Nhắc điện thoại lên, Kha uể oải:
- Alô. Kha đây. Xin lỗi, ai ở đầu dây vậy?
Đầu dây bên kia vang lên một giọng rụt rè nhỏ nhẹ, nhưng cũng hết sức bí hiểm:
- Là em.
Kha ngồi thẳng người:
- Em là … là ….
Giọng rụt rè ấy dường như có lẫn chút tức hờn:
- Anh quên em rồi à?
Kha buột miệng:
- Nguyệt Cầm! Phải em không?Cầm ngọt ngào:
- Vâng. Nguyệt Cầm đây.
Kha xúc động:
- Em ….em đang ở đâu vậy?
- Ở Sài Gòn và rất gần anh.
- Em không đùa chứ?
Nguyệt Cầm cười. Tiếng cười trong veo:
- Có mà không. Không mà có.
- Nghĩa là sao? Em làm anh sốt ruột quá.
- Nghĩa là em đang ở Sài Gòn.
Kha hấp tấp:
- Ở nhà bác Thực phải không?
Giọng Cầm trầm xuống:
- Dạ không. Em ở nhà trọ.
- Sao lại thế?
Kha nhíu mày:
- Bác Thực có biết em vào Sài Gòn không?
Cầm lễ phép:
- Dạ không.
Kha máy móc lập lại:
- Sao lại thế? Bác Thực sẽ không an tâm nếu biết em đã vào Sài Gòn và ở nhà trọ. Anh nghĩ em nên về nhà bác ấy.
- Em không biết đường.
Kha kêu lên:
- Trời ơi! Còn như thế nữa. Anh sẽ đưa em đi. Em ở nhà trọ nao? Đọc địa chỉ và cả số điện thoại cho anh.
Nguyệt Cầm cười khẻ:
- Em đùa cho vui thôi, chớ làm gì không biết hỏi thăm đường, chỉ tại em không muốn ở chung với Bích Chiêu.
Kha ngập ngừng, anh muốn hỏi lý do nhưng thấy không tiện nên nói:
- Anh hiểu em. Nhưng Bích Chiêu khá dễ thương, cô bé nhắc em hoài, nghe đâu Bích Chiêu đã viết cho em ba lá thư, nhưng không thấy trả lời.
Giọng Nguyệt Cầm kêu lên ngạc nhiên:
- Vậy sao? Tiếc là em chả nhận được lá nào. Bưu điện ngoài xứ mới tệ làm sao. Chắc chị Chiêu rất giận em.
- Ồ, không đâu. Chiêu chẳng để bụng những chuyện này, vì cô bé vô tư lắm.
- Anh có vẻ hiểu Bích Chiêu quá nhỉ.
Kha cười:
- Chuyện nhỏ. Anh xem Chiêu như em gái, ngoài ra không còn gì khác.
Nguyệt Cầm tủi thân:
- Bích Chiêu luôn là người may mắn, đã có anh ruột, giờ lại thêm anh. Em hơi ganh tỵ đó.
Kha tán tỉnh:
- Với anh, em có vị trí đặc biệt hơn Bích Chiêu nhiều.
- Vì em là một đứa tàn tật, đúng không?
- Lại chạnh lon`g rồi. Tại em tự đày đọa mình đó thôi. Anh đã bảo y học bây giờ rất tiến bộ.
Nguyệt Cầm nhẹ nhàng ngắt lời anh:
- Bởi vậy em mới vào để chỉnh chân lại cho đúng lời “anh bảo”.
Kha mừng rỡ:
- Thật hả? Anh hoan nghêng em. Ba anh quen nhiều bác sĩ giỏi, nhất định ông sẽ nhờ người giỏi nhất chữa cho em.
Nguyệt Cầm dịu dàng:
- Cám ơn sự quan tâm của anh. Nhưng em thấy không cần thiết.
Kha thảng thốt:
- Tại sao vậy?
- Em quen tự lo cho mình rồi. Với lại, em thấy phiền.
- Trời ơi! Anh giận em thật rồi. Chuyện lớn thế kia mà không cho ai biết hết.
Nguyệt Cầm trầm giọng:
- Em xin lỗi anh. Em muốn tạo sự ngạc nhiên cho mọi người.
- Đúng là một sự ngạc nhiên lớn. Thế kết quả thì sao?
- Hơn sự tưởng tượng của em rất nhiều.
Kha ngọt ngào:
- Anh rất muốn gặp em.
- Giờ thì chưa được đâu. Em muốn khi xuất hiện trước mặt anh, em phải là một người hoàn hảo.
Kha tán tỉnh theo thói quen:
- Trong mắt anh, em lúc naò cũng hoàn hảo cả.
Nguyệt Cầm cười nhẹ:
- Tại có khi nào em để lộ sự tàn tật của em cho anh thấy đâu.
- Đừng nói vậy, anh buồn. Anh cũng viết cho em hai lá thư. Như Bích Chiêu, anh đã không nhận được hồi âm.
- Đó là lỗi của bưu điện chớ đâu phải lỗi do em.
Kha bẻ tay:
- Nếu bây giờ em không cho anh địa chỉ em đang ở trọ, thì đó là lỗi của em.
Nguyệt Cầm xa xôi:
- Mai em về rồi. Em không muốn mang theo nỗi buồn …..Nó nặng nề lắm, em không đủ sức đâu.
Kha khổ sở:
- Nguyệt Cầm! Em đành lòng đến thế sao? Em đã tới nhưng anh kh^ong được gặp. Với anh, điều đó còn kinh khủng hơn cả nỗi buồn bã và sự nặng nề.
Nguyệt Cầm nói:
- Rồi sẽ có ngày chúng ta gặp nhau. Em rất vui là anh và cả Bích Chiêu không quên em. Thôi nhé, chúc anh vui, khỏe. Nhớ đừng nói với ai về em đấy.
Kha chưa kịp gọi tên cô, Cầm đã gác máy. Anh thẩn thờ đốt thuốc, lòng bồi hồi với cuộc trò chuyện ngắn ngủi vừa qua.
Nguyệt Cầm quả là biết cách khiến người khác phải nhớ về mình. Sau khi chia tay cô về Sài Gòn, Kha đã viết liên tiếp hai lá thư cho Cầm, dù viết thư không phải là sở thích của anh. Thế nhưng, chờ mãi không có thư trả lời. Kha vốn đa tình, anh vừa kịp thôi nhớ tới cô để vui vẻ tiếp tục bên cô nàng chung công ty thì Nguyệt Cầm gọi điện. Một cú điện thoại bất ngờ, nằm ngoài mong đợi, khiến tới bây giờ anh vẫn còn lâng lâng.
Kha vẫn không hiểu sao Nguyệt Cầm lại thu hút anh đến thế. Vốn là người cầu toàn, anh thích những cô gái đẹp, thân hình gợi cảm, vậy mà trước một người tàn tập như Cầm, tim anh lại xao xuyến. Có lẽ Nguyệt Cầm đúng khi nói:
Cô chưa bao giờ để lộ sự tàn tật của mình cho anh thấy, bởi thế trong mắt anh, Cầm vẫn thật hoàn hảo bên chiếc xe lăn.
Nguyệt Cầm đẹp, cái đẹp liêu trai như sương như khói của cô rất lạ so với các cô gái thành phố. Nghĩ tới Cầm, Kha liên tưởng đến một đóa quỳnh lung linh, hư ảo trong đêm. Đóa quỳnh mong manh là hiện thực, tiếc thay Kha không thể chạm tay vào nó.
Ông Kiên bước vào với vẻ khác thường làm Kha phải dứt mình ra khỏi cơn mộng đẹp.
Anh liền hỏi:
- Ba không khỏe sao?
Ngồi xuống salon, ông Kiên nói ngay:
- Ba vừa nhận điện thoại của Ba Thìn ở bệnh viện.
Kha nhíu mày:
- Ảnh lại mời ba về quê à?
- Không. Nó cho biết khu vực rừng Cấm vừa bị một đợt truy quét lớn. Cả trên hai mươi bãi gỗ lậu nằm rai rắc trong rừng bị phát hiện. Kiểm lâm thu được hàng trăm khối gỗ quý hiếm. Chú Hai Thể đã bị sợ tới gáy rồi.
Kha tò mò:
- Chuyện ấy xảy ra lâu chưa ba?
- Chắc cũng cả tuần rồi. Từ giờ trở đi, hy vọng khu từ đường của họ Hoàng sẽ được bình yên chớ không bị khuấy động bởi đám lâm tặc và các quán bia rượu, cơm cháo hổ lợn mọc lên như nấm quanh đó.
Kha chép miệng:
- Chỉ sợ được vài ba tuần yên tịnh rồi đâu lại vào đấy.
Ông Kiên có vẻ tin tưởng:
- Không đâu. Ba Thìn nói đợt truy quét được chuẩn bị rất chu đáo, bí mật nên bọn chúng không trở tay kịp. Sau khi dẹp xong điểm nông lâm tặc rừng Cấm, chính quyền công an xả, huyện, chi cục kiểm lâm đã có sự phối hợp chặt chẽ. Bọn lâm tặc khó có chỗ dung thân.
Kha vẫn lo xa:
- Nhưng chú Hai Thể đâu dễ bỏ qua việc làm ăn béo bở đó. Khi bản thân chú có đất để làm bãi gỗ, để khai thác rừng trái phép.
Ông Kiên tựa lưng vào ghế:
- Hai Thể bỏ trốn rồi. Hà! Bắt đầu từ hôm nay, ba và ông Thực sẽ xức tiến mạnh hơn nữa việc xây dựng một bộ mặt mới cho khu rừng Cấm như ba đã từng hứa với bà con ở đó.
Trầm ngâm một chút, ông nói tiếp:
- Dầu sao chú Hai Thể với chúng ta cũng là ruột rà. Thật lòng ba không muốn chú Thể gặp chuyện bất trắc. Chả biết gì này chú ấy đang trốn vào hang cùng ngõ hẹp nào, hay vẫn ngang nhiên với một lớp vỏ bọc khác.
Kha hỏi:
- Bác Thực đã biết chuyện chưa ba?
- Ba vừa lo cho bác ấy hay. Lẽ ra cách đây một tháng, bác ấy đã về xứ đê đưa Nguyệt Cầm vào sống chung, ai ng` thằng con trai nối dỗi bị viêm ruột thừa phải mổ, bác Thực đành ở lại chăm con.
Kha liếm môi:
- Bác ấy còn ý định rước Nguyệt Cầm nữa không ạ?
Ông Kiên gật đầu:
- Còn. Nhưng nghe đâu Nguyệt Cầm tự ý vào Sài Gòn lâu rồi, muốn tìm con bé không phải dễ.
Kha buột miệng:
- Cầm vào đây để chỉnh hình chân.
- Sao con biết?
Kha ngập ngừng:
- Cô bé mới điện thoại cho con.
Ông Kiên nhíu mày:
- Có chuyện đó thật sao?
- Không lẽ Cầm nói dối làm gì hả ba?
- Ba chỉ ngạc nhiên khi nghe tin này. Tại sao trước đây, con bé từ chối quyết liệt sự giúp đ~ của mọi người, rồi bây giờ lại một thân một mình đi mổ chỉnh hình chân. Con bé ấy lớn gan thiệt.
Kha ra sức bào chữa cho Nguyệt Cầm:
- Cầm nói rằng sợ làm phiền mọi người.
Ông Kiên phản bác ngay:
- Lý do đó không chính đáng. Nó có một cái gì đấy đầy bí ẩn. Nói thật, đã lắm lúc ba nghĩ rằng Nguyệt Cầm chả bị tật gì cả. Nó ngồi xe lăn vì mục đích khác kia ! Kha sững người vì lời nói của ba mình, nhưng anh phản ứng ngay:
- Ngồi xe lăn có sung sướng gì, sao ba lại nghĩ thế?
- Biết đâu chừng, vì bị ám ảnh bởi lời rủa độc ác của người đàn bà tư? tù, Cầm buộc phải ép mình thành tàn tật để tránh số mạng mà mọi người họ Vũ phải mang.
- Hơi khó hiểu. Con lại tin Cầm bị tật thật.
- Nhìn dáng vẻ con bé không giống như vậy. Cầm rất tin vào những điều siêu nhiên, nhảm nhí nên suy nghĩ của ba có c s?.
Kha bật cười:
- Đúng là nhảm nhí. Nhưng khổ sao những người sống quanh cô bé như vậy. May là Nguyệt Cầm đã thức tỉnh, mặc kệ trước kia cô bé tàn tật thật, hay giả vờ.
- Thế con bé bây giờ ở đâu?
- Con không biết, nhưng ngày mai Cầm sẽ trở về quê.
Ông Kiên gật gù:
- Con bé không khờ khạo, rụt rè như sự thể hiện bên ngoài của nó. Xem ra nhận xét của Ba Thìn vậy mà đúng.
Kha nhíu mày:
- Anh Thìn đã nhận xét thế nào về Nguyệt Cầm hả ba?
Ông Kiên chưa kịp trả lời thì chuông điện cổng reo. Kha nhanh nhẹn chạy ra. Anh khá ngạc nhiên khi thấy ông Thực và Bích Chiêu.
Mỡ rộng cửa, Kha mời hai người vào nhà.
Vừa gặp nhau, hai ông bố đã nói ngay tới chuyện ngoài xứ, bỏ mặc “bọn trẻ” lơ láo ngồi kế bên.
Ông Thực vào đề ngay:
- Tôi thấy lo cho Hai Thể.
Ông Kiên lắc đầu:
- Chú ấy là con cáo già tinh quái, tôi nghĩ anh lo hơi thừa.
Ông Thực ngập ngừng:
- Có lẽ anh đúng. Nhưng tôi vẫn thấy xót.
- Dầu sao cũng máu mủ ruột rà mà. Người anh nên lo hiện nay là Nguyệt Cầm. Con bé đã từ vào Sài Gòn phẩu thuật chỉnh hình rồi đó. Nó vừa điện thoại cho Kha biết hồi chiều.
Ông Thực kêu lên:
- Nguyệt Cầm đã phẩu thuật chỉnh hình rồi à?
- Cô ấy không nói rõ và rất vội nên cháu không kịp hỏi.
Bích Chiêu liếm môi vì bất ngờ. Thì ra Kha và Nguyệt Cầm vẫn liên lạc với nhau.
Cô nhìn mọi người:
- Vậy lần đó người cháu gặp đúng là Cầm. Nhưng chị ấy nhất định không nhận mình là Nguyệt Cầm.
Kha nhíu mày:
- Em gặp Cầm lâu chưa?
- Khoảng hơn một tháng. Lúc đó chắc Cầm vừa phẩu thuật xong. Chị ấy đã mang được giày cao gót và mặc váy, trong rất thành thị, khi quay lại, chị ta còn dằn chân thật mạnh nữa.
Ông Kiên lắc đầu:
- Mới giải phẩu xong một thời gian ngắn như vậy, đi đứng bình thường đã là khó, nói chi mang giày cao gót. Chắc cháu lầm rồi.
Bích Chiêu dẩu môi:
- Cháu biết khi nói ra, ai cũng bảo cháu lầm, nhưng không nói, cháu ấm ức lắm ạ.
Kha tủm tỉm cười:
- Bây giờ đã nói xong, em khỏe chưa?
Chiêu chắc chắn:
- Em vẫn tin người đó là Nguyệt Cầm, dù em không thể giải thích tại sao. Trừ phi …… Ông Kiên nói tiếp khi Chiêu ngập ngừng:
- Trừ khi từ trước tới gì, Cầm giã v`, chứ con bé chẳng bị tật gì hết?
Chiêu reo lên:
- Bác đã đoán đúng ý cháu.
Ông Thực thắc mắc:
- Nguyệt Cầm làm thế với mục đích gì?
Ông Kiên xoa cằm:
- Chính vì không rõ lý do nên chúng ta mới lo cho Cầm.
Ông Thực dứt khoát:
- Nhất định tôi sẽ tìm hiểu chuyện này và sẽ đưa Cầm vào Sài Gòn để con bé hòa nhập với cuộc sống ở đây. Nó cần được đi học hoặc làm việc cho không cô đơn.
Ông Thực bỗng chuyển đề tài:
- Anh có biết tại sao khu rừng Cấm bị đợt truy quét rất lớn vừa rồi không?
Ông Kiên nhún vai:
- Đó là việc của kiểm lâm, làm sao tôi biết được.
Ông Thực cười:
- Anh không hời hợt như vậy đâu. Tất cả là nhờ những bài báo của anh. Nó đã đánh động nhiều đến đơn vị, cơ quan. Người ta truy quét lâm tặc, dẹp các bãi gỗ ở rừng Cấm để anh xây dựng làng HÒA BÌNH cho nạn nhân chiến tranh đó.
Ông Kiên bật cười:
- Chẳng lẽ những baì báo của một người viết nghiệp dư như tôi lại có tác động lớn đến thế?
Ông Thực nhướng mày:
- Đương nhiên. Đó là điều xã hội quan tâm mà. Chiến tranh để lại hậu quả của nó, lâm tặc phá rừng hại đến môi trường, hậu quả còn hơn cả chiến tranh. Anh đã đề cập tới hai vấn đề nhức nhối một lúc trong một bài báo nên kết quả đã vuvựt bậc. Giờ thì lo tìm người hổ trợ để lập làng đi. Tôi sẽ trở ra ngoài ấy để vẽ lại bản đồ đất đai của họ Vũ, sau đó sẽ hiến một phần để xây dựng làng HÒA BÌNH.
Kha hỏi tới:
- Bao giờ bác đi ạ?
Ông Thực đáp:
- Bác chưa ấn định được ngày giờ cụ thể. Nhưng chắc chắn là trong tháng này. Sao, cháu có định đi với bác không?
Kha vui vẻ:
- Cháu còn mấy ngày phép, nếu xin được, cháu sẵn sàng tháp tùng bác.
Bích Chiêu khịt mũi:
- Không biết anh yêu rừng hay yêu sơn nữ đây?
Kha xoa hai tay vào nhàu:
- Tôi yêu hổ trong rừng.
Mặt Chiêu đỏ bừng lên:
- Răng và móng vuốt của nó lợi hại lắm anh ráng liệu chừng đó.
Ông Kiên bỗng lên tiếng nói với ông Thực:
- Tôi đã thảo một dự án về làng HÒA BÌNH. Mời anh vào phòng làm việc xem qua với tôi.
Chỉ đợi hai ông bố đi khuất là Kha tấn công tiếp:
- Dầu sao với tôi, hổ cũng chị là một cô mèo ……bự. Mà loại mèo thì rất thích được âu yếm, vuốt ve.
Bích Chiêu lườm Kha một cái dài. Cô biết nếu tiếp tục cù cưa, chặc chắn sẽ thua mồm mép trơn tuột của Kha nên bèn lảng sang chuyện khác.
- Anh vẫn liên lạc thường xuyên với Nguyệt Cầm?
Kha lấp lửng:
- Tôi rất muốn thế, nhưng có được đâu.
Bích Chiêu bĩu môi:
- Không thành thật chút nào. Một lát nữa, thế nào ba em cũng bắt anh “khai” số điện thoại của Cầm.
- Tôi không biết. Thật đó. Nguyệt Cầm giấu chỗ ở của mình vì ngại làm phiền mọi người.
Chiêu chống tay dưới cằm:
- Tội gì Nguyệt Cầm phải khổ như vậy chớ. Lắm lúc em buồn vì chị ấy sao mà khách sáo, cứ xem gia đình em như người dưng.
Kha nhỏ nhẹ:
- Hoàn cảnh Nguyệt Cầm có khác nhiều người, nên cách nghĩ của Cầm cũng khác. Tôi hiểu tại sao cô ấy không muốn liên hệ với chúng ta. Em phải hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của cái sự “sợ làm phiền” mà Cầm luôn có sẵn ở đầu môi.
Bích Chiêu chớp mắt:
- Em không đủ sức hiểu Cầm như anh.
Không nghĩ Bích Chiêu chọc quê mình, Kha chân tình giải thích:
- Nguyệt Cầm sẽ mang tới rủi ro cho những người cùng họ, nên cô ấy vào Sài Gòn nhưng không tới nhà em.
Bích Chiêu nhìn Kha trân trối. Anh nói đúng, Chiêu không nghĩ tới chuyện dị đoan này, nhưng mẹ và dì Lài thì có. Rõ ràng hai bà đã giẫy nẩy lên khi nghe ba nói sẽ đưa Cầm về nhà. Nguyệt Cầm thật đáng thương. Lòng cô lại rưng rưng một chút, nhưng Chiêu vẫn băn khoăn nhớ tới cô em gái trong siêu thị.
- Trước đây, Nguyệt Cầm bảo là không có người thân quen nào ở Sài Gòn ngoài gia đình em, bác Kiên và anh, nhưng nếu đúng người em gặp là chị ấy thì rõ ràng Nguyệt Cầm đã nói dối. Vì người đàn ông đi với cô gái trông rất thành phố.
- Thế thì cô gái đó thì sao? Trông quê mùa hay thành thị? Cô ta có ….xiêu vẹo trên đôi giày cao gót không?
- Vậy thì không?
Kha xua tay:
- Em nhằm người rồi. Anh dám cá như thế. Nhất định không phải Nguyệt Cầm.
Bích Chiêu ấm ức:
- Ai thèm cá cuộc với anh. Anh không tin em vì nghe kể Nguyệt Cầm đi cùng người đàn ông khác chớ gì.
Kha bật cười:
- Em đúng là giỏi suy diễn. Nhất định anh sẽ xin nghĩ phép để về quê một chuyến nữa. Anh sẽ kể cho Cầm nghe câu chuyện “thần thoại” này xem cô nàng phản ứng ra sao.
- Coi bộ anh si tình nặng dữ rồi. Thế cái cô mà anh hay “alô. Anh đây”, đâu rồi?
Kha tự đắc:
- Thì vẫn ở một chỗ trong học tim anh chớ đâu.
Chiêu bĩu môi:
- Ở ngay trong tim còn chả giữ được anh, nói chi xa tít mù như Nguyệt Cầm.
Kha xua tay:
- Đừng nói về những người khác nữa. OK?
Bích Chiêu hỏi:
- Vậy chúng ta nói về gì bây giờ?
- Về chúng ta. Lâu quá không gặp, em dạo này thế nào nhỉ?
Bích Chiêu nhún vai:
- Vẫn bình thường.
Kha nghiêng đầu nhìn Chiêu:
- Vậy mà anh tưởng em vừa qua một ca phẩu thuật chỉnh hình tim cơ chớ.
- Tự nhiên em phải chỉnh hình tim ….Anh đừng nói gỡ đấy nhé.
- Tại anh thấy em dịu dàng, e ấp khác hẳn trước đây. Tim em chắc chắn có vấn đề với một anh chàng nào đó.
Bích Chiêu hất mặt lên:
- Tại sao em phải trả lời anh câu hỏi này nhỉ?
Kha nửa đùa nửa thật:
- Vì anh sợ có liên quan tới anh.
Bích Chiêu nóng mặt:
- Đúng là tự cao. Nói thật, chỉ có sống kiểu người cõi trên như Nguyệt Cầm mới liên quan tới anh, còn em hả ……không bao giờ.
Kha nhìn thẳng vào mắt Chiêu:
- Anh đang chờ xem cái “không bao gì” của em kéo dài đến bao giờ đây.
Bích Chiêu cũng nhìn thẳng vào đôi mắt tự phụ của Kha:
- Dường như anh thích sưu tầm nhiều trái tim phụ nữ?
Kha thản nhiên:
- Nếu đúng cũng đâu có gì xấu phải không? Với anh, trái tim phụ nữ là một kỳ quan. Ta có thể cảm nhận nó thổn thức, nghe nó hòa nhịp cùng tim ta, nhưng ta không bao giờ chạm vào nó được. Mỗi trái tim lại là một bí mật mà ta luôn háo hức khám phá.
- Anh đã khám phá được gì ở trái tim của Nguyệt Cầm?
- Chúng ta không nói về người khác mà. Em nên hỏi anh đã khám phá gì ở trái tim em thì hơn.
Bích Chiêu công môi lên:
- Em chưa bao giờ nghĩ sẽ thích nghe câu trả lời của anh.
- Em sợ bị lật tẩy bởi người khác à?
- Em ghét nhất là bối toán, bởi vậy cần gì nghe những lời đoán mò của anh.
- Anh thích có một cô em đanh đá như em vô cùng.
Bích Chiêu chớp mi:
- Cám ơn. Em đã có một ông anh. Bao nhiêu đó quá đủ rồi.
Kha tủm tỉm:
- Anh biết em sẽ trả lời như vậy.
Mặt Bích Chiêu đỏ lựng lên, cô nghiến răng:
- Anh đúng là quỷ sứ.
Kha ngơ ngác:
- Anh đã làm chi nên tội nhỉ? Chả lẽ anh hiểu thấu tim em rằng:
Bích Chiêu đã có một ông anh là quá đủ, cái cô nàng đang thiếu là một ông bồ sao?
Bích Chiêu đứng phắt dậy, cô gắt:
- Không thèm nói chuyện với anh nữa.
Dứt lời, cô bỏ ra ngoài sân, Kha lẽo đẽo theo sau. Anh vẫn thích trêu cho Bích Chiêu giận. Cô bé “vuốt hổ” này rất có cá tính. Cô thật chính xác khi bảo anh thích sưu tầm tim phụ nữ. Xem ra người hiểu Kha nhất lại chính là Bích Chiêu.
Bỗng dưng Kha nẩy lên ý tưởng bằng cách nào đó bổ sung thêm quả tim Bích Chiêu trong bộ sưu tầm của mình. Anh vốn thích mẫu phụ nữ dịu dàng, mềm mỏng biết chiều ý anh, nhưng cũng nên thay đổi sở thích một lần cho biết đủ mùi vị yêu.
Hứng thú với những gì đang diễn ra trong đầu, Kha càng vội bước theo Bích Chiêu.
Với kinh nghiệm của một tay thợ săn lõi đời, Kha lo gì mũi tên của mình không bắn trúng tim của một “cô hổ non” cơ chứ.
Kha giật mình ngồi phắt dậy khi thoáng thấy một bóng đen vút ra khỏi phòng, nhảy xuống cuối hành lang và hầu như biến mất khi anh chạy tới nơi. Tất cả im ắng như tờ. Người hay ma thế nhỉ? Dù buồn cười vì câu hỏi ngớ ngẳn của mình, Kha vẫn không khỏi ớn lạnh vì cái âm khí u ám, mốc meo suốt một dãy hành lang như xộc vào mũi anh.
Quay về phòng, Kha đốt thuốc. Anh ngồi nhìn ra cửa sổ. Đêm nay có trăng, trời trong nên từ đây anh vẫn nhìn tới khu nghĩa địa của nhà họ Vũ, no(i có rất nhiều người đang nằm dưới ba tấc đất.
Vừa rồi có phải một trong số họ vào phòng anh không? Kha nhớ tới những câu chuyện hồn ma về đòi trả lại chỗ của mình mà hồi nhỏ anh vẫn nghe bạn bè kể rồi thắc mắc.
Ma, chắc chắn không phải rồi. Vậy ai vừa lẻn vào đây nhỉ? Kha đoán không ra vì trong ngôi nhà này chỉ còn mình bà Nhì, anh và ông Thực. Bà Nhì ở dưới bếp, ông Thực ở phòng kế bên. Và cả hai người không ai còn trẻ để có thể chạy như bay giống như kẻ bí mật vừa rồi. Kẻ đó vào phòng Kha làm gì kìa? Hắn muốn hù dọa để anh sớm rời khỏi đây à?
Kha nhấp nhổm, anh muốn sang phòng ông Thực xem động tịnh thế nào, nhưng lại ngại. Kha sợ bị ông cười, chê mình nhát gan. Nếu bị chê, anh sẽ ……mất thế với Bích Chiêu, cô bé đỏng đảnh ấy cần một tay lì lợm, bản lỉnh như anh trị, và anh phải luôn tỏ ra có vẻ phong độ đối với Bích Chiêu. Dầu không nói, nhưng Kha thừa biết Chiêu ấm ức khi anh quay về đây mà không có cô như lần trước.
Kha khẻ thở dài. Nếu biết chuyến đi này buồn như vậy, anh đã không đi. Anh những tưởng sẽ được gặp Nguyệt Cầm, nào ngờ cô vẫn chưa về nhà như đã điện thoại với anh lần đó.
Vậy là Kha hụt một cuộc gặp gỡ lãng mạn trong một khung cảnh vừa thơ mộng, vừa bí hiểm. Anh đã trải qua một ngày chán ngắt, vô vị và có lẽ những ngày tới cũng chẳng khá hơn.
Có tiếng lục đục dưới nhà. Kha đứng dậy lắng nghe. Tay cầm cái đèn pin, anh bước nhẹ ra hành lang vắng ngắt và lần từng nấc thang xuống nhà dưới. Những ngọn đèn dầu nhỏ đặt ở bốn góc nhà hắt ra những tia vàng quạch khiến Kha phải lia cái đèn pin liên tục vào những hóc tối.
Không có ai ngoài con mèo đen nhảy từ nóc tủ thờ xuống cái ghế gần đó. Con mèo to thật, nhưng nó không thể là cái vệt đen lúc nãy trên lu được.
Trở về phòng, Kha phóng tầm mắt xuống khu vườn rộng phía trước nhà. Dưới trăng một bóng người đang đi. Dáng lừng khừng của hắn ta khiến Kha liên tưởng ngay tới Sáu Bảnh.
Kha căng mắt nhìn. Đúng là Sáu Bảnh rồi. Gã người ngợm tội nghiệp này đi lang thang hay co/ mục đích đây nhỉ? Gã có thể leo vào ngôi nhà này không? Biết đâu chừng cái bóng lúc nãy là Sáu Bảnh? Nhưng nếu đúng vậy thì Sáu Bảnh vào đây làm gì?
Kha dõi mắt nhìn theo cho tới khi Sáu Bảnh vào nghĩa trang và mất dạng sau dãy mộ lớn của cụ cố nhà họ Vũ.
Trăng lẫn vào mây, cảnh vật trước mắt Kha trở nên tăm tối. Anh chui vào giường, cố dỗ giấc ngủ và mong sao trời mau sáng.
Kha thiếp đi lúc nào không hay. Anh chỉ tỉnh dậy khi bị bà Nhì lay gọi:
- Có người tìm cậu đấy.
Mắt nhắm mắt mở, Kha hỏi:
- Ai vậy dì?
Bà Nhì cộc lốc:
- Thằng Ba Thìn! Rồi bà già câù nhầu một mình:
- Mới ra một ngày đã kết bè kết đảng. Thằng Ba Thìn không vừa đâu nghen.
Kha đanh giọng:
- Anh Ba Thìn là anh cháu đấy.
Bà Nhì gặng lại:
- Rồi sao? Anh cậu thì quý giá gì. Xứ này ai chả biết họ Hoàng họ Vũ không đội trời chung. Cậu cứ tìm cớ vào nhà này, chắc chắn có ý đồ.
Kha nóng mặt định “sạc” cho bà già hay càm ràm này một mách, nhưng anh cố nhịn. Dầu sao Kha cũng là khách mà.
Làm vệ sinh cá nhân xong, anh đi như chạy ra trước sân. Ba Thìn ngồi chờ Kha trên chiếc 67 đầy bụi.
Thấy anh, Ba Thìn hất hàm:
- Cà phê cà pháo gì chưa?
Kha lắc đầu, Ba Thìn đạp máy:
- Vậy thì đi đi. Tôi dọn sẵn mọi thứ ở nhà rồi. Chỉ chờ cậu về là mình ăn sáng.
Dọc đường Thìn chẳng nói năng gì, Kha cũng làm thinh. Con đường trước đây rộn ràng những hàng xe bò chở củi gỗ giờ vắng tanh.
Tới nhà, hai anh em ngồi xuống bàn. Nhắc bình thủy chế nước vào hai phin cà phê, Ba Thìn hỏi:
- Sao chú Kiên không về mà lại là cậu?
Kha trả lời:
- Ba tôi đâu thể bỏ bệnh viện mãi được.
- Thế cậu về với ông Thực có chuyện gì?
Kha so vai:
- Thú thật, tôi về với mục đích thăm Nguyệt Cầm vì nghe cô ấy mới phẩu thuật chỉnh hình chân, nhưng …… Ba Thìn ngắt lời:
- Nhưng không gặp chớ gì. Hà, chú mày mắc lỡm con yêu nữ ấy rồi.
Kha chau mày khó chịu vì lời khó nghe của Thìn. Anh nhắc phin cà phê xuống, khuấy đường trong ly cho tan.
Ba Thìn nheo mắt:
- Này! Cầm đã nhỏ to ngon ngọt gì với cậu hả? Con b'e đã ngã vào lòng cậu chưa?
Kha lắc đầu:
- Chúng tôi chỉ là chỗ sơ giao.
Ba Thìn cười khà khà:
- Sơ giao mà vượt mấy trăm cây số đi thăm. Khó tin lắm. Nhưng tôi tin cậu và mừng …… Kha sốt ruột vì kiểu lấp lửng của Thìn, anh lầu bầu:
- Tôi chả hiểu anh mừng chuyện gì nữa.
Bưng tách cà phê của mình lên, Thìn uống một ngụm to rồi nói:
- Tôi biết cậu khó chịu khi tôi gọi Nguyệt Cầm là yêu nữ. Nhưng thật sự là vậy mà. Nó đã khiến bao nhiêu người thất điên bát đảo rồi cậu biết không?
- Một cô gái tàn tật mà có quyền lực đến thế sao?
Ba Thìn bắt bẻ:
- Chả phải cậu quay lại đây cũng vì con nhỏ à?
Kha bối rối:
- Tôi chỉ muốn cùng bác Thực khuyên Nguyệt Cầm về Sài Gòn sống vì thấy ở đây cô ấy lẻ loi đơn độc quá.
- Nếu Cầm là một thằng đực rựa, hoặc một con nhóc xấu xí, chắc cậu chẳng nhiệt tình như vậy?
Kha hơi quê, anh xẵng giọng:
- Sài Gòn thiếu gì con gái đẹp.
- Đành là vậy, nhưng đàn ông thường khoái của lạ. Cậu cũng là đàn ông, mà là đàn ông đa tình nữa chứ.
Kha gắt:
- Anh mời tôi ra uống cà phê hay để nói chuyện Nguyệt Cầm.
- Tôi đã từng hứa sẽ kể cho cậu nghe nhiều chuyẹn, trong đó có cả Nguyệt Cầm.
Kha rành rẽ:
- Nếu là nói xấu, tôi không nghe đâu.
- Cậu xem tôi như những mụ đàn bà ngồi lê đôi mách sao? Tệ thật.
- Xin lỗi. Nhưng tôi thấy anh rất ác cảm với Nguyệt Cầm, trong khi cô ấy đáng thương.
Ba Thìn nở một nụ cười khó hiểu.
- Hãy khoan kết luận về một người khi chưa biết nhiều về họ.
- Anh nói vậy là sao?
Thìn bỗng chuyển sang chuyện khác:
- Chú Kiên có cho cậu biết kế hoạch xây dựng lại toàn bộ khu rừng Cấm không?
Kha gật đầu:
- Có. Ba tôi dự định thành lập một làng Hòa Bình cho những người bị nhiễm và là nạn nhân của chất độc màu da cam.
Ba Thìn xoa cằm:
- Đó là một kế hoạch đầy ắp lòng nhân, nhưng muốn thực hiện được, không dễ chút nào.
Kha chủ quan:
- Tôi lại không nghĩ như anh vì tới bây giờ, ba tôi lẫn bác Thực đều được các cấp chính quyền, đoàn thể ủng hộ.
- Phần lớn đất sẽ hiến để thành lập làng là thuộc chủ quyền của họ Vũ. Mà trong họ Vũ đâu phải ai cũng vì người khác như ông Thực. Sẽ có tranh chấp quyền thừa kế đấy.
Kha ngạc nhiên:
- Họ Vũ còn ai đâu mà tranh chấp? Chú Hai Thể chúng ta không bàn tới rồi.
Ba Thìn lơ lửng:
- Vẫn còn đấy. Cậu cứ nhớ là ra thôi.
Kha ồ lên:
- Nguyệt Cầm à? Cô ấy rất ủng hộ việc làm này, anh hiểu lầm đấy.
- Bằng mắt, nhưng không bằng lòng mới khó chơi đấy.
- Chậc! Anh lại ác cảm với Cầm rồi.
- Tôi biết trước cậu sẽ nói thế, nên đã tran'h không nhắc đến tên con nhỏ. Cậu cứ chờ xem trò đời. Nguyệt Cầm từng biến người thành điên vĩnh viễn đó.
Kha hoang mang:
- Anh muốn nói ai?
Thìn vấn một điếu thuốc rê:
- Chắc cậu từng nghe giọng ….oanh vàng giữa đêm của Sáu Bảnh?
- Có. Tôi biết hắn ta. Một gã tâm thần.
Rít một hơi dài, lim dim mắt, Thìn lại hỏi:
- Nhưng vì sao hắn điên, chắc cậu không biết?
Kha bắt đầu quạu vì kiểu hỏi dần lân của Ba Thìn. Nhưng anh vẫn từ tốn nói:
- Họ Vũ thiếu gì người dị dạng, thất thường. Anh ta tâm thần bẩm sinh mà.
Ba Thìn lắc đầu:
- Cậu lầm rồi. Sáu Bảnh không phải người họ Vũ, anh ta điên cách đây không lâu vì bị lừa cả tình lẫn tiền.
Kha ngỡ ngàng:
- Anh muốn nói Nguyệt Cầm?
Ba Thìn trầm giọng:
- Đúng vậy. Sáu Bảnh và Nguyệt Cầm trước kia là một cặp đẹp đôi, đã đám hỏi rồi đấy chứ. Lúc đó, chú Hai Thể và ông Đỉnh, ba Nguyệt Cầm bắt đầu hợp tác khai thác đất nhà để làm bãi gỗ. Vì không có vốn nên ông Đỉnh đã hỏi mượn chàng rể tương lai một số vàng. Sáu Bảnh muốn “lấy le” với ông bố vợ, cùng cô vợ xinh đẹp nhất vùng nên đã mạnh dạn bán ngôi nhà được cha mẹ để lại cho mình ngoài thị trấn để hùn hạp làm ăn. Không còn chỗ ở, xem như Sáu Bảnh về nhà Nguyệt Cầm làm rể Chương Đài từ dạo đó.
Kha nôn nóng:
- Rồi chuyện gì đã xảy ra?
Ba Thìn vẫn chậm rãi:
- Chắc là rất nhiều chuyện xảy ra, nhưng có lẽ tôi chỉ nên kể câu chuyện tồi tệ mà dân ở đây tới giờ vẫn còn xì xào, mỗi khi Sáu Bảnh lên cơn. Lần đó Sáu Bảnh được chú Thể và ông Đỉnh giao cho đi gỗ vào Sài Gòn, nghe nói chuyến đi đó toàn gỗ loại một mà nếu không phải con rể chưa chắc Sáu Bảnh đã được nhận việc này.
Rít một hơi thuốc, Ba Thìn kể tiếp:
- Thế nhưng Sáu Bảnh không thể lường trước được mọi chuyện sẽ xảy đến cho mình trên đường đi.
Im lặng một lúc như cho Kha phải sốt ruột hơn, Ba Thìn mới kể:
- Xe gỗ vừa ra khỏi địa phận của tỉnh thì bị giữ lại, Sáu Bảnh lót tiền nhưng không xong, cậu ta bị nhốt gần một năm trời, đến khi được thả ra, mọi việc đã rồi.
Kha nhíu mày:
- Nghĩa là sao?
- Ông già vợ trở mặt vì lý Sáu Bảnh đã để kiểm lâm tịch thu gỗ. Số gỗ ấy tương đương với số vàng trước kia Bảnh cho ông ta mượn, nên bây giờ ông ta “xù đẹp”, xem như đôi bên huề.
Kha thừ người ra, mấy giây sau anh hỏi:
- Nguyệt Cầm không có phản ứng gì à?
- Phản ứng gì cơ chứ?
- Phản đối cách cư xử của ba mình chẳng hạn.
Ba Thìn cười nhạt:
- Tiếc rằng Nguyệt Cầm lại đồng ý cách giải quyết bất nhân đó. Tệ hơn nữa là cô bé đã cặp với tay chận bắt xe gỗ lậu của Sáu Bảnh, trong thời gian hắn nằm gỡ lịch trong tù.
Kha nuốt nước bọt và nghe miệng mình khô khốc. Nguyệt Cầm trong tinh khôi thế kia mà lại ….. - Tự dưng một lúc mất cả tình lẫn tiền, Sáu Bảnh đâu có chịu. Hắn tìm đủ mọi cách để gặp Cầm, nhưng con nhỏ trốn hắn rất kỷ. Một lần Nguyệt Cầm từ bãi gỗ ở cạnh từ đường về nhà mình, đã bị Sáu Bảnh chận lại. Chả biết hai bên gây gổ, gấu ó chuyện gì, xô xát ra sao mà cả hai người cùng té xuống vực ngay khúc quanh cùi chỏ của dốc Cây Da. Khi mọi người hay được thì Nguyệt Cầm đã bị gãy chân, còn Sáu Bảnh thì hôn mê bất tỉnh.
Kha ngậm ngùi:
- Khi tỉnh dậy, anh ta đã trở nên như bây giờ. Đúng không?
Ba Thìn gật đầu:
- Trong lúc đó Nguyệt Cầm chỉ chống nạng một thời gian là bình thường trở lại.
Kha hỏi lại:
- Cầm ngồi xe lăn là vì từng bị gãy chân chứ không phải cô ta có tật bẩm sinh à?
- Con yêu nữ ấy mà tật nguyền gì. Nó vờ ngồi xe lăn, vờ hiền diụ, e dè để đừng ai để ý tới nó, tưởng nó là một cô nàng khờ khạo, yếu đuối. Chớ thật ra như tôi đã nói, Nguyệt Cầm là cánh tay phải đắc lực của gã thoái hóa ấy chứ.
Kha vuốt mặt:
- Chuyện này thật khó tin.
Vứt tàn thuốc xuống đất rồi lấy chân đè cho nó bẹp đi, Ba Thìn thản nhiên:
- Cậu cứ đi mà hỏi người xứ này. Miệng thế gian như cái ……đít bò, phải lấy mo che lại, nhưng không có sai đâu.
Kha ngồi trơ ra như khúc gỗ. Anh có nên tin Ba Thìn không? Ngay từ buổi đầu găp anh, Thìn đã để lộ ác cảm với Cầm. Biết đâu giữa hai người từng xảy ra mâu thuẩn, nên tất cả những gì tệ nhất, Thìn đều trút hết vào Cầm cho bõ ghét.
Kha bức xức xoay cái ly, Ba Thìn đâu phải hạng người nhỏ nhen đó, nhưng tại sao anh vẫn thâý khó tin ông anh họ của mình. Trong thâm tâm anh, Nguyệt Cầm không thể như lời Thìn nói.
Giọng Ba Thìn lại vang lên:
- Hiện giờ Nguyệt Cầm ở Sài Gòn với gã ăn hối lộ đã bị kỷ luật.
Kha nhíu mày:
- Sao anh biết?
- Trời ơi! Dân ở đây mà không biết mới kỳ đó. Gã ấy tên Tấn, hiện có nhiều cơ sở bán gỗ ở Sài Gòn, hắn giàu sụ nhờ làm ăn phi pháp. Đợt vừa rồi, chú Thể sất bất sang bang, trốn chui trốn nhủi chớ Nguyệt Cầm và Tấn có hề hấn gì đâu.
Kha gượng cười:
- Đúng là bất ngờ cho ông Thực.
- Và cả cho cậu nữa chứ.
Kha nhún vai:
- Đương nhiên. Nhưng tôi thì ăn thua gì.
Nói như thế, nhưng trong lòng Kha chợt rã rời. Từng trải như anh thế mà bị lừa. Anh đã đánh giá thấp Nguyệt Cầm chỉ vì nghĩ cô là một thiếu nữ tàn tật, quê mùa đang cần giúp đỡ. Anh cho rằng Cầm yếu đuối, thậm chí có vấn đề tâm lý luôn sống trong lo âu, bị ám ảnh về một lời nguyền cách đây cả trăm năm. Ngờ đâu tất cả là một trò hề. Cầm đóng kịch đạt quá. Nhưng cô ta cần gì phải làm thế co( chứ? Cầm khiến anh thắc mắc vô cùng.
Ba Thìn cao giọng:
- Tấc đất tấc vàng, ông Thực sẽ gặp khó khăn khi muốn hiến đất, dù đó là phần đất của mình.
Kha từ giã Ba Thìn với tâm trạng của người bị lường gạt, dù anh chưa bị gạt mất gì, nhưng đây là một thất bại đầy ấn tượng, khiến một gã tự kiêu như Kha phải …….mắc nghẹn khi nhớ lại.
Về nhà, Kha ngạc nhiên đến mức chẳng thốt nên lời khi thấy Nguyệt Cầm. Cô đang ngồi trên những bậc tam cấp với vẻ mặt đợi chờ ai đó.
Lẽ ra phải mừng rỡ chạy tới bên cạnh, Kha bỗng dè dặt hỏi:
- Em về hồi nào vậy?
Nguyệt Cầm cười với nụ cười đẹp mê hồn khiến anh ngẩn ngơ:
- Được một tiếng đúng.
- Sao em ngồi đây?
- Em ngồi đợi anh đấy.
- Chân em sao rồi?
Nguyệt Cầm duỗi thẳng đôi chân dài của mình rồi nghiêng đầu bảo:
- Hoàn toàn bình thường. Em rất vui khi được xuất hiện trước mặt anh mà không cần xe lăn hay nạng chống.
Đưa tay về phía Kha, cô chúm chím cười. Anh nắm bàn tay rất mềm của Cầm và khẻ kéo cô đứng dậy. Nguyệt Cầm loạng choạng ngã bổ vào ngực anh. Trong phút chóc, Kha bỗng quên hết những lời của Ba Thìn. Anh bồi hồi khi nghe cô e ấp, xấu hổ:
- Anh kéo mạnh quá hà. Em bắt đền anh đó.
- Muốn anh đền cái gì đây?
Nguyệt Cầm đẩy Kha ra, mặt đỏ bừng trông thật đáng yêu:
- Đừng đùa, tội nghiệp em.
Kha chạnh lòng vì câu nói đó. Anh dìu cô bước xuống tam cấp rồi khen:
- Trông em yểu điệu hơn cả một cô gái bình thường.
Mắt Nguyệt Cầm long lanh:
- Tất cả là vì anh, nếu không gặp anh, em chưa bao giờ nghĩ tới chuyện phẩu thuật chỉnh hình đâu.
Giọng đằm xuống, Nguyệt Cầm xúc động:
- Em không còn đau khổ khi nghĩ tới cảnh Bích Chiêu được tung tăng bên anh, riêng em phải ngồi trong xe lăn nhìn theo qua màn nước mắt. Từ giờ trở đi, em có thể cùng anh đến bất cứ nơi đâu.
Kha bối rối một chút vì những gì vừa nghe. Anh hoang mang, mâu thuẩn với chính mình.
Giá như lúc nãy đừng trò chuyện với Ba Thìn thì cuộc hội ngộ này tuyệt biết bao. Nhìn gương mặt thánh thiện, đôi mắt ngơ ngác như nai của Nguyệt Cầm, Kha khó có thể tin Ba Thìn được. Nhưng lẽ nào Thìn nói dối?
Tim anh nhoi nhói đau, Kha làm thinh. Nguyệt Cầm lo lắng:
- Em xin lỗi vì đã nhắc tới Bích Chiêu của anh bằng giọng ganh tỵ không nên có.
Rồi cô tủi thân:
- Lẽ ra em phải chấp nhận ngôi vị kẻ thứ ba, không cần mà có của mình. Em chỉ làm anh khó xử thôi.
Dứt lời, Cầm bước đi bằng những bước chân nghiêng ngả của một người say sắp té. Thế là Kha lại đưa tay đỡ.
Như đứa trẻ gặp uất ức được ngả vào lòng người lớn, hầu mong được chở che, Nguyệt Cầm vùi mặt vào ngực Kha khóc tức tưởi.
- Ở Sài Gòn, em muốn gặp anh biết bao, thế nhưng em đã cố dằn vì nghĩ tới Bích Chiêu ….
Kha buột miệng:
- Với anh, Bích Chiêu như một cô em gái.
Nguyệt Cầm hỏi ngay:
- Thế còn em?
Kha lau giọt nước mắt trên bờ má trắng mịn của Cầm và chẳng biết sẽ trả lời thế nào.
Kha bước theo cô và hỏi:
- Em ở lại đây hay sẽ vào Sài Gòn?
Môi nhếch lên chua chát, Cầm hỏi lại:
- Ở đó có chỗ cho em sao?
- Bác Thực rất muốn đưa em về nhà.
Nguyệt Cầm cười khẩy:
- Nhưng em không muốn.
- Vì Bích Chiêu à?
Nguyệt Cầm im lặng, Kha nói:
- Bích Chiêu rất quý em.
Nguyệt Cầm khẻ cười:
- Đó là một cách thương hại, giống như anh đã thương hại em. Giờ em đã vững vàng trên đôi chân của mình, chắc Bích Chiêu sẽ không quý em nữa đâu, nhất là khi nó biết được lý do em chịu phẩu thuật chỉnh hình chân.
Kha nhẹ nhàng:
- Anh đã bảo tụi anh không có gì rồi mà.
Mắt Cầm bừng sáng lên. Kha như bị hút bởi một ma lực, anh đến sát bên cô và để Cầm ngả vào lòng mình.
Đặt ngón tay bé xíu lên môi Kha, Nguyệt Cầm thỏ thẻ:
- Hãy cắn mạnh vào tay em, cắn thật đau để em tin đây là sự thật chớ không phải mo( đi. Kha! Anh biết không, em đã từng mơ như thế này bao nhiêu lần, nhưng đoạn cuối của giấc mơ mới kinh khủng làm sao. Anh luôn bỏ em để đi với Bích Chiêu. Em trên đôi nạng chạy đuổi theo và vấp ngã …..Khi tỉnh lại chỉ mình em và đôi chân tàn tât.. Em sợ phải gặp lại cảm giác đó lắm.
Mắt rơm rớm, Nguyệt Cầm ngước lên nhìn Kha, hôn nhẹ lên tay cô, giọng nồng nàn:
- Sao anh có thể làm đau em khi anh chỉ muốn hôn em thôi.
- Em …..em ….không quen đâu.
Kha bật giọng:
- Em chưa từng yêu sao?
Nguyệt Cầm thoáng ngỡ ngàng, cô cắn môi:
- Rất tiếc, em chưa từng gặp người nào như anh, hơn nữa, em là một kẻ tàn tật.
Kha xốn xang trong lòng. Anh hỏi:
- Lúc nãy anh đi với ai, em biết không?
Càm nhè nhẹ gật đầu:
- Em biết và biết chắc rằng Ba Thìn đã nói đôi điều về em.
- Thế anh Thìn nói đúng hay sai?
Mặt tối sầm lại đau đớn, Nguyệt Cầm không trả lời, nước mắt cô thi nhau tuôn dài khiến Kha phải quay đi vì không chịu nổi. Anh muốn nghe sự thật và chỉ sự thật mà thôi.
Nguyệt Cầm nghẹn ngào:
- Em cho rằng anh Thìn nói những gì anh ấy thấy mà không hiểu nguyên nhân. Em là một con bé bất hạnh, chưa bao giờ được làm chủ cuộc đời mình. Em luôn bị ràng buộc bởi gia đình, gia tộc và em chỉ biết nhắm mắt chấp nhận mọi việc sắp xếp để trong nhà được êm ấm.
Chùi nhẹ nước mắt tràn trụa, Cầm nói tiếp:
- Tu(` bé tới lớn, em chỉ quẩn quanh trong nhà không tiếp xúc với người đàn ông nào. Mãi đến khi ba bắt em phải ưng làm vợ Sáu Bảnh, người đang làm ăn chung với ba và chu Thể, em mới có dịp trò chuyện với người khác phái.
Thở dài ai oán, Cầm thở than:
- Em không biết yêu là gì mà chỉ biết chờ ngày đám cưới, thế nhưng Sáu Bảnh không phải người hiền lành, chân thật như ba em tưởng. Anh ta luôn qua mặt ba trong những chuyến mua bán gỗ, đã vậy Bảnh còn bảo thủ, lấy tiền làm vốn riêng. Một lần chỡ hàng về Sài Gòn, Bảnh đã bán hết gỗ rồi không giao lại tiền mà vu lên rằng toàn bộ gỗ đã bị kiểm lâm tịch thu. Ba em quá giận, đã cắt đứt làm ăn với Sáu Bảnh và tuyên bố tu(` hôn.
Mắt đỏ hoe, Nguyệt Cầm nói tiếp:
- Sáu Bảnh sanh long hận, hắn luôn rình rập để tìm gặp cho bằng được em. Hôm đó cả nhà đi vắng, Sáu Bảnh đã leo lên lầu để định làm nhục em ….. Giọng nghẹn lại, tay run rẩy, Cầm không nói được mà chỉ khóc. Kha ôm cô:
- Đừng khóc nữa nếu chuyện củ làm em khốn khổ như vậy …….
Nguyệt Cầm hít một hơi dài:
- Em không muốn giấu anh điều gì cả, nên dù khốn khổ thế nào em cũng nói hết với anh.
Kha vuốt nhẹ tóc cô:
- Cứ thong thả, từ từ, xúc động quá sẽ làm em mệt.
Cầm nắm chặt hai tay vào nhau, giọng bình tỉnh hơn:
- Hắn đã dồn em đến lan can, trong lúc xô xát, cả hai đã hụt chân té xuống. Em chỉ bị trầy trụa, nhưng Sáu Bảnh thì hôn mê bất tỉnh một thời gian dài. Khi tỉnh lại, anh ta đã thành một người khác. Anh ta là nỗi ám ảnh dai dẳng suốt đời em.
Kha nhỏ nhẹ:
- Đó là lý do tại sao Bảnh hay lang thang quanh ngôi nhà này?
Cầm gật đầu:
- Mọi người bảo dù mất trí, nhưng anh ta vẫn chưa quên em. Và mãi mãi em là kẻ có tội. Phải không anh?
Kha dịu dàng:
- Không nên nghĩ quẩn quanh như vậy. Suy cho cùng, em là nạn nhân của hắn kia mà.
Mắt long lanh, Cầm thì thầm:
- Cám ơn anh đã hiểu và an ủi em. Em mong từ giờ trở đi, cuộc sống của em sẽ rẽ sang ngõ khác. Một ngõ có nhiều cỏ hoa và có anh đi cùng.
Kha chợt bối rối vì lời nói đầy tình ý của Nguyệt Cầm. Rõ ràng cô đã đặt trọn tin yêu vào anh. Cô đã kể một phần đời của mình cho Kha nghe. So với câu chuyện của Ba Thìn thì cô kể có vài điểm khác. Anh muốn hỏi về tay kiểm lâm, về những thắc mắc, nghi ngờ trong lòng rồi lại thôi vì sợ Nguyệt Cầm bị tổn thương.
Lúc Kha còn đang suy nghĩ thì Nguyệt Cầm đã nói tiếp:
- Em rất cần có anh, anh biết không. Lần đầu nhìn thấy anh, anh đứng cạnh Bích Chiêu, tim em bỗng nhói lên. Một cảm giác kỳ lạ, em chưa bao giờ gặp bỗng phút chốc xâm chiếm lấy toàn bộ tâm hồn em. Cố dằn lòng bao nhiêu, tim em càng đập mạnh bấy nhiêu. Đêm đó em thao thức suốt. Tiếng hú, tiếng kêu gào của Sáu Bảnh như một thực tại đáng nguyền rủa khiến em tuyệt vọng với số phận đã an bài. Em đau đớn nghĩ rằng em không bao giờ có được anh.
Giọng trầm xuống như tắt hẳn, Cầm nói qua hơi thở:
- Đến tận bây giờ, đang ở kề bên anh, em vẫn khổ vì suy nghĩ đó. Kha ơi! Hãy nói gì với em đi, dầu lời nói đó có thể khiến tim em ngừng đập vì thất vọng em vẫn tha thiết được nghe.
Nhìn ánh mắt đợi chờ, đôi môi mấp máy trên gương mặt trắng như men sứ thánh thiện của Nguyệt Cầm, anh biết mọi lời nói của mình lúc này đều là thừa.
Cúi xuống, Kha đặt nhẹ lên môi Cầm một nụ hôn. Cô lã người, tựa hẳn vào anh. Trong phút chóc, Kha quên hết những gì Ba Thìn đã nói. Anh đang ôm trong tay một cô gái đẹp, và dù cô ta là hồ ly tinh chăng nữa, Kha cũng không ngăn được nỗi đam mê của mình.