Chương 20
Vì hành trình vượt biển là một sự ám ảnh kinh hoàng đối với tinh thần những người trong trại nên chúng tôi hiếm khi nhắc nhở đến chúng. Mỗi khi có dịp nói chuyện với nhau chúng tôi thường nhắc những kỷ niệm khi còn ở Việt Nam, những món ăn Việt Nam, hoặc chuyện học tiếng Nhật, phong tục tập quán của Nhật, các thức ăn của Nhật và những vấn đề liên quan đến chuyện định cư ở Nhật. Ngoài ra, chúng tôi thường hay so sánh đời sống của những người Việt định cư ở các nước trên thế giới rồi bày tỏ ước muốn mình.
Trong một buổi tối tâm tình và nhắc lại những kỷ niệm khi còn ở quê hương, Lắm hỏi chúng tôi:
“Anh chị ở Nha Trang chắc thường ăn đồ biển lắm phải không?”
Chồng tôi vui vẻ đáp:
“Còn nói gì nữa! Có tiền là có hải sản tươi ngay.”
“Vậy giờ anh có thèm ăn đầu cá thu nấu canh chua không vậy?”
“Có đâu mà ăn? Ăn cánh gà tẩm bột chiên ngán muốn chết.”
“Bởi vậy mới nói con người mình mâu thuẫn lắm! Ở dưới ghe không có thức ăn thì sợ chết đói. Nay được ở trại có thịt gà ăn lại than ngán. Anh chờ ăn đủ ngàn cánh gà rồi bay ra khỏi trại định cư!”
Lắm vừa nói vừa cười, rồi nghiêm trang nói thêm “Nhưng mà em nói thật đó. Nếu anh chị muốn ăn canh chua thì em nấu cho ăn. Ngày mai anh em mình xin ra trại dạo bến cá, ghé chợ mua đồ về nấu canh chua.”
Sáng chủ nhật hôm đó, Lắm rủ chồng tôi ra khỏi trại như đã hứa. Tôi và Tinô cũng được tháp tùng theo. Chúng tôi lấy xe buýt, đáp tàu điện ngầm rồi đi bộ đến khu chợ mà Lắm dẫn đường. Khi ngang qua những gian hàng có hoa trái tươi roi rói ở các vỉa hè, tôi đã có dịp nhìn thấy những trái Ki Wi, loại trái mà hình dạng và màu da của chúng làm tôi lầm tưởng trái Sa Bu Chê ở Việt Nam. Chúng tôi đã mua thơm, cà chua, giá, rau, ớt, tỏi, dưa leo và hành ngò. Sau đó, Lắm dắt chúng tôi đến gian hàng cá. Ông bán hàng đã lấy một chiếc đầu cá thu to theo yêu cầu của Lắm rồi gói nó trước ánh mắt ngạc nhiên của chúng tôi. Lắm nói:
“Bộ anh chị tưởng em không biết nói tiếng Nhật khi hỏi mua đầu cá thu hả? Không biết nói, ra dấu một hồi, muốn mua gì cũng có. Trước đây tụi em thường mua đầu cá thu nấu canh chua hoài. Tại vợ em mới sanh nên em không mua ăn đó thôi.”
Đi chợ về, chúng tôi xúm lại phân nhau rửa, nấu rồi cùng nhau hì hụp ăn đến tận đêm. Đó là lần đầu tiên, kể từ lúc xa quê hương, tôi được thưởng thức lại món ăn Việt Nam mà tôi thích. Ngoài những lần được ăn canh chua do Lắm nấu, tôi vẫn thường được ăn những món ăn Việt Nam ở phòng của chị Thủy luôn. Sau lần giao tiếp đầu tiên, chị Thủy tỏ ra mến vợ chồng chị H. và vợ chồng tôi nhiều hơn những người khác nên thường mời chúng tôi đến phòng chị chơi mãi khi gia đình chị tổ chức ăn uống. Chị Thủy không những cho chúng tôi thưởng thức lại món ăn Việt Nam như bún riêu, bún bò Huế, và thịt bò nhúng dấm, còn cho chúng tôi nếm những thứ đặc sản của Nhật như Sasimi, các loại bánh và các loại mì thập cẩm của Nhật. Đây là những loại thức ăn cao cấp mà những người mới đến trại hay nghèo như chúng tôi không thể nào có tiền để mua ăn. Càng tiếp xúc, chị Thủy càng tỏ ra thương mến chị H. và tôi như bạn nên đã cho chúng tôi áo quần, giày dép và mỹ phẩm hợp thời trang và đắt tiền mà chị đang dùng. Cách chi tiêu và sự đãi đằng quá mức rộng rãi và phóng khoáng của chị đã khiến cho nhiều tin đồn về những vận may mà chồng chị đạt được trong các lần chơi Pa chí cồ. Pa chí cồ là một hình thức cờ bạc hợp pháp tại các sòng bạc ở Nhật mà khi thắng cuộc người chơi có thể đạt đến triệu Yên. Tôi không hiểu vợ chồng chị Thủy có phải là người thường gặp vận may và là triệu phú ngầm trong trại như những lời đồn không nhưng tôi biết rõ là chị Thủy là người có uy tín rất lớn đối với những người thân thuộc và bạn bè có danh tiếng của chị hiện cư ngụ tại Tokyo . Chỉ cần một lời đề nghị của chị thôi là mọi người đều cố gắng thực hiện ngay. Ví dụ như khi chị bày tỏ nguyện vọng giúp vợ chồng chị H. và vợ chồng tôi có tiền thì anh Đạt, anh ruột của chị, ra công kiếm việc làm thích hợp với giờ giấc và hoàn cảnh cho anh Kh., chồng chị H. và chồng tôi. Việc làm mà anh Đạt khổ công tìm cho họ là cắt các mẫu áo da cho một công ty may áo khoác. Để giúp anh Kh. và chồng tôi làm công việc này, anh Đạt phải vận chuyển những cuộn da về nhà rồi chờ anh Kh. và chồng tôi đến cắt. Sau khi anh Kh. và chồng tôi làm xong, anh Đạt còn phải ra công giao thành phẩm cho hãng, rồi nhận tiền lương dùm cho họ. Từ khi có việc làm này, anh Kh. và chồng tôi thường bí mật hẹn nhau sau những giờ tan học hoặc sau những bữa cơm tối để cùng leo rào ra ngoài đi làm. Đó là lúc thuận tiện cho họ trốn trại vì những người bảo vệ trại ít khi tuần tra vào lúc sau bữa ăn chiều hay giờ tắm của trại viên.
Tôi tin là những người bảo vệ trại biết rõ chuyện những học viên nam thỉnh thoảng leo rào trốn ra ngoài chơi. Các người quản lý trại và thầy cô giáo cũng vậy. Tuy nhiên, tất cả đều đã phớt lờ làm ngơ. Vấn đề mà họ tập trung là chuẩn bị cho chúng tôi sớm có việc làm và an ổn định cư tại Nhật. Cho nên, mãn khóa học Nhật Ngữ, chúng tôi được học ngay những vấn đề cơ bản và cần thiết cho việc hội nhập và sinh sống tại Nhật. Trong khóa học Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, chúng tôi được hướng dẫn tận tình cách giặt giũ, nấu ăn, làm đơn từ xin việc làm, sử dụng các phương tiện công cộng và thuê nhà. Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ buổi học dành cho cách giặt áo quần bằng máy giặt không cần thiết vì chúng tôi đã sử dụng máy giặt khá nhiều lần. Thế nhưng, khi được chỉ dẫn tường tận cách đọc các nhãn hiệu của các loại áo quần khác nhau thì chúng tôi mới hiểu ra rằng mình đã giặt lộn xộn các loại áo quần mà bất kể là len hay vải, loại vải dày hay mỏng, màu lạt hay đậm, và loại vải phải giặt khô hay nước cho nên có áo bị xù lông, có áo bị dãn cổ, có quần bị rút ngắn đi. Rồi chúng tôi cười ngất khi cô giáo giới thiệu công dụng của chiếc túi lưới là để bỏ đồ lót hay vớ khi giặt chung với các quần áo khác trong máy giặt cho khỏi bị thất lạc. Ngày đầu tiên đến trại, chúng tôi nhận những chiếc túi vải lưới này cùng các vật dụng cá nhân khác, đã không hiểu công dụng của chúng nên đều cùng nhau bắt chước dùng làm vật chứa sách vở đi học trong suốt khóa học Nhật Ngữ; thế mà, chẳng có thầy cô giáo Nhật Ngữ nào chỉnh dùm cho. Qua khóa Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, sự hiểu biết của chúng tôi được mở mang nhiều hơn về trong việc gửi tiền vào trong ngân hàng, bỏ thư ở bưu diện, cách thức mua sắm, và nhiều lãnh vực khác trong đời sống xã hội tại Nhật. Chúng tôi được biết là những người Nhật ở các khu nhà thuê rẻ tiền, thường phải ghé tắm Ofurồ khi tan sở làm trước khi về nhà. Mặc dù chúng tôi đã khá ngạc nhiên khi nhìn sự giăng mắc áo quần phơi khô khi đi ngang qua các khu chung cư ở Tokyo , không thể ngờ các phòng thuê của các khu chung cư ấy chỉ có nhà cầu chứ không có nhà tắm. Đồng với lý thuyết, các thầy cô giáo đã tạo cho chúng tôi làm quen với loại tắm trần truồng tập thể theo giới tính này. Sau khi tắm chung trong hồ nước ấm, mỗi người xả nước trong buồng tắm cá nhân theo ý riêng. Khi đưa chúng tôi đi thực tế, thầy cô đã dùng tiền của trại để trả chi phí. Ngoài ra họ còn trả tiền cho các phương tiện đi lại mà chúng tôi sử dụng và những thực phẩm mà chúng tôi mua để thực tập nấu những món ăn của Nhật. Thầy cô giáo đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi từ chuyện nhỏ đến việc lớn như: Trưng bày đồ dÍ vỡ thì để dưới thấp để ngừa trường hợp bị xây sát bởi đồ vật rơi từ trên cao xuống vì động đất và thuê phòng ở các khu chung cư thì nên chọn phòng ở các tầng thấp để khi có động đất dễ chạy ra ngoài hơn. Qua sự chỉ dẫn của họ chúng tôi còn biết giá tiền thuê của các phòng ở khác nhau tùy vị trí ở tầng cao hay thấp và hiểu là người khả năng tài chính hoặc con nhỏ thường cư ngụ ở những tầng thấp của chung cư. Ngoài ra, chúng tôi còn học các lÍ nghi xã giao của Nhật như mua quà biếu cho hai người hàng xóm bên cạnh khi vừa dọn đến chỗ ở, cách mua các loại quà thích hợp cho người bệnh, và cách trao quà như thế nào.
Sau ngày 2 tháng 11 năm 1989 chúng tôi nhận bằng tốt nghiệp hai khóa học Nhật Ngữ và Phong Tục và Đời Sống của Nhật nên được tự do ra ngoài trại từ chín giờ sáng đến chín giờ tối. Tôi thường lấy xe buýt đưa Tinô đi dạo các siêu thị để nó có thể tiếp xúc nhiều với thế giới ngoài trại và để tôi sắm sửa các vật dụng chuẩn bị cho định cư. Theo thường lệ, chỉ một lần phỏng vấn việc làm là học viên tốt nghiệp có thể rời trại để định cư ngay, mà vợ chồng tôi đã được thông báo là sẽ có chung một cuộc phỏng vấn việc làm vào ngày 7 tháng 11 năm 1989. Hôm ấy, chúng tôi gửi Tinô cho chị Xuân Ảnh xong, sửa sang y phục chỉnh tề rồi mang bản tóm tắt kinh nghiệm nghề nghiệp, đã được hướng chỉ dÅn của thầy cô của khóa Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, đến trước văn phòng trại để chờ đến lượt phỏng vấn của mình. Sau một giờ trả lời những câu hỏi, vợ chồng chúng tôi đều được hai người phỏng vấn của một tiệm bánh ở Tokyo thâu nhận. Tôi rất sung sướng với sự chấp thuận của họ bởi vì công việc mà tôi sắp đảm nhận là công việc tôi đã từng làm qua, rất nhẹ nhàng và được làm chung với chồng tôi. Bước xuống các bậc thềm trước của văn phòng hành chánh, tôi càng thấy tâm hồn mình lâng lâng như đang bay. Xuyên ánh nhìn qua những vạt nắng chiều đang chạy dài trên những hàng cây trước mặt, tôi bỗng nhận ra chị Nguyệt Ánh đang thấp thoáng ở góc ngoặc của hàng cây cảnh bên phải. Chị Nguyệt Ánh là nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã từng bác đơn chúng tôi không cho gặp phái đoàn Mỹ vì tư cách tị nạn của chúng tôi thấp hơn thành phần sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và là bạn quen biết của chị Thủy mà nhiều lần chị Thủy hứa sẽ nhờ chị giúp đỡ cho chúng tôi gặp phái đoàn Mỹ.
Tôi, có lẽ quá vui vì sự may mắn đang có của mình, không nhớ đến lần nài nỉ chị cho được tiếp kiến với phái đoàn Mỹ trong buổi phỏng vấn đầu tiên khi vừa đến trại Kokusai Kuyen, mau mắn nói với chồng tôi:
“Chị Nguyệt Ánh kìa anh! Mình đến chào chỉ đi!”
“Thôi đi em. Không khéo chỉ nghĩ mình tiếp tục làm phiền. Lại một màn năn nỉ như lần trước.” Chồng tôi nói thế rồi dượm bước về phía bên trái.
Kéo tay anh đi dọc dãy cây cảnh trước mặt văn phòng về phía bên phải, tôi vừa đi vừa nói:
“Chỉ nghĩ gì thì mình cũng phải chào. Dù gì chỉ cũng là bạn của chị Thủy.”
Thế là chúng tôi đến trước mặt chị Nguyệt Ánh và tôi nhanh nhảu hỏi:
“Chị Nguyệt Ánh có khỏe không? Hôm nay phỏng vấn nhiều chắc mệt lắm hả?”
Chị Nguyệt Ánh vui vẻ đáp:
“Hơi bận nhưng khỏe. Cảm ơn Lan. Còn Lan Hiệp thì thế nào?”
Chồng tôi cười cười không nói. Còn tôi nói nhanh:
“Tụi em học xong rồi chị à. Tụi em vừa phỏng vấn việc làm xong và được một tiệm bánh nhận rồi.”
“Thế Lan có còn muốn gặp phái đoàn Mỹ nữa không?”
“Còn chứ! Chẳng thà tụi em gặp phái đoàn Mỹ, có bị họ từ chối cũng cam lòng. Còn hơn là bây giờ vợ chồng em vẫn ấm ức về tư cách tị nạn của mình.”
“Vậy thì mình sẽ ghi thêm tên hai vợ chồng vào đợt phỏng vấn cuối cùng.”
“Ồ! vậy thì em cảm ơn chị nhiều lắm.” Tôi reo lên sung sướng trong lúc chồng tôi chào từ giã chị với ánh mắt biết ơn.
Về đến “nhà”, tôi khoe ngay với chị Xuân Ảnh và Tuấn những điều may mắn mà chúng tôi có được. Hai người vui không kém gì chúng tôi. Tinô thì cười nắc nẻ khi gặp mặt bố mẹ.
Hai hôm sau, văn phòng kêu chồng tôi đến nhận một bộ đơn do Cao Ủy gửi, bảo điền vào để chuẩn bị cho cuộc tiếp kiến với phái đoàn J.V.A vào sáng ngày mai. Ngày thứ sáu 10 tháng 11 năm 1989 chúng tôi được phỏng vấn bởi một người đàn bà Mỹ với sự thông dịch của một chị người Việt có tên Phương Thúy. Qua lời tự giới thiệu của chị Phương Thúy, chúng tôi được biết chị là bạn của anh Đạt và chị Thủy. Sau buổi phỏng vấn hôm ấy chúng tôi được biết hồ sơ mình sẽ được chuyển đến phái đoàn I.N.S và ngày phỏng vấn của chúng tôi với phái đoàn này sẽ vào ngày thứ sáu tuần sau. Lần này, vì tôi quá hạnh phúc với sự may mắn bất ngờ nên tôi đã không những báo cho cho chị Xuân Ảnh mà còn đi kể cho hầu hết những người trong trại tin vui của mình. Sau vài ngày chia sẻ niềm vui của mình với mọi người, tôi đã ủ dột trở về phòng mình với những chuyện kể của họ. Những người đã tiếp kiến với phái đoàn I.N.S cho tôi biết I.N.S là một cửa ải khó qua. Trong mười bảy hộ được tiếp kiến của một ngày thì khoảng mười một hộ bị bác rồi. Một trung úy không quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bị bác. Những thanh niên, con của sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa nhưng không có thân nhân ở Mỹ cũng bị bác. Những người có thân nhân ở Mỹ và không hề dính dáng gì với chế độ Cộng sản sau 1975 cũng bị bác. Không ai hiểu vì sao sự từ chối nhiều hơn chấp nhận nên đã có nhiều sự phỏng đoán khác nhau về người phỏng vấn. Một người cho rằng người phỏng vấn là người có đạo Tin Lành nên rất coi trọng đến vấn đề giáo dục và bằng cấp của người nhập cư ở Mỹ. Người khác thì nói Mỹ là nước khá tự do và tự do cả vũ khí nên ông ngăn ngừa sự hư hỏng và phạm pháp xảy ra cho những thanh niên Việt không có thân nhân bên Mỹ. Người khác nữa thì nói là nước Mỹ đã có quá nhiều di dân từ các quốc gia khác đến nên điều gì cũng trở thành vấn đề để ông ta từ chối được. Những lời bàn bạc của họ đã làm tôi mất hy vọng hoàn toàn vào sự chấp thuận của một người có tôn giáo khác với tôn giáo mà tôi ghi rõ trong đơn. Tuy nhiên, vào đêm trước ngày phỏng vấn tôi chợt nhớ đến sự linh thiêng của cô Th. nên đã ra ngoài hành lang tối cầu xin cô giúp đỡ.
Sáng ngày 17 tháng 11 năm 1989 chúng tôi được xe buýt chở đến tòa đại sứ quán Mỹ để tiếp kiến với phái đoàn I.N.S. Theo lịch, hai thanh niên có thân nhân tại Mỹ sẽ được tiếp kiến trước, sau đó là gia đình tôi rồi đến những người khác. Trong khi chờ đến phiên mình, tôi hồi hộp cầu mong kết quả của hai người thanh niên khác hẳn với những lời đồn đãi trong trại. Thế nhưng, khi họ bước ra phòng chờ với những cái lắc đầu thất vọng tôi hiểu rằng họ đều bị từ chối chẳng khác gì những tin đồn đã nghe. Sự chán nản của họ đã theo tôi vào tận trong phòng phỏng vấn và đánh mất hoàn toàn niềm hy vọng của tôi. Tôi không tin tưởng chút nào đến sự chấp thuận từ người đàn ông Mỹ trắng đang ngồi uy nghiêm cạnh chị Nguyệt Ánh sau một cái bàn khá lớn. Mời chúng tôi ngồi xong, người phỏng vấn lẳng lặng mở tập hồ sơ của chúng tôi ra coi. Ông đọc khá chăm chú đến độ tôi nghi ngại không hiểu là ông đang lưu tâm đến những lời khai của vợ chồng tôi trong đơn hay chỉ vờ đọc. Nếu ông chỉ giả vờ hay đọc lướt qua thì ông sẽ không thể hiểu sâu xa cảnh sống bấp bênh của vợ chồng tôi khi chồng tôi ở trong tình trạng không hề có tên trong một hộ khẩu nào ở Việt Nam . Thời gian trôi qua rất lâu mà ông vẫn bình tâm đọc như đang đọc sách và cố tìm nội dung khó hiểu trong ấy. Trong khi chờ ông lên tiếng hỏi, tôi có khá nhiều thời gian để nhìn ông kỹ hơn. Ông khoảng ngoài ba mươi, tóc chải gọn, áo thẳng nếp và cách ngồi ngay ngắn. Diện mạo và phong cách toát nên một vẻ đàng hoàng và mẫu mực của người thiên về ngành giáo dục như sự tưởng tượng tượng của tôi trước đó. Duy có một điều mà tôi không hình dung ra là sự lạnh lùng quá đổi của ông. Ông đã không hề ngẩng đầu lên một lần nào khi lật và đọc từng trang giấy, kể cả lúc Tinô ngọ nguậy trong lòng tôi. Sự lạnh lùng của ông biểu lộ là ông không đếm xỉa sự hiện diện của ai trong phòng đã khiến cho Tinô bày tỏ sự thắc mắc của nó. Chồm người đến sát cạnh bàn rồi nghiêng đầu trên mặt bàn để nhìn vào mắt ông, nó nói một tràng dài thật to với ngôn ngữ của nó, những từ khó hiểu và vô nghĩa được kết hợp bởi tiếng Nhật và tiếng Việt. Hành động bất ngờ của nó làm tôi hốt hoảng vội lấy tay che miệng nó lại rồi đưa ngón tay ngăn giữa miệng mình với tiếng suỵt khe khẽ. Chồng tôi khiếp đảm, trố mắt khổ sở nhìn nó trong lúc chị Nguyệt Ánh phì cười. Người đàn ông Mỹ trắng, có lẽ đã giật mình vì tiếng nói vang dội khắp phòng của Tinô, ngửng đầu lên nhìn mặt nó. Ánh mắt của ông thoáng một nét cười và sự lạnh lùng trên khuôn mặt của ông trở dịu hơn rồi vẻ như tan mất. Ông nhờ chị Nguyệt Ánh hỏi chồng tôi đã làm gì và ở đâu tại Việt Nam và chị thông dịch lại cho ông những lời khai của chồng tôi. Chăm chú nghe chị nói xong, ông cúi xuống đọc tờ đơn của chúng tôi một lúc rồi ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt chồng tôi và hỏi về học lực của anh. Lần này, chị Nguyệt Ánh hỏi chồng tôi có muốn trực tiếp nói với ông bằng tiếng Anh không rồi chị để hai người trao đổi với nhau. Người phỏng vấn đã nghe chồng tôi nói một cách chăm chú như khi nghe chị Nguyệt Ánh nói, rồi hỏi anh vài câu nữa, rồi lại nghe một cách chăm chú, xong lấy mộc đóng nhanh vào tập hồ sơ của chúng tôi và bảo chúng tôi ra ngoài. Nước mắt tôi chảy dài khi tôi bồng Tinô theo chồng tôi ra khỏi phòng. Tôi đã miễn cưỡng nhận những thỏi kẹo Sô cô la của một người đàn bà Mỹ trao cho khi chúng tôi trở lại phòng đợi, rồi nói với chồng tôi trong nước mắt:
“Như vậy là mình phải học thêm tiếng Nhật và chuẩn bị sức lực để làm việc ở Nhật rồi anh à.”
Chị Nguyệt Ánh, đang đi sau để tiễn chân chúng tôi và đón lượt người khác, hỏi tôi với giọng ngạc nhiên:
“Ủa? Vậy Lan không biết là ông phỏng vấn đã nói là chấp thuận cho gia đình Lan đi Mỹ sao?”
Tôi quay lại, sửng sốt hỏi lại:
“Ủa thật vậy hả chị? Em có nghe rành tiếng Anh đâu mà biết! Thấy ổng hỏi ảnh mấy câu rồi bỏ hồ sơ qua một bên em tưởng ổng từ chối chớ!” Rồi hét lên:”Trời ơi! Em không ngờ ổng chấp thuận cho tụi em đi, không ngờ gia đình em được đi Mỹ!”
Tôi đã reo liên tiếp với nh»ng chữ “Được đi Mỹ!” một cách điên cuồng bất kể phòng đợi yên lặng và trang nghiêm như thế nào. Mọi người trong phòng đều nhìn tôi nhưng mỉm cười chứ không trách móc lời nào. Về trại, tôi mua thức ăn cúng tạ cô Th. ngay.
Trong một buổi tối tâm tình và nhắc lại những kỷ niệm khi còn ở quê hương, Lắm hỏi chúng tôi:
“Anh chị ở Nha Trang chắc thường ăn đồ biển lắm phải không?”
Chồng tôi vui vẻ đáp:
“Còn nói gì nữa! Có tiền là có hải sản tươi ngay.”
“Vậy giờ anh có thèm ăn đầu cá thu nấu canh chua không vậy?”
“Có đâu mà ăn? Ăn cánh gà tẩm bột chiên ngán muốn chết.”
“Bởi vậy mới nói con người mình mâu thuẫn lắm! Ở dưới ghe không có thức ăn thì sợ chết đói. Nay được ở trại có thịt gà ăn lại than ngán. Anh chờ ăn đủ ngàn cánh gà rồi bay ra khỏi trại định cư!”
Lắm vừa nói vừa cười, rồi nghiêm trang nói thêm “Nhưng mà em nói thật đó. Nếu anh chị muốn ăn canh chua thì em nấu cho ăn. Ngày mai anh em mình xin ra trại dạo bến cá, ghé chợ mua đồ về nấu canh chua.”
Sáng chủ nhật hôm đó, Lắm rủ chồng tôi ra khỏi trại như đã hứa. Tôi và Tinô cũng được tháp tùng theo. Chúng tôi lấy xe buýt, đáp tàu điện ngầm rồi đi bộ đến khu chợ mà Lắm dẫn đường. Khi ngang qua những gian hàng có hoa trái tươi roi rói ở các vỉa hè, tôi đã có dịp nhìn thấy những trái Ki Wi, loại trái mà hình dạng và màu da của chúng làm tôi lầm tưởng trái Sa Bu Chê ở Việt Nam. Chúng tôi đã mua thơm, cà chua, giá, rau, ớt, tỏi, dưa leo và hành ngò. Sau đó, Lắm dắt chúng tôi đến gian hàng cá. Ông bán hàng đã lấy một chiếc đầu cá thu to theo yêu cầu của Lắm rồi gói nó trước ánh mắt ngạc nhiên của chúng tôi. Lắm nói:
“Bộ anh chị tưởng em không biết nói tiếng Nhật khi hỏi mua đầu cá thu hả? Không biết nói, ra dấu một hồi, muốn mua gì cũng có. Trước đây tụi em thường mua đầu cá thu nấu canh chua hoài. Tại vợ em mới sanh nên em không mua ăn đó thôi.”
Đi chợ về, chúng tôi xúm lại phân nhau rửa, nấu rồi cùng nhau hì hụp ăn đến tận đêm. Đó là lần đầu tiên, kể từ lúc xa quê hương, tôi được thưởng thức lại món ăn Việt Nam mà tôi thích. Ngoài những lần được ăn canh chua do Lắm nấu, tôi vẫn thường được ăn những món ăn Việt Nam ở phòng của chị Thủy luôn. Sau lần giao tiếp đầu tiên, chị Thủy tỏ ra mến vợ chồng chị H. và vợ chồng tôi nhiều hơn những người khác nên thường mời chúng tôi đến phòng chị chơi mãi khi gia đình chị tổ chức ăn uống. Chị Thủy không những cho chúng tôi thưởng thức lại món ăn Việt Nam như bún riêu, bún bò Huế, và thịt bò nhúng dấm, còn cho chúng tôi nếm những thứ đặc sản của Nhật như Sasimi, các loại bánh và các loại mì thập cẩm của Nhật. Đây là những loại thức ăn cao cấp mà những người mới đến trại hay nghèo như chúng tôi không thể nào có tiền để mua ăn. Càng tiếp xúc, chị Thủy càng tỏ ra thương mến chị H. và tôi như bạn nên đã cho chúng tôi áo quần, giày dép và mỹ phẩm hợp thời trang và đắt tiền mà chị đang dùng. Cách chi tiêu và sự đãi đằng quá mức rộng rãi và phóng khoáng của chị đã khiến cho nhiều tin đồn về những vận may mà chồng chị đạt được trong các lần chơi Pa chí cồ. Pa chí cồ là một hình thức cờ bạc hợp pháp tại các sòng bạc ở Nhật mà khi thắng cuộc người chơi có thể đạt đến triệu Yên. Tôi không hiểu vợ chồng chị Thủy có phải là người thường gặp vận may và là triệu phú ngầm trong trại như những lời đồn không nhưng tôi biết rõ là chị Thủy là người có uy tín rất lớn đối với những người thân thuộc và bạn bè có danh tiếng của chị hiện cư ngụ tại Tokyo . Chỉ cần một lời đề nghị của chị thôi là mọi người đều cố gắng thực hiện ngay. Ví dụ như khi chị bày tỏ nguyện vọng giúp vợ chồng chị H. và vợ chồng tôi có tiền thì anh Đạt, anh ruột của chị, ra công kiếm việc làm thích hợp với giờ giấc và hoàn cảnh cho anh Kh., chồng chị H. và chồng tôi. Việc làm mà anh Đạt khổ công tìm cho họ là cắt các mẫu áo da cho một công ty may áo khoác. Để giúp anh Kh. và chồng tôi làm công việc này, anh Đạt phải vận chuyển những cuộn da về nhà rồi chờ anh Kh. và chồng tôi đến cắt. Sau khi anh Kh. và chồng tôi làm xong, anh Đạt còn phải ra công giao thành phẩm cho hãng, rồi nhận tiền lương dùm cho họ. Từ khi có việc làm này, anh Kh. và chồng tôi thường bí mật hẹn nhau sau những giờ tan học hoặc sau những bữa cơm tối để cùng leo rào ra ngoài đi làm. Đó là lúc thuận tiện cho họ trốn trại vì những người bảo vệ trại ít khi tuần tra vào lúc sau bữa ăn chiều hay giờ tắm của trại viên.
Tôi tin là những người bảo vệ trại biết rõ chuyện những học viên nam thỉnh thoảng leo rào trốn ra ngoài chơi. Các người quản lý trại và thầy cô giáo cũng vậy. Tuy nhiên, tất cả đều đã phớt lờ làm ngơ. Vấn đề mà họ tập trung là chuẩn bị cho chúng tôi sớm có việc làm và an ổn định cư tại Nhật. Cho nên, mãn khóa học Nhật Ngữ, chúng tôi được học ngay những vấn đề cơ bản và cần thiết cho việc hội nhập và sinh sống tại Nhật. Trong khóa học Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, chúng tôi được hướng dẫn tận tình cách giặt giũ, nấu ăn, làm đơn từ xin việc làm, sử dụng các phương tiện công cộng và thuê nhà. Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ buổi học dành cho cách giặt áo quần bằng máy giặt không cần thiết vì chúng tôi đã sử dụng máy giặt khá nhiều lần. Thế nhưng, khi được chỉ dẫn tường tận cách đọc các nhãn hiệu của các loại áo quần khác nhau thì chúng tôi mới hiểu ra rằng mình đã giặt lộn xộn các loại áo quần mà bất kể là len hay vải, loại vải dày hay mỏng, màu lạt hay đậm, và loại vải phải giặt khô hay nước cho nên có áo bị xù lông, có áo bị dãn cổ, có quần bị rút ngắn đi. Rồi chúng tôi cười ngất khi cô giáo giới thiệu công dụng của chiếc túi lưới là để bỏ đồ lót hay vớ khi giặt chung với các quần áo khác trong máy giặt cho khỏi bị thất lạc. Ngày đầu tiên đến trại, chúng tôi nhận những chiếc túi vải lưới này cùng các vật dụng cá nhân khác, đã không hiểu công dụng của chúng nên đều cùng nhau bắt chước dùng làm vật chứa sách vở đi học trong suốt khóa học Nhật Ngữ; thế mà, chẳng có thầy cô giáo Nhật Ngữ nào chỉnh dùm cho. Qua khóa Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, sự hiểu biết của chúng tôi được mở mang nhiều hơn về trong việc gửi tiền vào trong ngân hàng, bỏ thư ở bưu diện, cách thức mua sắm, và nhiều lãnh vực khác trong đời sống xã hội tại Nhật. Chúng tôi được biết là những người Nhật ở các khu nhà thuê rẻ tiền, thường phải ghé tắm Ofurồ khi tan sở làm trước khi về nhà. Mặc dù chúng tôi đã khá ngạc nhiên khi nhìn sự giăng mắc áo quần phơi khô khi đi ngang qua các khu chung cư ở Tokyo , không thể ngờ các phòng thuê của các khu chung cư ấy chỉ có nhà cầu chứ không có nhà tắm. Đồng với lý thuyết, các thầy cô giáo đã tạo cho chúng tôi làm quen với loại tắm trần truồng tập thể theo giới tính này. Sau khi tắm chung trong hồ nước ấm, mỗi người xả nước trong buồng tắm cá nhân theo ý riêng. Khi đưa chúng tôi đi thực tế, thầy cô đã dùng tiền của trại để trả chi phí. Ngoài ra họ còn trả tiền cho các phương tiện đi lại mà chúng tôi sử dụng và những thực phẩm mà chúng tôi mua để thực tập nấu những món ăn của Nhật. Thầy cô giáo đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi từ chuyện nhỏ đến việc lớn như: Trưng bày đồ dÍ vỡ thì để dưới thấp để ngừa trường hợp bị xây sát bởi đồ vật rơi từ trên cao xuống vì động đất và thuê phòng ở các khu chung cư thì nên chọn phòng ở các tầng thấp để khi có động đất dễ chạy ra ngoài hơn. Qua sự chỉ dẫn của họ chúng tôi còn biết giá tiền thuê của các phòng ở khác nhau tùy vị trí ở tầng cao hay thấp và hiểu là người khả năng tài chính hoặc con nhỏ thường cư ngụ ở những tầng thấp của chung cư. Ngoài ra, chúng tôi còn học các lÍ nghi xã giao của Nhật như mua quà biếu cho hai người hàng xóm bên cạnh khi vừa dọn đến chỗ ở, cách mua các loại quà thích hợp cho người bệnh, và cách trao quà như thế nào.
Sau ngày 2 tháng 11 năm 1989 chúng tôi nhận bằng tốt nghiệp hai khóa học Nhật Ngữ và Phong Tục và Đời Sống của Nhật nên được tự do ra ngoài trại từ chín giờ sáng đến chín giờ tối. Tôi thường lấy xe buýt đưa Tinô đi dạo các siêu thị để nó có thể tiếp xúc nhiều với thế giới ngoài trại và để tôi sắm sửa các vật dụng chuẩn bị cho định cư. Theo thường lệ, chỉ một lần phỏng vấn việc làm là học viên tốt nghiệp có thể rời trại để định cư ngay, mà vợ chồng tôi đã được thông báo là sẽ có chung một cuộc phỏng vấn việc làm vào ngày 7 tháng 11 năm 1989. Hôm ấy, chúng tôi gửi Tinô cho chị Xuân Ảnh xong, sửa sang y phục chỉnh tề rồi mang bản tóm tắt kinh nghiệm nghề nghiệp, đã được hướng chỉ dÅn của thầy cô của khóa Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, đến trước văn phòng trại để chờ đến lượt phỏng vấn của mình. Sau một giờ trả lời những câu hỏi, vợ chồng chúng tôi đều được hai người phỏng vấn của một tiệm bánh ở Tokyo thâu nhận. Tôi rất sung sướng với sự chấp thuận của họ bởi vì công việc mà tôi sắp đảm nhận là công việc tôi đã từng làm qua, rất nhẹ nhàng và được làm chung với chồng tôi. Bước xuống các bậc thềm trước của văn phòng hành chánh, tôi càng thấy tâm hồn mình lâng lâng như đang bay. Xuyên ánh nhìn qua những vạt nắng chiều đang chạy dài trên những hàng cây trước mặt, tôi bỗng nhận ra chị Nguyệt Ánh đang thấp thoáng ở góc ngoặc của hàng cây cảnh bên phải. Chị Nguyệt Ánh là nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã từng bác đơn chúng tôi không cho gặp phái đoàn Mỹ vì tư cách tị nạn của chúng tôi thấp hơn thành phần sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và là bạn quen biết của chị Thủy mà nhiều lần chị Thủy hứa sẽ nhờ chị giúp đỡ cho chúng tôi gặp phái đoàn Mỹ.
Tôi, có lẽ quá vui vì sự may mắn đang có của mình, không nhớ đến lần nài nỉ chị cho được tiếp kiến với phái đoàn Mỹ trong buổi phỏng vấn đầu tiên khi vừa đến trại Kokusai Kuyen, mau mắn nói với chồng tôi:
“Chị Nguyệt Ánh kìa anh! Mình đến chào chỉ đi!”
“Thôi đi em. Không khéo chỉ nghĩ mình tiếp tục làm phiền. Lại một màn năn nỉ như lần trước.” Chồng tôi nói thế rồi dượm bước về phía bên trái.
Kéo tay anh đi dọc dãy cây cảnh trước mặt văn phòng về phía bên phải, tôi vừa đi vừa nói:
“Chỉ nghĩ gì thì mình cũng phải chào. Dù gì chỉ cũng là bạn của chị Thủy.”
Thế là chúng tôi đến trước mặt chị Nguyệt Ánh và tôi nhanh nhảu hỏi:
“Chị Nguyệt Ánh có khỏe không? Hôm nay phỏng vấn nhiều chắc mệt lắm hả?”
Chị Nguyệt Ánh vui vẻ đáp:
“Hơi bận nhưng khỏe. Cảm ơn Lan. Còn Lan Hiệp thì thế nào?”
Chồng tôi cười cười không nói. Còn tôi nói nhanh:
“Tụi em học xong rồi chị à. Tụi em vừa phỏng vấn việc làm xong và được một tiệm bánh nhận rồi.”
“Thế Lan có còn muốn gặp phái đoàn Mỹ nữa không?”
“Còn chứ! Chẳng thà tụi em gặp phái đoàn Mỹ, có bị họ từ chối cũng cam lòng. Còn hơn là bây giờ vợ chồng em vẫn ấm ức về tư cách tị nạn của mình.”
“Vậy thì mình sẽ ghi thêm tên hai vợ chồng vào đợt phỏng vấn cuối cùng.”
“Ồ! vậy thì em cảm ơn chị nhiều lắm.” Tôi reo lên sung sướng trong lúc chồng tôi chào từ giã chị với ánh mắt biết ơn.
Về đến “nhà”, tôi khoe ngay với chị Xuân Ảnh và Tuấn những điều may mắn mà chúng tôi có được. Hai người vui không kém gì chúng tôi. Tinô thì cười nắc nẻ khi gặp mặt bố mẹ.
Hai hôm sau, văn phòng kêu chồng tôi đến nhận một bộ đơn do Cao Ủy gửi, bảo điền vào để chuẩn bị cho cuộc tiếp kiến với phái đoàn J.V.A vào sáng ngày mai. Ngày thứ sáu 10 tháng 11 năm 1989 chúng tôi được phỏng vấn bởi một người đàn bà Mỹ với sự thông dịch của một chị người Việt có tên Phương Thúy. Qua lời tự giới thiệu của chị Phương Thúy, chúng tôi được biết chị là bạn của anh Đạt và chị Thủy. Sau buổi phỏng vấn hôm ấy chúng tôi được biết hồ sơ mình sẽ được chuyển đến phái đoàn I.N.S và ngày phỏng vấn của chúng tôi với phái đoàn này sẽ vào ngày thứ sáu tuần sau. Lần này, vì tôi quá hạnh phúc với sự may mắn bất ngờ nên tôi đã không những báo cho cho chị Xuân Ảnh mà còn đi kể cho hầu hết những người trong trại tin vui của mình. Sau vài ngày chia sẻ niềm vui của mình với mọi người, tôi đã ủ dột trở về phòng mình với những chuyện kể của họ. Những người đã tiếp kiến với phái đoàn I.N.S cho tôi biết I.N.S là một cửa ải khó qua. Trong mười bảy hộ được tiếp kiến của một ngày thì khoảng mười một hộ bị bác rồi. Một trung úy không quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bị bác. Những thanh niên, con của sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa nhưng không có thân nhân ở Mỹ cũng bị bác. Những người có thân nhân ở Mỹ và không hề dính dáng gì với chế độ Cộng sản sau 1975 cũng bị bác. Không ai hiểu vì sao sự từ chối nhiều hơn chấp nhận nên đã có nhiều sự phỏng đoán khác nhau về người phỏng vấn. Một người cho rằng người phỏng vấn là người có đạo Tin Lành nên rất coi trọng đến vấn đề giáo dục và bằng cấp của người nhập cư ở Mỹ. Người khác thì nói Mỹ là nước khá tự do và tự do cả vũ khí nên ông ngăn ngừa sự hư hỏng và phạm pháp xảy ra cho những thanh niên Việt không có thân nhân bên Mỹ. Người khác nữa thì nói là nước Mỹ đã có quá nhiều di dân từ các quốc gia khác đến nên điều gì cũng trở thành vấn đề để ông ta từ chối được. Những lời bàn bạc của họ đã làm tôi mất hy vọng hoàn toàn vào sự chấp thuận của một người có tôn giáo khác với tôn giáo mà tôi ghi rõ trong đơn. Tuy nhiên, vào đêm trước ngày phỏng vấn tôi chợt nhớ đến sự linh thiêng của cô Th. nên đã ra ngoài hành lang tối cầu xin cô giúp đỡ.
Sáng ngày 17 tháng 11 năm 1989 chúng tôi được xe buýt chở đến tòa đại sứ quán Mỹ để tiếp kiến với phái đoàn I.N.S. Theo lịch, hai thanh niên có thân nhân tại Mỹ sẽ được tiếp kiến trước, sau đó là gia đình tôi rồi đến những người khác. Trong khi chờ đến phiên mình, tôi hồi hộp cầu mong kết quả của hai người thanh niên khác hẳn với những lời đồn đãi trong trại. Thế nhưng, khi họ bước ra phòng chờ với những cái lắc đầu thất vọng tôi hiểu rằng họ đều bị từ chối chẳng khác gì những tin đồn đã nghe. Sự chán nản của họ đã theo tôi vào tận trong phòng phỏng vấn và đánh mất hoàn toàn niềm hy vọng của tôi. Tôi không tin tưởng chút nào đến sự chấp thuận từ người đàn ông Mỹ trắng đang ngồi uy nghiêm cạnh chị Nguyệt Ánh sau một cái bàn khá lớn. Mời chúng tôi ngồi xong, người phỏng vấn lẳng lặng mở tập hồ sơ của chúng tôi ra coi. Ông đọc khá chăm chú đến độ tôi nghi ngại không hiểu là ông đang lưu tâm đến những lời khai của vợ chồng tôi trong đơn hay chỉ vờ đọc. Nếu ông chỉ giả vờ hay đọc lướt qua thì ông sẽ không thể hiểu sâu xa cảnh sống bấp bênh của vợ chồng tôi khi chồng tôi ở trong tình trạng không hề có tên trong một hộ khẩu nào ở Việt Nam . Thời gian trôi qua rất lâu mà ông vẫn bình tâm đọc như đang đọc sách và cố tìm nội dung khó hiểu trong ấy. Trong khi chờ ông lên tiếng hỏi, tôi có khá nhiều thời gian để nhìn ông kỹ hơn. Ông khoảng ngoài ba mươi, tóc chải gọn, áo thẳng nếp và cách ngồi ngay ngắn. Diện mạo và phong cách toát nên một vẻ đàng hoàng và mẫu mực của người thiên về ngành giáo dục như sự tưởng tượng tượng của tôi trước đó. Duy có một điều mà tôi không hình dung ra là sự lạnh lùng quá đổi của ông. Ông đã không hề ngẩng đầu lên một lần nào khi lật và đọc từng trang giấy, kể cả lúc Tinô ngọ nguậy trong lòng tôi. Sự lạnh lùng của ông biểu lộ là ông không đếm xỉa sự hiện diện của ai trong phòng đã khiến cho Tinô bày tỏ sự thắc mắc của nó. Chồm người đến sát cạnh bàn rồi nghiêng đầu trên mặt bàn để nhìn vào mắt ông, nó nói một tràng dài thật to với ngôn ngữ của nó, những từ khó hiểu và vô nghĩa được kết hợp bởi tiếng Nhật và tiếng Việt. Hành động bất ngờ của nó làm tôi hốt hoảng vội lấy tay che miệng nó lại rồi đưa ngón tay ngăn giữa miệng mình với tiếng suỵt khe khẽ. Chồng tôi khiếp đảm, trố mắt khổ sở nhìn nó trong lúc chị Nguyệt Ánh phì cười. Người đàn ông Mỹ trắng, có lẽ đã giật mình vì tiếng nói vang dội khắp phòng của Tinô, ngửng đầu lên nhìn mặt nó. Ánh mắt của ông thoáng một nét cười và sự lạnh lùng trên khuôn mặt của ông trở dịu hơn rồi vẻ như tan mất. Ông nhờ chị Nguyệt Ánh hỏi chồng tôi đã làm gì và ở đâu tại Việt Nam và chị thông dịch lại cho ông những lời khai của chồng tôi. Chăm chú nghe chị nói xong, ông cúi xuống đọc tờ đơn của chúng tôi một lúc rồi ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt chồng tôi và hỏi về học lực của anh. Lần này, chị Nguyệt Ánh hỏi chồng tôi có muốn trực tiếp nói với ông bằng tiếng Anh không rồi chị để hai người trao đổi với nhau. Người phỏng vấn đã nghe chồng tôi nói một cách chăm chú như khi nghe chị Nguyệt Ánh nói, rồi hỏi anh vài câu nữa, rồi lại nghe một cách chăm chú, xong lấy mộc đóng nhanh vào tập hồ sơ của chúng tôi và bảo chúng tôi ra ngoài. Nước mắt tôi chảy dài khi tôi bồng Tinô theo chồng tôi ra khỏi phòng. Tôi đã miễn cưỡng nhận những thỏi kẹo Sô cô la của một người đàn bà Mỹ trao cho khi chúng tôi trở lại phòng đợi, rồi nói với chồng tôi trong nước mắt:
“Như vậy là mình phải học thêm tiếng Nhật và chuẩn bị sức lực để làm việc ở Nhật rồi anh à.”
Chị Nguyệt Ánh, đang đi sau để tiễn chân chúng tôi và đón lượt người khác, hỏi tôi với giọng ngạc nhiên:
“Ủa? Vậy Lan không biết là ông phỏng vấn đã nói là chấp thuận cho gia đình Lan đi Mỹ sao?”
Tôi quay lại, sửng sốt hỏi lại:
“Ủa thật vậy hả chị? Em có nghe rành tiếng Anh đâu mà biết! Thấy ổng hỏi ảnh mấy câu rồi bỏ hồ sơ qua một bên em tưởng ổng từ chối chớ!” Rồi hét lên:”Trời ơi! Em không ngờ ổng chấp thuận cho tụi em đi, không ngờ gia đình em được đi Mỹ!”
Tôi đã reo liên tiếp với nh»ng chữ “Được đi Mỹ!” một cách điên cuồng bất kể phòng đợi yên lặng và trang nghiêm như thế nào. Mọi người trong phòng đều nhìn tôi nhưng mỉm cười chứ không trách móc lời nào. Về trại, tôi mua thức ăn cúng tạ cô Th. ngay.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 21
Có lúc tôi cảm thấy tiếc là mình đã mất thời gian học hai khóa tiếng Nhật và Đời Sống Phong Tục Tập Quán của Nhật thay vì học tiếng Mỹ và được chuyển đến những trại có thể đi làm một cách hợp pháp như anh Thảo; nhưng, khi nghĩ lại những kỷ niệm mà mình có được ở trại Kokusai Kuyen, tôi đã hài lòng với sự sắp xếp của thượng đế. Những ngày trong trại đã cho tôi nhiều thứ tình của con người như tình đồng loại, tình nhân ái, tình thầy trò, tình bạn và tình đồng hương. Ngoài tình thương của những người nhân viên và các thầy cô giáo trong trại, chúng tôi đã có nhiều người bạn chân thật như vợ chồng Lắm, chị Xuân Ảnh, anh Th., chị Thủy, và các anh chị khác như anh chị Đạt, chị Nguyệt Ánh và chị Phương Thúy. Những người này đã gián tiếp hay trực tiếp giúp chúng tôi với tình thương chân thành và vô vị lợi. Anh Đạt hết lòng giúp anh Kh. và chồng tôi nhận hàng, giao hàng và khuân chuyển rất mệt nhọc và khó khăn nhưng thu nhập của hai người chẳng được bao lăm; cho nên, chị Thủy đã hỏi những người quen biết của chị ở Tokyo giúp họ có một việc làm đạt mức thu nhập cao hơn. Lo lắng đến chuyện sang Phi học Anh Ngữ và Đời Sống Phong Tục Tập quán Mỹ của chúng tôi trong hoàn cảnh tài chính eo hẹp và con nhỏ, vợ chồng chị Thủy đích thân đưa chồng tôi đến tận nhà chị PhươngThúy để nhờ chị xin việc làm cho. Đồng với sự lo lắng của vợ chồng chị Thủy, chị Phương Thúy còn quan tâm đến sự thiếu thốn và thiếu tiện nghi của các trại tị nạn ở Phi Luật Tân nên đã nhờ chồng chị, người Pháp, hỏi những người bạn của anh ta, cũng là người Pháp và có cơ sở kinh doanh tại Tokyo, một việc làm cho chồng tôi. Sau khi biết một người bạn của chồng chị, chủ một tiệm bánh lớn tại Shibuya, nhận người làm, chị Phương Thúy đã gọi điện thoại báo cho chúng tôi và hẹn ngày giờ đưa chồng tôi đến tiệm bánh và hướng dẫn nơi lấy những tuyến xe điện ngầm. Công việc mà chồng tôi nhận được là rửa chén nhưng chén chỉ là từ thay thế cho nồi, xoong, chao, khuôn, khay và các vật dụng làm bánh khác. Để làm công việc này anh phải leo rào ra khỏi trại vì thời gian trại mở cửa và đóng cửa thường trễ hơn và sớm hơn giờ làm và giờ tan việc của anh. Mỗi ngày anh thường rời trại lúc năm giờ sáng và về trại lúc mười giờ đêm cho nên tôi thường thức vào những thời gian này để chuẩn bị thức ăn cho anh, và nghe ngóng anh leo ra vào trại bình yên. Thỉnh thoảng, tôi dùng thẻ điện thoại gọi anh nơi cột điện thoại gần phòng sinh hoạt trong trại để báo anh biết tin trong ngày ở trại hay gọi anh về mỗi khi văn phòng cần gặp anh. Một việc mà tôi không hề bỏ sót ngày nào là thường nghe và hỏi anh về công việc trong ngày của anh khi cùng anh ăn tối.
“Hôm nay anh đến chỗ làm sớm hơn mấy ngày trước vậy mà đến nơi đã thấy đầy khuôn, nồi, xoong, chảo trong hồ nước lẫn ngoài mấy cái bàn cạnh đó”
“Đồ nhiều như vậy mà không có ai phụ anh sao?”
“Không ai cả, chỉ một mình anh làm thôi.”
“Là tiệm bánh lớn mà chẳng lẽ tiệm không có người rửa chén? Nếu trước đó không có anh làm thì ai làm công việc này cho họ? Em cứ tưởng là anh phụ việc cho người rửa chén đã làm ở đó chứ?”
“Có lẽ vợ chồng chị Phương Thúy nói tình cảnh gia đình mình nên ông chủ cho người rửa chén trước làm công việc gì đó trong tiệm và nhường công việc này cho anh. Ông chủ nói là anh làm đến lúc nào muốn nghỉ thì nghỉ. Ổng cho phép anh muốn làm bao nhiêu tiếng trong một ngày cũng được, không hạn định; cho nên tụi thợ làm trong đó ngạc nhiên lắm, cứ hỏi lịch làm việc của anh như thế nào hoài.”
“Vậy thì đúng là vợ chồng chị Phương Thúy đã nói thật hoàn cảnh mình với ông chủ của anh rồi. Không biết là ổng có biết anh phải leo rào ra khỏi trại để ra làm cho tiệm của ổng không nữa?”
“Không biết. Nhưng mà thấy ổng quý anh lắm. Mỗi khi ổng xuống hầm làm việc, ổng chỉ bắt tay và chào hỏi ba người là ông người Pháp thường làm kem bông bằng kẹo gương, ông người Nhật trưởng nhóm thợ trang hoàng mặt bánh và anh thôi. Tay của hai ông kia còn sạch sẽ chứ tay anh không lúc nào được khô ráo.”
“Bộ anh không đeo găng tay lúc rửa chén hay sao mà tay không được khô?”
“Có chứ nhưng cái hồ rửa chén của tiệm bánh đó không giống mấy cái bồn rửa chén mà mình thấy trong trại đâu em! Nó sâu hơn cả cánh tay của anh cho nên muốn vớt các thứ dưới đáy hồ anh phải thọc tay sâu xuống để kéo lên; thế là có đeo găng tay thì nước cũng tràn vào ống tay làm ướt nhẹp cả hai cánh tay thôi.”
“Vậy sao anh không xả nước ra rồi vớt mấy cái dưới đáy lên? Mắc mớ gì phải để nước tràn vô ống găng tay để tay bị ướt?”
“Làm sao mà xả được em? Tụi thợ bỏ nồi, khuôn vào hồ liên tục, nếu mình xả lấy nước đâu cho tụi nó ngâm cho mình? Mà cũng nhờ có hồ nước ngâm như vậy anh rửa nhanh đưọc chút xíu chứ mấy thứ bột, đường nấu dẻo queo mà không ngâm nước thì biết đến khi nào anh mới rửa cho xong? Em không tưởng tượng được là tụi thợ trong chỗ anh làm bận đến chừng nào đâu. Tụi nó làm liên tục thành ra anh cũng rửa liên miên. Mà tiệm đắt khách cũng phải! Anh chưa từng thấy cái bánh kem nào trang hoàng đẹp như mấy cái bánh chỗ anh làm đâu em. Lối trang hoàng của họ rất nghệ thuật và trang nhã chứ không phải màu mè như mấy cái bánh kem mình thường thấy đâu. Đặc biệt nhất là bánh của họ thường được phủ mỏng bởi một lớp bột hay đường mịn gì đó. Màu của lớp mỏng này thường tiệp với màu của hoa và các kiểu trang trí. Đặc biệt nhất là các cánh hoa hồng, lá hay các vật trang trí khác làm bằng kem đường. Không biết ông người Pháp làm thế nào mà trông chúng giống như thủy tinh. Cũng nhờ các cánh hoa hồng trong như thủy tinh này mà cái bánh nào cũng thấy sang cả. Mấy ổng biết các kiểu bánh của mấy ổng đẹp và đặc biệt nên mỗi lần làm xong một kiểu bánh là mấy ổng xúm xít chụp hình trước khi đưa bánh lên tầng trên”.
“Thích thật! Phải chi em được làm ở đó thì em học lóm cách trang trí bánh.”
“Không được đâu em. Dễ gì mà ăn cắp nghề của người ta! Mỗi lần làm kem đường là tay người Pháp đóng cửa phòng kín mít. Đố ai mà biết ổng dùng cái thứ gì cho mấy cái hoa hồng thủy tinh. Mỗi lần làm xong, ổng mới đem mấy cái đĩa có các cánh hồng hay lá ra ngoài phòng giao cho ông trưởng nhóm thợ trang hoàng vào trong bánh. Ông này thì thường chỉ đạo cách trang hoàng, và chọn hộp có lót lớp vải nhung tiệp màu với kiểu và màu của từng loại bánh.”
“Có khi nào họ cho anh thử miếng bánh nào không?”
“Không đâu em. Họ làm nghề lắm. Làm gì có chuyện bánh hư để cho thợ. Bánh của họ không kịp giao cho khách lấy đâu của thừa mà cho mình ăn. Hơn nữa, bánh trong tiệm toàn là bánh ổ cho Giáng Sinh, sinh nhật, đám cưới hay các thứ tiệc tùng chứ có phải các loại bánh ngọt nho nhỏ như mình thường thấy ở tiệm Hưng Hoa ở Nha Trang đâu. Bánh của họ đắt lắm. Dân đặt bánh toàn là dân giàu có không hà. Anh nghĩ phải chi tụi nó có bán bánh kem nho nhỏ và giá rẻ thì khi nào lãnh lương, anh mua một cái cho con ăn thử cho biết mùi đời. Đằng này giá tối thiểu của một cái bánh nhỏ nhất và đơn giản nhất là một trăm đô Mỹ rồi! Anh nghe tụi thợ làm ở đó nói khách đến ăn uống hay đặt bánh toàn là người của các đại sứ quán gần vùng Tokyo này. Anh còn nghe tiệm có bán thức ăn nữa nên đoán là một nhà hàng lớn chứ anh chưa hề có thì giờ đặt chân lên trên đó để biết tiệm ra sao và bán những thứ gì.
“Em hiểu chứ. Những chỗ sang như vậy đâu phải là chỗ dành cho tụi mình. Em tưởng là họ cho anh nếm thử thì tả cho em nghe, không thì thôi. Bánh hay thức ăn đắt tiền chỉ dành cho người giàu có và sang trọng chứ mình ăn làm gì. Chỉ cần có tiền để nuôi con ở Phi là đã may mắn lắm rồi.”
Tôi đã nói vậy khi kết thúc cuộc nói chuyện với anh nhưng trong giấc mơ của mình, tôi thường thấy những chiếc bánh sang trọng mà anh tả mỗi ngày. Có khi tôi thấy một tháp bánh choux à la crème với màu cà phê trang nhã và những chấm phá màu chocolate, có lúc tôi lại thấy một cái bánh trái tim với cái hoa hồng bằng thủy tinh đơn giản trên cái khay nhung đỏ, có lúc tôi lại thấy những cái Buche De Noel và những cái bánh cây thông. Rồi tôi lại thấy rất nhiều nước nhưng lần này tôi không thấy những cơn sóng mà chỉ thấy toàn nồi niêu xoong chảo trôi bồng bềnh và hai bàn tay ướt nhẹp với những kẽ tay lở lói của chồng tôi.
Chồng tôi chỉ làm cho tiệm bánh một tháng rồi nghỉ luôn vì anh phập phồng lo sợ chuyện vi phạm điều lệ của trại sẽ ảnh hưởng đến chuyện định cư tại Mỹ và tin đồn về chuyến đi Phi Luật Tân sẽ khởi hành vào giữa tháng một. Nghỉ việc để giữ gìn sức khỏe trong những ngày đông lạnh còn là một lý do rất hợp lý. Trong những ngày lạnh năm ấy, chúng tôi được nhìn cảnh tuyết rơi đầu tiên trong đời và được chụp chung với tuyết nhờ chiếc máy hình sắm được từ số lương của chồng tôi. Sau những ngày tuyết, tôi bồi hồi nhìn lại lá cờ vàng ba sọc đỏ và những tà áo dài Việt Nam trong buổi lễ Tết Nguyên Đán. Được ban Quản trị trại cho phép, chúng tôi đã tổ chức được lễ chào cờ, văn nghệ, múa lân và đốt pháo để mừng xuân mới. Sau phần đốt pháo, các em nhỏ được hướng dẫn xếp hàng để nhận phong bì lì xì. Nhìn Tinô hớn hở với chiếc phong bì đỏ trên đường đi về phòng, tôi bồi hồi nhận ra là những người tị nạn chúng tôi dù đã gian truân trong những cuộc trốn chạy đầy hiểm nguy, vẫn mang theo quê hương mình đến tận nơi đây. Trước Tết ít ngày, không khí trong trại trở nên xôn xao vì phòng nào phòng nấy cũng bàn tán Hội Xuân Canh Ngọ do Hiệp Hội Người Việt tại Tokyo tổ chức. Chị Xuân Ảnh và vợ chồng tôi hớn hở đưa Tuấn và Tinô đi mua sắm tết. Chúng tôi ghé siêu thị mua cho Tinô một bộ đồ mới rồi ghé chợ mua hoa quả rau thịt và vài thực phẩm Việt Nam . Sau khi cùng nhau dọn dẹp và trang trí phòng với khăn trải bàn mới, bình hoa giấy mới và màn giăng, chị Xuân Ảnh và tôi nhuộm nếp màu xanh lục rồi dùng giấy bạc gói và nấu bánh tét để chuẩn bị cho Tết. Từ sáng sớm ngày mùng một Tết, chồng tôi và tôi bày bàn thờ với đủ các món hoa quả và thức ăn mặn ngọt để cúng giỗ cha chồng tôi. Tiếp đón bạn bè đến viếng một lúc, mẹ con chị Xuân Ảnh và gia đình tôi rủ nhau đi Hội Tết rồi đi chùa. Cùng những ngày Tết của chúng tôi, người Nhật cũng tổ chức Tết. Chị Thủy đã rủ vợ chồng tôi đưa Tinô ra ngoài trại để tham dự buổi biểu diễn văn nghệ do ban văn nghệ Nhật tổ chức tại Tokyo . Trong buổi biểu diễn này, chị Thủy và con gái đầu của chị tham gia hát đơn ca. Tôi cảm thấy rất tự hào khi nhìn con gái lớn của chị Thủy hát bài hát Nhật được nhiều thanh niên nam nữ Nhật vỗ tay cổ vũ và vô cùng xúc động khi nhìn chị mặc áo dài Việt Nam khi hát bài hát Việt Nam trên sân khấu rực rỡ của ngày hôm ấy.
Càng đi chơi nhiều tôi càng thấy gần gũi và hòa mình vào cuộc sống của Nhật. Những con đường, những góc phố, những chiếc tàu điện và những mái tóc mượt của các cô gái Nhật là những hình ảnh thật đáng yêu trong ký ức của tôi. Mặc dù tin tức về một thanh niên phạm tội giết bốn đứa trẻ ở khu Saitama, gần Tokyo có lúc làm tôi sợ hãi nhưng nghĩ đến sự phân tích của thông tín viên, qua thông dịch, tôi tin hàng ngàn băng hình kinh dị mà người thanh niên tích trữ trong căn nhà biệt lập của anh đã tác động đến tâm thần của anh và dẫn anh đến những việc làm trái với đạo làm người. Theo tôi, đây là trường hợp rất cá biệt và hiếm hoi. Ngoài tin chấn động này, tôi không nghe gì đến các tội phạm khác trên đài truyền hình; cho nên tôi đã tự tin khi đi bộ một mình ngay lúc chiều tà trên con đường vắng đến siêu thị. Đây là đường tắt đẫn từ trại qua một rừng thông dọc theo một dòng sông đến siêu thị. Sở dĩ tôi tin tưởng tuyệt đối sự an ninh ở đây vì tôi biết Nhật không có tự do vũ khí, tinh thần kỷ luật của người Nhật cao và nhất là vì tôi chưa hề thấy một người ăn xin nào trên đường phố của thủ đô này. Đây là vấn đề mà tôi luyến tiếc nhất và suy nghĩ mãi khi tôi quyết định xa xứ sở này. Nguyên nhân chính mà tôi muốn rời nơi đây là tôi không tin mình có khả năng học chữ Nhật, không thể đọc báo chí Nhật, và không thể đọc các toa thuốc Nhật một cách thông suốt. Hơn nữa, tôi còn muốn sau này Tinô học tiếng Việt, đọc tiếng Việt thành thạo mà chữ Nhật, hoàn toàn khác chữ Việt, sẽ trở thành một vấn đề hết sức khó khăn đối với tôi. Thêm vào đó, nếu tôi phải lao động chân tay suốt cả ngày và không thời gian học thêm tiếng Nhật thì dù có gắng bao nhiêu tôi không có thể có thời gian hay điều kiện để dạy tiếng mẹ đẻ cho con tôi. Lập luận chỉ là thế, còn chuyện đến Mỹ vẫn là ước mơ duy nhất khi tôi nghĩ đến vấn đề định cư. Nhiều thủy thủ trên tàu Đan Mạch khuyên chúng tôi nên tìm cách định cư tại Mỹ vì nó là một quốc gia giàu có bậc nhất trên thế giới. Họ còn nói Mỹ là thiên đường của sự phát triển học vấn và không hề có phân biệt bất kỳ lứa tuổi nào trong các trường đại học; cho nên, muốn cuộc sống tiến bộ và mở mang thì nên chọn Mỹ làm nơi để định cư.
Những người quản lý trong trại vẫn thường động viên những người được phái đoàn Mỹ bảo trợ sang Mỹ ở lại nhưng chẳng một ai trong chúng tôi thay đổi ý định. Sự khăng khăng từ chối của chúng tôi có lẽ đã làm họ thất vọng nhưng họ không từ nan việc giúp chúng tôi đến cùng. Trước ngày chúng tôi rời trại, trại thông báo lịch mở nhà kho cho những người sắp đi Phi tự do chọn lấy bất kỳ món gì tùy thích. Choáng ngộp với những thứ có được hai một ngày lựa chọn, chúng tôi quyết định mua thêm một chiếc va li để chứa tối đa số ký được phép mang theo. Khi xếp đặt các thứ vào các vali, chúng tôi không quên đặt vào những bộ quần áo của những người thủy thủ tàu Đan Mạch cho, của chị Thủy cho, của chị Xuân Ảnh cho và của cô giáo Nhật Ngữ Makino gửi tặng qua bưu điện nhân dịp Giáng sinh.
Ngày 13 tháng 2 năm 1990 gia đình tôi cùng những người được Mỹ bảo lãnh tập họp trước phòng hành chánh để được đưa ra phi trường. Ngoài những người đã ra trại định cư như gia đình Lắm, hầu hết mọi người quen trong trại đều đến tiễn chúng tôi. Gia đình chị Thủy dù bận rộn với chuyện rời trại để ra ngoài định cư cũng đến chia tay với chúng tôi. Người bịn rịn bên hông xe buýt nơi cánh cửa mà chúng tôi ngồi tì vào tận cho đến lúc xe chúng tôi rời bánh là chị Xuân Ảnh. Vói tay vào trong để đưa tiền cho Tinô, chị căn dặn chúng tôi nhớ chăm sóc nó cẩn thận. Cử chỉ của chị làm tôi cảm tưởng đang chia tay với người thân thuộc của mình trong một xóm làng Việt Nam .
Có khoảng hơn một trăm người Việt Tị Nạn ở các trại Nhật cùng lên đường sang Phi trong chuyến đi hôm ấy nhưng trong chuyến ghe vượt biển của chúng tôi thì chỉ có anh Thảo và gia đình chúng tôi. Tại phi trường, chúng tôi trông chỉnh tề chẳng khác gì những người đi du lịch. Chỉ khác là ai nấy đều phải đeo bảng tên và kè kè tập hồ sơ bên mình. Đây là lần thứ hai, tôi chia tay với những ân nhân của mình. Khi từ giã tàu Đan Mạch, tim tôi âm thầm mang theo tình thương yêu, sự quan tâm và nỗi lo lắng của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cùng những kỷ niệm của mười ngày sống trên tàu với họ; thì ngày rời Nhật nó chất thêm những tấm lòng thương yêu giúp đỡ tận tụy của nhân viên trại, của các thầy cô giáo của tôi, các cô giữ trẻ của Tinô và của những người bạn Việt ở trong và ngoài trại Kokusai Kuyen. Bâng khuâng với niềm thương yêu đầy ngập, tôi tin lòng nhân ái của con người vẫn còn rất nhiều trên thế giới này và đời sống tinh thần lẫn vật chất của chúng tôi sẽ được bảo đảm ở những nơi sắp đến.
“Hôm nay anh đến chỗ làm sớm hơn mấy ngày trước vậy mà đến nơi đã thấy đầy khuôn, nồi, xoong, chảo trong hồ nước lẫn ngoài mấy cái bàn cạnh đó”
“Đồ nhiều như vậy mà không có ai phụ anh sao?”
“Không ai cả, chỉ một mình anh làm thôi.”
“Là tiệm bánh lớn mà chẳng lẽ tiệm không có người rửa chén? Nếu trước đó không có anh làm thì ai làm công việc này cho họ? Em cứ tưởng là anh phụ việc cho người rửa chén đã làm ở đó chứ?”
“Có lẽ vợ chồng chị Phương Thúy nói tình cảnh gia đình mình nên ông chủ cho người rửa chén trước làm công việc gì đó trong tiệm và nhường công việc này cho anh. Ông chủ nói là anh làm đến lúc nào muốn nghỉ thì nghỉ. Ổng cho phép anh muốn làm bao nhiêu tiếng trong một ngày cũng được, không hạn định; cho nên tụi thợ làm trong đó ngạc nhiên lắm, cứ hỏi lịch làm việc của anh như thế nào hoài.”
“Vậy thì đúng là vợ chồng chị Phương Thúy đã nói thật hoàn cảnh mình với ông chủ của anh rồi. Không biết là ổng có biết anh phải leo rào ra khỏi trại để ra làm cho tiệm của ổng không nữa?”
“Không biết. Nhưng mà thấy ổng quý anh lắm. Mỗi khi ổng xuống hầm làm việc, ổng chỉ bắt tay và chào hỏi ba người là ông người Pháp thường làm kem bông bằng kẹo gương, ông người Nhật trưởng nhóm thợ trang hoàng mặt bánh và anh thôi. Tay của hai ông kia còn sạch sẽ chứ tay anh không lúc nào được khô ráo.”
“Bộ anh không đeo găng tay lúc rửa chén hay sao mà tay không được khô?”
“Có chứ nhưng cái hồ rửa chén của tiệm bánh đó không giống mấy cái bồn rửa chén mà mình thấy trong trại đâu em! Nó sâu hơn cả cánh tay của anh cho nên muốn vớt các thứ dưới đáy hồ anh phải thọc tay sâu xuống để kéo lên; thế là có đeo găng tay thì nước cũng tràn vào ống tay làm ướt nhẹp cả hai cánh tay thôi.”
“Vậy sao anh không xả nước ra rồi vớt mấy cái dưới đáy lên? Mắc mớ gì phải để nước tràn vô ống găng tay để tay bị ướt?”
“Làm sao mà xả được em? Tụi thợ bỏ nồi, khuôn vào hồ liên tục, nếu mình xả lấy nước đâu cho tụi nó ngâm cho mình? Mà cũng nhờ có hồ nước ngâm như vậy anh rửa nhanh đưọc chút xíu chứ mấy thứ bột, đường nấu dẻo queo mà không ngâm nước thì biết đến khi nào anh mới rửa cho xong? Em không tưởng tượng được là tụi thợ trong chỗ anh làm bận đến chừng nào đâu. Tụi nó làm liên tục thành ra anh cũng rửa liên miên. Mà tiệm đắt khách cũng phải! Anh chưa từng thấy cái bánh kem nào trang hoàng đẹp như mấy cái bánh chỗ anh làm đâu em. Lối trang hoàng của họ rất nghệ thuật và trang nhã chứ không phải màu mè như mấy cái bánh kem mình thường thấy đâu. Đặc biệt nhất là bánh của họ thường được phủ mỏng bởi một lớp bột hay đường mịn gì đó. Màu của lớp mỏng này thường tiệp với màu của hoa và các kiểu trang trí. Đặc biệt nhất là các cánh hoa hồng, lá hay các vật trang trí khác làm bằng kem đường. Không biết ông người Pháp làm thế nào mà trông chúng giống như thủy tinh. Cũng nhờ các cánh hoa hồng trong như thủy tinh này mà cái bánh nào cũng thấy sang cả. Mấy ổng biết các kiểu bánh của mấy ổng đẹp và đặc biệt nên mỗi lần làm xong một kiểu bánh là mấy ổng xúm xít chụp hình trước khi đưa bánh lên tầng trên”.
“Thích thật! Phải chi em được làm ở đó thì em học lóm cách trang trí bánh.”
“Không được đâu em. Dễ gì mà ăn cắp nghề của người ta! Mỗi lần làm kem đường là tay người Pháp đóng cửa phòng kín mít. Đố ai mà biết ổng dùng cái thứ gì cho mấy cái hoa hồng thủy tinh. Mỗi lần làm xong, ổng mới đem mấy cái đĩa có các cánh hồng hay lá ra ngoài phòng giao cho ông trưởng nhóm thợ trang hoàng vào trong bánh. Ông này thì thường chỉ đạo cách trang hoàng, và chọn hộp có lót lớp vải nhung tiệp màu với kiểu và màu của từng loại bánh.”
“Có khi nào họ cho anh thử miếng bánh nào không?”
“Không đâu em. Họ làm nghề lắm. Làm gì có chuyện bánh hư để cho thợ. Bánh của họ không kịp giao cho khách lấy đâu của thừa mà cho mình ăn. Hơn nữa, bánh trong tiệm toàn là bánh ổ cho Giáng Sinh, sinh nhật, đám cưới hay các thứ tiệc tùng chứ có phải các loại bánh ngọt nho nhỏ như mình thường thấy ở tiệm Hưng Hoa ở Nha Trang đâu. Bánh của họ đắt lắm. Dân đặt bánh toàn là dân giàu có không hà. Anh nghĩ phải chi tụi nó có bán bánh kem nho nhỏ và giá rẻ thì khi nào lãnh lương, anh mua một cái cho con ăn thử cho biết mùi đời. Đằng này giá tối thiểu của một cái bánh nhỏ nhất và đơn giản nhất là một trăm đô Mỹ rồi! Anh nghe tụi thợ làm ở đó nói khách đến ăn uống hay đặt bánh toàn là người của các đại sứ quán gần vùng Tokyo này. Anh còn nghe tiệm có bán thức ăn nữa nên đoán là một nhà hàng lớn chứ anh chưa hề có thì giờ đặt chân lên trên đó để biết tiệm ra sao và bán những thứ gì.
“Em hiểu chứ. Những chỗ sang như vậy đâu phải là chỗ dành cho tụi mình. Em tưởng là họ cho anh nếm thử thì tả cho em nghe, không thì thôi. Bánh hay thức ăn đắt tiền chỉ dành cho người giàu có và sang trọng chứ mình ăn làm gì. Chỉ cần có tiền để nuôi con ở Phi là đã may mắn lắm rồi.”
Tôi đã nói vậy khi kết thúc cuộc nói chuyện với anh nhưng trong giấc mơ của mình, tôi thường thấy những chiếc bánh sang trọng mà anh tả mỗi ngày. Có khi tôi thấy một tháp bánh choux à la crème với màu cà phê trang nhã và những chấm phá màu chocolate, có lúc tôi lại thấy một cái bánh trái tim với cái hoa hồng bằng thủy tinh đơn giản trên cái khay nhung đỏ, có lúc tôi lại thấy những cái Buche De Noel và những cái bánh cây thông. Rồi tôi lại thấy rất nhiều nước nhưng lần này tôi không thấy những cơn sóng mà chỉ thấy toàn nồi niêu xoong chảo trôi bồng bềnh và hai bàn tay ướt nhẹp với những kẽ tay lở lói của chồng tôi.
Chồng tôi chỉ làm cho tiệm bánh một tháng rồi nghỉ luôn vì anh phập phồng lo sợ chuyện vi phạm điều lệ của trại sẽ ảnh hưởng đến chuyện định cư tại Mỹ và tin đồn về chuyến đi Phi Luật Tân sẽ khởi hành vào giữa tháng một. Nghỉ việc để giữ gìn sức khỏe trong những ngày đông lạnh còn là một lý do rất hợp lý. Trong những ngày lạnh năm ấy, chúng tôi được nhìn cảnh tuyết rơi đầu tiên trong đời và được chụp chung với tuyết nhờ chiếc máy hình sắm được từ số lương của chồng tôi. Sau những ngày tuyết, tôi bồi hồi nhìn lại lá cờ vàng ba sọc đỏ và những tà áo dài Việt Nam trong buổi lễ Tết Nguyên Đán. Được ban Quản trị trại cho phép, chúng tôi đã tổ chức được lễ chào cờ, văn nghệ, múa lân và đốt pháo để mừng xuân mới. Sau phần đốt pháo, các em nhỏ được hướng dẫn xếp hàng để nhận phong bì lì xì. Nhìn Tinô hớn hở với chiếc phong bì đỏ trên đường đi về phòng, tôi bồi hồi nhận ra là những người tị nạn chúng tôi dù đã gian truân trong những cuộc trốn chạy đầy hiểm nguy, vẫn mang theo quê hương mình đến tận nơi đây. Trước Tết ít ngày, không khí trong trại trở nên xôn xao vì phòng nào phòng nấy cũng bàn tán Hội Xuân Canh Ngọ do Hiệp Hội Người Việt tại Tokyo tổ chức. Chị Xuân Ảnh và vợ chồng tôi hớn hở đưa Tuấn và Tinô đi mua sắm tết. Chúng tôi ghé siêu thị mua cho Tinô một bộ đồ mới rồi ghé chợ mua hoa quả rau thịt và vài thực phẩm Việt Nam . Sau khi cùng nhau dọn dẹp và trang trí phòng với khăn trải bàn mới, bình hoa giấy mới và màn giăng, chị Xuân Ảnh và tôi nhuộm nếp màu xanh lục rồi dùng giấy bạc gói và nấu bánh tét để chuẩn bị cho Tết. Từ sáng sớm ngày mùng một Tết, chồng tôi và tôi bày bàn thờ với đủ các món hoa quả và thức ăn mặn ngọt để cúng giỗ cha chồng tôi. Tiếp đón bạn bè đến viếng một lúc, mẹ con chị Xuân Ảnh và gia đình tôi rủ nhau đi Hội Tết rồi đi chùa. Cùng những ngày Tết của chúng tôi, người Nhật cũng tổ chức Tết. Chị Thủy đã rủ vợ chồng tôi đưa Tinô ra ngoài trại để tham dự buổi biểu diễn văn nghệ do ban văn nghệ Nhật tổ chức tại Tokyo . Trong buổi biểu diễn này, chị Thủy và con gái đầu của chị tham gia hát đơn ca. Tôi cảm thấy rất tự hào khi nhìn con gái lớn của chị Thủy hát bài hát Nhật được nhiều thanh niên nam nữ Nhật vỗ tay cổ vũ và vô cùng xúc động khi nhìn chị mặc áo dài Việt Nam khi hát bài hát Việt Nam trên sân khấu rực rỡ của ngày hôm ấy.
Càng đi chơi nhiều tôi càng thấy gần gũi và hòa mình vào cuộc sống của Nhật. Những con đường, những góc phố, những chiếc tàu điện và những mái tóc mượt của các cô gái Nhật là những hình ảnh thật đáng yêu trong ký ức của tôi. Mặc dù tin tức về một thanh niên phạm tội giết bốn đứa trẻ ở khu Saitama, gần Tokyo có lúc làm tôi sợ hãi nhưng nghĩ đến sự phân tích của thông tín viên, qua thông dịch, tôi tin hàng ngàn băng hình kinh dị mà người thanh niên tích trữ trong căn nhà biệt lập của anh đã tác động đến tâm thần của anh và dẫn anh đến những việc làm trái với đạo làm người. Theo tôi, đây là trường hợp rất cá biệt và hiếm hoi. Ngoài tin chấn động này, tôi không nghe gì đến các tội phạm khác trên đài truyền hình; cho nên tôi đã tự tin khi đi bộ một mình ngay lúc chiều tà trên con đường vắng đến siêu thị. Đây là đường tắt đẫn từ trại qua một rừng thông dọc theo một dòng sông đến siêu thị. Sở dĩ tôi tin tưởng tuyệt đối sự an ninh ở đây vì tôi biết Nhật không có tự do vũ khí, tinh thần kỷ luật của người Nhật cao và nhất là vì tôi chưa hề thấy một người ăn xin nào trên đường phố của thủ đô này. Đây là vấn đề mà tôi luyến tiếc nhất và suy nghĩ mãi khi tôi quyết định xa xứ sở này. Nguyên nhân chính mà tôi muốn rời nơi đây là tôi không tin mình có khả năng học chữ Nhật, không thể đọc báo chí Nhật, và không thể đọc các toa thuốc Nhật một cách thông suốt. Hơn nữa, tôi còn muốn sau này Tinô học tiếng Việt, đọc tiếng Việt thành thạo mà chữ Nhật, hoàn toàn khác chữ Việt, sẽ trở thành một vấn đề hết sức khó khăn đối với tôi. Thêm vào đó, nếu tôi phải lao động chân tay suốt cả ngày và không thời gian học thêm tiếng Nhật thì dù có gắng bao nhiêu tôi không có thể có thời gian hay điều kiện để dạy tiếng mẹ đẻ cho con tôi. Lập luận chỉ là thế, còn chuyện đến Mỹ vẫn là ước mơ duy nhất khi tôi nghĩ đến vấn đề định cư. Nhiều thủy thủ trên tàu Đan Mạch khuyên chúng tôi nên tìm cách định cư tại Mỹ vì nó là một quốc gia giàu có bậc nhất trên thế giới. Họ còn nói Mỹ là thiên đường của sự phát triển học vấn và không hề có phân biệt bất kỳ lứa tuổi nào trong các trường đại học; cho nên, muốn cuộc sống tiến bộ và mở mang thì nên chọn Mỹ làm nơi để định cư.
Những người quản lý trong trại vẫn thường động viên những người được phái đoàn Mỹ bảo trợ sang Mỹ ở lại nhưng chẳng một ai trong chúng tôi thay đổi ý định. Sự khăng khăng từ chối của chúng tôi có lẽ đã làm họ thất vọng nhưng họ không từ nan việc giúp chúng tôi đến cùng. Trước ngày chúng tôi rời trại, trại thông báo lịch mở nhà kho cho những người sắp đi Phi tự do chọn lấy bất kỳ món gì tùy thích. Choáng ngộp với những thứ có được hai một ngày lựa chọn, chúng tôi quyết định mua thêm một chiếc va li để chứa tối đa số ký được phép mang theo. Khi xếp đặt các thứ vào các vali, chúng tôi không quên đặt vào những bộ quần áo của những người thủy thủ tàu Đan Mạch cho, của chị Thủy cho, của chị Xuân Ảnh cho và của cô giáo Nhật Ngữ Makino gửi tặng qua bưu điện nhân dịp Giáng sinh.
Ngày 13 tháng 2 năm 1990 gia đình tôi cùng những người được Mỹ bảo lãnh tập họp trước phòng hành chánh để được đưa ra phi trường. Ngoài những người đã ra trại định cư như gia đình Lắm, hầu hết mọi người quen trong trại đều đến tiễn chúng tôi. Gia đình chị Thủy dù bận rộn với chuyện rời trại để ra ngoài định cư cũng đến chia tay với chúng tôi. Người bịn rịn bên hông xe buýt nơi cánh cửa mà chúng tôi ngồi tì vào tận cho đến lúc xe chúng tôi rời bánh là chị Xuân Ảnh. Vói tay vào trong để đưa tiền cho Tinô, chị căn dặn chúng tôi nhớ chăm sóc nó cẩn thận. Cử chỉ của chị làm tôi cảm tưởng đang chia tay với người thân thuộc của mình trong một xóm làng Việt Nam .
Có khoảng hơn một trăm người Việt Tị Nạn ở các trại Nhật cùng lên đường sang Phi trong chuyến đi hôm ấy nhưng trong chuyến ghe vượt biển của chúng tôi thì chỉ có anh Thảo và gia đình chúng tôi. Tại phi trường, chúng tôi trông chỉnh tề chẳng khác gì những người đi du lịch. Chỉ khác là ai nấy đều phải đeo bảng tên và kè kè tập hồ sơ bên mình. Đây là lần thứ hai, tôi chia tay với những ân nhân của mình. Khi từ giã tàu Đan Mạch, tim tôi âm thầm mang theo tình thương yêu, sự quan tâm và nỗi lo lắng của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cùng những kỷ niệm của mười ngày sống trên tàu với họ; thì ngày rời Nhật nó chất thêm những tấm lòng thương yêu giúp đỡ tận tụy của nhân viên trại, của các thầy cô giáo của tôi, các cô giữ trẻ của Tinô và của những người bạn Việt ở trong và ngoài trại Kokusai Kuyen. Bâng khuâng với niềm thương yêu đầy ngập, tôi tin lòng nhân ái của con người vẫn còn rất nhiều trên thế giới này và đời sống tinh thần lẫn vật chất của chúng tôi sẽ được bảo đảm ở những nơi sắp đến.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 22
“ Ngày nào Việt nam tang tóc, đời ta chim xa bầy
Nặng nề xoải đôi cánh bay, thiên đường càng xa vời quá.
Là thời thuyền ghe chết đuối, biển sóng gió tơi bời.
Nhận chìm đời không tiếng than, ước mơ cuốn theo nghiệt oan
Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta
Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta.
Bầu trời nghìn năm bao la, đời vẫn cứ lao tù.
Người vì tự do vẫn đi, đi hoài dù không hề tới
Nhờ còn vòng tay nhân ái, ta mới đến bên bờ
Gục đầu dằn nỗi đắng cay, cố dắt díu nhau về đây
Đã hai mươi năm qua, rồi cuộc sống cũng đã nở hoa
Những bông hoa xinh tươi, nở giữa chốn nhân ái bao la.
Thanks America , for your open arms
Grand merci la France , pour vos bras ouverts
Thanks Australia , for your open arms
Merci Canada, pour la liberté...”
“ Con thích bài này ghê!”
Câu nói bất chợt của Tùng làm tôi không tin đôi tai của mình nên hỏi lại:
“Con nói là con thích cái gì?”
“Con thích nghe bài hát này lắm!”
“Vì sao con thích?”
. . .
“Vì nó tổng hợp cả tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Pháp? Vì giai điệu của nó đặc biệt? Hay vì có nhiều người hợp ca?”
“Con chỉ thích nghe thôi.”
“Bài hát này trong băng video của trung tâm Asia lâu rồi. Tên nó là Bước Chân Việt Nam . Vì mẹ rất thích nó nên để CD trong xe nghe mỗi ngày khi lái xe đi làm. Hồi nào tới giờ không nghe con nói gì nên mẹ ngạc nhiên khi nghe con nói là con thích.”
“Thực ra thì con thích ý nghĩa của bài hát. Nó rất sâu sắc.”
“ . . .Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân chân Việt Nam
Những đôi chân miệt mài, đang vươn tới dưới ánh ban mai
Lâu nay ta lặng thinh, hai mươi năm ngại ngần
Sống giữa ân và oán, muốn hát lên đôi lần
Grand merci la France , pour vos bras ouverts
Thanks Australia , for your open hearts
Thanks America , for your open arms
We, thank the world, for its true freedom
We, thank the world, we thank the world
Thank you, we thank you all. . . “
Lời tâm tình của Tùng làm tôi lặng người trong lúc lắng nghe bài hát. Tôi đã nhiều lần tự hào Tùng là người con có hiếu, người anh tốt, người học trò giỏi, và Hướng Đạo sinh gương mẫu nhưng tôi không bao giờ ngờ Tùng, Tinô của hai mươi năm trước, là một thanh niên hết sức chững chạc và có chiều sâu như thế. Quả đúng như nhận định của Tùng: bài hát Bước Chân Việt Nam có một ý nghĩa rất là lớn đối với tình cảnh của thuyền nhân chúng tôi. Nó đã thay cho những ý nghĩ và sự biết ơn chân thành của chúng tôi đối với tấm lòng nhân đạo của người Đan Mạch, người Nhật, người Mỹ, người Pháp, người Úc, người Gia Nã Đại, người Tây Đức, người Nam Hàn, người Hồng Kông, người Phi Luật Tân, người Thái Lan, người Mã Lai, người Indonesia và những người khác trên toàn thế giới. Nhờ những trái tim nhân ái của họ mà chúng tôi có được tự do thực sự và có điều kiện cư ngụ khắp nơi địa cầu. Xin cảm ơn nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhạc sĩ Trúc Hồ đã sáng tác bài hát này thay cho tiếng nói từ tấm lòng của chúng tôi.
Nặng nề xoải đôi cánh bay, thiên đường càng xa vời quá.
Là thời thuyền ghe chết đuối, biển sóng gió tơi bời.
Nhận chìm đời không tiếng than, ước mơ cuốn theo nghiệt oan
Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta
Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta.
Bầu trời nghìn năm bao la, đời vẫn cứ lao tù.
Người vì tự do vẫn đi, đi hoài dù không hề tới
Nhờ còn vòng tay nhân ái, ta mới đến bên bờ
Gục đầu dằn nỗi đắng cay, cố dắt díu nhau về đây
Đã hai mươi năm qua, rồi cuộc sống cũng đã nở hoa
Những bông hoa xinh tươi, nở giữa chốn nhân ái bao la.
Thanks America , for your open arms
Grand merci la France , pour vos bras ouverts
Thanks Australia , for your open arms
Merci Canada, pour la liberté...”
“ Con thích bài này ghê!”
Câu nói bất chợt của Tùng làm tôi không tin đôi tai của mình nên hỏi lại:
“Con nói là con thích cái gì?”
“Con thích nghe bài hát này lắm!”
“Vì sao con thích?”
. . .
“Vì nó tổng hợp cả tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Pháp? Vì giai điệu của nó đặc biệt? Hay vì có nhiều người hợp ca?”
“Con chỉ thích nghe thôi.”
“Bài hát này trong băng video của trung tâm Asia lâu rồi. Tên nó là Bước Chân Việt Nam . Vì mẹ rất thích nó nên để CD trong xe nghe mỗi ngày khi lái xe đi làm. Hồi nào tới giờ không nghe con nói gì nên mẹ ngạc nhiên khi nghe con nói là con thích.”
“Thực ra thì con thích ý nghĩa của bài hát. Nó rất sâu sắc.”
“ . . .Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân chân Việt Nam
Những đôi chân miệt mài, đang vươn tới dưới ánh ban mai
Lâu nay ta lặng thinh, hai mươi năm ngại ngần
Sống giữa ân và oán, muốn hát lên đôi lần
Grand merci la France , pour vos bras ouverts
Thanks Australia , for your open hearts
Thanks America , for your open arms
We, thank the world, for its true freedom
We, thank the world, we thank the world
Thank you, we thank you all. . . “
Lời tâm tình của Tùng làm tôi lặng người trong lúc lắng nghe bài hát. Tôi đã nhiều lần tự hào Tùng là người con có hiếu, người anh tốt, người học trò giỏi, và Hướng Đạo sinh gương mẫu nhưng tôi không bao giờ ngờ Tùng, Tinô của hai mươi năm trước, là một thanh niên hết sức chững chạc và có chiều sâu như thế. Quả đúng như nhận định của Tùng: bài hát Bước Chân Việt Nam có một ý nghĩa rất là lớn đối với tình cảnh của thuyền nhân chúng tôi. Nó đã thay cho những ý nghĩ và sự biết ơn chân thành của chúng tôi đối với tấm lòng nhân đạo của người Đan Mạch, người Nhật, người Mỹ, người Pháp, người Úc, người Gia Nã Đại, người Tây Đức, người Nam Hàn, người Hồng Kông, người Phi Luật Tân, người Thái Lan, người Mã Lai, người Indonesia và những người khác trên toàn thế giới. Nhờ những trái tim nhân ái của họ mà chúng tôi có được tự do thực sự và có điều kiện cư ngụ khắp nơi địa cầu. Xin cảm ơn nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhạc sĩ Trúc Hồ đã sáng tác bài hát này thay cho tiếng nói từ tấm lòng của chúng tôi.