Chương 5
Trong khi chúng tôi âm thầm tiếp tục nửa chặng đường còn lại, mưa vẫn không dứt hạt. Chiếc áo len mà Tinô đang mặc thấm nước mau chẳng khác gì những bộ đồ và khăn lông trước đó, ướt sũng như đang ngâm trong chậu nước giặt. Nhìn nó run rẩy trong tay, tôi cuống cuồng lột chiếc áo len ra đưa cho chồng tôi rồi bật hết hàng nút của áo mình và áp nó vào trước ngực. Vài người theo sau ánh đèn của chúng tôi đang ngạc nhiên nhìn Tinô trần truồng như nhộng, càng ngạc nhiên hơn khi thấy tôi bạch ngực ra. Giả tảng như không thấy sự phơi bày này, họ lơ ngơ nhìn quanh quất rồi hay giả lơ tìm chỗ khác để leo xuống. Dù mọi người tế nhị thể nào, tôi không hề quan tâm vì tôi chẳng còn biết giữ kẻ hay e thẹn gì nữa. Đầu tôi lúc đó chỉ có một ý nghĩ là truyền hết mọi nhiệt độ trong cơ thể mình cho Tinô được ấm hơn. Hơn thế nữa, tôi còn muốn dùng cả tính mạng mình đền bù lại tình cảnh không như ý muốn mà đứa con non nớt của tôi đang phải gánh chịu. Trong khi tôi chỉ nghĩ đến sức khỏe của con tôi, thì vùng da thịt trước ngực tôi dần dần ấm lên bởi thân nhiệt của Tinô. Biết nó cũng được ấm như mình, tôi cảm thấy yên tâm nên di chuyển mau hơn theo ánh đèn soi của chồng tôi.
Theo lệ, chồng tôi thường tìm chỗ nào tốt nhất để leo xuống, rồi chuyển hai chiếc giỏ xuống và rọi đèn cho tôi. Tuy nhiên, đến một tảng đá quá cao so với bên dưới, anh đã quẳng hai chiếc giỏ xuống xem độ sâu nó là bao, rồi bám vào đường hở giữa hai tảng đá để leo xuống dưới. Lúc này Tinô đã say trong giấc ngủ, nên tôi không thể xách nách nó đưa xuống như lúc ban đầu, cũng như không thể ẵm nó bên hông bò theo chồng tôi như lúc được sử dụng đèn pin. Đặt Tinô ngang bụng, cuộn tròn đầu và mình nó trong vòng tay, tôi lết đến nơi mà chồng tôi vừa leo xuống, rồi kê lưng sát vào đường kẽ và buông mình tuột xuống. Việc làm không báo trước của tôi khiến chồng tôi kinh hoàng, la lên:
“Em làm gì vậy? Sao không nói không rằng mà tuột xuống như vậy?
“Em phải làm như thế thôi! Chứ vách đá cao như thế chuyền con xuống, lỡ tuột tay, đầu nó va vào đá thì khổ.” Tôi trả lời với giọng hài lòng mặc dù toàn thân rất ê ẩm không thể đứng lên được. Đỡ tôi dậy, chồng tôi lo lắng hỏi:
“Xem người có sao không? Kiểm lại chân coi có bị trặc sơ mi không!”
Cử động cả hai chân để khám xét, tôi lắc đầu:
“Em không bị trặc chân nhưng em rớt dép hết rồi!”
Nghe lời này, chồng tôi quay quắt mò mẫm xung quanh tìm kiếm khiến tôi phải gàn ra ngay:
“Nhưng em nghĩ là không cần dép nữa đâu. Đi chân không thấy vậy mà không bị trượt.”
Dứt lời, tôi lom khom tìm đường đi xuống. Tôi biết là nếu không có đôi dép, chân tôi sẽ bị cứa cắt nhiều hơn nhưng tôi không muốn làm trì trệ lộ trình mà nhóm chúng tôi đang gần đến đích. “Sá gì chuyện chân bị cắt hay chảy máu nếu được đến điểm hẹn đúng giờ, và được lên ghe an toàn. Nếu không phải quay trở về thì cũng không cần dép làm gì.” Nghĩ thế, tôi cố gắng di chuyển nhanh hơn và không nghĩ đến đôi dép hay độ chênh lệch cao sâu của những tảng đá nữa.
Chẳng hiểu vì tâm lý được an ổn hay vì đã gần đến hạ lưu của lòng sông khô mà càng xuống dưới tôi càng thấy mình đi nhanh hơn và thuận tiện hơn. Đoạn đường không còn sự chênh lệch của những ghềnh đá cao sâu nên chúng tôi không còn phải bò trườn. Bước lên vài mô đá thấp hay len qua những khóm cây mọc mất trật tự giữa đường, chúng tôi có thể đi thẳng người như đi trên đường bằng. Thêm một quãng chúng tôi phải bước trên đoạn đường nhiều sỏi đá rồi đi lên những mô đá nổi lổm chổm nơi đoạn đường có nhiều bụi cây mọc trong những vũng nước để bước qua. Tràn trề hy vọng với ý nghĩ sắp được ghe vớt, chúng tôi đồng bước thật nhanh. Lúc này bầu trời quang đãng hơn vì mưa đã hoàn toàn dứt hạt. Nhìn về trước chúng tôi thấy rất nhiều lùm cây thâm thấp xen lẫn những bụi cỏ cao. Chi chít như đám rừng thấp, chúng kéo dài tận về phía trước nơi thấp thoáng màu xanh của biển. Tiếng sóng nước hòa lẫn tiếng gió vọng từ xa đến. Giọng nói hân hoan của một người đàn ông nào đó chợt vang lên. Anh ta báo cho mọi người biết chỉ còn mười lăm phút nữa sẽ đến một giờ. Chúng tôi đang vui mừng với ý nghĩ sẽ được ghe đón, bỗng thấy hồi hộp khi nhìn thái độ kỳ quặc của hai người thanh niên dẫn đường. Sau khi căn dặn chúng tôi đứng yên một chỗ hai người đi thẳng về phía trước ngó quanh quất khắp nơi như đang kiếm tìm vật gì. Một hồi sau, hai người trở lại và người thanh niên dẫn đầu nói với giọng áo não:
“Bãi bị bể rồi!”
“Gì mà mới đến đã nói là bãi bể?”, “Tổ chức làm ăn cái kiểu gì kỳ vậy?”, “Bắt người ta lội núi non hiểm trở mấy tiếng đồng hồ rồi nói khơi khơi là bãi bể, ai mà tin được chứ!” Nhốn nháo trong bất bình, chúng tôi không hề nhích bước. Cảm giác vui mừng vì đã đến đích vẫn còn lan tỏa trong thân thể chúng tôi khiến cho ai nấy không tin lời thông báo khá tàn nhẫn của người dẫn đường.
“Tôi nói thật là bãi mình bị bể rồi. Mình phải đi trở lại ngay!”
Người thanh niên lập lại lời cảnh báo của mình với giọng đầy thuyết phục. Rồi bất kể chúng tôi cằn nhằn thể nào, anh ta chen ngang giữa nhóm người, vừa bước vừa nói với giọng thiếu bình tĩnh:
“Tụi mình phải đi ngược trở lại ngay! Đi càng xa nơi đây càng tốt. Nếu không, sẽ bị bắt hết cả lũ.”
Vẫn không nhúc nhích, mọi người nhìn anh ta chằm chằm. Chồng tôi hỏi với giọng bực bội:
“Mấy anh chơi cái trò gì đây? Mới vừa đưa xuống đã nói đi về. Lấy lý do gì anh nói bãi bị bể?”
Người dẫn đầu khựng lại, nói một cách hấp tấp:
“Chúng tôi có tín hiệu riêng nên biết ghe bị động. Nếu mình còn ở đây trước sau gì cũng bị bắt.”
Người đàn ông, thường kè kè bên mình một chiếc giỏ to gấp đôi chiếc giỏ lớn bình thường, dàn hòa:
“Nếu ghe bị nghi ngờ không đón mình lúc một giờ được thì nó sẽ tìm cách đón vào giờ khác trong khoảng từ một đến ba giờ. Mình cố gắng chờ thêm chút nữa xem sao.”
Người thanh niên đi cuối nói:
“Thời gian từ một đến ba chỉ là giờ trừ hao thôi, thực sự nếu chúng ta không bị lộ thì ghe đã có mặt ở đây từ lúc mười hai giờ khuya rồi. Tưởng đâu ông chủ ghe bốc vợ con ổng ở chỗ nào khác rồi nên họ không đến điểm hẹn. Thì ra, họ đã biết động nên không đi.
Bí mật được tiết lộ nhưng không một ai chịu tin. Chúng tôi vẫn khăng khăng với sự trừ hao và gắn chặt với giờ dây thun cố hữu của người Việt.
Không thấy ai phản ứng trước điều tiết lộ, người dẫn đầu nói:
“Nếu mấy anh chị muốn ở lại chờ thì ở, còn chúng tôi phải đi về. Tụi công an mà tóm, các anh chị chỉ bị tù vài tháng chứ tụi tôi mọt gông vì tội tổ chức.”
Vẫn không một ai nhúc nhích nên hai người dẫn đường đành quay lưng bước đi. Họ bước thêm độ dăm bước, tôi vội lên tiếng:
“Các anh làm ơn đưa vợ chồng tôi đi với!”
Hai người dẫn đường khựng lại, đưa mắt nhìn nhau. Một hồi, người dẫn đường đi đầu bước xuống chỗ tôi, nói:
“Nếu chị muốn đưa cháu về chúng tôi có thể hướng dẫn đường cho chị nhưng chúng tôi không thể đưa cả chồng chị đi. Lên trên Quốc Lộ, người ta thấy anh là nghi ngay.”
Vừa liếc ngang khuôn mặt căng thẳng của chồng tôi, tôi vừa hỏi vặn:
“Nói vậy sao anh bảo chúng tôi đi về? Đi về cả đoàn hay ba người cũng vậy thôi. Không lẽ để cả đoàn giải tán kiểu mạnh ai nấy đi?”
“Tôi nói về cả đoàn có nghĩa mình phải rời xa cái chỗ này kiếm chỗ nấp đâu đó rồi dò la động tĩnh trước khi tìm xe về thành phố. Còn chị muốn cháu nhỏ sớm về nhà lại muốn về cả gia đình thì chúng tôi không thể tìm phương tiện chuyên chở cho cả ba cùng một lúc được. Nếu chỉ mỗi mình chị với cháu thì may ra.”
Trong khi tôi và hai người dẫn đường đôi co thì người đàn ông có chiếc giỏ kềnh càng nài nỉ:
“Chị ở lại đi chị! Bãi này phải có ít nhất mười hai người thì tụi ghe mới bốc. Nếu chị về, không đủ trả chi phí, họ không chịu bốc chúng tôi và chồng chị đâu. Đâu dễ gì đến được chỗ này. Để hai anh này về coi tình hình và báo cho chủ ghe biết mình đã đến nơi. Biết đâu vì bị điều gì đó, ghe không thể vào đón mình đúng như qui định nhưng sẽ đón sau đó một vài ngày.”
Lời nói của người đàn ông này đúng một phần nào vì tôi biết có nhiều chuyến đi có những trục trặc gì đó mà người phải nằm bãi một vài ngày ghe mới đến đón đi được, nhưng tôi không biết trả lời ra sao trước cảnh tình của con tôi. Chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ bỏ chồng tôi ở lại và cũng không đi với hai thanh niên lạ trong rừng với hàng nút áo bật mở, nhưng tôi phải làm sao nếu Tinô có mệnh hệ nào. Bối rối trước ánh nhìn chờ đợi của mọi người, tôi cúi đầu nhìn xuống. Tinô im lìm trong vòng tay ôm của tôi, ngủ một cách ngon lành và an ổn. Hơi thở của nó bình thường và đều đặn. Sờ đầu và lưng để kiểm tra nhiêt độ nó kỹ hơn, tôi vẫn không thấy một dấu hiệu nào của cảm lạnh hay nóng sốt. Khép hai vạt áo của mình để che kín thêm cho nó, tôi nói:
“Thôi các anh đi đi. Tôi ở lại.”
Theo lệ, chồng tôi thường tìm chỗ nào tốt nhất để leo xuống, rồi chuyển hai chiếc giỏ xuống và rọi đèn cho tôi. Tuy nhiên, đến một tảng đá quá cao so với bên dưới, anh đã quẳng hai chiếc giỏ xuống xem độ sâu nó là bao, rồi bám vào đường hở giữa hai tảng đá để leo xuống dưới. Lúc này Tinô đã say trong giấc ngủ, nên tôi không thể xách nách nó đưa xuống như lúc ban đầu, cũng như không thể ẵm nó bên hông bò theo chồng tôi như lúc được sử dụng đèn pin. Đặt Tinô ngang bụng, cuộn tròn đầu và mình nó trong vòng tay, tôi lết đến nơi mà chồng tôi vừa leo xuống, rồi kê lưng sát vào đường kẽ và buông mình tuột xuống. Việc làm không báo trước của tôi khiến chồng tôi kinh hoàng, la lên:
“Em làm gì vậy? Sao không nói không rằng mà tuột xuống như vậy?
“Em phải làm như thế thôi! Chứ vách đá cao như thế chuyền con xuống, lỡ tuột tay, đầu nó va vào đá thì khổ.” Tôi trả lời với giọng hài lòng mặc dù toàn thân rất ê ẩm không thể đứng lên được. Đỡ tôi dậy, chồng tôi lo lắng hỏi:
“Xem người có sao không? Kiểm lại chân coi có bị trặc sơ mi không!”
Cử động cả hai chân để khám xét, tôi lắc đầu:
“Em không bị trặc chân nhưng em rớt dép hết rồi!”
Nghe lời này, chồng tôi quay quắt mò mẫm xung quanh tìm kiếm khiến tôi phải gàn ra ngay:
“Nhưng em nghĩ là không cần dép nữa đâu. Đi chân không thấy vậy mà không bị trượt.”
Dứt lời, tôi lom khom tìm đường đi xuống. Tôi biết là nếu không có đôi dép, chân tôi sẽ bị cứa cắt nhiều hơn nhưng tôi không muốn làm trì trệ lộ trình mà nhóm chúng tôi đang gần đến đích. “Sá gì chuyện chân bị cắt hay chảy máu nếu được đến điểm hẹn đúng giờ, và được lên ghe an toàn. Nếu không phải quay trở về thì cũng không cần dép làm gì.” Nghĩ thế, tôi cố gắng di chuyển nhanh hơn và không nghĩ đến đôi dép hay độ chênh lệch cao sâu của những tảng đá nữa.
Chẳng hiểu vì tâm lý được an ổn hay vì đã gần đến hạ lưu của lòng sông khô mà càng xuống dưới tôi càng thấy mình đi nhanh hơn và thuận tiện hơn. Đoạn đường không còn sự chênh lệch của những ghềnh đá cao sâu nên chúng tôi không còn phải bò trườn. Bước lên vài mô đá thấp hay len qua những khóm cây mọc mất trật tự giữa đường, chúng tôi có thể đi thẳng người như đi trên đường bằng. Thêm một quãng chúng tôi phải bước trên đoạn đường nhiều sỏi đá rồi đi lên những mô đá nổi lổm chổm nơi đoạn đường có nhiều bụi cây mọc trong những vũng nước để bước qua. Tràn trề hy vọng với ý nghĩ sắp được ghe vớt, chúng tôi đồng bước thật nhanh. Lúc này bầu trời quang đãng hơn vì mưa đã hoàn toàn dứt hạt. Nhìn về trước chúng tôi thấy rất nhiều lùm cây thâm thấp xen lẫn những bụi cỏ cao. Chi chít như đám rừng thấp, chúng kéo dài tận về phía trước nơi thấp thoáng màu xanh của biển. Tiếng sóng nước hòa lẫn tiếng gió vọng từ xa đến. Giọng nói hân hoan của một người đàn ông nào đó chợt vang lên. Anh ta báo cho mọi người biết chỉ còn mười lăm phút nữa sẽ đến một giờ. Chúng tôi đang vui mừng với ý nghĩ sẽ được ghe đón, bỗng thấy hồi hộp khi nhìn thái độ kỳ quặc của hai người thanh niên dẫn đường. Sau khi căn dặn chúng tôi đứng yên một chỗ hai người đi thẳng về phía trước ngó quanh quất khắp nơi như đang kiếm tìm vật gì. Một hồi sau, hai người trở lại và người thanh niên dẫn đầu nói với giọng áo não:
“Bãi bị bể rồi!”
“Gì mà mới đến đã nói là bãi bể?”, “Tổ chức làm ăn cái kiểu gì kỳ vậy?”, “Bắt người ta lội núi non hiểm trở mấy tiếng đồng hồ rồi nói khơi khơi là bãi bể, ai mà tin được chứ!” Nhốn nháo trong bất bình, chúng tôi không hề nhích bước. Cảm giác vui mừng vì đã đến đích vẫn còn lan tỏa trong thân thể chúng tôi khiến cho ai nấy không tin lời thông báo khá tàn nhẫn của người dẫn đường.
“Tôi nói thật là bãi mình bị bể rồi. Mình phải đi trở lại ngay!”
Người thanh niên lập lại lời cảnh báo của mình với giọng đầy thuyết phục. Rồi bất kể chúng tôi cằn nhằn thể nào, anh ta chen ngang giữa nhóm người, vừa bước vừa nói với giọng thiếu bình tĩnh:
“Tụi mình phải đi ngược trở lại ngay! Đi càng xa nơi đây càng tốt. Nếu không, sẽ bị bắt hết cả lũ.”
Vẫn không nhúc nhích, mọi người nhìn anh ta chằm chằm. Chồng tôi hỏi với giọng bực bội:
“Mấy anh chơi cái trò gì đây? Mới vừa đưa xuống đã nói đi về. Lấy lý do gì anh nói bãi bị bể?”
Người dẫn đầu khựng lại, nói một cách hấp tấp:
“Chúng tôi có tín hiệu riêng nên biết ghe bị động. Nếu mình còn ở đây trước sau gì cũng bị bắt.”
Người đàn ông, thường kè kè bên mình một chiếc giỏ to gấp đôi chiếc giỏ lớn bình thường, dàn hòa:
“Nếu ghe bị nghi ngờ không đón mình lúc một giờ được thì nó sẽ tìm cách đón vào giờ khác trong khoảng từ một đến ba giờ. Mình cố gắng chờ thêm chút nữa xem sao.”
Người thanh niên đi cuối nói:
“Thời gian từ một đến ba chỉ là giờ trừ hao thôi, thực sự nếu chúng ta không bị lộ thì ghe đã có mặt ở đây từ lúc mười hai giờ khuya rồi. Tưởng đâu ông chủ ghe bốc vợ con ổng ở chỗ nào khác rồi nên họ không đến điểm hẹn. Thì ra, họ đã biết động nên không đi.
Bí mật được tiết lộ nhưng không một ai chịu tin. Chúng tôi vẫn khăng khăng với sự trừ hao và gắn chặt với giờ dây thun cố hữu của người Việt.
Không thấy ai phản ứng trước điều tiết lộ, người dẫn đầu nói:
“Nếu mấy anh chị muốn ở lại chờ thì ở, còn chúng tôi phải đi về. Tụi công an mà tóm, các anh chị chỉ bị tù vài tháng chứ tụi tôi mọt gông vì tội tổ chức.”
Vẫn không một ai nhúc nhích nên hai người dẫn đường đành quay lưng bước đi. Họ bước thêm độ dăm bước, tôi vội lên tiếng:
“Các anh làm ơn đưa vợ chồng tôi đi với!”
Hai người dẫn đường khựng lại, đưa mắt nhìn nhau. Một hồi, người dẫn đường đi đầu bước xuống chỗ tôi, nói:
“Nếu chị muốn đưa cháu về chúng tôi có thể hướng dẫn đường cho chị nhưng chúng tôi không thể đưa cả chồng chị đi. Lên trên Quốc Lộ, người ta thấy anh là nghi ngay.”
Vừa liếc ngang khuôn mặt căng thẳng của chồng tôi, tôi vừa hỏi vặn:
“Nói vậy sao anh bảo chúng tôi đi về? Đi về cả đoàn hay ba người cũng vậy thôi. Không lẽ để cả đoàn giải tán kiểu mạnh ai nấy đi?”
“Tôi nói về cả đoàn có nghĩa mình phải rời xa cái chỗ này kiếm chỗ nấp đâu đó rồi dò la động tĩnh trước khi tìm xe về thành phố. Còn chị muốn cháu nhỏ sớm về nhà lại muốn về cả gia đình thì chúng tôi không thể tìm phương tiện chuyên chở cho cả ba cùng một lúc được. Nếu chỉ mỗi mình chị với cháu thì may ra.”
Trong khi tôi và hai người dẫn đường đôi co thì người đàn ông có chiếc giỏ kềnh càng nài nỉ:
“Chị ở lại đi chị! Bãi này phải có ít nhất mười hai người thì tụi ghe mới bốc. Nếu chị về, không đủ trả chi phí, họ không chịu bốc chúng tôi và chồng chị đâu. Đâu dễ gì đến được chỗ này. Để hai anh này về coi tình hình và báo cho chủ ghe biết mình đã đến nơi. Biết đâu vì bị điều gì đó, ghe không thể vào đón mình đúng như qui định nhưng sẽ đón sau đó một vài ngày.”
Lời nói của người đàn ông này đúng một phần nào vì tôi biết có nhiều chuyến đi có những trục trặc gì đó mà người phải nằm bãi một vài ngày ghe mới đến đón đi được, nhưng tôi không biết trả lời ra sao trước cảnh tình của con tôi. Chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ bỏ chồng tôi ở lại và cũng không đi với hai thanh niên lạ trong rừng với hàng nút áo bật mở, nhưng tôi phải làm sao nếu Tinô có mệnh hệ nào. Bối rối trước ánh nhìn chờ đợi của mọi người, tôi cúi đầu nhìn xuống. Tinô im lìm trong vòng tay ôm của tôi, ngủ một cách ngon lành và an ổn. Hơi thở của nó bình thường và đều đặn. Sờ đầu và lưng để kiểm tra nhiêt độ nó kỹ hơn, tôi vẫn không thấy một dấu hiệu nào của cảm lạnh hay nóng sốt. Khép hai vạt áo của mình để che kín thêm cho nó, tôi nói:
“Thôi các anh đi đi. Tôi ở lại.”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 6
Chúng tôi đều bất động nhìn theo hai người dẫn đường khi họ quay gót bước đi. Có lẽ mọi người, cũng như tôi, đang chịu cảm giác bị bỏ rơi lan tràn trong cơ thể nên đều hy vọng họ quay trở lại. Bởi vì dù được ghe đón đi hay phải trở về, chúng tôi vẫn cần có người hướng dẫn như rắn cần đầu. Niềm hy vọng mong manh của chúng tôi tan biến trong phút chốc khi hai cái bóng ẩn ẩn hiện hiện một lúc rồi biến mất. Con đường họ đi qua chỉ còn lại một luồng đá lam xám giữa hai rừng cây đen thẫm, kéo dài từ đỉnh núi xuống tận chỗ chúng tôi đang đứng và tôi đã rùng mình khi tưởng tượng khoảng không của con đường lam xám ấy được ắp đầy bởi nước. Nếu thế, nó thực sự là một dòng sông lớn với hàm lượng nước kinh hồn đổ xuống biển mà trung lưu của nó sẽ có những con thác cao nghều với sức nước vô kể. Tôi không biết vì sao hai người dẫn đường phát hiện được lòng sông khô này cũng như không hiểu vì sao họ chắc chắn là nó không còn hoạt động được. Tôi không biết tên của họ là gì và cũng không biết họ phải đích thực là người tổ chức chuyến đi không; nhưng họ đã để lại cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc về chuyện dùng lòng sông khô để định hướng ra đến bãi. Nếu không phải đi cùng trẻ con, cách đi này thực sự tuyệt diệu cho việc thoát khỏi sự phát hiện của công an.
Nghĩ đến công an, tôi vội hối chồng tôi đi lên cao thêm chút nữa để tìm chỗ an toàn hơn. Mọi người đã họp thành nhóm riêng nhưng vẫn quây quần gần kề nhau. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đã vắt khô áo quần và phơi chúng trên những cành cây. Chúng tôi không ở xa bờ lắm vì hình như ai cũng tin rằng vùng đất lầy đầy cây thấp trước mặt là khoảng cách đủ để chạy thoát khi thấy công an cập bờ. Thực sự là tôi không nghĩ nhiều đến điều tệ hại ấy. Mong tưởng trong tâm trí tôi vẫn là một chiếc ghe nào đó cập bờ rồi vài người bì bõm chạy vào với những cánh tay vẫy và những tiếng gọi í ới rộn ràng. Đã quá ba giờ mà không gian vẫn yên tịnh. Không một tiếng người kêu gọi cũng không có chiếc ghe nào xuất hiện từ vùng biển xa xa ở trước mặt. Thỉnh thoảng chúng tôi mới nghe được những tiếng sóng rì rào và tiếng gió vi vu đâu đó. Bầu trời càng lúc càng sáng trưng và mặt trời đã xóa hết niềm hy vọng của chúng tôi. Từ xa, màu xanh của mặt biển hiện rõ ràng và rất nhiều chiếc ghe qua lại ngoài khơi xa. Lúc ấy, mọi người đều hiểu chẳng có ghe nào dám rước người vượt biển trong thời điểm như thế nên tất cả đều đồng lòng cuốn xếp rồi lặng lẽ đi thành đoàn trở lên con đường cũ.
Cũng trong lòng sông khô này, nếu tối hôm trước, chúng tôi vất vả vì bóng tối và nước mưa khi đi xuống biển thì sáng hôm ấy chúng tôi chật vật khá nhiều với độ cao và sức nóng của không khí khi leo lên núi. Những khối đá cao nghều là những bức vách chắn tàn nhẫn đối với những đứa thiếu niên và người đàn bà mang theo con nhỏ như tôi. Lúc này hàng nút áo của tôi đã được cài kín và Tinô cũng có bộ đồ khô ráo nhờ gió biển và không khí ấm áp. Những tia nắng của mặt trời càng lúc càng nóng dần lau sạch các mặt ướt của đá tảng và làm ráo hoảnh cả lòng sông. Mọi người chuyện trò thân mật hơn vì nhìn thấy mặt nhau rõ ràng khi kề cận. Tôi có thể đếm được những người còn lại trong nhóm như người đàn ông với chiếc giỏ khổng lồ, người đàn bà và đứa cháu gái mười sáu, người đàn bà với hai đứa con trai tuổi thiếu niên, người đàn ông với đứa con trai nhỏ, một thanh niên trạc hai mươi lăm tuổi và ba người trong gia đình chúng tôi. Những người đàn ông thay nhau cõng những đứa nhỏ và cùng giúp chúng chuyền lên phía trên trong khi người thanh niên đi một mình thường xuyên giúp tôi cõng Tinô leo lên những khối đá. Trên đường đi tôi đã may mắn tìm được đôi dép rớt của mình.Vì đã quen đi chân không, tôi giữ nó trong giỏ như báu vật phòng khi phải quay trở về. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn hy vọng là ghe sẽ ra đón chúng tôi vào khuya ngày hôm sau như người đàn ông có chiếc giỏ khổng lồ nói. Càng leo lên cao, mồ hôi của chúng tôi đổ ra như tắm. Khi biết mình đã xa bờ biển khoảng sáu tiếng đồng hồ và đồng thuận là công an không thể nào đuổi bắt được nữa, chúng tôi bảo nhau tìm chỗ thuận tiện để nghỉ chân và ăn uống. Vợ chồng tôi đã chia thức ăn cho vài người trong nhóm và người thanh niên giúp tôi vận chuyển Tinô nhưng không hề cho ai một giọt nước nào. Vì vận động nhiều, hơn nữa trời khá nóng nên chúng tôi đều khát khô cuống họng nhưng vợ chồng tôi nhất định dành hai chiếc bình nước cho Tinô. Để chống khát, chúng tôi chỉ bỏ vài miếng chanh tẩm đường vào miệng. Tinô thì vẫn được ăn uống như yêu cầu.
Ăn uống xong, mọi người trong nhóm quyết định đi lên cao hơn. Khi tôi ẵm Tinô đứng dậy định theo mọi người, nó đã ré lên kinh hãi và đấm thình thịch vào ngực tôi. Lo lắng, tôi vội ngồi xuống khám toàn thân nó xem có bị hề hấn gì không. Mặc dù đã mười tám tháng tuổi, Tinô không phải là đứa nói thạo nên mỗi lần nó khóc tôi đều phải làm như thế. Tôi chưa kịp mở áo Tinô ra để kiểm tra, nó đã im phăng phắc nên tôi yên tâm ẵm nó đứng lên định bước đi tiếp. Tuy nhiên, chưa kịp bước được bước nào, tôi lại bị nó đánh thùm thụp vào ngực trong khi la hét kịch liệt. Chưa bao giờ Tinô có lối khóc và hành động kỳ lạ như vậy cho nên chồng tôi ngạc nhiên lắm. Anh cố gắng tìm hỏi nguyên nhân mà không thể tìm ra giải đáp, nên đành vò đầu bứt tai nhìn mọi người leo xa. Dù là thế, anh đã kiên nhẫn bảo tôi ngồi xuống an ủi, vỗ về xem Tinô muốn gì. Lạ lùng thay, giống như lần trước, hễ chúng tôi ngồi xuống là nó im như người đá. Đoán được là Tinô quá sợ hãi khi cảm nhận sự nguy hiểm của đường đi, nhưng tôi nhất định ẵm nó đi theo mọi người vì sợ lạc. Và như thế, đoàn người chúng tôi phải mang theo tiếng la khóc của nó trong lúc lần lượt theo nhau leo lên cao. Khi chúng tôi lên chóp núi, mặt trời vừa ngay trên đỉnh đầu. Trong lúc vừa lau mồ hôi vừa tìm bóng mát, chúng tôi phát hiện là người đàn ông có đứa con trai và người thanh niên không còn ở trong nhóm. Biết mình lạc tận trên cao trong khi ba người kia đã tẽ vào con đường nào đó bên dưới, chúng tôi rất hoang mang nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện đi xuống lại để tìm đường về. Trên đỉnh cao chót vót của núi, chúng tôi thấy rõ ràng những chiếc ghe có cờ đỏ đang luẩn quẩn qua lại quanh cửa biển của con sông khô. Thì ra bãi của chúng tôi đã bị động như sự loan báo của hai người dẫn đường. Sợ hãi, mọi người quyết định tìm chỗ núp trên cao chờ đến chiều tối mới tìm đường về.
Quá trưa, trời càng lúc càng nắng chang chang. Sức nóng của không khí làm ai cũng rát khô cuống họng. Vợ chồng tôi, vẫn như lần trước, chỉ dùng chanh tẩm đường để cầm khát chứ nhất định không dám uống một giọt nước nào. Những trái chùm ruột mà tôi để dành trong túi không còn nữa. Có lẽ do tôi bị té nhiều lần mà chúng đã rơi rớt lúc nào từ đêm hôm qua. Tinô đòi uống nước nhiều hơn thường ngày vì la hét quá nhiều và vì đầu trần ngoài nắng khá lâu. Sau khi nó uống xong bình nước nhỏ, chúng tôi đành phải lấy bình lớn ra cho nó uống luôn cho dù chúng tôi vẫn nghĩ đó là số nước dành dụm cho nó trên biển nếu còn được ghe bốc đi vào tối hôm ấy. Khi thấy Tinô tu nước, hai đứa con trai của người đàn bà kêu khóc đòi bà xin cho. Cầm lòng chẳng đặng tôi đã chuyền chiếc bình sang chỗ bà ngồi và căn dặn chỉ cho hai đứa nhỏ uống mỗi đứa hai hớp thôi. Người đàn bà không hề giữ lời hứa; bà đã nốc ừng ực sau khi cho hai đứa con bà uống thoải thích. Nhìn bình nước chẳng còn được là bao, chồng tôi bất bình ra mặt. Anh đã cằn nhằn là tôi không biết giữ của cho con. Tôi không phản ứng gì trước thái độ giận hờn của anh vì tôi hiểu sự lo lắng của anh là chính đáng; tuy nhiên, tôi cũng có lý do riêng của mình khi làm ngược lại điều lo toan của anh. Tôi biết là nhiều người lạc trong rừng đấu tranh với sự khát chẳng khác nào những người không có nước khi lênh đênh trên biển nhưng tôi không thể nào làm ngơ trước cảnh hai đứa nhỏ khóc la xin xỏ khi mình có bình nước trong tay. Càng nghĩ, tôi càng lo lắng chuyện không tìm được đường và tình trạng không còn bao nhiêu nước cho Tinô, rồi rủa thầm người đàn bà đoảng vị, có con nhỏ mà không chuẩn bị gì cho chuyến đi. Giận người thất hứa và giận mình quá tin người, tôi ngồi im, không hề đáp lại lời trách cứ nào của chồng tôi.
Người đàn ông có chiếc giỏ lớn, có lẽ đã quan sát mọi chuyện, lân la đến chỗ chúng tôi ngồi. Ông nói:
“Tôi thấy tham gia những cuộc mạo hiểm như vầy cần có tinh thần tương trợ và đoàn kết thì mới thành công được. Tối hôm qua thấy chị ẵm cháu lội mưa vượt núi tôi phục lắm. Thực tình là lúc đó tôi muốn giúp anh chị phần nào nhưng kẹt là tôi phải mang chiếc giỏ nặng quá.”
Đến ngồi gần chúng tôi hơn, ông rất nhỏ:
“Thú thực với anh là trong giỏ tôi chứa toàn hải bàn và hải đồ. Nhờ biết sử dụng mấy thứ này mà nhiều người tổ chức vượt biển cần tôi lắm. Tôi đã hợp tác với một tổ chức vượt biển khác rồi nhưng vì chuyến đó tính đánh vào tuần tới lận nên tôi nhận lời chuyến này ai dè ra nông nổi như vầy. Chuyến này về, nếu anh chị muốn đi tiếp thì cho tôi địa chỉ liên lạc. Tôi nghĩ anh chị muốn đem theo thằng nhỏ của anh chị cũng không sao vì người tổ chức chuyến đó cũng lo mấy đứa con của họ đi.”
Chồng tôi nghe vậy thì mừng lắm. Sau khi nói chuyện với nhau một lúc, cả hai người kéo ra một chỗ riêng biệt để tâm tình thêm.
Nghĩ đến công an, tôi vội hối chồng tôi đi lên cao thêm chút nữa để tìm chỗ an toàn hơn. Mọi người đã họp thành nhóm riêng nhưng vẫn quây quần gần kề nhau. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đã vắt khô áo quần và phơi chúng trên những cành cây. Chúng tôi không ở xa bờ lắm vì hình như ai cũng tin rằng vùng đất lầy đầy cây thấp trước mặt là khoảng cách đủ để chạy thoát khi thấy công an cập bờ. Thực sự là tôi không nghĩ nhiều đến điều tệ hại ấy. Mong tưởng trong tâm trí tôi vẫn là một chiếc ghe nào đó cập bờ rồi vài người bì bõm chạy vào với những cánh tay vẫy và những tiếng gọi í ới rộn ràng. Đã quá ba giờ mà không gian vẫn yên tịnh. Không một tiếng người kêu gọi cũng không có chiếc ghe nào xuất hiện từ vùng biển xa xa ở trước mặt. Thỉnh thoảng chúng tôi mới nghe được những tiếng sóng rì rào và tiếng gió vi vu đâu đó. Bầu trời càng lúc càng sáng trưng và mặt trời đã xóa hết niềm hy vọng của chúng tôi. Từ xa, màu xanh của mặt biển hiện rõ ràng và rất nhiều chiếc ghe qua lại ngoài khơi xa. Lúc ấy, mọi người đều hiểu chẳng có ghe nào dám rước người vượt biển trong thời điểm như thế nên tất cả đều đồng lòng cuốn xếp rồi lặng lẽ đi thành đoàn trở lên con đường cũ.
Cũng trong lòng sông khô này, nếu tối hôm trước, chúng tôi vất vả vì bóng tối và nước mưa khi đi xuống biển thì sáng hôm ấy chúng tôi chật vật khá nhiều với độ cao và sức nóng của không khí khi leo lên núi. Những khối đá cao nghều là những bức vách chắn tàn nhẫn đối với những đứa thiếu niên và người đàn bà mang theo con nhỏ như tôi. Lúc này hàng nút áo của tôi đã được cài kín và Tinô cũng có bộ đồ khô ráo nhờ gió biển và không khí ấm áp. Những tia nắng của mặt trời càng lúc càng nóng dần lau sạch các mặt ướt của đá tảng và làm ráo hoảnh cả lòng sông. Mọi người chuyện trò thân mật hơn vì nhìn thấy mặt nhau rõ ràng khi kề cận. Tôi có thể đếm được những người còn lại trong nhóm như người đàn ông với chiếc giỏ khổng lồ, người đàn bà và đứa cháu gái mười sáu, người đàn bà với hai đứa con trai tuổi thiếu niên, người đàn ông với đứa con trai nhỏ, một thanh niên trạc hai mươi lăm tuổi và ba người trong gia đình chúng tôi. Những người đàn ông thay nhau cõng những đứa nhỏ và cùng giúp chúng chuyền lên phía trên trong khi người thanh niên đi một mình thường xuyên giúp tôi cõng Tinô leo lên những khối đá. Trên đường đi tôi đã may mắn tìm được đôi dép rớt của mình.Vì đã quen đi chân không, tôi giữ nó trong giỏ như báu vật phòng khi phải quay trở về. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn hy vọng là ghe sẽ ra đón chúng tôi vào khuya ngày hôm sau như người đàn ông có chiếc giỏ khổng lồ nói. Càng leo lên cao, mồ hôi của chúng tôi đổ ra như tắm. Khi biết mình đã xa bờ biển khoảng sáu tiếng đồng hồ và đồng thuận là công an không thể nào đuổi bắt được nữa, chúng tôi bảo nhau tìm chỗ thuận tiện để nghỉ chân và ăn uống. Vợ chồng tôi đã chia thức ăn cho vài người trong nhóm và người thanh niên giúp tôi vận chuyển Tinô nhưng không hề cho ai một giọt nước nào. Vì vận động nhiều, hơn nữa trời khá nóng nên chúng tôi đều khát khô cuống họng nhưng vợ chồng tôi nhất định dành hai chiếc bình nước cho Tinô. Để chống khát, chúng tôi chỉ bỏ vài miếng chanh tẩm đường vào miệng. Tinô thì vẫn được ăn uống như yêu cầu.
Ăn uống xong, mọi người trong nhóm quyết định đi lên cao hơn. Khi tôi ẵm Tinô đứng dậy định theo mọi người, nó đã ré lên kinh hãi và đấm thình thịch vào ngực tôi. Lo lắng, tôi vội ngồi xuống khám toàn thân nó xem có bị hề hấn gì không. Mặc dù đã mười tám tháng tuổi, Tinô không phải là đứa nói thạo nên mỗi lần nó khóc tôi đều phải làm như thế. Tôi chưa kịp mở áo Tinô ra để kiểm tra, nó đã im phăng phắc nên tôi yên tâm ẵm nó đứng lên định bước đi tiếp. Tuy nhiên, chưa kịp bước được bước nào, tôi lại bị nó đánh thùm thụp vào ngực trong khi la hét kịch liệt. Chưa bao giờ Tinô có lối khóc và hành động kỳ lạ như vậy cho nên chồng tôi ngạc nhiên lắm. Anh cố gắng tìm hỏi nguyên nhân mà không thể tìm ra giải đáp, nên đành vò đầu bứt tai nhìn mọi người leo xa. Dù là thế, anh đã kiên nhẫn bảo tôi ngồi xuống an ủi, vỗ về xem Tinô muốn gì. Lạ lùng thay, giống như lần trước, hễ chúng tôi ngồi xuống là nó im như người đá. Đoán được là Tinô quá sợ hãi khi cảm nhận sự nguy hiểm của đường đi, nhưng tôi nhất định ẵm nó đi theo mọi người vì sợ lạc. Và như thế, đoàn người chúng tôi phải mang theo tiếng la khóc của nó trong lúc lần lượt theo nhau leo lên cao. Khi chúng tôi lên chóp núi, mặt trời vừa ngay trên đỉnh đầu. Trong lúc vừa lau mồ hôi vừa tìm bóng mát, chúng tôi phát hiện là người đàn ông có đứa con trai và người thanh niên không còn ở trong nhóm. Biết mình lạc tận trên cao trong khi ba người kia đã tẽ vào con đường nào đó bên dưới, chúng tôi rất hoang mang nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện đi xuống lại để tìm đường về. Trên đỉnh cao chót vót của núi, chúng tôi thấy rõ ràng những chiếc ghe có cờ đỏ đang luẩn quẩn qua lại quanh cửa biển của con sông khô. Thì ra bãi của chúng tôi đã bị động như sự loan báo của hai người dẫn đường. Sợ hãi, mọi người quyết định tìm chỗ núp trên cao chờ đến chiều tối mới tìm đường về.
Quá trưa, trời càng lúc càng nắng chang chang. Sức nóng của không khí làm ai cũng rát khô cuống họng. Vợ chồng tôi, vẫn như lần trước, chỉ dùng chanh tẩm đường để cầm khát chứ nhất định không dám uống một giọt nước nào. Những trái chùm ruột mà tôi để dành trong túi không còn nữa. Có lẽ do tôi bị té nhiều lần mà chúng đã rơi rớt lúc nào từ đêm hôm qua. Tinô đòi uống nước nhiều hơn thường ngày vì la hét quá nhiều và vì đầu trần ngoài nắng khá lâu. Sau khi nó uống xong bình nước nhỏ, chúng tôi đành phải lấy bình lớn ra cho nó uống luôn cho dù chúng tôi vẫn nghĩ đó là số nước dành dụm cho nó trên biển nếu còn được ghe bốc đi vào tối hôm ấy. Khi thấy Tinô tu nước, hai đứa con trai của người đàn bà kêu khóc đòi bà xin cho. Cầm lòng chẳng đặng tôi đã chuyền chiếc bình sang chỗ bà ngồi và căn dặn chỉ cho hai đứa nhỏ uống mỗi đứa hai hớp thôi. Người đàn bà không hề giữ lời hứa; bà đã nốc ừng ực sau khi cho hai đứa con bà uống thoải thích. Nhìn bình nước chẳng còn được là bao, chồng tôi bất bình ra mặt. Anh đã cằn nhằn là tôi không biết giữ của cho con. Tôi không phản ứng gì trước thái độ giận hờn của anh vì tôi hiểu sự lo lắng của anh là chính đáng; tuy nhiên, tôi cũng có lý do riêng của mình khi làm ngược lại điều lo toan của anh. Tôi biết là nhiều người lạc trong rừng đấu tranh với sự khát chẳng khác nào những người không có nước khi lênh đênh trên biển nhưng tôi không thể nào làm ngơ trước cảnh hai đứa nhỏ khóc la xin xỏ khi mình có bình nước trong tay. Càng nghĩ, tôi càng lo lắng chuyện không tìm được đường và tình trạng không còn bao nhiêu nước cho Tinô, rồi rủa thầm người đàn bà đoảng vị, có con nhỏ mà không chuẩn bị gì cho chuyến đi. Giận người thất hứa và giận mình quá tin người, tôi ngồi im, không hề đáp lại lời trách cứ nào của chồng tôi.
Người đàn ông có chiếc giỏ lớn, có lẽ đã quan sát mọi chuyện, lân la đến chỗ chúng tôi ngồi. Ông nói:
“Tôi thấy tham gia những cuộc mạo hiểm như vầy cần có tinh thần tương trợ và đoàn kết thì mới thành công được. Tối hôm qua thấy chị ẵm cháu lội mưa vượt núi tôi phục lắm. Thực tình là lúc đó tôi muốn giúp anh chị phần nào nhưng kẹt là tôi phải mang chiếc giỏ nặng quá.”
Đến ngồi gần chúng tôi hơn, ông rất nhỏ:
“Thú thực với anh là trong giỏ tôi chứa toàn hải bàn và hải đồ. Nhờ biết sử dụng mấy thứ này mà nhiều người tổ chức vượt biển cần tôi lắm. Tôi đã hợp tác với một tổ chức vượt biển khác rồi nhưng vì chuyến đó tính đánh vào tuần tới lận nên tôi nhận lời chuyến này ai dè ra nông nổi như vầy. Chuyến này về, nếu anh chị muốn đi tiếp thì cho tôi địa chỉ liên lạc. Tôi nghĩ anh chị muốn đem theo thằng nhỏ của anh chị cũng không sao vì người tổ chức chuyến đó cũng lo mấy đứa con của họ đi.”
Chồng tôi nghe vậy thì mừng lắm. Sau khi nói chuyện với nhau một lúc, cả hai người kéo ra một chỗ riêng biệt để tâm tình thêm.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 7
Chiều vừa nhạt nắng chúng tôi đã lục đục đi xuống tìm đường về. Lần này, không khác gì lúc đi lạc lên tận đỉnh, tôi phải chai lì chịu những cái đấm đá kịch liệt của Tinô cũng như phải chịu đựng những tiếng la khóc om sòm của nó. Đi khoảng ba mươi phút chúng tôi gặp một thằng bé độ mười bảy tuổi đi lên. Nó tự giới thiệu là người dẫn đường đưa chúng tôi về rồi nói là nhờ tiếng khóc của Tinô nên tìm ra chỗ của chúng tôi. Sau khi hỏi tên tôi, nó kể là C. Sơn hết lòng tìm người đưa mẹ con tôi về khi nàng nghe báo chúng tôi bị lạc trong rừng. Nó đã đưa nhóm chúng tôi vào một khu vườn có nhiều cây mít lớn rồi bảo chúng tôi giữ im lặng trong khi chờ người đến đưa về. Tại nơi đây, vợ chồng tôi đã chia hết thực phẩm trong hai chiếc giỏ để thủ tiêu những chứng vật của cuộc vượt biển.
Đêm xuống rất nhanh và cây cối trở thành những bóng đen thùi nhưng Tinô nhất định không chịu ngủ. Có lẽ vì ám ảnh hành trình quá nguy hiểm, nó trở nên thận trọng với cảnh vật man dại và tò mò với sự im lặng khác thường của mọi người xung quanh. Hơn thế nữa, nó tỏ ra ương bướng và phản đối kịch liệt khi tôi ghìm nó trong người để ru ngủ. Tôi càng dỗ dành chiều chuộng nó bao nhiêu, nó càng vùng vẫy, gượng đầu lên la khóc inh ỏi bấy nhiêu. Tiếng khóc vang lừng của nó trong vườn cây làm chồng tôi kinh đảm, hét to:
“Nín! Nín ngay! Có nín được không hả thằng kia? Cứ như vầy, mày giúp công an bắt bố mày rồi đó con ạ!”
Mọi người nghe Tinô khóc thì hoảng vì nghĩ rằng vườn cây chẳng xa đường Quốc Lộ là bao nhưng không ai lên tiếng than trách một lời nào vì nghe chồng tôi la nó. Tan nát tim gan, tôi ôm chặt nó mà nước mắt tuôn không ngừng. Đau khổ vì đã để cho con mình chịu hoàn cảnh nghiệt ngã, tôi không ngừng nói xin lỗi trong khi vuốt ve khuyên nhủ nó. Dường như vừa sợ bố vừa hiểu chút ít nỗi lòng của mẹ, Tinô tấm tức khóc một lúc rồi nằm yên ngủ. Lúc ấy, tôi hứa với lòng là khi về nhà tôi sẽ không bao giờ đem nó đi vượt biển nữa.
Khoảng mười hai giờ đêm, chúng tôi ra đường Quốc Lộ. Mọi người được chia thành từng nhóm nhỏ để chờ người chở xe máy về. Chồng tôi và người đàn ông có chiếc giỏ lớn được chở chung một xe đi trước trong khi đàn bà, con nít phải chờ đi những chuyến sau. Tôi và Tinô được người chở theo sau xe chồng tôi khoảng năm phút. Tưởng được chở thẳng về Nha Trang, chúng tôi được đưa vào khu Ba Làng. Đến chiếc cầu nhỏ không biết tên, người chở bảo tôi ôm Tinô xuống gầm cầu nơi mà người đàn ông có chiếc giỏ lớn và chồng tôi đang núp ở đó. Gầm của chiếc cầu nhỏ chẳng cho được bao nhiêu chỗ núp nên tôi đành nép tạm một bên chồng tôi. Cũng may là người đàn ông có chiếc giỏ lớn đã nhờ những người lái xe chuyển chiếc giỏ của ông giấu ở nơi nào và Tinô đã ngủ im lìm nên tôi cảm thấy an tâm phần nào trong khi chờ người đến đưa đi nơi khác.
Khi những người còn lại được đưa về cùng một điểm thì những người chuyên chở quyết định chuyển những đứa con nít và đàn bà vào các khu nhà dân ở. Sau khi phân công, một thanh niên bảo tôi ôm Tinô đi bộ theo anh vào làng. Giả như người trong xóm, vô tình đi chung đường, chúng tôi người đi trước, kẻ đi sau. Qua khỏi con đường đất giữa hai cánh đồng khô, chúng tôi dừng lại căn nhà ngay ngoài bìa làng. Gõ cửa và thầm thì với bà chủ nhà một lúc, người thanh niên bảo tôi vào ngủ tạm trong căn nhà ấy và căn dặn đúng năm giờ sáng hôm sau anh sẽ đến đưa tôi ra lộ để đón xe về. Bà chủ nhà rất tử tế với mẹ con tôi. Trao cho tôi tấm chiếu, bà nói tôi hãy yên tâm ngủ cạnh bồ lúa và hứa sẽ đánh thức tôi dậy khi người thanh niên trở lại. Sáng hôm sau, chưa đến năm giờ, người thanh niên đã trở lại. Anh ta dẫn tôi và Tinô ra đường Quốc Lộ và chờ đến khi chúng tôi đón được xe mới quay lưng đi. Người dẫn đi, người đón lại, người đưa về nói làm sao tôi theo y vậy chứ chẳng hề hỏi thăm họ là ai, quan hệ như thế nào với người tổ chức, tên gì hay đang làm gì. Họ, một chuỗi người bí mật, giúp chúng tôi, những kẻ đào thoát, một cách kín đáo và âm thầm mà không hề đòi hỏi một sự đền trả nào. Điều bí ẩn này đã khiến tôi vừa thắc mắc vừa cảm kích không nguôi trên đường về nhà. An lành trên chiếc xe xích lô, tôi thầm cảm ơn trời phật đã cho tôi gặp những người từ tâm nên đã thoát cảnh điều tra và bắt bớ.
Khi chiếc xích lô vào trung tâm thành phố thì tôi không còn lo sợ sự tra xét của công an nữa. Ngang qua Ngã Sáu, tôi thấy chồng tôi và người đàn ông có chiếc giỏ lớn trong lòng sông khô ở núi Rù Rì đang đi bộ trước nhà thờ núi. Lúc này người đàn ông có chiếc giở lớn không phải kè kè chiếc giỏ lớn của ông nữa nhưng tướng đi của ông khệnh khạng và chàng hảng như đang khiêng vật gì nặng ghê gớm lắm. Chồng tôi đi bên cạnh ông ta, tướng đi của anh chẳng khá gì hơn. Xe xích lô chở Tinô và tôi qua mặt họ rồi mà tôi còn ngoái đầu nhìn lại. Lòng thắc mắc không hiểu sao họ không chịu đón xe về tận nhà trong khi tướng đi dị kỳ của họ khó được bỏ qua bởi những cặp mắt tò mò của những người đi đường.
Tôi về nhà khoảng sáu giờ rưỡi sáng. Hôm ấy là ngày gia đình chồng tôi có giỗ nên tất cả các thành viên trong gia đình đã tụ tập trong nhà từ đường từ sớm để góp sức mình. Vừa trông thấy mẹ con tôi, mẹ chồng và các cô chồng tôi bỏ dở công việc đang làm, đến tụm quanh rồi ôm Tinô vào nhà chăm sóc. Mẹ chồng tôi đi ra đi vào, tíu tít căn dặn mấy đứa em họ:
“Tụi mày lo nấu nướng giúp chị mày nhá! Trông nó phờ phạc, xác xơ như thế thì còn làm được gì!”
Dù thể nào, tôi cũng phải đến trường để chứng tỏ mình không vắng mặt một ngày nào ở địa phương. Tắm rửa xong, tôi vội vã dắt xe đạp ra khỏi nhà ngay. Vừa thót lên xe tôi thấy chân mình như đang mang đá tảng. May là tôi chỉ phải đạp xe trong vòng năm phút vì trường tôi chỉ là một điểm phụ trong xóm ga xe lửa gần nhà. Giáo viên của trường cấp hai mà tôi dạy thường lên lớp theo tiết học nhưng nếu chúng tôi có tiết dạy sáng thứ hai thì tất cả đều phải dự lễ chào cờ. Thường thường sau lễ chào cờ, chúng tôi, học sinh và giáo viên đều phải ngồi nghe thầy phó hiệu trưởng nói chuyện. Dĩ nhiên, giáo viên được ngồi trên ghế băng dài trong khi học sinh ngồi dưới đất. Hôm đó chẳng hiểu vì lý do gì mà trong lúc ông hiệu phó phát biểu, một số học sinh nhạo ông với những lời nhại rất vô lễ. Bốc lửa đến quên bài dạy dưới cờ, và cả thông điệp hàng tuần của ông hiệu trưởng, ông hiệu phó nói một cách giận dữ:
“Tôi nói thật với các em là bao nhiêu năm tôi chưa từng ăn sáng. Tôi đã chiến đấu cực khổ đến ngày hôm nay để mong thấy thế hệ sau tiến bộ hơn mình thế mà các em lại hư đốn đến như thế.”
Đám giáo viên chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, phân vân không hiểu sao ông nhạy cảm đến độ đem chuyện riêng tư nói trước học sinh. Tôi cảm thấy tội nghiệp khi nhìn cánh tay cụt của ông, nghe chuyện không ăn sáng của ông và chứng kiến sự thua cuộc của ông trước học sinh. Còn đang phân vân, tôi thấy ông cho học sinh giải tán. Nhìn các hàng học sinh lủi thủi bước về lớp lòng tôi chợt nhói lên khi tưởng tượng một ngày nào đó Tinô sẽ là một trong những đứa học trò như thế. Nó sẽ là những đứa cúi đầu tuân phục hay ương bướng thì tôi chẳng thể nào đoán được nhưng với lý lịch của mình, nó sẽ không tránh khỏi tình trạng bị liệt hạng với cái nhãn hiệu “tư tưởng chính trị không tốt” như bố của nó. Dù sao tôi cũng hiểu dạy học vốn dĩ là nghề có nhiều thử thách. Đối đầu với học sinh cứng đầu cứng cổ ở tuổi vị thành niên quả là khó, đối đầu với những học sinh khá thông minh càng khó hơn. Tôi đã từng chứng kiến nhiều thái độ khinh thường của học sinh khá giỏi. Những thái độ khinh thường này không phải do ảnh hưởng bởi sự bất toàn của giáo dục gia đình mà bởi sự thông minh vượt bậc. Tôi chợt nhớ những câu hỏi móc méo của những đứa học trò lớp tám và lớp chín trong những giờ học lịch sử mà tôi thường nghe: “Cô nói mọi người sẽ được sung sướng khi đất nước tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản mà sao em thấy dân mình không chịu ở lại để chờ sống sung sướng lại ùn ùn kéo nhau đi vượt biển vậy hả cô?”, “Sao tụi Đế Quốc Tư Bản bóc lột nhân công một cách dã man mà sao nhiều người liều mạng đến mấy nước Tư Bản chi vậy?” và “Chẳng lẽ những người vượt biển dùng sanh mạng để đánh bạc với tử thần chỉ vì vật chất thôi sao cô?” Thật đáng buồn là tôi đã phải chịu những câu hỏi châm chọc như thế. Thực tế thì chẳng oan ức gì! Cũng bởi tôi không dám giải thích hết tất cả các sự kiện lịch sử thế giới và các mặt ưu và khuyết của từng chủ thuyết xã hội với kiến thức đã có trong trường trung học của miền Nam trước 1975; mà phải dạy rập khuôn theo những điều trong sách giáo khoa. Chán chường với những ý nghĩ đang có, tôi chợt cảm tưởng mình và các giáo viên miền Nam trong trường chẳng khác gì hai người dẫn đường trong đêm tối trên đèo Rù Rì hôm trước: không thể bật đèn, bị phản đối mà vẫn phải dẫn người bước đi. Những ánh sáng nhập nhòe bất chợt giống như những kiến thức đã có nhưng phải quên đi khi chiếc nút đèn pin tắt sáng. Tôi không rõ vai trò của ông hiệu phó ở vị trí nào trong sự so sánh của mình, nhưng cảm thấy áy náy khi đặt mình vào cương vị của ông. Tôi nhớ những cái đánh đấm của Tinô khi đưa nó đi trên con đường đầy nguy hiểm. Một ngày nào đó khi Tinô lớn khôn, liệu những cái đấm đánh của nó sẽ là những phản kháng bất trị như những đứa học sinh kia không? Những ý nghĩ dằn vặt trong đầu khiến tôi cảm thấy mệt; cho nên, tôi đã đứng dậy một cách uể oải khi đi theo mọi người vào văn phòng.
Vừa thấy chúng tôi, ông hiệu phó than:
“Học sinh thời này như thế đấy!”
“Cũng tại lý thuyết trong sách vở không hề giống với thực tế ngoài cuộc sống mà ra!” Tôi định đáp lại như vậy nhưng nghĩ chẳng ích lợi gì nên thôi. Tướng mạo của tôi lúc này không được bình thường, tốt hơn hết là im lặng nếu không muốn ai để ý đến mình. Các giáo viên khác, toàn là giáo viên lưu dụng và sinh quán tại miền Nam , như thường lệ, chỉ cười chứ không hề trả lời tiếng nào. Chán nản sự tình, ông hiệu phó lấy xe đạp bỏ đi. Hôm đó, ông về điểm chính sớm hơn mọi hôm; còn chúng tôi nấn ná ở văn phòng nói chuyện trời đất nắng mưa một lúc mới bảo nhau đến lớp sớm để giữ trật tự. Vì không muốn bị chú ý từ phía sau lưng, tôi chờ mọi người rời văn phòng xong mới thủng thỉnh đứng lên. Trong phòng vẫn còn hai giáo viên nữ là chị T. Phương và chị T. Hồng đang tiếp tục câu chuyện dang dở cho nên tôi phải vừa nhìn mặt họ vừa trao đổi vài câu vớ vẩn với họ trong khi dịch từng bước nhỏ lui về phía sau. Lối đi giật lùi để tỏ ra lịch sự là không quay lưng khi còn đang đối thoại nhưng thực tế tôi không muốn họ phát hiện dáng đi không bình thường của tôi. Vừa nói, vừa đi lui dần về phía cửa ra vào, tôi nói chào cả hai rồi vội vã bước ra khỏi văn phòng. Tôi đã thở phào nhẹ nhõm vì không thấy một bóng người nào trong sân trường, nhưng vẫn cố gắng bước ngay ngắn khi dọc theo hành lang để tránh những đôi mắt ngờ vực từ trong các cửa sổ của lớp học và nhất là chuẩn bị qua cái ải quan sát của học sinh lớp mình sắp dạy. Quả như tôi đoán, khi đi ngang những đứa học sinh đứng chào mình, tôi bắt gặp vô số ánh nhìn kinh ngạc. Hiểu được nguyên do của sự kinh ngạc ấy, tôi cố gắng giữ dáng đi ngay thẳng hơn khi bước đến bàn giáo viên. Tôi đã giữ nụ cười trên môi để che giấu vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt của mình khi tiến hành các bước điểm danh, kiểm tra bài và ôn bài cũ. Dù cố gắng thể nào, tôi cũng không qua những cặp mắt tinh tường của học sinh. Chúng chẳng ngừng trao nhau những ánh nhìn ngạc nhiên khi tôi ghi đề bài mới trên bảng. Lo sợ tướng đi đàng sau lưng của mình thố lộ bí mật, tôi bảo đứa trưởng lớp chép phần mà tôi ghi trong giáo án lên bảng để cả lớp chép vào vở. Phớt lờ những ánh mắt ngạc nhiên, tôi giữ thế ngồi ngay ngắn trong khi môi vẫn giữ nụ cười thân ái và bình thản. Những đứa học sinh lớp bảy, vừa học môn Sử Địa do tôi phụ trách vừa được tôi chủ nhiệm, rất ngoan ngoãn. Tất cả cùng im lặng chép bài. Những lúc không thể nhìn rõ chữ trên bảng chúng khèo lưng nhau chỉ trỏ với nhau hoặc khẽ khàng hỏi nhỏ đứa ngồi trước nhờ hỏi dùm đứa lớp trưởng.
...
Tôi đã gục xuống bàn sau khoảng thời gian đóng vai cô giáo ngồi nghiêm trang theo dõi học sinh chép bài. Đứa trưởng lớp hốt hoảng chạy đến văn phòng báo cáo tình trạng của tôi và cầu cứu hai cô giáo không có tiết dạy đến giúp cho tôi. Khi họ đến lớp là lúc tôi vừa tỉnh dậy. Tôi nói là tôi thức khuya lo cho Tinô nên đã ngủ gục trong lớp mà không hay. Hai cô giáo T. Hồng và T. Phương nhất định không tin lời tôi nói. Chị T. Hồng thì quả quyết là tôi chưa ăn sáng nên bị trúng gió, còn chị T. Phương một mực bảo tôi về văn phòng để chị cạo gió cho. Vì không muốn khuấy động thêm sự tò mò của học sinh, tôi nói với chúng là tôi lên văn phòng nghỉ một chút rồi về lớp ngay. Tôi đã cố gắng tạo ra vẻ bình thường khi bước ra khỏi ghế nhưng khi tôi vừa bước vài bước toàn thân của tôi loạng choạng như sắp ngã khiến chị T. Phương và T. Hồng phải chụp lấy tay tôi dìu đi. Nhìn tôi như thế, học sinh kinh ngạc lắm nhưng chúng không dám ồn ào vì vốn sợ cái oai của chị T. Phương, cô giáo dạy toán của chúng.
Vừa đến văn phòng, chị T. Phương bảo tôi vén áo đưa lưng để chị cạo gió cho. Tôi một mực từ chối với lý do ghét cách chữa trị này, rồi nói là chỉ cần nghỉ một chút là sẽ đỡ ngay thôi. Xui cho tôi, chị T. Phương là người tin chứng trúng gió có thể gây chết người nên luôn luôn chứa đồ nghề trị bệnh trong chiếc ví xách đi làm của chị. Lăm lăm đồng bạc cắc và chai dầu gió trên tay, chị bảo tôi phải để chị cạo vài đường nếu không tôi sẽ bị kiệt thêm. Lằng nhằng giải thích về tác dụng của những đường cạo gió, và sự luân chuyển điều hòa của máu huyết, chị nói là nhất định chữa cho đến khi nào tôi tỉnh táo và linh hoạt lại mới thôi. Trước sự tình nguyện làm thầy lang không công của chị, tôi đành vén lưng mình lên.
“Em làm gì mà lưng bị trầy trụa dữ vầy nè?”
Giọng nói thảng thốt của chị T. Phương làm tôi giật mình. Thì ra cái lưng của tôi đã ghi lại dấu tích sau một ngày leo núi mà khi tắm vội tôi chẳng hề biết. Hồi hộp, tôi hỏi:
“Ủa? Lưng của em bị trầy dữ lắm hả chị?”
“Chứ còn gì nữa! Bị đến như vầy mà không biết sao?”
“Tại em mới bị té xe hôm qua thôi.”
Chị T. Hồng ghé mắt nhìn sau lưng tôi một lúc rồi nhìn thẳng vào mặt tôi, ôn tồn hỏi:
“Lan té xe ở đâu mà lưng nát bươm nát bét vậy hả?”
“A...à... ở dốc Hòn Chồng đó mà!” Tôi ngập ngừng trả lời khi lục trong trí lần bị té nặng nhất trong đời, rồi tả thêm những gì xảy ra trong lần ấy “Em bị lộn mấy lần khi té lăn xuống dốc vì xe đứt thắng hãm không được.”
“Vậy mà cũng ráng đi làm!”
Chị T. Hồng phàn nàn với tiếng thở hắt đầy nghi ngờ trong lúc chị T. Phương hỏi với giọng nghi ngại:
“Còn thằng bé thì sao?”
“Thằng bé nào? A…à…Tinô đó hả? May là nó ngồi trên xe với bố và chú nó ở một xe khác nên không bị gì cả.”
“Bận rộn vậy mà cũng ráng đi chơi tận Hòn Chồng lận ha!”
Lời ca cẩm đầy móc méo của chị T. Hồng khiến tôi chưa biết trả lời ra sao thì chị T. Phương kéo áo tôi xuống, bảo:
“Lưng như vầy chị muốn cạo gió cũng cạo không được. Thôi để chị nhờ đứa học trò nào ở xóm em chở em về dùm rồi chị coi lớp cho. Còn dạy lớp nào nữa thì để hết giáo án lại đây. Nếu lỡ ông hiệu phó trở lại thì chị nói em bị trúng gió cần về.”
Đêm xuống rất nhanh và cây cối trở thành những bóng đen thùi nhưng Tinô nhất định không chịu ngủ. Có lẽ vì ám ảnh hành trình quá nguy hiểm, nó trở nên thận trọng với cảnh vật man dại và tò mò với sự im lặng khác thường của mọi người xung quanh. Hơn thế nữa, nó tỏ ra ương bướng và phản đối kịch liệt khi tôi ghìm nó trong người để ru ngủ. Tôi càng dỗ dành chiều chuộng nó bao nhiêu, nó càng vùng vẫy, gượng đầu lên la khóc inh ỏi bấy nhiêu. Tiếng khóc vang lừng của nó trong vườn cây làm chồng tôi kinh đảm, hét to:
“Nín! Nín ngay! Có nín được không hả thằng kia? Cứ như vầy, mày giúp công an bắt bố mày rồi đó con ạ!”
Mọi người nghe Tinô khóc thì hoảng vì nghĩ rằng vườn cây chẳng xa đường Quốc Lộ là bao nhưng không ai lên tiếng than trách một lời nào vì nghe chồng tôi la nó. Tan nát tim gan, tôi ôm chặt nó mà nước mắt tuôn không ngừng. Đau khổ vì đã để cho con mình chịu hoàn cảnh nghiệt ngã, tôi không ngừng nói xin lỗi trong khi vuốt ve khuyên nhủ nó. Dường như vừa sợ bố vừa hiểu chút ít nỗi lòng của mẹ, Tinô tấm tức khóc một lúc rồi nằm yên ngủ. Lúc ấy, tôi hứa với lòng là khi về nhà tôi sẽ không bao giờ đem nó đi vượt biển nữa.
Khoảng mười hai giờ đêm, chúng tôi ra đường Quốc Lộ. Mọi người được chia thành từng nhóm nhỏ để chờ người chở xe máy về. Chồng tôi và người đàn ông có chiếc giỏ lớn được chở chung một xe đi trước trong khi đàn bà, con nít phải chờ đi những chuyến sau. Tôi và Tinô được người chở theo sau xe chồng tôi khoảng năm phút. Tưởng được chở thẳng về Nha Trang, chúng tôi được đưa vào khu Ba Làng. Đến chiếc cầu nhỏ không biết tên, người chở bảo tôi ôm Tinô xuống gầm cầu nơi mà người đàn ông có chiếc giỏ lớn và chồng tôi đang núp ở đó. Gầm của chiếc cầu nhỏ chẳng cho được bao nhiêu chỗ núp nên tôi đành nép tạm một bên chồng tôi. Cũng may là người đàn ông có chiếc giỏ lớn đã nhờ những người lái xe chuyển chiếc giỏ của ông giấu ở nơi nào và Tinô đã ngủ im lìm nên tôi cảm thấy an tâm phần nào trong khi chờ người đến đưa đi nơi khác.
Khi những người còn lại được đưa về cùng một điểm thì những người chuyên chở quyết định chuyển những đứa con nít và đàn bà vào các khu nhà dân ở. Sau khi phân công, một thanh niên bảo tôi ôm Tinô đi bộ theo anh vào làng. Giả như người trong xóm, vô tình đi chung đường, chúng tôi người đi trước, kẻ đi sau. Qua khỏi con đường đất giữa hai cánh đồng khô, chúng tôi dừng lại căn nhà ngay ngoài bìa làng. Gõ cửa và thầm thì với bà chủ nhà một lúc, người thanh niên bảo tôi vào ngủ tạm trong căn nhà ấy và căn dặn đúng năm giờ sáng hôm sau anh sẽ đến đưa tôi ra lộ để đón xe về. Bà chủ nhà rất tử tế với mẹ con tôi. Trao cho tôi tấm chiếu, bà nói tôi hãy yên tâm ngủ cạnh bồ lúa và hứa sẽ đánh thức tôi dậy khi người thanh niên trở lại. Sáng hôm sau, chưa đến năm giờ, người thanh niên đã trở lại. Anh ta dẫn tôi và Tinô ra đường Quốc Lộ và chờ đến khi chúng tôi đón được xe mới quay lưng đi. Người dẫn đi, người đón lại, người đưa về nói làm sao tôi theo y vậy chứ chẳng hề hỏi thăm họ là ai, quan hệ như thế nào với người tổ chức, tên gì hay đang làm gì. Họ, một chuỗi người bí mật, giúp chúng tôi, những kẻ đào thoát, một cách kín đáo và âm thầm mà không hề đòi hỏi một sự đền trả nào. Điều bí ẩn này đã khiến tôi vừa thắc mắc vừa cảm kích không nguôi trên đường về nhà. An lành trên chiếc xe xích lô, tôi thầm cảm ơn trời phật đã cho tôi gặp những người từ tâm nên đã thoát cảnh điều tra và bắt bớ.
Khi chiếc xích lô vào trung tâm thành phố thì tôi không còn lo sợ sự tra xét của công an nữa. Ngang qua Ngã Sáu, tôi thấy chồng tôi và người đàn ông có chiếc giỏ lớn trong lòng sông khô ở núi Rù Rì đang đi bộ trước nhà thờ núi. Lúc này người đàn ông có chiếc giở lớn không phải kè kè chiếc giỏ lớn của ông nữa nhưng tướng đi của ông khệnh khạng và chàng hảng như đang khiêng vật gì nặng ghê gớm lắm. Chồng tôi đi bên cạnh ông ta, tướng đi của anh chẳng khá gì hơn. Xe xích lô chở Tinô và tôi qua mặt họ rồi mà tôi còn ngoái đầu nhìn lại. Lòng thắc mắc không hiểu sao họ không chịu đón xe về tận nhà trong khi tướng đi dị kỳ của họ khó được bỏ qua bởi những cặp mắt tò mò của những người đi đường.
Tôi về nhà khoảng sáu giờ rưỡi sáng. Hôm ấy là ngày gia đình chồng tôi có giỗ nên tất cả các thành viên trong gia đình đã tụ tập trong nhà từ đường từ sớm để góp sức mình. Vừa trông thấy mẹ con tôi, mẹ chồng và các cô chồng tôi bỏ dở công việc đang làm, đến tụm quanh rồi ôm Tinô vào nhà chăm sóc. Mẹ chồng tôi đi ra đi vào, tíu tít căn dặn mấy đứa em họ:
“Tụi mày lo nấu nướng giúp chị mày nhá! Trông nó phờ phạc, xác xơ như thế thì còn làm được gì!”
Dù thể nào, tôi cũng phải đến trường để chứng tỏ mình không vắng mặt một ngày nào ở địa phương. Tắm rửa xong, tôi vội vã dắt xe đạp ra khỏi nhà ngay. Vừa thót lên xe tôi thấy chân mình như đang mang đá tảng. May là tôi chỉ phải đạp xe trong vòng năm phút vì trường tôi chỉ là một điểm phụ trong xóm ga xe lửa gần nhà. Giáo viên của trường cấp hai mà tôi dạy thường lên lớp theo tiết học nhưng nếu chúng tôi có tiết dạy sáng thứ hai thì tất cả đều phải dự lễ chào cờ. Thường thường sau lễ chào cờ, chúng tôi, học sinh và giáo viên đều phải ngồi nghe thầy phó hiệu trưởng nói chuyện. Dĩ nhiên, giáo viên được ngồi trên ghế băng dài trong khi học sinh ngồi dưới đất. Hôm đó chẳng hiểu vì lý do gì mà trong lúc ông hiệu phó phát biểu, một số học sinh nhạo ông với những lời nhại rất vô lễ. Bốc lửa đến quên bài dạy dưới cờ, và cả thông điệp hàng tuần của ông hiệu trưởng, ông hiệu phó nói một cách giận dữ:
“Tôi nói thật với các em là bao nhiêu năm tôi chưa từng ăn sáng. Tôi đã chiến đấu cực khổ đến ngày hôm nay để mong thấy thế hệ sau tiến bộ hơn mình thế mà các em lại hư đốn đến như thế.”
Đám giáo viên chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, phân vân không hiểu sao ông nhạy cảm đến độ đem chuyện riêng tư nói trước học sinh. Tôi cảm thấy tội nghiệp khi nhìn cánh tay cụt của ông, nghe chuyện không ăn sáng của ông và chứng kiến sự thua cuộc của ông trước học sinh. Còn đang phân vân, tôi thấy ông cho học sinh giải tán. Nhìn các hàng học sinh lủi thủi bước về lớp lòng tôi chợt nhói lên khi tưởng tượng một ngày nào đó Tinô sẽ là một trong những đứa học trò như thế. Nó sẽ là những đứa cúi đầu tuân phục hay ương bướng thì tôi chẳng thể nào đoán được nhưng với lý lịch của mình, nó sẽ không tránh khỏi tình trạng bị liệt hạng với cái nhãn hiệu “tư tưởng chính trị không tốt” như bố của nó. Dù sao tôi cũng hiểu dạy học vốn dĩ là nghề có nhiều thử thách. Đối đầu với học sinh cứng đầu cứng cổ ở tuổi vị thành niên quả là khó, đối đầu với những học sinh khá thông minh càng khó hơn. Tôi đã từng chứng kiến nhiều thái độ khinh thường của học sinh khá giỏi. Những thái độ khinh thường này không phải do ảnh hưởng bởi sự bất toàn của giáo dục gia đình mà bởi sự thông minh vượt bậc. Tôi chợt nhớ những câu hỏi móc méo của những đứa học trò lớp tám và lớp chín trong những giờ học lịch sử mà tôi thường nghe: “Cô nói mọi người sẽ được sung sướng khi đất nước tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản mà sao em thấy dân mình không chịu ở lại để chờ sống sung sướng lại ùn ùn kéo nhau đi vượt biển vậy hả cô?”, “Sao tụi Đế Quốc Tư Bản bóc lột nhân công một cách dã man mà sao nhiều người liều mạng đến mấy nước Tư Bản chi vậy?” và “Chẳng lẽ những người vượt biển dùng sanh mạng để đánh bạc với tử thần chỉ vì vật chất thôi sao cô?” Thật đáng buồn là tôi đã phải chịu những câu hỏi châm chọc như thế. Thực tế thì chẳng oan ức gì! Cũng bởi tôi không dám giải thích hết tất cả các sự kiện lịch sử thế giới và các mặt ưu và khuyết của từng chủ thuyết xã hội với kiến thức đã có trong trường trung học của miền Nam trước 1975; mà phải dạy rập khuôn theo những điều trong sách giáo khoa. Chán chường với những ý nghĩ đang có, tôi chợt cảm tưởng mình và các giáo viên miền Nam trong trường chẳng khác gì hai người dẫn đường trong đêm tối trên đèo Rù Rì hôm trước: không thể bật đèn, bị phản đối mà vẫn phải dẫn người bước đi. Những ánh sáng nhập nhòe bất chợt giống như những kiến thức đã có nhưng phải quên đi khi chiếc nút đèn pin tắt sáng. Tôi không rõ vai trò của ông hiệu phó ở vị trí nào trong sự so sánh của mình, nhưng cảm thấy áy náy khi đặt mình vào cương vị của ông. Tôi nhớ những cái đánh đấm của Tinô khi đưa nó đi trên con đường đầy nguy hiểm. Một ngày nào đó khi Tinô lớn khôn, liệu những cái đấm đánh của nó sẽ là những phản kháng bất trị như những đứa học sinh kia không? Những ý nghĩ dằn vặt trong đầu khiến tôi cảm thấy mệt; cho nên, tôi đã đứng dậy một cách uể oải khi đi theo mọi người vào văn phòng.
Vừa thấy chúng tôi, ông hiệu phó than:
“Học sinh thời này như thế đấy!”
“Cũng tại lý thuyết trong sách vở không hề giống với thực tế ngoài cuộc sống mà ra!” Tôi định đáp lại như vậy nhưng nghĩ chẳng ích lợi gì nên thôi. Tướng mạo của tôi lúc này không được bình thường, tốt hơn hết là im lặng nếu không muốn ai để ý đến mình. Các giáo viên khác, toàn là giáo viên lưu dụng và sinh quán tại miền Nam , như thường lệ, chỉ cười chứ không hề trả lời tiếng nào. Chán nản sự tình, ông hiệu phó lấy xe đạp bỏ đi. Hôm đó, ông về điểm chính sớm hơn mọi hôm; còn chúng tôi nấn ná ở văn phòng nói chuyện trời đất nắng mưa một lúc mới bảo nhau đến lớp sớm để giữ trật tự. Vì không muốn bị chú ý từ phía sau lưng, tôi chờ mọi người rời văn phòng xong mới thủng thỉnh đứng lên. Trong phòng vẫn còn hai giáo viên nữ là chị T. Phương và chị T. Hồng đang tiếp tục câu chuyện dang dở cho nên tôi phải vừa nhìn mặt họ vừa trao đổi vài câu vớ vẩn với họ trong khi dịch từng bước nhỏ lui về phía sau. Lối đi giật lùi để tỏ ra lịch sự là không quay lưng khi còn đang đối thoại nhưng thực tế tôi không muốn họ phát hiện dáng đi không bình thường của tôi. Vừa nói, vừa đi lui dần về phía cửa ra vào, tôi nói chào cả hai rồi vội vã bước ra khỏi văn phòng. Tôi đã thở phào nhẹ nhõm vì không thấy một bóng người nào trong sân trường, nhưng vẫn cố gắng bước ngay ngắn khi dọc theo hành lang để tránh những đôi mắt ngờ vực từ trong các cửa sổ của lớp học và nhất là chuẩn bị qua cái ải quan sát của học sinh lớp mình sắp dạy. Quả như tôi đoán, khi đi ngang những đứa học sinh đứng chào mình, tôi bắt gặp vô số ánh nhìn kinh ngạc. Hiểu được nguyên do của sự kinh ngạc ấy, tôi cố gắng giữ dáng đi ngay thẳng hơn khi bước đến bàn giáo viên. Tôi đã giữ nụ cười trên môi để che giấu vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt của mình khi tiến hành các bước điểm danh, kiểm tra bài và ôn bài cũ. Dù cố gắng thể nào, tôi cũng không qua những cặp mắt tinh tường của học sinh. Chúng chẳng ngừng trao nhau những ánh nhìn ngạc nhiên khi tôi ghi đề bài mới trên bảng. Lo sợ tướng đi đàng sau lưng của mình thố lộ bí mật, tôi bảo đứa trưởng lớp chép phần mà tôi ghi trong giáo án lên bảng để cả lớp chép vào vở. Phớt lờ những ánh mắt ngạc nhiên, tôi giữ thế ngồi ngay ngắn trong khi môi vẫn giữ nụ cười thân ái và bình thản. Những đứa học sinh lớp bảy, vừa học môn Sử Địa do tôi phụ trách vừa được tôi chủ nhiệm, rất ngoan ngoãn. Tất cả cùng im lặng chép bài. Những lúc không thể nhìn rõ chữ trên bảng chúng khèo lưng nhau chỉ trỏ với nhau hoặc khẽ khàng hỏi nhỏ đứa ngồi trước nhờ hỏi dùm đứa lớp trưởng.
...
Tôi đã gục xuống bàn sau khoảng thời gian đóng vai cô giáo ngồi nghiêm trang theo dõi học sinh chép bài. Đứa trưởng lớp hốt hoảng chạy đến văn phòng báo cáo tình trạng của tôi và cầu cứu hai cô giáo không có tiết dạy đến giúp cho tôi. Khi họ đến lớp là lúc tôi vừa tỉnh dậy. Tôi nói là tôi thức khuya lo cho Tinô nên đã ngủ gục trong lớp mà không hay. Hai cô giáo T. Hồng và T. Phương nhất định không tin lời tôi nói. Chị T. Hồng thì quả quyết là tôi chưa ăn sáng nên bị trúng gió, còn chị T. Phương một mực bảo tôi về văn phòng để chị cạo gió cho. Vì không muốn khuấy động thêm sự tò mò của học sinh, tôi nói với chúng là tôi lên văn phòng nghỉ một chút rồi về lớp ngay. Tôi đã cố gắng tạo ra vẻ bình thường khi bước ra khỏi ghế nhưng khi tôi vừa bước vài bước toàn thân của tôi loạng choạng như sắp ngã khiến chị T. Phương và T. Hồng phải chụp lấy tay tôi dìu đi. Nhìn tôi như thế, học sinh kinh ngạc lắm nhưng chúng không dám ồn ào vì vốn sợ cái oai của chị T. Phương, cô giáo dạy toán của chúng.
Vừa đến văn phòng, chị T. Phương bảo tôi vén áo đưa lưng để chị cạo gió cho. Tôi một mực từ chối với lý do ghét cách chữa trị này, rồi nói là chỉ cần nghỉ một chút là sẽ đỡ ngay thôi. Xui cho tôi, chị T. Phương là người tin chứng trúng gió có thể gây chết người nên luôn luôn chứa đồ nghề trị bệnh trong chiếc ví xách đi làm của chị. Lăm lăm đồng bạc cắc và chai dầu gió trên tay, chị bảo tôi phải để chị cạo vài đường nếu không tôi sẽ bị kiệt thêm. Lằng nhằng giải thích về tác dụng của những đường cạo gió, và sự luân chuyển điều hòa của máu huyết, chị nói là nhất định chữa cho đến khi nào tôi tỉnh táo và linh hoạt lại mới thôi. Trước sự tình nguyện làm thầy lang không công của chị, tôi đành vén lưng mình lên.
“Em làm gì mà lưng bị trầy trụa dữ vầy nè?”
Giọng nói thảng thốt của chị T. Phương làm tôi giật mình. Thì ra cái lưng của tôi đã ghi lại dấu tích sau một ngày leo núi mà khi tắm vội tôi chẳng hề biết. Hồi hộp, tôi hỏi:
“Ủa? Lưng của em bị trầy dữ lắm hả chị?”
“Chứ còn gì nữa! Bị đến như vầy mà không biết sao?”
“Tại em mới bị té xe hôm qua thôi.”
Chị T. Hồng ghé mắt nhìn sau lưng tôi một lúc rồi nhìn thẳng vào mặt tôi, ôn tồn hỏi:
“Lan té xe ở đâu mà lưng nát bươm nát bét vậy hả?”
“A...à... ở dốc Hòn Chồng đó mà!” Tôi ngập ngừng trả lời khi lục trong trí lần bị té nặng nhất trong đời, rồi tả thêm những gì xảy ra trong lần ấy “Em bị lộn mấy lần khi té lăn xuống dốc vì xe đứt thắng hãm không được.”
“Vậy mà cũng ráng đi làm!”
Chị T. Hồng phàn nàn với tiếng thở hắt đầy nghi ngờ trong lúc chị T. Phương hỏi với giọng nghi ngại:
“Còn thằng bé thì sao?”
“Thằng bé nào? A…à…Tinô đó hả? May là nó ngồi trên xe với bố và chú nó ở một xe khác nên không bị gì cả.”
“Bận rộn vậy mà cũng ráng đi chơi tận Hòn Chồng lận ha!”
Lời ca cẩm đầy móc méo của chị T. Hồng khiến tôi chưa biết trả lời ra sao thì chị T. Phương kéo áo tôi xuống, bảo:
“Lưng như vầy chị muốn cạo gió cũng cạo không được. Thôi để chị nhờ đứa học trò nào ở xóm em chở em về dùm rồi chị coi lớp cho. Còn dạy lớp nào nữa thì để hết giáo án lại đây. Nếu lỡ ông hiệu phó trở lại thì chị nói em bị trúng gió cần về.”
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 8
Những vết cào xước bất thường trên thân thể của tôi không thể nào qua những cặp mắt tinh tường của chị T. Phương và T. Hồng nhưng họ không phải là những người thích tố khổ chuyện người khác cho nên chẳng làm nguy hại gì đến vai trò giáo viên tiên tiến của tôi ở trường Phước Tân. Trong buổi họp hội đồng giáo viên chiều thứ năm hôm ấy, khi nghe ông hiệu trưởng ca ngợi tôi cả hai đều kín đáo trao cho tôi những ánh nhìn câm lặng chứ không hề chọc ghẹo “Siêng cho cố!” như những lần trước. Có lẽ sau khi phát hiện bí mật của tôi, họ đã đoán được phần nào sự khác biệt giữa đam mê công việc và lý tưởng của tôi. Mê hoặc với môn Địa Lý và những phương pháp đặc biệt giúp cho học sinh tiếp thu bài ngay trong tiết dạy, tôi đã ghi danh thi giáo viên dạy giỏi thành phố và đạt danh hiệu này trong ba năm liền. Vốn siêng năng, lại đạt danh hiệu giáo viên giỏi thành phố, tôi đã được bầu là giáo viên tiên tiến của trường và thường được ông hiệu trưởng coi là biểu tượng tốt.
Các giáo viên lưu dụng trong trường thì trái lại. Những câu nói xa gần của họ cho tôi biết những thành tích của tôi chỉ là vật tế cho thành quả của ông hiệu trưởng mà thôi. Tôi còn biết là chẳng ai ưa sự làm việc thái quá của tôi nhưng làm sao tôi có thể nói cho họ hiểu là những việc tôi làm chỉ do đam mê và phục vụ cho học sinh chứ không phải vì thành tích lập công với người lãnh đạo. Tôi nhớ rất rõ năm đầu tiên tôi thi giáo viên giỏi thành phố. Buổi sáng, sau khi dạy bài Biển và Đại Dương lớp sáu do ban giáo dục chỉ định, tôi xách hành trang đi vượt biển ngay chiều hôm ấy. Ra đến bãi, nhìn biển và sóng tôi ngậm ngùi nhớ đến học sinh, các giáo viên dự giờ và những lời khen ngợi về bài giảng của mình. Làm sao tôi có thể giải thích cho mọi người hiểu được việc làm đầy mâu thuẫn của tôi khi mà phục vụ, hay “bon chen” không thể thay đổi được hoàn cảnh sống của gia đình tôi. Hơn thế nữa, tôi chỉ có một ước vọng là khi có con, các con của tôi không bị phân biệt đối xử và quyền công dân của chúng được tôn trọng tuyệt đối như một thời tôi đã từng sống trong đời.
Trong buổi họp ngày hôm đó, có lẽ hai người duy nhất không còn nghĩ tôi “bon chen” hay “lấy điểm cấp lãnh đạo” là chị T. Hồng và chị T. Phương. Chuyện “vạch áo cho người xem lưng” của tôi đã làm họ đoán được cái danh hiệu giáo viên tiên tiến mà tôi đạt được là kết quả của sự cần mẫn trong nghiệp vụ chứ không ngoài mục đích gì khác. Dù sao thì tôi cũng không lo lắng gì nhiều về thái độ giễu cợt hay khích bác của đồng nghiệp. Điểm tập trung của đôi mắt tôi lúc này là khuôn mặt hớn hở của ông hiệu trưởng. Ông đang vui vẻ báo cho mọi người biết là tôi sẽ có số tiền thưởng khi đạt danh hiệu tiên tiến năm này. Nghe ông nói mà lòng tôi thắt lại vì nghĩ đến chuyến vượt biển tại đèo Rù Rì. Nếu chuyến đi không bại lộ, và tôi đã ra khỏi nước, chắc chắn những lời tốt đẹp của ông sẽ trở thành những lời oán trách và nguyền rủa ghê gớm lắm. Nếu là thế tôi cũng chẳng oan uổng gì khi chính tôi là nhân tố làm ông bị kiểm điểm và khiển trách. Giờ đây, tôi vẫn còn được xưng tụng, và đón nhận những ánh nhìn thiếu thiện cảm vì danh hiệu giáo viên tiên tiến. Nếu số phần của tôi vẫn còn ở trong nước như hiện tại thì tôi phải đành là thế mà thôi. Suy nghĩ như vậy nhưng tôi không hề có một chút vui nào khi đạp xe trên đường về nhà. Nhớ đến lời hứa của mình với Tinô trên núi tôi bỗng thấy lòng bứt rứt, không yên. Sau chuyến vượt biển trên đèo Rù Rì, vì nhận khá nhiều thông tin xoay quanh chuyện đi và ở, tâm trí của tôi không thể tập trung như trước đây. Càng nhớ lại những điều được nghe và nghe kể lại, tôi càng cảm thấy bần thần hơn.
Trước đó ba hôm, vợ chồng C. Sơn đến nhà để thăm hỏi sức khỏe con trai tôi, đồng thời trả lại cho số vàng mà chồng tôi nhờ giao cho người tổ chức mua dầu trước khi lên đường. C. Sơn tỏ vẻ rất ân hận khi thấy những dấu cào xước trên đầu và cánh tay của Tinô. Vuốt ve nó, nàng phân bua là nàng chỉ nghe chuyến đi theo đường rừng chứ không hề biết đường đi ra sao và bãi ở chỗ nào. Nàng còn nói là nếu biết chuyến đi nguy hiểm như vợ chồng tôi kể lại thì nàng đã cản không để tôi đem Tinô đi. Tôi nói là tôi hiểu sự bí mật của các chuyến đi như thế nào nên khuyên nàng đừng lo âu gì đến chuyện cũ. Tôi cũng đã bày tỏ lòng biết ơn về chuyện nàng chạy đôn chạy đáo tìm người dẫn đường đưa chúng tôi về khi nghe báo chúng tôi bị lạc. Sau một hồi, tôi lãng sang đề tài về những chuyện xa xưa trong thời trung học. Càng tâm tình, tôi càng cảm thấy xót xa nhận ra rằng hơn mười ba năm C. Sơn và tôi đã không hề có thì giờ trò chuyện lâu như thế. Trước khi dạy trường Phước Tân, tôi đã từng dạy trường Vĩnh Thọ, nơi xóm Cù Lao mà C. Sơn cư ngụ. Tại đó, tôi đã gặp lại Trang, em Út của C. Sơn và đã nghe rất nhiều về sự thay đổi trong đời sống của gia đình C. Sơn cũng như chuyện bôn ba mua bán hàng hải sản của nàng. Ngậm ngùi với những câu chuyện được nghe, tôi vừa thương thân phận của C. Sơn vừa thương thân mình nhưng chẳng bao giờ có thì giờ để nghĩ đến chuyện gặp nhau. Điên cuồng mưu sinh kiếm sống, tôi không còn chút thời gian để nhớ đến bạn hay nghĩ đến thời hồn nhiên đã qua. Những tà áo trắng, những chiếc nón lá, những xe đạp mi ni và những khuôn mặt tươi vui trong khi cười nói vô tư tinh nghịch của những ngày thân ái xa xưa như là những huyền thoại mà giờ đây khi nhắc lại chuyện cũ, tôi tưởng như nói về một chuyện cổ tích nào đó. Làm sao tôi có thể tin được người đàn bà với biết bao đường nhăn trên trán và bộ đồ không ủi là cô bé nữ sinh C. Sơn ngây thơ trong áo dài tơ trắng năm nào. Còn trong ý nghĩ của C. Sơn, có lẽ tôi thảm hại chẳng khác gì hơn.
Chồng C. Sơn trông rất chán nản. Trầm ngâm một hồi, anh nói là vợ con ông chủ ghe quá bất cẩn nên bị công an bắt ngay trên đường đi lên đèo Rù Rì, và là cũng vì bà ta tiết lộ bí mật khi bị tra hỏi nên công an đã cho tàu lùng sục đúng ngay bãi bốc người. Nhỏ giọng hơn, anh kể là ông chủ ghe đã khá may mắn khi được người quen lái ghe ra tận khơi báo tin. Vì ông không đưa ghe vào bãi bốc người, và vì công an không bắt được đám người lạc trên núi Rù Rì để làm bằng chứng nên ông vẫn chưa bị bắt. Sau một hồi im lặng, anh nói thêm là cho dù ông chủ ghe có còn bị công an theo dõi hay xét hỏi không, ông ta cũng sẽ không bao giờ dám tổ chức vượt biển nữa. Để giải thích điều mình vừa nói, anh nói cho chúng tôi biết là chẳng còn ai ở xóm Cù Lao còn ý định tham gia vượt biên vì chỉ còn mười một ngày là các trại tị nạn đóng cửa. Sau khi hoàn tất cuộc độc thoại, chồng C. Sơn bất động với khuôn mặt ủ dột như thể anh là người thất bại sau chuyến lạc trên núi về và đắng cay vì không đi được. Điều này khiến tôi nghĩ rằng những người tổ chức có mối quan hệ rất thân thuộc và gần gũi với anh hoặc là anh ta cũng định tham gia chung với chuyến vượt biển ấy mà không được. Chồng tôi im lìm và trầm mặc không kém chồng C. Sơn. Suy nghĩ một hồi, anh đưa cho vợ chồng C. Sơn năm phân vàng để bù vào số thất thiệt của chuyến đi sau khi bị bại lộ. Nhìn C. Sơn cầm chiếc nhẫn với khuôn mặt xúc động mà tôi cảm thấy rưng rưng. Thời trung học, chủ nhật nào mấy đứa nữ sinh trong lớp học Pháp văn của chúng tôi cũng được ba mẹ C. Sơn mời đến nhà chơi. Trong những ngày chủ nhật ấy, chúng tôi thường hồn nhiên trên những chiếc xe đạp mi ni nối đuôi nhau qua cầu Xóm Bóng, lên Tháp Bà, đến Hòn Chồng rồi vòng lại nhà C. Sơn ở xóm Cù Lao để ăn uống vui chơi từ trưa đến tận chiều tối mới về. Lúc ấy, tính tình phóng khoáng của ba mẹ C. Sơn và sự thết đãi bạn bè đầy thịnh tình của nàng có thiết tha gì với chiếc nhẫn vài phân vàng y như thế. Phải chăng sự cơ cực của hiện tại đã nâng quá cao giá trị của loại vật chất này?
Vợ chồng C. Sơn chào từ giã chúng tôi chỉ vài phút, anh Thảo, người đàn ông có chiếc giỏ lớn trên đèo Rù Rì, đến thăm chúng tôi. Giống như thông tin từ chồng C. Sơn, anh báo cho chúng tôi là ngày 1 tháng 4 năm 1989 sẽ là ngày đóng cửa của các trại tị nạn ở các đảo trong vùng Đông Nam châu Á. Ngoài ra, anh còn báo thêm là người chủ ghe của chuyến vượt biển mà anh tâm sự với chúng tôi trên đỉnh núi Rù Rì, sẽ khởi hành vào tuần sau. Sau buổi tối hôm ấy, anh thường tới nhà chúng tôi cập nhật những tin tức mới nhất với sự tin tưởng tuyệt đối. Thực ra, đối với chúng tôi, anh chính là người mà chúng tôi tín nhiệm nhất trong những người mà chúng tôi đã tham gia vượt biên chung trước đây. Ngoài khuôn mặt vuông vắn và cái mũi thẳng của người trung trực, những vật cần thiết cho hành trình vượt đại dương của anh khiến chúng tôi kỳ vọng anh sẽ là người hoa tiêu dũng cảm, vừa có tâm vừa có tài. Chúng tôi không hề hỏi quá khứ của anh, nhưng nghe anh nói về số tuổi và thời gian học tập cải tạo hơn mười năm của anh thì đoán là anh đã từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa như ba chồng của tôi.
Vài ngày sau, mỗi khi anh Thảo đến nhà là tôi phải đi dạy. Tuy nhiên, qua những lời kể lại của chồng tôi, tôi tưởng như mình thực sự nghe những lời thông báo của anh:
“Chị Hạnh bạn tôi đã bỏ tiền ra mua ghe và tổ chức mọi thứ cho chuyến đi này để cho ba đứa con chỉ sớm qua Mỹ gặp ba của tụi nó. Chỉ phải hy sinh ở lại để thanh toán chi phí cho chuyến đi, cho nên nếu anh muốn tham gia chuyến đi này thì không cần phải giao vàng trước.”
“Chị Hạnh nói là nếu gia đình anh muốn tham gia cả ba người, thì chỉ chi hai lượng rưỡi vàng. Anh chỉ phải giao năm chỉ còn hai lượng kia chỉ sẽ đến nhà anh nhận sau khi người nhà anh nhận điện tín của anh từ trại gửi về. Theo dự tính, chuyến đi của mình chỉ có chừng mười bốn người. Bên mình một nửa, bên ghe một nửa.”
“Bãi đánh sẽ ngay cầu Xóm Bóng chứ không leo rừng leo núi như lần trước đâu. Anh không phải lo lương thực, nước uống vì chị Hạnh đã tính toán kỹ lưỡng cả rồi. Nếu anh còn muốn mang theo vật dụng gì nữa thì bỏ vào giỏ xách đưa cho tôi nhờ chuyển xuống ghe trước. Khi đi mình không mang giỏ xách gì cả.”
“Anh em mình sẽ giả làm dân đánh cá ra ghe nằm từ chiều chờ đến khuya đón đàn bà và con nít rồi đi luôn.”
“Luật Quốc Tế như đinh đóng cột vậy anh à! Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã quyết định đóng cửa các trại thì chẳng bao giờ có chuyện du di đâu. Nếu mình không đi chuyến này thì không còn dịp nữa vì chỉ còn vài ngày nữa là đến tháng tư rồi. Tôi nghĩ chuyến đi lần này có thể là chuyến đi cuối cùng của những người vượt biển ở thành phố Nha Trang!”
“Đi hay ở?” Tôi đã câu hỏi này không biết bao nhiêu lần khi đạp những vòng xe. Nghĩ đến lời hứa của mình và tình trạng nguy hiểm và khổ sở của Tinô trên núi, tôi cảm thấy lòng mình bị dằn vặt đến cực cùng. Thế nhưng vài phút sau, các vấn đề lý lịch, tình trạng cư trú, và việc làm bấp bênh của chồng tôi hiện rất rõ trong từng ý nghĩ của tôi. Chúng đã hoàn toàn chế ngự những điều bận tâm xâu xé trong ý tưởng của tôi trước đó và thôi thúc tôi nên chụp ngay cơ hội ngàn năm một thưở để đưa con tôi vượt khỏi cái hoàn cảnh cơ cực và bấp bênh mà cả gia đình chúng tôi đang phải chịu đựng. Hơn thế nữa, khi nghĩ đến những mâu thuẫn và bất công của một chủ thuyết chính trị và thực tế xã hội đang diễn ra trên đất nước mình, tôi cảm thấy ngao ngán và tuyệt vọng. Mười bốn năm trải nghiệm với cuộc sống xã hội Cộng sản đủ để tôi quyết định đưa con mình ra khỏi nơi đây. Nhớ lại vẻ mặt thông minh và thành thật của anh Thảo, tôi hoàn toàn tin tưởng anh ta sẽ là người hoa tiêu tài tình đưa cho con tôi đến một tương lai sáng lạng trong những ngày sắp đến. Tin vào chuyện ở hiền gặp lành, sự ban ơn của thượng đế, và số phận của con người trên thế gian đều được xếp đặt dưới bàn tay của Người, tôi quyết định ra đi. Dứt khoát với sự lựa chọn này, tôi đã đạp vòng xe lại, quay về phía nhà mẹ ruột của tôi thay vì về nhà chồng. Tôi muốn gặp mọi người trong gia đình mình để chào từ giã, đồng thời mượn chiếc áo khoác có hai cái túi thật lớn của em gái ruột tôi trước khi lên đường.
Các giáo viên lưu dụng trong trường thì trái lại. Những câu nói xa gần của họ cho tôi biết những thành tích của tôi chỉ là vật tế cho thành quả của ông hiệu trưởng mà thôi. Tôi còn biết là chẳng ai ưa sự làm việc thái quá của tôi nhưng làm sao tôi có thể nói cho họ hiểu là những việc tôi làm chỉ do đam mê và phục vụ cho học sinh chứ không phải vì thành tích lập công với người lãnh đạo. Tôi nhớ rất rõ năm đầu tiên tôi thi giáo viên giỏi thành phố. Buổi sáng, sau khi dạy bài Biển và Đại Dương lớp sáu do ban giáo dục chỉ định, tôi xách hành trang đi vượt biển ngay chiều hôm ấy. Ra đến bãi, nhìn biển và sóng tôi ngậm ngùi nhớ đến học sinh, các giáo viên dự giờ và những lời khen ngợi về bài giảng của mình. Làm sao tôi có thể giải thích cho mọi người hiểu được việc làm đầy mâu thuẫn của tôi khi mà phục vụ, hay “bon chen” không thể thay đổi được hoàn cảnh sống của gia đình tôi. Hơn thế nữa, tôi chỉ có một ước vọng là khi có con, các con của tôi không bị phân biệt đối xử và quyền công dân của chúng được tôn trọng tuyệt đối như một thời tôi đã từng sống trong đời.
Trong buổi họp ngày hôm đó, có lẽ hai người duy nhất không còn nghĩ tôi “bon chen” hay “lấy điểm cấp lãnh đạo” là chị T. Hồng và chị T. Phương. Chuyện “vạch áo cho người xem lưng” của tôi đã làm họ đoán được cái danh hiệu giáo viên tiên tiến mà tôi đạt được là kết quả của sự cần mẫn trong nghiệp vụ chứ không ngoài mục đích gì khác. Dù sao thì tôi cũng không lo lắng gì nhiều về thái độ giễu cợt hay khích bác của đồng nghiệp. Điểm tập trung của đôi mắt tôi lúc này là khuôn mặt hớn hở của ông hiệu trưởng. Ông đang vui vẻ báo cho mọi người biết là tôi sẽ có số tiền thưởng khi đạt danh hiệu tiên tiến năm này. Nghe ông nói mà lòng tôi thắt lại vì nghĩ đến chuyến vượt biển tại đèo Rù Rì. Nếu chuyến đi không bại lộ, và tôi đã ra khỏi nước, chắc chắn những lời tốt đẹp của ông sẽ trở thành những lời oán trách và nguyền rủa ghê gớm lắm. Nếu là thế tôi cũng chẳng oan uổng gì khi chính tôi là nhân tố làm ông bị kiểm điểm và khiển trách. Giờ đây, tôi vẫn còn được xưng tụng, và đón nhận những ánh nhìn thiếu thiện cảm vì danh hiệu giáo viên tiên tiến. Nếu số phần của tôi vẫn còn ở trong nước như hiện tại thì tôi phải đành là thế mà thôi. Suy nghĩ như vậy nhưng tôi không hề có một chút vui nào khi đạp xe trên đường về nhà. Nhớ đến lời hứa của mình với Tinô trên núi tôi bỗng thấy lòng bứt rứt, không yên. Sau chuyến vượt biển trên đèo Rù Rì, vì nhận khá nhiều thông tin xoay quanh chuyện đi và ở, tâm trí của tôi không thể tập trung như trước đây. Càng nhớ lại những điều được nghe và nghe kể lại, tôi càng cảm thấy bần thần hơn.
Trước đó ba hôm, vợ chồng C. Sơn đến nhà để thăm hỏi sức khỏe con trai tôi, đồng thời trả lại cho số vàng mà chồng tôi nhờ giao cho người tổ chức mua dầu trước khi lên đường. C. Sơn tỏ vẻ rất ân hận khi thấy những dấu cào xước trên đầu và cánh tay của Tinô. Vuốt ve nó, nàng phân bua là nàng chỉ nghe chuyến đi theo đường rừng chứ không hề biết đường đi ra sao và bãi ở chỗ nào. Nàng còn nói là nếu biết chuyến đi nguy hiểm như vợ chồng tôi kể lại thì nàng đã cản không để tôi đem Tinô đi. Tôi nói là tôi hiểu sự bí mật của các chuyến đi như thế nào nên khuyên nàng đừng lo âu gì đến chuyện cũ. Tôi cũng đã bày tỏ lòng biết ơn về chuyện nàng chạy đôn chạy đáo tìm người dẫn đường đưa chúng tôi về khi nghe báo chúng tôi bị lạc. Sau một hồi, tôi lãng sang đề tài về những chuyện xa xưa trong thời trung học. Càng tâm tình, tôi càng cảm thấy xót xa nhận ra rằng hơn mười ba năm C. Sơn và tôi đã không hề có thì giờ trò chuyện lâu như thế. Trước khi dạy trường Phước Tân, tôi đã từng dạy trường Vĩnh Thọ, nơi xóm Cù Lao mà C. Sơn cư ngụ. Tại đó, tôi đã gặp lại Trang, em Út của C. Sơn và đã nghe rất nhiều về sự thay đổi trong đời sống của gia đình C. Sơn cũng như chuyện bôn ba mua bán hàng hải sản của nàng. Ngậm ngùi với những câu chuyện được nghe, tôi vừa thương thân phận của C. Sơn vừa thương thân mình nhưng chẳng bao giờ có thì giờ để nghĩ đến chuyện gặp nhau. Điên cuồng mưu sinh kiếm sống, tôi không còn chút thời gian để nhớ đến bạn hay nghĩ đến thời hồn nhiên đã qua. Những tà áo trắng, những chiếc nón lá, những xe đạp mi ni và những khuôn mặt tươi vui trong khi cười nói vô tư tinh nghịch của những ngày thân ái xa xưa như là những huyền thoại mà giờ đây khi nhắc lại chuyện cũ, tôi tưởng như nói về một chuyện cổ tích nào đó. Làm sao tôi có thể tin được người đàn bà với biết bao đường nhăn trên trán và bộ đồ không ủi là cô bé nữ sinh C. Sơn ngây thơ trong áo dài tơ trắng năm nào. Còn trong ý nghĩ của C. Sơn, có lẽ tôi thảm hại chẳng khác gì hơn.
Chồng C. Sơn trông rất chán nản. Trầm ngâm một hồi, anh nói là vợ con ông chủ ghe quá bất cẩn nên bị công an bắt ngay trên đường đi lên đèo Rù Rì, và là cũng vì bà ta tiết lộ bí mật khi bị tra hỏi nên công an đã cho tàu lùng sục đúng ngay bãi bốc người. Nhỏ giọng hơn, anh kể là ông chủ ghe đã khá may mắn khi được người quen lái ghe ra tận khơi báo tin. Vì ông không đưa ghe vào bãi bốc người, và vì công an không bắt được đám người lạc trên núi Rù Rì để làm bằng chứng nên ông vẫn chưa bị bắt. Sau một hồi im lặng, anh nói thêm là cho dù ông chủ ghe có còn bị công an theo dõi hay xét hỏi không, ông ta cũng sẽ không bao giờ dám tổ chức vượt biển nữa. Để giải thích điều mình vừa nói, anh nói cho chúng tôi biết là chẳng còn ai ở xóm Cù Lao còn ý định tham gia vượt biên vì chỉ còn mười một ngày là các trại tị nạn đóng cửa. Sau khi hoàn tất cuộc độc thoại, chồng C. Sơn bất động với khuôn mặt ủ dột như thể anh là người thất bại sau chuyến lạc trên núi về và đắng cay vì không đi được. Điều này khiến tôi nghĩ rằng những người tổ chức có mối quan hệ rất thân thuộc và gần gũi với anh hoặc là anh ta cũng định tham gia chung với chuyến vượt biển ấy mà không được. Chồng tôi im lìm và trầm mặc không kém chồng C. Sơn. Suy nghĩ một hồi, anh đưa cho vợ chồng C. Sơn năm phân vàng để bù vào số thất thiệt của chuyến đi sau khi bị bại lộ. Nhìn C. Sơn cầm chiếc nhẫn với khuôn mặt xúc động mà tôi cảm thấy rưng rưng. Thời trung học, chủ nhật nào mấy đứa nữ sinh trong lớp học Pháp văn của chúng tôi cũng được ba mẹ C. Sơn mời đến nhà chơi. Trong những ngày chủ nhật ấy, chúng tôi thường hồn nhiên trên những chiếc xe đạp mi ni nối đuôi nhau qua cầu Xóm Bóng, lên Tháp Bà, đến Hòn Chồng rồi vòng lại nhà C. Sơn ở xóm Cù Lao để ăn uống vui chơi từ trưa đến tận chiều tối mới về. Lúc ấy, tính tình phóng khoáng của ba mẹ C. Sơn và sự thết đãi bạn bè đầy thịnh tình của nàng có thiết tha gì với chiếc nhẫn vài phân vàng y như thế. Phải chăng sự cơ cực của hiện tại đã nâng quá cao giá trị của loại vật chất này?
Vợ chồng C. Sơn chào từ giã chúng tôi chỉ vài phút, anh Thảo, người đàn ông có chiếc giỏ lớn trên đèo Rù Rì, đến thăm chúng tôi. Giống như thông tin từ chồng C. Sơn, anh báo cho chúng tôi là ngày 1 tháng 4 năm 1989 sẽ là ngày đóng cửa của các trại tị nạn ở các đảo trong vùng Đông Nam châu Á. Ngoài ra, anh còn báo thêm là người chủ ghe của chuyến vượt biển mà anh tâm sự với chúng tôi trên đỉnh núi Rù Rì, sẽ khởi hành vào tuần sau. Sau buổi tối hôm ấy, anh thường tới nhà chúng tôi cập nhật những tin tức mới nhất với sự tin tưởng tuyệt đối. Thực ra, đối với chúng tôi, anh chính là người mà chúng tôi tín nhiệm nhất trong những người mà chúng tôi đã tham gia vượt biên chung trước đây. Ngoài khuôn mặt vuông vắn và cái mũi thẳng của người trung trực, những vật cần thiết cho hành trình vượt đại dương của anh khiến chúng tôi kỳ vọng anh sẽ là người hoa tiêu dũng cảm, vừa có tâm vừa có tài. Chúng tôi không hề hỏi quá khứ của anh, nhưng nghe anh nói về số tuổi và thời gian học tập cải tạo hơn mười năm của anh thì đoán là anh đã từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa như ba chồng của tôi.
Vài ngày sau, mỗi khi anh Thảo đến nhà là tôi phải đi dạy. Tuy nhiên, qua những lời kể lại của chồng tôi, tôi tưởng như mình thực sự nghe những lời thông báo của anh:
“Chị Hạnh bạn tôi đã bỏ tiền ra mua ghe và tổ chức mọi thứ cho chuyến đi này để cho ba đứa con chỉ sớm qua Mỹ gặp ba của tụi nó. Chỉ phải hy sinh ở lại để thanh toán chi phí cho chuyến đi, cho nên nếu anh muốn tham gia chuyến đi này thì không cần phải giao vàng trước.”
“Chị Hạnh nói là nếu gia đình anh muốn tham gia cả ba người, thì chỉ chi hai lượng rưỡi vàng. Anh chỉ phải giao năm chỉ còn hai lượng kia chỉ sẽ đến nhà anh nhận sau khi người nhà anh nhận điện tín của anh từ trại gửi về. Theo dự tính, chuyến đi của mình chỉ có chừng mười bốn người. Bên mình một nửa, bên ghe một nửa.”
“Bãi đánh sẽ ngay cầu Xóm Bóng chứ không leo rừng leo núi như lần trước đâu. Anh không phải lo lương thực, nước uống vì chị Hạnh đã tính toán kỹ lưỡng cả rồi. Nếu anh còn muốn mang theo vật dụng gì nữa thì bỏ vào giỏ xách đưa cho tôi nhờ chuyển xuống ghe trước. Khi đi mình không mang giỏ xách gì cả.”
“Anh em mình sẽ giả làm dân đánh cá ra ghe nằm từ chiều chờ đến khuya đón đàn bà và con nít rồi đi luôn.”
“Luật Quốc Tế như đinh đóng cột vậy anh à! Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã quyết định đóng cửa các trại thì chẳng bao giờ có chuyện du di đâu. Nếu mình không đi chuyến này thì không còn dịp nữa vì chỉ còn vài ngày nữa là đến tháng tư rồi. Tôi nghĩ chuyến đi lần này có thể là chuyến đi cuối cùng của những người vượt biển ở thành phố Nha Trang!”
“Đi hay ở?” Tôi đã câu hỏi này không biết bao nhiêu lần khi đạp những vòng xe. Nghĩ đến lời hứa của mình và tình trạng nguy hiểm và khổ sở của Tinô trên núi, tôi cảm thấy lòng mình bị dằn vặt đến cực cùng. Thế nhưng vài phút sau, các vấn đề lý lịch, tình trạng cư trú, và việc làm bấp bênh của chồng tôi hiện rất rõ trong từng ý nghĩ của tôi. Chúng đã hoàn toàn chế ngự những điều bận tâm xâu xé trong ý tưởng của tôi trước đó và thôi thúc tôi nên chụp ngay cơ hội ngàn năm một thưở để đưa con tôi vượt khỏi cái hoàn cảnh cơ cực và bấp bênh mà cả gia đình chúng tôi đang phải chịu đựng. Hơn thế nữa, khi nghĩ đến những mâu thuẫn và bất công của một chủ thuyết chính trị và thực tế xã hội đang diễn ra trên đất nước mình, tôi cảm thấy ngao ngán và tuyệt vọng. Mười bốn năm trải nghiệm với cuộc sống xã hội Cộng sản đủ để tôi quyết định đưa con mình ra khỏi nơi đây. Nhớ lại vẻ mặt thông minh và thành thật của anh Thảo, tôi hoàn toàn tin tưởng anh ta sẽ là người hoa tiêu tài tình đưa cho con tôi đến một tương lai sáng lạng trong những ngày sắp đến. Tin vào chuyện ở hiền gặp lành, sự ban ơn của thượng đế, và số phận của con người trên thế gian đều được xếp đặt dưới bàn tay của Người, tôi quyết định ra đi. Dứt khoát với sự lựa chọn này, tôi đã đạp vòng xe lại, quay về phía nhà mẹ ruột của tôi thay vì về nhà chồng. Tôi muốn gặp mọi người trong gia đình mình để chào từ giã, đồng thời mượn chiếc áo khoác có hai cái túi thật lớn của em gái ruột tôi trước khi lên đường.