17/4/12

Tình buồn (C19-20)

Chương 19

Xe dừng lại ở Sa Bình Bá. Phương Trúc bước xuống xe, đứng nhìn đám sinh viên học sinh cười đùa. Trời về khuya, sương đêm giăng mờ trên cánh đồng cỏ xa xạ Mùi cỏ dại đưa lại làm lòng người nhẹ nhõm. Vầng trăng lưỡi liềm treo chênh chếch nơi vòm trời hạ thấp tạo nên một nét buồn xa vắng. Phương Trúc hít một hơi dài rồi cúi đầu chào mọi người:
- Tôi xin phép về trước, thành thật cảm ơn các anh chị.
Đúng ra nàng chỉ cám ơn mỗi một mình Mộc Thiên mà thôi. Tất cả đều trở về đại học Trung ương, chỉ mình nàng về xóm. Nàng vừa bước đi thì Mộc Thiên đến cạnh nói:
- Tôi đưa cô về?
Họ chia tay nhau, Mộc Thiên chậm rãi đi bên Phương Trúc. Con đường mập mờ ánh trăng. Tiếng ếch kêu vang từ các thuở ruộng gần đó. Gió đêm lành lạnh làm lòng nàng nhuốm lên nỗi lạnh xa vắng như cõi mông lung của vòm trời trước mặt.
Phương Trúc cúi đầu im lặng bước. Đi được một lúc lâu Mộc Thiên vẫn âm thầm như chiếc bóng theo bên nàng, không nói lời nào. Nàng tò mò ngẩng lên nhìn. Mộc Thiên đang suy tư như tìm cách giải đáp một câu hỏi khó khăn nào, không để ý đến mọi việc chung quanh. Thấy thế, nàng cũng chẳng biết gì để nói nên tiếp tục lầm lũi bước. Họ cứ đi như thế một lúc lâu, Phương Trúc dừng lại, ngước mặt nhìn Mộc Thiên nói:
- Đến rồi!
Mộc Thiên ngơ ngác nhìn nàng:
- Đến rồi sao?
- Anh đã đưa tôi đến nhà, xin cảm ơn anh nhiều lắm.
Mộc Thiên vẫn đăm đăm nhìn nàng, đôi môi mấp máy như muốn nói gì. Nàng vẫn đứng chờ đợi nghe một điều bí mật nhất trong cuộc đời chưa từng nghe bao giờ. Chàng vẫn đứng, vẫn đứng bất động với đôi mắt sâu đen như hai ngọn nến mờ lung linh trong đêm tối. Bỗng nhiên chàng lắc đầu thật nhẹ, hành động của sự từ chối điều gì không muốn nói hay thầm ước một việc xa xôi nào đó.
- Mong gặp lại cô.
Lòng nàng còn đang hoang mang thì Mộc Thiên đã quay đầu trở về con đường cũ. Gió đêm phất phơ vạt áo chàng với bóng ngã dài trên đường vắng trông thật cô đơn như bóng dáng của một người phiêu bạt. Nàng tựa cửa nhìn theo, nhìn một cách say mê đến nỗi quên gõ cửa. Mãi đến khi cánh cửa mở, nàng ngơ ngác nhìn bà lão búi tóc trước mặt, lơ đễnh hỏi:
- Vú đó hả, sao chưa ngủ.
Bà lão mắng yêu:
- Ngủ gì được! Cô của vú còn đi chơi với bạn trai khuya khoắc thế này mà vú ngủ thì ai ra mở cửa.
Phương Trúc chau mày trách:
- Vú, vú càng già càng nói bậy không. Vú định nói gì vậy?
- Cô tưởng là vú không thấy gì sao? Từ nãy giờ vú đứng bên trong thấy rất rõ có cậu bên ngoài. Mắt vú tuy già nhưng nhìn rõ lắm. Vú khuyên cô nên giữ gìn...
Nàng dậm chân:
- Sao vú cứ nói mãi chuyện đó?
Bà vú vừa đi vào trong vừa nói lại:
- Nếu cô không bú sữa của vú, vú đâu cần nói làm gì. Con gái đi chơi đến nửa đêm mới về, lại còn thêm một cậu con trai đưa đến tận nhà...
Phương Trúc kêu lên:
- Vú!
- Không nói thì thôi. Sau này nhà họ Cao...
- Vú!
- Từ rày về sau vú hứa sẽ không nói gì, về cô nữa.
Vú già lững thững bước vào nhà trong bà còn quay đầu lại dặn:
- Mẹ cô bảo bao giờ về, đến phòng bà. Bà muốn khuyên cô điều gì đó.
Bà không chờ Phương Trúc trả lời nói tiếp:
- Vú đã luộc cho cô hai quả trứng gà. Cô phải ăn rồi mới đi nghỉ đó nghe. Con gái không thích mập nhưng, cũng không nên để quá ốm.
Phương Trúc nhìn theo bóng vú già khuất trong nhà mà thở ra. Chẳng lẽ đàn bà tuổi cao thì lại nói huyên thuyên vậy sao? Nàng về phòng, vứt sắc tay lên giường, tìm hộp quẹt thắp đèn. Ngồi trên ghế nhìn ngọn đèn dầu leo lét, lòng nàng thấy bâng khuâng.
Phương Trúc quê ở Tứ Xuyên vì cha mẹ nàng đều là người Tứ Xuyên. Tuy nhiên quê nội thuộc xứ Hà Nam, rồi từ phương bắc di cư đến. Lúc đầu gia đình nàng ở lại thành phố Trùng Khánh. Cha nàng là một nho sinh, không biết làm nghề gì ngoài việc suốt ngày ngồi ngâm thơ, ngắm hoa và nuôi chim. Quanh năm chỉ nhờ mấy mẫu ruộng của ông nội để lại.
Cái cảnh ăn không ngồi rồi dù có núi tiền cũng hết. Thế nên, nhân dịp chiến tranh bộc phát, Trùng Khánh biến thành nơi tạm cư của dân tị nạn nên nhà cửa lên giá, cha nàng đem bán nhà đi để mua một căn nhà nhỏ ở Sa Bình Bá.
Việc làm này lúc đầu người ta gọi là kẻ thất nghiệp không có tiền ăn phải bán nhà. Tuy nhiên, khi Trùng Khánh trở thành bãi oanh tạc của phi cơ mà Sa Bình Bá lại không thì việc làm của cha nàng là kẻ thức thời.
Cha nàng qua đời cách đây ba năm, trong nhà chỉ còn mẹ con nàng và vú già. Họ sống qua ngày đoạn tháng, không mấy dư dả.
Tựa lưng vào ghế, nàng say sưa nhìn ngọn đèn mà trong lòng rối loạn. Câu nói của vú già “sau này nhà họ Cao... ” khiến nàng buồn hơn. Nhà họ Cao, nàng chẳng hề quan tâm đến mà còn ghét nữa. Cắn chặt môi, nàng như đang nhìn thấy đôi mắt sâu của Mộc Thiên. Thôi, nghĩ làm gì, người con trai mới gặp một lần ấy.
Vú già đẩy cửa bước vào, đặt hai trứng gà luộc trước mặt nàng. Bà cho rằng mỗi đêm phải ăn hai trứng gà luộc chưa chín mới đủ chất bổ. Bà cứ nghĩ như thế mà không biết cắt nghĩa được lý do tại sao. Riêng Phương Trúc, nàng đã sợ ăn trứng như sợ cọp. Bởi vậy, vừa thấy trứng, thì nàng nhíu mày. Vú già vẫn đứng cạnh quan sát nàng nói:
- Đừng nhíu mày. Ăn mau đi rồi đến gặp mẹ cô kẻo bà đang chờ.
Nàng chán nản nhìn hai quả trứng:
- Để mắng tôi hay làm gì?
Vú già ngập ngừng:
- Ô! Hôm nay... thôi ăn mau đi!
- Hôm nay làm sao?
Vú lột trứng đưa cho nàng:
- Không làm sao hết. Ăn mau đi, đâu còn nhỏ nữa mà vú phải hầu mãi.
- Hôm nay thế nào cũng có chuyện gì. Vú mà không nói, tôi nhất định không ăn.
- Cô ăn đi, tôi sẽ nói cho nghe.
Nàng nhìn vú già. Bà cầm hột gà trong tay, vẻ mặt nghiêm nghị không chìu chuộng nàng như mọi lần. Cuối cùng, nàng đành cầm quả trứng và hỏi:
- Bây giờ vú có thể nói chưa? Hôm nay tôi có việc gì?
- Có việc gì đâu, chỉ có nhà họ Cao qua đây thôi
Vú già vừa nói dứt thì cổ nàng nghẹn lại. Nàng vứt quả trứng xuống bàn, ngã lưng vào ghế nhắm mắt nói:
- Không thèm ăn nữa.
Bà vú vừa dẹp vỏ trứng trên bàn, vừa nói:
- Cô thử nghĩ coi, có việc gì đâu mà phải lọ Con gái lớn rồi, đâu có thể sống mãi với mẹ được.
Nàng càng tức hơn:
- Vú đừng nói con gái lớn lên là phải lấy chồng. Bộ làm con gái chỉ bấy nhiêu đó sao, là phải nhận cái chuyện không may đó sao?
- Trời ơi, như vậy mà gọi là không maỵ Nếu nói vậy, có người con gái nào có thể tránh khỏi cái không may ấy đâu? Người ta họ Cao...
Nàng lắc đầu thật mạnh:
- Vú đừng nói nữa.
Vú già thở ra nhẫn nại nói:
- Ồ, thôi không nói mà bà đang chờ cô đó mau lên.
- Không đi, vú đến nói tôi đã ngủ rồi
- Đâu được, mau đi đi, lớn rồi. Bà cũng không nói gì nhiều đâu, có vú đây.
Nàng chu miệng, lườm vú già và không muốn đi. Vú già nuôi Phương Trúc từ khi mới chào đời được ba ngày. Đứa con gái của bà phải nhờ người khác nuôi giúp. Bà thương Phương Trúc còn hơn con mình nên khi nàng hết bú, bà vẫn không thể xa nàng được. Thế nên khi chồng bà đã qua đời đứa con trai tự lập, con gái có chồng, bà ở lại giúp việc trong gia đình nàng và xem nhà nàng như nhà bà. Mặc dù bà xem nàng như con nhưng đó là con chủ. Vì thế bà cũng phải kính nể. Tuy nhiên, với chừng ấy tuổi già với bao năm bế bồng nàng và cho nàng bú móm, bà cảm thấy mình cũng có chút quyền hành nào nên nhiều lúc bà không làm theo ý muốn nàng được. Vú già đẩy vai nàng bảo:
- Thôi đi mau đi.
Phương Trúc đứng dậy dậm chân:
- Đi thì đi, bị chửi là cùng.
Nàng trề môi rồi đến phòng mẹ, mẹ nàng khá đẹp của thời con gái. Bà thuộc con nhà dòng dõi làm cao nên đã ở không cho đến hai mươi tám tuổi đầu mới lấy cha nàng. Tổ tiên nàng giàu, nhưng đến đời ngoại thì gia đình sa sút. Từ lúc bé Phương Trúc đã sợ mẹ hơn chạ Cha nàng nhỏ hơn những ba tuổi, nên đã chịu sự cầm cương của bà. Mẹ nàng có vẻ mặt sắc sảo và nghiêm nghị trông dễ sợ. Mỗi lời nói bà như đinh đóng cột. Tuy nàng là con một nhưng bà ít chìu chuộng lắm.
Phương Trúc bước vào phòng. Mẹ nàng đang ngồi trên giường, lưng tựa vào thành, xem tiểu thuyết với cặp kính tuổi. Trên bàn đầu giường là ngọn đèn dầu khêu lớn ngọn. Nghe tiếng chân đi vào, bà ngẩng lên, chậm rãi lấy cặp mắt kính xuống, nghiêm nghị bảo:
- Lại đây Trúc.
Nàng hơi sợ, nhưng hai hàng lông mày vẫn nhíu lại, chậm rãi đến bên mẹ, bà chỉ mép giường ra lệnh:
- Ngước đầu lên nhìn mẹ.
Nàng làm theo như một cái máy. Đôi mắt bà thật sắc như con dao mới mài. Bà chăm chú nhìn nàng.
- Đêm giờ con đi đâu?
Phương Trúc sợ tái mặt không còn nói được. Bà tiếp:
- Con phải nói thật! Nói mau lên!
Nàng cúi gầm mặt xuống đáp thật nhỏ:
- Dạ, con đi coi kịch.
- Mẹ bảo con đến nhà họ Cao, sao con lại dám đi coi kịch
- Dạ mọi người đều đồn vở kịch hay, con tiếc quá. Hơn nữa, trên đường đi tình cờ gặp mấy người bạn sinh viên Mỹ Thuật, họ mời nên con tháp tùng theo họ.
- Ai đưa con về?
Nàng cúi đầu im lặng. Bà lão quát:
- Nói đi.
- Anh sinh viên trường Trung Ương.
- Con gái mà lắm bạn như vậy. Nào là sinh viên Cao Đẳng, sinh viên Trung Ương. Hứ, con nhà nề nếp mà lại lăng loàn như thế đấy. Cha con chắc không nằm yên được dưới đất.
- Con... con... con có làm gì đâu?
Giọng bà trầm xuống:
- Không làm gì? Con còn dám nói là không làm gì. Con cứ tưởng mẹ ngồi nhà suốt ngày là không biết việc của con hay sao, không biết cái tên “hoa khôi Sa Bình Bá”? Cái tên nghe đẹp quá. Danh giá gia đình này con đã đem bán rẻ hết rồi. Con phải trả lời cho mẹ biết là con đã quen chúng trong trường hợp nào?
- Hôm đi du ngoạn ở suối nước nóng, tình cờ con gặp một bọn sinh viên Trung Ương. Chúng đến nhập bọn với chúng con. Sau này, con thường gặp chúng ngoài phố, đôi lúc chúng mời vào quán uống nước, nói chuyện. Bọn Trung Ương thích đặt hoa khôi này hoa khôi nọ lắm. Trong trường của chúng mỗi phân khoa mỗi lớp đều có hoa khôi.. Họ đặt như vậy chứ không có dụng ý gì khác đâu mẹ.
- Con có lý lắm phải không? Không có lý sao được khi con gái mà đi vào quán, coi kịch với con trai, nửa đêm mới về? con tưởng cái tên “hoa khôi” ấy hay lắm sao? Suốt ngày đi chơi với bọn con trai thì mẹ còn biết làm sao để ăn nói với nhà họ Cao được nữa.
Nàng ngẩng đầu lên:
- Nhà họ Cao nói xấu con chứ gì? Họ không bằng lòng thì thôi đừng nói gì hết.
Mẹ nàng càng tức hơn:
- Con nói chuyện dễ quá. Mẹ nói cho con biết dù con bằng lòng hay không cũng mặc. Mẹ đã nói gả là gả, không được cãi. Chúng ta là gia đình danh giá, không thể để mất thể diện được.
Mặt nàng tái hẳn đi, nàng mím môi nói:
- Nhà chúng ta cái gì cũng không còn, chỉ còn có một cái “thể diện”.
Mẹ nàng càng tức hơn:
- Con khinh nhà họ Lý phải không? Khinh hay không cũng mặc, một lần đã là con nhà họ Lý rồi thì phải tuân theo nề nếp của ông cha để lại, không được cãi. Từ rày về sau, nếu con còn đi chơi với bọn sinh viên ấy, mẹ sẽ gả sớm cho nhà họ Cao để khỏi phải bận tâm. Mẹ nói được là làm được. Con không cần thể diện như mẹ cần.
Phương Trúc nhìn mẹ, nàng thừa hiểu tính của mẹ, nói là làm chứ không bao giờ biết đe dọa. Cao Đệ, cái thằng con trai khờ đặc, mỗi lần gặp ai chỉ biết nhe răng cười ngây ngô, điên điên khùng khùng. Nói thì lí nhí trong miệng. Lấy một thằng chồng như vậy chẳng khác nào hy sinh cả cuộc đời mình. Nàng bắt đầu ứa nước mắt, rồi chảy dài xuống má, nhỏ xuống áo. Thấy con không muốn khóc mà nước mắt lại chảy, bà cũng động lòng nên thở ra và dịu giọng:
- Trúc con! Mẹ biết con gái mẹ lúc nào cũng ngoan nên mới nói như vậy.
Nàng làm thinh lắc đầu, nước mắt mỗi lúc chảy một nhiều. Nàng nghẹn ngào nói:
- Không, nếu mẹ biết con ngoan thì không bao giờ ép con phải lấy Cao Đệ, con không ưa hắn thì không làm sao sống chung với hắn được.
- Nhưng, tại vì trước kia con thích.
- Lúc đó, con mới mười lăm tuổi. Cha mẹ ép con phải nghe theo chứ đã biết gì đâu.
- Dù sao, việc đã rồi, con không còn cách nào để từ chối được nữa. Thằng Đệ, nó thật lòng thương con. Nó là thằng con trai hiền lành không biết rượu chè hút sách, trai gái thì sao con không bằng lòng? Thôi con đi ngủ đi, mẹ nói cũng đã nhiều rồi. Tóm lại, mẹ mong con phải giữ gìn danh giá cho dòng họ và cũng phải giữ lấy thân. Con gái chỉ cần một bước lầm lẫn thì hư cả cuộc đời. Con ngủ đi, có gì mà phải khóc lóc như vậy.
Nàng uể oải đứng dậy, quay mặt ra cửa, lấy khăn lau nước mắt, nói lại với mẹ:
- Sống để làm gì, để làm một tên tội phạm giam mình trong nhà sao? Ngay cả việc giao thiệp với bạn bè cũng bị cấm. Mẹ có thể thở được dùm con thì thở đi, tốt hơn là con phải thở.
Mẹ nàng nhíu mày:
- Phương Trúc, con nói cái gì vậy?
Nàng quay đầu lại lí nhí trong miệng:
- Mẹ là mẹ của con nhưng mẹ nào hiểu được con. Trong lòng con nhiều mộng tưởng, Cao Đệ có hiểu được không? Mẹ có biết nơi bọn sinh viên kia có gì? Chúng có nhiều lắm, có nhựa sống, có tình yêu, có lý tưởng, có niềm vui, có có nhiều lắm, có những gì mà gia đình mình không có. Và, mẹ có biết con cần gì không? Con không cần những lời lẽ cũ kỹ trong các sách nho mà hằng ngày mẹ đem ra nói mãi, không phải là thể diện mà là sung sướng trong sự vui đùa. Và, và một thứ nữa là... là tình yêu. Con đang đợi nó đến. Con còn trẻ, cần phải được hưởng thụ những gì của tuổi trẻ. Mẹ không thể giết con và mẹ cũng không muốn giết con.
Bà giận đỏ mặt:
- Phương Trúc, con nói cái gì vậy?
Nàng mỉm cười:
- Con à, con đang tụng kinh.
Bà trợn mắt:
- Tụnh kinh! Tụnh kinh gì?
Nàng quay mặt đi ra cửa, buông thõng một câu:
- Kinh “chà dà”!
Bà lão tức xanh mặt, vứt quyển sách lên giường, nhìn theo nàng lẩm bẩm:
- Con gái càng lớn càng hư thân, phải gả nó sớm kẻo xảy ra chuyện gì thì mệt.
Nói được một hơi, Phương Trúc cảm thấy nhẹ hẳn trong người. Về đến phòng, nàng vặn ngọn đèn thật to, ngồi vào bàn hai tay chống cằm suy nghĩ. Sự sống này thuộc về ai? Chẳng lẽ cứ nhắm mắt chấp nhận theo mọi sự sắp đặt của người khác? Sự sống của mình hay của họ?
Vú già bỗng đẩy cửa chậm rãi bước vào:
- Này cô, còn một quả trứng ăn xong rồi ngủ.
Nàng quay mặt lại, liếc trộm vú già một cái. Bà đưa quả trứng đến trước mặt nàng. Nàng nhìn nó vài giây, rồi ngước mặt lên bình thản nói:
- Ném nó đi!
- Cô nói sao khó nghe quá.
Nàng cương quyết:
- Tôi đã nói ném nó đi, không ăn là không ăn. Từ nay vú đừng luộc trứng cho tôi nữa, tôi không ăn đâu.
- Không ăn, đói bụng ngủ sao được.
Nàng đứng dậy đẩy vú già ra cửa:
- Sống chết gì mặc tôi
Vú già bị đẩy ra khỏi cửa, đứng sững nhìn quả trứng trên tay rồi nhìn cánh cửa đã khép. Bà lắc đầu thắc mắc:
- Tại sao vậy? Quả trứng và sống chết có dính líu gì nhau đâu?
Bà thở dài não ruột rồi lững thững đi ra phía sau nhà.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 20

Thằng La nằm trên giường, chăn gác tréo lên thành, mắt trân trân nhìn trần nhà. Hiếu Thành ôm cái harmonica cũ sai điệu phình cổ thổi. Mỗi lần thổi không kêu, hắn gõ mạnh mấy cái xuống ghế rồi lại thổi. Tiếng nhạc đứt quãng vang lên trong phòng.
Buổi trưa nóng như đốt, sinh viên trong ký túc xá biến mất, chỉ còn năm ba đứa nằm ngủ trong phòng.
Hiếu Thành lại thổi không được, gõ mạnh xuống ghế, chửi thề ầm lên. Thằng La đưa mắt nhìn Thành:
- Thôi đi, mầy thổi cái gì toàn là nhạc chiêu hồn không.
Hiếu Thành đưa tay áo quẹt quẹt mồ hôi trán mấy cái, rồi chửi:
- Chiêu hồn mầy chớ ai.
Chửi với thằng La như ăn cơm bữa nên nó không thèm đáp. Nhìn sang chiếc giường trống của Minh Viễn, hắn hỏi:
- Viễn đi đâu rồi?
- Ma mới biết.
- Sao vậy mầy? Ai chọc mầy đâu?
Hiếu Thành thảy harmonica lên giường, thở dài:
- Nếu ở nhà không gởi tiền lên thì chỉ còn cách phải đi cầm cái mền này mới có tiền tiêu.
Thằng La cười ha hả:
- Mầy còn có mền để cầm thì còn buồn gì nữa? Tao chẳng còn gì nên khỏi rầu rĩ gì hết. ê, cho tao điếu thuốc coi.
- Thuốc đâu mà cho.
Thằng La thở dài, Hiếu Thành hỏi:
- Thở gì vậy? Mầy đã không lo, không rầu sao lại thở.
Thằng La buồn rầu:
- Biết rằng chẳng còn gì để lo, để rầu, nhưng chẳng lẽ cái bụng đói cào lên thì có thể chịu được sao?
Hiếu Thành làm ra vẻ quan trọng, nói nhỏ:
- Tao cho mầy biết, hôm qua tao thấy thằng “đại kiết” cất một bao đồ vào tủ, chắc là đồ ăn. Mầy đi xem thử coi.
Thằng La ngồi phắc dậy, mắt sáng rực nhìn quanh phòng. Thấy thằng “Đại kiết” vắng mặt, hắn hỏi nhanh:
- Thật hả mầy? Tao tịch thu của nó ăn trước rồi mới tính sau.
Nói xong nó đứng dậy, đến cái tủ của thằng đại kiết. Vài thằng bạn nghe nói đưa mắt nhìn theo. Thằng La vừa mở tủ vừa kêu lên:
- Thằng nào muốn ăn thì chuẩn bị.
Nó thọc tay vào tủ bổng la hoảng lên:
- Chết tao rồi!
Mọi người trố mắt nhìn nó. Họ chỉ thấy tay nó rút ra, một bao ngũ hương đậu hũ can rơi xuống đất. Một con chuột thật lớn đang vùng vẫy trong tay nó. Mọi người phá lên cười. Thằng La dơ cao con chuột tức tối nói:
- Bố cái thằng kẹo kéo, không đem mời bạn bè ăn để cất vào tủ nuôi chuột.
Một thằng bạn cười lớn:
- ê, La! Nếu mầy ăn chưa no, đem con chuột này xuống bếp nấu chuột tiềm ăn chơi.
Một thằng khác thêm vào:
- Vẫn chưa no nữa thì trong phòng mình còn món đặc biệt là con bọ xít. Như thế, thêm một món xào bọ xít.
Đứa khác:
- Món bọ chét lăn bột.
Đứa lại cãi:
- Món nầy nhiều dầu quá, thôi ruồi chiên bơ đi. Nhiều quá như vậy đủ lắm rồi.
Thằng La nói giọng của mấy thằng bồi:
- Món xào bọ xít, món bọ chét lăn bột, món chuột tiềm, ruồi chiên bơ, nhớ cho thêm ớt.
Cả phòng cười vang lên hòa lẫn tiếng kêu của con chuột. Trong khi mọi người đang cười thì Minh Viễn ướt đẫm mồ hôi hào hển chạy vào reo to:
- Nhà trường phát tiền học bổng rồi, mau đi lãnh đi.
Câu nói của Minh Viễn như gáo nước mát đổ lên thân hình đang bốc lửa của chúng. Chúng hớn hở lấy áo mặc vội vàng rồi chạy ra khỏi phòng. Minh Viễn thảy hai bao thơ lên bàn nói:
- Tiền của thằng La và thằng Thành tao đã lãnh giùm rồi đấy.
Minh Viễn nhìn La “í” một tiếng:
- Mầy cầm cái gì vậy?
Hắn không đáp chạy nhanh đến vồ lấy bao thơ trên bàn:
- Tao phải đi mua thuốc hút trước đã rồi sẽ tính sau.
Hiếu Thành trợn mắt.
- La, bộ mầy tiếc con chuột lắm sao, hay muốn ăn chuột tiềm.
Minh Viễn lấy trong túi áo ra một phong thư màu xanh lợt:
- La, thư mầy nè.
Viễn lại đưa phong thư lên mũi, hứ một tiếng:
- Thơm quá vậy?
Nói xong, hắn đọc từng chữ một trên bì thơ.
- Kính gởi ông La Văn, năm thứ nhất ngành sơn dầu, trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Người gởi họ Thư thành phố Trùng Khánh. Sao cái họ này lạ quá vậy?
- Thành mầy có nghe họ này bao giờ chưa?
Hiếu Thành chớp chớp mắt, đóng kịch thật ăn khớp với Minh Viễn:
- Hình như không có ai mang họ này, trừ phị. à đúng rồi, đào chính của kịch Khuê Oán, Thư Tú Văn.
Thằng La mừng rú lên. Nó cứ tưởng là thư của Thư Tú Văn hồi âm sao lại lọt vào tay của Minh Viễn, vì nó mới viết thư cho nàng nó tán hưu tán nai, nói chuyện yêu đương cà kê gì đó. Bởi vậy, nó liền vứt con chuột, chạy đến giựt lá thơ trong tay Minh Viễn. Vừa lúc đó, có một thằng khác vào đến cạnh nó, thấy vật đen đen bay đến cứ tưởng thằng La đã vứt cho mình vật gì quý nên đưa tay hứng lấy. Nào ngờ, vật quý ấy lại mềm mềm, có lông và kêu chít chít. Hắn ta cúi đầu nhìn, thì ra con chuột nên buông taỵ Miệng la ỏm tỏi. Con chuột rơi xuống đất, chui tọt xuống gầm giường. Hiếu Thành dậm chân luyến tiếc:
- Mất một con mồi rồi
Thằng bạn học mới đi vào có biệt danh là “Bí Đao”. Người hắn lúc nào cũng bày rõ cái ngây ngô cho thiên hạ thấy. Hắn đứng sững như trời trồng, ngơ ngác hỏi:
- Tụi bây mới bày thêm trò chơi mới gì đó?
Thằng La giật được lá thơ, thì ra không phải của Thư Tú Văn mà là của Ngô mập. Hắn trợn mắt nhìn Minh Viễn và Hiếu Thành rồi gầm lên như hổ dữ. Viễn và Thành lại nhìn nhau cười thích chí. Thằng La lấy thư ra xem, xem đến đâu cười đến đó, mỗi lúc cười một tọ Thấy thế Hiếu Thành hỏi:
- Bộ mầy điên rồi sao La?
Thằng La đưa lá thư cho Minh Viễn và Hiếu Thành:
- Ngũ hương đậu hũ can!
Viễn và Thành cầm thư chăm chú đọc:
“ê La,
Mầy có biết rằng mầy đã phạm một tội lớn không? Hôm đó, bọn mầy đi xem kịch “cọp” mà còn dắt theo gái tợ Bọn tao thương tình giúp đỡ kẻo không bại lộ thì mầy chỉ còn cách cắt mặt ném xuống sình.
Giúp mầy mà bọn tao mang họa. Đầu đuôi cũng bởi thằng Mộc Thiên tốt bụng để phải gặp thằng sao chổi như mầy. Nói thế, chắc mầy chưa hiểu gì. Sự việc thế này: Hôm ấy bọn tao có con nhỏ tên Hứa Lạc Linh, biệt danh “ngũ hương đậu hũ can”. Cái biệt danh dài thòng này ở Trung Ương ai mà không biết, chỉ trừ cái mặt lạ hoắc như mầy thôi. Thế mà, mầy đòi ăn ngũ hương đậu hũ can hoài. Chưa đủ, mầy còn bảo: “Ngũ hương đậu hũ can có mấy lắm xu đâu? Tôi mà có tiền sẽ mua đủ cho mỗi người”. Còn nữa, khi Tiểu Phi Yến lên tiếng thì mầy lại bảo “tôi đâu phải nói cô “. Mầy có thể tưởng tượng được hai cô tức đến mức nào không? Hôm đó bọn tao cũng có lỗi lớn là cười vang lên. Bởi vậy, bây giờ các cô không thèm nhìn mặt bọn tao nữa. Khổ chưa đấy mầy? Ngũ hương đậu hũ can có giận cũng được, chẳng cần. Tiểu Phi Yến mới là quan trọng, là chính linh hồn bọn tao. La ơi là La, mầy nghĩ xem bọn tao làm sao sống mà không có linh hồn được mầy.
Những ngày gần đây, cả ký túc xá của bọn tao sống trong tình trạng không có linh hồn. Cuối cùng bọn tao bàn định chỉ còn cách duy nhất cứu vãn nổi là mầy phải xin lỗi hai cô nàng ấy. Bữa xin lỗi tổ chức tại quán Bàn Khê, lúc ba giờ chiều thứ bảy, tức là lúc mà bọn mầy đã lãnh tiền học bổng rồi. Mầy hãy mời bọn tao, cả mấy đứa con gái nữa. Bọn mình chỉ ăn đậu phụng hạt dưa, uống rượu, nước trà.
Hôm qua, tình cờ tao đã gặp Phương Trúc ngoài phố, tao mời rồi. Nhận được thư này, tao hy vọng mầy không trốn, trốn kỳ lắm nghe mầy, tao chúc bọn mày vui vẻ.
Ngô mập”
Minh Viễn và Hiếu Thành xem xong thư nhìn nhau mỉm cười rồi vỗ vai thằng La:
- ê La, bây giờ mầy tính sao đây?
Thằng La vênh mày, vỗ tay vào bao thư đựng tiền học bổng nói lớn:
- Làm sao hả, quá dễ, mời thì mời chứ. Thằng Ngô mập viết dài dòng văn tự như vậy thật chẳng có gì hết cả, tóm tắt là nó muốn làm tiền tao mà thôi. Bọn chúng biết tính tao hay đãi bạn bè, hôm nay là ngày lãnh tiền học bổng nên bèn kiếm chuyện thế.
Minh Viễn hỏi:
- Mời thì mời! Mầy nói nghe sao hay quá vậy, đã biết bao nhiêu người chưa? Tao đoán sơ sơ ít nhất cũng mười lăm người, nếu thêm uống rượu thì học bổng của mầy tháng này không còn lấy một xu.
Hắn vẩy vẩy tay rất vui vẻ:
- Hết thì thôi, tiền học bổng một tháng, đổi lấy một lần đãi khách thì thú vị lắm.
Hiếu Thành cười chen vào:
- Thú vị lắm. Hết tiền thì cầm quần chứ có sao đâu.
Thằng La ngẩng đầu lên cười, bỏ bao thư đựng tiền vào túi áo rồi đi ra cửa, một mặt đắc ý ngâm thơ:
“Làm người nhân thế phải biết tiêu
Keo kiết làm chi khổ đủ điều
Hôm nay tiêu hết mai lại có
Có mãi có hoài, mãi mãi tiêu”