đáp:

- Ba nó đi biển rồi gặp bão, không về.

Lan hỏi tới:

- Đánh cá hả chị?

- Cậu ấy là thủy thủ, đi tàu. Một hôm gặp bão, tàu sắp chìm, nhiều người khác bị sóng cuốn đi, cậu ấy rao theo cứu được hầu hết người trên tàu, sau đó tàu khác tới tiếp ứng đưa được số người này vào bờ. Chỉ có cậu ấy là mãi mãi không về.

Vân buột miệng:

- Tội quá! Con người dũng cảm tốt bụng vậy mà trời nở để cho chết, uổng ghê!

Con bé dụi đầu vào lòng cô mình, vừa ngây thơ nói:

- Ba con sắp về rồi! Đêm qua con mơ thấy ba về, ba ở trần, vắt cái áo sơ mi có hình hai cái mỏ neo trên vai!

Câu nói đó khiến Mỹ Lan tròn mắt nhìn và lẩm bẩm:

- Áo có hình hai cái mỏ neo?

Thủy ngồi bên cạnh vội hỏi:

- Bà nói gì vậy Lan?

Vân cũng nói:

- Bà này nãy giờ làm cho người ta cứ tưởng chừng như bà... bệnh hay sao đó!

Mỹ Lan cười khỏa lấp:

- Có gì đâu...

Rồi cô đưa mắt nhìn con bé, tự dưng cô thấy nó có nét rất giống với chàng trai đã cứu mình hôm qua!

- Con dễ thương quá!

Lan vừa khen vừa cầm tay nó, thấy chiếc vòng đeo tay làm bằng những con ốc nhỏ rất tinh xảo, cô buộc miệng khen:

- Cái vòng đẹp quá!

Con bé nghe khen thì thích thú khoe:

- Của ba Dũng làm cho con đó!

Một lần nữa, Mỹ Lan sững sờ:

- Ba Dũng!

Vân ngạc nhiên:

- Bà sao vậy Lan Sao bà nghe tới tên Dũng là... là...

Vân chợt nhớ lại lá thư ngắn hồi nãy trong phòng, cô kêu lên:

- Cũng tên Dũng!

Thủy cũng nói:

- Lại một sự trùng tên, thật là kỳ lạ!

Chị bán hàng không hiểu, liền đưa mắt nhìn ba người, rồi hỏi:

- Ba cô nói ai tên Dũng? Ba của con nhỏ cũng tên là Dũng, nên tối ngày nó cứ gọi tên ba nó rồi gặp ai cũng hỏi có gặp ba Dũng của nó hông!

Mỹ Lan hỏi, giọng không được tự nhiên:

- Chị nói ba cháu bé chết khi đi trên chiếc tàu biển, phải không?

- Phải. Tàu ấy đôi khi có ghé lại ngoài kia, chỗ gần bãi này. Có lần do cập quá gần bãi nên tàu bị mắc cạn, cậu Dũng phải kéo bạn bè thủy thủ lên bãi này căng lều lên ngủ.

- Căng lều?

Câu hỏi của Mỹ Lan quá lớn, khiến chị bán hàng cũng ngạc nhiên:

- Cô sao vậy?

Mỹ Lan hơi ngượng:

- Dạ, không sao... không có gì...

Vân kéo Thủy bước ra khỏi chỗ bán hàng, cô nói khẽ với bạn:

- Con Mỹ Lan bữa nay nó làm sao ấy! Mày thấy nó kỳ kỳ không?

Thủy gật đầu:

- Chẳng những kỳ mà còn quái nữa! Mình nghi nó đang gặp chuện gì đây...

Chợt họ thấy Mỹ Lan đứng lên có ý ra về. Vân ngạc nhiên nói:

- Mình chưa ăn ghẹ mà?

Lan đưa cho đứa bé tờ giấy bạc mệnh giá lớn và bảo:

- Cô gửi cháu, bảo cô cháu mua thật nhiều ghẹ, ngày mai cô ghé lại ăn. Còn bây giờ cô có việc phải đi.

Chị bán hàng nhìn thấy, vội ra lên:

- Sao cô cho chá nhiều tiền quá, không được đâu.

Mỹ Lan cười bảo:

- Tôi gửi nó, để nó đưa lại cho chị, mai chúng tôi ghé ăn mà.

Nhưng con bé đã đưa trả lại tiền:

- Không nhận đâu, ba Dũng về rầy chết! Ba dặn là con nít không được xài tiền, con trả lại cô đây!

Rồi nó bất ngờ nắm lấy tay Mỹ Lan, ngây thơ nói:

- Mai cô trở lại nhé! Nhớ dẫn ba con về với nhé!

Đi một đoạn xa rồi, Vân hỏi:

- Bộ bà biết ba con nhỏ thật hả?

Thủy xua tay:

- Tao nghĩ không phải, chỉ vì ba con bé trùng tên với anh chàng Dũng nào đó thôi...

Tuy nhiên, Mỹ Lan lại gật đầu:

- Đúng là anh ấy!

Vân trố mắt:

- Bà nói thật?

Mỹ Lan kéo tay hai bạn đi nhanh hơn:

- Tôi nghĩ ra rồi! Chính là anh ta!

Khi về đến phòng riêng, Mỹ Lan từ từ kể lại mọi việc khi cô gặp nạn. Nghe đến đoạn nguy hiểm nhất, Vân hỏi nhanh:

- Có phải bà nghi đã bị anh ta níu chân dưới biển không? Nhưng tại sao không kéo bà đi luôn mà lại cứu đem lên bờ?

Thủy nhát gan nên nghe nói đã rùng mình:

- Đừng kể nữa bà ơi, gai ốc nổi khắp mình mẩy tôi rồi nè!

Mỹ Lan hầu như không chú ý đến lời nói của bạn, cô nhìn ra ngoài biển khơi rồi chép miệng:

- Anh ta tốt bụng thật! Tội nghiệp...

Vân và Thủy cũng đồng tình.

- Tội nghiệp anh ta mà cũng tội cho con bé con anh ta nữa. Mới bao lớn mà đã mất cả cha lẫn mẹ.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 2: Duyên ma

Bà Thanh Vân ngồi thừ người ra, đầu óc để tận đâu đâu, đến nỗi ông chồng gọi lần thứ hai mà vẫn không nghe. Ông phải lặp lại:

- Bà có nghe tôi nói không vậy?

Lúc nghe được, bà mới giật mình:

- Ông nói cái gì?

Ông Vân thở dài:

- Vợ chồng mình bây giờ nói chuyện với nhau chẳng khác nào hai người điếc đối thoại vậy. Tôi hỏi bà tại sao cứ ngồi đó mà thẫn thờ hoài vậy?

Bà lại thở dài:

- Chứ nó như vậy mà ông bảo tôi tỉnh táo, vui vẻ sao cho được!

- Bà nói con Mỹ Lan?

- Chứ còn nói ai! Ông coi, từ bữa nó đi Ô Cấp về tới giờ chẳng khác nào như kẻ mất hồn, đúng hơn là một người cõi trên vậy!

- Con gái tới tuổi lấy chống mà bà còn để trong nhà thì nó vậy đó! Tôi bảo cứ gả phắt đi cho rồi!

Ông nói xong đứng dậy đi ra, bà gọi giật lại:

- Ông đi đâu vậy? Tôt đang cần bàn với ông mấy chuyện nên mới ngồi đây đợi từ nãy giờ.

Ông Vân ngồi lại mà không vui:

- Tôi hẹn với mấy cha đồ gỗ để nói chuyện mở đại lý ở Singapore, rảnh đâu mà bàn với bạc chuvện gì khác!

- Nhưng chuyện này còn quan trọng hơn. Ông nhớ mình hứa với vợ chồng thằng Tuấn Lùn cái gì không?

Nghe vợ nhắc, ông Vân giật mình:

- À, bà nhắc tôi mới nhớ. Đã quá hạn món nợ của nó rồi. Đáng lẽ mình phải gặp nó trước để thương lượng, chứ kỳ này đâu kịp tiền cho nó...

Bà nguýt dài:

- Đợi ông giải quyết thì có mà mất nhà với nó! Tôi đã gặp và bàn với nó rồi, nhưng nó cần gặp ông để nói rõ hơn một chút trước khi nó quyết định.

Ông Vân thở phào:

- Đỡ được một mối. Tháng này còn món nợ của mụ Tám Kiên nữa...

Bà Thanh Vân chì chiết:

- Làm ăn cho cố, nợ tứ phía rồi bắt bà glà này è cổ ra năn nỉ thiên hạ! Vợ chồng thằng Tuấn Lùn mà không khéo giải quyết thì không xong với nó đâu! Nó nói với tôi là nếu qua tháng này mà không tính thì nó xiết luôn mấy cái xưởng đóng bàn ghế của ông ở Tân Bình. Thằng đó nói là làm, ông đừng có chủ quan!

Giọng ông xìu hẳn xuống:

- Bởi vậy mới nhờ tới bà. Mà bà đã nói chuyện với nó rồi, còn có tôi chi nữa?

- Nó cần có chữ ký của ông trong tờ giao kèo.

Ông trố mắt ngạc nhiên:

- Còn giao kèo gì nữa, mình đã ký giấy nợ với nó rồi?

Bà lại thở dài:

- Lần này là giao kèo... gả con mình cho con trai lớn của nó!

Đang đứng gần cửa ra vào, ông Vân rao ngay đến bên vợ hỏi dồn:

- Bà nói gả ai?

- Thì mình chỉ có mỗi con Mỹ Lan, không gả nó thì gả ai?

Ông ngẩn ngơ một lúc, biểu lộ sự bất lực trước một việc trọng đại:

- Mình lại đi làm sui với thằng đó sao!

Bà vợ còn chán nản hơn:

- Chỉ nội việc nghĩ tới mình phải ngang hàng phải lứa với vợ chồng thằng côn đồ đó là tôi muốn ớn lạnh rồi! Nhưng bây giờ quyền quyết định đâu còn là của mình nữa...

Bà lấy ra tờ giấy đưa cho ông:

- Giấy báo công nợ mình còn với vợ chồng nó đây, ông coi lại coi.

Ông không cần coi cũng nói vanh vách:

- Ba trăm lượng vàng, cộng với tiền lời mười phân nữa!

Lấy đâu ra số đó để trả cho nó lúc này.

Ông không đáp mà chỉ ngồi im lặng, không màng đến chuyện cái hẹn với ai đó mà ông vừa nói. Bà Thanh Vân lặp lại:

- Nó nói sẽ tới bữa trưa nay, mời vợ chồng mình đi ăn cao lầu. Nó còn nói, nếu ông chịu gả con Mỹ Lan cho thằng con trai nó thì vợ chồng nó sẵn sàng quên mon nợ lớn đó!

Rồi bà lại nói thêm:

- Nghe nói tuy vợ chồng nó là thứ mặt rằn mặt ri, nhưng thằng con trai lại được lắm, học đến đại học đàng hoàng!

Ông lắc đầu chán hản:

- Học tiền chứ học cái gì thứ đó! Gả con cho lũ đó khác gì mình đêm con cho hùm beo ăn thịt!

- Nhưng bây giờ còn cách nào nữa đâu!

Bà nhìn đồng hồ rồi nói:

- Bây giờ là gần chín giờ, ông có đi đâu thì mười một giờ có mặt ở nhà. Từ đây đến đó tôi con tìm cách dụ con Mỹ Lan, để nó chịu đi ăn cơm với người ta trưa nay.

Ông Vân nhỏ giọng hỏi:

- Nó đâu rồi?

- Thì nằm suốt trong phòng từ hai bữa nay. Cơm nước còn không ăn nói gì chuyện đi ra ngoài! Kiểu này tôi e khó mà có mặt nó trong bữa cơm hôm nay, rồi chẳng biết phải ăn nói với họ ra sao nữa!

Ông ra dấu cho bà im:

- Bà để tôi vào nói chuyện với nó. Bà không nhớ là trong nhà này nó chỉ nghe có mình tôi hay sao?

Ông bước vào phòng con gái và ở trong đó chỉ khoảng mười phút thì bước ra. Bà Thanh Vân nhìn nét mặt ông đã đoán ra kết quả:

- Ông hí hửng vậy tức là...

Ông kéo bà vợ ra ngoài sân nói khẽ:

- Xong rồi! Tôi nói với nó là lát nữa đi với toi để tôi mua cho nó chiếc xe hơi riêng và cho nó tha hồ đi Vũng Tàu, nó chịu liền!

Bà Vân mừng rỡ:

- Vậy là ổn rồi! Mà tôi cũng chẳng hiểu sao mấy bữa nay nó cứ đòi trở ra Vũng Tàu hoài?

- Kệ nó. Miễn hôm nay mình dàn xếp xong vụ này thôi. Vậy trưa nay bà cứ đi tới nhà hàng với vợ chồng thằng Tuấn Lùn, đi nhà hàng nào thì để giấy lại trong phòng tôi về chở con Mỹ Lan tới đó luôn.

- Ông liệu mà nói trước với nó, đừng để khi gặp tên đó rồi nó giở chứng thì mất mặt mình đó!

- Bà cứ để tôi lo.

° ° °

Thấy ba dừng xe lại trước nhà hàng, Mỹ Lan ngạc nhiên hỏi:

- Ủa, không lẽ bữa nay ba cho con ăn nhà hàng sao?

Ông Vân cười:

- Bộ ba mời con gái ăn cao lầu không được hả? Mời quý cô nương!

Từ lúc lên xe đến giờ, nhất là từ khi ghé lại chỗ salon xe hơi để đặt mua cho cô chiếc xe hơi nhỏ, xinh xắn, Mỹ Lan luôn được cha chăm sóc, gợi chuyện vui, cô cũng quên đi nỗi canh cánh bên lòng, vui với cha mình như chưa có gì xảy ra. Cô còn nói:

- Khi lấy xe mới, con muốn người đầu tiên ngồi xe con đi Vũng Tàu là ba, chứ chẳng phải ai khác!

- Mà nè, sao dạo này con thích Vũng Tàu vậy hả?

- Ba quên con ba là tay bơi cừ khôi, là kình ngư miền sông nước sao! Mà bơi giỏi, thích sóng biển thì phải thích Vũng Tàu chứ!

Cô nói mà trong lòng đang nghĩ tới một người. Người đó có nói ra thì chắc ba mình cũng không hiểu, nên Mỹ Lan chỉ biết im lặng và đăm chiêu... Người ấy chính là Dũng, anh chàng thủy thủ đã chết.

Từ hôm ở Vũng Tàu, sau khi biết Dũng đã chết, đáng lẽ Lan phải quên ngay việc muốn gặp lại, nhưng chẳng hiểu sao trong lòng cô lại càng ghi đậm hình ảnh của anh ta hơn. Điều này nhất thời Mỹ Lan không làm sao lý giải được. Chỉ biết rằng khi về nhà rồi cô càng nhớ anh ta da diết!

- Kìa, tới nơi rồi, công nương chưa xuống sao?

Nghe cha đùa, Mỹ Lan gượng cười và bước xuống bá vai cha đi thẳng và nhà hàng. Cô hỏi:

- Chỉ có cha con mình đối ẩm với nhau thôi phải không ba?

Ông Vân gật đầu:

- Thì cha con mình thôi... Nhưng nếu có gặp bạn bè của ba thì... mình cũng mời họ một tiếng. Hoặc không chừng họ mời mình nữa!

Mỹ Lan lắc đầu nguầy nguậy:

- Không, con không thích ăn với nhiều người đâu! Con muốn uống rượu với ba thôi!

- Ừ, được rồi bữa nay cho con mình không say không về!

Lên lầu trên, ông Vân chọn một bàn riêng và dặn người phục vụ:

- Cậu chọn cho tôi chai rượu chát lâu năm nhất và cho món cá chẽm chiên giòn, thêm món hải sâm bát bửu và...

Mỹ Lan chặn lời:

- Hai món đủ rồi, mình có hai người thôi mà ba!

- Ừ, nhưng mà... bữa nay ba muốn cha con mình vừa vừa ăn nhậu thỏa thích, ăn không hết thì bỏ!

Ông dặn riêng gì đó với người phục vụ... Lát sau, họ đem ra đến bốn năm món, mà món nào cũng nhiều, phải năm sáu người ăn cũng chưa hết! Mỹ Lan, trố mắt ngạc nhiên:

- Giống tiệc cưới vậy ba? Cha con mình...

Cô vừa nói tới đó thì chợt ngừng ngang rồi kêu lên:

- Ủa, má kìa ba! Má...

Bà Thanh Vân bước tới với ba người nữa. Bà giới thiệu:

- Đây là vợ chồng chú Tuấn, còn đây là con trai của chú thím.

Mỹ Lan định phản ứng gay gắt vì sự xuất hiện của những người khách, tuy nhiên khi chạm vào ánh mắt của chàng trai thì tự đưng cô thừ người ra và ngồi im, mặc cho mẹ nói:

- Hai cha con ở đây mà nãy giờ chúng tôi kiếm quá chừng! Thôi nào, cùng ngồi vào bàn luôn cho tiện!

Bà quay sang chàng trai và con gái mình:

- Đây là Mỹ Lan, con gái bác. Con đây là Thành, con trai chú thím Tuấn.

Ông Vân đã chuẩn bị sẵn mọi phương án để chặn đứng những phản ứng không hay của con gái, nhưng ông hơi bất ngờ khi Mỹ Lan vui vẻ ngay với Thành:

- Anh Thành học năm thứ mấy?

Thành kéo ghế ngồi gần Mỹ Lan:

- Năm ba luật khoa. Còn Mỹ Lan?

- Dạ, năm hai văn khoa.

Ông bà Vân nhìn nhau và đều thở phào. Thế là điều họ lo sợ đã không xảy ra. Trong suốt bữa tiệc, mọi người nói chuyện thoải mái. Thậm chí có lúc Tuấn Lùn vốn ăn nói kém, nhưng khi đề cập đến chuyện nhạy cảm thì cũng được Mỹ Lan chấp nhận ngay:

- Dạ, chú cứ nói, cháu nghe.

Tuấn quay sang con trai mình, vừa hỏi:

- Chú hỏi thật, nếu bây giờ chú thím có ý muốn... muốn hỏi cháu cho thằng Thành, cháu đồng ý không?

Bà Thanh Vân hết hồn, tự trách thầm, sao anh ta lại hỏi thẳng như thế, đời nào con nhỏ chịu... Tuy nhiên, câu trả lời của Mỹ Lan lại hết sức lịch sự:

- Dạ, được chú thím quan tâm, thương tưởng đến là danh dự cho cháu. Nhưng cháu còn phải hỏi ý kiến ba má cháu đã...

Vợ của Tuấn Lùn mừng rỡ:

- Cháu nói vậy thím mừng quá! Mấy hôm nay thím cứ lo, lo rằng...

Mỹ Lan nói đỡ ngay:

- Dạ, cháu mới là người phải lo chứ ạ! Chỉ anh Thành chê cháu là còn bé quê mùa, học kém...

Thành bạo dạn hẳn lên:

- Đỉa đeo chân hạc còn dám đòi hỏi gì hơn!

Cả bàn cùng cười. Không khí cởi mở bất thường, khiến cho ông Vân phải quay sang hỏi nhỏ con:

- Con thật lòng chứ Mỹ Lan? Hay là muốn làm vừa lòng ba má?

Mỹ Lan siết chặt tay cha:

- Con biết hết chuyện rồi. Vả lại khi gặp anh Thành là con có cảm tình ngay. Đây là con người tốt, còn đòi hỏi gì hơn nữa ba!

Nghe con gái nói mà ông Vân tưởng như ai nói, ông nhìn thẳng vào mắt con thì nhận ra là Mỹ Lan nói thật lòng. Quá xúc động, ông bảo khẽ với con:

- Con đã cứu nhà mình Lan ơi.

Mỹ Lan không chú ý đến lời của cha. Ăn gần xong, bỗng Thành nói:

- Con xin phép hai bác, xin phép ba má, con và Mỹ Lan muốn nói chuyện riêng một chút, tụi con xin phép đi ra ngoài uống nước với nhau được không ạ?

Bà Thanh Vân mau mắn:

- Được thôi con! Miễn là...

Mỹ Lan hiểu ý mẹ, cô nói:

- Con sẽ về nhà trước 10 giờ mà, má yên tâm! Con xin phép chú thím, xin phép ba mẹ.

Hai người sóng đôi nhau bước ra cửa. Cả bốn ông bà nhìn theo và gật đầu hài lòng. Tuấn Lùn chủ động nói:

- Về món nợ mà anh chị còn nợ tụi tôi, tụi này tính rồi, nếu anh chị chịu gả con Mỹ Lan cho thằng Thành nhà tôi thì coi như đó là của hồi môn, vợ chồng tôi tặng cho tụi nó!

Bà vợ anh ta cũng nói theo:

- Cái tình cái nghĩa của chúng ta mới lâu bền, chứ tiền bạc chỉ là phương tiện thôi. Khi nào tụi nó làm đám cưới thì tụi tôi xé giấy nợ ngay!

Ông Vân hơi sĩ diện, nhưng cũng cảm động, bắt tay Tuấn:

- Cảm ơn chú, cảm ơn thím. Vợ chồng tôi..

Tuấn Lùn chặn lại:

- Có gì đâu anh Ba. Tụi này biết anh Ba từ lâu rồi mà. Số tiền nợ đó chẳng qua là do làm ăn, anh Ba bị tụi nó lừa thôi. Từ nay anh em mình một nhà rồi thì nếu có kẹt gì, anh chị cứ bàn với tụi em, mình giúp nhau còn hơn là để người ngoài...

Bà Thanh Vân siết chặt tay vợ Tuấn Lùn:

- Được vợ chồng chú thím đoái hoài, thật vợ chồng tôi vô cùng cảm ơn. Nhưng cũng phải kể là vợ chồng tôi đã uốn đến gần gãy lưỡi mới thuyết phục được con nhỏ. Tính nó chắc là chú thím đã nghe nói rồi, bướng bỉnh và cương quyết lắm. Đừng hòng mà ép nó. Nếu ép thì nó thà chết chứ không bao giờ nghe!

Tuấn cũng công nhận:

- Trước khi muốn ngỏ lời chúng rôi đã dò hỏi, nhiều người cũng nói là nếu được con nhỏ chịu về làm dâu là phước bảy mươi đời!

Thấy vợ phóng đại quá xá ông Vân cũng trân mình ngồi nghe. Đến chừng ra về rồi, ông mới kêu trời:

- Chưa từng thấy ai môi mép như bà! Bao nhiêu công sức của người khác đã nhận về mình hết!

Bà nguýt ngang:

- Môi mép để xóa nợ cho ông mà còn chưa chịu sao? Ông thấy không, vợ chồng thằng ấy mà có được con dâu như con Mỹ Lan là như tôm được đeo lưng rồng vậy! Mà nè ông, bữa nay ông có thấy con Mỹ Lan lạ không? Nó như mới được ai lột lưỡi vậy!

- Ờ, con nhỏ hơi kỳ. Dường như nó với thằng đó có duyên số thật hay sao mà...

Trong lúc họ đang hí hửng với kết quả không ngờ đó thì ở một quán cà phê vắng, chờ cho Mỹ Lan lắng nghe kỹ, Thành mới nói rất rõ ràng, vừa đủ cho cô nghe:

- Anh là Dũng, em nhận ra chưa?

Mỹ Lan tròn mắt:

- Dũng! Có phải là Dũng... thủy thần Dũng đã cứu em ở Vũng àu không?

Anh chàng hạ thấp giọng:

- Ngay phút đầu mới gặp, sợ em nhận không ra anh trong lớp con ông bà Tuấn đó, nên anh có nheo mắt hai lần, em nhận ra?

- Em không nhận ra, nhưng bỗng bên tai em nghe có tiếng gió biển rít lên, rồi tiếng sóng biển rì rào nữa... Tự dưng em nhớ tới người đã cứu em. Và em đã...

- Đã ăn nói rất hay, đã làm cho bốn ông bà glà sau phút ngẩn ngơ đã vui mừng khôn xiết!

- Lúc đó em chưa nhận ra anh, nhưng tự dưng em có cảm giác là mình với anh chàng trước mặt có gì đó mật thiết với nhau, nên em...

Một lúc sau, Mỹ Lan hạ giọng nói tiếp:

- Sao anh biết nhà đó tới hỏi cưới em mà...

Anh chàng chặn lời:

- Từ khi nắm chân em dưới biển là coi như hồn anh đã thoát được lên bờ và anh hiểu là cuộc sống ở cõi âm của anh sẽ gắn liền với em. Nói thật, hôm đó nếu không phải là anh mà là một hồn ma khác thì em cũng không thể sống được. Anh theo em từ hôm ấy, theo về tận đây. Đêm ngủ, em có biết ai kéo mền đắp cho em không?

- Chẳng lẽ là anh?

- Chứ còn ai vào đây!

Chợt Mỹ Lan hỏi:

- Cái xác của anh chàng Thành nay ở đây, còn hồn anh ta đâu mà anh nhập được vào?

- Đây là anh chàng phá gia chi tử, được cha mẹ cưng chiều nên ăn chơi khét tiếng, hiện anh ta đúng ra đã phải chết rồi do đua xe, mà cha mẹ anh ta không hay biết. Sau khi anh ta trở về nhà với tính tình thay đổi chắc là cha mẹ mừng lắm! Như vậy anh làm được một công đôi việc: Lấy được em và gia đình của Thành có đứa con phá gia trở thành con ngoan.

Khi chia tay nhau về, anh chàng còn dặn:

- Trước mọi người em vẫn cứ gọi anh là Thành. Nhớ nghe chưa!

Mỹ Lan gật đầu và cười mãn nguyện trước khi gọi taxi về nhà. Cha mẹ cô đang ngồi đợi sẵn ở phòng khách, họ đề nghị:

- Ba má muốn đợi con về mình đi nấu cháo khuya.

Mỹ Lan cười vui với mẹ:

- Con và... Thành ăn no lắm rồi. Con buồn ngủ, cho con ngủ sớm. Ba má nói với bên kia để họ chuẩn bị lễ cưới sớm đi!

Trong lúc ông bà Vân ngơ ngác thì Mỹ Lan mỉm cười bước thẳng vào phòng...

° ° °

Trong ngày cưới của Mỹ Lan và Thành, khi hôn lễ đang diễn ra thì có hai người khách xuất hiện đột ngột, khiến mọi người ngỡ ngàng. Đó là bé Mỹ Lan và cô của nó!

Hai người tiến về phía bục làm lễ giữa lúc cô dâu chú rể đang uống rượu mừng. Con bé đứng ngay trước mặt kêu lớn:

- Ba, mẹ!

Trong lúc sui gia đôi bên đang ngơ ngác thì Thanh và Mỹ Lan đều reo lên:

- Con!

Con bé chạy lên sân khấu ôm chầm lấy Thành và Mỹ Lan. Nó còn quay sang mấy người lớn chào lễ phép:

- Con chào ông bà!

Ông Vân quá đỗi ngạc nhiên:

- Nó là ai vậy?

Mỹ Lan nói to:

- Con chào ông bà ngoại đi.

Tiếp theo là Thành:

- Con chào ông bà nội đi!

Con bé làm theo răm rắp:

- Con chào ông bà ngoại! Con chào ông bà nội!

Hai bên sui gia còn đang trố mắt kinh ngạc thì cả Mỹ Lan và Thành đều lên tiếng qua micro:

- Đây là đứa bé mà chúng tôi nhận làm con nuôi trước khi cưới nhau. Nó sẽ là tiền đề cho con cái chúng tôi sau này!

Cả tiệc cưới vỗ tay hoan nghênh về lời tuyên bố đó, khiến cho cô đứa bé đứng dưới này rưng rưng nước mắt vì cảm động. Tuy chị hơi bất ngờ về việc chồng của Mỹ Lan cũng nhận bé Lan, nhưng khi nhớ lại đêm qua trong giấc mơ, vong hồn của Dũng về đã báo trước rằng chị cứ dẫn cháu về, nó sẽ gặp được cha nó!

Sau khi chấm dứt nghi thức hôn lễ, chính bé Lan dẫn tay hai người đi xuống đến bên cô nó và nói:

- Đây là ba Dũng của con nè?

Lúc ấy Mỹ Lan đã nhanh nhảu kề tai nói nhỏ với chị:

- Hồn anh Dũng nhập vào chồng của em. Như vậy em là chị dâu của... chị rồi!

Thành cũng kề tai chị nói rõ hơn:

- Anh đã cứu Mỹ Lan thoát chết, và bây giờ cô ấy giúp lại anh. Bọn anh chính thức thành vợ chồng rồi, vậy từ nay em để con bé lại đây anh chị săn sóc cho nó. Còn em nữa, em không cần buôn bán chi ngoài đó cho cực, hãy về đây cùng vui buồn với anh chị và cháu.

Mỹ Lan nắm tay chị, thân mật:

- Về ở với bọn này nghe! Bé Lan mà vắng cô chắc là phản đối dữ lắm!

Con bé cũng nói:

- Cô Ba về ở với Lan đi, Lan sẽ có cô và với... mẹ Mỹ Lan nữa!

Trong lúc mọi người đang vui vẻ thì ở một góc phòng tiệc cưới, có hai người bạn thân với Thành ngơ ngác nói với nhau:

- Ủa, sao mấy hôm trước mình chứng kiến thằng Thành đua xe bị đụng nằm chết trên xa lộ mà bữa nay nó lại... cưới vợ ngon lành vậy? Hôm đó tao nhớ khi chở vào nhà xác người ta còn hỏi nó tên tuổi là gì, bởi trong người nó không có mảnh giấy lận lưng! Sao kỳ vậy Hưng?

Người tên Hưng lắc đầu:

- Tao cũng không biết nữa! Hay là sau khi mình chở vào nhà xác nó đã tỉnh lại?

- Tao cũng không biết nữa...

Mà họ làm biết được. Chỉ có Mỹ Lan là rõ mà thôi...

(Tác giả Người Khăn Trắng, nguồn vnthuquan.org)