Vượt qua vô vàn khó khăn, cuối cùng hai người mới được toại nguyện. Đám cưới vừa xong là Văn mệt phờ người, anh ngủ vùi một đêm mãi gần giữa trưa hôm sau mới giật mình tỉnh dậy. Vừa mở mắt ra, anh đã nhận được một tiếng thở dài ngay bên cạnh.
Văn quay sang nói với tác giả tiếng thở dài vừa rồi và lại nhận thêm một cái ngúng nguẩy, xoay người nhanh sang nơi khác kèm theo tiếng thở dài còn dài hơn.
Người ta biết lỗi rồi mà. Chỉ vì đêm qua anh quá say, khi vào tới phòng đã không còn biết trời trăng gì nữa. Thậm chí anh còn không biết có em nằm bên cạnh nữa!
Cho đến lúc này Ngọc Mai mới chịu quay mặt lại, giọng vẫn còn hờn dỗi:
- Đêm động phòng của anh là như vậy đó hả?
- Biết lỗi của mình nên Văn lại xuống giọng hơn nữa:
- Biết lỗi rồi mà... tha cho lần đầu đi, rồi anh sẽ đền bù xứng đáng cho.
Ngọc Mai bật dậy ngay, vừa chỉ tay xuống nệm, nơi có vai ba vết màu đỏ loang lổ:
Anh hưởng đời con gái mà như vậy đó sao? Anh có biết là suốt đêm qua em khóc bao nhiêu nước mắt không?
Văn cũng giật mình và bật dậy ngay, mắt nhìn vào dấu vết đó vừa run giọng hỏi:
- Anh... anh đã làm gì?
Lần này không phải là tiếng thở dài nữa, mà là một tiếng kêu thảng thốt:
- Anh không biết mình đã làm gì?
- Ờ... anh say quá, có ngóc đầu dậy nổi đâu...
Vậy vậy ai đã làm ăn như gà mổ. Làm tiêu đời con gái người ta mà chẳng màng tới kết quả ra sao nữa. Ai đã...
Văn thật sự tỉnh táo:
- Em nói đêm qua anh đã.. đã... làm gì? Anh còn mặc nguyên quần áo đây mà! Anh...
Văn không ngờ chỉ câu nói đó của mình mà Ngọc Mai đã oà lên khóc! Quá đỗi ngạc nhiên, Văn hỏi:
- Em làm sao vậy, Mai? Anh nói không phải sao, anh ngủ như chết và có làm gì đâu?
Thêm câu nói này nữa thì sức chịu đựng của Mai da hết, cô nhảy phóc xuống giường, vừa ôm mặt khóc vừa chạy bay ra khỏi phòng. Văn gọi với theo:
- Mai! Dừng lại đã.
Vừa đuổi theo vợ, Văn vừa cảm giác đầu mình nặng như chì, anh lảo đảo và suýt ngã sấp ngoài cửa. Nhưng tay Mai cứ nhắm hướng đường xe mà chạy, nên Văn cũng phải cố đuổi theo.
Trong khi đó thì mấy bà cô, bà dì tới dự cưới đêm qua còn ngủ lại trong nhà, khi nghe cuộc đuổi bắt của vợ chồng Văn đã cùng thức dậy ra xem. Họ đã không tiếp Văn đuổi theo giữ Mai lại mà còn đứng nhìn nhau và cười. Bà cô thứ Sáu còn trẻ nên bạo miệng hơn, đã lên tiếng:
- Thằng Văn này không biết tâm lý gì hết. Chắc là con nhỏ vừa ngủ dậy thấy bị... mất đời con gái nên mắc cỡ! Mà thằng cũng tệ, phải biết tâm lý con gái chứ nó cảm giác như bị mất, đồng thời như phạm tội.. Chắc là thằng Văn nói gì không khéo làm cho con nhỏ quá ngượng mà bỏ chạy đó, Chắc là chạy về bên nhà.
Bà dì út kéo tay mấy bà kia:
- Mình vào coi kết quả có đáng mừng không?
Cả bốn bà vừa cô vừa dì đã cùng bước vào phòng tân hôn của vợ chồng Văn. Người la lên đầu tiên là cô Sáu:
- Điểm son rồi chị Hai ơi! Chị trúng độc đắc rồi!
Trúng số rồi!
Mấy bà kia sau khi nhìn mấy đốm màu đỏ trên nệm cũng đều la lên.
- Hỉ sự thật rồi!
Đối với các bà còn nặng cổ tục thì việc nhìn thấy dấu vết "con gái" sau đêm tân hôn của cô dâu là điều đại hỉ, nên việc họ cùng la lớn mà không ngượng là có lý của nó.
Bà mẹ chồng Hai Ngân từ trong bước ra, chỉ nghe thôi cũng dã mạn nguyện, bà thở một hơi dài nhủ trút được gánh nặng:
- Suốt đêm qua tới giờ tôi cứ ngay ngáy trong lòng..
Rồi bà quay sang các chị em chồng phân bua, Cưới vợ cho con thời nay nó cực vậy đó. Lo nết ăn nết ở của nó chỉ một, mà lo.. đời con gái của nó còn không là gấp mười lần! Tôi thấy con Ngọc Mai sống theo tân thời nên cũng lo lo. Cũng may, trời còn thương nhà này.
Mấy bà kia được dịp tự tán dương mình:
- Thấy không, tụi này có con mắt tinh đời mà, thoạt nhìn đã biết con nhỏ có phước tướng, cưới nó về rồi đây chị Hai phát tài cho coi!
Một bà dì lại nói:
- Có được con dâu còn., "nguyên vẹn" là điều phải ăn mừng lớn đó! Thôi, bảo tụi nó đem giặt tấm drap đi, để con nhỏ lại mắc cỡ nữa bây giờ!
Nhưng bà cô Sáu lại nói:
- Không cần. Phải để cho con Mai nó tự đi giặt, còn mình thì hãy đóng cửa lại, làm như không biết gì...
Nửa giờ sau..
Trong lúc cả nhà đang phấn khởi trước dấu hiệu vui thì Văn trở về với bộ mặt rầu rĩ, Anh thấy mọi người nhìn mình thì bực dọc:
- Làm như con là quái vật hay sao vậy?
Bà Hai Ngân phải lên tiếng:
- Mấy cô mấy dì đang có ý định làm bữa tiệc riêng mừng vợ chồng con đó!
Văn trố mắt:
- Mừng chuyện gì?
Cô Sáu là người bạo miệng nhất:
- Chuyện con có được con vợ đại hỉ!
Dì út thì nói:
- Thời buổi này mà được con vợ như nó là đại phước đó! Thiên hạ bỏ ra bạc triệu cũng không có, chứ phải chơi đâu!
Thật bất ngờ, Văn buông một câu:
- Có gì đâu mà quý, máu lươn đó?
Bà Hai Ngân nghe như sét đánh ngang tai, bà há hốc mồm tồi vài giây sau mới hỏi:
- Con... con nói gì?
Văn nói toẹt ra:
- Con mới chạy qua nhà cô ta hỏi cho ra lẽ, tuy cô ta không chịu nhận, nhưng con biết chắc đó là... máu lươn! Chứ có phải...
Cô Sáu la lên:
- Tụi bay điên rồi hay sao mà làm vậy? Sao mày biết Văn sa sầm nét mặt vốn đã nặng từ nãy giờ:
Đêm qua con say bí tỉ, ngủ mê như chết thì làm sao... có chuyện đó được. Cô ta đã...
Bà Hai Ngân chụp lấy vai con:
- Chuyện này có thật!
Còn thật với giả gì nữa. Sáng nay khi thức dậy con biết chắc mình... không có làm gì hết, vậy mà cô ta lại trách con. Làm ăn không ra gì, rồi còn nổi giận bỏ chạy khi con tỏ ý nghi ngờ. Đến khi con chạy theo về nhà cha mẹ cô ấy, hỏi thì cô ấy làm dữ, đóng ầm cửa lại không thèm tiếp chuyện với con. Má coi như vậy có tức không!
Bà Ngân thừ người ra trước cái tin bất ngờ này, mãi một lúc sau bà mới thở dài một tiếng rồi lặng lẽ bỏ đi về phòng riêng. Mấy bà dì bà cô xúm lại định hỏi, nhưng Văn đã buồn bã rút vào phòng mình, rồi suốt chiều đó anh không hề bước ra ngoài, cũng chẳng buồn cơm nước gì...
Bà Ngân vừa xuống xe xích lô thì đã nghe có người gọi mình:
- Chị Hai! Vào đây!
Mắt hơi kém nên nhìn dáo dác mà không thấy ai, chỉ nghe giọng hơi quen quen thôi, nhưng bà Ngân vẫn bước về phía người gọi.
- Có dâu mới rồi quên bạn bè hết sao!
Bước tới gần hơn, lúc này bà Ngân mới nhận ra bà bạn cũ:
- Trời ơi, bà coi mắt mũi tôi đó, cách có chục bước mà như mù.
Bà Tư Xinh hình như đã có ý đợi sẵn, nên nói:
Biết chị thế nào cũng đi chùa nên tôi đợi, chẳng ngờ đợi đến mỏi cổ ra chị mới tới. Sao đi chùa trễ vậy?
Bà Ngân chỉ giỏ trái cây, giải thích:
- Bận chờ con nhỏ bán trái cây, nó hẹn đem xoài cát vừa chín tới để mình cúng Phật, mà giao trễ đến gần một tiếng đồng hồ, làm trưa trờ trưa trật tôi mới đi được. Mà sao bà không tìm tôi ở nhà lại chờ ở đây?
- Tôi không dự đám cưới được nên ngại đến nhà. Vả lại có chút chuyện nên muốn gặp chị ở đây tiện hơn.
Đã lâu không gặp nhau, vừa rồi lại không thấy bà ta tới dự đám cưới, nên bà Ngân có ý ngại:
- Tôi có bảo sắp nhỏ qua gửi thiệp và lời cáo lỗi với bà, mấy bữa đó tôi nhức cái chân đi không được, chứ đúng ra phải trực tiếp qua mời. Sao, có giận gì không! Tôi xin lỗi.
Bà Tư khoát tay:
- Không có chuyện đó đâu, người xin lỗi phải là tôi. Nhưng bữa nay tôi gặp chị không phải vì chuyện đó, mà là...
Bà ta hạ thấp giọng ra vẻ quan trọng:
- Có một người muốn gặp chị, nhờ tôi nói trước...
Bà Ngân ngạc nhiên:
- Ai muốn gặp tôi sao lại phải nhờ bà? Bộ người ta không thể biết nhà tôi sao?
- Chị nhớ người này không?
Vừa lúc đó, người đàn bà nãy giờ ngồi quay mặt vào tường giờ mới quay ra, vừa nhìn thấy thì bà Ngân đã leo lên:
- Chị Năm!
Ngườt được kêu là chị Năm đó là Năm Thảnh, một người đối với bà Ngân có mối thâm tình còn hơn là một người bạn cũ. Và chẳng hiểu sao, sau tiếng kêu thảng thốt đó thì bà Ngân lại biến sắc! Giọng bà hơi run:
- Chị Năm về hồi nào, mà sao tôi không hay.
Giọng người phụ nữ có vẻ không tự nhiên:
- Tôi đâu có được hoan nghênh, nên làm sao báo trước!
Mà cũng phải, báo trước thì đâu có cuộc gặp hôm nay!
- Chị Năm.
Có lẽ hiểu ý, nên Tư Xinh đứng lên:
- Xong nhiệm vụ rồi, tôi xin kiếu, rồi bữa nào sẽ qua nhà gặp chị Hai sau. Tôi đi có chút việc nhà...
Không giữ bà lại có lẽ cũng hạp ý bà Năm Thảnh, nên bà ta nghiêm giọng nói:
- Chuyện này có lẽ giải quyết giữa tôi với chị tết hơn.
Bà Ngân bắt đầu lộ rõ sự lo lắng, bối rối:
- Tôi không có ý đó...
Chị muốn nói là không có ý nuốt lời hứa với tôi chứ gì? Nhưng bằng chứng là chị có tôn trọng những gì đã hứa đâu. Chị đã là bà mẹ chồng của cô dâu mà đứa con gái đó không là con gái của tôi!
Bà Ngân lúng túng:
- Tôi không có ý...
Tốt hơn là chị đừng nói với tôi những lời thanh minh ấy, Chị đã cưới vợ cho con trai mình, trong khi nhẫn đính hôn với con gái tôi thì nó vẫn còn đeo. Chị giải thích sao về điều này đây?
Bà Ngân như một tội nhân đứng trước mặt quan toà, bà đáp buông xuôi:
- Chuyện này tôi cũng không biết nói sao nữa. Thằng Văn nó cũng không có ý bội bạc, chỉ vì... chỉ vì...
- Chỉ vì đám đó giàu hơn nhà tôi, con dâu mới đẹp hơn con Xuân Lan nhà tôi, đúng không. Vậy thì ngày đó chị mai mối xin cưới con gái tôi làm gì? Chị có nhớ là khi chị dẫn thằng Văn qua coi mắt con nhỏ, chính tôi đã nói là tôi chỉ có mỗi con Xuân Lan, nên tôi chưa muốn gả, vậy mà chị nói cho bằng được, chị hứa hẹn đủ điều đến nỗi con nhỏ cũng phải xiêu lòng, nó bỏ cả năm học cuối để chuẩn bị về nhà chồng, để rồi...
Những lời của bà ta nói đến đâu bà Ngân nghe buốt óc đến đó. Dẫu bà đã biết trước sẽ có ngày này, nhưng đối mặt với nó bà lại mất hết can đảm để nói thật. Bởi sự thật này nó có điều sâu kín, khó nói ra một lúc...
Phải mất đến gần một phút sau, bà Ngân mới nói được một câu có đầu có đuôi:
- Ông nhà tôi trước khi mất có nợ một số tiền lớn của bên đó, nên mẹ con tôi không còn cách nào khác hơn là phải tiến hành lễ cưới. Tôi cưới dâu mà lòng đau như cắt chứ có sung sướng gì đâu...
- Đau lòng mà sao còn đòi con dâu phải còn trinh tiết!
Bất ngờ trước câu nói của bà ta, bà Ngân ngơ ngác:
- Sao... chị biết chuyện đó?
- Bởi biết mới gặp chị để nghe chị giải thích ra sao?
Bị ép buộc phải cưới con người ta, sao còn đòi hỏi? Muốn đòi hỏi tiêu chuẩn cao sao chê con gái tôi?
Nói tới đó bà ta đứng phắt dậy, nói gần như rít lên:
- Tội ác của mẹ con chị rồi đây trời sẽ phạt cho sáng mắt ra! Đã ác độc làm cho con gái tôi thất vọng vì nhục nhã, nay còn làm cho một đứa con gái khác chết oan vì tội bêu xấu, hỏi còn chỗ nào để nói nữa không!
Bà Ngân như bị sét đánh ngang tai, bà bàng hoàng:
- Chị Năm nói gì? Ai.. chết?
Bà Năm Thảnh cười khẩy:
- Đẩy con gái người ta chỉ sau một đêm tân hôn vào chỗ chết mà còn ngây thơ hỏi ai chết, có lẽ chỉ có mẹ con nhà mấy người thôi!
Bà ta nói xong bước đi liền, không thèm nhìn lại dù cho bà Ngân kêu liền mấy tiếng. Phải một lúc sau thì bà Ngân mới hoàn hồn, chạy ra gọi xích lô mà quên cả cái giỏ trái cây đi cúng chùa! Hấp tấp bảo người đạp xe:
- Chú chạy tới chợ Tân Định giùm.
Nhà của Ngọc Mai.
Vừa ngừng xe trước cửa, bà Ngân đã điếng hồn khi nhìn thấy người ra vào tấp nập, mà sắc mặt người nào cũng căng thẳng. Nhác thấy bà, một người trong nhà đã thốt lên:
Quân sát nhân còn dám vác mặt tới đây nữa sao?
- Bà sui gia cũng vừa đi đâu về, bà ta lên tiếng ngay khi thấy bà Ngân:
- Tôi tốn tiền xe để kêu mấy người qua đây đền mạng cho con tôi, sao mấy người ác quá vậy!
Bình thường thì giữa bà Ngân và gia đình Ngọc Mai đã chỉ bằng mặt mà không bằng lòng, đặc biệt là với người đàn bà nổi tiếng là cay nghiệt đanh đá trong giới buôn hột xoàn, đá quý, mà từ cái tên Ba Tú đã được người ta đổi thành Tú Bà Bà, Nay xẩy ta chuyện thì phải biết...
- Sao bà chưa vào mà đền mạng cho con tôi, còn đứng đó để chờ tôi rước vào hay sao?
Vừa sợ vừa nhục, bà Ngân chưa biết phải xử lý ra sao thì chợt bà nghe có tiếng phía sau lưng:
- Má để con đưa vào!
Quay lại nhìn thấy Văn đi cùng một người phụ nữ lạ tuổi trung niên, bà Ngân ngạc nhiên:
- Sao con cũng tới vây?
Văn rất tự tin, mặc dù lúc đó mọi ánh mầắ trong nhà đều đổ dồn ra mẹ con anh với sự hằn học, như chực xỉa xói, chửi bới! Và quả nhiên như thế, bà Ba Tú đã hất hàm nói lớn:
- Nhà này không đón loại người kia như khách, mà là tội phạm, là quân ác!
Lời bà ta vừa dứt thì có hai ba thanh niên lao ra, giữ tay Văn lại. Họ vừa định lôi Văn đi, thì người phụ nữ đi theo đã lên tiếng:
- Các người hãy khoan manh động.
Rồi bà quay sang bà Tú:
- Bà không còn nhớ tôi sao? Người đã tiếp bà qua điện thoại ba lần hồi đầu tuần này. Người đã...
Người này vừa nói tới đó thì bà Tú đã bị rung động:
- Vậy bà là...
- Hai Xuân. Bà nhớ ra chưa?
Chỉ bấy nhiêu đó thôi. Bà Tú như bị trời trồng, thần sắc tái nhợt ngay:
- Bà... bà...
Lúc này Văn mới lớn tiếng:
- Con chỉ muốn thắp hương cho vợ con, và mẹ con cũng tới đây với ý tốt. Vậy má...
Anh chưa dứt lời thì bà Tú đã đưa mắt nhìn mấy thanh niên kia, họ buông Văn ra rồi rút đi hết. Lúc này khách mới được mời một cách nhã nhặn:
- Dạ, mời chị sui.
Văn vẫn tỏ ra lịch sự:
- Thứa má, con không có ý làm tổn thương...
Bây giờ người phụ nữ đi theo Văn mới lại tiếp:
- Tôi cũng muốn giấu chuyện này, bởi nó là danh dự một con người. Nhưng bởi chuyện xảy ra tày đình quá, nên buộc lòng tôi phải lên tiếng. Thật ra việc tôi giúp cho cô Ngọc Mai có được là chỉ nhằm... bảo vệ hạnh phúc lứa đôi mà thôi.. Việc một chút máu lươn, máu cá đó cũng chỉ để...
Lúc này bà Ngân mới hiểu hết đầu đuôi, bà sửng sốt nhìn bà sui gia, rồi nhìn người phụ nữ kia:
- Trời ơi, sao lại cần phải làm tới những chuyện ấy! Trinh tiết người con gái còn ở đức hạnh. phẩm chất, chứ đâu chỉ ở mấy vết máu dính ở dráp nệm. Trời
ơi, tội ác này dẫu không nhúng tay vào, nhưng tôi cũng không làm sao tránh được tội! Ngọc Mai ơi, sao con...
Bà lao tới chỗ quan tài cô con dâu, trong lúc Văn cũng làm thế và gục xuống nấc lên trong niềm đau vô bờ...
Bà Tú lặng người đi, rồi cuối cùng bà cũng bật khóc. Chợt một người từ trong nhà ra, có lẽ chưa biết nội dung cuộc nói chuyện giữa đôi bên nãy giờ, nên giọng bà ta rỏ ra đanh đá.
Mấy người rõ là quân sát nhân mà! Cháu tôi chỉ mới về nhà chồng một đêm mà mấy người nhẫn tâm làm cho nó phẫn chí phải tự tử chết, trong lúc cái bào thai trong bụng nó đã trên hai tháng rồi...
Ý bà ta cho rằng tác giả bào thai là của Văn, cho nên mới mạnh miệng nói như thế. Nào ngờ lời đó vừa thốt ra thì cả mấy người ở đó đều tái mặt. Chính bà Tú cũng kêu lên:
- Trời ơi!
Rồi bà qua xuống ngay trước đầu quan tài con gái. Bà Ngân thì vừa nhìn sang con trai mình, hoang mang tột độ:
- Con... có chuyện đó sao con không nói?
Văn tế nhị, không muốn nói chuyện ấy, nhưng ở thế chẳng làm cách nào hơn, nên anh phải lên tiếng:
- Con với Ngọc Mai chưa một ngày quan hệ với nhau trước khi cưới. Vả lại nếu đã có gì với nhau thì việc gì Ngọc Mai phải dàn cảnh những dấu máu đó làm gì...
Sự hung hăng của người kia cũng bị xìu ngay, nhưng bà ta cũng vẫn cố vớt vát:
- Tôi là cô của nó, tôi đâu để cháu mình bị oan ức như vậy được!
Tuy nhiên lúc ấy bà Tú đã tỉnh lại, bà đưa tay kéo nhẹ cô em chồng của mình lại gần, thều thào:
- Đừng nói nữa.. Người ta đâu có gì sai...
Bà cô già vẫn chưa chịu:
- Nhưng con Mai nó chết oan với cái thai trong bụng là cháu của họ!
Bà Tú lạc giọng:
- Tôi nói không... phải mà. Mọi việc là ở... thằng Tài con bà Sanh...
Nói chỉ được bấy nhiêu đó rồi bà lại xỉu một lần nữa.
- Bà cô thì sau một lúc sững sờ đã gào lên:
- Đồ quân khốn nạn! Tao sẽ giết hết tụi bay!
Rồi bà bỏ chạy ra ngoài, để lại mẹ con bà Ngân đứng bơ vơ đó. Trong lúc ấy thì người nhà của bà Tú cuống cuồng lên lo cứu bà tỉnh lại, mà không một ai chứ ý đến điều bất thường đang xảy ra: Có một người phụ nữ trẻ đầu trùm gần kín trong chiếc khăn choàng, đã bước vào nhà và đứng ngay trước cửa nhìn vào cỗ quan tài rất lâu mà không nói gì. Lạ một điều là giữa lúc đó bên ngoài có nhiều khách đến dự lễ tang đang ngồi, vậy mà hầu như không một ai để ý. Hoặc là họ không nhìn thấy? Một lúc sau thì người đó lặng lẽ bỏ đi. Có người trong nhà bước qua chỗ cô ta vừa đứng chợt nhìn thấy một mạnh giấy nhỏ của ai đó đanh rơi. Chị cầm lên và đọc thấy mấy chữ viết vội: Văn, tôi hận anh?
Người nhặt được mảnh giấy đó là chị họ cửa Ngọc Mai, chị gọi lớn vào trong:
- Văn, có ai gửi cậu cái gì nè!
Văn bước ra ngay và sau khi đọc, anh bàng hoàng kêu:
- Của Ngọc Mai! Cái này chị lấy ở đâu ra!
Văn lặng người, ai nghe kỹ mới biết là anh vừa nói:
- Ngọc Mai, anh xin lỗi...
Chỉ có Văn mới biết những dòng chữ kia là do Ngọc Mai viết. Mà hình như là mới vừa viết đây thôi...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 2: Cô gái tuổi tuất
Gần ba năm sau...
Sau một thời gian dài sống gần như khép kín, tách biệt khỏi mọi cuộc vui chơi... Văn mới trở lại đời sống bình thường. Hôm nay cũng là chuyến đi chơi đầu tiên của anh sau mấy năm và nơi anh đến là một vùng biển vắng, rất ít du khách. Chính Văn cũng chẳng hiểu sao mình lại chọn khu Mũi Nai của Hà Tiên, có thể là một sai lầm khi ngẫu hứng chọn lựa. Tuy nhiên, khi đặt chân tới rồi thì anh mới cảm thấy là mình chọn không lầm.
Bởi ở một nơi vắng và còn hoang sơ này mới thích hợp cho một cuộc tịnh dưỡng tinh thần. Văn chọn một nhà trọ bình dân ở gần bái biển và còn cẩn thận hỏi người chủ phòng trọ:
- Ở đây Có đông khách lắm không?
Bà chủ thật thà:
Chỉ có cuối tuần thì mới có thêm một số khách, hoặc là dịp lễ, còn không thì lai rai ít người thôi, Nếu cần sự yên tĩnh thì nơi này quá thích hợp.
Văn cũng không giấu giếm:
- Tôi chỉ ngại có quá đông người. Nếu vắng được như vậy có lẽ tôi sẽ ở chơi một tuần.
Bà chủ mừng rỡ:
- Được những người khách như cậu thì tôi thích lắm. Mà cậu cũng đừng đi ra ngoài hàng quán ăn cơm chi cho mất công, thích ăn uống gì cứ cho biết, tôi sẽ phục vụ cậu như ở nhà.
Văn tỏ ra thích thú:
- Được vậy cũng tốt. Vậy mỗi ngày bà cứ cho ăn gì cũng được, miễn là đừng có thịt. Tôi ngán thịt và những món nhiều mở, chất béo.
Sau khi dặn dò, Văn ngủ một giấc dài...
- Đến khi choàng dậy thì thấy trời đã tối, đồng thời anh ngửi được mùi thức ăn thơm lừng. Đói bụng, Văn định bước ra ngoài nhắc bà chủ dọn cơm, nhưng
khi vừa bước xuống giường anh đã giật mình khi nghe có người nói ngay trong phòng mình:
- Em tính kêu nhưng chưa kịp thì anh đã dậy. Em xin lỗi đã vào phòng mà không xin phép. Chỉ vì em sợ để thức ăn bên ngoài mèo chó ăn..
Nhìn thấy một mâm cơm còn nghi ngút khói đặt trên bàn, Văn ngạc nhiên:
- Cô là ai mà lại mang cơm vào đây?
Lúc này Văn mới nhìn kỹ cô gái đang xới cơm một cách tự nhiên, anh hơi giật mình bởi nhan sắc cực kỳ quyến rũ, không có vẻ gì là con gái xứ này, hơn nữa khó lòng nghĩ rằng đây là người giúp việc cho bà chủ nhà trọ.
Do vậy Văn hơi lúng túng:
- Cô đây là.
Vừa khi ấy bà chủ nhà trọ xuất hiện, bà đáp thay:
- Quên nói với cậu, tôi còn có con nhỏ cháu ở xa tới chơi, hôm nay nghe có khách nên nó giúp một tay.
- Dạ, cám ơn bà chủ.
Cô gái trở nên dạn dĩ hơn:
- Người trực tiếp làm lại không được lời cám ơn nào, cũng hơi buồn...
Bà chủ nhà trọ phải chặn lời:
- Con nhỏ này, ăn nói...
Văn chen vào:
- Không, cô ấy nói đúng, tất nhiên sau bà chủ nhà là phải cám ơn cô nhiều nhưng bên cạnh đó tôi lại xin được trách...
Anh chưa dứt lời, bà chủ đã lo lắng hỏi:
- Có chuyện gì làm cậu không hài lòng?
Văn chỉ vào cô gái:
- Có, cô này...
Bà chủ nhà trọ càng hoảng hơn:
- Xuân Lan, con làm gì để khách phiền vậy?
Cô gái tên Xuân Lan hốt hoảng:
- Dạ, con có làm gì đâu, ngoài nghe lời dì con mang cơm vào đây thôi. Có chăng là con quên gõ cửa lúc bưng cơm vào.
Văn xua tay:
- Tôi đâu dám trách chuyện ấy. Tôi chỉ muốn nói điều đã nói rồi với bà chủ, tôi không muốn bị phá vớ sự yên tĩnh. Mà cô đây...
Chợt ngớ ra, bà thở phào:
- Tưởng chuyện gì, chứ điều ấy thì... cho tôi xin lỗi.
Nhưng con Xuân Lan này đâu phải là khách trọ hay ai xa lạ nó là con cháu trong nhà, cũng kể nhu...
Xuân Lan lại mau miệng:
- Coi như là người hầu cũng được!
Văn áy náy:
- Ai dám có người hầu như cô!
Bà chủ trọ hình như cố ý:
- Nếu cậu không phiền thì từ bữa nay tôi xin để nó dọn cơm, lau dọn phòng cho cậu. Con nhỏ tuy dáng tiểu thư như vậy chứ nó giỏi giang và siêng năng lắm.
Rồi không để Văn có ý kiến, bà chủ trọ bước ra khỏi phòng với một câu nói thòng:
- Xuân Lan, hãy giúp cho khách quý của chúng ta! Lúc đầu đúng là Văn không thích sự có mặt của một người như cô gái này trong phòng mình, nhưng chỉ sau chưa được hai phút thì trong đầu Văn lại đổi chiều suy nghĩ. Anh dịu giọng:
Nãy giờ tôi nói đùa, thật ra được một người như cô dọn cơm cho ăn thì dẫu bụng no vân muốn ăn!
Và ngay sáng hôm sau, khi bữa điểm tâm được dọn bởi một người khác thì Văn đã cảm thấy khó chịu:
- Sao không phải là cô gì đó...
Cô bé phục vụ thật thà:
- Dạ, cô Lan bị đau bụng không dậy nổi.
Văn hốt hoảng:
- Có nặng lắm không? Bây giờ cô ấy ở đâu?
- Dạ, ở phòng phía sau.
Rồi chẳng màng tới mâm thức ăn, Văn phóng ra khỏi phòng trước sự ngạc nhiên của con bé phục vụ:
- Kìa, cậu!
Văn luýnh quýnh như người thân của mình bệnh nặng, anh chạy ra phía sau thấy có hai căn phòng đều đóng kín cửa, chẳng biết Xuân Lan ở bên nào để gõ cửa thì chợt anh nghe từ phía sau lưng.
- Ủa, mới sáng sớm anh đã thức rồi sao?
Quay lại thấy Xuân Lan, Văn hơi sửng sốt:
- Vậy ra... cô không phải đang đau?
Cô nàng ngạc nhiên:
- Sao anh biết?
- Thì... con bé gì đó nói..
- À, con nhỏ bé Tư nhiều chuyện. Việc con tôi đau bụng thì có gì phải nói với khách. Con này thật là...
Văn trố mắt:
- Cô vừa nói gì? Ai bệnh?
Có lẽ lờ lời nhưng sau đó thì Xuân Lan vẫn tự nhiên trả lời.
- Dạ, đó là con gái em. Lúc nửa đêm nó đau quá nên em phải ra tận thị xã kiếm thuốc.
- Cô, có con rồi?
Thấy vẻ ngạc nhiên của Văn, Xuân Lan không khỏi bật cười.
- Chuyện em có con sao anh lại sửng sốt như vậy? Chẳng khác gì một anh chàng khi được người yêu báo tin có thai!
- Ồ không,.. không phải vậy! Chỉ vì tôi thấy cô...như con gái mà.
Vừa lúc đó từ trong phòng có tiếng trẻ con khóc thét lên, khiến Xuân Lan hốt hoảng:
- Trời ơi, con tôi.
Cô chạy nhanh vào phòng và hét to từ trong đó:
- Dì Hai ơi. con của con!
Văn quên cả giữ ý, anh bước nhanh vào và nhìn thấy một đứa bé còn rất nhỏ, chỉ khoảng vài tuổi, lăn lộn trên giường, người tím tái như sắp chết đến nơi.
Trong lúc Xuân Lan còn đang lúng túng chưa biết phải làm sao, ngoài cách ôm con vào lòng, đứa bé có lẽ quá đau, nên nó giãy giụa càng dữ hơn. Văn rất nhanh nhẹn, anh lao tới bế xốc nó lên và chạy bay ra ngoài, vừa nói với lại:
Qua bên phòng tôi, tôi có thuốc đau bụng và có cách làm cho nó bớt đau!
- Anh về tới phòng mình thì Xuân Lan cũng vậy theo kịp. Cô tiếp với Văn đặt đứa bé xuống giường. Văn tỏ ra khá sành về chăm sóc bệnh, vừa làm anh vừa giải thích;
- Tôi là một bác sĩ chuyên khoa nhi, nên đi đâu tôi cũng mang theo.
Anh pha một chút thuốc và bảo Xuân Lan:
- Cô cho cháu uống đi!
Do quá sợ nên tay cô run, đút mấy muỗng thuốc mà cũng không xong. Văn phải giành lấy muỗng và bảo:
- Cô để tôi!
Anh đút thuốc cho đứa bé chẳng khác gì một ông bố thương con, lo cho con. Nhìn từng động tác của anh, Xuân Lan có vẻ cảm phục lắm. Sau khi đứt hết số thuốc, Văn còn lấy dầu xoa khắp vùng bụng cho đứa bé và sau đó bảo Xuân Lan.
- Cô tiếp tôi giữ chặt cháu lại, để tôi xem kỹ coi cháu có bị đau ruột thừa không?
Anh dùng tay ấn lên bụng bên phải của đứa bé, khám đi khám lại mấy lượt và trầm ngâm không nói gì... Sốt ruột Xuân Lan hỏi.
- Cháu có sao không anh?
Văn thở phào:
- Không có dấu hiệu của đau ruột thừa. Có thể cháu nó bị trúng thực, Uống thuốc này vào, một lát sau nếu cháu đi tiểu được thì ổn, còn không thì có lẽ phải đưa đi bệnh viện.
Lời của Văn vừa dứt thì... chính Xuân Lan cũng muốn ngạt thở, bởi đứa bé xổ ra tất cả những gì có trong bụng! Mùi tanh tưởi, hơi thối toả lan khắp phòng.
- Chết tồi, nó... làm bậy trên giường rồi!
Văn tỏ ra cảm thông:
- Không hề gì, cứ để cho cháu đi.. Được như thế này mình có thể yên tâm rồi!
Quả nhiên như vậy, sau một hồi xổ ra những gì tích tụ khiến bụng đau con bé dịu lại ngay, nó không còn lăn lộn la khóc nữa. Và trước sự bất ngờ của Xuân Lan, đích thân Văn cúi xuống bế đứa bé lên một cách nhẹ nhàng rồi bước thẳng vào nhà tắm để rửa. Xuân Lan hốt hoảng:
- Không, dơ lắm, để em!
Nhưng Văn đã rất tự nhiên, ôm bé trong lòng, ngồi xổm xuống và nhẹ nhàng rửa cho nó. Xuân Lan phải tiếp anh nên chỉ một lúc sau, đứa bé đã được rửa sạch và đúng phương pháp, không để cho bé bị lạnh. Anh chỉ nói:
- Cô giúp dọn tấm trải giường giùm, thay cho tấm khác để tôi đặt cháu lên.
Xuân Lan đề nghị:
- Hay để em ẵm cháu về bên phòng em...
- Không nên, cháu đang đi vào giấc ngủ sau khi kiệt sức vì đau bụng. Bây giờ giấc ngủ của cháu còn tốt hơn cả thuốc. Cô làm theo lời tôi đi, trong lúc tôi bế cháu thì cô thu dọn đi.
Phải mất gần mười phút mới xong. Thời gian đó, Văn khéo léo ẵm đứa bé trên tay, áp sát nó vào lòng, vừa bước tới lui vừa nhẹ nhàng ru cho nó ngủ. Vừa dọn giường, Xuân Lan vừa liếc mắt nhìn và không giấu được xúc động. Khi đặt bé xuống xong, Văn nói:
- Lúc này cháu nó cần ngủ cho say. Chỉ cần đụng khẽ vào là cháu giật mình và có thể ảnh hưởng tới bộ thần kinh non nớt của cháu. Tốt hơn là cô cứ ở đây với cháu, tôi ra ngoài chơi cũng được.
- Hay là... anh cứ qua bên phòng của em nằm nghỉ đỡ.
- Ồ không. Ai lại...
- Không sao cả, phòng bên em cũng giống y như bên anh thôi. Được như vậy em mới không áy náy...
Sau một chút ngần ngừ, Văn gật đầu:
- Thôi, cũng được.
Anh bước đến phòng của Xuân Lan và khá ngạc nhiên khi cánh cửa gài chốt bên trong. Vậy còn ai trong phòng ngoài mẹ con Xuân Lan?
Anh vừa định quay bước thì chợt cánh cửa mở toang ra, nhưng lại chẳng thấy người mở. Tò mò, Văn bước tới và lên tiếng:
- Ai trong đó vậy?
Không ai đáp, nên buộc lòng Văn phải bước hẳn vào trong. Anh nhìn thấy một người nằm trên giường, mặt quay vào trong.
- Xin lỗi, ai vậy?
Cửa phòng tự dưng đóng sập lại, cùng lúc người trên giường cất tiếng:
- Tự tiện vào nhà là tư cách gì vậy?
Nghe giọng quen quen, Văn giật mình:
- Cô là...
- Tôi hỏi anh chưa trả lời?
Tôi.. được chủ phòng này cho phép ngủ nhờ. Tôi... Văn đứng cách giường đến hai thước vậy mà chẳng hiểu sao, như bị một sức hút mạnh, khiến cả người anh lao tới sát bên giường và rồi bất thần anh bị người nọ kéo mạnh lên giường. Văn mất bản năng tự vệ, anh ngã nằm chồng lên người cô ta.
- Tôi.. tôi xin lỗi!
Thay vì than phiền, cô nàng lại kéo sát người Văn vào mình, kề tay anh nói thật nhỏ:
- Không nhận ra người quen sao?
Văn có muốn quay lại nhìn cũng không được, bởi nàng ta ôm quá chặt, trong khi Văn đang rất hoang mang bởi giọng nói, trong đầu anh đang lướt qua những hình ảnh có thể là người chủ nhân của giọng nói.. Bỗng anh kêu lên:
- Ngọc Mai!
Tiếng kêu của anh đồng thời với vòng tay của cô nàng lơi ra. Văn vừa chồm dậy được thì lại một lần nữa phải ngạc nhiên tột cùng:
- Kìa... sao lại là cô?
Trước mặt Văn là Xuân Lan.
- Sao lại là cô? Văn kinh ngạc hỏi lại.
Tưởng mình nhìn lầm, Văn phải cúi xuống nhìn lại lần nữa. Nàng ta đang nhìn anh với nụ cười kỳ lạ...
Văn phóng người xuống và chạy một mạch về phòng mình. Chưa tới cửa, anh đã kêu lớn:
- Cô Lan ơi!
Văn khựng lại ngay cửa phòng và thất sắc! Bởi trong phòng anh, Xuân Lan đang ngồi dưới sàn mà đầu thì dựa vào cạnh giường ngủ một cách ngon lành!
- Cô Lan.
Văn gọi, nhưng cô nàng không tỉnh lại ngay, hình như còn trong cơn mơ, giọng thì thào:
- Con chờ mẹ.. mẹ sắp làm được điều đó rồi... chờ mẹ nghe con.
- Cô Xuân Lan! Cô...
Lúc này Xuân Lan mới tỉnh hẳn, cô bật dậy, vừa ngơ ngác:
- Có chuyện gì vậy?
- Ở... ở bên phòng cô...
Anh nói và chạy như bay về hướng phòng của Xuân Lan. Cô nàng chạy theo. Khi đứng trước cửa phòng, Văn mới lắp bắp nói:
- Ở trong này...
- Cái gì trong đó?
- Một cô... một cô giống như cô!
Chẳng hiểu Văn muốn nói gì, Xuân Lan bước hẳn vào trong và nhìn khắp một lượt, cũng chẳng thấy gì. Chính Văn cũng kinh ngạc:
- Cô ta mới ở đây mà? Cô ấy nằm trên giường cô!
Chẳng còn thấy cô ta, Văn tái mặt khi nhớ tới giọng nói quen thuộc và hồi nãy bất chợt anh tưởng đó là giọng của Ngọc Mai.
Thấy Văn thừ người ra, Xuân Lan hỏi:
- Anh bị sao vậy?
Văn đành phải kể lại chuyện vừa rồi. Nghe xong, Xuân Lan giật mình:
- Ở đây làm gì có chuyện kỳ lạ ấy xảy ta? Nơi đây vắng khách nên cũng đâu có ai tới tận phòng riêng của em để lộng hành như vậy!
Xuân Lan tỏ ta bị kích động nhiều trước sự việc này, nhưng cũng may, vừa lúc đó thì tiếng khóc thét của đứa bé bên kia khiến cô phải chạy về. Văn cũng chạy theo và một lần nữa anh biến sắc khi nhìn thấy trên cổ cửa bé có đeo một vòng chuỗi màu tím rất nổi bật, mà vừa thoạt trông thấy nó Văn đã sửng sốt?
- Sao lại như thế này.
Xâu chuỗi này chính anh đã mua theo yêu cầu của Ngọc Mai ngay sau lễ hỏi của hai người và ai cũng nhận xét rằng nó là xâu chuỗi có màu sắc độc nhất vô nhị. Điều đó cũng đúng, bởi sau đó mỗi khi đeo Ngọc Mai đều nhận được những tia nhìn trầm trồ. Và chính người chủ hiệu kim hoàn, nơi bán xâu chuỗi đã nói với Văn rằng đó là xâu chuỗi duy nhất đem về Việt Nam. Không thể có xâu thứ hai!
Vậy tại sao bây giờ nó lại ở đây? Văn bước lại gần hơn xem kỹ và anh phải thốt lên:
- Ngọc Mai!
Mà cũng lạ, đứa bé đang khóc thét, vậy mà khi nghe Văn kêu hai tiếng Ngọc Mai thì tức thời nó nín lặng và đưa mắt dáo dác tìm...
Xuân Lan ôm con vào lòng cô nói nhỏ đủ mình nghe:
- Mẹ đã hứa rồi mà, mẹ không để con phải khổ tâm. Hãy tin mẹ...
Văn nghe không rõ, tưởng cô than trách gì với con, nên anh lên tiếng:
- Cháu giật mình thôi, chứ không sao đâu. Cô xem, sắc mặt cháu đã khá lên nhiều rồi.
Xuân Lan hơi lúng túng:
- Em, em nói chuyện để xem nó tĩnh hẳn chưa, chứ không có gì...
Cô nàng không tỏ ra chút ngạc nhiên gì với sự xuất hiện xâu chuỗi tiên cổ con mình, cho đến khi Văn hỏi:
- Xâu chuỗi này ở đâu cô có và cô đeo cho cháu lúc nào vậy?
Ủa, nãy giờ em không để ý. Cái này không phải của em, mà cũng chẳng biết ai đã đeo lên cổ cháu nữa? Rõ ràng lúc nãy đâu có!
Văn thẫn thờ một lúc rồi nhẹ thờ dài...
- Câu chuyện thương tâm sau đêm tân hôn ba năm trước như một đoạn phim đang diễn ra trước mắt, khiến trong một tích tắc không kiềm chế được, anh ôm đầu khóc lên rưng rức. Xuân Lan ngạc nhiên:
- Anh sao vậy? Anh vừa gọi Ngọc Mai, mà đó là ai?
Văn có nhu cầu trút cạn nỗi niềm mà từ rất lâu rồi anh không biết trổ lộ cùng ai:
Ngọc Mai là người vợ chỉ chung sống với tôi có đúng một đêm tân hôn rồi ra đi vĩnh viễn. Mà thật ta đêm tân hôn đó đâu đáng được gọi là đêm thiêng liêng của một đôi vợ chồng đúng nghĩa. Chẳng qua cũng tại tôi. Tôi là thằng đàn ông chẳng ra gì, đồ bỏ đi. Cũng tại tôi mà Xuân Lan tỏ ra quan tâm đến câu chuyện:
- Anh nói lỗi tại anh, vậy sao lúc ấy anh không xin lỗi hoặc là tỏ cho cô ấy biết là anh hối hận chẳng hạn?
Văn lắc đầu:
- Tôi có dịp nói lời nào đâu!
- Nhưng phải có nguyên nhân gì mới khiến cô ấy bỏ anh chứ?
Văn thở dài:
- Cô nói điều này đúng. Nguyên nhân là bởi từ sự vô tình của tôi trước nỗi đau của Ngọc Mai. Dẫu biết rằng lúc ấy nàng cần một sự cảm thông, an ủi. Vậy mà tôi quá khốn nạn!
Xuân Lan hơi bị kích động qua câu nói của Văn:
- Anh nói cảm thông là cảm thông điều gì?
Văn không giấu giếm:
- Cô ấy lỡ có thai với người tình và trong đêm động phòng đó, nàng sợ tôi phát hiện ra, nên đã...
Văn không tính nói ra, nhưng vô tình Xuân Lan lại khơi đúng mạch:
- Có phải nàng tìm cách qua mặt anh chuyện trinh tiết không?
Văn giật mình:
- Sao cô biết?
Thì... chuyện vợ chồng trong đêm tân hôn từ ngàn xưa mà! Có phải anh quá căng thẳng chuyện ấy?
Văn buông một tiếng thở dài:
- Căng thẳng thì có, nhưng chính vì sự căng thẳng đó mà tôi đã phạm vào một tội ác không thể tha thứ được!
- Tội ác gì?
- Giết vợ!
- Ủa, chính anh trực tiếp giết?
- Không trực tiếp, nhưng vì lòng ích kỷ, hẹp hòi, đã đẩy nàng tìm tới cái chết, như vậy không phải do tôi giết là gì.
Ngừng lại một lúc, Văn không thể không nói ra hết những gì chất chứa trong lòng:
- Mẹ tôi và các cô, dì của tôi đều lên án việc Ngọc Mai có thai hai tháng khi về nhà chồng, điều đó cũng là lẽ thường tình, bởi có ai chấp nhận được một cô dâu mang về nhà mình đứa con của người khác! Trong trường hợp đó, đáng lẽ tôi phải là người cảm thông, chia sẻ nỗi đau với Ngọc Mai, đằng này tôi xuôi tay, bất lực. Đau cho tôi hơn khi vài tuần sau đó, tôi tìm hiểu và được biết rằng Ngọc Mai đã bị lừa và cô ấy đang chơi vơi giữa dòng nước lũ, còn một bàn tay cứu giúp là tôi, thì tôi lại phủ phàng từ chối. Cô ấy chết là tự giải thoát mình, nhưng đó là bản án nặng nề nhất mà tôi phải gánh chịu. Bởi vậy từ ba năm nay, tôi để cho nỗi ăn năn gặm nhấm lương tâm mình....
Khi nhìn sang đứa trẻ, Văn bông ứa nước mắt lần nữa, rồi giọng anh chùng hẳn xuống:
- Tội lỗi của tôi càng nặng hơn khi Ngọc Mai chết mang theo cả bào thai hơn hai tháng, mà nếu còn sống thì chắc cũng cỡ tuổi này!
Nói xong thì cơn xúc động của Văn đã lên tới cực điểm, nên anh bạt khóc như chưa bao giờ được khóc như thế. Đứa bé đột ngột ngồi bật dậy, khoẻ như những đứa trẻ bình thường! Nó nhìn Văn rồi cất tiếng:
- Nếu con ông còn sống thì ông có nuôi nó không?
Trước câu hỏi bất ngờ của nó, Văn hơi lúng túng, nhưng cũng trả lời suôn sẻ:
- Chắc chắn là bác sẽ nuôi như con ruột mình! Bác thề trước trời đất, bằng cả lương tâm mình, bác sẽ làm một người cha tốt nếu có được đứa con như vậy!
- Nhưng nó là con người khác mà?
Không ngờ đứa bé mới hơn ba tuổi lại hỏi được câu hỏi như vậy, nên Văn cúi xuống vuốt lên tóc nó giọng trìu mến.
- Bác ao ước có được một đứa con như cháu vậy. Bác muốn lắm.
Có lẽ cử chỉ đó, những lời nói đó của Văn đã chạm vào nỗi niềm của cô nàng, nên bỗng dưng Xuân Lan bật khóc.
Đứa bé ôm mẹ và cũng khóc theo! Trong phút chốc, cả ba người đều ràn rụa nước mắt. Đột nhiên Xuân Lan ôm con đứng dậy rồi chạy bay ra cửa. Đứa bé quay lại nhìn Văn như không muốn rời...
Và chẳng biết mẹ nó hay chính nó đã ném mạnh xâu chuỗi về phía Văn. Anh sợ nó rơi rồi bị đứt, nên vươn tay ra chụp. Xâu chuỗi quấn chặt vào tay Văn, rồi chẳng hiểu bằng cách nào, nó lại quấn thành nhiều vòng, ôm sát lấy cổ tay Văn như người ta đeo chiếc vòng xuyến!
Chính Văn cũng ngạc nhiên, anh kêu khẽ:
- Sao thế này?
Anh thử cởi ra, nhưng không làm sao cởi cho được, mà nếu cố sức thì chắc chắn xâu chuỗi sẽ bị đứt!
Ngẩn người ra một lúc và cũng từ giây phút đó, tự dưng Văn cảm thấy như có một luồng khí lạnh chạy dài theo sống lưng, rồi lan ra khắp cơ thể. Khí lạnh ấy chạy đến đâu thì Văn nghe như có hàng vạn mũi kim châm vào da thịt mình. Anh hốt hoảng kêu lên:
- Làm sao đây!
Lời anh chưa dứt thì cả thân người Văn lảo đảo, rồi đổ xuống sàn nhà...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 3: Cuộc hội ngộ
Phải hai tuần sau thì Văn mới bình phục và rời khỏi bệnh viện Rạch Giá. Thay vì trở về Sài Gòn ngay theo lệnh của mẹ, nhưng Văn lại quyết định một lần nữa xuống Hà Tiên. Anh trở lại bãi biển Mũi Nai, quyết tìm lại ngôi nhà trọ mà ở đó anh đã gặp những con người kỳ lạ.
Nhưng như một giấc mơ, dẫu đã đi tìm cả buổi mà vẫn chưa tìm ra đúng nơi anh từng ở hồi tuần trước. Hỏi thì ai cũng lắc đầu bảo:
- Ở đây làm gì có ngôi nhà trọ đó.
Bãi tắm Mũi Nai khá nhỏ, vào thời ấy chỉ có đúng hai nhà trọ, mà cả hai Văn đều tới và đều thất vọng, bởi từ phòng ốc cho tới con người, chẳng có nơi nào giống với nơi kia. Kể cả hai căn phòng nằm phía sau như chỗ ở của Xuân Lan cũng không hề có. Vậy hoá ra những gì vừa trải qua là một giấc mơ sao?
Văn hoang mang, nghi ngờ cả trí nhớ của mình... Nhưng cuối cùng anh vân quả quyết rằng những gì đã xảy ra là thật. Bởi vật còn lại trên cổ tay anh đã nói lên tất cả, đó là xâu chuổi màu tím. Nó càng lúc càng như bám chặt lấy thịt da Văn, mặc dù lúc ở bệnh viện hình như người ta đã có ý lột nó ra nhưng không thành công.
Giờ đây tuy nó không còn gây ra cảm giác lạnh buốt như lúc mới đeo, nhưng dẫu cho có như thế thì Văn vẫn không có ý muốn cởi nó ra nữa.
Văn cố kiên nhẫn nán tại Mũi Nai thêm một đêm. Anh thuê một phòng và đêm đó có ý thức rất khuya để đợi... nhưng đến quá nửa đêm, do quá mỏi mệt nên Văn thiếp đi cho đến sáng. Vừa thức dậy, Văn đã bàng hoàng khi trên cổ tay mình không còn thấy xâu chuỗi nữa! Mọi cửa nẻo đều đóng kín nên khó có người ngoài lọt vào. Mà cho dù có người khác thì cũng chẳng làm sao lột xâu chuỗi ra được. Vậy mà...
Văn bần thần rất lâu, bỏ cả bữa ăn sáng chỉ để tập trung đi tìm xem có ai đeo xâu chuỗi ấy trên cổ. Nhất là nhúng đứa bé, gặp cửa nào Văn cũng cố tình lại gần và nhìn kỹ...
Đến trưa hôm đó, chẳng còn hy vọng gì nên Văn định chỉ ở cho hết một ngày tiền phòng nữa rồi sẽ đi.
Nhưng khi anh trở về phòng trọ thì quá đỗi ngạc nhiên khi thấy phòng của mình đã có người khác trú ngụ! Hỏi ra thì chủ nhà trọ chưa từng cho anh thuê phòng, bằng chứng là trong sổ lưu trú không hề có tên anh vào đêm qua.
Sau một hồi cãi vã, Văn đành phải hỏi thuê phòng khác, nhưng đã bị từ chối với lý do nhà trọ hết phòng. Quá bực mình, Văn sang nhà trọ còn lại. Nhưng điều không ngờ đã xảy ra: nhà trọ ấy cũng báo là hết phòng.
Bực quá, Văn hỏi:
- Ở bãi biển này làm gì có khách nhiều đến đỗi cả hai nhà trọ mà hết cả phòng?
Chủ phòng trọ đưa sổ cho Văn xem thì quả nhiên cả mấy chục phòng đều đã có người ở! Văn đành tiu nghỉu gọi xe ra chợ Hà Tiên với ý định trở về Sài Gòn ngay. Nhưng lúc ấy đã quá trưa, nên bến xe vắng tanh. Phòng bán vé báo cho Văn biết là đã hết xe, muốn đi phải mua vé trước và chờ sáng ngày hôm sau.
Tối đó, Văn đành phải thuê phòng khách sạn ở lại. Khi đăng ký ở khách sạn Giang Thành, Văn nghe cô tiếp tân bảo:
- Cũng may cho anh, bữa nay có nhiều khách từ tỉnh khác tới, người ta đặt chỗ trước hết cả hai chục phòng ở đây. Căn phòng này vốn là của hai mẹ con một vị khách đã ở đây mấy ngày rồi, đáng lẽ cô ấy còn ở lại tới chủ nhật này, nhưng chẳng hiểu sao lại đột ngột trả phòng và đi lúc sáng nay, nên mới còn trống cho anh mướn đấy.
Văn hơi tò mò:
-Hai mẹ con đó tên gì vậy cô?
Cô lễ tân nhìn Văn vừa cười cười:
- Chà, bộ đi tìm người yêu hả? Cô ấy tên là... Xuân Lan và đứa bé cỡ ba tuổi...
Vừa nghe đến đó, Văn đã cuống lên:
- Cô ấy đâu?
Cô lễ tân đáp:
- Đi từ sớm rồi. Nghe nói về Cần Thơ.
Văn hỏi một câu hơi quá tò mò:
- Cần Thơ mà huyện, xã nào cô có biết không?
Vậy mà chẳng ngờ cô lễ tân lại biết:
Hôm qua nghe cô ấy nói quê mình ở gần chợ Ô Môn, Cần Thơ.
- Ô Môn!
Tự dưng Văn giật mình! Hình như anh đã có nghe ai đó nói quê cũng ở địa danh này... Nhất thời Văn chưa thể nhớ đó là quê của ai, nhưng trong đầu Văn cứ lởn vởn mấy từ Ô Môn... Ô Môn...
Văn nghĩ, đây là sự ngẫu nhiên đến lạ lùng. Anh vô tình lại thuê đúng căn phòng người mà mình muốn đi tìm! Phải chăng đó là cơ duyên?
Mải nghĩ miên man nên khi cô lễ tân đưa xâu chìa khoá phòng mà Văn vẫn còn lơ đãng nhìn đi nơi khác...
- Chìa khoá phòng của anh đây.
Văn lững thững đi tìm phòng. Anh định sau khi nhận phòng rồi sẽ đi một vòng quanh chợ, để may ra còn có thể gặp mẹ con cô ấy...
Nhưng khi vừa mở cửa phòng, bật đèn lên thì Văn ngạc nhiên khi nhìn thấy xâu chuỗi màu tím đang nằm trên gối.
° ° °
Xe đò dừng ở đầu cầu Ô Môn, Văn lưỡng lự một lúc rồi mới bước xuống. Việc Văn quyết định ghé nơi này là một hành động mạo hiểm. Bởi đây là lần đầu anh đến nơi này. Nhìn nhà cửa hai bên đường, chưa thấy có vẻ gì là thị tứ thì Văn lại càng lo, liệu nếu không tìm ra chỗ cần tìm mà trời tối thì làm cách nào để ngủ tạm, trong khi chẳng hề thấy có nhà trọ nào quanh đây?
Gọi một chiếc xe ôm, Văn hỏi bác tài:
- Gần đây có nơi nào trọ qua đêm không bác?
Nhìn qua Văn một lượt bác tài đáp:
- Tìm khách sạn sang trọng như ở Cần Thơ thì không có, chứ phòng trọ bình dân thì thiếu gì. Mà cậu muốn ở gần đây hay vào trong thị trấn?
- Thị trấn còn cách bao xa bác?
- Khoảng năm trăm thước thôi, nhưng mấy người muốn ngủ qua đêm rồi sáng mai đón xe đò đi Sài Gòn thì người ta thường ở chỗ nhà trọ gần đây. Cậu Hai cần chỗ nào?
Leo lên xe xong, thay vì về chỗ trọ, Văn lại bảo:
- Bác chạy cho cháu mấy vòng thị trấn này, bao nhiều tiền cháu sẽ trả.
Bác tài mỉm cười:
- Chà, dân thành thị lần đầu về chợ quê muốn ngắm mấy cô gái quê phải không?
Văn thấy ông ta vui nên cũng đùa.
- Gái quê dễ thương hơn con gái thành thị bác ơi!
Bác tài cười lớn tiếng:
- Coi bộ muốn kiếm vợ xứ này hay sao vậy?
Văn vui miệng đùa:
- Nếu kiếm thì có dễ không bác?
Ông già đáp ngay:
- Dễ ợt.
- Bác biết có ai làm mai cho cháu được không?
Văn nói đùa, nhưng ông già lại tưởng thật:
- Cái vụ đó thì tôi dám nhận lời lắm à! Tôi có đứa cháu gái, năm nay chỉ mới 21 tuổi, đẹp như gái thành thị, chỉ có điều...
Đã lở đùa rồi nên Văn đùa tới luôn:
- Kể cả gái đã từng có chồng rồi cũng được, miễn hiền và ngoan và đạt yêu cầu!
Ông già nói luôn:
- Nó lỡ có một con rồi...
Tự dưng Văn chợt nghĩ tới Xuân Lan:
- Con được mấy tuổi bác?
Cở ba tuổi! Cậu dám lấy gái có con rồi không? Tôi xem tướng cậu năm nay có lẽ cũng gần ba chục, mà chọn gái còn son thì e khó...
Văn cười:
- Son hay không son đều được cả, miễn hạp nhãn!
- Cậu nói thật không, tôi giới thiệu liền?
- Con của bác?
- Không, tôi có quen với chỗ này, họ có một đứa con gái tuy tuổi còn trẻ mà đã lỡ..
Văn chưa kịp có thêm ý kiến gì thì đã được đưa tới một nơi cách thị trấn Ô Môn chừng nửa cây số xe ngưng trước một ngôi nhà ngói xưa khá rộng. nhưng vắng người.
Cậu xuống đi, trong nhà có người đang đợi cậu!
Lời vừa dứt thì bác tài cũng vừa nhấn bàn đạp, mà không cần lấy tiền xe. Chiếc xe lôi vọt đi trước sự ngỡ ngàng của Văn:
- Kìa bác...
- Văn chưa biết phải làm gì thì đã nghe người trong nhà nói vọng ra:
- Đã tới rồi thì vào nhà đi chứ?
Rồi một bà cụ từ trong bước ra, nheo mắt nhìn khách cho rõ. Văn cúi chào:
- Dạ, kính chào bà. Con đi kiếm nhà một người tên là... Xuân Lan. Chẳng hay bà có biết vùng này có ai tên đó không ạ?
Bà cụ mở cổng rào ra, vừa nói:
- Đã tới rồi thì vào đi, còn hỏi gì?
Ngạc nhiên bởi thái độ bà cụ và cả ông lái xe lôi. Văn phải hỏi lại:
- Cháu cần tìm một người tên là Xuân Lan, vậy bác có biết?
Bà cụ không trả lời, lại khoá cổng, rồi đi thẳng vào trong sau khi nói.
- Cậu ngồi ở phòng khách đợi.
Bà bỏ đi ra nhà sau, khiến Văn càng khó xử hơn. Anh cứ lúng túng không biết phải làm sao chỉ chợt nhìn thấy trên tường có một khung ảnh lớn, trong đó có hàng chục bức ảnh nhỏ hơn, mà một trong những tấn ảnh đó khiến cho Văn phải giật mình:
- Sao lại là họ?
Anh bước về gần hơn để nhìn và bàng hoàng kêu lên:
- Chính là họ rồi!
Trong ảnh là cha mẹ của Ngọc Mai và cả ảnh của cô nữa, có lẽ chụp cách năm ba năm gì đó. Trông Ngọc Mai chẳng khác gì lúc về nhà chồng!
- Đây là...
Văn vừa buột miệng thốt ra chưa dứt lời, thì sau lưng anh đã có người lên tiếng:
- Ngạc nhiên phải không? Trái đất tròn mà...
Nghe tiếng quen quen, Văn quay lại đã kêu lên:
- Kìa.. má!
Bà mẹ của Ngọc Mai đang đứng giữa phòng khách với bộ mặt lạnh lùng! Văn tưởng như mình nhìn lầm:
- Má.. sao má lại ở đây?
Bà Thảnh ngồi xuống ghế và chỉ chiếc ghế đối diện:
- Cậu ngồi xuống đây.
Văn như người từ trên trời rơi xuống, anh ngồi mà lúng túng thấy rõ:
- Con... con không hề biết má ở đây. Con chỉ...
- Chỉ đi tìm người con gái tên Xuân Lan phải không?
Bị lật tẩy, Văn càng cuống lên:
- Dạ... sao... sao má biết? Nhưng mà con chỉ tìm để trả lại cô ấy xâu chuỗi...
Không ngờ bà mẹ vợ đã tinh ranh hơn Văn tưởng:
- Xâu chuỗi màu tím là của con Ngọc Mai, cậu lại tìm tới trả cho người khác là sao? Hay là có mới nới cũ?
Trước câu hỏi quá hóc búa, Văn như con gà mắc tóc.
- Dạ... con... con...
- Sao anh không nói rõ xâu chuỗi đó là của con bé Ngọc Ngà!
Người vừa thốt ra câu nói đó chính là Xuân Lan, xuất hiện cùng với con bé Ngà, nó vừa trông thấy Văn thì nhào tới và teo lên:
- Chú!
Lúc này trên mặt bà Thảnh mới hết căng thẳng, bà quay sang bảo:
- May cho cậu, nếu không có con nhỏ này...
Bà nói xong thì đứng lên đi vào liền, khiến Văn có muốn hỏi thêm cũng không được. Anh nhìn Xuân Lan với tất cả sự kinh ngạc:
- Sao cô cũng ở đây?
Nàng cười:
- Thì đây là nhà em mà!
- Vậy còn...
- Anh muốn hỏi người vừa rồi hả, đó là dì ruột của em, từ Sàt Gòn mới về để... đợi gặp anh!
Câu nói này càng làm cho Văn hoang mang:
- Sao lại có chuyện đó?
Nàng cười thành tiếng:
- Bộ anh tưởng tự nhiên anh biết nơi này mà tới sao? ở khách sạn Giang Thành hôm qua, đâu phải tự dưng người ta chỉ cho anh biết em ở xứ này? Cũng như lúc nãy, làm sao bác đạp xe lôi biết anh mà chở đến tận đây?
Văn rùng mình:
- Thì ra...
Anh cũng đừng lo, mọi điều cũng chỉ tạo cơ hội cho cơ hội cho anh đến gặp người mà anh ngại gặp nhất mà thôi và anh đã gặp rồi đó. Nhưng xem ra dì em cũng không đến đỗi quá căng thẳng với anh, khác với thái độ của bà suốt ba năm nay. Bà chỉ muốn gặp và ăn tươi nuốt sống anh thôi, chắc anh biết nguyên do?
- Vậy cô là...
- Em đã nói rồi, em là cháu của dì Thảnh.
Nhớ lại chuyện xâu chuỗi và những gì xảy ra ở Hà Tiên, Văn hỏi dồn:
- Vậy chyện của Ngọc Mai chuyện về xâu chuỗi kia.
Xuân Lan nhẹ lắc đầu:
- Mọi việc không phải do tôi. Anh muốn biết thì cứ hỏi dì tôi. Còn bây giờ...
Cô quay lại, tìm thì chẳng còn thấy bé Ngọc Ngà đâu. Nàng hoảng hốt:
- Ngà ơi, con ở đâu?
Chẳng nghe con bé trả lời, cô càng quýnh lên. Văn cũng hoảng, anh cùng chạy đi tìm. Cả hai chạy khắp nhà, ra cả ngoài sân vườn cũng chẳng thấy. Lúc này Xuân Lan đã thấy run, cô líu cả lưỡi:
- Không.. không được... không xong rồi!
Văn hỏi mãi cô ta mới nói rõ hơn:
- Để cho con bé đi coi như nó sẽ trở về với mẹ nó, và như vậy có nghĩa là... là... anh phải đi khỏi đây ngay!
Văn ngơ ngác:
- Cô nói gì tôi không hiểu? Vậy hoá la cô không phải là mẹ của bé Ngọc Ngà sao? Và tại sao tôi không được ở lại đây?
Nàng nói như hét:
- Anh đi ngay đi!
Nói xong, nàng ta gục xuống khiến Văn càng hoảng sợ hơn:
- Kìa, cô Lam Cô sao vậy?
Xuân Lan lịm dần và suýt ngã xuống đất, may mà Văn đã đỡ kịp. Anh gọi lớn:
- Cô tỉnh lại đi, cô Lan!
Cô nàng chỉ còn là cái xác biết thở nhè nhẹ... Văn chẳng còn cách nào hơn nên phải bế cô lên, định bước vào nhà thì anh nghe Lan thì thào:
- Đừng vào đó, hãy đưa em ra ngoài...
Văn làm theo như cái máy. Anh đưa Xuân Lan ra ngoài cổng, vừa nhìn thấy một chiếc xe lôi trờ tới, anh gọi:
- Chở đi bệnh xá gần nhất!
Xe chạy một lúc thì đột nhiên ngừng ngay cửa một nhà trọ, Văn khoát tay:
- Không phải đây!
Nhưng một lần nữa, anh nghe giọng thì thào của Xuân Lan:
- Cứ đưa em lên đây!
Một người trong phòng trọ bước ra giúp đưa cô vào phòng. Họ nói:
- Cô này là khách ở đây mà.
Văn nói cho họ rõ:
- Không, nhà cô ấy ở gần đây cô ấy bị bệnh nên tôi phải đưa đi bệnh viện ngay!
Nhân viên tiếp tân quả quyết:
- Cô Xuân Lan này ở đây từ hôm qua với một đứa bé, lúc nãy nó chạy về trước và đang ở trong phòng!
Vừa khi ấy, bé Ngọc Ngà từ trong chạy ra, nó một lần nữa mừng rỡ khi gặp Văn:
- Chú, con chờ chú về.
Văn còn thắc mắc nhưng không thể hỏi đứa bé ba tuổi, vả lại anh còn phải lo cứu chữa cho Xuân Lan trước. Nhân viên nhà trọ nói cho Văn biết:
- Cô ấy nói lúc sáng rằng mình về chơi nhà người quen, tôi cứ tưởng đến chiều cô ấy mới về, nên vừa rồi có một cô bạn của cô ấy tới đây tìm, tôi đã chỉ cho vào phòng đợi, bây giờ chắc còn trong đó.
Bé Ngà nói:
- Đi rồi, chỉ để lại cái này.
Nó đưa ra cho Văn một cái bọc, trong đó có một gói giấy được gói khá chu đáo:
- Con về phòng thì không gặp cô ấy, nhưng khi con vào trong phòng rồi thì cô ấy đứng từ ngoài nói vọng vào, dặn con lấy cái bọc này đưa cho má Xuân Lan hoặc người nào đi cùng má Lan cũng được. Vậy chú cũng là người được gửi cái này, chú mở ra xem đi.
Văn không định mở, nhưng nghe con bé nói vậy anh mở ta xem thử. Vật gói kỹ kia khi được mở ra khiến cho Văn điếng hồn, đó là bức ảnh chụp Ngọc Mai lúc vừa tự tử đang còn nằm yên trên giường!
- Trời ơi!
Văn chỉ kêu được mấy tiếng rồi thì lảo đảo, mặt xanh tái! Con bé Ngà không hiểu chuyện gì, nó hoảng sợ:
- Chú, chú làm sao vậy chú?
Văn cố lắm mới nói được mấy tiếng:
- Ngọc... Mai...
Bé Ngà bỗng ôm cứng lấy Văn, như sợ anh chết. Nó gào lên:
- Chú ơi, chú!
Xuân Lan lúc ấy kêu lên ú ớ:
- Đừng đừng hại người ta.. đừng...
Con bé Ngà cũng hét lớn:
- Đừng hại chú này! Con thương chú ấy!
Vừa nói nó lại càng siết chặt Văn hơn như sợ ai đó bắt mất anh, đến nỗi Văn cũng phải ngạc nhiên:
- Chú có sao đâu con?
Bé Ngà vẫn không lơi tay nó càng la lớn hơn và cứ xoay người hết bên này lại qua bên kia, như đang cố che chở cho anh khỏi bị ai đó tấn công! Và đến khi Văn không còn đủ sức để đứng vững thì một lần nữa con bé lại thét lên:
- Mẹ, đừng hại người ta!
Rồi như liều mình, nó ngã nhoài lên thân thể vừa đổ xuống của Văn, chẳng khác gì tấm lá chắn. Lúc ấy thì Xuân Lan cũng đã nằm yên, Vậy bé Ngà sợ ai? Chẳng thể lý giải được, bởi lúc ấy cả Văn và Xuân Lan đều đã ngất đi. Chỉ còn chị chủ nhà trọ, chị hốt hoảng giục mấy người làm lo cấp cứu cho hai người. Tuy nhiên, khi mấy người kia kéo bé Ngà ra khỏi người Văn thì con bé nhất quyết không bỏ ra, nó gào lên:
- Đừng để mẹ giết chú này!
Cho đến khi họ đưa Văn vào phòng mà con bé vẫn còn ôm cứng anh. Chị chủ nhà trọ nói với một nhân viên:
- Chạy vào xóm trong, chỗ gần nhà máy xay có một ngôi nhà ngói xưa, cô này có bà con ở đó, báo cho họ biết cô ấy đang bị bệnh ngoài này, kêu họ ra ngay.
Người nhân viên chạy đi một lúc khá lâu, khi trở về đã lắc đầu báo:
- Em kiếm nãy giờ mà có ngôi nhà ngói xưa nào đâu, chỉ có một cái nhà lớn, nhưng khi nhìn vào thấy chỉ có mồ mả chung quanh chứ đâu có người ở!
Chị chủ phòng trọ ngạc nhiên:
- Tôi cũng nhớ ở đó không có người nào ở, mà sao cô này lại nói có bà dì ở đó! Mày có hỏi kỹ mấy người chung quanh đó không?
- Dạ có, ai cũng nói nhà ấy đã bỏ hoang từ lâu rồi, cách đây mấy năm có chôn một người, thành ra nơi ấy gần như là cái nghĩa trang gia đình, chứ đâu phải nhà ở.
Vẫn chưa tin hẳn, nên chị chủ phòng trọ lại sai một người khác đi hỏi. Vài mươi phút sau ngươi này về, cũng báo y như vậy:
- Đó đúng là một nghĩa địa gia tộc, nghe nói của một bà nhà giàu nào đớ ở Sài Gòn, quê quán ở xứ này, nên bây giờ khu đất đó dùng làm nơi chôn người chết. Ngôi mộ nào cũng xây đá kiên cố lắm, nhưng ngôi nhà ngói lớn thì không ai ở đã từ lâu rồi.
Trong lúc họ còn đang bàn tán thì Văn rỉnh lại. Anh nhìn thấy bé Ngà vân đang bám chặt lấy anh và đã ngủ khì thì xúc động lắm, định gở bé ra cho nó ngủ trên giường, nhưng con bé dù đang ngủ vẫn cự tuyệt, không chịu buông tay ra!
Chị chủ nhà hỏi Văn:
- Lúc nãy cậu đưa cô này về từ đâu vậy?
Nghe Văn kể, chị ta kêu lên:
- Chỗ đó là nghĩa địa chứ đâu phải nhà!
Văn không tin, anh định gửi bé Ngà lại để tự đi xem thực hư, nhưng con bé vẫn nhất định không rời ra, nên cuối cùng Văn đành phải bế nó theo, kêu xe lôi chạy trở về chỗ lúc nãy. Tận mắt chứng kiến mà Văn vẫn còn chưa tin, anh hỏi một người gần đó, người ta nói rành rẽ:
- Đây là đất hươg hoả của ông Cả mà ngày xưa người ta gợi là Cả Tự, khi ông mất đi thì để lại cho người con gái tên Thảnh, nhưng sau đó bà này cũng chuyển lên Sài Gòn ở, rất ít khi về đây. Ngôi nhà dần dần xuống cấp, cuối cùng bà Thảnh dùng khu đất ấy làm từ đường thờ tổ tiên.
Nhưng chỉ được một thời gian thì việc thờ tự cũng chẳng ai lo, nên hầu như ngôi nhà đành bỏ hoang. Chỉ có khu đất rộng gần một mẫu chung quanh đã lần hồi biến thành nghĩa trang gia tộc. Hình như có đến gần mười ngôi mộ được chôn trong đó, mà mới nhất là mộ của người con gái bà Thảnh chết cách đây ba bốn năm, được đem về mai táng và thỉnh thoảng bà có về nhang khói. Nhưng mới đây nghe tin bà ấy cũng đã chết, nhưng mộ phần thì không thấy đem về đây, có lẽ đã được hoả táng rồi cũng nên.
Nghe bà ta kể rành rọt như vậy nên Văn không thể không tin, sau một lúc lưỡng lự, anh quyết định vào bên trong khuôn viên ngôi nhà. Vẫn là ngôi nhà mà anh tới lúc sáng, nhưng bây giờ nó là một ngôi nhà hoang, rêu phong, nhện giăng đầy. Văn đứng thẫn thờ khá lâu rồi chợt nhớ, anh bế bé Ngà ra thẳng sau vườn, nơi có đến chục ngôi mộ đá nằm san sát nhau, Một ngôi mộ mới nhất, nổi bật hơn nằm ở cuối dãy, mà vừa thoạt nhìn thấy Văn đã thót tim! Khi bước lại gần bỗng bé Ngà khóc thét lên và co quắp người lại ôm cứng lấy Văn, anh phải dỗ nó:
- Cháu đừng sợ, chú chỉ xem qua rồi đi ra ngay!
Ánh mắt của Văn dừng lại ở dòng chữ trên mộ bia: Phần mộ Lê Thị Ngọc Mai. Bên trên dòng chữ là ảnh chân dung của Mai, gương mặt buồn hiu.
- Ngọc Mai!
Văn kêu lên rồi đứng chết lặng. Trong lúc bé Ngà kéo tay anh giục đi:
- Đi đi chú! Đi đi...
Văn bước đi mà mắt cứ ngoái lại nhìn vào ngôi mộ.
- Nó như có một mãnh lực kỳ lạ, khiến Văn cứ muốn chạy trở lại. Rồi văng vẳng bên tai Văn nghe như có tiếng ai đó gọi tên mình. Anh vừa định lên tiếng
thì bàn tay nhỏ nhắn của bé Ngà đã bụm ngang miệng, khiến anh không thể thốt lên được. Và một lần nữa con bé lại giục:
Đi nhanh lên đi chú!
- Mãi đến khi tới ngoài cổng, con bé mới oà lên khóc và nói rất nhỏ vào tai Văn:
- Người ta đang muốn bắt chú đi, chú mau chạy đi!
Thấy Văn vẫn còn nấn ná chưa chịu bỏ đi, con bé lại giục.
- Chạy nhanh lên!
Lúc này chợt Văn nghe như có bước chân người phía sau lưng, anh cảm nhận hơi thở của ai đó sát vào gáy mình, đồng thời có một mùi hương rất quen thuộc phả vào mũi anh... Văn buột miệng:
- Ngọc Mai!
Đúng là loại nước hoa mà Ngọc Mai thường dùng khi còn sống, khi ấy Văn vẫn thường nói chỉ duy nhất nàng mới dùng loại nước hoa pha lẫn giữa hương của đàn ông với phụ nữ...
Lúc này Văn cảm giác như có luồng hơi lạnh buốt đang phủ lên gáy mình và hình như.. Bỗng con bé Ngà hét lên một tiếng rồi buông tay ra khỏi Văn! Anh hốt hoảng khi nhìn quanh không thấy con bé.
- Cháu ơi! Cháu ở đâu?
Văn điếng hồn khi con bé tự dưng biến mất, mà quên là lúc ấy cái cảm giác lành lạnh sau gáy cũng không còn...
Văn trở về nhà với bộ dạng thất thần. Vừa bước vào cửa nhà trọ, anh đã nghe tiếng khóc nức nở của ai đó từ bên trong. Và khi anh vào hẳn phòng khách thì đã nghe Xuân Lan gào lên:
- Con bé chết rồi!
Văn đang như kẻ mất hồn, đã giật mình:
- Cái gì, bé Ngà đâu?
Chỉ đứa bé đang nằm im trong lòng, mắt nhắm nghiền, Xuân Lan nói qua màn nước mắt:
- Nó chết rồi!
Hốt hoảng. Văn cúi xuống chạm tay vào mũi con bé, không còn tín hiệu của hơi thở, Văn gào lên:
- Trời ơi, chú hại cháu rồi!
Đột nhiên Văn hét vào mặt Xuân Lan:
- Chính cô! Cô là nguyên nhân làm cho con bé chết!
Lan ngơ ngác:
- Anh nói gì vậy? Chính em vừa tỉnh lại thì đã thấy con nhỏ nằm bên cạnh rồi. Lúc nãy nó lại đi với anh, vậy ai đã làm gì con bé?
Câu hỏi khiến Văn nhớ lại diễn biến câu chuyện vừa rồi, anh buông tiếng thở dài:
- Ngọc Mai...
Xuân Lan hoảng hốt:
- Anh vừa nói gì? Anh gặp chị ấy?
Văn không giấu:
- Tôi vừa cùng bé Ngà vào ngôi nhà hoang và ra nghĩa địa...
Anh vừa nói tới đó thì Xuân Lan đã thất thần kêu lên:
- Anh dẫn xác đến đó là tới số rồi.
Rồi cô nhìn lại bé Ngà:
- Nhưng sao con bé lại như thế này? Nó là con..
Nàng định nói hết ý, nhưng bỗng ngừng bặt và vẻ sợ hãi lộ rõ. Văn hỏi:
- Cô sao vậy?
Xuân Lan không trả lời, rồi bất ngờ cô ôm bé Ngà đứng vụt dậy và chạy biến ra ngoài. Văn gọi theo.
- Cô Xuân Lan, đừng đưa con bé đi.
Nhưng bóng cô nàng và bé Ngà phút chốc đã không còn thấy nữa...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 4: Hóa giải hận thù
Tìm kiếm đến chồn chân mà vẫn chẳng thấy Xuân Lan đâu, Văn chán nản quay về phòng trọ. Chị chủ nhà chỉ căn phòng của Lan và bảo:
- Nếu còn ở lại thì anh cứ ở trong phòng cô ấy, chờ xem có thể chiều hoặc mai gì đó cô ấy sẽ trở lại.
Thật tình thì Văn vẫn muốn lui lại đây thêm, bởi những gì quanh Ngọc Mai anh vẫn còn quá mù mờ.
Nhất là chuyện của con bé Ngà đang làm cho Văn hối hận, đau khổ... Do đó, tối hôm ấy Văn ngủ lại phòng của Xuân Lan.
Lúc ở trong phòng anh mới phát hiện cô ta còn bỏ lại túi xách quần áo. Ban đầu Văn không có ý định lục lọi gì trong đó, nhưng lúc nửa đêm thì bỗng trong đầu anh loé lên một ý nghĩ lạ, anh lẩm bẩm:
- Có thể nào chính là cô ấy chăng?
Văn đang liên tưởng Xuân Lan chính là... Ngọc Mai! Bởi những gì đã xảy ra có khả năng là như vậy. Văn bật dậy và nhẹ nhàng mở chiếc túi vải ra. Bên trong chỉ có vài bộ quần áo của Xuân Lan và bé Ngọc Ngà. Nhưng điều làm cho Văn chú ý là còn có một bức ảnh mà vừa nhìn vào Văn biết ngay đó là bức ảnh mà anh đã nhìn thấy trong ngôi nhà lúc sáng, ảnh của Ngọc Mai và gia đình. Có đủ mặt, từ Ngọc Mai, bà mẹ và một người đàn ông đứng bên cạnh bà Thảnh. Điều này cũng lạ, bởi khi cưới Mai thì Văn đã biết là cô ấy mồ côi cha từ khá lâu, mà bức ảnh này có lẽ chụp cách khi Mai chết không lâu lắm?
Lật ra phía sau bức ảnh còn có dòng chữ: sinh Ô Môn, tử về Giang Thành!
- Giang Thành!
Văn được biết Giang Thành là tên gọi khác của Hà Tiên! Anh giật mình:
- Thì ra là vậy?
Nhìn đồng hồ tay thấy mới hai giờ sáng, nhưng Văn đã thay đồ, xách theo túi xách của Xuân Lan và trả phòng. Chị chủ nhà trọ ngạc nhiên:
- Giờ này mà cậu đi đâu?
- Tôi có việc phải đi gấp, nếu cô Xuân Lan có trở lại chị làm ơn nói là tôi đi tìm cô ấy ở Giang Thành.
Văn đi ngay giờ ấy và cũng may là có chuyến xe đò chạy tuyến Cần thơ đi Hà Tiên qua đó khá sớm. Nhờ vậy, Văn tới nơi vào giữa trưa hôm ấy.
Sự trở lại của Văn làm cho cho khách sạn Giang Thành ngạc nhiên:
- Ủa, tưởng cậu đã về Sài Gòn rồi, sao giờ này còn ở đây?
Văn hỏi liền:
- Chị có thấy cô gái và đứa con hôm trước trở lại đây hay không?
- Có. Nhưng chỉ ghé đây dặn trước phòng để mai quay về ở rồi đi ngay.
Văn thất vọng:
- Lỡ cả rồi!
Nghe vậy, người chứ khách sạn hỏi:
- Cậu muốn gặp cô ấy lắm sao?
- Dạ cần lắm. Nhất là tôi muốn biết xem đứa bé con của cô ấy tình trạng sức khoẻ ra sao rồi?
Cháu bé còn bệnh, sốt mê man nhưng có vẻ không sao, nên cô ấy mới quyết định về thăm mộ cha, trước khi trở lại đưa cháu bé đi trị bệnh.
Văn hốt hoảng:
- Sao lại làm vậy, tính mạng đứa nhỏ quan trọng hơn chứ.
Anh vội đi ngay. Người chủ khách sạn hỏi:
- Cậu tính đi đâu? Sao không ở lại đây đợi, thế nào cô ấy cũng trở lại mà.
Văn sốt ruột:
- Tôi muốn tìm gặp đứa bé ngay, nó đang trong tình trạng nguy hiểm,có thể tử vong chứ không phải chỉ bệnh nặng đâu.
Nghe vậy, ông chứ khách sạn sau một lúc suy nghĩ, chợt nhớ ra:
- Hôm trước ở đây cô ấy có nói là dòng họ mình có khu từ đường trên đường lên Thạch Động. Có thể bây giờ cô ấy đang ở đó cũng nên!
Đưa cho Văn chiếc xe đạp, ông bảo:
- Đây lên chỗ đó hơi xa. Mà ngoài đi bộ và xe đạp ra không có phương tiện gì khác, vậy cậu cứ lấy chiếc xe đạp này đi cho tiện. Cậu biết đường lên Thạch Động?
Ông chỉ đường cặn kẽ cho Văn và còn dặn:
- Nếu cần đưa cháu hé đi bệnh viện Rạch Giá thì tôi có chiếc xe hơi, sẽ giúp đưa cháu đi.
Văn đạp xe theo đường đã được hướng dẫn và không khó đã tìm ra khu đất từ đường duy nhất trên đoạn đường đó. Khi hỏi một người đánh xe bò đi qua, Văn được ông ta cho biết khá rành rẽ:
- Đây là đất của ông Hương Chủ Mạnh, đã có thời là một trong những người giàu nhất xứ này. Ông ấy mới chết cách nay chưa lâu và hiện được chôn cùng bà vợ trẻ hơn ông cả chục tuổi.
Chưa biết chắc có phải nơi mình cần tìm không, nhưng Văn cũng bước vào trong khuôn viên khu từ đường. Có hai ngôi mộ xây khá bề thế nằm giữa khu vườn rộng, và trên mộ bia một trong hai ngôi mộ có dòng chữ phần mộ Trần Thị Thảnh đã đập vào mắt Văn tức thời. Anh bước lại gần và còn nhìn rõ ảnh chân dung của người chết nữa:
Bà ấy đây rồi!
Đây là mộ của bà Thảnh, mẹ của Ngọc Mai! Bên cạnh là mộ của người đàn ông tên Phan Văn Hoài, với ảnh chân dung mà vừa nhìn Văn nhận ra ngay, đó là người đàn ông trong bức ảnh nằm trong túi xách của Xuân Lan.
- Thì ra...
Vừa khi ấy có tiếng cất lên từ phía sau:
- Không cách nào thoát được anh!
Văn quay lại và kêu lên:
- Xuân Lan!
Thấy cô chỉ có một mình, Văn hỏi ngay:
- Con bé đâu?
Xuân Lan đáp, giọng cực kỳ buồn thảm:
- Chết rồi!
Cô chỉ tay vào một ngôi nhà nhỏ dưới tàn cây gần đó Văn chạy nhanh vào và đứng khựng lại trước xác của Ngọc Ngà nằm trên chiếc giường cũ.
Nó đã chết từ lúc ở bên Ô Môn, nhưng em cố đưa nó về đây để hy vọng bà ngoại nó cứu được. Nào ngờ họ là những người quá vô cảm, nhẫn tâm nhìn cháu ruột của mình chết!
- Cô nói họ là ai?
- Dì tôi, bà Thảnh!
Nhưng tại sao phải là bà ấy mới cứu được bé Ngà?
Có lẽ định không nói, nhưng rồi Xuân Lan không kiềm chế được, đã thốt ra:
- Vì nó mà bà ngoại nó, người lúc nào cũng thúc ép mẹ nó làm chuyện báo thù? Chính vì muốn báo thù mà mẹ nó đã nghe bà ngoại, tìm cách giết hại anh, trong lúc bé Ngà thì lại bênh vực cho anh, nó muốn cứu anh nên đã lao vào người mẹ nó và đã chết từ tay mẹ nó!
Văn ngơ ngác:
- Cô nói gì vậy, ai là mẹ của bé Ngà?
- Ngọc Mai!
Câu trả lời của Xuân Lan khiến Văn bàng hoàng:
- Con của Ngọc Mai, có nghĩa là...
- Chính nó là giọt máu của anh đó!
- Trời ơi!
Trong lúc Văn ngồi xuống bế con lên tay thì Xuân Lan đều giọng kể:
- Khi Ngọc Mai chết thì đã có thai trên hai tháng. Người chết oan lại mang thai thì sau khi chết phải sinh con trả lại cho đời, bởi đứa bé chưa tới số. Em vốn là con riêng của ba, trước khi ba chắp nối với dì Thảnh. Một hôm khi đang ngủ, em giật mình tỉnh giấc bởi có ai đó đặt bên cạnh mình một đứa trẻ sơ sinh. Em hoảng quá thì lúc ấy bà Thảnh đã hiện về báo cho biết đó chính là con của Ngọc Mai, bắt em phải nuôi và coi như con, không được kể lại chuyện ấy với ai. Không phải em sợ bị hồn ma giết hại, mà vì em thương đứa bé tội nghiệp này, nên em đã chấp nhận nuôi nó và coi như con mình. Vậy mà cách đây vài tuần,
bà ta lại không để cho em và con bé được yên, khi buộc em phải tìm cách gặp anh để trả thù giúp Ngọc Mai!
Văn giật mình:
- Vậy em không phải là.. hồn ma của Ngọc Mai sao?
Em là nạn nhân cũng như anh thôi! Việc anh không chọn khu nghỉ mát nào khác mà chọn Mũi Nai cũng là do xui khiến của hồn ma của bà Thảnh và Ngọc Mai. Họ xui anh tới đây để em ra tay.
Văn chặn lời:
- Nhưng tại sao Ngọc Mai không trực tiếp ra tay, cô ấy là một hồn ma mà?
Chỉ vào bé Ngà, Xuân Lan nói:
- Cũng bởi con bé này. Chẳng hiểu sao dẫu chưa một lần biết mặt anh, nhưng lúc nào nó cũng bênh vực, che chở cho anh. Chính nó là vật cản đã khiến cho dì Thảnh và Ngọc Mai không ra tay được. Họ lại càng hận anh lắm, anh biết không!
Văn thở dài:
- Tôi biết và nỗi ăn năn lâu nay đã gặm nhấm lòng tôi khôn nguôi. Tôi không ân hận gì nếu bị họ giết chết!
Xuân Lan nghiêm giọng:
- Không được, anh phải sống vì con anh chứ!
- Nhưng...
Văn muốn nói thật đứa bé không phải là dòng máu của mình, nhưng kịp nghĩ lại, anh lảng sang hướng khác:
- Tôi ngạc nhiên không hiểu sao hai mẹ con họ lại không chôn chung một nơi ở Ô Môn mà hai người hai nơi như thế này?
Lan thở dài:
- Cũng do ba em, Ông ấy và Ngọc Mai không thuận với nhau lúc còn sống, đến khi chết họ cũng thề không nằm gần nhau. Ba em có một lời nguyền khi nhắm mắt, không ngờ lời nguyền đó đã linh ứng sau này, và cũng bởi vì lời nguyền nên Ngọc Mai không thể tự tiện tới vùng đất này để ra tay hại anh. Đây nè, em cho anh coi lời nguyền...
Xuân Lan đi vào góc nhà tìm một lúc, rồi lo lắng nói:
- Em bỏ quên cái túi xách ở đâu mất rồi, trong túi có vật ấy...
Văn đưa chiếc túi vải đang cầm trên tay ra:
- Phải cái này không?
Xuân Lan mừng rỡ:
- Đúng rồi!
Cô cầm lấy tấm ảnh chụp chung ra, chỉ tay vào người đàn ông trong ảnh.
- Đây là ba em. Lúc tấm hình này chụp thì không có ông, bởi ông đã chết trước đó mấy năm rồi. Nhưng khi biết mẹ con bà Thảnh muốn dùng em để hại người, đó là hại anh, thì ông đã linh ứng, đưa hình ông ghép vào trong này, để ngăn chặn không cho họ làm hại em nếu sau này em bị họ ép đến đường cùng. Anh có thấy dòng chữ viết phía sau ảnh này không? Sinh Ô Môn, tử Giang Thành! Đó chính là lời nguyền của ba, ý ông muốn nói là bà Thảnh sinh ra ở Ô Môn, nhưng khi chết thì chôn ở Hà Tiên này. Mà có như vậy thì sinh mạng em sẽ không sao, bởi khi bà ấy nằm ở đây thì còn có ba em, sẽ không để làm hại em được! Chính vì vậy mà em mới giữ bé Ngà ở đây để nuôi, cho nó được yên ổn. Vậy mà chỉ vì muốn ngăn chặn không cho họ hại anh, để rồi con bé phải mạng vong như thế này, Tội cho nó...
Nghe kể chuyện, Văn sững sờ, anh gào lên:
- Có muốn giết thì cứ giết tôi, cớ sao lại hại con bé mới ngần này tuổi!
Văn ôm con bé và chạy thẳng ra chỗ hai ngôi mộ rồi bằng một động tác bất ngờ, anh lao đầu vào mộ bia của bà Thảnh. Sức lao khá mạnh, nếu trúng vào thì có thể vỡ đầu. Đó là một hành động tự sát mà chính Văn cũng chẳng hiểu tại sao mình làm vậy!
Xuân Lan chạy ra sau, cô vừa kịp nhìn thấy đã la lên:
- Đừng! Anh đừng...
Tuy nhiên, khi đầu của Văn va vào thành mộ bia thì như có một cái đệm êm ái đỡ lấy, khiến anh chỉ bị ngã mà không bị thương tích gì. Vừa khi ấy, Văn chợt nghe có tiếng thì thào:
- Con không sao, ba ơi!
Văn bật ngay dậy và mừng như bắt được vàng:
- Ngọc Ngà, con còn sống sao?
Con bé Ngà ôm chầm lấy Văn như nó vẫn thường làm, hơi ấm từ người nó làm cho Văn nhẹ hẳn đi, anh nói và khóc:
- Cử tưởng con bỏ ba rồi...
Xuân Lan chạy tới, cô mừng không kém:
- Mẹ cứ tưởng con không thương mẹ nữa chứ!
Không hẹn mà cả Văn và Xuân Lan đều ôm chầm lấy bé Ngà, chẳng khác gì cặp vợ chồng đang âu yếm đứa con cưng! Và họ giữ như vậy khá lâu...
Chẳng hiểu có sợi dây vô tình nào đó đã cột chặt họ lại với nhau, nên sau phút bất chợt đó, họ đã nhìn nhau với ánh mắt đầy cảm thông, trìu mến. Rồi Xuân Lan lên tiếng:
Vừa rồi vong hồn cửa ba đã đỡ cho anh không va đầu vào mộ bia đó! Ba không muốn anh chết, bởi trên đời này còn có đứa con gái bé bỏng của ba đang bơ vơ!
Văn bất chợt siết chặt tay nàng, nói khẽ vừa đủ cho nhau nghe:
- Em sẽ không bơ vơ nữa...
Con bé Ngà vội chen vào:
- Còn bỏ con cho ai?
Văn siết chặt nó vào lòng:
- Có ba, mẹ đây chi!
Họ tràn ngập trong niềm hạnh phúc tuy bất ngờ, nhưng đó là điều tất yếu...
° ° °
Văn cứ sợ bé Ngà không thể sống lâu, bởi người ta nói thường những đứa bé nửa âm nửa dương như Ngà thì chỉ thọ được cao lắm là tới mười tuổi. Vậy mà đã mười bốn năm trôi qua, bây giờ Ngọc Ngà đã đến tuổi mười bảy, mà chẳng có dấu hiệu gì cho thấy cô bé yểu mệnh Văn vừa mừng vừa lo, anh bàn với vợ:
Anh nghe người ta nói, nếu Ngà vừa qua tuổi mười bảy, bước sang tuổi mười tám mà vẫn chưa có gì xảy ra thì phải làm lễ cúng thật lớn để rửa vong cho nó! Vậy chúng ta nên chuẩn bị là vừa, bởi chỉ còn chưa đầy mười ngày nữa là Ngà qua tuổi mười tám!
Xuân Lan kề sát vào chồng, thì thầm:
- Em đã lo cả tồi, mà anh cũng yên tâm, mấy đêm liền ba đều hiện về báo cho em biết rằng cái vận yểu mệnh của dòng họ chị Ngọc Mai đã qua và bé Ngà cũng chính thức được tồn tại trên cõi trần này rồi.
Lúc ấy Ngọc Ngà vừa từ dưới bếp bước lên, thấy cha mẹ bàn bạc, cô nói:
- Bữa nay con đãi ba má món cá trê chiên chấm nước mắm gừng, món ruột của hai ông bà!
Văn nhẹ cười với con gái:
- Chỉ sợ quả bom nổ chậm này không còn bao lâu nữa để cho tôi với má nó hưởng cái thú ăn ngon này nữa đây! Con gái là con nhà người ta mà.
Ngọc Nga giãy nảy:
- Không, con không lấy chồng đâu, con ở mãi với ba má thôi.
Và cũng như hồi nhỏ, Ngà vẫn còn thói quen cứ sà vào lòng cha mà giữ chặt:
- Con không bao giờ rời xa ba má!
- Con khỉ, nói phải giữ lời đó nghen!
Không ai lột da mà sống mãi, nhưng có lẽ hạnh phúc mà họ đang được hưởng là bất tận... 46
PHẦN 3
IV Hoá Giải Hận Thù
Tìm kiếm đến chồn chân mà vẫn chẳng thấy Xuân Lan đâu, Văn chán nản quay về phòng trọ. Chị chủ nhà chỉ căn phòng của Lan và bảo:
- Nếu còn ở lại thì anh cứ ở trong phòng cô ấy, chờ xem có thể chiều hoặc mai gì đó cô ấy sẽ trở lại.
Thật tình thì Văn vẫn muốn lui lại đây thêm, bởi những gì quanh Ngọc Mai anh vẫn còn quá mù mờ.
Nhất là chuyện của con bé Ngà đang làm cho Văn hối hận, đau khổ... Do đó, tối hôm ấy Văn ngủ lại phòng của Xuân Lan.
Lúc ở trong phòng anh mới phát hiện cô ta còn bỏ lại túi xách quần áo. Ban đầu Văn không có ý định lục lọi gì trong đó, nhưng lúc nửa đêm thì bỗng trong đầu anh loé lên một ý nghĩ lạ, anh lẩm bẩm:
- Có thể nào chính là cô ấy chăng?
Văn đang liên tưởng Xuân Lan chính là... Ngọc Mai! Bởi những gì đã xảy ra có khả năng là như vậy. Văn bật dậy và nhẹ nhàng mở chiếc túi vải ra. Bên trong chỉ có vài bộ quần áo của Xuân Lan và bé Ngọc Ngà. Nhưng điều làm cho Văn chú ý là còn có một bức ảnh mà vừa nhìn vào Văn biết ngay đó là bức ảnh mà anh đã nhìn thấy trong ngôi nhà lúc sáng, ảnh của Ngọc Mai và gia đình. Có đủ mặt, từ Ngọc Mai, bà mẹ và một người đàn ông đứng bên cạnh bà Thảnh. Điều này cũng lạ, bởi khi cưới Mai thì Văn đã biết là cô ấy mồ côi cha từ khá lâu, mà bức ảnh này có lẽ chụp cách khi Mai chết không lâu lắm?
Lật ra phía sau bức ảnh còn có dòng chữ: sinh Ô Môn, tử về Giang Thành!
- Giang Thành!
Văn được biết Giang Thành là tên gọi khác của Hà Tiên! Anh giật mình:
- Thì ra là vậy?
Nhìn đồng hồ tay thấy mới hai giờ sáng, nhưng Văn đã thay đồ, xách theo túi xách của Xuân Lan và trả phòng. Chị chủ nhà trọ ngạc nhiên:
- Giờ này mà cậu đi đâu?
- Tôi có việc phải đi gấp, nếu cô Xuân Lan có trở lại chị làm ơn nói là tôi đi tìm cô ấy ở Giang Thành.
Văn đi ngay giờ ấy và cũng may là có chuyến xe đò chạy tuyến Cần thơ đi Hà Tiên qua đó khá sớm. Nhờ vậy, Văn tới nơi vào giữa trưa hôm ấy.
Sự trở lại của Văn làm cho cho khách sạn Giang Thành ngạc nhiên:
- Ủa, tưởng cậu đã về Sài Gòn rồi, sao giờ này còn ở đây?
Văn hỏi liền:
- Chị có thấy cô gái và đứa con hôm trước trở lại đây hay không?
- Có. Nhưng chỉ ghé đây dặn trước phòng để mai quay về ở rồi đi ngay.
Văn thất vọng:
- Lỡ cả rồi!
Nghe vậy, người chứ khách sạn hỏi:
- Cậu muốn gặp cô ấy lắm sao?
- Dạ cần lắm. Nhất là tôi muốn biết xem đứa bé con của cô ấy tình trạng sức khoẻ ra sao rồi?
Cháu bé còn bệnh, sốt mê man nhưng có vẻ không sao, nên cô ấy mới quyết định về thăm mộ cha, trước khi trở lại đưa cháu bé đi trị bệnh.
Văn hốt hoảng:
- Sao lại làm vậy, tính mạng đứa nhỏ quan trọng hơn chứ.
Anh vội đi ngay. Người chủ khách sạn hỏi:
- Cậu tính đi đâu? Sao không ở lại đây đợi, thế nào cô ấy cũng trở lại mà.
Văn sốt ruột:
- Tôi muốn tìm gặp đứa bé ngay, nó đang trong tình trạng nguy hiểm,có thể tử vong chứ không phải chỉ bệnh nặng đâu.
Nghe vậy, ông chứ khách sạn sau một lúc suy nghĩ, chợt nhớ ra:
- Hôm trước ở đây cô ấy có nói là dòng họ mình có khu từ đường trên đường lên Thạch Động. Có thể bây giờ cô ấy đang ở đó cũng nên!
Đưa cho Văn chiếc xe đạp, ông bảo:
- Đây lên chỗ đó hơi xa. Mà ngoài đi bộ và xe đạp ra không có phương tiện gì khác, vậy cậu cứ lấy chiếc xe đạp này đi cho tiện. Cậu biết đường lên Thạch Động?
Ông chỉ đường cặn kẽ cho Văn và còn dặn:
- Nếu cần đưa cháu hé đi bệnh viện Rạch Giá thì tôi có chiếc xe hơi, sẽ giúp đưa cháu đi.
Văn đạp xe theo đường đã được hướng dẫn và không khó đã tìm ra khu đất từ đường duy nhất trên đoạn đường đó. Khi hỏi một người đánh xe bò đi qua, Văn được ông ta cho biết khá rành rẽ:
- Đây là đất của ông Hương Chủ Mạnh, đã có thời là một trong những người giàu nhất xứ này. Ông ấy mới chết cách nay chưa lâu và hiện được chôn cùng bà vợ trẻ hơn ông cả chục tuổi.
Chưa biết chắc có phải nơi mình cần tìm không, nhưng Văn cũng bước vào trong khuôn viên khu từ đường. Có hai ngôi mộ xây khá bề thế nằm giữa khu vườn rộng, và trên mộ bia một trong hai ngôi mộ có dòng chữ phần mộ Trần Thị Thảnh đã đập vào mắt Văn tức thời. Anh bước lại gần và còn nhìn rõ ảnh chân dung của người chết nữa:
Bà ấy đây rồi!
Đây là mộ của bà Thảnh, mẹ của Ngọc Mai! Bên cạnh là mộ của người đàn ông tên Phan Văn Hoài, với ảnh chân dung mà vừa nhìn Văn nhận ra ngay, đó là người đàn ông trong bức ảnh nằm trong túi xách của Xuân Lan.
- Thì ra...
Vừa khi ấy có tiếng cất lên từ phía sau:
- Không cách nào thoát được anh!
Văn quay lại và kêu lên:
- Xuân Lan!
Thấy cô chỉ có một mình, Văn hỏi ngay:
- Con bé đâu?
Xuân Lan đáp, giọng cực kỳ buồn thảm:
- Chết rồi!
Cô chỉ tay vào một ngôi nhà nhỏ dưới tàn cây gần đó Văn chạy nhanh vào và đứng khựng lại trước xác của Ngọc Ngà nằm trên chiếc giường cũ.
Nó đã chết từ lúc ở bên Ô Môn, nhưng em cố đưa nó về đây để hy vọng bà ngoại nó cứu được. Nào ngờ họ là những người quá vô cảm, nhẫn tâm nhìn cháu ruột của mình chết!
- Cô nói họ là ai?
- Dì tôi, bà Thảnh!
Nhưng tại sao phải là bà ấy mới cứu được bé Ngà?
Có lẽ định không nói, nhưng rồi Xuân Lan không kiềm chế được, đã thốt ra:
- Vì nó mà bà ngoại nó, người lúc nào cũng thúc ép mẹ nó làm chuyện báo thù? Chính vì muốn báo thù mà mẹ nó đã nghe bà ngoại, tìm cách giết hại anh, trong lúc bé Ngà thì lại bênh vực cho anh, nó muốn cứu anh nên đã lao vào người mẹ nó và đã chết từ tay mẹ nó!
Văn ngơ ngác:
- Cô nói gì vậy, ai là mẹ của bé Ngà?
- Ngọc Mai!
Câu trả lời của Xuân Lan khiến Văn bàng hoàng:
- Con của Ngọc Mai, có nghĩa là...
- Chính nó là giọt máu của anh đó!
- Trời ơi!
Trong lúc Văn ngồi xuống bế con lên tay thì Xuân Lan đều giọng kể:
- Khi Ngọc Mai chết thì đã có thai trên hai tháng. Người chết oan lại mang thai thì sau khi chết phải sinh con trả lại cho đời, bởi đứa bé chưa tới số. Em vốn là con riêng của ba, trước khi ba chắp nối với dì Thảnh. Một hôm khi đang ngủ, em giật mình tỉnh giấc bởi có ai đó đặt bên cạnh mình một đứa trẻ sơ sinh. Em hoảng quá thì lúc ấy bà Thảnh đã hiện về báo cho biết đó chính là con của Ngọc Mai, bắt em phải nuôi và coi như con, không được kể lại chuyện ấy với ai. Không phải em sợ bị hồn ma giết hại, mà vì em thương đứa bé tội nghiệp này, nên em đã chấp nhận nuôi nó và coi như con mình. Vậy mà cách đây vài tuần,
bà ta lại không để cho em và con bé được yên, khi buộc em phải tìm cách gặp anh để trả thù giúp Ngọc Mai!
Văn giật mình:
- Vậy em không phải là.. hồn ma của Ngọc Mai sao?
Em là nạn nhân cũng như anh thôi! Việc anh không chọn khu nghỉ mát nào khác mà chọn Mũi Nai cũng là do xui khiến của hồn ma của bà Thảnh và Ngọc Mai. Họ xui anh tới đây để em ra tay.
Văn chặn lời:
- Nhưng tại sao Ngọc Mai không trực tiếp ra tay, cô ấy là một hồn ma mà?
Chỉ vào bé Ngà, Xuân Lan nói:
- Cũng bởi con bé này. Chẳng hiểu sao dẫu chưa một lần biết mặt anh, nhưng lúc nào nó cũng bênh vực, che chở cho anh. Chính nó là vật cản đã khiến cho dì Thảnh và Ngọc Mai không ra tay được. Họ lại càng hận anh lắm, anh biết không!
Văn thở dài:
- Tôi biết và nỗi ăn năn lâu nay đã gặm nhấm lòng tôi khôn nguôi. Tôi không ân hận gì nếu bị họ giết chết!
Xuân Lan nghiêm giọng:
- Không được, anh phải sống vì con anh chứ!
- Nhưng...
Văn muốn nói thật đứa bé không phải là dòng máu của mình, nhưng kịp nghĩ lại, anh lảng sang hướng khác:
- Tôi ngạc nhiên không hiểu sao hai mẹ con họ lại không chôn chung một nơi ở Ô Môn mà hai người hai nơi như thế này?
Lan thở dài:
- Cũng do ba em, Ông ấy và Ngọc Mai không thuận với nhau lúc còn sống, đến khi chết họ cũng thề không nằm gần nhau. Ba em có một lời nguyền khi nhắm mắt, không ngờ lời nguyền đó đã linh ứng sau này, và cũng bởi vì lời nguyền nên Ngọc Mai không thể tự tiện tới vùng đất này để ra tay hại anh. Đây nè, em cho anh coi lời nguyền...
Xuân Lan đi vào góc nhà tìm một lúc, rồi lo lắng nói:
- Em bỏ quên cái túi xách ở đâu mất rồi, trong túi có vật ấy...
Văn đưa chiếc túi vải đang cầm trên tay ra:
- Phải cái này không?
Xuân Lan mừng rỡ:
- Đúng rồi!
Cô cầm lấy tấm ảnh chụp chung ra, chỉ tay vào người đàn ông trong ảnh.
- Đây là ba em. Lúc tấm hình này chụp thì không có ông, bởi ông đã chết trước đó mấy năm rồi. Nhưng khi biết mẹ con bà Thảnh muốn dùng em để hại người, đó là hại anh, thì ông đã linh ứng, đưa hình ông ghép vào trong này, để ngăn chặn không cho họ làm hại em nếu sau này em bị họ ép đến đường cùng. Anh có thấy dòng chữ viết phía sau ảnh này không? Sinh Ô Môn, tử Giang Thành! Đó chính là lời nguyền của ba, ý ông muốn nói là bà Thảnh sinh ra ở Ô Môn, nhưng khi chết thì chôn ở Hà Tiên này. Mà có như vậy thì sinh mạng em sẽ không sao, bởi khi bà ấy nằm ở đây thì còn có ba em, sẽ không để làm hại em được! Chính vì vậy mà em mới giữ bé Ngà ở đây để nuôi, cho nó được yên ổn. Vậy mà chỉ vì muốn ngăn chặn không cho họ hại anh, để rồi con bé phải mạng vong như thế này, Tội cho nó...
Nghe kể chuyện, Văn sững sờ, anh gào lên:
- Có muốn giết thì cứ giết tôi, cớ sao lại hại con bé mới ngần này tuổi!
Văn ôm con bé và chạy thẳng ra chỗ hai ngôi mộ rồi bằng một động tác bất ngờ, anh lao đầu vào mộ bia của bà Thảnh. Sức lao khá mạnh, nếu trúng vào thì có thể vỡ đầu. Đó là một hành động tự sát mà chính Văn cũng chẳng hiểu tại sao mình làm vậy!
Xuân Lan chạy ra sau, cô vừa kịp nhìn thấy đã la lên:
- Đừng! Anh đừng...
Tuy nhiên, khi đầu của Văn va vào thành mộ bia thì như có một cái đệm êm ái đỡ lấy, khiến anh chỉ bị ngã mà không bị thương tích gì. Vừa khi ấy, Văn chợt nghe có tiếng thì thào:
- Con không sao, ba ơi!
Văn bật ngay dậy và mừng như bắt được vàng:
- Ngọc Ngà, con còn sống sao?
Con bé Ngà ôm chầm lấy Văn như nó vẫn thường làm, hơi ấm từ người nó làm cho Văn nhẹ hẳn đi, anh nói và khóc:
- Cử tưởng con bỏ ba rồi...
Xuân Lan chạy tới, cô mừng không kém:
- Mẹ cứ tưởng con không thương mẹ nữa chứ!
Không hẹn mà cả Văn và Xuân Lan đều ôm chầm lấy bé Ngà, chẳng khác gì cặp vợ chồng đang âu yếm đứa con cưng! Và họ giữ như vậy khá lâu...
Chẳng hiểu có sợi dây vô tình nào đó đã cột chặt họ lại với nhau, nên sau phút bất chợt đó, họ đã nhìn nhau với ánh mắt đầy cảm thông, trìu mến. Rồi Xuân Lan lên tiếng:
Vừa rồi vong hồn cửa ba đã đỡ cho anh không va đầu vào mộ bia đó! Ba không muốn anh chết, bởi trên đời này còn có đứa con gái bé bỏng của ba đang bơ vơ!
Văn bất chợt siết chặt tay nàng, nói khẽ vừa đủ cho nhau nghe:
- Em sẽ không bơ vơ nữa...
Con bé Ngà vội chen vào:
- Còn bỏ con cho ai?
Văn siết chặt nó vào lòng:
- Có ba, mẹ đây chi!
Họ tràn ngập trong niềm hạnh phúc tuy bất ngờ, nhưng đó là điều tất yếu...
° ° °
Văn cứ sợ bé Ngà không thể sống lâu, bởi người ta nói thường những đứa bé nửa âm nửa dương như Ngà thì chỉ thọ được cao lắm là tới mười tuổi. Vậy mà đã mười bốn năm trôi qua, bây giờ Ngọc Ngà đã đến tuổi mười bảy, mà chẳng có dấu hiệu gì cho thấy cô bé yểu mệnh Văn vừa mừng vừa lo, anh bàn với vợ:
Anh nghe người ta nói, nếu Ngà vừa qua tuổi mười bảy, bước sang tuổi mười tám mà vẫn chưa có gì xảy ra thì phải làm lễ cúng thật lớn để rửa vong cho nó! Vậy chúng ta nên chuẩn bị là vừa, bởi chỉ còn chưa đầy mười ngày nữa là Ngà qua tuổi mười tám!
Xuân Lan kề sát vào chồng, thì thầm:
- Em đã lo cả tồi, mà anh cũng yên tâm, mấy đêm liền ba đều hiện về báo cho em biết rằng cái vận yểu mệnh của dòng họ chị Ngọc Mai đã qua và bé Ngà cũng chính thức được tồn tại trên cõi trần này rồi.
Lúc ấy Ngọc Ngà vừa từ dưới bếp bước lên, thấy cha mẹ bàn bạc, cô nói:
- Bữa nay con đãi ba má món cá trê chiên chấm nước mắm gừng, món ruột của hai ông bà!
Văn nhẹ cười với con gái:
- Chỉ sợ quả bom nổ chậm này không còn bao lâu nữa để cho tôi với má nó hưởng cái thú ăn ngon này nữa đây! Con gái là con nhà người ta mà.
Ngọc Nga giãy nảy:
- Không, con không lấy chồng đâu, con ở mãi với ba má thôi.
Và cũng như hồi nhỏ, Ngà vẫn còn thói quen cứ sà vào lòng cha mà giữ chặt:
- Con không bao giờ rời xa ba má!
- Con khỉ, nói phải giữ lời đó nghen!
Không ai lột da mà sống mãi, nhưng có lẽ hạnh phúc mà họ đang được hưởng là bất tận...
(Tác giả Người Khăn Trắng, nguồn hotsun.hexat)